Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ 2H

LỜI NÓI ĐẦU Sản suất kinh doanh dưới bất kỳ hình thái kinh tế xã hội nào , vấn đề được đề cập đến trước tiên đó là hiệu quả . Năng suất , chất lượng và hiệu quả của mọi nền sản xuất và thương mại . Điều quyết định để doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không là doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không ? Muốn vậy doanh nghiệp phải sử dụng vốn sao cho có hiệu quả cao nhất . Vấn đề ở đây là phải làm gì , phải làm như thế nào để đạt được điều đó . Qua quá trình học tập tại trườn

doc59 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ 2H, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g và thực tập tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ 2H , nhận thức được tầm quan trọng của hiệu quả sử dụng vốn lưu động đối với sự tồn tại và phát triển của công ty , em quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài “ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ 2H ’’ . Chuyên đề ngoài phần mở đầu và phần kết luận , danh mục tài liệu tham khảo ra còn có 3 phần . Phần I : Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH thương mại và dịch vụ 2H . Phần II : Thực trạng quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ 2H . Phần III : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ 2H . PHẦN I : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ 2H 1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ 2H thành lập tháng 3 năm 2001, theo luật Công ty và luật Doanh nghiệp tư nhân (tháng 12 năm 1990). Trụ sở giao dịch Tại số nhà 364 đường Đê La Thành , Phường Ô Chợ Dừa , Quận Đống Đa – HN văn phòng giao dịch tại số nhà 7 ngõ 161 phố Thái Hà Ngay từ những ngày đầu khi mới được thành lập công ty đã gặp không ít khó khăn do sự chuyển đổi cơ chế và tính cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Mặt khác, công ty thuộc loại hình doanh nghiệp nhỏ, lại mới thành lập, vốn đầu tư ít, phạm vị kinh doanh hẹp nên khó khăn càng chồng khó khăn. Nhưng bằng sự lãnh đạo sáng suốt của ban giám đốc , hội đồng quản trị và tinh thần làm việc hết mình của đội ngũ cán bộ công nhân viên, công ty đã dần bắt kịp trình độ phát triển kinh tế của đất nước, từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Doanh thu và lợi nhuận không ngừng tăng lên, đời sống cán bộ, công nhân viên ngày càng được cải thiện. 1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU CỦA CÔNG TY. 1.2.1 Chức năng của công ty. Công ty có chức năng là tổ chức mua bán, xuất nhập khẩu và liên doanh hợp tác đầu tư để khai thác có hiệu quả các nguồn vật tư nguyên liêụ hàng hoá nhằm tìm kiếm lợi nhuận cho doanh nghiệp và làm giàu cho đất nước. - Lĩnh vực hoạt động kinh doanh: + Mua bán trang thiết bị văn phòng , văn phòng phẩm. +Sản xuất mua bán hàng thủ công mỹ nghệ . + Sản xuất , mua bán các sản phẩm từ nhựa +Tư vấn đầu tư xây dựng ( không bao gồm dịch vụ thiết kế ) +Xây dựng các công trình dân dụng , công nghiệp , giao thông thuỷ lợi , cơ sở hạ tầng . + Mua bán vật liệu xây dựng + Mua bán , lắp đặt linh kiện điện tử + Đại lý mua , đại lý bán , ký gửi hàng hoá. +Xuất khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh. 1.2.2 Nhiệm vụ của công ty - Xây dựng chiến lược phát triển ngành hàng, lập kế hoạch, định hướng phát triển dài hạn, trung hạn, ngắn hạn của công ty. - Tổ chức các hoạt động kinh doanh và đầu tư phát triển theo kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu chiến lược của công ty. - Thực hiện phương án đầu tư chiều sâu các cơ sở kinh doanh của công ty nhằm đem lại hiệu quả kinh tế trong kinh doanh. - Kinh doanh theo ngành nghề đã đăng kí, đúng mục đích thành lập doanh nghiệp. Thực hiện những nhiệm vụ mà Nhà nước giao. - Đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện đầy đủ các chế độ, Chính sách của Nhà nước đối với công nhân . 1.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý điều hành của công ty. Cơ cấu tổ chức quản lý điều hành của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ 2H được tổ chức theo luật Doanh nghiệp Nhà nước và điều lệ công ty do Sở kế hoạch và Đầu tư phê duyệt. Hiện nay, công ty có bộ máy quản lý điều hành gồm: 1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc, Phòng kinh doanh, Phòng kế toán, Thủ quỹ, Thủ kho . Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ 2H theo mô hình trực tuyến - chức năng- Cơ cấu quản trị này đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ 2H. P.KẾ TOÁN BÁN BUÔN BÁN LẺ THỦ QUỸ THỦ KHO GIÁM ĐỐC PGD. TỔ CHỨC PGD.KINH DOANH P.KINH DOANH Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy: - Giám đốc thực hiện chức năng quản lý, giám sát, hoạch định chiến lược và điều hành chung mọi hoạt động của công ty. - Phó giám đốc kinh doanh: trực tiếp điều hành hoạt động của phòng kinh doanh và có trách nhiệm báo cáo tình hình kinh doanh của toàn công ty cho giám đốc để từ đó có thể đề ra được chiến lược và phương thức kinh doanh phù hợp với biến động của thị trường. - Phó giám đốc tổ chức trực tiếp chỉ đạo phòng kế toán và đảm nhiệm chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc trong việc tổ chức quản lý, đổi mới doanh nghiệp, sắp xếp tổ chức lao động hợp lý, chính sách tuyển dụng, phân công lao động, phân công công việc phù hợp với khả năng, trình độ chuyên môn của từng người để có được hiệu suất công việc cao nhất. - Phòng kinh doanh tham mưu giúp việc cho giám đốc kinh doanh trong các lĩnh vực nghiên cứu thị trường, giá cả hàng hoá dịch vụ, khả năng tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu nguồn hàng. Ngoài ra, phòng còn có thể trực tiếp ký kết các hợp đồng mua bán hàng hoá dịch vụ. - Phòng kế toán có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ giao dịch với ngân hàng và các cơ quan thuế. Ngoài những chức năng trên phòng còn có chức năng thống kê, hạch toán phân tích lỗ lãi của các đơn vị từ đó phản ánh lại với lãnh đạo doanh nghiệp để có kế hoạch cho các chu kỳ kinh doanh tiếp theo. - Các đơn vị bán buôn trực tiếp giao hàng cho các đại lý bán buôn cấp dưới và các đại lý bán lẻ trong cả nước để tiếp tục thực hiện quá trình lưu thông hàng hoá. - Các đơn vị bán lẻ trực tiếp bán cho người tiêu dùng, thực hiện đầy đủ quy luật giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá, dịch vụ. Thông qua hoạt động bán lẻ công ty có thể nắm bắt nhu cầu thực sự, mức độ thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng, từ đó có kế hoạch phù hợp với những biến động của thị trường. - Thủ quỹ có chức năng quản lý lượng tiền trong kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện việc thu, chi theo chỉ đạo của Ban giám đốc. - Thủ kho có nhiệm vụ quản lý khối lượng hàng hoá xuất nhập kho, có kế hoạch bảo quản, chống hao hụt, đảm bảo giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty tương đối gọn nhẹ, có sự phân định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của từng cán bộ, nhân viên, từng bộ phận dưới sự chỉ đạo cao nhất của Tổng giám đốc. Do có một cơ cấu quản lý gọn nhẹ nên công ty đã giảm bớt những khoản chi phí không cần thiết trong việc điều hành và quản lý bộ máy của công ty. 1.3. CÁC NGUỒN LỰC CỦA CÔNG TY. 1.3.1 Vốn của công ty. Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ 2H là một doanh nghiệp tư nhân do đó nguồn vốn chủ yếu của công ty là vốn chủ sở hữu và một phần là vốn vay của các tổ chức tín dụng. Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn của công ty. Đơn vị tính: triệu đồng (Nguồn số liệu do Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ 2H cung cấp). Qua bảng số liệu trên ta có thể thâý tổng số vốn của công ty tăng dần qua các năm. Trong cơ cấu nguồn vốn thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng cao và mức tỷ trọng này có xu hướng tăng dần. Tỷ trọng vốn lưu động tăng thể hiện được vai trò thật sự của một doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường, là chú trọng vào việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh và mặt hàng kinh doanh. 1.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật. Cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò rất quan trọng, nó là cơ sở để doanh nghiệp tiến hành kinh doanh. Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ 2H là một doanh nghiệp tư nhân nên lượng vốn đầu tư vào cơ sở vật chất, kỹ thuật chưa được nhiều. 1.3.3 Nguồn nhân lực Lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty không thể kinh doanh hiệu quả nếu đội ngũ lao động trong công ty không được đào tạo, bố trí hợp lý và phù hợp với chức năng vị trí kinh doanh. Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ 2H là một doanh nghiệp có quy mô vừa với 40 lao động làm việc trong các lĩnh vực khác nhau và được bố trí sắp xếp hợp lý, đồng thời với việc tinh giản bộ máy quản lý là việc đào tạo và phát triển cán bộ quản lý, nâng cao trình độ nghiệp vụ. Năm 2005 công ty sử dụng 40 lao động, trong đó 20 người có trình độ đại học chiếm 50%, 10 người có trình độ trung cấp chiếm 25%, 10 người có trình độ sơ cấp chiếm 25%. 1.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY THỜI KỲ 2002 - 2005 1.4.1 Đặc điểm tình hình kinh doanh của công ty Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ 2H là một công ty kinh doanh thương mại nên đặc điểm kinh doanh của công ty là kinh doanh tổng hợp các mặt hàng tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sản xuất trong nước và xuất khẩu. 1.4.1.1 Mặt hàng kinh doanh Sản phẩm của công ty gồm nhiều loại khác nhau như: các bao bì từ nilong , các mặt hàng điện tử ,vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ ,..... Các mặt hàng kinh doanh là những hàng hoá có chất lượng cao có uy tín trên thị trường và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. 1.4.1.2 Thực trạng về tổ chức nguồn hàng của công ty Tổ chức nguồn hàng là khâu quan trọng và là tiền đề để thực hiện doanh số bán ra của công ty. Hàng hoá cung ứng cho công ty có nhiều nguồn khác nhau, mỗi nguồn có mặt hàng, khối lượng, chất lượng và giá cả khác nhau. Vì vậy công ty phải chú trọng nghiên cứu nguồn hàng và lựa chọn người cung ứng, phải tìm được nguồn cung ứng ổn định, có uy tín trên thị trường, chất lượng tốt, mẫu mã phong phú và giá cả hợp lý. Sau đây là tình hình tổ chức nguồn hàng của công ty trong thời gian qua: - Trên cơ sở đánh giá thị trường, nắm bắt nhu cầu để lựa chọn mặt hàng đầu tư theo hình thức như: ký kết hợp đồng mua hàng hoá theo thời vụ, có kế hoạch nhập khẩu những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được, những mặt hàng trong nước sản xuất được nhưng chưa đủ đáp ứng nhu cầu, nhằm mục đích tạo khả năng cạnh tranh và chi phối thị trường. - Kiên trì bám sát các cơ sở, các nhà sản xuất lớn có hàng uy tín trên thị trường, xây dựng mối quan hệ tốt, lâu dài với các nhà cung cấp - Củng cố mặt hàng truyền thống của công ty và chú trọng khai thác, phát triển các mặt hàng mới, hàng thay thế có chất lượng tốt hơn nhằm đa dạng hoá sản phẩm. - Tổ chức khai thác nguồn hàng dưới nhiều hình thức nhằm tạo lợi thế trong cạnh tranh như: bao tiêu phần lớn sản phẩm của các nhà sản suất, ứng trước vốn lấy hàng khi vào thời vụ tiêu thụ, đặt hàng theo nhu cầu, nhận đại lý hoặc mua trả chậm để tránh căng thẳng về vốn, tạo đủ lực lượng hàng hoá để tổ chức bán ra có hiệu quả cao. - Công ty không ngừng củng cố và hoàn thiện hơn mối quan hệ với các nhà sản xuất, các đơn vị xuất nhập khẩu và các bạn hàng khác trong và ngoài nước - Chủ động kí kết hợp đồng ngay từ đầu năm để các nhà sản xuất bố trí kế hoạch kịp thời - Quá trình giao nhận hàng hoá kịp thời và luôn thanh toán sòng phẳng, một số mặt hàng phục vụ nhu cầu lễ tết công ty đã ứng tiền trước để giữ hàng, giữ giá và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị xuất kinh doanh - Không mua hàng chậm luân chuyển, hàng kém phẩm chất. Hàng mua về phải đảm bảo bán được ngay, không để tồn kho gây ứ đọng. 1.4.1.3 Tình hình tiêu thụ hàng hoá của công ty thời kỳ 2002 - 2005 Bán hàng là giai đoạn cuối cùng của hoạt động kinh doanh, có bán được hàng mới có doanh thu và lợi nhuận Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của bán hàng công ty đã không ngừng củng cố, xây dựng các biện pháp bán hàng phù hợp với sự thay đổi chung của nền kinh tế và nhu cầu thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng. Trong vòng ba năm qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng công ty cũng đã đưa ra nhiều giải pháp thích hợp, quay vòng vốn nhanh, không ngừng củng cố, thiết lập mối quan hệ với bạn hàng, giữ chữ tín trong kinh doanh. Mối quan hệ đó được thể hiện: - Bán giữ giá đối với những khách hàng đã trả tiền trước - Quản lý và và sử dụng mọi nguồn vốn, chủ động lập kế hoạch vay vốn tại ngân hàng và tìm nhiều biện pháp trả tiền khế ước vay ngân hàng đúng hạn. - Việc thực hiện văn minh thương nghiệp cũng có nhiều chuyển biến tốt, giữ được chữ tín với bạn hàng nên có nhiều khách hàng đến với công ty như thương nghiệp các tỉnh, các huyện, các cơ quan đơn vị và các nhà buôn lớn nhỏ khác - Điều quyết định thành công trong kinh doanh là nắm bắt được thông tin nhanh nhạy, chính xác, đi sâu vào tìm hiểu nhu cầu nguyên liệu, phụ liệu của các nhà sản xuất và các đối tượng tiêu thụ hàng hoá để không ngừng mở rộng thị trường, tăng thêm ngành hàng, mặt hàng kinh doanh. Lượng hàng bán ra đã bình ổn giá cả thị trường, không để những cơn sốt về hàng hoá do nguyên nhân thiếu hàng. Những mặt hàng công ty kinh doanh luôn có mặt trên thị trường. Ngoài những mặt hàng chính công ty còn đẩy mạnh kinh doanh những mặt hàng có giá trị như: mỹ phẩm cao cấp, rau quả nhập khẩu, quần áo may sẵn đưa doanh số của công ty ngày càng cao hơn. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác tiêu thụ của công ty vẫn còn nhiều nhược điểm và tồn tại: - Chưa chú trọng đầu tư phát triển thị trường toàn diện, hệ thống kênh tiêu thụ chưa đủ mạnh, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, mạng lưới bán hàng còn bị động, lệ thuộc vào cơ sở. - Phần lớn các đơn vị và cán bộ nghiệp vụ chưa mở rộng được thị trường, chủ yếu còn theo đường mòn, sẵn có quen thuộc nhỏ , lẻ và không ổn định lâu dài - Công tác xuất nhập khẩu trực tiếp diễn ra còn chậm, còn thiếu người, thiếu kiến thức và kinh nghiệm. Một số mặt hàng nhập khẩu tiêu thụ chậm, giá liên tục hạ có phần do yếu tố khách quan, nhưng nghiêm túc đánh giá lại thì do cán bộ chưa nhạy cảm, chưa đánh giá đúng thị trường. - Công tác kinh doanh chuyên sâu chưa đầu tư đúng mức vào những ngành hàng, mặt hàng mang tính định hướng phát triển lâu dài của công ty. - Hàng cao cấp chuyên ngành chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường như hàng mỹ phẩm cao cấp, đồ uống bằng thuỷ tinh pha lê, đồng hồ các loại... 1.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Những năm gần đây do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực làm cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nước ta giảm sút mạnh dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chững lại. Năm 2004 , Thị trường hàng tiêu dùng vẫn trong tình trạng cung lớn hơn cầu, việc tiêu thụ các mặt hàng tồn kho gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng khi thực hiện hai luật thuế mới là thuế VAT và thuế Thu nhập doanh nghiệp, mức thuế VAT cao hơn thuế doanh thu trong khi đó giá không tăng đã làm giảm hiệu quả kinh doanh so với năm 2003 . Bước sang năm 2005, trước những khó khăn nảy sinh Nhà nước đã đưa ra nhiều giải pháp phù hợp với tình hình thực tế như : tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất trong nước, đẩy mạnh các biện pháp kích cầu tiêu dùng, điều chỉnh thuế suất thuế VAT đối với một số mặt hàng.... Những biện pháp trên đã tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của công ty theo chiều hướng tích cực làm cho doanh thu tăng lên một cách đáng kể trong năm 2005 ( xem bảng 2). Bảng 2: Cơ cấu doanh thu theo nhóm hàng kinh doanh. Đơn vị tính: triệu đồng (Nguồn số liệu do Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ 2H cung cấp). Qua bảng số liệu trên có thể rút ra mấy nhận xét sau: Doanh thu thuần của công ty năm 2004 giảm 9,38% tức là giảm 5.127 triệu đồng so với năm 2003. Năm 2005 so với năm 2004 doanh thu thuần tăng 6,31% tức tăng 3.125 triệu đồng. Trong cơ cấu doanh thu thuần thì doanh thu từ nhóm hàng hoá chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu của toàn công ty. Mức tỷ trọng này tuy không thật sự ổn định nhưng mức xê dịch là không đáng kể. Mức tỷ trọng của nhóm kinh doanh dịch vụ kho tàng thấp nhưng nó đang có xu hướng tăng qua các năm. Còn các nhóm hàng khác có sự tăng giảm không đáng kể. PHẦN II : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ 2H 2.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY. 2.1.1 Những nhân tố bên trng công ty 2.1.1.1 Lĩnh vực sản suất kinh doanh Công ty TNHH thương mại và dịch vụ 2H là công ty tư nhân lĩnh vực hoạt động thương mại là chủ yếu . Do đó cơ cấu vốn và tài sản của công ty mang đặc trưng của nghành này , do đó công ty 2H có tỷ trọng vốn lưu động lớn hơn vốn cố diịnh rất nhiều . Khi lượng vốn lưu chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn thì hiệu quả sử dụng vốn chung phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả sử dụng vốn lưu động từ đó phải phân tích vòng quay sức sinh lời của vốn lưu động và từ đó đưa ra các giải pháp đẩy nhanh vòng quay vốn lưu động , tăng sức sinh lời cuă vốn lưu động . 2.1.1.2 Đặc điểm về sản phẩm của công ty Công ty TNHH thương mại và dịch vụ 2H chủ yếu là làm dịch vụ nên sản phẩm chủ yếu là các thiết bị văn phòng , văn phòng phẩm và các loại đồ ghỗ nhập từ các công ty về để bán hoặc gia công sản phẩm theo đơn đặt hàng . 2.1.1.3 Đặc điểm về nguyên vật liệu Trong sản xuất nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng 60-70% giá trị sản phẩm . Mà công ty TNHH thương mại và dịch vụ 2H là làm thương mại là chủ yếu do đó vốn lưu động của công ty phần lớn nằm trong trong sản phẩm nhập về . Công ty thường sử dụng nhiều loại sản phẩm nên rất phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu sản xuất ra sản phẩm đó , ngoài ra công ty còn ra công một số mặt hàng về túi nilon nên phụ thuộc vào nguồn phôi nhập ngoại . 2.1.14 Đặc điểm về công nghệ sản xuất Để phục vụ cho sản xuất & công ty sử dụng các loại máy móc thiết bị như dây truyền sản xuất túi nilon , máy trộn bê tông , nhà xưởng gia công đồ nội thất ... đây là các máy móc có giá trị cao thời gian hao mòn dài .Việc quản lý và sử dụng tốt các tài sản này sẽ cạnh tranh cho công ty . 2.1.2 Những nhân tố bên ngoài . 2.1.2.1 Đặc điểm về khách hàng Khách hàng chủ yếu của công ty là các doanh nghiệp và công ty tư nhân , mỗi khách hàng có khả năng tài chính riêng và khả năng thanh toán riêng . nên công ty có những kế hoạch huy động sử dụng vốn lưu động cho phù hợp , phải có kế hoạch nhập hàng về kho đảm bảo cung cấp cho khách hàng đầy đủ 2.1.2.2 Chủ chương chính sách của nhà nước . Nhà nước chủ chương đẩy mạnh việc huy động vốn trung và dài hạn , điều này có nghĩa làn nguồn cung cấp vốn tăng lên cơ hội cho việc tài trợ cho vốn trung và dài hạn dễ dàng hơn với chi phí có thể thấp hơn . Chính phủ khuyến khích xúc tiến thành lập thị trương chứng khoán , thị trường chứng khoán ra đời chúng tỏ phát triển thị trường vốn và tiền tệ , công ty dễ dàng huy động vốn thêm vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu . Về chính sách thuế hiện nay nhà nước đang áp dụng phổ biến phương pháp tính thuế VAT đã tránh cho công ty phải chịu những khoản thuế chồng chéo . 2.2 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY 2.2.1 Kết cấu vốn kinh doanh của Công ty Biểu 03: Kết cấu vốn kinh doanh Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm2003 Năm2004 Năm2005 Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền TT % Tổng vốn kinh doanh BQ 1.Vốn lưu động BQ 2.Vốn cố định BQ 2.756 2.590 166 100 94 6 2.874 2.623,96 250,04 100 91.3 8.7 2.995 2.740,43 254,58 100 91.5 8.8 3,287 3.014,18 272,84 100 91.7 8.3 Nguồn số liệu: Báo cáo tình hình tăng giảm vốn kinh doanh của Công ty qua các năm 2002 -2005 Công ty TNHH thương mại và dịch vụ 2H là một doanh nghiệp được thành lập và hoạt động dưới sự cho phép và quản lý của sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội, vừa thực hiện chức năng kinh doanh thương mại, vừa tiến hành hoạt động dịch vụ, nhưng trong đó chức năng kinh doanh thương mại là chủ yếu, do đó vốn lưu động là loại vốn chủ yếu và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh của Công ty. Điều này được minh chứng qua biểu 02, số vốn lưu động sử dụng bình quân của Công ty qua 4 năm luôn chiếm tỷ trọng rất cao, trên 80% tổng giá trị vốn kinh doanh ,đồng thời qua biểu này quy mô kinh doanh của Công ty năm 2005 so với năm 2002 đã tăng lên một cách rõ rệt phản ánh số vốn lưu động và vốn cố định đều tăng mạnh. Đi vào cụ thể ta thấy, tổng số vốn kinh doanh mà Công ty sử dụng năm 2003 là 2.874 triệu đồng, tăng 118 triệu đồng, tăng 4,21% so với năm 2002. Trong đó, vốn cố định sử dụng năm 2003 là 254 triệu đồng, tăng 88 triệu đồng, với tốc độ tăng là 53% so với năm 2002, nhưng nếu xét về tỷ trọng thì tỷ trọng vốn cố định trong tổng vốn kinh doanh của công ty giảm 1,96%. Bên cạnh đó, ta cũng thấy được vốn lưu động sử dụng của công ty năm 2003 so với năm 2002 cũng tăng một cách đáng kể, đạt 2.623,96 triệu đồng, tức là tăng 33,96 triệu đồng, với tốc độ là 13,1% đồng thời tỷ trọng vốn lưu động trong tổng vốn kinh doanh của công ty năm 2003 cũng tăng là 1,96%. Năm 2004 vốn kinh doanh là 2.995 triệu đồng , tăng so với năm 2003 là 121 triệu đồng tức là tăng 4,21% trong đó vốn lưu động năm 2004 là 2.740,43 triệu đồng tăng so với năm 2003 116,47 triệu đồng với tốc độ tăng 4,43% bên cạnh đó ta cũng thấy được vốn cố định năm 2004 là 254,58 triệu đồng tăng so với năm 2003 là 4,18 triệu đồng . Năm 2005 vốn kinh doanh 3.287 triệu đồng trong đó vốn lưu động là 3.014,18 triệu đồng tăng so với năm 2004 là 273,57 triệu đồng tức là tăng 9,99% bên cạnh đó vốn cố định năn 2005 là 272,84 triệu đồng tăng so với năm 2004 là 18,62 triệu tức tăng 7,3& . Điều này cho thấy, cùng với việc mở rộng quy mô dịch vụ kinh doanh được minh chứng bằng việc tăng mạnh tổng vốn kinh doanh thì Công ty cũng ngày càng chú trọng và quan tâm vào vấn đề làm sao để luôn gia tăng được vốn lưu động của mình, bởi đối với mỗi DNTM nói chung và với Công ty TNHH thương mại và dịch vụ 2H nói riêng thì vốn lưu động là loại vốn vô cùng quan trọng, góp một phần lớn vào sự thành công hay thất bại trong mỗi hoạt động kinh doanh. 2.2.2. Kết cấu vốn lưu động của Công ty: Biểu 04: Kết cấu vốn lưu động Đơn vị tính : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm2003 Năm2004 Năm 2005 Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT (%) Tổng số vốn lưu động BQ I. Vốn bằng tiền BQ 1. Tiền mặt tại quỹ 2. Tiền gửi ngân hàng II. Các khoản phải thu BQ 1. Phải thu của khách hàng 2. Trả trước cho người bán 3. Phải thu nội bộ 4. Khấu trừ thuế VAT 5. Phải thu khác III. Hàng tồn kho BQ 1. Hàng hoá, sản phẩm gửi bán 2.H.hoá, s.phẩm, CCDC tồn kho 3.C.phí SXKD-XD C.trình d.dang IV. Vốn lưu động khác BQ 1. Tạm ứng 2. Chi phí trả trước 3.Thế chấp, ký quỹ ngắn hạn 2.590 759,647 14,763 774,884 879,046 760,165 36,001 78,477 0,259 4,144 942,501 0,259 805,749 136,493 8,806 7,511 1,012 100 29,33 0,57 28,76 33,94 29,35 1,39 3,03 0,01 0,16 36,39 0,01 31,11 5,27 0,34 0,29 0,05 2.623,96 811,855 14,965 780,790 783,7767 665,1738 36,473 79,506 0,2623 4,197 1.117,80 2,612 962,993 140,644 79,505 51,954 27,551 100 30,94 0,57 29,76 29,87 25,35 1,39 3,03 0,01 0,16 42,16 0,1 36,7 5,36 3,03 1,98 1,05 2.740,43 860,501 15,620 810,721 793,080 667,294 38,092 83,035 0,41 0,43 1.189,072 4,111 1.017,957 167,166 95,915 62,756 33,151 100 31,33 0,57 30,76 28,94 24,35 1,39 3,03 0,015 0,16 43,39 0,15 37,14 6,1 3,5 2,29 1,21 3.014,18 975,991 17,181 910,027 1.020,902 840,052 41,897 91.3295 0,512 0,507 1.343,118 7,716 1.148.402 189,893 122,072 93,459 28,634 100 32,38 0,57 31,76 33,87 29,35 1,39 3,03 0,017 0,16 44,56 0,16 38,10 6,3 4,05 3,10 0,95 Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2002 - 2005 ( lấy số bình quân) Xét về kết cấu vốn lưu động, ta thấy vốn hàng hoá dự trữ của công ty chiếm tỷ trọng khá lớn và có xu hướng tăng dần: 942,501 triệu đồng chiếm tỷ trọng 36,39% năm 2002 tăng lên thành 1.117,807 triệu đồng chiếm tỷ trọng 42,16% tổng số vốn lưu động năm 2003 tăng lên thành 1.189,072 chiếm tỷ trọng 43,39% tổng số vốn lưu động năm 2004 , năm 2005 tăng lên thành 1.343,118 tức là chiếm tỷ trọng 44,56% tổng vốn lưu động . Trong đó, hàng hoá là hàng tiêu dùng tồn kho và các sản phẩm thuộc hàng tiêu dùng có giá trị tăng mạnh nhất, so với năm 2002 thì tăng 1.117,80 triệu đồng, tốc độ tăng là 118,63%., năm 2005 1.343,118 tăng so với năm 2004 là 113 % . Đây là điều dễ hiểu đối với một công ty kinh doanh trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, một lĩnh vực luôn đầy rẫy sự biến động, do đó gia tăng dự trữ ở công ty là một điều cần . Do trong năm 2005, công ty dùng vốn lưu động để tăng dự trữ hàng hoá nên ảnh hưởng đến tỷ trọng vốn bằng tiền của công ty. Lượng vốn bằng tiền của công ty năm 2005 tăng hơn năm 2004 là 115 triệu đồng nhưng tỷ trọng của lượng vốn bằng tiền trong tổng vốn lưu động lại giảm 4,39%. Đi vào cụ thể ta thấy tuy tỷ trọng giảm nhưng về mặt tuyệt đối cả tiền mặt lẫn tiền gửi ngân hàng đều tăng mạnh so với năm 2004, giá trị tiền gửi ngân hàng tăng 180 triệu đồng, tiền mặt tăng 20 triệu đồng cho thấy công ty đã chủ động hơn trong kinh doanh. Với mức tăng tuyệt đối về giá trị khá lớn này chúng ta có thể thấy được rằng cũng khó có thể có khả năng ảnh hưởng xấu được đến khả năng thanh toán, khả năng huy động vốn tức thời hay ảnh hưởng đến uy tín hoặc khả năng thực hiện cơ hội mới trong kinh doanh của công ty. Một bộ phận khác trong tổng nguồn vốn lưu động đó là các khoản phải thu. Thông qua biểu 04 ta thấy các khoản phải thu năm 2005 tăng 2.423.957,9 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 98,2%, trong đó khoản phải thu của khách hàng tăng mạnh nhất và chiếm một tỷ trọng đáng kể, so với năm 2004 nó tăng 1.748.543,3 nghìn đồng với tốc độ tăng là 81,92%. Điều này công ty cần phải xem xét để có biện pháp hữu hiệu trong công tác thu hồi nợ và tìm hiểu xem các bạn hàng, khách hàng của mình có tin tưởng và thường xuyên giữ chữ tín trong quan hệ mua bán không. Công ty cần tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó là khoản phải thu nội bộ cũng tăng một lượng đáng kể, tăng 550.776,4 nghìn đồng, điều này cũng đặt công ty trước một nhiệm vụ là trong năm tới làm sao phải nhanh chóng thu hồi và giảm thiểu được khoản này. Và cuối cùng là vốn lưu động khác bao gồm các khoản tạm ứng, các chi phí trả trước, các khoản thế chấp ký quỹ ký cược ngắn hạn. Vốn lưu động khác của công ty là 8,806 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,34% vào năm 2002, đến năm 2005 thì tăng 122,074 triệu đồng và đạt tỷ trọng 4,05%. Như vậy kết cấu vốn lưu động trong 4 năm 2002 - 2005 của công ty có sự thay đổi khá lớn. Trong năm 2005 số vốn bằng tiền của công ty chiếm 23,38%, các khoản phải thu chiếm 27,87%, vốn hàng hoá dự trữ chiếm 44,56% và vốn lưu động khác chiếm 4,05% trong tổng số vốn lưu động của công ty. Vốn lưu động được hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau, do vậy tính trách nhiệm về mặt tài chính và pháp lý của từng loại cũng khác nhau. Chính vì điều này mà việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động phải xem xét đến cơ cấu nguồn vốn lưu động. 2.2.3. Nguồn hình thành vốn lưu động của Công ty: Là một công ty được thành lập và hoạt động dưới sự cho phép và quản lý của Sở kế hoạch & Đầu tư vốn lưu động của công ty TNHH thương mại và dịch vụ 2H gồm những nguồn sau - Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm vốn lưu động do Giám đốc hoặc các cổ đông huy động và vốn lưu động được bổ sung từ thu nhập chưa phân phối. - Nguồn vốn đi vay ngắn hạn Ngân hàng. - Nguồn vốn khác: là nguồn vốn đi chiếm dụng gồm các khoản phải trả người bán, phải trả nội bộ , phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp. Như đã trình bày ở trên, vốn lưu động sử dụng của công ty qua các năm vừa qua là rất lớn nhưng để có được một cái nhìn toàn diện hơn về tình hình quản lý sử dụng vốn lưu động của công ty, ta xem xét đến kết cấu các nguồn hình thành nên vốn lưu động của Công ty qua Biểu 05 Biểu 05: Nguồn vốn lưu động của Công ty Đơn vị tính:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm2003 Năm2004 Năm 2005 Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT (%) Tổng số vốn lưu động BQ I. Nguồn vốn chủ sở hữu - Do chủ DN bổ xung - Do DN tự bộ xung II Nguồn vốn vay BQ III Nguồn vốn khác 2.590 796,425 680,85 187,775 1.278,165 510 100 30,75 23,5 7,25 49,35 20 2.623,96 806,677 616,63 190,23 1.294,923 524,792 100 30,75 23,5 7,25 51,35 20 2.740,43 842,682 644,001 198,682 1.352,402 548,086 100 30,75 23,5 7,25 55,65 20 3.014,18 1.077,569 708,332 218,528 1.487,497 602,836 100 35,75 23,5 7,25 57,30 20 Nguồn số liệu: Báo cáo tình hình huy động vốn lưu động của công ty năm 2002 - 2005 Thông qua biểu ta thấy, tuy nguồn vốn lưu động sử dụng của công ty là rất lớn nhưng nguồn vốn chủ sở hữu năm 2002 của công ty chỉ chiếm 30,75% tổng nguồn VLĐ, đạt 796,425 triệu đồng. Mặt khác do đặc điểm kinh doanh của mình là nguồn hàng hàng tiêu dùng đa số phải nhập khẩu nên lượng vốn lưu động cần cho từng lần nhập là rất lớn chính vì điều này mà nguồn vốn vay của đơn vị chiếm tỉ trọng tương đối cao, năm 2002 chiếm tỉ trọng 49,35%. Sang năm 2005, nguồn vốn chủ sở hữu công ty tăng 1.077,569 triệu đồng với tốc độ tăng rất cao 97,2%, tuy nhiên do các nguồn khác cũng tăng mạnh nên xét về tỷ trọng thì tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn lưu động của công ty lại giảm 1,61%. Để đạt được những thành tích như vậy là do năm 2005 Công ty đã vận dụng tối đa nguồn vốn bổ sung từ nguồn tài chính của Ban giám đốc và nguồn vốn bổ sung từ thu nhập chưa phân phối để đầu tư cho vốn lưu động, đồng thời vận dụng tối đa mối quan hệ khách hàng lâu năm với các Ngân hàng trong việc vay vốn phục vụ cho quá trình dịch vụ kinh doanh. Tuy nhiên một điều đáng lưu ý ở đây là tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu lại giảm 1,61%, nó phản ảnh khả năng chủ động trong kinh doanh của công ty có xu hướng chưa được tốt lắm. Một bộ phận khác cấu thành nên vốn lưu động là nguồn khác. Đây là nguồn vốn mà đơn vị đi chiếm dụng của doanh nghiệp khác hoặc những khoản phải trả nội bộ. Với việc sử dụng nguồn vốn này Công ty không phải trả bất cứ khoản lãi nào tạo điều kiện cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Thông qua số liệu bảng trên ta thấy nguồn vốn khác này năm 2005 đã đạt mức 602,683 triệu đồng, tăng 122,355 triệu đồng so với năm 2002. Tuy nhiên tỷ trọng của nguồn vốn này cũng giảm 0,91%. Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, thiếu vốn để đưa vào dịch vụ kinh doanh là tình trạng khá phổ biến đối với các doanh nghiệp. Chính vì lí do này mà nguồn vốn vay đóng vai trò rất quan trọng trong kinh doanh. Năm 2002 nguồn vốn vay của công ty là 1.278,165 triệu đồng chiếm tỷ trọng 49,35% năm 2005 là 1.487,497 triệu đồng chiếm tỷ trọng 49,35%. Cách thức tài trợ này có ưu điểm là Công ty có thể chủ động vay mượn và hoàn trả phù hợp với nhu cầu dịch vụ ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32848.doc
Tài liệu liên quan