Hạch toán xác định kết quả hoạt động Sản xuất kinh doanh tại Công ty Đầu tư, Xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Phần i : đặt vấn đề 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam cùng với những biến cố lịch sử là những bước thăng trầm của nền kinh tế thị trường. Những năm trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp thì việc sản xuất sản phẩm gì? ở đâu? và tiêu thụ như thế nào? tất cả đều do kế hoạch Nhà nước đặt ra, lãi và lỗ đều do Nhà nước quản lý và gánh chịu nên đã tạo ra sự trì trệ trong quá trình sản xuất kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo củ

doc79 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hạch toán xác định kết quả hoạt động Sản xuất kinh doanh tại Công ty Đầu tư, Xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế quản lý theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Do đó, cơ chế quản lý kinh tế cũng chuyển từ cơ chế hành chính bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Vì vậy, các doanh nghiệp Nhà nước tiến hành sản xuất chịu sự tác động của quy luật giá trị, quy luật cung cầu. Sự đổi mới căn bản của cơ chế quản lý này bắt buộc các doanh nghiệp phải hạch toán chặt chẽ nghĩa là thực hiện nguyên tắc lấy thu bù chi và có lợi nhuận. Doanh nghiệp phải dảm bảo tự trang trải,tự phát triển, tự chịu trách nhiệm quyết định các vấn đề về phương hướng kinh doanh , phương án tổ chức kinh doanh. Khi nền kinh tế phát triển nhanh cả về quy mô lẫn tốc độ, cả chiều rộng lẫn chiều sâu thì vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý kinh tế của doanh nghiệp cần phải năng động và sáng tạo hơn, sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả nhất, tạo khả năng chiếm lĩnh thị trường để đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển đi lên vững mạnh. Do đó, các doanh nghiệp phải luôn luôn quan tâm đến mọi hoạt động kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, chú trọng đến các chi phí phải bỏ ra, doanh số thu được và kết quả sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp phải hạch toán đầy đủ, chính xác và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ hạch toán. Trên cơ sở đó mới phân tích đánh giá được kết quả kinh doanh trong kỳ. Vì vậy, hạch toán kế toán nói chung và hạch toán kết quả kinh doanh nói riêng là vấn đề không thể thiếu được trong mỗi doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sự phân phối công bằng trong doanh nghiệp vì nó là một khâu của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh (sản xuất - lưu thông- phân phối). Ngoài ra kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định đúng đắn, giúp cho các nhà quản lý có thông tin kịp thời để đưa ra các nhận xét đánh giá chính xác về hiệu quả kinh doanh, trên cơ sở đó có các biện pháp tích cực nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Công ty đầu tư, xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến-Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn là một đơn vị sản xuất kinh doanh không ngừng phát triển, tình hình tài chính tương đối ổn định. Tuy nhiên, trước các thử thách của nền kinh tế thị trường , các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý nhất là quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, mọi thành phần kinh tế muốn tồn tại và phát triển được thì phải đảm bảo nguyên tắc" lấy thu bù chi và có lãi". Muốn làm được điều đó, các nhà doanh nghiệp phải dựa vào số liệu do kế toán cung cấp về tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị mình để đưa ra những quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh, nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ, để từng bước thực hiện công tác hạch toán trong từng đơn vị cụ thể, chúng tôi đã thực hiện đề tài "Hạch toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty đầu tư, xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến-Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn" 1.2 mục tiêu nghiên cứu -Sử dụng phương pháp kế toán để tính chính xác các hoạt động thu chi của Công ty đầu tư, xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến. -Tổng hợp kết quả kinh doanh của công ty. -Đưa các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán và nâng cao kết quả kinh doanh của công ty. 1.3 phạm vi nghiên cứu -Đề tài được nghiên cứu tại Công ty đầu tư, xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến-Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. -Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 14 tháng 2 năm 2000 đến ngày 14 tháng 6 năm 2000. phần II : tổng quan tài liệu 2.1 Những vấn đề chung về hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh của công ty. 2.1.1 Những khái niệm. -Hạch toán là một hệ thống điều tra quan sát, tính toán đo lường và ghi chép các quá trình ghi chép kinh tế, nhằm quản lý các quá trình ngày một chặt chẽ hơn. -Kế toán là một nghệ thuật quan sát, ghi chép, phân loại, tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời trình bầy kết quả của chúng nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định về kinh tế, chính trị, xã hội và đánh giá hiệu quả của một tổ chức. Nhiệm vụ cơ bản của kế toán là cung cấp thông tin về tài chính cho những người ra quyết định. - Hạch toán kế toán là một môn khoa học phản ánh và giám đốc các hoạt động kinh tế tài chính ở tất cả các doanh nghiệp, tổ chức hành chính sự nghiệp và các cơ quan. Nó có nhiệm vụ ghi chép một cách liên tục hiện trạng, sự biến động của các loại vốn và nguồn vốn kinh doanh cũng như các hiện tượng kinh tế phát sinh, phát triển diễn ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế. 2.1.2 Đặc điểm- vai trò của hạch toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. Kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định từ doanh thu bán hàng với chi phí bỏ ra. Xác định kết quả sẽ là cơ sở để tính toán, phân phối kết quả của đơn vị mình làm ra trong một kỳ nhất định. Trong hạch toán kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh là một trong những chỉ tiêu quan trọng. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định. Nó là phần chênh lệch giữa một bên là doanh thu, một bên là toàn bộ chi phí của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đã thực hiện và được biểu hiện bằng các chỉ tiêu lãi hoặc lỗ. Do đó, hạch toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh có vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý kinh doanh, là công cụ quan trọng phục vụ điều hành các hoạt động trong đơn vị và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Để thực hiện được vai trò đó, hạch toán xây dựng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phải thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ sau: + Ghi chép, tính toán phản ánh đầy đủ và chính xác tình hình luân chuyển hàng hoá, tiền vốn, các nghiệp vụ chi phí, doanh thu và kết quả phát sinh trong kỳ. + Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh, kiểm tra việc quản lý và sử dụng các loại tiền vốn... phát hiện và kịp thời ngăn chặn những vi phạm chính sách và các chế độ... + Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh . 2.1.3 Các nguyên tắc xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. Muốn hạch toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được chính xác, các doanh nghiệp cần phải hạch toán theo một số nguyên tắc sau: *Phân định được chi phí, thu nhập và kết quả của từng loại hoạt động kinh doanh. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: -Hoạt động sản xuất kinh doanh . -Hoạt động tài chính. -Hoạt động bất thường. *Xác định chính xác thời điểm ghi, nhận doanh thu. Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về sản phẩm, hàng hoá, lao vụ. Nói cách khác, thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm trả tiền hay chấp nhận nợ. *Phải nắm vững nội dung và cách xác định các chỉ tiêu liên quan đến doanh thu, chi phí và kết quả. Các chỉ tiêu đó là: -Doanh thu bán hàng. -Tổng doanh thu. -Doanh thu thuần. -Chiết khấu bán hàng. -Giảm giá hàng bán. -Hàng bán bị trả lại. -Lãi gộp. -Kết quả hoạt động kinh doanh . - Kết quả hoạt động tài chính. -Kết quả hoạt động bất thường. -Kết quả hoạt động chung của doanh nghiệp . 2.2 Khái niệm, kết cấu và nội dung phản ánh của các tài khoản xác định kết quả sản xuất kinh doanh . 2.2.1 Tổng hợp các khoản chi. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải tiêu hao các loại như: Hao mòn tài sản và trả lương cho cán bộ công nhân viên. Đó là các loại hao phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đạt được mục tiêu kinh doanh của mình. Trong điều kiện tồn tại, nhièu quan hệ hàng hoá tiền tệ chúng cần được tập hợp và biểu hiện dưới hình thức tiền tệ. Vậy chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp là toàn bộ hao phí lao động vật hoá và lao động sống cần thiết biểu hiện dưới nhiều hình thức mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành các hoạt động kinh doanh trong một kỳ kinh doanh nhất định. Trong nền kinh tế thị trường, môi trường kinh doanh luôn luôn thay đổi. Tuỳ theo yêu cầu của thị trường, mục tiêu của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh phải tìm mọi biện pháp kinh doanh nhiều sản phẩm, hàng hoá có chất lượng cao đang được khách hàng ưa chuộng, với chi phí bỏ ra là thấp nhất để lãi thu được nhiều nhất. Điều đó có nghĩa là vai trò kế toán hết sức quan trọng, không thể thiếu được trong vai trò quản lý kinh tế và hạch toán kinh doanh. Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải quan tâm đến việc quản lý chi phí, vì mỗi đồng chi phí bỏ ra không phù hợp đều làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho mỗi nhà quản lý là phải phân loại chi phí theo đối tượng và mục đích khác nhau. Những tiêu thức thường được sử dụng đó là: -Phân loại theo khoản mục. -Phân loại theo yếu tố. -Phân loại theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu theo lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. Căn cứ theo tiêu thức này, các chi phí được chia ra: -Chi phí bán hàng. -Chi phí quản lý. -Giá vốn hàng bán. -Chi phí hoạt động khác. 2.2.1.1 Giá vốn hàng hoá: Được sử dụng trên TK 632. *Khái niệm. Trị giá hàng hoá mua vào Trị giá mua vào của hàng hoá Chi phí vận chuyển, xếp dỡ Hao hụt trong định mức = + + Giá vốn hàng bán là giá được tính theo đúng giá mua thực tế mà doanh nghiệp phải bỏ ra để mua hàng hoá. Kế toán phải phản ánh đầy đủ chi phí thực tế mà doanh nghiệp phải bỏ ra để mua hàng hoá đó. Giá trị thực tế của hàng hoá mua vào được tính theo từng nguồn nhập và phải theo dõi phản ánh riêng biệt giá trị mua, chi phí mua hàng hoá và các khoản thuế phải chi ra. *Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 632. +Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Bên nợ: Phản ánh trị giá vốn của hàng hoá đã cung cấp theo hoá đơn. Bên có: Kết chuyển giá vốn của hàng hoá vào bên nợ TK 911-XĐKQKD. TK 632 không có số dư cuối kỳ. + Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Bên nợ: Phản ánh trị giá vốn của hàng hoá xuất bán trong kỳ. Bên có: Kết chuyển giá vốn của hàng hoá đã gửi nhưng chưa xác định là đã tiêu thụ. -Kết chuyển trị giá vốn hàng hoá xuất bán vào bên nợ TK 911-XĐKQKD. TK 632 không có số dư cuối kỳ. 2.2.1.2 Chi phí bán hàng: Được sử dụng trên TK641. * Khái niệm. Chi phí bán hàng là những khoản chi, dùng để bảo quản, phân loại, chọn lọc, chỉnh lý đóng gói hàng hoá và những chi phí phục vụ cho quá trình bán hàng như: Chi phí quảng cáo, tiếp thị, giao dịch, chi lương nhân viên bán hàng và các chi phí khác. TK 641 có 6 TK cấp 2. (1) Chi phí nhân viên (TK 641.1) (2) Chi phí vật liệu bao bì (TK 641.2) (3) Chi phí vận dụng đồ dùng (TK 641.3) (4) Chi phí khấu hao TSCĐ (TK 641.4) (5) Chi phí dịch vụ mua ngoài (TK 641.5) (6) Chi phí khác bằng tiền (TK 641.6) * Nội dung và kết cấu của TK 641 như sau: Bên nợ: Chi phí bán thực tế phát sinh trong kỳ Bên có: Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng trong kỳ vào Bên nợ của TK 911-XĐKQKD, hoặc vào bên nợ TK 142 - Chi phí trả trước(Chi phí chờ kết chuyển). TK 641 không có số dư cuối kỳ. 2.2.1.3 Chi phí quản lý doanh nghiệp : Được sử dụng trên TK 642. *Khái niệm. Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí phát sinh liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất kỳ một hoạt động nào. TK 642 có 8 TK cấp 2. (1). Chi phí nhân viên quản lý (TK 642.1) (2). Chi phí đồ dùng văn phòng(TK 642.2) (3). Chi phí vật liệu quản lý (TK 642.3) (4). Chi phí khấu hao TSCĐ (TK 642.4) (5). Thuế và lệ phí (TK 642.5) (6). Chi phí dự phòng (TK 642.6) (7). Chi phí dịch vụ mua ngoài (TK 642.7) (8). Chi phí khác bằng tiền (TK 642. 8) * Nội dung và kết cấu của TK 642 như sau: Bên nợ: - Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ. Bên có: - Các khoản giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK 91 -XĐKQKD hoặc TK 142- Chi phí trả trước. TK 642 không có số dư cuối kỳ. 2.2.1.4 Chi phí hoạt động tài chính. Được sử dụng trên TK 811. *Khái niệm. Chi phí hoạt động tài chính là khoản chi phí đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn tăng thêm thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp . Chi phí hoạt động tài chính bao gồm: +Chi phí liên doanh liên kết. +Chi phí cho thuê TSCĐ. +Chi phí mua bán trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu kể cả các tổn thất trong đầu tư(nếu có). +Dự phòng giảm giá chứng khoán. +Chi phí khác liên quan đến việc đầu tư ra ngoài doanh nghiệp * Nội dung và kết cấu TK 811 như sau: Bên nợ: - Các chi phí hoạt động tài chính. - Các khoản lỗ về hoạt động tài chính. Bên có: - Kết chuyển chi phí và các khoản lỗ khi tính kết quả kinh doanh. TK 811 không có số dư cuối kỳ và không có TK cấp 2. 2.2.1.5 Chi phí bất thường: Được sử dụng trên TK 821. * Khái niệm. Chi phí bất thường là khoản chi phí do chủ quan hoặc khách quan gây ra không tính đến trong quá trình xây dựng kế hoạch tài chính nhưng thực tế vẫn phát sinh. Chi phí bất thường bao gồm: + Chi phí về thanh lý, nhượng bán TSCĐ (gồm các giá trị còn lại của TSCĐ khi thanh lý và nhượng bán). +Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xoá. +Các khoản chi phí bất thường khác. * Kết cấu và nội dung của TK 821. Bên nợ: - Các chi phí bất thường phát sinh. - Các khoản lỗ bất thường. Bên có: - Kết chuyển các khoản chi phí bất thường vào TK 911 - XĐKQKD. TK 821 không có số dư cuối kỳ. 2.2.2 Tổng hợp các khoản giảm trừ. Các khoản giảm trừ bao gồm: - Chiết khấu hàng bán. - Giảm giá hàng bán. - Hàng bán bị trả lại. 2.2.2.1 Chiết khấu hàng bán: Được sử dụng trên TK 521. * Khái niệm. Chiết khấu hàng bán là số tiền thưởng tính trên tổng số doanh thu trả cho khách hàng do đã thanh toán tiền trước thời hạn quy định khi bán được hàng hoá. Phương thức thanh toán ghi rõ trên hoá đơn bán hàng cả về số tiền lẫn thời hạn thanh toán( nếu có). Khi tới thời hạn thanh toán, công ty có thể đưa ra tỷ lệ chiết khấu cho tỷ lệ chiết khấu cho số tiền trả sớm trả sớm hơn hoặc với khách hàng quen thuộc thường xuyên mua hàng hay mua hàng trong một thời gian nhất định. Khoản tiền này ghi trong hoá đơn bán hàng và tính trừ vào giá trị hàng hoá. * Kết cấu và nội dung của TK 521. Bên nợ: - Số tiền chiết khấu đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng. Bên có: - Kết chuyển toàn bộ số chiêt khấu bán hàng sang TK 511 - doanh thu bán hàng để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán. TK 521 không có số dư cuối kỳ. 2.2.2.2 Giảm giá hàng bán : Được sử dụng trên TK 532. ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, khách hàng có quyền trả lại hàng hoá mà họ không bằng lòng mua do chất lượng, chủng loại không đúng, cũng có thể khách hàng giữ lại hàng hoá đó và được bớt giá nếu họ chấp nhận. Giảm giá hàng bán là số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hoá đơn hay hợp đồng cung cấp dịch vụ do các nguyên nhân đặc biệt như hàng hoá kếm phẩm chất, không đúng quy cách, giao hàng không đúng thời hạn, địa điểm trong hợp đồng. * Kết cấu và nội dung của TK 532. Bên nợ: - Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng. Bên có: - Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán sang TK 511- Doanh thu bán hàng. TK 532 không có số dư cuối kỳ. 2.2.2.3 Hàng bán bị trả lại: Được sử dụng trênTK 531. *Khái niệm: Số hàng đã được coi là tiêu thụ( đã chuyển giao quyền sở hữu, đã thu tiền hay được người mua chấp nhận) nhưng được người mua từ chối trả lại do người bán không trọng hợp đồng đã ký kết như : không phù hợp yêu cầu, tiêu chuẩn, quy cách kỹ thuật, hàng kém phẩm chất, không đúng chủng loại... * Kết cấu và nội dung của TK 531. Bên nợ: -Trị giá của hàng hoá bị trả lại,, đã thanh toán cho người mua hoặc khấu trừ vào khoản phải thu ổ khách hàng về số thu sản phẩm, hàng hoá đã bán ra. Bên có: - Kết chuyển toàn bộ trị giá hàng hoá bị trả lại vào bên nợ của TK 511- Doanh thu bán hàng hoặc TK 512- Doanh thu bán hàng nội bộ để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán. TK 532 không có số dư cuối kỳ. 2.2.2.4 Các khoản phải nộp Nhà nước: Được sử dụng trên TK 333. *Thuế giá trị gia tăng (VAT): Là loại thuế gián thu được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình kinh doanh, khoản thuế này do đối tượng tiêu dùng hàng hoá chịu. Thuế GTGT phải nộp Thuế GTGT đầu ra Thuế GTGT đầu vào + = - Trong đó: + Thuế GTGT đầu ra = GTGT của hàng hoá bán ra chịu thuế x Thuế suất Thuế GTGT +Thuế GTGT đầu vào được xác định bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn, thuế GTGT mua hàng hoá hoặc chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hoá nhập khẩu. * Thuế tiêu thụ đặc biệt: Là loại thuế gián thu được tính trên cơ sở doanh thu của một số mặt hàng nhất định mà doanh nghiệp kinh doanh. Mỗi mặt hàng trong công ty chỉ phải chịu thuế một lần tức là mặt hàng này chịu thuế GTGT thì không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và ngược lại. *Thuế xuất, nhập khẩu (XNK): Theo luật XNK hiện hành, mọi hàng hoá mua bán, trao đổi với nước ngoài biên giới quốc gia đều là đối tượng chịu thuế XK hoặc NK, nhưng trừ mặt hàng nông lâm sản không phải nộp thuế XK Thuế TTĐB phải nộp Doanh thu tiêu thụ 1 + Thuế suất Thuế suất (47%) = x Thuế XK (hoặc NK) phải nộp SL của mặt hàng chịu thuế trong tờ kê hàng hoá = x Giá tính thuế (theo đồng Việt Nam) x Thuế suất theo nhóm hàng hoá ịTK 333 dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước về các khoản thuế, phí lệ phí và các khoản khác mà doanh nghiệp phải nộp. Nó phản ánh nghĩa vụ mà tình hình thức hiện nghĩa vụ thanh toán của doanh nghiệp với Nhà nước và kỳ thanh toán. TK 333 có kết cấu và nội dung như sau: Bên nợ: - Số thuế, phí, lệ phí và các khoản đã nộp nhà nước. Bên có: - Ghi số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp nhà nước. Trong trường hợp rất cá biệt TK 333 có thể có số dư bên nợ. Số dư nợ phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp nới nhà nước hoặc do được xét miễn giảm nhưng chưa thực hiện việc thoái thu. Bắt đầu từ ngày 1/1/99, thuế giá trị gia tăng được áp dụng thay thuế doanh thu. Với thuế GTGT kế toán sẽ sử dụng các tài sau: *TK 133 thuế GTGT được khấu trừ: TK này được dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ (TK 133 được bổ sung theo thông tư số 100/1998/TT-BTC ngày 15/7/1998) * Kết cấu và nội dung của TK 133: Bên nợ: - Ghi số thuế GTGT được khấu trừ. Bên có: - Ghi số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã khấu trừ. Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. Số thuế GTGT đầu vào đã hoàn lại. Dư nợ phản ánh số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ và số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng ngân sách Nhà nước chưa hoàn lại. (+) TK 133.1: Thuế doanh thu được đổi thành thuế GTGT phải nộp. Mở TK cấp 3 như sau: TK 333.1.1: Thế GTGT đầu ra dùng để phản ánh số thuế số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp và còn phải nộp của hàng hoá XNK. * Kết cấu và nội dung của TK 333.1 thuế GTGT phải nộp như sau: Bên nợ: - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ. - Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp - Số thuế GTGT phải nộp. - Số thuế GTGT đã nộp vào ngân sách nhà nước. - Số thuế GTGT của hàng bán phải trả lại. Bên có: - Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ và hàng hoá dùng để trao đổi, biếu, tặng. - Số thuế GTGT của hàng hoá nhập khẩu. Số dư có: Phản ánh số thuế GTGT còn phải nộp. Số dư nợ: Phản ánh số thuế GTGT đã nộp thừa vào NSNN. 2.2.3 Tổng hợp các khoản thu. 2.2.3.1 Doanh thu bán hàng (TK 511) *Khái niệm: Doanh thu bán hàng là tổng giá trị thực hiện do hoạt động kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá, cung cấp dịch vụ, lao vụ cho khách hàng. Doanh thu bán hàng là giá trị của hàng hoá, dịch vụ, lao vụ mà doanh nghiệp đã bán hoặc cung cấp cho khách hàng. Doanh thu bán hàng có thể thu được tiền mặt hoặc chưa thu được tiền ngay sau khi đã cung cấp hàng hoá, dịch vụ, lao vụ cho khách hàng. * Kết cấu và nội dung của TK 511. Bên nợ: Số thuế phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của hàng hoá đã cung cấp cho khách hàng và đã được xác định là tiêu thụ. Trị giá hàng hoá bị trả lại. Khoản chiết khấu hàng hoá bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ hạch toán. Khoản giảm giá bán hàng. Kết chuyển doanh thu tiêu thụ nội bộ thuần vào TK 911-XĐKQKD. Bên có: Tổng số doanh thu bán hàng nội bộ của đơn vị thực hiện trong kỳ. TK 511 không có số dư cuối kỳ. 2.2.3.3 Thu nhập hoạt động tài chính ( TK711). *Khái niệm: Thu nhập hoạt động tài chính là khoản thu nhập thuộc các lĩnh vực góp vốn liên doanh, hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán, hoạt động cho thuê tài sản, các hoạt động đầu tư khác, thu lãi tiền gửi ... * Kết cấu và nội dung của TK 711: Bên nợ: Thuế GTGT (VAT) phải nộp (nếu có). Kết chuyển toàn bộ khoản thu nhập hoạt động tài chính sang TK911-XĐKQKD. Bên có: - Khoản thu nhập thuộc hoạt động tài chính. TK 711 không có số dư cuối kỳ (không có TK cấp 2) 2.2.3.4 Thu nhập hoạt động bất thường (TK721) *Khái niệm: Thu nhập hoạt động bất thường là những khoản thu nhập từ các hoạt động hay từ các nghiệp vụ riêng biệt với các hoạt động thông thường của doanh nghiệp. Những khoản thu nhập bất thường không xảy ra một cách đều đặn và thường xuyên mà nó xảy ra từng quý hoặc từng kỳ, có khi từng năm. *Kết cấu và nội dung của TK 721: Bên nợ: - Kết chuyển các khoản thu nhập bất thường sang TK911-XĐKQKD. Bên có: - Các khoản thu nhập bất thường phát sinh. TK 721 không có số dư cuối kỳ. 2.2.4 Các chỉ tiêu xác định kết quả kinh doanh. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như: Hoạt động bán hàng, hoạt động tài chính, hoạt động đầu tư và các hoạt động khác. Do vậy, chúng ta có thể xác định doanh thu qua các chỉ tiêu sau: (+) Đối với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Doanh thu Bán hàng thuần = Doanh thu bán hàng - Các khoản giảm trừ Các khoản giảm trừ = Chiết khấu hàng bán + Giảm giá hàng bán + Hàng hoá bị trả lại + Thuế tiêu thụ Lãi gộp = Doanh thu bán hàng thuần - Trị giá vốn hàng bán Lãi trước thuế = Lãi gộp - Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Lãi thuần của Hoạt động = Lãi trước thuế - Thuế lợi tức sản xuất kinh doanh (lợi tức thuần) (+) Đối với kết quả của các hoạt động tài chính Lợi tức hoạt động tài chính = Thu nhập hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động tài chính (+) Đối với kết quả của hoạt động bất thường Lợi tức hoạt động bất thường = Thu nhập hoạt động bất thường - Chi phí hoạt động bất thường (+) Tổng hợp toàn bộ các khoản lợi tức hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động bất thường sẽ được tổng lợi tức trước thuế Tổng lợi tức trước thuế - Thuế lợi tức = Lợi tức sau thuế 2.3 Tổng hợp kết quả hạch toán-TK 911 (+) Nguyên tắc hạch toán TK 911-Xác định kết quả sản xuất kinh doanh. TK 911 phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ hạch toán theo đúng quy định của cơ chế quản lý tài chính, cơ chế thuế. Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại, từng lao vụ dịch vụ. Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển tài khoản này là số doanh thu thuần và số thu nhập thuần. (+) Nội dung và kết cấu: Bên nợ: Trị giá vốn sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ. Chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ. Số lãi trước thuế về hoạt động sản xuất trong kỳ. Bên có: Doanh thu thuần về số hàng hoá, lao vụ, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ. Thu nhập hoạt động tài chính và các khoản phải thu bất thường. Trị giá vốn hàng bán bị trả lại (giá vốn của hàng bị trả lại kết chuyển vào TK 911- XĐKQKD) Thực lỗ về hoạt động kinh doanh trong kỳ. (+) Sơ đồ hạch toán. TK 641,642 TK 811, 821 TK 632 TK 421 Kết chuyển chi phí tài chính và chi phí bất thường Kết chuyển giá vốn hàng bán Kết chuyển doanh thu thuần Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Kết chuyển thu nhập hoạt động tài chính Kết chuyển lãi Kết chuyển thu nhập bất thường Kết chuyển lỗ TK 911 TK 511 TK 711 TK 721 TK 421 Phần III: đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. 3.1 đặc điểm địa bàn nghiên cứu. 3.1.1 Quá trình thành lập và phát triển của công ty đầu tư, xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến. Công ty đầu tư, xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến (Investment, export and import company for agricutural, forest products hay còn viết tắt ( IEIC ) ) là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Công ty được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 1985, có trụ sở chính tại 25 phố Tân Mai - Hai Bà Trưng - Hà Nội. Công ty nằm ở trung tâm thành phố nên rất thuận lợi trong quá trình cung ứng vật tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tiền thân của công ty là trung tâm chuyên sản xuất giống nấm Tương Mai và được chính thức thành lập theo quyết định 3027/QĐ/ UB ngày 24/8/1985 thuộc bộ nông nghiệp và nông thôn quản lý. Nhiệm vụ chính của trung tâm là sản xuất các loại nấm ăn, tổ chức liên doanh sản xuất chế biến và thu gom nấm để phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Năm 1991, theo quyết định số 969/QĐ/UB ngày 28/5/1991 của UBND thành phố Hà Nội chuyển trung tâm chuyên sản xuất nấm thành công ty sản xuất khẩu nấm Hà Nội thuộc liên hiệp thực phẩm vi sinh Hà Nội. Đến năm 1997, do việc sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu phát triển mạnh, theo quyết định 3395/ NN- TCCB /QĐ ngày 25/12/1997 của bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc chuyển đổi tên công ty sản xuất giống, chế biến và xuất khẩu nấm thành công ty đầu tư, xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến -Bộ Nông nghiệp và PTNT. Hoạt động sản xuất kinh doanh XNK của công ty là chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm chế biến từ măng, nấm và nông lâm sản chế biến khác. Các mặt hàng này được XK sang các nước Phương Tây và các nước Châu á. Nếu như trước đây các mặt hàng này chủ yếu được xuất sang Liên Xô Cũ và các nước Đông Âu thì từ khi biến động chính trị lớn xảy ra, Công ty gặp không ít khó khăn và đã phải tìm các thị trường mới. Trong những năm gần đây, Công ty đã dần tháo gỡ để tự khẳng định mình trong lĩnh vực kinh tế. Trên những nền tảng ban đầu, Công ty đã và đang có các hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức Công ty nước ngoài. Cùng với sự tăng trưởng phát triển chuyển đổi của nền kinh tế, Công ty đã bắt kịp với nhịp độ sôi động của thị trường kinh doanh hàng hoá, XNK liên quan nhiều đến các bạn hàng trong nước cũng như ngoài nước. Do vậy, muốn thực hiện tốt công tác nhiệm vụ của mình, Công ty phải xác định rõ đặc điểm sản xuất kinh doanh hàng hoá XNK. Ngành sản xuất kinh doanh XNK thường có đặc điểm là vốn đầu tư lớn, thời gian tương đối dài, đôi khi còn chịu ảnh hưởng của thời tiết, mùa vụ dẫn đến quá trình XNK hàng hoá bị chậm lại, ảnh hưởng tới kinh tế của Công ty. 3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty. Công ty đầu tư, xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản đăng ký tại ngân hàng Nhà nước và chịu trách nhiệm trước Nhà nước theo luật định với chức năng kinh doanh của công ty. Mục đích hoạt động của công ty: áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ sinh học để tận dụng các phế liệu trong nông nghiệp, sản xuất thành nấm ăn. Trên cơ sở đó, công ty sẽ khai thác các tiềm năng về phế liệu, tận dụng lao động, cơ sở vật chất mà các ngành sản xuất hàng hoá khác không sử dụng. Trong điều kiện mặt hàng, nấm măng là hai mặt hàng có nhu cầu lớn trên thị trường quốc tế mà hiện nay sức sản xuất của ta chưa đáp ứng đủ thì việc sản xuất của công ty có rất nhiều thuận lợi. Nhiệm vụ của công ty: Từ mục đích trên, công ty đã tiến hành. - Đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu: Trồng tre, luồng, sặt lấy măng, trồng nấm, trồng cây ăn quả, thu mua sản phẩm để chế biến các dạng hộp, túi, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, kinh doanh các mặt hàng nông sản và sản xuất đồ uống như : Rượu, bia, nước giải khát có ga. -Tìm kiếm thị trường để xuất khẩu nấm theo điều lệ XNK của HALIMEX. - áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ giống và nuôi trồng nấm ăn, nhằm sản xuất có hiệu quả. 3.1.3 Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. Công ty có 3 chi nhánh tại Ba Vì, Nam Định và TP Hồ Chí Minh, ngoài ra còn 2 xí nghiệp ở Hà Nội và Bắc Giang, 2 xí nghiệp này chuyên sản xuất, chế biến măng và rượu bia. Ba chi nhánh nói trên của công ty đều thực hiện tốt chế độ thanh toán phụ thuộc, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của Nhà nước. Các chi nhánh trên đều có các phòng ban, giám đốc và được dùng con dấu riêng để giao dịch. Giám đốc chịu trách nhiệm mọi hoạt động của chi nhánh trước công ty. Cuối mỗi kỳ sản xuất kinh doanh cần báo cáo về công ty quá trình sản xuất kinh doanh của mình. 3.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Giám đốc PGĐ Kỹ thuật PGĐ Kinh doanh PGĐ Tổ chức nội chính Kỹ thuật chuyển giao công nghệ Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng kinh doanh XNK Phòng tổ chức hành chính Phòng Kế toán - Tài vụ Các chi nhánh và xí nghiệp trực thuộc Với đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh XNK, công ty đã tổ chức bộ máy quản lý hợp lý. Ban giám đốc công ty gồm: Giám đốc công ty, phó giám đốc kỹ thuật, phó giám đốc kinh doanh doanh và phó giám đốc tổ chức nội chính. Giám đốc: Giám đốc công ty vừa đại diện cho Nhà nước, vừa đại diện cho công nhân viên chức quản lý công ty theo chế độ một thủ trưởng, có quyền quyết định điều hành hoạt động của công ty theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của đại hội công nhân viên chức, chịu trách nhiệm trước tập thể, trước kết quả lao động sản xuất của công ty. Ngoài ra còn có phó giám đốc và các phòng nghiệp vụ giúp việc cho giám đốc. Các chi nhánh và xí nghiêp: Tổ chức sản xuất giống từ cấp một đến cấp ba theo kế hoạch sản xuất, quản lý các mặt về nhà xưởng, máy móc thiết bị để sản xuất, nuôi trồng nấm tại công ty, xí nghiệp. 3.1.5 Tổ chức công ._.tác kế toán tại công ty. Tổ chức công tác kế toán là việc tổ chức thực hiện ghi chép, phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo những nội dung kinh tế . Do vậy, việc tổ chức cơ cấu bộ máy kế toán cần phải gọn nhẹ, hợp lý, hoạt động có hiệu quả đó là điều kiện quan trọng để cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ, hữu ích cho các đối tượng sử dụng, đồng thời phát huy và nâng cao trình độ, nghiệp vụ của cán bộ kế toán. Để phù hợp với tính chất quy mô hoạt động của công ty, công ty đã tổ chức bộ máy kế toán gồm: Một kế toán trưởng, một phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp và 4 nhân viên. Phòng kế toán tương đối gọn nhẹ, mỗi thành viên phải đảm nhiệm một mảng công việc của mình. *Kế toán trưởng: Là người phụ trách chung, có nhiệm vụ giám sát mọi số liệu trên sổ sách kế toán, đôn đốc các bộ phận kế toán chấp hành các quy định, chế độ kế toán do Nhà nước ban hành. *Phó phòng kế toán: Giúp việc, cố vấn cho kế toán trưởng, chỉ đạo hạch toán trong công ty và tổng hợp số liệu làm kế toán báo cáo tổng hợp. *Kế toán thanh toán công nợ: Theo dõi hạch toán toàn bộ công nợ hàng hoá, trực tiếp mở sổ chi tiêu cho từng khách hàng. Đối chiếu với khách hàng và đôn đốc toàn bộ công nợ. *Kế toán vật tư sản phẩm, tiền lương, bảo hiểm xã hội ... *Kế toán thanh toán ngân hàng: Theo dõi toàn bộ TK tiền gửi, tiền vay, mở LC và ngoại tệ, giải quyết các mối quan hệ của công ty với ngân hàng. *Thủ quỹ: Quản lý số tiền có trong quỹ, két của công ty, phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm các loại quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vốn bằng tiền khác. Bộ máy công tác kế toán của công ty được thể hiện như sau: Sơ đồ 2: Bộ máy kế toán tại công ty. Kế toán trưởng Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán công nợ Kế toán vật tư sản phẩm, lương, BHXH... Kế toán thanh toán ngân hàng và TSCĐ Thủ quỹ *Hình thức sổ kế toán đang được áp dụng tại công ty là hình thức chứng từ ghi sổ. *Về hệ thống báo cáo: Hệ thống báo cáo tài chính tại công ty cuối mỗi quý, kế toán trưởng lập các báo cáo sau: - Bảng cân đối kế toán : Mẫu số B 01- DN. - Báo cáo lợi tức : Mẫu số B01- DN. - Lưu chuyển tiền tệ : Mẫu số B03- DN. - Thuyết minh báo cáo tài chính : Mẫu số B09- DN. Trình tự ghi chép được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 3: Sơ đồ luân chuyển chứng từ của công ty. Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ cái tổng hợp Báo cáo tài chính : Ghi hàng ngày : Quan hệ đối chiếu : Ghi định kỳ Ghi chú: 3.1.6 Điều kiện kinh tế của công ty. Một quá trình sản xuất kinh doanh bao giờ cũng tuân theo một chu kỳ đó là: Đầu vào- sản xuất kinh doanh - đầu ra. Vậy để quá trình sản xuất kinh doanh đó có thể phát triển và tái sản xuất kinh doanh, đòi hỏi phải có nguồn lực các yếu tố đầu vào. Các yếu tố đầu vào không thể không kể đến đó là lao động, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật ... 3.1.6.1 Tình hình lao động của công ty. Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp có thể sử dụng các nguồn lực để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh . Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực về lao động luôn luôn được chú ý quan tâm và không thể thiếu được . Lao động là một trong những yếu tố quan trọng cho mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Trong bất cứ xã hội nào, với phương thức sản xuất nào, muốn tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải có lao động. Để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình, Công ty đã tuyển lựa và đào tạo được một đội ngũ cán bộ công nhân viên với số lượng đông đảo, trình độ văn hoá khá, tương ứng với quy mô của Công ty. Biểu1: Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm ( 1997- 1999 ) Diễn giải 1997 1998 1999 Tốc độ phát triển (%) SL (LĐ) CC (%) SL (LĐ) CC (%) SL (LĐ) CC (%) 98/97 99/98 BQ Tổng số CBCNV 102 100,00 102 100,00 98 100,00 100 96,08 98,02 1. Theo trình độ chuyên môn 102 100,00 102 100,00 98 100,00 100 96,08 98,02 - Trên Đại học 1 0,98 1 0,98 3 3,06 100 300,00 173,20 - Đại học 12 11,76 12 11,76 20 20,41 100 166,67 129,09 - Trung cấp 38 37,25 38 37,25 35 35,71 100 92,11 95,97 - Công nhân 51 50,00 51 50,00 40 40,82 100 78,43 88,56 2. Theo nghề nghiệp 102 100,00 102 100,00 98 100,00 100 96,08 98,02 - Trực tiếp 82 80,39 82 80,39 78 79,60 100 95,12 97,53 - Gián tiếp 20 19,61 20 19,61 20 20,40 100 100,00 100,00 3. Theo bản chất lao động 102 100,00 102 100,00 98 100,00 100 96,08 98,02 - Hợp đồng 20 19,61 20 19,61 16 16,30 100 80,00 89,44 - Biên chế 82 80,39 82 80,39 82 83,70 100 100,00 100,00 Qua biểu1 cho ta thấy, tổng số lao động của toàn công ty giảm qua 3 năm 1997- 1999 (Số lao động năm 1997-1998 không thay đổi). Năm 1997, tổng số cán bộ công nhân viên là 102 lao động Đến năm 1999 giảm xuống còn 98 lao động . Tốc độ giảm bình quân qua 3 năm là 1,98% ứng với 4 lao động. Việc giảm 4 lao động đó chính là giảm số lao động hợp đồng của công ty. Năm 1997, số lao động hợp đồng là 20 người. Năm 1999 giảm xuống còn 16 người, tốc độ giảm bình quân qua 3 năm là 10,56%. Sở dĩ có sự giảm lao động trong công ty là do công ty đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, công cụ dụng cụ tiên tiến đã góp phần giúp một số công việc mà công nhân trước kia phải làm. Tuy có sự giảm về số lượng nhưng chất lượng làm việc ngày càng cao và sản phẩm tung ra thị trường ngày càng nhiều, có được sự thay đổi lớn đó là do đội ngũ cán bộ ngày càng được đào tạo tốt hơn. Cụ thể: Năm 1997 có một lao động trên đại học ( 0,98%), 12 lao động đại học ( 11,76%), đến năm 1999 tăng thêm 2 lao động đại học (20,41%). Tốc độ tăng bình quân qua 3 năm trên đại học chiếm 73,20% tương ứng với 2 lao động , đại học chiếm 29,09% ứng với 8 lao động. Trình độ cán bộ công nhân viên nâng cao sẽ góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất và phát triển của công ty. 3.1.6.2 Tình hình vốn của công ty qua 3 năm (1997-1999). Những năm gần đây, vốn của công ty chủ yếu là do Ngân sách Nhà nước cấp, nhằm mục đích sản xuất ra sản phẩm có số lượng lớn và chất lượng cao. Việc cấp vốn được thể hiện bằng việc trợ giá với mục đích cho ra những sản phẩm có chất lượng cao nhưng giá thành hạ, ngoài ra còn đảm bảo duy trì cho công ty phát triển và mang lại lợi nhuận cho công ty. Ngoài vốn do Ngân sách Nhà nước cấp thì nguồn vốn tự bổ sung của công ty vẫn tăng đều qua các năm, điều đó được thể hiện qua biểu 2. Biểu 2: Tình hình vốn của Công ty qua 3 năm (1997 -1999) Diễn giải 1997 1998 1999 Tốc độ phát triển (%) GT (1000đ) CC (%) GT (1000đ) CC (%) GT (1000đ) CC (%) 98/97 99/98 BQ Tổng số vốn 3.050.629 100,00 3.892.200 100,00 5.049.338 100,00 127,59 129,73 128,65 1. Vốn cố định 2.402.576 78,76 2.583.067 66,37 3.676.744 72,82 107,51 142,34 123,70 - Vốn do ngân sách cấp 2.370.464 77,70 2.550.955 65,54 3.482.867 68,98 107,61 136,53 121,21 - Vốn tự bổ sung 32.112 1,05 32.112 0,83 193.877 3,84 100,00 603,75 245,71 2. Vốn lưu động 648.053 21,24 1.309.113 33,63 1.372.594 27,18 202,01 104,85 145,53 - Vốn do ngân sách cấp 648.053 21,24 648.053 16,65 648.053 12,83 100,00 100,00 100,00 - Vốn tự bổ sung 0 0 661.080 16,98 724.541 14,35 -- 109,60 -- Qua biểu 2 ta thấy: Tổng số vốn qua các năm đều tăng lên. Năm 1998 so với năm 1997 tăng 27,59% tức là tăng 841.571 nghìn đồng. Năm 1999 tăng 29,73% ứng với 1.157.138 nghìn đồng so với năm 1998. Tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 28,65%. Điều đó chứng tỏ vốn của công ty ngày càng phong phú và đa dạng. Tính đến ngày 31/12/1999, tổng số vốn của Công ty là 5.049.338 nghìn đồng. Trong đó vốn lưu động là 1.372.594 nghìn đồng, chiếm 27,18/% so với tổng số vốn của Công ty. Nếu so sánh với các doanh nghiệp khác thì số vốn của Công ty chưa hẳn là lớn. Song với nỗ lực và khả năng phát triển dự báo kinh doanh của ban giám đốc và toàn Công ty nên hiệu quả kinh doanh của Công ty đạt được trong những năm qua cũng khá khả quan. Điều này cũng khẳng định mức sản xuất ngày một tăng với chất lượng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất không ngừng được cải thiện. 3.1.6.3 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty. Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố vật chất cơ bản của mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Để phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh, yêu cầu mỗi Công ty, xí nghiệp phải tự trang bị đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật theo phương hướng, mục đích kinh doanh của mình. Cơ sở vật chất kỹ thuật thấp kém sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty được thông qua biểu 3. Biểu 3 : Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty. Diễn giải 1997 1998 1999 Tốc độ phát triển (%) GT (1000đ) CC (%) GT (1000đ) CC (%) GT (1000đ) CC (%) 98/97 99/98 BQ I. Máy móc thiết bị công tác 78.960 5,35 96.518 5,73 120.549 6,16 122,23 124,89 123,56 Loại 1: các loại máy móc 37.830 2,56 40.157 2,38 47.350 2,42 106,15 117,91 111,87 Loại 2: dây chuyền sản xuất 25.780 1,75 31.230 1,85 39.079 1,99 121,14 125,13 118,60 Loại 3: dụng cụ hấp, sấy 15.350 1,04 25.131 1,50 34.120 1,74 112,46 135,76 149,09 II. Phương tiện vận tải 200.809 13,61 223.737 13,27 270.550 13,84 111,42 120,92 116,07 Xe ô tô U-Oát 42.369 2,87 51.117 3,03 70.120 3,58 120,65 137,17 128,64 Xe ô tô Mecedes 153.240 10,39 167.420 9,93 195.230 9,98 109,25 116,61 112,87 Chức bạ xe 5.200 0,35 5.200 0,31 5.200 0,27 100,00 100,00 100,00 III. nhà cửa vật kiến trúc 1.195.078 81,03 1.365.045 80,99 1.563.731 79,99 114,22 114,55 114,38 1. Nhà ủ tối 25.320 1,72 26.120 1,55 29.630 1,51 103,16 113,44 108,17 2. Nhà sản xuất giống 32.679 2,21 37.760 2,24 40.912 2,09 115,55 108,35 111,89 3. Nhà hấp sấy + lò hơi 20.305 1,38 25.050 1,49 29.327 1,50 123,37 117,07 120,18 4. Nhà làm việc 1.116.774 75,72 1.276.115 75,71 1.463.862 74,88 114,26 114,71 114,49 Tổng tài sản cố định 1.474.847 100 1.685.300 100 1.954.830 100 114,27 115,99 115,13 Qua biểu 3 chúng ta thấy, tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty đầu tư, xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến như sau: Trong 3 năm qua, giá trị TSCĐ tăng khá hợp lý, đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh ở mức độ nhất định. Để so sánh mức trang bị TSCĐ qua các năm được chính xác, tránh ảnh hưởng của biến động giá cả, chúng tôi tính giá trị TSCĐ theo giá cố định năm 1998. Năm 1998 so với năm 1997, tổng giá trị TSCĐ tăng 14,27% bằng 210.453 nghìn đồng. Năm 1998 tổng giá trị TSCĐ tăng 15,99% bằng 269.530 nghìn đồng so với năm 1998. Sở dĩ có sự tăng TSCĐ qua các năm là do Công ty chú ý xây dựng, mua sắm thêm một số TSCĐ mới như: Dây chuyền sản xuất, các dụng cụ phục vụ cho sản xuất kinh doanh . -Về phương tiện vận tải: Do vốn Công ty có hạn nên các phương tiện của Công ty đều mua theo giá thanh lý. Hai năm gần đây, Công ty đã tu sửa và mua thêm một số dụng cụ cần thiết như mua thêm xe ô tô và các phụ tùng khác nên tổng giá trị qua các năm đều tăng lên đáng kể. Cụ thể: Năm 1999 so với năm 1998 tăng 46.813 nghìn đồng chiếm 20,92%. Năm 1998 tăng 11,42% so với năm 1997. Tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 16,07%. Như vậy về phương tiện vận tải của Công ty ngày càng được cải thiện và đưa vào sản xuất tốt hơn. -Về nhà cửa, vật kiến trúc: Cơ sở hạ tầng của Công ty ngày càng phong phú và đa dạng, cụ thể: Năm1997 tổng giá trị TSCĐ là 1.195.078 nghìn đồng, năm 1998 là 1.365.045 nghìn đồng. Như vậy chỉ trong vòng 12 tháng Công ty đã đầu tư thêm vào việc mua sắm và sửa chữa với số tiền là 169.976 nghìn đồng tức là năm 1998 so với năm 1997 tăng 14,,22%, năm 1999 tăng14,55% so với năm 1998, tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 14,39%. Việc tăng giá trị TSCĐ trên làm cho tổng giá trị TSCĐ qua các năm cũng tăng lên rõ rệt. Điều đó chứng tỏ rằng Công ty đã chú trọng việc đầu tư mua sắm xây dựng những trang thiết bị là rất cần thiết, đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất kinh doanh tại Công ty. Song song với việc mua sắm trang thiết bị, Công ty đã có chủ trương thanh lý kịp thời những TSCĐ không cần thiết, đồng thời có kế hoạch tu bổ, xây dựng một số nhà kho cần thiết, mua sắm thêm các thiết bị máy móc, phương tiện vận tải cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng thuận lợi, mang lại lợi nhuận tối đa cho Công ty. 3.1.6.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm Trong nền kinh tế thị trường, với chính sách mở cửa đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp phải thực sự quan tâm tới các đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp mình. Sự tồn tại của doanh nghiệp gắn liền với khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đánh giá năng lực hoạt động của Công ty người ta thường quan tâm đến lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất (tái sản xuất mở rộng ), thế đứng của doanh nghiệp trên thị trường càng vững. Ngược lại, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì phá sản là một tất yếu. Vì vậy, trong những năm qua Công ty đã không ngừng vận động, thay đổi và hợp lý hoá các yếu tố sản xuất. Kết quả Công ty đã đạt được trong 3 năm qua được biểu hiện ở biểu 4. Biểu 4: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm (1997-1999). Diễn giải 1997 1998 1999 Tốc độ phát triển (%) 98/97 99/98 BQ Tổng doanh thu 16.532.600 14.834.682 18.508.458 89,73 124,76 105,80 1. Doanh thu thuần 15.926.568 14.433.894 18.106.543 90,63 125,44 106,62 2. Giá vốn hàng bán 13.430.100 13.520.860 15.013.025 100,67 111,04 105,73 3. Lợi tức gộp 2.495.868 1.913.034 3.093.518 76,65 161,70 111,33 4. Lợi tức thuần từ hđ sxkd (308.755) (104.239) 103.398 (33,76) (99,20) 57,87 -Thu nhập hđ tài chính 210.572 207.500 258.186 98,54 124,43 110,73 -Chi phí hđ tài chính 36.494 14.660 62.215 40,17 424,38 130,57 5. Lợi tức hđ tài chính 174.078 192.840 195.971 110,78 101,59 106,10 -Các khoản thu nhập bất thường 22.287 293.561 27.318 1317,18 9,30 110,71 -Chi phí bất thường 4.180 321.122 23.624 7682,34 7,57 237,73 6. Lợi tức bất thường 18.107 (27.561) 3.694 (152,21) (13,40) 45,17 7. Tổng lợi tức trước thuế (116.570) 21.040 303.063 (18,04) 1140,41 161,24 8. Thuế lợi tức phải nộp -- 7.364 106.072 -- 1140,41 -- 9. Lợi tức sau thuế -- 13.676 196.991 -- 1140,41 -- Qua biểu tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm ta thấy. Tổng doanh thu của Công ty tăng dần qua 3 năm, năm 1997 tổng doanh thu của Công ty là 16.532.600 nghìn đồng, năm 1998 giảm còn 14.834.682 nghìn đồng. Nhưng năm 1999 tổng doanh thu tăng lên một cách rõ rệt đạt 18.508.458 nghìn đồng. Như vậy, tốc độ tăng bình quân qua 3 năm đạt tỉ lệ 5,8%. Năm 1998 tổng doanh thu của Công ty có xu hướng giảm 10,27% so với năm 1997. Sở dĩ có sự giảm đó là do trong năm 1998 Công ty phát sinh một số nghiệp vụ mà không dự tính hết được như: Tiền phạt vi cảnh trong khâu vận chuyển hàng hoá, tiền phạt do vi phạm hợp đồng, chi phí cho khâu bảo quản hàng hoá bị ẩm mốc...và một số nguyên nhân khác đã dẫn tới lợi nhuận của Công ty bị khép mình lại trong năm. Đứng trước tình hình đó, Công ty luôn chủ động kế hoạch mua bán sao cho đảm bảo hiệu quả kinh doanh trong những năm gần đây. Mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh cuối cùng của Công ty là mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đó là mục đích quan trọng nhất mà mỗi doanh nghiệp đều mong muốn đạt được. 3.2 Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện nội dung của đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau. 3.2.1 Phương pháp chung. Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét, phân tích các vấn đề một cách khoa học và khách quan. *Phương pháp duy vật biện chứng. Là phương pháp nghiên cứu đánh giá sự vật hiện tượng kinh tế xã hội trên cơ sở nhìn nhận, xem xét mọi vấn đề trong mối quan hệ hữu cơ gắn bó và ràng buộc lẫn nhau trong quá trình tồn tại và phát triển, phương pháp này tạo khả năng hạch toán kế toán, xây dựng phương pháp thu thập, xử lý thông tin ban đầu. Tạo cho hạch toán kế toán có cơ sở để giải quyết nhiệm vụ của hạch toán kế toán. ở đề tài nghiên cứu, chúng tôi đánh giá và xem xét mối quan hệ ràng buộc của các khoản thu - chi - giảm trừ với kết quả kinh doanh cuối cùng của Công ty. * Phương pháp duy vật lịch sử. Là phương pháp quan trọng khi nghiên cứu và đánh giá sự vật hiện tượng, phải coi trọng các quan điểm lịch sử, các sự vật tương đồng đã xảy ra trước đó. ở đề tài nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các tài liệu kinh tế kế toán đã có trước đây và hiện tại. 3.2.2 Phương pháp cụ thể. 3.2.2.1 Phương pháp thống kê kinh tế. * Thu thập số liệu: Từ nguồn số liệu sơ cấp ( điều tra tại Công ty ) và nguồn số liệu thứ cấp( sẵn có tại sổ sách kế toán ) của Công ty. * Xử lý số liệu: Xử lý bằng máy vi tính và máy tính cá nhân. 3.2.2.2 Phương pháp hạch toán kế toán . Thông qua các phương pháp chuyên môn của kế toán, từ việc lập chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán đến các báo cáo tài chính đã tạo ra nguồn số liệu tin cậy để tiến hành hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty . 3.2.2.3 Phương pháp chuyên gia. Đề tài đã tiến hành tham khảo ý kiến của các cán bộ khoa học kỹ thuật của Công ty, đặc biệt là phòng kế toán tài vụ, ý kiến của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và PTNT Trường Đại học Nông nghiệp I- Hà Nội về nội dung có liên quan. Phần VI: kết quả nghiên cứu và thảo luận Công ty đầu tư, xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến là một Công ty vừa sản xuất vừa kinh doanh(sản xuất là chủ yếu). Mặt hàng chủ yếu của Công ty là nấm, măng, giống tre... nhằm mục đích phục vụ cho đời sống con người và mang lại lợi nhuận cho Công ty . Để hạch toán xác định kết quả , kế toán cần phải thực hiện ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác toàn bộ những chi phí phát sinh, cung cấp toàn bộ số liệu để phục vụ cho việc kiểm tra, phân tích tình hình sản xuất kinh doanh tại Công ty . Để hạch toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty, kế toán sử dụng những tài khoản sau: TK632 - Giá vốn hàng bán TK641 - Chi phí bán hàng TK 642 - Chi phí quản lý TK811 - Chi phí hoạt động tài chính TK821 - Chi phí hoạt động bất thường TK511 - Doanh thu bán hàng TK711 - Thu nhập hoạt động tài chính TK721 - Thu nhập hoạt động bất thường TK421 - Lãi chưa phân phối Trong quá trình tiêu thụ hàng hoá có nhiều trường hợp làm giảm doanh thu bán hàng. Vì vậy, kế toán sử dụng 3 tài khoản sau: TK531 - Hàng hoá bị trả lại TK532 - Giảm giá bán hàng TK333 - Thuế và các khoản phải nộp NSNN Muốn xác định được kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 1999, trước hết ta nghiên cứu sơ qua về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong năm qua. 4.1 tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty năm 1999. Trong những năm gần đây, tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty đã có những biến chuyển rõ rệt (cả về số lượng lẫn chất lượng). Đặc biệt là năm 1999, năm 1999 Công ty đã ngừng sản xuất một số mặt hàng không được thị trường chấp nhận, tập trung nâng cao chất lượng một số mặt hàng truyền thống của Công ty mà mặt hàng đó hiện nay đang được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường. Có thể nói, Công ty đã và đang sản xuất mặt hàng thị trường cần chứ không sản xuất và tiêu thụ mặt hàng Công ty có. Do đó, các mặt hàng chủ yếu của Công ty năm1999 là nấm muối, măng, giống tre... Biểu5: Các mặt hàng đã tiêu thụ của Công ty năm 1999 Các mặt hàng chủ yếu ĐVT Số lượng đã tiêu thụ Doanh thu (1000đ) Giá vốn (1000đ) Lãi gộp (1000đ) 1. Nấm muối các loại Tấn 710,5 10.385.378 8.308.302,4 2.077.075,6 2. Nấm hộp Tấn 134,5 3.426.253 2.741.002,4 685.250,6 3. Măng hộp Tấn 194,2 2.728.510 2.382.808,0 354.702,0 4. Giống tre tiền trúc Cây 169.000 1.774.500 1.419.600,0 354.900,0 5. Kinh doanh khác -- 193.809 161.312,2 32.496,8 Tổng 18.508.450 15.013.025 3.495.425,0 Hàng năm, Công ty đã sản xuất và tung ra thị trường với khối lượng hàng hoá khá lớn(năm sau nhiều hơn năm trước) cụ thể: Năm 1999, nấm muối các loại được tiêu thụ với số lượng là 710,5 tấn/năm. Đây là mặt hàng mang về cho Công ty với lợi nhuận khá lớn 2.077.075,6 nghìn đồng chiếm 59,43% so với tổng số lợi nhuận đạt được, tuy nhiên các mặt hàng khác cũng đạt được một số thành tựu đáng kể như nấm hộp đạt 19,60%, măng hộp đạt 9,90%, giống tre đạt 12,34% so với tổng số lợi nhuận Công ty đã đạt được đối với việc tiêu thụ của các mặt hàng này. Ngoài ra, cuối năm Công ty còn sản xuất và kinh doanh một số mặt hàng như: Bia, nước giải khát có ga, bánh kẹo.. . để phục vụ các dịp lễ, tết cổ truyền của dân tộc. Với số lượng hàng hoá đã tiêu thụ được trong năm 1999 đã đem lại lợi nhuận đáng kể cho Công ty(3.495.425 nghìn đồng). Số lãi này phần nào đã hoàn thiện được đời sống CBCNV trong Công ty và giúp cho Công ty ngày càng hoàn thiện, phát triển và là một trong những Công ty có chỗ đứng vững trong thị trường hàng hoá hiện nay. 4.2 Hạch toán các khoản chi . 4.2.1 Hạch toán giá vốn hàng bán. Tại Công ty đầu tư, xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến, giá vốn hàng bán được hạch toán trên TK 632"Giá vốn hàng bán". " Giá vốn hàng bán" được kế toán Công ty hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Căn cứ vào lượng nông, lâm xuất- nhập- tồn và các hoá đơn do bên bán cung cấp, kế toán của Công ty tính "giá vốn hàng bán" theo phương pháp số bình quân như sau: Giá vốn = Đơn giá bình quân x Số lượng bán ra trong kỳ Trong đó: Đơn giá bình quân = Giá trị tồn đầu kỳ+ giá trị mua trong kỳ Số lượng tồn đầu kỳ+ Số lượng mua trong kỳ Dựa vào các hoá đơn mua hàng và lượng nông lâm xuất-nhập-tồn kho trong kỳ của Công ty . Kế toán mở sổ chi tiết TK 156, TK 136, TK 334 để theo dõi qúa trình hạch toán của Công ty . Trong năm qua (1999), Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận chuyển hàng hoá như: Mua nguyên vật liệu(rơm, rạ...) về cấy giống nấm, các loại hộp về đóng sản phẩm, hàng hóa... Những khó khăn này công ty đều khắc phục được, kế hoạch thực hiện (98,9%) tuy có thấp hơn kế hoạch đề ra nhưng cao hơn rất nhiều (111,04%) so với thực hiện cùng kỳ năm 1998. Có được kết quả đó là nhờ vào việc mua bán hàng của công ty thuận lợi hơn rất nhiều lần năm 1998. Năm 1999, công ty đã bán và xuất khẩu được một khối lượng hàng rất lớn, công ty đã bán và xuất khẩu được một khối lượng hàng rât lớn, công ty đã bán giá ưu đãi nhất trên thị trường nhưng vẫn đảm bảo được lợi nhuận tức là tiêu thụ sao cho trừ đi các khoản chi phí mà vẫn có lợi nhuận. + Đối với mặt hàng nấm muối các loại: Công ty mua các nguyên vật liệu để sản xuất, tính đến khâu cuối cùng là 12.424.500 đồng/ tấn, giá bán ra là 14.617.000 đồng/ tấn. Số lượng muối bán ra trong năm 1999 là 710,5 tấn. Vậy công ty đã thu được một khoản lợi nhuận là 1.55.807 đồng/ năm. + Đối với mặt hàng đóng hộp: Nấm hộp được xuất hiện ở Việt Nam rất ít, mặt hàng này chủ yếu dùng cho việc xuất khẩu. Năm 1999, tính đến khâu cuối cùng của mặt hàng này như sau: Nấm hộp: Giá vốn: 21.652.900 đồng/ tấn Giá bán: 25.475.000 đồng/ tấn Măng hộp: Giá vốn: 11.942.500 đồng/ tấn Giá bán: 14.050.000 đồng/ tấn Mặt hàng này đã mang lại cho công ty số tiền là 1.437.152.500 đồng/ năm. + Đối với tre giống: Tre hiện nay là một trong những loại cây xanh đang được ưa chuộng và ưu tiên. Năm 1999, công ty đã tiêu thụ được 169.000 giống tre, với số lượng bán ra công ty đã thu về được 354.900.000 đồng/ năm. Cuối năm, công ty kinh doanh các mặt hàng như: Bia, nước giải khát có ga, bánh, kẹo... mặt hàng kinh doanh này cũng giúp công ty có thêm số vốn: 38.763.400 đồng/ năm. Căn cứ vào các sổ sách có liên quan, kế toán công ty phản ánh "Giá vốn hàng bán" theo sơ đồ hạch toán sau: Tổng số cột nợ của TK632 ở sổ chi tiết là 15.013.025.000 đồng, kế toán tổng hợp của công ty kết chuyển sang TK 911 và làm cơ sở để công ty xác định doanh thu thuần, lợi tức thuần năm 1999 và lập lại báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 1999. Để thấy tổng quát về vấn đề này ta nghiên cứu sơ đồ hạch toán TK 632 và biểu 6. 156 632 911 5.123.810.400 xuất măng, nấm hộp theo hợp đồng ủy thác với các cty bạn 8.308.302.400 Lượng nấm muối tiêu thụ trong năm 1.419.600.000 Số lượng giống tre được tiêu thụ trong năm 161.312.200 Trị giá vốn mặt hàng khác 15.013.025.000 Cuối kỳ kết chuyển "giá vốn hàng bán" sang TK 911 SPS: 15.013.025.000 15.013.025.000 8.308.302.400 Sơ đồ hạch toán tổng hợp TK 632 "Giá vốn hàng bán" Từ sổ cái tổng hợp, chúng tôi đã xác định bảng giá vốn hàng bán trong biểu 6 như sau: Biểu 6: Tổng hợp giá vốn hàng bán Mặt hàng chủ yếu Giá trị (1000 đ) Cơ cấu (%) Các TK đối ứng TK ghi nợ TK ghi có 1. Nấm các loại 8.308.302,4 55,34 632 156 2. Nấm hộp 2.741.002,4 18,26 632 156 3. Măng hộp 2.382.808,0 15,87 632 156 4. Giống tre tiền trúc 1.419.600,0 9,46 632 156 5. Kinh doanh khác 161.312,2 1,07 632 156 Cộng 15.013.025 100,00 Qua sơ đồ hạch toán TK 632 và biểu 6 cho ta thấy việc hạch toán giá vốn hàng bán của công ty tương đối chi tiết và chính xác theo từng loại hàng hóa sản xuất kinh doanh. Trong các mặt hàng chủ yếu thì "Nấm muối các loại" có tỷ lệ cao nhất là 8.308.302.400 đồng đạt 55,34% so với tổng giá vốn các mặt hàng tiêu thụ trong năm 1999 của công ty, các mặt hàng còn lại lần lượt chiếm vị trí quan trọng, nấm hộp đạt 18,26 %, măng hộp đạt 15,87%, giống tre đạt 9,46%... tổng giá vốn hàng tiêu thụ trong năm 1999 của công ty. Giá vốn hàng bán là 1 chi tiết rất quan trọng trong việc hạch toán kết quả kinh doanh của công ty mà đã được bộ phận kế toán công ty sử dụng tài khoản hạch toán đúng trong hệ thống kết toán mới được áp dụng trong cả nước, kế toán công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán TK 632 (GVHB). Phương pháp này vừa đơn giản và dễ hiểu. 4.2.2 Hạch toán chi phí bán hàng Trong quá trình tái sản xuất kinh doanh xã hội thì lưu thông hàng hóa là khâu quan trọng và rất cần thiết mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm. Nhờ nó mà hàng hóa được đưa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, từ đó giá trị và giá trị sử dụng của nó mới được thực hiện. Để thực hiện việc tiêu thụ hàng hóa để đáp ứng nhu cầu kinh tế cơ bản thoả mãn nhu cầu tiêu dùng, phục vụ đời sống thì các doanh nghiệp cần phải hao phí một lượng lao động nhất định (bao gồm lao động sống và lao động vật hóa). Những chi phí lao động này dùng vào việc tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp được biểu hiện bằng tiền của những chi phí đó gọi là chi phí bán hàng. Trong giai đoạn hiện nay thực hiện cơ chế quản lý kinh tế mới, thì việc hạch toán đúng, đủ, chính xác chi phí bán hàng rất có ý nghĩa trong việc phục vụ yêu cầu quản lý chi phí sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Công ty đã sử dụng TK 641 để phản ánh chi phí bán hàng. Năm 1999, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về chi phí bán hàng của công ty được tổng hợp là 1.116.000 nghìn đồng. Trên cơ sở các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại các sổ sách kế toán do kế toán thanh toán chuyển đến, kế toán tổng hợp của công ty tổng hợp TK 641 vào cột ghi nợ TK 641 ở sổ chi tiết TK 641, cuối kỳ vào sổ cái để xác định kết quả kinh doanh của Công ty tại TK 911. Để thấy tổng hợp và chi tiết hơn về chi phí bán hàng năm 1999 của Công ty, ta nghiên cứu sơ đồ hạch toán TK 641 và Biểu 7: 334 350.120.000 Trả lương cho người bán hàng 338 66.523.000 Trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn 214 190.521.000 Trích KHTSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng 152 189.763.000 Trị giá vật liệu xuất dùng qúa trình bán hàng 111 53.821.000 Tổng chi phí bốc xếp hàng hóa, chi bằng tiền khác 112 265.252.000 Số tiền lãi vay ngân hàng, chi phí vận chuyển hàng hóa 641 41 1.116.000.000 Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng sang TK 911 SPS: 1.116.000.000 1.116.000.000 Sơ đồ hạch toán tổng hợp TK 641 "chi phí bán hàng" năm 1999 911 Biểu 7: Tổng hợp chi phí bán hàng năm 1999 của Công ty . (ĐVT: Nghìn đồng) Diễn giải Ghi nợ TK 641 Các TK đối ứng ghi "Có" 334 214 112 338 111 152 1. Trả lương CNVC 350.120 350.120 2. Khấu hao TSCĐ bộ phận bán hàng 190.521 190.521 3. Trả lãi vay ngân hàng 52.132 52.132 4. BHXH,BHYT và kinh phí công đoàn 66.523 66.523 5. Chi phí vận chuyển hàng hóa 213.120 213.120 6. Chi phí bốc xếp hàng hóa 39.256 39.256 7. Giá trị vật liệu xuất dùng phục vụ bán hàng 189.763 189.763 8. Chi phí bằng tiền khác 14.565 14.565 Cộng 1.116.000 350.120 190.521 265.252 66.523 53.821 189.763 Qua sơ đồ hạch toánTK 641 và biểu 7 cho ta thấy: Tổng hợp chi phí bán hàng năm 1999 của Công ty được kế toán Công ty hạch toán tương đối đầy đủ, chi tiết và chính xác. Do kế toán Công ty hạch toán đúng, đủ các khoản chi phí này đã giúp Công ty đã có những phân tích đúng tình hình chi phí kinh doanh của Công ty năm 1999, làm cơ sở trong việc tính toán các chỉ tiêu khi lập báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty. 4.2.3 Hạch toán chi phí quản lý. Công ty sử dụng TK 642 - Chi phí quản lý để phản ánh các nghiệp vụ phát sinh liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả Công ty mà không tách riêng ra được cho bất kỳ một hoạt động nào. Chi phí quản lý của Công ty bao gồm các khoản trả lương cán bộ quản lý, BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn.. . và các khoản nộp NSNN như thuế đất, thuế môn bài... Để theo dõi và hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán Công ty sử dụng TK 642( CPQLDN). Như vậy, chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty được theo dõi đúng nội dung phán ánh của TK 642 của bộ tài chính quy định trong hệ thống tài khoản kế toán mới. Cũng như chi phí bán hàng, TK 642 được kế toán Công ty hạch toán trên căn cứ bảng phân bổ lương cán bộ quản lý và phần tính nộp BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn... Kế toán thanh toán của Công ty ghi lập bảng kê số 1 ở cột nợ TK 111 và ghi cột có TK 334 hoặc TK 338, ghi vào cột nợ TK 642 ở sổ chi tiết TK 642. Sau đó chuyển cho kế toán tổng hợp để cuối kỳ ghi sổ cái, kết chuyển sang bên nợ TK 911(XĐKQKD) làm cơ sở hạch toán lãi - lỗ và lập báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty. Tại Công ty đầu tư, xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến, các khoản chi phí quản lý của Công ty phát sinh được kế toán tổng hợp và phản ánh theo sơ đồ hạch toán sau : Sơ đồ hạch toán tổng hợp TK 642 " CPQLDN" 338 136.230.000 Các khoản phải trả, phải nộp khác SPS: 1.874.120.000 1.874.120.000 14._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0576.doc
Tài liệu liên quan