Giải pháp thực hành tiết kiệm chống lãng phí

C Lời mở đầu ùng với toàn thế giới đất nước ta bước vào thế kỷ 21 với một quyết tâm mới, một niềm tin chiến thắng và với một sức sống mới. Trong những năm đầu tiên của thế kỷ mới chúng ta đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao trên thế giới (7%) nhưng với tốc độ tăng trưởng đó chúng ta vẫn bị tụt hậu so với các nước phát triển trên thế giới, một câu hỏi đặt ra là chúng ta có thể đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn không? Chúng ta đã khai thác hết tiềm năng để phát triển chưa? có thể

doc38 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp thực hành tiết kiệm chống lãng phí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khẳng định là đất nước ta vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển và nếu khai thác hết chúng ta có thể đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn. Các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan cách đây không lâu, họ cũng là những nước có xuất phát điểm như Việt Nam và giờ đây đã có thể sánh vai cùng với các nước phát triển trên thế giới, tại sao vậy? Một trong những lý do là ý thức tiết kiệm: tiết kiệm trong mọi lĩnh vực, tiết kiệm từ chính phủ, trong các doanh nghiệp và từng người dân. ở Việt Nam vấn đề tiết kiệm cũng đã được đặt ra từ lâu và rõ nét nhất là trong tác phẩm “ Thực hành tiết kiệm , chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu” của chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó Bác đã nêu rõ: “ Chúng ta chỉ có cách là một mặt tăng gia sản xuất, một mặt tiết kiệm để tích trữ thêm vốn cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của ta”. Như vậy, tiết kiệm và việc thực hành tiết kiệm có một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia đặc biệt với những nước như Việt Nam. Trong bài này xin được phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của câu nói: “ Tiết kiệm là quốc sách”. Phần I Lý luận chung về tiết kiệm I.Khái niệm và sự cần thiết tiết kiệm 1. Khái niệm tiết kiệm thuật ngữ tiết kiệm không biết ra đời từ khi nào nhưng nó được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và cũng có nhiều cách phát biểu khác nhau về tiết kiệm nhưng một cách khái quát nhất có thể hiểu là: Tiết kiệm là với chi phí hoặc hao phí (tiền của và thời gian) ít hơn hoặc như cũ, nhưng làm được nhiều việc hơn, kết quả và hiệu quả lớn hơn hoặc tiết kiệm là việc sử dụng các nguồn nhân lực, tài lực và các nguồn lực khác ở mức thấp nhất nhưng vẫn đạt được các mục tiêu đề ra trong các hoạt động kinh tế - xã hội. Theo cách nói của Bác Hồ: "Tiết kiệm là làm giảm bớt hao phí sức lực, của cải, thời gian, tiền bạc…" Trong mọi hoạt động kinh tế và phi kinh tế, không chi tiêu tốn kém, không tiêu xài hoang phí, làm hao tổn một cách vô ích sức người, sức của. Trong nghiên cứu lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn cần phải hiểu một cách đúng đắn về tiết kiệm. Những gì cần và có thể tiết kiệm đó là, sức lao động, thời gian, tiền của và tất cả mọi thứ trong mọi hoạt động hàng ngày, nói như vậy không có nghĩa tiết kiệm là bủn xỉn mà là phải có sự cân nhắc, tính toán trong mọi hoạt động để thu được hiệu quả cao nhất.Cũng trong tác phẩm đó Bác chỉ ra: “ Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không phải là xem đồng tiền to bằng cái nống, gặp việc đáng làm cũng không làm, đáng tiêu cũng không tiêu” và tiết kiệm không phải chỉ là tiết kiệm cho riêng mình còn của chung thì hoang phí mà phải tiết kiệm cả của tư của công một điều quan trọng nữa đó là, tiết kiệm không phải là nghĩa vụ của riêng ai mà ai ai cũng cần tiết kiệm nên tiết kiệm làm sao để tiết kiệm trở thành nét văn hoá tốt đẹp trong đời sống xã hội. 2.Vai trò và sự cần thiết việc thực hành tiết kiệm Tiết kiệm là yêu cầu bắt buộc của mọi nền kinh tế, một nền kinh tế muốn phát triển thì phải thực hành tiết kiệm, tiết kiệm cả trong sản xuất và trong tiêu dùng cả trong chi tiêu công quỹ, tài sản nhà nước, trong sử dụng thời gian, trong tiêu dùng cá nhân. Trên thực tế, chúng ta đều biết rằng trên thế giới đã có những quốc gia rất phát triển kể cả những nước không có sự dồi dào về tài nguyên thiên nhiên và một lý do quan trọng dẫn đến thành công đó là ý thức tiết kiệm, tiết kiệm trong sản xuất và tiết kiệm trong tiêu dùng, tiết kiệm nhằm phát triển sản xuất và sản xuất phải hiệu quả, tiết kịêm các nguồn lực để có thể tích luỹ nhiều hơn để đầu tư trở lại cho sản xuất phát triển. ở Việt Nam vai trò của việc thực hành tiết kiệm đã được thể hiện rõ nét trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược, trong bối cảnh thù trong giặc ngoài cấu kết phá hoại cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào tẩy trừ quan liêu, tham ô, lãng phí và đã nêu rõ: “ Tiết kiệm cốt để giúp vào tăng gia sản xuất, mà tăng gia sản xuất là để nâng cao dần dần đời sống bộ đội và nhân dân”. Muốn xây dựng kinh tế thì phải có tiền của để làm vốn. Trong khi đó chúng ta không thể vay mượn nước ngoài, bóc lột công nhân, nông dân như các nước tư bản. Bởi vậy theo Bác trong bối cảnh lúc bấy giờ: “ Chúng ta chỉ có cách là một mặt tăng cường sản xuất, một mặt tiết kiệm để tích trữ thêm vốn cho công cuộc xât dựng và phát triển kinh tế của ta” chính tinh thần tiết kiệm đó của nhân dân ta trong thời kỳ này đã đóng góp một phần to lớn cho chiến thắng chung của cuộc kháng chiến. Trong công cuộc xây dựng đất nước ta hiện nay, hơn bao giờ hết toàn Đảng toàn dân phải triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm tập trung và huy động các nguồn lực cho phát triển. Bên cạnh đó tệ nạn tham nhũng, tình trạng lãng phí đang là nỗi nhức nhối của toàn xã hội. Xuất phát từ thực tế đó không còn cách nào khác để phát triển đất nước nhằm đưa nước ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu là thực hành tiết kiệm và tiết kiệm là quốc sách. II. Mối quan hệ giữa Tiết kiệm – Tích luỹ - Đầu tư 1. Mối quan hệ Tiết kiệm - Đầu tư Khái quát chung về mối quan hệ tiết kiệm - đầu tư. Như ta đã biết, đầu tư là sự bỏ ra, sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm đạt được các kết quả thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. Nếu xem xét trong phạm vi một quốc gia, đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế - xã hội, tạo việc làm và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội. Đó chính là hoạt động đầu tư phát triển. Hoạt động dầu tư phát triển có đặc điểm là đòi hỏi một khối lượng vốn lớn. Xét về bản chất nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phải tiết kiệm hay tích luỹ mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội. điều này được cả kinh tế học cổ điển, kinh tế chính trị học K.Mác – Lênin và kinh tế học hiện đại chứng minh. Trong tác phẩm “ Của cải của các dân tộc” (1776), Adam Smith, một đại diện điển hình của trường phái kinh tế học cổ điển đã cho rằng: “ Tiết kiệm là nguyên nhân trực tiếp gia tăng vốn. Lao động tạo ra sản phẩm để tích luỹ cho quá trình tiết kiệm. Nhưng dù có tạo ra bao nhiêu chăng nữa, nhưng không có tiết kiệm thì vốn không bao giờ tăng lên”. Sang thế kỷ XIX, khi ngiên cứu về các vấn đề trực tiếp liên quan đến tích luỹ, K.Mác đã chứng minh rằng: trong một nền kinh tế với hai khu vực, khi vực I sản xuất tư liệu sản xuất và khu vực II sản xuất tư liệu tiêu dùng. Để đảm bảo gia tăng nguồn lực cho sản xuất, gia tăng quy mô đầu tư, một mặt phải tăng cường sản xuất tư liệu sản xuất ở khu vực I, đồng thời phải sử dụng tiết kiệm tư liệu sản xuất ở cả hai khu vực. Mặt khác, phải tăng cường sản xuất tư liệu tiêu dùng ở khu vực II, thực hành tiết kiệm tiêu dùng trong sinh hoạt ở cả hai khu vực. Với phân tích như trên, chúng ta thấy rằng theo quan điiểm của K.Mác, con đường cơ bản và quan trọng về lâu dài để tái sản xuất mở rộng là phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm ở cả trong sản xuất và tiêu dùng. Nói cách khác, nguồn lực cho đầu tư tái sản xuất mở rộng chỉ có thể được đáp ứng do sự gia tăng sản xuất và tích luỹ của nền kinh tế. Quan điểm về bản chất của nguồn vồn đầu tư lại tiếp tục được các nhà kinh tế học hiện đại chứng minh. Trong tác phẩm nổi tiếng “ Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” của mình, John Maynard Keynes đã chứng minh được rằng: "đầu tư chính bằng phần thu nhập mà không chuyển vào tiêu dùng". Đồng thời, ông cũng chỉ ra rằng, tiết kiệm chính là phần dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng: Tức là: Thu nhập = Tiêu dùng + Đầu tư Tiết kiệm = Thu nhập – Tiêu dùng Như vậy : Đầu tư = Tiết kiệm Theo Keynes, sự cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư xuất phát từ tính chất song phương của các giao dịch giữa một bên là nhà sản xuất và bên kia là người tiêu dùng. Xét về tổng thể, phần dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng mà người ta gọi là tiết kiệm không thể khác với phần gia tăng năng lực sản xuất mà người ta gọi là đầu tư. Tuy nhiên, điều kiện cân bằng trên chỉ đạt được trong nền kinh tế đóng. Trong đó, phần tiết kiệm của nền kinh tế bao gồm tiết kiệm của khu vực tư nhân và tiết kiệm của Chính phủ. Trong nền kinh tế mở, đẳng thức Đầu tư = Tiết kiệm của nền kinh tế không phải bao giờ cũng được thiết lập. Phần tích luỹ của nền kinh tế có thể lớn hơn nhu cầu đầu tư tại nước sở tại, khi đó vốn có thể được chuyển sang nước khác để thực hiện đầu tư. Ngược lại, vồn tích luỹ của nền kinh tế có thể ít hơn nhu cầu đầu tư, khi đó nền kinh tế phải huy động tiết kiệm từ nước ngoài. Như vậy, từ những lý luận trên ta có thể thấy rằng đầu tư và tiết kiệm có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. ở nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới đều coi tiết kiệm là quốc sách. Tiết kiệm là biện pháp hữu hiệu, cần thiết để mở rộng sản xuất nhằm nâng cao đời sống của người dân. Tiết kiệm quyết định lượng tư bản mà nền kinh tế có để phục vụ cho sản xuất tương lai. Hơn nữa, tiết kiệm còn là con đường để chúng ta đi tới xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, xây dựng hạnh phúc cho nhân dân. Trong mối quan hệ giữa đầu tư và tiết kiệm ta sẽ đi vào xem xét các nhân tố được thực hiện bởi các hộ, hãng trong toàn bộ nền kinh tế, vai trò của chính phủ trong nền kinh tế. 1.1. Quyết định về tiết kiệm trong các hộ gia đình. Nguồn tiền gửi tiết kiệm dân cư là một nguồn vốn vô cùng dồi dào, là nguồn tiền có tính vững chắc ngày càng tăng tiến. Nguồn này có lúc, có nơi, có thời gian chiếm 30- 40% nguồn vốn cho vay của ngân hàng, còn bình quân nó chiếm khoảng từ 20-25% nguòn vốn hoạt động của các tổ chức tín dụng trong cả nước. Khi kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập của mọi tầng lớp dân cư ngày càng tăng thì nguồn tiền tích luỹ của mối gia đình tăng lên, nguồn tiền gửi tiết kiệm sẽ tăng lên. Đó là lợi thế cho ngân hàng, cho Nhà nước trong việc huy động nguồn vốn phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tiết kiệm trong hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi 4 nhân tố: Tiết kiệm dự phòng, tiết kiệm cho đời sau, lãi suất thực tính và đánh giá vòng đời. - Tiết kiệm dự phòng: Các hộ gia đình có nhu cầu tiết kiệm cho những việc khẩn cấp: ốm đau bất ngờ, rủi ro tai nạn, thất nghiệp… Vì không ai biết chắc tai nạn sẽ đến khi nào? Nên đây là một động cơ tiết kiệm quan trọng - Tiết kiệm cho đời sau: là một bộ phận quan trong tổng tiết kiệm cá nhân. Không phải tất cả cá nhân tiết kiệm chỉ để phụ thêm chi tiêu của họ trong tương lai, rất nhiều người tiết kiệm nhằm để dành tiền cho con cái họ và những người thân trong gia đình. Khi lãi suất thực tăng lên có hai khả năng có thể xảy ra: Thứ nhất: Lãi suất cao hơn có nghĩa là sẽ thu được nhiều hơn từ khoản tiết kiệm, do đó tiêu dùng tương lai sẽ dễ dàng hơn (tương quan với tiêu dùng hiện tại). Điều đó khuyến khích tiết kiệm nhiều hơn trong dân cư. Thứ hai: Lãi suất thực cao hơn sẽ làm mọi người muốn tiết kiệm ít hơn. Lý do là nếu bạn muốn có một khoản tiền trong tương lai thì lãi suất thực tăng lên bạn sẽ tiết kiệm ít hơn mà vẫn đạt được mục tiêu. Nhưng qua nghiên cứu cho thấy mọi người sẽ tăng tiết kiệm nhiều hơn (phương án 1) vì nó phù hợp với thực tế ở nước ta do tình hình tài chính của mọi người chưa thật sự dồi dào nên họ sẽ không chi tiêu quá mức cần thiết mà sẽ dành cho tiết kiệm thu lợi nhuận trong tương lai. ở mỗi giai đoạn của cuộc đời, các cá nhân có sự tiết kiệm khác nhau. Lượng tiết kiệm lớn nhất đạt được khi họ ở độ tuổi 40-50 lúc này thu nhập thường đạt ở mức cao nhất do sự ổn định trong công việc. Thu nhập điển hình phát triển theo thời gian, thâm niên làm việc, đạt cực đại trước khi nghỉ hưu. Tiết kiệm là phần chênh lệch giữa thu nhập và tiêu dùng nên tiết kiệm thường là âm trong những năm đầu gia nhập lực lượng lao động (khi tiêu dùng vượt quá thu nhập), dương trong những năm người lao động ở đối tượng trung niên, lại âm trong thời gian cuối đời khi người ta đã thôi không lao động và tiền đã chi hết cho tiêu dùng. 1.2. Tiết kiệm và đầu tư của các đơn vị kinh doanh Thông thường các doanh nghiệp dùng phần lợi nhuận để lại hàng năm từ việc kinh doanh của mình để đầu tư mở rộng sản xuất của doanh nghiệp nhưng nếu trong thời gian trước đó các doanh nghiệp kinh doanh không có lãi thì họ sẽ nghĩ đến việc vay từ các hộ gia đình thông qua hệ thống tài chính, ngân hàng. Đó sẽ là một khoản vay ngắn hạn khi họ không đủ vốn để thanh toán các khoản chi phí phát sinh trong sản xuất hàng hoá - dịch vụ hay nhiều khoản mang tính chất ngắn hạn hoặc doanh nghiệp tìm kiếm các khoản vay dài hạn khi họ muốn đầu tư vào nhà máy và thiết bị mới với mức nhanh hơn mức mà lợi nhuận để lại có thể tạo ra. Trong nền kinh tế đang tăng trưởng, các doanh sẽ thực hiện đầu tư mới và khu vực doanh nghiệp sẽ là người vay vốn thuần tuý. Trong nền kinh tế đang suy thoái, có ít cơ hội tăng trưởng, đầu tư sẽ thấp và khu vực doanh nghiệp sẽ là người tiết kiệm rộng về vốn. Lợi nhuận hiện tại từ các khoản đầu tư trước đó sẽ vượt quá nhu cầu vay mới. Có hai nhân tố tác động đến quyết định đến lượng đầu tư mong muốn của các hãng là: Khả năng sinh lợi dự tính của vốn đầu tư, lãi suất thực dự tính. - Khả năng sinh lợi dự tính của vốn: Đây là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến đầu tư kinh doanh. Hầu hết các doanh nghiệp xem xét các quyết định đầu tư, họ thường quan tâm đến cả khả năng sinh lợi hiện tại và tương lai. Khi khả năng sinh lợi dự tính của vốn tăng sẽ làm tăng đầu tư. - Lãi suất thực dự tính: Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, sự tăng lên của lãi suất thực làm tăng khối lượng tiết kiệm của nền kinh tế. Ngược lại một sự giảm sút của lãi suất thực dự tính làm giảm mức tiết kiệm trong nền kinh tế. Sự tăng lên của lãi suất lại dẫn đến giảm mức đầu tư và khi lãi suất thực giảm sẽ làm tăng mức đầu tư. Khi các hãng xem xét để vay từ bên ngoài họ luôn đặt yếu tố sinh lời của vốn lên hàng đầu và lãi suất thực tế là yếu tố quyết định dùng để so sánh. Nếu số tiền vay đem đầu tư mà không thu được lợi nhuận cao hơn gửi tiết kiệm hoặc trả lại cho tiền vay thì dù thế nào doanh nghiệp cũng sẽ không vay vốn để đầu tư sản xuất. 1.3. Tiết kiệm của Chính phủ Các quyết định tiết kiệm của Chính phủ chịu ảnh hưởng nhiều từ thu chi ngân sách. Vào một thời kỳ nào đó, thu nhập từ thuế vượt quá chi tiêu hiện tại Chính phủ có một khoản thặng dư và là người tiết kiệm thuần tuý. Vào thời điểm khác, khi Chính phủ đối mặt với sự thâm hụt ngân sách, chi lớn hơn thu, Chính phủ là người đi vay. Trong mỗi trường hợp đó Chính phủ phải xem xét thu nhập và chi tiêu theo thời gian. Đặc biệt là trong dài hạn, khu vực Chính phủ không được phép chi tiêu nhiều hơn thu nhập được từ ngân sách mặc dù có thể thặng dư hay thâm hụt ở một vài năm nào đó. Tiết kiệm và vay mượn của Chính phủ ảnh hưởng đến lãi suất thực của nền kinh tế. Ngược lại, lãi suất thực đến lượt nó lại ảnh hưởng đến các quyết định tiết kiệm và đầu tư tư nhân. Nói chung, các quyết định tiết kiệm của Chính phủ được xác định thông qua các chính sách công cộng về thuế và chi tiêu. Khi Chính phủ tăng chi tiêu mà không tăng thuế, khi đó Chính phủ phải đi vay để trang trải những khoản chi tiêu này. 2. Mối quan hệ giữa tích luỹ và tiết kiệm. 2.1. Khái quát chung về tích luỹ Tích luỹ trong chủ nghĩa Tư bản. Chủ nghĩa tư bản với đặc điểm điển hình là nền sản xuất hàng hoá tư bản. Đó là một nền sản xuất hàng hoá lớn, tái sản xuất mở rộng chứ không phải đơn giản là tái sản xuất giản đơn. tái sản xuất mở rộng là việc lập lại quá trình sản xuất với quy mô lớn hơn trước, với một lượng tư bản lớn hơn. muốn vậy phải biến một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm. Cụ thể với một khối lượng già trị m nhất định nhà tư bản không thể đem tiêu dùng hết cho cá nhân mà phải tích luỹ lại một phần m1, phần còn lại m2 dùng để tiêu dùng. M1 tích luỹ đó biến thành tư bản bất biến và tư bản khả biến phụ thêm. Quá trình trên được gọi là quá trình tích luỹ tư bản. Như vậy, tích luỹ tư bản là biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm hay tư bản hoá quá trình m. Nó cũng có nghĩa là tái sản xuất tư bản với quy mô ngày càng lớn, biểu hiện sự tăng cường bóc lột công nhân làm thuê. ỉ Động cơ tích luỹ của tư bản Thứ nhất: Sản xuất TBCN là nhằm tăng giá trị và nhân giá trị lên hay là tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động làm thuê. Đó là quy luật tuyệt đối của nền sản xuất tư bản. Quy luật này buộc các nhà tư bản phải tích luỹ bởi mỗi nhà tư bản chỉ là một cái bánh xe trong guồng máy sản xuất tư bản. Thứ hai: Trong nền sản xuất tư bản luôn có cạnh tranh khốc liệt để tồn tại và đứng vững trong cạnh tranh buộc nhà tư bản phải tích luỹ để làm cho tư bản của mình lớn lên. Thứ ba: Tích luỹ tư bản là để mở rộng phạm vi thống trị cuả tư bản trên thế giới. ỉ Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô của tích luỹ tư bản. Với một khối lượng thặng dư nhất định thì quy mô tích luỹ phụ thuộc vào tỉ lệ phân chia m1, m2. Còn nếu với một tỉ lệ phân chia trên không đổi thì quy mô tích luỹ lại còn phụ thuộc vào m.Trong khi đó m lại phụ thuộc vào trình độ bóc lột, tăng cường bóc lột, tăng năng suất lao động và sử dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật mới. Sự chênh lệch ngày càng lớn giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng. Tư bản sử dụng là toàn bộ bộ phận của tư băn bất biến biểu hiện ở nhà xưởng, máy móc được gọi là tư bản cố định được đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuất. Còn tư bản tiêu dùng là bộ phận giá trị của tư bản cố định được đưa vào sản phẩm. Máy móc kỹ thuật càng hiện đại, công suất của nó càng lớn dẫn tới tạo ra nhiều sản phẩm và do đó giá trị của nó chuyển vào một sản phẩm nhỏ. Xét về thực chất, sự chênh lệch giữa tư bản sản xuất và tư bản tiêu dùng là lao động sống nắm lấy lao động quá khứ và sử dụng lao động đã qua như một lực lượng tự nhiên ban cho không mất tiền. Quy mô tư bản ứng trước tức là tư bản bất biến và tư bản khả biến ứng ra để sản xuất (tư bản ứng trước=c+v). CNTB đã biết khai thác những nhân tố đó để làm tăng quy mô của tích luỹ tư bản. ỉ Tích luỹ trong CNXH. Nét đặc trưng của CNXH cũng là tái sản xuất mở rộng tức là tích luỹ. Nhưng ở đây tái sản xuất mở rộng và tích luỹ mang tính chất hoàn toàn khác với tích luỹ dưới CNTB. Bởi nó không phải là kết quả của việc bóc lột công nhân làm thuê mà nó là một phần trong tổng sản phẩm xã hội và quan trọng hơn là thuộc về toàn xã hội. Sản phẩm xã hội tăng lên do tích luỹ cũng thuộc về bản thân những người lao động. Sau mỗi quá trình sản xuất những người lao động lại trở thành những người làm chủ một khối lượng sản phẩm tăng lên, một tài sản xã hội lớn hơn. Sự giàu có của xã hội tăng lên thì nhu cầu của người lao động được thoả mãn đầy đủ hơn. Trong khi đó thì vốn sản xuất tăng lên không ngừng và nhanh chóng. Chính vì thế, tích luỹ dưới CNXH không phải nhằm mục đích tự thân, mà chỉ coi nó là một phương tiện, một tiền đề vật chất để nâng cao phúc lợi của nhân dân. cho nên động cơ để tích luỹ vốn chính là để có thể tăng lên không ngừng của tổng sản phẩm xã hội, thường xuyên nâng cao trình độ văn hoá - kỹ thuật lao động và cải thiện đời sống vật chất của người lao động, từng bước cải tiến nền kinh tế XHCN thành nền kinh tế chủ nghĩa cộng sản. ỉ Các nhân tố ảnh hưởng đến tích luỹ vốn. Đó là năng suất lao động: Năng suất lao động càng cao thì sản phẩm càng tăng. Do đó, tổng lượng sản phẩm xã hội tăng, làm cho tích luỹ tăng. ỹMức độ tích luỹ của các hộ gia đình và các doanh nghiệp. ỹKhả năng chi, các chính sách của nhà nước. ỹThói quen chi tiêu của nhân dân. ỹCác thủ tục hành chính của hệ thống tín dụng, ngân hàng. 2.2. Mối quan hệ giữa tích luỹ và tiết kiệm Tiết kiệm và tích luỹ là hai phạm trù có quan hệ mật thiết với nhau. Chúng vừa là tiền đề vừa là kết quả của nhau. Quá trình tiết kiệm xét về khía cạnh huy động nguồn lực - đặc biệt là vốn thì đó là quá trình tập trung thu hút mọi nguồn vốn riêng lẻ dư thừa trong dân cư, nhà nước và các doanh nghiệp tạo thành một nguồn vốn lớn hơn và cứ tiếp tục lặp đi lặp lại làm cho lượng vốn tập trung được ngày càng lớn thì tiết kiệm sẽ trở thành tích luỹ vốn. Do đó tích luỹ trở thành kết quả của tiết kiệm. Mặt khác tích luỹ chính là điều kiện tiên quyết để thực hiện tái sản xuất mở rộng. Khi tái sản xuất mở rộng được thực hiện sẽ ngày càng thu hút đông đảo lực lượng lao động tăng phục vụ sản xuất do có quy mô lớn hơn, có nhiều việc làm hơn. Điều này sẽ khắc phục được tình trạng thất nghiệp tràn lan làm cho tệ nạn xã hội giảm xuống, thu nhập của người lao động nói riêng và của xã hội nói chung tăng lên. Điều đó giúp cho Chính phủ bớt đi một phần chi tiêu cho phúc lợi xã hội, đời sống của nhân dân được nâng cao, không những thoả mãn nhu cầu tiêu dùng mà còn để dành được một phần thu nhập. Bên cạnh đó tích luỹ vốn cũng tạo được cho xã hội có được một khối lượng vốn lớn. Vì vậy nhà nước cũng như chủ đầu tư sẽ chủ động trong việc chớp lấy thời cơ tốt nhất cho việc đầu tư có hiệu quả cao nhất. Nó đã khắc phục được tình trạng không đủ vốn dẫn đến không dám quyết định đầu tư, hoặc không dám rút vốn đúng lượng và đúng thời điểm gây nên lãng phí nguồn lực sẵn có và không thu được nguồn vốn. Như vậy tiết kiệm – tích luỹ là mối quan hệ không tách rời trong quá trình tăng trưởng phát triển của nền kinh tế. III. Tiết kiệm là quốc sách Cùng với tệ nạn tham nhũng, tình trạng lãng phí đang là nỗi nhức nhối của toàn xã hội. Tình trạng lãng phí hiện nay đang diễn ra ở hầu khắp các lĩnh vực, từ đầu tư xây dựng đến sản xuất, tiêu dùng, từ sử dụng tài nguyên thiên nhiên đến nhà xưởng, thiết bị máy móc, lao động, từ tiêu dùng công quỹ cho đến việc tiêu dùng cho ma chay, cưới xin, lễ hội… lãng phí còn nghiêm trọng hơn khi so sánh với quy mô, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, mức sống còn nghèo và càng nghiêm trọng khi còn nhập siêu, vay nợ lớn. Mặc dù đã có rất nhiều giải pháp chống làng phí được đưa ra nhưng còn chuyển biến rất chậm. Như vậy, ta đã thấy rằng tiết kiệm thì cần thiết cho mỗi quốc gia ra sao. Đặc biệt, trong tình hình nước ta hiện nay thì tiết kiệm đang được nêu lên như quốc sách, quốc pháp. So với các nước trong khu vực và trên thế giới, nước ta còn ở điểm xuất phát thấp, thậm chí còn đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế. GDP bình quân đầu người đạt 400 USD, đứng thứ 120/ 174 nước. Theo tình toán sơ bộ, nếu đạt được mục tiêu đề ra thì đến năm 2010 nước ta mới đạt được mức trung bình hiện nay trong khu vực. Cả nước hiện còn 23% tổng số hộ có nhà ở đơn sơ, tỉ lệ hộ nghèo của cả nước hiện còn 17%, nếu tính theo tiêu chuẩn quốc tế còn cao hơn nữa. Mặc dù trong vài năm gần đây, nước ta có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, nhưng với sức tiêu dùng thấp và mức tích luỹ nhỏ nhoi, một phần quan trọng của tổng quỹ tích luỹ (khoảng 9%) còn phải nhập siêu từ nước ngoài. Tổng số nợ nước ngoài còn chiếm gần 40% GDP và ngay từ bây giờ, trong tổng chi ngân sách đã phải dành khoảng 15% để trả nợ. Trong khi đó, ý thức tiết kiệm trong mỗi người dân còn kém, việc sử dụng vốn, tài sản Nhà nước còn lãng phí nghiêm trọng. Đối với nước giàu, đối với tài sản riêng, sự lãng phí đã bị phê phán. Đối với nước ta, đối với việc sử dụng vốn và tài sản Nhà nước thì sự lãng phí còn là một tỗi lỗi. Vì vậy, chỉ khi nào coi tiết kiệm là quốc sách thì lúc đó mới mong đất nước phát triển nhanh và bền vững. Tiết kiệm là quốc sách tức là nó phải thể hiện trong mọi mặt, mọi hoạt động của đời sống sinh hoạt, sản xuất. Mọi tổ chức, mọi cá nhân sử dụng vốn và tài sản của nhà nước, tài nguyên thiên nhiên phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Cụ thể, tiết kiệm trong lĩnh vực chi tiêu hành chính sự nghiệp, trong việc sử dụng tài sản công, trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, trong việc sử dụng vốn và tài sản tại các doanh nghiệp nhà nước… Tiết kiệm có thể là tiết kiệm sức lao động, tiền bạc, thời gian… Tiết kiệm lao động là sử dụng ít lao động nhất mà có thể làm được nhiều việc nhất. Phải biết sắp xếp để nâng cao đượckhả năng của mỗi người. Tiết kiệm tiền hay rộng hơn là tiết kiệm vốn trong doanh nghiệp là làm vốn quay vòng nhanh, đồng thời khi nguồn vốn ít ỏi cần chống đầu tư phân tán giảm rủi ro cho đồng vốn Tiết kiệm là quốc sách cũng đồng nghĩa với việc loại trừ lãng phí, tham ô là quốc sách. Lãng phí là sử dụng nguồn lực tài chính, nhân lực và các nguồn lực khác quá định mức hoặc tốn kém, hao tổn một cách vô ích. Trong tác phẩm "Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống căn bệnh quan liêu" chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến việc chống nạn tham ô lãng phí và bệnh quan liêu. Ngày nay có người, có lúc đã nhầm tưởng rằng chỉ có quan chức mới có thể tham ô, nhưng theo Bác "nhân dân mà ăn cắp của công khai, lậu thuế" cũng là tham ô Có thể nói, tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu là nỗi nhức nhối của toàn xã hội. Vì vậy, chúng ta cần vạch ra những kế hoạch cụ thể để tổ chức đấu tranh chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu. Bác Hồ đã từng nói: "chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là cách mạng là dân chủ". Cũng như chúng ta cần có những giải pháp đồng bộ, cụ thể và nghiêm minh thì mới có thể thành công trong việc loại trừ tệ nạn này. Mặt khác, vai trò của mỗi người dân là vô cùng quan trọng, để tiết kiệm là quốc sách thì tiết kiệm phải từ mỗi người dân, tiết kiệm trong từng sinh hoạt đến trong lao động. Chỉ có ý thức tiết kiệm đi vào nhân dân thì mới mong có tích luỹ cao, từ đó có tỷ lệ tiết kiệm cao, đầu tư phát triển mới được mở rộng, mới mong có tăng trưởng kinh tế. Nhân dân phải biết tiết kiệm thì mới mong các nguồn lực xã hội được bảo tồn, duy trì, sử dụng có hiệu quả, mới mong xã hội phát triển bền vững. Tiết kiệm là quốc sách cũng có nghĩa là tiết kiệm là sự nghiệp của toàn dân. Như vậy, về lý luận ta đã nghiên cứu những khái niệm, nguyên nhân cũng như những việc cần làm ngay trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. ở những phần tiếp theo ta sẽ nghiên cứu cụ thể thực trạng việc tiết kiệm cũng như những giải pháp cơ bản cho vấn đề này. Phần II Thực trạng việc thực hành tiết kiệm I.Thực trạng chung thực hành tiết kiệm hiện nay ở nước ta Trước thực trạng về tình hình lãng phí trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế ngày 26/2/1998 Uỷ ban thường vụ quốc hội đã ban hành pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Từ chỗ chỉ là một chủ trương nay pháp lệnh này đã trở thành một văn bản có tính pháp lý cao và được các cấp các nghành quán triệt thực hiện. Sau một thời gian nó đã đem lại những kết quả nhất định như : Nguồn vốn huy động trong nền kinh tế tăng lên đáng kể, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 640 nghìn tỷ đồng (tương đương 58 tỷ USD) tăng bình quân 17,9% trong đó vốn NSNN tăng 15,5%, vốn tín dụng đầu tư tăng 26,1%, vốn của DNNN tăng 23,3%, vốn đầu tư của dân cư và tư nhân tăng 9,9%. Ngân sách nhà nước đã được sử dụng hợp lý hơn tập trung cho các dự án công cộng, hỗ trợ đầu tư cho các vùng khó khăn , đầu tư vào cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn và các cơ sở giáo dục đào tạo. Với các doanh nghiệp nhà nước trực tiếp sản xuất kinh doanh được khuyến khích sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi, tự chịu trách nhiệm về mặt tài chính với hoạt động của đơn vị mình chính vì thế mà đã làm cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn trong việc sử dụng tiết kiệm vốn đầu tư và các nguồn lực khác. Nguồn vốn trong khu vực tư nhân và dân cư cũng được huy động bằng các chính sách về ưu đãi đầu tư khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình làm cho nguồn tiền tiết kiệm trong khu vực này được sử dụng hiệu quả hơn vừa làm tăng quy mô phát triển cho nền kinh tế. Bên cạnh những thành tựu bước đầu đó chúng ta cũng thấy tiết kiệm như một căn bệnh đã giảm nhưng chưa dứt của nền kinh tế Việt Nam. Sau khi thực hiện đồng loạt kiểm tra ở một số nơi thấy số tiền mà các địa phương tự ý giữ lại trong khi phải nộp cho NSNN là 113,5 tỷ VND , trong công tác tín dụng cho vay lãng phí hơn 300 tỷ với các dự án không có khả năng thu hồi , chi phí cho xây dựng tu bổ công sở ở các địa phương không ngừng tăng vượt chi tới hơn 50%. Hơn thế nữa tài nguyên thiên nhiên cũng bị khai thác bừa bãi do sự tiếp tay của một số cán bộ nhà nước làm cho nguồn tài nguyên này bị suy giảm nghiêm trọng. Chi tiêu của dân cư cũng ngày phát sinh nhiều khoản lãng phí cùng với sự phát triển ngày càng cao của đời sống. Trước thực trạng đó ngày 30/11/2001 Thủ tướng chính phủ ra chỉ thị số 29/CT-TTg nhằm yêu cầu tất cả mọi ban nghành các tổ chức và dân cư tiếp tục thực hành tiết kiệm. II.Tiết kiệm trong hộ gia đình Dân cư là một phần quan trọng trong nền kinh tế nên sự chi tiêu của dân cư có tác động rất lớn đến nền kinh tế. Nếu chỉ tính riêng phần tiền mà dân cư không kinh doanh nắm giữ thì đã xấp xỉ 1/4 tổng đầu tư toàn xã hội như vậy mới cho thấy tiềm năng khu vực này là rất lớn. Do tác động tiêu cực từ nền kinh tế thế giới trong năm 2001 nên Ngân hàng nhà nước liên tục hạ lãi suất huy động vốn nhưng nhu cầu gửi tiền của nhân dân lại không hề giảm thậm chí còn tăng 22% như ở Tp.HCM là 106.900 tỷ đồng điều này không chỉ một lần nữa chứng minh tiềm lực vốn trong dân cư là rất lớn mà nó còn cho thấy khi đời sống kinh tế khá hơn thì nhu cầu tích luỹ cho tương lai của dân cư ngày một tăng và giải pháp gửi tiết kiệm được mọi người lựa chọn thay vì giữ tiền ở nhà như trước đây. Không chỉ có vậy khi đời sống của dân cư tăng lên kèm theo nó là sự phát triển của hàng loạt các dịch vụ khác ra đời mà một trong các dịch vụ có khả năng huy động vốn rất hiệu quả gần đây được nhắc tới nhiều là các dịch vụ bảo hiểm. Thời gian từ năm 1995 các công ty bảo hiểm nước ngoài tiến vào thị trường Việt Nam với một tiềm lực tài chính rất mạnh và một hệ thống dịch vụ thật hoàn hảo như AIA, Prudential…họ đã thu hút được nhiều người tham gia và huy động được nguồn vốn rất lớn, điều mà trước đó chưa một công ty bảo hiểm nào của Việt Nam làm được. Thử làm một phép tính với một hợp đồng bảo hiểm 5 năm mệnh giá thấp nhất mỗi năm phải đóng 1.200.000 VND thì với 15.000 hợp đồng mà Prudential giành được trong năm đầu vào Việt Nam thì số tiền đã lên tới 18.000.000.000 VND một con số mơ ước của các công ty bảo hiểm Việt Nam mà thực tế con số này còn lớn hơn nhiều. Thêm một ví dụ khác về tích luỹ dân cư đó là tích luỹ dân ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0347.doc
Tài liệu liên quan