Hạch toán lao động tiền lương trong cơ chế thị trường ở công trình giao thông 874

Lời nói đầu Quá trình chuyển sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN ở nước ta đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp. Trong đó cơ chế mà cấu thành là hệ thống kích thích vật chất thông qua tiền lương đối với lao động đã có thay đổi lớn. Tuy nhiên, nhìn về những vấn đề cơ bản trong nền sản xuất hàng hoá thì lao động vẫn là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhất là trong tình hình hiện nay nền kinh tế thế giới bắ

doc64 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hạch toán lao động tiền lương trong cơ chế thị trường ở công trình giao thông 874, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t đầu chuyển sang nền kinh tế tri thức thì lao động có trí tuệ, có kiến thức, có kỹ thuật cao là nhân tố hàng đầu. Muốn quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục thì người lao động phải được tái sản xuất sức lao động. Tiền lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động được dùng để bù đắp sức lao động mà người lao động bỏ ra, xét về mối quan hệ thì lao động và tiền lương có liên quan mật thiết tác động lẫn nhau. Trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, tiền lương được sử dụng như một phương tiện quan trọng "đòn bảy kinh tế". Nó động viên người lao động sản xuất kinh doanh tăng thêm sự quan tâm của người lao động đến sản phẩm cuối cùng, nâng cao năng suất, chất lượng cao, hạ giá thành sản phẩm, bảo đảm tính cạnh tranh trong thương trường. Công ty xây dựng công trình giao thông 874 chuyên về lĩnh vực kinh doanh xây dựng giao thông đường bộ và dân dụng trong ngành giao thông vận tải. Công ty đã có một quá trình lịch sử đóng góp công sức tích cực của mình đối với công cuộc xây dựng đất nước. Khắc phục những tồn tại trong cơ chế bao cấp, loại bỏ chế độ tiền lương bình quân. Nay công ty đã vận dụng cơ chế thị trường trong kinh doanh và đưa lại hiệu quả cao. Dựa vào những kiến thức về quản trị và xem xét kết quả về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vục lao động tiền lương tại Xí nghiệp 874, chuyên đề được xác định với tiêu đề: Hạch toán lao động tiền lương trong cơ chế thị trường ở công trình giao thông 874. Mục đích luận văn: Dựa vào những nhận thức chung về quản lý lao động tiền lương trong cơ chế thị trường, phân tích tổng hợp, đánh giá kiến nghị cụ thể để gợi ý hoàn thiện cơ chế quản lý lao động tiền lương đối với xí nghiệp. Nội dung luận văn: I. Nhận thức về lao động tiền lương trong cơ chế thị trường. II. Tình hình lao động tiền lương tại công trình giao thông 874. III. Những kiến nghị về phương hướng hoàn thiện công tác kế toán - tiền lương tại công trình giao thông 874. Trong quá trình thực tập nghiên cứu, sưu tầm tài liệu em được sự quan tâm hướng dẫn tận tình của cô giáo, được sự giúp đỡ vô tư của ban lãnh đạo công trình, trực tiếp là phòng kế toán - tiền lương, đã tạo điều kiện cho em hoàn thành báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn và mong nhận được sự góp ý để nâng cao chất lượng đề tài. Phần thứ nhất Nhận thức về lao động tiền lương trong cơ chế thị trường 1. Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Trước Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Hậu quả là đến những năm 80, đất nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng về kinh tế xã hội. Khắc phục những sai lầm trên Đại hội VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới. Trên lĩnh vục kinh tế, Đảng chủ trương đẩy mạnh quá trình chuyển nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường. Trong "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH" (1991) có viết: "Phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN". Đại hội VII và VIII của Đảng đều nhấn mạnh: "Xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN". Trong báo cáo chính trị trình Đại hội IV của Đảng cũng ghi"Đảng và nhà nước chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN; đó chính là nèn kinh tế thị trường định hướng XHCN".(1) Báo Nhân dân ngày 21-4-2001. "Kinh tế thị trường là phương thức vận hành kinh tế lấy thị trường hình thành do trao đổi và lưu thông hàng hoá làm người phân phôí các nguyênliệu chủ yếu, lấy lợi ích, cơ sở vật chất, cung cầu thị trường và mua bán giữa hai bên làm cơ chế khuyến khích hoạt động kinh tế(2) Tạp chí Cộng sản số 16 tháng 8-1999, trang 8. . Sự khác nhau giữa nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa (TBCN) và nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là ở mục tiêu, phương pháp và mức độ can thiệp của nhà nước. Sự can thiệp này do tính chất của nhà nước quyết định. Nhà nước trong kinh tế thị trường TBCN là nhà nước của giai cấp tư sản. Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là nhà nước của dân, do dân, vì dân. - Trong quá trình phát triển nền kinh tế, nhà nước TB đã tự điều chỉnh, dung hoà các lợi ích của tầng lớp xã hội, giai cấp khác nhau để ổn địnhchính trị, xã hội song do quy luật kinh tế do lợi ích giai cấp, sự phát triển kinh tế trước chế độ TB chủ yếu phục vụ cho giai cấp tư sản. Thực hiện sự công bằng xã hội là điều hạn chế. Mục tiêu của CNXH cũng như phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHXN ở nước ta nhằm mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ văn minh". Như vậy xây dựng và phát triển nền kinh tế nước ta không phải vận hành theo bất cứ cơ chế thị trường nào mà là vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. "Định hướng XHCN" ở nước ta ra đời trong quá trình đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu đặc biệt của tư tưởng và chính trị. Năm 1986 Đảng ta khẳng định đổi mới không phải từ bỏ mục tiêu lựa chọn từ khi có Cương lĩnh đầu tiên của Đảng mà chỉ tìm ra phương thức, biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu có hiệu quả hơn. Thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta đã chuyển nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường. Nhờ những thành tựu đã đạt được, nền kinh tế đất nước có bứoc phát triển khá, đời sống nhân dân được cải thiện. Nhưng cũng qua thực tiễn phát triển nền kinh tế thị trường, chúng ta thấy nảy sinh những mặt tiêu cực trên lĩnh vực tư tưởng đạo đức, lối sống. Do đó một số người muốn hạn chế viếcử dụng kinh tế thị trường và loại bỏ những cái phát sinh từ nó. Một lý do khác nữa là ngoài mặt tích cực của cơ chế thị trường, đây đó đã có một số biểu hiện "chệch hướng XHCN". Điều này đã trở thành một trong 4 nguy cơ (tụt hậu về kinh tế, chệch hướng XHCN, nạn tham nhũng và tệ quan lieu, "diễn biến hoà bình" do các thế lực thù địch gây ra) trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam". Trên trường quốc tế, từ cuối những năm 80, CNXH ở một số nước Đông Âu sụp đổi, tiếp theo là sự tan vỡ của Liên Xô. Quá trình cải tổ, cải cách ở những nơi đó không còn là nguy cơ mà thất bại đã diễn ra trong thực tế. Góp phần khắc phục những khuynh hướng sai lầm trong quá trình đổi mới, khái niệm "định hướng XHCN" và "giữ vững định hướng XHCN" đã ra đời. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mà Đảng ta chủ trương xây dựng và phát triển có những đặc điểm sau: - Hệ thống thị trường ngày càng được phát triển đầy đủ: thị trường hàng hoá dịch vụ, thị trường công nghệ, các dịch vụ thông tin, tiếp thị, pháp lý, tài chính, ngân hàng, kiểm toán bảo hiểm, bảo lãnh, thị trường sức lao động, bất động sản, vốn, chứng khoán v.v.. Tất cả các thị trường này liên hệ chặt chẽ với nhau, hình thành một chỉnh thể của nền kinh tế. - Mỗi chủ thể kinh tế có lợi ích riêng và là chủ thể của thị trường, tham gia hoạt động và cạnh tranh lẫn nhau và bình đẳng trước pháp luạt. - Việc vận hành nền kinh tế thị trường được thực hiện trong sự kết hợp đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch v.v.. với việc sử dụng tín hiệu mà thị trường cung cấp, bảo đảm sự phát triển cân đối, bền vững. - Chính phủ thực hiện sự điều chỉnh và khống chế vĩ mô khi cần thiết. - Kinh tế thị trường lấy các thành phàn kinh tế dựa trên sở hữu xã hội và sở hữu tập thể làm nền tảng, lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo. Những điều kiện bảo đảm cho nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vận hành có hiệu quả là: - Phát huy tối đa khả năng của mọi thành viên trong xã hội làm giàu cho mình và cho đất nước, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển, làm cho dân giàu nước mạnh. - Giải quyết vấn đề công bằng xã hội phù hợp từng bước với sự tăng trưởng kinh tế. - Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dưới sự quản lý của Nhà nước của dân do dân vì dân. - Phát triển kinh tế nhà nước để nắm vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác xã dần dần trở thành nền tảng. - Xác lập, củng cố nâng cao địa vị làm chủ của người lao động trong nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện sự phát triển con người một cách công bằng. - Thực hiện nhiều hình thức phân phối lấy phân phối theo kết quả lao động kết hợp với phân phối theo vốn, tài sản v.v.. Từ những nội dung đã được xác định ở trên, nhìn lại 15 năm đổi mới nhan dân ta đã đạt được những thành tựu quan trọng. Nền kinh tế tăng trưởng khá. Văn hoá, xã hội có những bước tiến bộ. Đời sống nhân dân được cải thiện giáo dục đào tạo có bước phát triển về chất. Trình độ dân trí được nâng lên. Tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định. Tuy nhiên nền kinh tế nước ta cũng bộc lộc nhiều nhược điểm. Kinh tế thị trường mới phát triển chưa đồng bô, chịu tác động mạnh mẽ cả tích cực lẫn tiêu cực, bộ máy tổ chức cán bộ, công nhân còn nhiều yếu kém v.v.. Những nhược điểm này đã tác động mạnh mẽ tới việc phân phối lao động tiền lương. 2. Vai trò của lao động, chi phí lao động, nguyên tắc phân phối tiền lương trong cơ chế thị trường định hướng XHCN. Quá trình phát triển của xã hội loài người dưới bất cứ chế độ nào, việc tạo ra của cải vật chất đều không tách rời lao động. Lao động với tư cách là hoạt động chân tay và trí óc sử dụng công cụ lao động, biến đổi đối tượng lao động thành các sản phẩm có ích phục vụ cho cuộc sống của mình. Như vậy lao động là điều kiện đầu tiên cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Để đảm bảo liên tục quá trình tái sản xuất, trước hết phải bảo đảm tái sản xuất sức lao động. Điều đó có nghĩa là sức lực mà con người hao phí trong quá trình sản xuất phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động. Tiền công hay tiền lương là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng chất lượng sản phẩm mà họ làm ra. Thực chất, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động của người làm công. - Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, sức lao động cũng như các hàng hoá khác. Nó có giá cả và phụ thuộc vào quy luật cung cầu và chịu sự tác động của các quy luật kinh tế thị trường khác. - Tiền lương trong nền kinh tế thị trường có những chức năng sau đây: - Biểu hiện giá cả sức lao động làm cơ sở để điều chỉnh lương cho phù hợp mỗi khi giá cả trên thị trường nhìn chung biến động (chức năng thước đo giá trị). - Bồi hoàn tái sản xuất sức lao động, bảo đảm năng lực lâu dài của người lao động, động viên khuyến khích lao động đạt hiệu quả cao (chức năng kích thích sức lao động). - Trợ giúp người sử dụng lao động, theo dõi giám sát người trợ giúp lao động làm việc (chức năng điều hào lao động). - Đảm bảo dự phòng cuộc sống cho người lao động khi họ nghỉ hưu hoặc rủi ro trong cuộc sống (chức năng tích luỹ). Tiền lương là nguồn thu nhập chính của người lao động. Nó là nguồn bảo đảm cuộc sống của bản thân người lao động và gia đình họ. Đối với chủ doanh nghiệp khối lượng tiền lương trả cho người lao động được coi là khoản chi phí kinh doanh. Ngoài tiền lương, công nhân viên chức còn được nhận các khoản trợ cấp xã hội như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Bảo hiểm xã hội được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng quỹ lương. Bảo hiểm xã hội được chi trong các trường hợp người lao động bị tai nạn, ốm, đau, thai nghén, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Bảo hiểm y tế được chi trả cho việc chữa bệnh, viện phí, thuốc men... cho người lao động. Như vậy tiền lương cùng với các khoản chi phí theo lương hợp thành khoản chi phí lao động sống trong giá thành sản phẩm. Tại các doanh nghiệp, hạch toán tiền lương là công việc phức tạp trong việc hạch toán chi phí kinh doanh. Bởi vì tính chất lao động và thù lao lao động không đơn nhất mà thuộc nhiều ngành nghề kĩ thuật khác nhau. Việc hạch toán chi phí lao động có tầm quan trọng đặc biệt. Vì nó là cơ sở để định giá thành sản phẩm và giá xuất xưởng, mặt khác nó còn là căn cứ xác định các khoản nghĩa vụ và phúc lợi xã hội. Để đảm bảo cung cấp thông tin cho lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức lao động tiền lương phải quán triệt những nguyên tắc sau: Nguyên tắc chung "Kinh tế thị trường định hướng XHCN thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội"(1) Báo cáo Chính trị của BCH TW Đảng trình Đại hội Đảng lần thứ IX. Báo Nhân dân ngày 21-4-2001 . ở đây, báo cáo này chỉ vận dụng nguyên tắc "Phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế". Căn cứ vào nguyên tắc chung, quá trình hạch toán lao động tiền lương phải quán triệt nguyên tắc cụ thể sau: Phân loại sức lao động hợp lý. Trong các doanh nghiệp thông thường có nhiều ngành nghề khác nhau. Để hạch toán và quản lý chính xác phải phân loại. Có nghĩa là sắp xếp lao động theo các nhóm khác nhau cùng một đặc trưng nhất định. Các tiêu chí để phân loại lao động là: - Phân theo thời gian lao động. Toàn bộ lao động có thể chia thành lao động thường xuyên (cả hợp đồng dài hạn và ngắn hạn) và lao động tạm thời mang tính thời vụ. Sự phân loại này giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp nắm được tổng số lao động, từ đó có kế hoạch bố trí, sắp xếp công việc hợp lý, có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, khai thác. Mặt khác, lãnh đạo xác định các khoản nghĩa vụ với người lao động và nhà nước được chính xác. - Phân theo quan hệ với quá trình sản xuất. Có thể chia làm hai loại: Loại thứ nhất: Trực tiếp sản xuất. Loại này bao gòm những người làm công nhân trực tiếp sản xuất hay tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm hoặc các dịch vụ. Họ thuộc về những người điều khiển thiết bị máy móc để tạo ra sản phẩm (kể cả cán bộ kĩ thuật trực tiếp sản xuất) và những người phụcvụ quá trình sản xuất như vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu v.v.. Loại thứ hai: Loại gián tiếp sản xuất. Đây là bộ phận tham gia gián tiếp vào quá trình sản xuất như nhân viên kỹ thuật, tổ chức chỉ đạo hướng dẫn kĩ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính. - Phân theo chức năng của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Theo nguyên tắc này, toàn bộ lao động trong doanh nghiệp có thể chia làm 3 loại: Loại thứ nhất - lao động thực hiện sản xuất, chế biến. Loại thứ hai - Lao động thực hiện chức năng tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ như bán hàng, tiếp thị, nghiên cứu thị trường v.v.. Loại thứ ba - Lao động thực hiện chức năng quản lý. Các hình thức trả lương: Do ngành nghề, công việc trong doanh nghiệp khác nhau nên việc chi trả lương cho các đối tượng cũng khác nhau nhưng trên cơ sở tiêu chí phù hợp. Thực tế có nhiều cách phân loại như cách trả lương theo sản phẩm, lương thời gian, phân theo đối tượng gián tiếp trực tiếp, theo chức năng như lương bán hàng, sản xuất, quản lý. Mỗi cách phân loại đều có tác dụng tích cực giúp cho quản lý điều hành được thuận lợi. Tuy nhiên, để công tác quản lý nói chung và hạch toán nói riêng đỡ phức tạp, tiền lương thường được chia làm tiền lương chính và tiền lương phụ. Tiền lương chính là tiền lương trả cho người lao động bao gồm tiền lương cấp bậc, tiền thưởng và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương. Tiền lương phụ là bộ phận tiền lương trả cho người lao động mà thực tế không làm việc như nghỉ phép, hội họp, học tập, lễ tết v.v.. Hai cách phân loại này giúp cho lãnh đạo tính toán phân bổ chi phí tiền lương được hợp lý, chính xác đồng thời cung cấp thông tin cho việc phân tích chi phí tiền lương một cách khoa học. Dựa vào những nguyên tắc phân phối trên, các doanh nghiệp dựa vào đặc điểm, tính chất, trình độ quản lý của doanh nghiệp mà trả lương theo các hình thức sau: a) Tiền lương theo thời gian - Theo hình thức này, việc trả lương cho người lao động theo độ dài làm việc, kết hợp với kỹ thuật chuyên môn, thành thạo nghĩa vụ mà xếp các loại bậc lương. Tiền lương theo thời gian tương ứng với lương tháng, tuần lễ, ngày, giờ gọi là lương tháng, lương tuần, lương ngày và lương giờ. Lương tháng là lương trả cố định hàng tháng được qui định đối với từng bậc lương trong các doanh nghiệp có tháng lương. Hình thức này có nhược điểm không tính được người làm nhiều hay ít ngày trong tháng và thường áp dụng cho nhân viên hành chính. Lương tuần là tiền lương trả cho một tuần dựa trên công thức: lương tháng x 12 tháng rồi chia cho 52 tuần. Lương ngày: căn cứ vào mức lương ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng. Lương ngày thường được áp dụng cho mọi người lao động trực tiếp hưởng lương thời gian, tính lương cho người lao động trong những ngày học tập, làm nghĩa vụ khác và làm căn cứ để tính trợ cấp bảo hiểm xã hội. Hình thức này có ưu điểm là thể hiện được trình độ kỹ thuật và điều kiện của người lao động. Nhược điểm của nó là chưa gắn kết tiền lương với sức lao động của từng người nên không động viên việc tận dụng thời gian lao động để nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Tiền lương giờ: Tiền lương được tính dựa trên cơ sở mức lương ngày chia cho số giờ tiêu chuẩn. Nó được áp dụng cho lao động trực tiếp không hưởng theo lương sản phẩm. Hình thức này có ưu điểm là tận dụng được thời gian lao động nhưng có nhược điểm là không gắn được tiền lương và kết quả lao động. Hơn nữa, nó có nhược điểm theo dõi phức tạp. Trong thực tế lượng thời gian để căn cứ trả lương càng ngắn thì việc trả lương càng gần sát mức hao phí lao động thực của người làm công. Hình thức trả lương theo thời gian được chia thành tiền lương tính theo thời gian được chia thành tiền lương tính theo thời gian có thưởng. Cách tính như sau: Tiền lương tính theo thời gian đơn giản: Số thời gian làm việc thực tế nhân với mức lương của đơn vị thời gian: Tiền lương tháng = x Nếu trả lương theo ngày thì tiền lương được lĩnh trong tháng của mỗi người bằng cách mức lương ngày nhân với số ngày làm việc trong tháng: = Hình thức này có nhược điểm không phát huy được nguyên tắc phân phối theo lao động. Vì nó chưa chú ý đến cách sử dụng thời gian lao động, sử dụng nguyên liệu máy móc hay nói cách khác chưa quan tâm đến số lượng, chất lượng sản phẩm mà thời lao động làm ra. Lương thời gian có thưởng: tiền lương tính theo thời gian đơn giản kết hợp chế độ tiền lương trong sản xuất. Mức lương = Lương thời gian đơn giản + tiền thưởng. Hình thức này đã phát huy được tác dụng thúc đẩy người lao động tiết kiệm nguyên vật liệu, bảo đảm thời gian lao động, nêu cao tinh thần trách nhiệm sáng tạo trong lao động nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Như vậy hình thức trả lương theo thời gian chưa quán triệt được nguyên tắc phân phối theo lao động. Tiền lương còn mang nặng tính bình quân, chưa động viên được nhiệt tình lao động sức sáng tạo của người công nhân. Vì vậy chỉ khi nào doanh nghiệp chưa đủ điều kiện thực hiện chế độ trả lương theo sản phẩm mới áp dụng chế độ trả lương theo thời gian. b) Hình thức trả lương theo sản phẩm Cách tính lương này căn cứ vào số lượng, chất lượng công việc được hoàn thành. Đây là cách phân phối sát hợp với nguyên tắc phân phối theo lao động. Điều này được thể hiện rõ có sự kết hợp giữa thù lao lao động với kết quả sản xuất, giữa tài năng với việc sử dụng nâng cao công suất máy móc để nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên hình thức này còn hạn chế như nảy sinh khuynh hướng chỉ coi trọng số lượng sản phẩm mà chưa quan tâm đến chất lượng công việc, vi phạm quy trình sử dụng máy móc, không theo đúng định mức kinh tế - kỹ thuật. Vì vậy khi trả lương theo sản phẩm vấn đề quan trọng là phải xây dựng các định mức, các tiêu chuẩn kinh tế - kĩ thuật để làm cơ sở cho cách tính lương đơn giá đối với từng loại sản phẩm, từng loại công việc hợp lý nhất. Tuỳ thuộc vào điều kiện và tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp mà vận dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. Nó bao gồm các hình thức cụ thể sau: Tiền lương trả theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế. Có nghĩa là: tiền lương trả cho người lao động được tính trực tiếp theo số lượng sản phẩm. Sản phẩm này phải đúng quy cách, phẩm chất, định mức kinh tế và đơn giá tiền lương sản phẩm đã qui định. Không chịu sự hạn chế nào. Công thức: L = Q x Đg L: tiền lương trả theo sản phẩm trực tiếp Q: số lượng sản phẩm hợp quy cách Đg: đơn giá tiền lương sản phẩm Đơn giá tiền lương sản phẩm được xây dựng căn cứ vào mức lương cấp bậc và định mức thời gian hoặc định mức số lượng cho công việc đó. Ngoài ra, nếu có phụ cấp khu vực thì đơn giá tiền lương còn được cộng thêm phụ cấp khu vực. Đơn giá = Đg : đơn giá tiền lương sản phẩm Ml : mức lương giờ (ngày) của từng cấp bậc công việc. Qđm : mức sản phẩm định mức Tđm : định mức thời gian Hình thức trả lương theo sản phẩm không hạn chế là hình thức trả lương được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp phải trả lương cho lao động trực tiếp. Vì nó có ưu điểm đơn giản, dễ tính, quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động. Lương công nhân càng cao, sản phẩm làm ra càng nhiều, khuyến khích được người lao động quan tâm đến mục tiêu: số lượng, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên hình thức này có nhược điểm: dễ nảy sinh khuynh hướng công nhân chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân, lợi ích cục bộ mà không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể, của đơn vị. Hình thức trả lương theo sản phẩm luỹ tiến. Theo cách tính này, ngoài tiền lương sản phẩm trực tiếp còn căn cứ vào mức độ hoàn thành vượt định mức lao động để tính thêm một số tiền lương theo tỉ lệ luỹ tiến. Mức luỹ tiến này có thể quy định bằng cách cao hơn định mức sản lượng. Những sản phẩm dưới định mức khởi điểm luỹ tiến được tính theo đơn giá lương chung cố định. Những sản phẩm vượt mức này được trả theo đơn giá luỹ tiến. Tỉ lệ hoàn thành vượt mức chỉ tiêu ngày càng cao thì lương luỹ tiến càng lớn. Lương trả theo sản phẩm luỹ tiến có tác dụng động viên người lao động tăng năng suất lao động và làm tăng khoản mục chi phí nhân công trong giá thành của doanh nghiệp. Do vậy, hình thức này được coi như biện pháp tạm thời. Khi cần thiét đẩy nhanh tốc độ sản xuất bảo đảm sản xuất cân đối đồng bộ hoặc khi doanh nghiệp cần thực hiện gấp đơn đặt hàng đã hợp đồng. Khi không cần thiết thì doanh nghiệp không nên sử dụng hình thức này. Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp Cách tính hình thức này được xác định: nhân số lượng sản phẩm thực tế của người lao động trực tiếp được người đó làm với đơn giá lương cấp bậc của họ hay mức lương cấp bậc nhân với tỷ lệ % hiện thành định mức số lượng bình quân của người lao động trực tiếp: Lgt = Q x Đgt hoặc Lgt = Mlgt x x 100 Lgt : tiền lương lao động gián tiếp Q: số lượng sản phẩm công nhân trực tiếp Đgt: đơn giá trực tiếp Lgt: mức lương cấp bậc của lao động gián tiếp Qđm: sản lượng định mức. Từ đó, đơn giá tiền lương gián tiếp tính như sau: Đgt = Hình thức này được áp dụng trả lương gián tiếp cho các bộ phận sản xuất như công nhân điều chỉnh máy, sửa chữa thiết bị bảo dưỡng máy móc, nhân công vận chuyển vật tư v.v.. Trả lương theo sản phẩm gián tiếp khuyến khích người lao động gián tiếp gắn bó với người lao động trực tiếp để nâng cao năng suất lao động, quan tâm đến sản phẩm chung. Tuy nhiên nó không đánh giá được chính xác kết quả của người lao động gián tiếp Trả lương theo sản phẩm có thưởng - phạt Để khuyến khích người lao động nêu cao ý thức trách nhiệm, doanh nghiệp có chế độ tiền thưởng cho công nhân đạt và vượt chỉ tiêu mà doanh nghiệp qui định. Ví như: thưởng về chất lượng sản phẩm, về năng suất lao động, về tiết kiệm vật tư... - Trường hợp người lao động lãng phí vật tư, gây thất thoát vật tư, không bảo đảm ngày công, chất lượng sản phẩm tồi, thì phải chịu hình thức phạt, bằng cách trừ vào lương mà họ được hưởng. Trả lương có thưởng, phạt là sự kết hợp giữa tiền lương tính theo sản phẩm với chế độ thưởng phạt mà doanh nghiệp đã quy định. Hình thức này mở rộng hoặc thu hẹp lợi ích người lao động. Làm tốt được thưởng, làm xấu chịu phạt tương ứng. Do đó, người lao động luôn quan tâm đến năng suất, chất lượng công việc. Nhưng nếu không vận dụng được chính xác sẽ gây nên sự bất công, nảy sinh tâm lý bất bình của người lao động. c) Hình thức trả lương khoán khối lượng hoặc khoán từng việc Hình thức này doanh nghiệp quy định mức tiền lương cho mỗi loại công việc hoặc khối lượng sản phẩm cần hoàn thành. Căn cứ vào mức lương này lao động có thể tính tiền lương qua khối lượng công việc mình đã hoàn thành. L = MLqđ x Qht L : Lương được lĩnh MLqđ : mức lương qui định cho từng công việc hoàn thành. Qht : khối lượng công việc đã hoàn thàh. Hình thức này áp dụng cho loại công việc đơn giản, công việc có tính đột xuất như bốc dỡ nguyên vật liệu, thành phẩm, sửa chữa nhà cửa hay các công trình ... Hình thức khoán quỹ lương Theo hình thức này người lao động biết trước số tiền lương mà họ sẽ nhận được khi hoàn thành công việc và mức thời gian đượcgiao. Căn cứ vào khối lượng công việc, khối lượng sản phẩm, thời gian hoàn thành mà doanh nghiệp tiến hành khoán quỹ lương. Hình thức này áp dụng cho những công việc không thể định mức cho từng bộ phận công việc, thường là những việc đúng thời hạn. Trả lương theo hình thức này tạo cho người lao động chủ động sắp xếp công việc của mình. Từ đó, bố trí, tranh thủ thời gian hoàn thành công việc được giao. Tuy nhiên nó có nhược điểm dễ gây ra hiện tượng làm ẩu, chất lượng kém. Do đó, khi áp dụng hình thức này thi công tác nghiệm thu phải thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc. Như vậy hình thức trả lương theo sản phẩm nói chung đã quán triệt được nguyên tắc phân phối lao động. Để hình thức này phát huy tác dụng của nó, các doanh nghiệp phải có định mức lao động cụ thể của từng công việc, phải sắp xếp bậc thợ chính xác. Chỉ có như vậy việc trả lương theo sản phẩm mới bảo đảm được chính xác, công bằng, hợp lý. Tóm lại qua các hình thức trả lương có thể rút ra nhận xét: - Các hình thức trả lương cụ thể của các doanh nghiệp là khác nhau. Điều quan trọng là việc chi trả đó phản ánh chính xác kết quả của người lao động hay không. Vì vậy ngoài căn cứ là thang lương, bảng lương, các định mức kinh tế kĩ thuật, lãnh đạo các doanh nghiệp còn phải chọn hình thức trả lương phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. - Việc tổ chức lao động tiền lương phải được nhận thức là một khâu quan trọng trong hệ thống quản lý toàn diện của doanh nghiệp. Vì nó tác động trực tiếp đến nhân tố con người, nhân tố quyết định đối với nền sản xuất xã hội. Giải quyết tốt lao động tiền lương có nghĩa doanh nghiệp đã quan tấm đến bồi dưỡng nhân tố con người. Điều này sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển vững chắc, bảo đảm sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường. - Để đạt được chất lượng cao trong tổ chức lao động tiền lương, các doanh nghiệp phải áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật trong quản lý, mà đặc biệt là áp dụng kĩ thuật tin học. Có như vậy mới đáp ứng yêu cầu nhanh nhạy, kịp thời, chính xác, khoa học trong quản lý của doanh nghiệp. 3. Nhiệm vụ nội dung tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Quản lý lao động và tiền lương là một khâu quan trọng trong nhiệm vụ quản lý sản xuất kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất của mình. Công tác hạch toán lao động tiền lương giúp cho lãnh đạo quản lý tốt quỹ lương, bảo đảm việc chi trả và trợ cấp, bảo hiểm đúng nguyên tắc, đúng chế độ. Điều này sẽ tạo ra không khí phấn khởi đối với người lao động để hoàn thành nhiệm vụ. Nhiệm vụ của hạch toán lao động tiền lương trong doanh nghiệp là: - Phân bổ các chỉ tiêu nhân công, sử dụng lao động hợp lý, đạt hiệu quả cao. Ghi chép phản ánh số liệu về lao động và kết quả lao động, tính lương và trích lương các khoản theo lương. - Hướng dẫn kiểm tra đôn đốc các hạch toán viên thuộc các bộ phận kinh doanh, ghi chép ban đầu về lao động tiền lương, mở sổ cần thiết và hạch toán nghiệp vụ tiền lương đúng chế độ, đúng phương pháp. - Tổng hợp báo cáo về lao động, tiền lương thuộc phần việc của mình cho phụ trách. - Phân tích tình hình quản lý sử dụng lao động, tận dụng mọi tiềm năng sẵn có trong doanh nghiệp. Nội dung tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Tổ chức hạch toán tiền lương. 1. Hạch toán chi tiết tiền lương - Hạch toán theo thời gian lao động là đảm bảo ghi chép kịp thời chính xác số giờ công, ngày công làm việc thực tế cũng như ngày nghỉ của người lao động. Trên cơ sở đó để tính lương cho từng người lao động. - Chứng từ ban đầu quan trọng để hạch toán thời gian lao động cho công nhân là bảng chấm công. Bảng chấm công dùng để ghi chép thời gian làm việc hàng tháng, ngày vắng mặt của cán bộ, công nhân viên thuộc các phòng ban, tổ đội lao động. Bảng chấm công phải công khai. Mỗi tổ, đội lao động phòng ban có một bảng chấm công. Tổ trưởng sản xuất hoặc trưởng phòng, ban chịu trách nhiệm trực tiếp ghi bảng chấm công. Căn cứ vào số lao động hiện diện mà ghi có mặt hay vắng mặt hàng ngày. Nêu rõ lý do vắng. Cuối tháng tổng hợp cung cấp số liệu cho kế toán phụ trách. Nhân viên kế toán kiểm tra và xác nhận hàng ngày trên bảng chấm công, sau đó tập hợp số liệu báo cáo tổng hợp lên phòng lao động tiền lương. Cuối tháng các bản chấm công chuyển cho phòng kế toán tiền lương để tính lương. - Hạch toán kết quả lao động: hạch toán lao động là nội dung quan trọng trong các doanh nghiệp. Nội dung công việc là ghi chép chính xác kịp thời đầy đủ số lượng, chất lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành của từng cá nhân tập thể để làm căn cứ tính lương và trả lương chính xác. Các chứng từ để sử dụng để hạch toán kết quả lao động là phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành trong hợp đồng giao khoán. Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việchoàn thành là chứng từ gốc xác nhận số sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của cá nhân hay đơn vị lao động. Phiếu này do người giao nhiệm vụ lập ra và phải có chữ ký của người giao việc, nhận việc. Phiếu đưa lên phòng nghiệp vụ để tính lương trong hình thức tiền lương trả theo sản phẩm. Đối với trường hợp giao khoán công việc thì chứng từ ban đầu là hợp đồng giao khoán. Đó là bản ký kết giữa người giao và người nhận. Chứng từ này là cơ sở để thanh toán tiền công cho người lao động nhận khoán. Số lượng, chất lượng sản phẩm, công trình được hoàn thành và nghiệm thu phải ghi vào ch._.ứng từ hạch toán. Sau khi đã ký duyệt nó được chuyển cho phòng kế toán. Chứng từnày là cơ sở để tính toán tiền lương cho công nhân. Các chứng từ này phải được kiểm tra cụ thể. Dựa vào đó kế toán viết phiếu thu, chi và thanh toán lương cho từng bộ phận. Việc thanh toán lương cho lao động thường chia làm 2 kỳ: Kỳ I: tạm ứng. Kỳ II: thanh toán hết số còn lại. Đối với những ngày nghỉ phép công nhân vẫn được hưởng lương và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Việc nghỉ phép diễn ra không đều trong năm nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân được phân bố đều trong các kỳ hạch toán. Như vậylàm cho giá thành sản phẩm không biến đổi đột ngột. = x Trong đó: = Cũng dựa trên cơ sở kinh nghiệm nhiều năm, doanh nghiệp tự xác định một tỉ lệ trích trước tiền lương cho phép của công nhân trực tiếp sản xuất một cách hợp lý. 2) Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán phải sử dụng các tài khoản sau: TK334: để trả cho công nhân viên. Tài khoản này dùng để chi trả, thanh toán lương lao động, các khoản mang tính lương thuộc thu nhập của người lao động. Bên Nợ: - Các khoản khấu trừ tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi cho người lao động. - Kết chuyển tiền lương công nhân viên chức chưa lĩnh. Bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho công nhân viên chức. Số dư bên có: các khoản tiền lương, tiền thưởng còn phải trả cho ngườild. Số dư bên nợ: số tiền trả thừa cho công nhân viên chức. Tài khoản 334 có thể có số dư bên nợ trong trường hợp cá biệt, số dư nợ 334 phản ảnh số tiền trả quá số phải trả về tiền lương, tiền công, cùng các khoản khác. Tài khoản 334 hạch toán chi tiết theo 2 nội dung: thanh toán lương và các khoản khác. Để thanh toán 2 khoản này người ta sử dụng 2 tài khoản cấp 2 là: TK 3341: dùng để hạch toán các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp có tính chất lương. TK3342: hạch toán các khoản trợ cấp tiền thưởng có nguồn bù đắp riêng như trợ cấp BHXH, trợ cấp khó khăn, quỹ khen thưởng. Phương pháp hạch toán: Khi lập bảng thanh toán tiền lương, thưởng thì tiến hành phân loại phải trả cho từng tổ lao động theo chức năng và bộ phận người lao động. Toàn bộ quá trình hạch toán tổng hợp tiền lương và tình hình thanh toán các khoản được biểu hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ hạch toán tổng hợp tiền lương (8) (7) (6) (5) (4) (3) (2) (1) TK111, 112 TK334 TK622 TK138,333 TK622,627,641,642 TK141,338 TK335 TK431,338 TK138 Chú thích: (1) lương và các khoản khác (BHXH, BHYT) (2) Các khoản khấu trừ vào lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, thuế thu nhập) (3) Thanh toán, tạm ứng vào các khoản khác phải trả cho người lao động. (4) Trích trước tiền lương nghỉ phép của người lao động trực tiếp vào chi phí nhân công trực tiếp. (5) Phân bổ tiền lương tiền thưởng và chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. (6) Tiền lương nghỉ phép phải trả cho người lao động. (7) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng có bù đắp riêng rẽ trả cho người lao động. (8) Tiền lương trả quá phải thu hồi: - Trích quỹ BHXH: Theo chế độ nhà nước ban hành quỹ BHXH được tính theo tỉ lệ 20% tổng quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp thường xuyên của người lao động trong kỳ hạch toán, người sử dụng lao động phải nộp 15%, còn 5% do người lao động trực tiếp góp. Những khoản trợ cấp thực tế của người lao động tại doanh nghiệp khi bị ốm đau, tai nạn lao động, v.v.. được tính trên cơ sở mức lương ngày của họ vào thời gian nghỉ (có chứng từ hợp lệ) và tỉ lệ trợ cấp BHXH. - BHYT: quỹ BHYT được lập bằng cách trích 3% số thu nhập tạm tính của người lao động trong đó sử dụng lao động phải chịu 2% tính vào chi phí kinh doanh, người lao động phải nộp 1% vào quỹ BHXH. Quỹ BHXH do cơ quan BHYT quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế. Vì vậy khi tính được mức trích BHYT, các doanh nghiệp phải nộp toàn bộ cho cơ quan BHYT. Kinh phí công đoàn: dùng để tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp. Theo chế độ hiện nay, kinh phí công đoàn được trích theo tỉ lẹ 2% quỹ lương và người lao động phải chịu khoản chi phí này. Một nửa quỹ công đoàn phải nộp cho cấp trên, một nửa dùng để sử dụng cho công đoàn cơ sở. Hạch toán BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn. Để hạch toán BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn kế toán sử dụng tài khoản sau: TK338: kết cấu nội dung + Bên nợ: kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản có liên quan theo quy định trong văn bản xử lý. - BHXH trả công nhânviên - BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn. - Kinh phí công doàn chi tại đơn vị. - Các khoản đã trả đã nộp khác. + Bên có: ã Giá trị tài sản thừa chờ xử lý (chưa rõ nguyên nhân) ã Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể theo quy định. ã Trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn vào chi phí sản xuất trong kinh doanh. ã Các khoản thanhtoán với người lao động về tiền nhà, tiền điện ã Trích BHXH, BHYT trừ vào lương người lao động. ã BHXH, kinh phí công đoàn vượt chi được cấp bù. ã Các khoản phải trả khác. + Số dư bên có: số tiền cần phải trả, phải nộp. + BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn đã được trích chưa nộp đủ cho cơ quan quản lý. Giá trị tài sản thừa đang chờ giải quyết. Chú ý TK338 có thể có số dư bên nợ phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả phải nộp hoặc số BHXH, kinh phí công đoàn vượt chi được cấp bù. TK 338 có các tiểu khoản cấp 2 sau: TK3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết TK3382- Kinh phí công đoàn TK3383- Bảo hiểm xã hội TK3384- BHYT Toàn bộ nội dung hạch toán các khoản trích theo lương được khái quát qua sơ đồ: Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo lương. (2) (5) (4) (3) (1) TK334 TK338(3382 đến 3384) TK622,627,642,241 TK111,112,311 TK334 TK111,112 Ghi chú: (1) Phản ảnh phần BHXH trợ cấp cho người LĐ tại doanh nghiệp (2) Phản ảnh việc nộp BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn cho cơ quan quản lý quỹ. (3) Trích BHXH, BHYT và kinh phí công đoàn hàng tháng (4) BHYT trừ vào lương công nhân viên (5) Phản ảnh trường hợp BHXH, BHYT, KPCĐ vượt chỉ tiêu được bù Các chứng từ hạch toán các khoản thu nhập khác. Việc hạch toán các khoản thu nhập khác của người lao động là công việc xác định lại kết quả lao động của từng công nhân nhằm quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động. Chứng từ để hạch toán các khoản tiền thưởng và trợ cấp là các chứng từ thể hiện kết quả lao động của công nhân và các chứng từ về định mức giao khoán công việc, bản chấm công v.v.. Kế toán viên căn cứ vào chứng từ này tính ra mức tiền thưởng thường xuyên từ quỹ lương của mỗi người bằng cách lấy tiền lương của cấp bậc, chức vụ một tháng nhân tỷ lệ tiền thưởng và tiền trợ cấp người đó được nhận. Các khoản thưởng thường xuyên được áp dụng cho công nhân sản xuất trực tiếp và gián tiếp hoàn thành kế hoạch sản xuất sau mỗi kỳ sản xuất và được phân bổ vào chi phí chung của đơn vị, kế toán ghi các nghiệp vụ vào sổ quy định. Nợ TK627- chi phí sản xuất chung Có TK334- phải trả cho công nhân viên Với các khoản tiền thưởng định kỳ, cuối năm, thưởng đột xuất từ quỹ khen thưởng, căn cứ vào bảng thành tích xếp loại công nhân sau khi bình bầu và có chữ ký của phụ trách, lãnh đạo. Khoản tiền thưởng này nằm trong kế hoạch khen thưởng của doanh nghiệp nên khoản này được trích từ quỹ khen thưởng. Kế toán ghi: Nợ TK431 - Quỹ khen thưởng phúc lợi Có TK334- Phải trả công nhân viên Ngoài ra nếu người lao động không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì phải trừ lương. Kế toán ghi vào sổ sách có liên quan: Nợ TK334 - khấu trừ người lao động Có TK152, 154... tuỳ theo đối tượng. Việc tổ chức hạch toán, ghi sổ tổng hợp lương, các khoản thu còn phụ thuộc vào hình thức ghi sổ mà doanh nghiệp lựa chọn. ở Công ty xây dựng công trình giao thông 874 cách hạch toán tiền lương theo hình thức chứng từ ghi sổ: - Sơ đồ ghi sổ hạch toán tổng hợp tiền lương. - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Chứng từ ghi sổ - Sổ cái. Sơ đồ ghi sổ hạch toán tổng hợp tiền lương theo mỗi hình thức ghi sổ sau: Chứng từ gốc Nhật ký chứng từ Chứng từ ghi sổ Nhật ký chung Nhật ký sổ cái Chứng từ ghi sổ Nhật ký sổ cái Sổ đăng ký Nhật ký chung Bảng phân bổ số 1 Sổ cái TK TK334,338 Sổ cái TK334,338 NKCT 7 NKCT 10 NKCT 01,02 Nợ 334,338 Có TK111,112 Sổ cái TK334,338 Chứng từ thanh toán Bộ (Sở): ....................... Đơn vị: ....................... Mẫu số: S02b-H (Ban hành theo QĐ:999-TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ Tài chính Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Năm 199..... Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền Số hiệu Ngày tháng Số hiệu Ngày, tháng 1 2 3 1 2 3 Cộng Cộng - Sổ này có......... trang, đánh số từ trang 01 đến trang..... - Ngày mở sổ .................... Người ghi sổ (Ký) Họ tên:.................... Phụ trách ký toán (Ký) Họ tên......................... Ngày.... tháng .... năm 199... Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu) Họ tên......................... Đơn vị: ....................... Mẫu số: S02a-H (Ban hành theo QĐ:999-TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ Tài chính chứng từ ghi sổ Số: ............. Ngày...... tháng ...... năm 199..... Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có 1 2 3 4 5 Cộng x x Kèm theo ............................ chứng từ gốc Người lập biểu (Ký) Ngày.... tháng .... năm 199... Phụ trách kế toán (Ký, họ tên) Bộ (Sở): ....................... Đơn vị: ....................... Mẫu số: S02c-H (Ban hành theo QĐ:999-TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ Tài chính Sổ cái (Dùng cho hình thức kế toán chứng từ ghi sổ) Tài khoản cấp 1: .................................. Tài khoản cấp 2: ................................... Ngày tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu tài khoản đối ứng Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 - Sổ này có......... trang, đánh số từ trang 01 đến trang..... - Ngày mở sổ .................... Người ghi sổ (Ký) Họ tên:.................... Phụ trách ký toán (Ký) Họ tên......................... Ngày.... tháng .... năm 199... Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu) Họ tên......................... Tổ chức hạch toán lao động và tiền lương là nhu cầu cần thiết và giữ vị trí hết sức quan trọng trọng quá trình quản lý của doanh nghiệp. Dựa vào nội dung, phương pháp trên, căn cứ vào thực tế sản xuất kinh doanh các nhà quản lý vận dụng một cách hợp lý và luôn cải tiến để công tác hạch toán kế toán đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng phức tạp của cơ chế thị trường. Phần thứ hai thực trạng tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công trình giao thông 874 I. Đặc điểm tình hình chung 1. Quá trình hình thành và phát triển Công trình giao thông 874 được hình thành và phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn làm nhiệm vụ quốc tế và giai đoạn làm nhiệm vụ trong nước. Giai đoạn làm nhiệm vụ quốc tế: Tiền thân của công trình giao thông 874 là công trường 674. Sở dĩ có tên này vì nó được thành lập vào tháng 6 năm 1974. Công trường 674 trực thuộc Ban Xây dựng 64 (nay là Tổng công ty xây dựng công trình 8). Khi mới thành lập nhiệm vụ chủ yếu của nó là giúp bạn Lào xây dựngvà phát triển hệ thống giao thông phục vụ cho kháng chiến chống Mỹ cứu nước và chuẩn bị cho công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân Lào. Năm 1974 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ và nhân dân ta và nhân dân Lào anh em chuyển sang giai đoạn mới thì đơn vị được nhận nhiệm vụ khai thông và hoàn thiện đường số 6 từ Bản Ban đi Nậm Sơn. Sau khi hoàn thành đơn vị lại nhận khai thông quốc lộ 7 từ cửa khẩu Nậm Căn đi Bản Ban. Hai tuyến đường này có vị trí quan trọng nối liền Việt Nam với căn cứ địa cách mạng của bạn tại hai tỉnh Xiêng Khoảng và Hủa Phằn. Khi Bạn giành được thắng lợi hoàn toàn (12-12-1975) đơn vị lại nhiệm vụ mở đường số 8 từ cửa khẩu Cầu Treo đi Nậm Thơm. Sau 15 năm bám trụ tại miền rừng núi hiểm trở, vượt qua nắng lửa, gió Lào, bão tố, thác lũ, đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang. Đơn vị đã thi công bàn giao đưa vào sử dụng 120km đường ô tô vĩnh cửu với hàng trăm cầu cống trung bình và nhỏ, góp phần đắc lực thực hiện nhiệm vụ chiến lược của bạn là xây dựng và bảo vệ tổ quốc Lào anh em. Quá trình thực hiện nhiệm vụ anh chị em trong đơn vị đã vượt lên gian khổ, thiếu thốn, 25 người đã hy sinh , 21 người bị thương, hàng trăm người bị bệnh hiểm nghèo. Để ghi lại công lao của đơn vị nhà nước Lào đã tặng thưởng cho công ty Huân chương Hữu nghị, Huân chương tự do hạng nhì, hạng nhất, Huân chưong lao động hạng nhất. Giai đoạn làm nhiệm vụ chủ yếu ở trong nước. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ quốc tế đối với nước bạn Lào anh em, cuối năm 1989, đơn vị chuyển về nước, tập trung ở vùng quốc lộ 8A Hà Tĩnh và chuyển thành công trình giao thông 874. Từ năm 1990, công ty đã có mặt tại nhiều công trình trong nước thuộc các tỉnh miền Trung, Tây Bắc. Trong cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, đơn vị đã củng cố, sắp xếp lại tổ chức, đổi mới phương pháp kinh doanh. Công ty đã không ngừng đổi mới đầu tư thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất. Bằng mọi nguồn vốn, kể cả đi vay, liên tục nhiều năm công ty đã cơ bản thay đổi thiết bị, quy trình công nghệ. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đứng vững và phát triển trong giai đoạn hiện nay. Về mặt tổ chức công ty đã đưa công nhân đi an dưỡng, điều trị. Trên cơ sở đó ai đủ điều kiện thì được chuyển vùng, hoặc về nghỉ theo chế độ một cách thoả đáng. Những người có triển vọng được đưa đi học tập văn hoá, chuyên môn trung cấp, đại học. Công ty mạnh dạn tuyển chọn những người có chuyên môn cao, thích ứng với kỹ thuật hiện đại. Đội hình sản xuất, lãnhđạo của công ty cũng xắp sếp lại theo chuyên môn hoá và dây chuyền công nghệ mới. Đội ngũ lãnh đạo chủ chốt từ xí nghiệp tới đội, tổ được thay thế bằng những cán bộ có trình độ chuyên môn tốt, trẻ, khoẻ được rèn luyện thử thách qua thực tế. Ngày nay do yêu cầu phát triển của công ty, để tiệnviệc chỉ đạo sản xuất kinh doanh, công ty đã chuyển về trụ sở chính đóng tại đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Các đơn vị trực thuộc đóng tại thành phố Vinh (Nghệ An) và thị xã Hà Tĩnh. Diện hoạt động của đơn vị rất rộng. Từ các công trình thuộc miền Trung, Tây Bắc, Đông Bắc, thủ đô Hà Nội đến các công trình cấp cao như sân bay Nội Bài, đường cao tốc Thăng Long, đường 13 Lào (do ngân hàng phát triển châu á - ADB tài trợ) đường sân bay thuộc thành phố Lác- xao (Bôlikhămxay - Lào) v.v.. Có thể nói Công trình giao thông 874 là một đơn vị mạnh thuộc Tổng công ty xây dựng 8 Bộ Giao thông vận tải. Khi ở nước Bạn, đơn vị chuyên làm đường cấp 4, 5 thì ngày nay Công ty là một trong những thành viên đầu tiên của Bộ thực hiện quy trình công nghệ cầu đường tiên tiến trên thế giới. Công ty đã thắng thầu quốc tế ở nước ngoài, cũng như những công trình lớn, trọng điểm của nhà nước. Tất cả các công trình, sản phẩm của cong ty 874 đều đạt chất lượng tốt, theo đúng hồ sơ thiết kế, được chủ công trình cũng như các đoàn kiểm tra các cấp, kể cả cấp nhà nước công nhận. 2. Cơ cấu bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty xây dựng CTGT 874 Trong quá trình sản xuất kinh doanh của một công ty hay cơ quan nào cũng phải có sự chỉ đạo theo một hệ thống hợp lý phù hợp với từng đặc trưng của công ty đó. Chính vì thế bộ máy của công ty xây dựng 874 được bố trí theo một hệ thống nhất định, thông suốt từ trên xuống, tạo điều kiện cho người lãnh đạo quản lý chỉ đạo công việc một cách tốt nhất, hợp lý nhất đảm bảo quá trình kinh doanh, nắm bắt thông tin nhanh có hiệu quả, tạo điều kiện cho công ty quản lý chỉ đạo dễ dàng hơn. Bộ máy quản lý của Công ty xây dựng CTGT 874 được bố trí theo hình thức sau: Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong bộ máy quản lý: + Ban giám đốc: là người đại diện nhà nước về việc quản lý điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác quản lý tài chính của công ty. Đồng thời giám đốc là người đại diện cho công ty chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan cấp trên, cùng với việc quyết định phân công công việc công ty. + Đảng uỷ Công ty: Chức năng lãnh đạo đề ra chủ trương biện pháp kiểm tra giám sát đôn đốc. + Công đoàn: Vận động công nhân thực hiện nhiệm vụ giám đốc đề ra, thực hiện chế độ chính sách đưa lại quyềnlợi cho người công nhân như bảo hiểm xã hội... + Đoàn thanh niên công ty: giáo dục vận động thanh niên thực hiện kế hoạch để đảm bảo lợi ích lứa tuổi thanh niên. Các phòng nghiệp vụ có chức năng như sau: + Phòng tổ chức cán bộ lao động: 3 người Có chức năng tổ chức theo dõi nhân sự tình hình thực hiện kế hoạch lao động ngày công. Báo cáo và lập kế hoạch tiền lương đối với cấp trên. + Phòng kế hoạch kỹ thuật có 9 người nhiệm vụ là tổ chức thực hiện định mức kinh phí, kinh tế kỹ thuật trong xây dựng, phân tích kết quả hoạt động sản xuất trong kinh doanh và thực hiện định mức kinh phí, kinh tế kỹ thuật trong xây dựng, phân tích kết quả hoạt động sản xuất trong kinh doanh và thực hiện chế độ báo cáo lên cấp trên. - Lập dự án và lập kế hoạch thực hiện hiệu quả quản lý kinh doanh của công ty và lập kế hoạch cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc công ty. + Phòng thiết bị vật tư: có 4 người. Phòng thiết bị vật tư chuyên về nhập xuất, tiêu thụ, tồn kho các nguyên vật liệu. + Phòng tài chính kế toán có 8 người Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tài chính của công ty. Khai thác các nguồn vốn, nguồn kinh phí phục vụcho sản xuất kinh doanh và hoạt động của công ty. Quản lý sử dụng và bảo toàn vốn có hiệu quả tổ chức thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê chế độ về công tác tài chính đối với doanh nghiệp. Thực hiện chế độ báo cáo tài chính với cấp trên và các cơ quan chức năng có thẩm quyền trực thuộc. + Phòng hành chính - quản trị có 10 người Giải quyết công việc hàng ngày thuộc phạm vi hành chính văn phòng phục vụ cơ quan như: văn thư bảo mật, thông tin liên lạc tiếp khách và phục vụ điện nước v.v.. Đơn vị sản xuất trực thuộc gồm 9 đội và 1 trạm trộn bê tông nhựa: các đội này có các chức năng là tổ chức thi công công trình, là người trực tiếp xây dựng các công trình. Khi thực hiện luôn đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình hoàn thành theo kế hoạch đã cố định. Các đội xây dựng có đội trưởng, đội phó và kế toán thống kê cùng các nhân viên khác kết hợp cùng với lực lượng công nhân thi công xây dựng các hạng mục công trình để đảm bảo tiến độ thi công đã đề ra, khi chủ công trình cùng chủ thầu thoả thuận. 3. Cơ cấu sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng CTGT 874 Công ty xây dựng CTGT 874 là mọt doanh nghiệp xây dựng cơ bản với cơ cấu sản xuất kinh doanh trong ngành giao thông theo 1 dây truyền công nghệ tuỳ thuộc vào từng công trình, hạng mục công trình. Đối tượng sản xuất công ty là: - Xây dựng công trình giao thông đường bộ. - Xây dựng công trình dân dụng trong ngành giao thông vậntải. Các công trình của ngành giao thông thường phải trải qua một thời gian dài, quy mô lớn. Chính vì thế khi bước vào xây dựng thi công một công trình nào đó, công ty đều phải tuân theo một chiến lược cơ cấu sản xuất một công trình công nghệ đã được bố trí hợp lý mà công ty đã quy định. Đồng thời việc tuân theo quy định của hệ thống sản xuất sẽ giúp cho công ty tránh được những khó khăn lãng phí khi xây dựng, đảm bảo khả năng dự tính quản lý công trình khi xây dựng tốt hơn. Tuy nhiên mỗi sản phẩm của công ty đều có đặc điểm riêng nên cơ cấu sản xuất của các công trình được bố trí phù hợp với đặc thù tạo điều kiện thuận lợi nhất khi xây dựng thi công công trình. Như ta đã biết, người trực tiếp xây dựng công trình là các đội xâydựng trực thuộc công ty. Còn thực hiện như thế nào? thời gian bao lâu và dự tính chi phí như thế nào? là do cấp trên lập kế hoạch. Sau đó mới giao khoán công trình cùng hợp đồng đã thoả thuận cho các đội thi công. Vì thế mà việc bố trí cơ cấu sản xuất cho quá trình xây dựng phải hết sức cẩn thận, hợplý, tránh sự sai lệch, lãng phí của cải của công ty khi sản xuất kinh doanh. Quá trình quản lý sản xuất cũng chịu ảnh hưởng của quy trình công nghệ. Công ty xây dựng CTGT 874 hiện nay áp dụng quy trình công nghệ như sau: Quy trình công nghệ làm cầu: - Đắp bờ vây ngăn nước để làm mố trụ cầu hoặc đóng cọc ván thép ngăn nước. - Đóng cọc bê tông móng mố trụ cầu. - Lắp dầm cầu - Dọn sạch lòng sông, thông thuyền, đổ mặt cầu - Làm đường lên cầu, cọc tiêu, biển báo, sơn cầu, làm rãnh nước, đèn đường, đèn cầu. - Thử trọng tải cầu và hoàn thiện bàn giao. Quy trình công nghệ đối với công trình giao thông đường bộ Xếp đá hộc hai bên đường Rải đá 4 x 6 Đào khuôn đường Đắp đất đến độ chặt Sửa lề hai bên đường Cho lu lèn chặt Rải đá mạt 0,5x1 Hoàn thành bàn giao Tưới nhựa 2 lớp Lu lèn chặt Rải đá Lu lèn chặt 4. Tổ chứuc công tác kế toán tại công ty Công ty xây dựng CTGT 874 là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực giao thông, do đó công ty hạch toán đúng như chế độ kế toán do Bộ Tài chính và vận dụng thực tiễn vào ngành giao thông. Do công ty tổ chức theo kiểu phân cấp gồm các đội xây dựng trực thuộc nên bộ máy kế toán công ty gồm 2 loại kế toán là: - Kế toán tại công ty. - Kế toán tại các đội xây dựng công trình Kế toán tại các đội xây dựng công trình có nhiệm vụ tậphợp các chứng từ ban đầu và hạch toán ban đầu, ghi chép lập bảng kê chi tiết... Sau đó chuyển cả các chứng từ có liên quan đến phòng tài chính kế toán công ty. Kế toán công ty căn cứ vào các chứng từ này để ghi chép hàng ngày. Sau đó kế toán lập các sổ sách cần thiết, tổng hợp và báo cáo tài chính. Tất cả các sổ sách và chứng từ kế toán đều phải có sự kiểm tra phê duyệt của kế toán trưởng và giám đốc công ty. Tại công ty, bộ máy kế toán công ty được phân công với các chức năng nhiệm vụ rõ ràng để hoàn thành phần việc kế toán đã giao. Bộ máy kế toán Công ty xây dựng CTGT 874 gồm có 8 người: có 1 trưởng phòng kế toán, 2 phó phòng và mỗi người đảm nhiệm một chức năng riêng biệt, thực hiện nhiệm vụ riêng. Sơ đồ bộ máy kế toán Trưởng phòng kế toán Thủ kho kiêm thủ quỹ Kế toán tổng hợp Kế toán ngân hàng thanh toán với người mua giá thành Kế toán TSCĐ thu nhập và phân phối thu Kế toán vật liệu thanh toán với người bán, tiền mặt 1. Trưởng phòng kế toán Phụ trách chung và điều hành toàn bộ công tác kế toán của đơn vị chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc và Nhà nước về quản lý và sử dụng các loại lao động vật tư tiền vốn trong sản xuất kinh doanh. Tổ chức hạch toán các quá trình sản xuất kinh doanh theo quy định của Nhà nước, xác định kết quả kinh doanh và lập các báo cáo theo quy định. - Chỉ đạo trực tiếp hướng dẫn công nhân viên dưới quyền thuộc phạm vi và trách nhiệm của mình, có quyền phân công chỉ đạo trực tiếp tất cả các nhân viên kế toán tại công ty làm việc ở bất cứ bộ phận nào. - Các tài liệu tín dụng... liên quan đến công tác kế toán đều phải có chữ ký của kế toán trưởng mới có tác dụng pháp lý. 2. Kế toán tổng hợp Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về công tác kế toán được giao, có nhiệm vụ và quyền hạn sau: - Mở sổ kế toán ghi chép, phản ánh đầy đủ chính xác, kịp thời và trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị theo đúng quy định. - Giám sát và kiểm tra các hoạt động tài chính, phát hiện và ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật, chính sách và chế độ tài chính. - Quản lý tài sản cố định, đăng ký và tính khấu hao cơ bản hàng tháng, quý, phân bổ vào giá thành sản phẩm theo chế độ hiện hành. - Tổng hợp giá thành sản phẩm theo chế độ hiện hành. - Tổng hợp giá thành toàn công ty, xác định kết quả kinh doanh phân phối lợi nhuận và trích lập quỹ theo quy định. - Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ báo cáo tài chính, tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, thuế và các báo cáo khác theo yêu cầu quản lý đúng quy định và kịp thời gian cho cơ quan cấp trên. 3. Kế toán ngân hàng thanh toán với người mua giá thành Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng và có nhiệm vụ quyền hạn sau: - Hướng dẫn kiểm tra các ngành nghiệp vụ và các đơn vị được phân công. Theo dõi quản lý việc thực hiện công tác kế toán tài chính, sử dụng vật tư tài sản, tiền vốn có hiệu quả, phát hiện kịp thời và ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật, chính sách chế độ kỷ cương của luật tài chính. - Hướng dẫn các đơn vị giữ báo cáo quyết toán hàng tháng quý theo đúng quy định, đầy đủ chứng từ hợp lệ, trực tiếp kiểm tra phê duyệt quyết toán cho các đơn vị, phải phân rõ các chi phí theo từng công trình, hạng mục công trình. - Cùng các đơn vị quan hệ trực tiếp với các chủ đầu tư để thanh toán thu hồi vốn các công trình. - Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán thống kê quản lý tài chính theo quy chế tài chính nhà nước. - Thường xuyên đôn đốc các đơn vị chấp hành chế độ báo cáo, quản lý bảo quản sự lưu trữ chứng từ, sổ sách tài liệu theo quy định. 4. Kế toán tài sản cố định, thu nhập và phân phối thu nhập Có nhiệm vụ theo dõi hạch toán và quản lý tài sản cố định về hiệnvậtvà giá trị tính toán các khoản thu nhập từ các hoạt động của đơn vị và tiến hành phân phối theo chế độ tài chính quy định. 5. Thủ kho kiêm thủ quỹ. Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng và có chức năng nhiệm vú sau: - Quản lý đảm bảo an toàn, bí mật tài khoản tiền gửi ngân hàng ghi chép đầy đủ với ngân hàng và phát hiện những sai sót để điều chỉnh cho kịp thời. - Quản lý, bảo đảm bí mật an toàn tuyệt đối quỹ tiền mặt, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, kim khí, đá quý... Do tình hình sản xuất kinh doanh mang tính chất phân tán, để tạo sự năng động trong điều hành sản xuất, công ty đã quản lý và cung cấp một số vật tư chủ yếu cho công trình, đồng thời đảm bảo đầy đủ nhu cầu về tài chính cho sản xuất kinh doanh. Các đội sản xuất tự quyết định phương án thi công, tổ chức thi công theo thiết kế. Mọi chứng từ thu chi tài chính đều phải được thống kê giao cho phòng kế toán tài vụ công ty để hạch toán chung toàn công ty đồng thời sau khi công trình hoàn thành bàn giao hạch toán lỗ, lãi cho công trình. + Phương thức hạch toán: Công ty áp dụng phương pháp hạch toán báo cáo ở các đơn vị. Hạch toán tập trung tại phòng tài chính kế toán công ty theo hình thức chứng từ ghi sổ. Trình tự luân chuyển chứng từ được thể hiện như sau: Chứng từ gốc Sổ tổng hợp Sổ đăng ký chứng từ Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối Báo cáo kế toán II. Thực trạng tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty xây dựng CTGT 874 1. Quy mô và cơ cấu phân loại lao động Việc tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm, nâng lương, khen thưởng kỷ luật đào tạo, bồi dưỡng do Tổng giám đốc công ty thực hiện. Tất cả mọi người trong công ty đều phải ký hợp đồng lao động theo đúng quy định nhà nước. Tổng giám đốc công ty là người chịu trách nhiệm trước nhà nước về việc ký kết hợp đồng lao động với người lao động. Phó phòng tổ chức chính là cơ quan có trách nhiệm tham mưu giúp việc cho tổng giám đốc công ty và Ban lãnh đạo về công tác quản lý sử dụng lao động sao cho có hiệu quả và đúng pháp luật. Công ty hiện có 365 người lao động, trong đó khối cán bộ, đoàn thể 43 người, còn lại là các công nhân tham gia trực tiếp của công ty tại các công trình. Cơ cấu lao động phân theo ngành nghề trong công ty được thể hiện qua bảng phân tích sau: Ngành nghề Số lượng lao động Tỷ trọng so với toàn công ty (%) 1. Khối cơ quan đoàn thể 43 11,8 2. Lãnh đạo 8 2,19 3. Phòng tổ chức cán lao động 3 0,82 4. Phòng kế hoạch kỹ thuật 9 2,46 5. Phòng thiết bị vật tư 4 1,09 6. Phòng Tài chính kế toán 8 2,19 7. Phòng hành chính quản trị 10 2,73 Cộng 85 23,28 II. Lao động ở các đội: 1. Đội sản xuất số 1 31 8,49 2. Đội sản xuất số 2 7 1,9 3. Đội sản xuất số 3 22 6,02 4. Đội sản xuất số 4 31 8,49 5. Đội sản xuất số 5 73 20 6. Đội sản xuất số 6 7 1,9 7. Đội sản xuất số 7 73 20 8. Đội sản xuất số 8A 10 2,73 9. Đội sản xuất số 8B 10 2,73 10. Trạm trộn bê tông nhựa 16 4,37 Cộng 280 76,7 Tổng số lao động 365 Trình độ văn hoá của cán bộ quản lý cũng như trình độ tay nghề của một công nhân lao động trực tiếp và gián tiếp, Công ty rất coi trọng và là một trong những chỉ tiêu để tuyển dụng lao động vào làm trong công ty. Trình độ văn hoá của công ty tối thiểu phải là tốt nghiệp trung cấp các chuyên ngành đối với khối cơ quan. Đối với công nhân tuyển dụng lao động tại các công trình thì tối thiểu phải là tốt nghiệp phổ thông trung học (số lao động thuê tại các công trình). Yêu cầu về trình độ tay nghề của lao động trực tiếp trong công ty được quy định theo từng mức độ công việc. Ví dụ như số lao động làm thuê theo hợp đồng tại công trình thì phải cần lựa chọn những người có sức khoẻ và bậc thợ tay nghề qui định. Còn các công việc khác đều yêu cầu người lao động phải có bằng cấp ngành nghề chuyên môn về công việc đó thì mới tuyển dụng. Bảng phân loại trình độ văn hoá của cán bộ công nhân viên trong công ty Chỉ tiêu Số lượng Tỷ trọng Tổng số lao động 365 100% Trình độ đại học 100 27% Trình độ trung cấp 100 27% Trình độ sơ cấp và bậc thợ 165 46% Tổng 365 100 b) Các hình thức tiền lương và phạm vi áp dụng Việc phân phối thu nhập được phân phối theo nguyên tắc, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng. Tổng giám đốc công ty quyền cho các đơn vị trực tiếp xây dựng phương án hình thức lương theo quy định hiện hành phù hợp với quá trình sản xuất xây dựng. Hình thức này áp dụng cho toàn bộ hình thức lương khoán sản phẩm. Riêng ở khối cơ quan căn cứ vào chức danh, thời gian, kết quả hoạt động của các đơn vị thành viên để tính lương. Công ty xây dựng CTGT 874 là một công ty mang đặc điểm của ngành xây dựng giao thông cơ bản, sản phẩm khoán đơn chiếc, số lao động tham gia gián tiếp trong quá trình thi công sẽ được áp dụng hình thức lương thời gian đồng thời cũng căn cứ vào số công việc hoàn thành của các đội sản xuất để tính lương. Đối với số lao động tham gia trực tiếp và số lao động thuê ở các đội để áp dụng hình thức lương khoán sản phẩm hoàn thành. Việc áp dụng các hình thức tiền lương công ty là nhằm quán triệt nguyên tắc phân phối lao động. Kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích của xã hội với lợi ích của công ty bằng lao động, lựa chọn hình thức trả lương đúng đắn có tác dụng đòn bẩy kinh tế, k._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34117.doc
Tài liệu liên quan