Giáo trình Quản trị nhân sự nhà trường

7/2014 Nguyễn Quang Việt – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề QUẢN TRỊ NHÂN SỰ NHÀ TRƯỜNG Chiến lược và kỹ năng 2Cho đến đầu thế kỷ 20 - khi mà quyền quản lý và quyền sở hữu đã được tách rời nhau - thì quản lý vẫn chưa được xem như là một nghề nghiệp. - Người quản lý không nhất thiết phải là người được đào tạo một cách chính quy. - Trong xã hội, chưa có một hệ thống tiêu chuẩn đánh giá về người quản lý. - Người quản lý không có khách hàng mà chỉ phục vụ hoạt động

pdf27 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Quản trị nhân sự nhà trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của một tổ chức. Quản lý là một nghề? 3Từ những năm 50 của thế kỷ trước, quản lý đã dần phát triển ở mọi khía cạnh: - Những tri thức cơ bản về quản lý đã được nghiên cứu, hệ thống hoá và được đào tạo một cách chính quy trong các trường đại học; - Hệ thống của các tiêu chuẩn về chức nghiệp quản lý đã được ra đời và nhanh chóng được phổ biến, áp dụng trên phạm vi toàn thế giới. Quản lý là một nghề? 4Ngày nay, người quản lý hoàn toàn có tính chất chuyên nghiệp. Nghề nghiệp quản lý đã và đang trở thành một nghề đầy hấp dẫn và thách đố trong xu thế phát triển của thời đại. Quản lý là một nghề? Quá trình quản lý Đó là các hoạt động: 1) Lập kế hoạch (Phải làm gì); 2) Tổ chức (ai làm và làm cách nào); 3) Điều khiển (gây ảnh hưởng lên cách làm) và 4) Kiểm tra (bảo đảm kế hoạch được thực thi). 5 Chức năng của quản lý 6 Quản lý - Lãnh đạo - Quản lý là làm việc gì đó thông qua những người khác. - Lãnh đạo là làm cho những người khác muốn làm những điều đó. 7 Lãnh đạo (Leadership) và Quản lý (Management)? 8 Phân biệt lãnh đạo - quản lý? 9 Lãnh đạo và ông chủ "Mọi người muốn biết về sự khác nhau giữa một nhà lãnh đạo và một ông chủ. Lãnh đạo là người dẫn đường, ông chủ là người điều khiển". Theodore Roosevelt 10 Lãnh đạo và ông chủ 11 Ông chủ Lãnh đạo Điều khiển nhân viên Hướng dẫn họ Dựa trên quyền lực Dựa vào ý chí,nguyện vọng Mang đến sự sợ hãi Mang lại lòng nhiệt tình Luôn trách lỗi Giúp sửa lỗi Nói "Tôi" Nói "Chúng ta" Biết cách làm như thế nào Chỉ cách làm như thế nào Nói "Đi" Nói "Tiến lên" Chức năng của quản lý Nhà quản lý Nhà lãnh đạo Nhấn mạnh đến tổ chức, hợp tác và quản lý các nguồn lực (ví dụ: nhà máy, thiết bị, con người) Nhấn mạnh các mối quan hệ với người khác, các giá trị và cam kết – các khía cạnh tinh thần và cảm xúc của tổ chức. Tập trung vào việc đạt các mục tiêu và mục đích ngắn hạn. Tạo ra và diễn đạt rõ ràng về viễn cảnh tổ chức có thể đạt được gì trong dài hạn. Tập trung vào việc tối đa hóa kết quả từ những chức năng và hệ thống sẵn có. Đưa tổ chức đi theo các hướng mới – không thỏa mãn việc duy trì nguyên trạng. Khăng khăng rằng mọi người phải trao đổi với ông ta về từng chi tiết trước khi hành động. trao quyền cho nhân viên để họ có thể tự mình hành động đạt mục tiêu. Sợ sự không chắc chắn và hành động thận trọng. Thích thử thách và tạo ra thay đổi. Cố gắng đạt được sự nhất trí và các bản hợp đồng trong công việc. Tạo ra cảm nhận về ý nghĩa công việc – giá trị và sự quan trọng của nó. Ít khi suy nghĩ theo chiến lược. Thường xuyên suy nghĩ một cách chiến lược. Không đẩy họ vào hoàn cảnh phải học thêm những thứ mới. Có niềm đam mê vô tận để liên tục phát triển bản thân – sẵn sàng học hỏi. 12 Tom Sawyer và nghệ thuật uỷ thác 13 Quản trị (Governance) “Trông nom và xử lý công việc nội bộ”. “Hoạt động quản lý của một xí nghiệp hay của một tổ chức kinh doanh bao gồm: quản lý về các mặt sản xuất và kỹ thuật, tài chính kế toán, thương mại, hành chính, nhân sự; Bộ máy quản lý của tổ chức kinh doanh gồm các cơ quan, cán bộ lãnh đạo, những bộ phận khác theo chức năng cũng như cán bộ chuyên môn nghiệp vụ khác.” 14 Quản trị “Quá trình nhằm đạt đến sự thành công trong các mục tiêu đề ra bằng việc phối hợp hữu hiệu các nguồn lực của doanh nghiệp”. “Quản lý, điều hành công việc hàng ngày, thông thường về sản xuất kinh doanh”. Kế toán doanh nghiệp = kế toán tài chính + kế toán quản trị 15 Lãnh đạo và ông chủ 16 Lãnh đạo Quản trị Tác động đến con người Tác động đến công việc Làm những cái đúng Làm đúng Đề ra phương hướng, viễn cảnh, chủ trương, sách lược Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra giám sát Đạt mục tiêu thông qua việc cổ vũ động viên Đạt mục tiêu thông qua hệ thống chính sách, mệnh lệnh và yêu cầu công việc Quản trị nhà trường Quản trị nhà trường có phạm vi rộng, bao hàm nhiều hoạt động: - Quản trị hệ thống - Quản trị chiến lược - Quản trị hoạt động đào tạo - Quản trị nhân sự và nguồn nhân lực - Quản trị tài chính - Quản trị cơ sở vật chất 17 Quản trị nhà trường – Mô hình - Mô hình quản trị CSĐT Việt Nam: Hội đồng trường = Hội đồng quản trị? - Hội đồng trường CSDN công lập: dễ trùng với bộ máy quản lý mô hình chồng chéo. - Hội đồng quản trị (tư thục) = Hội đồng quản trị doanh nghiệp? 18 Quản trị nhân sự - Nguyên lý - Bất cứ cấp quản trị nào cũng có nhân viên dưới quyền vì thế đều phải có quản trị nhân sự. Mọi quản trị suy đến cùng là quản trị nhân sự nhà trường - chức năng chính của quản trị. - Quản trị nhà trường = tự chủ + tự chịu trách nhiệm. - Phong cách quản trị nhân sự tạo ra bầu không khí văn hoá cho một nhà trường. 19 Quản trị nhà trường – Nội dung Tổ chức và phân bố sử dụng nguồn nhân lực một cách khoa học và có hiệu quả trên cơ sở: i) Phân tích công việc ii) Bố trí lao động hợp lý iii) Trên cơ sở xác định nhu cầu nhân lực để tiến hành tuyển dụng nhân sự, đào tạo và phát triển nhân sự, đánh giá nhân sự thông qua việc thực hiện. 20 Một số kỹ năng Quản lý thời gian? 21 Nguyên tắc Eisenhower 22 "Những gì quan trọng hiếm khi khẩn cấp; những gì khẩn cấp hiếm khi quan trọng". Dwight Eisenhower Nguyên tắc Eisenhower 1. Khẩn cấp và quan trọng: Các hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến giao dịch với các vấn đề quan trọng khi chúng phát sinh và đáp ứng các cam kết quan trọng. Thực hiện ngay các nhiệm vụ này. 2. Quan trọng, Nhưng Không khẩn cấp: Những thành công theo định hướng nhiệm vụ rất quan trọng để đạt được mục tiêu. Kế hoạch để làm các công việc tiếp theo. 23 Nguyên tắc Eisenhower 3. Khẩn cấp, Nhưng Không quan trọng: Những việc vặt không phát triển đến những mục đích riêng của bạn. Hãy trì hoãn chúng, cắt chúng. Trì hoãn những việc vặt. 4. Không khẩn cấp và không quan trọng: Những gián đoạn tầm thường chỉ là sự phân tâm, và nên tránh nếu có thể. Tuy nhiên, hãy cẩn thận không để hiểu sai những thứ như thời gian dành cho gia đình và các hoạt động giải trí (tưởng như không quan trọng). Tránh những phiền nhiễu hoàn toàn. 24 Một số kỹ năng Điều hành cuộc họp thành công? 25 Gợi ý cho cuộc họp thành công - Xác định rõ ràng mục tiêu, thời gian thời lượng; - Xử lý từng nội dung; - Mời mọi người tham gia ý kiến từng nội dung, chuẩn bị câu hỏi lái theo hướng của mình; - Tạo bầu không khí dân chủ, ngăn ngừa một ai đó nói từ đầu đến cuối; - Nhanh chóng lôi thành viên về chủ đề, không tản mạn, lạc đề; - Nhắc các thành viên tiếp tục quá trình; 26 Gợi ý cho cuộc họp thành công - Khuyến khích các quan điểm khác nhau, ngăn chặn xung đột; - Cho phép tranh luận, tránh không khí căng thẳng; - Can thiệp cuộc họp bằng quan điểm riêng của mình, nhưng không phải là nhân vật số 1; - Tóm tắt thảo luận, bình luận ngắn; - Tóm tắt điều thống nhất cuối cuộc họp. 27

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_quan_tri_nhan_su_nha_truong.pdf