Hạch toán hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá ở Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội (77 tr)

Phần I Mở đầu 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đã và đang chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp, không phát huy được nội lực của mình sang nền kinh tế mở theo xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá. Đó chính là chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhằm tạo một một môi trường kinh doanh, sản suất mới đầy triển vọng cho tất cả các doanh nghiệp trong nước, phát huy được nội lực của mình, góp phần vào mục tiêu chung là công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đứng trước một cánh cử

doc77 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hạch toán hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá ở Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội (77 tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a mở rộng như vậy thì việc đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp vô cùng quan trọng, là điều kiện sống còn và phát triển của doanh nghiệp. Có tiêu thụ được sản phẩm mới đảm bảo được việc thu hồi vốn bỏ ra, tích luỹ sản xuất nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên. Đồng thời còn phải khai thác các nguồn lực tài chính, huy động nguồn lực đó và sử dụng nguồn lực có hiệu quả. Do đó mà hạch toán kế toán là một bộ phận rất quan trọng của công cụ quản lý kinh tế có vai trò tích cực trong việc quản lý điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế, kế toán gắn liền với hoạt động kinh tế tài chính. Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội là một công ty vừa mang tính chất thương mại, vừa mang tính phục vụ nhiệm vụ chính của ngành. Lĩnh vực hoạt động của công ty là một lĩnh vực lớn đầy tiềm năng. Bởi vì than làn một nguyên liệu truyền thống được sử dụng nhiều ở các cơ sở sản xuất. Do vậy mà công ty có nhiều cơ hội kinh doanh, nhưng đồng thời phải đương đầu với nhiều sự cạnh tranh của các sản phẩm thay thế trên thị trường đòi hỏi công ty phải có sự kết hợp nhanh nhẹn và khéo léo dể giữ vững vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác kế toán chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hạch toán hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá ở công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Hạch toán hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá ở công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về Hạch toán hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá - Đánh giá thực trạng công tác hạch toán hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá, xác định kết quả tiêu thụ của công ty - Đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện công tác hạch toán và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu - Hàng hóa - Các quá trình tiêu thụ hàng hóa - Công tác hạch toán hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá của công ty 1.3.2.Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nội dung đề tài được thực hiện tại công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội - Phạm vi thời gian: Từ ngày 15/10/2006 đến ngày 10/03/2006 phần II cơ sở lý luận về hạch toán hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá 2.1. Những vấn đề chung về hạch toán hàng hoá 2.1.1. Khái niệm Hàng hóa là những vật phẩm của lao động nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, đi vào sản sản xuất hoặc tiêu dùng thông qua quá trình mua bán trao đổi hàng hóa trên thị trường. Sản phẩm hàng hóa là tập hợp tất cả các đặc tính vật lý, hóa học có thể quan sát được tập hợp trong một hình thức đồng nhất là vật vừa mang giá trị sử dụng vừa mang giá trị. Sản phẩm đó có thể mang ra trao đổi được. Hàng hóa trong các doanh nghiệp thương mại là hàng hóa mua vào để bán nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng và xuất khẩu. Hàng hóa được biểu hiện trên hai mặt giá trị và số lượng. Số lượng của hàng hóa được xác định bằng đơn vị đo lường phù hợp với tính chất hóa học, lý học của nó như kg, lít, mét... nó phản ánh quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Chất lượng hàng hóa được xác định bằng tỉ lệ % tốt, xấu hoặc giá trị phẩm cấp của hàng hóa. 2.1.2. Yêu cầu quản lý hàng hoá Xuất phát từ vị trí quan trọng của kế toán trong công tác quản lý kế toán hàng hoá cần phải thể hiện tốt các yêu cầu sau: - Phản ánh giám sát tình hình thực hiện kế hoạch hàng hoá về mặt số lượng, chất lượng cũng như chủng loại. - Phản ánh kịp thời tình hình nhập kho, xuất kho hàng hoá nhằm đánh đúng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Phải hạch toán hàng hoá theo từng loại, từng mặt hàng, phẩm cấp theo đúng số lượng, chất lượng sản phẩm. Có như vậy mới xác định đúng kết quả kinh doanh của từng đơn vị. - Hạch toán hàng hoá xuất -nhập - tồn kho phải được phản ánh theo giá thực tế nhằm sát chặt chẽ, chính xác giá trị hàng hoá, đảm bảo cho công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh đúng đắn hơn. 2.1.3. Nguyên tắc hạch toán hàng hoá 2.1.3.1. Nguyên tắc xác định giá nhập hàng hoá - Nhập theo giá thực tế đối với hàng hoá mua ngoài. = + - - - Đối với hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài. = ++- Đối với hàng hoá nhập từ nước ngoài thông thường Việt Nam sử dụng hai loại giá là giá FOB và CIF. Giá giao tại cảng người bán là giá FOB. Giá giao tại cảng người mua là giá CIF. 2.1.3.2. Nguyên tắc xác định giá xuất hàng hoá: - Theo giá thực tế: Đánh theo giá thực tế đích danh: Theo phương thức này, nguyên tắc là khi xuất lô hàng nào sẽ tính đích danh lô hàng đó. Để xác định một cách trực tiếp phải thông qua kiểm nhận và kiểm kê hàng hoá cùng với các hoá đơn để xác định giá xuất từng lần. Ưu điểm: phản ánh một cách chính xác thực tế của từng lô hàng từng lần xuất. Nhược điểm: Công việc của thủ kho, đòi hỏi phải nắm bắt chi tiết từng lô hàng. Công tác kế toán của kế toán hàng kho cần theo dõi chi tiết từng loại giá cả mỗi loại hàng hoá để có thể ghi được giá xuất chính xác. Phương pháp này chỉ thích hợp với loại hàng hoá có giá trị cao, có tính chất đơn chiếc, hàng hoá đặc biệt như: vàng bạc, đá quý… Vì vậy phạm vi áp dụng khá hẹp và thường áp dụng với doanh nghiệp kiểm kê định kỳ. - Theo giá mua bình quân: theo phương pháp này trong tháng hàng xuất kho chưa được ghi giá xuất vào sổ cuối tháng sau khi đã tiến hành ghi sổ, giá hàng hoá xuất kho được tính trên cơ sở giá tồn kho đầu kỳ và giá nhập trong kỳ. Công thức được tính như sau: = x Ưu điểm: Giá vốn hàng hoá xuất kho được tính một cách chính xác đồng thời giảm bớt công việc tính toán cho nhân viên kế toán và đặc biệt với các doanh nghiệp áp dụng kế toán thủ công hoặc doanh nghiệp có mặt hàng nhập thường xuyên. Nhược điểm: Giá hàng hoá xuất kho không có tính linh hoạt chậm chễ trong công tác kế toán không phù hợp với điều kiện giá cả biến động liên tục với biên độ lớn, không tuân theo quy luật nhất định nào cả. - Theo phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) Theo phương pháp này giả sử rằng số hàng hoá nhập trước sẽ xuất trước khi có nhu cầu, cần xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau. Nói cách khác cơ sở của phương pháp này là giá trị thực tế của số hàng hoá nhập vào ở những lần sau. Ưu điểm: Thích hợp với những loại hàng hoá cần tiêu thụ nhanh như đồ tươi sóng, hoa quả. Phản ánh đúng giá trị thực của mỗi loại hàng hoá mua vào. Nhược điểm: Tính toán phức tạp không có tính cập nhật cao, điều này có thể làm cho chi phí tăng hoặc giảm nhiều so với mặt hàng đó tại thời điểm xác định. - Theo phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO): Sử dụng phương pháp này nghĩa là hàng hoá nhập sau sẽ được ưu tiên xuất trước, hàng hoá nhập trước thì xuất sau. Ưu điểm: Đảm bảo được tính chính xác về giá trị hàng hoá xuất kho và cập nhật với giá trị thị trường. Nhược điểm: Khó khăn trong việc hạch toán chi tiết hàng tồn kho, vì vậy phương pháp này chỉ áp dụng với các doanh nghiệp có ít chủng loại mặt hàng và tần xuất nhập hàng hoá nhỏ. - Theo giá hạch toán: Giá hạch toán là loại giá do doanh nghiệp quy định có tính chất ổn định lâu dài. Giá này chỉ được dùng để ghi sổ kế toán hàng hoá hàng ngày chứ không được dùng để giao dịch với bên ngoài. Doanh nghiệp có thể lấy giá kế hoạch hoặc lấy giá nhập kho thống nhất để làm giảm giá hạch toán. = x Cuối kỳ sau khi đánh giá thực của hàng hoá nhập kho kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế, đồng thời xác định giá thực tế hàng hoá xuất kho trong kỳ, tồn kho cuối kỳ theo công thức: = x Trong đó: Hế số giá hàng hoá = Trị giá thực tế hàng hoá tồn đầu kỳ + Trị giá thực tế hàng hoá nhập kho trong kỳ Trị giá hạch toán hàng hoá tồn đầu kỳ + Trị giá hàng hoá nhập kho trong kỳ Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản dễ tính thuận tiện cho các doanh nghiệp có tần xuất nhập hàng hoá trong kỳ lớn. Tóm lại: Có nhiều phương pháp xác định giá xuất hàng hoá, muốn sử dụng phương pháp tốt nhất thì mỗi doanh nghiệp cần phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình để lựa chọn cho phù hợp và khi đã lựa chọn phải cố định áp dụng phương pháp đó ít nhất trong một niên độ kế toán. 2.1.4. Phương pháp hạch toán hàng kho 2.1.4.1. Phương pháp kê khai thường xuyên Theo phương pháp này, việc nhập, xuất và tồn kho nguyên vật liệu,hàng hoá, sản phẩm dở dang, thành phẩm được theo dõi thường xuyên trên sổ kế toán. Phương pháp này được sử dụng với các doanh nghiệp có tình hình xuất nhập vật tư liên tục. Đồng thời kế toán phải mở các tài khoản nguyên vật liệu, công cụ lao động, sản phẩm dở dang, thành phẩm và các tài khoản hàng hoá để phản ánh tình hình hiện có, sự biến động tăng giảm của loại vật tư sản phẩm hàng hoá. 2.1.4.2. Phương pháp kê khai định kỳ Theo phương pháp này, kế toán không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục tình hình xuất nhập và số dư kho vật tư thành phẩm. Kế toán chỉ phản ánh trị giá hàng tồn kho thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ. Vì vậy khi sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ phải mở tài khoản 611 (mua hàng) để xác định trị giá hàng nhập kho trong kỳ, hàng tồn kho, tiến hành cân đối để xác định giá xuất. Cuối tháng kiểm kê xác định số thực tế của nguyên vật liệu, vật tư hay sản phẩm, hàng hoá dụng cụ để ghi vào các tài khoản tồn kho: 152, 154, 155, 156. Đầu tháng tiếp sau lại chuyển số dư về tài khoản "mua hàng", không phản ánh số dư hiện hành ở các tài khoản trên. 2.1.5. Sơ đồ hạch toán hàng hoá TK 111,112 Mua hàng nhập kho bằng tiền mặt hoặc TGNH TK 156 Xuất kho hàng hoá gửi đi bán TK 151 Hàng đi đường về nhập kho TK 331,311 Hàng vay mua mua chưa thanh toán TK 632 Hàng bị trả lại nhập kho TK 338 Dôi kho TK 157 TK 632 TK 621 TK 138 Xuất kho hàng hoá để bán Xuất kho hàng hoá phục vụ sản xuất trực tiếp Hao hụt kho 2.2. Tiêu thụ 2.2.1. Khái niệm tiêu thụ Tiêu thụ là quá trình thực hiện quan hệ trao đổi thông qua phương tiện thanh toán để thực hiện giá trị của sản phẩm hàng hoá… tức là chuyển hoá vốn của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật (hàng) sang hình thái tiền tệ (tiền) kết thúc một vòng chu chuyển vốn của doanh nghiệp. Việc tiêu thụ hàng hoá có thể thoả mãn nhu cầu của các đơn vị khác hoặc là cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp gọi là tiêu thụ ra ngoài. Hàng hoá được cung cấp giữa các đơn vị của cùng một Công ty, một tập đoàn…. gọi là tiêu thụ nội bộ. Để thực hiện việc trao đổi hàng - tiền, doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi phí bán hàng, tiền thu được từ bán hàng và tiền tiêu thụ nội bộnên doanh thu bán bán cũng được phân ra thành doanh thu bán hàng ra ngoài và doanh thu bán hàng nội địa. - Hiểu theo nghĩa rộng thì tiêu thụ hàng hoá là quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đó là việc nghiên cứu thị trường xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất, thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng… nhằm mục đích đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. - Hiểu theo nghĩa hẹp thì tiêu thụ được hiểu là việc chuyển dịch quyền sở hữu, sản phẩm, hàng hoá, lao động dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng đồng thời thu được tiền hàng hoá hoặc được quyền thu tiền. Tiêu thụ hàng hoá giản đơn được cấu thành các mối quan hệ giữa người bán - người mua, giữa sản phẩm - tiền tệ khả năng thanh toán, sự sẵn sàng mua bán và nhằm tối da hoá lợi ích của mỗi bên. 2.2.2. Các phương thức bán hàng Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp muốn tồn tại phát triển bền vững và lâu dài thì các doanh nghiệp cần phải đặt chữ tín lên hàng đầu. Để tiêu thụ được nhiều sản phẩm doanh nghiệp cần phải dùng đến nhiều các phương thức bán hàng phong phú phù hợp với từng đối tượng khách hàng nhằm nâng cao doanh số bán ra, mỗi phương thức bán hàng khác nhau, từng thể thức thanh toán khác nhau có liên quan đến từng loại hàng hoá mà khách hàng yêu cầu, bởi vậy công tác quản lý tiêu thụ cần phải đảm bảo yêu cầu sau: + Nắm bắt, theo dõi chặt chẽ trong phương thức bán hàng, từng thể thức thanh toán, trong khách hàng và từng loại hàng hoá tiêu thụ. + Đôn đốc thanh toán, thu hồi đầy đủ, kịp thời vốn tính toán xác định đúng kết quả tiêu thụ của từng loại hàng hoá. + Xác định chính xác đầy đủ kết quả bán hàng, lập và gửi báo cáo kết quả kinh doanh theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Phương thức bán hàng hay tiêu thụ là cách thức bán hàng hay tiêu thụ hàng.Trên thực tế hàng hoá có thể tiêu thụ bằng cách bán buôn hay bán lẻ, bán trả góp hoặc ký gửi, đại lý. Mỗi một phương thức tiêu thụ sẽ không giống nhau về cách thức, địa điểm giao hàng, chi phí bán hàng… Vì thế tuỳ theo từng lĩnh vực kdmà doanh nghiệp có thể áp dụng các phương thức bán hàng khác nhau.Hiện nay có một số phương thức bán hàng phổ biến sau: - Bán hàng trực tiếp: Phương thức này được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp xuất bán hàng cho khách ngay tại kho doanh nghiệp hoặc lao vụ dịch vụ đã cung cấp, người mua trả hoặc chấp nhận trả tiền trường hợp này sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ xuất kho hoặc cung cấp được gọi là tiêu thụ ngay. Nếu khách hàng chấp nhận thanh toán nhưng chưa trả tiền ngay kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi tình hình thanh toán với khách hàng. - Phương thức bán hàng trả góp: theo phương thức này người mua trả trước một phần tiền hàng còn lại chấp nhận trả lãi để nhận được trả chậm trong một thời gian nhất định. Số lãi trả góp được coi là thu nhập hoạt động tài chính. Hàng hoá bán trả góp thường là những loại hàng hoá có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài.Về hạch toán, khi giao hàng hoá cho người mua thì lượng hàng được chuyển giao thì coi đây là tiêu thụ hàng hoá nhưng chỉ khi người mua trả tiền hết tiền hàng thì doanh nghiệp mới mất quyền sở hữu. - Phương thức tiêu thụ gửi bán chờ chấp nhận (hay chuyển hàng theo hợp đồng): Bên bán chuyển hàng cho bên mua theo địa điểm ghi trong hợp đồng. Hàng gửi đi vẫn thuộc quyền sở hữu của đơn vị chỉ khi nào thu được tiền hoặc được bên mua chấp nhận mới chính thức được coi là tiêu thụ. - Phương thức bán hàng ký gửi, đại lý: Bên bán sản xuất giao cho các đơn vị, cá nhân làm đại lý số hàng gửi giao đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu của đơn vị chỉ khi nào nhận thông báo của các đại lý hoặc thời gian quy định thì số hàng gửi đại lý mới chính thức được coi là tiêu thụ theo phương thức này. Chủ hàng phải trả hoa hồng cho các đại lý tính vào chi phí bán hàng. - Phương thức bán buôn, vận chuyển không qua kho: Phương thức này chỉ áp dụng với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Hàng thu mua không chỉ nhập kho mà chuyển thẳng cho đơn vị mua. Công ty thương mại phải tiến hành thanh toán với cả bên bán và bên mua hoặc chỉ làm trung gian, môi giới để hưởng hoa hồng. - Phương thức tiêu thụ nội bộ: Là vịêc mua bán hàng hoá, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ giữa đơn vị chính với các đơn vị trực thuộc, hay giữa các đơn vị trực thuộc với nhau trong cùng một công đoàn, một tổng Công ty…Ngoài ra, việc tiêu thụ nội bộ còn bao gồm giá trị sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ xuất rả lương thưởng, biếu, tặng, quảng cáo, tiếp thị, xuất dùng cho sản xuất kinh doanh. 2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ Việc tiêu thụ hàng hoá ảnh hưởng rất nhiều đến các nhân tố kể cả yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Trước hết nó phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường và khả năng đáp ứng nhu cầu đó, nói cách khác nó phụ thuộc vào khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Nếu chúng ta tiêu thụ được hàng nhưng khách hàng không chịu trả tiền ngay mà chịu trong thời gian dài như vậy việc luân chuyển vốn của doanh nghiệp cũng chậm lại do đó mà chúng ta cần phải có các biện pháp bán hàng phù hợp để vừa tiêu thụ được hàng đồng thời lại thu hồi được vốn nhanh. Yếu tố thứ hai là khả năng tiếp cận thị trường của doanh nghiệp về từng loại sản phẩm hàng hoá. Hai công ty cùng kinh doanh một mặt hàng như nhau, công ty nào làm tốt công tác marketing hơn thì công ty đó sẽ tiêu thụ được nhiều hàng hoá hơn (với điều kiện các yếu tố khách quan là như nhau). Yếu tố thứ ba là giá cả và chất lượng của hàng hoá tiêu thụ. Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, lại thêm sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ làm cho các sản phẩm hàng hoá ngày càng đa dạng và phong phú. Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao dần lên. Vì vậy hàng hoá của các doanh nghiệp đem ra thị trường muốn tiêu thụ được thì cần phải đáp ứng được các yêu cầu như chất lượng tốt, giá cả phải chăng, hình thức phong phú và đa dạng. Việc tiêu thụ hàng hoá nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa như thói quen của khách hàng, phong tục tập quán… nhưng nhìn chung ba yếu tố trên là ảnh hưởng lớn nhất đến công tác tiêu thụ hàng hoá. Chính vì vậy mà trong hoạt động tiêu thụ hàng hoá chúng ta cần phải chú ý đến sự ảnh hưởng của các yếu tố đó đến quá trình tiêu thụ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng hoá. 2.2.4. ý nghĩa tiêu thụ hàng hoá Tiêu thụ hàng hoá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp thương mại nói riêng cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung. Đối với kinh tế quốc dân, tiêu thụ hàng hoá đảm bảo cân đối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, cân đối tiền hàng trong lưu thông cũng như cân đối giữa các ngành các khu vực. Thông qua hoạt động tiêu thụ, nhu cầu tiêu dùng về một giá trị sử dụng nhất định được thoả mãn và giá trị hàng hoá được thực hiện. Bên cạnh chức năng điều hoà cung cầu trên thị trường, tiêu thụ còn góp phần quan trọng trong việc tạo ra luồng tiền hàng chu chuyển liên tục trong nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy các quan hệ thanh toán trong phạm vi doanh nghiệp, ngành kinh tế và trong toàn bộ nền kinh tế. Đối với mỗi doanh nghiệp tiêu thụ là một quá trình có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh này. Hàng hoá mua về không tiêu thụ được sẽ làm cho tiền vốn của doanh nghiệp không quay vòng sinh lời, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và thu nhập của người lao động. Và nếu tình trạng đó kéo dài liên tục thì doanh nghiệp không tránh khỏi sự phá sản. Nếu việc tiêu thụ được thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả thì doanh nghiệp có thể sớm đưa vốn trởlại tiếp tục đầu tư mua sắm hàng hoá phát huy được hiệu quả của đồng vốn, tăng khả năng nắm bắt những cơ hội thị trường từ đó khả năng tối đa hoá lợi nhuận được nâng cao. 2.2.5. Nhiệm vụ hạch toán hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá Một doanh nghiệp thành công là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hoá được thị trường chấp nhận và thu được lợi nhuận cao. Chỉ có thông qua tiêu thụ giá trị thì giá trị sử dụng của hàng hoá mới được thể hiện và chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy hạch toán tiêu thụ sản phẩm hàng hoá rất có ý nghĩa quan trọng không chỉ với doanh nghiệp thương mại mà trong toàn bộ nền kinh tế. Kế toán là một công cụ quản lý tích cực nhất trong mỗi doanh nghiệp. Cũng như mọi khâu khác, việc tổ chức công tác kế toán bán hàng, kế toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh cũng có vai trò rất quan trọng. Tổ chức công tác kế toán bán hàng một cách khoa học hợp lý với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc xử lý và cung cấp thông tin cho chủ doanh nghiệp, cơ quan điều hành, cơ quan chủ quản, quản lý tài chính thuế…để lựa chọn phương án kinh doanh có hiệu quả, giám sát việc chấp hành chính sách, chế độ tài chính của Nhà nước. Nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ hàng hoá: Với tư cách là một khâu trọng yếu trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thương mại tiêu thụ hàng hoá cần được theo dõi và giám sát chặt chẽ. Bên cạnh các biện pháp về quản lý hàng hoá và công tác thị trường thì kế toán là một công cụ tất yếu và có hiệu quả nhất mà các nhà quản trị cần sử dụng trong quá trình tổ chức và tiêu thụ hàng hoá. Để đảm bảo là công cụ sắc bén có hiệu lực trong công tác quản lý kinh tế và quản lý doanh nghiệp kế toán tiêu thụ hàng hoá cần thực hiện những nhiệm vụ sau: - Ghi chép phản ánh kịp thời số hiện có và tình hình luân chuyển vốn hàng hoá của doanh nghiệp cả về mặt hiện vật và giá trị. Tính toán phản ánh đúng đắn trị gía vốn hàng nhập kho, trị giá vốn hàng hoá tiêu thụ nhằm cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho lãnh đạo quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về mua hàng, bán hàng các định mức dự trữ hàng hoá, các chỉ tiêu kế hoạch, lợi nhuận bán hàng về thuế doanh thu và thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp ngân sách Nhà nước. - Tổ chức hợp lý kế toán chi tiết hàng hoá tồn kho nhằm quản lý chặt chẽ kế toán chi tiết hàng hoá ở kho quầy hàng, nhằm giảm bớt việc ghi chép trùng lặp giữa hai loại hạch toán và tăng cường việc kiểm toán của kế toán đối với hạch toán nghiệp vụ ở kho, quầy hàng. - Ghi chép đầy đủ khối lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ bán ra và tiêu thụ nội bộ, tính toán đúng giá trị vốn hàng hoá đã bán, chi phí bán hàng và chi phí khác, nhằm xác định đúng đắn kết quả bán hàng. Phần III Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1. Sơ lược quá trình hình thành Công ty Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội là 1 trong 10 đơn vị trực thuộc công ty chế biến và kinh doanh than miền Bắc, được thành lập vào ngày 9/12/1974 theo quyết định số 1878/ĐT - QLKT của bộ trưởng Bộ Điện Than. Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội là một đơn vị hạch toán phụ thuộc, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng nhà nước và được sử dụng con dấu theo mẫu của nhà nước quy định. Tên giao dịch: Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội Cấp quản lý: Công ty chế biến và kinh doanh than miền Bắc Trụ sở chính: Giáp Nhị - Phương liệt - Đống Đa - Hà Nội Số điện thoại: 04 8643359 Fax: 04 8641169 Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 98 người Nhiệm vụ chính của công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội là hoạt động thương mại, chuyên mua than ở mỏ và bán than cho các đơn vị sử dụng than trong địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận. Sản lượng tiêu thụ than hàng năm của Công ty gần 200.000 tấn với doanh thu hàng năm hơn 45 tỷ đồng. Thực hiện chủ trương của nhà nước quản lý vật tư theo ngành, ngày 15/11/1974 hội đồng chính phủ ra quyết định số 254/CP chuyển chức năng quản lý và cung ứng than từ Bộ vật tư qua Bộ Điện - Than. Ngày 9/12/1974, Bộ Điện - Than ra quyết định số 1878/ĐT - QLKT chính thức thành lập Công ty, lấy tên là “Công ty quản lý và phân phối than Hà nội”. Do yêu cầu hoạt động kinh doanh và để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của công ty trong từng thời kỳ, Công ty đã nhiều lần thay đổi tên gọi khác nhau, cụ thể: Từ khi thành lập đến năm 1978 lấy tên là “ Công ty quản lý và phân phối than Hà Nội”, trực thuộc Tổng công ty quản lý và phân phối than, Bộ Điện - Than Từ năm 1978 - 1981: đổi tên thành “ Công ty quản lý và phân phối than” Bộ Điện - Than, sau đó thuộc Bộ Mỏ Than. Từ năm 1982 - 1993: đổi tên thành “Công ty cung ứng Than Hà Nội” trực thuộc công ty cung ứng than, Bộ Mỏ Than, sau đó chuyển sang Bộ Năng lượng quản lý. Từ 30/6/1993, theo chủ trương của nhà nước cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, Bộ Năng Lượng đã ban hành quyết định số 448/NT - TCCB - LĐ, cơ cấu lại công ty và đổi tên thành “ Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội” Từ ngày 1/4/1995 Công ty chế biến và kinh doanh than Hà nội trở thành một công ty trực thuộc Công ty chế biến và kinh doanh than miền Bắc (theo quyết định số 563/TTG của thủ tường chính phủ), trực thuộc Tổng Công Ty Than Việt Nam. Sau gần 30 năm hoạt động, “Công ty chế biến và kinh doanh Hà Nội” đã tạo dựng được cho mình một vị thế trên thị trường. Bằng sự nỗ lực và phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công tác quản lý, sản xuất kinh doanh, nghiên cứu nắm bắt thị trường Công ty đã không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, hạ giá thành, dịch vụ hoàn hảo... củng cố và ngày càng nâng cao uy tín của Công ty, đặc biệt là đảm bảo mức thu nhập thỏa đáng cho cán bộ công nhân viên. Hiện nay tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty rất ổn định và có chiều hướng phát triển thuận lợi. 3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 3.1.2.1. Chức năng của Công ty Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội với hoạt động chính là mua than ở mỏ bà bán thanh cho các đơn vị sử dụng than. Ngoài ra Công ty còn phải chế biến than có tiêu chuẩn phù hợp với công nghệ sản xuất cho các hộ tiêu dùng than. Như vậy hoạt động của công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội không là hoạt động thương mại đơn thuần mà là hoạt động có tính sản xuất. Ngoài chức năng kinh doanh than ở mỏ, ngành còn giao nhiệm vụ tiêu thụ than cho mỏ, bởi lẽ Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội nằm trong dây chuyền sản xuất và tiêu thụ than của ngành than. Điều đó có nghĩa Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội hoạt động vừa mang tính chất thương mại, vừa mang tính phục vụ nhiệm vụ chính của ngành. Lĩnh vực hoạt động của Công ty là chế biến và kinh doanh than, đây cũng là lĩnh vực lớn đầy tiềm năng. Bởi vì than là một nguyên liệu truyền thống được sử dụng nhiều nhất tại các cơ sở sản xuất do ưu điểm của nó là chi phí thấp. Điều này mở ra cho công ty nhiều cơ hội kinh doanh, nhưng đồng thời cũng phải đương đầu với các sản phẩm cạnh tranh, điện, xăng dầu... đòi hỏi ở công ty một sự nhanh nhạy, khéo léo và niềm tin vào khả năng của mình để đứng vững và phát triển. 3.2.2.2. Nhiệm vụ của công ty Để phù hợp với chức năng của mình ở từng thời kỳ khác nhau nhiệm vụ đặt ra cho Công ty cũng có sự khác nhau. Trước đây nhiệm vụ chủ yếu của công ty là thu mua, tiêu thụ than cho mỏ, cung ứng phân phối than theo kế hoạch của Nhà nước. Hiện nay, với chức năng chế biến và kinh doanh than theo cơ chế thị trường Công ty có một số nhiệm vụ cơ bản sau đây: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm, sáu tháng, quý về sản xuất kinh doanh theo sự chỉ đạo của công ty chế biến và kinh doanh than Miền Bắc và tuân thủ đúng pháp luật của nhà nước. Quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả, đặc biệc là nguồn vốn do ngân sách cấp. Thực hiện đầy đủ các cam kết hợp đồng nói chung (hợp đồng mua, hợp đồng bán, vận chuyển...) Quản lý và sử dụng lao động theo đúng pháp luật của nhà nước ban hành, theo phân cấp thỏa ước lao động tập thể của Công ty chế biến và kinh doanh than Miền Bắc. Thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước và cấp trên. Cuối mỗi niên độ kế toán, Công ty phải lập báo cáo quyết toán tài chính và chuyển toàn bộ phần lợi nhuận còn lại lên Công ty chế biến và kinh doanh than Miền Bắc sau khi đã thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước. 3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy và bộ máy kế toán của Công ty 3.1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Để phù hợp và đáp ứng yêu cầu thực tiễn chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến, bao gồm ban giám đốc, ba phòng ban chức năng và bốn trạm chế biến, kinh doanh than. Được thể hiện qua sơ đồ sau: Ban giám đốc Phòng kế hoạch và thị trường Phòng kế toán thống kê Phòng tổ chức hành chính Các trạm chế biến và kinh doanh than Tram cổ Loa Trạm ô cách Trạm giáp nhị Trạm Vĩnh Tuy A Trạm Vĩnh Tuy B Cửa hàng Số 2 Cửa hàng Số 1 Cửa hàng Số 3 Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty Ban giám đốc công ty: Bao gồm một giám đốc và hai phó giám đốc: Có nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc kinh doanh của công ty trước cấp trên, trước Nhà nước và Pháp luật. Để điều hành các hoạt động của Công ty trước cấp trên, ban Giám đốc không những chỉ đạo thông qua các phòng ban chức năng mà còn trực tiếp chỉ đạo công tác kinh doanh tới các trạm. Đây là một nét đặc thù phản ánh sự chặt chẽ trong công ty. Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, là người toàn quyền quyết định hoạt động của công ty, điều hành hoạt động của công ty theo luật pháp và chịu trách nhiệm trước Công ty và Nhà nước về mọi hoạt động của Công ty. Phó giám đốc: Do giám đốc Công ty lựa chọn và đề nghị cấp trên bổ nhiệm. Phó giám đốc phụ trách một số lĩnh vực kinh doanh cụ thể và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các lĩnh vực được giao. Phó giám đốc giúp việc, tham mưu cho Giám đốc về các vấn đề chuyên môn. Ba phòng ban chức năng đó là: Phòng tổ chức hành chính, phòng kế hoạch và thị trường, phòng kế toán thống kê. Các phòng này có chức năng, nhiệm vụ tham mưu và trợ giúp cho Giám đốc công ty theo lĩnh vực công việc được quy định cụ thể. Đồng thời phải chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về hoạt động của mình. Phòng tổ chức hành chính: chịu trách nhiệm tham mưu cho ban giám đốc: Tổ chức nhân sự, về quản lý cán bộ, công tác văn phòng, văn thư, lưu trữ, y tế, các công tác liên quan đến đảm bảo an ninh, quan hệ với địa phương, đoàn thể và các tổ chức xã hội khác. Chăm lo đời sống sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên, tham mưu cho ban giám đốc để xây dựng và ban hành cơ chế quản lý trong nội bộ Công ty. Phòng kế hoạch và thị trường: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình kinh doanh của Công ty, tổ chức kinh doanh và cung ứng than cho toàn bộ mạng lưới của công ty. Giúp ban giám đốc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu đối tác liên doanh liên kết mở rộng thị trường tiêu thụ. Căn cứ vào kế hoạch sản lượng khả năng dự trữ, đơn xin hàng của các trạm từ đó điều động phương tiện vận tải cung ứng hàng hóa cho toàn bộ mạng lưới tiêu thụ, đảm bảo đủ số lượng, chủng loại và kịp thời theo yêu cầu của các trạm. Phòng còn có trách nhiệm tổ chức việc bán hàng, kiểm tra việc thực hiện các nội quy bán hàng của các trạm về giá cả, chất lượng. Phòng kế toán thống kê: Với chức năng cơ bản là hoạch toán, quản lý vốn và tài sản Nhà nước giao. Phòng kế có nhiệm vụ chỉ đạo lập chứng lập sổ sách đối với các trạm và cửa hàng, tập hợp chứng từ của các trạm và tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty theo đúng quy định của cấp trên và theo đứng chế độ kế toán của Nhà nước. Việc tổ chức một mạng lưới hạch toán thống nhất từ trạm đến công ty đã giúp phòng kế toán quản lý công nợ, thu hồi công nợ không để khách hàng chiếm dụng vốn quá lâu. Cùng tham giá với phòng kinh doanh để dự thảo các hợp đồng kinh tế mua bán, bốc xếp, vận chuyển than. Xây dựng giá và lập kế hoạch chi phí lưu thông. Bốn trạm chế biến và kinh doanh than đóng ở Cổ Loa, Ô Cách, Giáp Nhị, Vĩnh Tuy. Các trạm này là nơi tổ chức thực hiện nhận than, chế biến than và q._.uản lý kho cũng như các tài sản được công ty giao để sử dụng. Trạm trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ mua bán, chế biến, vận chuyển than theo kế hoạch của công ty giao. Mọi hoạt động trong công ty đều có sự nhất quán từ trên xuống dưới, các bộ phận hoạt động độc lập nhưng có mối liện hệ mật thiết với các bộ phận tạo thành một hệ thống, đảm bảo cho quá trình kinh doanh tiến hành nhịp nhàng, cân đối và có hiệu quả. 3.1.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội tổ chức công tác kế toán theo mô hình tập trung. Toàn bộ công ty có một phòng kế toán duy nhất là nhiệm vụ hạch toán tổng hợp, chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh của đơn vị, lập báo cáo kế toán, báo báo cáo tài chính theo quy định hiện hành. Các trạm trực thuộc không tổ chức hạch toán riêng, chỉ được bố trí một nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ tập hợp và phân loại các chứng tưc theo các nghiệp vụ kinh té phát sinh rồi gửi về phòng kế toán công ty theo định kỳ. Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy kế toán công ty: Bộ phận kế toán hàng mua Bộ phận kế toán thanh toán Thủ quỹ Bộ phận kế toán hàng kho tồn Bộ phận kế toán TSCĐ Bộ phận kế toán tổng hợp Kế toán trưởng Bộ phận kế toán hàng bán Nhân viên kế toán ở các trạm Sơ đồ bộ máy kế toán trên được xây dựng dựa trên chức năng nhiệm vụ của cán bộ, cụ thể: Kế toán trưởng: có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo mọi công việc toán từ việc chứng từ, vào sổ sách, hạch toán... đồng thời có nhiệm vụ tổng hợp sổ sách và quyết toán tài chính. Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất về tính xác thực của các thông tinh kế toán trong tất cả các báo cáo kế toán tài chính được lập. Các kế toán viên ở phòng kế toán phụ trách các mảng kế toán chủ yếu: Bộ phận kế toán hàng mua: có nhiệm vụ quản lý, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở khâu mua hàng. Thu thập các chứng từ về mua hàng, vào các sổ chi tiết hàng mua theo chủng loại, số lượng và giá. Bộ phận kế toán hàng bán: có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở khâu bán hàng. Thu thập các hóa đơn bán hàng và các chứng từ khác phục vụ việc bán hàng, phân loại chúng theo từng đơn vị bán, vào sổ chi tiết hàng bán và sổ tổng hợp. Bộ phận kế toán thanh toán: Theo dõi việc thanh toán với người bán và người mua của trạm kinh doanh. Theo dõi việc thực hiện chế độ cộng nợ các đơn vị kinh doanh và chế biến. Thanh toán lương và bảo hiểm. Thủ quỹ: tổng hợp các phiếu thu, phiếu chi, lệch chi vào sổ quỹ Bộ phận kế toán hàng tồn kho: căn cứ vào số liệu nhập, xuất, tồn của các trạm để vào sổ tổng hợp nhập, xuất , tồn. Bộ phận TSCĐ: theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, khấu hao TSCĐ Bộ phận kế toán tổng hợp: Căn cứ vào sổ sách kế toán và các chứng từ vào bảng tổng hợp cân đối kế toán và báo cáo kế toán. Các nhân viên kế toán ở trạm: lập chứng từ ban đầu về hàng mua, hàng bán, thu - chi tiền mặt, vào sổ chi tiết. 3.1.4. Công tác kế toán tại Công ty Hiện nay Công ty hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ: các hoạt động kinh tế tài chính được phản ánh trên chứng từ gốc đều được phân loại, tổng hợp, lập chứng từ ghi sổ, sau đó sử dụng chứng từ ghi sổ để ghi vào các sổ kế toán tổng hợp có liên quan. Hàng ngày nhân viên kế toán phụ trách từng phần hành căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra lập chứng từ ghi sổ. Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường xuyên, chứng từ gốc sau khĩ đã kiểm tra được ghi vào bảng tổng hợp được ghi vào bảng chứng từ gốc, cuối tháng căn cứ vào bảng tổng hợp chứng từ gốc lập các chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi lập xong được chuyển đến kế toán trưởng phê duyệt. Cuối tháng khoá sổ tìm ra tổng số tiền các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có của từng tài khoản trên sổ cái, tiếp đó căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối, số phát sinh của các tài khoản tổng hợp. Tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có của tất cả các tài khoản tổng hợp trên bảng cân đối số phát sinh phải khớp nhau và khớp với tổng số tiền của sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tổng số dư nợ và tổng số dư có của các tài khoản trên bảng cân đối, phải khớp với số dư của các tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết thuộc phần kế toán chi tiết sau khi kiểm tra đối chiếu khớp số liệu nói trên, bảng cân đối số phát sinh được sử dụng để lập bảng cân đối kế toán và lập các biểu khác hiện nay hệ thống sổ sách kế toán được sử dụng tại Công ty gồm có: - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. - Sổ sách kế toán chi tiết các tài khoản. - Bảng cân đối tài khoản. - Sổ cái. - Sổ và thẻ kế toán chi tiết. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ cái Sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm kê 3.1.5. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Công ty chế biến và kinh doanh thanh Hà nội là một đơn vị hạch toán phụ thuộc, trực thuộc Công ty chế biến và kinh doanh than Miền Bắc, do đó hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chịu sự điều tiết của công ty chế biến và kinh doanh than Miền Bắc. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như sau: Tất cả các hợp đồng mua bán, vận chuyển, bốc xếp thanh khâu mua, bán đều do công ty ký kết và chịu trách nhiệm thanh toán. Các trạm căn cứ vào nội dung của hợp đồng kinh tế mà công ty đã ký kết để tổ chức quá trình thực hiện hợp đồng. Nếu có vướng mắc các trạm phải báo cáo để công ty giải quyết, tuyệt đối các trạm không được tự ý sửa đổi hợp đồng. Giá bán than do công ty quyết định. Các trạm căn cứ vào bảng giá đã được duyệt để thực hiện cơ cấu giá bán. Công ty kiểm tra, rà soát và căn cứ vào tình hình cụ thể ở từng thời điểm quyết định giá bán phù hợp. Hàng tuần các trạm phải nộp toàn bộ số tiền bán than về Công ty hoặc cho Ngân hàng. Hàng tháng các trạm phải lập kế hoạch chi tiêu để ban giám đốc duyệt. Phòng kế hoạch công ty lập dự trù số tiền chi để các trạm có thể chủ động hoạt động kinh doanh. Theo định kỳ 3 ngày 1 lần, các trạm phải chuyển toàn bộ chứng từ phát sinh về phòng kế toán công ty. Các trạm phải chịu trách nhiệm trước công ty và các cơ quan Nhà nước về tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ đó. Cuối tháng khi quyết toán xong, Công ty sẽ giữ lại các khoản tiền thu cố định sau: Tiền mua than ở mỏ, tiền vận chuuển bốc dỡ than từ xà lan lên bãi, khấu hao cơ bản, thuế đất, thuế môn bài, thuế GTGT, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội kinh phí công đoàn... 3.1.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là kết quả của toàn bộ quá trình hoạt động của Công ty, nó giúp cho Công ty biết được thực trạng hoạt động kinh doanh của mình trong từng thời kỳ và trong 1 năm để từ đó giúp Công ty định hướng hoạt động của mình trong những kỳ tiếp theo. Qua bảng ta thấy Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh Tăng giảm về số tuyệt đối Tăng giảm về tỷ lệ (%) 1.Sản lượng tiêu thụ (tấn) 204.180,679 227.794,575 23.613,9 15,56 2.Tổng doanh thu (đồng) 51.241.440.167 63.055.664.154 11.814.223.987 23,06 3.Tổng nộp ngân sách (đồng) 199.369.737 263.206.479 63.836.722 32,02 4.Tổng lợi nhuận (đồng) 230.402.621 279.333.455 4/8.930.834 21,24 5.Bình quân thu nhập 1 người/tháng 1.366.000 1.740.338 374.388 24,4 6.Số lao động bình quân lao động (người) 98 95 -3 3,06 Tổng doanh thu bán hàng của công ty năm sau tăng so với năm trước (do sản lượng tiêu thụ tăng 23.613,9 tấn với tỷ lệ tăng 11,56%). Doanh thu năm 2006 so với năm 2005 đạt 123,06% tăng 23,06% Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng từ 230.402.621 năm 2005 đạt 123,06% tăng 23,06% hay tương ứng với số tiền là 11,814 tỷ đồng. Như vậy công ty đang mở rộng đang mở rộng quy mô kinh doanh và mở rộng thị trường tiêu thụ để tăng doanh thu vào các năm tới theo kế hoạch vạch ra. Lợi nhuận của công ty năm 2006 so với 2005 là 48,930 triệu với tỷ lệ tăng 21,24%. Điều này thể hiện rõ công ty đang hoạt động có lãi. 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chung 3.2.1.1.Phương pháp duy vật biện chứng Các hiện tượng trong đời sống kinh tế xã hội không phải tồn tại trong trạng thái tĩnh mà luôn trong trạng thái động, biến đổi không ngừng. Chúng không tồn tại một cách độc lập riêng lẻ mà trái lại luôn có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau nên khi nghiên cứu vấn đề này chúng ta cần xem xét trong tổng thể các mối quan hệ đó. Nghiên cứu sự phát triển của hiện tượng đó là sự thay đổi dần về số lượng dẫn đến sự thay đổi về chất lượng. Nghiên cứu sự phát triển của tất cả các hiện tượng như là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập nhau, vạch ra những cái mới, cái tiến bộ trong quá trình tồn tại của chúng. 3.2.1.2. Phương pháp duy vật lịch sử Phương pháp duy vật lịch sử là phương pháp nghiên cứu sự vật, hiện tượng phải dựa trên quan điểm lịch sử cụ thể. Mỗi một hiện tượng kinh tế xã hội đều có quá trình phát triển lịch sử lâu dài, tiếp đó là biểu hiện, hiện tại được đúc kết qua quá trình lịch sử phát triển của hiện tượng đó. Mỗi sự vật hiện tượng đều có trong mình cả quá khứ, hiện tại và tương lai phát triển hoặc lụi tàn. Vì vậy, khi nghiên cứu chúng ta cần phải chú ý đến lịch sử. Xem xét sự phát triển của nó trong quá khứ, đồng thời với việc nghiên cứu hiện tại để từ đó dự đoán chiều hướng phát triển tương lai. 3.2.2. Phương pháp chuyên môn 3.2.2.1. Phương pháp thống kê kinh tế Là phương pháp được sử dụng để nghiên cứu hiện tượng xã hội số lớn ở nhiều nơi, nhiều lúc trong điều kiện khác nhau và thông qua phân tích đa dạng phức tạp của hiện tượng xã hội mà rút ra quy luật của chúng. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng nó có nhiệm vụ điều tra thu thập tài liệu trên cơ sở quan sát luật số lớn tổng hợp một số tài liệu trên cơ sở phân tổng thống kê, phân tích hiện tượng thông qua phân tích mức độ, mối quan hệ giữa các hiện tượng theo thời gian, phân tích quan hệ giữa các hiện tượng và dự báo phát triển của hiện tượng. 3.2.2.2. Phương pháp chuyên môn của kế toán - Phương pháp chứng từ là sự minh chứng bằng giấy tờ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã hoàn thành ở một thời gian và không gian nhất định. Phương pháp đối ứng tài khoản: là ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được phản ánh trên chứng từ vào tài khoản kế toán. Phương pháp tính giá: là dùng thước đo giá trị để biểu hiện các tài sản khác nhau nhằm phản ánh, cung cấp các thông tin tổng hợp cần thiết và xác định giá trị tiền tệ giúp thực hiện các phương pháp khác. Phương pháp tổng hợp - cân đối kế toán: là phương pháp kế toán được sử dụng để tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các mối quan hệ cân đối vốn có của đối tượng kế toán nhằm cung cấp các chỉ tiêu kinh tế , tài chính cho những đối tượng sử dụng thông tin kế toán phục vụ công tác quản lý các hoạt động kinh tế trong đơn vị. Phương pháp tổng hợp - cân đối kế toán có hình thức biểu hiện là hệ thống bảng tổng hợp - cân đối kế toàn còn gọi là báo cáo tài chính. Phần IV Kết quả nghiên cứu 4.1. Đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ ở Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội 4.1.1. Đặc điểm sản phẩm Như chúng ta đã biết, than chính là mặt hàng duy nhất của Công ty Chế biến và Kinh doanh than Hà Nội. Các loại than của Công ty đều được mua ở các mỏ như Than Hòn Gai - Cẩm Phả; Mạo Khê, Vàng Danh- Nam Khê, Na Dương, Núi Hồng. Phân loại than: - Đối với than Hòn Gai - Cẩm Phả, được chia làm than cục và than cám. + Than cục: gồm 7 loại: Cục 2a HG Cục 4a HG Cục 5a HG Cục 2b HG Cục 4b HG Cục 5b HG Cục 3b HG + Than cám gồm 10 loại: Cám 1 HG Cám 4b HG Cám 3a HG Cám 3c HG Cám 6a HG Cám 2 HG Cám 3b HG Cám 4a HG Cám 5c HG Cám 6b HG - Đối với than Mạo Khê được phân thành than cục và than cám + Than cục Mạo Khê gồm 3 loại: Cục 2 MK Cục 3MK Cục 4MK + Than cám Mạo Khê gồm 5 loại: Cám 4a MK Cám 4b MK Cám 6a MK Cám 5 MK Cám 6b MK - Than Vàng Danh - Nam Khê được phân thành than cục và than cám Chất lượng than thương phẩm Mạo Khê Loại than Mã sản phẩm Cỡ hạt (mm) Tỷ lệ dưới cỡ khi giao nhận ban đầu, không lớn hơn % Độ tro than A+% Độ ẩm hoàn toàn Wtp % Chất bốc khô Vk% Lưu huỳnh chưng khô S+ch % Trị số toả nhiệt toàn phần khô, Qkgr cal/g Trung bình Giới hạn Trung bình Không lớn hơn Trung bình Trung bình Không lớn hơn Than cục Cục 2MK MK020 50-100 20 10.00 9,00-12,00 5,0 7,0 4,5 0,7 1,0 7000 Cục 3MK MK030 35-50 18 10.00 9,00-12,00 5,0 7,0 4,5 0,7 1,0 7000 Cục 4 MK MK040 15-35 15 14.00 13,00-15,00 5,0 7,0 4,5 0,7 1,0 7000 Than cám Cám 4a MK MK09A 0-15 - 20.00 18,00-22,00 8,0 12,0 5,0 0,7 1,0 6100 Cám 4b MK MK09B 0-15 - 24.00 22,01-26,00 8,0 12,0 5,0 0,7 1,0 5800 Cám 5 MK MK100 0-15 - 30.00 26,01-33,00 8,0 12,0 5,0 0,7 1,0 5250 Cám 6a MK MK11A 0-15 - 36.00 33,01-40,00 8,0 12,0 5,0 0,7 1,0 4650 Cám 6b MK MK11B 0-15 - 42.00 40,01-45,00 8,0 12,0 5,0 0,7 1,0 4250 Than cục gồm 6 loại: Cục 2a VD Cục 2b VD Cục 3a VD Cục 3a VD Cục 4 VD Cục 5 VD +Than cám gồm 6 loại: Cám 3 VD Cám 4a VD Cám 4b VD Cám 5 VD Cám 6a VD Cám 6b VD - Than Na Dương phân làm hai loại: Na Dương loại 1 và Na Dương loại 2. - Than Núi Hồng được phân làm 4 loại: Cám 3 NH, Cám 4 NH, Cám 5 NH, Cám 6 NH. 4.1.2. Thị trường tiêu thụ ở Công ty Kinh doanh và Chế biến than Hà Nội Công ty Kinh doanh và Chế biến than Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Công ty Chế biến và Kinh doanh Than miền Bắc và đặt dưới sự quản lý của Bộ Năng lượng. Chức năng của Công ty do đó cũng thay đổi theo cơ chế quản lý của Nhà nước. Trong cơ chế quản lý hành chính tập trung bao cấp, Công ty đảm nhận chức năng quản lý vật tư than cho nền kinh tế quốc dân mà chủ yếu trên địa bàn Thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận: Hà Tây, Hoà Bình, Sơn La… Chuyển sang nền kinh tế thị trường Nhà nước giao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các đơn vị kinh tế. Là một doanh nghiệp thương mại, việc mua hàng hoá là điều rất quan trọng. Việc nhập mua hàng hoá liên quan đến quá trình kinh doanh của Công ty. Hiện nay, Công ty đang tồn tại hai phương thức bán hàng: Bán theo hợp đồng và bán lẻ. Công ty mua than chủ yếu ở các đơn vị kinh doanh than trong ngành dưới sự điều tiết quản lý của Tổng Công ty Than Việt Nam. Các đơn vị, các cấp cung cấp than cho Công ty bao gồm: Mỏ than Hà Tu, Mỏ than Mạo Khê, Một số công ty than khác như Mỏ than Quảng Ninh, Công ty than Nội địa. Cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế có sự quản lý của Nhà nước, Công ty được tự chủ trong hoạt động kinh doanh, từ tìm khách hàng cho mình để tiêu thụ hàng hoá. Đây vừa là cơ hội vừa là thử thách đối với Công ty trong điều kiện hiện nay khi sự cạnh tranh đã trở thành quy luật buộc các đơn vị kinh doanh than phải tính đến và quan tâm. Công ty Kinh doanh và Chế biến than Hà Nội có thị trường tiêu thụ khá rộng, không chỉ trên địa bàn nội thành và ngoại thành Hà Nội mà còn vươn tới các tỉnh thành trong cả nước. 4.2. Các phương thức bán hàng của Công ty Kinh doanh và Chế biến than Hà Nội Trong cơ chế cũ, Công ty chủ yếu bán than theo chỉ thị của cấp trên. Nhưng khi chuyển sang nền kinh tế mới, Công ty phải tự chủ trong việc sản xuất kinh doanh, tự tìm khách hàng để tiêu thụ hàng hoá. Đặc điểm này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong tình hình cạnh tranh. Hiện nay, ở Công ty đang tồn tại hai phương thức bán hàng: Bán buôn và Bán lẻ. * Bán buôn (hay bán than theo hợp đồng): Hợp đồng bán than được ký kết giữa hai bên. Một bên là Công ty Kinh doanh và Chế biến than Hà Nội, bên kia là các đơn vị kinh tế có nhu cầu. Việc thực hiện hợp đồng thường diễn ra ở các trạm và thông thường khi ký kết hợp đồng, Công ty luôn đáp ứng về phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển. Bán theo hợp đồng của Công ty gồm các hình thức sau: - Bán than tại kho bãi của Công ty (bán buôn theo hình thức giao bán trực tiếp). Theo hình thức này, Công ty giao than tại kho bãi của mình và khách hàng trực tiếp tới nhận than. Sau khi giao than cho khách hàng, Công ty hết trách nhiệm với khách hàng. Khách hàng phải tự lo vận chuyển, áp ải, mọi chi phí, hao hụt và các rủi ro xảy ra trên đường vận chuyển khách hàng phải chịu. Hoá đơn bán hàng giao cho khách, một liên lưu tại trạm, một liên cuối ngày gửi về phòng kế toán của Công ty. - Bán than đến tận kho bãi của khách hàng (bán theo phương thức chuyển hàng). Theo hình thức này, căn cứ vào hợp đồng của Công ty với khách hàng, trạm tiến hành điều động xe, bốc than lên xe rồi vận chuyển đến địa điểm đổ hàng ghi trong hợp đồng. Bên mua cử cán bộ đến theo dõi việc cân hàng, sau khi hai bên cùng xác nhận về số lượng và chủng loại than, nhân viên kế toán trạm viết phiếu giao hàng cho từng xe, trạm cử cán bộ theo xe đến tận nơi giao hàng. Cuối ngày, căn cứ vào phiếu giao hàng, kế toán lập hoá đơn bán hàng và gửi cùng phiếu giao hàng về phòng kế toán của Công ty. Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho là thủ kho của trạm. Hoá đơn bán hàng là hoá đơn GTGT được viết ba liên: một liên giao cho khách, một liên lưu tại trạm, một liên cuối ngày gửi về phòng kế toán của Công ty. - Bán buôn vận chuyển thẳng (hình thức giao tay ba). Than được vận chuyển về cảng, trạm không tiến hành bốc xếp lên đổ bãi mà bán trực tiếp cho khách hàng đã cử cán bộ đến tận nơi trực tiếp nhận hàng (hoá đơn GTGT) như bán hàng qua kho của trạm nhưng ghi thêm điều kiện hàng nhập xuất thẳng lên hoá đơn bán hàng. * Bán lẻ: Khi khách đến mua hàng của trạm, sau khi xem hàng cẩn thận, phù hợp với yêu cầu của mình hoặc Công ty mình, khách hàng vào phòng nghiệp vụ tiến hành lập phiếu giao hàng (theo mẫu ở phần bán qua kho). Trên phiếu bán hàng, kế toán trạm ghi đầy đủ về số lượng, loại hàng yêu cầu của khách hàng. Khách cầm phiếu giao hàng bốc xếp hàng lên xe (phương tiện vận chuyển do khách hàng tự lo) và cân hàng. Hàng hoá phải đúng đủ so với phiếu giao đã lập. Sau khi đã lấy hàng, khách hàng vào tổ nghiệp vụ để nộp tiền, kế toán viết phiếu thu tiền, nếu khách muốn lập hoá đơn GTGT thì kế toán trạm viết cho. Cầm phiếu giao hàng, hoá đơn GTGT (có hoặc không có) đầy đủ chữ ký và dấu của trạm thì khách hàng mới lấy được hàng ra khỏi trạm. - Cuối ngày, kế toán tổng hợp phiếu giao hàng của khách hàng để lập bảng kê chứng từ xuất bán và gửi về phòng kế toán Công ty. Cũng như bán than qua kho của trạm gửi hàng, hoá đơn GTGT, phiếu giao hàng, trong trường hợp này, kế toán trạm cũng phải lập ba liên: một liên giao cho khách, một liên lưu tại trạm, một liên cuối ngày gửi về phòng kế toán của Công ty. Như vậy, kế toán trạm chỉ có nhiệm vụ lập các chứng từ ban đầu, thu nhận, kiểm tra và gửi các chứng từ định kỳ về phòng kế toán Công ty. Như vậy, về mặt hạch toán thì Công ty Kinh doanh và Chế biến than Hà Nội chỉ áp dụng phương thức giao bán trực tiếp. 4.3. Chứng từ kế toán sử dụng trong bán hàng và xác định kết quả ở Công ty Kinh doanh và Chế biến than Hà Nội Công ty Kinh doanh và Chế biến than Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước, chứng từ mà Công ty sử dụng tuân theo quyết định số 1141-TC-QĐ-CĐKT và các văn bản, thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Trong Kế toán bán hàng và xác định kết quả, kế toán sử dụng các chứng từ sau đây: - Phiếu xuất kho: Mẫu số 02-VT ban hành theo quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT của Bộ Tài chính. - Hoá đơn GTGT và hoá đơn cước vận chuyển - theo mẫu ban hành cùng quyết định số 3721 TCT/NV1 ngày 21/7/1999. - Phiếu giao hàng. - Bảng sao kê bán hàng (Mẫu số 02/SK-MB) (Dùng trong phương thức bán lẻ than). - Chứng từ thanh toán: Phiếu thu, phiếu chi (Mẫu số 01, 02 -TT ban hành theo quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính. - Biên lai thu tiền: Mẫu số 05-TT ban hành theo quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính. Khi nhập kho, căn cứ vào hoá đơn mua hàng, các chứng từ khác có liên quan, kế toán trạm kiểm tra rồi viết phiếu nhập kho để làm thủ tục nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành hai liên: Liên 1 giữ lại trạm, liên 2 giao cho thủ kho để ghi vào thẻ kho rồi sau đó chuyển về phòng kế toán Công ty. Đối với hàng xuất kho: Khách hàng đến mua than sau khi kiểm tra chất lượng chủng loại, số lượng… được kế toán trạm viết hoá đơn bán hàng để làm chứng từ thanh toán. Công ty Kinh doanh và Chế biến than Hà Nội thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nên hoá đơn bán hàng Công ty sử dụng là hoá đơn GTGT theo quy định của Bộ Tài chính. Cùng với việc lập hoá đơn GTGT, kế toán còn lập phiếu xuất kho để phản ánh số lượng hàng xuất bán cho khách hàng. Phiếu xuất kho (Mẫu 1) được lập làm hai liên: Liên 1: Lưu tại trạm. Liên 2: Giao cho thủ kho để ghi thẻ kho và cuối ngày chuyển về phòng kế toán Công ty. Hoá đơn GTGT (mẫu 02) được lập thành ba liên: Liên 1: Lưu ở trạm. Liên 2: Giao cho khách hàng. Liên 3: Giao về phòng kế toán Công ty để làm căn cứ ghi sổ. Ví dụ: Ngày 12/03/2005 xuất bán than cám 5 với số lượng 150,23 tấn. Biết số lượng than tồn đầu kỳ là 127,8 tấn với giá trị là 25.560.000đ. Trong tháng nhập là 89,6 tấn với tổng giámua là 18.816.000đ. Đơn giá bình quân C5 = = 159.609đ/tấn Giá trị thực tế xuất là: 159.609 x 150,23 = 23.978.060đ Kế toán trạm viết phiếu xuất kho như sau: Đơn vị: Công ty CB & KD than Hà Nội Địa chỉ: số 5 Phan Đình Giót - Hà Nội Mẫu số : 02-VT Ban hành theo QĐ số: 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1 tháng 11 năm 1995 của BTC Phiếu xuất kho Số Ngày 12 tháng 3 năm 2005 Họ tên người nhận hàng: Trần Minh Hải Địa chỉ: Công ty gốm Từ Sơn Xuất tại kho trạm than Vĩnh Tuy A. STT Tên nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 Than cám 5 Tấn 150,23 159.609 23.978.060 Cộng 150,23 23.978.060 Xuất ngày 12 tháng 3 năm 2005 Phụ trách cung tiêu (Ký tên) Người nhận (Ký tên) Thủ kho (Ký tên) Đồng thời kế toán trạm viết hoá đơn GTGT như sau: Tổng công ty than Việt Nam Mã số: 5700100256-1 Đơn vị: …… Đơn vị bán hàng: …………. Địa chỉ: Hoá đơn (GTGT) Liên 3 (dùng để thanh toán) Cty CB và KD Than Hà Nội Số 5 - Phan Đình Giót - Hà Nội MST: 010001005860011 Ngày 12 tháng 03 năm 2005 Phát hành theo CV số 4660 TCT/AC Ngày 7/12/1998 của TCT AD/99 Số: 038918 MS: ……………………. Họ tên người mua hàng: Trần Minh Hải MS: 0101194344 Địa chỉ: Công ty Gốm Từ Sơn Hình thức thanh toán: Tiền mặt STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá (đ) Thành tiền (đ) A B C 1 2 3 1 Than cám 5 Tấn 150,23 159,609 23.978.060 Cộng tiền hàng 23.978.060 Thuế suất GTGT (5%) tiền thuế GTGT 11.989.030 Tổng cộng thành tiền thanh toán 25.176.963 Số tiền viết bằng chữ: Hai mươi lăm triệu, một trăm bảy mươi sáu ngàn, chín trăm sáu mươi ba đồng. Người mua hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Người bán hàng (Ký, đóng dấu) Trong trường hợp bán hàng theo phương thức chuyển hàng hoặc bán lẻ than tại kho, Công ty còn sử dụng phiếu giao hàng để làm chứng từ đi đường hoặc để cho khách hàng đến kho nhận hàng cho việc vận chuyển hàng đến cho khách. Ví dụ: Ngày 10/12/2005, Công ty TNHH Tiến Lực mua 780,1 tấn tham cám 6aMK của Công ty tại trạm Vĩnh Tuy. Khi đến mua, nhân viên kế toán trạm Vĩnh Tuy đã viết phiếu giao hàng như sau: Phiếu giao hàng Số: 15 Ngày 10 tháng 12 năm 2005 Đơn vị nhận: Công ty TNHH Tiến Lực Tên người nhận: Anh Thành Loại hàng: Than cám 6aMK Số lượng: 780,1 tấn Số xe: 29H-0378 Người lập biểu (Đã ký) Người nhận hàng (Đã ký) Trạm trưởng (Đã ký) 4.4. Kế toán hàng hoá tại Công ty Kinh doanh và Chế biến than Hà Nội 4.4.1. Phương thức đánh giá hàng hoá Hàng hoá của Công ty Kinh doanh và Chế biến than Hà Nội là các chủng loại than theo tiêu chuẩn TCVN, tiêu chuẩn và các quy định của Công ty Kinh doanh và Chế biến than miền Bắc bao gồm than cục, than cám, than sinh hoạt. Để quản lý, theo dõi được tình hình luân chuyển hàng hoá, kế toán cần xác định được trị giá của hàng hoá tại những thời điểm nhất định. Tại Công ty Kinh doanh và Chế biến than Hà Nội, việc đánh giá hàng hoá tuân thủ chế độ chuẩn mực kế toán quy định đó là đánh giá hàng hoá dựa trên nguyên tắc giá gốc. Công ty thường mua than chủ yếu của các đơn vị kinh doanh than trong ngành dưới sự quản lý, điều tiết của Công ty Kinh doanh và Chế biến than miền Bắc. Các đơn vị cung cấp than cho Công ty thường là Công ty than Hà Tu, Núi Béo, Cọc Sáu, Khe Chàm, Công ty Chế biến và Kinh doanh than Cẩm Phả, Xí nghiệp Than Nam Hồng, Xí nghiệp Than Thành Công, Công ty Than Mạo Khê… Việc đánh giá trị giá than nhập kho căn cứ vào trị giá thực tế của hàng nhập kho bao gồm mua và các loại chi phí mua như chi phí vận chuyển, bốc xếp, đổ bãi. 4.4.2. Kế toán chi tiết hàng hoá Công ty Kinh doanh và Chế biến than Hà Nội hạch toán chi tiết hàng hoá theo phương pháp ghi thẻ song song, cụ thể: ở kho: Thủ kho phản ánh tình hình nhập- xuất - tồn kho than trên thẻ kho theo chỉ tiêu số lượng. Thẻ kho được mở cho từng loại than, căn cứ để tủ kho ghi vào thẻ kho là các chứng từ nhập xuất than. Cuối tháng, thủ kho tính ra số tồn kho và báo cáo về phòng kế toán Công ty cùng các chứng từ nhập - xuất kho và bản sao kê chứng từ nhập xuất. ở phòng kế toán: Hàng ngày, kế toán Công ty kiểm tra việc ghi thẻ kho và nhận các chứng từ nhập xuất than. Kế toán tiến hành kiểm tra, hoàn chỉnh chứng từ rồi ghi vào sổ chi tiết kho hàng hoá. Sổ chi tiết kho hàng hoá được mở cho từng loại than theo chỉ tiêu số lượng. Cuối tháng, kế toán cộng dồn số liệu trên sổ chi tiết kho hàng và căn cứ vào số liệu này để lập bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn hàng hoá. Mẫu thẻ kho, bảng tổng hợp nhập xuất - tồn than của Công ty như sau: Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội Trạm than: Kho than Mẫu 05/SST-MB Thẻ kho Ngày lập thẻ: 01/01/2005 Tên, chủng loại hàng hoá: Cám 6 Người lập thẻ: Tờ số: Đơn vị: tấn Chứng từ Diễn giải Ngày nhập, xuất Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Xác nhận của kế toán Tháng 1/2005 343.82 Tháng 5/2005 15/5 Xuất chế biến 15/5/2005 8.00 19322 31/5 31/5/2005 150.00 158.00 185.82 …. …. ………………. … … … … 19558 30/10 XN Giấy Sông Cầu - Bắc Ninh 30/10/2005 1047,40 151,94 1047,40 Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội Tổng hợp nhập xuất tồn than Tháng 12/2005 TT Chủng loại Tồn đầu kỳ Nhập trong tháng Lượng Tiền Nhập mua Đi đường tháng Nhập NB Nhập CB Lượng Tiền than Tiền V/C Tiền B/X V/C bãi Tổng tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Tổng cộng 22.283.821 6.963.527.861 4.710.370 1.377.474.155 1.430.239.300 70.050.606 41.876.615 2.919.640.676 4.689.060 1.169.546.180 120.590 62.649.520 5.194.089 1.694.015.085 1 Than TCVN 21.655.021 6.6.9.884.696 2.779.670 767.359.880 1.266.024.200 63.421.870 34.969.115 2.131.775.065 4,526.430 1.133.767.580 120.590 62.649.520 5.134.669 1.692.684.425 A Than cục - - - - - - - - - - - - - B Than cám 21.655.021 6.609.884.696 2.779.670 767.359.880 1.266.024.200 63.421.870 - 2.131.775.065 4.526.430 1.133.767.580 120.590 62.649.520 5.134.669 1.692.684.425 1 Than cám 4A 207.420 134.6.5.690 - - - - - - - - 70.590 45.809.520 - - 2 Than cám 4aCB 207.420 134.6.5.690 - - - - - - - - 70.590 45.809.520 - - Trạm Cổ Loa - 134.6.5.690 - - - - - - - - - - - - Than cám 4B - - - - - - - - - - - - - Than cám 4b CB - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - Trạm Cổ Loa - - - - - - - - - - - - 230.000 124.559.818 Than cám 5 2.912.285 908.0010.97 - - - - - - - - - - 230.000 124.559.818 Than cám 5CB 2.912.285 908.0010.97 - - - - - - - - - - 230.000 124.559818 … … … … … … … … … … … … … … … Nhập nội bộ MB Tổng nhập Xuất bán Xuất NB Xuất CB Tổng Xuất Tồn cuối kỳ Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền 33.788,540 8.273.161.402 48.502.649.000 14.119.048.863 48.260.632 13.745.370.148 120.590 62.649.520 5.149.089 1.684.928.370 53.575.311 15.492.948.038 17.211.159 5.589.628.686 31,560.400 7.782.970.602 44.121.759 12.803.847.192 44.590.872 12.821.889.770 120.590 62.649.520 4.904.669 1.560.448.992 49.616.131 14.444.988.282 16.160.829 4.968.743.606 - - - - - - - - - - - - - - 31.560.400 7.782.970.602 44.121.759 12.803.847.192 44.590.872 12.821.889.770 120.590 62.649.520 4.904.669 1.560.448.992 49.616.131 14.444.988.282 16.160.829 4.968.743.606 - - 70.590 45,809.520 - - 70.590 45.809.520 155.690 101.035.420 226.280 146.844.940 51.730 33.570.270 - - 70.590 45.809.520 - - 70.590 45.809.520 155.690 101.035.420 226.280 146.844.940 51.730 33.570.270 - - - - - - 70.590 - 85.100 55.225.900 155.690 146.844.940 51.730 33.570.270 - - - - -- -- - -- - - - - 230.000 124.559.818 - -- - - - - - - - - - - 230.000 124.559.818 - - - - - - - - - - - - - ; - -- 230.000 124.559.818 - - - - - - - - 230.000 - - - 230.000 124.559.818 - - - - - - - - 0.000 - - 230.000 124.559.818 - - - - - - - - 0.000 - … … … … … … … … … … … … … … 4.4.3. Kế toán tổng hợp hàng hoá ở Công ty Chế biến và kinh doanh Than Hà Nội, kế toán hạch toán hàng hoá theo phương pháp kê khai thường xuyên. Để theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn hàng hoá kế toán sử dụng bảng kê số 8. Kết cấu của bảng gồm 2 phần chính: Phần ghi Nợ TK 156, Có Tk 331, 11, 112 và phần ghi Có TK 156, ghi Nợ TK 632, 157, 154. Cách ghi: - Số dư đầu tháng được căn cứ vào số dư cuối tháng của bảng kê số 8 tháng trước. - Phần ghi Nợ Tk 156 và ghi Có TK 156 được căn cứ vào Báo cáo nhập - xuất tồn kho của các trạm tháng được xác định: = + - 4.4.4. Kế toán giá vốn hàng bán Có nhiều phương pháp để tính giá vốn thực tế của hàng xuất bán , tuỳ theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, quy mô, ngành nghề… và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp mà áp dụng phương pháp đánh giá cho thích hợp. = + ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT671.doc
Tài liệu liên quan