Giải pháp việc làm cho lao động nông thôn khu vực đồng bằng Sồng Hồng

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Lao động với vai trò là một nguồn lực lớn và quan trọng có ý nghĩa quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới và phát triển đất nước nói chung và khu vực đồng bằng Sông Hồng nói riêng, trong đó việc đào tạo, bố trí và sử dụng lao động đóng vai trò trung tâm. Nhưng thực tế trong những năm vừa qua và cho tới thời điểm này vấn đề lao động còn nhiều bất cập và hạn chế. Những hạn chế này một phần đã kìm hãm sự phát huy của các nguồn lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá

doc51 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp việc làm cho lao động nông thôn khu vực đồng bằng Sồng Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và hiện đại hoá, đặc biệt lực lượng lao đông nông thôn khu vực đồng bằng Sông Hồng chưa theo kịp yêu cầu của sự phát triển. Giải quyết việc làm vẫn đang là vấn đề nóng bỏng và bức xúc hiện nay ở cả khu vực thành thị và khu vực nông thôn đòi hỏi nhà nước, các đơn vị kinh tế và bản thân người lao động phải giải quyết. Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là một nhiệm vụ cơ bản và cấp bách hiện nay. Nhưng giải quyết việc làm không thể chỉ hoàn thành trong thời gian ngắn mà nó đòi hỏi giải quyết liên tục trong khoảng thời gian dài với sự định hướng và chỉ đạo của chiến lược, quy hoạch và các kế hoạch giải quyết việc làm. Chuyên đề với đề tài “Giải pháp việc làm cho lao động nông thôn khu vực đồng bằng Sồng Hồng”. Xin trình bày những vấn đề cơ bản về thực trang việc làm hiện nay và các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn khu vực đồng bằng Sông Hồng trong giai đoạn 2011-2015 ĐỀ TÀI GỒM BA PHẦN LỚN PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG PHẦN II. THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀM CỦA NÔNG THÔN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG BA NĂM 2006-2009 PHẦN III. CÁC GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 1.1. KHÁI NIỆM VỀ VIỆC LÀM. Con người là động lực, động cơ, trung tâm của sự phát triển xã hội, với nguồn lực của mình là chí lực và sức lực ,con người chỉ có thể tham gia đóng góp cho sự phát triển xã hội thông qua quá trình làm việc của mình , quá trình làm việc này được thể hiện qua hai yếu tố chủ quan và khách quan đó là sức lao động của người lao động và tất cả các điều kiện tối thiểu cần thiết để người lao động sử dụng sức lao động của họ tác động lên tư liệu sản xuất và tạo ra sản phẩm xã hội. Quá trình kết hợp sức lao động và các điều kiện cần thiết để sử dụng sức lao động là quá trình người lao động làm việc. Quá trình lao động đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động trong công việc. Theo bộ luật lao động thì : "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm ." Việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội, phụ thuộc vào các điều kiện hiện có của nền sản xuất. Một người lao động có việc làm khi người ấy chiếm được một vị trí nhất định trong hệ thống sản xuất của xã hội. Thông qua việc làm để người ấy thực hiện quá trình lao động tạo ra sản phẩm và thu nhập của người ấy. Mỗi một hình thái xã hội, mỗi giai đoạn phát triển kinh tế xã hội thì khái việc làm được hiểu theo những khía cạnh khác nhau . Trước đây người ta cho rằng chỉ có việc làm trong các xí nghiệp quốc doanh và trong biên chế nhà nước thì mới có việc làm ổn định, còn việc làm trong các thành phần kinh tế khác thì bị coi là không có việc làm ổn định . Với nhưỡng quan điểm đó nên họ cố gắng xin vào làm việc trong các cơ quan , xí nghiệp này. Nhưng hiện nay quan điểm ấy không tồn tại nhiều trong số những người đi tìm việc làm. Những người này sẵn sàng tìm bất cứ công việc gì, ở đâu, thuộc thành phần kinh tế nào cũng được miễn là hành động lao động của họ được nhà nước khuyến khích không ngăn cấm và đem lại thu nhập cao cho họ là được. Như chúng ta đã biết hai phạm trù việc làm và lao động có liên quan với nhau và cùng phản ánh một loại lao động có ích của một người, nhưng hai phạm trù đó hoàn toàn không giống nhau vì : Có việc làm thì chắc chắn có lao động nhưng ngược lại có lao động thì chưa chắc đã có việc làm vì nó phụ thuộc vào mức độ ổn định của công việc mà người lao động đang làm. 1.1.1. Phân loại việc làm. Có nhiều cách phân loại việc làm theo các chỉ tiêu khác nhau . * Phân loại việc làm theo mức độ sử dụng thời gian lao động : + Việc làm đầy đủ: Với cách hiểu chung nhất là người có việc làm là người đang có hoạt động nghề nghiệp , có thu nhập từ hoạt động đó để nuôi sống bản thân và gia đình mà không bị pháp luật ngăn cấm . Tuy nhiên việc xác định số người có việc làm theo khái niệm trên chưa phản ánh trung thực trình độ sử dụng lao động xã hội vì không đề cập đến chất lượng của công việc làm . Trên thực tế nhiều người lao động đang có việc làm nhưng làm việc nửa ngày , việc làm có năng suất thấp thu nhập cũng thấp . Đây chính là sự không hợp lý trong khái niệm người có việc làm và cần được bổ xung với ý nghĩa đầy đủ của nó đó là việc làm đầy đủ . Việc làm đầy đủ căn cứ trên hai khía cạnh chủ yếu đó là : Mức độ sử dụng thời gian lao động , năng suất lao động và thu nhập . Mọi việc làm đầy đủ đòi hỏi người lao động phải sử dụng đầy đủ thời gian lao động theo luật định ( Việt nam hiện nay qui định 8 giờ một ngày .) mặt khác việc làm đó phải mang lại thu nhập không thấp hơn mức tiền lương tối thiểu cho người lao động (Nước ta hiện nay qui định mức lương tối thiểu cho một người lao động trong một tháng là :730.000 đ). Vậy với những người làm việc đủ thời gian qui định và có thu nhập lớn hơn tiền lương tối thiểu hiện hành là những người có việc làm đày đủ. + việc làm không đầy đủ : Với khái niệm việc làm đầy đủ như trên thì việc làm không đầy đủ là những việc làm không tạo điều kiện cho người lao động tiến hành nó sử dụng hết quĩ thời gian lao động , mang lại thu nhập cho họ thấp dưới mức lương tối thiểu và người tiến hành việc làm không đầy đủ là người có việc làm không đầy đủ. Theo tổ chức lao động thế giới (Viết tắt là ILO) thì khái niệm việc làm không đầy đủ được biểu hiện dưới hai dạng sau. - Thất nghiệp vô hình: Là những người có đủ việc làm làm đủ thời gian, thậm chí còn quá thời gian qui định nhưng thu nhập thấp do tay nghề, kỹ năng lao động thấp, điều kiện lao động xấu, tổ chức lao động kém, cho năng suất lao động thấp thường có mong muốn tìm công việc khác có mức thu nhập cao hơn. Thước đo của thiếu việc làm vô hình là: K = x 100% -Thất nghiệp hữu hình: Là hiện tượng người lao động làm việc với thời gian ít hơn quỹ thời gian qui định, không đủ việc làm và đang có mong muốn kiếm thêm việc làm và luôn sẵn sàng để làm việc. Thược đo của thiếu việc làm hữu hình là: K = x 100% +Thất nghiệp: Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động nhưng không có việc làm , có khả năng lao động , hay nói cách khác là sẵn sàng làm việc và đang đi tìm việc làm . Thất nghiệp được chia thành nhiều loại: -Thất nghiệp tạm thời: Phát sinh do di chuyển không ngừng của sức lao động giữa các vùng, các công việc hoặc các giai đoạn khác nhau của cuộc sống. -Thất nghiệp cơ cấu: xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động, việc làm .Sự không ăn khớp giữa số lượng và chất lượng đào tạo và cơ cấu về yêu cầu của việc làm, mất cân đối giữa cung và cầu lao động. -Thất nghiệp chu kỳ: Phát sinh khi mức cầu chung về lao động thấp và không ổn định. Những giai đoạn mà cầu lao động thấp nhưng cung lao động cao sẽ xảy ra thất nghiệp chu kỳ. * Phân loại việc làm theo vị trí lao động của người lao động . +Việc làm chính: Là công việc mà người lao động thực hiện dành nhiều thời gian nhất và đòi hỏi yêu cầu của công việc cần trình độ chuyên môn kỹ thuật . +Việc làm phụ: Là công việc mà người lao động thực hiện dành nhiều thời gian nhất sau công việc chính. 1.1.2. Tạo việc làm Tạo việc làm cho người lao động là một công việc hết sức khó khăn và nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: Vốn đầu tư , sức lao động , nhu cầu thị trường về sản phẩm . Bởi vậy tạo việc làm là quá trình kết hợp các yếu tố trên thông qua nó để người lao động tạo ra các của cải vật chất (số lượng , chất lượng ), sức lao động (tái sản xuất sức lao động ) và các điều kiện kinh tế xã hội khác Ta có thể biểu thị mối quan hệ giữa việc làm với một số nhân tố cơ bản. Số lượng việc làm được tạo ra phụ thuộc vào sực lao động nhu cầu về thị trường số vốn mà họ đầu tư Ta nhận thấy rằng : Khối lượng của việc làm được tạo ra tỉ lệ thuận với các yếu tố trên . Chẳng hạn như vốn đầu tư để mua sắm thiết bị máy móc , nhà xưởng mở rộng quy mô sản xuất là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn . Khi vốn đầu tư tăng thì tạo ra được nhiều chỗ làm việc mới và ngược lại đầu tư ít thì quy mô bị thu nhỏ lại kéo theo sự giảm đi về số lượng việc làm được tạo ra. Mặt khác nhu cầu của thị trường về sản phẩm sản xuất ra còn ảnh hưởng không nhỏ đến việc tạo ra chỗ làm mới . Nếu sản phẩm sản xuất ra được đưa ra thị trường đảm bảo cả về chất lượng và số lượng , mà thị trường chấp nhận . Bởi vì sản phẩm tiêu thụ được sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển , các doanh nghiệp các nhà xưởng sẽ mở rộng quy mô sản xuất , đi đôi với mở rộng sản xuất là cầu về lao động tăng lên . Ngược lại khi cầu về sản phẩm hàng hoá giảm sẽ làm ngừng trệ sản xuất làm cho lao động không có việc làm và dẫn đến tình trạng thất nghiệp . Ngoài ra còn một số các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến việc làm ở tầng vĩ mô : Gồm các chính sách kinh tế của nhà nước vì khi các chính sách kinh tế phù hợp sẽ tạo điều kiện khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển làm cho cầu lao động tăng đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều chỗ làm mới. Dân số và lao động là hai vấn đề có quan hệ rất chặt chẽ với nhau , quy mô dân số càng lớn thì nguồn lao động càng nhiều và ngược lại khi nguồn lao động càng lớn lại là sức ép đối với công tác tạo việc làm cho người lao động bởi vì : Khi cung về lao động lớn sẽ tạo ra một lượng lao động dư thừa cần giải quyết việc làm . Ngược lại khi cầu lao động lớn hơn cung lao động sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động tham gia vào các ngành kinh tế .Vì vậy tỉ lệ tăng dân số và nguồn nhân lực có ảnh hưởng đến vấn đề lao động và tạo việc làm cho người lao động . Tạo việc làm được phân loại thành : Tạo việc làm ổn định : Công việc được tạo ra cho người lao động mà tại chỗ làm việc đó và thông qua công việc đó họ có thu nhập lớn hơn mức thu nhập tối thiểu hiện hành và ổn định theo thời gian từ 3 năm trở lên : Việc làm ổn định luôn tạo cho người lao động một tâm lý yên tâm trong công việc để lao động hiệu quả hơn . Tạo việc làm không ổn định :Được hiểu theo hai nghĩa .Đó là: + Công việc làm ổn định nhưng người thực hiện phải liên tục năng động theo không gian , thường xuyên thay đổi vị trí làm việc nhưng vẫn thực hiện cùng một công việc . + Công việc làm không ổn định mà người lao động phải thay đổi công việc của mình liên tục trong thời gian ngắn . Mục địch ý nghĩa của tạo việc làm . Tạo việc làm là quá trình tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất , công cụ sản xuất và sức lao động . Tạo việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động luôn là vấn đề bức xúc và quan trọng ,nó mang mục đích ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với từng người lao động và toàn xã hội . Mục đích của tạo việc làm nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực , các tiềm năng kinh tế , tránh lãng phí nguồn lực xã hội . Về mặt xã hội tạo việc làm nhằm mục đích giúp con người nâng cao vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế , giảm được tình trạng thất nghiệp trong xã hội . Không có việc làm là một trong những nguyên nhân gây ra các tệ nạn xã hội như : Trộm cắp, lừa đảo, nghiện hút .. giải quyết việc làm cho người lao động nhất là các thanh niên là hạn chế các tệ nạn xã hội do không có ăn việc làm gây ra và giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội đòi hỏi . Về mặt kinh tế khi con người có việc làm sẽ thoả mãn được các nhu cầu thông qua các hoạt động lao động để thoả mãn nhu cầu vật chất , tinh thần , ổn định và nâng cao đời sống của người lao động . Việc làm hiện nay gắn chặt với thu nhập . Người lao động không muốn làm ở những nơi có thu nhập thấp đó là một thực tế do nhu cầu đòi hỏi của xã hội . Hiện nay nhiều người lao động được trả công rất rẻ mạt , tiền công không đủ sống dẫn đến tâm lý không thích đi làm , hiệu quả làm việc không cao , ỷ lại ngại đi xa các thành phố thị xã . Một mặt thất nghiệp nhiều ở thành thị nhưng nông thôn lại thiếu cán bộ , thiếu người có trình độ chuyên môn . Bởi vậy tạo điều kiện có việc làm cho người lao động thôi chưa đủ mà còn tạo việc làm gắn với thu nhập cao mang lại sự ổn định cuộc sống cho người lao động . Giải quyết việc làm , tạo việc làm cho người lao động có ý nghĩa giúp họ tham gia vào qua trình sản xuất xã hội cũng là yêu cầu của sự phát triển , là điều kiện cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của con người . 1.2. SỰ CẦN THIẾT TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG KHU VỰC NÔNG THÔN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 1.2.1. Giải quyết việc làm vấn đề cấp bách của toàn xã hội. Sự phát triển của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên ,nguồn nhân lực và vốn . Trong đó việc sử dụng nguồn nhân lực có vai trò quan trọng và quyết định đến sự phát triển đó , tạo việc làm nhằm nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực thông qua các hướng sau : Tạo việc làm và giải quyết việc làm nhằm phân bổ lao động một cách hợp lý , góp phần hoàn thiện hệ thống quản lý đưa đến một hệ thống lao động phù hợp với cơ cấu hệ thống ngành nghề có sự phối hợp hài hoà giữa các bộ phận tổ chức , bố trí lao động phù hợp với đặc điểm tính chất của công việc sẽ nâng cao năng suất lao động cá nhân , giúp họ phát triển khả năng và sự sáng tạo của mình cho quá trình sản xuất phát triển . 1.2.2. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn khu vực đồng bằng Sông Hồng Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động ở khu vực đồng bằng Sông Hồng theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm đi. Trong nội bộ cơ cấu kinh tế nông nghiệp khu vực đồng bằng sông hồng, nông thôn cũng đã có sự chuyển dịch ngày càng tích cực hơn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp khu vực nông thôn đã tăng từ 17,3% năm 2005 lên 19,3% năm 2009. Trên cơ sở đó, đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội nông thôn mà biểu hiện rõ nhất là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn theo hướng ngày càng tăng thêm các hộ làm công nghiệp, thương mại và dịch vụ; trong khi số hộ làm nông nghiệp thuần tuý giảm dần. Tỷ lệ hộ nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp) đã giảm 9,87%; tỷ lệ hộ công nghiệp tăng lên 8,78%. Năm 2009, số hộ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn có 1,6 triệu hộ, tăng 40% so với năm 2006. 1.2.3. Vấn đề đô thị hóa ,công nghiệp hóa ở nông thôn khu vực đồng bằng Sông Hồng Quá trình đô thị hóa nông thôn ở khu vực đồng bằng Sông Hồng trong những năm gần đây diễn ra với tốc độ khá nhanh, làm biến đổi bộ mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và kiến trúc của khu vực. với tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt như vậy do đó đã có nhiều những hạn chế. Trước kia người ta nhắc đến những vùng quê với liên tưởng là một màu xanh bạt ngàn của hoa màu, lương thực. Nơi có cây đa, giếng nước, sân đình, nơi có những người nông dân thật thà đôn hậu...Một cuộc sống yên bình, đầm ấm với một bầu không khí trong lành,thoáng đãng. Còn bây giờ thì sao? Đô thị hóa nông thôn đã mang lại cho những vùng quê ấy những thay đổi lớn lao cả về mặt lượng và mặt chất. Những cánh đồng vốn là miếng cơm manh áo gắn bó hàng ngày với người dân dần dần bị thu hẹp, san bằng thay vào đó là những siêu dự án, những khu đô thị sẽ mọc lên trong nay mai...Những người dân vốn đã quen với việc quanh năm "con trâu đi trước, cái cày theo sau",bây giờ họ không có đất đai để canh tác,không có một nghề nghiệp nào để tạo dựng sự ổn định cho tương lai.Sự nhàn rỗi cộng với một khoản tiền đền bù đất khá cao cho phép họ sống sung túc trong một thời gian làm cho họ có ảo tưởng mình là một tỷ phú,họ nhầm một cách căn bản do không có những kiến thức cơ bản về kinh tế, thực chất chỉ là số tiền của tương lai chuyển về hiện tại mà thôi.Nó có thể làm cho họ đổi đời trong một thời gian,sự giầu lên một cách nhanh chóng là cơ hội cho các tệ nạn XH tràn vào,đó là cờ bạc,ma túy...mà cái thực tế không kém là đạo đức con người bị suy đồi một cách nhanh chóng,theo thống kê cho thấy tỷ lệ phạm tội ở nông thôn gia tăng một cách đáng kinh ngạc,tệ hơn nữa anh em ruột cũng sẵn sàng chém giết lẫn nhau chỉ vì sức mạnh của đồng tiền. Sau đó thì sao,sau khi đã ăn chơi trác táng,hết tiền,không có đất,không nghề nghiệp, mà cái quan trọng ở đây là sự biến chất trong chính con người họ, một khi họ đã quen với việc ngồi chơi và vẫn có tiền tiêu xài thì đó là lúc họ lười lao động, thói quen lao động thường ngày sẽ mất đi...Họ sẽ làm gì để trang trải cho cuộc sống đang diễn ra hàng ngày hàng giờ đây? Đô thị hóa nông thôn không những gây ô nhiễm môi trường nặng nề cho một vùng quê yên bình mà nó còn gây ô nhiễm đạo đức nên tất cả những người dân đã và đang sống trong chính cái môi trường đó! 1.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC DỘNG ĐẾN TẠO VIỆC LÀM KHU VỰC NÔNG THÔN 1.3.1. Nhân tố làm tăng số lao động cần giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn ĐBSH là vùng nằm giữa biển Đông và hai vùng Đông bắc , Tây Bắc do đó hưởng lợi thế của cả ba vùng: miền núi trung du, đồng bằng và ven biển. với vị trí địa lý thuận lợi và điều kiện tự nhiên đầy đủ các yếu tố sông và ven biển, đồng bằng đồi núi đã tạo ra thế mạnh cho vùng ĐBSH phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ theo hướng công nghiệp hoa , hiện đại hóa. ĐBSH vừa là cửa ngõ đi ra biển giao thương với bên ngoài, vừa là vùng trung chuyển hang hóa, nguyễn vật liệu của các tỉnh Bắc Bộ qua hệ thống giao thong đường bộ, đường thủy. Diện tích đất nông nghiệp của ĐBSH năm 2006 là 760.3 nghìn ha, chiếm 8.1% diện tích đất nông nghiệp cả nước và bằng 29.5% diện tích đất nông nghiệp của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đất canh tác tuy không nhiều nhưng độ màu mỡ cao, được phù xa sông hông bồi tụ hang năm, địa hình bằng phẳng, khí hậu ôn hòa với 4 mùa rõ rệt nên rất thích hợp với phát triển nông nghiệp. lợi thế ngày đã và đang tạo cho vùng phát triển nông sản hang hóa phục vụ nhu cầu cung cấp nguyên liệu quanh năm cho ngành công nghiệp chế biến nguyên liệu quanh năm cho ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu hang nông sản. Ngoài thế mạnh nông nghiệp, ĐBSH còn có thế mạnh về công nghiệp và dịch vụ với các trung tâm công nghiệp và thương mại lớn nhất miền bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh phúc. ĐBSH là vùng thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài lớn thứ hai sau vùng Đông Nam Bộ, hầu hết là đầu tư vào công nghiệp và dịch vụ. bên cạnh đó,ĐBSH từ lâu đã hình thành các làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, tạo điều kiện đa dạng hóa các ngành nghề đặc biệt ở khu vực nông thôn. Trong vùng có thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa khoa học kỹ thuật của cả nước , tập trung nhiều cơ sở giáo dục đào tạo và nghiên cứu hang đầu cả nước. Điều kiện cơ sở hạ tầng cũng hơn hẳn các vùng khác. Hệ thống đường giao thong nông thôn , nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế , chợ, thông tin liên lạc, các thiết chế văn hóa tương đối hoàn chỉnh. Đây là môi trường thuận lợi để nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nghề , tạo việc làm cho người lao động. Các điều kiện về vị trí địa lý tự nhiên tiềm năng phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ,trình độ dân trí cao là những yếu tố thuận lợi để tạo việc là và sử dụng lao động của vùng ĐBSH. Tuy nhiên, ĐBSH cũng có nhiều khó khăn và hạn chế xuất phát từ đặc điểm tự nhiên,kinh tế xã hội của vùng 1.3.2. Nhân tố hạn chế về giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn. Thứ nhất; dân số đông số người trong độ tuổi lao đông lớn là thuận lợi của vùng, song cũng là thách thức đối với vùng vỉ đặc điểm này gây ra áp lực rất lớn đối với công tác giải quyết việc làm, nếu không làm tốt có thể dẫn đến những vấn đề mâu thuẫn phức tạp. Thứ hai; đất nông nghiệp ít lại phân tán trong nhiều hộ gia đình, dẫn tới khó khăn cho quá trình cơ giới hóa và điện khí hóa nông nghiệp. Bên cạnh đó đất nông nghiệp, đất sản xuất đang có xu hướng giảm dần cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa dẫn đến tình trang dư thừa lao động và thiếu việc làm ở cả khu vực thành thị và nông thôn Thứ ba; phần lớn người dân ở nông thôn và xuất phát từ nghề nông, trình độ, tác phong và tập quán làm việc khó đáp ứng được yêu cầu phát triển của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Thứ tư; điểm xuất phát về kinh tế vùng ĐBSH tương đối thấp, tốc độ tăng trường GDP và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH và HĐH nói chung là chậm. 1.4. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG VIỆC LÀM CỦA KHU VỰC NÔNG THÔN 1.4.1. Tỷ số sử dụng thời gian lao động Tỷ số sử dụng thời gian lao động cũng là một chỉ tiêu biểu hiện việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực . Nguồn nhân lực khi tham gia quá trình lao động ngoài hao phí nguồn lực ra thì còn phải hao phí yếu tố thời gian lao động , đó là số lượng thời giạ mà người lao động tham gia lao động trong một quỹ thời gian quy định cho phép : K=100T/H (%) Trong đó : K :Hệ số sử dụng thời gian lao động . T: Thời gian thực tế người lao động tham gia lao động trong quỹ thời gian . H: Quỹ thời gian ( Ngày , tháng , quý ,năm ) Quỹ thời gian theo ngày được biểu hiện bởi số thời gian nhà nước quy định làm việc trong ngày . Quỹ thời gian theo tháng (Quý ) được biểu hiện bởi số ngày làm việc trong tháng (Quý ) mà nhà nước cộng sản quy định . Quỹ thời gian trong năm là số ngày làm việc mà nha nước quy định trong năm . Tỷ số sử dụng thời gian lao động nói lên lượng lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất .Chỉ tiêu này chủ yếu dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng nhân lực trong các cơ quan hành chính sự nghiệp , thực hiện dịch vụ , .. Mà sản phẩm của họ sản xuất ra không thể khái quát được nội dung lao động của họ . 1.4.2. Năng suất lao động Sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả chính là biểu hiện của việc khai thác các năng lực tiềm của nguồn nhân lực trong quá trình lao động , trong khi thực hiện công việc thì người lao động đã trực tiếp hoặc gián tiếp sử dung nguồn lực của mình ( Sức và trí lực ) để sản xuất ra sản phẩm .Do vậy để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực ta có thể gián tiếp thông qua chỉ tiêu năng suất lao động của nguồn nhân lực , năng suất lao động xã hội vì chỉ tiêu năng suất lao động phản ánh kết quả của quá trình lao động có mục đích của con người trong một thời gian nhất định . Theo Mác :"Năng suất lao động là sức sản xuất của lao động cụ thể có ích và nó được đo bằng số lương sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc bằng lượng thời gian hao phí cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Năng suất lao động nguồn nhân lực chính là biểu hiện tổng thể các năng suất lao động của cá nhân người lao động . Nhưng khi năng suất lao động nguồn nhân lực tăng thì năng suất lao động cá nhân tăng còn khi năng suất lao động cá nhân thì năng suất lao động nguồn nhân lực chưa chắc đã tăng do sự trì trệ, không hiệu quả của một số lao động trong quá trình sản xuất: Năng suất lao động cá nhân biểu hiện bằng một số chỉ tiêu sau :(W). *Năng suất lao động tính bằng hiện vật :Là khối lượng sản lượng hiện vật được sản xuất ra trong một thời gian nhất định : W=. Trong đó : W: Năng suất lao động cá nhân . Q: tổng số sản lượng được sản xuất ra và được nghiệm thu bằng hiện vật ; P: Tổng số công nhân : Chỉ tiêu năng suất lao động này chỉ áp dụng cho các cơ sở sản xuất mà các cá nhân người lao động chỉ sản xuất một loại sản phẩm mà không có sản phẩm dở dang . * Năng suất lao động tính bằng giá trị : Là lượng giá trị (Quy ra tiền) của tất cả các sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian . W= Trong đó :W: Năng suất lao động cá nhân đo bằng giá trị . Q: tổng sản lượng .(Giá trị ). T:Tổng số lao động . *Năng suất lao động tính bằng thời gian lao động (Lượng lao động) . Được đo bằng lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm . L= Trong đó : L : Lượng lao động của một sản phẩm . T: Tổng thời gian lao động đã hao phí . Q: Số lượng sản phẩm sản xuất ra và được nghiệm thu . 1.4.3. Chỉ tiêu mức độ phù hợp của cơ cấu ngành nghề Mức độ phù hợp của cơ cấu ngành nghề là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, nó được biểu hiện bởi yêu cầu của ngành nghề lao động hiện có trong ngành nghề đó. Bất kỳ một ngành nghề nào đó cũng có một số chỗ làm việc nhất định, muốn các ngành nghề đó đi vào hoạt động thì phải cần có hoạt động của người lao động trong đó người lao động tham gia vào trong ngành nghề đó thông qua các chỗ làm việc và được biểu hiện bởi quy mô ngành nghề va hiệu quả ngành nghề đó khi nó đi vào hoạt động. Chỉ tiêu mức độ phù hợp của cơ cấu ngành nghề chủ yếu nhằm đánh giá hiệu quả của quá trình sử dụng nguồn nhân lực của ngành nghề đó. PHẦN II. THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀM CỦA NÔNG THÔN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2009 2.1. THỰC TRẠNG DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG NÔNG THÔN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 2.1.1. Lực lượng lao động khu vực ĐBSH Theo số liệu thông kê của tổng Cục Thống Kê năm 2007 về dân số và mật độ dân số năm 2007 ta có số liêu sau Biểu 1. dân số mật độ dân số khu vực đồng bằng Sông Hồng Tên vùng, tỉnh Dân số (nghìn người) Diện tích (km2) Mật độ (người/km2) Cả nước 85.154,9 331.211,6 257 Đồng bằng sông Hồng 18.400,6 14.862,5 1.238 Hà Nội 6.232,9 3.325 1805 Vĩnh Phúc 1.190,4 1.373,2 867 Bắc Ninh 1.028,8 823,1 1.250 Hải Dương 1.732,8 1.652,8 1.048 Hải Phòng 1.827,7 1.520,7 1.202 Hưng Yên 1.156,5 923,5 1.252 Thái Bình 1.868,8 1.546,5 1.208 Hà Nam 825,4 859,7 960 Nam Định 1991,2 1.650,8 1.206 Ninh Bình 928,5 1.392,4 667 (Nguồn niên giám thống kê năm 2008) Theo số liệu thống kê năm 2008 của Tổng cục Thống kê , dân số vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2008 là 19.7 triệu người, chiếm 22.8% tổng dân số cả nước. Dân số vùng đồng bằng sông Hồng tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn ( 14,3 triệu người, chiếm 72.6% Biểu 2. dân số thành thị - nông thôn khu vực đồng bằng Sông Hồng (đơn vị; nghìn người) STT Tỉnh , thành phố Dân số Thành thị Nông thôn Tổng 19.654,8 5.370,3 14.284,5 1 Hà nội  6.116,2 2.570,9 3.545,3 2 Vĩnh phúc 1.014,5 233,2 781,3 3 Bắc Ninh 1.022,5 183,5 839,0 4 Quảng Ninh 1.109,6 495,0 614,6 5 Hải Dương 1.745,3 287,0 1.458,3 6 Hải Phòng 1.845,9 753,1 1.092,8 7 Hưng Yên 1.167,1 130,7 1.036,4 8 Thái bình 1.872,9 139,9 1.733,0 9 Hà Nam 834,1 83,1 751,0 10 Nam Định 1.990,4 336,0 1.654,4 11 Ninh Bình 936,3 157,9 778,4 (nguồn niên giám thống kê năm 2008) 2.1.2. Thực trạng lao động khu vực đồng bằng Sông Hồng Với quy mô dân số đông, số người trong độ tuổi lao động của vùng theo dó cũng tương đối cao. Theo kết quả điều tra Lao động và Việc làm năm 2007 do Tổng cục Thống Kê thục hiện, số người từ 15 tuổi trở lên tại vùng ĐBSH là 14,09 triệu người trên tổng số 12,21 triệu người. Biểu 3 cơ cấu lao đông theo nhóm tuổi ở vùng ĐBSH ĐBSH Cả nước Tổng số (nghìn người) Tỉ trọng (%) Tổng số (nghìn người) Tỉ trọng (%) Tổng số 14.087.037 100,00 63.306.711 100,00 Nhóm tuổi 15 – 34 5.643.318 40,06 27.657.491 43,69 Nhóm tuổi 35 – 54 5.346.724 37,96 23.779.148 37,56 Nhóm tuổi từ 55 trở lên 3.096.995 21,98 11.870.072 18,75 (nguồn : Báo cáo điều tra Lao động và Việc làm 2007 - Tổng Cục Thống Kê) Lực lượng lao động trẻ( dưới 35 tuổi) chiếm hơn 40% cho thấy tiềm năng lao động khá dồi dào, khả năng thiếu lao động về mặt lượng không phải là vấn đề tồn tại hiện nay. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của cả nước, tỷ trọng nhóm tuổi này của ĐBSH vẫn là thấp. Về phân bố lực lượng lao động, mặc dù là vùng có tốc độ thị dân hóa cao nhất trong cả nước, song là hệ quả của sự phân bố dân cư, lực lượng lao động vùng ĐBSH tập trung chủ yếu ở nông thôn với tỷ lệ cao hơn mức bình quân cả nước. tỷ lệ lao động khu vực nông thôn là 74,33% tỷ lệ lao động khu vực thành thị là 25,67%. Trong khi đó , tỷ lệ lao đông khu vực thành thị cả nước là 28,38%. Chất lượng của lực lượng lao động vùng đồng bằng sông Hồng đang ngày càng được nâng cao tạo ra tiềm năng và thế mạnh của vùng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng của nguồn lao động là trình độ học vấn. Đồng bằng sông Hồng là nơi có tỷ lệ lao động đạt trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông cao nhất, chiếm gần 22%. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động vùng ĐBSH đứng thứ hai trong số các vùng, chỉ xếp sau vùng Đông Nam Bộ. Tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đều cao hơn mức bình quân cả nước, đặc biệt là tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng và đại học trở lên. Biểu 3: tỷ lệ lao động có việc làm tại thời điểm 1/7 theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2008      (đơn vị %) Chưa qua đào tạo Sơ cấp có chứng chỉ Công nhân có kỹ thuật Trung cấp chuyên nghiệp Cao đẳng ,đại học trở lên Cả nước 74.9 7.4 6.0 5.0 6.7 Đồng bằng Sông Hồng 67.4 10.2 7.6 6.1 8.7 Hà nội 47.5 7.3 9.6 9.8 25.8 Hà tây 73.1 11.0 5.0 5.4 5.5 Hải phòng 56.7 15.4 10.2 7.4 10.3 Vĩnh phúc 74.7 8.2 6.3 5.9 4.9 Bắc Ninh 61.8 19.3 6.1 7.1 5.7 Hải Dương 74.3 7.2 8.2 4.3 6.0 Hưng Yên 74.8 10.8 5.9 4.4 4.1 Hà Nam 76.6 9.3 5.8 4.6 3.7 Nam Định 72.7 12.3 7.8 3.2 4.0 Thái Bình 69.5 13.8 7.5 4.5 4.7 Ninh Bình 80.4 1.4 5.8 6.5 5.9 Quảng Ninh 67.1 3.2 11.6 9.8 8.3 (nguồn : Niên giám thống kê Lao động, người có công với xã hội 2008) Hà nội có số lượng lao động có trình độ cao đẳng và đại học trỏ lên chiếm ¼ , đây là mức kha cao . Tuy nhiên, với tỷ lệ người lao động chưa qua đào tạo lên tới gần 50% , trình độ người lao động của thủ đô như vậy còn quá thấp , chưa xứng tầm là một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của cả nước. 2.1.3. Thực trạng việc làm ở khu vực nông thôn đồng bằng Sông Hồng Theo Niên giám thống kê 2008 , tỷ lệ thất nghiệp lực lượng lao động khu vực ĐBSH là 6,85%, trong đó tại thành thị là 2.13% và nông thôn là 8,23%. Tỷ lệ lao động thiếu việc làm của cả nước là 5,1% tại thành thị là 2,34% nông thôn là 6,1%. Như vậy, so với cả nước , tỷ lệ lao động thiếu việc làm của vùng cũng cao hơn rất nhiều, và so với các vùng khác, đây là vùng có tỷ lệ lao động thiếu việc làm cao nhất cả nước. Số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn các tỉnh thuộc vùng ĐBSH theo Niên giám thống kê 2008 la 43.707 doanh nghiệp, chiếm tới 28% tổng số doanh nghiệp trên cả nước. trong đó số doanh nghiệp có quy mô dưới 10 người lao động là 21.899 doanh nghiệp, quy mô lao động 10 – 20 người là 20.113 danh nghiệp. Số doanh nghiệp có quy mô lao động lớn hơn từ 200 người trở lên còn í._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25454.doc