Hệ thống chủ đề trong Bạch Vân Quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM --------------  -------------- VŨ THANH HUYỀN HỆ THỐNG CHỦ ĐỀ TRONG BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Thái Nguyên, năm 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM --------------  -------------- VŨ THANH HUYỀN HỆ THỐNG CHỦ ĐỀ TRONG BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI CỦA NGUYỄN BỈNH

pdf110 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3195 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hệ thống chủ đề trong Bạch Vân Quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHIÊM CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ GIA VÕ Thái Nguyên, năm 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 8 4. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 8 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 8 6. Đóng góp của đề tài ................................................................................. 9 7. Cấu trúc luận văn ..................................................................................... 9 PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................... 10 CHƢƠNG 1 ................................................................................................. 10 TIỀN ĐỀ XÃ HỘI LỊCH SỬ CỦA HIỆN TƢỢNG ĐA CHỦ ĐỀ TRONG BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM ................... 10 1.1. Khái niệm chủ đề ............................................................................... 10 1.2. Một số chủ đề nổi bật của thơ Việt Nam trƣớc thời Nguyễn Bỉnh Khiêm ...................................................................................................... 11 1.2.1. Chủ đề vịnh vật ........................................................................... 11 1.2.2. Chủ đề thiên nhiên ...................................................................... 15 1.2.3. Chủ đề đời tƣ .............................................................................. 19 1.2.4. Chủ đề ngôn chí .......................................................................... 27 1.3. Nguồn gốc của hiện tƣợng đa chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm ................................................................................. 33 1.3.1. Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nhà văn hóa ........................................... 33 1.3.2. Nguyễn Bỉnh Khiêm - Bậc cao sĩ ................................................ 38 1.3.3. Yêu cầu nội tại của đời sống văn học. ......................................... 41 CHƢƠNG 2 ................................................................................................. 44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên CÁC CHỦ ĐỀ NỔI BẬT TRONG BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM ............................................................................ 44 2.1 Chủ đề nhàn dật .................................................................................. 44 2.2. Chủ đề phong cảnh thiên nhiên .......................................................... 50 2.3. Chủ đề thế sự ..................................................................................... 58 2.4. Chủ đề khuyên răn con ngƣời sống theo đạo lý.................................. 63 CHƢƠNG 3 ................................................................................................. 70 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CHỦ ĐỀ TRONG BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM ................... 70 3.1 Sử dụng lối nói khẩu ngữ bình dị, tự nhiên ......................................... 70 3.2 Cách nói ẩn ý thâm trầm và sâu sắc .................................................... 80 3.3. Biểu trƣng hóa đối tƣợng miêu tả ...................................................... 86 3.4. Gia tăng chất trữ tình trong miêu tả ................................................... 92 KẾT LUẬN .................................................................................................. 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế kỉ XVI, với sự thăng trầm của đời sống chính trị, chế độ phong kiến Việt Nam đang bƣớc nhanh sang thời kỳ suy thoái, giai cấp phong kiến không còn tác dụng tích cực đối với lịch sử dân tộc, các mâu thuẫn trong xã hội ngày càng bộc lộ rõ, cùng với nó là sự bất lực của nhà nƣớc phong kiến. Đặc điểm thời đại đó đã tác động mạnh vào tầng lớp nho sĩ trí thức đƣơng thời, đặt họ trƣớc những trăn trở lựa chọn dữ dội về nhân cách, lối sống. Điều này chi phối và tạo nên diện mạo riêng, phong phú, đa dạng và phức tạp của thơ văn thế kỷ XVI. Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585), huý là Văn Đạt, tự là Hanh Phủ, hiệu là Bạch Vân cƣ sĩ, thƣờng gọi là Trạng Trình, danh sĩ nổi tiếng, tác gia lớn của nền văn học trung đại Việt Nam. Đỗ Trạng nguyên 1535 dƣới triều Mạc, làm quan tới chức Thƣợng thƣ, Thái phó tƣớc Trình Tuyền hầu, cuối cùng gia phong Trình quốc công. Khi thấy triều chính ngày một xấu đi, Nguyễn Bỉnh Khiêm dâng sớ xin chém nhiều lộng thần nhƣng không đƣợc chấp nhận, bèn cáo bệnh về quê. Tại quê nhà, ông dựng am Bạch Vân, lấy hiệu Bạch Vân cƣ sĩ, xây chùa, mở trƣờng dạy học bên bờ sông Tuyết Hàn, học trò tôn xƣng ông là Tuyết Giang Phu Tử. Tiếng là ẩn dật nhƣng ông vẫn ở vị thế “làm quan tại nhà”, triều Mạc trọng thị nhƣ một đại thần cố cựu, thƣờng tới hỏi kế sách, hoặc vời lên kinh bàn chính sự. Nhân dân tôn ông là bậc tiên tri, tiên giác, gọi ông là Trạng Trình, lƣu truyền nhiều sấm trạng và nhiều truyền thuyết về ông. Nguyễn Bỉnh Khiêm là ngƣời thông minh, đa tài không chỉ là một tên tuổi lớn trong lịch sử văn học mà còn là một tên tuổi lớn trong lịch sử dân tộc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 Chọn đề tài này, chúng tôi nhằm đề cao vai trò của nhà thơ nổi tiếng qua tác phẩm tiêu biểu Bạch Vân quốc ngữ thi của ông. Trên cơ sở những gợi ý và những kết quả đã đạt đƣợc của các nhà nghiên cứu đi trƣớc, chúng tôi nghĩ cần phải có một cái nhìn chuyên sâu và hệ thống hơn nữa về tác phẩm Bạch Vân quốc ngữ thi (BVQNT) của Nguyễn Bỉnh Khiêm đặc biệt là tính chất đa chủ đề của tập thơ này. Đây là lý do chủ yếu khiến chúng tôi quyết định chọn vấn đề: Hệ thống chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. Nghiên cứu văn học ở phƣơng diện chủ đề là một phƣơng hƣớng nghiên cứu quen thuộc, có tính truyền thống. Tuy không phải là mới, song hƣớng nghiên cứu này khi áp dụng với tác phẩm Bạch Vân quốc ngữ thi sẽ cung cấp cho chúng ta một cái nhìn đầy đủ về nội dung tƣ tƣởng cũng nhƣ quan niệm nghệ thuật về thế giới và con ngƣời của tác gia Nguyễn Bỉnh Khiêm để xác định rõ hơn đóng góp và vị trí văn học sử của nhà thơ này trong tiến trình văn học trung đại. Chọn đề tài Hệ thống chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm một mặt do nhu cầu bản thân muốn tìm về với vốn văn học cổ dân tộc; mặt khác đề tài sẽ góp phần phục vụ tốt việc giảng dạy môn Ngữ văn ở trƣờng phổ thông, đặc biệt là giảng dạy học phần Văn học Trung đại theo tiến trình phát triển của thể loại, phù hợp với chƣơng trình mới trong sách giáo khoa hiện nay. 2. Lịch sử vấn đề Bạch Vân quốc ngữ thi là tác phẩm lớn, có giá trị quan trọng trong tiến trình văn học Việt Nam. Dựa trên những tƣ liệu hiện còn, đây là thi phẩm lớn thứ ba trong dòng thơ Nôm Việt Nam thời kỳ trung đại, sau Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và Hồng Đức quốc âm thi tập của các tác giả thời Hồng Đức. Chính vì vậy, Bạch Vân quốc ngữ thi đã trở thành đối tƣợng tìm hiểu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 của không ít nhà nghiên cứu, công chúng yêu văn học. Đã có nhiều công trình lớn đƣợc công bố liên quan đến tác phẩm nhƣng số lƣợng công trình đề cập đến vấn đề chủ đề trong thơ ông một cách có hệ thống lại tƣơng đối ít. Trong cuốn Nguyễn Bỉnh Khiêm - về tác gia và tác phẩm do hai tác giả Trần Thị Băng Thanh – Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu đã tập hợp một cách khá đầy đủ các bài viết của một số nhà nghiên cứu về thân thế cũng nhƣ sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các bài viết này phần nào đã đề cập đến vấn đề chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi nhƣng các công trình nghiên cứu đó mới chỉ tìm hiểu hoặc giới thiệu sơ lƣợc một số khía cạnh chủ đề chứ chƣa đi sâu nghiên cứu và hệ thống hóa thành nhóm một cách đầy đủ các chủ đề nổi bật của tác phẩm này. Trƣớc hết, Tác giả Lê Trí Viễn khi tìm hiểu tập Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm có nhấn mạnh: “Trong Bạch Vân quốc ngữ thi tất cả đều không có đầu đề, nhưng xét chung thì xoay quanh một số đề tài nhất định: Sự suy tàn của đạo đức phong kiến, cuộc đời nhàn dật, phong cảnh thiên nhiên, ý nghĩ về bổn phận với vua với nước” [45, 473]. Chỉ ra đƣợc một số đề tài chủ yếu trong Bạch Vân quốc ngữ thi, tác giả Lê Trí Viễn đã bƣớc đầu tìm hiểu một cách khái quát về các chủ đề này. Theo tác giả, Bạch Vân quốc ngữ thi đƣợc viết trong thời kỳ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã về trí sĩ cho nên nội dung phản ánh nhiều khía cạnh suy tàn của chế độ phong kiến. Bấy giờ là lúc các nhóm phong kiến tranh nhau quyền vị, nhóm nào cũng cho là mình đúng, không ai chịu ai mà chỉ lấy sức mạnh để lật đổ nhau. Chính sự đảo lộn ấy khiến cho đạo đức phong kiến ngày càng sa đoạ, khắp nơi đâu đâu cũng có cảnh dâm loạn, anh em nhà vua giết nhau, bề tôi giết vua để đoạt vị. Đó là hình ảnh thối nát của đạo đức trong xã hội phong kiến. Một phƣơng diện khác về hệ thống chủ đề đƣợc Lê Trí Viễn phát hiện đó chính là tƣ tƣởng nhàn tản, ƣu du của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong Bạch Vân quốc ngữ thi. Theo tác giả bài viết, sở dĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm có tƣ tƣởng ấy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 là do nhiều nguyên nhân bắt nguồn từ sự khủng khoảng của chế độ làm cho sự phân hoá trong hàng ngũ phong kiến ngày càng sâu sắc, có rất nhiều tác giả có tƣ tƣởng thoát ly, lẩn tránh nên tìm đến học thuyết Lão Trang, hoặc những tƣ tƣởng ƣu du, nhàn phóng coi nhẹ cuộc đời, vui với thiên nhiên, với rƣợu… và Lê Trí Viễn đã phát hiện ra: “Ở Nguyễn Bỉnh Khiêm, ảnh hưởng của những tư tưởng ấy khá rõ rệt” [45, 475]. Chính vì vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã rút lui khỏi vòng danh lợi, đã đi vào cuộc đời ẩn dật, không muốn đua chen, chỉ muốn xa lánh chốn phồn hoa để sống một cuộc đời giản dị, thanh bạch. Đó là cảnh “vô sự”, của một tâm hồn trong sáng luôn khát khao hoà cảm với thiên nhiên: “Một điểm nổi bật trong cảnh sống ấy là lòng yêu thiên nhiên tha thiết của tác giả” [45, 476]. Tác giả bài viết cũng chỉ rõ rằng Bạch Vân quốc ngữ thi bên cạnh những tƣ tƣởng nhàn tản, tiêu cực còn có một xu hƣớng tích cực là lòng lo lắng đến nƣớc nhà. Chính tiểu sử của tác giả cũng là minh chứng cho thơ văn bởi vì tuy về sống ẩn dật nhƣng Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn giúp cho nhà Mạc trong những việc lớn, vẫn dạy học trò theo giáo lý Khổng Mạnh để gánh vác việc đời. Trong tấm lòng thanh thản của ông già “Tóc đã thưa, răng đã mòn” ấy, tƣởng chừng nhƣ không bao giờ sôi nổi một điều gì nhƣng thực ra ông không hề dửng dƣng trƣớc việc đời, việc nƣớc. Cũng trong bài viết đó, tác giả Lê Trí Viễn đã khẳng định: “Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm nặng phần tư tưởng hơn phần cảm xúc. Vì thế có tính chất giáo huấn rõ rệt”. Tuy có nói thêm điều này, song tác giả lại không đi sâu phân tích, lý giải. Kết thúc bài viết, Lê Trí Viễn khẳng định giá trị tƣ tƣởng và nghệ thuật của Bạch Vân quốc ngữ thi và tấm lòng tha thiết vì nƣớc vì dân của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Có thể thấy rằng, tác giả Lê Trí Viễn đã bƣớc đầu giới thiệu đƣợc với bạn đọc một cách khá chi tiết về những chủ đề nổi bật cũng nhƣ những tƣ tƣởng, nghệ thuật chủ yếu của Bạch Vân quốc ngữ thi. Tuy nhiên, việc phân loại các chủ đề cũng nhƣ sự đánh giá của tác giả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 nhiều khi còn chồng chéo, tản mạn chƣa lập thành một hệ thống mạch lạc, rõ ràng, hoàn chỉnh. Cũng viết về Bạch Vân quốc ngữ thi trong cuốn “Nguyễn Bỉnh Khiêm - về tác gia và tác phẩm” có bài viết của tác giả Nguyễn Quân. Bài viết có nhan đề “Bạch Vân quốc ngữ thi - giá trị hình thức và nội dung”. Trong bài viết này, tác giả đã tập trung cụ thể vào hai vấn đề cơ bản: giá trị hình thức và nội dung của Bạch Vân quốc ngữ thi. Vì mục tiêu nghiên cứu là xem xét về hệ thống chủ đề, nên chúng tôi quan tâm nhiều hơn đến những đánh giá của tác giả bài viết xung quanh vấn đề nội dung của tác phẩm. Theo Nguyễn Quân, có ngƣời nói toàn tập thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm đều là những bài đề cao thú ẩn cƣ để hƣởng cảnh thanh nhàn của mình, nhƣng nhƣ vậy thì không đúng. Ông nhận định: “Nếu ta chỉ thoáng qua để lấy cái phong khí tao nhã của tác giả thì thấy như vậy thật. Phải xem kỹ từng bài, ngẫm từng câu, rồi phân loại theo câu, chứ không theo bài mới thấy rõ nội dung Bạch Vân quốc ngữ thi không phải toàn chứa đựng một tính chất ấy” [45, 509]. Từ đó, tác giả đƣa ra ý kiến: Bạch Vân quốc ngữ thi bao gồm những ngụ ý “Xa lánh đời, than trách đời, khuyên răn đời, mong ước đời” [45, 512]. Sau khi đƣa ra những kiến giải đó, tác giả Nguyễn Quân đã chứng minh bằng một số câu thơ, bài thơ và đi đến kết luận: “Qua những câu thơ trên, chúng ta thấy ở loại nào, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng có những nét kín đáo nhẹ nhàng, khiến người đọc dễ cảm, không mất lòng ai, kể cả những người thuộc vòng than trách qua ngòi bút như cụ” [45,512]. Theo tác giả, tuy Nguyễn Bỉnh Khiêm xa lánh đời, than trách đời, khuyên răn đời, mong ước đời nhƣng tựu trung lại chỉ là một: “Vì đời có những cái than trách mới phải xa lánh, phải khuyên răn và mong ước sẽ đẹp đẽ thoả đáng”. Mặc dù có những nhận định sắc sảo, rất đáng chú ý, song trong bài viết này, tác giả Nguyễn Quân cũng mới chỉ trích dẫn một số ý thơ và bàn luận một cách sơ lƣợc chứ chƣa có một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 cái nhìn xuyên suốt và kiến giải tƣờng tận. Tuy nhiên, những gợi ý của ông về các chủ đề nổi bật của Bạch Vân quốc ngữ thi thực sự rất đáng quý đối với các nhà nghiên cứu cũng nhƣ độc giả nói chung. Tác giả Trần Thị Băng Thanh trong bài:“Thơ Nôm đến Nguyễn Bỉnh Khiêm” trong cuốn “Nguyễn Bỉnh Khiêm - về tác gia và tác phẩm” có đề cập đến đề tài và thủ pháp nghệ thuật trong tác phẩm. Ở phần đề tài, bà có nhận xét: “Đề tài trong thơ Nôm của ông thu lại rất hẹp, có thể nói chỉ tập trung vào một mục ngôn chí. Trong đó ông bày tỏ chí hướng của mình trên các mặt: đối với vua, với đất nước, trong việc xử thế, đối với mình. Từ chí hướng của mình như thế, Nguyễn Bỉnh Khiêm phê phán thói đời trọng của hơn người, đen bạc, lật lọng, bon chen” [45, 562]. Trần Thị Băng Thanh đã ca ngợi những đóng góp về thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm vì nhà thơ nói về đạo lý, phê phán thói đời nhƣng không khô khan mà rất tinh tế, sâu sắc. Điều đó khác với thơ Nôm của Nguyễn Trãi bởi Nguyễn Bỉnh Khiêm đi theo một quá trình ngƣợc lại. Và tác giả cũng đi đến nhận xét về thể tài trong Bạch Vân quốc ngữ thi nhƣ sau: “Ông chỉ làm thơ ngôn chí, nhưng từ đó mà bao gồm tất cả, thể hiện tất cả: có tấm lòng yêu đời, có lời khuyên nhủ, dạy dỗ, có giận có thương… Mặc dù Nguyễn Bỉnh Khiêm không làm thơ Nôm vịnh phong cảnh, và thiên nhiên trong thơ ông chỉ là phần điểm xuyết, chủ yếu để tỏ lòng, ngụ ý, nhưng nhiều lúc hình ảnh thiên nhiên vẫn hiện lên khoẻ khoắn, sống động và cũng ấm tình người.” [45,565]. Cũng nhƣ các bài viết trên, ở đây, tác giả Trần Thị Băng Thanh đã tỏ ra sắc sảo trong việc nhận diện nội dung chủ đề lẫn hình thức nổi bật của Bạch Vân quốc ngữ thi cho nên đã kiến giải tƣơng đối thành công những đóng góp cũng nhƣ “tiến bộ” của Bạch Vân quốc ngữ thi so với các tác phẩm thơ trƣớc đó và cùng thời. Tuy nhiên, do mục đích yêu cầu riêng của bài viết, những chủ đề tác giả quan tâm, đề cập đến cũng chỉ mang tính chất “điểm xuyết” cho quan niệm của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 Cũng trong cuốn “Nguyễn Bỉnh Khiêm - về tác gia và tác phẩm”, các tác giả nhƣ: Đặng Thanh Lê, Phan Ngọc, Đào Thản, Hà Nhƣ Chi, Phạm Văn Diêu, Phạm Thế Ngũ, Bùi Văn Nguyên…đã có những bài viết khá sắc sảo về những đóng góp ở phƣơng diện nội dung chủ đề cũng nhƣ hình thức nghệ thuật của Bạch Vân quốc ngữ thi. Nhƣng nhìn chung vẫn dừng ở mức lƣợc điểm hoặc khái quát sơ bộ. Ngoài những bài nghiên cứu về nội dung của Bạch Vân quốc ngữ thi trong cuốn “Nguyễn Bỉnh Khiêm - về tác gia tác phẩm”, còn khá nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này: Đinh Gia Khánh trong Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, năm 1983; Đinh Gia Khánh trong Văn học Việt Nam ( thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVIII), năm 2005; Bùi Văn Nguyên trong Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tập 1, năm 1989; …Hai tác giả trên tuy mục đích chính không bàn đến chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm nhƣng cũng đã đề cập tới một số khía cạnh của vấn đề này. Tác giả Ngô Gia Võ, trong công trình “Hồ Xuân Hương với dòng thơ Nôm Đường luật trào phúng” (2002) cũng dành một phần nghiên cứu đáng kể về Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuy nhiên, do đặc thù của đề tài, tác giả chỉ khảo sát Nguyễn Bỉnh Khiêm ở phƣơng diện trào phúng. Từ phƣơng diện này, tác giả đã chỉ ra và phân tích một số chủ đề trào phúng đặc sắc trong Bạch Vân quốc ngữ thi[54, 88 – 112]. Nhận xét chung của chúng tôi là các công trình nghiên cứu của cả Đinh Gia Khánh, Bùi Văn Nguyên và Ngô Gia Võ cũng mới chỉ tìm hiểu hoặc giới thiệu sơ lƣợc một số khía cạnh chủ đề trong tập thơ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm mà chƣa hệ thống hóa một cách toàn diện và đi vào phân tích, đánh giá một cách trọn vẹn về các chủ đề tiêu biểu cũng nhƣ những đóng góp nghệ thuật đặc sắc trên phƣơng diện thể hiện chủ đề của Bạch Vân quốc ngữ thi. Thấy đƣợc điều đó, cho nên ở đề tài này, chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu và tiến hành hệ thống hóa, quy thành nhóm các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 chủ đề nổi bật trong Bạch Vân quốc ngữ thi. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ đƣa ra những đánh giá toàn diện, những kết luận khoa học về vị trí Nguyễn Bỉnh Khiêm trong tiến trình thơ Trung đại ở phƣơng diện hệ thống chủ đề nhằm xác định rõ hơn đóng góp và tầm vóc Nguyễn Bỉnh Khiêm trong nền văn chƣơng dân tộc. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Nhƣ trên đã nói, vấn đề văn bản tác phẩm Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm đến nay vẫn còn tiếp tục đƣợc khảo sát, nghiên cứu. Do số lƣợng tác phẩm Nguyễn Bỉnh Khiêm rất phong phú mà phạm vi luận văn lại có hạn nên ở đây chúng tôi chỉ chọn đi sâu nghiên cứu hệ thống chủ đề trong tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Để thực hiện nhiệm vụ này, chúng tôi chọn khảo sát, nghiên cứu trên hai văn bản chính : “Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm”, NXB Văn học, H, 1983 do Đinh Gia Khánh làm chủ biên và “Văn thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, tập 1”, NXB Giáo dục, 1989 do Bùi Văn Nguyên Phiên âm – Chú thích - Giới thiệu. Có thể nói, đây là bộ sách đƣợc xem là có cơ sở khoa học và tập hợp đầy đủ nhất các bài thơ trong tập Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm tính đến thời điểm này. 4. Mục đích nghiên cứu Đề tài sẽ đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu trên ba vấn đề quan trọng sau: Giới thuyết về khái niệm chủ đề văn học và đặt Nguyễn Bỉnh Khiêm dƣới góc nhìn văn hoá làm cơ sở nghiên cứu các chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi của ông. Tìm hiểu hệ thống chủ đề trong tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm và giá trị nội dung tƣ tƣởng các chủ đề. Tìm hiểu và đánh giá về nghệ thuật thể hiện chủ đề trong tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích trên, chúng tôi sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản sau đây: Phƣơng pháp khảo sát, thống kê. Chúng tôi sẽ khảo sát toàn bộ 161 bài thơ trong Bạch Vân quốc ngữ thi để từ đó thống kê phân loại các bài thơ theo hệ thống chủ đề làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá. Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu Bạch Vân quốc ngữ thi với thơ Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông để thấy đƣợc những đóng góp cũng nhƣ hạn chế của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nếu có điều kiện, chúng tôi sẽ tiến hành so sánh đối chiếu với thơ chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm và thơ Nôm của các tác giả đời sau nhƣ Hồ Xuân Hƣơng, Tú Xƣơng, Nguyễn Khuyến... Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp. 6. Đóng góp của đề tài Luận văn hy vọng sẽ cung cấp đƣợc một cái nhìn đầy đủ, hệ thống về các chủ đề trong sáng tác thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trên cơ sở đó, góp phần đƣa đến cái nhìn toàn diện hơn về vị trí văn học sử của Trạng Trình – Thi nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tiếp tục phƣơng hƣớng nghiên cứu những đóng góp về nội dung cũng nhƣ hình thức nghệ thuật của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với lịch sử thơ Việt Nam. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, cấu trúc luận văn chia làm ba chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Tiền đề xã hội lịch sử của hiện tƣợng đa chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chƣơng 2: Các chủ đề nổi bật trong Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm . Chƣơng 3: Một số biện pháp nghệ thuật thể hiện chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 TIỀN ĐỀ XÃ HỘI LỊCH SỬ CỦA HIỆN TƢỢNG ĐA CHỦ ĐỀ TRONG BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM 1.1 Khái niệm chủ đề Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học thì chủ đề là: “Vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên, đặt ra qua nội dung cụ thể của tác phẩm văn học”[11, 61]. Nhƣ vậy, chủ đề là vấn đề vào loại quan trọng nhất trong hệ thống nội dung tƣ tƣởng của tác phẩm văn học, nó xác định nội dung chính, nội dung cơ bản đƣợc tác giả tập trung tâm huyết biểu hiện trong tác phẩm. Nó thể hiện mối quan tâm đặc biệt của ngƣời nghệ sĩ vào một phƣơng diện nào đấy trong đời sống. Bởi vậy, qua chủ đề, ngƣời đọc có thể nhận thức đƣợc khả năng thâm nhập vào đời sống, chiều sâu tƣ tƣởng và cả bản sắc tƣ duy nghệ thuật của nhà văn. Nếu nhƣ đề tài là khái niệm chỉ phạm vi hiện thực mà nhà văn miêu tả phản ánh trong tác phẩm thì chủ đề lại chỉ ra mối quan tâm đặc biệt của nhà văn về những vấn đề nào đó trong cái phạm vi hiện thực kia. Nếu nhƣ đề tài trả lời câu hỏi: “ Tác phẩm viết về ai?” thì chủ đề giải quyết câu hỏi: “Vấn đề cơ bản trong tác phẩm là gì?”. Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) có định nghĩa chủ đề là: “Vấn đề chủ yếu được quán triệt trong nội dung một tác phẩm văn học nghệ thuật, theo một khuynh hướng nhất định”[30, 174]. Chủ đề là “vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên, đặt ra qua nội dung cụ thể của tác phẩm”[11, 61]. Cùng với tƣ tƣởng, chủ đề là hạt nhân cơ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 bản của tác phẩm văn học. Nó bao giờ cũng đƣợc hình thành và đƣợc thể hiện trên cơ sở đề tài, song nó khác với đề tài. Chính vì vậy, chủ đề có vị trí vô cùng quan trọng trong tác phẩm văn học. Tố Hữu đã khẳng định: “Vấn đề của nghệ thuật chính là chủ đề, nói nôm na cho dễ hiểu là câu hỏi – câu hỏi cuộc đời”. Gorki nhấn mạnh tới vai trò chủ đạo của chủ đề trong sáng tác: “ Chủ đề là cái tư tưởng manh nha trong kinh nghiệm của tác giả, do cuộc sống gợi lên, làm tổ trong kho ấn tượng của anh ta, nhưng chưa định hình và đòi hỏi thể hiện thành hình tượng, thức tỉnh nhà văn, kêu gọi anh ta lao động để tạo dựng hình thức cho nó” [25, 262] Đây chính là điều khiến cho chủ đề là một trong những điều quan trọng nhất tạo nên giá trị độc đáo và tầm vóc của tác phẩm để khẳng định đóng góp riêng của mỗi ngƣời nghệ sĩ. Có hàng chục thậm chí hàng trăm tác giả viết về đề tài nông dân, đề tài trí thức nhƣng thành công đặc sắc thì lại rất ít. Điều đó hoàn toàn do chủ đề, tƣ tƣởng của tác phẩm tạo ra. Qua chủ đề, ta có thể hiểu đƣợc chiều sâu, sự độc đáo của con đƣờng tƣ duy nghệ thuật cũng nhƣ sự nhạy cảm đặc biệt của nhà văn. Do đó, trong nghiên cứu văn học, chủ đề đƣợc xem là một tiêu chuẩn để đánh giá giá trị tác phẩm. Đặc biệt, theo các nhà lý luận, “trong nghiên cứu văn học hiện đại, chủ đề còn được xem là phạm vi quan tâm của nhà văn đối với thế giới, là hằng số tâm lý của nhà văn, gắn với quan niệm thế giới của tác giả” [11, 61]. 1.2 Một số chủ đề nổi bật của thơ Việt Nam trƣớc thời Nguyễn Bỉnh Khiêm 1.2.1 Chủ đề vịnh vật Theo cuốn Đại từ điển Tiếng Việt thì Vịnh có nghĩa là: “Làm thơ về phong cảnh hoặc sự vật” [60, 1818]; Vật: “Cái có hình khối có thể nhận biết được” [60, 1803]. Ta có thể hiểu thơ vịnh vật là thơ lấy đối tƣợng là những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 vật dụng hàng ngày đến những loài hoa, con vật để ngâm vịnh. Qua những đối tƣợng ấy, nhà thơ bày tỏ những quan điểm của mình về thiên nhiên và xã hội. Trong văn học Trung Hoa, thơ vịnh vật xuất hiện từ khá sớm. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những vết tích đầu tiên của thơ vịnh vật xuất hiện trong Kinh thi. Nhƣng những vết tích này cho thấy, đối tƣợng của vịnh là “vật” ở đây chƣa đƣợc coi là đối tƣợng miêu tả chính, chƣa đƣợc coi là đối tƣợng độc lập. Vịnh vật trong Kinh thi chỉ là do những cảm hứng bất chợt mà thành. Đến Quất tụng của Khuất Nguyên thì chủ đề vịnh vật đã trở thành một loại hình vô cùng quan trọng trong nền thơ ca Trung Hoa. Ở Việt Nam, chúng tôi tiến hành khảo sát các tác phẩm Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (tập 1), Thơ văn Lý Trần và nhận thấy trong thơ thời Lý có nhiều vết tích của thơ vịnh vật. Nhƣng “vật” ở đây chƣa phải là đối tƣợng chính, hình tƣợng mới chỉ là đƣợc miêu tả ở những dáng vẻ bề ngoài. Ly hạ trùng dương cúc, Chi đầu noãn nhật oanh Dịch: (Hoa cúc tiết dƣơng nở chân giậu, Chim oanh ngày trời ấm hót đầu cành) Thiền sƣ Viên Chiếu Hay nhƣ: Giác hưởng tùy phong xuyên trúc đáo, Sơn nham đái nguyệt quá tường lai (Tiếng tù và theo gió luồn trúc mà đến Ngọn núi cao cùng trăng vƣợt tƣờng mà qua) Thiền sƣ Viên Chiếu Qua những hình tƣợng sinh động này, ta thấy trong đó là lời giảng, là sự giáo huấn. Đây chỉ là sự miêu tả ở dáng vẻ bề ngoài chứ chƣa phải hoàn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 toàn là để “vịnh vật”. Thơ vịnh vật chỉ chính thức xuất hiện trong các tác phẩm của Trần Tung (1236 – 1291), ông có tới bốn tác phẩm vịnh vật: Thủ nê ngưu, Giản đề tung, Phóng ngưu, Trụ thưởng tử. Ví dụ: Tam xích Song – Lân hà xứ hữu, Lục hoàn Địa Tạng khoái nan phùng. Dịch: (Ba thƣớc Song – Lân biết tìm chốn nào đƣợc, Sắc vòng Địa Tạng thật khó mà gặp gỡ) (Trụ thượng tử - Chiếc gậy của Trần Tung) Triều Trần nối tiếp triều Lý và có sự phát triển cao hơn về nhiều phƣơng diện. Xã hội thời Trần cùng tồn tại ba đạo: Nho – Phật – Đạo. Vì vậy, văn chƣơng thời này có nhiều điểm riêng biệt, thơ ca cũng chịu ảnh hƣởng của thời kỳ “Tam giáo thịnh hành”. Tƣ tƣởng Phật giáo ảnh hƣởng sâu rộng tới đời sống tinh thần và khả năng tƣ duy của con ngƣời thời kỳ này. Thuyết “vạn vật – nhất thể” đã hòa đồng con ngƣời vào thế giới tự nhiên “Hƣ không, tịch diệt”. Do đó, ta có thể thấy trong thơ vịnh vật những triết lý tƣ tƣởng của Phật giáo: Tung phong thủy nguyệt minh, Vô ảnh diệc vô hình Sắc thân giá cá thị Không không tầm hưởng thanh Dịch: (Gió cành thông, lòng sông trăng sáng Bóng cũng không, hình dáng cũng không Sắc thân, thân sắc đều không Nhƣ tìm tiếng vọng trong vòng hƣ vô) (Tầm hưởng - Tô Minh Trí) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 Hay nhƣ: Tối ái thanh tùng chủng kỷ niên, Hưu ta địa thế sở cứ thiên. Đống lương vị dụng nhân hưu quái, Dã thảo nhàn hoa mãn mục tiền Dịch: (Rất yêu cây thông xanh trồng mấy năm nay, Đứng thở than ở vào địa thế hƣu quạnh. Tài rƣờng cột chƣa đƣợc dùng, ngƣời đời chớ lấy làm lạ, Nơi đây ở có một nội hoa nhàn đầy cả trƣớc mắt) (Giản đề tùng – Trần Tung) Tuy thơ vịnh vật mới xuất hiện nhƣng đề tài đã khá phong phú và đa dạng với nhiều loài cây quý nhƣ: cây tùng trong Giản đề tùng của Trần Tung, cây mai trong Mai, Tảo mai của Trần Khâm, Lạc mai của Nguyễn Ức…hoa cúc trong Cúc hoa của Huyền Quang, Cúc của Trần Mạnh, hoa sen trong Phật Tích liên từ của Nhân Khanh… Nhƣ vậy, những đề tài lớn, đối tƣợng chủ yếu của thể loại thơ vịnh vật đều xuất hiện trong thơ vịnh vật đời Trần. Thơ vịnh vật thời nhà Hồ là sự tiếp nối từ thời nhà Trần, đã có sự chuyển biến về mặt nghệ thuật nhƣng nội dung chủ yếu vẫn là “Tải đạo” và “Ngôn chí”. Tiêu biểu nhất của thời kỳ này là: Nguyễn Bá Tĩnh với Liên tử, Mạch môn, Mễ thố, My giác, Đạm trúc diệp, Mộc miên, Phong mật; Phạm Nhữ Dực với “Hạnh đàn”; Tạ Thiên Huân với “Lan”… Sang thế kỷ XV, thơ vịnh vật chịu ảnh hƣởng chủ yếu từ Nho giáo, nhƣng đã có bƣớc phát triển mạnh mẽ. Đề tài phản ánh đƣợc mở rộng, không chỉ những vật cao quý nhƣ con Rồng, cây Tùng, cây Cúc mà ngay cả những vật dụng bình thƣờng nhƣ con Côn trùng cũng đƣợc chọn là đề tài vịnh vật. Chủ đề vịnh vật xuất hiện cả trong thơ chữ Hán và chữ Nôm. Tác giả tiêu biểu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 của thời kỳ này phải kể đến Nguyễn Trãi. Ông là ngƣời đã khai phá và khá thành công trong việc đƣa vào thơ Nôm những cây cỏ, con vật và vật dụng hàng ngày. Tuy Quốc âm thi tập chứa đựng những tƣ tƣởng cao cả của đạo lý Nho giáo, nhƣng vẫn biểu hiện những tình cảm tinh tế, đẹp đẽ của ngƣời Việt Nam, mang cốt cách dân tộc Việt nên trong đó vẫn có hai phần dành cho thơ vịnh vật là: Hoa mộc môn và Cầm thú môn. Chính nhờ có những sáng tác của Nguyễn Trãi mà thơ vịnh vật thời kỳ này đã phát triển ở tầm cao mới. 1.2.2 Chủ đề thiên nhiên Khi nói tới nhà thơ nào đấy, ta thƣờng hay nhắc đến thơ phong cảnh thiên nhiên của họ. Bởi lẽ thiên nhi._.ên luôn là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận, vừa là đối tƣợng miêu tả vừa là đối tƣợng tâm sự của các thi nhân. Khi nói tới thơ thiên nhiên phong cảnh, ta thƣờng hay nghĩ tới thơ vịnh vật. Quả thật, thơ viết theo chủ đề vịnh vật và chủ đề phong cảnh thiên nhiên rất gần gũi nhau, có những bài hầu nhƣ ta không thể xác định đƣợc đó là thơ viết theo chủ đề vịnh vật hay chủ đề thiên nhiên. Vì trong thơ thiên nhiên luôn tồn tại những yếu tố (đối tƣợng) của thơ vịnh vật nhƣ: một cánh hoa, một tiếng chim, một cánh diều… Và ngƣợc lại thơ vịnh vật không thể thiếu những yếu tố thơ phong cảnh. Điểm khác biệt giữa thơ viết theo chủ đề vịnh vật và chủ đề thiên nhiên là: thơ viết theo chủ đề vịnh vật thƣờng chỉ quan tâm đến dáng vẻ bề ngoài của cảnh sắc thiên nhiên và coi đó là cái nền để sự vật hiện lên với tất cả vẻ đẹp và ý nghĩa của nó, còn thơ viết theo chủ đề thiên nhiên luôn đi tìm vẻ đẹp của bức tranh phong cảnh để gửi gắm tâm tƣ tình cảm của mình trong đó. Trong văn học thời Lý – mở đầu những truyền thống lớn của dòng văn học viết, ta thấy bên cạnh những câu thơ mang tính triết lý của Phật giáo có khá nhiều câu thơ viết về phong cảnh thiên nhiên: Xuân hoa dữ hồ điệp, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 Cơ luyến cơ tương vi Dịch: (Hoa xuân và bƣơm bƣớm Hầu quyến luyến nhau lại hầu xa rời nhau) Hay: Giác hưởng tùy phong xuyên trúc đáo Sơn nham đái nguyệt quá tường lai Dịch: (Tiếng tù và theo gió luồn trúc mà đến Ngọn núi cao cõng trăng vƣợt tƣờng mà qua) (Thiền sƣ Viên Chiếu) Qua việc miêu tả thiên nhiên, tác giả cũng muốn giảng giải cho các đệ tử của mình về lẽ đạo, quan niệm về sự tƣơng đồng giữa vạn vật và con ngƣời, tạo nên sự hòa đồng giữa con ngƣời và thiên nhiên. Từ lòng yêu thiên nhiên, con ngƣời luôn muốn giữ lại cái phần tƣơi trẻ nhất, tốt đẹp nhất, xuân sắc nhất, thể hiện lòng ham sống và yêu đời của mình: Xuân qua lại, ngỡ xuân tàn Hoa dù rụng nở, vẫn hoàn tiết xuân. (Chân Không) Hoặc: Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một cành mai (Mãn Giác) Có thể thấy thơ viết về chủ đề thiên nhiên ra đời từ khá sớm trong nền văn học viết Việt Nam. Tuy nhiên, những bài thơ Thiền tông đời Lý nói đến thiên nhiên hiện nay không còn lƣu giữ đƣợc bao nhiêu. Khi đề cập đến thơ thiên nhiên, các thiền sƣ đều muốn qua đó gửi gắm những quan điểm triết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 học, đặc biệt là quan điểm vạn vật nhất thể của Thiền tông, tạo ra sự hòa đồng giữa nhà thơ và thiên nhiên. Sự hòa đồng này làm cho thiên nhiên đƣợc nhận thức một cách sâu sắc và độc đáo hơn, in dấu cá tính sáng tạo của tác giả. Thơ viết về thiên nhiên sang đời Lê vẫn chiếm một vị trí lớn trong sáng tác của các thi sĩ. Lê Thánh Tông là một trong những tác giả có nhiều thơ viết về thiên nhiên. Thơ phong cảnh của ông có nhiều bài rất nên thơ mà cũng ngập tràn cảm xúc về thực tiễn xã hội và cuộc sống con ngƣời: Mênh mang khóm nước nhuộm màu lam, Chất ngất đỉnh non lồng bóng quế. Chợ họp bên sông gẫm có chiều, Thuyền bày trên đất xem nhiều thế. Cảnh vật bằng đây họa có hai, Vì dân khoan giảm bên tô thuế. (Vịnh làng Chế - Lê Thánh Tông) Đó là bức tranh tƣơi vui về cuộc sống của một làng quê. Nhà thơ yêu mến cảnh thiên nhiên hùng vĩ, mỹ lệ nhƣng hơn tất cả, đó là niềm vui sƣớng khi thấy cảnh xã hội sầm uất với những buổi chợ nhiều ngƣời mua bán, biểu tƣợng của cuộc sống yên vui. Nói tới thơ thiên nhiên ở giai đoạn này, ta không thể không nhắc tới đại thi hào Nguyễn Trãi. Trong sáng tác cả thơ chữ Hán và chữ Nôm, ông đều có một số lƣợng lớn các tác phẩm viết về chủ đề thiên nhiên. Thiên nhiên trong thơ ông vừa kỳ vĩ, vừa mĩ lệ: Dục Thúy vũ đình, phong tự ngọc, Đại An triều trướng, thủy như thiên Dịch: (Núi Dục Thúy, mƣa tan, đỉnh tựa ngọc, Cửa Đại An, triều nổi, nƣớc nhƣ trời) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 (Vọng Doanh) Thơ Nguyễn Trãi không những có tính chất hoành tráng mà lại còn bộc lộ tâm hồn đa cảm của một con ngƣời đầy lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc đời, yêu con ngƣời: Tiếc thiếu niên qua lật hạn lành, Hoa hoa nguyệt nguyệt luống vô tình. Biên xanh nỡ phụ cười đầu bạc, Đầu bạc xưa nay có thuở xanh (Tích cảnh, bài 4) Đặc biệt, giữa nhà thơ và thiên nhiên đã có sự thân thiết gắn bó nhƣ những ngƣời bạn tri kỷ: Bẻ cái trúc hòng phân suối, Quét con am để chừa mây. Trì tham nguyệt hiện, chăng buông cá, Rừng tiếc chim về, ngại phát cây. ( Mạn thuật, bài 6) Nhà thơ đã quét am để đón mây, dành ao để chờ trăng, giữ rừng để đợi chim. Với nhà thơ, thiên nhiên đã trở nên gắn bó nhƣ ngƣời bạn tâm tình. Tiếp sau những thành công của Nguyễn Trãi, phải kể đến Hồng Đức quốc âm thi tập. Hồng Đức quốc âm thi tập là bƣớc tiến mới của thơ tiếng Việt sau Nguyễn Trãi. Tập thơ đƣợc chia thành năm phần: Thiên địa môn (59 bài); Nhân đạo môn (42 bài); Phong cảnh môn (66 bài); Phẩm vật môn (49 bài); Nhàn ngâm chủ phẩm (88 bài). Qua khảo sát tập thơ, chúng tôi thấy có một số lƣợng lớn tác phẩm viết về phong cảnh thiên nhiên. Đó là cảnh trí có thể ở Trung Quốc hoặc ở trong nƣớc nhƣ Tiêu tương bát cảnh, Đào Nguyên bát cảnh, Tứ thú (Ngƣ, tiều, canh mục) các sông núi, đền chùa, các cảnh thơ mộng nhƣ Tàn xuân lữ xá, Sơ thu lữ xá…Tuy nhiên, trong Hồng Đức quốc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 âm thi tập, nhiều tác giả không ghi tên, họ là các nhân sĩ thời Hồng Đức chủ yếu nằm trong Hội Tao đàn do vua Lê Thánh Tông làm chủ soái. Trƣớc Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ viết về chủ đề thiên nhiên đã có bề dày lịch sử nên sau này dù ít hay nhiều thơ của ông cũng chịu ảnh hƣởng của các bậc tiền bối đi trƣớc. 1.2.3 Chủ đề đời tư So với chủ đề vịnh vật và chủ đề thiên nhiên thì chủ đề đời tƣ xuất hiện muộn hơn cả. Khi xem xét thơ ca thời Lý – nền thơ ca đầu tiên trong văn học viết Việt Nam, ta thấy trừ một số bài thơ khuyết danh ở cuối thời Lý phần nào có thể hiện tâm trạng cá nhân con ngƣời, còn lại hầu hết là thơ Thiền – thơ ca tôn giáo có tính “phi ngã” cao. Điều này là do mục đích chính các vị Thiền sƣ làm thơ không phải để nói lên cảm xúc của mình mà để hƣớng tới những triết lý cao siêu, vĩnh hằng, bất sinh bất diệt. Thế nhƣng, trong những phút giây “đốn ngộ” của kẻ chân tu, lời thơ của họ lại nói biểu hiện những suy tƣ của một con ngƣời cá nhân. Đó là những mặc cảm hối lỗi của Trần Thái Tông trong Khoá hư lục; hay là khát khao “đập phá quan niệm lưỡng nguyên”, “phá vỡ những quan niệm giả tạo của đời sống đạo ” để “ca lên khúc nhạc huyền diệu của muôn đời” trong Diêu khúc bản lai tu cử xướng và Phóng cuồng ca của Trần Tung. Không chỉ có vậy, lâu nay, khi nói tới thơ ca trung đại nói chung, ngƣời ta thƣờng nói tới tính chất “phi ngã” đồng nghĩa với quan niệm “không có cái tôi cá nhân” trong thơ. Tuy nhiên, tính chất “phi ngã” ở đây nên hiểu một cách rộng rãi hơn. Chịu sự chi phối bởi tƣ tƣởng thống trị của giai cấp phong kiến, thơ ca trung đại luôn bị gò ép trong những khuôn mẫu nhất định và do đó cái tôi cá nhân cũng bị hạn chế rất nhiều. Ở đây nói “phi ngã” không có nghĩa là trong thơ ca trung đại không có cái tôi cá nhân mà thƣờng thì nó bị che khuất bởi những quy phạm nhất định. Trên thực tế, đã là thơ, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 trƣớc hết là tiếng lòng, là sự xúc cảm nào đó của chính bản thân ngƣời sáng tác. Và thơ ca thời kỳ này cũng vậy! Có rất nhiều tác phẩm đã thể hiện một cách xúc động thế giới nội tâm sâu kín của ngƣời nghệ sĩ trƣớc thời cuộc. So với thời Lý thì sang thời nhà Trần, tình hình thơ ca đã có sự thay đổi. Thơ thời nhà Trần là thơ nói về thế giới con ngƣời, là sự thể hiện của những trạng thái tâm hồn – cuộc sống đời tƣ của con ngƣời. Thơ ca viết về chủ đề đời tƣ đƣợc đặc biệt chú trọng từ thời nhà Trần. Khía cạnh đầu tiên của chủ đề đời tƣ thƣờng thấy trong thơ thời Trần chính là tình yêu nồng nhiệt với cuộc sống - một cuộc sống không hề cao sang. Tuy các thi sĩ thời kì này phần lớn thuộc tầng lớp quan lại, nho sĩ nhƣng lại có khá nhiều thơ nói về cảnh sống nơi thôn dã, những cảnh sống thảnh thơi, phóng khoáng, bình dị. Các nhà thơ nói nhiều đến cuộc sống thanh bình cũng là để thỏa nỗi lòng yêu đời: Thụy khởi khải song phi, Bất tri xuân dĩ quy. Nhất song bạch hồ điệp, Phách phách sấn hoa phi. Dịch: (Ngủ dậy ngó song mây Xuân về vẫn chƣa hay. Song song đôi bƣớm trắng, Phấp phới sấn hoa bay.) (Xuân hiểu - Trần Nhân Tông) Phải là một ngƣời yêu đời tha thiết và có tâm hồn tƣơi trẻ mới cảm nhận đƣợc mùa xuân nhƣ vậy. Đặc biệt, từ cuối thời Trần trở đi, chủ đề này đƣợc bộc lộ rất rõ trong thơ ca. Đó là tâm trạng cô đơn, trống vắng, buồn bã, thất vọng sự suy vi của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 triều đại, sự thất bại của công danh, trƣớc sự bế tắc của cuộc đời. Ở đó, ta đã bắt đầu thấy thấp thoáng những bóng dáng “cái tôi” qua tâm sự cá nhân của nhà thơ. Chu Văn An ngay giữa ngày xuân ấm áp nhƣng vẫn cảm thấy giá lạnh cô đơn: Thân dữ cô vân trường luyến tụ, Tâm đồng cổ tỉnh bất sinh lan. (Sáng mùa xuân) Đến nhƣ vị Tƣ đồ Trần Nguyên Đán mà có lúc còn cảm thấy cuộc đời thật vô nghĩa, buồn đến nỗi dằn dỗi xem “Bệnh khỏi không bằng khi còn bệnh” (Không ngủ). Thơ ông tỏ rõ sự hoài nghi: “Ngồi đợi sau này công thành danh toại, Thì một nắm xương tàn đã vùi đắp thành gò cao.” (Trong núi cảm hứng) Nhƣ vậy, bên cạnh những nỗi lo về sơn hà xã tắc thƣờng thấy trong thơ thời kỳ này, còn có cả những nỗi lo cá nhân; bên cạnh những bài thơ bộc lộ chí hƣớng, khát vọng công danh còn có những bài thấm đƣợm nỗi buồn về đƣờng đời mù mịt. Nguyễn Ức cảm thấy “Đường công danh vạn dặm chưa tỏ lối” (Đêm thu cùng bạn cũ Chu Hà kể chuyện đã qua). Trang Định vƣơng Trần Ngạc thốt lên ai oán với Trần Nguyên Đán: “Tôi nay vào hạng bỏ đi - Anh cũng chẳng phải là người tài trong thiên hạ” (Tặng Tƣ đồ Nguyên Đán). Nguyễn Phi Khanh thì bất lực đành phải kêu trời: “Xin nhờ cái đêm trăng sáng ở trên trời kia - Soi thấu nỗi khổ của thế gian này” (Nhân tết Trung thu, cảm xúc trƣớc sự việc)... Đọng lại hơn cả là một khối cô đơn, thất bại cay đắng, tủi hờn của ngƣời anh hùng lỡ vận, đầy kiêu hùng mà bi tráng Đặng Dung: Thế sự du du nại lão hà, Vô cùng thiên địa nhập hàm ca! Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 Thời lai đồ điếu thành công dị, Vận khứ anh hùng ẩm hận đa! Chí chủ hữu hoài phù địa trục, Tẩy binh vô lộ vãn Thiên hà! Quốc thù vị báo đầu tiên bạch, Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma. (Cảm hoài) Chủ đề đời tƣ cũng đã trở thành một nội dung lớn trong sáng tác của Nguyễn Trãi. Qua thơ ông, ta không chỉ thấy hiện lên hình tƣợng một ngƣời anh hùng dân tộc yêu nƣớc, thƣơng dân, trọng nhân nghĩa, mà còn là một nhà nho có chí khí thanh cao và tâm hồn trong sáng, một ẩn sĩ nặng nỗi ƣu tƣ. Nỗi niềm đó hầu hết đƣợc viết lên sau khi những trung thần vì bị gièm pha mà hoặc bị giết hại hoặc bị tù đày. Rất nhiều lần Nguyễn Trãi đã thốt ra những lời chua cay từ đáy lòng mình: Ở thế nhiều phen thấy khóc cười. (Tự thuật 9) Hoặc: Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết, Bui một lòng người cực hiểm thay. (Mạn thuật 4) Hay: Đã biết cửa quyền nhiều hiểm hóc, Cho hay đường lợi cực quanh co. (Ngôn chí 19) Qua bao thăng trầm của cuộc đời, Nguyễn Trãi đã đƣợc chứng kiến nhiều bi kịch của những ngƣời đồng chí hƣớng, chính trực, thanh liêm trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 chế độ phong kiến. Thế nhƣng trƣớc sau ông vẫn là ngƣời trung hiếu: Bui một lòng người trung mấy hiếu, Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen. (Thuật hứng 24) Thơ Ức Trai càng về sau càng nặng những tâm sự u uất, nỗi đau đớn và những tâm sự thầm kín: Loàn đơn ướm hỏi khách lầu hồng, Đầm ấm thì thương kẻ lạnh lùng. Ngoài ấy dù còn áo lẻ, Cả lòng mượn đắp lấy hơi cùng. (Tích cảnh) Nhiều trang thơ Nguyễn Trãi đã cho ta thấy ông là ngƣời sống thiên về nội tâm. Mặc dù nhiều lúc thấy rất cô độc, nhƣng lúc nào Nguyễn Trãi cũng sẵn sàng mở rộng hồn thơ của mình ra hứng đón thiên nhiên, cuộc sống: Hái cúc, ương lan, hương bén áo, Tìm mai đạp nguyệt tuyết xâm khăn. (Thuật hứng 15) Hoặc: Chẳng thấy ngoài hiên tơ liễu rủ, Một phen liễu rủ một phen mềm!... (Tích cảnh) Hƣớng nội đời tƣ cũng là một trong những chủ đề đƣợc quan tâm của thơ ca thời Lê Thánh Tông. Ngoài các tác phẩm của Hội Tao đàn do “Nhị thập bát tú” dƣới vai trò chủ soái của Lê Thánh Tông sáng tác, giai đoạn này còn phải kể đến một số tác giả có thi tập riêng cũng mang nặng nỗi tâm sự đời tƣ nhƣ: Nguyễn Trực, Nguyễn Bảo, Thái Thuận, Vƣơng Sƣ Bá, Đàm Văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 Lễ…Trong Thơ Nguyễn Trực, ta bắt gặp thái độ dửng dƣng với công danh phú quý, luôn luôn mơ ƣớc một cuộc sống điền viên bình dị: Hà nhật Tây sơn sơn hạ lộ, Thoa y tiểu lạp khán xuân canh. (Ngẫu hành) Dịch: (Chƣa biết ngày nào trên đƣờng đi dƣới núi Tây, Mang áo tơi, đội nón lá, đi xem cày ruộng mùa xuân.) Tâm sự ấy vốn là nét chung của các nhà thơ có nỗi bất bình trong chốn hoạn đồ, nhất là khi chế độ phong kiến bƣớc vào giai đoạn suy vi. Dƣới thời Lê Thánh Tông, chế độ phong kiến đang còn thịnh trị. Tuy nhiên, trƣớc đó nội bộ giai cấp phong kiến đã có nhiều mâu thuẫn, tranh chấp khiến nhiều ngƣời lƣơng thiện bị vạ lây. Nguyễn Trực đã phản ánh nỗi ngán ngẩm đến kinh sợ trƣớc hiện thực này: Đại đình tằng đối tam thiên tự, Phù thế hư kinh ngũ thập niên. (Bính tuất ngẫu thành) Dịch: (Trƣớc sân nhà vua từng làm bài văn ba nghìn chữ, Cuộc đời trải đã năm mƣơi năm nghĩ lại mà giật mình. Hay đó là mong ƣớc kín đáo đƣợc làm một Đào Uyên Minh) Hay: Hà thời toại nguyện hoàn sơn ước, Nhật nhật đăng lâm tất thử sinh. (Trùng cửu ngẫu tác- Đàm Văn Lễ) (Đến bao giờ đƣợc thoả ƣớc nguyện trở về núi, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 Ngày ngày lên rừng (dạo chơi) cho trọn cuộc đời.) Trong thơ Đàm Văn Lễ, tâm sự nhớ nƣớc, nhớ quê hƣơng, gia quyến của những vị quan đi viễn xứ cũng đƣợc phản ánh chân thực, xúc động: Lạc hoa bất thức biệt ly khổ, Cánh hướng nhâm biên phiến phiến phi. (Khắc trung tống xuân) Dịch: Những cánh hoa rơi kia không hiểu được nỗi khổ biệt ly, Nên cứ từng cánh từng cánh bay vào chỗ ta đang ngâm nga. Hay: Vô hạn sương chung thôi biệt hận, Cử bôi mục tống hạ thiên biên. (Trung thu thưởng nguyệt) Dịch: Tiếng chuông chùa trong sương như giục giã nỗi hận biệt ly vô hạn, Nâng chén rượu đưa mắt về tận phía dưới chân trời xa. Thơ của Hội Tao đàn thƣờng tự hào về cuộc sống thanh bình, nền cai trị tốt đẹp của vƣơng triều. Cho nên chủ đề đời tƣ đƣợc phản ánh trong thơ họ chủ yếu là sự ngợi ca, hài lòng, tin tƣởng mạnh mẽ vào cái thế vững chãi, trƣờng cửu của đất nƣớc, non sông: Hoàng cực nguy nga quang tuý cổ, Thái bàn quốc tộ vạn tự niên. (Quân đạo -Thân Nhân Trung) (Hoàng cực cao cả sáng rạng cho cả đời xƣa, Quốc tộ muôn năm kiên cố nhƣ Thái Sơn, bàn thạch.) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 Ngoài ra, đó còn là sự tự nhận thức và khẳng định trọng trách lớn lao của Lê Thánh Tông với vai trò một bậc Thiên tử. Đó là vai trò, trách nhiệm của vua đối với mệnh trời (Thiên mệnh) và lòng dân (dân tâm). Tâm sự này đƣợc ông nói rõ trong bài thơ Nôm Tự thuật: Lòng vì thiên hạ những sơ âu, Thay việc trời dám trễ đâu. Trống dời canh, còn đọc sách, Chuông xế bóng, chửa thôi chầu. Qua bài thơ ta thấy, với Lê Thánh Tông, làm vua là một nghề “Cao quý”, “Thay việc trời”, nhƣng cũng vì thế mà hết sức vất vả khó khăn. Đây là tiếng lòng một nhà thơ nói lên khá đầy đủ công việc hằng ngày của một ông vua hiền, có tinh thần trách nhiệm cao đối với đất nƣớc. Nhiều khi thơ Lê Thánh Tông còn là một sự giãi bày, bộc bạch những tâm sự, những nỗi buồn sâu kín mà vô cớ: Tuyết cuốn đôi bờ vi vút lau, Về đông nước chảy lạnh đêm thâu. Lưng trời một mảnh trăng trong vắt, Soi tỏ du nhân vạn đấu sầu. (Đề nơi ở chốn nước mây của đạo sĩ, bài 24) Đọc thơ ông, không ít lần ta bắt gặp những khao khát cuộc sống nhàn tản, thảnh thơi, ngoài cõi tục, bộc lộ những ngậm ngùi vì cuộc đời dâu bể, danh lợi nhƣ áng mây trôi: Tá vấn thế đồ danh lợi khách, Tư vong thân thượng tổng phù vân. (Lợi danh hỏi khách bon chen, Tấm thân - mây nổi - nhớ quên thế nào?) (Quá Phù Tang độ) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 Rất nhiều cảnh đời hiện ra trƣớc mắt nhà vua thật đẹp, đầm ấm và nhất là dƣới con mắt phong tình của một thi sĩ: Bến sông mát ánh hồng soi, Mây bay muôn núi, thuyền trôi một mình. Em cười rộn bến sông xanh, Làm mờ ngọn gió thổi quanh thuyền rồng. (Bến cảng Vân Đồn) Nhƣ vậy, một điều dễ nhận thấy là ở chủ đề đời tƣ, các nhà thơ thƣờng tập trung viết về mình, hƣớng vào thế giới nội tâm với những vấn đề cụ thể thiết thực của đời sống. Tâm trạng của con ngƣời trong dòng thơ này đôi khi khá nặng nề, u uất, buồn đau, thất vọng; tạo nên âm hƣởng thơ trầm lắng, chất trữ tình man mác, bi thƣơng. Ngoài ra, đó còn là tâm sự nhớ nƣớc, thƣơng nhà, những nỗi buồn thoảng qua hoặc niềm vui trong sáng của con ngƣời khi hoà vào thiên nhiên, cuộc sống an lạc thái bình của nhân dân. Tất cả những cung bậc đa dạng trong tình cảm, đời sống nội tâm của con ngƣời đã đƣợc các nhà thơ trƣớc Nguyễn Bỉnh Khiêm chú ý đi sâu khai thác. Và chính điều ấy đã tạo nên sự phong phú cho thơ ca trung đại ở thời kỳ này. 1.2.4 Chủ đề ngôn chí Ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, tuỳ theo sự biến chuyển của xã hội mà nhu cầu thẩm mỹ cũng nhƣ các “Tiêu chuẩn” về cái đẹp cũng có sự thay đổi khác nhau. Thời trung đại, quan niệm văn chƣơng có giá trị là phải phản ánh đƣợc chí hƣớng của con ngƣời. Quan niệm "Thi dĩ ngôn chí”, “Văn dĩ tải đạo” đã trở thành chuẩn mực sáng tác cũng nhƣ đánh giá đối với các tác phẩm thời kì này. Và vì thế, thơ văn nói chí chiếm số lƣợng rất lớn trong số các tác phẩm văn học trung đại. Trƣớc thời Nguyễn Bỉnh Khiêm, “Ngôn chí” cũng là một chủ đề nổi bật. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 Thơ văn nói chí có lẽ đã xuất hiện từ khá sớm, song mạnh mẽ, nổi bật hơn cả mà cho đến nay chúng ta còn lƣu giữ đƣợc chính là bắt đầu từ thơ Thiền thời Lý- Trần trở về sau. Nhƣ chúng ta đã biết, đạo Phật vào nƣớc ta từ rất lâu đời (thế kỷ I tr. CN). Trong thời kỳ Bắc thuộc, Phật giáo đã rất phát triển ở Việt Nam. Từ thế kỷ X, khi giành đƣợc quyền tự chủ, Phật giáo trở thành quốc giáo trong hơn hai thế kỷ nhà Lý. Đến thời Trần, tuy không còn giữ vai trò lớn nhƣ thời Lý nhƣng đạo Phật vẫn có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc. Phật giáo đã trở thành một chủ đề, làm nên một loại hình sáng tác tiêu biểu, đậm nét trong văn học, tạo ra dòng thơ Thiền thời Lý - Trần. Thời Lý - Trần đã sinh thành một đội ngũ tác giả thơ Thiền lớn nhất trong lịch sử văn học nƣớc nhà. Đó là các nhà sƣ - thi sĩ tiêu biểu nhƣ Vạn Hạnh, Viên Chiếu, Không Lộ, Mãn Giác, Quang Nghiêm, Trần Tung, Pháp Loa, Huyền Quang...; và một số vị vua - Thiền sƣ nhƣ Lý Thái Tông, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Trần Thánh Tông... Thơ Thiền thƣờng hƣớng về những triết lý Đạo - Đời, hƣớng đến những thuyết giáo tu hành. Đạo Thiền lấy việc tâm định, tƣ duy làm phép tu luyện. Thiền sƣ Nguyện Học (đời Lý) đã nói: “Đạo không có hình ảnh, ở ngay trước mắt, không phải ở xa. Mình phải suy cầu đạo ấy ở mình, chứ đừng cầu ở người” (Dẫn theo Bùi Văn Nguyên) [28, 64]. Các nhà thơ Thiền cũng hƣớng tới tìm chân lý ngay trong lòng mình thông qua những bài kệ cô đọng, giàu hình ảnh. Thân như điện ảnh hữu hoàn vô, Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô. Nhậm vận thịnh suy vô bố uý, Thịnh suy như lộ thảo đầu phô. Dịch: (Đời nhƣ chớp bóng có rồi không, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 Cây cối xuân tƣơi thu não nùng. Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi, Kìa kìa ngọn cỏ giọt sƣơng đông.) (Thị đệ tử - Vạn Hạnh) Qua những hình ảnh thay đổi, vận hành vô tận của đất trời, cỏ cây, nhà thơ đã thể hiện sự thể ngộ Thiền lý về thân kiếp con ngƣời. Từ đó, ông đề xuất một lối sống tự do, vô vi, tự tại. Cũng mạch cảm hứng này, Ngôn hoài của Không Lộ Thiền sƣ thể hiện tinh thần “vô chấp giới” khi ngƣời tu hành đạt tới tự do hoàn toàn, giải phóng bản thể để hoà nhập “vô phân biệt” với vũ trụ trong tinh thần “vạn vật nhất thể”, khẳng định sự trƣờng tồn của mình và một “thi hứng siêu thoát, trầm hùng”: Trạch đắc long xà địa khả cư, Dã tình chung nhật lạc vô dư. Hữu thời trực thướng cô phong đính, Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư. Dịch: (Kiểu đất long xà chọn đƣợc nơi, Tình quê lai láng suốt ngày vui. Có khi đỉnh núi trèo lên thẳng, Một tiếng kêu vang lạnh cả trời.) (Ngôn hoài – Không Lộ Thiền sƣ) Trƣớc khi viên tịch, Mãn Giác thiền sƣ có làm bài kệ Cáo tật thị chúng bảo với đệ tử rằng: Xuân khứ bách hoa lạc, Xuân đáo bách hoa khai. Sự trục nhãn tiền quá, Lão tòng đầu thượng lai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai. Dịch: (Xuân qua, trăm hoa rụng, Xuân tới, trăm hoa nở, Việc trôi qua trƣớc mắt, Cái già đến trên đầu. Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết, Trƣớc sân, đêm qua nở một nhành mai.) Với dụ ý: vũ trụ bao la luân chuyển theo quy luật tạo hoá. Sự biến động, chuyển dời không ngừng của thế giới hữu hình trong đó có con ngƣời là thuận theo lẽ tự nhiên, có sinh ắt sẽ có diệt và ngƣợc lại, cứ nhƣ vậy tuần hoàn đắp đổi. Bậc tu hành giác ngộ lẽ đạo thì có thể vƣợt qua cái vòng luân hồi của pháp tƣớng, của thế giới hữu hình, giống nhƣ nhành mai kỳ diệu kia vẫn nở trong khi muôn hoa đã rụng hết trong buổi xuân tàn! Đó có lẽ là chủ ý khuyên răn của một vị thiền sƣ cao minh với các đệ tử của mình. Nó đồng thời thể hiện cái chí của một bậc chân tu đã giác ngộ quy luật sinh, trụ, dị, diệt của sự sống vĩnh hằng. Theo xu hƣớng chung, khi nhà nƣớc phong kiến đã khẳng định đƣợc sức mạnh, vai trò của tầng lớp quan lại đƣợc nâng lên, đến thời Trần, văn chƣơng đã dần dần thoát khỏi hơi hƣớng Thiền tông, cái chí của nhà Phật để chuyển sang phản ánh sâu sắc hơn cái chí của nhà Nho, của đấng nam nhi đại trƣợng phu muốn đem sức mình để phò vua, giúp đời. Từ đó, tạo nên cái khát vọng mà ngày nay chúng ta vẫn ngƣỡng vọng tôn xƣng là “Hào khí Đông A”… Với Phạm Ngũ Lão - một danh tƣớng hiển hách đời Trần, ta bắt gặp tinh thần khát khao lập công danh phò vua, giúp nƣớc: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 ...Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu. Dịch: (Làm trai chƣa trả xong nợ nƣớc, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.) (Thuật hoài) Với Trần Nhân Tông, ta lại thấy niềm tin tƣởng không gì lay chuyển đƣợc vào sự trƣờng tồn vững chắc của vận mệnh của đất nƣớc: Xã tắc lưỡng hồi lao bạch mã, Sơn hà thiên cổ điện kim âu. Dịch: (Xã tắc hai phen bon ngựa đá, Non sông nghìn thủa vững âu vàng.) Hay đó là cái chí của một danh tƣớng chủ chốt với nguyện ƣớc hoà bình an lạc cho nhân dân: Nam vọng lang yên vô phục khởi, Đồi nhiên nhất tháp mộng thiên an. Dịch: ( Phúc Hưng viên -Trần Quang Khải) (Trông về phía Nam không có hiệu báo giặc đến, Nghiêng mình trên tấm phản ngủ yên giấc.) Chủ đề ngôn chí cũng là nội dung bao trùm của nhiều tác phẩm thơ ca của Chu Văn An, Nguyễn Trung Ngạn, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Phi Khanh… đặc biệt, Nguyễn Cảnh Tuân. Nhà thơ này cho đến cuối đời vẫn tỏ rõ chí đi theo lý tƣởng vì dân vì nƣớc: Thân tuy lão hĩ, tâm nhưng tráng, Nghĩa hữu đương nhiên tử bất từ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 Dịch: (Thân ta dẫu già rồi, nhƣng lòng ta vẫn còn hăng hái, Việc nghĩa đáng làm thì dù chết cũng chẳng từ.) Đến thơ Nguyễn Trãi, chủ đề ngôn chí càng đƣợc quan tâm hơn. Trong Quốc âm thi tập của ông có chia hẳn mục Ngôn chí, suốt đời ông luôn tâm niệm: Bui một tấc lòng ưu ái cũ, Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông. (Thuật hứng 5) Và rồi ông mơ ƣớc: Rẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương. Cái “Chí quân, trạch dân” của ngôi sao Khuê ấy cho dù trải bao thăng trầm, đau khổ vẫn vằng vặc sáng cho tới hôm nay. Thơ là ngƣời. Qua thơ, ta thấy tấm lòng yêu nƣớc sâu sắc của Ức Trai. Ở giai đoạn sau, trong các sáng tác của Hội Tao đàn và Lê Thánh Tông chủ đề ngôn chí cũng rất đƣợc quan tâm. Những bài thơ thể hiện cái chí của bậc quân vƣơng, cái chí của ngƣời quân tử mong muốn đem lại cuộc sống thái bình, thịnh trị cho nhân dân đã trở thành những bài thơ phổ biến. Có thể nói, ngôn chí là một chủ đề lớn, xuyên suốt thời kỳ văn học trung đại. Cho đến trƣớc Nguyễn Bỉnh Khiêm, những vần thơ nói chí vẫn là những vần thơ mang nặng tâm tƣ, chí hƣớng, mong ƣớc của những bậc trƣợng phu nam tử hán. Nó đã để lại những vệt sáng chói ngời tiêu biểu cho lý tƣởng của những con ngƣời thời đại phong kiến thịnh trị trong nền văn học trung đại Việt Nam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 1.3 Nguồn gốc của hiện tƣợng đa chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm 1.3.1 Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nhà văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những nhà văn hóa lớn của dân tộc. Tài năng và nhân cách của ông có ảnh hƣởng mạnh sẽ trong suốt thế kỷ XVI. Ông nổi tiếng là ngƣời thầy, nhà tiên tri, bậc hiền triết đƣợc mọi ngƣời yêu quý và kính trọng. Cũng nhƣ Nguyễn Trãi, thời đại mà Nguyễn Bỉnh Khiêm sống là thời đại chìm trong loạn lạc, suy vong. Ông sinh ra dƣới triều Lê Thánh Tông (1460 – 1497), thời thơ ấu của ông nằm trong giai đoạn đƣợc coi là thịnh trị nhất của nhà nƣớc phong kiến theo thể chế Nho giáo ở Việt Nam. Khi ông 13 tuổi, Lê Hiến Tông (1497- 1503) qua đời. Thời kì hoàng kim của nhà Lê vụt tắt. Nhà Lê bắt đầu suy thoái, tình hình chính trị rối ren, vua quan ăn chơi sa đọa. Nhất là dƣới triều vua Lê Uy Mục (1505 – 1509) và Lê Tƣơng Dực (1510-1516). Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân chống lại triều đình phong kiến xuất hiện. Nội bộ triều đình phong kiến cũng liên tiếp xảy ra những cuộc thoán đoạt quyền vị tạo nên một cục diện chính trị vô cùng rối ren. Lịch sử ghi nhận đây là thời kỳ “đen tối” của chế độ phong kiến Việt Nam. Mác đã từng nói: “Ý thức con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội”. Nhƣ vậy, mỗi con ngƣời đều là sản phẩm của lịch sử, của thời đại. Cuộc đời và con ngƣời Nguyễn Bỉnh Khiêm không nằm ngoài quy luật đó. Chỉ có điều, Nguyễn Bỉnh Khiêm là một thiên tài, một con ngƣời thông minh mẫn tiệp, tuy sống trong cảnh xã hội rối ren, trắng đen thật giả lẫn lộn nhƣng ông vẫn trở thành một nhà tƣ tƣởng văn hóa lớn tiêu biểu cho mọi thời đại. Nguyễn Bỉnh Khiêm là sản phẩm văn hóa điển hình của thế kỷ XVI. Trên nhiều phƣơng diện, ông đã trở thành thƣớc đo thực trạng đời sống tinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 thần dân tộc ở một chặng đƣờng lịch sử. Và ông đã trở thành cây đại thụ tỏa bóng xuống cả thế kỷ. Nguyễn Bỉnh Khiêm thuộc kiểu nhân cách nhà Nho mang chí hƣớng hành đạo. Các sáng tác thơ văn của ông hàm chứa tính phức hợp của nhiều thế ứng xử văn hóa. Điều này thể hiện trƣớc hết ở thái độ sống: Yên đòi phận dầu tự tại, Lành , dữ, khen, chê cũng mặc ai. (Thơ Nôm, bài số 12) Hay : Song hiên ngỏ cửa ngồi xem sách, Tự tại ngày qua mấy kẻ bằng. (Thơ Nôm, bài số 66) Đi thi và ra làm quan muộn (45 tuổi mới bắt đầu đi thi), ở lứa tuổi ấy, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã định hình cả về bản lĩnh, nhận thức, tài năng, tính cách cũng nhƣ sở trƣờng sở đoản. Điều đó giúp ông có cái nhìn sâu sắc, toàn cục về thế sự. Hiểu rõ thời thế, thơ ông là những vần thơ phê phán xã hội, thể hiện khát khao hòa bình thịnh trị: Yếm khan nghịch tặc cửu xương cuồng, Hỗ chiến giao tranh bán sát thương. Dịch: (Ngán xem lũ giặc rông rỡ đã lâu, Đánh lẫn nhau chết một nửa) (Cảm hứng thi, bài số 2) Cổ lai nhân giả tư vô địch, Hà tất khư khư sự chiến tranh. Dịch: (Từ xƣa đến nay ngƣời có nhân không ai địch nổi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 Việc gì phải khƣ khƣ theo đuổi chiến tranh) (Cảm hứng thi, bài số 3) Có nhà nghiên cứu cho rằng chỉ một câu thơ: “Tấm lòng lo trước thiên hạ đến già chưa thôi” (Tự thuật 5) đã thể hiện đầy đủ tấm lòng vì nƣớc, thƣơng đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuy nhiên, dƣờng nhƣ trong con ngƣời Nguyễn Bỉnh Khiêm tiềm tàng một lối sống điềm tĩnh nên ông ƣa sự chiêm nghiệm, suy xét hơn là hành động ồn ào. Ông thƣờng suy nghĩ, xét đoán về lẽ chuyển vần của tự nhiên và xã hội: Sự thế tuần hoàn hay đáp đổi, Từng xem thua được một hai phen. (Thơ Nôm, bài số 41) Trong thơ ông cũng xuất hiện khái niệm “Tự tại”: Song hiên ngỏ cửa ngồi xem sách, Tự tại ngày qua mấy kẻ bằng. (Thơ Nôm, bài số 66) Nguyễn Bỉnh Khiêm mang tƣ thế một con ngƣời ung dung tự tại, một triết nhân, một bậc thầy. Vì lẽ đó mà từ vua chúa đến kẻ sĩ hay ngƣời ở giai cấp dƣới trong xã hội đƣơng thời đều tôn ông là phu tử. Đánh giá việc ra làm quan dƣới triều Mạc của Nguyễn Bỉnh Khiêm có rất nhiều ý kiến tranh luận, song về cơ bản, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã trở thành biểu tƣợng cho phần lƣơng thức tốt đẹp của tầng lớp trí thức trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Phần lƣơng thức ấy chính là động lực để họ không bị buộc chặt vào vòng danh lợi. Nhìn nhận cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm trên nhiều góc độ khác nhau, chúng ta nhận thấy con ngƣời ông đơn giản một chiều: là nhà Nho nhƣng ông không câu nệ vào quan niệm “chính thống” khi ra làm quan với nhà Mạc; ra với nhà Mạc nhƣng ông không thật dành cho Mạc một sự toàn tâm toàn ý; trở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 về ở ẩn, ông lại cũng không phải là ngƣời quên hết thế sự, chỉ biết có an lạc, hoặc cố t._.g còn tiếp xúc với sự vật hiện tƣợng cụ thể, ta vẫn có thể tái hiện lại trong đầu óc mình hình ảnh về sự vật hiện tƣợng ấy, thậm chí có thể biểu hiện ra bên ngoài thành những biểu tƣợng có ý nghĩa ám dụ cao. Đến thời Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ vịnh vật đã phát triển và đạt đến độ phong phú, đa dạng. Ngay trong thơ chữ Hán của ông, chúng ta cũng bắt gặp rất nhiều những vần thơ vịnh vật. Và có thể nói, chƣa tác giả thơ chữ Hán nào vịnh sự vật nhiều nhƣ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trong Bạch Vân quốc ngữ thi có cả một tập hợp những bài thơ vịnh vật với những chủ đề về bầu trời, về thời tiết khí hậu, về mặt đất, về nơi ở của ngƣời, về cầm thú, về cây cối hoa quả và thậm chí về cả các loại sự vật và đồ vật thƣờng dùng…Cho đến trƣớc thời Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ vịnh vật đã có sự thay đổi nhiều cả về hình thức lẫn nội dung so với thời kỳ khởi thủy của nó. Khi mới bắt đầu xuất hiện, thơ vịnh vật thƣờng miêu tả dáng vẻ bề ngoài của cảnh vật để làm nền cho tiếng nói của sự vật và vẻ đẹp bên ngoài sự vật vẫn đƣợc chú ý nhiều hơn bản chất bên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88 trong. Sự miêu tả ấy thƣờng cũng rất chân thực theo lối “tả chân” sự vật, hiện tƣợng. Ví dụ: Vịnh trăng non: Ngọc đúc mười phân vưỡn chửa đầy, Nửa vầng rầng rậng mé phương tây. Bên loan chúc nữ cài vòng lược, Dấu cũ khai nguyên bấm móng tay. Cá ngỡ câu chì xui bạn lánh, Chim ngờ cung bắn bảo nhau bay. Khi này tuy hãy còn rằng bé, Có thuở vầng ra thiên hạ bay. (Hồng Đức Quốc âm thi tập- bài số 18) Nhƣng đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, giống nhƣ một số tác giả khác, ông thƣờng mƣợn sự vật trong thiên nhiên và đồ vật trong sinh hoạt hằng ngày để ngụ một tƣ tƣởng triết học nào đó. Mục đích chính miêu tả bản thân sự vật hiện tƣợng vì thế ít đƣợc chú ý. Nhƣ vậy, ta có thể thấy từ lối vịnh nhằm vào bản thân sự vật hiện tƣợng với những nét miêu tả có phần chân thực ở giai đoạn khởi thủy thì sang giai đoạn sau, nhất là đến thời Nguyễn Bỉnh Khiêm, xu hƣớng“nắm bắt cái thần”của sự vật, hiện tƣợng để phản ánh trở nên phổ biến. Xu hƣớng này còn là xu hƣớng chung của văn học khi yêu cầu chuẩn mực của văn chƣơng là “văn dĩ tải đạo”, “lời ít, ý nhiều”. Bạch Vân quốc ngữ thi là tập thơ chứa đựng nhiều tƣ tƣởng, quan điểm cũng nhƣ triết lý sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Để thể hiện điều đó, ông sử dụng phổ biến lối biểu trƣng hóa đối với đối tƣợng miêu tả. Khi tiếp xúc với sự vật, hiện tƣợng dƣờng nhƣ Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn có xu hƣớng nắm bắt cái thần thái, cái bản chất của chúng rồi mới ghi lại những nét phác họa nhƣng vô cùng xác đáng vào trong thơ. Chỉ cần những nét rất nhỏ ấy cũng đã bộc lộ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 rõ bản chất của sự vật hiện tƣợng. Không chỉ dừng lại ở đó, ông còn dùng những khái quát về các sự vật hiện tƣợng để biểu hiện một ý nghĩa khác mà chúng ta thƣờng dùng thuật ngữ ẩn dụ để chỉ hiện tƣợng này. Trƣớc hết, khi miêu tả thiên nhiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm thƣờng chú ý ghi lại những nét đơn sơ nhất, bình dị nhất nhƣng lại có sức gợi nhất. Đó có thể là một làn hƣơng, một bóng hoa, một vầng trăng làm bạn đối ẩm: Nương song ngày tiếc mùi hương lọt, Nối chén đêm âu bóng quế tan. (Bài số 23) Hay: Đêm đợi trăng cài bóng trúc, Ngày chờ gió thổi tin hoa. (Bài số 17) Hoặc: Bến nguyệt thuyền kề hai bãi mía, Am mây cửa khép một cần pheo. (Bài số 35) Tất cả những ấn tƣợng mơ hồ, những cảnh đẹp nhƣ chốn bồng lai tiên cảnh ấy đã đƣợc tác giả khắc họa thành hình hài và chuyển thành những ý thơ đầy chất lãng mạn: nào là “ Đợi trăng cài bóng trúc”, “chờ gió thổi tin hoa”, “bến nguyệt - am mây”... Chính nhờ nghệ thuật biểu trƣng hóa đối tƣợng miêu tả mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã “thơ hóa” những ấn tƣợng rất lãng mạn, bay bổng ẩn sâu trong tâm thức của mình thành những hình ảnh giàu sức gợi tả, đáng yêu. Động từ “cài”, “thổi” đã khiến thiên nhiên nhƣ ngƣời bạn tâm tình đem đến niềm vui, tin vui chia sẻ, gần gũi với con ngƣời. Không chỉ có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90 vậy, “bến nguyệt”, “am mây” đã trở nên có hình hài khi có thêm “ thuyền kề” bến ấy, “cửa” ấy! Nghệ thuật biểu trƣng hóa đối tƣợng miêu tả còn đƣợc tác giả sử dụng rất thành công khi đi vào khai thác các chủ đề cụ thể khác: Khi nói về cái thú “nhàn”, hình ảnh nhàn của mình, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khéo léo ghi lại những chi tiết “đắt giá” nhất, tiêu biểu nhất, có tính chất khái quát nhất nhƣng thể hiện đầy đủ, ấn tƣợng về một cách sống, một triết lý sống của mình: Tóc đã thưa, răng đã mòn, Việc nhà đã phó mặc dâu con. Bàn cờ, cuộc rượu vầy hoa trúc, Bó củi, cần câu chốn nước non. Nhàn được thú vui hay nấn ná, Bữa nhiều muối bể chứa tươi ngon. Chín mươi thì kể xuân đã muộn, Xuân ấy qua thì xuân khác còn. (Bài số 32) Chỉ qua vài nét “chấm phá”, ông đã ghi lại một cách chân thực hình dáng “tóc thƣa, răng mòn” nhƣng vẫn vô cùng lạc quan, yêu đời của một con ngƣời sống trọn vẹn với triết lý nhàn, tìm niềm vui trong cảnh vật “bàn cờ, cuộc rƣợu, bó củi, cần câu,” “chốn nƣớc non”. Một vài nét đó thôi nhƣng đã thấy cả một niềm vui sống, ham sống, lạc quan sống: “Xuân ấy qua thì xuân khác còn”! Ở đây nghệ thuật biểu trƣng hóa tỏ ra rất đắc dụng trong việc lột tả tâm trạng, lối sống và quan niệm sống của một con ngƣời. Đi vào chủ đề thế sự, khuyên răn con ngƣời, nghệ thuật biểu trƣng hóa càng có cơ hội phát huy và đây cũng là điểm đặc sắc tạo nên cái khúc triết, sâu sắc của Bạch Vân quốc ngữ thi. Khi viết về những kẻ tham lam, xu phụ, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 chạy theo đồng tiền dần đánh mất những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp đã gìn giữ bao đời, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khéo léo sử dụng những hình ảnh có tính chất biểu trƣng cao. Do đó, chỉ cần ông nói ít mà lại gợi rất nhiều: Tiền ròng bạc chảy, tưng bừng đến, Nhà khó tay không, linh lỉnh đi. Miệng nói sau lưng như dao nứa, Lưỡi đưa trước mặt giống kim chì. (Bài số 102) Cách biểu trƣng hóa khái niệm giàu sang thành những hình ảnh cụ thể: “tiền ròng, bạc chảy” và thói đời xu phụ thành hình ảnh “tƣng bừng đến”; tâm lý “tham phú, phụ bần” thành “nhà khó tay không, linh lỉnh đi”, đặc biệt là cách sử dụng từ láy “ tƣng bừng”‟, “linh lỉnh” đã khắc họa vô cùng rõ nét bộ mặt những kẻ hám lợi, trở mặt nhƣ trở bàn tay. Không chỉ có vậy, những kẻ xu nịnh: Trƣớc mặt thì thơn thớt nói cƣời ra sức bợ đỡ nhƣng sau lƣng lại mƣu mô nham hiểm còn đƣợc tác giả “biểu trƣng hóa” thành những hình ảnh cụ thể, chính xác trên cơ sở đối lập: “sau lƣng”/ “trƣớc mặt”, “dao nứa/ “kim chì”. Chỉ cần bằng ấy từ, bằng ấy câu nhƣng Nguyễn Bỉnh Khiêm với tài năng độc đáo của mình đã lột tả sâu sắc bộ mặt của những kẻ tham lam, nịnh hót, tráo trở trong xã hội lúc bấy giờ. Qua những ví dụ trên, chúng ta có thể thấy, một trong những nghệ thuật đặc sắc mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sử dụng thành công khi thể hiện các chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi chính là nghệ thuật biểu trƣng hóa đối tƣợng miêu tả. Nhờ sử dụng rất thành công nghệ thuật này mà sự khắc họa của ông đối với đối tƣợng miêu tả trở nên sắc nét, có chiều sâu hơn, có sức gợi hơn, đảm bảo “lời ít” mà “ý nhiều”, hình ảnh thơ cũng trở nên gần gũi, dễ hiểu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 3.4 Gia tăng chất trữ tình trong miêu tả Theo quan niệm của các nhà thơ xƣa thì “Thi dĩ ngôn chí”, “Văn dĩ tải đạo”. Quan điểm đó bắt nguồn từ quan niệm chung của mỹ học phƣơng Đông coi cái đẹp gắn với nội dung đạo đức giáo huấn, thể hiện chí hƣớng của ngƣời quân tử. Trong các sách cổ nghiên cứu về văn chƣơng thì Văn tâm điêu long của Lƣu Hiệp đƣợc nhắc đến nhiều hơn cả. Ở cuốn này, Lƣu Hiệp cũng nói rõ: “Văn bắt nguồn từ đạo (…) Đạo nhờ thánh nhân được nêu rõ trong văn chương, và thánh nhân nhờ văn chương mà làm sáng tỏ đạo”. Nhƣ vậy, văn chƣơng theo quan niệm các nhà nho xƣa gắn chặt với đạo lý nói chung. Sau này, các nhà lý luận phƣơng Đông có đƣa ra khái niệm “chân - thiện - mỹ” để làm tiêu chuẩn của cái đẹp nhƣng quan niệm đó về cơ bản vẫn xoay quanh trục đạo lý của Nho giáo. Tuy nhiên, điểm nổi bật trong triết lý về cái đẹp của các nhà thơ xƣa chính là cái đẹp dựa trên cơ sở giá trị thẩm mĩ của thiên nhiên. Hƣớng về thiên nhiên, những vần thơ nói chí cũng trở nên chứa chan tình cảm! Thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm giống nhƣ các nhà thơ xƣa, thƣờng là thơ triết lý, mang ý nghĩa giáo huấn kín đáo. Nhƣng nói nhƣ vậy không có nghĩa thơ ông khô khan, cứng nhắc mà trái lại có rất nhiều câu, nhiều bài tƣơi tắn, mát lành, bộc lộ nhiều cung bậc phức tạp của tình cảm. Đặc biệt trong thơ Nôm, khi miêu tả nhân tình thế thái, khi khuyên răn con ngƣời hay thả lòng với thiên nhiên cho thỏa cái chí thích nhàn dật thì những vần thơ của ông vẫn hết sức trữ tình, đằm lắng cảm xúc, sự suy tƣ. Đặc biệt hơn nữa, đọc những vần thơ miêu tả của ông - về cảnh vật thiên nhiên hay con ngƣời, thời thế thì ta vẫn bắt gặp một Nguyễn Bỉnh Khiêm chứa chan tình cảm. Và cũng chính nhờ yếu tố trữ tình này mà thơ ông trở nên giản dị, gần gũi, thân thiết, có sức sống lâu bền. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 Dù ra làm quan hay đã lui về ở ẩn thì canh cánh trong lòng ông trạng đƣợc ngƣời đời kính nể ấy luôn là tâm sự “ƣu thời mẫn thế”, nỗi lòng thƣơng dân, lo cho dân không khi nào nguôi. Lẽ thƣờng “ Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu - Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Cảnh vật vui hay buồn, tƣơi tắn có sức sống hay ảm đạm thê lƣơng…hầu hết đều do tâm trạng của ngƣời thƣởng ngoạn quyết định. Ngƣời vui thì cảnh cũng vui mà ngƣời buồn thì cảnh cũng buồn. Trong cảnh có tình là vì thế. Cũng có khi cái trong lành, căng tràn sức sống của thiên nhiên lại tác động vào tâm trạng con ngƣời khiến cho đổi sầu làm vui, chán nản thành có sức sống. Thiên nhiên luôn là ngƣời bạn tốt, liều thuốc bổ của tâm hồn cũng nhƣ sức khỏe của con ngƣời cũng chính là vì vậy. Khi đi vào thơ văn, thiên nhiên càng nhuốm màu tâm trạng, và ngƣợc lại, tâm trạng con ngƣời cũng đƣợc nuôi dƣỡng bởi thiên nhiên. Đọc những vần thơ viết về thiên nhiên, miêu tả cảnh sắc thiên nhiên hay những sản vật bình dị nơi thôn dã của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong Bạch Vân quốc ngữ thi, chúng ta luôn cảm nhận một niềm hân hoan, một tâm thế cởi mở của một con ngƣời sống cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên, tạo vật. Cho nên cảnh sắc trong thơ ông không đơn thuần là bức tranh chết cứng hay sao chụp từ hiện tại mà là bức tranh sống động, tƣơi vui, đôi khi mang màu sắc lãng mạn, đậm đà hơi thở của cuộc sống thƣờng ngày. Làm đƣợc điều đó chính là vì thi sỹ đã khéo léo đƣa vào trong thơ bầu tâm trạng háo hức của mình. Cái tài này của ông cũng giống nhƣ cái tài của Nguyễn Trãi vậy. Nếu nhƣ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi chúng ta bắt gặp những hình ảnh đầy sức sống của thiên nhiên, tạo vật, mang đậm hơi thở cuộc sống và lồng vào đó là bức tranh tâm trạng thể hiện mong ƣớc của thi nhân: Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên, trì đã tiễn mùi hương. Lao xao chợ cá, làng ngư phủ, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94 Dặng dõi cầm ve lầu tịch dương. Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ, khắp đòi phương. (Quốc âm thi tập, bài 170) Thì trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm bên cạnh bức tranh về cảnh vật, chúng ta còn cảm nhận rõ cái tình cảm ấm áp, tâm hồn trong trẻo trong sự gắn bó giữa con ngƣời và cảnh vật: Non nước có mùi lòng khách chứa, Trúc mai làm bạn hứng thơ nồng. (Bài số 33) Hay: Trăng thanh gió mát là tương thức, Nước biếc non xanh ấy cố tri. (Bài số 90) Và : Giang sơn tám bức là tranh vẽ, Hoa cỏ tư mùa, ấy gấm thêu. (Bài số 3) Dƣờng nhƣ trong cảnh đã có cái tình. Đó là cái thú vui, sự mãn nguyện khi có “nƣớc biếc non xanh” là bạn tâm tình, tri kỷ. Sự tƣơi đẹp giản dị của bức tranh giang sơn có đƣợc ấy là vì tâm trạng thi nhân luôn có cái khoáng đạt của cảm hứng. Rõ ràng, nhờ gửi vào bức tranh phong cảnh niềm yêu mến thiết tha đối với thiên nhiên đất nƣớc, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đem lại cho khẩu khí câu thơ cái hồn hậu, tƣơi mát. Cảnh vật nhờ đó mà ăm ắp cái tình lai láng của thi nhân. Có những tứ thơ trong Bạch Vân quốc ngữ thi còn diễn tả rất tinh tế cái cảm xúc vừa hƣ vừa thực của mối giao hòa giữa nhà thơ và thiên nhiên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95 Dƣờng nhƣ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sống rất thỏa chí, hài lòng mãn nguyện, ung dung, thƣ thái giữa trăng nƣớc, cỏ hoa. Thơ về thiên nhiên của ông hầu hết đều thể hiện tâm trạng lạc quan, thƣ thái, bình tĩnh, tự chủ. Bức tranh thiên nhiên trong thơ ông vì thế mang đậm chất trữ tình, đôi khi rất lãng mạn - nhƣ đã nói ở trên: Đêm đợi trăng, cài bóng trúc, Ngày chờ gió thổi tin hoa. (Bài số 17) Hoặc: Nước tuyết hâm trà dưới bếp, Bút hoa điểm sách trên yên. Nương song, ngày tiếc mùi hương lọt, Nối chén, đêm âu bóng quế tan. (Bài số 23) Không chỉ có vậy, đến với thiên nhiên trong thơ ông ta còn bắt gặp một Nguyễn Bỉnh Khiêm rất hồn nhiên, vui tính: Cửa trúc vỗ tay cười khúc khích, Hiên mai vắt cẳng hát nghêu ngao. (Bài số 83) Khi viết về nhân tình thế thái hay khuyên răn con ngƣời, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng thƣờng gửi vào đó tâm trạng, sự nhìn nhận đánh giá của mình. Nhờ đó ta thấy đƣợc tƣ tƣởng, quan điểm của ông qua mỗi vần thơ, câu thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm miêu tả chân thực sự thay đổi của thời cuộc: Có thuở được thời mèo đuổi chuột, Đến khi thất thế kiến tha bò. (Bài số 72) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96 Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện sự mỉa mai của mình với thói đời “được thời tiểu nhân xướng danh anh hùng”. Mƣợn hình ảnh đƣợc thời “mèo đuổi chuột”, “kiến tha bò” Nguyễn Bỉnh Khiêm gửi vào đó lời cám cảnh: xã hội thay đổi, mọi thứ đảo lộn hết thảy không còn kỷ cƣơng phép tắc gì nữa! Hay cái thói xu phụ “Được thời tìm đến, khó tìm lui” của một số kẻ: Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử, Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi. (Bài số 71) Hay: Được thời, thân thích chen chân đến, Thất thế, hương lân ngoảnh mặt đi. (Bài số 58) Dƣới cái nhìn và ngòi bút sắc sảo của ông, chúng trở thành những kẻ đáng ghét, đáng khinh đến thảm hại! Ta thấy toát lên từ sự miêu tả chân thực của ông qua những cảnh ngang tai, trái mắt đó là thái độ châm biếm, mỉa mai của một bậc “cao sĩ” luôn đau lòng về thế sự. Nói điều gì, phản ánh điều gì trong thơ, hầu nhƣ Nguyễn Bỉnh Khiêm đều lồng vào đó sự nhận định, đánh giá thể hiện thái độ yêu – ghét rất rõ ràng. Điều này kết hợp với lối nói thâm trầm sâu sắc mà thơ về nhân tình thế thái và khuyên răn con ngƣời sống theo đạo lý của ông trong Bạch Vân quốc ngữ thi trở nên “đời hơn”, có sức thuyết phục hơn mặc dù không cần lên gân, không cần kêu gọi ồn ào. Cũng giống nhƣ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm làm thơ Nôm cũng là để bộc bạch, tỏ bày chí hƣớng, khát vọng của mình. Song nếu nhƣ Nguyễn Trãi xuất phát từ việc vịnh cây cỏ, thời tiết, tự thán, thuật hứng, mạn thuật, răn dạy… để cuối cùng nói lên hoài bão chí hƣớng của mình thì Nguyễn Bỉnh Khiêm đi theo con đƣờng ngắn hơn. Ông làm thơ ngôn chí nhƣng trong đó lại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 bao gồm tất cả, thể hiện tất cả: tấm lòng yêu đời, yêu ngƣời, khuyên nhủ dạy dỗ, cái chí “nhàn dật” hòa hợp với thiên nhiên ấy là vì ông đã khéo léo lồng vào đó cái tình của mình làm cho sự miêu tả hay phản ánh cũng trở nên trữ tình hơn. * TIỂU KẾT Nếu nhƣ nội dung thơ làm nên giá đỡ thì hình thức biểu hiện tạo ra thần thái cho thơ. Thơ quốc âm của Nguyễn Bỉnh Khiêm có một nội dung phong phú, đa dạng, sâu sắc gắn liền với sự phong phú, đa dạng và sâu sắc của hệ thống vấn đề cơ bản mà ông quan tâm, chú ý phản ánh trong Bạch Vân quốc ngữ thi. Để thể hiện hệ thống vấn đề đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tìm cho thơ mình những nghệ thuật biểu hiện không những phù hợp mà còn rất đặc sắc so với các tác giả khác, từ đó tạo nên “chất thơ” thâm trầm, sâu lắng nhƣng vẫn vô cùng gần gũi, dễ hiểu. Những hình thức nghệ thuật cơ bản mà ông dùng trong Bạch Vân quốc ngữ thi có thể kể đến đó là: nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: thơ ông vừa có lối nói khẩu ngữ bình dị, tự nhiên vừa có cách nói ẩn ý sâu kín; nghệ thuật miêu tả: bên cạnh lối biểu trƣng hóa đối tƣợng miêu tả ông còn luôn chú ý gia tăng chất trữ tình trong quá trình miêu tả. Chính vì lẽ đó, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn đƣợc xếp vào hàng thơ hay, bản thân ông cũng là một nhà thơ vào loại lớn nhất của dân tộc. Tầm vóc lớn của thơ ông- cả về nội dung lẫn hình thức vẫn mãi là một cái mốc đẹp không thể thay thế và làm say mê nhiều trái tim yêu công chúng văn học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98 KẾT LUẬN 1. Cho đến thời điểm này, việc nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm và tác phẩm của ông vẫn còn nhiều vấn đề phức tạp, đòi hỏi cần phải tiếp tục có những kiến giải chính xác, thống nhất và khoa học. Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhân vật tƣơng đối đặc biệt trong lịch sử phát triển của xã hội phong kiến đƣơng thời cũng nhƣ đời sống tâm linh, văn hoá của dân tộc; nhất là những tác phẩm của ông lại càng không hề đơn diện, một chiều. Nối tiếp những nghiên cứu đã có từ trƣớc về Nguyễn Bỉnh Khiêm và sự nghiệp thơ văn của ông, trong luận văn này, chúng tôi tập trung khảo sát, nghiên cứu về Hệ thống chủ đề trong tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi với mục đích góp thêm một tiếng nói khẳng định vị thế, sự đóng góp của tác giả (cả về phƣơng diện nội dung tƣ tƣởng cũng nhƣ nghệ thuật thể hiện thông qua việc làm rõ tính đa chủ đề của tác phẩm) trong dòng văn học trung đại. Nguyễn Bỉnh Khiêm là cây đại thụ của nền văn hoá trung đại nói riêng và dân tộc ta nói chung. Ở con ngƣời ông có sự hoà trộn giữa cốt cách của một nhà Nho chính thống với những nét tinh túy của đạo Lão; giữa phẩm chất, tài năng của một nhà thơ lớn với bản lĩnh, tầm trí tuệ ƣu trội của một nhà chính trị có tài. Có thể nói, Nguyễn Bỉnh Khiêm chính là một trong những nhân vật nổi bật, có tầm ảnh hƣởng lớn nhất đối với nền quốc trị của chế độ phong kiến Việt Nam cuối thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI. Cái đức chi phối và làm nên thành công trong toàn bộ sự nghiệp của ông chính là lòng yêu nƣớc, thƣơng dân, ý thức dân tộc và tinh thần trách nhiệm trƣớc giang sơn xã tắc. Dù là khi làm quan hay đã về ở ẩn thì điều mà Nguyễn Bỉnh Khiêm quan tâm, trăn trở vẫn là những vấn đề nhân sinh, thế sự liên quan đến cuộc sống của con ngƣời. Tất cả những yếu tố trên đã trở thành cơ sở, nền tảng để Nguyễn Bỉnh Khiêm trở thành cây bút sắc sảo trong việc phát hiện các vấn đề nhân sinh, thế sự cũng nhƣ việc tự bộc lộ quan niệm, lối sống và đƣa chúng vào Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 trong thơ của mình. Nói cách khác, chính tầm trí tuệ uyên bác, tài năng thơ văn thiên bẩm cùng với sự nhạy cảm và tấm lòng rộng mở với cuộc đời, con ngƣời, thiên nhiên đã trở thành cơ sở của hiện tƣợng đa chủ đề trong tập Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm. 2. Với tƣ cách một nhà thơ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đƣợc biết đến nhƣ một tác gia tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam bên cạnh những tên tuổi khác nhƣ: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hƣơng, Nguyễn Khuyến, Tú Xƣơng, Nguyễn Đình Chiểu... Ông sáng tác cả thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm. Các sáng tác của ông phong phú về nội dung, đặc sắc về nghệ thuật. Ở thể loại nào ông cũng gặt hái đƣợc những thành công nhất định. Đặc biệt với tập Bạch Vân quốc ngữ thi, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có những đóng góp trên rất nhiều phƣơng diện. Trƣớc tiên phải kể đến việc ông đã xây dựng rất thành công một hệ thống các chủ đề trong tập thơ này. Nổi bật hơn cả là các chủ đề: nhàn dật, phong cảnh thiên nhiên, thế sự và khuyên răn con người sống theo đạo lý. Tuy các chủ đề mà ông quan tâm, phản ánh trong Bạch Vân quốc ngữ thi không nhiều mới mẻ so với thơ văn trƣớc đó, song khi đi vào thơ ông, chúng đã có một diện mạo khác hẳn: phong phú, đa dạng, thống nhất, qua đó thể hiện sâu sắc các vấn đề nhân sinh thế sự cũng nhƣ thể những trăn trở, suy nghĩ; quan điểm sống và niềm vui sống của bản thân ông. Có thể nói, khi Bạch Vân quốc ngữ thi ra đời thì thơ văn trung đại đã có thêm một hệ thống các chủ đề, hơn nữa lại đƣợc phản ánh một cách hoàn chỉnh, phong phú, tập trung, đặc sắc trong một tác phẩm. 3. Ngoài ra, những đóng góp của Nguyễn Bỉnh Khiêm về mặt nghệ thuật trong Bạch Vân quốc ngữ thi cũng rất đáng kể. Để thể hiện cho các chủ đề nhƣ đã nói ở trên, trong Bạch Vân quốc ngữ thi, tùy từng nội dung cụ thể, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã vận dụng rất linh hoạt, thành công giữa lối nói khẩu ngữ bình dị, tự nhiên với cách nói ẩn ý thâm trầm, sâu sắc. Điều đó khiến cho Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100 thơ ông vừa gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của quần chúng nhân dân vì thế mà trở nên dễ hiểu; đồng thời vẫn có đƣợc chiều sâu trí tuệ mà càng đọc ta càng vỡ lẽ ra nhiều điều thú vị hay tự mình chiêm nghiệm về bản thân, về lẽ đời. Không chỉ có vậy, trong Bạch Vân quốc ngữ thi, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn sử dụng thành thục, hiệu quả hai thủ pháp nghệ thuật đặc sắc: Biểu trưng hóa đối tượng miêu tả và gia tăng chất trữ tình trong miêu tả. Điều này khiến cho những vần thơ trong tập thơ này vừa giàu sức gợi tả vừa đậm chất trữ tình, biểu cảm. Sự nhìn nhận, đánh giá, phản ánh vì thế mà vừa khách quan, chân thực, vừa thấm đẫm dấu ấn chủ quan của cá nhân của tác giả. Nhờ vận dụng thành công các thủ pháp nghệ thuật nói trên mà tập Bạch Vân quốc ngữ thi vừa mang xu hƣớng thẩm mĩ văn chƣơng bác học, coi trọng tính chất giáo huấn, vừa có tính dân chủ hoá, gần gũi với quần chúng nhân dân, tạo một dấu ấn riêng có tính lịch sử thời đại của một tâm hồn nghệ sĩ. Nguyễn Bỉnh Khiêm xứng đáng là một tác gia tiêu biểu cho bƣớc phát triển mới của văn học Trung đại và là một thi hào dân tộc. 4. Trong khuôn khổ đề tài này, cũng nhƣ do sự hạn chế về vốn hiểu biết của ngƣời thực hiện, thiết nghĩ vẫn còn nhiều điều liên quan đến nội dung tƣ tƣởng cũng nhƣ hình thức nghệ thuật đắc sắc của Bạch Vân quốc ngữ thi vẫn chƣa thể đƣợc bàn bạc, lý giải một cách thấu triệt. Tuy vậy, chúng tôi rất mong trên cơ sở những nghiên cứu này, chúng ta có thể hƣớng đến nghiên cứu Bạch Vân quốc ngữ thi nói riêng cũng nhƣ các tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm nói chung với cái nhìn từ cơ sở văn hoá, xã hội - lịch sử để càng ngày càng tiếp cận chính xác và toàn diện hơn về con ngƣời cũng nhƣ sự nghiệp của nhà thơ lớn – danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Huyền Anh (1967), Việt Nam danh nhân từ điển, Nxb Khai Trí, Sài Gòn. 2. Lại Nguyên Ân ( 1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG, Hà Nội. 3. Lại Nguyên Ân – Bùi Văn Trọng(2001), Từ điển văn học Việt Nam, từ nguồn gốc đến hết thế kỉ XIX, tái bản lần thứ 3, Nxb ĐHQG, Hà Nội. 4. Nguyễn Đổng Chi ( 1942), Việt Nam cổ văn học sử, Nxb Hàn Thuyên, Hà Nội. 5. Nguyễn Đổng Chi (1958), Sơ thảo lịch sử Văn học Việt Nam, quyển II (Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XVIII), Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội. 6. Nguyễn Huệ Chi ( 1983), Mấy vẻ mặt thi ca Việt Nam – Giai đoạn cổ đại, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 7. Nguyễn Huệ Chi ( chủ biên) (1991), Nguyễn Bỉnh Khiêm danh nhân văn hoá, Bộ Văn hoá Thông tin và thể thao xuất bản, Hà Nội. 8. Nguyễn Thanh Đạm (1976), Thành tựu dân tộc hóa về ngôn ngữ và thể thơ trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Luận văn tốt nghiệp, Hà Nội. 9. Hà Minh Đức (chủ biên) (1999), Những vấn đề lí luận và lịch sử văn học, Nxb Văn học, Hà Nội. 10. Dƣơng Quảng Hàm (1996), Việt Nam văn học sử yếu, Tái bản theo đúng bản in ban đầu, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 11. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, bổ sung chỉnh lí, tái bản lần thứ 2, Nxb GD, Hà Nội. 12. Nguyễn Thị Ngân Hoa, TCNN, số 10/ 2006. 13. Đinh Gia Khánh (chủ biên)(1976), Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, Tập II ( Văn học thế kỷ X – thế kỷ XVII), Nxb Giáo dục, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102 14. Nguyễn Phạm Hùng (2001), Trên hành trình văn học Trung đại, Nxb ĐHQG Hà Nội. 15. Nguyễn Phạm Hùng (2001), Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XX, Nxb ĐHQG, Hà Nội. 16. Nguyễn Phạm Hùng (1993), Mấy vấn đề văn học Việt Nam cổ, Hội Văn nghệ Bắc Thái xuất bản. 17. Nguyễn Phạm Hùng (1995), Văn học cổ, cách nhìn mới, ĐHSP Thái Nguyên xuất bản. 18. Đinh Gia Khánh (chủ biên), Hồ Ngƣ Sơn, Bùi Duy Tân (1983), Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nxb Văn học, Hà Nội. 19. Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Hồ Nhƣ Sơn (1983), Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nxb Văn học, Hà Nội. 20. Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chƣơng (2005), Văn học Việt Nam (Thế kỉ X - nửa đầu thế kỉ XVIII) (tái bản lần thứ tám), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 21. Lê Trọng Khánh – Lê Anh Trà (1957), Nguyễn Bỉnh Khiêm – nhà thơ triết lý, Nxb Văn hoá, Hà Nội. 22. Thanh Lãng (1953), Văn chương chữ Nôm, Nhà in Vũ Hùng, Hà Nội. 23. Đinh Xuân Lâm, Trƣơng Hữu Quýnh (2005), Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 24. Nguyễn Lộc (1999), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX, tái bản lần 3, Nxb GD, Hà Nội. 25. Phƣơng Lựu (chủ biên) (2002), Lý luận văn học, Nxb GD, Hà Nội. 26. Phƣơng Lựu (1997), Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học Trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 27. Hà Xuân Liên (Sƣu tầm và biên soạn) (1997), Thơ Việt Nam, thơ Nôm Đường luật từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX, Nxb Thuận Hoá, Huế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103 28. Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Sĩ Cẩn, Hoàng Ngọc Trì (1989), Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 29. Bùi Văn Nguyên (1989), Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, tập 1, Nxb Văn hoá – Thông tin, Hà Nội. 30. Hoàng Phê (chủ biên) (2004), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển học, Nxb Đà Nẵng. 31. G. N. Poxpelop (chủ biên) (1998), Dẫn luận nghiên cứu Văn học (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Lê Ngọc Trà dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 32. Nguyễn Phan Quang (1991), Thời đại Nguyễn Bỉnh Khiêm qua thơ văn ông, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, (số 6), tr39 – 44. 33. Phạm Đan Quế (1992), Giai thoại và sấm kí Trạng Trình, Nxb Văn nghệ, Tp HCM. 34. Nguyễn Hữu Sơn ( 2003), Nguyễn Bỉnh Khiêm – Nhà thơ triết lý thế sự, Nxb Trẻ, Hội nghiên cứu và giảng dạy Văn học Thành phố Hồ Chí Minh. 35. Nguyễn Hữu Sơn (2000), Nguyễn Trãi về tác gia và tác phẩm (Tái bản lần thứ nhất), Nxb GD, Hà Nội. 36. Nguyễn Hữu Sơn (1993), Vấn đề con người cá nhân trong văn học cổ – nhìn từ góc độ lí thuyết, Tạp chí Văn học (số 3). 37. Nguyễn Hữu Sơn, Trần Đình Sử, Huyền Giang… (1997), Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, Nxb GD, Hà Nội. 38. Nhiều tác giả (1979), Tài liệu tham khảo: Văn học Việt Nam - tập 2, Nxb Giáo dục, TP HCM. 39. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học Trung đại Việt Nam, Nxb GD, Hà Nội. 40. Bùi Duy Tân (2005), Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XVIII, Nxb GD, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104 41. Bùi Duy Tân (1983), Nguyễn Bỉnh Khiêm, Từ điển văn học, tập 1 – 2, Nxb KHXH, Hà Nội. 42. Bùi Duy Tân (1998), Văn học chữ Nôm : tinh hoa sáng tạo của văn học cổ điển Việt Nam thời Trung đại, Tạp chí Văn học. 43. Bùi Duy Tân (1999), Khảo và luận một số thể loại – tác gia – tác phẩm văn học Trung đại Việt Nam, tập 2, Nxb GD. 44. Phạm Minh Tấn (chủ biên), Trần Lê Sáng, Minh Hạnh, Trần Nghĩa (1981), Từ trong di sản: những ý kiến về văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 45. Trần Thị Băng Thanh – Vũ Thanh (2001), Nguyễn Bỉnh Khiêm- về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 46. Trần Thị Băng Thanh (1999), Những suy nghĩ từ văn học Trung đại Việt Nam, Viện Văn học – Nxb Văn học, Hà Nội. 47. Trƣơng Tửu (1958), Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam, Nxb Xây Dựng, Hà Nội. 48. Lã Nhâm Thìn (Viết chung), (2001), Phân tích, bình giảng văn học 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 49. Lã Nhâm Thìn (1997), Thơ Nôm Đường luật, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 50. Trần Nho Thìn (1993), “Sáng tác thơ ca cổ và sự thể hiện cái tôi tác giả”, Tạp chí Văn học (6). 51. Trần Nho Thìn (1993), “Mối quan hệ giữa cái tôi nhà Nho và thực tại trong văn chƣơng cổ”, Tạp chí Văn học (6). 52. Trần Nho Thìn (2003), Văn học Trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hoá, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 53. Lê Trí Viễn (2000), Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105 54. Ngô Gia Võ (2002), Hồ Xuân Hương với dòng thơ Nôm Đường luật trào phúng, Luận án Tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội. 55. Phạm Tuấn Vũ (2005), Tìm hiểu văn học trung đại Việt Nam, Nxb ĐHQG Hà Nội. 56. Trần Ngọc Vƣơng (1999), Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung, Nxb ĐHQG Hà Nội. 57. Trần Ngọc Vƣơng (2003), “Một số vấn đề liên quan đến tính đặc thù của văn học Trung đại Việt Nam”, Tạp chí Văn học, (số 5) tr 27 - 31. 58. Viện KHXH Việt Nam (1998), Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 2, Nxb KHXH, Hà Nội. 59. Viện KHXH, Trung tâm nghiên cứu Hán Nôm (2002), Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử phát triển văn hoá dân tộc, Nxb Đà Nẵng. 60. Nguyễn Nhƣ Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, TP HCM . 61. Lê Thu Yến (2002), Văn học Việt Nam, Văn học Trung đại, những công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục, Hà Nội. II. Các Website 1. _Khi%C3%AAm. 2. 6_11.htm 3. 4. 5. A1ng_Tr%C3%ACnh_Nguy%E1%BB%85n_B%E1%BB%89nh_Khi%C3% AAm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106 6. 7. ategoryID=37 8. 9. 31n343tq83a3q3m3237n1nmn 10. 11. 12. Hoa/Trang_Trinh_Nguyen_Binh_Khiem_cuoc_doi_thanh_cao/ 13. :Nguy%E1%BB%85n_B%E1%BB%89nh_Khi%C3%AAm 14. DetectCookieSupport=1 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA9103.pdf
Tài liệu liên quan