Giáo trình Chế tạo khung nhà công nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BR – VT TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHẾ TẠO KHUNG NHÀ CÔNG NGHIỆP NGHỀ : CHẾ TẠO THIẾT BỊ CƠ KHÍ TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP +CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo quyết định số 01/QĐ – CĐN, ngày 04/01/2016 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2016 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mụ

doc150 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Chế tạo khung nhà công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực cơ khí chế tạo nói chung và ngành chế tạo thiết bị cơ khí ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Chương trình khung nghề chế tạo thiết bị cơ khí đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các môđun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo theo các môđun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Mô đun chế tạo khung nhà công nghiệp là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Trong quá trình hực hiện, nhóm biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu cơ khí trong và ngoài nước, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất. Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 02 tháng 01 năm 2016 Biên soạn Trần Bình Minh MỤC LỤC Đề mục Trang I. Lời giới thiệu II. Mục lục III. Nội dung mô đun Bài 1 Chuẩn bị điều kiện chế tạo 3 1. Các thông số cơ bản của khung nhà công nghiệp 3 1.1. Các thông số cơ bản của nhà công nghiệp một tầng 3 1.2 Các thông số cơ bản của nhà công nghiệp nhiều tầng 4 2. Cấu tạo, nhiệm vụ 4 2.1 Cấu tạo 4 2.2 Nhiệm vụ 9 3. Nguyên cứu tài liệu 9 3.1 Đọc bản vẽ thi công 9 3.2 Vẽ tách chi tiết cần chế tạo 10 3.3 Tiêu chuẩn chế tạo 11 3.4 Vạch ra các bước tiến hành công việc 19 4. Kiểm tra mặt bằng thi công,sàn thao tác 19 4.1 Độ bằng phẳng 20 4.2 Mắt bằng thi công đúng thiết kế 20 4.3. Đường vận chuyển 22 5. Chuẩn bị dụng cụ,vật tư 26 5.Thực hành cắt phôi 26 5.1 Nguyên cứu phương án thi công 26 5.2 Chuẩn bị địa điểm tập kết vật tư 26 5.3 Chủ động nhận thiết bị vật tư 26 Bài 2 Chế tạo thanh giằng 28 1. Cấu tạo, nhiệm vụ 28 1.1 Cấu tạo 28 1.2 Nhiệm vụ 30 2. Mối ghép bu lông 33 2.1 Khái niệm 33 2.2 Cấu tạo 33 2.3 Phân loại 35 2.4 Phương pháp tháo lắp 36 3. Đọc bản vẽ chi tiết 36 3.1 Đọc khung tên 36 3.2 Phân tích hình biễu diễn 36 4. Thực hành vạch dấu 37 5. Thực hành cắt phôi 37 6.Thực hành khoan lỗ 37 7. Thực hành hàn đính 38 Bài 3 Chế tạo cột 39 1. Tham số chủ yếu của lưới cột 39 2. Cấu tạo,công dụng 40 2.1 Cấu tạo 40 2.2 Công dụng 41 2.3. Phân loại 41 3. Các liên kết chế tạo 42 3.1 Liên kết bằng bulong 42 3.2 Liên kết bằng hàn 43 3.3 Liên kết đinh tán 45 4. Đọc bản vẽ chi tiết 48 4.1 Đọc khung tên 48 4.2 Phân tích hình biễu diễn 48 4.3 Phân tích 49 4.4 Tổng hợp 50 5. thực hành chế tạo đầu cột 50 6. Thực hành chế tạo thân cột 50 7. Thực hành chế tạo đế cột 51 8. Thực hành kiểm tra 52 Bài 4 Chế tạo xà gồ 54 1. Cấu tạo,công dụng 54 1.1 Cấu tạo 54 1.2 Công dụng 55 1.3. Phân loại 55 2. Đọc bản vẽ chi tiết 56 2.1 Đọc khung tên 56 2.2 Phân tích hình biễu diễn 56 2.3 Phân tích 57 2.4 Tổng hợp 57 2.5 Tính chiều dài phôi 57 3. thực hành chế tạo đầu 57 4. Thực hành chế tạo nối 58 5. Thực hành chế tạo bản mã 60 6. Thực hành liên kết xà gồ 61 Bài 5 Chế tạo vì kèo 62 1. Cấu tạo,công dụng 62 1.1 Cấu tạo 62 1.2 Phân loại 63 1.3. Công dụng 64 2. Đọc bản vẽ chi tiết 65 2.1 Đọc khung tên 65 2.2 Phân tích hình biễu diễn 65 2.3 Tính chiều dài phôi 66 3. thực hành chế tạo thanh cánh 66 4. Thực hành chế tạo thanh bụng 67 5. Thực hành chế tạo nút kèo 67 6. Thực hành hàn đính lắp ghép 67 7. Thực hành kiểm tra 68 Bài 6 Chế tạo dầm tổ hợp 70 1. Cấu tạo,công dụng 71 1.1 Cấu tạo 71 1.2. Công dụng 78 2. Các liên kết chế tạo dầm tổ hợp 80 2.1 Liên kết bằng bu long 80 2.2 Liên kết bằng hàn 83 2.3 Liên kết đinh tán 85 3. Đọc bản vẽ chi tiết 88 3.1 Đọc khung tên 88 3.2 Phân tích hình biễu diễn 91 3.3 Tính chiều dài phôi 94 Bài 7 Kiểm tra tổ hợp 97 1. Phương pháp lắp ghép 97 1.1 Chuẩn bị 97 1.2. Lắp ghép 99 1.3 Lắp ghép cụm 101 2. Đọc bản vẽ chi tiết 104 2.1 Đọc khung tên 104 2.2 Phân tích hình biễu diễn 105 2.3 Phân tích 106 Bài 8 Đóng gói 117 1. Chuẩn bị 117 2. Đọc bản vẽ 117 3. Thực hành chế tạo gông 118 4. Thực hành đóng số 119 5. thực hành kiểm tra 120 Bài 9 Bàn giao 122 1. Tập hợp hồ sơ kỹ thuật 122 1.1 Bản vẽ phác 122 1.2 Quy trình chế tạo 127 1.3 Bóc tách khối lượng 130 1.4 tiêu chuẩn nhà thầu 132 1.5 Phương án thi công 133 1.6 Cung cấp vật tư,thiết bị 137 2. Lập biên bản bàn giao 139 Tài liệu tham khảo 142 MÔ ĐUN CHẾ TẠO KHUNG NHÀ CÔNG NGHIỆP I VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔĐUN: Môđun Chế tạo khung nhà công nghiệp là môđun chuyên môn nghề trong danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề Chế tạo thiết bị cơ khí. Môđun Chế tạo khung nhà công nghiệp mang tính tích hợp. II. MỤC TIÊU MÔĐUN: Học xong môđun này sinh viên có khả năng: + Trình bày được công dụng, cấu tạo, phạm vi sử dụng nhà công nghiệp + Đọc, hiểu được hệ thống các bản vẽ thi công khung nhà công nghiệp + Trình bày được phương pháp khai triển các chi tiết thép hình uốn lại. + Tính được kích thước phôi theo bản vẽ thiết kế. + Sử dụng đúng kỹ thuật các dụng cụ, thiết bị chế tạo cơ khí. + Lấy dấu, cắt phôi, uốn tạo hình, khoan lỗ, tán đinh, hàn đính, lắp ghép chi tiết thành thạo. + Kích thước sau khi lắp ghép của toàn bộ khung nhà trong phạm vi dung sai cho phép T= ± 1/ m. + Sử dụng hiệu quả, đầy đủ trang bị bảo hộ lao động và vệ sinh công nghiệp. + Bố trí chỗ làm việc khoa học. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: TT Tên Các bài trong Mo dun Thời gian Hình thức giảng dạy 1 Chuẩn bị điều kiện 12 Tích hợp 2 Chế tạo thanh giằng 12 Tích hợp 3 Chế tạo cột 12 Tích hợp 4 Chế tạo xà gồ 34 Tích hợp Kiểm tra bài 1 đến bài 4 2 Tích hợp 5 Chế tạo vì kèo 12 Tích hợp 6 Chế tạo dầm tổ hợp 30 Tích hợp Kiểm tra bài 6 đến bài 7 2 Tích hợp 7 Kiểm tra tổ hợp 24 Tích hợp 8 Đóng gói 12 9 Bàn giao 8 Tích hợp Cộng 160 BÀI 1 CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CHẾ TẠO KHUNG NHÀ CÔNG NGHIỆP Giới Thiệu Nhà công nghiệp một tầng bằng thép được sử dụng rộng rải trong các công trình xây dựng công nghiệp. Để tạo nên kết cấu khung nhà có thể dùng vật liệu thép hoặc bê tông cốt thép. Khi dùng cột bê tông, vì kèo bằng thép thì kết cấu khung được gọi là khung liên hợp. Khi dùng tất cả các cấu kiện bằng thép thì được gọi là khung toàn thép. Mục Tiêu + Nêu được công dụng, cấu tạo, phạm vi sử dụng nhà công nghiệp + Đọc, hiểu được hệ thống các bản vẽ thi công khung nhà công nghiệp + Trình bày được phương pháp khai triển các chi tiết thép hình uốn lại. + Tính được kích thước phôi theo bản vẽ thiết kế. + Sử dụng đúng kỹ thuật các dụng cụ, thiết bị chế tạo cơ khí. + Lấy dấu, cắt phôi, uốn tạo hình, khoan lỗ, tán đinh, hàn đính, lắp ghép chi tiết thành thạo. + Kích thước sau khi lắp ghép của toàn bộ khung nhà trong phạm vi dung sai cho phép T= ± 1/ m. + Sử dụng hiệu quả, đầy đủ trang bị bảo hộ lao động và vệ sinh công nghiệp. + Bố trí chỗ làm việc khoa học. Nội Dung 1. Các thông số cơ bản của khung nhà công nghiệp Nhà công nghiệp một tầng bằng thép được sử dụng rộng rải trong các công trình xây dựng công nghiệp. Để tạo nên kết cấu khung nhà có thể dùng vật liệu thép hoặc bê tông cốt thép. Khi dùng cột bê tông, vì kèo bằng thép thì kết cấu khung được gọi là khung liên hợp. Khi dùng tất cả các cấu kiện bằng thép thì được gọi là khung toàn thép. Kết cấu khung toàn thép được dùng khi nhà cao (chiều cao thông thuỷ H > 15m), nhịp lớn (L > 24m), bước cột lớn (B > 12m), cẩu trục nặng (Q > 50t). 1.1. Các thông số cơ bản của nhà công nghiệp một tầng L: Nhịp hay khẩu độ là khoảng cách giữa hai trục định vị dọc nhà b: Bước cột là khoảng cách giữa hai trục định vị ngang nhà. hr: Khoảng cách từ nền đến kết cấu mang lực mái. h: Chiều cao nhà - khoảng cách từ nền đến mép dưới kết cấu mang lực mái h = hr + h2 Lk: Khoảng cách giữa hai trục ray (nhịp cẩu trục) Lk < L Trong đó: L = Lk + 2e e: Khoảng cách từ trục đường ray đến trục định vị Với sức trục Q ≤ 30T e = 750 mm Q > 30T e = 1000 - 1250 mm Hình 1.1. Các thông số cơ bản của khung nhà công nghịêp 1 tầng 1.2. Các thông số cơ bản của nhà công nghiệp nhiều tầng - ht: Chiều cao tầng nhà: là khoảng cách từ mặt sàn tầng dưới đến mặt sàn tầng trên kề liền. - htt:Chiều cao thông thuỷ là khoảng cách từ sàn tầng dưới đến mép dưới của bộ phận sàn tầng trên nhô ra (thường là dầm, trần) - hd: Chiều cao dầm - hs: Bề dày sàn nhà - ht = htt + hd + hs Hình1.2. Nhà công nghiệp nhiều tầng 2. Cấu tạo, nhiệm vụ khung nhà công nghiệp 2.1. Cấu tạo 2.1.1. Cấu tạo chung Trong xây dựng công nghiệp, thép là loại vật liệu có nhiều ưu điểm: bền, trọng lượng kết cấu nhẹ, chịu được tải trọng lớn, chế tạo, vận chuyển và dựng lắp nhanh chóng. Nên khi sử dụng cần tính toán xem xét. Dùng khung thép trong những trường hợp sau đây tốt và lợi nhất - Xưởng nếu không có cẩu trục thì chiều cao xưởng h > 20 m - Xưởng có cẩu trục cầu với sức trục Q > 20T, hr > 8 m, nhịp L > 24 - Dầm cầu trục bằng thép dùng với bước cột b ≥ 6 m, sức trục Q > 20T, chế độ làm việc của cầu trục nặng. - Dàn thép dùng khi nhịp L ≥ 30 m Vậy chọn khung nhà bằng vật liệu gì còn phải dựa trên những yếu tố sau: + Yêu cầu kỹ thuật của sản xuất + Điều kiện, hoàn cảnh và môi trường sử dụng kết cấu + Chế độ làm việc bên trong xưởng + Những thông số cơ bản ( L, b, h, Q ) + Điều kiện khả năng cung cấp vật liệu. Hình 1.3. Thường chọn giải pháp khung ngang chịu lực. Tùy thuộc kiên kết giữa cột với móng - cột với kết cấu mang lực mái, ta có: * Khung liên kết cứng: (cột với móng, cột với kết cấu mái liên kết ngàm) Loại khung này có độ cứng theo phương ngang lớn, chịu được tải trọng lớn. - Khuyết điểm: khi bị lún không đều, khi chịu sự tác dụng của thay đổi nhiệt độ lớn và khi có bất kỳ chuyển vị nào đều có thể gây ra nội lực phụ trong kết cấu khung - dễ bị phá hoại cục bộ. * Khung liên kết khớp: Cột với móng liên kết ngàm, cột với kết cấu mang lực mái liên kết khớp. Trong loại khung này các liên kết khớp dễ bị phá hoại gây hư hỏng ở mái nhưng không hư hỏng kết cấu chịu lực chính. 2.1.2. Hình thức kết cấu nhà công nghiệp - Kết cấu nhà có khẩu độ nhỏ: Khẩu độ loại nhà này thường là 12m. Do độ cao không lớn, tải trọng không lớn nên không cho phép dùng kết cấu thép. Thường sử dụng cột gạch hoặc cột bê tông cốt thép. Kết cấu chịu lực mái có thể bằng thép hoặc bê tông cốt thép dựa vào yêu cầu chịu lủa và độ bền vững của nhà mà quyết định. Hình 1.4 Trong xưởng sản xuất chính nên dùng vật liệu không cháy để làm kết cấu chịu lực và kết cấu bao che. Sử dụng kết cấu bê tông cốt thép hoặc kết hợp bê tông cốt thép và thép Hình 1.5 - Kết cấu nhà có khẩu độ lớn : Nhà công nghiệp có khẩu độ lớn chủ yếu dùng trong các ngành công nghiệp nặng (cơ khí, luyện kim, hóa chất). Độ cao nhà công nghiệp có khẩu độ lớn tính từ mặt nền mép trên ray cầu chạy có thể từ 8 - 30m hoặc cao hơn nữa. Khẩu độ từ 18 - 60m hoặc hơn nữa. Bước cột 6m, mở rộng 12m, đặc biệt 18 đến 24m. Nhà công nghiệp khẩu độ lớn đơn giản nhất là L = 18 - 36m. Kết cấu chịu lực của nhà này là khung ngang chịu lực, sử dụng khung toàn thép hoặc bê tông cốt thép, thép, bê tông thép hỗn hợp. Hình 1.6 - Kết cấu không gian: Do những thành tựu của khoa học kỹ thuật, kết hợp những phương pháp tính toán mơí, kỹ thuật thi công ngày càng được nâng cao, gần đây người ta đã đưa ra nhiều dạng kết cấu mới và đã được áp dụng vào nhà công nghiệp. Ưu điểm của dạng kết cấu này là nhẹ nhàng, tiết kiệm vật liệu và có thể dùng với nhà có khẩu độ lớn và lưới cột lớn. Loại kết cấu này có thể làm toàn khối hoặc lắp ghép. Các dạng võ trụ Hình 1.7 2.2. Nhiệm vụ Các công trình xây dựng đều có quan hệ chặt chẻ với sản xuất công nghiệp, phục vụ cho việc tạo ra sản phẩm hoặc bảo quản hàng hóa nguyên vật liệu. Những yêu cầu cơ bản để thiết kế nhà công nghiệp là: + Bảo đảm sự hợp lý chức năng có nghĩa là phải phù hợp dây chuyền sản xuất, tổ chức điều kiện lao động tốt và kinh doanh tốt. + Hợp lý về kỹ thuật: thiết kế bảo đảm sản xuất, bảo vệ con người làm việc bên trong nhà, tạo ra một môi trường khí hậu tốt cho sản xuất và có độ bền vững cao. + Chất lượng kiến trúc và nghệ thuật tốt đẹp có sức truyền cảm ở bộ mặt bên ngoài củng như bên trong, có ảnh hưởng đến tình cảm, tâm lý của công nhân. + Hợp lý, kinh tế trong việc tổ chức quá trình sản xuất, giá thành sản phẩm hạ, kinh tế trong xây dựng, bảo quản. 3. Nghiên cứu tài liệu 3.1. Đọc hiểu các bản vẽ thi công Để đọc và hiểu được các bản vẽ thi công ta cần nắm vửng các tiêu chuẩn vẽ kỹ thuật như: Tiêu chuẩn ký hiệu bản vẽ, tiêu chuẩn ghi kích thước, tiêu chuẩn các ký hiệu sử dụng trong bản vẽ. Sau đó ta phân tích từng chi tiết hoặc đọc các bản vẽ tách các chi tiết nếu có. Ví dụ: Ta có bản vẽ (hình 1.8) ta có thể đọc được chiều dài của bước cột bằng l, chiều rộng của bước cột là a. Hình 1.8. Mặt cắt và một phần mặt bằng nhà công nghiệp một tầng. 1- cột; 2- dầm mái; 3- dầm cẩu trục; 4- móng; 5- tường dọc; 6- cữa mái; 7 - cẩu trục 3.2. Vẽ tách chi tiết cần chế tạo Để vẽ tách các chi tiết chế tạo ta dữa vào bản vẽ chi tiết của khung nhà công nghiệp. Ví dụ ta vẽ tách chi tiết cột thì ta phải căn cứ vào chiều cao cột, hình dáng cột, bề rộng cột, chế tạo từ vật liêụ (thép tấm, thép hình) Hình 1.9. Chi tiết cột 3.3. Tiêu chuẩn chế tạo khung nhà công nghiệp Để có thể sản xuất hang loạt những thành phẩm xây dựng và xây dựng cơ giới hàng loạt, để xây dựng với tốc độ cao, chất lượng tốt, giá thành hạ cần đi theo con đường công nghiệp hoá xây dựng tức là chuyển ngành xây dựng thành một quá trình sản xuất theo một dây chuyền công nghệ như các ngành công nghiệp khác. Một trong những cơ sở để có thực hiện sản xuất và xây dựng hàng loạt với hiệu quả kinh tế cao là phải tiến hành điển hình hoá và thống nhất hoá xây dựng. Điển hình hoá và thống nhất hoá xây dựng là một phạm trù khoa học rộng lớn. Ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu những khái niệm trong phạm vi hẹp của việc thiết kế nhà và các bộ phận của chúng. - Thống nhất hoá * Định nghĩa : Thống nhất hoá trong xây dựng là việc làm có liên quan tới sự thống nhất các đối tượng lao động, công cụ lao động còng như các sản phẩm và phương pháp sản xuất (bao gồm các yếu tố về thông số kích thước, tính chất cơ lý, thẩm mỹ, kinh tế ...) Thống nhất hoá (phạm vi hẹp) là việc làm có liên quan đến sự thống nhất các thông số kích thước hình khối, mặt bằng nhà và các bộ phận của nhà được chế tạo sẵn trong nhà máy. Mục đích thống nhất hoá là hạn chế số lượng các thông số hình khối mặt bằng nhà và số lượng các kích thước điển hình của các bộ phận. Chúng thực hiện bằng con đường lựa chọn các giải pháp hợp lý nhất theo các yêu cầu kiến trúc, kỹ thuật, kinh tế. Trên cơ sở thống nhất hóa tạo điều kiện tiêu chuẩn hoá và điển hình hoá tức là tạo điều kiện công nghiệp hoá xây dựng. - Điển hình hoá Điển hình hoá trong xây dựng là một bộ phận trong tiêu chuẩn hoá và nội dung của nó là xác định loại, hình thức, độ lớn của các đối tượng lao động, công cụ lao động, sản phẩm và phương pháp sản xuất. Điển hình hoá là phương pháp kinh tế trong thiết kế xây dựng nhằm lựa chọn hoặc nghiên cứu ra những phương án, những giải pháp, những hình dạng kích thước hợp lý nhất, kinh tế nhất dùng để áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng và chế tạo sản phẩm xây dựng. Cơ sở để điển hình hóa là việc nghiên cứu vận dụng hệ thống mô đun thống nhất, là sự thống nhất hoá các thông số không gian mặt bằng, là sự biên soạn các tài liệu tiêu chuẩn qui phạm, nhiệm vụ thiết kế điển hình, xác định chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của công trình. Công tác điển hình hóa có ý nghĩa to lớn là tạo điều kiện cho công nghiệp hoá xây dựng, tạo ra sản phẩm nhanh, có chất lượng, giá thành rẻ nhờ tiết kiệm thời gian đầu tư nghiên cứu thiết kế và chế tạo sản phẩm được nghiên cứu kiểm nghiệm kỹ. Thiết kế điển hình là một bộ phận của điển hình hoá và các sản phẩm của nó là sản phẩm của điển hình hoá. Thiết kế điển hình có ưu điểm là có khả năng tạo nên những phương án hoàn chỉnh về chất lượng sử dụng, kinh tế kỹ thuật, phù hợp yêu cầu xây dựng nhiều, nhanh, chất lượng và giá thành rẻ. * Ưu điểm: - Đơn giản quy trình thiết kế . - Rất thuận lợi cho việc sản xuất công nghiệp hoá. - Kích thước thống nhất trong xây dựng Hệ thống môđun thống nhất là một trong những tiêu đề của việc thống nhất hoá kích thước, việc phát triển xây dựng theo lối công nghiệp. Hệ thống môđun thống nhất áp dụng trong lĩnh vực xây dựng bao gồm những nguyên tắc để điều hợp kích thước không gian ba chiều về các bộ phận kết cấu. Thiết bị và thành phẩm xây dựng dựa trên cơ sở môđun gốc là 100mm. Nó cho phép hạn chế số kiểu kích thước của các thành phẩm, thiết bị xây dựng, tạo điều kiện cho thi công xây lắp được nhanh chóng, giúp cho việc trao đổi, hợp tác quốc tế. - Môđun gốc 100mm ( M ) - Môđun bội số ( 2, 3, 6, 12, 15, 30, 60 ) M - Môđun ước số M / (2, 5, 10, 20, 50, 100) - Quy định về thống nhất hóa các giải pháp mặt bằng - hình khối nhà công nghiệp. Để làm cơ sở cho việc thiết kế hình khối mặt bằng và giải pháp kết cấu nhà công nghiệp cần tìm hiểu "Những quy định cơ bản về thống nhất hoá mặt bằng, hình khối ... QPXD - 57.73" Một số quy định cơ bản: - Mặt bằng hình khối nên thiết kế dạng chữ nhật, mái không chênh lệch nhau. - Nhà công nghiệp một tầng thiết kế với những khẩu độ cùng hướng, cùng L & H . - Không cho phép giật cấp mái 2,4m - Quy định về khẩu độ: + Không cầu trục: L = 12, 18, 24m. + Có cầu trục : L = 18, 24, 30m; bội số 6m - Quy định về chiều cao. - Bước cột b = 6m, bước mở rộng 12m tuỳ khả năng kiến trúc. - Lưới cột nhà công nghiệp nhiều tầng: + 6m x 6m khi tải trọng tính toán trên sàn từ: 2000 - 2500 daN/m2 + 9m x 6m khi tải trọng tính toán trên sàn từ: 500 - 1500 daN/m2 - Quy định về phân chia trục định vị: + Trục định vị dọc. + Trục định vị ngang. + Trục định vị hai nhà vuông góc nhau. + Trục định vị khi sử dụng tường gạch chịu lực. - Phân chia trục định vị trong nhà công nghiệp. Việc phân chia trục định vị trong nhà công nghiệp có một tầm quan trọng đặc biệt đối với việc thiết kế và thi công các cấu kiện lắp ghép. Phân chia trục định vị là cơ sở để thống nhất giữa thiết kế tiêu chuẩn hoá và thi công lắp ghép ở hiện trường. * Trục định vị đối với nhà công nghiệp 1 tầng Phương pháp chia trục định vị không đóng kín : - Trục dọc nhà: + Đi qua tim hàng cột giữa. + Cách mép ngoài hàng cột biên 1 đoạn 200mm. - Trục ngang nhà: + Đi qua tim cột, tường đầu hồi cách trục định vị 1 khoảng 500mm. Hình 1.10. Trục dọc nhà Nhược điểm của phương pháp này là: - Tường xung quanh nhà và mái có khe hở, muốn khép kín phải thêm tấm che, làm tăng số cấu kiện. Để khắc phục dùng phương pháp phân chia trục định vị đóng kín. * Phương pháp chia trục định vị đóng kín: - Trục định vị dọc nhà: + Đi qua tim của các hàng cột giữa. + Đi qua mép ngoài cùng của các hàng cột biên. - Trục định vị ngang nhà: + Đi qua tim của các hàng cột bên trong. + Đi qua mép trong của tường đầu hồi, tim các hàngcột đầu hồi cách trục định vị một khoảng 500mm. Hình 1.11. Trục ngang nhà Tại vị trí khe nhiệt độ theo chiều ngang nhà thiết kế 2 dãy cột, trục định vị đi qua trung tâm 2 cột, tim cột cách trục định vị về 2 bên một khoảng 500mm. Với phương pháp phân chia trục định vị đóng kín không có khe hở giữa các tấm mái và tường bao quanh nhà nên số loại cấu kiện ít nhất. Tuy nhiên khi nhà xưởng có cần trục cầu với sức trục lớn (lúc đó tiết diện cột lớn) để bảo đảm an toàn cho cầu trục hoạt động quy định như sau: * Khoảng cách e từ trục định vị đến trục đường ray (trên đó bánh xe cầu trục hoạt động) với: - Sức trục Q ≤ 30T e = 750mm. - Sức trục Q > 30T; lúc này trục định vị sẽ dời vào so với mép ngoài cột một khoảng từ 250 - 500mm e = 1000mm và e = 1250mm (khi có cấu tạo đường đi dọc dầm cầu trục) Trong trường hợp này sẽ có khe hở giữa các tấm mái với tường dọc nhà, để bịt kín phải sử dụng tấm mái đặc biệt. Hình 1.12 - Nếu nhà có chiều rộng lớn ≥ 60m, có 2 khẩu độ song song cao thấp khác nhau thì tốt nhất là chỗ tiếp giáp giữa 2 khẩu độ đó trùng nhiệt độ. Hình 1.13 Hình 1.14 - Trường hợp theo chiều dọc nhà có 2 nhịp cao thấp khác nhau và chỉ sử dụng 1 cột tại vị trí giữa thì trục định vị đi qua mép ngoài gối tựa của 2 kết cấu mái. Hình 1.16 - Chi tiết chỗ tiếp giáp giữa 2 nhà vuông góc nhau. Hình 1.17 Hình 1.18 3.4. Vạch ra trình tự các bước tiến hành công việc - Đọc và nghiên cứu bản vẽ chi tiết - Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ cần thiết. - Chuẩn bị mặt bằng gia công - Tính toán chuẩn bị vật tư và kho bải tập kết. - Lập các bước gia công các chi tiết cụ thể như: chế tạo cột, vì kèo, xà gồ - Lắp ráp liên kết các chi tiết với nhau 4. Kiểm tra mặt bằng thi công, sàn thao tác 4.1. Độ bằng phẳng, diện tích, đảm bảo cho thi công Khi bố trí măt bằng chung cần thỏa mãn các yêu cầu sau: - Bảo đảm sự hợp tác chặt chẽ trong cùng 1 khu; nhà máy phải phù hợp với qui hoạch chung khu công nghiệp và qui hoạch thành phố. - Bảo đảm thỏa mãn cao nhất dây chuyền công nghệ, các công trình phải phù hợp với dây chuyền sản xuất tạo điều kiện sản xuất tốt, ngắn nhất không tập trung lộn xộn đồng thời chú ý đến khả năng thay đổi dây chuyền công nghệ sau này. - Có biện pháp tổ chức vận chuyển hợp lý. Tổ chức luồng hàng, luồng người tốt, thuận tiện cho sản xuất và an toàn cho con người. + Luồng hàng: Trong xí nghiệp nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm di chuyển theo một quá trình do yêu cầu của sản xuất tạo thành luồng hàng. Luồng hàng biểu thị lượng vận chuyển và hướng vận chuyển. + Luồng người: Hình thành do lượng và hướng công nhân di chuyển trong nhà máy lúc đến làm việc, đổi ca hoặcđến các công trình. - Phải chú ý đến điều kiện vệ sinh chiếu sáng, thông gió, phòng hỏa. - Bố trí công trình kết hợp chặt chẽ với điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn, nhằm mục đích tiết kiệm trong xây dựng và hợp lý về kỹ thuật. - Giải quyết tốt vấn đề xây dựng trước mắt và tương lai. - Phân khu hợp lý, bố trí chặt chẽ các công trình. - Chú ý trồng cây xanh, trang trí để bảo đảm yêu cầu thẩm mỹ chung của tổng thể công trình. 4.2. Mặt bằng thi công đúng thiết kế Căn cứ để xác định hình thức mặt bằng nhà công nghiệp. Khi xác định hình thức mặt bằng nhà công nghiệp 1 tầng cần căn cứ vào các điểm sau: - Dây chuyền sản xuất trong xưởng. - Tổ chức các công đoạn. - Tổ chức vận chuyển (trong nội bộ xưởng và từ ngoài vào). - Yêu cầu thông gió, chiếu sáng. - Yêu cầu công nghiệp hóa xây dựng. * Đối với nhà công nghiệp 1 tầng thường sử dụng các hình thức mặt bằng sau: + Loaị hình chữ nhật sử dụng rộng rãi nhất. + Loại L, T dể phù hợp dây chuyền sản xuất thẳng góc nhưng cấu tạo tại vị trí tiếp giáp phức tạp. + Loại U, E dùng cho xưởng có nhiều chất độc hại cần cách li và nhà mỏng để dể tổ chức thông. 4.2.1. Bố trí mặt bằng nhà: Mặt bằng nhà nên bố trí hợp khối nhằm tăng độ cứng của nhà theo hai phương, giảm được tường bao che, tiết kiệm đất. - Để định hình hóa các cấu kiện, nhịp nhà thường lấy bội số của 6m: 12, 18, 24, 30m, đôi khi lấy 9,15m, bước cột 6m, 12m. Việc chọn nhịp, bước cột phải xuất phát từ điều kiện giảm chi phí vật liệu, giảm công chế tạo, lắp dựng đồng thời sử dụng tốt nhất diện tích mặt bằng. - Để định hình hóa và thống nhất hóa các cấu kiện lắp ghép, trục định vị nhà lấy như Hình 1.19. Mặt cắt và một phần mặt bằng của nhà công nghiệp một tầng 1- cột; 2- dầm mái; 3- dầm cẩu trục; 4- móng; 5- tường dọc; 6- cữa mái; 8- cầu trục. 4.3. Đường vận chuyển vật tư, thiết bị tới sàn thao tác 4.3.1. Các phương thức vận chuyển -Vận chuyển ngoài nhà máy Gồm các phương thức sau: * Vận chuyển bằng đường sắt Dùng cho các xí nghiệp vừa và lớn, với khối lượng vận chuyển từ 4 - 5 vạn tấn/năm. Có hai loại đường sắt: - Tiêu chuẩn (1450 mm). - Thường (1000 - 750mm). * Vận chuyển đường bộ Dùng cho xí nghiệp vừa, nhỏ trong thành phố, ngoài ra còn dùng để bổ sung cho vận chuyển đường sắt, đường thủy. * Vận chuyển đường thủy Dùng cho các xí nghiệp đặt cạnh sông hoặc biển (thực phẩm, đường, giấy, cá hộp ....) - Vận chuyển trong nhà máy Chủ yếu vận chuyển nguyên, nhiên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm từ kho đến xưởng, hoặc giữa các xưởng với nhau. Các hình thức vận chuyển chủ yếu: * Vận chuyển đường sắt * Vận chuyển đường bộ * Vận chuyển bằng các thiết bị cố định Việc chọn các phương tiện vận chuyển căn cứ - Lượng vận chuyển. - Yêu cầu của dây chuyền sản xuất. - Hình thức của mặt bằng chung. - Địa hình khu đất, so sánh kinh tế. 4.3.2. Vận chuyển đường sắt của nhà máy: Có 2 loại đường sắt nối từ ga vào nhà máy và đường sắt bên trong nhà máy. - Đường sắt ngoài nhà máy * Đường sắt cụt: thích hợp với các xí nghiệp nhỏ. Ưu điểm: rẻ, nhưng phải dùng ga chung để quay tàu . * Đường sắt vòng: dùng cho loại trung và lớn. * Đường sắt xuyên qua: thường sử dụng cho xí nghiệp cở lớn (luyện kim ...) - Đường sắt trong nhà máy: Có 3 loại: - Đường cụt: nhà máy nhỏ - Đường vòng: nhà máy trung và lớn - Đường xuyên qua: nhà máy lớn - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế đường sắt trong nhà máy - Bảo đảm vận chuyển hàng hóa đến tận xưởng và kho, nếu cần di chuyển thì số lần di chuyển ít nhất. - Phải phù hợp yêu cầu dây chuyền sản xuất, bảo đảm khoảng cách giữa các xưởng ngắn nhất, tránh cắt nhau và trùng lăp (luồng hàng). - Nghiên cứu phối hợp giữa hệ thống đường sắt và các hệ khác. - Phù hợp với hệ thống vận chuyển của các xí nghiệp khác. - Bảo đảm qui phạm về bố trí đường sắt trong xí nghiệp. 4.3.3. Vận chuyển đường bộ trong nhà máy - Các yêu cầu bố trí mạng lưới đường bộ - Mạng lưới thường làm theo hình thức ô vuông trục đường song song mép công trình, phù hợp với việc phân khu ở mặt bằng chung. - Trong mạng lưới chung cần có trục đường chính nối liền với giao thông ngoài nhà máy. Đây còng là trục chính để bố trí các công trình chủ yếu nhà máy lớn có thể có 2 hoặc nhiều trục chính song song hoặc vuông góc. - Mạng lưới thường bố trí liên tục khép kín nếu không phải bố trí chỗ quay xe. Hình 1.20. Vị trí quay xe Diện tích khu nhà máy > 5 ha phải có > 2 cửa mở khác hướng. Phía nhà máy tiếp xúc đường công cộng phải có 2 cửa ra vào khi chiều dài nhà máy > 1000m. Hình 1.21. Bố trí cữa ra vào. - Chiều rộng đường: là giới hạn giữa hai đường đỏ xây dựng gồm đường xe chạy, người đi bộ và diện tích trồng cây xanh. Chiều rộng đường thường như sau : * Xí nghiệp có S > 100 ha: đường 32 - 40m * Xí nghiệp có S từ 50 - 100 ha: đường 26 - 32m * Xí nghiệp có S < 50 ha: đường 20 - 26m * Xí nghiệp có S 10 - 20 ha: đường 10 - 20m * Chiều rộng mặt đường xe chạy - Diện tích >50 ha 9m (3 làn xe) - Diện tích <50 ha 6 - 7m (2 làn xe) Hình 1.22. Bô trí mạng lưới đường bộ + Chiều rộng mặt đường phụ lớn hơn 3 m - Chỗ giao nhau đường sắt và bộ < 450 Ngoài ra cần chú ý bến bốc dỡ và chỗ đậu xe. Hình 1.23. Bố trí bến bốc dở, chổ đậu xe Chú ý qui chuẩn thiết kế đường cấp I, II, III. 5. Chuẩn bị dụng cụ vật tư 5.1. Nghiên cứu phương án thi công và tiến độ thi công Phương án thi công và tiến độ thi công là các bước kế hoạch, tính toán, lựa chọn các bước thực hiện thi công khung nhà công nghiệp. Ví dụ như phương án vận chuyển, phương án chế tạo, phương án lắp đặt, phương án bảo quản kho bải. - Phương án thi công Vạch ra các phương án để thực hiện công việc: - Chọn địa điểm thi công trong xưởng chế tạo hay tại công trường. - Các đường vận chuyển vật tư, thiết bi như thế nào. - Các bước thực hiện lắp ráp, dựng khung, liên kết các chi tiết sau khi đã chế tạo. - Tiến độ thi công Tiến độ thi công là dư kiến thời gian bố trí cho các bước công việc từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc hoàn thành công trình. 5.2. Chuẩn bị địa điểm, tập kết vật tư Khi đã lựa chọn được phương án thi công thi ta lựa chọ được phương án và vi trí tập kết vật tư. Nếu chế tạo khung nhà trong các xí nghiệp sau đó vận chuyển đến các công trường lắp ghép thì việc tập kết vật tư dể dàng hơn. Chú ý là tập kết vật tư phải đản bảo thuận lợi khi vận chuyển, sắp xếp có khoa học, gọn gàng. Nếu trường hợp ta chọn phương án chế tạo lắp ráp tại công trường thì phải chuẩn bị lựa chọn địa điểm tập kế vật tư, chuẩn bi xây dựng kho tập kết, hình thức bảo vệ. Khi chọn địa điểm tập kết vật tư cần chú ý: - Đường vận chuyển vật tư vào và ra thuận lợi. - Phải gần với vị trí chế tạo, gia công. - Phải đảm bảo ổn định không phải di chuyển vi trí trong quá trình gia công. - Đảm bảo tránh được mưa gió hay ngập úng. - Đảm bảo an toàn bảo vệ tốt cho vật tư và thiết bị. 5.3. Chủ động nhận thiết bị, dụng cụ, vật liệu phụ cần chuẩn bị Trong việc chế tạo khung nhà công nghiệp để đảm bảo tiết kiệm vật tư, tránh mất mát. Thi thường trong các xưởng chế tạo hay tai các công trình xây dụng người ta thường bố trí một người quản lý vật tư, vật liệu. Người này có nhiêm vụ nhận vật tư và giao vật tư cho nhom gia công. BÀI TẬP Câu 1: Nêu cấu tạo và công dụng của khung nhà công nghiệp? Câu 2: Trình bày cách chuẩn bị chế tạo khung nhà công nghiệp ? Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Tiêu chí đánh giá Nội dung Hệ số Kiến thức Đánh giá theo mục tiêu về kiến thức của bài đề ra 0.3 Kỹ năng Đánh giá theo mục tiêu về kỹ năng của bài đề ra 0.5 Thái độ Tác phong công nghiệp ,Thời gian thực hiện bài tập , an toàn lao động và vệ sinh phân xưởng 0.2 Cộng BÀI 2 CHẾ TẠO THANH GIẰNG Giới Thiệu Hệ giằng khung nhà công nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo độ cứng không gian của nhà. Đối với các công trình bằng thép do vật liệu có tính dẻo, cường độ cao, nên tiết diện thường nhỏ, độ mãnh lớn. Hệ giằng còn có tác dụng giảm chiều dài tự do để tăng ổn định tổng thể của các cấu kiện; mặt khác còn chịu tải trọng gió tác dụng đầu hồi và lực hảm của cẩu trục. Mục Tiêu - Trình bày được cấu tạo, công dụng của thanh giằng; - Trình bày được mối ghép bằng bu lông; - Đọc được bản vẽ chi tiết, tính được phôi thanh giằng; - Cắt, m...lên dầm kia. - Đơn giản, dễ lắp ghép. - Làm tăng chiều cao công trình. - Độ cứng và khả năng chịu lực không cao, sàn làm việc như bản kê hai cạnh. * Liên kết cùng bản mặt: Bố trí sao cho cánh trên của các loại dầm có cùng độ cao. - Giảm chiều cao xây dựng của hệ dầm, có thể tăng chiều cao dầm chính. - Toàn hệ dầm có độ ổn định lớn. - Sàn có độ cứng và khả năng chịu lực lớn nhờ làm việc như bản kê bốn cạnh. - Cấu tạo phức tạp hơn liên kết chồng dùng cho hệ dầm phổ thông. * Liên kết thấp: Các dầm phụ đặt thấp hơn dầm chính, dầm sàn đặt bằng mặt với dầm chính. Có ưu điểm như liên kết bằng mặt nhưng phức tạp hơn nhiều chỉ dùng cho hệ dầm phức tạp. 4. Thưc hành chế tạo nối xà gồ thép Xà gồ thép được chế tạo lắp ghép trong khung nhà công nghiệp. Tùy vào khoảng cách lưới cột mà ta chế tạo kích thước xà gồ tương ứng. Thường đồi với những khung nhà có kích thước lươi cột lớn hơn 6m thi khi gia công phải chắp, nối. Do xà gồ định hình không đảm bảo kích thước thiết kế thi ta nối xà gồ trong các nhà máy, xưỡng chế tạo. Còn các xà gồ có trọng lượng và kích thước quá lớn quá với quy định của phương tiện vận chuyển. Ta phải tiến hành hàn nối tai vi trí lắp ráp. Nối xà gồ thép phu thuộc vào từng loại xà gồ cụ thể thì người ta có hai cách nối xà gồ chủ yếu sau. * Nối bằng phương pháp hàn: - Nối đối đầu: Là phương pháp nối đơn giản nhất ta chỉ việc nối dầu của hai đoạn xà gồ lại với nhau bằng các mối hàn. Trong hàn đối đầu có các dạng liên kết sau + Liên kết dạng đường thẳng + Liên kết dạng đường chéo + Liên kết dạng chử Z Hình 4.5. Hàn đối đầu - Hàn nối đối đầu và ghép cạnh: Còng tương tự như hàn nối đối đầu nhưng ta ghép thêm các tấm thép có chiều dày bằng với chiều dày của thép chế tạo xà gồ. Hình 4.6. Hàn đối đầu ghép cạnh * Nối bằng phương pháp bu lông cường độ cao: Mối nối này thường được sử dụng cho các xà gồ có kích thước lớn và chịu lực lớn. - Mối nối cánh dùng 3 bản ghép (2 trong, 1 ngoài). Liên kết bản bụng bằng 2 hàng bulông thẳng đứng . Hình 4.7. Mối ghép bu lông cường độ cao 5. Thực hành chế tạo bản mã liên kết Liên kết bản mã chỉ sử dụng cho các loại xà gồ tiết diện rổng. Các bản mả phụ thuộc vào kích thước xà gồ thường được gia công bằng thép tấm, tiết diện các bản mã có thể là hình chử nhật, hành thang hay hình tam giạc Hình 4.8. các loại bản mã 6. Thực hành liên kết và kiểm tra xà gồ - Kiểm tra xà gồ cần chú ý các tiêu chi sau: - Kiểm tra tất cả các kích thước chi tiết theo bản vẽ. - Kiểm tra vật liệu chế tao. - Kiểm tra độ cong, vênh độ uốn của xà gồ. - Kiểm tra hai đầu xà gồ, các lổ khoan đảm bảo độ chính xác lắp ghép. Câu hỏi bài tập Câu 1: Nêu cấu tạo và công dụng của xà gồ? Câu 2: Trình bày cách chế tạo xà gồ ? Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Tiêu chí đánh giá Nội dung Hệ số Kiến thức Đánh giá theo mục tiêu về kiến thức của bài đề ra 0.3 Kỹ năng Đánh giá theo mục tiêu về kỹ năng của bài đề ra 0.5 Thái độ Tác phong công nghiệp ,Thời gian thực hiện bài tập , an toàn lao động và vệ sinh phân xưởng 0.2 Cộng BÀI 5 CHẾ TẠO VÌ KÈO Giới Thiệu Vì kèo nhà công nghiệp còn được gọi là dàn là một kết cấu rổng bao gồm các thanh quy tụ và liên kết với nhau tại nút thông qua một bản thép gọi là bản mã. Liên kết trong vì kèo thương là liên kết hàn, bu lông hoặc đinh tán (liên kết hàn được sử dụng nhiều hơn cả). Dàn gồm các thanh biên trên (gọi là thanh cánh trên) và thanh biên giới (gọi là thanh cánh dưới). Các thanh còn lại nằm trong phạm vi cánh trên và thanh cánh dưới là thanh bụng. Dàn thép làm việc còng như dầm nhận tải trọng và truyền xuống kết cấu đỡ nó. Hình dạng của dàn dễ cấu tạo để phù hợp với yêu cầu của thiết kế kiến trúc. Mục Tiêu Trình bày được công dụng, cấu tạo, phân loại vì kèo nhà công nghiệp; - Trình bày được liên kết bằng bu lông, liên kết bằng hàn, liên kết đinh tán; - Đọc được bản vẽ chi tiết, tính được phôi chế tạo vì kèo; - Vạch dấu, cắt, mài, sửa phôi đúng hình dáng, kích thước yêu cầu; - Chấm dấu, khoan lỗ thành thạo; - Hàn đính bản mã, lắp ghép chi tiết theo yêu cầu kỹ thuật bản vẽ thiết kế. Nội Dung 1. Công dụng, cấu tạo, phân loại 1.1. Cấu tạo Kết cấu vì kèo bằng thép được sử dụng khá rộng rãi trong xây dựng công nghiệp vì vượt được khẩu độ lớn, cấu tạo theo hình dạng bất kỳ phù hợp yêu cầu thẩm mỹ của kiến trúc, chịu được tải trọng lớn, đơn giản trong cấu tạo dựng lắp. - Hình dạng vì kèo thông dụng * Vì kèo 2 cánh song song (h.a) * Vì kèo hình thang độ dốc bé (h.b) * Vì kèo tam giác độ dốc lớn (h.c) Hình 5.1. Các loại vì kèo Nhà xưởng có L > 24 m nên dùng dàn. So với dàn thép thì dàn btct giảm 50% phí tổn thép. Chiều cao 1.2. Phân loại Vì kèo được làm kết cấu đỡ mái của mái nhà công nghiệp và dân dụng * Theo cấu tạo của các thanh dàn: - Dàn nhẹ: là dàn có nnội lực trong các thanh nhỏ, các thanh dàn được cấu tạo từ một thép góc hoặc thép tròn. - Dàn thường: là loại phổ biến, dung làm vì kèo mái lợp bằng tấm tôn, panen bê tông cốt thép. * Theo hình dạng Hình 5.2. Các dạng vì kèo * Liên kết giữa vì kèo và cột Hình 5.3 1.3. Ứng dụng Đối với nhà công nghiệp hệ thống vì kèo có vị trí rất quan trọng. Nó giử một số vai trò sau: - Tăng độ ổn định cho kết cấu của mái trong khung ngang. Bảo đảm độ cứng cho toàn mái nhà. - Tăng cường độ cứng không gian của nhà . - Bảo đảm cho toàn bộ kết cấu có độ ổn định tốt . - Phân phối lực do các thiết bị vận chuyển treo tác dụng trực tiếp vào kết cấu mang lực mái cho kết cấu chịu lực chủ yếu của nhà. 2. Đọc bản vẽ chi tiết tính phôi vì kèo 2.1. Đọc nội dung khung tên, bảng kê, các yêu cầu kỹ thuật Bao gồm tên gọi của bộ phận lắp, kí hiệu bản vẽ, tỉ lệ, và chức trách của những người có trách nhiệm đối với bản vẽ. 2.2. Phân tích các hình biểu diễn - Đọc các hình biểu diễn của bản vẽ, hiểu rõ phương pháp biểu diễn và nội dung biểu diễn - Hiểu rõ tên gọi từng hình biểu diễn, vị trí các mặt phẳng cắt của các hình cắt và mặt cắt, phương chiếu của các hình chiếu phụ và hình chiếu riêng phần - Sự liên hệ giữa các hình biểu diễn Sau khi đọc các hình biểu diễn ta có thể hình dung được hình dạng của bộ phận lắp. Hình 5.4. 2.3. Tính chiều dài phôi thanh cánh trên, dưới, thanh bụng - Tùy thuộc cường độ, độ cứng và các yêu cầu về thiết bị kỹ thuật. - Khoảng cách giữa các mắt trên thanh cánh thượng thường 3m. - Khoảng cách giữa các mắt dưới thanh cánh hạ là 6m. - Chiều rộng thanh cánh thượng phụ thuộc khả năng chịu nén, độ ổn định, vận chuyển, cẩu lắp và phải đủ rộng để gác panel. Theo qui định: b ≥ 220 với dàn bước a = 6m, nhịp l = 18m; b ≥ 240 a= 6m, l= 30m; b ≥ 280 a= 12m, nhịp tùy ý. -Thanh bụng: được lấy theo khả năng chịu lực: nén, kéo đúng tâm hoặc lệch tâm. Thường lấy bề rộng thanh bụng bằng thanh cánh với dàn toàn khối sẽ thuận tiện khi chế tạo. Nhưng với dàn lắp ghép từ các cấu kiện riêng lẻ thì thanh bụng có bề rộng bé hơn thanh cánh để dễ liên kết 3. Thực hành chế tạo thanh cánh trên, dưới - Dàn hình thang : Dược sử dụng nhiều .Chế tạo đơn giản, nội lực phân bố tương đối đều, dễ tạo độ dốc thoát nước mái,thích hợp cho nhà nhịp lớn. Nhược điểm là đầu dàn cao, làm tăng chiều cao nhà, tốn vật liệu bao che. Hình 5.5 - Dàn có thanh cánh hạ gãy khúc: Loại nầy làm việc gần giống dàn hình thang, nhưng nhờ trọng tâm được hạ thấp nên nó ổn định hơn khi lắp ráp và sử dụng. Với dàn ứng suất trước, thanh cánh hạ không thẳng nên gây tổn hao ứng suất khá lớn. Hình 5.6 - Thanh cánh thượng gãy khúc : Dàn có hình dạng hợp lý khi chịu tải trọng phân bố đều. Nội lực trong các thanh cánh thượng, cánh hạ tương đối đều nhau từ gối tựa vào giữa nhịp. Nội lực trong các thanh xiên bé, chiều cao đầu dàn nhỏ, giảm được vật liệu bao che. Hình 5.7 * Để dễ vận chuyển, khi chế tạo người ta có thể chia dàn thành các phần nhỏ. Kích thước mỗi phần tuỳ thuộc khả năng vận chuyển và chỉ nên chia khi điều kiện bắt buộc. Việc khuếch đại dàn được thực hiện bằng liên kết các chi tiết đặt sẵn, căng cốt thép ứng lực trước hoặc đổ bêtông mắt dàn tại hiện trường. 4. Thực hành chế tạo thanh bụng + Ở khu vực gần gối tựa, bản bụng được mở rộng bằng cánh chịu kéo để liên kết với đầu cột, để chịu phản lực gối tựa. + Dầm có chiều cao lớn, hoặc dầm chịu tải trọng tập trung, bố trí thêm các sườn đứng, cách khoảng 3m. + Với các dầm lớn,thường khoét bớt bản bụng bằng các lỗ tròn hoặc đa giác đều, và cấu tạo cốt thép bao quanh chu vi lỗ. 5. Thực hành chế tạo nút vì kéo Đối với vì kèo tiết diện rổng dạng hình thang, hình tam giác thi khi chế tạo để lien kết các thanh giằng trên, thanh giằng dưới, các thanh bụng lại với nhau tai các vị trí. Thì vị trí đó gọi là nút vì kèo. Khi chế tạo người ta thường chế tạo một bản mã thép có hình chử nhật hoặc hình thang. Kích thước tính toán phụ thược vào kích thước của vì kèo. Tài các nút này thường các chi tiết được liên kết lại với nhau bằng phương pháp hàn hoặc bắt bu lông. Hình 5.8 6. Thực hành hàn đính lắp ghép Sau k hi đã chuẩn bi phôi theo đúng kích thước như bản vẽ ta tiến hành hàn đính các chi tiết lại với nhau. Khi hàn đính chú ý đúng vị trí các chi tiết, đảm bảo đúng kích thước, đảm bảo không bi cong vênh. Các mối hàn đảm bảo chắc chắn. 7. Thực hành kiểm tra vì kèo Kiểm tra vì kèo cần chú ý các tiêu chi sau: - Kiểm tra tất cả các kích thước chi tiết theo bản vẽ. - Kiểm tra vật liệu chế tao. - Kiểm tra độ cong, vênh độ uốn của xà gồ. - Kiểm tra hai đầu xà gồ đảm bảo độ chính xác lắp ghép. - Kiểm tra góc độ của mái nhà. Câu hỏi bài tập Câu 1: Nêu cấu tạo và công dụng của xà gồ? Câu 2: Trình bày cách chế tạo xà gồ ? Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Tiêu chí đánh giá Nội dung Hệ số Kiến thức Đánh giá theo mục tiêu về kiến thức của bài đề ra 0.3 Kỹ năng Đánh giá theo mục tiêu về kỹ năng của bài đề ra 0.5 Thái độ Tác phong công nghiệp ,Thời gian thực hiện bài tập , an toàn lao động và vệ sinh phân xưởng 0.2 Cộng BÀI 6 CHẾ TẠO DẦM TỔ HỢP Giới Thiệu Dầm là loại cấu kiện cơ bản trong kết cấu xây dựng.Về mặt chịu lực thì dầm chủ yếu chịu uốn. Ưu điểm nổi bật của dầm thép là cấu tạo rất đơn giản,chi phí cho chế tạo dầm không lớn, do đó dầm được sử dụng rất phổ biến. Vì loại kết cấu nhịp lớn như sân vận động, nhà thi đấu thì chỉ có dầm thép mới đáp ứng được.Bằng chứng là đó có rất nhiều công trình như nhà thi đấu, hănga máy bay sử dụng dầm thép đó được xây dựng ở nước ta còng như nhiều nơi khác trên khắp thế giới. So vì các loại dầm khác như dầm bê tông cốt thép thì để vượt được các nhịp lớn, dầm thép còng tốt hơn cả vì nó vừa có khối lượng bản thân nhẹ, vừa có khả năng chịu lực lớn, Do đó khi vượt nhịp lớn thì chiều cao dầm thép sẽ không quá lớn, tạo không gian sử dụng lớn, không ảnh hưởng đến công năng của ngôi nhà. Vì cách sử dụng tiết diện dầm thép thì việc thi công sẽ đơn giản hơn, thời gian thi công nhanh (vì chủ yếu chỉ là các liên kết bằng mối hàn và bu lông) công trình nhanh chóng được đưa vào sử dụng. Ngày nay, vì xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật thì kết cấu thép ngày càng được nghiên cứu, phát triển, hoàn thiện hơn, sử dụng ngày càng rộng rải hơn trong nhiều công trình khác nhau từ những công trình nhỏ như nhà ở, nhà máy, xí nghiệp cho đến các công trình đòi hỏi vượt nhịp lớn như nhà thi đấu, sân vận động, hănga máy bay, Dầm thép có rất nhiều loại tiết diện khác nhau như dầm hình (chữ I, C, hình tròn), dầm tổ hợp, dầm hép,dầm có sườn lượn sóng, Mỗi loại dầm đều có những ưu điểm và nhược điểm riờng, do đó tựy thuộc các điều kiện về loại kết cấu công trình, về giải pháp kiến trỳc, thi công, điều kiện về kinh tế kỹ thuật,mà sử dụng các loại dàm khác nhau. Chẳng hạn vì những công trình cần vượt nhịp nhỏ (thường là 36 m thì ngườu ta có thể sử dụng dầm hép, Mục Tiêu - Trình bày được liên kết bằng bu lông, liên kết bằng hàn, liên kết đinh tán; - Đọc được bản vẽ chi tiết, tính được phôi chế tạo dầm; - Vạch dấu, cắt, mài, sửa phôi đúng hình dáng, kích thước yêu cầu; - Chấm dấu, khoan lỗ, tán đinh, bắt bu lông thành thạo; - Hàn đính, lắp ghép chi tiết đạt yêu cầu kỹ thuật. NỘI DUNG 1. Công dụng, cấu tạo dầm tổ hợp: 1.1. Cấu tạo Là dầm được làm từ các bản thép hoặc từ các bản thép và các thép hình.Nếu dùng liên kết hàn để liên kết các bộ phận của dầm thì dầm được gọi là dầm tổ hợp hàn, tương tự như vậy nếu dùng liên kết bằng đinh tán hay bu lông thì dầm gọi là dầm tổ hợp đinh tán hay bu lông Dầm tổ hợp hàn gồm 3 bản thép, 2 bản đặt nằm ngang gọi là 2 cánh dầm, bản đặt thẳng đứng gọi là bụng dầm. Dầm tổ hợp đinh tán hoặc bulông còng gồm 1 bản thép đặt đứng làm bụng dầm, còn mỗi cánh dầm còn 2 thép góc (thép chữ L) gọi là 2 thép góc cánh dầm và có thể có thêm 1 đến 2 bản thép được đặt nằm ngang gọi là bản phủ cánh dầm. Hình 6.1. Cấu tạo dầm So với dầm đinh tán, tổ hợp đinh tán thiết kế dầm tổ hợp gồm: Chọn tiết diện dầm, kiểm tra tiết diện dầm đã chọn về độ bền, độ cứng, độ ổn định tổng thể, cấu tạo và tính toán chi tiết của dầm như liên kết cánh với bụng,cụ thể như sau: + Chọn tiết diện dầm + Thay đổi tiết diện dầm theo chiều dài, dày + Kiểm tra độ bền, độ võng, độ ổn định của dầm tổ hợp + Ổn định tổng thể của dầm thép Ngoài cách tính cổ điển trên ngày nay người ta còn sử dụng phần mềm tính toán kết cấu Midas.Kinh nghiệm thiết kế cho thấy khi nhịp và tải trọng lớn (l > 12m, q > 2000 daN/m) nếu dùng dầm tổ hợp thì hoặc là không đủ bền hoặc là độ cứng không đảm bảo điều kiện ổn định tổng thể, nếu đủ thì kết cấu sẽ nặng nề và tốn thép. Trong trường hợp này dung dầm tổ hợp sẽ kinh tế hơn. Do đó phạm vi áp dụng của dầm tổ hợp sẽ rộng rãi hơn. Hình 6.2. Dầm liên tục Hình 6.3. Vị trí dầm trong khung nhà công nghiệp Hình 6.4. Trong nhà có cầu trục treo, dầm cầu chạy bằng thép dạng chữ I, vừa là kết cấu chịu lực, vừa là ray. Dầm được treo vào kết cấu mang lực mái. Nhịp của dầm treo là 6; 12m có khi đến 24m. Vị trí neo dầm cầu chạy vào kết cấu mang lực mái dạng giàn mái thường đặt tại vị trí mắt giàn. Hình 6.5. Liên kết dầm cẩu chạy bằng thép vào kết cấu mang lực mái bằng bê tông cốt thép; - Dầm hình Dầm hình là những dầm làm từ thép hình, có rất nhiều hình dạng khác nhau, thông thường có thép hình chữ I hoặc chữ U Dầm hình được cỏn hoặc dập ngay trong nhà máy, chế tạo đơn giản nhưng kích thước tiết diện thường không lớn lắm. Vì dầm thép chữ I do có tiết diện đối xứng, lại có momen chống uốn đối vì trục x-x (xem hình vẽ) khổ lớn nên rất hợp lý vì những dầm chịu uốn phẳng như dầm sàn nhà,dầm sàn công tỏc, dầm cầu, Dầm chữ U có tiết diện không đối xứng nên khi chịu uốn phẳng thì có thờm hiện tượng xoắn do đó không phải là cấu kiện hợp lý khi chịu uốn, nhưng do do thép hình chữ U có cánh rộng (chịu uốn xiên tốt) và có mặt ngoài phẳng (dễ liên kết vì các cấu kiện khác) nên thường được dùng làm xà gồ mỏi nhà, dầm tường, dầm sàn khi nhịp và tải trọng bộ. Thiết kế dầm hình bao gồm các vấn đề sau: + Chọn tiết diện dầm hình : + Kiểm tra tiết diện dầm đó chọn về độ bền + Kiểm tra tiết diện dầm về độ cứng + Kiểm tra độ ổn định tổng thể. Hình 6.6. Các loại dầm hình - Dầm tổ hợp Là dầm được làm từ các bản thép hoặc từ các thép hình. Nếu dùng liên kết hàn để liên kết các bộ phận của dầm thì dầm được gọi là dầm tổ hợp hàn, tương tự như vậy nếu dùng liên kết bằng đinh tán hay bu lông thì dầm gọi là dầm tổ hợp đinh tán hay bu lông Dầm tổ hợp hàn gồm 3 bản thép, 2 bản đặt nằm ngang gọi là 2 cánh dầm, bản đặt thẳng đứng gọi là bụng dầm. Dầm tổ hợp đinh tán hoặc bulông còng gồm 1 bản thép đặt đứng làm bụng dầm, còn mỗi cánh dầm còn 2 thép gỳc( thép chữ L) gọi là 2 thépgóccánh dầm và có thể có thờm 1 đến 2 bản thép được đặt nằm ngang gọi là bản phủ cánh dầm. So vì dầm đinh tán, tổ hợp đinh tán thiết kế dầm tổ hợp gồm: Chọn tiết diện dầm, kiểm tra tiết diện dầm đó chọn về độ bền, độ cứng, độ ổn định tổng thể, cấu tạo và tính toán chi tiết của dầm như liên kết cánh và bụng,có thể như sau: + Chọn tiết diện dầm + Thay đổi tiết diện dầm theo chiều dài, dày + Kiểm tra độ bền, độ vừng, độ ổn định của dầm tổ hợp + Ổn định tổng thể của dầm thép Hình 6.7. Dầm tổ hợp - Dầm kiểu dàn nhẹ : Trường hợp dầm sàn cần vượt các nhịp dài hơn, chẳng hạn khi cần ''trốn cột'' đỡ dưới, để tạo không gian lớn. Như vậy, dầm không những có nhịp khỏ dài mà còn phải chịu các lực tập trung của những cột tầng trên. Phương thức tốt nhất là sử dụng dàn thép nhẹ hoặc dầm bê tông ứng lực trước . Để giảm gớa thành, dầm thép được thiết kế vì các thanh cánh có tiết diện chữ  T và thanh bụng là các cặp thép góc hàn chồng trực tiếp lờn bụng thanh cánh, không cần sử dụng bản mả. Đường ống kỹ thuật có thể dễ dàng bố trí xuyên qua những khoang rỗng của dàn nhẹ. Nếu cần có những khoang rộng hơn, có thể bố trí thay thế một hai khoang tam giác bằng một khoang panen chữ nhật (kiểu Vierendeel) ở khoảng giữa nhịp dàn. Chiều cao của dàn thép thường khỏ lớn, nên các đường ống kỹ thuật phục vụ chỉ được lắp đặt trong phạm vi chiều cao dàn. Trần treo còng bố trí trực tiếp ngay mép dưới của dạ dàn thép. Các dàn thép thường đặt cách nhau tương đối dày, vì chiều dài nhịp kinh tế khoảng trên 9m. Để đảm bảo tớnh kinh tế, không nên dùng nhiều loại dàn thép khác nhau trong các sàn tầng, vì cùng một kích cỡ dàn nếu sản suất hàng loạt trong xưởng kết cấu thép mới bảo đảm sử dụng vật liệu, thiết bị máy móc và nhân công một cách hiệu quả hơn. Các thanh bụng trong dàn nhẹ chủ yếu là những thanh chữo, cấu tạo thành dàn tam giác. Những thanh đứng chỉ sử dụng khi độ mảnh tính toán của các thanh cánh chịu nén quá trị số giới hạn. Ngoài ra, có thể bố trí các khoang chữ nhật không có thanh chữ o ở những miền có lực cắt nhỏ, chẳng hạn ở giữa nhịp dầm (chỗ đó còng rất phù hợp để bố trí các đường ống kĩ thuật trong cao ốc văn phòng). Góc của thanh chữ o làm vì thanh cánh có thể lấy khổ nhỏ để giảm bớt số lượng thanh chữ o củng như các mối hàn. Tuy nhiên nếu góc xiên nhỏ quá, chiều dài thanh sẽ lớn, lực dọc trục trong thanh sẽ tăng, thanh nén sẽ kém ổn định. Như vậy, yêu cầu phải cấu tạo thêm bản mả, vừa tăng chi phí gia công chế tạo, vừa làm hẹp thêm độ rỗng ở bụng dàn, ảnh hưởng đến vấn đề bố trí các đường ống kỹ thuật. Do đó, chiều dài các khoang dàn chỉ nên lấy gần đúng bằng hai hoặc ba lần chiều cao. Tiết diện thanh cánh thường dùng các loại thép hình (tiết diện chữ T hoặc thép góc đơn (chữ L); Các loại tiết diện ống vuông hoặc hai thép góc củng được dùng cho các thanh cánh của dàn nhịp lớn, nhưng đối vì nhịp nhỏ thường ít sử dụng hơn, vì phải dùng mối nối có bản mả kém hiệu quả. Cánh trên của dàn thép nhẹ thường liên   kết chặt vì sàn BTCT và làm việc trong một tiết diện liên hợp nhờ các mấu neo 1.2. Công dụng Trong các nhà cao tầng khung sườn thép, thường hệ dầm sàn được cấu tạo bởi các dầm hoặc dàn thép liên hợp chịu lực dưới dạng các tiết diện liên hợp chữ T, I, C, L và chủ yếu chịu uốn dưới tác động của tải trọng thẳng đứng. Như vậy ở phía trên dầm sẽ chịu nén và dầm thép chịu kéo, phù hợp vì bản năng chịu lực của 2 thành phần vật liệu nói trên. Ngoài ra, hệ liên hợp ở đây còn có khá nhiều ưu điểm khác, chẳng hạn vượt được các nhịp dài, tạo được các khoảng không gian lớn, thông thường giảm được chiều dày cấu tạo của hệ dầm sàn, đẩy nhanh tiến độ thi công; giảm nhẹ được khối lượng công trình tác động trực tiếp đến các vấn đề về nền móng và giá thành xây lắp. Mặt khác, hệ dầm thép liên hợp còn tạo ra các đia phắc nằm ngang có độ cứng khá lớn, giúp cho công trình cao tầng được ổn định tổng thể dưới tác động của tải trọng ngang. Do các đặc điểm nói trên, kết cấu thép thích hợp vì những công trình lớn (nhịp rộng, chiều cao lớn, chịu tải trong nặng), các công trình cần trọng lượng nhẹ, các công trình cần độ kýn không thấm nước.Phạm vi ứng dụng của kết cấu rất rộng, có thể chia làm các loại sau: - Nhà công nghiệp, khung nhà công nghiệp là toàn bộ bằng thép khi nhà cao, cần trục nặng, hoặc có thể là hỗn hợp cột bê tôngcốt thép, dàn, và dầm thép. - Nhà nhịp lớn, là những loại nhà do yêu cầu sử dụng phải có nhịp khỏ lớn tẻen 30-40m như nhà biểu diễn, nhà thi đấu thể dục thể thao, nhà triển lảm, nhà chứa máy baydùng kết cấu thép là hợp lý nhất.Có những trường hợp nhịp đặc biệt lớn trên 100m thì kết cấu thép là duy nhất áp dụng được. - Khung nhà nhiều tầng, đặc biệt là các loại nhà kiểu tháp ở thành phố. Nhà trên 15 tầng thì dùng kết cấu thép có lợi hơn bê tông cốt thép. - Cầu đường bộ,cầu đường sắt, làm bằng thép khi nhịp vừa, nhịp lớn, khi cần thi công nhanh. Cầu treo bằng thép có thể vượt nhịp trên 1000m. - Kết cấu tháp cao, như các loại cột điện , cột ăng ten vô tuyến, hoặc một số loại kết cấu đặc biệt như kết cấu tháp khoan dầu,. 2. Các liên kết chế tạo dầm tổ hợp Trong các kết cấu thép hiện nay, có hai loại liên kết thường được sử dụng: liên kết đinh và liên kết hàn. Liên kết đinh là cụm từ chung dùng để chỉ các loại liên kết có dạng thanh thép tròn xâu qua lỗ của các bộ phận cần liên kết. Như vậy, đinh đại diện cho đinh tán, bu lông, bu lông cường độ cao, chốt Các loại liên kết đinh được đề cập trong chương này là liên kết bằng bu lông thường và liên kết bằng bu lông cường độ cao. Liên kết hàn có thể được dùng cho các mối nối ngoài công trường nhưng nói chung, chủ yếu được sử dụng để nối các bộ phận trong nhà máy. Tuỳ theo trường hợp chịu lực, các liên kết được phân chia thành liên kết đơn giản, hay liên kết chịu lực đúng tâm, và liên kết chịu lực lệch tâm. 2.1. Liên kết bằng bu lông Liên kết bu lông và các cách hảm bu lông Bu lông được phân biệt giữa bu lông thường và bu lông cường độ cao 2.1.1 Bu lông thường Bu lông thường được làm bằng thép ít các-bon ASTM A307 có cường độ chịu kéo 420 MPa. Bu lông A307 có thể có đầu dạng hình vuông, lục giác hoặc đầu chìm. Bu lông thép thường không được phép sử dụng cho các liên kết chịu mỏi. Bu lông thép ít các bon A307 c ấp A. Đầu bu lông do nhà sản xuất quy định a. Đầu và đai ốc hình lục lăng ; b. Đầu và đai ốc hình vuông ; c. Đầu chỏm 2.1.2 Bu lông cường độ cao Bu lông cường độ cao phải có cường độ chịu kéo nhỏ nhất 830 MPa cho các đường kính d = 16 - 27 mm và 725 MPa cho các đường kính d = 30 - 36 mm. Bu lông cường độ cao có thể dùng trong các liên kết chịu ma sát hoặc liên kết chịu ép mặt. Liên kết chịu ép mặt chịu được tải trọng lớn hơn nhưng gây biến dạng lớn khi chịu ứng suất đổi dấu nên chỉ được dùng trong những điều kiện cho phép. Trong cầu, mối nối bu lông chịu ép mặt không được dùng cho các liên kết chịu ứng suất đổi dấu. Liên kết bu lông cường độ cao chịu ma sát thường dùng trong kết cấu cầu chịu tải trọng thường xuyên gây ứng suất đổi dấu hoặc khi cần tránh biến dạng trượt của mối nối. Liên kết bu lông cường độ cao chịu ép mặt chỉ được dùng hạn chế cho các bộ phận chịu ứng suất một dấu và cho các bộ phận thứ yếu. Trong xây dựng cầu, cả liên kết bu lông cường độ cao và liên kết hàn đều có thể được sử dụng cho các mối nối ngoài công trường song liên kết bu lông cường độ cao được dùng là chủ yếu. Liên kết hàn chỉ được sử dụng trong các liên kết thứ yếu, không chịu hoạt tải, dùng để liên kết các tấm mặt cầu hoặc các bộ phận không chịu lực chính. Trong thực tế, thường sử dụng hai loại bu lông cường độ cao A325 và A490 vì đầu mò và đai ốc theo tiêu chuẩn ASTM như hình trên . Bu lông cường độ cao Trong các liên kết bằng bu lông cường độ cao chịu ma sát, các bản nối được ép vào nhau nhờ lực xiết bu lông. Lực xiết bu lông cần đủ lớn để khi chịu cắt, ma sát giữa các bản thép đủ khả năng chống lại sự trượt. Liên kết chịu ma sát yêu cầu bề mặt tiếp xúc của các bản nối phải được làm sạch khỏi sơn, dầu mỡ và các chất bẩn. Còng có thể dùng liên kết trong đó bu lông bị ép mặt, sự dịch chuyển của các bản nối được ngăn cản bởi thân bu lông. 2.1.3 Khoảng cách bu lông và khoảng cách tới mép Việc quy định khoảng cách nhỏ nhất, khoảng cách lớn nhất giữa các bu lông còng như từ bu lông tới mép cấu kiện nhằm những mục đích khác nhau. Khoảng cách nhỏ nhất giữa các bu lông được quy định nhằm đảm bảo khoảng cách trống giữa các đai ốc và không gian cần thiết cho thi công (xiết bu lông). Khoảng cách nhỏ nhất từ bu lông tới mép cấu kiện được quy định nhằm môc đớch chống xộ rỏch thép cơ bản. Khoảng cách lớn nhất giữa các bu lông còng như từ bu lông tới mép cấu kiện được quy định nhằm đảm bảo mối nối chặt chẽ, chống ẩm và chống lọt bôi còng như chống cong vênh cho thép cơ bản. Các yêu cầu cơ bản về khoảng cách bu lông và khoảng cách tới mép theo Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22 TCN 272-05 được túm tắt như sau: Khoảng cách từ tim tới tim của các bu lông (theo mọi phương) không được nhỏ hơn 3d, vì d là đường kính của bu lông. Khoảng cách nhỏ nhất từ tim lỗ tới mép cấu kiện (theo mọi ph ương), là hàm của kích thước bu lông và dạng gia công mép, được cho trong bảng 2.2. Khoảng cách từ tim lỗ tới mép thanh (theo mọi phương), nói chung, không được lớn hơn 8 lần chiều dày của thanh nối mỏng nhất và không được lớn hơn 125 mm. Khoảng cách giữa các bu lông và khoảng cách từ bu lông tới mép, ký hiệu tương ứng là s và Le, Bảng 2.3 Khoảng cách đến mép thanh tối thiểu (mm) 2.2. Liên kết bằng hàn Liên kết hàn là hình thức liên kết chủ yếu hiện nay trong kết cấu thép. Liên kết hàn đơn giản về cấu tạo, thiết kế và thi công, ít chi tiết và không gây giảm yếu mặt cắt. Thông thường, các cấu kiện thép được hàn nối trong nhà máy và được lắp ghép tại công trường bằng bu lông cường độ cao.Tuy nhiên, nhược điểm của liên kết hàn là thường gây ứng suất dư, đặc biệt trong những mối hàn lớn. Ngoài ra, chất lượng mối hàn phụ thuộc nhiều vào công nghệ hàn và trình độ người thi công. Các mối hàn được thiết kế vì cường độ bằng cường độ thép cơ bản, trong đó, que hàn được quy định phù hợp vì từng loại thép kết cấu 2.2.1 Cấu tạo liên kết hàn Các loại mối hàn chủ yếu trong kết cấu thép là hàn gỳc, hàn rãnh và hàn đinh tán, trong đó thông dụng nhất là hàn góc. Khi chịu lực nhỏ, đường hàn góc là kinh tế vì không phải gia công mép cấu kiện hàn. Khi chịu lực lớn, mối hàn rãnh có hiệu quả hơn vì mối hàn có thể ngấu hoàn toàn vào thép cơ bản. Hàn đinh tán chỉ được sử dụng khi không thể hàngóchay hàn rãnh. Trong một liên kết, có thể sử dụng kết hợp nhiều loại đường hàn. Các loại vật liệu hàn được quy đinh như sau: Thép hàn cho công trình cầu được thống kê cùng vì que hàn yêu cầu trong bảng 2.7 và mối hàn phải ngấu hoàn toàn. Các mối hàn được thiết kế vì cường độ bằng cường độ thép cơ bản. 3.2.2. Hàn góc Mối hàn góc được thực hiện ở góc vuông giữa hai cấu kiện cần liên kết (hình dưới). Mặt cắt mối hàn có thể quy về dạng tam giác vuông. Kích thước đặc trưng của mặt cắt mối hàn là cạnh nhỏ hơn trong hai cạnh vuông góc của tam giác, được gọi là chiều dày đường hàn, ký hiệu là w. Do một đoạn đường hàn có thể chịu tác động của cắt, nén hay kéo theo mọi phương, một đường hàn yếu nhất là khi chịu cắt và nó luôn luôn được giả thiết là bị phá hoại do cắt. Đặc biệt, sự phá hoại được giả thiết là xảy ra do cắt trong mặt phẳng đi qua chỗ hẹp nhất của đường hàn. Bề rộng nhỏ nhất này là khoảng cách vuông góc từ chân đường hàn tới đường huyền của tam giác. Mối hàn góc 3.2.3. Hàn rãnh Mối hàn rãnh thường được sử dụng để nối hai cấu kiện nằm trong cùng một mặt phẳng (hình dưới), nhưng còng có thể dùng cho mối nối chữ T hay mối nối gỳc. Trong loại mối hàn này, mép các cấu kiện phải được gia công để đảm bảo cho mối hàn ngấu trên toàn bộ chiều dày các thanh nối. Mối hàn rãnh 3.2.4. Giới hạn kích thước của mối hàn góc Theo Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22 TCN 272-05, chiều dày lớn nhất của mối hàn góc dọc theo cạnh của cấu kiện liên kết được lấy bằng: Chiều dày bản nối, nếu bản nối mỏng hơn 6 mm Chiều dày bản nối trỏ đi 2 mm nếu bản nối dài hơn hoặc bằng 6 mm. Chiều dày nhỏ nhất của mối hàngócđược quy định như trong bảng 2.6. Chiều dày nhỏ nhất của đường hàn góc (Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22 TCN 272-05 ) Chiều dài có hiệu nhỏ nhất của đường hàn góc phải lớn hơn bốn lần chiều dày của nó và phải lớn hơn 40 mm. Có quy định cấu tạo chi tiết của liên kết hàn theo Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22 TCN 272-05 3.3. Liên kết đinh tán - Mối ghép đinh tán được biểu diễn như hình sau. Các tấm ghép 1 và 2 được liên kết trực tiếp vì nhau bằng các đinh tán số 3, hoặc liên kết thông qua tấm đệm số 4 và các đinh tán số 3. - Nguyên tắc liên kết của mối ghép đinh tán: Thân đinh tán tiếp xúc vì lỗ của các tấm ghép, lỗ của các tấm đệm, đinh tán có tác độngnhư một cỏi chốt cản trở sự trượt tương đối giữa các tấm ghép vì nhau, giữa các tấm ghép vì tấm đệm. - Để tạo mối ghép đinh tán, người ta gia công lỗ trên các tấm ghép, lồng đinh tán vào lỗ của các tấm ghép, sau đó tán đầu đinh. - Tấm ghép không được dầy quá 25 mm. Lỗ trên tấm ghép có thể được gia công bằng khoan hay đột, dập. Lỗ trên tấm ghép có đường kính bằng hoặc lớn hơn đường kính thân đinh tán d. - Tán nguội, quá trình tán đinh có thể tiến hành ở nhiệt độ môi trường. Tán nguội dễ dàng thực hiện, giá rẻ; nhưng cần lực lớn, dễ làm nứt đầu đinh. Tán nguội chỉ dùng vì đinh tán kim loại màu và đinh tán thép có đường kính d nhỏ hơn 10 mm. - Tán nóng, đốt nóng đầu đinh lờn nhiệt độ khoảng (1000#1100) OC rồi tiến hành tán. Tán nóng không làm nứt đầu đinh; nhưng cần thiết bị đốt nóng, các tấm ghép biến dạng nhiệt, dễ bị cong vênh. - Đinh tán thường làm bằng kim loại dễ biến dạng, thép ít các bon như CT34, CT38, C10, C15 hoặc bằng hợp kim màu. Thân đinh tán thường là hình trụ tròn có đường kính d, giá trị của d nên lấy theo dẫy số tiêu chuẩn. Các kích thước khác của đinh tán được lấy theo d, xuất phát từ điều kiện sức bền đều. h = (0,6 - 0,65).d; R = (0,8 - 1).d; l = (S1 + S2) + (1,5 - 1,7).d. - Ngoài mò đinh dạng chỏm cầu, đinh tán còn có nhiều dạng mò khác nhau, như trên * Phân loại mối ghép đinh tán Tùy theo công dụng và kết cấu của mối ghép, mối ghép đinh tán được chia ra: + Mối ghép chắc: Mối ghép chỉ dùng để chịu lực không cần đảm bảo kýn khít. + Mối ghép chắc kýn: Vừa dùng để chịu lực vừa đảm bảo kýn khít. + Mối ghép chồng: Hai tấm ghép có phần chồng lờn nhau. + Mối ghép giáp mối: Hai tấm ghép đối đầu, đầu của 2 tấm ghép giáp nhau. + Mối ghép một hàng đinh: Trên mỗi tấm ghép chỉ có một hàng đinh. + Mối ghép nhiều hàng đinh: Trên mỗi tấm ghép có nhiều hơn một hàng đinh. * Kích thước chủ...ảo nguyên tắc những chi tiết/ cấu kiện có cùng ký mã hiệu phải giống hệt nhau) - Các chi tiết cấu kiện phải mang tính lắp lẫn (tiêu chuẩn hoá) - Khi đưa xuống sản xuất bản vẽ phải được kiểm duyệt kèm phiếu giao việc. - Có dấu hiệu nhận biết khi thiết kế có sự thay đổi. * Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng, kết cấu thép, kí hiệu quy ước và thể hiện bản vẽ Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 2234:1977: tài liệu thiết kế – thiết lập bản vẽ kết cấu thép. 1. Quy định chung 1.1. Tiêu chuản này áp dụng để thể hiện các bản vẽ kết cấu thép trong thiết kế mới hoặc thiết kế cải tạo, ở các giai đoạn thiết kế. 1.2. Ngoài những điều quy định trong tiêu chuẩn này phải tuân theo những quy định trong các tiêu chuẩn TCVN 2: 1974; TCVN 12:1974 "tài tiệu thiết kế"; TCVN95:1963 ”bulông”; TCVN1091:1975 ”hàn”:TCXD 09:1972 ”tiêu chuẩn thiết kế. Kết cấu thép” và các tiêu chuẩn có liên quan khác. 1.3. Những kí hiệu quy ước chung về loại vật liệu thép và các dạng liên kết trong kết cấu thép được trình bày trong bảng 1. Nếu sử dụng những kí hiệu không có trong bảng này thì phải chú thích trên bản vẽ 2.Quy định về thể hiện bản vẽ - Sơ đồ hình học của kết cấu thép được thể hiện ở vị trí làm việc với tỉ lệ nhỏ (1:50; 1:100; 1:200;) và vẽ ở chỗ râ nhất trên bản vẽ đầu tiên của kết cấu đó. Sơ đồ được vẽ bằng nét liền mảnh tượng trưng cho đường trục của thanh. Chú thích: trên sơ đồ không cần thể hiện chi tiết ghép nối và phải ghi kích thước tổng quát của kết cấu. Trường hợp cần thiết đối với kết cấu dàn mái, trị số chiều dài thanh – bằng mm, trị số nội lực – bằng kN, được ghi ngay trên sơ đồ và ở từng thanh tương ứng- trị số nội lực ghi dưới, trị số chiều dài ghi trên. - Nếu kết cấu đối xứng được phép thể hiện sơ đồ 1 nửa kết cấu. Nếu kết cấu không đối xứng phải thể hiện sơ đồ toàn kết cấu - Tỉ lệ thể hiện bản vẽ kết cáu thép được dùng như sau: + Sơ đồ hình học:1:50; 1:100;1:200; 1:500 + Hình thể hiện cấu tạo:1:20;1:50;1:100 + Hình thể hiện chi tiết:1:5; 1:10; 1:20; đối với chi tiết quá nhỏ được dùng tỉ lệ 1:1 để thuận tiện cho việc gia công chế tạo. Trên các hình vẽ của 1 cấu kiện cho phép dùng 2 loại tỉ lệ: - Tỉ lệ nhỏ (1:50; hoặc 1:100 hoăc 1:200) cho chiều dài các thanh - Tỉ lệ lớn (1:5 hoặc 1:10 hoặc 1:20) cho kích thước mặt cắt các thanh và chi tiết các nút kết cấu. - Trên hình vẽ toàn thể 1 cấu kiện phải thể hiện: + Kích thước chính từng phần và tổng quát tính theo đường trục; + Chiều dài thanh thép và số thứ tự (đánh số) cho từng cấu kiện thành phần; + Mặt cắt các thanh thép. Chú thích: đối với những nút, mắt liên kết cần vẽ chi tiết theo tỉ lệ lớn phải thể hiện tất cả các kích thước, đánh số thứ tự và ghi số thứ tự đó trong vòng tròn có đường kính từ 8 đến 10 mm (vòng tròn nay chia thành 2 nửa – nửa trên ghi số thứ tự của nút, mắt liên kết; nửa dưới ghi số kí hiệu của bản vẽ có nút, mắt liên kết đó). Số kí hiệu của các thanh, các chi tiết kết cấu thép được ghi trong vòng tròn có đường kính từ 6 đến 8 mm. Trong kết cấu có những thanh hoặc chi tiết giống nhau về kích thước và cấu tạo thì ghi cùng số kí hiệu nhưng đối xứng trục vơi nhau thì phải vẽ tách cách cấu tạo, còn trong bảng kê vật liệu thì phải ghi thêm chú thích thuận (T) hoặc nghịch (N) bên cạnh số kí hiệu để tránh nhầm lẫn khi gia công. Đối với những thanh chính tổ hợp nhiều thanh phải vẽ mặt cắt theo đúng kiểu (hình thức) tổ hợp thực tế khi tính toán thiết kế kết cấu. - Trên bản vẽ kết cấu phải ghi râ + Các kích thước cần thiết cho việc gia công sản xuất, thi công lắp dựng; + Số kí hiệu của các thanh thép, các nút, chi tiết, các cấu kiện; + Kí hiệu của các cấu kiện, các mặt cấu kiện (dùng các chữ in hoa – thường là chữ đầu của tên cấu kiện – và các chữ A rập để kí hiệu); + Cường độ chịu kéo, cắt của các loại thép dùng làm kết cấu; + Số hiệu thép, loại que hàn, cường độ đường hàn, chiều cao, chiều dài đường hàn; + Cốt cao độ của chân đỉnh cột, đế đèn, đỉnh dầm; + Những điểm cần chú ý khi gia công cấu kiện và khi thi công lắp dựng; + Sự liên quan giữa các tờ bản vẽ. - Khi thể hiện các kết cấu phức tạp phải vẽ tách một số chi tiết như các nút, các mắt liên kết ba chiều.v.vCác chi tiết vẽ tách này còng phải có các hình chiếu, hình cắt, hình khai triển cần thiết để thể hiện râ các bộ phận phức tạp khó thấy. - Các bản vẽ kết cấu thép phải có bảng thống kê vật liệu theo hình thức trình bày dưới đây. Nếu kết cấu thể hiện trên nhiều bản vẽ thì bản thống kê vật liệu được ghi ở bản vẽ cuối cùng và thường đặt ngay trên khung tên. Bảng thống kê các loại thép Tên và số lượng Số ký hiệu Hinh dáng, kích thước Diện tích Số lượng Tổng kích thước Bảng phân loại thép Loại thép Chiều dài(m) hay diện tích (m2) Trọng lượng (T) Chú thích: Diện tích (m2) đẻ thống kê thép tấm Phụ lục 1. Bản vẽ kết cấu dàn mái. Ví dụ minh hoạ (hình 2) 2. Các hình vẽ tách những chi tiết kết cấu thép. Ví dụ minh hoạ (hình 3). So với hình chiếu đứng vị trí các hình chiếu khác đặt như sau: nhìn từ trên xuống - đặt ở dưới; nhìn từ dưới lên - đặt ở trên; nhìn từ phải sang - đặt bên phải; nhìn từ trái sang - đặt bên trái. Phía trên mỗi hình chiếu đứng phải đánh dấu bằng một chữ in hoa kèm theo mòi tên chỉ hướng, còn trên hình chiếu kia còng phải ghi chữ in hoa tương ứng (ví dụ: AA) 3. Kết cấu hỗn hợp thép tròn với thép hình, chủ yếu là thép tròn. Ví dụ minh hoạ (hình4) 1.2. Qui trình chế tạo 1.2.1. Đối với cắt phôi Ngoài việc tuân theo những quy định chung còn phải tuân theo những quy định sau: - Trước khi vạch dấu cắt hoặc cắt phải kiểm tra vật liệu đã đúng theo yêu cầu chưa (về quy cách, tình trạng rỗ, gỉ, độ cong vênh, v.v.) - Khi vạch dấu phải ke vuông - Mạch cắt thẳng nhẵn không nổ - Làm sạch xỉ cắt, ba via vết cắt, nắn thẳng, xếp gọn, dánh dấu và cập nhật sổ sách. - Các kích thước chi tiết sau khi cắt phải theo thiêt kế (Có thể cho phép sai số không qúa 2mm với mã liên kết; không quá 1mm với bản cánh, bản bụng nhưng đặc biệt chú ý đến các mã lắp với nhau hoặc các bản cánh hoặc bản bụng khi phải nối để đủ chiều dài) - Với mối nối có độ dày từ 10mm trở lên phải vát mép (có thể cắt chữ V lệch chữ V cân hoặc chữ K) - Khi giao sang công đoạn khác phải hướng dẫn để khi gá không bị nhầm lẫn nhất là đối với đoạn nối. 1.2.2. Đối với gá và hàn tổ hợp (Định hình) Ngoài việc tuân theo các quy định chung còn phải tuân theo những yêu cầu sau: - Xem kỹ bản vẽ trước khi gá, khi gá xong phải kiểm tra kích thước tiết diện, chiều dài chi tiết/ cấu kiện. - Kiểm tra sản phẩm khi giao nhận. - Chi tiết nối phải thẳng, không gãy khúc (theo cả hai phương) và hàn hoàn chỉnh nắn thẳng mới được gá tổ hợp - Khe hở mối nối đủ để khi hàn mối hàn đảm bào ngấu (trừ khi vát mép). - Đường hàn mối nối của cấu kiện/ chi tiết sau khi gá không được nằm trên cùng một tiết diện, thường xuyên lệch nhau từ 200 - 300mm - Với kết cấu hình hộp, với kết cấu thép góc quay lưng vào nhau (thanh kép) phảt sơn lót bên trong mới được gá - Đánh dấu theo bản vẽ hoặc chỉ dẫn của kỹ thuật giám sát bằng phấn viết - Trước khi hàn phải làm sạch chỗ cần hàn (gỉ, dầu, sơn, v.v) - Khi hàn: + Nghiêm cấm dùng que hàn lót vào mối hàn + Mối hàn không ngậm xỉ không cháy chân, không rỗ nứt và phải đủ chiều cao. + Mối hàn nhẵn đều trên suốt chiều dài + Có biện pháp chống biến dạng trước khi hàn - Sau khi hàn: mối hàn được gâ xỉ, kiểm tra nếu có khuyết tật phải sửa chữa lại xếp gọn và cập nhật sổ sách 1.2.3. Đối với gá và hàn hoàn thiện Với công đoạn gá và hàn hoàn thiện ở đây bao gồm gá, hàn hoàn chỉnh, nắn thẳng. Ngoài việc tuân theo những quy định chung còn phải tuân theo những yêu cầu tương tự như Gá, Hàn tổ hợp và thêm: - Với các kết cấu chính như kèo cột, dầm .v.v. phải gá trên dưỡng để tránh gá ngược mã. - Các lỗ khoan các mã như mã đầu cột, chân cột, đầu kèo, gót kèo, vv phải lắp lẫn được; các lỗ khoét phải đảm bảo mỹ quan. - Khi lấy dấu lỗ khoan phải lấy theo tim bản mã (không lấy theo cạnh mã) - Kiểm tra mã về kích thước (dài rộng, dày), độ rỗ, rỉ trước khi lấy dấu lỗ khoan và gá. - Khi sản xuất cấu kiện được kê, chống chắc chắn, không làm vặn kết cấu. - Các mã liên kết giữa kèo với cột, kèo với kèo, dầm cầu trục, v.v phảI được nắn phẳng sau khi đã hàn hoàn thiện và khi lắp ráp đảm bảo lỗ lắp bu lông trùng khít. - Khi khoan lỗ: Với bu lông lắp ráp thì Dlỗ = Dbu lông + 3mm. Với bu lông móng thì Dlỗ = Dbu lông + (3 – 4) mm. Với tấm dưỡng thì Dlỗ = Dbu lông + 1mm. - Trường hợp với các kết cấu khác như: Cột điện, cầu, v.v sẽ có chỉ dẫn riêng. - Cấu kiện được nắn thẳng, các lỗ khoan mài sạch ba via. - Đóng số theo bản vẽ hoặc chỉ dẫn kỹ thuật/ quản lý sản xuất. 1.2.4. Đối với làm sạch và sơn - Khi kê chi tiết/ cấu kiện không làm cong, vặn và phải đảm bảo chắc chắn. - Khi lật phải hạ và lật từ từ mà không được du dổ đột ngột. - Trước khi sơn phải làm sạch xỉ hàn ba via còn sót; các vết rỉ, dầu mỡ, bùn đất, v.v. (cần chú ý các chỗ góc khuất) được kỹ thuật kiểm tra mới được sơn. - Làm sạch những ba via còn sót, nếu phát hiện ra những chỗ hàn chưa đạt (rỗ, không ngấu, vv) Hàn sót sẽ thông báo cho kỹ thuật hoặc quản lý nhà máy. - Khi sơn phải đồng đều, có độ bóng, đủ độ dày theo yêu cầu, chiều dày mỗi lớp đạt khoảng 25 - 30mm. - Khi sơn đã khô: với chi tiết lớn như cột, kèo, dầm v.v được xếp trên giá theo gọn từng công trình, có biển treo và che bạt chống bụi bẩn. Với các chi tiết nhỏ như các loại giằng, xà gồ v.v thì đóng kiện trên đó ghi râ quy cách số lượng và xếp như chi tiết lớn. - Khi sơn không làm bẩn hoặc bụi sơn bay vào sản phẩm công trình khác kể cả đối với nhà xưởng. 1.2.5. Đối với kỹ thuật giám sát - Thường xuyên có mặt ở xưởng để giải quyết các vướng mắc hoặc hướng dẫn sản xuất. - Khi xảy ra các sai hỏng lập biên bản gửi về phòng ban chức năng. - Khi sản phẩm hoàn thành ở từng công đoạn phải được nghiệm thu chuyển bước (theo mẫu nghiệm thu chuyển bước). - Sau khi sản phẩm đã hoàn thiện lập biên bản nghiệm thu xuất xưởng tổng thể và gửi kế hoạch làm cơ sở xuất hàng (theo mẫu nghiệm thu xuất xưởng). - Chịu trách nhiệm chính trong việc xác định mức tiền được hưởng trong mỗi sản phẩm khi đã hoàn thành (Xác định hệ số hoặc tỷ lệ được hưởng lương). - Cùng với thủ kho, Tổ trưởng nghiệm thu vật tư khi vật tư về đến nhà máy. Với vật tư phụ như vật liệu hàn phải có văn bản xác nhận chất lượng gửi về phòng ban chức năng/ Quản lý sản xuất căn cứ vào đó mà quyết định nhập hay không nhập. Trên đây là một số quy định trong sản xuất kết cấu thép nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và có tính cạnh tranh cao. Yêu cầu các bộ phận, cá nhân liên quan thực hiện nghiêm túc, trong quá trình thực hiện chỗ nào chưa phù hợp sẽ được sửa đổi , bổ sung. 1.3. Bóc tách khối lượng 1.3.1. Phôi và chi tiết Bao gồm các phôi, chi tiết do xưởng phôi chế tạo được kiểm tra, nghiệm thu, yêu cầu khi nhận: - Kiểm tra các quy cách, toạ độ lỗ, đường kính lỗ. - Độ làm sạch cong vênh, góc độ đối với phôi và chi tiết qua uốn (sấn) - Phải có sổ sách ghi chép theo dâi số lượng, quy cách, công trình, cấu kiện, chi tiết. 1.3.2. Dựng dưỡng và gá. - Với kết cấu tổ hợp, kết cấu hộp khi dựng dưỡng tâm hình học phải đồng quy tại 1 điểm hợp, khi cần hàn thừa ra sau đó dùng máy màI phẳng ( theo bề rộng). - Khi gá các mã liên kết chính như đầu đế cột, kèo, đầu dầm phải thực hiện trên dưỡng và các lỗ của mã phảI trùng khít với lỗ của mã dưỡng và có thể dùng bu lông kẹp chặt với mã của dưỡng. - Cấu kiện/ chi tiết sau khi tổ hợp phảI được đóng số. - Mối nối bằng hàn của cánh, bụng không được nằm trên cùng một tiết diện, lệch nhau ít nhất 200 mm - Kết thúc công đoạn sản phẩm phảI được nghiệm thu 1.3.3. Hàn đính và hàn hoàn chỉnh - Mối hàn đính không quá lớn nhưng phải đủ chắc, trường hợp hàn cách đoạn thì mối hàn đính phảI nằm trong đoạn hàn liền - Làm sạch dầu, nước, rỉ, sơn. v.v..chỗ cần hàn. - Kiểm tra vật liệu hàn (que, dây, thuốc) xem có bỉ ẩm, rỉ không. - Hàn thử để kiểm tra mối hàn và có đIều chỉnh cần thiết. - Nếu mối hàn lớn mà phảI hàn ít nhất từ 2 lượt trở lên thì: làm sạch mối hàn lớp trước mới được hàn tiếp lớp sau - Gâ (làm sạch) xỉ hàn để kiểm tra mối hàn - Nghiêm cấm dùng quy thép đệm lót mối hàn, tuyệt đối tuân theo các chỉ dẫn khi sử dụng vật liệu hàn (que, dây, thuốc). - Mối hàn không ngậm xỉ , không cháy chân, không rỗ, nứt, ngậm xỉ, lệch, và phảI đủ chiều cao, nhẵn đều trên suốt bề mặt, nhất là chỗ chuyển tiếp giữa các que hàn - Khi hàn phải có biện pháp chống biến dạng (gồm các biện pháp: cân bằng biến dạng, biến dạng ngược, giảm ứng suất khi hàn, kẹp chặt chi tiết khi hàn. - Nghiệm thu chuyển bước theo mẫu. 1.3.4. Hoàn thiện cấu kiện chi tiết - Kiểm tra độ biến dạng của cấu kiện về hình dáng như độ không phẳng của mã của cánh: độ không vuông góc của cánh so với bản bụng, độ cong vênh của cấu kiện. v.v.. - Kiểm tra kích thước bao gồm chiều dài, chiều cao tiết diện, khoảng cách lỗ, đường kính lỗ, v.v.. và đóng số theo quy định của bản vẽ. - Kiểm tra độ làm sạch, khuyết tật do gá, khuyết tật của vật liệu, do cắt, xỉ hàn, ba via. - Khi nắn không làm lâm cục bộ bề mặt sản phẩm. - Nghiệm thu chuyển bước. 1.4. Tiêu chuẩn của nhà thầu Chủ đầu tư (TVGS) còng như nhà thầu phải tôn trọng quyền tác giả của đơn vị thiết kế nhưng còng đòi hỏi chất lượng sản phẩm trên giấy của họ đang được hình thành bằng vật chất trên thực tế hiện trường. Họ có trách nhiệm với sản phẩm của mình, thể hiện qua các điều sau: a) Giải thích các chi tiết chưa được mô tả hết trên thiết kế. b) Xác nhận sự nhận sự đúng đắn giữa thiết kế và thực tiễn vì vậy họ phải giám sát thi công lắp đặt của nhà thầu (tuy không thường xuyên). c) Tham gia nghiệm thu ở các bước: nghiệm thu tĩnh, nghiệm thu chạy thử không tải và nghiệm thu chạy thử có tải. d) Có quyền không ký văn bản nghiệm thu nếu thiết bị lắp đặt không đúng thiết kế, không đúng quy trình, quy phạm kĩ thuật, hoặc không đúng hướng dẫn kỹ thuật của nhà chế tạo đã ghi trong thuyết minh kỹ thuật của thiết bị. e) Trường hợp thiết bị mua của nước ngoài, có đại diện của như chế tạo trong quá trình lắp đặt thì cần căn cứ theo hợp đồng của chủ đầu tư với nớc ngoài mà yêu cầu như chế tạo có trách nhiệm theo dâi, hướng dẫn tố chức nhận thầu lắp đặt chạy theo đúng yêu cầu kĩ thuật, đúng thiết kế, đúng thuyết minh kĩ thuật của nhμ chế tạo, có trách nhiệm cùng các bên liên quan cho chạy thử thiết bị đúng công suất thiết kế, giúp Chủ đầu tư đánh giá đúng đắn chất lượng lắp đặt thiết bị. Kết luận: Trong giai đoạn thi công, công tác quản lý chất lượng được các văn bản quy phạm pháp luật quy định chặt chẽ.Thành phần tham gia vào quy trình quản lý chất lượng bao gồm: CĐT(TVGS), Nhà thầu thi công, Nhà thầu tư vấn thiết kế giám sát tác giả, cùng kiểm tra chất lượng thi công của nhà thầu (Quality control-QC) và Bảo đảm chất lượng của chủ đầu tư (Quality Assurance- QA). Bảo đảm chất lượng (QA) cần được hiểu là sự kiểm tra để chấp nhận nghiệm thu sản phẩm thi công của nhà thầu của chủ đầu tư. Kiểm tra chất lượng(QC) là việc làm bắt buộc của nhà thầu để có chất lượng như đã cam kết trong hợp đồng. 1.5. Phương án thi công 1. Trước khi bắt đầu thi công những công tác xây lắp chính, phải hoàn thành tốt công tác chuẩn bị, bao gồm những biện pháp chuẩn bị về tổ chức, phối hợp thi công, những công tác chuẩn bị bên trong và bên ngoài mặt bằng công trường. 2. Những biện pháp chuẩn bị về tổ chức, phối hợp thi công gồm có: a) Thỏa thuận thống nhất với các cơ quan có liên quan về việc kết hợp sử dụng năng lực thiết bị thi công, năng lực lao dộng của địa phơng và những công trình, những hệ thống kĩ thuật hiện đang hoạt động gần công trình xây dựng để phục vụ thi công như những hệ thống kĩ thuật hạ tầng (hệ thống đường giao thông, mạng lưới cung cấp điện, mạng lưới cung cấp nước và thoát nước, mạng lưới thông tin liên lạc v.v...), những xí nghiệp công nghiệp xây dựng và những công trình cung cấp năng lượng ở địa phương v.v...); b) Giải quyết vấn đề sử dụng tối đa những vật hếu xây dựng sẩn có ở địa phương: c) Xác định những tổ chức tham gia xây lắp; d) Kí hợp đồng kinh tế giao, nhận thầu xây lắp theo quy định của các văn bản Nhà nước về giao nhận thầu xây lắp. 3. Trước khi quyết định những biện pháp chuẩn bị về tổ chức, phối hợp thi công và các công tác chuẩn bị khác, phải nghiên cứu kĩ thiết kế kĩ thuật, dự toán công trình đã được phê chuẩn và những điều kiện xây dựng cụ thể tại địa phương. Đồng thời, phải lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công các công tác xây lắp như quy định trong điều 1.12 của quy phạm này. 4. Tùy theo quy mô công trình, mức độ cần phải chuẩn bị và những điều kiện xây dựng cụ thể, những công tác chuẩn bị bên ngoài mặt bằng công trường bao gồm toàn bộ hoặc một phần những công việc sau đây: xây dựng nhánh đờng sắt đến địa điểm xây dựng, xây dựng nhánh đường ô tô, bến cảng, kho bãi để trung chuyển ngoài hiện trường, đường dây thông tin liên lạc, đường dây tải điện và các trạm biến thế, đường ống cấp nớc và công trình lấy nước, tuyến thoát nước và công trình xử lí nước thải v.v... 5. Tùy theo quy mô công trình, mức độ cần phải chuẩn bị và những điều kiện xây dựng cụ thể, những công tác chuẩn bị bên trong mặt bằng công trờng, bao gồm toàn bộ hoặc một phần những công việc sau đây: - Xác lập hệ thống mốc định vị cơ bản phục vụ thi công; - Giải phóng mặt bằng: Chặt cây, phát bụi trong phạm vi thiết kế quy định phá dỡ những công trình nằm trong mặt bằng không kết hợp sử dụng được trong quá trình thi công xây lắp; - Chuẩn bị kĩ thuật mặt bằng: san đắp mặt bằng, bảo đảm thoát nuớc bề mặt xây dựng những tuyến đường tạm và đường cố định bên trong mặt bằng công trường, lấp đặt mạng lưới cấp điện và cấp nước phục vụ thi công, mạng lưới thông tin liên lạc điện thoại và vô tuyến v.v...; - Xây dựng những công xưởng và công trình phục vụ như: hệ thống kho tàng, bãi lắp ráp, tồ hợp cấu kiện và thiết bị,. trạm trộn bê tòng, sân gia công cốt thép, bãi đúc cấu kiện bê công cốt thép, xửởng mộc và gia công ván khuôn, trạm máy thi công, xởng cơ khí sữa chữa, ga ra ô tô, trạm cấp phát xăng dầu v.v...; - Xây lắp các nhà tạm phục vụ thi công: trong trường hợp cho phép kết hợp sử dụng những nhà và công trình có trong thiết kế thì phải xây dựng trước những công trình này đế kết hợp sử dụng trong quá trình thi công. - Đảm bảo hệ thống cấp nước phòng cháy và trang bị chữa cháy, những phương tiện liên lạc và còi hiệu chữa cháy. 6. Các công tác chuẩn bị phải căn cứ vào tính chất dây chuyền công nghệ thi công toàn bộ công trình và công nghệ thi công những công tác xây lắp chính nhằm bố trí thi công xen kẽ, và bảo đảm mặt bằng thi công cần thiết cho các đơn vị tham gia xây lắp công trình. Thời gian kết thúc công tác chuẩn bị phải được ghi vào nhật kí thi công chung của công trình. 7. Vị trí công trình tạm không đợc nằm trên vị trí công trình chính, không được gây trở ngại cho việc xây dựng công trình chính và phải tính toán hiệu quả kinh tế công trình tạm phải bảo đảm phục vụ trong tất cả các giai đoạn thi công xây lắp. Trong mọi trường hợp, phải nghiên cứu sử dụng triệt để các hạng mục công trình chính phục vụ cho thi công để tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng công trình tạm và rút ngắn thời gian thi công công trình chính. 8. Việc xây dựng nhà ở cho công nhân viên công trường, nhà công cộng, nhà văn hóa - sinh hoạt, nhà kho, thà sản xuất và nhà phụ trợ thi công cần phải áp dụng thiết kế điển hình hiện hành, đặc biệt chú trọng áp dụng những kiểu nhà tạm, dễ tháo lắp, cơ động và kết hợp sử dụng tối đa những công trình sẵn có ở địa phương. 9. Vê hệ thống đường thi công, trước hết phải sử dụng mạng lưới đường sá hiện có bên trong và bên ngoài công trường. Trong trường hợp sử dụng đường cố định không có lợi hoặc cấp đường không bảo đảm cho các loại xe máy thi công đi lại thì mới được làm đường tạm thi công. Đối với những tuyến đường và kết cấu hạ tầng có trong thiết kế, nên cho phép kết hợp sử dụng được để phục vụ thi công thì phải đưa toàn bộ những khối lượng đó vào giai đoạn chuẩn bị và triển khai thi công trước. Đơn vị xây lắp phải bảo dưỡng đường sá, bảo đảm được sử dụng bình tường trong suốt quá trình thi công. 10. Nguồn điện thi công phai đợc lấy từ những hệ thống điện hiện có hoặc kết hợp sử dụng những công trình cấp điện cố định có trong thiết kế. Những nguồn điện tạm thời (trạm phát điện di dộng, trạm máy phát đi-ê-den v.v...). Chỉ được sử dụng trong thời gian bắt đầu triển khai xây lắp, trước khi đưa những hạng mục công trình cấp điện chính thức vào vận hành. Mạng lưới cấp diện tạm thời cao thế và hạ thế cần phải kéo dây trên không. Chỉ được đặt đường cáp ngầm trong trường hợp kéo dây điện trên không không bảo đảm kĩ thuật an toàn hoặc gây phức tạp cho công tác.thi công xây lắp. Cần sử dụng những trạm biến thế di động, những trạm biến thế đặt trên cột, những trạm biến thế kiểu cột di động. . . 11. Về cấp nước thi công, trước hết phải tận dụng những hệ thống cung cấp nước đang hoạt động gần công trường. 12. Khi xây dựng mạng lưới cấp nước tạm thời, trước tiên cần phải xây dựng mạng lưới đường ống dẫn nước cố định theo thiết kế công trình nhằm kết hợp sử dụng phục vụ thi công. 13. Tùy theo khối lượng và tinh chất công tác xây lắp, việt cung cấp khí nén cho công trường có thể bằng máy nén khí di động hoặc xây dựng trạm nén khí cố định. 14. Khi lập sơ đồ hệ thống cấp điện, nớc và hệ thống thông tin liên lạc phải dự tính phục vụ cho tất cả các giai đoạn thi công xây lắp và 'kết hợp với sự phát triền xây dựng sau này của khu vực. .. 15. Chỉ được phép khởi công xây lắp những khối lượng công tác chính của công trình sau khi đã làm xong những công việc chuẩn bị cần thiết phục vụ trực tiếp cho thi công những công tác xây lắp chính và bảo đảm đầy đủ các thủ tục theo quy định của các văn bản Nhà nước về quản lí thống nhất ngành xây dựng. 1.6. Cung cấp vật tư thiết bị 1. Căn cứ vào quy trình công nghệ và tiến độ thi công xây lắp, công tác cung ứng vật tư - kĩ thuật phải bảo đảm cung cấp đầy đủ và đồng bộ cấu kiện, kết cấu, vật liệu xây dựng, thiết bị kĩ thuật... bảo đảm phục vụ thi công liên tục, khòng bị sử dụng. 2. Những tổ chức cung ứng vật tư kĩ thuật cần phải: - Cung cấp đủ và đồng bộ những vật tư - kĩ thuật cần thiết theo kế hoạch – tiến độ thi công, không phụ thuộc vào nguồn cung cấp; - Nâng cao mức độ chế tạo sẵn cấu kiện, chi tiết bằng cách tăng cường tổ chức sản xuất tại các xí nghiệp chuyên môn hóa hoặc mua sản phầm của các xí nghiệp này; - Cung cấp đồng bộ kết cấu, cấu kiện, vật liệu xây dựng, thiết bị kĩ thuật... tới mặt bằng thi công theo đúng tiến độ . 3. Để bảo đảm cung ứng đồng bộ, nâng cao mức độ chế tạo sẵn sản phẩm và chuẩn bị sẵn sàng vật liệu xây dựng, nên tổ chức những cơ sở sản xuất - cung ứng đồng bộ bao gồm các công xưởng, kho tàng, bãi, các phơng tiện bốc dỡ, vận chuyển. 4. Cơ sở để kế hoạch hóa và tổ chức cung úng đông bộ là những tài liệu về nhu cầu vật tư kĩ thuật được nêu trong thiết kế kĩ thuật, thiết kế tố chức xây dựng công trình và thiết kế thi công các công tác xây lắp. 5. Trong còng tác cung ứng, khi có điều kiện, nên sử dụng loại thùng chứa công cụ vạn năng hoác thùng chứa chuyên dùng (công-te-nơ) và các loài phơng tiện bao bì khác cho phép sử dụng không những trong vận chuyển, mà còn sử dụng như những kho chứa tạm thời, nhất là đối với những loại hàng nhỏ. Các tổ chức xây lắp phải hoàn trả lại những thùng chứa và những phương tiện bao bì thuộc tài sản của tổ chức cung ứng vật tư - kĩ thuật. 6. Nhà kho chứa các loại vật tư - kĩ thuật phục vụ thi công xây lắp phải xây dựng theo đúng tiêu chuẩn hiện hành về diện tích kho tàng và định mức dự trứ sản xuất. 7. Việc bảo quản kết cấu xây dựng, cấu kiện, vật liệu và thiết bị v.v... phải tiến hành theo đúng các tiêu chuẩn, quy phạm Nhà nớc và các đìu kiện kĩ thuật hiện hành về công tác bão quản vật tư - kĩ thuật. 8. Khi giao nhận kết cấu xây dựng, cấu kiện, vật liệu, thiết bị v.v... phải xem xét cả về số lượng, chất lượng và tính đồng bộ. Khi cân, đong, đo, đếm, phải đối chiếu với những điều khoản ghi trong hợp đồng giữa người giao hàng và người nhận hàng và căn cứ vào những tiêu chuẩn quy phạm Nhà nước hiện hành có liên quan. Vật tư bán thành phẩm cung cấp cho thi công phải có chứng chỉ về quy cách phẩm chất. Cơ sở sản xuất hoặc đơn vị bán hàng phải chịu trách nhiệm về chất lượng vật tư, bán thành phẩm cung cấp cho công trường. Khi phát hiện thấy vật tư không đảm bảo chất lượng, công trường có quyền từ chối không nhận vật tư đó. Không được phép sử dụng vật liệu không đủ tiêu chuẩn chất lượng vào công trình. 9. Nhu cầu cung ứng vật tư - kĩ thuật phải gắn liền với tiến độ thi công xây lắp, thời hạn hoàn thành từng công việc và đợc xác định trên cơ sở khối lượng công tác bằng hiện vật (căn cứ vào thiết kế - dự toán của công trình), những định mức sử dụng, tiêu hao và dự trữ sản xuất. Ngoài ra, phải tính dự trù vật tư dùng vào những công việc thực hiện bằng nguồn vốn kiến thiết cơ bản khác của công trình và dùng cho công tác thi công trong mùa mưa bão. Phải chú ý tới hao hụt trong vận chuyền, bốc dỡ, cất giữ bảo quản và thi công theo đúng những định mức hiện hành và có những biện pháp giảm bớt chi phí hao hụt ấy. Các tổ chức xây lắp phải thường xuyên kiềm tra tồn kho vật tư và giữ mức dự trữ vật tư phù hợp với các định mức hiện hành. 2. Lập biên bản bàn giao và bàn giao khung nhà công nghiệp: Nguyên tắc chung 1) Quy phạm này quy định nội dung và trình tự tiến hành công tác nghiệm thu trong giai đoạn xây lắp và nhgiệm thu để bàn giao đưa vào sử dụng những công trình mới hoặc công trình cải tạo đã hoàn thành. Đối với những công trình chuyên ngành nếu có những yêu cầu đặc biệt về nghiệm thu thì các Bộ, ngành có thể ban hành những quy định bổ sung sau khi có sự thoả thuận của Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước. Đối với những công trình do tổ chức xây dựng trong nước liên doanh với nước ngoài (hoặc công trình do nước ngoài nhận thầu xây dựng) xây dựng khi áp dụng quy phạm này nếu cần thiết phải có những quy định bổ sung cho phù hợp thì cơ sở lập văn bản đề nghị, Uỷ ban xây dựng cơ bản Nhà nước quyết định. 2) Chỉ được phép đưa công trình đã xây dựng xong vào sử dụng sau khi đã tiến hành công tác nghiệm thu theo những quy định của quy phạm này. 3) Các tổ chức tiến hành nghiệm thu là: Hội đồng nghiệm thu cơ sở và các ban nghiệm thu cơ sở của Hội đồng; Hội đồng nghiệm thu Nhà nước (đối với những công trình đặc biệt quan trọng) Nhiệm vụ, quyền hạn và nội dung công việc của Hội đồng nghiệm thu cơ sở, của Ban nghiệm thu cơ sở của Hội đồng và của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước quy định ở chương 2,3,4 của quy phạm này. 4) Chỉ được nghiệm thu những công việc xây lắp, bộ phận kết cấu, thiết bị, máy móc, hạng mục công trình và công trình hoàn toàn phù hợp với thiết kế được duyệt, tuân theo những yêu cầu của tiêu chuẩn kĩ thuật với khối lượng công tác xây lắp thiết kế quy định. 5) Đối với công trình có sai sót hoặc hư hỏng, nhưng những sai sót hoặc hư hỏng đó không ảnh hưởng đến độ bền vững và các điều kiện sử dụng bình thường củacông trình thì Hội đồng nghiệm thu xem xét có thể chấp nhận nghiệm thu nhưng phải tiến hành những công việc sau đây: 6) Lập bảng thống kê các sai sót hoặc hư hỏng, quy định trách nhiệm và thời gian sửa chữa cho các bên có liên quan (theo mẫu ghi ở phụ lục số 10); Lập ban phúc tra để theo dâi và kiểm tra việc sửa chữa các sai sót hoặc hư hỏng; Thành phần Ban phúc tra gồm có: + Đại diện chủ đầu tư làm trưởng ban; + Đại diện tổ chức nhận thầu chính xây lắp là thành viên. Sau khi các sai sót hoặc hư hỏng đã được sửa chữa xong. Ban phúc tra lập biên bản xác nhận và báo cáo lên Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu. Một ngày sau khi nhận được báo cáo của Ban phúc tra, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu phải trình lên cấp ra quyết định lập Hội đồng những tài liệu sau: - Biên bản nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng; - Bản dự thảo quyết định về việc cho phép đưa công trình vào sử dụng; 7) Khi nghiệm thu công trình cải tạo có thiết bị, máy móc đang hoạt động. Hội đồng nghiệm thu phải tuân theo nội quy, tiêu chuẩn kĩ thuật vận hành và các quy định về an toàn, vệ sinh của nhà máy. 8) Khi nghiệm thu đưa vào sử dụng những công trình nhập khẩu thiết bị toàn bộ thì có thêm những quy định sau đây: Trong thí nghiệm và chạy thử thiết bị, chủ đầu tư đề nghị Bộ ngoại thương yêu cầu đại diện chủ bán hàng tham gia; Hội đồng nghiệm thu chỉ tiến hành công việc sau khi Bộ ngoại thương và chủ đầu tư đã kí kết với chủ bán hàng nước ngoài những hiệp định thư về việc thực hiện nhiệm vụ của họ theo hợp đồng. Trong trường hợp chủ bán hàng nước ngoài chỉ nhận trong hợp đồng về thời gian cung cấp và chất lượng thiết bị hoặc chỉ cung cấp từng loại thiết bị thì công việc nghiệm thu tiến hành như đối với công trình trang bị những thiết bị trong nước. 9) Các biên bản nghiệm thu trong thời gian xây dựng và biên bản nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng là căn cứ để thanh toán sản phẩm lắp ráp và quyết toán công trình đã xây dựng xong. 10) Chủ đầu tư có trách nhiệm chuẩn bị điều kiện và phương tiện cần thiết cho Hội đồng nghiệm thu làm việc. Kinh phí dùng cho công tấc nghiệm thu lấy trong kinh phí kiến thiết cơ bản khác. chủ đầu tư quyết toán kinh phí đó vào giá thành của công trình. 11) Cấp ra quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng còng là cấp phê duyệt quyết định về việc cho phép sử dụng công trình. Câu hỏi bài tập Câu 1: Nêu sự cần thiết của bàn giao sản phẩm? Câu 2: Trình bày các quy định khi bàn giao? Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Tiêu chí đánh giá Nội dung Hệ số Kiến thức Đánh giá theo mục tiêu về kiến thức của bài đề ra 0.3 Kỹ năng Đánh giá theo mục tiêu về kỹ năng của bài đề ra 0.5 Thái độ Tác phong công nghiệp ,Thời gian thực hiện bài tập , an toàn lao động và vệ sinh phân xưởng 0.2 Cộng IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đoàn Định Kiến - Kết cấu thép - Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật năm 1997 [2]. Công Bình – Kỹ thuật khoan thực hành -Nhà xuất bản thanh niên Năm 2004 [3]. Nguyễn Xuân Quý - Kỹ thuật nguội cơ khí- Nhà xuất bản Hải phòng Năm 2002 [4]. www.aws.org, www.asme.org

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_che_tao_khung_nha_cong_nghiep.doc