Hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty may liên doanh Kyung_Việt

Lời nói đầu Trong nền sản xuất hàng hoá, sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra là để tiêu thụ trên thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Chính vì vậy, tiêu thụ thành phẩm là một mắt xích quan trọng không thể thiếu được trong quá trình liên tục: sản xuất- trao đổi- phân phối- tiêu dùng. Mục đích cuối cùng của bất kỳ doanh nghiệp nào trên thị trường cũng là tối đa hoá lợi nhuận. Mà điều này chỉ có thể đạt được khi kết thúc giai đoạn tiêu thụ thành phẩm của doanh nghiệp. Như vậy, thàn

doc70 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty may liên doanh Kyung_Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h phẩm và tiêu thụ thành phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp. Nhất là trong nến kinh tế thị trường như hiện nay, các doanh nghiệp được tự do trong cạnh tranh, được tự chủ trong quản lý và chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Muốn đạt đươc mục đích thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm cách nào đó để súc tiến tiêu thụ sản phẩm của mình một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Kế toán có vai trò như một công cụ quản lý đắc lực, có nhiệm vụ thu thập sử lý và cung cấp thông tin một cách chính xác đầy đủ kịp thời giúp cho người điều hành doanh nghiệp có quyết định đúng đắn. Để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là khâu tiêu thụ sản phẩm đạt kết quả tốt đòi hỏi công tác tiêu thụ phản ánh, giám sát chặt chẽ các chi phí và thu thập các vấn đề có liên quan đến hoạt động tiêu thụ nhằm xác định kết quả kinh doanh đúng đắn. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là không ngừng tăng cường cả về số lượng và chất lượng sản phẩm, mẫu mã sản phẩm, mở rộng tiêu thụ, để luôn đứng vững và có sức cạnh tranh trên thị trường. Để đạt được kết quả kinh doanh doanh nghiệp cần phải có sự quan tâm đặc biệt tới công tác thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm. Vì vậy, trong thời gian thực tập tại công ty may liên doanh Kyung_Việt em thấy được sự cần thiết của công tác tổ chức hoạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm trong việc xác định kết quả kinh doanh của công ty do vậy em chọn chuyên đề “Hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty may liên doanh Kyung_Việt” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Những nội dung của chuyên đề gồm 3 phần chính: Phần I: Những vấn đề chung. Phần II: Chuyên đề. Phần III: Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty may liên doanh Kyung-Việt. Phần I: Những vấn đề chung I. Đặc điểm chung của công ty may liên doanh Kyung-Việt. Tên gọi: Công ty may liên doanh Kyung_Việt. Tên giao dịch quốc tế: Kyung viet corporation. Tên viết tắt: K_V. Trụ sở của công ty: khu công nghiệp phố nối A_ xã Lạc Hồng_ huyện Văn Lâm_ tỉnh Hưng Yên. 1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty may liên doanh Kyung_Việt. Công ty may liên doanh Kyung_Việt được thành lập năm 2000 theo giấy phép số 008 ngày 9/5/2000 do UBND tỉnh Hưng Yên cấp . Công ty được thành lập từ một công ty VN và một công ty nước ngoài , hiện nay công ty được đặt tại : Khu công nghiệp phố nối A--xã Lạc Hồng – huyện Văn Lâm – tỉnh Hưng Yên ở thời điểm thành lập với số vốn điều lệ 16 741 000 000đ, tổng số cán bộ công nhân viên là 500 người. Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo hướng CNH_ HĐH công ty may liên doanh Kyung- Việt đang thực hiện nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ của công ty đặt ra là vừa nghiên cứu, vừa thiết kế mẫu, vừa tiến hành sản xuất đồng thời vừa tiêu thụ. Công ty đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, mang lại cho ngân sách nhà nước một khối lượng ngoại tệ lớn nhờ xuất khẩu các mặt hàng sản xuất. Với quan điểm sáng tạo, sự đổi mới giám nghĩ giám làm của đội ngũ cán bộ công ty may liên doanh Kyung-Việt trong 4 năm qua đã đưa công ty phát triển lớn mạnh, vừa sản xuất kinh doanh có hiệu quả, vừa làm tốt công tác xã hội giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người lao động nhất là lao động nữ. Những mặt hàng chủ yếu hiện nay công ty đã và đang tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước như: + Quần áo bò. + Aó sơ mi cao cấp. + Quần áo sơ mi bò mài. + Aó khoác các loại. + Aó jacket. + Quần áo trẻ em các loại. Một số chỉ tiêu chủ yếu về sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây (2002- 2004 ). Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003 2004 1. Số vốn kinh doanh. Tr.đồng 19 567 23 342 30 976 2.Doanh thu bán hàng. Tr.đồng 40 000 46 123 59 986 3.Thu nhập chịu thuế thu nhập. Tr.đồng 13 120 15 000 16 785 4.Số lượng công nhân. Người 510 515 520 5.Thu nhập bình quân của CBCNV ( đồng/ người). Tháng 700 000 750 000 800 000 Qua số liệu bảng trên ta thấy 3 năm gần đây công ty đã liên tục làm ăn có hiệu quả: Doanh thu tăng với số lượng lớn qua các năm từ 40 000 triệu đồng năm 2002 tăng lên 59986 triêu đồng, hơn nữa thu nhập bình quân đầu người cũng tăng qua các năm, càng củng cố lòng tin, lòng nhiệt tình gắn bó với công việc của cán bộ CNV công ty. Đồng thời chứng tỏ công ty đang trên đà phát triển mạnh, đứng vững trên thị trường và có thể cạnh tranh được với các công ty khác trên thương trường. 2. Công tác tổ chức quản lý, tổ chức bộ máy kế toán của công ty may liên doanh Kyung-Việt. 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Công ty may liên doanh Kyung-Việt tổ chức quản lý theo kiểu “ chức năng trực tiêp” có nghĩa là phòng ban tham mưu với giám đốc theo từng chức năng, nhiệm vụ của mình, giúp ban giám đốc điều hành đưa ra những quyết địnhđúng đắn có lợi cho công ty. Tổng giám đốc: Là người có quyền hành cao nhất trong công ty, thay mặt công ty chịu trách nhiệm trước nhà nước về toàn bộ hoạt động của công ty mình. Ngoài công tác phụ trách chung các mặt hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh, tổng giám đốc còn trực tiếp điều hành giám sát các hoạt động của một số bộ phận ở công ty. Giám đốc điều hành kỹ thuật: có nhiệm vụ giúp việc cho tổng giám đốc về mặt kỹ thuật sản xuất, thiết kế của công ty. Giám đốc điều hành sản xuất: Có trách nhiệm giúp việc cho tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo hoạt đông sản xuất kinh doanh. Các phòng ban chức năng bao gồm: + Văn phòng tổng hợp: có nhiệm vụ quản lý về mặt quân số, mặt tổ chức của công ty tham mưu cho tổng giám đốc về mặt tổ chức. + Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ quản lý, phác thảo tạo mẫu mã các mặt hàng theo đơn đặt hàng của khách hàng và nhu cầu của công ty. + Phòng KCS: phụ trách công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm của công ty, xây dựng các phương án kiểm tra, đo lường chuẩn bị các phương tiện và điều kiện để đảm bảo chất lượng sản phẩm, nhằm loại sản phẩm hỏng, lỗi trước khi đưa vào nhập kho thành phẩm. + Phòng kế toán tài vụ: có trách nhiệm quản lý sản xuất kinh doanh về mặt số lượng và giá trị. Phân tích và tổng hợp để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh. + Phòng kế toán thị trường: chịu trách nhiệm nghiên cứu khảo sát thị trường và lập kế hoạch sản xuất cho kịp thời, đúng thời hạn được ký trong hợp đồng. + Cửa hàng dịch vụ: làm công tác dịch vụ, phục vụ thêm cho đời sống công nhân viên trong công ty. + Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm: tại đây công ty trưng bày các mặt hàng sản xuất, vừa giới thiệu sản phẩm, vừa bán hàng, đồng thời cũng là nơi tiếp nhận các ý kiến đóng góp phản hồi từ người tiêu dùng. + Cửa hàng thời trang: tại đây các mẫu mã quần áo được thiết kế riêng ở xưởng thời trang, mang tính chất giới thiệu sản phẩm là chính. + Phòng kế hoạch: Giám đốc điều hành kỹ thuật Giám đốc điều hành sản xuất Văn phòng tổng hợp Phòng kỹ thuật Phòng kế hoạch Phòng KCS Phòng kế toán tài vụ Phòng kế toán thị trường Cửa hàng dịch vụ Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm Cửa hàng thời trang Tổng Giám Đốc Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty may liên doanh Kyung-Việt. 2.2. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty. a. Công tác hạch toán kế toán giữ vai trò quan trọng thực hiện đầy đủ chức năng kế toán của mình, phản ánh giám đốc quá trình hình thành và vận động của tài sản. Công tác kế toán tại công ty đã thực hiện đầy đủ các giai đoạn của quá trình hạch toán, từ khâu lập chứng từ ghi sổ kế toán để lập hệ thống báo cáo kế toán. Bộ máy kế toán của công ty có nhiệm vụ thực hiện đầy đủ cơ chế hạch toán ghi chép các kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, lập các báo cáo tài chính, cung cấp các thông tin kịp thời và đầy đủ chính xác giúp chủ công ty ra quyết định đúng đắn. Đứng đầu bộ máy kế toán là kế toán trưởng là người phụ trách trung toàn bộ công tác kế toán của công ty và chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc của phòng kế toán. Đồng thời có trách nhiệm lập báo cáo định kỳ khi kết thúc quý cho giám đốc và tình hình sử dụng vốn kinh doanh cho công ty. Kế toán tổng hợp: Là người tập hợp số liệu để ghi vào các sổ tổng hợp, sau đó lập các báo cáo tài chính, đồng thời là người giúp việc chính cho kế toán trưởng. Kế toán vật tư: có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho từng loại vật tư bao gồm: NVLC, NVLP, công cụ lao động nhỏ diễn ra hàng ngày. Kế toán tài sản cố định: có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm, khấu hao TSCĐ, theo dõi các nguồn vốn, các quỹ của công ty. Kế toán tiền lương: có nhiệm vụ tính lương, bảo hiểm cho CBCNV của công ty, trích BHXH, BHYT, KPCĐ, đồng thời làm phiếu chi lương cho các xưởng. Kế toán tiền mặt (thủ quỹ): Có nhiệm vụ lập các phiếu chi, phiếu chi trên cơ sở mở sổ theo dõi các khoản thu, chi băng tiền mặt phát sinh tại công ty. Kế toán tiêu thụ thành phẩm: có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất kho thành phẩm, hạch toán doanh thu. b. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán Xuất phát từ tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý phù hợp với yêu cầu quản lý và trình độ của nhân viên kế toán. Bộ máy kế toán của công ty may liên doanh Kyung-việt được tổ chức theo hình thức kế toán tập chung. Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty may liên doanh Kyung-việt. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán Vật tư Kế toán tài sản cố định Kế toán tiêu thụ thành phẩm Kế toán tiền mặt Kế toán tiền lương Nhân viên thống kê tại xưởng c. Hình thức kế toán công ty áp dụng. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty là hình thức nhật ký chứng từ, đây là hình thức kế toán phù hợp với quy mô kinh doanh lớn, loại hình kế toán kinh doanh phức tạp phát sinh nhiều, nếu công ty áp dụng hình thức khác đều mang lại những bất lợi cho công ty. Vì xuất phát từ đặc điểm kinh doanh, quy mô của khối lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đồng thời căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý, trình độ kế toán. Sau đây là trình tự ghi sổ: Chứng từ gốc Nhật ký chứng từ Thẻ và sổ kế toán chi tiết Bảng kê Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngang Ghi cuối tháng Đối chiếu Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc(phiếu nhập kho, phiếu xuất kho) kế toán tiến hành ghi vào bảng kê, sổ chi tiết, sổ nhật ký chứng từ. Lờy số liệu tổng hợp ở nhật ký để ghi báo cáo. Như vậy với hình thức kế toán này việc hạch toán được thực hiện dựa trên nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tổng hơp và kế toán chi tiết. Nhờ đó tạo điều kiện thúc đẩy việc tiến hành công tác kế toán kịp thời, đảm bảo số liệu chính xác đáp ưng nhu cầu quản lý. 3. Tổ chức sản xuất, quy trình sản xuất, kinh doanh chính của công ty may liên doanh Kyung- việt. 3.1. Tổ chức sản xuất. Công ty may kiên doanh Kyung-việt là một doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất và gia công các mạt hàng may mặc theo quy trình công nghệ từ A đến Z (bao gồm cắt may, là, đóng gói và nhập kho) với loại máy móc chuyên dùng và số lượng sản phẩm tương đối lớn để chế biến từ nguyên vật liệu chính là vải Tổ chức sản xuất loại hàng trong công ty là sản xuất phức tạp , kiểu liên tục , loại hìng sản xuất hàng loạt, chu kỳ sản xuất ngắn quy mô sản xuất lớn. Mô hình tổ chức sản xuất của công ty. Công ty PX I PX II PX III PX IV PX V PX Trợ giúp Cửa hàng thời trang Văn phòng PX Tổ cắt Tổ bảo quản Tổ may Tổ hoàn thiện PX thêu P. sơn mài 3.2.Quy trình sản xuất: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Nguyên vật liệu Cắt(trảivải, đặt mẫu, đánh số, cắt) May(may cổ, may tay, ghép thành phẩm) Giặt, mài, tẩy Thêu Là Nhập kho thành phẩm Đóng gói Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty là quy trình sản xuất phức tạp, kiểu liên tục.Sản phẩm được trải qua nhiều giai đoạn sản xuất kế tiếp nhau. Công ty sản xuất ra nhiều sản phẩm với những chủng loại mẫu mã khác nhau nhưng đều phải trải qua một quy trinh công nghệ như trên. Cụ thể như: Nguyên vật liệu nhập từ kho nguyên vật liệutheo từng chủng loại theo yêu cầu của từng loại mẫu mã khác nhau, của từng mặt hàng, sau đó được đưa vào nhà cắt, vải được trải ra, đặt mẫu, đánh số và được cắt thành bán sản phẩm,tiếp theo nhập kho nhà cắt và chuyển cho các bộ phận may các xí nghiệp. Tại đây được chia thành nhiều công đoạn: May cổ, may tay,ghép thân, hoàn thành sản phẩm(quá trình sản xuất sản phẩm phải sử dụng nguyên vật liệu phụ như: chỉ, kim, khuy…) Sản phẩm hoàn thành chuyển sang bộ phận là, sau đó đóng gói và nhập kho thành phẩm. II. Các phần hành kế toán. 1. kế toán vốn bằng tiền 1.1. Thủ tục lập, trình tự luân chuyển chứng từ tiền mặt, TGNH. Tiền mặt là số vốn bằng tiền được bảo quản tại quỹ của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tiền mặt được lập và có trình tự luân chuyển theo quy định của ngành kế toán. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốckế toán viết phiếu thu, phiếu thu nhằm xác định số tiền mặt thực tế nhập quỹ và làm căn cứ để thủ quỹ thu tiền ghi bảng kê số 1, kế toán ghi sổ các khoản thu có liên quan. Phiếu thu kế toán được lập thành 3 liên. Thủ quỹ giữ lại liên 1để ghi sổ, liên 2 giao cho người nộp tiền, liên 3 lưu lại nơi lập phiếu. Cuối cùng toàn bộ phiếu thuvà chứng từ gốc chuyển cho kế toán ghi sổ. Khi có chứng từ gốc về thanh toán, kế toán viết phiêú chi, phiếu chi xác định các khoản tiền mặt chi cho công việc… là căn cứ để thủ quỹ xuất quỹ ghi nhật ký chứng từ số 1 và các sổ kế toán liên quan. Phiếu chi được lập thành 2 liên, 1 liên được lưu ở nơi lập phiếu, liên 2 thủ quỹ dùng để ghi nhật ký chứng từ số 1, sau đó chuyển cho kế toán cùng chứng từ gốc để vào sổ kế toán. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc thủ quỹ vào bảng kê số 1, nhật ký chứng từ số 1, từ đó Kế toán vào sổ cái các tài sản có liên quan. Kế toán TGNH: TGNH là giá trị các loại vốn bằng tiền mà doanh nghiệp đang gửi tại các ngân hàng, kho bạc, công ty tài chính. Khi nhận được giấy báo có, báo nợ của ngân hàng gửi đến, kế toán ghi nhật ký chứng từ số 2, bảng kê số 2, đồng thời đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển kiểm, séc bảo chi…), xác định và sử lý kịp thời các khoản chênh lệch. Cuối tháng kế toán đối chiếu số liệu trên sổ tiền gửi với bảng kê của ngân hàng. 1.2. Nguyên tắc quả lý vốn bằng tiền của công ty. Công ty may liên doanh Kyung- việt sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là việt nam đồng (VNĐ) khi hạch toán nguyên tắc chuyển đổi các đồng khác theo tỷ giá thực tế bình quân liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tiền mặt của công ty tập trung tại quỹ, mọi nghiệm vụ có liên quan đến thu chi tiên mặt, quản lý và bảo quản tiền mặt đều do thủ quỹ chịu trách nhiệm thực hiện. 1.3. Phương pháp kế toán tiền mặt, TGNH. Tiền mặt: căn cứ vào báo cáo quỹ kèm theo các chứng từ gốc (phiếu chi, hoá đơn…) để ghi nhật ký chứng từ số 1. Nhật ký chứng từ số 1 gồm các cột số thứ tự, ngày của chứng từ ghi sổ, các cột phản ánh số phát sinh bên có của tài khoản 111 “ tiền mặt” đối ứng nợ với các tài khoản có liên quan và cột cộng có tài khoản 111. Cuối tháng, cuối quý, khoá sổ nhật ký chứng từ số 1, xác định tổng số phát sinh bên có tài khoản 111 đối ứng nợ của các tài khoản có liên quan và lấy số tổng cộng của nhật ký chứng từ số 1 để ghi sổ cái. Nhật ký chứng từ số 1. Ghi có tài khoản 111 tiền mặt. Tháng…năm… Số TT Ngày Ghi có tài khoản 111, Ghi nợ các tài khoản. 112 113 121 128 131 136 138 141 142 144 … Cộng có tài khoản111 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Cộng Đã ghi sổ cái ngày… tháng… năm… Ngày…tháng…năm… Kế toán ghi sổ. Kế toán tổng hợp. Kế toán trưởng. ( ký, ghi rõ họ tên) ( ký, ghi rõ họ tên) ( ký, ghi rõ họ tên) Căn cứ vào phiếu thu kèm theo các chứng từ gốc có liên quan, ghi bảng kê số 1. Bảng kê số 1 gồm: các cột thứ tự, số hiệu, ngày, tháng, năm của chứng từ ghi sổ, diễn giải nội dung nhiệm vụ ghi sổ, các cột phản ánh số phát sinh bên nợ của tài khoản 111 đối ưng có với các tài khoản liên quan và cột số dư cuối ngày. Đầu tháng khi mở bảng kê số 1 căn cứ vào số dư cuối tháng trước của tài khoản 111 để ghi vào số dư của đầu tháng này, số dư cuối ngày được tính bằng số dư cuối ngày hôm trước cộng với số phát sinh nợ trong ngày bên bảng kê số 1 và trừ đi số pháy sinh trong ngày trên NKCT số 1. số dư này phải khớp với số dư hiện có tại quỹ cuối ngày. Cuối tháng và cuối quý khoá sổ bảng kê số1, xác định tổng số phát sinh bên nợ tài khoản 111 đối ứng có của các tài khoản có liên quan. Bảng kê số 1. Ghi nợ tài khoản 111_ tiền mặt. Tháng… năm… số dư đầu tháng….. Số TT Ngày Ghi nợ tài khoản 111, ghi có các tài khoản Số dư cuối ngày 112 121 128 131 … 311 331 … 711 … Cộng nợ tài khoản 111 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Cộng Số dư cuối tháng:………….. Ngày …..tháng….năm….. Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) TGNH: Căn cứ vào giấy báo nợ của ngân hàng kèm theo chứng từ gốc có liên quan ghi NKCT số 2. NKCT số 2 gồm có các cột số thứ tự, số hiệu, ngày tháng của chứng từ ghi sổ, diễn giải nội dung nhiệm vụ ghi sổ, các cột phản ánh số phát sinh bên có của tài khoản 112 đối ứng nợ với các tài khoản có liên quan và cột cộng có tài khoản 112. Cuối tháng và cuối quý, khoá sổ nhật ký chứng từ số 2, xác định tổng số phát sinh bên có của tài sản 112 đối ưng nợ của các tài khoản liên quan và lấy số tổng cộng của nhật ký chứng từ số 2 để ghi sổ cái. Nhật ký chưng từ số 2 Ghi có tài khoảng 112_ TGNH. Tháng….năm….. Số TT Chứng từ Diễn giải Ghi có tài khoản 112, ghi nợ các tài khoản. Cộng nợ tài khoản 112 Số hiệu Ngày tháng 111 121 128 151 152 153 156 … 311 … 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Cộng Đã ghi sổ cái ngày…tháng…năm… Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Căn cứ vào giấy báo có của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc có liên quan ghi bảng kê số 2. Bảng kê số 2 gồm các cột số thứ tự, số hiệu, ngaỳ tháng chứng từ ghi sổ diễn giải nội dung nghiệp vụ ghi sổ, các cột phản ánh số phát sinh bên nợ của TK 112 đối ứng có với các tài khoản có liên quan và cột số dư cuối ngày. Cách tính số dư đâù tháng, cuối tháng, cuối ngày của TK 112 trên bảng kê số 2 tương tự như cách tính số dư TK 111 trên bảng kê số 1. Cuối tháng hoặc cuối quý khoá sổ bảng kê số 2, xác định tổng số phát sinh bên nợ TK112 đối ứng với các TK có liên quan. Bảng kê số 2 Ghi nợ TK 112_ TGNH Tháng…năm… Số dư đầu tháng:…… Số TT Chứng từ Diễn giải Ghi nợ TK 112, ghi có các tài khoản Số dư cuối ngày Số hiệu Ngày tháng 111 113 121 128 … 311 511 … Cộng nợ TK112 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Cộng Số dư cuối tháng:….. Ngày….tháng…năm… Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) 2. Kế toán tiền lương và các khoản trích lương. Tiền lương là số tiền thù lao lao động phải thả cho người lao động để bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh. 2.1. Trình tự tính lương và các khoản trích theo lương. Để quan lý lao động về mặt số lượng công ty sử dụng sổ sách lao động. Chứng từ sử dụng để hạch toán lao động là bảng chấm công, được lập riêng cho từng bộ phận, cuối tháng bảng chấm công được dùng để tổng hợp thời gian lao động, tính lương cho từng bộ phận. Để thanh toán tiền lương, tiền công cho người lao động, hàng tháng kế toán tại công ty phải lập “bảng thanh toán tiền lương” cho từng bộ phận và các phòng ban. Các khoản thanh toán về chợ cấp BHXH cũng được lập. Bảng thanh toán lương và BHXH xẽ làm căn cứ để thanh toán lương, BHXH cho từng người lao động . Tại công ty việc thanh toán lương và các khoản khác cho người lao động thường chia làm hai kỳ: Kỳ I tạm ứng, Kỳ II sẽ nhận số còn lại sau khi đã trừ vào các khoản khấu trừ . Các kiểu thanh toán lương, BHXH, bảng kê danh sách những người chưa lĩnh lương cùng các chứng từ báo cáo thu, chi tiền mặt phải được chuyển về kế toán kiểm tra ghi sổ. Sơ đồ luân chuyển chứng từ tiền lương. Bảng chậm công của các tổ, phân xưởng sản xuất. Bảng thanh toán lương của các tổ phân xưởng sản xuất. Bảng thanh toán lương của công ty. Bảng phân bổ tiền lương. Công ty may liên doanh Kyung-việt đang áp dụng hai hình thức trả lương: + Hạch toán tiền lương theo thời gian. + Hạch toán tiền lương theo sản phẩm. Hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng đối với những bộ phận lao động gián tiếp (phục vụ sản xuất). Còn hình thức trả lương theo sản phẩm áp dụng cho những bộ phận cá nhân tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. Việc hạch toán tiền lương ở công ty may liên doanh Kyung- việt được kế toán sử dụng các tài khoản sau. + TK 622: Chi phí nhân công trực tiêp. + TK 334: Phải trả CNV. + TK 338: Phải trả, phải nộp khác mở chi tiết. TK3382: KPCĐ. TK 3383: BHXH. TK 3384: BHYT. * Cách tính lương tại công ty: Tiền lương thời gian = x số ngày làm việc thực tế Tiền lương sản phẩm = khối lượng sản phẩm HT x đơn giá lượng. Đơn giá lượng =(290xHSL):( 22 x số lượng sản phẩm quy đổi ra một công ). Phụ cấp trách nhiệm = 290 000 x hệ số phụ cấp. Phụ cấp ca 3 = x số ngày làm việc thực tế x 40%. * Tỷ lệ trích bảo hiển xã hội , KPCĐ ở công ty may lao động kyung_Việt là 15% theo lương cơ bản và lương thực tế , hạch toán như sau : - BHXH được tính bằng 20% trên lương cơ bản trong đó: + 15% hạch toán vào giá thành sản phẩm ( khoản này người công nhân được công ty trả hộ, tức là không trừ vào lương). + 5% người công nhân phải nộp hàng tháng và tính khấu trừ ngay trên bảng thanh toán lương. - BHYT được phép trích 3% trên tiền lương cơ bản trong đó: + 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh ( hạch toán vào giá thành). + 1% người lao động phải nộp ( khấu trừ vào lương). - KPCĐ được pháp trích 2% trên tiền lương thực tế và tính cả vào chi phí kinh doanh. Cuối tháng căn cứ vào bảng đơn giá tiền lương và các chỉ tiêu liên quan, kế toán tiến hành ghi vào bảng thanh toán tiền lương cho công nhân của từng bộ phận, từng phân xưởng. Bảng thanh toán lương được lập cho 2 chỉ tiêu: số công nhân trực tiêp sản xuất và số công nhân gián tiếp sản xuất. Bảng phân bố tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất. - Đối với lao động ngoài danh sách khi công ty có nhu cầu thuê lao động tự do thì các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, công ty đều không tiến hành trích mà tính toán hợp lý trong đơn giá nhân công trả trực tiếp cho người lao động. - Đối với lao động trong dang sách hàng tháng phòng tài vụ của công ty dựa vào bảng phân bổ lượng cho công nhân sản xuất tiến hành trích bảo hiểm cho người lao động theo tỷ lệ quy định cho công nhân trực tiếp sản xuất để tính vào chi phí nhân công trực tiếp (chi tiết cho từng sản phẩm, từng phân xưởng). - Cách phân bổ lương và BHXH LC = LSP + L. thời gian + các khoản phụ cấp LP = Lhọc + Lhọp + Lphép ị tổng tiền lương = LC + LP Các khoản trích: KPCB = S có TK 334 ì 2% BHXH = S có TK 334 ì 15% BHYT = S có TK 334 ì 2% ị Tổng cac khoản trích = số tiền KPCĐ + số tiền BHXH + số tiền BHYT. Số khấu trừ vào lương: BHXH (TK 3383) = (Scó TK 334 – khoản khác) ì 5% BHYT (TK 3384) = (Scó TK 334 – khoản khác) ì 1% 2.2. Cơ sở lập, phương pháp lập bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích tiền lương. Từ bảng chấm công được lập từ các tổ, bộ phận sản xuất, cuối tháng tổng hợp thời gian lao động. Bảng chấm công là căn cứ cho phòng kế toán lập bảng thanh toán lương cho từng tổ, bộ phận sản xuất. Sau khi lập song bảng thanh toán tiền lương chuỷên cho kế toán trưởng duyệt, đây là căn cứ để thanh toán tiền lương cho người lao động và nhân viên công ty. Bảng chấm công Tháng … năm… Số TT Họ và tên 1 2 3 4 … 30 31 Số công Tổ trưởng (ký, họ tên) Bảng thanh toán tiền lương Tháng … năm… Số TT Họ và tên Năm sinh Ngày công Tiền công Tiền được hưởng đã ứng Còn lại Ký nhận ồ Tổ trưởng (ký, họ tên) Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương của các phòng ban toàn công ty tiến hành tổng hợp và chi tiết theo các cột lương chính, lương phụ và các khoản khác trên bảng phân bổ tiền lương. Bảng phân bổ tiền lương Tháng … năm… Số TT Ghi có TK Ghi nợ TK 344 phải trả công nhân viên Cộng Lương chính Lương phụ Các khoản khác 1 2 . . . TK 641 TK 642 . . . Kế toán trưởng tổng hợp tiền lương, tiền công và các khoản lương được thực hiện trên các TK 334, 338, 335 và các TK liên quan khác. 3. Kế toán TSCĐ. TSCĐ là những tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài. Sau mỗi kỳ sản xuất TSCĐ vẫn dữ nguyên hình thái ban đầu và chỉ tham gia vào quá trình sản xuất ở dưới dạng hao mòn TSCĐ. Thủ tục, chứng từ luân chuyển kế toán: Mỗi khi có TSCĐ tăng thêm phải lập biên bản bàn giao nhận TSCĐ. Phòng kế toán sao cho mỗi bộ phận một bảng để lưu. Hồ sơ đó bao gồm: Biên bản bàn giao nhận TSCĐ, các bản sao tài liệu kỹ thuật, các hoá đơn, giấy vận chuyển bốc dỡ. Phòng kế toán giữ lại để làm căn cứ tổ chức hạch toán tổng hợp và hạnh toán chi tiết TSCĐ. Phòng kế toán có nhiệm vụ mở sổ thẻ để theo dõi để phản ánh diễn biến phát sinh trong quá trình sử dụng. Thủ tục đưa TSCĐ vầo sản xuất, thanh lý, nhượng bán. Căn cứ vào hợp đồng mua bán, thanh lý biên bản bàn giao TSCĐ kế toán lập chứng từ ghi sổ. Mỗi một TSCĐ được lập thành biên bản riêng cho từng thời kỳ, ngày tháng đưa vào sử dụng, thanh lý, nhượng bán. Khi có TSCĐ mới đưa vào sử dụng hoặc điều tài sản cho đơn vị khác công ty phải lập hợp đồng bàn giao gồm: Đại diện bên giao, đại diện bên nhận và một số uỷ viên. Biên bản giao nhận được lập cho từng TSCĐ. Biên bản giao nhận được lập thành hai bản , mỗi bên giữ một bản, chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ và lưu. Khi thanh lý TSCĐ, đơn vị phải lập biên bản thanh lý TSCĐ, thành lập hội đồng thanh lý. Thanh lý TSCĐ nào ghi tên mã, quy cách, số liệu TSCĐ đó, tên nước sản xuất, tổng giá, số năm đưa vào sử dụng…. Sau đó hội đồng thanh lý có kết luận cụ thể. Sau khi thanh lý song căn cứ vào chứng từ tinh toán tổng hợp số chi phí thực tế và giá trị thu hồi vào dòng chi phí thanh lý và giá trị thu hồi. Biên bản thanh lý do bên thanh lý TSCĐ lập và có đầy đủ chữ ký. Phương pháp và cơ sở lập thẻ TSCĐ. Thẻ TSCĐ dùng chung cho mọi TSCĐ như nhà cửa, máy móc thiết bị… Thẻ TSCĐ bao gồm 4 phần chính: Ghi các chỉ tiêu chung về TSCĐ như: mã hiệu, quy cách, số liệu nước sản xuất… Ghi các chỉ tiêu tổng giá TSCĐ ngay sau khi bắt đầu hình thành TSCĐ và qua từng thời kỳ do đánh giá lại, xây dựng trang thiết bị thêm…và giá trị hao mòn đã tính qua các năm. Ghi số phụ tùng, dụng cụ đề nghị kèm theo . Ghi giảm TSCĐ: ngày, tháng, năm của chứng từ ghi giảm TSCĐ và lý do giảm. Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập, kế toán trưởng xác nhận. Thẻ được lưu ở văn phòng ban kế toán suốt quá trình sử dụng tài sản. Căn cứ để lập thẻ TSCĐ bao gồm: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, bản trích khấu hao TSCĐ. Sơ đồ thẻ TSCĐ Số hiệu chứng từ Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ Ngày tháng Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn(từng năm) Cộng dồn Căn cứ vào chứng từ gốc,vào thẻ TSCĐ…kế toán ghi vào sổ TSCĐ. Sổ TSCĐ dùng để ghi tăng hoặc giảm TSCĐ tại công ty. Phản ánh số còn lại tại công ty. Sơ đồ TSCĐ Ghi tăng TSCĐ Ghi giảm TSCĐ Chứng từ Tên, nhãn hiệu, quy cách Số lượng đơn giá Thành tiền Chứng từ Lý do Số lượng Giá trị còn lại SH Ngày tháng SH Ngày tháng Phương pháp mức khấu hao TSCĐ mà công ty đang áp dụng là phương pháp khấu hao tuyến tính. Kế toán căn cứ vào tỷ lệ khấu hao quy định để tính ra mức khấu hao cơ bản theo công thức: Mức khấu hao TSCĐ bình quân 1 tháng =xTỷ lệ khấu hao cơ bản. * Kế toán sửa chữa tài sản cố định . Các phương thức sửa chữa mà công ty đang áp dụng. + Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ là loại sửa chữa có đặc điểm, mức độ hư hỏng nhẹ, việc sửa chữa đơn giản, có thể tự sửa chữa, phát sinh chi phí ít nên có thể hạch toán toàn bộ một phần chi phí của đối tượng sử dụng TSCĐ. Kế toán căn cứ vào chi phí sưả chữa thực tế phát sinh để phản ánh. Nợ TK 627 : TSCĐ dùng cho sản xuất chung. Nợ TK 642 : TSCĐ dùng cho quản lý. Có TK 334, 338, 152, …chi phí sửa chữa. * Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ : là loại sửa chữa có đặc điểm, mức độ hư hỏng lớn nên đòi hỏi sự sửa chữ là phức tạp. Công việc sửa chữa có thể do doanh nghiệp tự đảm nhiệm hoặc có thể thuê ngoài. Thời gian sửa chữa nhiều và TSCĐ phải ngừng hoạt động, chi phí sửa chữa lớn, do vậy các chi phí trước hết được tập hợp ở tài khoản 241_ xây dựng cơ bản dở dang. Chứng từ kế toán sử dụng để phản ánh công việc sử chữa lớn hoàn thành là “biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành” Căn cứ vào chứng từ tập hợp kế toán ghi. Nợ TK 241 (2413). Nợ TK 133. Có TK 111, 112, 152…. 4. Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ. Vật liệu là những đối tượng lao động, thể hiện dưới dạng vật hoá, vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ giá trị vật liệu được chuyển hết một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao đông không đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dung quy định đê xếp vào TSCĐ. Bởi vậy công cụ, dụng cụ mang đầy đủ dặc điểm như TSCĐ. * Phân loại, đánh giá vật liệu, công cụ, dụng cụ. - Nguyên vật liệu tại công ty bao gồm: + Nguyên vật liệu chính như: vải, là đối tượng lao động chủ yếu trong công ty chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy đòi hỏi công ty phải theo dõi chặt chẽ các khâu để góp phần tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. + Nguyên vật liệu phụ như: cúc, chỉ… chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng lại là vật liệu không thể thiếu được mà nó tham gia vào quá trình sản xuất kết hợp với vật liệu chính để hoàn thiện sản phẩm. - Công cụ, dụng cụ. + Bao bì tính giá riêng dùng để đóng gói hàng hoá trong quá trinh bảo quản hàng hoá hoặc vận chuyển hàng hoá đi bán…. + Quần áo bảo hộ lao động, dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất. * Tính giá vật liệu, công cụ, dụng cụ theo giá mua thực tế. Công ty sử dung phương pháp tính giá thành thực tế vật liệu xuất kho theo phương pháp “ nhập trước, xuất trước”. Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trị giá vật liệu xuất kho được tính theo công thức. Giá trị thực tế vật liệu xuất kho = giá trị thực tế vật liệu nhập kho x số liệu vật liệu xuất từng lần nhập trước. Giá trị vật liệu nhập kho được tính như sau: Trị giá thực ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3174.doc
Tài liệu liên quan