Hạch toán tại sản cố định với việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tại sản cố định tại Công ty Dịch vụ Du lịch Sao Mai

Tài liệu Hạch toán tại sản cố định với việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tại sản cố định tại Công ty Dịch vụ Du lịch Sao Mai: ... Ebook Hạch toán tại sản cố định với việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tại sản cố định tại Công ty Dịch vụ Du lịch Sao Mai

doc78 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1498 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hạch toán tại sản cố định với việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tại sản cố định tại Công ty Dịch vụ Du lịch Sao Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá ở nước ta hiện nay thì việc hiện đại hoá và hoàn thiện công tác kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế là một đòi hỏi khách quan và rất quan trọng. Đó là sự hoàn thiện của Chế độ kế toán sao cho phù hợp với chuẩn mực quốc tế, hệ thống báo cáo tài chính là nơi cung cấp thông tin tin cậy cho các nhà đầu tư trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài nhằm thu hút vốn đầu tư ngày một lớn, phát triển kinh tế đất nước.Trong đó việc hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định đóng một vị trí quan trọng. Tài sản cố định (TSCĐ) là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời là bộ phận quan trọng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Đó là điều kiện cần thiết để giảm cường độ lao động và tăng năng suất lao động, thể hiện sự hiện đại của cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, năng lực và thế mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Bởi vậy, kế toán tài sản cố định là một khâu quan trọng trong toàn bộ khối lượng kế toán. Nó cung cấp toàn bộ nguồn số liệu đáng tin cậy về tình hình tài sản cố định hiện có của công ty và tình hình tăng giảm TSCĐ.... Từ đó tăng cường biện pháp kiểm tra, quản lý chặt chẽ các TSCĐ của công ty. Chính vì vậy, tổ chức công tác kế toán TSCĐ luôn là sự quan tâm của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cũng như các nhà quản lý kinh tế của Nhà nước. Trong quá trình học tập ở trường và thời gian thực tập, tìm hiểu, nghiên cứu tại Công ty Dịch vụ Du lịch Sao Mai. Cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Trần Thị Phượng và các cán bộ nhân viên phòng kế toán tài vụ của Công ty em chọn đề tài : “ Hạch toán tài sản cố định với việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Dịch vụ Du lịch Sao Mai ” với mong muốn đóng góp những hiểu biết nhỏ của mình nhằm cải tiến và hoàn thiện công tác kế toán Tài sản cố định của công ty. Kết cấu của chuyên đề ngoài lời mở đầu và kết luận gồm có 3 phần chính sau: Phần 1: Đặc điểm hoạt động kinh doanh và đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Dịch vụ Du lịch Sao Mai. Phần 2: Thực trạng hạch toán Tài sản cố định với việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Dịch vụ Du lịch Sao Mai. Phần 3:Phương hướng hoàn thiện hạch toán tài sản cố định tại Công ty Dịch vụ Du lịch Sao Mai PHẦN 1 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ DU LỊCH SAO MAI I, ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 1) Quá trình hình thành, xây dựng và phát triển. Công ty Dịch vụ du lịch Sao Mai là doanh nghiệp của Đảng trực thuộc Ban Tài chính quản trị Thành uỷ Hà Nội. Công ty Dịch vụ du lịch Sao Mai có trụ sở tại 16-18 Ngõ Thông Phong - Tôn Đức Thắng - phường Quốc Tử Giám - quận Đống Đa Hà Hội. Công ty có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, thực hiện nhiệm vụ tổ chức kinh doanh dịch vụ khách sạn, du lịch và các dịch vụ khác góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách Đảng. Công ty là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của Thành uỷ Hà Nội được thành lập thực hiện nhiệm vụ chính trị bổ sung ngân sách Đảng. Từ khi thành lập đến nay Công ty trải qua nhiều bước thăng trầm song luôn được đánh giá là một trong những doanh nghiệp của Đảng hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự tăng trưởng rõ rệt. Tiền thân của Công ty Dịch vụ du lịch Sao Mai là Khách sạn Sao Mai được thành lập theo quyết định số 3096 QĐ/UB ngày 25/6/1990 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Khách sạn chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/1991 với ngành nghề kinh doanh: khách sạn, ăn uống và các dịch vụ du lịch. Mặc dù còn nhiều khó khăn ban đầu của một khách sạn nhỏ, vốn đầu tư nhỏ, trang thiết bị còn chưa hiện đại, tiện nghi bằng các khách sạn khác, vị trí lại ở trong ngõ... nhưng lại được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Thành uỷ Hà Nội, cùng với sự năng động của lãnh đạo, sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên, đầu tư đúng lúc đáp ứng kịp thời nhu cầu về dịch vụ khách sạn của xã hội, Khách sạn Sao Mai từng bước ổn định kinh doanh và đã đạt được sự phát triển năm sau cao hơn năm trước. Doanh số tăng vững, đời sống cán bộ công nhân viên cũng được cải thiện từng bước, khách sạn cũng bảo toàn vốn kinh doanh đồng thời tự trang bị thêm thiết bị, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị. Sau ba năm hoạt động khách sạn Sao Mai đã trở thành doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, được khách hàng tín nhiệm. Năm 1993 thực hiện Nghị định 388/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 20/11/1992 về việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, Công văn số 283/CV của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng ngày 16/1/1992 về việc quản lý các đơn vị kinh tế của Đảng và các đoàn thể chính trị xã hội, Quy chế quản lý kinh doanh du lịch của Nhà nước, Khách sạn Sao Mai đã được nâng lên thành Công ty Dịch vụ du lịch Sao Mai theo quyết định số 1485 QĐ/UB của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ngày 9/4/1993. 2) Chức năng, nhiệm vụ của Công ty. Công ty Dịch vụ du lịch Sao Mai thực hiện các chức năng nhiệm vụ của một đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập, áp dụng chế độ một thủ trưởng thực hiện việc cung cấp các dịch vụ du lịch cho xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, bổ sung một phần cho ngân sách Đảng. Công ty đã cụ thể hoá Điều lệ Công ty, được Thành uỷ phê duyệt từ năm 1993 thành các quy chế quản lý vật tư, tài sản, tiền vốn, doanh thu, chi phí, lao động, tiền lương... Công ty hoạt động theo đăng ký kinh doanh số 200516 do trọng tài kinh tế Thành phố Hà Nội cấp ngày 21/5/1993 với các ngành nghề: - Kinh doanh khách sạn. - Kinh doanh lữ hành nội địa. - Kinh doanh ăn uống. - Hướng dẫn du lịch và các dịch vụ khác. Sau đó Công ty đã 2 lần đăng ký bổ sung vào năm 1996 thêm các ngành nghề: - Kinh doanh vận tải du lịch, công cộng. - Kinh doanh các mặt hàng điện tử dân dụng và các dịch vụ khoa học kỹ thuật. Hiện nay Công ty đang thực hiện chủ yếu vào kinh doanh dịch vụ khách sạn, kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh ăn uống, trong đó kinh doanh khách sạn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 3) Thị trường mua bán hàng hoá của Công ty Do hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là kinh doanh dịch vụ, nguồn khách của Công ty là khách nội địa, khách Châu âu và khách Trung Quốc, công ty phục vụ khách du lịch với các sản phẩm dịch vụ như ăn uống, nghỉ, đi tham tham quan nghỉ mát tại cơ sở lưu trú của mình, các cơ sở lưu trú trong nước cũng như là nước ngoài nên thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty rất đa dạng trên khắp các vùng miền trên cả nước, một số nước châu Á, châu Âu, đặc biệt là Trung Quốc. Công ty Metro Hà Nội là bạn hàng thân thiết, là nhà cung cấp thực phẩm trong nước cũng như nguồn thực phẩm nhập khẩu của nước ngoài cho công ty. Ngoài ra Công ty cũng mua nguyên liệu của các nhà cung cấp thực phẩm có thương hiệu trong nước như công ty Trung Thành, công ty sữa Vinamilk, bột ngọt AIJINOMOTO ... và các nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc. 4) Tổ chức bộ máy của Công ty Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty được thể hiện như sau: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY Giám Đốc Công ty DVDL Sao Mai Phó GĐ KS Sao Mai Phó GĐ KS Cầu Giấy GĐ TT Điều hành du lịch Phòng kế toán tài vụ Phòng Tổ chức – Hành chính Lễ tân Khách sạn Cầu Giấy TT Điều hành Du lịch Khách sạn Sao Mai Buồng Nhà hàng- bếp Sửa chữa- bảo vệ- tạp vụ Lễ tân Buồng Nhà hàng- bếp Sửa chữa- bảo vệ- tạp vụ KếKKê * Gi¸m ®èc C«ng ty Công ty thực hiện chế độ một thủ trưởng, Giám đốc Công ty là người có quyền cao nhất điều hành và ra mọi quyết định để điều hành hoạt động của Công ty. Bảo toàn và phát triển vốn,nộp đủ ngân sách xây dựng Đảng, thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được Ban tài chính Quản Trị Thành uỷ phê duyệt. Trình Ban tài chính Quản trị các báo cáo về hoạt động tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty trước Thành Uỷ Hà Nội. Tuân thủ điều lệ của công ty trên cơ sở chấp hành đúng đắn các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. * Các phó giám đốc giúp việc: Phó giám đốc Khách sạn Sao Mai và phó giám đốc khách sạn Cầu Giấy. + Phó giám đốc là người giúp giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc, trước Nhà nước về nhiệm vụ của mình được phân công. Phó giám đốc có nhiệm vụ thay mặt giám đốc khi giám đốc đi vắng hoặc được giám đốc uỷ quyền để giải quyết và điều hành công tác nội chính, có trách nhiệm thường xuyên bàn bạc với giám đốc về công tác tổ chức, tài chính, sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho giám đốc nắm bắt và điều chỉnh kế hoạch. Triển khai các công việc đã thống nhất xuống các bộ phận thuộc cơ sở mình phụ trách kịp thời và thông tin nhanh những thuận lợi, khó khăn trong việc điều hành để cùng giám đốc rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng chỉ đạo mới. + Lập kế hoạch tài chính hàng năm trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh phụ và dịch vụ. Phối hợp với phòng tổ chức hành chính để điều chỉnh các chế độ chính sách cho phù hợp với sự thay đổi của Nhà nước. + Quản lý chắc các loại vốn, hạch toán thu chi tài chính theo đúng chế độ Nhà nước, phân tích hoạt động kinh tế trong việc quản lý và thực hiện giá thành sản phẩm. Phát hiện kịp thời những trường hợp tham ô, lãng phí, giám sát quản lý toàn bộ tài sản của công ty. + Tham gia cho giám đốc chủ động sử dụng nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Đồng thời kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh chính, phụ và dịch vụ, ngăn chặn việc lãi giả, lỗ thật, nợ nần dây dưa. * Phòng tổ chức hành chính. Có chức năng giúp việc giám đốc và ban lãnh đạo công ty thực hiện tốt công tác quản lý về nhân sự: tuyển dụng, đào tạo, xếp lương, thi đua khen thưởng, kỷ luật, bảo vệ nội bộ, sắp xếp công tác đời sống, vị trí làm việc, quan hệ đối chiếu, chăm lo bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên. Đảm bảo công tác văn thư, đánh máy, lưu trữ tài liệu, hồ sơ. Bảo vệ tài sản XHCN và an ninh trật tự an toàn xã hội trong công ty và khu vực. Quản lý lao động, tiền lương an toàn lao động và BHXH theo chế độ chính sách của Nhà nước. * Phòng kế toán tài vụ. - Chức năng: Phản ánh và giám đốc tất cả các hoạt động kinh tế trong toàn công ty. Phòng kế toán tài chính là một phòng giữ vị trí quan trọng trong việc điều hành quản lý kinh tế, thông tin kinh tế trong mọi lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn ngủ, dịch vụ tuor du lịch và các dịch vụ khác. Phục vụ trực tiếp cho lãnh đạo công ty điều hành chỉ đạo sản xuất. - Nhiệm vụ: Tổ chức sắp xếp hợp lý, khoa học tập trung các bộ phận kế hoạch thống kê trong phòng để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao về công tác kế toán tài chính. + Giúp đỡ giám đốc đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh (như số lượng khách, doanh thu, lao động, tiền lương, thuế...) + Ghi chép phản ánh số liệu hiện có về tình hình vận động toàn bộ tài sản của công ty. Giám sát việc sử dụng, bảo quản tài sản của công ty, đặc biệt là các phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, nhà xưởng. + Thống kê hàng tháng, quý, định kỳ cho ban lãnh đạo nắm tình hình để đề ra phương hướng phát triển. + Lập kế hoạch vốn, sử dụng vốn, biện pháp tạo nguồn vốn phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh, dùng cơ chế tài chính của doanh nghiệp tác động lại quá trình sản xuất - kinh doanh, giúp ban giám đốc đề ra chủ trương, biện pháp để có lượng khách đông. + Theo dõi tình hình thị trường, thu thập thông tin, báo cáo và đề xuất kịp thời với lãnh đạo của công ty. + Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, kịp thời phản ánh những thay đổi để lãnh đạo có biện pháp xử lý kịp thời. + Phản ánh chính xác tổng hợp số vốn hiện có và các nguồn hình thành, xác định hiệu quả sử dụng đồng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh, quyết toán bóc tách các nguồn thu và tổng hợp chi phí của tất cả các lĩnh vực kinh doanh tính toán hiệu quả kinh tế, hiệu quả đem lại cho toàn công ty. + Phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật, tham ô, lãng phí làm thất thoát tài sản, vi phạm chế độ kế toán tài chính. + Thực hiện đầy đủ các nội dung quy định của pháp lệnh kế toán thống kê, chế độ kế toán tài chính của Nhà nước và trích nộp đầy đủ đối với nghĩa vụ ngân sách Nhà nước,Ngân sách Đảng với Ban tài chính quản trị Thành Uỷ Hà Nội * Trung tâm điều hành du lịch Là một bộ phận sản xuất kinh doanh của công ty, tiến hành các công việc về lữ hành, tuor du lịch, vận chuyển khách. Bộ phận điều hành như cầu nối giữa công ty với thị trường cung cấp dịch vụ du lịch, trung tâm có những nhiệm vụ chủ yếu sau: + Lập kế hoạch và triển khai các công việc liên quan đến việc thực hiện các chương trình du lịch như đăng ký chỗ trong khách sạn, visa, vận chuyển... ký kết các hợp đồng tất cả các dịch vụ phát sinh trong cả nước từ dịch vụ lớn nhất đến dịch vụ nhỏ nhất, đảm bảo các yêu cầu về thời gian và chất lượng. + Thiết lập và duy trì mối quan hệ mật thiết với các cơ quan hữu quan (Ngoại giao, nội vụ, hải quan). Ký hợp đồng với các nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ du lịch (khách sạn, hàng không, đường sắt...). Lựa chọn các nhà cung cấp có những sản phẩm đảm bảo uy tín chất lượng. + Xác nhận hoặc đặt chỗ cho các đoàn khách đến Việt Nam trong thời gian cụ thể theo những chương trình cụ thể. Xác nhận ngày hướng dẫn viên phải đi đón khách và thực hiện chương trình du lịch. Luôn theo dõi các chương trình du lịch xem trong quá trình thực hiện có phát sinh vấn đề gì phải giải quyết ngay hay không. Kiểm tra xem các dịch vụ đặt trước có đảm bảo đúng chất lượng, yêu cầu trong chương trình hay không. Nhanh chóng xử lý các trường hợp bất thường xảy ra trong quá trình thực hiện các chương trình du lịch. Phối hợp với bộ phận kế toán thực hiện các hoạt động thanh toán với các công ty gửi khách và các nhà cung cấp du lịch. + Tìm hiểu thị trường du lịch, xác định nhu cầu thị trường về dịch vụ du lịch. + Sau mỗi chuyến du lịch làm báo cáo và tổng kết thu lại phiếu nhận xét của khách về từng dịch vụ cụ thể, từ đó kết hợp với các nơi cung cấp dịch vụ để phát huy ưu điểm, hoặc khắc phục nhược điểm... + Là đại diện trực tiếp của công ty trong quá trình tiếp xúc với khách du lịch và các bạn hàng, các nhà cung cấp. Tiến hành các hoạt động quảng cáo, tiếp thị thông qua hướng dẫn viên. + Tổ chức mạng lưới cộng tác viên có năng lực và trình độ để đáp ứng nhu cầu đi du lịch ngày càng phong phú và đa dạng của khách du lịch. * Khách sạn sao Mai và khách sạn Cầu Giấy Khách sạn Sao Mai và khách sạn Cầu Giấy được tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh với cùng một mô hình quản lý và tổ chức: Cụ thể là được chia thành các bộ phận nhỏ : Như bộ phận tài vụ, bộ phận lễ tân, bộ phận buồng, bộ phận bar bếp, bộ phận sửa chữa- bảo vệ- tạp vụ. Các trưởng bộ phận Phụ trách và trực tiếp chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc Công ty về những hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như về nhân sự của bộ phận mình quản lý, lập báo cáo về tình hình phục vụ khách hoặc báo cáo về kế hoạch sửa chữa nâng cấp theo tháng, quý, năm cho Ban giám đốc. Đôn đốc và chỉ đạo công việc nghiệp vụ hàng ngày, bố trí nhân viên trực ca đảm bảo công việc 24/24h. Kiểm tra chất lượng dịch vụ trước khi phục vụ khách. Cùng phối kết hợp giữa các bộ phận trong khách sạn nhằm cung cấp cho khách dịch vụ tốt nhất, đảm bảo và nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường. 5) Tình hình kinh tế, tài chính của Công ty a) Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty Sè tiÒn tû träng(%) Sè tiÒn tû träng(%) Sè tiÒn tû träng(%) I Tµi s¶n l­u ®éng vµ ®Çu t­ ng¾n h¹n 5,794,638,829 22.51 6,632,715,065 26.13 7,750,641,544 30.29 1 Vèn b»ng tiÒn 5,349,657,941 92.32 6,234,426,772 94.00 7,043,213,333 90.87 2 C¸c kho¶n ph¶i thu 342,462,581 5.91 295,604,804 4.46 604,432,248 7.80 3 Hµng tån kho 52,325,127 0.90 66,936,272 1.01 66,649,963 0.86 4 Tµi s¶n l­u ®éng kh¸c 50,193,180 0.87 35,747,217 0.54 36,346,000 0.47 II Tµi s¶n cè ®Þnh vµ ®Çu t­ dµi h¹n 19,953,469,410 77.49 18,749,399,527 73.87 17,833,561,645 69.71 A Tµi s¶n cè ®Þnh 19,399,470,504 97.22 18,268,420,708 97.43 17,233,237,955 96.63 1 Tµi s¶n cè ®Þnh h÷u h×nh 18,382,857,504 94.76 17,275,927,708 94.57 16,264,864,955 94.38 2 Tµi s¶n cè ®Þnh v« h×nh 1,016,613,000 5.24 992,493,000 5.43 968,373,000 5.62 B Chi phÝ tr¶ tr­íc dµi h¹n 553,998,906 2.78 480,978,819 2.57 600,323,690 3.37 Tæng céng tµi s¶n 25,748,108,239 25,382,114,592 25,584,203,189 31/12/2005 ChØ tiªu STT B¶ng 1 : C¬ cÊu tµi s¶n cña c«ng ty DÞch vô du lÞch Sao Mai §¬n vÞ tÝnh: §ång 31/12/2003 31/12/2004 Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán các năm 2003, 2004, và 2005, tình hình tài sản và nguồn vốn kinh doanh của công ty được thể hiện qua các bảng sau: B¶ng 2 : C¬ cÊu nguån vèn cña c«ng ty DÞch vô du lÞch Sao Mai §¬n vÞ tÝnh: §ång Stt C¸c chØ tiªu 31/12/2003 31/12/2004 31/12/2005 Sè tiÒn tû träng(%) Sè tiÒn tû träng(%) Sè tiÒn tû träng(%) A Nî ph¶i tr¶ 22,204,579,686 86.24 21,830,091,043 86.01 22,022,989,489 86.08 II Nî ng¾n h¹n 983,463,618 4.43 608,974,975 2.79 801,873,421 3.64 1 Vay ng¾n h¹n 110,000,000 11.18 2 Ph¶i tr¶ cho ngêi b¸n 135,920,959 13.82 119,170,541 19.57 101,516,524 12.66 3 Ngêi mua tr¶ tiÒn tríc 102,660,514 10.44 21,851,401 3.59 86,698,389 10.81 4 ThuÕ vµ c¸c kho¶n ph¶i nép ng©n s¸ch 59,012,504 6.00 45,983,902 7.55 38,580,337 4.81 5 Ph¶i tr¶ c«ng nh©n viªn 284,810,836 28.96 276,481,828 45.40 195,785,311 24.42 6 Ph¶i tr¶ néi bé 140,150,128 14.25 0.00 46,487,220 5.80 7 C¸c kho¶n phaØ tr¶ ph¶i nép kh¸c 150,908,677 15.34 145,487,303 23.89 332,805,640 41.50 II Nî Dµi h¹n 21,221,116,068 95.57 21,221,116,068 97.21 21,221,116,068 96.36 1 Vay dµi h¹n 21,221,116,068 21,221,116,068 21,221,116,068 B Nguån vèn chñ së h÷u 3,543,528,553 13.76 3,552,023,549 13.99 3,561,213,700 13.92 I Nguån vèn- Quü 3,540,864,351 99.92 3,549,359,347 99.92 3,558,549,498 99.93 1 Nguån vèn kinh doanh 3,536,868,047 99.89 3,545,363,043 99.89 3,554,553,194 99.89 2 Quü ®Çu t ph¸t triÓn 3,330,253 0.09 3,330,253 0.09 3,330,253 0.09 3 Quü dù phßng tµi chÝnh 666,051 0.02 666,051 0.02 666,051 0.02 II Nguån kinh phÝ, quü kh¸c 2,664,202 0.08 2,664,202 0.08 2,664,202 0.07 Tæng céng nguån vèn 25,748,108,239 25,382,114,592 25,584,203,189 Trong tổng số tài sản của đơn vị, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tại các thời điểm 31/12/2003,31/12/2004,31/12/2005 chiếm tỷ trọng vào khoảng 22% đến 30% còn lại là tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm khoảng 69% đến 77%. Vối cơ cấu tài sản như trên là hoàn toàn hợp lý đối với một đơn vị kinh doanh dịch vụ như công ty DVDL Sao Mai. Xem xét cụ thể ta thấy: Tỷ trọng các chỉ tiêu trong tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn ta thấy chỉ tiêu vốn bằng tiền của đơn vị chiếm tỷ trọng giảm dần ua các năm, tỷ trọng vốn bằng tiền trên tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là tương đối lớn (Chiếm trên 90%) điều đó thể hiện tính đặc thù của đơn vị kinh doanh dịch vụ nhưng đối với đơn vị kinh doanh dịch vụ để tiền đọng trong tài khoản tiền là lãng phí cần phải có kế hoạch sử dụng vào SXKD để tăng nhanh vòng quay của vốn hoặc hoàn trả nợ vốn vay, để giảm chi phí lãi tiền vay. Tỷ trọng các chỉ tiêu trong tài sản cố định và đầu tư dài hạn thì giá trị tài sản cố định hữu hình chiếm hầu hết gía trị tài sản của Công ty, tới hơn 90% trong tổng số tài sản của đơn vị. Với tỷ trọng TSCĐ hữu hình như trên phản ánh mức độ hợp lý trong cơ cấu tài sản của đơn vị kinh doanh khách sạn. Về cơ cấu nguồn vốn ta thấy: Nguồn vốn chủ sở hữu của đơn vị chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty (hơn 13% trên tổng nguồn vốn). Tỷ trọng nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn, trong đó nợ vay dài hạn là chủ yếu...Đi sâu phân tích ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của đơn vị trong những năm gần đây được bổ sung không đáng kể. Tỷ trọng nợ giảm với một tỉ lệ nhỏ. b. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Những năm 2003, 2004 là những năm công ty vấp phải những khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính trong khu vực đem lại, tiếp đến năm 2005 đại dịch SATZ và dịch cúm gia cầm đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doang du lịch của công ty nói riêng và của nước nhà nói chung. Tuy nhiên với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ của tập thể Cán bộ công nhân viên, kết quả kinh doanh của Công ty vẫn được duy trì, thể hiện ở một số chỉ tiêu sau: Đánh giá tổng quát: Năm 2005 so với năm 2004 Công ty DVDL Sao Mai đă đạt được những thành tích đáng kể về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh quyết liệt, với phương châm chất lượng phục vụ là mục tiêu đơn vị đã phấn đấu tăng doanh thu, phấn đấu tiết kiệm chi phí, để đẩy lợi nhuận tăng. Với mức độ tăng doanh thu xong đơn vị không tăng lao động từ đó tăng thu nhập cho người lao động từ 1.350.000 đồng lên 1.550.000 đồng, tỷ lệ tăng 14,8% Lợi nhuận sau thuế tăng 5.369.918 đồng, tỷ lệ tăng 16.37%, tỷ suất lợi nhuận tăng 0,01%... Tuy nhiên chúng ta nhận thấy tỷ suất chi phí trên doanh thu là khá cao, trong đó chi phí về lãi tiền vay chiếm tỷ trọng chủ yếu. Với những kết quả trên ta thấy năm 2005 đơn vị đã gặt hái được những thành tích đáng khích lệ, đă hoàn thành và vượt mức ở tất cả các chỉ tiêu trong kinh doanh, đơn vị cần phấn đấu để giữ vững nhịp điệu sản xuất của năm 2005 6. Tình hình tổ chức thực hiện công tác tài chính tại Công ty Dịch vụ du lịch Sao mai Tình hình chung về quản lý tài chính của Công ty Công ty Dịch vụ du lịch Sao Mai là doanh nghiệp độc lập không có các đơn vị thành viên hạch toán nội bộ, chỉ có các bộ phận thực hiện các chức năng nhiệm vụ cụ thể của công ty. Giám đốc có quyền chủ động và chịu trách nhiệm trong việc sử dụng vốn được Thành uỷ giao. Kế toán trưởng giúp giám đốc và thực hiện chức năng của mình trong việc quản lý và sử dụng vốn. Ngoài phần vốn pháp định được giao, công ty còn được Thành uỷ cho vay theo mức lãi suất như các Ngân hàng Công thương để phục vụ nhu cầu kinh doanh và đầu tư. Các bộ phận như cho thuê buồng ngủ, nhà hàng, trung tâm điều hành du lịch đều hoạt động như các bộ phận hạch toán nội bộ. Vốn kinh doanh do Thành uỷ cấp, đơn vị tự bổ sung và đi vay được đơn vị sử dụng đúng mục đích và theo dõi, ghi chép vào sổ sách rõ ràng, đầy đủ. Tài sản được huy động khai thác, sử dụng quản lý, ghi chép vào sổ sách chặt chẽ, đầy đủ. Về chi phí sản xuất: Công ty không giao khoán chi phí cho các bộ phận. Chi phí được quản lý chặt chẽ nhằm tiết kiệm tối đa chi phí. Các khoản chi chỉ được thực hiện theo nhu cầu thực sự của sản xuất kinh doanh và được kiểm soát chặt chẽ theo đúng chế độ chứng từ kế toán và các quy định của Nhà nước về chi phí hợp lý, hợp pháp. Công ty thực hiện chế độ mua hàng có hoá đơn tương đối đầy đủ. Trong quản lý sử dụng, công ty đã có chủ trương và nhiều biện pháp tăng cường quản lý tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh. Về doanh thu: Công ty tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường, nguồn khách hàng, tận dụng trang thiết bị để tăng nguồn thu, việc tập hợp số liệu, ghi chép phản ánh doanh thu trên sổ sách kế toán thực hiện một cách rõ ràng, hợp lý, đúng quy định. Trong báo cáo quyết toán đã phản ánh đúng doanh thu từng loại hoạt động theo quy định để hạch toán kết quả cho đúng nội dung. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước; Công ty thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước và ngân sách Đảng tương đối kịp thời, đầy đủ theo đúng quy định. Lợi nhuận của Công ty trước thuế được xác định trên cơ sở xác định chính xác đầy đủ doanh thu và chi phí hợp lý, hợp pháp trong kỳ hạch toán. Thuế thu nhập doanh nghiệp được lập kế hoạch và xác định số nộp đúng theo quy định của Luật. Công tác kế toán của Công ty được tổ chức tập trung do Phòng Kế toán của Công ty đảm nhiệm dưới sự chỉ đạo trực tiếp cuả Kế toán trưởng. Hình thức kế toán đang áp dụng là hình thức nhật ký chung. Phương pháp kế toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp tính giá thành là phương pháp tính trực tiếp giá thành toàn bộ theo khoản mục chi phí của từng hoạt động sản xuất kinh doanh. b. Công tác kế hoạch hoá tài chính của Công ty: Hàng năm Công ty lập và thực hiện các kế hoạch tài chính như sau: - Kế hoạch sản xuất kinh doanh được xây dựng chi tiết cho các nội dung về các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước, ngân sách Đảng, lao động sử dụng, thu nhập bình quân... Kế hoạch này được Thành uỷ xem xét và sau đó giao các chỉ tiêu này cho Công ty. - Kế hoạch lao động và đơn giá tiền lương sau khi được Hội đồng duyệt đơn giá tiền lương của Thành phố phê duyệt là cơ sở để phân phối thu nhập với người lao động và quyết toán quỹ tiền lương hàng năm, là cơ sở xác định yếu tố tiền lương trong chi phí. - Kế hoạch nộp thuế thu nhập doanh nghiệp công ty lập và thực hiện theo luật. - Kế hoạch khấu hao tài sản cố định với các nội dung tuân thủ theo quy định về quản lý tài sản và khấu hao. - Kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ, thay thế trang thiết bị và sử dụng nguồn vốn tái đầu tư. c) Công tác thanh tra, kiểm tra tài chính tại Công ty. Kế toán trưởng và Thanh tra nhân dân thực hiện chức năng kiểm tra tài chính đối với công ty. Trong công tác kế toán đơn vị tự lập và tự kiểm tra, không thành lập kiểm toán nội bộ. Hàng năm Ban tài chính quản trị Thành uỷ kiểm tra công tác kế toán tài chính của công ty. Uỷ ban kiểm tra thành uỷ cũng có chức năng kiểm tra khi có việc khiếu nại (đến nay chưa thực hiện lần nào). Năm 1998, kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán báo cáo quyết toán tài chính của công ty năm 1997. Đoàn đã có kết luận đánh giá tốt việc thực hiện công tác kế toán tài chính của Công ty. Năm 2000, Thanh tra liên ngành của Thành phố do Cục Thống kê chủ trì cũng có kiểm tra hoạt động tài chính kế toán của công ty. Đoàn có kết luận đánh giá tốt hoạt động kế toán tài chính của Công ty. Năm 2005, Kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm toán báo cáo quyết toán tài chính của Công ty năm 2004. Đoàn cũng có kết luận đánh giá tốt công tác kế toán tài chính của Công ty. Cuối mỗi năm Cục thuế có quyết toán thuế đảm bảo đúng chế độ hiện hành. Công ty đã nộp đủ, kịp thời các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước. II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ DU LỊCH SAO MAI Tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo kiểu tập trung tại Phòng Kế toán của Công ty, dưới sự chỉ đạo trực tiếp cuả kế toán trưởng.Với hình thức này toàn bộ công việc kế toán trong công ty đều được tiến hành xử lý tại phòng kế toán của công ty. Từ thu nhập và kiểm tra chứng từ, ghi sổ kế toán, lập các báo cáo tài chính, các bộ phận ở trong doanh nghiệp, các phòng ban chỉ lập chứng từ phát sinh gửi về phòng kế toán của công ty. Do đó đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất đối với công tác chuyên môn, kiểm tra, xử lý các thông tin kế toán được kịp thời, chặt chẽ, thuận tiện cho việc phân công lao động và chuyên môn hoá, nâng cao năng suất lao động. Bộ máy kế toán của Công ty được sắp xếp phù hợp với yêu cầu thực tế, gồm 4 người đảm nhận những chức năng và nhiệm vụ cụ thể theo sơ đồ sau: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TÁC KẾ TOÁN Ở CÔNG TY DỊCH VỤ DU LỊCH SAO MAI Kế toán trưởng kiêm kế toán TSCĐ Kế toán nhà hàng kiêm KT vật tư Kế toán tổng hợp kiêm KT Trung tâm điều hành du lịch Thủ quỹ kiêm kế toán doanh thu buồng * Kế toán trưởng : Là người tổ chức và chỉ đạo toàn diện công tác kế toán của công ty. + Nhiệm vụ của kế toán trưởng: Tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ, khoa học, hợp lý phù hợp với quy mô phát triển của công ty và theo yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. + Phân công lao động kế toán hợp lý, hướng dẫn toàn bộ công việc kế toán trong phòng kế toán, đảm bảo cho từng bộ phận kế toán, từng nhân viên kế toán phát huy được khả năng chuyên môn, tạo sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận kế toán có liên quan, góp phần thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của kế toán cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để phục vụ cho việc chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. + Tổ chức kiểm kê định kỳ tài sản, vật tư tiền vốn, xác định giá trị tài sản theo mặt bằng thị trường. + Thông qua các phân tích tài chính để tham mưu cho các trưởng bộ phận tăng thu, giảm chi, chống lãng phí, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu. + Kiểm soát công tác mua sắm, kiểm hoá, dữ trữ và cấp phát hàng hoá, vật tư nhằm đảm bảo chất lượng hàng nhập, đảm bảo chính sách giá, khối lượng dự trữ và tận dụng vật tư. + Thực hiện các mối quan hệ với Ban tài chính quản trị Thành Uỷ Hà Nội, Các tổ chức tài chính, ngân hàng, Cơ quan Thuế, cơ quan Bảo hiểm, cơ quan thống kê. + Trình Giám đốc Công ty báo cáo kết quả kinh doanh của công ty , báo cáo KQKD với ban tài chính Quản trị, các hoạt động thu chi tài vụ của khách sạn. Tham mưu cho giám đốc những ý tưởng về lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, mua sắm, sửa chữa lớn, nhỏ trong kỳ kinh doanh tiếp theo. + Giám sát chỉ đạo nhân viên phòng tài vụ sắp xếp,lưu trữ và bảo quản các hồ sơ kế toán. + Trực tiếp theo dõi kế toán tài sản cố định của công ty. * Kế toán Nhà hàng kiêm kế toán vật tư Công ty: - Kế toán Nhà hàng: + Theo dõi và tập hợp doanh thu nhà hàng, quản lý và cân đối chi phí phát sinh doanh thu nhà hàng theo tháng. + Lên định mức pha chế, định mức lãi thực phẩm, lãi hàng chuyển bán cho phù hợp với giá cả thị trường hiện tại. +Tập hợp và xử lý chứng từ nhà hàng, giám sát nhập vật tư nhà hàng - Kế toán vật tư: + Giám sát và theo dõi xuất nhập vật tư của Công ty. + Kiểm kê vật tư tồn của các kho cuối kỳ (theo tháng ) + Lên định mức tiêu hao vật tư Phòng, nhà hàng và các bộ phận khác. +Lên định mức dữ trữ vật tư. + Lên cân đối vật tư toàn công ty từ đó báo cáo số liệu với kế toán tổng hợp để tập hợp chi phí theo định kỳ. * Kế toán Tổng hợp kiêm Kế toán Trung tâm điều hành du lịch Sao Mai. - Kế toán tổng hợp: + Có nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức kiểm tra, tổng hợp, lập báo cáo kết quả kinh doanh và các loại báo cáo về tình hình tài chính và nghĩa vụ tài chính của Công ty với các cơ quan chức năng Nhà nước, cung cấp cho kế toán trưởng số liệu tổng hợp về Doanh thu, chi phí. Trực tiếp làm kế toán tổng hợp và chi tiết các nội dung hạch toán còn lại như: Kế toán thanh toán, kế toán công nợ, kế toán tiền gửi ngân hàng, kế toán tiền mặt, kế toán tiền lương và kế toán đối chiếu BHXH. - Kế toán Trung tâm điều hành du lịch Tập hợp và kiểm tra chứng từ tuor du lịch, tập hợp doanh thu và chi phí của trung tâm để cân đối số liệu báo cáo cho kế t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3375.doc