Hạch toán lao động, tiền lương và các khoản Trích theo lương ở Công ty TNHH Thiết bị giáo dục Hà Lân

Tài liệu Hạch toán lao động, tiền lương và các khoản Trích theo lương ở Công ty TNHH Thiết bị giáo dục Hà Lân: ... Ebook Hạch toán lao động, tiền lương và các khoản Trích theo lương ở Công ty TNHH Thiết bị giáo dục Hà Lân

doc68 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hạch toán lao động, tiền lương và các khoản Trích theo lương ở Công ty TNHH Thiết bị giáo dục Hà Lân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục Lòi nói đầu Chương I: Lý luận cơ bản về tiền lương và các khoản trích theo lương. I : Các vấn đề chung về lao động tiền lương và các khoản trích theo lương 1 : Vấn đề lao động trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh 1.1 : Vai trò của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh 1.2 : Phân loại lao động trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh 1.2.1 : Phân loại lao động theo thời gian 1.2.2 : Phân loại lao động theo quan hệ với quá trình sản xuất 1.2.3 : Phân loại theo chức năng của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh 2 : Tiền lương và các khoản trích theo lương 2.1 : Khái niệm về tiền lương 2.2 : Các hình thức trả lương 2.2.1 : Hình thức trả lương theo thời gian 2.2.2 : Hình thức trả lương theo sản phẩm 3 : Quỹ lương của doanh nghiệp 3.1 : Nội dung 3.2 : Phân loại quỹ lương trong hạch toán 4 : Các khoản trích theo lương 4.1 : Bảo hiểm xã hội 4.2 : Bảo hiểm y tế 4.3 : Chi phí công đoàn II : Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 1 : Nhiệm vụ của kế toán 2 : Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 2.1 : Thủ tục, chứng từ hạch toán 2.2 : Tài khoản hạch toán 2.3 : Phương pháp hạch toán 2.4 : Sơ đồ hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương Chương II : Tỏ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Thiết bị giáo dục Hà Lân : Quá trình hình thành và phát triển : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh : Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý : Tổ chức công tác kế toán : Thực tế công tác tổ chức lao động và kế toán tiền lương cùng các khoản trích theo lương : Công tác tổ chức lao động ở công ty : Nội dung quỹ tiền lương và thực tế quản lý tiền lương của doanh nghiệp : HÌnh thức trả lương áp dụng tại doanh nghiệp : Đặc điểm về lực lượng lao động và tổ chức hạch toán lao động tại công ty TNHH thiết bị giáo dục Hà Lân : Cơ cấu và giới tính của đội ngũ lao động : Tổ chức hạch toán thời gian lao động : Tổ chức hạch toán kết quả lao động 5 : Quy trình hạch toán tiền lương tại công ty TNHH thiết bị giáo dục Hà Lân 5.1 : Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 5.1.1 : Các tổng kết kế toán sử dụng trong công tác kế toán tiền lương và các khoản tính theo tiền lương của doanh nghiệp Chương III : Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thành công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH thiết bị giáo dục Hà Lân LỜI NÓI ĐẦU TiÒn l­¬ng lµ mét ph¹m trï kinh tÕ cã ý nghÜa quan träng trong ®êi sèng kinh tÕ x· héi. Nã t¸c ®éng lín ®Õn viÖc ph¸t triÓn kinh tÕ, æn ®Þnh vµ c¶i thiÖn ®êi sèng cña ng­êi lao ®éng. V× vËy d­íi mäi h×nh th¸i kinh tÕ x· héi, mäi Nhµ n­íc vµ mäi tÇng líp ®Òu quan t©m ®Õn vÊn ®Ò tiÒn l­¬ng. C¸c chÝnh s¸ch tiÒn l­¬ng ph¶i lu«n ®æi míi cho phï hîp víi c¸c ®iÒu kiÖn kinh tÕ, chÝnh trÞ x· héi cña mçi n­íc trong tõng thêi kú, ®©y lµ mét nhiÖm vô quan träng. §Êt n­íc ta ®ang chuyÓn sang nÒn kinh tÕ thÞ tr­êng ®Þnh h­íng x· héi chñ nghÜa. §Õn nay chóng ta ®· thu ®­îc mét sè thµnh tùu ®¸ng kÓ vÒ kinh tÕ, ®êi sèng cña nh©n d©n ngµy cµng ®­îc n©ng cao c¶ vÒ vËt chÊt vµ tinh thÇn. C¸c thµnh phÇn kinh tÕ ngµy cµng ®æi míi vµ ph¸t triÓn theo c¬ chÕ míi. Trong c¬ chÕ míi, c¸c doanh nghiÖp ®­îc hoµn toµn tù chñ trong ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh, lÊy thu bï chi vµ cã l·i míi cã thÓ tån t¹i vµ ph¸t triÓn ®­îc. Tr­íc yªu cÇu ®ã c¸c doanh nghiÖp ra søc phÊn ®Êu ®æi míi c¬ chÕ qu¶n lý, ®æi míi m¸y mãc thiÕt bÞ,... ®Ó lµm gi¶m gi¸ thµnh s¶n phÈm, ®Ó cã thÓ c¹nh tranh ®­îc trªn thÞ tr­êng. Mét trong nh÷ng vÊn ®Ò mµ hiÖn nay c¸c doanh nghiÖp th­êng quan t©m lµ viÖc sö dông hiÖu qu¶ c¸c ph­¬ng ph¸p kinh tÕ trong qu¶n lý doanh nghiÖp. Mét trong nh÷ng ph­¬ng ph¸p kinh tÕ quan träng trong qu¶n lý kinh tÕ lµ tæ chøc tr¶ l­¬ng hîp lý cho ng­êi lao ®éng trong c¸c doanh nghiÖp. TiÒn l­¬ng ph¶i ®¶m b¶o t¸i s¶n xuÊt më réng søc lao ®éng trªn c¬ së thùc hiÖn theo nguyªn t¾c ph©n phèi theo lao ®éng. Nhµ n­íc cho phÐp c¸c doanh nghiÖp lùa chän c¸c h×nh thøc tr¶ l­¬ng cho ng­êi lao ®éng sao cho phï hîp víi ®Æc ®iÓm s¶n xuÊt kinh doanh cña m×nh vµ sao cho cã lîi nhÊt, ph¸t huy tèt nhÊt t¸c dông ®ßn bÈy cña tiÒn l­¬ng. ë n­íc ta h×nh thøc tr¶ l­¬ng theo s¶n phÈm vµ h×nh thøc tr¶ l­¬ng theo thêi gian ®ang ®­îc ¸p dông réng r·i trong c¸c doanh nghiÖp. Tuy vËy c¸c h×nh thøc tr¶ l­¬ng ph¶i lu«n kÌm theo mét sè ®iÒu kiÖn nhÊt ®Þnh ®Ó cã thÓ tr¶ l­¬ng mét c¸ch hîp lý, ®óng ®¾n vµ cã hiÖu qu¶. Chóng ta cÇn ph¶i hoµn thiÖn c¸c h×nh thøc ®ã th× míi ph¸t huy hÕt t¸c dông cña tiÒn l­¬ng, nÕu kh«ng sÏ cã t¸c dông xÊu ®Õn ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh, ph¸t sinh m©u thuÉn vÒ lîi Ých gi÷a ng­êi lao ®éng vµ ng­êi sö dông lao ®éng, gi÷a c«ng nh©n vµ c¸n bé qu¶n lý, lµm suy gi¶m ®éng lùc lao ®éng vµ sù s¸ng t¹o cña hä. Do ®ã vÊn ®Ò lùa chän c¸c h×nh thøc tr¶ l­¬ng nh­ thÕ nµo lµ mét nhiÖm vô quan träng cña mét doanh nghiÖp. Lµm sao ph¶i chän ®­îc c¸c h×nh thøc tr¶ l­¬ng mét c¸ch hîp lý, tr¶ l­¬ng cho ng­êi lao ®éng ph¶i ®óng víi c«ng søc mµ hä bá ra, l¹i võa ®¶m b¶o ®­îc hiÖu qu¶ cho ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh cña doanh nghiÖp. Sau mét thêi gian thùc tËp ë C«ng ty TNHH ThiÕt bÞ gi¸o dôc Hµ L©n , qua sù t×m hiÓu vµ qua sù trao ®æi víi c¸c c¸n bé qu¶n lý cña C«ng ty, em ®· chän ®Ò tµi thùc tËp: "H¹ch to¸n lao ®éng, tiÒn l­¬ng vµ c¸c kho¶n TrÝch theo l­¬ng ë C«ng ty TNHH ThiÕt bÞ gi¸o dôc Hµ L©n " Cơ cấu của đề tài gồm 3 chương: Chương I: Lý luận căn bản về tiền lương và các khoản trích theo lương Chương II: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH thiết bị giáo dục Hà Lân. Chương III: Nhận xét, đánh giá và đề xuất về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH thiết bị giáo dục Hà Lân CHƯƠNG I Lý luận cơ bản về tiền lương và các khoản trích theo lương I/ Các vấn đề chng về lao động tiền lương và các khoản trích theo lương 1- Vấn đề lao động trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh: Lao động là hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm tác động, biến đổi các vật tư nhiên thành những vật phẩm đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt của con người. Trong mọi chế độ xã hội, việc sáng tạo ra của cải vật chất đều ko tách rời lao động. Lao động là điều kiện đầu tiên cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của loài người, là yếu tố cơ bản có tính chất quyết địnhtrong quá trình sản xuất. Để cho quá trình tái sản xuất xã hội nói chung và quá trình sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp nói riêng được diễn ra thưòng xuyên, liên tục thì một vấn đề thiết yếu là phải tái sản xuất sức lao động. Người lao động phải có vật phẩm tiêu dùng để tái sản xuất sức lao động. Vì vậy, khi họ tham gia lao động sản xuất tại các doanh nghiệp thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải trả thù lao cho họ. Trong nền kinh tế hàng hoá, thù lao lao động được biểu hiện bằng thước đo giá trị gọi là tiền lương. Như vậy tiền lương là số tiền thù lao mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp cho doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho người lao động đủ để tái sản xuất sức lao động, nâng cao, bồi dưỡng sức lao động. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, ngoài ra người lao động còn được hưởng các khoản phụ cấp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. 1.1- Vai trò của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh : Tiền lương là công cụ để thực hiện chức năng phân phối, thu nhập quốc dân và có chức năng thanh toán. Tiền lương nhằm tái sản xuất sức lao động, thông qua việc sử dụng tiền lương để trao đổi lấy vạt sinh hoạt cần thiết cho cuộc sống của người lao động. Tiền lương là một bộ phận quan trọng về thu nhập, chi phối và quyết định mức sống của người lao động do đó là một bộ phận quan trọng trong quản lý. Người ta sử dụng nó để thúc đẩy người lao động hăng hái vá sáng tạo, tạo động lực trong lao động. Do vậy quản lý lao động tiền lương là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý, sản xuất kinh doanh, nó là nhân tố giúp cho kinh doanh hoàn thành vượt mức kế hoạch của mình. Tổ chức hạch toán lao động và tiền lương giúp cho công tác quản lý lao động của doanh nghiệp đi vào lề nếp, thúc đẩy người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động, tăng năng suất và hiệu quả công tác. Tổ chức tốt công tác hạch toán lao động và tiền lương giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt quỹ tiền lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội đúng nguyên tắc, đúng chế độ, khuyến khích người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao đồng thời cũng tạo cơ sở cho việc phân bổ chi phí công nhân và giá thành sản phảm dược chính xác. 1.2- Phân loại lao động trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh: Muốn có thông tin chính xác về số lượng lao động và cơ sở lao động cần phải phân loại lao động. Trong các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau thì việc phân loại lao động không giống nhautuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý lao độngtrong điều kiện cụ thể của toàn doanh nghiệp. Phân loại lao động là việc sắp xếp lao động vào các nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định. Về mặt quản lý hạch toán, lao động thường được phân theo những tiêu thức sau: 1.2.1- Phân loại lao động theo thời gian lao động: - Theo thời gian lao động, toàn bộ lao động có thể chia thành 2 loại: Lao động thường xuyên trong danh sách : là lực lượng lao động do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương gồm : công nhân sản xuất kinh doanh cơ bản và nhân viên thuộc các hoạt động khác ( gồm cả số hợp đồng ngắn hạn và dài hạn ). - Lao động ngoài danh sách ( lao động tạm thời ): là lực lượng lao động làm việc tại các daonh nghiệp docác nghành khác chi trả lương như cán bộ chuyên trách đoàn thể, học sinh, sinh viên thực tập ... Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp nắm được tổng số lao động của mình, từ đó có kế hoạch sử dụng , bồi dưỡng, tuyển dụng và huy động khi cần thiết. Đồng thời, xác định các khoản nghĩa vụ với người lao động và với nhà nước được chính xác. 1.2.2- Phân loại lao động theo quan hệ với quá trình sản xuất: Dự theo mói quan hệ của lao động với quá trình sản xuất, có thể phân loại lao động của doanh nghiệp thành 2 loại sau: - Lao động trực tiếp sản xuất: Lao động trực tiếp sản xuất chính là bộ phận công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Thuộc loại này bao gồm những người điều khiển thiết bị máy móc để sản xuất sản phẩm ( kể cả cán bộ kỹ thuật trực tiếp sử dụng), những người phục vụ quá trình sản xuất (vận chuyển bốc dỡ nguyên liệu, vật liệu trong nội bộ: sơ chế nguyên, vật liệu trước khi đưa vào sản xuất ...) - Lao động gián tiếp sản xuất: Đây là một bộ phận lao động tham gia vào một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Thuộc bộ phận này bao gồm nhân viên kỹ thuộc (trực tiếp làm công tác kỹ thuật hoặc tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật), nhân viên quản lý kinh tế (trực tiếp lãnh đạo, tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh như giám đốc, phó giám đốc kinh doanh, cán bộ các phòng ban kế toán, thống kê, cung tiêu ...) nhân viên quản lý hành chính (những người làm công tác tổ chức, nhân sự, văn thư, đánh máy, quản trị ...) Các phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được tính hợp lý của cơ cấu lao động. Từ đó, có biện pháp tổ chức, bố trí lao động phù hợp với yêu cầu công việc, tinh giản bộ máy gián tiếp. 1.2.3- Phân theo chức năng của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh: Theo cách này, toàn bộ lao động trong doanh nghiệp có thể chia làm 3 loại: - Lao động thực hiện các chức năng sản xuất, chế biến : bao gồm những lao động tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các dịch vụ như: công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các dich vụ, nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất ... - Lao động thực hiện chức năng bán hàng: là những lao động tham gia hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ như: nhân viên bán hàng, tiếp thị, nghiên cứu thị trường, marketing ... - Lao động thực hiện chức năng quản lý: là những lao động tham gia hoạt động quản trị kinh doanh và quản lý hành chính của doanh nghiệp như các nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính ... Phân loại lao động theo có tác dụng giúp cho việc tập hợp chi phí lao động được kịp thời, chính xác, phân định được chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ, làm căn cứ để xác định kết quả kinh doanh từng thời kỳ. Cũng như lao động, tiền lương trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại với tính chất khác nhau, đối tượng chi trả và mức chi trả khác nhau. Vì thế để thuận tiện cho việc quản lý và sử dụng tiền lương một cách hiệu quả, cần thiết phải phân loại tiền lương theo tiêu thức phù hợp. Trên thực tế có rất nhiều cách phân loại tiền lương như phân loại theo cách thức trả lương (lương sản phẩm, lương thời gian, lương khoán) phân theo đối tượng trả lương (lương gián tiếp, lương trực tiếp) phân theo chức năng tiền lương (sản xuất, bán hàng, quản lý) ... Mỗi cách phân loại đều có tác dụng nhất định trong quản lý. Tuy nhiên, để thuận lợi cho công tác kế toán nói riêng và quản lý nói chung, xét về mặt hiệu quả tiền lương được chia làm 2 loại là tiền lương chính và tiền lương phụ. - Tiền lương chính: là bộ phận tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế có làm việc, gồm cả tiền lương cấp bậc, tiền thưởng và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương. - Ngược lại, tiền lương phụ là bộ phận tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế không làm việc nhưng được nghỉ chế độ quy định như: nghỉ phép, nghỉ họp, học tập, lễ, tết, ngừng sản xuất ... Cách phân loại này không những giúp cho việc tính toán, phân bổ chi phí tiền lương được chính xác mà còn cung cấp thông tin cho việc phân tích chi phí tiền lương. Phân loại lao động trong doanh nghiệp có ý nghĩa to lớn trong việc lắm bắt thông tin về số lượng và thành phẩm lao động, về trình độ nghề nghiệp của người lao động trong doanh nghiệp, về sự bố trí lao động trong doanh nghiệp từ đó thực hiện quy hoạch lao động, lập kế hoạch lao động. Mặt khác, thông qua phân loại lao động trong toàn doanh nghiệp và từng bộ phận giúp cho việc lập dự toán chi phí nhân công trong chi phí sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch quỹ lương và thuận lợi cho công tác kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch dự toán này. 2 - Tiền lương và các khoản trích theo lương: 2.1 – Khái niệm về tiền lương: Trong bất kỳ nền kinh tế nào thì việc sản xuất ra của cải vật chất hoặc thực hiện quá trình kinh doanh đều không tách rời lao động của con người. Lao động là yếu tố cơ bản của quyết định việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và lao động được đo lường, đánh giá thông qua hình thức trả lương cho người lao động của doanh nghiệp. Vậy tiền lương là giá cả của sức lao động, là một khoản thù lao do người sử dụng sức lao động trả cho người lao động để bù đắp lại phần sức lao động mà họ đã hao phí trong quá trình sản xuất. Mặt khác, tiền lương còn để tái sản xuất sức lao động, đảm bảo sức khoẻ và đời sống cho người lao động. Tiền lương là một bộ phận xã hội biểu hiện bắng tiền được trả cho người lao động, dựa theo số lượng và chất lượng lao động của mỗi người dùng để bù đắp lại hao phí lao động của họ và nó là một vấn đề thiết thực đối với đời sống cán bộ, công nhân viên chức. Tiền lương được quy định một cách đúng đắn là yếu tố kích thích sản xuất mạnh mẽ, nó kích thích người lao động ra sức sản xuất và lao động, nâng cao trình độ tay nghề, cải tiến kỹ thuật, nhằm năng cao năng xuát lao động. Ở nước ta trong thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp, tiền lương là một phần thu nhập quốc dân song nó là một giá trị mới sáng tạo và tiền lương được biểu hiện bằng tiền của người lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp cho người lao động theo họp đồng mà hai bên đã thoả thuận ký kết. 2.2 – Các hình thức trả lương: Các doanh nghiệp hiện nay thực hiện tuyển dụng lao động theo chế độ hợp đồng lao động. Người lao động phải tuân thủ những điều cam kết trong hợp đồng lao động, toàn doanh nghiệp phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong đó có tiền lương và các khoản khác theo quy định trong hợp đồng. Hiện thăng bậc lương cơ bản được nhà nước quy định, nhà nước khống chế mức lương tối thiểu, không khống chế mức lương tối đa mà điều tiết băng thuế thu nhập của người lao động. Việc tính và trả chi phí lao động có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý doanh nghiệp. Mục đích của việc quy định các hình thức trả lương là nhằm quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động. Trên thực tế, thường áp dụng các hình thức trả lương như: trả lương theo thời gian, theo sản phẩm và tiền lương khoán. 2.2.1 – Hình thức tiền lương trả theo thời gian: - Được áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng như hình chính quản trị, tổ chức lao động, thống kê, tài vụ, kế toán ... - Tiền lương theo thời gian là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật hoặc chức danh và thăng bậc lương theo quy định. - Tuỳ theo yêu cầu trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp, tính trả lương theo thực hiện có thể chia ra: + Tiền lương tháng: Là tiền lương trả cho người lao động theo thăng bậc lương quy định gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp (nếu có) như: phụ cấp độc hại, phụ cấp khu vực ... Công thức: Mi = Mn x Hi + (Mn x Hi + Hp) Trong đó: Mi : Mức lương lao động bậc i Mn : Mức lương tối thiểu Hi : Hệ số cấp bậc lương bậc i Hp : Hệ số phụ cấp + Tiền lương tuần : là tiền lương trả cho một tuần làm việc. Tiền lương tháng x 12 tháng Tiền lương tuần = 52 tuần + Tiền lương ngày : là tiền lương trả cho một ngày làm việc và là căn cứ để tính trợ cấp bảo hiểm xã hội phải trả cho cán bộ công nhân viên, trả lương cho công nhân viên những ngày họp, học tập và lương hợp đồng. Tiền lương tháng Tiền lương ngày = Số ngày làm việc trong tháng + Tiền lương giờ: là tiền lương trả cho mọt giờ làm việc (theo quy định của Bộ luật lao động là làm việc không quá 8h/ngày). Tiền lương ngày Tiền lương giờ = 8 giờ Do những hạn chế nhất định của hình thức trả lương theo thời gian (mang tính bình quân, chưa thực sự gắn với kết quả sản xuất) nên để khắc phục phần hạn chế đó, trả lương theo thời gian có thể kết hợp với chế độ tiền thưởng để khuyến khích người lao động hăng hái làm việc. 2.2.2 – Hình thức tre lương theo sản phẩm: - Tiền lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm mà họ làm ra và đơn giá tiền lương tính cho 1 đơn vị sản phẩm. - Phương pháp xác định mức lao động và đơn giá tiền lương sản phẩm: giao cùng lệnh sản xuất hoặc đồng thời sản xuất. Định mức lao động được xây dựng trên cơ sở định mức kỹ thuật khuyến khích người lao động làm theo năng lực hưởng lương, khả năng trình độ của người lao động, khuyến khích sản xuất để đơn vị nhanh chóng hoàn thành kế hoạch được giao. Người lao động trực tiếp sản xuất thì nhà nước có quy định trả theo đơn giá của sản phẩm. Để trả lương theo sản phẩm cần có định mức lao động, đơn giá tiền lương hợp lý trả cho từng loại sản phẩm, công việc. Tổ chức công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm đồng thời phải đảm bảo các điều kiện để công nhân tiến hành làm việc, hưởng lương theo các hình thức tiền lương sản phẩm như: máy mcs thiết bị, nguyên vật liệu ... Việc tính lương theo sản phẩm có thể tiến hành theo nhiều cách khác nhau: + Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp: áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất. Trong đơng giá sản phẩm không thay đổi theo tỷ lệ hoàn thành định mức lao động nên còn gọi là hình thức tiền lương này là hình thức tiền lương sản phẩm trực tiếp không hạn chế. Lương sản phẩm trực tiếp = Lương sp hoàn thành đúng quy cách * Đơn giá tiền lương quy định cho 1 sp + Hình thức tiền lương sản phẩm gián tiếp được áp dụng để trả lương cho công nhân phục vụ sản xuất (vận chuyển nguyên, vật liệu, sản phẩm, bảo dưỡng máy móc thiết bị ...) Mặc dù sức động của những công nhân này không trực tiếp làm ra sản phẩm nhưng gián tiếp ảnh hưởng đến năng xuất lao động của công nhân trực tiếp sản xuất. Vì thế, có thể căn cứ vào năng xuất lao động của công nhân trực tiếp sản xuất đẻ tính lương cho công nhân phục vụ. Nhờ đó, bộ phận công nhân phục vụ sẽ phụ vụ tốt hơn và họ quan tâm hơn đến kết quả phục vụ, kết quả sản xuất. Từ đó có giải pháp cải tiến công tác phục vụ sản xuất. Lương sp gián tiếp = Đơn giá tiền lương gián tiếp * Số lượng sp hoàn thành của CN sx chính + Hình thức tiền lương trả theo sản phẩm có thưởng thực chất là kết hợp giữa hình thức trả lương theo sản phẩm (sản phẩm trực tiếp hoặc sản phẩm gián tiếp) với chế độ tiền thưởng trong sản xuất (thưởng tiết kiệm vật tư, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm ...) Nhờ đó mà người lao động quan tâm hơn đến việc cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm làm ra, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động ... + Hình thức trả lương theo sản phẩm luỹ tiến: là việc trả lương trên cơ sở sản phẩm trực tiếp, đồng thời căn cứ vào mức độ hoàn thành định mức sản xuất. Mức độ hoàn thành định mức càng cao thì suất lương luỹ tiến càng lớn. Nhờ vậy, trả lương theo sản phẩm luỹ tiến sẽ kích thích được người lao động tăng nhanh năng suất lao động. Tiền lương khoán: là hình thức trả lương được áp dụng cho những công việc cụ thể mà doanh nghiệp giao khoán cho các cá nhân hoặc tập thể người lao động. + Hình thức tiền lương khoán khối lượng sản phẩm hoặc công việc: là hình thức trả lương cho người lao động theo sản phẩm. Hình thức tiền lương thường áp dụng cho những công việc lao động giản đơn, công việc có tính chất đột xuất như khoán bốc vác, vận chuyển nguyên, vật liệu, thành phẩm ... + Hình thức tiền lương khoán gọn theo sản phẩm cuối cùng: là tiền lương được tính theo đơn giá tổng hợp cho hoàn thành đến công việc cuối cùng. Hình thức tiền lương này được áp dụng cho từng bộ phận sản xuất. + Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể: Được áp dụng đối với các doanh nghiệp mà kết quả là sản phẩm của cả tập thể công nhân. Căn cứ vào các hình thức trả lương nêu trên, doanh nghiệp lựa chọn hình thức thù lao phù hợp với tính chất công việc và điều kiện sản xuất kinh doanh, gắn thù lao với kết quả công việc, đảm bảo khuyến khích người lao động năng cao hiệu quả năng suất lao động. Việc lựa chọn hoặc thay đổi hình thức trả lương phải thể hiện trong hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể. Ngoài chế độ tiền lương, các doanh nghiệp còn tiến hành xây dựng chế độ tiền thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiền thưởng bao gồm thưởng thi đua (lấy từ quỹ khen thưởng) và thưởng trong sản xuất kinh doanh (thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm, thưởng quỹ vật tư, thưởng phát minh, sáng kiến ...) 3. Quỹ lương của doanh nghiệp: Quỹ lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương trả cho số công nhân viên của doang nghiệp, do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và chi trả lương. 3.1 - Nội dung: quỹ lương trả cho doanh nghiệp bao gồm: - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế (tiền lương thời gian và tiền lương sản phẩm). - Các khoản phụ cấp thường xuyên (các khoản phụ cấp đó có tính chất tiền lương) như: phụ cấp học nghề, phụ cấp thâm niên, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, phụ cấp dạy nghề ... - Tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian ngừng sản xuất vì nhưng nguyên nhân khách quan, thời gian hội họp, nghỉ phép ... - Tiền lương trả cho công nhân viên làm ra sản phẩm hỏng trong phạm vi quy định. 3.2 – Phân loại tiền lương trong hạch toán: Về phương diẹn kế toán, quỹ tiền lương của doanh nghiệp được chia thành 2 loại: tiền lương chính và tiền lương phụ: - Tiền lương chính: Là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ chính gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp. - Tiền lương phụ: Là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ như: Thời gian lao động, nghỉ phép, nghỉ tết, họp, học tập, ... và ngừng sản xuất vi nguyên nhân khách quan ... đựơc hưởng chế độ. Xét về mặt hạch toán kế toán, tiền lương chính của công nhân của công nhân sản xuất thường được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất của từng loại sản phẩm, tiền lương phụ của công nhân sản xuất được hạch toán và phân bổ gián tiếp vào chi phí sản xuất các loại sản phẩm có liên quan theo tiêu thức phân bổ. Xét về mặt phân tích hoạt động kinh tế, tiền lương chính thường liên quan trực tiếp đến sản lượng sản xuất và năng suất lao động là những khoản chi phí theo chế độ quy định. 4 – Các khoản trích theo lương: Bên cạnh chế độ tiền lương, tiền thưởng được hưởng trong quá trình sản xuất kinh doanh, người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã họi trong các trường hợp ốm đau, thai sản ... Các quỹ này được hình thành một phần do người lao động đóng góp, phần còn lại được tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. 4.1 - Bảo hiểm xã hội: - Ngoài tiền lương phân phối cho người lao động theo số lượng, chất lượng lao động thi người lao động còn được hưởng một phấn sản phẩm xã hội dưới hình thức tiền tệ nhằm ổn định đời sống vật chất, tinh thần khi đau ốm, khó khăn, thai sản, tai nạn lao động ... phần sản phẩm xã hội này hình thành lên quỹ bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội là một trong những nội dung quan trọng của chính sách xã hội mà nhà nước đảm bảo cho mỗi người lao động. Bảo hiểm xã hội là một hệ thống chế độ mà mỗi người lao động được hưởng phù hợp với quy định về quyền lợi dựa trên nghững văn hoá pháp lý của nhà nước, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. - Quỹ bảo hiểm xã hội: được hình thành bằng nhiều cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp (phụ cấp chức vụ, phụ cấp chức vụ bầu cử, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên, phụ cấp khu vực nếu có) của người lao động thực tế lao động phát sinh trong tháng. Theo chế độ hiện hành, tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội là 20%, trong đó 15% do đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động nộp, được tính vào chi phí kinh doanh, 5% còn lai do người lao động đóng góp và được tính trừ vào thu nhập hàng tháng. Quỹ bảo hiểm xã hội được chi tiêu cho các trường hợp người lao động đau ốm, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu chí, tử tuất. Quỹ này do cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý. 4.2 - Bảo hiểm y tế: Song song với việc trích bảo hiểm xã hội hàng tháng các doanh nghiệp cũng phải tiến hành trích bảo hiểm y tế. Bảo hiểm y tế được trích nộp lên cơ quan quản lý chuyên môn với mục đích chăm sóc, phụ vụ cho sức khoẻ người lao động khi gặp đau ốm, thai sản ... Quỹ bảo hiểm y tế đẻ sử dụng đẻ thanh toán các khoản tiền khám, chữa bệnh, viện phí, thuốc, ... cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ. Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp (giống phụ cấp làm căn cứ tính bảo hiểm xã hội) của người lao động thực tế phát sinh trong tháng. Tỷ lệ trích bảo hiểm y tế hiện hành là 3% trong đó 2% tính vào kinh phí kinh doanh của doanh nghiệp và 1% trừ vào thu nhập của người lao động. 4.3 – Kinh phí công đoàn: - Ngoài ra, để có nguồn kinh phí cho hoạt động công đoàn, hàng tháng doanh nghiệp còn phải trích kinh phí công đoàn. Quỹ này cũng được trích theo một tỷ lệ quy định so với tổng quỹ tiền lương, tiền công và phụ cấp (giống phụ cấp làm căn cứ để tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế) thực tế phải trả cho người lao động - kể cả lao động hợp đồng tính vao chi phí kinh doanh đẻ hình thành kinh phí công đoàn. - Tỷ lệ trích kinh phí công đoàn theo chế độ hiện nay là 2%. Kinh phí công đoàn do doanh nghiệp trích lập cũng được phân cấp quản lý và chi tiêu theo chế độ nhà nước quy định. Một phần kinh phí công đoàn nộp cho công đoàn cấp trên, một phần để chi tiêu cho cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp. Quản lý tốt việc trích lập bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn có một ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động, mặt khác còn làm cho việc tính phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh vào giá thành sản phẩm đượcc chính xác. II/ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: 1 - Nhiệm vụ của kế toán: Để thực hiện điều hành và quản lý lao động tiền lương trong doanh nghiệp lao động sản xuất phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động. Tính đúng, thanh toán kịp thời, đầy đủ tiền lương và các khoản trích khác có liên quan đến thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp. Kiểm tra tình hình huy động và sử dụng tiền lương trong doanh nghiệp, việc chấp hành chính sách và chế độ lao động tiền lương, tình hình sử dụng tiền lương. - Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ, đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương. Mở sổ, thẻ kế toán và hạch toán lao động tiền lương đúng chế độ tài chính hiện hành. - Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng sử dụng lao động về chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận, của các đơn vị sử dụng lao động. - Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động quỹ tiền lương, đề xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động trong doanh nghiệp, ngăn chặn các hành vi vi phạm chế độ chính sách về lao động, tiền lương. 2 - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: 2.1 - Thủ tục, chứng từ hạch toán: Để quản lý lao động về mặt số lượng, các doanh nghiệp sử dụng sổ danh sách lao động. Sổ này do phòng tài chính - kế toán lập (lập chung cho toàn bộ doanh nghiệp và lập riêng cho từng bộ phận) nhằm nắm chắc tình hình phân bổ, sử dụng lao động hiện có trong doanh nghiệp. Muốn quản lý và năng cao hiệu quả sử dụng lao động, cần phải tổ chức hạch toán việc sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động. Chứng từ sử dụng để hạch toán lao động và kết quả lao động. Chứng từ sử dụng để hạch toán lao động là bảng chấm công. Bảng chấm công được lập riêng cho từng bộ phận, tổ, đội lao động sản xuất ghi rõ ngày làm việc, nghỉ việc của mỗi người lao động. Bảng chấm công do tổ trưởng (hoặc trưởng phòng, ban) trực tiếp ghi và để nơi công khai để giám sát thời gian lao động của từng lao động. Cuối tháng, bảng chấm công được dùng để tổng hợp thời gian lao động và tính lương cho từng bộ phận, tổ, đội sản xuất khi các bộ phận đó ảnh hưởng lương theo thời gian. Để phản ánh kết quả hoạt động, kế toán sử dụng chứng từ ban đầu khác nhau, tuỳ theo loại hình và đặc điểm sản xuất ở từng doanh nghiệp. Mặc dù sử dụng các mẫu từ khác nhưng các chứng từ này đều bao gồm các nội dung cần thiết như: tên công nhân, tên công việc hoặc sản phẩm, thời gian lao động, số lượng sản phẩm hoàn thành._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2235.doc
Tài liệu liên quan