Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Quốc tế Baltic

Tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Quốc tế Baltic: MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế BQ: Bình quân CK: Chiết khấu CN SXTT: Công nhân sản xuất trực tiếp CNSX: Công nhân sản xuất CP: Chi phí CPSX PS: Chi phí sản xuất phát sinh CT: Chứng từ GĐ: Giám đốc GTGT: Giá trị gia tăng GTSP DDCK: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ GTSP DDĐK: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ HĐQT: Hội đồng quản trị KCS: Kiểm tra Chất lượng Sản phẩm KPCĐ: Kinh phí công đoàn NT: Ngày tháng NVL: Nguyên vật liệu SP... Ebook Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Quốc tế Baltic

doc78 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Quốc tế Baltic, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Sản phẩm SPDD: Sản phẩm dở dang SXKDDD: Sản xuất kinh doanh dở dang TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam TGĐ: Tổng giám đốc TK: Tài khoản TQM: Quản lý chất lượng đồng bộ (Total Quality Management) TSCĐ: tài sản cố định TTĐB: Thuế tiêu thụ đặc biêt VPP: Văn phòng phẩm KH: Khấu hao ĐV: Đơn vị SL: Số lượng ĐG: Đơn giá CN: Công nhân PX: Phân xưởng CC – DC: Công cụ, dụng cụ SXC: Sản xuất chung MỞ ĐẦU Sự phát triển của nền kinh tế nước ta trong tiến trình gia nhập WTO đòi hỏi các doanh nghiệp phải tập trung nguồn nội lực cũng như ngoại lực để có đủ sức mạnh tồn tại, phát triển và cạnh tranh với doanh nghiệp trong và ngoài nước. Một trong những phương châm mà các doanh nghiệp đặt ra để đạt được mục tiêu trong nguồn lực giới hạn của mình đó là sụ kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất một cách tối ưu sao cho tạo được những sản phẩm đầu ra với “chi phí thấp nhất, hiệu quả cao nhất”. Như chúng ta đã biết, với chức năng ghi chép, tính toán, phản ánh và giám đốc thường xuyên, liên tục sự biến động của vật tư, tài sản, tiền vốn, kế toán sử dụng thước đo hiện vật và thước đo giá trị để quản lý chi phí. Thông qua số liệu do kế toán tập hợp, người quản lý doanh nghiệp biết được chi phí và giá thành thực tế của các sản phẩm, dịch vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Qua đó, nhà quản trị có thể phân tích được tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm, tình hình sử dụng lao động, vật tư, vốn là tiết kiệm hay lãng phí, để từ đó có biện pháp hạ giá thành, đưa ra những quyết định phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Là một doanh nghiệp mới thành lập, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn trong quản lý cũng như công tác kế toán, song công ty cổ phần Quốc tế Baltic đã đạt được những kết quả ban đầu và dần phát triển trong xu thế toàn cầu hóa và cạnh tranh không ngừng nghỉ giữa các doanh nghiệp. Với sản phẩm sản xuất chính là rượu Zelka Vodka và Z Blue Vodka, công ty đang cố gắng đưa sản phẩm của mình ra thị trường và từng bước chiếm được cảm tình của người tiêu dùng trong nước. Xuất phát từ nhận thức đó cùng với những kiến thức được lĩnh hội qua quá trình học tập, em đã lựa chọn đề tài: “Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Quốc tế Baltic ” làm chuyên đề thực tập của mình. Chuyên đề bao gồm ba phần: Phần I: Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Quốc tế Baltic Phần II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành rượu Vodka tại công ty cổ phần Quốc tế Baltic Phần III: Phương hướng hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm rượu tại công ty cổ phần Quốc tế Baltic Mặc dù đã rất cố gắng, song do kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều và đề tài bao gồm nhiều nội dung nên chuyên đề của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô nhằm hoàn thiện tốt hơn chuyên đề tốt nghiệp của mình. Em xin cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của cô Trần Thị Phượng và của các anh chị trong phòng kế toán công ty cổ phần Quốc tế Baltic để em có thể hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp này. PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ BALTIC 1. Lịch sử hình thành và phát triển tại công ty cổ phần quốc tế Baltic Tên công ty: Công ty cổ phần quốc tế B.A.L.T.I.C Tên giao dịch: B.A.L.T.I.C INTERNATIONAL JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: B.A.L.T.I.C.S.A INC., JSC Trụ sở chính: Số 24B/111, phố Nguyễn Phong Sắc, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Điện thoại: 04 5537457 Công ty cổ phần quốc tế Baltic là một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đa dạng các mặt hàng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và quốc tế như rượu, bia, vận tải, hàng hoá, đại lý vé máy bay, nhà hàng, khách sạn, vật liệu xây dựng, uỷ thác đầu tư,… trong đó công ty chú trọng đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rượu bao gồm rượu Z Blue Vodka và Zelka Vodka. Là một doanh nghiệp mới thành lập chưa đầy 3 năm, kể từ năm 2005, công ty luôn chú trọng đầu tư phát triển, mở rộng thị trường, cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước và không ngừng phấn đấu tìm lối đi riêng cho mình. Vì vậy, công ty đã thiết lập được một vị thế trên thị trường, doanh thu tăng trưởng qua từng năm mặc dù đang gặp rất nhiều khó khăn. Trong những năm đầu thành lập, công ty đã hoạt động kinh doanh có lãi, hàng năm đều nộp thuế vào ngân sách Nhà nước. Năm 2006, công ty đạt doanh thu là 16 328 496 020 đồng, tổng lợi nhuận trước thuế đã đạt 1 017 016 122 đồng, dù không phải là lớn, song đã góp phần ổn định đầu vào và đầu ra cho doanh nghiệp, trong đó doanh thu từ việc cung cấp sản phẩm rượu là 8 359 650 748 đồng, chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Năm 2008, công ty phấn đấu tăng doanh thu từ 10% trở lên, trong đó doanh thu từ việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rượu bia, nước giải khát tăng 15% so với năm 2007. Hướng tới được mục tiêu này, trong năm tới, công ty sẽ mở một khoá đào tạo nâng cao trình độ cho công nhân viên trong công ty và cử một số người đi tập huấn tháng ở nước ngoài. Bên cạnh đó, không ngừng tìm kiếm các nguồn đầu vào có chất lượng, nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm giá thành và mở rộng thị trường tiêu thụ. 2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ phần Quốc tế Baltic Doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức tư nhân góp vốn với số vốn điều lệ là 4 tỷ VN đồng. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là: Sản xuất, kinh doanh rượu, bia, nước giải khát và các loại đồ uống có cồn khác; Sản xuất lắp ráp điện tử, điện lạnh; Kinh doanh vận tải, hàng hoá; Buôn bán, xuất nhập khẩu hàng nội, ngoại thất, hàng thủ công mỹ nghệ, văn phòng phẩm, hàng tiêu dùng; Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá; Kinh doanh vật liệu xây dựng. Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh. Trong rất nhiều ngành nghề kinh doanh trên, công ty tập trung vào sản xuất và kinh doanh sản phẩm rượu Vodka bao gồm rượu Zelka Vodka và rượu Z Blue Vodka với đủ các kênh phân phối tới nhà phân phối, đại lý, siêu thị, nhà hàng và người tiêu dùng. Rượu Zelka Vodka được sản xuất với hai loại độ rượu là 29,5 độ và 35 độ. Rượu Z Blue Vodka được sản xuất với một loại độ rượu nhưng nặng hơn là 39,5 độ. Việc sản xuất các độ rượu khác nhau nhằm phục vụ cho nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của thị trường hiện có rất nhiều đối thủ lớn trong và ngoài nước cùng sản xuất và kinh doanh mặt hàng rượu như nhà máy rượu Hà Nội, nhà máy rượu Bình Tây, các sản phẩm nhập khẩu từ Nga, Balan, Đan Mạch… và là một công ty mới thành lập, công ty đã hoạch định những bước đi chắc chắn với mục tiêu phát triển lâu dài. Hiện nay công ty đang trên đà phát triển với số liệu các năm đầu đi vào hoạt động như sau: Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2006 2007 Doanh thu triệu đồng 13 569 16 328 18 455 Nộp ngân sách triệu đồng 1 931 2 496 2 501 Thu nhập bình quân nghìn đồng 1 450 1 562 1 580 3. Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất rượu Vodka Để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng và hạ giá thành sản phẩm thì qui trình công nghệ đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Công ty đã sử dụng các nguyên liệu và phụ gia đạt Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), các quy trình công nghệ hợp lý, tối ưu tạo ra các sản phẩm đạt yêu cầu kĩ thuật và chỉ tiêu hoá học theo Tiêu chuẩn Việt Nam. Nguyên liệu và phụ gia được sử dụng trong chế biến thực phẩm bao gồm: Cồn thực phẩm: 100% được sản xuất từ nguyên liệu gạo tốt ( đạt TCVN 1052 : 1971) Nước trao đổi ion: nước được cấp từ hệ thống nước thành phố, sau đó được đi qua hệ thống trao đổi ion nhằm giảm tối đa độ cứng trong nước. ( Đạt tiêu chuẩn: TCVN 5501 : 1991) Than hoạt tính: than hoạt tính được sản xuất từ nguyên liệu sơ dừa, đạt tiêu chuẩn sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm. Quy trình sản xuất rượu Zelka Vodka: Xử lý than hoạt tính Thêm nước trao đổi ion Ngũ cốc lên men Cồn nguyên liệu Thùng chứa khuấy đảo hạ nồng độ cồn (40-50 độ ngâm ủ 7 ngày) Xử lý cồn theo công thức truyền thống Khử Aldehyd+methanol bằng than hoạt tính Rượu bán thành phẩm Phối chế Rượu ủ 10 ngày lọc tinh Lọc khung bản Lọc bằng máy Chỉnh độ pH Hương liệu Mùi vị, màu sắc, nồng độ, chất lượng (chuyên gia)-ngâm ủ 5-7 ngày Xử lý than hoạt tính Thêm nước trao đổi ion Ngũ cốc lên men Cồn nguyên liệu Thùng chứa khuấy đảo hạ nồng độ cồn (40-50 độ ngâm ủ 7 ngày) Xử lý cồn theo công thức truyền thống Khử Aldehyd+methanol bằng than hoạt tính Rượu bán thànhphẩm Phối chế Lọc khung bản Lọc bằng máy Chỉnh độ pH Hương liệu Mùi vị, màu sắc, nồng độ, chất lượng (chuyên gia)-ngâm ủ 5-7 ngày Quá trình sản xuất rượu Z Blue Vodka: Cồn thực phẩm 96 độ (được sx từ gạo 100%) Nước trao đổi ion Pha loãng đến 50 độ Abv Hấp thụ than hoạt tính Lọc tinh Thùng chứa Định lượng Độ rượu chuẩn (39,5 độ) Siêu lọc Đóng chai Dán nhãn Quy trình đóng chai: TQM (Quản lý chất lượng đồng bộ) Rượu thành phẩm Vệ sinh chai-khử trùng Chiết chai Đóng nút Dán nhãn Đóng thùng KCS Thực hiện lại Đạt Đạt Không đạt 4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Vì là công ty cổ phần nên quyền quyết định cao nhất trong công ty thuộc về Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị. Tiếp đến là Chủ tịch HĐQT, Ban kiểm soát và Tổng Giám đốc. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến; GĐ bán hàng, GĐ Marketing, GĐ tài chính chịu sự quản lý trực tiếp của Phó TGĐ phụ trách kinh doanh; còn GĐ sản xuất, GĐ nhân sự chịu sự quản lý trực tiếp của Phó TGĐ phụ trách nhân sự. Đứng đầu công ty là Tổng giám đốc, người đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh và hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước theo luật định; giúp việc cho Giám đốc có một Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh và một Phó tổng giám đốc phụ trách nhân sự - sản xuất thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công, phân cấp của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Sơ đồ hệ thống bộ máy quản lý ở công ty Đại hội đồng cổ đông HĐQT Chủ tịch HĐQT Tổng giám đốc Ban kiểm soát Phó TGĐ phụ trách kinh doanh Phó TGĐ phụ trách nhân sự - sx GĐ bán hàng GĐ Marketing GĐ tài chính GĐ sản xuất GĐ nhân sự 5. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại công ty 5.1. Tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo phương thức kế toán tập trung nghĩa là toàn bộ công tác ghi sổ và xử lý thông tin đều được thực hiện ở phòng kế toán. Các đơn vị trực thuộc tập hợp chứng từ phát sinh sau đó chuyển về Phòng kế toán tài chính của Công ty để xử lý, tổng hợp và kiểm tra số liệu. Phòng kế toán xử lý tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc các phần hành kế toán. Các phần hành kế toán được phân chia rõ ràng, cụ thể cho các kế toán viên, tạo ra sự chuyên môn hoá và phục vụ yêu cầu quản lý. Kế toán trưởng là người chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc tài chính, chịu trach nhiệm thực hiện công tác kế toán phù hợp với chế độ qui định của Bộ tài chính; chỉ đạo công tác thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán. Bên cạnh đó, kế toán trưởng có nhiệm vụ chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật. Kế toán trưởng cũng có nhiệm vụ chỉ đạo, phân tích thông tin số liệu kế toán, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quản lý trong doanh nghiệp. Công ty sử dụng phần mềm kế toán SAS, máy tính của các kế toán được nối mạng nội bộ, có máy chủ là máy của kế toán trưởng. Sơ đồ hệ thống kế toán Kế toán trưởng (kiêm KT tổng hợp) Trưởng quĩ Thủ quĩ công ty Thủ quĩ nhà máy KT thuế KT TSCĐ, hàng hoá Kế toán NVL KT công nợ và tiền lương KT chi phí và giá thành Kế toán tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá Phó TGĐ phụ trách kinh doanh 5.2. Công tác kế toán tại công ty 5.2.1. Hệ thống chứng từ kế toán áp dụng Doanh nghiệp lập và luân chuyển chứng từ theo qui định của Luật kế toán và quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán và các qui định trong chế độ này. 5.2.2. Hệ thống tài khoản kế toán: Doanh nghiệp áp dụng tài khoản kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC. Đây là quyết định mới nhất của Bộ tài chính ban hành ngày 20/3/2006 về chế độ kế toán doanh nghiệp. Dựa trên hệ thống tài khoản kế toán được thống nhất trong chế độ, doanh nghiệp chi tiết hoá các tài khoản đến tài khoản cấp 2. Các tài khoản chi tiết được theo dõi cho từng khách hàng, chi phí sản xuất và giá thành cho các sản phẩm rượu. 5.2.3. Hệ thống sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức nhật ký chứng từ nhằm thu thập được các thông tin chính xác, kịp thời, nâng cao hiệu quả công tác kế toán tại công ty. Hệ thống sổ của công ty bao gồm các Nhật ký chứng từ, bảng kê, bảng phân bổ, sổ cái và các sổ chi tiết để theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Dựa trên qui định của Luật kế toán về hệ thống sổ, công ty lập các loại sổ sau: - Sổ nhật ký mua hàng nhập khẩu, sổ nhật ký bán hàng - Sổ chi tiết theo dõi tài sản cố định - Sổ chi tiết theo dõi nhập – xuất – tồn thành phẩm, hàng hóa - Sổ chi tiết theo dõi công nợ, sổ chi tiết theo dõi với nhà cung cấp - Sổ chi tiết theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí quản lý doanh nghiệp - Sổ theo dõi quĩ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền vay ngân hàng. - Sổ chi tiết TK theo dõi doanh thu từ việc tiêu thụ rượu Vodka. Đặc điểm của hình thức nhật ký chứng từ là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ chứng từ gốc được đưa vào các bảng phân bổ, bảng kê, rồi được phân loại để ghi vào nhật ký chứng từ. Những nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày được phản ánh trên các sổ, thẻ kế toán chi tiế như: sổ chi tiết theo dõi công nợ, sổ chi tiết theo dõi với nhà cung cấp, sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết theo dõi tài sản cố định. Cuối tháng, tổng hợp số liệu ở nhật ký chứng từ để ghi vào sổ cái các tài khoản. Số liệu ghi chép trên sổ cái được đối chiếu với số liệu trên sổ tổng hợp chi tiết để đảm bảo tính chính xác, đối ứng. Sổ cái tài khoản được mở riêng cho từng năm và chi tiết cho 12 tháng. Quy trình ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Bảng kê Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Sổ tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Chú thích Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 5.2.4. Hệ thống báo cáo kế toán Hiện nay công ty lập 3 loại báo cáo tài chính, không lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - 1 trong 4 loại báo cáo qui định của Nhà nước. Ngoài ra Công ty còn lập các báo cáo nội bộ bao gồm: Báo cáo bán hàng (lập cuối tháng) Báo cáo sổ quĩ tiền mặt (lập cuối tháng) Báo cáo doanh thu (lập cuối tháng) Báo cáo công nợ (lập cuối tháng) Bảng tổng hợp doanh thu, chi phí dự kiến và phân bổ lợi nhuận 3 tháng, bao gồm: + Doanh thu dự kiến + Định phí: khấu hao tài sản, trả tiền thuê xưởng, tiền thuê văn phòng, lương cố định, CP hành chính (điện, VPP,…), CP khác ( tiếp khách, thuế,…). Quỹ thưởng, quỹ dự phòng, quỹ bảo hiểm. + Biến phí: chi phí vốn vay, marketing, CP bán hàng, CK hàng bán – hàng bị trả lại, CP vận tải, định mức hao hụt cho phép, chi phí quản lý, công tác phí,… +Giá vốn hàng bán +Thuế phải nộp: bao gồm Thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế thu nhập doanh nghiệp. +Lợi nhuận: được phân phối vào quĩ phúc lợi, quĩ nghiên cứu phát triển, tái đầu tư ( tăng vốn chủ sở hữu), quĩ cổ tức. PHẦN II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM RƯỢU VODKA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ BALTIC I. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Quốc tế Baltic 1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là công việc đầu tiên và rất quan trọng trong quá trình tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất được xác định trong phạm vi và giới hạn tập hợp chi phí nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp có thể xác định phạm vi tập hợp chi phí là nơi phát sinh chi phí như: phân xưởng, các tổ sản xuất,… hay nơi gánh chịu chi phí như: sản phẩm, lao vụ, đơn đặt hàng,… Như vậy, xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Khi xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, phải căn cứ vào mục đích của chi phí, đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm qui trình công nghệ, và yêu cầu, trình độ quản lý của công ty. Công ty tổ chức sản xuất hai sản phẩm rượu bao gồm rượu Zelka Vodka và Z Blue Vodka, chi phí sản xuất rượu của công ty phát sinh tại một cơ sở duy nhất là phân xưởng rượu, qui trình công nghệ không quá phức tạp nên công ty tập hợp chi phí trực tiếp cho phân xưởng rượu. 2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất Kế toán sử dụng hai phương pháp: phương pháp tập hợp trực tiếp và phương pháp phân bổ gián tiếp để tập hợp, phân loại và xác định chi phí cho từng đối tượng kế toán chi phí dựa trên từng loại chi phí và điều kiện phát sinh chi phí. Phương pháp tập hợp trực tiếp: được sử dụng khi các chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến đối tượng chịu kế toán chi phí. Phương pháp phân bổ gián tiếp: được áp dụng khi các chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng chịu kế toán chi phí mà không ghi chép ban đầu riêng cho từng đối tượng được. Do vậy kế toán phải sử dụng các tiêu thức phân bổ thích hợp để phân bổ chi phí chung cho từng đối tượng chịu chi phí. Về phân loại chi phí sản xuất, kế toán tiến hành tập hợp chi phí theo các khoản mục chính: * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp * Chi phí nhân công trực tiếp * Chi phí sản xuất chung Kế toán phần hành có nhiệm vụ thực hiện việc ghi chép đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ phát sinh để tính chi phí đúng đắn, hợp lý, là căn cứ để các nhà quản lý đưa ra các quyết định quản trị. 3. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất tại đơn vị 3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 3.1.1. Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nguyên vật liệu sản xuất rượu của công ty đa dạng và được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau. Mặt khác, nguyên vật liệu chiếm một tỉ trọng lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nên việc quản lý quá trình thu mua, vận chuyển, bảo quản, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu có ý nghĩa rất lớn trong việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, vật liệu thay thế,… sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu chính bao gồm: cồn, hương liệu, glixerin. Chi phí nguyên vật liệu phụ bao gồm: than hoạt tính, axit, bột trợ lọc, cát, muối, hoá chất xử lý nước,… 3.1.2. Tài khoản sử dụng Căn cứ vào vai trò, tác dụng của vật liệu trong sản xuất, kế toán đã tiến hành phân chia các ra các loại nguyên vật liệu sau và theo dõi chúng trên các tài khoản chi tiết của TK 152: 1521: nguyên vật liệu chính (cồn, hương liệu, glixerin) 1522: nguyên vật liệu phụ: than hoạt tính, cát, nước, đá, phẩm màu… 1523: nhiên liệu: dầu, sơn, mỡ,… 1524: phụ tùng thay thế: bóng đèn, dây điện, đinh,… 1528: nguyên vật liệu khác Kế toán sử dụng TK 621- “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” để theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh tại phân xưởng rượu. TK này được mở chi tiết cho hai loại rượu: TK 621Z: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp rượu Zelka Vodka TK 621B: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp rượu ZBlue Vodka Việc mở chi tiết tài khoản chi phí cho từng loại rượu nhằm mục đích tính toán giá thành từng loại rượu được sản xuất, làm căn cứ xác định giá bán của từng sản phẩm tương ứng. 3.1.3. Phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Kế toán sử dụng phương pháp thẻ song song để theo dõi chi tiết hàng tồn kho. Theo phương pháp này, các chứng từ nhập xuất kho sẽ được thủ kho theo dõi về mặt số lượng; còn kế toán vật tư theo dõi cả về số lượng và giá trị trên thẻ kho. Tại phòng kế toán, định kì kế toán căn cứ vào số liệu trên phiếu nhập kho và các chứng từ liên quan khác để nhập số liệu vào sổ tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ và sổ chi tiết thanh toán với người bán. Đến cuối quí, kế toán xác định giá bình quân cả kì dự trữ cho nguyên vật liệu xuất kho. Trong kì, phát sinh xuất được theo dõi về mặt số lượng, được hạch toán lên chứng từ và vào sổ chứng từ. Đến cuối quí, khi việc tính giá xuất hàng tồn kho đã hoàn tất thì kế toán áp giá vào. Bên cạnh đó, kế toán công ty ước lượng về giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trong quá trình sản xuất kết hợp với việc khảo sát lượng nguyên vật liệu sử dụng tại phân xưởng căn cứ vào lượng xuất, lượng tồn sau mỗi lần nhập để làm định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm, có sự thống nhất của phân xưởng sản xuất và người phụ trách bộ phận cung tiêu. Phần vượt định mức vẫn được đưa vào tính giá thành sản phẩm. Bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu có thể thay đổi từng năm do kế toán điều chỉnh định mức cho phù hợp với thực tế. Quá trình xuất kho nguyên vật liệu diễn ra như sau: Khi có nhu cầu sử dụng vật tư, phân xưởng sẽ gửi giấy xin lĩnh vật tư. Kế toán vật tư căn cứ vào giấy xin lĩnh vật tư, lập phiếu xuất kho. Số lượng thực xuất có thể nhiều hoặc ít hơn số lượng ghi trên phiếu xuất kho. Sau khi phiếu xuất kho có được đủ chữ ký của người phụ trách bộ phận cung tiêu, thủ kho và người lập, sẽ được lập thành 2 liên: 1 liên lưu tại phòng kế toán và 1 liên lưu tại kho. Công ty sử dụng cách tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền (phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ). Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho = số lượng NVL xuất kho x đơn giá bình quân của NVL. (Khối lượng tồn đầu kì + khối lượng nhập) Đơn giá bình quân của NVL = (Giá trị (tồn đầu kì + tổng giá trị nhập) Nguyên vật l Nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp để sản xuất cho sản phẩm nào thì được tính thẳng vào giá trị sản phẩm đó. Các bút toán hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đồ hạch toán chi phí NVL trực tiếp: TK 154 TK 621 TK 152 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp trong kỳ NVL xuất kho để sản xuất sản phẩm TK 111,112,331 Nguyên vật liệu mua sử dụng ngay cho sản xuất sản phẩm TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ 3.1.4. Các chứng từ và sổ kế toán hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công ty mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất tùy thuộc vào kế hoạch sản xuất và nhu cầu trực tiếp của phân xưởng. Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mua về được kiểm tra chất lượng tại phòng KCS trước khi nhập kho hay đưa ra phân xưởng sản xuất. Các chứng từ kế toán được sử dụng để ghi nhận sự tồn tại, tăng giảm và chất lượng của nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ bao gồm: + Bàng kê tổng hợp nhập – xuất – tồn NVL + Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ + Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho + Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ + Phiếu báo vật tư còn lại cuối kì Biểu 01: Bảng kê tổng hợp nhập – xuất – tồn NVL Từ ngày 01/10/2006 đến ngày 31/12/2006 Tên hàng Tồn đầu kì Nhập trong kì Xuất trong kì Tồn cuối kì Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Cồn loại I 59 1 126 000 243 4 637 593 278 5 305 558 24 458 035 … … … … … … … … … Cộng 256 163 268 2 598 761 035 2 792 543 260 62 381 043 Việc xác định giá trị nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân cả kì dự trữ được thể hiện như sau đối với cồn loại I: Đơn giá cồn loại I xuât trong tháng = 1 126 000 + 4 637 593 59 +243 = 19 084,74 (đ) Giá trị cồn loại I xuất trong tháng: 19 084,74 x 278 = 5 305 558 (đ) Biểu 02: Phiếu xuất kho Ngày 15 tháng 12 năm 2006 Họ tên người nhận hàng: Hoa Lý do xuất kho: phân xưởng sản xuất rượu Xuất tại kho: Long Biên STT Tên vật tư, Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền sản phẩm Theo yêu cầu Thực xuất 1 Bóng điện cái 45 45 20 000 900 000 2 Cồn loại I lít 60 60 19 085 1 145 100 3 Cộng x x x x 2 045 100 Người nhận hàng (ký, họ tên) Phụ trách bộ phận cung tiêu (ký, họ tên) Người lập (ký, họ tên) Thủ kho (ký, họ tên) Biểu 03: Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Từ ngày 01/10/2006 đến ngày 31/12/2006 TK NVL, CC - DC Phân xưởng rượu 1521 Cồn 5 305 558 Hương liệu 86 438 109 Glixerin 45 983 540 … … Cộng 536 892 371 1522 Than hoạt tính 12 893 461 Cát 36 284 167 Nước 56 398 170 … … Cộng 218 648 359 1523 Dầu 92 569 138 Sơn 36 298 108 Mỡ 24 739 105 … … Cộng 324 620 884 1524 Phụ tùng thay thế 56 729 153 Cộng 56 729 153 1528 Chai, hộp các loại 32 104 560 … … Cộng 286 964 410 1531 Công cụ - dụng cụ 28 059 721 1532 Bao bì luân chuyển 20 156 982 Tổng cộng 1 472 071 880 Biểu 04: Sổ cái Tài khoản 621 Từ ngày 01/10/2006 đến ngày 31/12/2006 Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân xưởng sản xuất rượu NT CT Diễn giải TK đối ứng Số tiền Nợ Có NVL chính xuất cho sx rượu 1521 536 892 371 NVL phụ xuất cho sx rượu 1522 218 648 359 Nhiên liệu xuất cho sx rượu 1523 324 620 884 Vật liệu thay thế cho sx rượu 1524 56 729 153 NVL khác cho sx rượu 1528 286 964 410 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp PX rượu 154 1 423 855 177 Tổng cộng 1 423 855 177 1 423 855 177 3.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 3.2.1. Nội dung chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: Lương chính, lương phụ, thưởng, phụ cấp trả cho công nhân sản xuất; các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất: BHXH, BHYT, KPCĐ phát sinh trong công ty và nhà máy sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp là một trong những nhân tố quan trọng cấu thành nên giá thành đơn vị sản phẩm. Do vậy, việc tính toán hợp lý, chính xác các khoản phát sinh chi phí nhân công trực tiếp như lương chính, lương phụ, tiền thưởng có tính chất lương,phụ cấp, các khoản trích theo lương có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xác định giá thành sản phẩm. Nhận thức được tầm quan trọng của chính sách tiền lương, công ty đã bước đầu xây dựng một chính sách tiền lương khuyến khích người lao động, giúp người lao động yên tâm làm việc trong môi trường công ty mới. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách phụ cấp của công ty cho công nhân viên còn chưa nhất quán, mới chỉ mang tính chất người làm nhiều được hưởng phụ cấp nhiều, vì vậy gây khó khăn cho việc tính toán các khoản ngoài lương chính. Ví dụ: Đối với công nhân làm việc với số công là 25 trở lên (để tính lương sản phẩm) được hưởng 60 000 đồng phụ cấp, số công từ 21 đến 24 được hưởng 50 000 đồng phụ cấp. 3.2.2. Tài khoản sử dụng Để tập hợp được chi phí nhân công trực tiếp cho phân xưởng sản xuất rượu, kế toán sử dụng tài khoản 622 - chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này được chi tiết cấp 2 để làm cơ sơ hạch toán chi phí cho từng sản phẩm rượu: TK 622Z: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất rượu Zelka Vodka TK 622B: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất rượu Z Blue Vodka 3.2.3. Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Công ty thực hiện chế độ trả lương theo sản phẩm cho công nhân dựa trên việc qui định đơn giá lương sản phẩm: Lương sản phẩm = khối lượng sản phẩm hoàn thành x đơn giá lương sản phẩm Tiền lương của 1 ngày công = Tổng lương SP của toàn phân xưởng Tổng số ngày công của phân xưởng Lương SP của 1 công nhân = số ngày công x tiền lương của 1 ngày công Tổng lương = Lương SP + lương TG + phụ cấp + lương thưởng Thực lĩnh = Lương SP + Lương TG + Phụ cấp + Lương thưởng – BHXH(5%) – BHYT(1%) Ví dụ: Trong tháng 12, phân xưởng hoàn thành chiết được 30 000 lít rượu Zelka Vodka và 10 000 lít rượu Z Blue Vodka. Đơn giá lương sản phẩm là 600 đ/lít. Tổng số ngày công của phân xưởng là 500 ngày công. Khi đó, tổng lương sản phẩm của cả phân xưởng trong tháng 12 sẽ là: 30 000 x 600 + 10 000 x 600 = 24 000 000 (đ). Tiền lương của 1 ngày công = 24 000 000/500 = 48 000 (đ) Lương sản phẩm của 1 công nhân có số ngày công là 25 sẽ là: 48 000 x 25 = 1 200 000 (đ) Trong tháng 12, công nhân đó được hưởng lương thời gian là 280 000 đ, phụ cấp là 60 000. Tổng lương: 1 200 000 + 280 000 + 60 000 = 1 540 000 (đ) Khoản BHXH bị khấu trừ vào lương công nhân: 1 540 000 x 5% = 77 000 (đ) Khoản BHYT bị khấu trừ vào lương công nhân: 1 540 000 x 1% = 15 400 (đ) Như vậy, lương thực lĩnh của công nhân này sẽ là: 1 540 000 – 77 000 – 15 400 = 1 447 600 (đ) Công ty không trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất trực tiếp mà tháng nào phát sinh chi phí thì tính luôn vào chi phí sản xuất trong tháng như một khoản phải trả cho công nhân sản xuất. Ví dụ: Trong tháng 12 năm 2006, phân xưởng có 2 công nhân nghỉ phép với tổng số tiền lương nghỉ phép là 2 000 000 đồng. Kế toán sẽ hạch toán khoản phát sinh này như sau: Nợ TK 622: 2 000 000 Có TK 334: 2 000 000 Bên cạnh đó, công ty thực hiện việc trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng chính sách của Nhà nước, đảm bảo đúng lợi ích, nghĩa vụ của công ty và lao động: BHXH là 15%, BHYT là 2% trên lương cơ bản, KPCĐ là 2% trên lương thực trả công nhân sản xuất và hạch toán vào chi phí sản xuất; còn 6% (BHXH 5%, BHYT 1%) khấu trừ vào lương của người lao động. Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện thông qua sơ đồ sau: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp: Lương chính, lương phụ và phụ cấp phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất SP TK 154 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cuối kỳ TK 338 TK 622 TK 334 Trích KPCĐ, BHXH, BHYT trên tổng lương của công nhân trực tiếp theo tỉ lệ quy định (19%) 3.2.4. Các chứng từ và sổ kế toán hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Công ty theo dõi số lượng lao động và sự biến động số lao động thông qua sổ “danh sách lao động”. Việc tăng giảm lao động được thể hiện trên các chứng từ về tuyển dụng, nâng bậc, chuyển công tác,… được lấy làm cơ sở để ghi vào sổ “danh sách lao động”. Các chứng từ làm căn cứ để kế toán hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương bao gồm: + Bảng chấm công + Bảng chấm công làm thêm ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12881.doc
Tài liệu liên quan