Giải pháp thực hiện công tác di dân, tái định cư thủy điện Sơn La

MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Cơ cấu dân cư theo dân tộc tại khu vực ảnh hưởng. 25 Bảng 2.2. Kết quả rà soát, bổ sung khu,(điểm) TĐC của dự án di dân TĐC thủy điện Sơn La(2/2009) 28 Bảng 2.3: Các công trình CSHT đã hoàn thành. 32 Bảng 2.4: Tổng hợp vốn di dân TĐC thủy điện Sơn La : 36 Bảng 2.5 : Tổng hợp công tác bồi thường, hỗ trợ di dân TĐC. 37 Bảng 3.1. Dự kiến Quy Hoạch di chuyển dân giai đoạn 2009-2010 47 Bảng 3.2. Bổ sung một số tuyến đường phục vụ công tác di dân TĐ

doc83 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2476 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp thực hiện công tác di dân, tái định cư thủy điện Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C thủy điện Sơn La. 58 DANH MỤC BẢNG BIỂU BIỂU1: QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHU, ĐIỂM, KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN HỘ TĐC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SƠN LA- TỈNH SƠN LA BIỂU 2: DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG TẠI PHIÊNG LANH DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TĐC Tái định cư TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TCXD Tiêu chuẩn xây dựng NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TKNN Thiết kế nông nghiệp NK Nhân khẩu UBND Ủy ban nhân dân QLDA Quản lý dự án CSHT Cơ sở hạ tầng KQ Kết quả QL Quản lý TN&MT Tài nguyên môi trường KH&ĐT Kế hoạch đầu tư BQL Ban quản lý LỜI MỞ ĐẦU Năm 2005 Dự án thủy điện Sơn La chính thức được khởi công, theo tính toán thì mức nước dưới cos 214m sẽ gây ngập hơn 15000 ha đất, và ảnh hưởng đến hơn 12500 hộ dân của 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu. Để hoàn thành công trình thủy điện thế kỷ của đất nước theo đúng tiến độ đã đề ra thì công tác di chuyển và hỗ trợ cho những hộ dân bị ảnh hưởng là rất cần thiết. Theo kế hoạch thì đến năm 2010, ba tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu phải hoàn thành toàn bộ công tác di dời đền bù giải phóng mặt bằng cho dự án thủy điện. Trong những năm vừa qua (2004-2008), Tỉnh Sơn La mà đại diện là BQL dự án tái định cư, Hội đồng thẩm định dự án tỉnh Sơn La… đã có nhiều lỗ lực trong công tác di dân, giải phóng mặt bằng nhằm hoàn thành nhiệm vụ mà Chính Phủ đã đề ra. Tuy nhiên, theo đánh giá thì tiến độ di dân vẫn còn rất chậm, theo bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn thì khả năng công tác di dân sẽ không thể hoàn thành đúng kế hoạch là rất cao. Đề tài: “Giải pháp thực hiện công tác di dân, tái định cư thủy điện Sơn La.” Tập trung phân tích, làm rõ những nguyên nhân, tồn tại trong việc thực hiện công tác di dân, tái định cư và đưa ra một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ của công tác di dân đồng thời nâng cao, ổn định đời sống cho người dân sau khi chuyển đến nơi ở mới. Kết cấu của đề tài bao gồm 3 chương chính: Chương I. Nội dung của công tác di dân, tái định cư. Chương II. Thực trạng công tác di dân, tái định cư Thủy điện Sơn la. Chương III. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thành tốt công tác di dân tái định cư thủy điện Sơn La. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do hạn chế về mặt thời gian, khả năng phân tích và kiến thức nên đề tài khó tránh khỏi được những sai sót, vì vậy rất mong được sự góp ý của các thầy cô để em nhận thức được rõ hơn đề tài và học hỏi thêm những kiến thức còn khuyết. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kế hoạch và phát triển, đặc biệt là cô giáo Vũ Thị Ngọc Phùng, cùng các chú, các anh trong Sở KH&ĐT tỉnh Sơn La đã giúp em hoàn thành đề tài này. Chương I. NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC DI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ I. CƠ SỞ PHÁP LÝ QUY HOẠCH TỔNG THỂ DI DÂN, TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SƠN LA 1. Cơ sở pháp lý: - Nghị quyết số 44/2001/QH10 Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá X và Nghị quyết số 13/2002/QH11 Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XI về công trình thủy điện Sơn La; - Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đầu tư Dự án thủy điện Sơn La; - Quyết định số 459/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định về bồi thường, di dân, tái định cư Dự án thủy điện Sơn La; Quyết định số 1251/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2004 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của của Quyết định số 459/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính Phủ. - Quyết định Số: 196/2004/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2004 của thủ tướng Chính Phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư dự án thủy điện Sơn La. 2. Mục tiêu , nhiệm vụ di dân TĐC dự án thủy điện Sơn La 2.1. Mục tiêu. Di dân, tái định cư Dự án thủy điện Sơn La phải tạo được các điều kiện để đồng bào tái định cư sớm ổn định chỗ ở và đời sống, trên cơ sở khai thác tiềm năng về tài nguyên và sức lao động, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cuộc sống vật chất, tinh thần ngày càng tốt hơn nơi ở cũ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái. 2.2. Nhiệm vụ. Đến năm 2010 tổ chức thực hiện bồi thường, di chuyển và tái định cư cho hộ gia đình và cá nhân thuộc đối tượng di dân tái định cư; bồi thường di chuyển và xây dựng lại kết cấu hạ tầng và công trình kiến trúc - văn hóa xã hội của các tổ chức, đơn vị trong mặt bằng thi công và vùng ngập của hồ chứa Dự án thủy điện Sơn La. 3. Phương án quy hoạch di dân TĐC. 3.1. Về thiệt hại và số dân phải di chuyển đến năm 2010. - Tổng diện tích đất bị ngập 23.333 ha, trong đó: đất nông nghiệp 7.670 ha; đất lâm nghiệp có rừng 3.170 ha; đất chuyên dùng 879 ha; đất ở 527 ha; đất chưa sử dụng 11.087 ha. - Tổng hợp giá trị thiệt hại về tài sản của hộ tái định cư, công trình kiến trúc và kết cấu hạ tầng khoảng 1.788 tỷ đồng, trong đó: giá trị thiệt hại tài sản của các tổ chức là 737 tỷ đồng, giá trị thiệt hại tài sản của hộ gia đình và cá nhân là 1.051 tỷ đồng. - Số dân phải di chuyển dự tính đến năm 2010 (đã tính dự phòng 10%) là 18.897 hộ, 91.100 khẩu (tỉnh Sơn La 12.479 hộ, 62.394 khẩu; tỉnh Điện Biên 3.840 hộ, 14.959 khẩu; tỉnh Lai Châu 2.578 hộ, 13.747 khẩu) thuộc 8 huyện, thị xã bị ảnh hưởng (tỉnh Sơn La 3 huyện, tỉnh Điện Biên 3 huyện, tỉnh Lai Châu 2 huyện). 3.2. Dự kiến phương án bố trí TĐC. Tỉnh Sơn La: Trên địa bàn tỉnh Sơn La có 10 vùng (thuộc 10 huyện), 83 khu (thuộc 83 xã), 218 điểm tái định cư, bố trí 100% số hộ tái định cư của tỉnh, gồm 12.479 hộ, 62.394 khẩu, dự kiến bố trí như sau: - Vùng tái định cư huyện Quỳnh Nhai: gồm 9 khu, 30 điểm, bố trí 2.070 hộ (trong đó có 560 hộ phi nông nghiệp tại thị trấn Phiêng Lanh, 1.510 hộ nông nghiệp). Hướng sản xuất: trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, trồng rừng nguyên liệu, chăn nuôi đại gia súc. Mỗi hộ tái định cư được giao từ 1,0 - 1,5 ha đất nông nghiệp, từ 3,0 - 5,0 ha đất lâm nghiệp và đất trồng cỏ chăn nuôi. Đối với hộ phi nông nghiệp, hướng sản xuất chủ yếu là sản xuất công nghiệp và dịch vụ. - Vùng tái định cư huyện Mường La: gồm 7 khu, 17 điểm, bố trí 1.439 hộ. Hướng sản xuất: trồng lúa, ngô và cây lương thực khác, cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng rừng nguyên liệu, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm. Mỗi hộ tái định cư được giao từ 1,2 - 1,5 ha đất nông nghiệp, 0,5 - 1,0 ha đất lâm nghiệp và đất trồng cỏ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. - Vùng tái định cư huyện Thuận Châu: gồm 16 khu, 39 điểm, bố trí 1.677 hộ. Hướng sản xuất: trồng cây lương thực, cây công nghiệp như chè các loại, cà phê chè, cây ăn quả, trồng rừng nguyên liệu; chăn nuôi đại gia súc, gia cầm. Mỗi hộ tái định cư được giao từ 1,2 - 1,5 ha đất nông nghiệp, từ 1,5 - 2,0 ha đất lâm nghiệp và đất trồng cỏ chăn nuôi. - Vùng tái định cư huyện Mộc Châu: gồm 13 khu, 28 điểm, bố trí 1.651 hộ. Hướng sản xuất: trồng cây lương thực, trồng chè, rau các loại, cây ăn quả; chăn nuôi bò sữa, bò thịt. Mỗi hộ tái định cư được giao từ 0,5 - 1,0 ha đất trồng cây lâu năm, từ 0,5 - 1,0 ha đất lâm nghiệp và đất trồng cỏ chăn nuôi. - Vùng tái định cư huyện Mai Sơn: gồm 13 khu, 36 điểm, bố trí 1.665 hộ. Hướng sản xuất: trồng cây lương thực: lúa, ngô cao sản, trồng chè và cây công nghiệp khác, trồng rau các loại, cây ăn quả, trồng rừng nguyên liệu; chăn nuôi đại gia súc. Mỗi hộ tái định cư được giao từ 1,5 - 2,0 ha đất nông nghiệp, từ 2,0 - 2,5 ha đất lâm nghiệp và đất trồng cỏ chăn nuôi. - Vùng tái định cư huyện Yên Châu: gồm 7 khu, 16 điểm, bố trí 750 hộ. Hướng sản xuất: trồng cây lương thực, cây nguyên liệu, trồng chè và cây ăn quả, trồng rừng nguyên liệu; chăn nuôi đại gia súc; sản xuất thức ăn gia súc. Mỗi hộ tái định cư được giao từ 1,0 - 1,5 ha đất nông nghiệp, từ 2,0 - 2,5 ha đất lâm nghiệp và đồng cỏ chăn nuôi. - Vùng tái định cư huyện Sông Mã: gồm 5 khu, 17 điểm, bố trí 830 hộ. Hướng sản xuất: trồng cây lương thực, cây công nghiệp, trồng rau, trồng cây ăn quả, trồng rừng nguyên liệu; chăn nuôi đại gia súc. Mỗi hộ tái định cư được giao từ 1,2 - 1,6 ha đất nông nghiệp, từ 1,5 - 2,0 ha đất lâm nghiệp và đất trồng cỏ chăn nuôi. - Vùng tái định cư huyện Sốp Cộp: gồm 5 khu, 19 điểm, bố trí 885 hộ. Hướng sản xuất: trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, rau, cây lâu năm chủ yếu là cây ăn quả, trồng rừng nguyên liệu; chăn nuôi đại gia súc. Mỗi hộ tái định cư được giao từ 1,2 - 1,7 ha đất nông nghiệp (trong đó có 0,2 - 0,3 ha đất trồng lúa), từ 2,0 - 2,5 ha đất lâm nghiệp và đất trồng cỏ chăn nuôi. - Vùng tái định cư huyện Bắc Yên: gồm 4 khu, 7 điểm, bố trí 350 hộ. Hướng sản xuất: trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây lâu năm chủ yếu là chè, cây ăn quả, trồng rừng nguyên liệu; chăn nuôi bò thịt. Mỗi hộ tái định cư được giao từ 1,0 - 1,3 ha đất trồng cây hàng năm, từ 0,7 - 1,0 ha đất trồng cây lâu năm, từ 2,5 - 4,0 ha đất lâm nghiệp và đất trồng cỏ chăn nuôi. - Vùng tái định cư thị xã Sơn La: gồm 4 khu, 9 điểm, bố trí 470 hộ. Hướng sản xuất: trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, rau, cây lâu năm gồm cà phê, chè, cây ăn quả, trồng rừng nguyên liệu; chăn nuôi đại gia súc, gia cầm. Mỗi hộ tái định cư được giao từ 1,2 - 1,4 ha đất nông nghiệp, từ 0,5 - 0,7 ha đất lâm nghiệp và đất trồng cỏ chăn nuôi. Tỉnh Lai Châu: Trên địa bàn tỉnh Lai Châu có 4 vùng, 7 khu với 24 điểm tái định cư, có khả năng bố trí khoảng 4.043 hộ, gồm 2.578 hộ tái định cư của tỉnh Lai Châu (100%) và có thể bố trí khoảng 1.500 hộ tái định cư của tỉnh Điện Biên, dự kiến bố trí như sau: - Vùng tái định cư huyện Sìn Hồ: gồm 3 khu, 13 điểm, bố trí 1.666 hộ: + Khu tái định cư vùng thấp huyện Sìn Hồ: gồm 9 điểm, bố trí 1.246 hộ của các xã vùng thấp Sìn Hồ. Hướng sản xuất chính của vùng là trồng lúa nước, ngô cao sản, lạc, đậu tương, trồng rừng nguyên liệu; phát triển chăn nuôi. Bình quân mỗi hộ được giao 0,63 ha đất trồng lúa; 1,93 ha đất nương rẫy, 0,2 ha đất trồng cây lâu năm, từ 2,0 - 3,0 ha đất lâm nghiệp và đất trồng cỏ chăn nuôi. + Khu tái định cư Lê Lợi: gồm 3 điểm, bố trí 270 hộ của xã Lê Lợi. Hướng sản xuất: trồng lúa nước, ngô cao sản, lạc, đậu tương, trồng rừng nguyên liệu giấy; phát triển chăn nuôi. Bình quân mỗi hộ được giao 0,27 ha đất trồng lúa, 0,4 ha đất nương rẫy, từ 1,5 - 2,0 ha đất lâm nghiệp và đất trồng cỏ chăn nuôi. + Khu tái định cư Chiềng Chăn: gồm 1 điểm, bố trí 150 hộ của xã Chăn Nưa. Hướng sản xuất: trồng lúa, ngô, trồng tre lấy măng và làm nguyên liệu giấy, sử dụng có hiệu quả đất bán ngập. Bình quân mỗi hộ được giao 0,72 ha đất nông nghiệp (trong đó có 0,6 ha đất lúa), 1,25 ha đất lâm nghiệp trồng cây nguyên liệu giấy, đất bán ngập 0,3 ha. - Vùng tái định cư huyện Mường Tè: gồm 1 khu tái định cư Nậm Hằng, 4 điểm, bố trí 377 hộ của xã Nậm Hằng. Hướng sản xuất: trồng lúa nước, ngô, lạc, đậu tương, trồng rừng nguyên liệu và phát triển chăn nuôi. Bình quân mỗi hộ được giao 0,53 ha đất trồng lúa, 1,39 ha đất nương rẫy, 0,3 ha đất trồng cây lâu năm, từ 1,5 - 2,0 ha đất lâm nghiệp và đất trồng cỏ chăn nuôi. - Vùng tái định cư Phong Thổ: gồm 1 khu tái định cư tại Pa So - Huổi Luông, 2 điểm, bố trí 500 hộ, gồm 300 hộ phi nông nghiệp của thị xã Lai Châu (tỉnh Điện Biên) và 200 hộ phi nông nghiệp của xã Chăn Nưa. Hướng sản xuất: trồng lúa, ngô, trồng tre lấy măng và làm nguyên liệu giấy. Bình quân mỗi hộ được giao 0,4 ha đất trồng lúa, 1,4 ha đất nương rẫy, 0,3 ha đất trồng cây lâu năm, từ 1,5 - 2,0 ha đất lâm nghiệp và đất trồng cỏ chăn nuôi. - Vùng tái định cư Tam Đường: gồm 2 khu, 5 điểm, bố trí 1.500 hộ : + Khu tái định cư thị xã Lai Châu mới: gồm 2 điểm, bố trí 1.000 hộ, trong đó có 800 hộ phi nông nghiệp của thị xã Lai Châu cũ và 200 hộ nông nghiệp của xã Chăn Nưa. Quy mô tái định cư phải phù hợp với quy hoạch phát triển thị xã Lai Châu mới để bố trí hộ tái định cư phi nông nghiệp. + Khu tái định cư Bình Lư: gồm 3 điểm, bố trí 500 hộ, trong đó có 100 hộ phi nông nghiệp, 400 hộ nông nghiệp (gồm 200 hộ xã Chăn Nưa và 200 hộ từ nơi khác). Hướng sản xuất: trồng lúa, ngô, cây ăn quả, trồng rừng nguyên liệu và phát triển chăn nuôi bò. Mỗi hộ được giao từ 1,2 - 1,5 ha đất nông nghiệp, từ 2,0 - 3,0 ha đất lâm nghiệp và đất trồng cỏ chăn nuôi. Tỉnh Điện Biên: Dự báo đến năm 2010 số dân phải di chuyển của tỉnh Điện Biên là 3.840 hộ, trong đó bố trí trên địa bàn tỉnh là 2.739 hộ, gồm 2.087 hộ tái định cư đô thị và 652 hộ tái định cư nông thôn (đã di chuyển 200 hộ đến khu tái định cư mẫu Nậm Chim, Si Pa Phìn); bố trí tái định cư tại tỉnh Lai Châu 1.101 hộ; phương án bố trí tái định cư như sau: - Vùng tái định cư thị xã Lai Châu cũ: gồm 3 khu, 3 điểm, có khả năng bố trí 900 hộ, trước mắt bố trí 475 hộ có nguyện vọng tái định cư tại chỗ. Hướng sản xuất: trồng lúa nước, ngô cao sản, đậu tương và phát triển chăn nuôi. Mỗi hộ tái định cư được giao từ 1,1 - 1,5 ha đất nông nghiệp (trong đó, từ 0,4 - 0,6 ha đất trồng lúa), từ 2,0 - 2,5 ha đất lâm nghiệp và đất trồng cỏ chăn nuôi. - Vùng tái định cư thành phố Điện Biên Phủ: gồm 4 khu thuộc 4 phường : Noong Bua, Thanh Trường, Nam Thanh và Tân Thanh, có khả năng bố trí 1.000 hộ. Trước mắt bố trí 819 hộ (gồm 116 hộ nông nghiệp và 703 hộ phi nông nghiệp của thị xã Lai Châu cũ) có nguyện vọng tái định cư tại thành phố Điện Biên Phủ. - Vùng tái định cư thị trấn huyện Điện Biên: gồm 1 khu, 1 điểm, có khả năng bố trí 400 hộ. Trước mắt bố trí 84 hộ tái định cư phi nông nghiệp của thị xã Lai Châu. Dự kiến hình thành thị trấn huyện Điện Biên tại Pú Tửu có khả năng bố trí khoảng 400 hộ, trước mắt bố trí 84 hộ. - Vùng tái định cư huyện Điện Biên: gồm 1 khu tại Mường Nhà, 2 điểm, có khả năng bố trí 300 hộ, trước mắt bố trí 134 hộ nông nghiệp của thị xã Lai Châu. Hướng sản xuất: trồng lúa nước, trồng cây ăn quả, trồng rừng phòng hộ và rừng sản xuất; chăn nuôi trâu, bò thịt. Mỗi hộ tái định cư được giao khoảng 1,3 ha đất nông nghiệp (trong đó có 0,35 ha đất trồng lúa, 0,4 ha đất nương rẫy), từ 0,8 - 1,0 ha đất lâm nghiệp và đất trồng cỏ chăn nuôi. - Vùng tái định cư huyện Điện Biên Đông: gồm 1 khu, 1 điểm tái định cư tại Pú Nhi, bố trí 200 hộ của xã Lay Nưa. Hướng sản xuất: trồng lúa nước, chè, trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất; chăn nuôi trâu, bò thịt. Mỗi hộ được giao khoảng 1,5 ha đất nông nghiệp (trong đó có 0,4 ha đất trồng lúa, 0,5 ha đất nương rẫy), từ 0,7 - 1,0 ha đất lâm nghiệp và đất trồng cỏ chăn nuôi. - Vùng tái định cư huyện Mường Lay: gồm 3 khu, 3 điểm, bố trí 300 hộ (trong đó đã tiếp nhận 200 hộ của xã Chăn Nưa tại Nậm Chim), còn 100 hộ sẽ bố trí tại 2 điểm Vân Hồ và Hồ Chim. Hướng sản xuất: trồng lúa nước, ngô cao sản, lạc, đậu tương; khoanh nuôi, bảo vệ rừng; phát triển chăn nuôi. Mỗi hộ được giao khoảng 2,5 ha đất nông nghiệp (trong đó có 1,1 ha đất trồng lúa), từ 3,5 - 5,7 ha đất lâm nghiệp và đất trồng cỏ chăn nuôi. - Vùng tái định cư huyện Tủa Chùa: gồm 3 khu, 3 điểm, bố trí 400 hộ, trước mắt bố trí 170 hộ tái định cư tại chỗ. Hướng sản xuất chính: trồng lúa nước, ngô cao sản, lạc, đậu tương, trồng rừng nguyên liệu và phát triển chăn nuôi. Mỗi hộ được giao khoảng 1,2 ha đất nông nghiệp (trong đó có 0,39 ha đất trồng lúa, 0,4 ha đất nương rẫy), từ 0,8 - 1,0 ha đất lâm nghiệp và đất trồng cỏ chăn nuôi. - Vùng tái định cư huyện Mường Nhé: gồm 5 khu, 11 điểm, bố trí 1.421 hộ (gồm 300 hộ phi nông nghiệp và 1.121 hộ nông nghiệp). Trước mắt, bố trí 672 hộ (gồm 290 hộ của thị xã Lai Châu cũ, 217 hộ của huyện Mường Lay, 165 hộ của huyện Tủa Chùa). Hướng sản xuất: trồng lúa nước, ngô cao sản, lạc, đậu tương; khoanh nuôi, bảo vệ rừng; phát triển chăn nuôi. Mỗi hộ được giao khoảng 1,8 ha đất nông nghiệp (trong đó có 0,4 - 0,7 ha đất trồng lúa), từ 2,5 - 3,0 ha đất lâm nghiệp và đất trồng cỏ chăn nuôi. II. Cơ sở khoa học của vấn đề di dân tái định cư thủy điện Sơn La: 1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề di dân: 1.1. Định nghĩa điểm TĐC, khu TĐC, vùng TĐC. + Điểm TĐC là điểm dân cư được xây dựng theo quy hoạch bao gồm: đất ở, đất sản xuất, đất chuyên dùng, đất xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng để bố trí dân TĐC. + Khu TĐC là địa bàn được quy hoạch để bố trí các điểm TĐC, hệ thống cơ sở hạ tầng, công trình công cộng, vùng sản xuất. Trong khu TĐC có ít nhất một điểm TĐC. + Vùng TĐC là địa bàn các huyện, thị xã được quy hoạch để tiếp nhận dân TĐC. Trong vùng TĐC có ít nhất một khu TĐC. 1.2. Các hình thức di dân TĐC : - TĐC tập trung: Là hình thức di chuyển các hộ TĐC đến nơi ở mới tạo thành một điểm dân cư mới. Những hộ TĐC theo hình thức tập trung sẽ được cấp nhà, đất ở, đất canh tác cũng như được cung cấp những hỗ trợ cần thiết trong giai đoạn đầu ổn định cuộc sống. Điểm TĐC tập trung được nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông, các công trình công cộng nhằm đảm bảo điệu kiện tốt nhất cho người dân TĐC. Ưu điểm cơ bản của phương thức này là chủ động trong việc sắp xếp, quy hoạch, thiết kế các điểm dân cư phù hợp với nguyện vọng người dân, có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nhanh. Tuy nhiên một khó khăn lớn khi thực hiện phương thức di dân tập trung này là việc định hướng sản xuất cho người dân tại nơi ở mới. - TĐC xen ghép: Là hình thức mà các hộ TĐC được quy hoạch di chuyển đến ở xen ghép với hộ dân sở tại tại một điểm dân cư đã có trước. Cái lợi lớn nhất của phương thức di dân này là giữ được tính cộng đồng nhưng đòi hỏi phải có sự thông cảm chia sẻ quyền lợi. - Hộ TĐC tự nguyện di chuyển: Đây là những hộ gia đình di chuyển không theo quy hoạch TĐC mà tự thu xếp đến nơi ở mới. Điểm mạnh của di vén là người dân không phải chuyển đi xa, đồng thời có thể tận dụng vùng đất bán ngập để sản xuất nông nghiệp bằng các tập đoàn cây ngắn ngày. Ngoài ra, người dân vùng di vén có thể chuyển sang làm các nghề như: đánh bắt, nuôi thủy sản; làm dịch vụ trên hồ (du lịch, giao thông, phân phối hàng hóa...). Đặc biệt, còn góp phần quản lý, đảm bảo giữ gìn trật tự, an ninh xã hội v.v... Hạn chế lớn nhất của hình thức di vén là thiếu mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng, đi lại khó khăn, giao lưu hạn chế..vv 2. Nội dung công tác di dân: 2.1. Bồi thường thiệt hại : 2.1.1. Thiệt hại về đất đai: Có hai phương thức bồi thường thiệt hại về đất cho các hộ dân phải di dời: - Giao đất tại điểm TĐC, khu TĐC tập trung hoặc xem ghép. - Cấp tiền cho các hộ TĐC tự nguyện di chuyển để thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại nơi đến. a. Hộ di chuyển đến điểm TĐC tập chung: Đối với hộ TĐC chuyển đến điểm TĐC ở nông thôn: được bồi thường thiệt hại về đất bằng việc giao đất ở, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản và đất chuyên dụng theo quy hoạch điểm TĐC được duyệt và theo quỹ đất của điểm TĐC. Đối với hộ TĐC chuyển đến điểm TĐC ở đô thị: dược bồi thường thiệt hại về đất bằng việc giao đất ở và đất chuyên dụng the quỹ đất của điểm TĐC. Trong trường hợp điểm TĐC theo quy hoạch được duyệt có xây nhà chung cư thì các hộ TĐC được bồi thường bằng việc bố trí diện tích nhà ở chung cư tại điểm TĐC đó. b. Hộ di chuyển đến điểm TĐC xen ghép. Đối với hộ đến điểm tái định cư xen ghép được bồi thường thiệt hại về đất bằng việc giao đất ở, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản và đất chuyên dụng khác phù hợp với quỹ đất của điểm tái định cư xen ghép nhưng tối thiểu đảm bảo diện tích đất cho mỗi hộ tái định cư tương đương với mức trung bình của hộ sở tại. c. Hộ TĐC tự nguyện di chuyển: Hộ TĐC tự nguyện di chuyển sẽ được bồi thường thiệt hại về đất bằng tiền theo giá trị của đất mà hộ đã bị thu hồi. 2.1.2 Bồi thường thiệt hại tài sản. Việc bồi thường thiệt hại về nhà ở, công trình phụ đối với hộ đến điểm tái định cư tập trung và xen ghép các theo hình thức: - Chủ đầu tư xây dựng và cấp cho hộ tái định cư. - Cấp tiền cho hộ tái định cư tự tổ chức xây dựng. - Chủ đầu tư cùng hộ tái định cư xây dựng. 2.1.3. Bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi. Theo quy định thì về bồi thường thiệt hại cây trồng vật nuôi cho các hộ di dân TĐC thuỷ điện Sơn La của thủ tướng chính phủ. Việc bồi thường thiệt hại về cây trồng vật nuôi được quy định như sau: + Cây hàng năm, vật nuôi trên đất có mặt nước: Mức bồi thường thiệt hại đối với cây hàng năm, vật nuôi trên đất có mặt nước được tính bằng giá trị sản lượng thu hoạch trong 1 năm theo năng suất bình quân của 3 năm trước đó và mức giá trị trung bình của nông sản, thủy sản cùng loại với Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại thời điểm bồi thường. + Cây lâu năm: - Đối với cây chưa có thu hoạch: Mức bồi thường tính bằng tổng chi phí đầu tư gồm cả công chăm sóc tính đến thời điểm phương án bồi thường, di dân, tái định cư được duyệt. - Đối với cây đang cho thu hoạch: Mức bồi thường tính bằng giá trị hiện có của cây (không bao gồm giá trị đất) tại thời điểm phương án bồi thường, di dân tái định cư được duyệt theo đơn giá do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định. Sau khi nhận bồi thường, hộ tiếp tục được thu hoạch sản phẩm cho đến khi có quyết định thu hồi đất. + Rừng trồng: - Hộ được giao đất và tự bỏ vốn trồng rừng: mức bồi thường thiệt hại rừng trồng được tính bằng diện tích trồng nhân với (x) đơn giá trồng cộng với (+) chi phí đầu tư chăm sóc, bảo vệ rừng từ khi trồng đến thời điểm phương án bồi thường được duyệt. - Hộ trồng, chăm sóc rừng cho doanh nghiệp: Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách được bồi thường phần công trồng, chăm sóc chưa được trả. 2.2. Công tác đầu tư xây dựng, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nơi có hộ tái định cư: 2.2.1. San nền: Công tác san nền để xây dựng nhà ở được thực hiện theo quy hoạch nhà ở điểm tái định cư. 2.2.2. Thủy lợi và giao thông, điện, nước: + Thủy lợi: Căn cứ vào tình hình cụ thể tại khu tái định cư mà quyết định xây mới hoặc nâng cấp các công trình thủy lợi theo quy hoạch nhằm khai thác hiệu quả tối đa đất sản xuất nông nghiệp. Khi thiết kế quy mô công trình phải xem xét đến việc điều tiết nước cho sản xuất của dân sở tại. - Đối với vùng có khả năng về nguồn nước được nghiên cứu xây dựng hoặc nâng cấp hệ thống thủy lợi như hồ, đập, kênh mương, trạm bơm... Hệ thống kênh mương (nếu có) phải xây dựng theo hướng cứng hóa, bảo đảm bền vững, ít chiếm đất và giảm tổn thất nước. - Đối với vùng không có điều kiện xây dựng hệ thống thủy lợi để khai thác nguồn nước mặt thì cần nghiên cứu đầu tư xây dựng hệ thống khai thác nước ngầm và dự trữ nước mưa. + Giao thông nội đồng: Hệ thống đường giao thông nội đồng được quy hoạch và xây dựng phù hợp với quy hoạch sản xuất chung của vùng. + Giao thông khu dân cư: Điểm tái định cư được xây dựng đường nội bộ và đường nối từ điểm tái định cư với đường vào trung tâm xã. Hệ thống đường giao thông khu tái định cư được xây dựng phù hợp với quy hoạch giao thông chung của địa phương, cụ thể như sau: - Đường nội bộ trong điểm tái định cư được xây dựng theo tiêu chuẩn đường loại B giao thông nông thôn. - Đường nối các điểm tái định cư, khu tái định cư với đường vào trung tâm xã, được xây dựng theo tiêu chuẩn loại A giao thông nông thôn có mặt đá gia cố chất kết dính láng nhựa. - Đường nối điểm tái định cư, khu tái định cư với đường vào trung tâm xã đồng thời là đường nối các xã được xây dựng theo tiêu chuẩn TCVN-4054 với cấp kỹ thuật 20, mặt đá dăm láng nhựa. - Đối với những vùng ven hồ có đường giao thông chính là đường thủy thì được xem xét xây dựng bến đò. + Cấp, thoát nước sinh hoạt: - Nước sinh hoạt được cấp theo quy định của tiêu chuẩn thiết kế cấp nước TCXD 33-1985 và các chỉ tiêu chất lượng đối với nước sinh hoạt. Nếu là hệ thống nước tự chạy, tuỳ theo lượng nước nguồn và địa hình có thể chọn phương án cấp nước bằng đường ống tới từng hộ hoặc tới các điểm cấp nước công cộng cho 5-10 hộ. Nếu khu tái định cư không có điểm cấp nước chung bằng đường ống thì cứ 4-5 hộ được đầu tư một giếng khoan kèm theo một máy bơm tay cùng hệ thống bể lắng, bể lọc. Nếu việc sử dụng giếng đào đạt tiêu chuẩn về chất lượng thì đầu tư mỗi hộ một giếng đào. Mỗi hộ được xây dựng một bể trữ nước ăn có dung tích từ 2m3 -5m3 tuỳ theo nhân khẩu trong hộ và yêu cầu dự trữ nước ăn, sân bể, rãnh thoát nước. + Cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất: - Về điện sinh hoạt: đầu tư xây dựng đường dây và trạm biến áp, điện sinh hoạt cấp đến đầu nhà từng hộ tái định cư. Đối với công trình công cộng: Phụ tải đầu vào được tính toán trên cơ sở nhu cầu sử dụng điện cụ thể của công trình. Đối với những điểm chưa có điện lưới quốc gia thì sẽ được đầu tư xây dựng hệ thống cấp điện cho từng hộ dân tái định cư theo tiêu chuẩn như trên. - Về điện sản xuất: được tính toán trên cơ sở nhu cầu sử dụng điện cho từng hộ tái định cư. + Thoát nước và môi trường: - Hệ thống thoát nước cho điểm tái định cư được tính chung cho việc thoát nước mưa và nước sinh hoạt bằng hệ thống rãnh hở, bố trí dọc đường giao thông. Riêng rãnh thoát nước trong phạm vi khu dân cư là rãnh xây, hở. - Các công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi phải cách ly khu nhà ở, nguồn nước theo quy định. + Khu nghĩa địa, nghĩa trang: Tại khu tái định cư được xây dựng mới hoặc mở rộng nghĩa địa, nghĩa trang hiện có phù hợp với quy hoạch của địa phương. 2.2.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng khu tái định cư tập trung tại đô thị: Việc xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng khu tái định cư tập trung đô thị thực hiện theo quy hoạch xây dựng đô thị thực hiện theo quy hoạch xây dựng đô thị và quy hoạch khu tái định cư đô thị cấp có thẩm quyền phê duyệt. 2.3. Công tác hỗ trợ ổn định đời sống kinh tế xã hội cho các hộ TĐC. 2.3.1. Hỗ trợ lương thực: - Mỗi nhân khẩu hợp pháp của hộ tái định cư được hỗ trợ lương thực bằng tiền có giá trị tương đương 20kg gạo/người/tháng trong 02 năm. Giá gạo tính theo giá gạo tẻ trung bình tại địa phương ở thời điểm hỗ trợ. - Hộ không phải di chuyển: hộ không bị thu hồi đất ở nhưng bị thu hồi đất sản xuất nếu được giao đất mới thì tuỳ theo diện tích đất bị thu hồi, mỗi nhân khẩu hợp pháp của hộ được hỗ trợ lương thực bằng tiền. Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ vào diện tích đất bị thu hồi để quy định cụ thể về mức và thời gian hỗ trợ. Mức tối đa không quá 20kg/gạo/ người/tháng với thời gian không quá hai năm (đối với hộ bị thu hồi 100% đất sản xuất). Giá gạo tính theo giá gạo tẻ trung bình tại địa phương ở thời điểm hỗ trợ. 2.3.2 Hỗ trợ y tế: Hộ tái định cư được hỗ trợ về y tế để phòng, chống dịch bệnh tại nơi mới. Mức hỗ trợ là 100.000đồng/hộ, cấp một lần. 2.3.3. Hỗ trợ giáo dục: Học sinh phổ thông các cấp thuộc hộ tái định cư được cấp 1 bộ sách giáo khoa theo giá quy định của nhà nước và miễn tiền học trong năm học đầu tiên ở nơi mới; miễn tiền đóng góp xây dựng trường trong 03 năm học liên tục tính từ khi bắt đầu học tập tại nơi ở mới. 2.3.4. Hỗ trợ tiền sử dụng điện: Hộ tái định cư được hỗ trợ tiền sử dụng điện hoặc dầu thắp sáng (với nơi chưa có điện) trong 1 năm đầu kể từ ngày chuyển đến nơi ở mới. Mức hỗ trợ là 10.000đồng /người/tháng. 2.3.5. Hỗ trợ chất đốt: Đối với khu tái định cư có khó khăn về chất đốt, được hỗ trợ về chất đốt trong 1năm đầu; mức hỗ trợ 10.000 đồng/người/tháng. 3. Những vấn đề cần quan tâm đối với việc quy hoạch khu TĐC thủy điện Sơn La: Trong hai, ba thập kỷ gần đây, nước ta đã xây dựng một số công trình thủy điện với quy mô từ vài chục đến hàng nghìn MW như Thác Mơ, sông Hinh, Hàm Thuận - Đa Mi, Trị An, Yaly, Hòa Bình v.v... Lợi ích của các công trình thủy điện là rất lớn, nhưng cái giá phải trả cũng không nhỏ, một phần do chưa nhận thức đầy đủ "mặt trái" của công trình. Nhiều tác động tiêu cực đã xảy ra, trong đó, di dân tái định cư đã trở thành một "vấn đề bức xúc", thậm chí có công trình để lại hậu quả khá nặng nề vì tính chất phức tạp, nhạy cảm của vấn đề. Tháng 12 năm 2005 thuỷ điện Sơn La chính thức được khởi công. Đây là công trình tầm cỡ thế giới không chỉ về quy mô công suất nhà máy mà còn về số lượng dân phải di chuyển khỏi lòng hồ. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình thực hiện di dân tái định cư, khi xây dựng thủy điện Sơn La cần quan tâm làm tốt những vấn đề sau đây: 3.1. Xây dựng quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế - xã hội của những vùng dự kiến di dân TĐC gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương và cả nước. Từ trước đến nay, di dân tái định cư được thực hiện trong phạm vi của dự án xây dựng công trình thủy điện. Chính vì vậy, nhiều vấn đề hết sức quan trọng nhưng đã không được quan tâm đúng mức như: Tìm hiểu nguyện vọng của người dân trong việc lựa chọn nơi đến, xác định giá trị tài sản được đền bù, nhu cầu về xây dựng hạ tầng cơ sở (điện, đường, trường, trạm), đặc biệt là định hướng phát triển sản xuất cho người dân tại vùng mà họ sẽ đến lập nghiệp... Sự hình thành hồ chứa đã buộc một bộ phận dân cư phải rời bỏ quê hương, làng bản, mồ mả tổ tiên đến nơi mới gần như hoàn toàn xa lạ. Sự phân chia dòng họ, sắc tộc, là điều khó tránh khỏi. Không loại trừ khả năng phải thay đổi phương thức sản xuất, tập tục truyền thống, đời sống tâm linh đã được hình thành, phát triển và tồn tại qua nhiều thế hệ. Hoàn toàn đúng khi cho rằng, những người dân ở vùng lòng hồ phải làm lại cuộc đời sau khi di chuyển. Nhân dân ta có câu: "Ba lần chuyển nhà bằng một lần cháy". Rõ ràng, những điều vừa nêu chưa phải là tất cả những gì đang chờ đợi người dân vùng lòng hồ, nhưng cũng cho thấy tính phức tạp của vấn đề. Tuyệt đại bộ phận người dân vùng lòng hồ thủy điện Sơn La là đồng bào các dân tộc Tây Bắc, có mức sống còn tương đối thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Khó khăn đến với họ sẽ càng lớn hơn. Vì vậy, muốn đạt được mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường vùng Tây Bắc, một địa bàn trọng yếu của cả nước về kinh tế, đặc biệt về an ninh quốc phòng thì cần phải đảm bảo mức sống cho người dân ít nhất là bằng hoặc hơn nơi ở cũ. Đương nhiên không để người dân tự bươn trải. Càng không thể bỏ qua những nghiên cứu về đặc thù, bản sắc truyền thống văn hóa vật chất, phi vật chất của nhân dân các dân tộc địa phương. Việc thiếu kiến thức và tri thức về những tác động kinh tế - sinh thái nhân văn vùng hồ cũng sẽ là trở ngại cho sự phát triển kinh tế vùng tái định cư ven hồ theo phương thức di vén, một giá trị to lớn về kinh tế, sinh thái nếu biết sử dụng hợp lý. Từ những điều đã trình bày cho._. thấy, hơn bao giờ hết cần phải có dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng dự kiến di dân tái định cư gắn với quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương dựa trên cơ sở nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tập tục, truyền thống dân tộc từ đó vạch ra phương hướng sản xuất trước mắt và lâu dài. 3.2. Gắn di dân TĐC gắn với việc bố trí lại dân cư, chuyển đổi cơ cấu kinh tế đồng thời góp phần củng cố đảm bảo an ninh tổ quốc. Tây Bắc là vùng đất rộng, thưa người, địa hình phức tạp, là địa bàn chiến lược trọng yếu. Mỗi điểm dân cư ở vùng Tây Bắc đều là một cứ điểm phòng thủ trong trận tuyến quốc phòng toàn dân. Sẽ là hợp lý nếu việc di dân tái định cư được thực hiện tại chỗ trong từng huyện, từng tỉnh hoặc giữa các tỉnh trong vùng Tây Bắc. Đây chính là sự gắn kết giữa nhiệm vụ kinh tế và quốc phòng trong chiến lược chiến tranh nhân dân của Đảng. 3.3. Tính hợp lý trong việc kết hợp các phương thức di dân. Cho đến nay, việc di dân nhiều công trình thủy điện đều thực hiện theo ba phương thức: di vén, di xen ghép và di tập trung. Thực tế công tác di dân ở nước ta cho thấy, cả 3 phương thức đều có những điểm mạnh và điểm yếu. Việc xác định tỷ lệ hợp lý giữa các phương thức di dân, một mặt tránh được những chi phí không cần thiết, mặt khác còn tận dụng được những tiềm năng to lớn do hồ thủy điện tạo nên. Một trong những vấn đề cần được cảnh báo là tác động của các khu tái định cư đến môi trường nói chung và đa dạng sinh học nói riêng. Bài học của thủy điện Hòa Bình về hình thức di vén cho thấy, nếu không giải quyết tốt định hướng sản xuất lâu dài, có hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu là nâng cao mức sống cho người dân thì không phải ai khác mà chính họ sẽ là người góp phần làm bồi lắng lòng hồ do đốt rừng làm nương rẫy dẫn đến xói mòn đất, được mô tả bằng hình ảnh: cuốc đất lấp hồ. Tất nhiên đây chưa phải là tất cả những hậu quả cần quan tâm.  Một số khu vực dự kiến tái định cư như Sipaphìn ngay trong báo cáo: "Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La" giai đoạn tiền khả thi, chúng tôi cũng đã nhấn mạnh đến nguy cơ xâm hại đa dạng sinh học khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé. Bởi vì, khi những người dân tái định cư đến Sipaphìn gặp khó khăn trong đời sống thì tài nguyên động, thực vật ở khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé sẽ là đối tượng dễ bị xâm hại nhất. Hiện tượng khai thác gỗ, săn bắn động vật hoang dã nếu xảy ra thì lực lượng kiểm lâm ở khu bảo tồn thực sự phải đối mặt với một thách thức to lớn mà khả năng bất khả kháng là điều khó tránh khỏi. Đó là chưa nói việc xây dựng các khu tái định cư sẽ tạo nhiều thuận lợi cho bọn lâm tặc về giao thông, về khoảng cách tiếp cận với các khu bảo tồn thiên nhiên cũng như các khu rừng còn trữ lượng khá. Di dân công trình thủy điện Sơn La theo phương án tái định cư nội tỉnh, nội huyện, nội vùng Tây Bắc là hợp lý. Điều này sẽ phát huy tối đa tác dụng tích cực về mọi mặt: Đảm bảo an ninh quốc phòng, phân bố lại dân cư, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường v.v..., nếu cuộc sống của người dân tái định cư ổn định dâu dài, ngày càng tốt hơn. Ngược lại, bài học của thủy điện Hòa Bình và ngay cả thủy điện Yaly về định hướng phát triển sản xuất bền vững là hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự thành công hay không thành công của công tác này. Theo phương án bố trí như trên, tỉnh Sơn La là địa bàn chịu ảnh hưởng lớn nhất từ công trình thủy điện Sơn La. Số hộ dân phải di dời lớn nhất, và thiệt hại về đất ngập cũng là lớn nhất. Trong phạm vi nghiên cứu thực tiễn em chỉ xem xét những vấn đề trong công tác di dân trên địa bàn tỉnh Sơn La. Chương II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ DI DÂN THỦY ĐIỆN SƠN LA: I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KT-XH KHU VỰC DI DÂN: 1. Đặc điểm tự nhiên vùng dân cư chịu ảnh hưởng của dự án thuỷ điện Sơn La: Dự án thủy điện Sơn La ảnh hưởng trực tiếp đến 3 tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Trong đó riêng tỉnh Sơn La tính đến thời điểm tháng 2 năm 2004 có 164 bản của 17 xã thuộc 3 huyện Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mường La bị ảnh hưởng trực tiếp, đây là vùng xây dựng công trình nhà máy thuỷ điện Sơn La và vùng ngập lòng hồ chứa nước. Tổng diện tích đất bị ngập dưới cos 215 m là 15.283 ha, gồm: - Đất nông nghiệp 6.320 ha (trong đó: đất ruộng 1.262 ha, đất nương rẫy 4.173 ha, đất cây lâu năm 401 ha, đất vườn tạp 409 ha, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 73 ha). - Đất lâm nghiệp có rừng 2.451 ha (trong đó: đất rừng phòng hộ 2.354 ha, đất rừng sản xuất 97 ha). - Đất chuyên dụng 666 ha. - Đất ở 405 ha. - Đất chưa sử dụng 5.441 ha. Do đặc điểm kiến tạo địa chất với các đứt gãy điển hình như đứt gãy sông Đà, Nậm Pìa đã tạo cho Sơn La nhiều dạng địa hình đặc trưng của vùng núi, có địa thế hiểm trở, núi cao xen lẫn hẻm sâu, mức độ chia cắt mạnh, đất canh tác nhỏ hẹp, thế đất nghiêng dốc, đất có độ dốc dưới 250 chiếm tỷ lệ thấp, xen kẽ giữa các dãy núi cao là vùng lòng chảo, có cánh đồng lúa nước có qui mô vừa và nhỏ do phù sa các con sông suối tạo thành. Tuy nhiên đa số diện tích đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp bị ngập là phần diện tích có chất lượng tương đối tốt, gần nguồn nước được nhân dân cải tạo, canh tác lâu đời. 2. Tình hình KT-XH dân cư khu vực chịu ảnh hưởng. Công trình thuỷ điện Sơn La được xây dựng với phạm vi ảnh hưởng đến tỉnh Sơn La khi hồ chứa tích nước, theo kết quả điều tra của Viện quy hoạch &TKNN - Bộ NN&PTNT vào thời điểm tháng 2 năm 2004: Tổng số dân phải di chuyển là 9.650 hộ, 53,915 khẩu ở 164 bản, 17 xã thuộc 3 huyện Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mường La và dự báo đến năm 2010 là 12.479 hộ, 62.394 khẩu. Theo số liệu điều tra của Ban quản lý dự án di dân TĐC tỉnh và các huyện Quỳnh Nhai, Mường La tháng 11 năm 2005: Tổng số hộ dân phải di chuyển là 11.670 hộ, 57.004 khẩu ở 172 bản, 17 xã thuộc 3 huyện với cơ cấu thành phần dân tộc: Thái 84%, Kinh 6,8%, La Ha 5,5 %, Xá 3,3%, Kháng 0,4 % (trong đó có 3.162 hộ, ở 62 bản, 7 xã không điều tra mà lấy theo kết quả thực hiện năm 2003, 2004 và năm 2005). Bảng 2.1: Cơ cấu dân cư theo dân tộc tại khu vực ảnh hưởng. Dân tộc Số NK (người) Tỷ lệ(%) Hana 3135 5.5 Kinh 3877 6.8 Kháng 228 0.4 Thái 47883 84.0 Xá 1881 3.3 Tổng số 57004 100.0 (Ban quản lý dự án TĐC tỉnh Sơn La) Theo số liệu điều tra tháng 11 năm 2005 tại 110 bản, 10 xã thuộc 2 huyện Quỳnh Nhai, Mường La với 8.508 hộ, 40.838 khẩu có các chỉ tiêu cụ thể sau: + Hộ sản xuất nông nghiệp: 7.675 hộ, chiếm 90,2%; Hộ kinh doanh: 307 hộ, chiếm 3,6%; Hộ cán bộ công chức: 526 hộ, chiếm 6,2%. + Hộ giàu: 176 hộ, chiếm 2,0%; Hộ khá: 2.152 hộ, chiếm 25,3%; Hộ trung bình: 5.459 hộ, chiếm 64,2%; Hộ nghèo: 721 hộ, chiếm 8,5% ( theo tiêu chí cũ). + Nhà sàn: 7.379 nhà, chiếm 86,7% ( Nhà tốt: 3.830 hộ, chiếm 51,9%; Nhà trung bình: 3.121 hộ, chiếm 42,3%; Nhà tạm: 428 hộ, chiếm 5,8%). + Nhà đất: 1.129 nhà, chiếm 13,3% ( Nhà tốt: 441 hộ, chiếm 39%; Nhà trung bình: 576 hộ, chiếm 51%; Nhà tạm: 112 hộ, chiếm 10%). + Số bản chưa có đường ô tô đến: 64/110 bản, chiếm 58,2%. II. TÌNH HÌNH DI DÂN TĐC: 1. Kết quả công tác quy hoạch: 1.1. Kết quả quy hoạch tổng thể. Ngay sau khi dự án thuỷ điện Sơn La được phê duyệt, Viện Qui hoạch và Thiết kế Nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đã tiến hành lập quy hoạch tổng thể trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể di dân tái định cư tại Quyết định số 196/2004/QĐ-TTg ngày 29/11/2004. Trong quá trình triển khai quy hoạch chi tiết có một số khu, điểm cần điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế của địa phương. UBND tỉnh đã đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương cho phép tỉnh được chủ động lựa chọn những điểm TĐC có điều kiện thuận lợi để quy hoạch tiếp nhận dân và trình Bộ NN&PTNT tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh. Kết quả sau khi rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể trên địa bàn tỉnh Sơn La như sau: - Tổng số khu, điểm TĐC tập trung gồm 59 khu, 223 điểm, khả năng tiếp nhận 10.574 hộ; tái định cư đô thị 3 khu, 24 điểm, khả năng tiếp nhận 1.661 hộ. - Tổng số hộ tái định cư xen ghép là 755 hộ, định cư vào 60 bản, 23 xã thuộc các huyện Quỳnh Nhai, Mường La, Mai Sơn, Sông Mã, Thuận Châu và huyện Mộc Châu. - Tổng số hộ có nguyện vọng nhận tiền bồi thường và hỗ trợ của nhà nước để tự di chuyển là 110 hộ thuộc 3 huyện Quỳnh Nhai, Mường La và huyện Thuận Châu. - Số hộ di chuyển đi nơi khác (di chuyển ngoài xã) là 7.550 hộ. - Số hộ di chuyển tại chỗ (di chuyển nội xã) là 4.929 hộ. - Tổng số hộ đã ở trong vùng tái định cư trước đó được Nhà nước hỗ trợ (hộ sở tại bị ảnh hưởng) là 7.556 hộ thuộc 202 bản, 51 xã, phường của 8 huyện, thành phố. Bảng 2.2. Kết quả rà soát, bổ sung khu,(điểm) TĐC của dự án di dân TĐC thủy điện Sơn La(2/2009) TT Hạng mục Quyết định 196 KQ rà soát bổ sung So sánh tăng(+) giảm(-) Số khu TĐC Số điểm TĐC Số khu TĐC Số điểm TĐC Số khu TĐC Số điểm TĐC 1 2 3 4 5 6 7=5-3 8=6-4 Tổng số (A+B) 83 218 60 240 -23 22 A TĐC tập trung nông thôn 82 216 58 227 -24 11 I TĐC tập trung nông thôn(chính thức) 79 207 55 222 -24 15 1 Huyện Quỳnh Nhai 8 28 10 66 2 38 2 Huyện Sông Mã 4 12 3 16 -1 4 3 Huyện Thuận Châu 16 39 11 41 -5 2 4 Huyện Mộc Châu 13 28 6 19 -7 -9 5 Huyện Yên Châu 7 16 5 10 -2 -6 6 Huyện Mường La 7 17 8 43 1 26 7 Huyện Mai Sơn 11 32 8 20 -3 -12 8 Thành Phố Sơn La 4 9 4 7 0 -2 9 Huyện Bắc Yên 4 7 0 0 -4 -7 10 Huyện Sốp Cộp 5 19 0 0 -5 -19 II TĐC tập trung nông thôn(dự phòng) 3 9 3 5 0 -4 1 Huyện Mai Sơn 2 4 2 3 0 -1 2 Huyện Sông Mã 1 5 1 2 0 -3 B TĐC tập trung đô thị 1 2 2 13 1 11 1 Huyện Quỳnh Nhai 1 2 1 12 0 10 2 Thành Phố Sơn La 0 0 1 1 1 1 TĐC xen ghép 0 0 12 30 12 30 1 Huyện Quỳnh Nhai 0 0 2 2 2 2 2 Huyện Mường La 0 0 2 6 2 6 3 Huyện Thuận Châu 0 0 1 3 1 3 4 Huyện Mai Sơn 0 0 5 17 5 17 5 Huyện Sông Mã 0 0 2 2 2 2 Nguồn : Sở KH&ĐT tỉnh Sơn La Chi tiết về quy hoạch tổng thể khu, điểm TĐC, và khả năng tiếp nhận hộ TĐC của tỉnh Sơn La được trình bày ở biểu số 01 phần phụ lục. 1.2. Kết quả công tác triển khai quy hoạch chi tiết. Công tác quy hoạch chi tiết được tập trung chỉ đạo, thực hiện với chất lượng hồ sơ quy hoạch và tiến độ triển khai không ngừng được nâng lên; công tác thẩm định thực địa đã được thực hiện xong tại các khu, điểm TĐC và được các cấp, các ngành tổ chức thực hiện với trách nhiệm cao, đảm bảo các điều kiện để ổn định đời sống và phát triển sản xuất của nhân dân; đảm bảo hài hoà lợi ích giữa các hộ tái định cư và dân sở tại phù hợp với qui hoạch phát triển vùng, ngành trên địa bàn. Phương châm chỉ đạo triển khai lập Quy hoạch chi tiết và thực hiện đầu tư các dự án thành phần khi đã rõ quy mô, địa chỉ và cam kết của người dân nơi đi, để tránh tình trạng quy hoạch treo và đảm bảo cho người dân được lựa chọn điểm đến tái định cư phù hợp. Công tác phối hợp giữa các ngành chuyên môn, Hội đồng thẩm định tái định cư tỉnh đã phát huy được hiệu quả tích cực; thông qua công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các huyện, thành phố tập trung đẩy nhanh tiến độ lập và hoàn thiện qui hoạch chi tiết theo đúng qui định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm cơ sở cho việc triển khai xây dựng các dự án thành phần tại các khu, điểm tái định cư, đảm bảo phục vụ kịp thời cho công tác chuyển dân theo đúng kế hoạch. Đến hết năm 2008, đã được phê duyệt xong đề cương - dự toán chi phí lập qui hoạch chi tiết cho các khu, điểm TĐC. Đã phê duyệt quy hoạch chi tiết cho 51 khu, 197 điểm với khả năng tiếp nhận được 11.163 hộ, còn lại 07 khu chưa phê duyệt được quy hoạch chi tiết, nguyên nhân do các chủ đầu tư đang hoàn thiện hồ sơ quy hoạch chi tiết và đang vận động một số hộ còn lại ký cam kết di chuyển; đối với tái định cư xen ghép đã phê duyệt được 22 phương án tái định cư xen ghép qui mô bản, tiểu khu, tổ dân phố với khả năng tiếp nhận được 354 hộ. 2. Xây dựng nơi TĐC mới. 2.1 Xây dựng nhà ở cho người dân. - Hiện nay trong toàn tỉnh đang triển khai xây dựng 51 khu, 197 điểm tái định cư tập trung cho 11.163 hộ, trong đó đã có 48 khu 172 điểm đã đón dân, tiếp nhận 8.862 hộ; để di chuyển toàn bộ 12.479 hộ dân theo quy hoạch tổng thể trên địa bàn tỉnh tiếp tục xây dựng khoảng 7 khu, 14 điểm tái định cư cho trên 600 hộ dân. - Bình quân mỗi hộ có diện tích đất ở từ 200 m2 đến 400m2. - Do đặc trưng vùng, miền, tại tỉnh Sơn La các hộ đã di chuyển tái định cư chủ yếu là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, ở nhà sàn. Căn cứ chính sách bồi thường, hỗ trợ của Thủ tướng Chính phủ, UBND Tỉnh đã qui định cụ thể mức bồi thường, hỗ trợ làm nhà và công trình phụ cho các hộ TĐC cụ thể: + Hộ độc thân: 30 triệu đồng + 05 triệu đồng xây dựng công trình phụ. + Hộ có từ 2 đến 4 khẩu: 50 triệu đồng/hộ + 08 triệu đồng xây dựng công trình phụ. + Hộ có từ 4 khẩu trở lên: Cứ tăng một khẩu được cộng thêm 10 triệu đồng. 2.2 Xây dựng các công trình công cộng. Tổng số các công trình đang được triển khai tại các khu, điểm tái định cư là 862 công trình, với tổng mức đầu tư được duyệt là 2.932,209 triệu đồng. Trong đó: Giao thông 312 dự án, thuỷ lợi, nước sinh hoạt 160 dự án, công trình hạ tầng xã hội (nhà lớp học, nhà trẻ mẫu giáo, nhà văn hoá...) 230 công trình, san ủi nền nhà cho các hộ tái định cư 103 dự án, công trình cấp điện 57 dự án. Thực hiện phân cấp của UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố đã phát huy được vai trò, trách nhiệm và tính chủ động cao trong tổ chức thực hiện các dự án thành phần, đáp ứng được theo tiến độ, góp phần phục vụ kịp thời và đẩy nhanh được tiến độ di chuyển dân theo đúng qui hoạch, kế hoạch. Trong qúa trình tổ chức thực hiện, UBND tỉnh đã thường xuyên thành lập các tổ công tác liên ngành để kiểm tra, hướng dẫn các huyện, thành phố về qui trình thực hiện đầu tư để kịp thời uốn nắn và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án. Đối với khu trung tâm huyện lỵ Quỳnh Nhai tại Phiêng Lanh đã được các chủ đầu tư tập trung triển khai thực hiện bồi thường GPMB và các dự án thành phần để đáp ứng tiến độ theo kế hoạch yêu cầu của tỉnh, kết quả cụ thể như sau: Đã thực hiện xong công tác bồi thường khu trung tâm hành chính 163,4ha và tiếp tục lập phương án bồi thường cho các hộ dân bị ảnh hưởng tại khu Phiêng Nèn thuộc quy hoạch khu trung tâm huyện lỵ Quỳnh Nhai giai đoạn 2 đã được UBND tỉnh phê duyệt; 08 đơn vị trực thuộc trung ương đã được giao đất và đang triển khai thi công xây dựng trụ sở làm việc; giao cho UBND huyện Quỳnh Nhai 752 lô đất ở để sắp xếp và tiếp nhận các hộ dân tái định cư. Hoàn thiện thủ tục đầu tư và triển khai thi công 9/11 dự án do Ban QLDA khu công nghiệp - đô thị mới làm chủ đầu tư và 7/37 dự án do UBND huyện Quỳnh Nhai làm chủ đầu tư; đang hoàn thiện thủ tục lựa chọn nhà thầu để triển khai tiếp trên 11 dự án thành phần do UBND huyện Quỳnh Nhai làm chủ đầu tư. Các dự án còn lại đang được các chủ đầu tư tập trung chỉ đạo thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu để triển khai thi công. Bảng 2.3: Các công trình CSHT đã hoàn thành. STT Danh mục ĐVT Khối lượng Kinh phí (tr) 1 Dự án cấp nước sinh hoạt CT 563 359,620 2 Đường nội bộ, rãnh thoát nước Km 189,736 268,420 3 Dự án thủy lợi CT 37 44,996 4 Dự án san nền nhà ở Hộ 9776 102,362 5 Dự án điện CT 53 261,349 6 Trường học Phòng 735 226,550 7 Giao thông nội đồng Km 227,200 52,769 8 Đường nối đến các điểm TĐC Km 249,719 581,651 (Tổng hợp kết quả thực hiện quy hoạch) 3. Công tác bồi thường, hỗ trợ TĐC 3.1. Công tác bồi thường. Kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ di dân TĐC dự án thuỷ điện Sơn La từ khởi công đến hết năm 2008: Đã thống kê, kiểm đếm bồi thường thiệt hại cho 17.376 hộ (cả dân tái định cư và dân sở tại bị ảnh hưởng) và các cơ quan, đơn vị tại huyện lỵ Quỳnh Nhai, cụ thể: - Bồi thường về nhà ở: Trừ khu tái định cư xã Tân Lập, huyện Mộc Châu (390 hộ) được Nhà nước đầu tư xây dựng nhà sẵn trước khi nhân dân chuyển đến, các khu, điểm tái định cư còn lại thực hiện hình thức hỗ trợ tiền để nhân dân tháo dỡ nhà tại nơi ở cũ đến dựng lại tại điểm tái định cư. Tính đến 31/12/2008 đã thực hiện hỗ trợ tiền làm nhà cho 8.472 hộ dân với giá trị tương ứng 580,709 tỷ đồng. - Bồi thường tài sản, vật kiến trúc: Tổng số 8.472 hộ gia đình với giá trị tương ứng 252,547 tỷ đồng. - Bồi thường khác, tổng giá trị 142,244 tỷ đồng. - Về bồi thường đất sản xuất nông nghiệp và đất rừng kinh tế (do dân trồng): "Hộ tái định cư đến điểm TĐC nông thôn được bồi thường thiệt hại về đất bằng việc giao đất ở, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản và đất chuyên dụng (nếu có) theo quy hoạch điểm tái định cư được duyệt và theo quỹ đất của điểm tái định cư". Các hộ được hưởng giá trị bồi thường về đất bằng phần chênh lệch giữa quỹ đất tại nơi ở cũ và nơi ở mới. Do chưa xác định được chính xác diện tích đất của các hộ dân tại vùng ngập, đồng thời do phải tổ chức di chuyển dân đáp ứng tiến độ xây dựng Nhà máy thủy điện, mặt khác quy trình xác định diện tích đất vùng ngập mới được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện tại Thông báo số 14/TB-VPCP ngày 09/01/2009 nên việc bồi thường về đất cho các hộ tái định cư chưa triển khai thực hiện được. 3.2 Công tác hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ đời sống kt-xh của người dân. 3.2.1. Hỗ trợ đời sống: Các hộ đã di chuyển tái định cư được hỗ trợ đời sống theo đúng các quy định hiện hành về chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La, bao gồm các khoản hỗ trợ như sau: - Hỗ trợ lương thực: Mỗi nhân khẩu hợp pháp của hộ tái định cư được hỗ trợ lương thực bằng tiền, với giá trị 20 kg/người/tháng trong 2 năm theo giá gạo tẻ trung bình ở địa phương. - Hỗ trợ y tế: hộ tái định cư được hỗ trợ về y tế để phòng, chống dịch bệnh tại nơi ở mới với mức hỗ trợ là 100.000 đồng/hộ (cấp một lần). - Hỗ trợ giáo dục: học sinh phổ thông các cấp thuộc hộ tái định cư được cấp 01 bộ sách giáo khoa theo giá quy định của nhà nước. - Hỗ trợ tiền sử dụng điện thắp sáng: hộ tái định cư được hỗ trợ tiền sử dụng điện hoặc dầu thắp sáng (với nơi chưa có điện) trong 01 năm đầu, kể từ ngày chuyển đến nơi ở mới. Mức hỗ trợ là 10.000 đồng/người/tháng. - Hỗ trợ chất đốt: đối với khu tái định cư có khó khăn về chất đốt, được hỗ trợ về chất đốt trong 01 năm đầu; mức hỗ trợ 20.000 đồng/người/tháng. Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động hưởng lương hưu hàng tháng hiện đang sinh sống cùng gia đình được xác định là hộ nông nghiệp, khi phải di chuyển cùng gia đình được hỗ trợ một lần bằng tiền 500.000 đồng/người. Mức hỗ trợ này thay thế các khoản hỗ trợ về đời sống như: Hỗ trợ lương thực, hỗ trợ y tế, hỗ trợ tiền sử dụng điện thắp sáng, hỗ trợ về chất đốt… Tổng giá trị hỗ trợ đời sống và các khoản hỗ trợ khác luỹ kế đến 31/12/2008 là 314,264 tỷ đồng. 3.2.2. Hỗ trợ sản xuất: Trong thời gian qua tỉnh tập trung chỉ đạo các hộ dân tái định cư tổ chức phát triển sản xuất và chăn nuôi phù hợp với điều kiện về thời tiết, khí hậu và đất đai, trình độ canh tác tại vùng, địa phương tiếp nhận dân nhằm đảm bảo thu nhập và ổn định an ninh lương thực. Thực hiện hỗ trợ sản xuất cho đến nay có 4 huyện, thành phố thực hiện ứng cho 1.702 hộ với số tiền 24,022 tỷ đồng. Tổ chức trên 100 lớp tập huấn, tập trung chỉ đạo triển khai tập huấn về kỹ thuật nông lâm nghiệp, hướng dẫn lập phương án sản xuất tại 8 huyện và thành phố có điểm tái định cư, riêng năm 2008 đã tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho trên 5.000 lượt người tham gia các nội dung tập huấn chủ yếu về chuyển giao kỹ thuật cho các hộ, hướng dẫn lập phương án sản xuất cho trên 1800 hộ tái định cư. Bên cạnh việc tổ chức hướng dẫn lập phương án sản xuất, tập huấn về kỹ thuật nông lâm nghiệp, Sở Nông nghiệp còn chỉ đạo xây dựng các mô hình sản xuất tại các điểm tái định cư làm cơ sở cho các hộ tham quan, học tập và làm theo, cho đến nay đã xây dựng được 10 loại mô hình về chăn nuôi, lâm nghiệp, trồng trọt góp phần đưa hơn 1.800 hộ tham quan thông qua các mô hình, đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng cho các mô hình, điển hình là: Mô hình lợn: triển khai tại Thuận Châu, Mường La và thành phố Sơn La với 106 hộ tham gia, hỗ trợ 323 con lợn; Mô hình chăn nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học: quy mô 2.000 con (20 hộ tham gia) tại Quỳnh Nhai, quy mô 2.500 con tại Mộc Châu; Chương trình phát triển đàn bò: cấp 67 con bò giống cho 67 hộ tham gia tại Mường La (xã Mường Chùm), Quỳnh Nhai (xã Mường Sại), Mai Sơn (xã Mường Bon), hiện nay đàn bò được cấp ở Mường Bon đã sinh ra thêm 6 bê con…. Việc đào tạo chuyển đổi ngành nghề trong giai đoạn hiện nay các chủ đầu tư, các hộ gia đình đang tập trung thực hiện việc di chuyển, TĐC, xây dựng nơi ở ban đầu. UBND tỉnh đang giao cho các ngành và uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố tổng hợp theo đăng ký và nguyên vọng của các hộ dân để xây dựng phương án sản xuất cụ thể; đồng thời định hướng để nhân dân xây dựng các phương án sản xuất chuyên canh phù hợp với quy hoạch sản xuất của vùng, nhằm từng bước nâng cao thu nhập để ổn định đời sống tại nơi tái định cư. 3.3 Giải quyết vấn đề đất ở và đất sản xuất. Giao đất ở: 100% hộ tái định cư được giao đất ở theo đúng hạn mức quy định từ 200m2 đến 400m2/hộ theo quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt, việc san nền nhà cho các hộ được các chủ đầu tư chuẩn bị chu đáo đáp ứng yêu cầu của nhân dân khi chuyển đến vì thế nhanh chóng trong việc dựng nhà ở. Giao đất sản xuất: 74,7% số hộ tái định cư đã có đất sản xuất để canh tác. - UBND các huyện, thành phố đã giao đất sản xuất đến hộ cho 1.547/3.728 hộ tái định cư tập trung nông thôn ngoại xã, ngoại huyện, hiện đang tiến hành đo đạc địa chính làm thủ tục cấp quyền sử dụng đất. Số hộ còn lại cũng đã được tạm giao đất để sản xuất kịp mùa vụ. - Hộ TĐC nội xã 4.464 hộ: việc giao đất sản xuất cho các hộ chưa thực hiện được, hiện nay các chủ đầu tư giao đất cho cộng đồng bản để phân chia cho các hộ sản xuất: do công tác thu hồi chưa đo đạc chi tiết theo quy định, bà con vẫn tiến hành sản xuất trên quỹ đất hiện có tại 3 huyện cụ thể: - Huyện Thuận Châu: 567 hộ. - Huyện Quỳnh Nhai: 2.269 hộ. - Huyện Mường La: 1.728 hộ. + Đối với các hộ TĐC xen ghép và tự nguyện di chuyển đã được các hộ dân nơi đón nhận tái định cư chia sẻ đất đai theo thoả thuận, đúng hạn mức qui định. Bảng 2.4: Tổng hợp vốn di dân TĐC thủy điện Sơn La : STT Danh Mục ĐVT KL Tổng Kinh Phí Tổng Cộng I 12500 7392305 1 TĐC tập chung nông thôn hộ 10246 5963810 2 TĐC đô thị hộ 1613 1161943 3 TĐC xen ghép hộ 424 190602 4 TĐC tự nguyện hộ 217 75950 II Vốn các dự án phục vụ TĐC 2098591 1 Dự án liên vùng đường giao thông, thủy lợi 2078591 2 Dự án trung tâm giáo dục lao động 05-06 tỉnh Sơn La 20000 III Vốn khác 100000 1 Chi phí QL dự án 70000 2 Chi phí đầu tư ban đầu phục vụ dự án 30000 IV Dự phòng 10% 959090 Nguồn : Sở KH&ĐT tỉnh Sơn La Bảng 2.5 : Tổng hợp công tác bồi thường, hỗ trợ di dân TĐC. STT Danh mục ĐVT Khối lượng Kinh phí (tr) I Bồi thường hỗ trợ về đất 701605,58 1 Bồi thường, hỗ trợ đất dân sở tại ha 8718,08 366885,79 2 Bồi thường giá trị đất chênh cho hộ Tái định cư ha 5931,01 334719,79 II Bồi thường hỗ trợ về tài sản 874682,49 1 Bồi thường: Nhà ở, công trình phụ vật kiến trúc; người lao động do ngừng việc; cây trồng, vật nuôi với hộ TĐC Hộ 8647 744149,25 2 Bồi thường: Nhà ở, công trình phụ vật kiến trúc; cây trồng, vật nuôi với hộ sở tại Hộ 3929 94530,24 3 Bồi thường: CSHT,công trình công cộng; công trình, vật kiến trúc gắn với mặt đất, đất có mặt nước đối với tổ chức CT 93 36003 III Hỗ trợ TĐC 652798,44 1 Hỗ trợ xây dựng nhà ở, công trình phụ vật kiến trúc kèm theo nhà ở tại điểm TĐC (nhà xây) Hộ 1761 45021,30 2 Hỗ trợ di chuyển Hộ 3022 77980,48 3 Hỗ trợ đời sống Hộ 6719 176499,05 4 Hỗ trợ sản xuất Hộ 5916 277739,93 5 Hỗ trợ chi phí đào tạo chuyển đổi ngành nghề, mua công cụ LĐ Hộ 483 4700 6 Hỗ trợ gia đình chính sách Hộ 299 1489,75 7 Hỗ trợ thôn bản, bị ảnh hưởng khi thực hiện Dự án TĐSL Hộ 631 8014,60 8 Hỗ trợ khác Hộ 7480 61353,34 (Tổng hợp kết quả thực hiện công tác bồi thương, hỗ trợ) 4. Kết quả di dân đến các khu TĐC đã quy hoạch. Tổng số hộ đã di chuyển đến các khu, điểm tái định cư tính đến ngày 31/12/2008 trên toàn tỉnh là 8.862 hộ, cụ thể: - Tổng số khu, điểm tái định cư tập trung (nông thôn và đô thị) nhân dân đã chuyển đến gồm 48 khu, 172 điểm, tiếp nhận 8.245 hộ. - Tổng số hộ tái định cư xen ghép là 353 hộ, định cư tại 29 bản (tiểu khu), 12 xã thuộc các huyện Quỳnh Nhai, Mường La, Mai Sơn, Sông Mã, Thuận Châu. - Tổng số hộ có nguyện vọng nhận tiền bồi thường và hỗ trợ của nhà nước để tự di chuyển là 264 hộ thuộc 3 huyện Quỳnh Nhai, Mường La và huyện Thuận Châu. - Số hộ di chuyển đi nơi khác (di chuyển ngoài xã) là 4.298 hộ. - Số hộ di chuyển tại chỗ (di chuyển nội xã) là 4.564 hộ. - Tổng số hộ đã ở trong vùng tái định cư trước đó được Nhà nước hỗ trợ (hộ sở tại bị ảnh hưởng) là 7.556 hộ thuộc 202 bản, 51 xã, phường của 8 huyện, thành phố. 5. Tiểu kết. Nhìn chung công tác bồi thường, hỗ trợ và di dân tái định cư Dự án thủy điện Sơn La đã được tập trung chỉ đạo thực hiện và đạt được những thành quả đáng khích lệ; đã phát huy được sức mạnh tổng hợp cả hệ thống chính trị của tỉnh; các chủ trương, chính sách được tuyên truyền, phổ biến kịp thời, đầy đủ đến người dân tạo bước chuyển biến tích cực trong nhận thức và đồng thuận trong tổ chức thực hiện dự án. Giải quyết kịp thời một số vướng mắc qua thực tiễn triển khai như công tác quy hoạch chi tiết, công tác thống kê kiểm đếm và lập phương án bồi thường, thu hồi đất, giao đất cho các hộ tái định cư ... Tổ chức hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác di dân tái định cư kịp thời đã góp phần giúp các chủ đầu tư và đơn vị chủ động triển khai thực hiện dự án có hiệu quả. Công tác tuyên truyền vận động đã được triển khai sâu rộng tới mọi người dân thông qua nhiều hình thức, đặc biệt là sau khi có những điều chỉnh bổ sung về cơ chế chính sách. Chất lượng công tác quy hoạch ngày càng được nâng cao, đảm bảo việc lựa chọn các khu, điểm quy hoạch chi tiết có đủ các điều kiện để tái định cư và phát triển sản xuất ổn định lâu dài cho người dân. Xây dựng hạ tầng khu, điểm tái định cư đã được các chủ đầu tư tập trung chỉ đạo trong thực hiện đảm bảo các điều kiện thiết yếu phục vụ kịp thời cho công tác di chuyển dân và ổn định cuộc sống bước đầu tại nơi tái định cư. Tiến độ di chuyển dân ra khỏi vùng hồ đã cơ bản đáp ứng và phục vụ kịp thời cho tiến độ xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La. Hệ thống chính trị cơ sở tại các khu, điểm tái định cư đã từng bước được củng cố và kiện toàn; công tác đảm bảo an ninh, trật tự xã hội được thực hiện tốt, nhân dân yên tâm phát triển sản xuất và ổn định đời sống. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành với các huyện và các Ban quản lý dự án ngày càng được cải thiện theo chiều hướng tích cực; sự chỉ đạo của các cấp chính quyền ngày càng phát huy hiệu quả; nhiều tổ công tác của tỉnh được thành lập đã phát huy được vai trò tham mưu tích cực cho các cấp chính quyền trong chỉ đạo, điều hành thực hiện dự án, như tổ chức kiểm tra, hướng dẫn và giúp đỡ các huyện triển khai thực hiện nhiệm vụ, nhất là trong công tác thống kê bồi thường, quản lý dự án đầu tư xây dựng, công tác lập quy hoạch, thanh quyết toán vốn đầu tư.... III. NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG CÔNG TÁC DI DÂN THỦY ĐIỆN SƠN LA. 1. Một số hạn chế và tồn tại trong thời gian qua: Quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn còn một số tồn tại chưa được khắc phục : - Cơ chế quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện dự án sau một thời gian áp dụng phát sinh những điểm cần điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tiễn tại cơ sở và yêu cầu nhiệm vụ mới đã được UBND tỉnh kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương nhưng đến nay vẫn chưa được điều chỉnh kịp thời. Việc phối hợp giải quyết công việc giai đoạn đầu giữa một số cơ quan cấp tỉnh và Ban quản lý dự án tỉnh với các chủ đầu tư ở một số khâu quản lý, điều hành chưa hợp lý, nhất là chế độ thông tin báo cáo phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành. - Công tác tuyên truyền vận động đã được tập trung chỉ đạo nhưng đến hết năm 2008 vẫn còn 632 hộ chưa lựa chọn điểm đến để ký cam kết di chuyển theo qui định. - Tiến độ lập qui hoạch chi tiết của các chủ đẩu tư còn chậm so với yêu cầu của Chính phủ, tỉnh. Trong quá trình thực hiện các chủ đầu tư chưa thường xuyên giám sát tiến độ để đôn đốc các đơn vị tư vấn, chưa hoàn thiện được hồ sơ qui hoạch chi tiết sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng qui định. Công tác quản lý qui hoạch còn yếu, chưa thực hiện đúng qui trình trong công tác công khai, công bố qui hoạch. - Công tác thống kê, áp giá, thẩm định và phê duyệt giá trị bồi thường, hỗ trợ chưa được các huyện triển khai kịp thời và dứt điểm tại đầu đi và điểm đến, nên rất khó khăn cho công tác tổng hợp và quản lý tổng mức đầu tư; việc phối hợp các cấp chính quyền nơi có dân di chuyển và nơi đón nhận dân trong công tác lập, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ có lúc chưa được chặt chẽ và đồng bộ, dẫn đến tiến độ phê duyệt và thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ chậm, việc hoàn thiện được hồ sơ quyết toán chưa kịp thời. - Với lượng đơn vị tư vấn đo đạc lập bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh ít, trong khi các đơn vị đo đạc của Trung ương do điều kiện xa không tham gia đo đạc nên công tác đo đạc lập bản đồ địa chính phục vụ cho thu hồi đất tại các khu, điểm tái định cư chậm, làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hồi đất để giao đất cho các hộ tái định cư tại nơi ở mới cũng như việc tính toán, xác định giá trị chênh lệch tiền đất cho các hộ tái định cư. - Tiến độ thi công xây dựng các dự án thành phần chậm và hầu hết đều trong tình trạng đang thi công dở dang. Đến hết năm 2008 đã có 269 công trình được thi công hoàn thành, nhưng mới có 9 dự án thuộc điểm TĐC Nà Nhụng, xã Mường Chùm, huyện Mường La đã quyết toán xong; còn lại 260 dự án các chủ đầu tư chưa hoàn thiện được thủ tục theo qui định để bàn giao đưa vào quản lý sau đầu t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2123.doc
Tài liệu liên quan