Hoàn thiện các điều kiện cần thiết để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam

Phần mở đầu Trong lịch sử tồn tại của bất kì một quốc gia nào trên thế giới, việc phát triển kinh tế luôn là vấn đề phải quan tâm. Nó cũng là mục tiêu của các quốc gia để tạo một nền kinh tế vững mạnh, kéo theo sự ổn định về chính trị, lành mạnh về văn hoá, xã hội... Quá trình phát triển nền kinh tế của Việt Nam, sau khi chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, việc xác định những chính sách phát triển cụ thể là

doc85 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện các điều kiện cần thiết để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vấn đề rất quan trọng. Một là, khi Việt Nam đang đẩy nhanh, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì việc lựa chọn một số chính sách phát triển kinh tế thích hợp càng cần thiết. Trong bối cảnh đó sự hình thành thị trường chứng khoán ở Việt Nam có ý nghĩa nhiều mặt. Một trong những ý nghĩa tích cực là thị trường chứng khoán sẽ đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả quá trình cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước, cũng như hỗ trợ cho việc thực hiện luật Doanh nghiệp mới. Ngược lại sự chuyển đổi và phát triển các Doanh nghiệp sẽ là lợi thế để tạo ra các “hàng hoá” cho thị trường chứng khoán (TTCK). Trong những năm gần đây, đặc biệt từ khi Nhà nước ta có chủ trương tạo lập TTCK ở Việt Nam. TTCK trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng, ngày càng có nhiều người quan tâm đến. Nhà nước ta, kể cả các Doanh nghiệp đã và đang cổ phần hoá, việc huy động vốn để phát triển là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Vì thế việc hình thành và phát triển TTCK ở Việt Nam là thực sự cần thiết. Mục đích nghiên cứu của đề tài này là để tìm hiểu những kiến thức về TTCK, xem xét thực trạng quá trình phát triển TTCK ở Việt Nam từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện những điều kiện cần thiết để phát triển TTCK ở nước ta. Trong thời kì phôi thai của sự phát triển TTCK Việt Nam, mặc dù có rất nhiều nhà nghiên cứu nghiên cứu về vấn đề này song TTCK Việt Nam chưa thực sự phát triển nên việc nghiên cứu làm đề tài: “Hoàn thiện các điều kiện cần thiết để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam” sẽ có nhiều sai sót và chưa đầy đủ. Em rất mong được sự đóng góp chân thành ý kiến của các thầy giáo để luận văn tốt nghiệp Đại học này được hoàn thiện hơn. Luận văn này được chia làm 3 chương: Chương I: Tổng quan về thị trường chứng khoán Chương II: Thực trạng phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam Chương III: Giải pháp nhằm hoàn thiện những điều kiện cần thiết để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam Trong quá trình thực hiện luận văn này em đã tham khảo nhiều công trình nghiên cứu của một số nhà nghiên cứu, một số tạp chí, báo chí…, và được sự hướng dẫn, giúp đỡ về ý kiến cũng như về tư liệu, tài liệu. Đặc biệt sự thành công bước đầu của luận văn này là nhờ được sự chỉ dẫn đó và được cung cấp những tư liệu, tài liệu quý báu. Em xin chân thành cảm ơn Ts. Hoàng Hải - người trực tiếp hướng dẫn - đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thiện luận văn này. Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2000 Sinh viên thực hiện Chu Ngọc Kha Chương I Tổng quan về thị trường chứng khoán I . thị trường tài chính : 1. Khái niệm thị trường tài chính (TTTC): Kinh tế hàng hoá và thị trường luôn là những khái niệm gắn bó với nhau. Những hàng hoá thông thường được mua bán trao đổi trên thị trường hàng hoá thông thường, còn đương nhiên những hàng hoá đặc biệt - những tài sản tài chính được mua bán, trao đổi trên thị trường tài chính . TTTC là nơi cung và cầu vốn gặp nhau, nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính thông qua các phương thức giao dịch và các công cụ tài chính. Tại đây vốn được chuyển từ những người hiện có dư thừa vốn sang những người thiếu vốn. TTTC như thị trường trái khoán và thị trường cổ phiếu có thể là quan trọng trong việc đưa vốn từ những người không sử dụng nó một cách sinh lợi cho mình sang những người có thể sử dụng nó một cách sinh lợi cho mình, nhờ vậy đưa đến hiệu quả hơn. 2.Cấu trúc TTTC: 2.1. Thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần: 2. 1. 1. Thị trường nợ: Đây là thị trường diễn ra việc mua bán các công cụ nợ. Người nắm giữ các công cụ nợ sẽ được nhận một khoản tiền lãi cố định do người vay thanh toán theo thoả thuận. Kỳ hạn thanh toán của một công cụ nợ là thời gian tính tới ngày kết thúc của công cụ. Một công cụ nợ là ngắn hạn nếu kỳ hạn thanh toán của nó là một năm hay ít hơn và dài hạn nếu kỳ hạn thanh toán là 10 năm hoặc dài hơn. Công cụ vay nợ có kỳ hạn thanh toán giữa 1 và 10 năm được gọi là trung hạn. 2.1. 2. Thị trường vốn cổ phần: Đây là thị trường diễn ra việc mua bán cổ phiếu. Cổ phiếu khác với công cụ nợ ở chỗ người sở hữu cổ phiếu chỉ nhận được tiền lãi sau khi công ty đã thanh toán cho chủ nợ. Những cổ đông nắm giữ cổ phần vốn được hưởng lợi trực tiếp do lợi nhuận(hoặc) do giá trị tài sản của công ty tăng lên. Cổ đông thường được thanh toán định kỳ(lãi cổ phần) và những cổ phần vốn đó được coi là những chứng khoán dài hạn vì chúng không có ngày mãn hạn . 2.2. Thị trường cấp I và thị trường cấp II: 2.2.1. Thị trường cấp I: Đây là một thị trường tài chính trong đó những phát hành mới của một chứng khoán như một trái khoán hoặc một cổ phiếu được người vay vốn như một công ty hay đại lý, chính phủ bán cho người đầu tiên mua nó. Thị trường này mua bán, trao đổi những chứng khoán đang phát hành hay chứng khoán mới. 2.2.2. Thị trường cấp II: Đây là một thị trường tài chính trong đó những chứng khoán đã được phát hành từ trước(nghĩa là đã qua mua bán) có thể được mua bán lại. Thị trường này được tạo ra sự dễ dàng để bán những công cụ tài chính và xác định giá của mỗi chứng khoán mà các nhà phát hành bán ở thị trường cấp I. 2.3. Sở giao dịch và thị trường trao tay: Thị trường cấp II có thể được tổ chức theo hai cách: Thứ nhất là tổ chức ra các sở giao dịch, ở đó người mua và người bán (hoặc đại lý, môi giới của họ) gặp nhau tại một vị trí trung tâm để tiến hành mua bán. Thứ hai là thị trường cấp II có thể là tổ chức ra thành một thị trường trao tay, trong đó các nhà buôn tại các điểm khác nhau có một danh mục chứng khoán theo kiểu mua bán thẳng cho bất kỳ ai đến với họ và có ý định chấp nhận giá của họ. Do những nhà buôn bán thẳng có tiếp xúc với nhau qua Computer và biết các giá mà người này đặt ra cho người kia. Thị trường theo kiểu này có tính cạnh tranh cao và không khác nhiều so với thị trường với trung tâm giao dịch có tổ chức nói trên. 2.4. Thị trường tiền tệ và thị trường vốn: Cách khác nhau để phân loại thị trường là dựa trên cơ sở kỳ hạn thanh toán của những chứng khoán được mua bán trên thị trường đó. 2. 4. 1. Thị trường tiền tệ: Đây là một thị trường tài chính trong đó cung và cầu về vốn ngắn hạn gặp nhau. Thị trường này diễn ra chủ yếu thông qua các hoạt động của hệ thống ngân hàng, và các ngân hàng thương mại là các chủ thể quan trọng nhất trong việc thu hút và cung cấp vốn ngắn hạn. 2. 4. 2. Thị trường vốn: Đây là thị trường các khoản vốn dài hạn của chính phủ, các doanh nghiệp và các hộ gia đình. Thị trường vốn gồm có thị trường vay nợ dài hạn và thị trường chứng khoán . + Nhìn chung TTTC được cấu trúc bởi TTTC dài hạn và TTTC ngắn hạn. Cơ cấu của nó được mô tả qua sơ đồ 1 trang 6: Sơ đồ 1: Cơ cấu của Thị trường Tài chính . Thị trường tài chính Dài hạn Thị trường tài chính Thị trường Tiền tệ Thị trường Chứng khoán Thị trường tài chính Ngắn hạn Thị trường Vay nợ dài hạn II. thị trường chứng khoán: 1. Thị trường chứng khoán (TTCK): 1. 1. Khái niệm và đặc trưng của TTCK: TTCK ra đời từ thế kỷ 15. Qua bao bước thăng trầm trong quá trình hình thành và phát triển, đến nay TTCK đã phát triển ở nhiều nơi trên thế giới . TTCK là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng các loại cổ phiếu, trái phiếu và một số giấy tờ khác . Như vậy TTCK chỉ là nơi giao dịch ở đó việc mua bán chứng khoán được thưc hiện bởi những người môi giới chứng khoán. Những người này thường gọi là chuyên viên chứng khoán . TTCK không liên quan tới giá cả các loại chứng khoán, giá chứng khoán được hình thành theo hệ thống đấu giá hai chiều: Những người môi giới mua cạnh tranh lẫn nhau để đạt được giá thấp nhất và những người môi giới bán cũng cạnh tranh nhau để đạt được giá cao nhất. 1.2. Hàng hoá trên TTCK: Chứng khoán là một danh từ chung để chỉ các loại như: trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu. Đây là 3 loại hàng hoá chủ yếu trên TTCK. 1.2.1. Cổ phiếu: Cổ phiếu là một giấy chứng nhận cấp cho cổ đông để chứng nhận số cổ phần mà cổ đông đó đã mua ở một công ty cổ phần, chứng thực về việc đóng góp vào công ty cổ phần, đem lại cho người chủ của nó quyền chiếm hữu một phần lợi nhuận dưới hình thức lãi cổ phiếu và được quyền tham gia quản lý công ty. Lợi ích của người nắm giữ cổ phiếu - cổ đông - hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. 1.2.2. Trái phiếu: Trái phiếu là loại chứng thư xác nhận quyền làm chủ một món nợ của chủ sở hữu đối với đơn vị phát hành. Trái phiếu là loại chứng khoán có lợi tức cố định, được ấn định trước gọi là lãi suất. Trái phiếu có hai loại: + Trái phiếu vô danh. Là loại trái phiếu không ghi tên người chủ trái phiếu cả trên trái phiếu và trên sổ người phát hành. Việc chuyển nhượng loại trái phiếu này dễ dàng, không cần thủ tục pháp lý rườm rà, bất cứ ai có trái phiếu này đều trở thành chủ sở hữu và có quyền được thanh toán trái phiếu. + Trái phiếu ký danh. Là loại trái phiếu trên đó ghi tên và địa chỉ ngưòi chủ sở hữu đồng thời tên và địa chỉ này cũng được ghi vào sổ của người phát hành. Loại trái phiếu này khó chuyển nhượng. 1.2.3. Kỳ phiếu: Kỳ phiếu là loại chứng thư của ngân khố phát hành để chính phủ vay tiền của dân chúng và của các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp… và có thời hạn hoàn trả nhất định, có thể là ngắn hạn, dài hạn. Mệnh giá kỳ phiếu tuỳ theo nhu cầu tài chính của cấp chính quyền phát hành định ra. 2.Cơ cấu, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của TTCK: 2.1.Cơ cấu: TTCK chính thức được thể hiện bằng sở Giao dịch chứng khoán (SGDCK). Trong SGDCK có hai loại thị trường cùng tham gia: + Thị trường sơ cấp. Là thị trường trong đó chứng khoán được phát hành ra lần đầu nhằm mục đích tạo lập doanh nghiệp cổ phần, huy động vốn và các cấp chính quyền phát hành kỳ phiếu. + Thị trường thứ cấp. Đây là thị trường mà ở đó các loại chứng khoán đã phát hành được mua đi bán lại. Tại đây các nhà đầu tư có thể bán tất cả chứng khoán vào bất cứ lúc nào, hình thức này rất năng động. Nó thu hút được sự chú ý của dân chúng và nó cũng là nơi giao dịch giữa những người môi giới và thân chủ của họ. 2.2. Mục tiêu của thị trường chứng khoán : Hoạt động của TTCK rất đa dạng và phong phú, TTCK hoạt động nhằm một số mục tiêu sau: + Nhằm thu hút vốn (kể cả vốn nước ngoài) để hướng trực tiếp vào đầu tư. + Nâng cao tính nhạy cảm và năng động của nền kinh tế. Nó xử lý nhanh nhất mọi thông tin kinh tế. Đưa ra các tín hiệu và chỉ báo chính xác về nền kinh tế. + Giúp Chính phủ huy động vốn để hỗ trợ thực hiện các chương trình kinh tế xã hội. Giúp Ngân hàng trung ương có thêm công cụ để thi hành chính sách tiền tệ nhằm mục tiêu chống lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. + Tạo điều kiện và bắt buộc các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc. 2.3. Nguyên tắc hoạt động: TTCK hoạt động theo các nguyên tắc sau: + Nguyên tắc trung gian mua bán CK. TTCK hoạt động không phải trực tiếp do những người muốn mua hay bán chứng khoán thực hiện, mà do các trung gian môi giới thực hiện. + Nguyên tắc định giá của mua bán CK. Việc định giá này hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà môi giới. Họ định giá mỗi loại CK tại một thời điểm tuỳ theo sự xét đoán của họ. Việc định giá được thực hiện thông qua sự thương lượng giữa những người mua và người bán. + Nguyên tắc công khai củaTTCK. Tất cả các hoạt động trên TTCK được công khai hoá. Khi kết thúc một cuộc giao dịch, số lượng CK được mua bán và giá cả đã thống nhất được lập tức thông báo ngay nhằm đảm bảo quyền lợi cho những người mua bán CK. 3. Các đối tượng tham gia trên TTCK: 3.1. Nhà nước: Nhằm phát triển đất nước một cách toàn diện về tất cả các lĩnh vực: Chính trị, Kinh tế, Văn hoá xã hội, Quốc phòng vững mạnh... Nhà nước phải huy động vốn từ trong dân cư, do vậy nhà nước phát hành các loại CK tài chính gọi là công chứng trái khoán hay còn có các loại khác: Trái phiếu, công phiếu và hối phiếu. Nhà nước được phát hành hai loại: + CK dài hạn gọi là niên kim. + CK ngắn hạn gọi là công trái. 3.2. Các công ty cổ phần: Để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, các công ty cổ phần phát hành CK nhằm thu hút vốn nhàn rỗi. Những người mua CK này là các cổ đông. Cổ đông nhận được cổ phần của mình qua chứng thư xác nhận là cổ phiếu. Cổ phiếu là CK mà công ty cổ phần phát hành chủ yếu. Ngoài ra các công ty cổ phần còn được vay vốn và phát hành trái phiếu. 3.3. Trung gian môi giới CK: Đây là các tổ chức, những người cần thiết cho giao dịch CK. Các trung tâm giao dịch CK trong giai đoạn đầu chưa đòi hỏi phải giao dịch liên tục các ngày trong tuần, do đó nó cần quan tâm đặc biệt tới môi giới CK. Có môi giới CK dần sẽ hình thành các chuyên gia, thương gia CK khi CK được mua bán trên thị trường. 3.4. Sở giao dịch CK và trung tâm giao dịch CK: Để phát triển thì cần tổ chức buôn bán và kinh doanh CK tại các trung tâm giao dịch CK. Do vậy việc hình thành SGDCK và đơn giản hơn là các trung tâm giao dịch CK là thật sự cần thiết. Tại đây diễn ra đồng thời hai loại thị trường: Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Trong giai đoạn đầu chú trọng phát triển và hoàn thiện thị trường sơ cấp để thông qua đó thực hiện phát hành cổ phiếu, trái phiếu... Đồng thời cổ phần hoá các doanh nghiệp quốc doanh nhằm thu hút vốn nhàn rỗi vào quá trình đầu tư, từng bước hình thành thị trường thứ cấp. Từ đó đẩy nhanh việc phát triển TTCK. 3.5. Uỷ ban CK nhà nước: Đây là cơ quan quản lý nhà nước về các loại hoạt động phát hành và kinh doanh CK trong phạm vi cả nước. Là cơ quan do chính phủ thành lập và nó có nhiệm vụ xây dựng các chính sách của nhà nước về phát triển CK và TTCK. Quyết định thành lập các trung tâm giao dịch CK khu vực, cấp và thu hồi giấy phép hành nghề môi giới CK, chỉ đạo giám sát hoạt động của các SGDCK và trung tâm giao dịch CK. III. vai trò chức năng của TTCK: 1. Vai trò của TTCK: Sự tạo lập và phát triển TTCK có ý nghĩa rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của các nước. Đây là kênh bổ sung các nguồn vốn trung và dài hạn cho nhà nước và các doanh nghiệp . TTCK có vai trò chủ yếu sau: 1.1. Tạo vốn cho nền kinh tế quốc dân: TTCK như một trung tâm thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm lớn nhỏ của từng hộ dân cư, như một nam châm cực mạnh thu hút nguồn vốn to lớn từ nước ngoài; thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, chính phủ(trung ương và địa phương) tạo thành một nguồn vốn khổng lồ tài trợ cho nền kinh tế, mà các phương thức khác không thể làm được. Nó tạo ra các cơ hội cho các doanh nghiệp có vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và thu được lợi nhuận nhiều hơn, đồng thời nó góp phần quan trọng trong việc kích thích các doanh nghiệp làm ăn ngày càng có hiệu quả hơn bằng cách vừa sản xuất vừa kinh doanh hàng hoá vừa mua bán CK tạo thêm lợi nhuận. Nó giúp nhà nước giải quyết vấn đề thiếu hụt ngân sách trên thị trường trái phiếu, có thêm vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng. Nó cũng trực tiếp cải thiện đời sống của người tiêu dùng bằng cách giúp họ chọn thời điểm cho việc mua sắm của họ tốt hơn. 1.2. TTCK tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng vốn linh hoạt hơn, có hiệu quả hơn: TTCK giúp doanh nghiệp sử dụng vốn linh hoạt và tối ưu. Khi một doanh nghiệp cần vốn để mở rộng quy mô để sản xuất thì doanh nghiệp đó có thể phát hành các loại CK vào thị trường để huy động vốn. Phương thức tài trợ vốn này có tên gọi là “vay vốn qua phát hành”. Thông qua phương thức này, doanh nghiệp vay vốn của người có tiền tích luỹ, những người này mong muốn đầu tư vốn nhàn rỗi của mình vào các giá trị động sản. Các doanh nghiệp phát hành ra các cổ phiếu hoặc trái phiếu để người dân mua. Khi phát hành cổ phiếu, doanh nghiệp tăng nguồn vốn tự có thông qua việc tăng vốn bằng góp tiền cổ phần. Còn khi phát hành trái phiếu các doanh nghiệp tăng nguồn vốn vay dân. Ngược lại, khi các doanh nghiệp chưa có cơ hội sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có thể dự trữ CK như là một tài sản kinh doanh và các CK đó được chuyển nhượng thành tiền khi cần thiết thông qua TTCK. 1.3. TTCK là công cụ đánh giá doanh nghiệp, dự đoán tương lai: TTCK biến hoá ngày càng phức tạp và đa dạng, liên quan mật thiết đến vận mệnh của cả một hay nhiều nền kinh tế quốc dân mạnh nhất thế giới. Sự hình thành thị giá CK của một doanh nghiệp trên thị trường CK đã bao hàm sự đánh giá thực hoạt động của doanh nghiệp đó trong hiện tại và dự đoán trong tương lai. Thị giá cổ phiếu(cao hay thấp) biểu hiện mức độ đầu tư tài chính, trạng thái kinh tế của doanh nghiệp, đặc biệt là mức độ cổ tức các cổ đông được hưởng và giá thặng dư của cổ đông thể hiện khả năng mang lại lợi tức và thu nhập của doanh nghiệp cho các cổ đông của mình. Triển vọng tương lai của mỗi doanh nghiệp cũng được thể hiện một cách trực tiếp trên thị giá cổ phiếu và sự diễn biến quá trình biến động trị giá cổ phiếu. Ngoài công cụ đánh giá doanh nghiệp, TTCK còn là “phong vũ biểu” của nền kinh tế. Với phương pháp chỉ số hoá thị giá các loại CK chủ yếu trong nền kinh tế và việc nghiên cứu phân tích một cách khoa học, có hệ thống chỉ số giá CK trên các TTCK ở từng nước trong mối quan hệ với thị trường thế giới cho phép dự đoán trước được sự biến động kinh tế, dự đoán được tương lai kinh tế của một hoặc hàng loạt các nước trên thế giới. 2. Chức năng củaTTCK: TTCK cho một số chức năng chủ yếu sau: TTCK được xem như các cầu vô hình nối liền giữa người thừa vốn và người thiếu vốn, để họ giúp đỡ nhau thông qua việc mua bán cổ phiếu, hay nói cách khác TTCK sinh ra để huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, bỏ vào phát triển sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm thất nghiệp, góp phần ổn định đời sống dân cư ổn định xã hội. TTCK đóng vai trò tự động điều hoà vốn giữa nơi thừa sang nơi thiếu vốn. Vì vậy nó góp phần giao lưu và phát triển kinh tế. Mức độ điều hòa này phụ thuộc vào quy mô hoạt động của từng TTCK. TTCK đảm bảo thông tin chính xác kịp thời(cho các nhà đầu tư và các nhà kinh doanh chứng khoán) về tình hình cung cầu, thị giá của từng loại CK trên thị trường mình và trên các TTCK hữu quan. TTCK đảm bảo cho các loại chứng khoán được phép lưu hành có nơi mua bán thuận tiện theo quy luật cung cầu như mọi hàng hoá khác. Tuy nhiên có điều khác là “ hàng hoá” ở thị trường này là các cổ phiếu, trái phiếu. Giá cả của chúng không phải do hai bên trực tiếp mua bán ở trên thị trường này định ra như trước đây, mà ngày nay do sự bùng nổ thông tin và hệ thống điện báo hiện đại. Cho nên giá cổ phiếu, trái phiếu do nhiều thị trường hữu quan, liên kết với nhau định ra. Bởi vậy thị giá của cùng một loại chứng khoán trên các thị trường trong phạm vi một nước không chênh lệch nhau nhiều. IV. kinh nghiệm xây dựng và phát triển TTCK ở một số nước trên thế giới: 1.TTCK ở một số nước châu Âu(*): 1.1.TTCK Luân Đôn (Anh): TTCK Luân Đôn được thiết lập năm 1801. Thực ra nguồn gốc của thị trường này có thể được tìm thấy sớm hơn ngay từ 1694, khi Anh Quốc ngân hàng thành lập. Mục đích của thị trường CK Luân Đôn là tạo ra một thị trường hữu hiệu cho việc mua bán các CK. Thị trường còn đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp tư bản mới cho kỹ nghệ. Nhờ vậy cuộc cách mạng kỹ nghệ xuất hiện và phát triển mạnh ra toàn thế giới. TTCK Luân Đôn phát hành hàng ngày và hàng tháng các bản thời giá chính thức của 9400 CK. Đây là thị trường lớn nhất thế giới về phương diện CK và hội viên. Những chuyển dịch năm 1967 lên tới 36 tỉ Anh kim, trong đó 30 tỉ do chứng khoán có lợi tức cố định. Tư bản trên thị trường CK được ghi vào bản định giá năm 1969 vượt quá 82 tỉ trong dó 1/3 là trái phiếu của chính phủ Anh, tự trị lãnh địa và của thuộc địa. ở thị trường chứng khoán Luân Đôn có thương gia bán chứng khoán (Jobbers) người này mua chứng khoán có phong trào bán chứng khoán và bán khi người ta đua nhau mua chứng khoán. Sự chú ý của công chúng vào đầu tư được đặc biệt ghi nhận trong những năm vừa qua, như khuynh hướng mở rộng các hội đầu tư và báo chí đã dành nhiều cột báo để đề cập đến thị trường chứng khoán. Đồng thời sự giải thích về quyền sở hữu cổ phần được phổ biến sâu rộng, “công ty công cộng” lớn nhất có tới 60.000 người mua cổ phần và nhiều công ty khác có hơn 100.000 người: Tại đây người ta thống kê được rằng: có 2,5 triệu người đầu tư trực tiếp vào các chứng khoán và hơn 22,5 triệu người đầu tư gián tiếp qua các quỹ hưu (*) Phần này tham khảo một số tư liệu lưu tại Thư viện Trung tâm hợp tác nghiên cứu châu Âu(ESCC) bổng và các công ty bảo hiểm nhân thọ – hiện Anh có công ty PruDential là hãng bảo hiểm lớn nhất vương quốc Anh và cũng là tập đoàn bảo hiểm nhân thọ lớn nhất thế giới tính theo giá trị cổ phần. Công ty này từ năm 1999 được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam. Một số người đầu tư trực tiếp như 1,8 triệu người đầu tư bằng động sản giá khoán, 800.000 người bằng chứng khoán của cơ quan chính phủ và địa phương, 200.000 người bằng tổ hợp đầu tư. Khoảng 43% người đầu tư mua bằng động sản giá khoán với hy vọng tư bản lên giá qua thời gian, 40% để kiếm lợi tức điều hoà và 6% với mục đích đầu tư ngắn hạn. ở thị trường chứng khoán Luân Đôn, dân chúng chỉ được phép quan sát thị trường qua những hành lang bằng "kiếng" mà thôi. Các quy tắc hiện thời về việc hành nghề là kết quả của cuộc tiến triển lâu dài để công nhận một sự tự trị cho một người chuyên nghiệp chứng khoán họp thành một hội đồng quản trị mà không cần một sự giám hộ nào. Chính quyền chỉ theo dõi sự điều hành của thị trường và chỉ can thiệp trực tiếp qua việc phát hành các CK. Hội viên của TTCK Luân Đôn gồm có hai loại chính: kinh kỹ ( brokers) và thương gia chứng khoán ( jobbers ). Kinh kỹ chiếm 3/4 số hội viên trực tiếp giao thiệp với dân chúng khi họ mua bán động sản và giá khoán. Nhiệm vụ chính của kinh kỹ là thực hiện các yêu cầu của khách hàng thế nào cho lợi nhất. Kinh kỹ được thân chủ trả hoa hồng hay lệ phí trung gian do hội đồng ấn định và tùy theo loại, tầm vóc của sự giao dịch. Kinh kỹ cũng cố vấn cho khách hàng về các cuộc đầu tư, ngoài trong một số trường hợp, kinh kỹ còn thực hiện quảng cáo cho xí nghiệp. Thương gia CK mới là quan trọng, nghĩa là họ mua bán CK cho chính họ. Họ không được trực tiếp liên lạc với công chúng, chỉ thương lượng với các kinh kỹ và các thương gia khác trong thị trường. Họ kiếm tiền qua sự thành công của nghiệp vụ mà họ thực hiện để cạnh tranh với thương gia khác. Cơ chế thương lượng ở TTCK Luân Đôn được hệ thống hoá như sau: kinh kỹ mua hay bán CK cho khách hàng của mình phải tìm gặp thương gia CK nào chuyên trách về loại CK đó, và kinh kỹ hỏi rõ thời giá mà không cần nói là mình mua hay bán, thương gia CK sẽ đưa ra hai giá: một thời giá mua và một thời giá bán. Nhờ thương gia CK, kinh kỹ có thể tìm ngay đối khoản của mình, ngay cả những lệnh quan trọng nhất . 1.2.TTCK ở Pari (Pháp): TTCK Pari có lịch sử rất lâu đời từ thời trung cổ, cầu hối đoái đã có từ năm 1138, nơi các thương gia gặp nhau để thực hiện các nghiệp vụ về quý kim và các chứng thư hối đoái. Tới năm 1304, nhà vua mới ra một đạo dụ chính thức quy định hội chợ hối đoái này. Đến thế kỷ 16, trở thành chợ CK họp thường xuyên, nhưng cấm phụ nữ và các thương gia vỡ nợ vào đây (sau thế chiến thứ hai lệnh cấm phụ nữ được bãi bỏ). Năm 1826, chợ họp trong lâu đài CK (PaLais De Bouse). Ngày nay dùng làm TTCK Paris. Trước năm 1962, Paris có hai thị trường: thị trường chính thức do các kinh kỹ thực hiện các nghiệp vụ. Và thị trường hành lang do các trung gian CK điều hành, dần dần mất đi và huỷ bỏ kể từ ngày 1/1/1962, thị trường tài chính Paris được thống nhất và kinh kỹ trở nên các trung gian duy nhất. Tại TTCK Paris, kinh kỹ do bộ trưởng tài chính kinh tế bổ nhiệm bằng nghị định, theo đề nghị của liên đoàn kinh kỹ. Kinh kỹ phải giữ bí mật nghề nghiệp, chịu trách nhiệm về các cuộc thương lượng, giao trả và thanh toán các CK mà họ đã mua. Kinh kỹ còn phải đóng một số tiền ký quỹ... Uỷ ban điều hành thị trường được thiết lập do đạo dụ ngày 28/9/1867. Uỷ ban này phụ trách việc kiểm soát các tin tức của người có CK và của công chúng, và các CK do công ty này phát hành, cũng như xem xét việc điều hành tốt đẹp của các thị trường. Uỷ ban điều hành quyết định việc chấp nhận các CK được định giá trên các thị trường chính thức, chỉ định thị trường nơi các CK được thương lượng cũng như việc loại bỏ các CK cũ. Uỷ ban phải đảm bảo sự minh bạch và ngay thẳng về các tin tức tổng hợp của các công ty và đề nghị các biện pháp thích ứng. Các tài liệu được các công ty phát hành thiết lập, trước khi phát hành hay đem vào thị trường, phải được uỷ ban kiểm nhận về phương diện kỹ thuật, thương mại và tài chính của các công ty nói trên. Sự phát hành các CK đã tạo ra các sự giao dịch trên thị trường và các doanh thu mới. Và việc tạo ra các doanh thu mới gắn liền với việc phát hành giá khoán động sản, cổ phần và các trái phiếu. 1.3.TTCK Franfurt (Đức): TTCK Fran furt hình thành từ năm 1595. Buổi sơ sinh trên thị trường này chỉ có hoạt động mua bán kỳ phiếu. Đến thế kỷ 18, xuất hiện các hợp đồng giao dịch vay nợ. Sang thế kỷ 19 thị trường này nổi tiếng với sự ngự trị của nhà băng ROSIWDE. Đến năm 1820, việc mua bán cổ phiếu mới thịnh hành ở Franfurt... Cuối thế kỷ 19 thị trường này ngừng hoạt động và được khai trương lại vào tháng 9/1945. Đến năm 1983, thị trường này có tới 408 cổ phần và 5445 CK. Doanh thu của cổ phần là 45,6 tỷ mác, còn của trái phiếu là 47,9 tỷ. Trên thị trường CK Franfurt hàng ngày diễn ra việc mua bán cổ phiếu và trái phiếu của các nhà phát hành trong nước và ngoài nước, trong đó phần nhiều là công trái quốc gia. Tại đây không cho phép đầu tư theo tỷ lệ. Chủ yếu mua bán các cổ phiếu nặc danh (cổ phiếu trao tay), ít khi dùng đến các cổ phiếu ghi tên và cổ phiếu đặc biệt. Tiêu biểu cho CK nặc danh là Standard Werf đó là cổ phiếu của 21 công ty cổ phần có doanh thu cỡ lớn. Vừa qua, ở châu Âu có sự hình thành TTCK mới có tên là iX. TTCK này được hình thành trên cơ sở sự liên kết giữa TTCK Luân Đôn và TTCK Franfurt. Người đứng đầu TTCK Franfurt, Werner Seifert, cũng là người đứng đầu TTCK iX nói rằng: một trong những mục tiêu trước mắt của họ là liên kết giữa Franfurt, thậm chí cả iX với TTCK Tokyo trong việc buôn bán CK. 1.4.TTCK Italia: +Thị trường trái phiếu: thị trường này của Italia là một trong những thị trường lớn nhất trên thế giới. Thị trường trái phiếu chính phủ của Italia là thị trường lớn nhất châu Âu và lớn thứ ba trên thế giới. Thâm hụt lớn từ các lĩnh vực công cộng đã dẫn tới sự tăng trưởng nhanh của thị trường trái phiếu, đến năm 1994 nợ của chính phủ chiếm trên 85% tổng khối lượng các công nợ được giao dịch. Trên thị trường trái phiếu Italia chỉ có một khối lượng nhỏ và công cụ nợ của công ty được phát hành và giao dịch tại đây. Năm 1993, các đợt phát hành nợ mới của các công ty phi tài chính chỉ chiếm chưa đến 2% khối lượng thị trường. Trước đây, các quy định mang tính bắt buộc đã hạn chế sự tăng trưởng của thị trường này, và sự thiếu vắng của các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm cũng cản trở sự phát triển năng động của thị trường thứ cấp. Bộ luật ngân hàng mới có hiệu lực từ đầu năm 1994 đã hầu như loại trừ các thuế đánh vào việc chuyển nhượng các công cụ nợ của công ty. Các công ty có tỷ suất lợi nhuận cao, có một ngân hàng bảo đảm được phép phát hành các thương phiếu ngắn hạn và các chứng chỉ đầu tư. Những cải cách này không ảnh hưởng trực tiếp đến sự thịnh vượng của thị trường trái phiếu tư nhân. Tuy nhiên, các cải cách này diễn ra đúng vào giai đoạn có tỷ lệ lãi suất cao đã làm hạn chế các đợt vay vốn mới của các thành phần tư nhân. + Thị trường cổ phiếu: Trái ngược với thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu Italia ở trong tình trạng kém phát triển, với khối lượng vốn trên thị trường tính theo tỷ lệ phần trăm trên GDP vào loại thấp nhất châu Âu (xem bảng 1). Nhờ các tiến bộ kỹ thuật trong việc công khai thông tin về công ty và trong hệ thống giao dịch, chi phí giao dịch ở thị trường vốn Italia đã giảm một cách đáng kể. Ngoài ra, nhờ vào các cải cách quy chế mạnh mẽ bao gồm cả tự do hoá quyền được làm thành viên của sở giao dịch, giảm thuế giao dịch, tự do hoá việc thu hoa hồng môi giới. Để công khai hoá khối lượng giao dịch và các thông tin, kể cả các thông tin về giá giao dịch, luật SIMs năm 1991 đã hướng các giao dịch vào thực hiện ở sở giao dịch. Bảng 1: Vốn trên thị trường cổ phiếu của một số nước châu Âu Nước Tổng giá trị vốn hoá trên thị trường(tr.USD ) Vốn trên thị trường tính theo % GDP Anh Đức Pháp Thuỵ sĩ Hà lan Italia Tâyban nha Thuỵ điển Bỉ 1201.245 470.519 451.263 284.092 283.251 180.135 154.858 130.939 84.103 118,1 23,0 34,0 108,9 85,9 17,7 32,1 66,6 36,9 Nguồn: công ty tài chính quốc tế, các thị trường chứng khoán đang nổi lên 1995; các số liệu tổng quát về kinh tế thế giới. Cuộc cạnh tranh với các thị trường khác ở Châu Âu cũng dẫn tới sự phát triển thị trường các sản phẩm phái sinh. Vào tháng 9/1992, các hợp đồng tương lai đối với các trái phiếu 10 năm của chính phủ đã được đưa ra ở sở giao dịch chứng khoán Milan. Gần đây, sự quan tâm đến các công cụ phái sinh trên cơ sở các giao dịch cổ phiếu đã gia tăng đáng kể, đặc biệt là từ khi có sự ra đời của các hợp đồng tương lai dựa trên chỉ số giá cổ phiếu MIB 30( Indice Della Borsa di Milano) tại thị trường các hợp đồng tương lai Italia vào tháng 11/1994. 1.5. Thị trường chứng khoán Ba lan: Sở giao dịch chứng khoán Varsava (WSE) bắt đầu xây dựng vào năm 1817 và tồn tại đến năm 1939. Nó được mở lại vào năm 1991. ở thị trường cổ phiếu, thị trường phát hành gắn bó mật thiết với quá trình tư nhân hoá. Theo luật tư nhân hoá doanh nghiệp nhà nước (SOE) tháng 7/1990, cổ phiếu của SOE lúc ban đầu do kho bạc nhà nước nắm giữ. Sau đó kho bạc nhà nước có thể chào bán các cổ phiếu này cho những người đầu tư tư nhân khác thông qua bán trực tiếp hoặc chào bán công khai. Đến ngày 1/9/1993 kho bạc đã bán cổ phiếu của 70 công ty thông qua hình thức chào bán thẳng ra công chúng. Trong đó, có khoảng 50% cổ phiếu của các công ty này được những nhà đầu tư nước ngoài mua. Luật tư nhân hoá quy định 20% cổ phiếu của SOE cổ phần hóa phải được chào bán cho những nhân viên của doanh nghiệp đó. ở thị trường trái phiếu. Trái phiếu được ngân hàng quốc gia Balan chào bán trên thị trường sơ cấp. Giá của những trái phiếu kho bạc đưa ra trước tuần bắt đầu bán ra công chúng. Các tổ chức đầu tư là lực lượng chính tham gia bán đấu gi._.á, những ngân hàng và các tổ chức tài chính khác, các đơn vị được Bộ trưởng bộ tài chính mời cũng có tham dự vào cuộc bán đấu giá. Các trái phiếu kho bạc bán ra công chúng trên thị trường sơ cấp được tiến hành theo hình thức ghi sổ. Ngân hàng PEKAOSA giữ danh sách những người mua trái phiếu và người mua trái phiếu nhận được giấy chứng nhận gửi tiền. Trên đây là những hoạt động ở thị trường sơ cấp. ở thị trường thứ cấp, hội đồng của sở giao dịch cho phép cổ phiếu được mua bán công khai trên sở giao dịch căn cứ vào các yêu cầu: * Được phép của uỷ ban chứng khoán cho giao dịch công khai. Tính chất có thể chuyển nhượng của cổ phiếu không bị hạn chế giá trị cổ phiếu được đưa ra thị trường chính không nhỏ hơn 1triệu ECU và ít nhất 20% cổ phiếu của những nhà phát hành đã hoặc đang chào bán sẵn ra công chúng. * Giá trị của cổ phiếu được đưa ra thị trường khác là không nhỏ hơn 250.000 ECU và ít nhất 10% cổ phiếu của những nhà phát hành đã hoặc đang chào bán ra công chúng. * Sự phân bổ quyền sở hữu trái phiếu bảo đảm tính thanh khoản hợp lý và quá trình thực hiện giao dịch trên thị trường có trật tự . * Sẵn sàng cung cấp thông tin cho những người đầu tư về tình hình tài sản và tiềm lực kinh tế của nhà phát hành, triển vọng phát triển, lợi nhuận và tổn thất có liên quan đến chứng khoán giao dịch trên thị trường Hệ thống giao dịch của WSE là đấu giá bằng lệnh, phi vật chất hoá hệ thống tập trung. Các công ty thành viên quản lý các lệnh cuối cùng của khách hàng trong tuần và chuyển thông tin tới SGDCK vào đầu mỗi phiên giao dịch. Các chuyên viên của SGDCK sử dụng các lệnh cuối cùng của họ và thiết lập giá trong ngày. Chỉ số giao dịch CK Vacsava- WIG là tổng chỉ số hoàn vốn được tính bởi giá trị vốn thị trường. Nó bao gồm tất cả các CK niêm yết trên thị trường chính của SGD. Chỉ số WIG được đưa vào máy tính ngày 16\4\1991 như là ngày cơ sở với giá trị cơ bản 1000. WIG(t) = Trong đó: WIG(t) là giá trị của chỉ số WIG tại thời điểm t M(t) là tổng số vốn CK của thị trường tại thời điểm t. M(0) là tổng số vốn CK của thị trường cơ sở. K(t) yếu tố chỉ số giây chuyền. Đầu năm 1993, chỉ số CK của WSE là 1.040,70 và cuối năm là 12.439 tăng lên là 11.399 điểm và tăng 1.095% tính theo đồng Zloty(tăng 787% tính theo đồng USD). Đầu năm 1994, WIG tiếp tục tăng lên và vào tháng 3 đạt mức 20.000. Mức giá cổ phiếu trung bình tăng hơn 700%, nâng tổng số vốn ban đầu lên 30 tỷ USD. Tại đây, tỷ lệ hoa hồng mà nhà môi giới được hưởng là 1,2% đối với những giao dịch cổ phiếu có giá trị 5000USD, 1% đối với những giao dịch cổ phiếu có giá trị 10.000USD và 0,8% đối với giao dịch cố phiếu có giá trị 50.000USD. Đối với trái phiếu thì tỷ lệ hoa hồng môi giới mà nhà môi giới được hưởng chỉ bằng một nửa đối với giao dịch cổ phiếu. 2. TTCK ở một số nước châu Mỹ(*): 2.1 . TTCK Hoa Kỳ: TTCK lừng danh ở Hoa Kỳ là TTCK New York (NYSE- NEW YORK Stock exchange), với phần lớn giá trị giao dịch của cổ phiếu được yết giá thương mại trên thị trường này. Wall- street là một địa chỉ đồng nghĩa được sử dụng cho NYSE, đã trở thành thị trường CK thế giới với số vốn lên tới 2577 tỷ USD (theo thống kê tháng 5/91). NYSE do một liên hợp theo luật tư nhân gây dựng mà ngay từ đầu năm 1953 liên hợp này đã có thể có đủ các nhà môi giới (Broker); giao thương (Dealer) và các chuyên viên pháp lý. Mỗi một thành viên của SGD phải có được một quầy và quầy này có thể chuyển nhượng được. Bên cạnh các nhà môi giới và giao thương còn có các chuyên viên với chức năng duy trì các quan hệ thị trường có tổ chức. Một khi xảy ra hiện tượng mất cân bằng trên thị trường thì họ phải mua hoặc bán lại CK theo hạch toán nội bảng của họ. Mỗi chuyên viên phụ trách một mảng CK riêng. Về cơ sở pháp lý bằng Securittes and exchange Act năm 1934, Nhà nước can thiệp rộng rãi vào tổ chức theo luật tư nhân chuyên kinh doanh trái phiếu tại New york. Không chỉ có việc tiếp nhận thành viên vào thị trường mà cả việc cho phép CK vào giao dịch trong SGD đều có những quy định khắt khe. Cùng thời gian đó, Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã ban hành quy chế về lệ phí giao dịch CK bằng con đường tín dụng. (*)Phần này tham khảo một số tư liệu lưu tại Thư viện Trung tâm hợp tác nghiên cứu châu Mỹ (ASC) Sự hoạt động của thị trường CK ở Hoa Kỳ được diễn ra trên hội trường giao dịch của sở và phân theo các nhóm CK. Đơn vị giao dịch tối thiểu là 100 chứng phiếu đối với cổ phiếu và 10000USD (tính theo mệnh giá) đối với trái phiếu. Từ tháng 5/1975, hoạt động giao dịch đã được miễn phí môi giới. Trong SGD chỉ cho phép được thực hiện các nghiệp vụ giao ngay, các hoạt động giao dịch theo thời hạn đã bị nghiêm cấm từ năm 1929. Tuy vậy vẫn tồn tại hoạt động giao dịch các quyền lựa chọn và hoạt động này đã tiến triển một cách mạnh mẽ kể từ khi khai trương Chicago board options exchange vào năm 1973. Ngoài ra còn có các hình thức giao dịch giao dịch theo “Margin trading” và “Short saler”. Việc giao dịch theo “Margin trading” là việc mua CK bằng nguồn vay tín dụng, người mua chỉ thanh toán một phần giá trị nhất định, số còn lại phải thanh toán bằng tín dụng. Ngược lại “Short saler” là các hoạt động “bán khống”. Người bán khống mượn các nhà môi giới bằng một nguồn bảo đảm tối thiểu do ngân hàng phát hành ấn định và anh ta bán số chứng khoán “mượn” này trên thị trường giao ngay với hy vọng tỷ giá sau này sẽ hạ và anh ta có thể mua lại số CK đó với thị giá thuận lợi để trả lại. Để được phép giao dịch, các doanh nghiệp phải có đủ một loạt những đòi hỏi tối thiểu. Đó có thể là tiềm năng doanh lợi của doanh nghiệp, khối lượng cổ phiếu của doanh nghiệp có thể giao dịch trên thị trường và sự phân bố của các cổ phiếu. Chỉ số Dow Jones là chỉ số lâu đời nhất và nổi tiếng nhất của SGDCK New york. Chỉ số này được hình thành năm 1896. Mới đầu nó được thiết lập bởi một danh mục hỗm hợp gồm 11 loại CK tiêu biểu: Gồm 9 cổ phiếu của nghành đường sắt và 2 cổ phiếu công nghiệp. Chỉ số này do Charles H.Dow sáng lập ra và ông đã nghiên cứu, biến nó thành danh mục mà ngày nay người ta gọi là chỉ công nghiệp trung bình Dow Jones (Dow Jones Industrial Average). Ngày nay họ chia CK ra làm 3 ngành để hình thành 3 chỉ số CK: * Ngành kỹ nghệ - chỉ số DJIA (Dow Jones Industrial Average). Được tính từ giá CK cuối ngày của 30 công ty lớn nhất và đứng đầu trong các nghành như: General Motors, Exxon, Att, US Steal, Sears… Cộng lại rồi chia cho 150 (chỉ số này thỉnh thoảng có thay đổi) để lập ra chỉ số giá trung bình DJIA. * Ngành vận tải - chỉ số DJTA (DOW Jones Transportation Averages). Chỉ số này được tính với CK của 20 công ty tiêu biểu của ngành như: Armerican Airlines, Burlingtorn Worthern. Cộng lại rồi chia cho 2785 (được sửa lại mỗi khi có sự thay đổi). * Ngành tiện ích - chỉ số DJUA (Dow Jones Utilities Averages) được tính từ giá CK của 15 công ty lớn nhất trong ngành . Những chỉ số này được tính sẵn và công bố trên các báo hàng ngày – trang mục TTCK của Mỹ. Tuy nhiên, vì chỉ số Dow Jones chỉ tính trên một số công ty tiêu biểu trong khi trên TTCK New York có cả hàng ngàn công ty phát hành CK cho nên chỉ số này chỉ chính xác khoảng 75% và được xem như phản ánh động thái của TTCK trong thời kỳ ngắn. Vì vậy bên cạnh chỉ số Dow Jones người ta còn sử dụng những chỉ số khác như: S &P 500 (Standard And Poors) được tính từ 1957 lấy giá trung bình của 500 loại CK, chiếm 86% tổng trị giá CK của tất cả các công ty trong danh mục TTCK New york; ngoài ra còn có chỉ số tổng hợp (NYSE Composite) bao gồm giá trung bình của tất cả các CK thuộc NYSE. Những chỉ số này được nhiều người đánh giá là đáng tin cậy trong diễn biến dài hạn của TTCK. 2.2.TTCK Canada: TTCK Canada được thành lập từ lâu và đến năm 1993 theo thống kê thì đây là thị trường lớn thứ 7 trong 10 TTCK lớn nhất thế giới. Hoạt động của TTCK Canada dựa trên cơ sở một hệ thống tổ chức và giám sát, bao gồm: Các uỷ ban CK (UBCK), SGDCK và hiệp hội các nhà GDCK. ở Canada, không có một UBCK quốc gia thống nhất, mà có tới 10 UBCK ở 10 bang khác nhau. Nhiệm vụ chủ yếu của mỗi UBCK là: - Xem xét điều kiện để các công ty phát hành tham gia vào TTCK, đồng thời đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin của các công ty này tới người đầu tư và các nhà giao dịch. - Thực hiện việc đăng ký hoạt động của các nhà môi giới CK. UBCK hoạt động theo bộ luật CK. ở Canada, không có bộ luật thống nhất, luật do các cơ quan luật pháp ở từng bang ban hành. Về cơ bản các bộ luật này không khác nhau nhiều. Nhân sự Tài sản vật chất Tài chính Dịch vụ thông tin Tổ chức điều tra Bộ phận đăng ký Tài chính công ty điều tra Giám sát Phòng điều tra tài chính công ty Chủ tịch Phó chủ tịch và các uỷ viên hội đồng Trưởng phòng kế toán Thư ký Dịch vụ khách hàng Phòng hành chính Phòng cưỡng chế Phòng đăng ký Giám đốc phụ trách việc giao tiếp với công chúng Dịch vụ công cộng Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức UBCK Bang Quebec Theo sơ đồ 2 ta thấy UBCK được chia làm hai cấp: Cấp I: Hội đồng chủ tịch gồm: Chủ tịch, các phó chủ tịch UB và các uỷ viên hội đồng. Cấp II gồm: các phòng ban, và các nhân viên làm nhiệm vụ thực thi luật pháp về CK. Hội đồng chủ tịch của UB có quyền đưa ra các chính sách nhất định làm tăng khả năng hiệu quả của thị trường vốn. UBCK Canada hoạt động như một toà án sơ thẩm. Nếu tổ chức hay cá nhân nào không đồng ý với quyết định của UBCK, họ có khiếu nại ra toà án phúc thẩm và cuối cùng là toà án tối cao. Bộ phận tài chính và cung cấp thông tin về công ty. Bộ phận này chuyên theo dõi về tình hình tài chính của các công ty tham gia TTCK. Bộ phận thông tin có nhiệm vụ ra các thông báo về báo cáo tài chính của các công ty. Bộ phận đăng ký thực hiện việc đăng ký của người môi giới CK. Bộ phận hành chính xem xét cơ cấu hoạt động hành chính của UB. Bộ phận cưỡng chế. Bộ phận này can thiệp khá sâu vào tư cách của người buôn bán, môi giới CK. Tại các SGDCK, các công ty muốn được niêm yết giá và bán CK của mình phải thoả mãn các yêu cầu: - Về tài sản: Các SGDCK khác nhau đề ra các quy định không giống nhau về số vốn tối thiểu để một công ty có thể tham gia vào việc phát hành và bán CK. - Về vốn lưu động, phải có đủ mức quy định. - Về mức thu nhập yêu cầu này đòi hỏi các công ty phải tường trình về tình hình hoạt động của những năm gần nhất. Công ty phải làm ăn có lãi, thoả mãn về yêu cầu về lãi suất. - Về giá trị cổ phiếu. Công ty phải có tổng giá trị của các cổ phiếu công khai đạt đến mức quy định nào đó (ở TTCK New York là 1,1 triệu USD). -Về số lượng cổ đông. Cổ phiếu phải do nhiều người nắm giữ, không chỉ 1 hoặc 2 người thâu tóm hầu hết số cổ phần của công ty. Có hai phương pháp tiến hành giao dịch tại SGDCK: Phương pháp thứ nhất là: Chỉ giao dịch một lần trong ngày cho mỗi loại CK. Các CK của các công ty khác nhau được phân loại và đem ra đấu giá lần lượt tại SGDCK. Phương pháp thứ hai: Giao dịch liên tục. Theo cách này những nhà đầu tư có thể yêu cầu mua bán CK trong suốt phiên giao dịch. Hiệp hội các nhà GDCK, bao gồm các nhà đầu tư có liên quan trực tiếp tới thị trường và các nhà môi giới CK. Hiệp hội là một tổ chức tư nhân, hoạt động theo cơ chế tự quản. Mục tiêu của hiệp hội là tăng thêm độ tin cậy từ phía các nhà đầu tư để làm tăng thêm các khoản đầu tư vào CK. Để đạt được mục tiêu này, Hiệp hội đã đề ra các quy định về chuyên môn và về tài chính của các công ty, nhằm đảm bảo hoạt động hữu hiệu của các thành viên. 3. Thị trường CK ở một số nước châu á(*): 3.1. TTCK ở Trung Quốc: ở Trung Quốc, trái phiếu và cổ phiếu chỉ mới bắt đầu được phép phát hành vào đầu những năm 1980 - mặc dù một số trái phiếu Chính phủ phát hành vào giữa những năm 1950, nhưng cả hai loại công cụ tài chính này, lúc đầu có nhiều đặc điểm khác nhau với các CK truyền thống. Mới đầu việc mua bán trái phiếu và cổ phiếu bị cấm nên việc kinh doanh một số CK trên thị trường thứ cấp đã được khởi sự vào năm 1986, mặc dù với điều kiện rất hạn chế, và hai SGDCK lớn của Trung Quốc là Thượng Hải và Thẩm Quyến đã chính thức khai trương vào những năm 1990 và 1991. Mặc dù có những bước khởi đầu rất muộn, vào cuối năm 1994, hai SGDCK (*) Phần này tham khảo một số tư liệu lưu tại Thư viện Trung tâm hợp tác nghiên cứu châu á(CASC) này đã huy động được 43,5 tỷ USD, số lượng trái phiếu phiếu tăng lên. Bên cạnh đó, chính phủ Trung Quốc tăng cường xâm nhập vào thị trường vốn thế giới. Về phát hành CK: Hiện nay các doanh nghiệp ở Trung Quốc phát hành 3 loại cổ phiếu chủ yếu: - Cổ phiếu A, bằng tiền nhân dân tệ (NDT), dành cho dân Trung Quốc. Cổ phiếu A chia làm thành hai loại: Cổ phiếu cá nhân do các cá nhân và công ty sở hữu. Các cổ phiếu công cộng được tự do giao dịch trong khi các cổ phiếu cá nhân của người lao động chỉ được giao dịch trong thời gian ngắn (khoảng 6 tháng kể từ khi phát hành). - Cổ phiếu B, phát hành bằng tiền USD ở Thượng Hải và đô la Hồng Kông (HKD) ở Thẩm Quyến thì chỉ dành cho các nhà đầu tư nước ngoài. - Cổ phiếu phát hành bằng ngoại tệ dành cho các nhà đầu tư nước ngoài và được niêm yết tại các SGDCK nước ngoài. Cơ chế cấp giấy phép phát hành CK tuân theo một quy trình thống nhất. Các công ty muốn niêm yết cổ phiếu của mình cần có đất đai và các tài sản khác làm vật đảm bảo và được cục địa chính quốc gia và được cục quản lý tài sản thẩm định giá. Sau đó công ty cần xin phép các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương phát hành cổ phiếu, với Hội đồng điều hành CK Trung Quốc (HĐĐHCKTQ). Các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương ấn định hạn ngạch niêm yết cổ phiếu A trên phạm vi toàn quốc và có thể đối với mỗi SGDCK riêng biệt, nhằm nâng cao hiệu lực giám sát thị trường. Không có hạn ngạch đối với cổ phiếu B, nhưng quy trình phê chuẩn phức tạp và được kiểm soát chặt chẽ hơn. Đối với cổ phiếu phát hành bằng ngoại tệ cũng không phụ thuộc vào hạn ngạch, điều quan trọng của quá trình là chọn ra những doanh nghiệp tầm cỡ, có nhiều nhu cầu về vốn và có khả năng tạo ra nguồn thu ngoại tệ thoả đáng để trả cổ tức cho cổ đông. Về quản trị doanh nghiệp: Một nguyên nhân thúc đẩy phát triển TTCK là đã xây dựng hệ thống quản lý công ty năng động và có hiệu quả. Bước đầu tiên là tách doanh nghiệp ra khỏi sự kiểm soát của Chính phủ, khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước chuyển sang hình thức công ty cổ phần với sở hữu nhà nước chiếm đa số nhưng có cơ chế quản lý độc lập. Bước thứ hai là khuyến khích các doanh nghiệp huy động vốn để đầu tư phát triển sản xuất. Chính phủ đã nhận thức rằng để “giải phóng”doanh nghiệp khỏi cơ chế kiểm soát hành chính trực tiếp của mình, một số biện pháp mới nhằm nâng cao kỷ cương tài chính của các nhà quản lý doanh nghiệp là một nhu cầu tất yếu khách quan. Về quy chế điều hành: Trước tháng 10 - 1992 TTCK do một số cơ quan chức năng của chính phủ quản lý. Đơn vị chịu trách nhiệm chính là Ngân hàng nhân dân Trung Quốc. Ngân hàng này cấp giấy phép hoạt động cho công ty CK, TTCK và phê duyệt, cấp giấy phép niêm yết CK. Từ tháng 10-1992, Trung Quốc thành lập cơ cấu quản lý mới gồm uỷ ban CK nhà nước và HĐĐHCKTQ. UBCKNN chịu trách nhiệm chính trong dự thảo các luật và quy chế CK, xây dựng các định hướng, nguyên tắc quản lý sự phát triển của TTCK. HĐĐHCKTQ chịu trách nhiệm chủ yếu trong thực thi các quy chế và giám sát công ty CK. 3.2. TTCK Hàn Quốc: TTCK Hàn Quốc chính thức bắt đầu hoạt động với sự thành lập của SGDCK Hàn Quốc vào ngày 3-3-1956. Giai đoạn này ở Hàn Quốc có rất ít công ty được tín nhiệm cao để có thể chào bán CK của mình ra công chúng. Hầu hết cổ phiếu của các công ty được sở hữu bởi Chính phủ. Như vậy, hầu hết các nguồn vốn cho phát triển đầu tư được huy động qua các khoản vay nước ngoài và vay ngân hàng, đồng thời pháp luật và các chính sách liên quan lại không có hiệu quả nên TTCK đã không thể hiện được chức năng của mình. Giai đoạn 1968-1976: TTCK Hàn Quốc được mở rộng rất nhanh. Chính phủ thông qua việc huy động vốn trong nước hơn là dựa vào các khoản vay nước ngoài. Năm 1968 luật khuyến khích phát triển thị trường vốn được ban hành; công ty đầu tư Hàn Quốc thành lập, chịu trách nhiệm đối với việc phát hành chứng khoán. Bên cạnh đó luật khuyến khích phát hành công khai được ban hành năm 1972, luật này buộc các công ty có khả năng phải phát hành ra công chúng… Kế hoạch sở hữu cổ phiếu của nhân viên cũng được đưa ra nhằm mở rộng nhu cầu về cổ phiếu. Nhờ đó TTCK đã được mở rộng rất nhanh, các công ty niêm yết đã tăng lên. Giai đoạn 1977-1986: nhờ những thành công liên tiếp của các kế hoạch phát triển kinh tế, thu nhập quốc nội tăng cao, công chúng đã có tiết kiệm. Việc áp dụng các chính sách mạnh mẽ buộc các công ty phải ra công khai đã làm mở rộng thị trường CK. Nhu cầu cải cách hệ thống giám sát thị trường cho phù hợp với một thị trường được mở rộng và để đảm bảo tính công bằng của thị trường đã trở nên cấp thiết. Từ năm 1986 đến nay, TTCK Hàn Quốc có cơ hội mở rộng cả về cung lẫn cầu, về tài chính của công ty và nhu cầu đầu tư CK của công chúng tăng lên. Các công ty CK đều được hiện đại hoá thông qua việc mở rộng vốn cổ phiếu và tự động hoá hoạt động của mình. Những đợt tăng giá cổ phiếu đã mang lại nhiều lợi nhuận cho cả công ty dự định phát hành CK lẫn người đầu tư CK. Với chính sách đại chúng hoá TTCK, số lượng những người đầu tư trên TTCK đã tăng lên rất nhanh. Qua các giai đoạn phát triển của thị trường Hàn Quốc, có thể rút ra một số kinh nghiệm: - Trong giai đoạn đầu tiên, khi TTCK được thành lập, rất nhiều nhà đầu tư vì thiếu hiểu biết về thị trường CK, có thể có những ảo tưởng rằng: họ chắc chắn sẽ kiếm được rất nhiều tiền nhờ đầu tư vào thị trường CK. - Vì TTCK là nơi tập trung sự cạnh tranh mạnh mẽ của một số lượng rất lớn những người tham gia, bởi vậy, cần có những điều luật không bị chi phối của các đảng phái nhằm bảo đảm tính công bằng trên thị trường. Quan trọng hơn nữa, các luật này phải được tất cả những người tham gia tuân theo. - Trong các thị trường, TTCK là khu vực chịu tác động rất lớn của những biến động và cần phải thẩm định kỹ lưỡng nhất. Do đó việc đào tạo các chuyên gia về CK là vô cùng cần thiết. 3.3. TTCK Tokyo (Nhật Bản): TTCK Tokyo thành lập vào năm 1878. So với các thị trường CK cùng thời ở các nước trên thế giới thì thị trường này chưa có gì nổi hơn, mãi tới sau thế chiến thứ hai nó mới được nhiều. Sở dĩ như vậy là do trong thời gian sau chiến tranh, nền kinh tế Nhật phát triển ổn định hơn so với nhiều nước khác. Ví dụ: trong thời gian 1945 -1973, GDP tăng trung bình là 10%, chỉ số cổ phiếu trong thời gian ấy tăng từ 100 -5000. Nhật được coi là nước thứ hai sau Mỹ về số người mua cổ phần, vì Nhật có 6 triệu người mua ở năm 1977. Khách hàng trên thị trường này chẳng những là các nhà đầu tư kếch sù, nổi tiếng, các ngân hàng, các công ty bảo hiểm cỡ lớn, mà còn gồm nhiều nhà đầu tư cỡ nhỏ, nhưng chủ yếu là người bản xứ. Người ta cho rằng với sự lên giá của đồng yên trên thị trường quốc tế, Tôkyo sẽ là “lá phổi tài chính” mạnh, thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Tại TTCK Tokyo, những hãng muốn trở thành thành viên cũng nhất thiết phải được phép của bộ tài chính. Thành viên ở đây phải là các pháp nhân. Các hãng hoạt động CK ở đây thực hiện công việc của mình thông qua các hãng trung gian (Cay Tory ) và những người môi giới chuyên nghiệp được uỷ quyền với tư cách là người điều độ CK. Thành viên điều độ là các hãng môi giới có quyền mua - bán CK bằng tiền của mình và bằng tiền của khách hàng. Hãng Cay Tory là người môi giới giữa người mua và người bán CK, là người tập trung các nhu cầu mua bán của các thành viên điều độ thị trường, rồi căn cứ vào đó mà định tỷ giá CK. Hàng hoá của TTCK Tokyo chủ yếu là các cổ phần hữu danh, trong đó phần lớn là người bản xứ phát hành, còn số ít là người nước ngoài. Các giấy vay nợ dài hạn được phát hành 2 dạng: Dạng CK thì có ghi tên, còn dạng trái phiếu thì không ghi tên (bán trao tay). TTCK Tokyo tuần làm 6 ngày (trừ chủ nhật): Sáng mở cửa từ 9 - 11giờ, chiều từ 13 – 15 giờ. Giờ mở cửa là giờ định giá CK, sau đó tăng, hạ là tuỳ tình hình cung, cầu của thị trường. ở đây người ta thích mua khối lượng lớn CK, nhưng khi bán lại ưu tiên cho những người mua ít. ở đây, quyền hạn uỷ thác cho các môi giới có thể được mở rộng hay bị hạn chế tuỳ theo đối tượng được uỷ thác. Đại diện các hãng môi giới được bố trí theo ngành trong các quầy định giá CK ở các SGD. Các nhân viên này làm nhiệm vụ định giá và công bố tỷ giá. Bắt đầu từ tháng 9/1982, những cổ phiếu mới phát hành phải có giá danh nghĩa là 500 yên /1 phiếu. Tuy nhiên trên các thị TTCK ở Nhật người ta vẫn thấy các loại cổ phiếu giá danh nghĩa thấp hơn thế vì đây là những loại phát hành trước khi có quy định. Gần đây TTCK ở Nhật có nguy cơ giảm sút. Ví dụ ngày 17/4/2000 chỉ số Nikkei - 225 trên TTCK Tokyo giảm 7% hay 1.426,04 điểm xuống mức 19.008,64 điểm, các chuyên gia cho rằng có 4 nguyên nhân: + Do giá cổ phiếu trên TTCK New York giảm. Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng G-7 vừa qua không đưa vấn đề này vào tuyên bố chung khiến các nhà đầu tư cảnh giác. + Có một số lượng lớn tiền gửi bưu điện đế kỳ thanh toán đã được đầu tư trở lại. + Tuyên bố thay đổi tên loại cổ phiếu được chọn làm cổ phiếu bình quân khiến nhiều người bán cổ phiếu để thay đổi đầu tư. + Các nhà đầu tư nước ngoài bán cổ phiếu liên quan đến công nghệ tin học và tìm kiếm thị trường mới. Đầu tháng 5-2000, các nhà đầu tư CK bán tháo cổ phiếu của Nhật, do những nhà đầu tư lo ngại những ảnh hưởng xấu của sự sụt giảm các cổ phiếu công nghệ cao trên thị trường Mỹ. Mặc dù vậy, TTCK Tokyo vừa khai trương Trung tâm thông tin mới ngay tại sàn giao dịch truyền thống, nhằm nâng cao tính cạnh tranh và mở rộng phạm vi hoạt độngcủa mình. Trung tâm có tên là TSE Arrows, gồm nhiều khu vực. Một khu vực được thiết kế theo kiểu “Media Space” dành cho báo chí với các thông tin trực tiếp từ trụ sở thị trường giao dịch và một khu vực dành riêng cho các nhà kinh doanh. 3.4. TTCK Malayxia: SGDCK Malayxia được thành lập năm 1960, sau khi liên bang Malayxia được độc lập, có trụ sở ở Kuala Lumpuz và Xingapo. Với sự độc lập của Xingapo năm 1965, SGDCK Malayxia, được đặt tên lại là SGDCK Malayxia. Được thành lập theo luật SGDCK, và được đặt dưới sự giám sát của bộ tài chính Ngân hàng Trung ương và uỷ ban phát hành CK. ở TTCK Malayxia, Bộ tài chính kiểm soát chung thị trường vốn, thực tế thông qua Ngân hàng trung ương để ấn định thẩm quyền to lớn đối với việc giám sát hoạt động. Bộ là người hướng dẫn quan trọng về mọi mặt; chủ tịch điều hành SGDCK do bộ trưởng Bộ tài chính bổ nhiệm với nhiệm kỳ 3 năm và có thể được đề cử lại. Phòng cấp giấy phép kinh doanh CK tương lai do Bộ tài chính chỉ định và trực thuộc Bộ tài chính. Luật kỹ nghệ CK mới ban hành năm 1993 quy định những hoạt động mua bán CK, cấm lũng đoạn thị trường và mua bán giả tạo, thiết lập quyền lực cho Bộ tài chính trong việc giám sát hoạt động thị trường CK. Ngân hàng trung ương kiểm soát chủ yếu các hoạt động của việc quản lý CK, thẩm quyền do Bộ tài chính ấn định. Năm 1963 có một thoả thuận giữa ngân hàng trung ương, SGDCK và cơ quan quản lý các công ty: các công ty muốn chào bán CK ra công chúng phải xin ý kiến của Ngân Hàng Trung ương trước khi thông báo các điều kiện phát hành chào bán. Thoả thuận này được chính thức hoá năm 1968 bằng việc thành lập uỷ ban phát hành CK. UB phát hành CK giám sát thực tế tất cả thị trường CK. Tất cả việc đăng ký, mở cửa, tăng vốn, phải được sự chấp nhận của uỷ ban này. Đối với khu vực tư nhân, theo Thống đốc Ngân hàng trung ương Malayxia (Wegara Bank), Ali Hassan Sulaiman cho biết: Nước này khuyến khích khu vực tư nhân có khả năng thanh toán nợ trên thị trường phát hành các loại trái phiếu mà không cần xin phép Ngân hàng trung ương. Tuy nhiên điều kiện bắt buộc cho việc phát hành trái phiếu là các doanh nghiệp không được sử dụng khoản tiền này để đầu tư ra nước ngoài và phải đáp ứng các tiêu chuẩn thông thường của việc đảm bảo khả năng thanh toán. Các hoạt động trên ở thị trường CK Malayxia đã tạo nên những kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam phát triển một TTCK hoạt động có trật tự, kỷ cương. 3.5. TTCK Indonesia: TTCK Indonesia thành lập năm 1952. Nhưng hoạt động của thị trường này đã bị đình chỉ từ những năm 60. Để phục hồi thị trường này, cuối năm 1967 Chính phủ đã thành lập cơ quan điều hành thị trường vốn, một tổ chức được giao nhiệm vụ quản lý TTCK. Bộ tài chính Indonesia có trách nhiệm đề ra các chính sách điều chỉnh thị trường vốn. Sở điều hành thị trường vốn do Bộ tài chính thành lập để thực hiện các nhiệm vụ: + Đánh giá các công ty xin đăng ký và quản lý chúng sau khi đã đăng ký. + Quản lý TTCK. + Theo dõi các công ty đã đăng ký trong việc giao dịch CK. ở TTCK Indonesia, tất cả các loại trái phiếu phát hành hiện nay ở SGDCK là trái phiếu trực tiếp. ở đây chưa có trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu bảo lãnh. Từ năm 1987 Chính phủ Indonesia thực hiện hàng loạt các biện pháp cải cách, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng cuả TTCK nội địa như giảm bớt các yêu cầu đăng ký ban đầu và cải tiến các thủ tục phát hành mới. Trước đây các hãng xin đăng ký ở SGDCK phải có bình quân tỷ suất lợi nhuận ít nhất 10% trong hai năm cuối. Cải cách đã quy định chỉ cần có lợi nhuận là đủ, và thời gian từ khi xin giấy phép cho tới khi đăng ký cũng rút ngắn còn 30 ngày. Các nhà đầu tư nước ngoài có quyền sở hữu tới 49% tổng số cổ phiếu được phát hành của một công ty Indonesia và 49% tổng số cổ phiếu đăng ký. Do chương trình cải cách kinh tế của chính phủ ít hiệu quả và nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp tăng cao để thanh toán các khoản nợ nước ngoài, đã làm đồng Rupiah của Indonesia giảm giá trong thời gian gần đây. 3.6. TTCK ở Thái lan: Năm 1962, SGDCK Băng Cốc được thành lập. Đến đầu những năm 70 SGD này bị đóng cửa. Năm 1974, Chính phủ Thái lan thành lập SGDCK Thái lan theo đạo luật về SGDCK Thái lan bắt đầu hoạt động từ 30/ 4/ 1975. Các công ty CK muốn trở thành thành viên của SGDCK Thái lan phải được Bộ tài chính đồng ý. Theo luật của SGDCK Thái lan, các thành viên phải có khả năng về tài chính mạnh, có khả năng thực hiện các giao dịch CK và có kinh nghiệm trong công việc đó. TTCK Thái lan chịu sự giám sát của một UBWD (Uỷ ban giám sát TTCK) do Bộ trưởng Bộ tài chính làm chủ tịch với các uỷ viên là các thống đốc Ngân hàng quốc gia, chánh văn phòng Bộ tài chính, Bộ thương mại và 4 - 6 chuyên gia luật pháp về tài chính - tiền tệ. Uỷ ban này có một tổng thư ký, uỷ ban sẽ giám hoạt động của TTCK thông qua việc ban hàng các luật lệ, đồng thời chỉ định 5 thành viên tham gia điều hành TTCK. Các công ty muốn niêm yết CK ở các SGDCK Thái lan phải đăng ký những công ty công. Các công ty có thể tăng vốn của mình thông qua phát hành cổ phiếu mới hoặc các công cụ vay nợ khác. Việc chào bán CK phải được chấp thuận của Uỷ ban CK và SGDCK (SEC); và chịu sự giám sát bởi “chế độ chấp thuận và điều hành”: - Các công ty muốn chào bán CK phải gửi đơn xin phép phát hành. - Đối với các công ty muốn chào bán cả cổ phiếu mới và các cổ phiếu hiện hành thì phải đệ đơn cho biết lý do xin phát hành ra công chúng đúng như yêu cầu của SEC. Nếu như SEC xem xét không có vấn đề gì trong vòng 45 ngày sau khi gửi đơn, các công ty có thể chào bán CK ra công chúng. - Quảng cáo rất cần cho công tác phát hành. - SEC có quyền cho phép miễn trừ những nguyên tắc cần thiết, chẳng hạn như yêu cầu đối với việc quảng cáo phát hành ở thị trường dành riêng cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp hoặc các nhà đầu tư không vượt quá 35 người hoặc miễn quảng cáo phát hành. Trong năm 2000 Thái Lan sẽ mở thêm một TTCK thứ hai chuyên về các CK liên quan đến máy tính. * * * Quá trình thực hiện chương I bản luận văn này, theo chỉ dẫn của Ts. Hoàng Hải, em đã tham khảo về TTCK ở: Mỹ La Tinh (đọc tại thư viện Trung tâm hợp tác nghiên cứu châu Mỹ), úc (đọc tại thư viện Trung tâm nghiên cứu Nam Thái Bình Dương) và châu Phi (đọc tại thư viện Trung tâm hợp tác nghiên cứu châu Phi)... Nhìn chung tư liệu về TTCK trên thế giới khá phong phú song khuôn khổ luận văn có hạn, về độ dày và tính chất chuyên sâu nên em chỉ lựa chọn TTCK ở một số nước để trình bày. Ngay đối với những TTCK được lựa chọn để nghiên cứu cũng chỉ đề cập đến một số khía cạnh. Mặc dù vậy, những gì đã nêu ở trên là một cố gắng để phục vụ cho việc so sánh, đề xuất vận dụng vào Việt Nam ở chương III. Chương II Thực trạng phát triển thị trường chứng khoán ở việt nam I. sự cần thiết phát triển TTCK ở việt nam: Từ năm 1986, Đảng và nhà nước ta thực hiện chính sách đổi mới nhằm chuyển nền kinh tế từ hệ thống quản lý tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Công cuộc đổi mới đã kéo theo hàng loạt những biến đổi tích cực trong đất nước và đem lại một kết quả quan trọng bước đầu. Nhờ đa dạng hoá các hình thức sở hữu và thiết lập một cơ chế kinh tế hỗn hợp bao gồm: Thành phần kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân. Trong nước đã hình thành thị trường vàng và ngoại tệ, nhà nước đã thi hành một loạt các chính sách về đầu tư nước ngoài đã đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước chuyển sang kinh tế thị trường. Đặc biệt trong những năm gần đây, việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân - diễn ra nhanh chóng. Cổ phần hoá một bộ phận khu vực Doanh nghiệp Nhà nước có liên quan mật thiết đến sở hữu công cộng thuộc phạm trù quan hệ sản xuất, yếu tố có tính động lực rất mạnh thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội và củng cố vai trò chủ đạo của khu vực Doanh nghiệp Nhà nước. Cổ phần hoá sẽ là đòn bẩy thúc đẩy quá trình phát triển thị trường vốn, nhất là TTCK. Cổ phần hoá là khâu then chốt, mũi nhọn của công cuộc đổi mới. Việc cổ phần hoá phải tìm ra được những nguyên nhân thành công hay thất bại để rút ra được những kinh nghiệm cần thiết nhằm tiến tới xây dựng và hoàn thiện cơ chế thích hợp với điều kiện đất nước. Bảng 2: Một số công ty cổ phần và cơ cấu vốn của nó: TT Tên công ty Ngày chuyển hình thức Vốn điều lệ (Triệu đồng) Cơ cấu vốn Nhà nước (%) CBCNV (%) Cổ đông ngoài (%) 1 Cty cáp và vật liệu BCVT (TCTBCVT) 1.1.98 120.000 49 10 41 2 Cty bao bì Bỉm Sơn (TCT Xi măng) 8.1.99 38.000 50 8 42 3 Cty ._.ày yêu cầu cán bộ phụ trách bộ phận nhân viên đưới quyền phải có trách nhiệm giám sát các hành vi liên quan đến công việc, và giúp đỡ người dưới quyền trong học tập nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm công tác để phát triển công ty. * Trách nhiệm đối với khách hàng bao gồm những vấn đề: - Sử dụng những đánh giá ở mức độ hợp lý và tách bạch giữa ý kiến với thực tế đang phát sinh: điều này quy định phải sử dụng đánh gia dựa trên những thông tin được công bố công khai. Trong trường hợp công ty có những ý kiến, nhận định khác biệt với những thực tế đang nảy sinh thì trách nhiệm của cán bộ là phải làm cho khách hàng nhận thức được đâu là ý kiến của công ty và đâu là thực tế đang phát sinh. - Giữ lại các giấy tờ cần thiết liên quan đến công việc: đây cũng là một yêu cầu quan trọng đề phòng trong những trường hợp khách hàng có những khiếu kiện và các giấy tờ này sẽ là bằng chứng để giải quyết những khiếu kiện phát sinh. - Hiểu khách hàng một cách cặn kẽ: điều này quy định cán bộ phải tìm hiểu khách hàng một cách cặn kẽ và tư vấn cho khách hàng một cách phù hợp đáp ứng các điều kiện của khách hàng và mang lại lợi ích tốt nhất có thể được cho khách hàng. - Phục vụ công bằng đối với mọi khách hàng: điều này quy định mọi khách hàng đều được hưởng sự công bằng từ công ty. - Biết giữ bí mật của khách hàng: điều này quy định cán bộ không được phép tiết lộ thông tin về khách hàng khi không có sự đồng ý của khách hàng. - Thông báo những xung đột về lợi ích cho khách hàng: cán bộ phải thông báo những xung đột về lợi ích cho khách hàng được biết, ví dụ như được hưởng tỷ lệ từ phí hoa hồng, môi giới CK… điều này sẽ giúp cho khách hàng tăng sự cảnh tỉnh với những hành vi sai trái nhằm thu lợi bất chính cho bản thân cán bộ. - Mọi công việc đều thực hiện theo lợi ích của khách hàng: ví dụ không được mua bán trước khách hàng, xúi giục khách hàng mua bán liên tục, không được bỏ mặc khách hàng trong những tình huống xấu… Các công ty CK đều có những quy định rất cụ thể về đầu tư vào CK của cán bộ trong công ty, và quy định việc mua bán CK của bất kỳ một cán bộ nào trong công ty đều phải được lãnh đạo cấp trên phê duyệt trước, hoặc quy định đối với những cán bộ làm công tác bảo lãnh phát hành CK không được phép mua bán CK của công ty phát hành mà mình tham gia nghiên cứu trong khoảng thời gian nhất định kể từ thời điểm giao nhiệm vụ. * Đối với công chúng đầu tư: - Cấm sử dụng thông tin nội gián: trong trường hợp do thi hành công vụ mà có được những thông tin nội gián hoặc những thông tin chưa được công bố công khai thì phải báo cáo với công ty để công ty tìm biện pháp xử lý để đảm bảo lợi ích cho công chúng đầu tư. - Cấm sử dụng thông tin từ công việc: một số trường hợp do tính chất công việc mà có thể có được những thông tin, thì người nắm thông tin trong mọi trường hợp không được phép tiết lộ và sử dụng những thông tin này nhằm mục đích kiếm lời cho bản thân hoặc cho những người mà mình có liên quan lợi ích. Qui định về đạo đức nghề nhgiệp mang tính định tính cao và đòi hỏi các cá nhân phải có ý thức tự giác thực hiện. Đối với các công ty CK, các cơ quan quản lý Nhà nước còn yêu cầu ngoài việc quy định chặt chẽ vè đạo đức nghề nghiệp phải tăng cường hệ thống giám sát nội bộ và áp dụng hệ thống “bức tương hồi âm - Chinese Wall” để đảm bảo lợi ích của công chúng đầu tư và thị trường hoạt động lành mạnh. 4. Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Về địa điểm cho TTGDCK tại Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh. Thủ tướng Chính phủ đã quyết định sử dụng khu nhà 45-47 bến Chương Dương làm trụ sở TTGDCK tại thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay các cơ quan liên quan đang tiến hành bàn giao nhanh, cải tạo để lắp đặt máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động của trung tâm. Ngày 27/1/1999 tại Hà Nội Chủ tịch UBCKNN Lê Văn Châu và ông G. Harter, phó đại sứ Mỹ, đại diện cơ quan thương mại phát triển Mỹ đã ký “thoả thuận tài trợ ” trị giá 193.183 USD cho UBCKNN để lập dự án khả thi cho xây dựng hệ thống máy tính của Trung tâm GDCK. Đầu năm 2000 tập đoàn Chin fon (Đài Loan) đã trợ giúp sàn GDCK Tp. Hồ Chí Minh một bảng điện tử trị giá 280.000 USD. Trước đó một tổ chức kinh tế của Thái Lan đã tặng một máy chủ trị giá 12.000 USD và một số linh kiện, phần mềm cho sàn giao dịch. Công tác chuẩn bị cho sàn giao dịch này đang ở vào giai đoạn nước rút, hiện nay đã có trên 80 cán bộ đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ sẵn sàng vào cuộc khi TTCK mở cửa. Chương 3 Giải pháp nhằm hoàn thiện những điều kiện cần thiết để phát triển thị trường chứng khoán việt nam Xây dựng TTCK ở Việt nam phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau: + Nhà nước giữ vai trò quyết định trong việc xây dựng, quản lý và khuyến khích, tạo điều kiện cho thị trường phát triển theo đúng đường lối và định hướng của Đảng và Chính phủ. + Có một cơ quan quản lý Nhà nước thống nhất nhằm tạo điều kiện cho thị trường hoạt động thống nhất, thông suốt, hiệu quả và an toàn. + Xây dựng một TTCK có tổ chức, hoạt động công bằng, hiệu quả, an toàn, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của đất nước, từng bước hội nhập với TTCK trong khu vực và trên thế giới. + Xây dựng và phát triển TTCK từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của đất nước. Để phát triển TTCK Việt Nam, chúng ta phải có các giải pháp đúng đắn và hợp lý, giải quyết được các khuyết điểm của thị trường. Đồng thời phát huy các lợi thế của điều kiện phát triển của TTCK nước ta. Chúng ta xem xét các giải pháp về: - Cơ chế quản lý và yếu tố pháp lý. - Hàng hoá cho TTCK. - Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực cho TTCK. - Khoa học kỹ thuật. I. Giải pháp về cơ chế quản lý và yếu tố pháp lý: 1. Cơ chế quản lý: Việt Nam sẽ có một hội đồng CK quốc gia (State Securities Commission) Là cơ quan ban hành toàn bộ các văn bản pháp quy cho các TTCK địa phương dựa vào đó để thực hiện. Hội đồng CK quốc gia (HĐCKQG) không chỉ giám sát các hoạt động của TTCK, quy định những yêu cầu về công báo công khai, ngăn chặn những thủ đoạn gian lận về CK và giao dịch CK, HĐCKQG còn ấn định trực tiếp những yêu cầu đối với mọi đối tượng tham gia vào TTCK phải tuân thủ. Cơ cấu của HĐCKQG: Chủ nhiệm UBCKNN làm chủ tịch Hội đồng. Có thứ trưởng Bộ tài chính, phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước là phó chủ tịch Hội đồng. Có phó chủ nhiệm uỷ ban kế hoạch Nhà nước, thứ trưởng Bộ tư pháp là uỷ viên Hội đồng. Có một số chuyên gia về tài chính, Ngân hàng, Thương mại, Tài phán, Pháp luật giúp việc Hội đồng. Các thành viên của Hội đồng CK do Thủ tướng Chính phủ chỉ định, Hội đồng làm việc trên nguyên tắc biểu quyết theo đa số. Hội đồng CKQG sẽ tư vấn cho UBCK các vấn đề về CK và TTCK, đồng thời để thực hiện sự phối hợp liên ngành lĩnh vực Tài chính - Tiền tệ - Ngân hàng. Quyết định 75/CP của Thủ tướng Chính phủ đã cho phép thành lập UBCKNN. Đây là cơ quan độc lập, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về CK và TTCK. Đưa ra các quy chế về giám sát và các nghiệp vụ của TTCK, nhằm đảm bảo cho hoạt động của TTCK tuân thủ theo luật pháp. Cơ cấu của UBCKNN: Đứng đầu UBCKNN là chủ nhiệm uỷ ban. Giúp việc Chủ nhiệm uỷ ban có một số Phó chủ nhiệm uỷ ban. Chủ nhiệm và các Phó chủ nhiệm Uỷ ban do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và làm việc theo chế độ chuyên trách. UBCKNN có văn phòng và một số tổ chức giúp việc cho Chủ nhiệm uỷ ban. Để thúc đẩy sự phát triển của TTCK, cần phải tổ chức tốt các SGDCK. SGDCK sẽ thúc đẩy việc thu hút và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi vào đầu tư, đảm bảo sự an toàn và tính công bằng trong việc mua bán CK. Đồng thời nó cung cấp cho người mua và người mua bán CK về chỉ số CK, về diễn biến cung cầu CK, về các chính sách tín dụng, lãi suất của Nhà nước, các thông tin về các công ty cổ phần tham gia vào TTCK để họ lựa chọn quyết định mua, bán, giá cả và thời gian mua bán. Hội đồng quản trị và cơ quan điều hành mọi hoạt động của SGDCK, do thành viên của sở bầu ra trong đó một số thành viên của Hội đồng quản trị có thể do Chính phủ chỉ định. Hội đồng quản trị: - Vạch ra chính sách và phương hướng hoạt động cũng như các chế độ phân phối thu nhập và trích các quỹ của SGDCK. - Xem xét kết nạp hoặc khai trừ các thành viên của sở (các công ty môi giới). - Xem xét loại CK của công ty nào được đưa ra mua bán và định giá tại sở. - Xem xét và giải quyết các công việc khác về mặt quản trị một SGDCK. Chúng ta thấy các cơ quan quản lý về TTCK cần phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về CK và TTCK - Đây là điều kiện đảm bảo tạo cơ sở khung pháp lý cho việc phát hành và kinh doanh CK. -Tổ chức xây dựng và phát triển đồng bộ TTCK ở Việt nam. - Quản lý, giám sát, kiểm tra các hoạt động của TTCK. Ngoài ra, còn có thể tập hợp được lực lượng nghiên cứu, soạn thảo các văn bản pháp lý, đào tạo cán bộ và là đầu mối cho quan hệ quốc tế về CK và TTCK ở Việt Nam. 2. Về yếu tố pháp lý: Khi đã có TTCK thì sẽ kéo theo hàng loạt những diễn biến phức tạp phát sinh. Việc mua bán các CK trên TTCK luôn diễn ra hại mặt: Mặt tích cực và tiêu cực. Đối với mặt tích cực thì chúng ta đã thấy mà không phải bàn đến. Còn riêng mặt trái của nó thì quả là phức tạp, đáng lo ngại và sẽ là mối đe doạ cho nền kinh tế đất nước nếu chúng ta không ngăn chặn kịp thời. TTCK hoạt động thì ngay lập tức các nhân tố đầu cơ, mua bán nội gián, mua bán CK bên ngoài TTCK, phao tin đồn nhảm về tình hình hoạt động của một đơn vị kinh tế… sẽ tạo ra tâm lý bất ổn định đối với các nhà đầu tư, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, việc xây dựng và phát triển TTCK phải đồng hành với việc nghiên cứu cho ra đời các văn bản pháp quy dưới luật và tiến đến cho ra đời các luật điều chỉnh các hoạt động của TTCK; tạo ra hành lang pháp lý cần thiết cho hoạt động và phát triển TTCK Việt nam. Chúng ta cần gấp giúp xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật đầy đủ và phù hợp với điều kiện nước ta. Pháp luật về TTCK cần phải điều chỉnh ba nhóm quan hệ. 2.1. Pháp luật bảo đảm sự quản lý Nhà nước: Thực tiễn hoạt động của nền kinh tế thế giới trong những thập kỷ gần đây đã chứng minh, ở bất kỳ một nền kinh tế thị trường nào cũng cần đến sự điều tiết của Nhà nước. Tuy nhiên, mức độ và phạm vi khác nhau nếu nền kinh tế nước ta dù mang tính chất như thế nào thì cũng không thể là nền kinh tế tự phát, vô tổ chức. Nhà nước quản lý nền kinh tế trước hết mang nội dung tính tự giác và tính tổ chức của sự phát triển nền kinh tế sự quản lý của Nhà nước đối với sự phát triển TTCK cũng xuất phát từ cơ sở đó. Nó đảm bảo cho thị trường CK phát triển vì những mục tiêu của sự phát trển kinh tế xã hội mà Đảng và Nhà nước đã xác định. Hơn nữa TTCK một mặt có những ưu điểm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đem lại những thành quả và lợi ích thực sự to lớn; mặt khác cũng chứa đựng không ít những hạn chế, khuyết tật và tiêu cực làm phương hại đến nền kinh tế với những hậu quả tai hại khó lường hết. Sự quản lý của Nhà nước ở đây chính là nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi để mọi chủ thể tham gia vào các quan hệ của TTCK khai thác tốt những đặc tính ưu việt, những thế mạnh của thị trường và hạn chế đến mức thấp nhất những tiêu cực của nó. Sự quản lý của Nhà nước đối với việc thành lập và phát triển TTCK được thực hiện dưới nhiều hình thức và bằng nhiều công cụ khác nhau. Có thể tham gia việc ban hành luật và thực hiện các chính sách Nhà nước về tài chính, tiền tệ…, lãi suất, đầu tư và thuế khoá... hoặc thông qua việc kiểm tra, giám sát các pháp nhân và thể nhân tham gia thị trường CK một cách thường xuyên, nhằm ngăn chặn và xử lý những sai phạm theo luật định. 2.2. Pháp luật xác lập quy chế pháp lý của các chủ thể tham gia TTCK: Quá trình phát triển đi lên của TTCK gắn liền với quá trình quốc tế hoá thị trường làm cho số lượng các chủ thể tham gia các quan hệ xã hội trong lĩnh vực TTCK ngày càng lớn. Các chủ thể tham gia ở đây bao gồm các doanh nghiệp tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, các tổ chức xã hội và các cá nhân đầu tư trong và ngoài nước. Giữa các chủ thể hình thành nên những mối quan hệ nhất định như thương gia CK, môi giới CK và những người điều hành thị trường. Để những hoạt động đa dạng và năng động này diễn ra theo một trật tự nhất định, một mặt pháp luật cần phải quy định vị trí, vai trò chức năng của mỗi loại chủ thể tiến hành những hoạt động đó, mặt khác phải quy định rõ những quyền và nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của các chủ thể tham gia trong hoạt động TTCK. Nói cách khác, cần xác định bằng luật pháp cụ thể, địa vị pháp lý của mỗi loại chủ thể tham gia các quan hệ TTCK. Trong địa vị pháp lý của mỗi loại chủ thể phản ánh năng lực pháp lý, năng lực điều hành của mỗi chủ thể và mối quan hệ biện chứng giữa các chủ thể cùng tham gia hoạt động trên thị trường . Tính ổn định và an toàn, tính tổ chức và trật tự, tính định hướng và hiệu quả của các quan hệ ở TTCK thể hiện trực tiếp ở những quyền và nghĩa vụ tương ứng của các chủ thể liên quan với nhau và trách nhiệm của chúng chẳng những đối với nhau mà còn trước Nhà nước và toàn xã hội. Đối với các chủ thể tham gia TTCK, pháp luật chỉ xác định vị trí, vai trò, chức năng, quyền và nghĩa vụ mà pháp luật còn quy định trình tự, thủ tục tổ chức thành lập các pháp nhân tham gia thị trường, như các điều kiện để được phép tham gia vào TTCK, điều kiện đăng ký, xin giấy phép. Trong thực tế không phải bao giờ sự điều chỉnh của pháp luật đối với các chủ thể cũng dễ dàng, đúng đắn và hợp lý. Bởi vì khi tham gia vào TTCK không phải mỗi chủ thể chỉ có một chức năng và chỉ có một mối quan hệ mà còn có nhiều chức năng, quan hệ nhiều chiều với các chủ thể khác. Do vậy pháp luật cần quy định một cách cụ thể, rõ ràng, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm tương ứng với mỗi chức năng phù hợp với tính chất và nội dung của từng loại hình hoạt động. 2.3. Pháp luật điều chỉnh các hoạt động diễn ra trên thị trường : Hoạt động của TTCK thông qua các chức năng của mình nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư để từ đó phân phối lại một cách có hiệu quả cho những người sử dụng. Các mặt hoạt động này được diễn ra trên các loại thị trường khác nhau. Thị trrường sơ cấp là nơi các CK được phát hành ra lần đầu tiên, nó có tác dụng làm gia tăng tổng vốn đầu tư cho toàn xã hội, làm tiền đề cho sự phát triển thị trường sơ cấp, nơi diễn ra các mặt hoạt động mua đi bán lại và trao đổi các loại hình CK. Do vậy pháp luật ở đây điều chỉnh dựa trên hai nhóm hành vi khác nhau: đó là quy chế pháp luật về phá hành CK và quy chế pháp luật về mua bán, chuyển nhượng CK. Đối với quy chế phát hành CK, đây là nơi tạo hàng hoá CK cho thị trường, là khởi điểm cho mọi hoạt động sau này nên pháp luật phải quy định rõ ý nghĩa kinh tế, bản chất và vấn đề pháp lý của mỗi loại cổ phiếu, trái phiếu các hình thức phát hành và thủ tục. Sự lành mạnh của TTCK cũng như các vấn đề khuyết tật đều nằm tiềm ẩn ở giai đoạn này. Đối với nhóm hành vi trên thị trường thứ cấp, pháp luật cần xác định thể thức và các trình tự thủ tục mua bán, chuyển nhượng CK, và những vấn đề trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi đi ngược lại những quy định trong quy chế về các mặt hoạt động như: giả mạo CK, lừa đảo, đầu cơ, thao túng thị trường, chèn ép các chủ thể và đẩy họ vào thế bất lợi. Trên thị trường thứ cấp này, hoạt động của TTCK diễn ra rất sôi động, nó liên quan đến nhiều mặt hoạt động của đời sống kinh tế xã hội và ở những phạm vi rộng rãi khác nhau, thậm chí vượt ra ngoài khuôn khổ nhiều quốc gia, cho nên vấn đề trung thực trong kinh doanh là nền tảng cho sự bền vững của thị trường. Do vậy, yếu tố con người và yếu tố thông tin ở đây cần có sự điều chỉnh hợp lý về pháp lý, bảo đảm hài hoà về các mặt quyền và nghĩa vụ giữa các nhà môi giới CK và thương gia CK. Bảo đảm sự bền vững và ổn định thị trường, đồng thời cũng tránh được những khắt khe, chăt chẽ của thị trường “đóng”. Từ kinh nghiệm của các nước đi trước, đặc biệt là kinh nghiệm của một số nước đang phát triển châu á (có hoàn cảnh gần như nước ta) sẽ vận dụng thích hợp vào phát triển TTCK ở Việt Nam. Mặt tích cực với các nước đi sau là học tập sự vận dụng kinh nghiệm của nước đi trước. Trong bối cảnh đất nước ta hiện nay, vấn đề xác lập các quy định pháp lý cho hoạt động của SGD là một việc làm cần thiết. Bởi lẽ một TTCK có tổ chức, với sự giám sát chặt chẽ của nhà nước sẽ làm giảm những mặt hạn chế, khuyết tật vốn có của thị trường. Do đó hệ thống luật của chúng ta cần ghi rõ và chi tiết, càng cụ thể bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu thậm chí quy định những văn bản chi tiết về các CK của các doanh nghiệp lưu hành trên thị trường từng thời kỳ, quy định về chuẩn mực các năng lực pháp lý và năng lực hành vi cho từng thương gia và người môi giới CK. Chúng ta cần từng bước xây dựng những luật lệ cần thiết, tạo điều kiện cho sự phát triển TTCK. II. Giải pháp về hàng hoá cho TTCK: Phải tạo ra ngày càng nhiều hàng hoá cho TTCK, với nhiều chủng loại khác nhau đảm bảo đủ tiêu chuẩn về chất lượng để lưu thông và buôn bán trên thị trường. Một “chợ” muốn hình thành, hoạt động và phát triển đòi hỏi phải có thật nhiều hàng hoá và hàng hoá phải thật phong phú, đảm bảo chất lượng, uy tín. Ngược lại muốn hàng hoá đa dạng, phong phú cũng đòi hỏi phải có một “chợ” thật hoàn chỉnh và phát triển. Để làm được điều này, đầu tiên phải đẩy nhanh công tác sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, tiến tới cổ phần hoá một phần hoặc toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước nếu xét thấy không cần thiết phải giữ 100% sở hữu Nhà nước. Nhà nước cần phải có chính sách, chế độ thật kiên quyết trong đó cần chú ý đến cả hình thức phổ thông như tuyên truyền, giải thích, kết hợp xử lý kiên quyết nếu xét thấy cần thiết. Từng bước nâng cao tài sản của các doanh nghiệp Nhà nước đã và đang được cổ phần hoá, các công ty cổ phần và kể cả các doanh nghiệp Nhà nước nằm trong diện phải cổ phần hoá nhằm ngày càng nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh để qua đó các doanh nghiệp, công ty này có những loại CK đạt tiêu chuẩn có đủ độ mạnh và uy tín mua bán trên TTCK. Cần mở rộng đối tượng đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu. Để cổ phần hoá nhiều doanh nghiệp ở nước ta trong thời gian tới cần thực hiện các biện pháp: - Thứ nhất, cần có hệ thống thông tin chính xác, tin cậy về tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh và kết quả tài chính của doanh nghiệp cổ phần hoá đã qua kiểm toán độc lập bằng hình thức thông tin qua báo chí, đài, qua các tổ chức đoàn thể. - Thứ hai, tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp Nhà nước và các công ty cổ phần và các điều kiện ưu đãi. - Thứ ba, sớm triển khai và cụ thể hoá cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc cổ phần hoá như: Xác định danh mục loại hình doanh nghiệp, cần phải cổ phần hoá ở mức độ nào. Vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hoá trên cơ sở phần giá trị còn lại của doanh nghiệp phải sát thực đúng thực tế. Vai trò làm chủ của những người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá. III. Giải pháp về nguồn nhân lực: Nhân tố con người trong mỗi công việc chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng và quyết định phần lớn sự thành công hay thất bại. Thực tế công tác đào tạo cán bộ cho TTCK trong những năm qua tuy có khả năng nhưng vẫn chưa thể đáp ứng đủ so với nhu cầu. Chúng ta nên xem việc đào tạo cán bộ nhất là những người trực tiếp điều hành, quản lý, kinh doanh chứng khoán là chiến lược, nó không những cần thiết cho hiện tại mà còn cho tương lai một vài năm tới hoặc lâu hơn nữa. Để làm tốt khâu đào tạo nhân lực cho TTCK cần: * Trung tâm nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng nghiệp vụ về chứng khoán và TTCK tổ chức các lớp đào tạo cơ bản, nâng cao sau đó chuyển sang đào tạo chuyên sâu từng loại cán bộ và những người có nhu cầu nghiên cứu về chứng khoán, trên cơ sở đó tiến hành tổ chức đào tạo thực hành cho các loại đối tượng đã qua đào tạo cơ bản, nâng cao chuyên sâu. * UBCKNN cần tích cực tranh thủ các dự án đào tạo quốc tế để cử đi đào tạo các khoá ngắn hạn và dài hạn, ở cả trong và ngoài nước, đối với các cán bộ cho thị trường giao dịch chứng khoán và công ty chứng khoán. Nên tổ chức một khoá học lý thuyết và thực hành tại những nước đã và đang phát triển ngành chứng khoán mà Việt nam dễ tiếp cận như Trung quốc, Thái lan, Đài loan... với các nội dung đào tạo như: kinh nghiệm giám sát của UBCKNN, vận hành và điều hành ở SGDCK, quản lý và kinh doanh tại các công ty môi giới, quỹ đầu tư, trung tâm đăng ký, thanh toán bù trừ, lưu ký... thực hành kỹ năng thao tác tại sàn giao dịch và ở công ty môi giới. Cần đặc biệt lưu ý nguồn tuyển chọn từ các cán bộ trẻ, từ sinh viên các trường đại học kinh tế để các khả năng tiếp thu nhanh những tri thức hiện đại về công nghệ và những nghiệp vụ chuyên môn phức tạp của TTCK. * Bộ giáo dục và đào tạo cần khẩn trương cho triển khai xây dựng giáo trình môn học về TTCK để đưa vào giảng dạy như một môn học chính thức, cho các khoa kinh tế ở các trường đại học và cao đẳng. Đặc biệt ở các trường Đại học kinh tế nên hình thành bộ môn thị trường chứng khoán. Nếu chưa đủ điều kiện là một bộ môn độc lập như bộ môn kinh tế đầu tư thì có thể bộ môn TTCK nằm trong khoa ngân hàng(*) Theo gợi ý của TS. Hoàng Hải trong sưu tập tư liệu nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu kinh tế quốc tế (CIES) . * Mở rộng hơn nữa các khoá phổ biến kiến thức về chứng khoán, TTCK và các môn học liên ngành có liên quan đến chứng khoán và TTCK tại các tỉnh. Đặc biệt chú trọng nâng cao nhận thức về TTCK cho các doanh nghiệp và dân số. IV. Giải pháp về cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Cần khẩn trương xây dựng và hình thành các cơ sở hạ tầng cần thiết để phát triển TTCK. Chúng ta cần: - Khẩn trương xây dựng một hệ thống ngân hàng và các thị trường tiền tệ, tín dụng, thị trường ngoại hối, thị trường ngoại tệ tương đối hoàn chỉnh, hoạt động có hiệu quả để thanh toán nhanh chóng việc mua bán, trao đổi CK. - Từng bước trang bị một hệ thống giao dịch và thanh toán tiên tiến, hiện đại, đủ tiêu chuẩn quốc tế để làm tốt việc đăng ký, cập nhật hoá tên tuổi và sự thay đổi sở hữu chủ chứng khoán. - Xây dựng và đưa vào vận hành một hệ thống, một chế độ kế toán và kiểm toán hoàn chỉnh theo các chuẩn mực quốc tế, để tạo điều kiện cho không những dân chúng trong nước mà cho cả người nước ngoài. - Pháp chế hoá các luật chơi trên TTCK bằng một hệ thống luật lệ rõ ràng, bằng các quy chế quản lý và giám sát hợp lý để tạo cơ sở pháp lý xử lý các tranh chấp xảy ra giữa những người đầu tư và tạo điều kiện xây dựng một sân chơi thật sự bình đẳng, trật tự, đáng tin cậy cho mọi chủ thể tham gia trên TTCK. - Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình cổ phần hoá bằng việc xây dựng các chính sách, chế độ thật sự hấp dẫn đối với các doanh nghiệp và người lao động trong các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá. Nên hình thành loại hình công ty dịch vụ cổ phần. Dưới hình thức một công ty tài chính, các công ty này thực hiện nhiệm vụ tư vấn tài chính, giúp cho các doanh nghiệp làm các báo cáo tài chính, kế toán, kiểm toán, xây dựng kế hoạch cổ phần hoá, giới thiệu các dự án cổ phần hoá của doanh nghiệp với khách hàng và được thu phí dịch vụ cho các hoạt động này. - Tiếp tục kiểm soát lạm phát một cách chặt chẽ, có hiệu quả, giữ tỷ giá nội tệ ổn định và từng bước loại trừ những giao dịch ngầm trong lĩnh vực tài chính để kích thích vào sự hình thành và phát triển TTCK. - Đầu tư xây dựng hệ thống thanh toán bù trừ tự động trên phạm vi cả nước bằng cách tăng cường thêm mạng vi tính cao cấp kết hợp khai thác mạng thông tin viễn thông ở bưu điện để liên kết thị trường vốn trong nước thành một thị trường thông suốt và tiến tới nối mạng với hệ thống thanh toán quốc tế. - Củng cố hoàn thiện trung tâm thông tin ứng dụng của ngân hàng Nhà nước, để trung tâm này thực sự đóng vai trò cung cấp thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp làm chỗ dựa cho hoạt động kinh doanh trên TTCK của ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính trung gian và TTCK. - Thành lập hệ thống ngân hàng thông tin để cung cấp dữ liệu cần thiết cho hoạt động kinh doanh trên TTCK của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. *********** kết luận Sự phát triển cao của nền kinh tế thị trường Việt nam sẽ tất yếu dẫn tới việc phải phát triển TTCK ở Việt nam. Vì TTCK là một hình thức phát triển cao của kinh tế thị trường. TTCK là một định chế tài chính không thể thiếu được trong đời sống kinh tế của những nước theo cơ chế thị trường. Luận văn này với những nội dung cơ bản về TTCK và các điều kiện cần thiết để phát triển TTCK Việt nam. Luận văn đã đề cập đến vài nét về TTCK, kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về xây dựng và phát triển TTCK, điều kiện các bước chuẩn bị và giải pháp nâng cao việc áp dụng các điều kiện cần thiết để phát triển TTCK Việt nam. Việc phát triển TTCK lên một mức cao, được thế giới công nhận còn là vấn đề nan giải đối với Việt Nam. Chúng ta cần hạn chế tới mức thấp nhất các khó khăn và thách thức gặp phải, cần phải tạo điều kiện từ Trung ương tới các địa phương để các cấp, các ngành nắm bắt được nhu cầu và những chỉ dẫn cần thiết khi tham gia vào TTCK. Trong đó, việc ban hành các chính sách và chương trình cụ thể của Nhà nước về phát triển kinh tế trong mỗi giai đoạn là hết sức quan trọng, vì các bước đi đến thiết lập và phát triển TTCK gắn liền với việc giải quyết các vấn đề liên quan tới xây dựng cơ chế quản lý mới. Do đó để đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của nền kinh tế, nhà nước phải có chủ trương và chương trình cụ thể về tổ chức và xây dựng TTCK, thị trường vốn ngày một phát triển hơn. Cần đảm bảo tốt sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp nhất là các ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế hoạch, Tư pháp và sự ủng hộ của các cơ quan, đoàn thể; sự hưởng ứng tham gia đông đảo của các doanh nghiệp và dân chúng. Tài liệu tham khảo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII. Các văn bản pháp lý về thị trường chứng khoán. Tài liệu “Thị trường chứng khoán và những vấn đề cơ bản trong việc tổ chức vận hành Thị trường chứng khoán tại Việt Nam ” của UBCKNN. Thị trường chứng khoán – Nguyễn ngọc Hùng – trường Đại học Kinh tế TP. HCM – Nhà xuất bản thống kê - 1997. Thị trường chứng khoán – PGS.TS. Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân – NXB Thống kê 1997. Thị trường chứng khoán ở Việt Nam - Nguyễn Văn Luân, Trần Quốc Tuấn - NXB Thống kê - 1995. Hỏi và đáp về thị trường chứng khoán - Đặng Quang Gia – Nhà xuất bản Thống kê - 1996. Thị trường và sở giao dịch chứng khoán - Lê Xuân Nghĩa, Tôn Tích Thạch, Bùi Lương Phát - NXB Thống kê - 1995. Thị trường chứng khoán - Phương thức hoạt động và kinh doanh - NXB Thống kê - 1995. Việt nam với thị trường chứng khoán – Bùi Nguyên Hoàn – NXB Chính trị quốc gia 1995. Thị trường chứng khoán và công ty cổ phần - Bùi Nguyên Hoàn - NXB Chính trị quốc gia - 1998. Hướng tới thị trường chứng khoán đầu tiên ở Việt Nam, Trung tâm phát triển ngoại thương và đầu tư - Trần Du Lịch, Lương Hữu Định, Huỳnh Bửu Sơn, Trần Tô Tử. Thị trường chứng khoán đâu có gì khó hiểu – Lê Minh Đức – NXB Thành phố HCM – 1994. Giáo trình thị trường chứng khoán – PGS.PTS. Nguyễn Văn Nam; Khoa ngân hàng – Tài chính, trường Đại học KTQD – năm 1988. Thị trường chứng khoán và bước đầu hình thành Thị trường chứng khoán tại Việt Nam - Võ Thành Hiệu, Bùi Kim Yến - NXB trẻ - 1998. Tạp chí chứng khoán, Đầu tư chứng khoán. Một số tạp chí : Cộng sản, Phát triển kinh tế, Nghiên cứu kinh tế, Ngân hàng, Tài chính, Nghiên cứu lý luận, Thời báo kinh tế Việt Nam, Tài chính doanh nghiệp, Thời báo kinh tế Sài Gòn.... Một số tư liệu lưu tại thư viện Trung tâm hợp tác nghiên cứu Việt nam, Trung tâm hợp tác nghiên cứu châu Âu, Trung tâm hợp tác nghiên cứu châu Mỹ và Trung tâm hợp tác nghiên cứu châu á. Mục lục Phần mở đầu 1 Chương I: Tổng quan về thị trường chứng khoán I. Thị trường tài chính 3 1. Khái niệm Thị trường tài chính 3 2. Cấu trúc Thị trường tài chính 4 II. Thị trường chứng khoán 6 1. Thị trường chứng khoán 6 2. Cơ cấu, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của Thị trường chứng khoán 8 3. Các đối tượng tham gia trên Thị trường chứng khoán 9 III. Vai trò chức năng của Thị trường chứng khoán 11 1. Vai trò của Thị trường chứng khoán 11 2. Chức năng của Thị trường chứng khoán 13 IV. Kinh nghiệm xây dựng và phát triển Thị trường ở một số nước trên thế giới 14 1. Thị trường chứng khoán ở một số nước châu Âu 14 1.1. Thị trường chứng khoán Luân Đôn (Anh) 14 1.2. Thị trường chứng khoán Pari (Pháp) 16 1.3. Thị trường chứng khoán Franfurt (Đức) 17 1.4. Thị trường chứng khoán Italia 18 1.5. Thị trường chứng khoán Ba lan 20 2. Thị trường chứng khoán ở một số nước châu Mỹ 22 2.1. Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ 22 2.2. Thị trường chứng khoán Canada 24 3. Thị trường chứng khoán ở một số nước châu á 27 3.1. Thị trường chứng khoán Trung Quốc 27 3.2. Thị trường chứng khoán Hàn Quốc 29 3.3. Thị trường chứng khoán Tokyo (Nhật Bản) 31 3.4. Thị trường chứng khoán Malayxia 33 3.5. Thị trường chứng khoán Indonesia 34 3.6. Thị trường chứng khoán Thái Lan 35 Chương II: Thực trạng phát triển Thị trường chứng khoán ở Việt Nam I. Sự cần thiết phát triển Thị trường chứng khoán ở Việt Nam 37 II. Những thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển Thị trường chứng khoán ở Việt Nam 41 1. Những thuận lợi 41 2. Những khó khăn 44 III. Những điều kiện cần thiết để phát triển Thị trường chứng khoán ở Việt Nam 46 1. Điều kiện về kinh tế tài chính 47 2. Điều kiện về hàng hoá cho Thị trường chứng khoán 49 3. Điều kiện về pháp lý 50 4. Điều kiện về kỹ thuật và tổ chức 52 IV. Quá trình chuẩn bị cho phát triển Thị trường chứng khoán ở Việt Nam 54 1. Về khuôn khổ pháp lý 57 2. Về hàng hoá cho Thị trường chứng khoán 58 3. Về đào tạo nhân lực và quy định về đạo đức nghề nghiệp trong công ty chứng khoán 61 3.1. Về đào tạo nhân lực 61 3.2. Về quy định đạo đức nghề nghiệp trong công ty chứng khoán 63 4. Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật 66 Chương III: Giải pháp nhằm hoàn thiện những điều kiện cần thiết để phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam I. Giải pháp về cơ chế quản lý và yếu tố pháp lý 68 1. Cơ chế quản lý 68 2. Về yếu tố pháp lý 70 II. Giải pháp về hàng hoá cho Thị trường chứng khoán 74 III. Giải pháp về nguồn nhân lực 75 IV. Giải pháp về cơ sở hạ tầng kỹ thuật 76 Kết luận 78 Tài liệu tham khảo 79 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docX0134.doc
Tài liệu liên quan