Giải pháp thúc đẩy việc thông quan nhập khẩu hàng hoá đối với Công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội

LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động ngoại thương là hoạt động gắn liền với sự tăng trưởng và phát triển của mỗi quốc gia. Gia nhập WTO là một bước ngoặt lớn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và có tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Đây là thời cơ lớn cho nước ta trong hoạt động ngoại thương, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển của hoạt động ngoại thương đã góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền ki

doc67 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp thúc đẩy việc thông quan nhập khẩu hàng hoá đối với Công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh tế thế giới. Hiện nay, trong hoạt động ngoại thương thì xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của hoạt động ngoại thương. Nhưng với một quốc gia đang phát triển, cơ sở hạ tầng và trình độ khoa học kỹ thuật còn lạc hậu so với nhiều quốc gia trên thế giới thì nhập khẩu ở Việt Nam đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thoả mãn nhu cầu của đời sống nhân dân. Nhập khẩu bổ sung kịp thời những mặt thiếu sót của thị trường trong nước. Như chúng ta đều biết, hầu hết các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho nhu cầu trong nước, Việt Nam chưa sản xuất được và phải nhập khẩu từ nước ngoài. Xét riêng đối với ngành Y tế thì sản xuất trang thiết bị y tế trong nước mới chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu về trang thiết bị y tế của ngành và 80% còn lại là nhập khẩu. Công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội (ARMEPHACO) là đơn vị Nhà nước tham gia hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế để đáp ứng nhu cầu về thiết bị y tế cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực y tế trong nước. Thấy được ý nghĩa của việc nhậpkhẩu trang thiết bị y tế và qua quá trình thực tập tại Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu của công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội, được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn: Thạc sỹ Nguyễn Quang Huy và các cán bộ ở đơn vị thực tập, tôi đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp thúc đẩy việc thông quan nhập khẩu hàng hoá đối với công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội”. Với kiến thức và sự hiểu biết còn hạn hẹp, tôi xin mạnh dạn đưa ra ý kiến đóng góp của mình trong hoạt động thông quan hàng hoá nhập khẩu của công ty với mong muốn hoàn thiện kiến thức của bản thân và mong muốn hoạt động nhập khẩu hàng hoá của công ty ngày càng hoàn thiện và có hiệu quả, đem lại kết quả hoạt động tốt nhất cho công ty. Đề tài kết cấu gồm ba chương: Chương I: Khái quát về hoạt động thông quan hàng hoá nhập khẩu của công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội. Chương II: Thực trạng về hoạt động thông quan nhập khẩu hàng hoá trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội. Chương III: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy hoạt động thông quan hàng hoá nhập khẩu của công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội. Với thời gian thực tập, nghiên cứu ngắn và trình độ có hạn, đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự giúp đỡ và bổ sung của các thầy cô giáo, các cán bộ nhân viên tại công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG THÔNG QUAN NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA CÔNG TY DƯỢC VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ QUÂN ĐỘI ARMEPHACO I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ARMEPHACO. 1. Thông tin chung về công ty. Công ty Dược và trang thiết bị y tế quân đội (ARMEPHACO) là đơn vị thuộc Tổng cục Hậu cần, được thành lập vào ngày 17 tháng 4 năm 1996 theo Quyết định số 470/QĐ-QP của Bộ Quốc phòng, là doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản tại ngân hàng, có con dấu riêng. Công ty gồm Xí nghiệp Dược phẩm 120, Xí nghiệp Thiết bị y tế 130 và Xí nghiệp Dược phẩm 150. Tên công ty: CÔNG TY DƯỢC VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ QUÂN ĐỘI Tên tiếng Anh: ARMY MEDICAL EQUIPMENT AND PHARMACEUTICAL COMPANY Tên giao dịch thương mại: ARMEPHACO Trụ sở chính: Số 118, phố Vũ Xuân Thiều, Phường Phúc Lợi, Quận Long Biên, Tp. Hà Nội. Điện thoại: 04 - 39.717436 / 9.9717439 / 8.210503 - 069.555358 Fax: 04 - 39.717436 / 88.759476 Website: Email: armephaco@armephaco.com.vn * armephaco1@gmail.com Đại diện theo pháp luật: Đại tá Nguyễn Văn Dũng Chức vụ: Giám đốc Số tài khoản: 15110000027726 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thành Đô Mã số thuế: 0100109191 Đại diện tại Hà Nội (Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu): Địa chỉ: Số 8 Tăng Bạt Hổ - Hai Bà Trưng - Hà Nội Điện thoại: 069.555509 - 04.39717439 Fax: 04.39717436 Các Phó giám đốc công ty: Phó giám đốc sản xuất kinh doanh Dược: Thiếu tá Nguyễn Thị Hương – kiêm giám đốc Xí nghiệp Dược phẩm 120 Phó giám đốc sản xuất kinh doanh Thiết bị y tế: Đại tá Bạch Đình Việt Phó giám đốc – Bí thư Đảng uỷ: Thượng tá Đỗ Chi Các đơn vị thành viên: Xí nghiệp Dược phẩm 120 (APHARMA) Giám đốc: Thiếu tá Nguyễn Thị Hương (Phó giám đốc công ty) Nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP - WTO với hai phân xưởng: phân xưởng sản xuất thuốc tiêm và phân xưởng sản xuất thuốc viên non-βlactam với các dây chuyền sản xuất viên nén, viên bao phim, viên bao đường, viên nang, thuốc bột... Địa chỉ: Số 118A, phố Vũ Xuân Thiều, Phường Phúc Lợi, Quận Long Biên, Tp. Hà Nội. Điện thoại: 069.575.225 - 04.36740054 Xí nghiệp Thiết bị y tế 130 (MEF – MEDICAL EQUIPMENT FACTORY) Giám đốc: Thượng tá Trần Phùng Kim Nhà máy đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001-2000 với các phân xưởng sản xuất thiết bị y tế cầm tay, cơ khí, điện tử, điện lạnh... Địa chỉ: Ngọc Hồi, Huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội Điện thoại: 069.584343 - 04.38614172 Email: mefarme@vnn.vn Xí nghiệp Dược phẩm 150 (COPHAVINA) Giám đốc: Thượng tá Đỗ Văn Bé Nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP-ASEAN năm 2005, đang nâng cấp đạt tiêu chuẩn WHO (tháng 12/2009) với hai phân xưởng: phân xưởng Cephalosporin và phân xưởng sản xuất thuốc viên Non-βlactam với nhiều dây chuyền sản xuất viên nén, viên bao phim, viên đường, viên nang, thuốc bột, thuốc có nguồn gốc dược liệu... Địa chỉ: Số 112 Trần Hưng Đạo - Quận I - Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại: 069.667183 - 08.38379137 Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh (ARMEPHACO BRANCH) Giám đốc: Thượng tá Trần Thị Minh Hiền - Thầy thuốc ưu tú Chức năng: + Kinh doanh dược phẩm và trang thiết bị y tế + Xuất nhập khẩu nguyên liệu, thành phẩm, phụ liệu, bao bì về dược và trang thiết bị y tế Địa chỉ: Số 112 Trần Hưng Đạo - Quận I - Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại: 069.667282 - 08.38379138 Cửa hàng: 134/1 Tô Hiến Thành - Quận 10 - Tp. Hồ Chí Minh Liên doanh liên kết Công ty đã đầu tư tài chính cùng với các đối tác Hàn Quốc thành lập Công ty liên doanh sản xuất bơm tiêm sử dụng một lần và dụng cụ y tế, nay là công ty liên doanh TNHH sản xuất bơm tiêm sử dụng một lần và dụng cụ y tế. Tên tiếng Anh: Vinahankook Medical Supplies co., Ltd Tên viết tắt: VIHANMEDICO Tổng giám đốc: Sang Woo Hyun - Quốc tịch Hàn Quốc Phó tổng giám đốc: Trung tá Đỗ Đức Thịnh - Quốc tịch Việt Nam Nhà máy đạt tiêu chuẩn ISO 9001-2000 chuyên sản xuất các loại bơm tiêm nhựa sử dụng một lần, kim tiêm đóng vỉ, kim bướm, dây chuyền dịch... Trụ sở: - Địa chỉ: Phòng 601 - Toà nhà Thăng Long 105 đường Láng Hạ - Đống Đa - Hà Nội - Điện thoại: 043.5622874/5 - 043.5622873 Nhà máy: - Địa chỉ: Ngọc Hồi, Huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội - Điện thoại: 043.8612961 2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của công ty. 2.1. Cơ cấu tổ chức. Tổ chức bộ máy hoạt động của công ty gọn nhẹ, khoa học, điều hành theo phương thức chỉ huy trực tuyến, khuyến khích khả năng làm việc độc lập và phát huy tối đa năng lực sáng tạo của mỗi cán bộ nhân viên. Sơ đồ tổ chức: Mô hình tổ chức công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC – BÍ THƯ ĐẢNG UỶ PHÓ GIÁM ĐỐC SXKD DƯỢC PHÒNG KINH DOANH - XNK PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG CHÍNH TRỊ XÍ NGHIỆP DƯỢC PHẨM 150 XÍ NGHIỆP THIẾT BỊ Y TẾ 130 CHI NHÁNH TẠI TP. HỒ CHÍ MINH XÍ NGHIỆPDƯỢC PHẨM 120 PHÓ GIÁM ĐỐC SXKD THIẾT BỊ Y TẾ VĂN PHÒNG PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP 2.2. Chức năng nhiệm vụ. Công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội (ARMEPHACO) là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng cục Hậu cần - Bộ Quốc phòng, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu dược, trang thiết bị y tế và dụng cụ y tế được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh số: 0106001022 ngày 01/09/2008 (số cũ 110974 ngày 21/08/1996) có ghi ngành nghề kinh doanh với 16 danh mục ngành nghề kinh doanh: Sản xuất kinh doanh thuốc chữa bệnh; Sản xuất sửa chữa, kinh doanh thiết bị dụng cụ y tế, thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, cơ khí; Xuất nhập khẩu nguyên liệu, thành phẩm phụ liệu bao bì về dược và trang thiết bị y tế; Kinh doanh hoá chất tẩy rửa tiệt trùng môi trường, diệt khuẩn trong y tế và gia dụng; Kinh doanh bao bì y tế dùng một lần; Kinh doanh các loại mỹ phẩm; Kinh doanh các loại nước giải khát có cồn và không có cồn; Kinh doanh thực phẩm chức năng; Trồng cây dược liệu; 10- Khai thác lâm sản trừ gỗ; 11- Đại lý mua bán xe chuyên dùng y tế và xe cứu thương; 12- Xử lý và tiêu huỷ rác thải y tế; 13- Vận tải hàng hoá bằng ô tô chuyên dụng; 14- Kinh doanh kho bãi và lưu giữ hàng hoá trong kho khác; 15- Dạy nghề y dược; 16- Hoạt động phòng khám đa khoa, bệnh viện. 3. Đặc điểm hoạt động của công ty. 3.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu. Sản xuất kinh doanh trang thiết bị dụng cụ y tế và vật tư tiêu hao: Xí nghiệp Thiết bị y tế 130, địa chỉ: xã Ngọc Hồi - huyện Thanh Trì - Hà Nội là xí nghiệp thành viên trực thuộc Công ty Dược và Trang thiết bị y tế quân đội đạt tiêu chuẩn ISO – 9001, với chức năng thiết kế, chế tạo, sản xuất, kinh doanh các mặt hàng trang thiết bị dụng cụ y tế, chủ yếu là đồ nội thất y tế và dụng cụ y tế làm bằng Inox như: giường, ghế, bàn, tủ, xe đẩy, cáng thương, cọc dịch truyền, máy điện châm, đèn cực tím, kéo cắt băng, kẹp cầm máu, khay Inox, hộp đựng dụng cụ, hộp hấp bông băng các loại... Công ty Liên doanh sản xuất bơm tiêm một lần và dụng cụ y tế với Hàn Quốc (VINAHANKOOK) được thành lập năm 1996, là một trong những Liên doanh thành công nhất tại Việt Nam – có sản phẩm bơm tiêm dùng một lần các loại chiếm 80% thị phần Việt Nam và hiện nay sản phẩm này đang được xuất khẩu sang nhiều nước trong khu vực. Sản xuất kinh doanh dược phẩm: Xí nghiệp Dược phẩm 120, địa chỉ: số 8 - Tăng Bạt Hổ - Hà Nội đạt tiêu chuẩn GMP - WHO, có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thuốc, bông băng vải gạc với 68 mặt hàng thuốc đã được đăng ký lưu hành toàn quốc do Bộ y tế cấp. Xí nghiệp Dược phẩm 150, địa chỉ: số 112 - Trần Hưng Đạo - Quận I - Tp. Hồ Chí Minh đang được Nhà nước đầu tư xây dựng nâng cấp đạt tiêu chuẩn GMP - WHO, có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thuốc, bông băng vải gạc với 70 mặt hàng thuốc đã được đăng ký lưu hành toàn quốc do Bộ y tế cấp. Một số sản phẩm thuốc, bông băng tiệt trùng và vật tư tiêu hao của công ty chiếm thị phần lớn tại thị trường Việt Nam như: bơm tiêm, dây chuyền dịch, chỉ phẫu thuật, thuốc an thần (viên số II, Rotundin...), thuốc kháng sinh, thuốc cảm cúm... Nhập khẩu, cung cấp, lắp đặt, sửa chữa và bảo hành máy móc thiết bị y tế: Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu và Chi nhánh Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ thực hiện nhập khẩu trực tiếp các loại máy móc trang thiết bị y tế chuyên ngành, chuyên khoa hiện đại, có xuất xứ từ những quốc gia có trình độ công nghệ cao đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh trong nước. Cung cấp các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng: lắp đặt, sửa chữa và bảo hành, bảo trì cho các cơ sở sử dụng với sự cộng tác của đội ngũ kỹ sư xí nghiệp thiết bị y tế 130 và kỹ thuật viên các hãng sản xuất, cung cấp nước ngoài tại Việt Nam. 3.2. Năng lực tài chính. - Tổng số vốn của công ty khi thành lập: 12.542.000.000 VNĐ - Trong đó: + Vốn lưu động: 2.571.000.000 VNĐ + Vốn cố định: 9.971.000.000 VNĐ - Từ năm 2005, công ty được tăng vốn lưu động là: 17.413.700.000 VNĐ, nâng tổng số vốn của công ty lên: 29.886.700.000 VNĐ (Hai mươi chín tỷ tám trăm tám mươi sáu triệu bảy trăm nghìn đồng). - Đến năm 2009, tổng số vốn của công ty là: 114.946.498.889 VNĐ (Một trăm mười bốn tỷ chín trăm bốn mươi sáu triệu bốn trăm chín mươi tám nghìn tám trăm tám mươi chín đồng). Bảng 1: Quyết toán tài chính qua các năm 2007, 2008, 2009 Đơn vị tính: VNĐ TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Tổng tài sản có 194.705.549.311 187.989.958.865 180.965.495.937 2 Tổng nợ phải trả 80.164.213.995 70.501.621.032 60.473.346.926 3 Tài sản ngắn hạn 102.094.004.365 93.321.565.622 76.809.930.387 4 Nợ ngắn hạn 80.068.141.011 69.084.802.927 58.236.065.581 5 Doanh thu 140.535.757.428 182.082.470.800 180.050.174.280 6 Lợi nhuận trước thuế 5.151.025.723 6.294.273.599 7.423.822.660 7 Lợi nhuận sau thuế 4.418.448.354 5.385.169.697 6.468.574.607 (Nguồn: Công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội) 3.3. Các đặc điểm khác. 3.3.1. Nhà xưởng, phòng kiểm nghiệm dược và phòng kiểm tra chất lượng. Hệ thống nhà xưởng luôn được nâng cấp đạt tiêu chuẩn GMP – Good Manufacturer Practice, ISO 9001-2000... Hệ thống, quy trình kiểm nghiệm và KCS đạt tiêu chuẩn GLP – Good Laboratory Practice, ISO 9001-2000 từ nguyên liệu đầu vào cho đến thành phẩm, đảm bảo hàng xuất xưởng đạt chất lượng và tiêu chuẩn quy định. 3.3.2. Hệ thống kho hàng. Hệ thống kho bãi của công ty được nâng cấp đạt tiêu chuẩn GSP – Good Storage Practice với nhiệm vụ dự trữ và bảo quản quân nhu, vật dụng thiết yếu cho bộ đội, là kho hàng dự trữ chiến lược đề phòng thiên tai địch hoạ cho toàn quân tại khu vực phía Bắc và là đầu mối trung chuyển của ngành Hậu cần Quân đội. Đảm bảo thông thoáng, có mặt bằng để xe chuyên dụng tập kết, dỡ hàng, bốc hàng, chứa nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Có hệ thống báo cháy, báo khói, đo độ ẩm, phòng lạnh đảm bảo bảo quản các thiết bị và nguyên liệu sản xuất trong thời gian dài. 3.3.3. Lực lượng lao động. Số lao động biên chế chính thức của công ty trên 500 cán bộ công nhân viên (chưa kể công ty Liên doanh sản xuất bơm tiêm với Hàn Quốc). Cán bộ công nhân viên đều qua đào tạo ở trình độ Đại học, sau Đại học, Cao đẳng thiết bị y tế và Trung cấp Y tế - Dược. Họ là những Kỹ thuật viên lành nghề được đào tạo chính quy, cán bộ Dược sỹ, công nhân sản xuất có tay nghề cao, cộng với hệ thống máy móc trang thiết bị sản xuất tiên tiến và quy trình kiểm nghiệm hiện đại. Bảng 2: Danh sách đội ngũ Kỹ sư chịu trách nhiệm lắp đặt bảo hành thiết bị y tế và Danh sách đội ngũ Dược sĩ Đại học DANH SÁCH ĐỘI NGŨ KỸ SƯ CHỊU TRÁCH NHIỆM LẮP ĐẶT BẢO HÀNH THIẾT BỊ Y TẾ TT HỌ VÀ TÊN NƠI ĐÀO TẠO NGÀNH ĐÀO TẠO SỐ NĂM KINH NGHIỆM 1 Nguyễn Thế Duy ĐH Bách Khoa - HN Kỹ thuật điện tử 23 năm 2 Nguyễn Đình Thắng ĐH Bách Khoa - HN Kỹ thuật điện tử 23 năm 3 Ngô Quốc Thắng ĐH Bách Khoa - HN Điện tử y tế 23 năm 4 Ninh Văn Lộc Hungari Kỹ thuật điện tử 20 năm 5 Trần Phùng Kim ĐH Bách Khoa - HN Chế tạo máy 20 năm 6 Nguyễn Anh Tuấn ĐH Bách Khoa - HN Thiết bị điện - điện tử 12 năm 7 Đặng Vũ Lâm ĐH Bách Khoa - HN Điện tử - Cơ khí 8 năm 8 Nguyễn Đình Hậu ĐH Bách Khoa - HN Cơ khí 4 năm 9 Nguyễn Văn Luận ĐH Bách Khoa - HN Kỹ thuật điện tử - Tin học 4 năm 10 Đỗ Quang Huy Học viện KTQS Điện, điện tử 4 năm 11 Nguyễn Văn Khoa Học viện KTQS Điện, điện tử 4 năm (Nguồn: Công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội) DANH SÁCH ĐỘI NGŨ DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TT HỌ VÀ TÊN NƠI ĐÀO TẠO SỐ NĂM KINH NGHIỆM 1 Đoàn Văn Thuỳ Đại Học Dược – Hà Nội 25 năm 2 Th.S. Đàm Quang Minh Học viện Quân Y 08 năm 3 Nguyễn Văn Tâm Đại Học Dược – Hà Nội 07 năm 4 Phạm Ngọc Thuân Đại Học Dược – Hà Nội 03 năm 5 Lê Minh Trưởng Đại Học Dược – Hà Nội 10 năm 6 Dương Khắc Hiếu Đại Học Dược – Hà Nội 07 năm 7 Nguyễn Văn An Đại Học Dược – Hà Nội 15 năm 8 Nguyễn Văn Phong Đại Học Dược – Hà Nội 15 năm 9 Nguyễn Đức Hạnh Đại Học Dược – Hà Nội 03 năm 10 Nguyễn Thị Thu Liên Đại Học Dược – Hà Nội 11 năm 11 Nguyễn Chiến Thắng Đại Học Dược – Hà Nội 04 năm 12 Phạm Thị Hiên Đại Học Dược – Hà Nội 01 năm (Nguồn: Công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội) II. VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG THÔNG QUAN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY ARMEPHACO. 1. Vai trò của hoạt động thông quan nhập khẩu trong hoạt động nhập khẩu hàng hoá của công ty. Xét trên góc độ vĩ mô, nhập khẩu là một trong hai hoạt động cấu thành nên hoạt động ngoại thương (xuất khẩu và nhập khẩu). Nhập khẩu tác động trực tiếp đến sản xuất và đời sống trong nước. Nhập khẩu có vai trò bổ sung các hàng hoá mà trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng được nhu cầu. Nhập khẩu còn để thay thế, nghĩa là để nhập về loại hàng hoá mà nếu sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng nhập khẩu. Từ trước thời điểm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nghị quyết Hội nghị lần thứ IX của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã xác định: “Tiếp tục chủ động hội nhập, thực hiện có hiệu quả các cam kết và lộ trình hội nhập kinh tế, chuẩn bị tốt các điều kiện trong nước để sớm gia nhập WTO. Để thực hiện tốt chủ trương này, một mặt phải biết phát huy cao độ tiềm năng và lợi thế trong nước, tranh thủ mọi nguồn ngoại lực để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế doanh nghiệp và hàng hoá Việt Nam, mặt khác cũng hết sức quan trọng đó là hoàn thiện các biện pháp quản lý nhập khẩu hàng hoá nhằm đáp ứng yêu cầu sớm gia nhập WTO”. Điều này cho thấy vai trò của nhập khẩu hàng hoá rất quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia. Nhìn chung, vai trò của nhập khẩu hàng hoá thể hiện qua một số điểm cơ bản sau: Nhập khẩu mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, cho phép tiêu dùng một lượng hàng hoá lớn hơn khả năng sản xuất trong nước và làm tăng mức sống của người dân. Nhập khẩu làm đa dạng hoá các mặt hàng về chủng loại, quy cách, mẫu mã, chất lượng cho phép thoả mãn nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trong nước. Nhập khẩu tạo ra sự chuyển giao công nghệ, tiết kiệm chi phí và thời gian do đó tạo ra sự phát triển vượt bậc và đồng đều của sản xuất xã hội. Nhập khẩu tạo ra sự cạnh tranh giữa sản xuất trong và ngoài nước, giữa hàng nội và hàng ngoại, tạo ra động lực cho các nhà sản xuất trong nước không ngừng vươn lên, tạo ra sự phát triển xã hội, sự thanh lọc, đào thải một số đơn vị sản xuất. Nhập khẩu xoá bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ triệt để nền kinh tế đóng và chế độ tự cấp, tự túc. Nhập khẩu giải quyết được những nhu cầu hàng hoá đặc biệt như các loại hàng hoá hiếm hoặc hàng hoá trong nước chưa sản xuất được. Nhập khẩu góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Thông qua hoạt động nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị hiện đại được nhập về, các loại nguyên liệu có chi phí thấp..., các yếu tố này góp phần nâng cao khả năng sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, qua đó không những tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa mà còn ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu. Nhập khẩu là cầu nối thông suốt nền kinh tế, thị trường trong và ngoài nước với nhau, tạo điều kiện cho phân công lao động và hợp tác quốc tế, phát huy được lợi thế so sánh của đất nước trên cơ sở chuyên môn hoá. Dưới góc độ vi mô, đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thì hoạt động nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhập khẩu các loại máy móc thiết bị, nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm... để phục vụ cho việc sản xuất hoặc kinh doanh của mình tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tức là hoạt động nhập khẩu có tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tóm lại, hoạt động nhập khẩu là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế quốc dân. Thông quan là một khâu quan trọng trong hoạt động nhập khẩu. Để hoạt động nhập khẩu được thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả thì hoạt động thông quan phải được chú trọng. Công ty Dược và Trang thiết bị y tế quân đội cũng là một doanh nghiệp kinh doanh sản xuất và xuất nhập khẩu các mặt hàng về trang thiết bị y tế. Đối tượng nhập khẩu thường xuyên của công ty là các loại trang thiết bị y tế trong nước chưa sản xuất được để cung cấp cho thị trường vật tư kỹ thuật y tế trong nước. Công ty ARMEPHACO thường nhập những lô hàng trang thiết bị y tế về để thực hiện những hợp đồng mua bán với các bệnh việc, các cơ quan y tế trong nước. Do đó, hoạt động thông quan hàng hoá có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Nếu như trong khâu thông quan gặp những vấn đề vướng mắc ví dụ như: thiếu hoá đơn chứng từ, hàng hoá khai báo không đúng với thực tế, chưa nộp đủ các khoản thuế và lệ phí.v.v... thì sẽ không được cơ quan Hải quan thông quan, hàng hoá không được giải phóng sẽ gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty. Nếu hàng hoá không được thông quan theo đúng thời hạn quy định trong hợp đồng, thì công ty sẽ phải bồi thường do thực hiện không đúng hợp đồng, gây thiệt hại lớn cho công ty. Hoặc trong trường hợp hàng hoá bị cơ quan Hải quan giữ lại để kiểm tra, xác minh nguồn gốc, xuất xứ, mã số HS... trong một thời gian dài thì có thể ảnh hưởng tới chất lượng hàng hoá, làm cho chất lượng hàng hoá bị giảm sút, công ty không thực hiện đúng hợp đồng, đối tác sẽ không tiếp tục hợp đồng nữa, điều này cũng sẽ gây tổn thất rất lớn cho công ty cả về mặt tài chính và uy tín... Có thể kể đến nhiều trường hợp khác, do vướng mắc trong hoạt động thông quan làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và uy tín của công ty. Ngược lại, nếu như công tác thông quan được thực hiện nhanh chóng hoặc đúng thời hạn thì công ty sẽ thực hiện thành công các hợp đồng, công ty hoạt động có hiệu quả sẽ mang lại uy tín và lợi nhuận cho công ty, tránh được những tổn thất nghiêm trọng cho công ty. Do đó vị trí của hoạt động thông quan nhập khẩu đối với hoạt động nhập khẩu hàng hoá của công ty cần được chú trọng. 2. Quy trình thông quan hàng hoá nhập khẩu trong kinh doanh nhập khẩu của công ty. Tất cả các loại hàng hoá khi được vận chuyển qua biên giới quốc gia để nhập khẩu hay xuất khẩu đều phải làm thủ tục Hải quan. Thủ tục Hải quan là một công cụ quản lý hành vi mua - bán theo pháp luật của Nhà nước để ngăn chặn hành vi buôn lậu, những sai phạm thương mại đối với các cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động ngoại thương. Việc làm thủ tục Hải quan bao gồm các bước chủ yếu sau: 2.1. Khai báo và nộp hồ sơ Hải quan. Người làm nhiệm vụ khai Hải quan có nhiệm vụ: - Khai báo và nộp tờ khai Hải quan, nộp và xuất trình chứng từ thuộc Hồ sơ Hải quan. Trong trường hợp thực hiện thủ tục Hải Quan điện tử, nguời khai Hải quan đuợc khai và gửi Hồ sơ Hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của Chi cục Hải quan. - Việc khai Hải quan được thực hiện trên mẫu tờ khai Hải quan do Bộ Tài chính quy định. - Người khai Hải quan có nghĩa vụ khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng về tên và mã số hàng hoá, đơn vị tính, số lượng, chất lượng, xuất xứ, đơn giá, trị giá Hải quan, các loại thuế suất và các tiêu chí khác quy định tại tờ khai Hải quan; tự tính để xác định số thuế, các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai. - Thời hạn đăng ký tờ khai Hải quan được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan. Đối với hàng hoá nhập khẩu, việc khai Hải quan được thực hiện trước hoặc trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hàng hoá đến cửa khẩu. Ngày hàng hoá đến cửa khẩu là ngày ghi trên dấu của cơ quan Hải quan đóng lên bản khai hàng hoá (bản lược khai hàng hoá) trong hồ sơ phương tiện vận tải nhập cảnh hoặc ngày ghi trên tờ khai phương tiện vận tải qua cửa khẩu hoặc sổ theo dõi phương tiện vận tải. Hồ sơ Hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại cơ bản bao gồm: Phiếu tiếp nhận tờ khai Hải quan hoặc phiếu khai báo Hải quan từ xa. Tờ khai Hải quan hàng hoá nhập khẩu: 02 bản chính. Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu (tuỳ theo từng trường hợp). Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương với hợp đồng hoặc hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (trong trường hợp nhập khẩu uỷ thác): 01 bản sao. Hoá đơn thương mại: 01 bản chính. Vận tải đơn: 01 bản sao chụp từ bản gốc hoặc sao chụp từ bản chính có ghi chữ copy, chữ surrendered. Bản kê chi tiết hàng hoá đối với lô hàng bao gồm nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: 01 bản chính hoặc bản có giá trị tương đương như: điện báo, bản fax, telex, thông điệp dữ liệu... Giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hoá phải có giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật: 01 bản chính và những chứng từ khác theo quy định của pháp luật đối với từng mặt hàng cụ thể. Đối với công ty ARMEPHACO: trang thiết bị y tế là mặt hàng công ty nhập khẩu thì phải xuất trình giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế do Bộ Y tế cấp. Giấy đăng ký kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp đối với đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng: 01 bản chính. Các giấy tờ bản sao do người đứng đầu công ty hoặc người được người đứng đầu uỷ quyền xác nhận, ký tên, đóng dấu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của các giấy tờ này. 2.2. Xuất trình hàng hoá. Trong trường hợp hàng hoá bị kiểm tra thực tế, người khai Hải quan có nhiệm vụ đưa hàng hoá, phương tiện vận tải đến địa điểm quy định. Hàng hoá phải được sắp xếp trật tự, thuận tiện cho việc kiểm tra thực tế của cơ quan Hải quan. Sau khi đưa hàng hoá đến địa điểm quy định, người làm thủ tục thông quan có trách nhiệm liên hệ với nhân viên Hải quan ở khâu kiểm hoá để tiến hành kiểm tra thực tế hàng hoá. Sau khi tiến hành kiểm tra hàng hoá xong, nhân viên kiểm hoá sẽ tiến hành chuyển tờ khai sang cho nhân viên Hải quan phụ trách khâu tính giá thuế. Sau khâu tính giá thuế, cán bộ Hải quan sẽ trả tờ khai cho doanh nghiệp ở bộ phận trả tờ khai Hải quan để tiến hành thông quan hàng hoá. Trong trường hợp hàng hoá không bị kiểm tra thực tế thì người khai Hải quan có thể tiến hành rút tờ khai Hải quan để thông quan hàng hoá. 2.3. Nộp thuế và lệ phí Hải quan. Công ty có nghĩa vụ nộp thuế và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Sau khi hoàn thành xong mọi thủ tục hành chính và nghĩa vụ tài chính, công ty được thông quan hàng hoá. Ngoài ra, doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ các nội dung và yêu cầu để phục vụ cho việc kiểm tra sau thông quan của cơ quan Hải quan. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thông quan hàng hoá nhập khẩu của công ty. Hoạt động thương mại nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng đều chịu ảnh hưởng từ nhiều nhân tố như: kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hoá, xã hội, vốn của doanh nghiệp, nguồn nhân lực... Nhìn chung, có thể xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thông quan hàng hoá nhập khẩu dưới hai góc độ: nhân tố chủ quan (những nhân tố thuộc về phía doanh nghiệp) và nhân tố khách quan (những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp). 3.1. Những nhân tố thuộc về công ty ARMEPHACO (nhân tố chủ quan). Những nhân tố thuộc về doanh nghiệp là những nhân tố chủ quan mà tự bản thân doanh nghiệp có thể điều chỉnh khắc phục được. Những nhân tố này có tác động tích cực hay tiêu cực đến hoạt động kinh doanh, hoạt động nhập khẩu, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vốn của doanh nghiệp, nguồn nhân lực, chính sách phát triển thị trường, kết cấu hạ tầng thương mại, hình thành kênh phân phối lưu thông, hoạt động sản xuất kinh doanh, khâu tổ chức của doanh nghiệp... Doanh nghiệp cần phải tự đánh giá đúng khả năng của mình để đề ra những mục tiêu phù hợp cần đạt tới và cách thức để đạt được mục tiêu đó. Doanh nghiệp cần thiết lập ra kế hoạch chiến lược cho toàn bộ các hoạt động nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng. Công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội hoạt động trong cả lĩnh vực sản xuất và nhập khẩu hàng hoá để kinh doanh. Trong hoạt động nhập khẩu, quy trình thông quan hàng hoá có vai trò quan trọng, nó ảnh hưởng tới thời gian quy định trong hợp đồng, uy tín và năng lực hoạt động của công ty. Do đó cần phải chú trọng tới công tác thông quan hàng hoá, xem xét những nhân tố thuộc về bản thân công ty ảnh hưởng tới quá trình thông quan nhập khẩu. Có thể xét đến những nhân tố sau: 3.1.1. Đặc điểm hàng hoá. Nhóm mặt hàng công ty nhập khẩu về chủ yếu là trang thiết bị y tế. Trang thiết bị y tế bao gồm các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ con người. Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay thì nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khoẻ của con người đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Trang thiết bị y tế là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất lượng của công tác y tế, hỗ trợ tích cực trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh. Do đó, chính sách quốc gia về trang thiết bị y tế đã đặt ra yêu cầu đối với lĩnh vực này cần được tăng cường đầu tư cả về mặt số lượng và chất lượng, đảm bảo tính khoa học và hiệu quả. Tuy nhiên, trang thiết bị y tế ở nước ta hiện nay nhìn chung còn thiếu, chưa đồng bộ và lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hầu hết các loại trang thiết bị y tế đang sử dụng tại các cơ sở y tế chưa được định kỳ kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa, không đủ nguồn vốn để đầu tư và đổi mới. Các xí nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế còn ít, chủng loại nghèo nàn, chất lượng sản phẩm chưa cao. Sản xuất trang thiết bị y tế trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu và còn lại 80% là phải nhập khẩu từ nước ngoài. Do đó trang thiết bị y tế là nhóm hàng phải nhập khẩu thường xuyên để đáp ứng nhu cầu về y tế. Những hợp đồng về trang thiết bị y tế mà công ty Dược và Trang thiết bị y tế quân đội thực hiện là những hợp đồng có trị giá lớn. Sau đây là ví dụ về một số hợp đồng công ty đã cung cấp cho các dự án và các chủ đầu tư: Bảng 3: Một số hợp đồng kinh tế lớn trong những năm gần đây TT Tên hợp đồng Dự án Chủ đầu tư Giá hợp đồng Ngày hợp đồng có hiệu lực Ngày kết thúc hợp đồng 1 Hợp đồng số 02/SYT/Đắk Lắk Trang thiết bị y tế cho các bệnh viện huyện và bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh Đắk Lắk Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk 3.069.000.000 VNĐ 13/12/07 13/3/08 2 Hợp đồng kinh tế số: 62/07/HĐKT Trang thiết bị y tế cho các huyện CưJut, KrôngNô, ĐắkGlong - tỉnh Đắk Nông Sở Y tế tỉnh Đắk Nông 7.789.900.000 VNĐ 28/12/07 28/5/08 3 Cung cấp thiết bị y tế Mua sắm trang thiết bị phục vụ chẩn đoán và điều trị cho bệnh viện Ung bướu – Tp. Hồ Chí Minh Bệnh viện Ung bướu Tp. Hồ Chí Minh 19.600.000.000 VNĐ 14/11/08 14/2/09 4 Mua sắm và lắp đặt 01 hệ thống máy PET/CT và 01 hệ thống máy Gamma Camera Spe._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31586.doc
Tài liệu liên quan