Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu hoá phẩm dầu khí tại Công ty Dung dịch khoan và Hoá phẩm Dầu khí

Tài liệu Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu hoá phẩm dầu khí tại Công ty Dung dịch khoan và Hoá phẩm Dầu khí: ... Ebook Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu hoá phẩm dầu khí tại Công ty Dung dịch khoan và Hoá phẩm Dầu khí

doc88 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu hoá phẩm dầu khí tại Công ty Dung dịch khoan và Hoá phẩm Dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Kể từ khi các quốc gia trên thế giới tiến hành buôn bán và trao đổi với nhau, nền ngoại thương thế giới không ngừng phát triển. Các quốc gia trên thế giới đều chú trọng đến nền ngoại thương của mình, coi đó là điều kiện tiên quyết để tăng tốc con tàu kinh tế của họ. Mặc cho những rào cản về chế độ chính trị - xã hội, trình độ phát triển, đặc điểm văn hoá, ngôn ngữ ... các quốc gia vẫn mở rộng cửa với thế giới bên ngoài. Trên thực tế, không có một quốc gia nào có thể phát triển vững mạnh, thịnh vượng mà không có sự hợp tác, giao lưu với các nước khác. Chính vì vậy mà hoạt động ngoại thương ngày nay không chỉ diễn ra sôi nổi ở ba đỉnh tam giác kinh tế thế giới là Mỹ - Nhật - Châu Âu, mà còn tấp nập ở các nước khác trên thế giới. Đối với Việt Nam chúng ta hiện nay, để thực hiện được các mục tiêu chiến lược nhằm nâng cao trình độ phát triển kinh tế, rút ngắn khoảng cách tụt hậu và từng bước đưa nền kinh tế quốc gia hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, thì việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khoa học, kinh tế và đẩy mạnh hoạt động ngoại thương ... là một yêu cầu khách quan của thời đại. Trong những năm qua, nhờ chính sách mở cửa và đổi mới nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, Việt Nam đã quan hệ ngày càng nhiều với các đối tác nước ngoài. Đặc biệt với định hướng ưu tiên sản xuất phục vụ xuất khẩu của Nhà nước, hoạt động xuất khẩu của đất nước diễn ra ngày một sôi động và đang là một hoạt động mang lại cho đất nước những nguồn lợi đáng kể. Sau sự kiện có tính bước ngoặt của ngành dầu khí Việt nam ở giai đoạn cuối thập kỷ 80, từ việc phát hiện ra dòng dầu công nghiệp đầu tiên. ở mỏ Bạch Hổ, mỏ Rồng và đặc biệt phát hiện ra tầng móng chứa dầu có trữ lượng lớn ở 1 vùng mỏ Bạch Hổ, đã đưa sản lượng khai thác dầu thô tăng vọt. Với chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước và sự hấp dẫn của luật đầu tư nước ngoài, đã bắt đầu thu hút sự đầu tư ngày càng tăng của các Công ty dầu khí nước ngoài ( Shell, Total, Petrocanada, Petronas, Enterprise oil, BP, ...) trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam. Ngành dầu khí chủ trương đẩy nhanh tiến trình khoan thăm dò và khai thác dầu khí trên diện rộng ở thềm lục địa Việt Nam, đồng thời với việc xây dựng, phát triển lĩnh vực dịch vụ dầu khí. Chính trong bối cảnh đó, theo Quyết định số 182 ngày 8 tháng 3 năm 1990 của Tổng cục Dầu khí (nay là Tổng công ty Dầu khí Việt Nam), Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí (DMC) đã được thành lập, để đáp ứng nhu cầu cấp bách, sản xuất hóa phẩm dung dịch khoan và từng bước vương lên trở thành nhà thầu phụ dung dịch khoan ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu, cũng như đòi hỏi thực tế của việc hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu, cùng với những kiến thức được trang bị tại nhà trường và những tìm hiểu thực tế tại Công ty DMC, tôi đã chọn đề tài: “ Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu hoá phẩm dầu khí tại Công ty Dung dịch khoan và Hoá phẩm Dầu khí” làm đề tài nghiên cứu với hy vọng sẽ mang lại cho Công ty một số đóng góp trong quá trình phát triển nâng cao hoạt động xuất khẩu, để từ đó nâng cao vị thế của mặt hàng hoá phẩm phục vụ khoan khai thác dầu khí của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn tới phòng Thương mại Quốc tế - Công ty Dung dịch khoan và Hoá phẩm dầu khí đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Và đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Vũ Thị Hiền, giảng viên khoa Kinh tế ngoại thương, trường Đại học Ngoại thương cùng các thầy cô giáo đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. 2 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HOÁ PHẨM DẦU KHÍ (DMC) I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN: 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty: Công ty Dung dịch khoan và Hoá phẩm Dầu khí có tên giao dịch tiếng Anh là DRILLING MUD COMPANY và viết tắt là DMC (sau đây gọi tắt là Công ty DMC) là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Dầu Khí Việt Nam. Ra đời trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang ở trong giai đoạn chuyển giao từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, trên cơ sở sáp nhập 2 xí nghiệp nhỏ giải thể: Xí nghiệp hoá phẩm dầu khí Vũng Tàu (thuộc Công ty Vật tư - Vận tải) và Xí nghiệp dịch vụ 2 (thuộc Văn phòng Tổng cục Dầu khí). Công ty hạch toán độc lập, có bảng cân đối tài sản thống nhất toàn Công ty, có tư cách pháp nhân, và tự chủ trong hoạt động kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh của mình, Công ty DMC tuân theo Quyết định số 197/BT ngày 16/2/1996 của Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ về việc thành lập Công ty DMC là thành viên của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam; Quyết định số 3294/HĐQT ngày 8/12/1995 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty DMC; quy chế tài chính của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 5534/HĐQT ngày 5/12/1996 và các quy định của pháp luật. Công ty DMC hoàn toàn tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của 3 mình, được mở tài khoản giao dịch bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ tại các ngân hàng trong nước. Công ty DMC có trụ sở chính tại 97 Láng Hạ - Đống Đa - Hà Nội và bẩy đơn vị thành viên: - Xí nghiệp Hoá phẩm dầu khí Yên Viên - Gia Lâm - Hà Nội. - Chi nhánh Công ty DMC tại 93 Lê Lợi - Vũng Tàu. - Xí nghiệp Hoá phẩm dầu khí Quảng Ngãi - trụ sở Phường Nghĩa Lộ - Thị xã Quảng Ngãi. - Xí nghiệp Vật liệu cách điện DMC - Khu công nghiệp Phú Mỹ I, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. - Công ty Liên doanh MI Việt Nam - trụ sở 93 Lê Lợi Vũng Tàu, là Công ty liên doanh với MI Hoa Kỳ trong đó Công ty DMC góp 50% vốn pháp định. Liên doanh này hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. - Công ty Liên doanh Barit Tuyên Quang - DMC - trụ sở chính đặt tại thị trấn Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang, hạch toán độc lập theo luật doanh ngiệp Nhà nước - trong đó Công ty DMC góp 50% vốn pháp định. - Công ty TNHH Kinh doanh, khai thác, chế biến Đá vôi trắng Nghệ An- DMC - trụ sở tại Xã Diễn Kỷ, Huyện Diễn Châu, Nghệ An, là liên doanh giữa Công ty DMC với Công ty Khoáng sản Nghệ An . Trong đó vốn góp của Công ty DMC là 70% vốn pháp định. Những ngày đầu mới thành lập, trong tình trạng khó khăn chung của toàn ngành, điều kiện vật chất của Công ty vô cùng khó khăn. Với số vốn tổng cộng 755 triệu đồng, trong đó vốn lưu động 481 triệu đồng, nhân sự bàn giao có 63 người hầu như không có cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật chuyên ngành. Khi ra 4 đời Công ty gần như không có sản phẩm và thị trường dầu khí, mặt hàng chính là xà phòng kem, Amian. Doanh thu thấp, đời sống cán bộ công nhân viên gặp nhiều khó khăn. Có thể nói DMC hầu như không có cơ may để kế thừa những điều kiện đảm bảo cho sản xuất kinh doanh theo nhiệm vụ được giao xét trên các phương diện: Cơ sở hạ tầng, phuơng tiện kỹ thuật, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, đội ngũ cán bộ quản lý ... Phía trước DMC chỉ có những cơ hội và thách thức. Đi lên từ một xuất phát điểm rất thấp, gần như từ con số 0, đến hôm nay sau mười hai năm xây dựng và trưởng thành, Công ty DMC đã vươn lên khẳng định vị trí của mình trong ngành Dầu khí và trên trường quốc tế. Hiện nay Công ty DMC đã xây dựng được một cơ sở vật chất tương đối đầy đủ với đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ khoa học kỹ thuật có chuyên môn cao, lực lượng lao động lành nghề để sản xuất những sản phẩm cơ bản nhất cho công nghệ khoan dầu; từng bước đa dạng hoá sản phẩm; nâng dần hàm lượng chất xám trong sản phẩm; cạnh tranh lành mạnh với thị truờng bằng chất lượng và giá cả. Có thể nói, từ việc sản xuất quy mô công nghiệp hoá phẩm dầu khí là lĩnh vực hết sức mới mẻ ở nước ta, Công ty DMC là người khai phá đầu tiên mảnh đất hoang này. Từ việc ngành công nghiệp khai thác dầu khí phải nhập khẩu toàn bộ hoá phẩm cho công nghệ khoan dầu từ nước ngoài, thì nay Công ty DMC đã tạo ra hàng loạt sản phẩm mới đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế để thay thế hàng nhập khẩu, đồng thời đẩy mạnh việc xuất khẩu với số lượng ngày càng lớn, tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Chất lượng hoá phẩm của Công ty DMC ngày càng chiếm được niềm tin của các bạn hàng ở nhiều nơi trên thế giới. Từ năm 1998 đến nay Công ty liên tục được Bộ Thương Mại khen thưởng về thành tích xuất khẩu. Công ty cũng đẩy mạnh hoạt động liên doanh với các đối tác trong và 5 ngoài nước nằm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu, tích lũy lợi nhuận. Công ty có 3 liên doanh, trong đó 1 liên doanh với nước ngoài 2. Chức năng nhiệm vụ của công ty: Công ty DMC có những chức năng nhiệm vụ chính sau: Một là : sản xuất, kinh doanh các vật liệu hoá phẩm dùng cho dung dịch khoan và xi măng trong công nghiệp dầu khí. Hai là: nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và dịch vụ kỹ thuật về dung dịch khoan, xi măng, dung dịch hoàn thiện và sửa chữa, xử lý giếng khoan dầu khí. Ba là: xuất-nhập khẩu các hoá phẩm phục vụ khoan khai thác dầu khí. Bốn là: tiến hành các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác theo sự phân công của Tổng công ty và phù hợp với pháp luật. Một số quyền hạn và nghĩa vụ của Công ty DMC: Công ty có nghĩa vụ nhận, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước và Tổng công ty giao cho cũng như các nguồn lực khác. Đồng thời phải thanh toán các khoản nợ ghi trong bảng cân đối tài sản từ thời điểm thành lập công ty. Công ty có nghĩa vụ phải tuân thủ đúng các chế độ và quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước ban hành. Công ty có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc quản lý, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn ngân sách Nhà nước cấp, vốn Tổng công ty cấp và các loại vốn, tài sản khác. Thu mọi khoản thu liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và các khoản thu từ hoạt động tham gia liên doanh. 6 Công ty được liên doanh liên kết và ký kết các hợp đồng kinh tế với các chủ thể kinh tế khác, thực hiện các dự án đầu tư phát triển theo kế hoạch của Tổng công ty. Công ty được quyền huy động mọi nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh và phát triển theo pháp luật và quy định của Tổng công ty. Công ty được quyền mở rộng kinh doanh trên cơ sở tối ưu mọi nguồn lực mà Công ty có, tự huy động phù hợp với nhu cầu của thị trường và pháp luật hiện hành. Công ty được phép kinh doanh, xuất nhập khẩu các hoá phẩm phục vụ khoan khai thác dầu khí. 3. Tổ chức bộ máy của Công ty: Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty DMC được tổ chức theo kiểu trực tuyến, chức năng là quan hệ chỉ đạo từ trên xuống dưới. Bắt đầu từ Ban Giám đốc tới các phòng ban được tổ chức liên quan chặt chẽ với nhau. Giám đốc Công ty do Hội đồng quản trị Tổng công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Tổng công ty. Giám đốc là đại diện pháp nhân của Công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và pháp luật về điều hành mọi hoạt động của Công ty. Giám đốc là người điều hành cao nhất trong Công ty. Phó giám đốc là ngưòi giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực công việc theo phân công, ủy quyền của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc phân công hoặc ủy quyền. Kế toán trưởng Công ty giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo, tổ chức thực hiện 7 công tác tài chính - kế toán, thống kê của công ty, có các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật. Các phòng chức năng, chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc Giám đốc trong quản lý và điều hành các hoạt động của Công ty: * Phòng tổ chức và đào tạo có chức năng tổ chức và quản lý lao động trong Công ty theo nhiệm vụ của Công ty và yêu cầu điều động; sắp xếp, bố trí lao động tiền lương theo bộ luật lao động, thỏa ước lao động; tuyển dụng, đào tạo lao động theo mục đích sản xuất kinh doanh; giải quyết khiếu nại, tố tụng về quyền lợi của người lao động; bảo vệ chính trị nội bộ,... * Phòng hành chính có nhiệm vụ tổ chức, quản lý, lưu trữ toàn bộ công văn, tài liệu của Công ty; đôn đốc các đơn vị thực hiện các quy định về hành chính của Nhà nước, đảm bảo các điều kiện về vật chất cho các hoạt động của Công ty. * Phòng Kinh tế - kế hoạch có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch của toàn Công ty. Đôn đốc giám sát việc thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt. Làm nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm trên cơ sở xây dựng các chỉ tiêu cho từng bộ phận sản xuất kinh doanh đó. Phối hợp với các phòng ban, các đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh để tổng hợp thực hiện kế hoạch trình cấp trên phê duyệt. Nghiên cứu môi trường kinh doanh để kịp thời điều chỉnh kế hoạch, theo dõi thực hiện kế hoạch của các bộ phận sản xuất kinh doanh và lập báo cáo tình hình thực hiện cho Tổng công ty. * Phòng Tài chính - kế toán có chức năng giúp Giám đốc quản lý tài chính, thống kê kế toán, giá cả và hạch toán kinh tế của Công ty theo đúng các quy định của Nhà nước và cấp trên. Hướng dẫn các đơn vị thành viên về nghiệp 8 vụ mở sổ sách theo dõi hoạt động của đơn vị, giúp các đơn vị làm thống kê báo cáo định kỳ, hạch toán nội bộ theo quy định của Công ty và hướng dẫn của Bộ tài chính. Kiểm soát, giám sát quá trình thực hiện phương án kinh doanh đã được Giám đốc phê duyệt, thường xuyên đối chiếu chứng từ để giúp các đơn vị hạch toán chính xác. Góp ý và chịu trách nhiệm về các kiến nghị, góp ý của mình với từng phương án kinh doanh cụ thể, xác định được lỗ lãi và tính trả lương cán bộ công nhân viên. * Phòng Vật tư - vận tải có nhiệm vụ quản lý vật tư hàng hoá để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được thường xuyên, liên tục; tổ chức vận chuyển hàng hoá tiêu thụ trong và ngoài nước; báo cáo tình hình mua sắm, dự trữ hàng hoá nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh. * Phòng Thương mại thị trường có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong việc tiêu thụ hàng hoá, đặc biệt là chiến lược xuất khẩu hoá phẩm ra nước ngoài; nghiên cứu thị trường, tiếp thị, đẩy mạnh bán hàng; soạn thảo hợp đồng kinh tế; xây dựng các phương án kinh doanh; thường xuyên theo dõi và nắm bắt các thông tin kinh tế trong và ngoài nước để nghiên cứu thực hiện kinh doanh đạt hiệu quả cao. Quan hệ tốt với khách hàng, đảm bảo uy tín cho Công ty. Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ kinh doanh bán hàng, đặc biệt chú trọng đến khâu thanh toán quốc tế. * Phòng Dịch vụ kỹ thuật cung ứng dịch vụ kỹ thuật cho các hợp đồng cung ứng hoá phẩm đã được ký kết như ra các đơn pha chế theo yêu cầu của từng hợp đồng hoặc kiểm tra chất lượng của sản phẩm ngay tại từng giàn khoan. * Phòng Thí nghiệm dung dịch khoan và xử lý giếng khoan có nhiệm vụ tính toán ra các tiêu chuẩn hoá pha chế các dung dịch nhằm xử lý các sự cố giếng khoan theo từng trường hợp. 9 * Phòng Thí nghiệm Vi sinh dầu khí có nhiệm vụ nuôi cấy trồng và tìm hiểu môi trường giếng khoan, các loại vi khuẩn có trong giếng khoan nhằm xử lý chúng bằng dung dịch khoan. * Phòng nghiên cứu sản phẩm mới có nhiệm vụ nghiên cứu tìm ra các sản phẩm mới nhằm đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao uy tín của Công ty trong lĩnh vực công nghiệp dầu khí. Các đơn vị trực thuộc: 1. Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh. 2. Công ty liên doanh Barite Tuyên Quang – DMC. 3. Xí nghiệp Hoá phẩm dầu khí Yên Viên. 4. Xí nghiệp Hoá phẩm dầu khí Quảng Ngãi. 5. Chi nhánh phía Nam của Công ty tại Vũng Tàu. 6. Công ty liên doanh MI Việt Nam tại Vũng Tàu. 7. Công ty TNHH Kinh doanh, khai thác chế bién Đá vôi trắng Nghệ An- DMC. Các đơn vị này có chức năng và nhiệm vụ: - Tự chủ trong việc tổ chức, kinh doanh. - Thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do Công ty giao cho như: vốn, doanh thu, khấu hao TSCĐ, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách, BHXH, BHYT ... - Tổ chức hạch toán, kế toán tại đơn vị theo quy định của Nhà nước và Công ty. Liên doanh Barite Tuyên Quang-DMC và Công ty TNHH Kinh doanh, khai thác, chế biến đá vôi trắng Nghệ An-DMC có nhiệm vụ tổ chức thực hiện 10 các hoạt động khai thác đá Barite và đá vôi trắng, chế biến thành sản phẩm đạt tiêu chuẩn API, cung cấp quặng Barite và quặng CaCO3 cho DMC. Công ty liên doanh MI Hoa Kỳ và DMC Việt Nam có nhiệm vụ đảm bảo cung cấp dịch vụ dung dịch khoan cho các dàn khoan biển Việt Nam, cung cấp dịch vụ buôn bán các sản phẩm sử dụng cho ngành công nghiệp dầu khí trong nước và nước ngoài. Cung cấp các thiết bị sàng sẩy trong các căn cứ cho thuê. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC KINH DOANH GIÁM ĐỐC Khối các đơn vị trực thuộc công ty Đơn vị thành viên (Hạch toán độc lập) Chi nhánh phía Nam Công ty DMC Xí nghiệp hoá phẩm dầu khí Yên Viên Xí nghiệp hoá phẩm dầu khí Quảng Ngãi Công ty Liên doanh MI - Việt Nam Công ty Liên doanh Barit Tuyên Quang Công ty liên doanh MI Việt Nam - DMC Công ty TNHH KD-KT- CB đá vôi trắng NA- DMC Phòng thí nghiệm vi sinh dầu khí 11 4.1 Sản xuất: SƠ ĐÒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY DMC BAN GIÁM ĐỐC 4. Các lĩnh vực hoạt động của DMC: Khối nghiệp vụ quản lý kinh doanh và xuất nhập khẩu Khối kỹ thuật và nghiên cứu phát triển Phòng Tổ chức đào tạo Phòng Hành chính Phòng Tài chính - kế toán Phòng Kinh tế- Kế hoạch Phòng Thương mại-Thị trường Phòng Vật tư - Vận tải Phòng dịch vụ kỹ thuật Phòng nghiên cứu sản phẩm mới Phòng TN Dung dịch khoan và xử lý giếng nh khoan 12 * Sản xuất các vật liệu, hoá phẩm phục vụ cho khoan và khai thác dầu. Nguyễn Thị Thanh nghiệp tốt Khóa luận Hương -A2CN9 Xí nghiệp Hoá phẩm dầu khí Yên Viên Xí nghiệp Hoá phảm dầu khí Quảng Ngãi Chi nhánh phía Nam DMC – Vũng Tàu Công ty L.doa Barite Tuyên Quang-DMC K Công ty TNHH D-KT-CB Barite Nghệ An-DMC Công ty DMC sản xuất các hoá chất Barite API, Bentonit API, Cement class G, Silica flour, chất bôi trơn DMC Lub, chất diệt khuẩn Biosafe, CaCO3, Mica (C-M-F) ... theo nhiệm vụ được giao ban đầu là cung cấp các hoá phẩm này cho VIETSOPETRO và các công ty dầu khí nước ngoài hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam , thay thế hàng nhập khẩu. Với uy tín về chất lượng và giá cả, các sản phẩm này lần lượt được xuất khẩu sang các thị trường: Singapore, Indonesia, Thailand, Bruney, Malaysia, Philippin, Hàn Quốc, Nhật, Bangladesh, Sakhalin-Nga, Australia, New Zealand, Venezuela, Mỹ, IRaq... * Sản xuất các vật liệu phục vụ cho công nghiệp gốm, sứ, thủy tinh, sơn nhựa, ... Ngoài những sản phẩm chính phục vụ công nghiệp khoan khai thác dầu, Công ty còn sản xuất các sản phẩm khác như: Fenspat, Dolomit, CaCO3 phục vụ cho các ngành công nghiệp gốm, sứ, thủy tinh, sơn nhựa ... 4.2 Kinh doanh xuất nhập khẩu: Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, Công ty nhập khẩu các các nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất như: phụ gia dung dịch, các thiết bị phục vụ cho sản xuất, cho phòng thí nghiệm; các phương tiện bốc xếp, thiết bị văn phòng phục vụ cho hoạt động kinh doanh; nhập khẩu các trang thiết bị thí nghiệm dùng cho công nghệ khoan bán phục vụ cho các nhà thầu dầu khí và các đơn vị xây dựng, ... và nhập khẩu các hoá chất: CMC-HV, CMC-EHV, PACSEAL-LV, ANCOVIS, DEMUSIFIER, ... nhằm cung cấp cho các công ty dầu khí hoạt động tại thềm lục địa Việt Nam.. Đồng thời, Công ty còn xuất khẩu các mặt hàng hoá chất của mình như: Barite, Betonit, CaCL2 ... ra thị trường nước ngoài. 13 4.3 Cung cấp các dịch vụ kỹ thuật áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới như : Khảo sát xử lý giếng khoan, tăng cường thu hồi dầu ở mỏ Bạch Hổ. Dùng đồng vị phóng xạ đánh dấu khảo sát giếng khoan. Dùng hỗn hợp Galka, Melka để giải quyết vấn đề ngập nước của giếng khoan khai thác. Thay đổi Profin tiếp nhận nước của giếng bơm úng. Dùng XP1-XP2 xử lý vùng cặn đáy giếng khoan tăng khả năng thu hồi dầu. Xử lý H2S trong khí đồng hành. Cung cấp dịch vụ khoan. Dùng phức hợp vi sinh hoá lý để tăng cường thu hồi dầu. 5. Đặc điểm của Công ty DMC: 5.1 Đặc điểm về địa lý: Công ty có trụ sở chính đặt tại 97 Láng Hạ - Đống Đa - Hà Nội. Đây là một địa điểm có vị trí rất thuận lợi cho hoat động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngoài ra, Công ty với 7 đơn vị thành viên nằm rải rác từ Bắc đến Nam. - Các xí nghiệp sản xuất đặt tại các vùng gần cảng sông, biển là điều kiện khá thuận lợi cho việc vận chuyển các nguồn quặng nguyên liệu về sản xuất cũng như xuất sản phẩm đi các nơi. Ví trị của các xí nghiệp sản xuất đặc biệt phù hợp với đặc điểm của các sản phẩm là các sản phẩm hầu hết được đóng trong bao có trọng lượng lớn, khối lượng vận chuyển cung cấp cho các khách hàng trong nước và xuất khẩu nhiều vì vậy chủ yếu dùng phương tiện tàu biển và tàu thủy trọng tải lớn. Hai liên doanh: liên doanh Barite Tuyên Quang-DMC và Công ty TNHH kinh doanh, khai thác, chế biến Đá vôi trắng Nghệ An-DMC đều được đặt tại các vùng nguyên liệu đáp ứng yêu cầu cung cấp nguyên liệu cho các xí nghiệp sản xuất, Văn phòng đại diện đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Liên doanh 14 MI Việt Nam đặt tại Vũng Tàu là các thành phố lớn và là khu công nghiệp dầu khí thuận lợi cho việc tiêu thụ bán sản phẩm. 5.2 Đặc điểm về sản phẩm: - Là các sản phẩm phục vụ cho công nghiệp khoan khai thác dầu khí và một số ngành công nghiệp khác. - Là hàng hoá cồng kềnh việc vận chuyển từ người sản xuất đến người mua khá phức tạp. - Là các mặt hàng phục vụ chủ yếu cho công nghiệp dầu khí vì vậy việc tiêu thụ phụ thuộc khá nhiều vào những biến động của hoạt động khai thác dầu khí tại Việt Nam cũng như những biến động của khai thác dầu trên thế giới.. Bảng 1: Một số sản phẩm chính. Stt Sản phẩm Đơn vị 10 năm (1990-2000) Năm 2001 Năm 2002 1 2 3 4 Barite Bentonite Silica Flour Sản phẩm khác Tấn Tấn Tấn Tấn 197.947 40.847 3.232 36.415 27.549 9.421 404 14.686 36.595 10.913 553 13.640 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Côngty) Sản phẩm có những yêu cầu đặc thù: + Nguyên liệu chỉ có ở một số vùng do vậy việc khai thác, thu mua khó khăn đòi hỏi phải có mạng lưới khai thác, thu mua quặng hợp lý. Hầu hết các nơi có nguyên liệu đều ở vùng núi cao, vùng sâu do vậy việc vận chuyển là vấn đề cần được quan tâm, lưu ý nhằm tránh tình trạng thiếu nguyên liệu cho sản 15 xuất. + Hàng hoá được vận chuyển chủ yếu bằng đường sông, biển, tuy nhiên lại cần tránh bị ướt vì vậy cần có sự bảo quản cẩn thận trong vận chuyển và lưu kho. + Tiêu thụ hàng hoá phụ thuộc rất lớn ngành công nghiệp khai thác dầu khí ở Việt Nam và thế giới. Các sản phẩm của Công ty hiện nay chưa đa dạng, các sản phẩm truyền thống như Barite, Bentonite, CaCL2, ... gặp khó khăn trong tiêu thụ do những biến động lớn về chính trị trên thế giới đang ảnh hưởng tới công nghiệp dầu khí. - Barite là loại sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Công ty trong nhiều năm, tuy nhiên hiện nay gặp khó khăn lớn trong cạnh tranh giá cả với Trung Quốc. 5.3 Đặc điểm về tài chính: Vốn là nhân tố quyết định sự tồn tại của một doanh nghiệp cho nên bất cứ một doanh nghiệp nào khi bắt tay vào kinh doanh đều phải có vốn. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong những năm qua kể từ ngày thành lập (8/3/1990), Công ty DMC đã đạt được những thành tựu mà không phải bất cứ một doanh nghiệp nào cũng có thể làm được. Từ một Công ty với số vốn ban đầu là 755 triệu đồng, trong đó: Vốn cố định; 274 triệu đồng. Vốn lưu động: 421 triệu đồng Trải qua 13 năm tồn tại và phát triển tới nay tổng số vốn của Công ty đã lên tới 78.112.504.038 đồng. Đây chính là sự quan tâm đầu tư của cấp trên nhưng cũng là nỗ lực lớn của Công ty trong việc tích lũy, phát triển vốn nhằm mở rộng quy mô kinh doanh. 16 Bảng 2: Tình hình vốn của Công ty thời kỳ 2000-2002 Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Σ % Σ % Σ % Tổng số vốn: (triệu đ) - Vốn cố định - Vốn lưu động 71.633 33.217 38.416 100% 46,4% 53,6% 78.112 39.696 38.416 100% 50,8% 49,2% 78.726 40.310 38.416 100% 51,2% 48,8% - Vốn tự có - Vốn ngân sách 11.250 60.383 15,7% 84,3% 12.087 66.025 15,5% 84,5% 12.087 66.639 15,4% 84,6% (Nguồn: Báo cáo tài chính của Côngty) Không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất cả về bề rộng cũng như chiều sâu (đầu tư công nghệ cao), đòi hỏi Công ty phải mạnh dạn đầu tư vốn. Đây là điều trăn trở đối với ban lãnh đạo Công ty làm sao đầu tư đúng hướng, tiết kiệm và có hiệu quả. Điều này đã được đền đáp bằng những thành quả to lớn mà Công ty đã đạt được. Với số vốn như hiện nay, Công ty DMC đã có khả năng thực hiện những hợp đồng cung cấp hoá phẩm dầu khí lớn, có những máy móc thiết bị thí nghiệm đáp ứng dịch vụ kỹ thuật khoan phức tạp đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao và được biết đến như một nhà cung cấp hóa phẩm dầu khí uy tín nhất ở Việt Nam. Về nguồn vốn của Công ty trong thời gian qua, ngoài vốn do ngân sách Nhà nước cấp, vốn tự bổ sung của Công ty đã được huy động từ các nguồn vốn khác nhau như: vốn vay ngân hàng, vốn vay Công ty Tài chính dầu khí, vốn vay các đối tượng khác .... Đến nay tổng số vốn của Công ty đã lên tới gần 79 tỷ đồng. Mặc dù trong những năm gần đây tốc độ tăng vốn kinh doanh của Công ty không cao là do những biến động lớn trên thế giới đang gián tiếp ảnh hưởng tới 17 công nghiệp khoan khai thác dầu, vì vậy Công ty tạm ngừng việc đầu tư về chiều rộng, tích cực bảo toàn vốn và sử dụng vốn có hiệu quả để tạo đủ công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 700 cán bộ công nhân viên trong Công ty, hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch mà Tổng công ty giao cho mà trong tình hình hiện nay là rất khó khăn. 5.4 Đặc điểm về lao động: Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên có ảnh hưởng rất lớn tới năng suất lao động cũng như tới hiệu quả kinh doanh của một tổ chức kinh doanh. Nhằm nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý điều hành, trong những năm qua, Công ty DMC đã thực thi những bước quan trọng trong việc củng cố bộ máy, cải tiến việc tổ chức sản xuất, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất và dịch vụ kỹ thuật. Song song với việc mở rộng sản xuất, lực lượng lao động cũng không ngừng được bổ sung và hoàn thiện cả về số lượng lẫn chất lượng nhằm đáp ứng với những đòi hỏi bức thiết của việc mở rộng sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá mặt hàng phù hợp với chiến lược phát triển của Công ty. Công ty DMC với đặc thù là một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh những loại dung dịch khoan và hóa phẩm chủ yếu phục vụ cho khoan thăm dò và khai thác dầu khí đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hơn nữa, do vị trí địa lý, các bộ phận của Công ty lại trải dài từ Bắc đến Nam, đòi hỏi bộ máy lãnh đạo của Công ty phải sắp xếp cán bộ đảm bảo sự thông suốt, nhất trí từ trên xuống dưới từ Bắc đến Nam, tránh gây sự khập khiễng làm cản trợ hoạt động của Công ty. Điều này cũng đòi hỏi các thành viên trong Công ty phải có ý thức phấn đấu vươn lên, học hỏi, trau dồi kiến thức về quản lý cũng như việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phù hợp với cơ chế kinh tế mới. 18 Bảng 3: Tình hình lao động của Công ty qua một số năm Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Σ % Σ % Σ % Tổng số lao động - LĐ không thời hạn - LĐ có thời hạn 607 282 325 100 46 54 651 283 368 100 43 57 714 369 345 100 52 48 Trình độ - Tiến sĩ - Thạc sĩ - Đại học, cao đẳng - Trung cấp - Phổ thông, CNKT 4 4 187 49 363 0.5 0.5 31 8 60 4 6 208 49 384 0,6 1 32 7,4 59 4 7 268 49 386 0,5 1 37,5 7 54 (Nguồn: Bảng kê tình hình lao động của Côngty) Đội ngũ nhân sự luôn được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn. Kể từ khi thành lập đến nay, đã có 175 lượt người được tham gia học tập, tham quan khảo sát và triển lãm ở nước ngoài, 1.423 lượt người được tham dự các khoá đào tạo ở trong nước theo các nội dung và ngành nghề khác nhau. Chỉ tính riêng năm 1998, tổng số tiền chi phí cho đào tạo đã lên tới 74.643 USD và 663.004.463 đồng. Từ năm 1999 đến nay tổng cộng có hơn 224 lượt người được cử đi đào tạo về quản lý doanh nghiệp, kinh tế đối ngoại, kế toán quốc tế, ngân hàng đầu tư, Anh ngữ, tin học ...và 287 lượt người được cử đi đào tạo trong và ngoài nước về nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, quản lý chất lượng sản phẩm, xây dựng dự án mới, công nghệ đóng gói, ISO 9000, ISO 9002, ... Nhìn vào bảng 2 ta thấy: Số lượng lao động tăng đều qua các năm, không 19 những thế chất lượng lao động cũng không ngừng tăng lên, lao động có trình độ đại học, cao đẳng từ 187 người (năm 2000) đến nay đã lên tới 268 người. Điều này cho thấy Công ty rất chú trọng tới việc hình thành một đội ngũ lao động phù hợp với yêu cầu của một cung cách làm ăn mới. Bên cạnh đó, số lao động phổ thông cũng không ngừng tăng lên (từ 363 người năm 2000 lên 386 người năm 2002) nhằm đáp ứng như cầu về lao động trực tiếp sản xuất của Công ty. .5.5 Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật: Sản xuất hoá phẩm dung dịch khoan là một lĩnh vực công nghiệp mới mẻ ở Việt Nam, trong khi đòi hỏi của các nhà thầu dầu khí nước ngoài và Vietsopetro lại rất lớn về số lượng và yêu cầu cao, khắt khe về phẩm chất chất lượng. Bởi vì dung dịch khoan có thể chỉ chiếm từ 5-15% giá thành khoan nhưng có thể lại chiếm tới 100% nguyên nhân của những vấn đề phức tạp xảy ra. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật, phượng tiện kỹ thuật để tổ chức sản xuất hoá phẩm dầu khí với công nghệ cao, chất lượng quốc tế là một việc rất cần thiết, có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của DMC. Trong những năm gần đây, công tác đầu tư xây dựng cơ bản được quan tâm đúng mức, từng bước áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Cụ thể là Công ty đã đầu tư được: - Bốn hệ thống máy nghiền ROLLERMILL 5R năng xuất 7-8 tấn/ giờ. - 2 dây chuyển tuyển quặng. - Hai kho chứa sản phẩm tại Yên Viên-Hà Nội và Vũng Tàu. - Một hệ thống dây chuyền sản xuất bông sợi siêu mảnh Bazan. 20 - Các phòng thí nghiệm được trang bị hiện đại trị giá hàng tỷ VNĐ. - Các máy móc khác phục vụ cho sản xuất như: xe nâng hàng, xe xúc, máy tiện, máy mài, máy đóng bao... Cùng với hệ thống máy móc thiết bị, nhà xưởng phục vụ cho sản xuất, Công ty DMC còn có trụ sở làm việc khang trang tại 97 Láng Hạ-HN và tại các xí nghiệp. Bảng 4: Tình hình đầu tư của Công ty trong nhưng năm gần đây. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 KH 2003 Đầu tư 87.168 21.811 26.681 28.202 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Côngty) Nhìn vào bảng 4 ta có thể thấy rằng Công ty DMC đã rất chú trọng tới đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm mở rộng sản xuất, điều này phù hợp với những đòi hỏi của cơ chế thị trường, của sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt về giá cả và chất lượng sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế.. Mặc dù tình hình đầu tư của Công ty trong các năm 2001, 2002, và kế hoạch năm 2003 có giảm sút, song đây là lúc Công ty phát huy nội lực sẵn có trên cơ s._.ở vật chất kỹ thuật vững mạnh để đảm bảo sự ổn định và tiếp tục tăng trưởng. Vừa mở rộng hợp tác, vừa tích cực vận động nội lực, chuẩn bị sẵn sàng chờ đón cơ hội kinh doanh và những thách thức mới của thế kỷ 21. Với chủ trương mới tăng hàm lượng chất xám, giảm hàm lượng vật chất trong sản phẩm, với chiến lược đầu tư lâu dài, với tài sản trí tuệ sẵn có, với truyền thống văn hoá thương mại đã hình thành trong 12 năm qua, chắc chắn rằng trong thế kỷ 21 này DMC sẽ có những bước phát triển mới vượt bậc, vượt qua mọi thách thức của sự 21 hội nhập. II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA: 1. Tình hình doanh thu: Kết quả kinh doanh ở một doanh nghiệp phải được xem xét trên cơ sở căn cứ loại hình từng doanh nghiệp cụ thể. Các doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện đảm bảo kết quả sản xuất nhằm cung cấp khối lượng sản phẩm nhất định theo yêu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng, chủng loại ... kết quả này đều thông qua công tác tiêu thụ sản phẩm. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được biểu hiện thông qua chỉ tiêu doanh số bán ra. Qua tiêu thức này chúng ta có thể thấy rõ được tình hình tiêu thụ hàng hoá, sự tăng giảm ở các thời kỳ, để từ đó có kế hoạch đầu tư vào sản xuất những mặt hàng trọng điểm, nhằm làm tăng doanh số, làm tăng hiệu quả kinh doanh của Công ty. Bảng 5: Tình hình doanh thu của Công ty thời kỳ 2000-2002. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2001/2000 2002/2000 chênh lệch % chênh lệch % 1.Doanh số bán 2.Giá vốn hàng bán 3.Doanh thu thuần 102.087 63.745 101.465 170.990 100.284 170.945 136.440 82.922 136.346 68.903 36.539 69.480 167 157 168 34.353 19.177 34.881 134 130 134 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Côngty) Nhìn chung trong những năm gần đây, tổng doanh thu của Công ty tăng rất mạnh, năm 2001 có thể nói là năm đỉnh cao của Công ty DMC, một sự phát triển vượt bậc mà không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể làm được 22 trong khi những bất ổn của thế giới về kinh tế, chính trị và những khó khăn về giảm bớt bảo hộ Nhà nước tiến tới hội nhập đã làm rất nhiều doanh nghiệp phải giải thể . Tuy nhiên sang năm 2002, tổng doanh thu đã giảm về số tuyệt đối 34.550 triệu đồng chỉ đạt 79,8% so với năm 2001. Nhưng năm 2002 cũng là năm Công ty DMC gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm vì hoạt động khoan thăm dò khai thác dầu khí ở Việt Nam và các nước trong khu vực giảm, trong khi đó những sản phẩm chủ yếu của Công ty là phục vụ cho công nghiệp khoan khai thác dầu khí nên ảnh hưởng lại là điều không thể tránh khỏi. Hơn nữa, việc Mỹ tiến hành các bước chuẩn bị chiến tranh tại IRaq đã làm Công ty mất đi hai thị trường quan trọng đầy tiềm năng với khối lượng tiêu thụ rất lớn. Hàng năm Công ty DMC xuất sang các thị trường này hàng chục ngàn tấn sản phẩm, thu về hàng triệu USD. .1.1 Doanh thu thuần: Cùng với những biến động của Tổng doanh thu, doanh thu thuần cũng bị tác động. Năm 2000 doanh thu thuần của Công ty đạt 101.465 triệu đồng, sang năm 2001 doanh thu thuần đã đạt 170.945 triệu đồng tăng 69.480 triệu đồng so với năm 2000 ( tương ứng tăng 68% về số tương đối). Sang năm 2002 doanh thu thuần đạt 136.346 triệu đồng tăng 34.881 triệu đồng so với năm 2000 ( tương ứng tăng 34%) tuy nhiên so với năm 2001 thì doanh thu thuần thấp hơn 34.599 triệu đồng ( tương ứng giảm 20,24% ). Mặc dù có sự suy giảm về doanh thu song không có nghĩa là Công ty không tăng trưởng, với doanh thu thuần đạt 136.346 triệu đồng, năm 2002 vẫn là năm có doanh thu cao của Công ty.. Điều này cho thấy, Công ty DMC đã thực hiện tốt chủ trương, chính sách của mình là sử dụng đồng vốn có hiệu quả. 23 Doanh thu thuÇn §¬n vÞ tÝnh: triÖu ®ång 180.000 160.000 140.000 120.000 100.000  101.465  170.945  136.346 80.000 60.000 40.000 20.000 0 2000 2001 2002 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Côngty) 1.2 Doanh thu của từng lĩnh vực kinh doanh: Để thấy rõ tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, chúng ta đi vào phân tích tình hình doanh thu theo từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể.. Qua đó chúng ta có thể biết được từng mặt mạnh, mặt yếu của từng lĩnh vực kinh doanh để từ đó có thể đầu tư đúng vào những lĩnh vực mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bảng 6: Tình hình doanh thu theo từng lĩnh vực kinh doanh của Công ty 24 qua các năm. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2001/2000 2002/2000 Σ % Σ % Σ % Chênh lệch % chênh lệch % Σ doanh thu Sản xuất chính SX K.doanh khác 102.087 96.435 5.652 100 94 6 170.990 156.164 14.826 100 91 9 136.440 125.634 10.806 100 92 8 68.903 59.729 9.174 167 162 262 34.353 29.199 5.154 134 130 191 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Côngty) - Sản xuất kinh doanh chính: là lĩnh vực kinh doanh mũi nhọn của Công ty, vì vậy doanh thu ở lĩnh vực này bao giờ cũng chiếm tỷ trọng cao nhất (từ 91 đến 94% ) trong tổng doanh thu. Năm 2000 doanh thu ở lĩnh vực này là 96.435 triệu đồng, sang năm 2001 đạt 156.164 triệu đồng tăng 59.729 triệu đồng về số tuyệt đối (tương ứng với 62% về số tương đối) so với năm 2000. Đến năm 2002 mức doanh thu ở lĩnh vực này có giảm so với năm 2001 tuy nhiên vẫn tăng 29.199 triệu đồng (tương ứng với 30% ) so với năm 2000 và vẫn chiếm tỷ trọng 92% trong tổng doanh thu. - Hoạt động kinh doanh khác (như liên doanh, dịch vụ khác ...): Chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu (từ 6 đến 9%). Năm 2000 doanh thu ở lĩnh vực này đạt 5.652 triệu đồng (chiếm 6%) trong tổng doanh thu. Năm 2001 đạt 14.826 triệu đồng (chiếm 9%) trong tổng doanh thu, so với năm 2000 doanh thu tăng 9.174 triệu đồng ( tương ứng 262%). Sang năm 2002, doanh thu chỉ đạt 10.806 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 8% ) trong tổng doanh thu, giảm so với năm 2001. 25 * Nhận xét: Qua phân tích ở trên ta thấy rằng trong những năm gần đây Công ty vẫn thực hiện tốt chiến lược tập trung sản xuất kinh doanh vào lĩnh vực mũi nhọn. Lĩnh vực sản xuất vẫn chiếm tỷ trọng cao. Song có một điều không thể phủ nhận rằng trong xu thế thị trường gặp nhiều khó khăn thì lĩnh vực kinh doanh khác đang có xu hướng tăng lên (năm 2001 chiếm tỷ trọng 9%, năm 2002 chiếm tỷ trọng 8% trong khi năm 2000 là 6%). Đây cũng là một hướng để Công ty tạm thời khắc phục khó khăn trước mắt, tuy nhiên Công ty vẫn phải tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính là lĩnh vực mang lại nhiều tiềm năng lớn cho Công ty. 2. Tình hình lợi nhuận: Mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận, lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các hoạt động của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường thì lợi nhuận lại càng trở nên quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh bởi vì doanh nghiệp có tồn tại được hay không thì điều kiện quyết định là doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không. Vì thế lợi nhuận được coi là một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng. Cùng với việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường mở rộng thị trường, tăng doanh thu, là sự tăng lên của lợi nhuận. Nếu năm 1990 lợi nhuận của Công ty DMC chỉ đạt 26 triệu đồng thì năm 2002 lợi nhuận đã đạt được là 8,991 tỷ đồng tăng 345 lần so với năm 1990. Để có thể thấy rõ tình hình lợi nhuận của Công ty trong thời gian gần đây chúng ta sẽ phân tích thông qua bảng sau: 26 Bảng 7: Tình hình lợi nhuận của Công ty trong qua các năm . Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1.Tổng lợi nhuận trước thuế. 2.Thuế thu nhập doanh nghiệp 3.Lợi nhuận sau thuế 7.454 364 7.090 10.452 512 9.940 9.978 458 9.520 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Côngty) Nhận thức được tầm quan trọng của chỉ tiêu lợi nhuận, trong những năm qua, Công ty DMC đã đạt được mức lợi nhuận cao và duy trì khá ổn định. Mặc dù năm 2002 chỉ đạt 95,46% so với năm 2001 (giảm 474 triệu đồng) tuy nhiên vẫn ở mức cao so với các năm trước đó. Năm 2002, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng Công ty vẫn duy trì được mức tổng lợi nhuận gần 10 tỷ đồng, tăng 2.524 triệu đồng (tương đương với 34%) so với năm 2000. Bảng 8: Tình hình lợi nhuận theo từng lĩnh vực kinh doanh của Công ty qua các năm. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2001/2000 2002/2000 Σ % Σ % Σ % chênh lệch % chênh lệch % Σ lợi nhuận Sản xuất chính SX K.doanh khác 7.454 7.113 341 100 96 4 10.452 9.721 731 100 93 7 9.978 9.380 598 100 98 6 2.998 2.608 390 140 136 214 2.524 2.267 257 134 132 175 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Côngty) 27 Nhìn vào bảng 8 ta thấy: - Sản xuất kinh doanh chính: vẫn là lĩnh vực kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Công ty. Theo bảng số liệu, năm 2000 mức lợi nhuận ở lĩnh vực này là 7.113 triệu đồng (chiếm 96% trong tổng lợi nhuận) . Năm 2001 tỷ trọng ở lĩnh vực này thấp hơn một chút so với năm 2000 chiếm 93% trong tổng lợi nhuận, tuy nhiên lại đạt 9.721 triệu đồng, tăng hơn 2.608 triệu đồng (tương đương 36%). Sang năm 2002, lợi nhuận ở lĩnh vực này tăng 2.267 triệu đồng (tương đương 32% về só tương đối) so với năm 2000, tuy nhiên so với năm 2001 lợi nhuận có giảm., cụ thể giảm 341 triệu (tương đương 4%). - Sản xuất kinh doanh khác : Là lĩnh vực kinh doanh chiếm tỷ trọng thấp nhưng nó lại là lĩnh vực phụ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Lợi nhuận của lĩnh vực này có xu hướng tăng nhẹ trong các năm. Năm 2000, lợi nhuận đạt được từ lĩnh vực này là 341 triệu đồng, chiếm 4% trong tổng lợi nhuận. Sang năm 2001, lợi nhuận từ lĩnh vực này cao hơn năm trước 390 triệu đồng (tương đương 114%), và chiếm tỷ trọng 7% trong tổng lợi nhuận. Đến năm 2002 lợi nhuận từ hoạt động này giảm 133 triệu đồng (tương đương 18%), nhưng vẫn cao hơn năm 2000 là 257 triệu đồng (tương đương 75%). * Nhận xét: Qua phân tích trên ta thấy rằng sản xuất chính vẫn là lĩnh vực kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Công ty, mức lợi nhuận vẫn có xu hướng tăng trong các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của Công ty. Lĩnh vực hoạt động khác tuy vẫn mang lại lợi nhuận cho Công ty, song chiếm tỷ trọng không cao và mức tăng lợi nhuận không ổn định. Điều này cho thấy việc thực hiện chiến luợc kinh doanh mũi nhọn của Công ty DMC là đúng đắn và việc duy trì lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác vẫn là điều cần thiết để có thể đáp ứng nhu cầu tổng thể của khách hàng. 28 3. Tình hình chi phí: Chi phí là những khoản chi mà các doanh nghiệp phải bỏ ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ. Chi phí càng thấp doanh nghiệp càng thu được nhiều lợi nhuận và ngược lại. Vì vậy các doanh nghiệp muốn thu nhiều lợi nhuận thì phải không ngừng cải tiến sản xuất, tiết kiệm chi phí. Để đánh giá tình hình chi phí của Công ty ta xem xét bảng sau: Bảng 9: Tình hình chi phí của Công ty qua các năm. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2001/2000 2002/2000 Σ % Σ % Σ % chênh lệch % chênh lệch % Σ chi phí Giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng Chi phí quản lý 94.011 63.745 23.374 6.892 100 68 25 7 160.493 100.284 47.709 12.500 100 63 30 7 126368 82.922 35.414 8.032 100 66 28 6 66.482 36.539 24.335 5.608 171 157 204 181 32.357 36.539 24.335 1.140 134 130 152 116 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Côngty) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Năm 2001 tổng chi phí tăng 71% (tương ứng với 66.482 triệu đồng về số tuyệt đối) trong khi doanh thu chỉ tăng 67% như vậy cho thấy công tác quản lý chí phí của doanh nghiệp chưa hợp lý. Điều đó thể hiện ở khâu chi phí bán hàng. Chi phí bán hàng năm 2000 chiếm 25%, sang năm 2001 lại chiếm 30%, trong khi giá vốn hàng bán giảm, chi phí quản lý ổn định, do vậy việc tăng chi phí bán hàng đã phần nào làm giảm lợi nhuận của Công ty. Tuy nhiên, xét về nguyên nhân thì năm 2001 là năm Công ty xuất khối lượng lớn hàng đi thị trường IRaq, thị trường Mỹ là những thị trường có chi phí 29 vận chuyển khá cao vì vậy làm tăng chi phí bán hàng, do đó đây là điều chấp nhận được để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Năm 2002 tổng chi phí tăng 34% (tương ứng với 36.539 triệu đồng về số tuyệt đối) so với năm 2000 tương đương với mức tăng doanh thu năm 2000. Tỷ trọng giá vốn hàng bán mặc dù giảm so với năm 2000 song so với năm 2001 lại tăng. Đây chính là khó khăn mà doanh nghiệp mắc phải trong khâu mua nguyên vật liệu. Vì vậy dù doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí quản lý song vẫn không hạ được tổng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. Tóm lại qua phân tích bảng trên cho thấy để tăng lợi nhuận, đem lại hiệu quả cao hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty DMC cần đề ra các biện pháp, các hoạch định chiến lược cho các khâu từ thu mua nguyên liệu, sản xuất, đến công tác tổ chức tiêu thụ sao cho tiết kiệm tối đa chi phí. Tuy nhiên điều đó còn phụ thuộc nhiều đến các yếu tố bên ngoài. Đây là một bài toán khá nan giải không chỉ đối với một mình Công ty DMC mà còn đối với nhiều doanh nghiệp. 4 Công tác nghiên cứu khoa học - nghiên cứu sản xuất thử các sản phẩm mới - dịch vụ kỹ thuật: Công ty DMC có một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật mạnh, có trình độ chuyên môn cao. Đội ngũ cán bộ này được tập trung đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu thực hiện ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật này luôn được bổ sung đào tạo tiếp thu các kiến thức, bí quyết khoa học kỹ thuật, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới, các dịch vụ kỹ thuật. Ngoài việc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, đội ngũ này còn tham gia nghiên cứu với các viện khoa học trong và ngoài nước trong việc nghiên cứu sản xuất thử sản 30 phẩm mới và ứng dụng khoa học công nghệ vào xử lý giếng khoan. Công ty DMC đã liên kết với Viện nghiên cứu sợi Bazan (Ucraina) để nghiên cứu sản xuất sợi Bazan bằng đá bazan Việt Nam. Hợp tác với Viện Hoá dầu Tomsk trong việc xử lý giếng khoan, tăng khả năng thu hồi dầu. Phối hợp với Trung tâm công nghệ và môi trường Bộ quốc phòng chế tạo vật liệu rắn trung hòa khí H2S trong khí đồng hành. Liên kết với Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt nghiên cứu “ứng dụng đồng vị phóng xạ trong công nghiệp dầu khí”. Hợp tác với Viện Vật liệu xây dựng nghiên cứu sản xuất Clinke và xi măng chuyên dụng. Một số thành tựu mà đội ngũ cán bộ khoa học của DMC đã đạt được trong thời gian qua: * Nghiên cứu vật liệu, hoá phẩm phục vụ pha chế và xử lý dung dịch khoan khai thác dầu khí: Dựa vào nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước là sét Bentonite kiềm thổ và quặng Barite, Công ty DMC đã ứng dụng công nghệ để chế biến Bentonite và Barite đạt tiêu chuẩn quốc tế API cung cấp cho VIETSOVPETRO, các công ty dầu khí nước ngoài đang hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam và các công ty dầu khí nước ngoài. Công ty DMC phối hợp với Liên hợp khoa học sản xuất công nghệ hoá học thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia nghiên cứu sản xuất thử thành công Polime sinh học đầu tiên phục vụ cho công tác giếng khoan. Polime này được dùng để nâng cao khả năng là sạch đáy giếng khoan, tăng tốc độ khoan, giảm giá thành giếng khoan. Trên cơ sở nghiên cứu khả năng diệt khuẩn của một số loại tinh dầu sẵn có ở nước ta (sả, tràm ...), sản phẩm chế biến từ dầu thông, lõi ngô, Công ty 31 DMC đã chế tạo chất diệt khuẩn cho dung dịch khoan, sản phẩm có chất lượng tương đương sản phẩm nhập ngoại. Công ty DMC đã nghiên cứu chế tạo chất bôi trơn cho dung dịch khoan trên cơ sở rượu phân thầu dầu và dầu cao su bằng Glyxerin, đưa tới sản xuất ở quy mô công nghiệp thay thế cho các chất bôi trơn nhập ngoại. Ngoài ra còn hàng loạt các sản phẩm khác đã được đưa vào sản xuất ở quy mô công nghiệp như: Mica, CaCO3, phụ gia xi măng (Silicaflour, kiềm than) ... * Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về dung dịch khoan và xử lý giếng khoan: Công ty DMC đã nghiên cứu sản xuất cho ra các loại dung dịch khoan khi khoan qua các tầng lớp khác nhau của giếng khoan làm tăng hiệu quả công tác khoan khai thác, giảm chi phí, tránh gây tác hại tới môi trường. Trên cơ sở nghiên cứu các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới trong lĩnh vực khoan ngang, Công ty DMC đã đưa ra một hệ dung dịch khoan ngang tối ưu cung cấp cho VIETSOVPETRO thay thế thiết kế của nước ngoài kém hiệu quả hơn. Phối hợp với VIETSOVPETRO nghiên cứu biện pháp xối rửa gọi dòng và xử lý vùng cặn đáy giếng khoan. Tăng hiệu quả thu hồi dầu trên các giếng đạt hiệu quả kinh tế cao. 5 Hoạt động liên doanh: Ngoài việc đa dạng hoá sản phẩm, Công ty DMC còn chủ trương đa dạng hoá hình thức kinh doanh với mục đích tiếp nhận công nghệ mới và mở rộng thị trường. Tin tưởng vào đội ngũ cán bộ - khoa học kỹ thuật có đủ khả năng tiếp 32 cận những thông tin khoa học -kỹ thuật tiên tiến, Công ty DMC đã chủ động hợp tác với các tổ chức khoa học trong nước và ngoài nước triển khai nghiên cứu, ứng dụng thành công 26 đề tài khoa học mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ở trong nước, Công ty đề xuất với Xí nghiệp liên doanh VIETSOVPETRO về giải pháp hệ dung dịch khoan ngang và ứng dụng thành công cho giếng khoan ngang đầu tiên GK 815 ở vùng mỏ Bạch Hổ. Hợp tác với Viện hạt nhân Đà lạt đưa kỹ thuật đồng vị phóng xạ đánh dấu để khảo sát khoảng tiếp nhận nước của các giếng bơm ép và khai thác, đã thử nghiệm thành công tại giếng khoan 905 và giếng khoan 914 mỏ Bạch Hổ. Hợp tác với Viện Vật liệu xây dựng Hà Nội nghiên cứu sản xuất xi măng dầu khí Clinke Class G, thử nghiệm thành công ở Xí nghiệp liên doanh VIETSOVPETRO ... Hợp tác với Viện hoá dầu Tomsk (Liên bang Nga) áp dụng thành công hỗn hợp gel GALKA để điều chỉnh Profile tiếp nhận nước của giếng 202, đồng thời nghiên cứu ứng dụng các hỗn hợp Galka, Metka để giải quyết vấn đề ngập nước của các giếng khai thác ở vùng mỏ Bạch Hổ. Như vậy, dịch vụ nghiên cứu khoa học - kỹ thuật phục vụ dầu khí ở DMC từ lâu đã đi sâu vào lòng giếng khoan, len lỏi vào từng kẽ nứt tầng đá móng giếng dầu, góp phần tạo ra những giải pháp công nghệ kích thích giếng khoan, nâng cao sản lượng dầu thô. Vươn lên trở thành nhà thầu phụ còn là sự mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm quản lý, từng bước tiếp cận và hoà nhập thương trường quốc tế. Ngay từ ngày đầu mới thành lập, ý tưởng liên doanh với nước ngoài đã được định hình. Sau nhiều vòng đàm phán với phía đối tác nước ngoài, Công ty Anchor Drilling Fluids A/S Nauy (ADF A/S), ngày 9/5/1991, tại trụ sở Công ty 29A2 Láng Hạ (nay là 97 Láng Hạ - Hà Nội), Giám đốc Công ty Tiến sỹ Tạ Đình Vinh đã ký kết bản Hợp đồng và Điều lệ liên doanh với ông Fin Boe, Phó chủ tịch Công ty ADF A/S đặt cơ sở cho việc thành lập Công ty liên doanh 33 dung dịch khoan ADF - Việt Nam, với tỷ lệ vốn góp 50: 50, tổng vốn pháp định ban đầu là 800.000 USD. Đây là một bước đột phá quan trọng trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật dầu khí, là liên doanh đầu tiên của PETRO Việt Nam với một nước phương Tây. Ngày 12/8/1991 Công ty Liên doanh ADF - Việt Nam đã được thành lập theo gấy phép đầu tư số 224/GP của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (SCCI). Chỉ sau hơn hai tháng kể từ khi thành lập, với người giám đốc đầu tiên Tiến sỹ Tạ Đình Vinh và giám đốc điều hành (Operation Maneger) ông Arvid Brauti (quốc tịch NAUY), Công ty liên doanh ADF - Việt Nam đã dần dần xâm nhập có hiêụ quả vào thị trường dung dịch khoan Việt Nam, từng bước trở thành một công ty có sức cạnh tranh cao và uy tín lớn trên thị trường dầu khí Việt Nam. Trong 11 năm hoạt động (từ 8/1991 đến 12/2002) với số vốn ban đầu chỉ hơn 939.000 USD và số lao động 20 người, Công ty liên doanh ADF - Việt Nam, nay là MI - Việt Nam, đã đạt doanh thu trên 62 triệu USD, với lợi nhuận trước thuế hơn 7,1 triệu USD, nộp ngân sách Nhà nước gần 2,9 triệu USD (kể từ năm 1996 ADF A/S NAUY đã chuyển 50% vốn sở hữu trong ADF - Việt Nam cho MI Hoa Kỳ). Vậy là với số vốn gần 470.000 USD đóng góp ban đầu, nhờ hoạt động có hiệu quả, số lãi mà Công ty DMC được chia gần 2 triệu USD. Thông qua liên doanh, Công ty DMC còn cử 10 kỹ sư vào làm việc nhằm nâng cao trình độ, kiến thức khoa học kỹ thuật, thực tế về lĩnh vực dung dịch khoan. Những cán bộ này đã trưởng thành về trình độ chuyên môn, trình độ quản lý trong lĩnh vực dung dịch khoan và các dịch vụ kỹ thuật dầu khí liên quan và đây là bước mở đầu của quá trình chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò khai thác và chế biến dầu khí ở nước ta. Ở trong nước, Công ty DMC chủ động đề xuất với 2 tỉnh Tuyên Quang và Nghệ An thành lập Công ty Liên doanh Barite Tuyên Quang - DMC (hợp đồng 34 liên doanh được ký kết ngày 26/3/1995 giữa Công ty khai thác chế biến Barite Tuyên Quang và DMC với vốn đóng góp 50:50): Thành lập Công ty TNHH Kinh doanh, khai thác, chế biến đã vôi trắng (hợp đồng liên doanh được ký kết giữa Công ty Khoáng sản Nghệ An và DMC với tỷ lệ vốn góp 30:70), để khai thác, chế biến quặng Barite và quặng CaCO3, nhằm chủ động tạo một thế khép kín từ khâu khai thác nguyên liệu đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài lợi ích kinh tế, hai công ty liên doanh này còn có ý nghĩa rất lớn về mặt xã hội, đã tạo công ăn việc làm cho những lao động sở tại, góp phần phát triển kinh tế địa phương và tận dụng được sản phẩm của địa phương vào phục vụ công nghiệp khai thác dầu khí trong và ngoài nước. Kinh nghiệm thực tế ở đây đã cho thấy, bằng một chủ trương đúng, thái độ thiện chí và khả năng quản lý của Công ty DMC, ba liên doanh nói trên đã và đang mang lại lợi ích to lớn và hiệu quả kinh tế thiết thực cho các bên đối tác cùng tham gia liên doanh. 35 CHƯƠNG II TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HOÁ PHẨM DẦU KHÍ (DMC) Trong những năm qua, xuất khẩu hoá phẩm dầu khí đã góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển của Công ty DMC, đem lại cho nền Ngoại thương Việt Nam một lợi thế cạnh tranh mới trong lĩnh vực công nghệ khoan khai thác dầu khí, một ngành đang đem lại cho thế giới những nguồn lợi khổng lồ. Đặc biệt xuất khẩu hoá phẩm dầu khí góp phần làm tăng thêm kim ngạch xuất khẩu của cả nước từ đó góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. I. GIỚI THIỆU QUA VỀ CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU: Dung dịch khoan là những chất lỏng được sử dụng trong quá trình khoan một giếng khoan dầu khí. Nó có tác dụng bôi trơn, làm mát mũi khoan và vận chuyển đất đá lên trên tạo điều kiện cho mũi khoan xuống được sâu hơn trong lòng đất. Các hoá phẩm do Công ty DMC sản xuất là những thành phần không thể thiếu được trong dung dịch khoan phục vụ thăm dò khai thác dầu khí. - Barite: là hoá chất làm nặng dung dịch khoan. Khi khoan ở độ sâu cao, có áp suất lớn, Barite sẽ làm tăng áp suất cột áp dung dịch sao cho cân bằng với áp suất của vỉa đất đá khoan, chống lại sự phun trào của dầu và khí. - Bentonite: là hoá chất tạo độ nhớt cơ học cho dung dịch khoan với mục đích bôi trơn thành giếng khoan để vận chuyển đất đá lên trên dung dịch khoan khi khoan, giữ vững thành giếng khoan. Ngoài ra Bentonite còn có tác dụng 36 ngăn sự thấm nước lọc vào vỉa dầu. - Silica Flour: Là hoá chất phụ gia trộn vào xi măng trám thành giếng khoan, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa ống thép ngăn cách thành giếng với thành đất đá. Làm bền vững và tăng khả năng chịu nhiệt của thành giếng khoan. Trong công nghiệp khoan thăm dò khai thác dầu khí những mặt hàng trên là những hoá chất không thể thiếu được. Do vậy, cùng với tiềm năng to lớn của ngành dầu khí, dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí cũng góp phần tăng thêm danh sách những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường quốc tế đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước. II. THỰC TRẠNG VỀ QUY MÔ VÀ CƠ CẤU MẶT HÀNG XUẤT KHẨU: 1. Quy mô: Kim ngạch xuất khẩu của Công ty DMC từ khi bắt đầu xuất khẩu (7/3/1997) trở lại đây có xu hướng gia tăng, nhịp độ tăng bình quân hàng năm là khoảng 30,2%. Năm 2001 là năm có tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao nhất, kim ngạch nhập khẩu đạt 5,842 triệu USD , tăng 56% so với năm 2000 (tăng 2,097 triệu USD về số tuyệt đối). Riêng năm 2002 kim ngạch xuất khẩu bị giảm, chỉ đạt 4,977 triệu USD, giảm 14,8% so với năm 2001. Nguyên nhân chính là do chấn động lớn về chính trị trên thế giới đã làm Công ty mất đi hai thị trường lớn Mỹ và IRaq. Nếu Công ty không tìm được thị trường mới hoặc tăng về số lượng hợp đồng và khối lượng hàng xuất khẩu sang các thị trường ổn định hơn như ASIAN, New Zealand, thì việc kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh vào năm 2003 là điều không tránh khỏi. Điều này được thể hiện rõ trong biểu sau. Bảng 10: Tình hình xuất khẩu của Công ty trong qua các năm . Chỉ tiêu Đơn vị tính 1998 1999 2000 2001 2002 1.Kim ngạch xuất khẩu. Ngàn USD 1.916 2.685 3.745 5.842 4.977 37 2.Tỷ lệ tăng (giảm) % - 40,1 39,5 56 - 14,8 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động xuất khẩu của Côngty 1998-2002) Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hoá phẩm dầu khí chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của ngành công nghiệp dầu khí trên thế giới, giá trị kim ngạch đạt được còn thấp và chưa ổn định. Tuy nhiên đến nay, DMC vẫn doanh nghiệp đảm nhiệm phần lớn việc xuất khẩu hoá phẩm dầu khí của Việt Nam ra nước ngoài. 2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: Nếu thời gian trước 1990 các hoá phẩm phục vụ khoan khai thác dầu khí phải nhập khẩu của nước ngoài thì nay một số sản phẩm không những không phải nhập mà còn xuất khẩu ra các nước khác chủ yếu tập trung vào xuất khẩu sang một số thị trường như: Singapore, Indonesia, Thái Lan, New Zealand, Australia,Venerzuela, Mỹ, Hàn Quốc,.... Trong đó: - Barite: xuất khẩu Barite được bắt đầu từ 7/3/1997 với khối lượng 2000 tấn cho Công ty BAROID đi thị trường Indonesia. Từ đó đến nay Barite luôn là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn khoảng 70% trong tổng doanh thu xuất khẩu và có thị trường nhiều nhất bao gồm các nước ASIAN, Mỹ, Australia, New Zealand, Venerzuela, Banglades, ...Hàng năm Công ty xuất đi các thị trường này từ 20.000 đến 30.000 tấn, thu về từ 2 đến 3 triệu USD. Những năm gần đây, khâu thu gom nguyên liệu quặng Barite gặp rất nhiều khó khăn do Tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên (là nơi có nguồn quặng khá dồi dào) chưa cấp phép cho Công ty DMC được trực tiếp khai thác mỏ, Công ty phải thu mua của các đơn vị và tư nhân đóng trên hai địa bàn này. Vì vậy việc cần tập trung một khối lượng lớn nguyên liệu phục vụ cho các hợp đồng xuất 38 khẩu lớn không được đảm bảo, dẫn đến mất hợp đồng và khách hàng. Đây là vấn đề lớn đòi hỏi Công ty phải tìm mọi biện pháp để tháo gỡ. - Bentonit: là mặt hàng bán khá tốt ở thị trường nội địa song trong xuất xuất chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ (khoảng 6%). Bình quân mỗi năm công ty chỉ xuất khẩu được vài trăm tấn. - CaCL2 : Đây là mặt hàng có giá trị, nhưng cũng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 11% trong tổng doanh thu xuất khẩu. Mặt hàng này chủ yếu xuất sang thị trường Australia, New Zealand, tuy nhiên thị trường này không ổn định, việc thuê tàu cũng khó khăn do chính phủ các nước này kiểm duyệt chặt chẽ chất lượng tàu chuyên chở - Silica Flour: mặt hàng này thường được xuất khẩu với khối lượng nhỏ, tuy nhiên lại là mặt hàng thường được ký hợp đồng mua cùng với Barite. Vì vậy, xuất khẩu mặt hàng này là chiến lược đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. - Quặng Barit, quặng CaCO3 sơ chế: đây là mặt hàng khá mới trong các sản phẩm xuất khẩu của Công ty. Tuy giá trị thấp, nhưng lại được đặt mua với khối lượng lớn khoảng 15.000 đến 20.000 tấn mỗi năm. Chủ yếu xuất đi các thị trường Mỹ, Hàn Quốc. Việc xuất khẩu mặt hàng này hàng năm cũng đem về cho Công ty một khoản ngoại tệ đáng kể. Bảng 11: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Công ty DMC Mặt hàng 1997-1999 2000 2001 2002 Barite Bentonite CaCL2 68,1% 13,6% 11% 69,5% 6,8% 13,2% 72,3% 3,2% 12,4% 73,6% 2,7% 9,8% 39 Silica flour Quặng sơ chế Các hoá chất khác - - 7,3% 2,7% 7,6% 7% 3,2% 6,7% 2% 3,1% 7,3% 3,5% Tổng cộng 100% 100% 100% 100% (Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình xuất khẩu của Côngty) 3. Cơ cấu sản xuất sản phẩm: + Barit API: Trong những năm gần đây, sản phẩm Barite của Công ty vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm tới 70% kim ngạch xuất khẩu, và tỷ trọng doanh thu mặt hàng này cũng như tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nó có xu hướng tăng đều qua các năm. Vì vậy cơ cấu sản xuất sản phẩm Barite ở Công ty DMC có xu huớng tăng dần, nó phù hợp với chiến lược phát triển của Công ty cũng như phù hợp với tình hình tiêu thụ ở Công ty hiện nay. Nếu xét qua từng thời kỳ thì tỷ lệ đó có xu hướng tăng như sau: - Thời kỳ 1997-1999 tỷ trọng này là 50,4%. - Năm 2000 đạt 51,8% - Năm 2001 đạt 54,3% - Năm 2002 đạt 56,1% Mặc dù vào năm 2002 tỷ trọng xuất khẩu Barite giảm, tuy nhiên Công ty vẫn đẩy mạnh sản xuất mặt hàng này nhằm chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng ngay các hợp đồng cung cấp hàng cho các nhà thầu trong nước cũng như xuất khẩu. Điều này biểu hiện tinh thần trách nhiệm, giữ chữ tín với khách hàng của Công ty, luôn đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, dù việc tồn kho số lượng lớn hàng hoá sẽ gây cho Công ty khó khăn về vốn. Nhưng sự suy giảm về doanh thu xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu Barite là điều đáng phải quan tâm vì kinh doanh 40 xuất khẩu Barite là thế mạnh, sở trường của công ty. Vấn đề là làm thế nào để khôi phục lại hoạt động xuất khẩu trong điều kiện kinh tế thị trường, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất khẩu. + Bentonit API: Mặt hàng này chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu thấp nhưng việc tiêu thụ nó ở thị trường nội địa vẫn rất sôi động. Vì vậy dù doanh thu xuất khẩu Bentonit giảm song khối lượng sản xuất mặt hàng này vẫn giữ ở mức bình quân các năm là 22% + Silica Flour: Là mặt hàng mới, thị trường xuất khẩu mặt hàng này chưa nhiều. Vì vậy hàng năm khối lượng sản xuất mặt hàng này nhỏ, bình quân khoảng 270 tấn/năm. Tuy nhiên đây là mặt hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, giá cả hoàn toàn có thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế, nên vấn đề đặt ra là Công ty cần tích cực hơn trong việc tìm kiếm thị trường cũng như khách hàng cho việc tiêu thụ mặt hàng này. Bảng 12: Tình hình sản xuất sản phẩm của Công ty qua các năm. Sản phẩm 1998 1999 2000 2001 2002 Σ % Σ % Σ % Σ % Σ % Barite Bentonite Silica flour Các mặt hàng khác Cộng: 20.780 9.978 89 10.._.ộng của Công ty trong những năm qua từ đó rút ra những kinh nghiệm và có các giải pháp phù hợp với đặc thù của Công ty cũng như xu thế phát triển chung của xã hội. Sau quá trình nghiên cứu tìm hiểu và xuất phát từ cơ sở lý luận được học tại trường, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh Để đạt được mục tiêu chiến lược phát triển nêu trên cần có các giải pháp phù hợp. Dưới đây là một số giải pháp nhằm đạt được mục tiêu đề ra là mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của Công ty DMC. 1. Những giải pháp về phía Nhà nước: Đối với Việt Nam, trong những năm trước mắt cũng như lâu dài, việc đẩy mạnh và mở rộng hoạt động xuất khẩu là một điều kiện cơ bản để tăng ngoại tệ cần thiết cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, đảm bảo cho các hoạt động kinh tế phát triển trong thế chủ động. Với ý nghĩa đó, xuất khẩu được coi là một khâu chủ yếu trong kinh tế đối ngoại và khuyến khích đẩy mạnh xuất khâủ phát triển là yếu tố quan trọng của chính sách ngoại thương nước ta. Để chuyển nhanh nền kinh tế Việt Nam theo hướng xuất khẩu, giải pháp quan trọng là Nhà nước phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích, thúc 69 đẩy mọi hoạt động của các đơn vị sản xuất hay chế biến hàng xuất khẩu cũng như các đơn vị kinh doanh xuất khẩu trong đó có Công ty DMC. Là công ty sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng thuộc chuyên ngành dầu khí nhằm phục vụ cho công việc khoan thăm dò, khai thác dầu khí, Công ty phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt nam và các khu vực trên thế giới. Phần lớn các sản phẩm của Công ty được xuất khẩu bán cho các Công ty, nhà thầu dầu khí ở nước ngoài. Vì vậy Công ty rất cần những chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước nhằm thúc đẩy hơn hoạt động xuất khẩu của mình. Qua thời gian nghiên cứu tình hình hoạt động xuất khẩu của Công ty DMC, tôi xin có một số kiến nghị với Nhà nước như sau: 1.1 Có một cơ chế đặc biệt đối với các mặt hàng xuất khẩu tại chỗ hoặc xuất khẩu theo hợp đồng hợp tác thầu. Trong công nghiệp dầu khí, mỗi một mũi khoan thăm dò tìm kiếm dầu khí đòi hỏi một khoản tiền đầu tư lớn, do vậy hầu hết các hoạt động thăm dò dầu khí ở Việt Nam đều do các công ty nước ngoài tiến hành. Vì vậy, các hợp đồng cung cấp hoá phẩm dầu khí của Công ty DMC đều được ký với các nhà thầu nước ngoài: Baroid, BJ, Baker Hughes, MI ... Tuy nhiên hàng hóa lại được cung cấp tại dàn khoan Việt Nam. Nếu xét về thủ tục thì các hàng hoá này không có tờ khai hàng hoá xuất khẩu (không xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam), vận đơn ... vì vậy phải chịu thuế xuất VAT từ 5-10%. Đây là một điều bất lợi làm giảm khả năng cạnh tranh về giá sản phẩm của Công ty. Đồng thời để có thể thắng thầu cung cấp dịch vụ, hoá phẩm cho một số dàn khoan ở một số khu vực trên tế giới, các công ty trong Tổng công ty dầu khí phải liên kết lại. Tuy nhiên khi ký kết hợp đồng Công ty nước ngoài chỉ có thể ký kết với một đại diện. Chẳng hạn như hợp đồng cung cấp dịch vụ, hóa phẩm 70 dầu khí cho mỏ PM3 Malaysia giữa nhà thầu Talisman với 2 công ty DMC và PTSC, Công ty DMC cung cấp hóa phẩm dầu khí đến cảng Kemaman, Malaysia, còn PTSC vận chuyển tới giàn khoan, đưa qua xilô bơm vào giếng khoan, do vậy DMC thường không đứng tên trên hợp đồng. Tuy nhiên các sản phẩm do phải giao tại cảng nước người mua, nên Công ty DMC phải mở tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhưng khâu thanh toán tiền hàng lại qua Công ty PTSC. Theo cơ chế hiện nay thì Công ty DMC vẫn chưa được coi là xuất khẩu hàng hoá, giá bán các hoá phẩm dầu khí trên sẽ là giá CIF (vì theo hợp đồng ký kết) x thuế suất VAT. Điều này sẽ là khó khăn cho phía Việt Nam, vì Công ty DMC không được tính doanh thu xuất khẩu, không thực hiện được chiến lược mở rộng xuất khẩu (vì để có thể xâm nhập vào thị trường Malaysia là thị trường dầu khí có sự bảo hộ rất cao từ chính phủ, Công ty DMC đã chấp nhận chào giá thấp cạnh tranh), còn Công ty PTSC lại không đủ thủ tục để xin hoàn thuế VAT. Vì vậy, Nhà nước cần có một cơ chế chính sách đặc biệt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đặc thù ngành như Công ty DMC có thể xuất khẩu được hàng hoá của mình, mở rộng thì trường, thu hút thêm sự quan tâm của nhiều khác hàng, nhất là những khách hàng là các tập đoàn, các công ty dầu khí lớn trên thế giới. 1.2 Có một chính sách khai thác tài nguyên thống nhất. Hiện nay, điều khó khăn đối với Công ty DMC cũng như các công ty hoá chất, khoáng sản khác là sự chồng chéo, thiếu thống nhất của chính sách khai thác tài nguyên. Ngoài luật về tài nguyên của Nhà nước ban hành, mỗi một địa phương lại có một chính sách riêng của mình. Chính những chính sách gọi là chính sách địa phương này đang gây cho doanh nghiệp rất nhiều khó khăn. Máy móc phương tiện có đủ, hợp đồng đã được ký kết nhưng lại thiếu nguyên liệu. Để giữ uy tín với khách hàng Công ty buộc phải thu mua nguyên liệu quặng từ 71 những cá nhân với giá cao, thậm chí có phương án phải nhập khẩu quặng từ nước khác. Những chính sách của địa phương đang gây cho doanh nghiệp những bất lợi về giá cạnh tranh cũng như sự giảm uy tín với khách hàng, đồng thời làm nảy sinh nhiều tiêu cực, để cho tư thương thả sức khai thác bừa bãi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, làm thiệt hại về tài sản, thất thoát về vật chất cho Nhà nước. Vì vậy Nhà nước cần có một chính sách nhất quán từ Trung ương tới địa phương về khai thác tài nguyên. Thực hiện việc giao quyền khai thác mỏ cho doanh nghiệp, để các doanh nghiệp quản lý, khai thác tài nguyên đáp ứng nhu cầu sản xuất song vẫn phải có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường, tránh khai thác bừa bãi lãng phí tài nguyên gây ô nhiễm môi trường. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, lại vừa giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương, góp phần phát triển kinh tế địa phương, đồng thời giảm bớt nạn tiêu cực đang phổ biến ở các tỉnh, các huyện xa trung ương. 1.3 Hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu . Để khuyến khích hoạt động xuất khẩu, Chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết một số những khó khăn như: vốn, công nghệ, xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thương mại. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, trong đó có Công ty DMC đều rất cần phải đổi mới công nghệ chế biến hàng xuất khẩu. Công ty DMC là một công ty sản xuất những sản phẩm phục vụ cho ngành công nghiệp dầu khí (là một ngành hiện đại, đòi hỏi các kỹ thuật tiến tiến) vì vậy các sản phẩm hoá chất cung cấp cũng đòi hỏi kỹ thuật, hàm lượng chất xám cao. Vì vậy để có thể xuất khẩu cạnh tranh với các nước có nền công nghiệp tiên tiến, 72 Công ty DMC phải đầu tư vào khâu sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu cao của các nhà thầu dầu khí trong nước và trên thế giới. Vì vậy, Nhà nước ngoài việc hỗ trợ về vốn để giúp doanh nghiệp mua những thiết bị công nghệ tiên tiến sản xuất từ nước ngoài, còn cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu được các thiết bị, công nghệ chuẩn trên thế giới phục vụ cho quá trình sản xuất của Công ty Một trợ giúp nữa rất quan trong từ phía Nhà nước đó là đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và cung cấp thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu. Điều này thể hiện ở việc Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn hàng nước ngoài đến tìm hiêủ, xây dựng quan hệ bạn hàng, giao dịch ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó Nhà nước cần tạo thêm những mối quan hệ chính trị, buôn bán tốt đẹp với các nước trên thế giới. Cho tới nay, Việt Nam cũng đã ký hiệp đinh thương mại với EU, trở thành thành viên của hiệp hội các nước Đông Nam á - ASEAN, quan sát viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và hội đồng hợp tác kinh tế Châu á Thái Bình Dương và nhiều tổ chức kinh tế tiền tệ trên thế giới. Chính những hoạt động này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành, các doanh nghiệp triển khai tốt hoạt động xuất khẩu của mình, đặc biệt là lĩnh vực xúc tiến thương mại để phát triển quan hệ buôn bán với các thị trường rộng lớn như Mỹ, EU, Trung Cận Đông, Đông Âu. 2. Những giải pháp về phía Công ty DMC: 2.1 Các giải pháp nhằm mở rộng quy mô xuất khẩu sản phẩm của Công ty DMC trong thời gian tới : * Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu: Trong cơ chế thị trường, thị trường có vai trò là cầu nối giữa sản xuất và 73 tiêu dùng, là nơi thực hiện tái sản xuất các yếu tố sản xuất, là nhân tố quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung, ngành sản xuất hoá phẩm dầu khí nói riêng. Trong điều kiện sản xuất hàng hoá, thị trường là nhân tố quyết định đối với sản xuất, có nhu cầu thì lập tức sẽ thúc đẩy sản xuất và ngược lại. Do vậy yếu tố thị trường quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh trong cơ chế thị trường. Trong lĩnh vực xuất khẩu hóa phẩm dầu khí, cũng như các hàng hoá khác để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu cần coi trọng công tác nghiên cứu dự báo, tổ chức và mở rộng thị trường xuất khẩu ở cả tầng vĩ mô và vi mô. Kinh nghiệm của một số nước kinh doanh thành đạt trong lĩnh vực xuất khẩu hóa phẩm dầu khí cho thấy cần thiết phải có những tổ chức chuyên trách trong việc nghiên cứu thị trường ngoài mước. Tổ chức này có nhiệm vụ: Thu thập thông tin về cung, cầu, giá cả, dung lượng, khả năng cạnh tranh đối với mặt hàng. Xử lý thông tin, dự báo sản phẩm tiềm năng ở mỗi thị trường cụ thể về các mặt: số lượng, chất lượng, giá cả. Xử lý thông tin nhanh chóng nhằm định hướng sản xuất lâu dài, ổn định, có căn cứ phù hợp với nhu cầu. Cung cấp thông tin về những ưu thế của sản phẩm trong nước và khách hàng thông qua các hội thảo, hội chợ triển lãm quốc tế. Giúp họ hiểu rõ về sản phẩm của Công ty, các dịch vụ ưu việt kèm theo, nhằm tạo ra nhu cầu tiêu thụ. Việc nghiên cứu và tổ chức hệ thống thông tin thường xuyên về thị trường, tạo điều kiện cho người kinh doanh sản xuất, kinh doanh xuất khẩu nắm bắt được những diễn biến của thị trường, đồng thời giúp các cơ quan chức năng 74 của Nhà nước nắm bắt được diễn biến của thị trường để kịp thời ứng phó nhằm thực hiện chức năng điều hành vĩ mô đối với thị trường. Đối với hoạt động xuất khẩu hoá phẩm dầu khí nước ta, để thực hiện tốt công tác này, đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa Tổng công ty Dầu khí và Bộ thương mại . Để phát triển thị trường xuất khẩu, các cơ quan quản lý vĩ mô cần nâng cao vai trò và hiệu quả trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua các hoạt động đàm phán, ký kết thoả thuận song phương và đa phương, định hướng cho các doanh nghiệp phát triển thị trường. Bộ Thương mại có hệ thống các đại diện thương mại nước ngoài, các cơ quan bộ có hệ thống thương vụ, đại diện thương mại của nước ta đặt tại các nước. Đây là những đầu mối quan trọng tổ chức thu thập thông tin thường xuyên cung cấp thông tin một cách nhanh chóng nhất về các bộ phận có chức năng nghiên cứu thị trường, tổ chức thông tin thị trường, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp và người sản xuất. Theo kinh nghiệm các nước, để thúc đẩy xuất khẩu , việc thành lập bộ phận xúc tiến thương mại là rất cần thiết. Tổ chức này có nhiệm thu thập và nghiên cứu thông tin về thị trường nước ngoài, tổ chức triển lãm, hỗ trợ việc thực hiện các chương trình nằm trong chính sách xuất khẩu của Nhà nước và tổ chức hợp tác kinh tế đối ngoại. Tổ chức này tăng cường hợp tác với các tổ chức xúc tiến thương mại của các nước đặt tại Việt Nam trong việc phát triển thị trường. Tuy nhiên, để phát triển thị trường xuất khẩu không chỉ là việc riêng của Bộ Thương mại, Tổng công ty Dầu khí mà đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các địa phương cùng tham gia. Về phía các doanh nghiệp cũng cần phải chủ động, tích cực tìm kiếm thị trường nguồn hàng, vận dụng kinh 75 nghiệm đã được tổng kết qua nhiều năm trong lĩnh vực xuất khẩu hoá phẩm. Trong điều kiện kinh phí có hạn , cũng nên tổ chức các đoàn công tác đi tiếp thị, tổ chức tham quan ,khảo sát ,tham gia hội thảo, hội chợ để học tập kinh nghiệm tiên tiến của nước ngoài, giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm bạn hàng mới. Đối với Công ty DMC, nhiệm vụ của phòng Thương mại thị trường là hết sức cần thiết. Phòng này này phải thường xuyên, thu thập thông tình hình khoan khai thác dầu trên thế giới, những biến động về thị trường hóa phẩm dầu khí qua nhiều kênh thông tin khác nhau , qua các thông báo của nhiều tổ chức về dầu mỏ, các tập đoàn dầu khí lớn, các công ty xuất khẩu hóa phẩm dầu khí có uy tín trên thế giới. Sau khi thông tin được xử lý, một số cung cấp cho lãnh đạo Công ty, cho các cơ quan có liên quan sử dụng vào việc điều hành sản xuất kinh doanh. Để có thị trường ổn định, cần tăng cường hợp tác, liên doanh và kêu gọi đầu tư nước ngoài . đây là giải pháp mà Công ty DMC đang thực hiện rất tốt. Hiện nay các liên doanh của Công ty đang gắp hái nhiều thành công đem lại cho Công ty DMC một nguồn thu đáng kể về việc liên doanh liên kết. Mục đích của việc thực hiện giải pháp phát triển thị trường là xây dựng được một hệ thống thị trường xuất khẩu ổn định ,với những mặt hàng xuất khâủ chủ yếu có kim ngạch xuất khẩu lớn, có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới nhằm ổn định sản xuất, góp phần thực hiện chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu của đất nước. * Hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế nội bộ của Công ty Hệ thống thông tin kinh tế nội bộ được hàm ý là một hệ thống thông tin kinh tế xuyên suốt từ bộ máy lãnh đạo đến từng bộ phận chức năng trong công tin. Nó như một mạch máu nối các bộ phận với nhau, đảm bảo cho quá trình 76 hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được duy trì, thống nhất. Hệ thống thu thập phân loại xử lý, luân chuyển thông tin kinh tế trong nội bộ Công ty cần có sự phân định rõ ràng đến đúng nơi cần thiết, theo đúng mục đích. Những thông tin về sự biến động của thị trường, về nhu cầu sản phẩm mà phòng Thương mại thị trường thu thập được cần phải được phân loại xử lý ngay, nhanh chóng chuyển tới Ban giám đốc để có các quyết định cho các phòng chức năng và các Xí nghiệp sản xuất kịp thời có kế hoạch sản xuất tiêu thụ sao cho phù hợp với những biến động trên thị trường. Bất cứ một sự ách tắc nào trong dòng chảy thông tin nội bộ cũng sẽ làm cho quyết định của lãnh đạo thiếu hiệu quả. * Tăng cường hoạt động Marketing Hoạt động khuyến mãi xuất khẩu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu của Công ty. Các kỹ thuật để thực hiện thông thường là : quảng cáo gây sự chú ý, các hoạt động yểm trợ sản phẩm, các hoạt động xúc tiến bán hàng... Đối với đặc thù sản phẩm của Công ty là hóa phẩm phục vụ công nghiệp khoan khai thác dầu khí việc tăng cường các dịch vụ khoan và giám sát xử lý giếng khoan bằng hoá phẩm của Công ty tại chân giàn khoan là biện pháp hữu hiệu nhất làm tăng uy tín của Công ty, cũng như thu hút sự quan tâm,tin tưởng của các khách hàng đối với chất lượng sản phẩm. Điều này cũng có nghĩa là Công ty cần có một đội ngũ kỹ sư có trình độ chuyên môn cao hơn nũa làm cong tác dịch vụ sau bán hàng. Ngoài ra các hoạt động xúc tiến bán hàng cũng rất quan trọng. Công ty cần tham gia các hội chợ, các hội thảo của ngành dầu khí được tổ chức trong và ngoài nước. Thông qua các hoạt động này Công ty có thể tiếp xúc với thị trường, với khách hàng, nắm bắt được nhu cầu khách hàng, tình hình từng thị trường, kiểm nghiệm và chắt lọc thông tin thu thập được để từ đó có được cơ sở vững chắc bắt tay vào giao dịch, đàm phán, kỹ kết hợp đồng. 77 Công ty cũng cần xem xét nên chăng mở các văn phòng đại diện, các đại lý ở một số khu vực thị trường quan trọng. Mặc dù hoạt động này có chi phí khá cao xong lại đem lại cho Công ty những thông tin sát thực nhất về thị trường và khách hàng mà Công ty đang cần quan hệ. * Nâng cao trình độ nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu cho đội ngũ cán bộ kinh doanh của Côngty. Con người là chủ thể của mọi hoạt động, là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp đòi hỏi phải có những con người có trình độ nghiệp vụ, có kinh nghiệm. Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, người cán bộ làm công tác kinh doanh càng đòi hỏi phải có một trình độ nghiệp vụ vững vàng với những kinh nghiệm thực tế dầy dạn. Có như vậy thì việc xử lý các thông tin thu được về thị trường, khách hàng, nhu cầu các mặt hàng cũng như việc đàm phán ký kết hợp đồng mới thu được hiệu quả cao. Bởi vậy phải tìm mọi biện pháp thích hợp để khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ. Cụ thể là: - Khuyến khích các cán bộ làm việc liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu theo học các khoá học về nghiệp vụ kinh doanh. Đồng thời nâng cao trình độ ngoại ngữ cho lực lượng này. - Có chế độ khuyến khích những cán bộ có điều kiện theo học các lớp ngắn hạn do các chuyên gia nưóc ngoài tổ chức giảng dạy về nghệ thuật đàm phán trong thương mại quốc tế. - Thực hiện cơ chế tiền lương, trả lương theo chức năng, khả năng. Khuyến khích sự sáng tạo, đảm bảo mọi người làm việc có kỷ luật, kỹ thuật và 78 năng suất cao. - Đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm cho từng nhân viên, từng bước nâng cao thu nhập cho cán bộ theo kết quả công việc. Trong thời đại cơ chế thị trường, Công ty có nhiều quan hệ với nhiều đại diện của các công ty nước ngoài đến làm việc, ký kết hợp đồng với những quyền lợi khác nhau, bản sắc văn hoá dân tộc khác nhau nhưng hết thảy đều tôn trọng lẫn nhau. Vì thế các cán bộ nhân viên phải khiêm tốn, tự tin, lịch sự trong giao tiếp, tránh tối đa tình trạng ép thế, bị ép thế để mất lòng tin của khách hàng. * Đổi mới công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Hệ thống tổ chức và quản lý có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nó như một hệ thống xương cốt có tác dụng vận hành sự hoạt động của Công ty. Bởi vậy Công ty cần phải hết sức lưu tâm chú ý. - Luôn có biện pháp kiểm tra, đánh giá sự thống nhất trong hoạt động của hệ thống. Phải có biện pháp tức thời điều chỉnh những lệch lạc trong hệ thống. - Yêu cầu hệ thống phải có tác dụng khuyến khích khả năng sáng tạo độc lập của từng thành viên. Hình thành biện pháp thưởng phạt, khuyến khích kịp thời. - Người đứng đầu các phòng ban, phân xưởng phải chịu trách nhiệm chính về hoạt động kinh doanh của Công ty và hoạt động của phòng, ban, phân xưởng của mình. Không ỷ lại cho cán bộ chuyên trách mà quên đi trách nhiệm lãnh đạo và ra quyết định của mình. Nhận thức rõ những sai lầm trong việc ra quyết định để từ đó có những biện pháp thích hợp xử lý những sai lầm đó. - Đối với các vị trí quan trọng trong các khâu của hoạt động sản xuất kinh doanh, cần bố trí các cán bộ có năng lực, tinh thông nghiệp vụ giữ vai trò chủ 79 chốt và có mức mức lương thoả đáng phù hợp với vai trò, năng lực của họ. - Yếu tố quan trọng để tăng lợi nhuận trong khi thị trường không biến động lớn là áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất và sự cải tiến trong phương pháp quản lý kinh doanh. Vì vậy Công ty cần khuyến khích công nhân và nhân viên của Công ty cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất và quản lý * Giải pháp về vốn và tài chính. Một thực tế đặt ra là Công ty đang gặp khó khăn về vốn. Vốn là phần rất quan trọng góp phần mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty. Yêu cầu về vốn để phát triển kinh doanh của Công ty là rất lớn. Để đủ vốn đầu tư đồng bộ vào các khâu quan trọng, quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh, cần phải có các giải pháp về tài chính. Vay vốn tín dụng của Nhà nước thông qua hệ thống ngân hàng. Hiện nay hầu hết các ngân hàng Thương mại đều hạ thấp lãi suất cho vay. Trong đó Ngân hàng Ngoại thương đã hạ thấp lãi suất trung và dài hạn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Vì vậy vay vốn ngân hàng để kinh doanh là một trong các biện pháp để huy động vốn được thực hiện dưới một số hình thức như: nhờ ngân hàng trả hộ giá trị các hợp đồng nhập khẩu hoặc yêu cầu ngân hàng mở, bảo lãnh các thư tín dụng. Tuy nhiên việc vay vốn của các ngân hàng cũng có một số hạn chế là bị quản lý về tài chính, bị trừ nợ ngay khi có khoản thu về tài khoản. Do vậy một biện pháp huy động vốn khác là huy động từ chính các cán bộ công nhân viên trong Công ty. Đối với khoản vay này Công ty chỉ phải trả mức lãi suất bằng lại suất cho vay của ngân hàng xong thời gian trả lại do Công ty quyết định. Hơn thế vốn vay thuộc sở hữu của chính nhân viên trong Công ty nên thúc đẩy công 80 nhân viên làm việc tích cực, quản lý vốn vay có hiệu quả sao cho bảo toàn được vốn. Đồng thời góp phần tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Ngoài việc huy động vốn từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng, thu hút đầu tư nước ngoài và tham gia hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh cũng là giải pháp quan trọng tháo gỡ về tài chính. Vì để thúc đẩy xuất khẩu phải sử dụng vốn đầu tư vào từng công đoạn của quá trình kinh doanh xuất khẩu, tuy nhiên, chủ yếu dựa vào nội lực thì ta không thể đáp ứng yêu cầu ngay được mà đòi hỏi phải tranh thủ vốn và công nghệ nước ngoài thông qua đầu tư và hợp tác quốc tế . Thông qua đầu tư và hợp tác hai bên cùng có lợi sẽ tranh thủ được một phần thị trường thông qua các hình thức bao tiêu sản phẩm, cho sử dụng các kênh phân phối, sử dụng các nhãn hiệu của các nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác, tranh thủ vốn của các tổ chức kinh tế có quan hệ khách hàng lâu năm với Công ty như: thanh toán trả chậm, ứng trước tiền hàng ... để tạo vốn kinh doanh. Tuy nhiên biện pháp này phải tuân thủ nguyên tắc uy tín, hai bên cùng có lợi. Nhưng dù huy động vốn từ nguồn nào thì vấn đề quan trọng nhất đối với Công ty là phải có kế hoạch sử dụng vốn sao cho có hiệu quả. Nếu sử dụng vốn vay không có hiệu quả rất dễ dẫn tới tình trạng không trả được nợ và nguy cơ có thể bị phá sản.. Chính vì vậy đòi hỏi Công ty phải có một cơ chế quản lý vốn linh hoạt, giải quyết tốt khâu dự báo thị trường, tránh để hàng tồn kho quá nhiều, tiết kiệm chi phí, chống lãng phí hành chính, tập trung vốn đúng trọng điểm. cách: Tóm lại, Công ty cần phải tăng cường các biện pháp quản lý vốn bằng - Qua các số liệu thống kê kế toán, bá cáo tình hình hoạt động tài chín, nguồn hình thành vốn, nguyên nhân gây tăng, giảm vốn trong kỳ, khả năng 81 thanh toán, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn khi xem xét phương án kinh doanh. Giải quyết kịp thời các vấn đề tài chính nảy sinh ngoài dự kiến, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh thông suốt. - Định kỳ, Công ty tiến hành hoạt động kiểm toán và phân tích hoạt động tài chính. Trên cơ sở đó đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn và tìm các nguyên nhân cần khắc phục. - Hoạt động kế toán cần tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kế toán nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung. 2.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu của Công ty DMC : * Các giải pháp giảm chi phí: Thực tế trong hai năm gần đây tổng chi phí của Công ty đã tăng rất nhanh. Vì vậy trong những năm tới cần phải có những biện pháp hữu hiệu để giảm các loại chi phí trong tổng chi phí như: - Chi phí nguyên vật liệu: Do nguồn nguyên liệu của Công ty ở rất xa nơi sản xuất và là nguồn tài nguyên thiên nhiên chịu sự quản lý của Nhà nước, đặc biệt là chịu sự quản lý của địa phương. Dó đó việc thu mua nguyên liệu của Công ty gặp nhiều khó khăn và chịu nhiều chi phí: phí giao dịch, phí vận chuyển, bảo hiểm, hao hụt, thuế tài nguyên, các khoản đóng góp xây dựng sửa chữa đường xá cho địa phương. Tất cả đều góp phần đẩy chi phí nguyên liệu lên cao. Hơn nữa do chính sách của địa phương nên việc thu mua quặng cũng gặp nhiều khó khăn, để đáp ứng khối lượng lớn quặng phục vụ sản xuất cho các hợp đồng xuất khẩu lớn, có lúc Công ty phải huy động thu mua từ tư thương nên giá quặng bị đẩy lên cao và không ổn định. Biện pháp hữu hiệu nhất là Công ty cần xin được giấy phép được 82 quyền khai thác một số mỏ mà Công ty đã khảo sát thấy quặng có hàm lượng cao. Có như vậy Công ty mới chủ động trong việc đảm bảo quặng cho sản xuất, bình ổn giá và yên tâm ký kết các hợp đồng xuất khẩu với khối lượng lớn. Trong công tác vận chuyển nguyên vật liệu về sản xuất, vì khối lượng vận chuyển lớn, liên tục nên Công ty cần tận dụng vị trí xí nghiệp sản xuất gần cảng sông để tổ chức mạng lưới vận chuyển thủy bộ sao cho phù hợp (vì vận chuyển bằng tàu thủy khối lượng lớn sẽ rẻ hơn). Hơn nữa cần đấu thầu vận chuyển nhằm lựa chọn đơn vị vận chuyển có giá cước và phương thức vận chuyển tốt nhất. Như vậy có thể giảm bớt tối đa chi phí vận chuyển nguyên liệu là chí phí chiếm tỷ trọng khá lớn trong chi phí nguyên vật liệu. Công ty cũng cần phải hướng dẫn, theo dõi chặt chẽ công tác quản lý chi phí, lập kế hoạch chi phí sản xuất tạ các xí nghiệp, nhà máy trực thuộc. Phải tính toán sát sao chi phí về nguyên vật liệu để sử dụng một cách hợp lý, tránh dư thừa lãng phí vật tư dẫn đến lãng phí vốn. - Chi phí nhân công: Để giảm bớt chi phí về nhân công cần bố trí lực lượng lao động hợp lý tránh dư thừa lao động. Khống chế mức lao động lao động cũng như đơn giá nhân công không vượt quá quy định cho phép. Những công việc mang tính chất thủ công, đơn giản có thể thuê ngoài để giảm bớt chi phí tiền lương, bảo hiểm... - Chi phí khác: Công ty cần rà soát lại tất cả các chi phí, đặc biệt là chi phí bán hàng. Giảm thiể những khoản chi bất hợp lý. Các chi phí phát sinh phải được cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng tránh lãng phí. * Chính sách giá cả linh hoạt để đẩy mạnh để đẩy mạnh xuất khẩu: 83 Một trong những khía cạnh nâng cao năng lực cạnh tranh của một công ty là có một chính sách giá cả linh hoạt và hợp lý. Do khác hàng của Công ty là những công ty chuyên ngành khoan thăm dò và khai thác dầu khí ở các khu vực trên thế giới, các công ty này đa phần là những công ty lớn nên sự cần thiết là phải tạo một thang giá linh hoạt cho từng loại sản phẩm theo các mức khối lượng hợp đồng, thời gian thanh toán tiền hàng, khách hàng lâu năm. Như vậy sẽ giữ được khách hàng, khuyến khích các khách hàng mua với số lượng lớn. Áp dụng chính sách giá cả linh hoạt, Công ty sẽ tạo được cơ hội tiêu thụ sản phẩm của Công ty nhiều hơn trên thị trường, tăng sản lượng hàng xuất khẩu, từ đó làm tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng doanh thu mạng lại lợi nhuận cao hơn cho Công ty. Công ty có thể áp dụng chính sách giá cả linh hoạt như: - Giảm giá cho các khách hàng đặt hàng với số lượng lớn, giảm giá lũy tiến theo khối lượng đơn đặt hàng hoặc nếu khách hàng thanh toán trả ngay, trả sớm hơn thời hạn. Điều này sẽ khuyến khích khách hàng đặt mua hàng của Công ty với khối lượng lớn và có phương thức thanh toán có lợi cho Công ty. - Có những chính sách ưu đãi giá đối với những thị trường mới và khách hàng mới tiềm năng đem lại lợi ích lớn và lâu dài sau này. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo nguyên tắc không gây thiệt hại cho Công ty. * Nâng cao chất lượng sản phẩm giữ uy tín cho Công ty: Trong quá trình kinh doanh xuất khẩu, việc giữ uy tín đối với khách hàng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong mối quan hệ làm ăn giữa Công ty với bạn hàng. Có được uy tín trên thương trường, Công ty mới giữ được khách hàng và có cơ hội mở rộng thị trường, có thêm nhiều khách hàng mới. Muốn như vậy Công ty phải không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng chất lượng sản phẩm bằng 84 cách: - Đào tạo lại và bồi dưỡng tay nghề cho các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật ở các bộ phận sản xuất. - Đầu tư, nâng cấp các trang thiết bị, phương tiện hiện đại ở các khâu quyết định về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm. - Tìm tòi nghiên cứu, tạo ra những sản phẩm mới để đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao khả năng cung cấp trong ngành công nghiệp dầu khí, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trên đây là một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của Công ty. Hy vọng rằng nó sẽ góp phần vào việc phát triển hoạt động xuất khẩu tại Công ty Dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí (DMC) KẾT LUẬN Hoạt động xuất khẩu đã và đang là hoạt động có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển nền kinh tế mỗi quốc gia, với một nước đang phát triển như nước ta thì hoạt động xuất khẩu chính là con đường để đi tới công nghiệp hóa và hiện đại hóa một cách nhanh nhất. Như bao doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế, Công ty DMC cũng mong muốn để hoạt động xuất khẩu của công ty mình ngày một được đẩy mạnh, mang lại cho Công ty nhiều doanh thu và lợi nhuận, góp phần 85 làm tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Sau thời gian nghiên cứu thực tế công tác xuất khẩu tại Công ty Dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khi (DMC), kết hợp với những kiến thức đã tích lũy trong quá trình học tập tại trường Đại học Ngoại thương, thông qua khóa luận luận này, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến về công tác xuất khẩu hóa phẩm dầu khí của Công ty. Nhưng do điều kiện thời gian và kiến thức còn hạn chế, chắc chắn khóa luận này sẽ còn rất nhiều sai sót, tôi rất mong sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn có quan tâm tới đề tài này. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn cô Vũ Thị Hiền và cán bộ, nhân viên phòng Thương mại thị trường - Công ty Dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí đã tận tình hướng dẫn giúp tôi hoàn thành khóa luận này. 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình kinh tế ngoại thương của PGS. PTS Bùi Xuân Lưu 2. Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương của PGS. PTS Bùi Xuân Lưu 3. Giáo trình kinh tế ngoại thương – NXB Giáo dục – Trường Đại học Ngoại Thương. 4. Tạp chí kinh tế thế giới 5. Tạp chí Thương mại và báo Thương mại. 6. Tạp chí Business weeks. 7. World Market of Minerals- Metals- NXB Roskill. 8. Tài liệu của OPEC 9. Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm của Công ty Dung dịch khoan và Hoá phẩm dầu khí (DMC). 10. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của Công các năm 2000, 2001, 2002 11. Báo cáo hoạt động xuất khẩu của Công ty qua các năm. 12. Kế hoạch xuất khẩu của Công ty 2000 - 2005. 13. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII - Nhà xuất bản sự thật. 14. Tạp chí Dầu khí và các tài liệu có liên quan. 15. Các luận văn của khóa trước có liên quan đến đề tài. 87 88 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8388.doc
Tài liệu liên quan