Hoàn thiện chiến lược sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho siêu thị V Mart

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thương mại bán lẻ Việt Nam diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường và chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Các loại hình thương mại văn minh hiện đại, trong đó có siêu thị mà trước đây rất ít người Việt Nam biết tới đã xuất hiện và dần trở nên phổ biến ở Việt Nam, nhất là ở các thành phố lớn. Kinh doanh siêu thị ra đời đã làm thay đổi diện mạo

doc79 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện chiến lược sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho siêu thị V Mart, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngành thương mại bán lẻ của khu vực, mở ra một loại cửa hàng văn minh, hiện đại và tiện nghi cho người tiêu dùng Việt Nam, làm thay đổi cả thói quen mua sắm truyền thống và đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nói chung. Thủ đô Hà Nội là một trong những đô thị phát triển, dân cư ngày càng đông đúc, du khách đến ngày càng nhiều. Các siêu thị lần lượt xuất hiện nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của dân cư địa phương và du khách từ các nơi đến, bước đầu tạo nền móng phát triển cho hệ thống siêu thị khu vực đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, kinh doanh siêu thị vẫn còn là một ngành kinh doanh khá mới đối với các thành phố. Sự hình thành và phát triển của chúng thời gian qua còn mang tính tự phát, thiếu sự chỉ đạo và thống nhất quản lý của Nhà nước nên chưa đạt được hiệu quả cao, chưa đảm bảo được tính văn minh thương nghiệp. Điều đó đã làm giảm ý nghĩa, tác dụng của siêu thị trên thực tế. Một đòi hỏi bức thiết đặt ra là phải định hướng, phải có những giải pháp để giúp các siêu thị thủ đô Hà Nội phát triển một cách có hiệu quả và bền vững. Qua quá trình thực tập ở siêu thị Vmart tôi đã phát hiện một số điểm đáng chú ý trong ngành kinh doanh siêu thị nói chung và siêu thị Vmart nói riêng. Đó chính là vấn đề về danh mục, chủng loại sản phẩm mà hiện nay các doang nghiệp kinh doanh siêu thị đang rất đau đầu về vấn đề này. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện chiến lược sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho siêu thị V Mart”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Về phương pháp luận - Hệ thống hóa những lý luận chung về siêu thị như: Khái niệm, đặc trưng, phân loại, vị trí, vai trò của siêu thị. - Tóm tắt lịch sử phát triển siêu thị trên thế giới và quá trình phát triển siêu thị ở Việt Nam. - Đánh giá triển vọng phát triển siêu thị Vmart trên cơ sở đánh giá những mặt đã đạt được và những mặt còn tồn tại; những thuận lợi và khó khăn. Về thực tiễn - Phân tích môi trường kinh doanh siêu thị ở Việt Nam. - Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của các siêu thị ở thủ đô Hà Nội trong thời gian qua. - Đề ra một số định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện danh mục chủng loại sản phẩm giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho siêu thị Vmart. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp lịch sử: Phương pháp lịch sử là một phương pháp thu thập có hệ thống và đánh giá khách quan các số liệu của những hiện tượng xảy ra trong quá khứ nhằm mục đích kiểm tra những giả thuyết liên quan đến nguyên nhân, tác động, hoặc xu hướng phát triển của hiện tượng trong quá khứ, từ đó sẽ tiến hành dự báo trong tương lai. - Phương pháp mô tả: Phương pháp mô tả liên quan đến việc thu thập thông tin để kiểm chứng những giả thuyết hay những câu hỏi liên quan đến tình trạng hiện tại của đối tượng nghiên cứu. Những báo cáo nghiên cứu mô tả điển hình thường liên quan đến việc đánh giá thái độ, ý kiến, các thông tin về xã hội, con người, các điều kiện, và quy trình hoạt động. Các số liệu trong một nghiên cứu mô tả thường được thu thập thông qua các cuộc điều tra bằng các bảng câu hỏi, phỏng vấn, quan sát, hoặc các phương pháp kết hợp những hình thức nêu trên. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về sự phát triển siêu thị trong phạm vi thành phố Cần Thơ trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2010. Đối tượng nghiên cứu là các siêu thị đã và đang phát triển ở thành phố Cần Thơ. Một mặt, lĩnh vực kinh siêu thị vẫn còn rất mới đối với Việt Nam nói chung và đối với thành phố Cần Thơ nói riêng. Mặt khác, do thời gian có hạn nên vấn đề nghiên cứu chưa sâu, không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo và bạn đọc. 5. Kết cấu của luận văn Luận văn được viết theo kết cấu như sau: PHẦN MỞ ĐẦU - Chương 1: Giới thiệu chung về siêu thị - Chương 2: Thực trạng phát triển siêu thị ở thành phố Cần Thơ - Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển siêu thị ở thành phố Cần Thơ đến năm 2010 KẾT LUẬN Chương 1: Tổng quan về chuỗi siêu thị V Mart và đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Vmart. Giới thiệu về công ty thương mại Việt Thành Giới thiệu chung Công ty TNHH Đầu Tư Thương Mại Việt Thành được thành lập vào ngày 21/4/2006 với vốn điều lệ là 1.900.000.000VNĐ với hai thành viên là: Ông Trịnh Văn Minh: CMT số 171862297 do CA Thanh Hóa cấp ngày 31/7/2000. HKTT Làng Yên Minh, xã Trường Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Bà Đào Thị Kim Dung: CMT số 011989101 do CA Hà Nội cấp ngày 2/10/2001. HKTT P403 nhà D9, phố Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh chính: Kinh doanh siêu thị hàng tiêu dùng Sản xuất, mua bán hàng dân dụng, hàng gia dụng, đồ dùng cá nhân và gia đình. Kinh doanh hàng điện tử, điện lạnh, điện dân dụng. Kinh doanh nhà hàng, dịch vụ ăn uống, giải khát (không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường, quán bar). Phân phối hàng tiêu dùng. Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty Kinh doanh. Mua bán máy móc, thiết bị văn phòng, đồ văn phòng phẩm. Sản xuất, thiết kế, tạo mẫu, in ấn các sản phẩm quảng các bao bì, nhãn mác hàng hóa, sản phẩm quà tặng, logo, kỷ niệm chương (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình). Dịch vụ nghiên cứu thị trường và cung cấp thông tin thị trường (trừ thông tin nhà nước cấp). Tư vấn và thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu. Hiện nay với số lượng 35 cán bộ công nhân viên hầu hết đều tốt nghiệp từ Trung cấp trở lên và đều đã tham gia công tác tại các doanh nghiệp lớn như: Vinaconex, siêu thị Vinatex Hà đông, Hệ thống siêu thị City mart, Unimart, hệ thông siêu thị Thành Đô. Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH Đầu Tư Thương Mại Việt Thành : Chủ tịch HĐTV Giám Đốc Hệ thống siêu thị, đại lý trên toàn quốc Siêu thị Vmart Khương Trung Siêu thị Vmart Thành Công Phòng kinh doanh bán buôn Phòng kinh doanh siêu thị Phòng kế toán GĐ điều hành KD Định hướng phát triển của công ty TNHH Đầu Từ Thương Mại Việt Thành Ngay từ ban đầu công ty đã xác địn hướng ngành nghề chính là kinh doanh hệ thống siêu thị bán lẻ và phân phối hàng tiêu dùng, một lĩnh vực đầy khó khăn nhưng theo nhận định cùng đầy tiềm năng phát triển. Năm 2006 công ty có một siêu thị tại 104 H4 Thành Công, Ba Đình, Hà Nội với doanh số ít ỏi hơn 2 tỷ đồng. Năm 2007 Công ty thành lập trung tâm bán buôn tại Thành Phố Thanh Hóa có VP tài 410 Trần Phú TP Hà Nội. Năm 2008 thành lập siêu thị Vmart Khương Trung tài 59 phố Khương Trung. Doanh số dự kiến năm 2008 khoảng 24 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế ước tính đạt khoảng 6% doanh sô. Đối tác Chỉ 3 năm xây dựng và phát triển Công Ty TNHH Đầu tư Thương mại Việt Thành với sự sáng tạo năng động, nỗ lực của toàn thể cán bộ CN viên, công ty đã và đang phát triển về mọi mặt được các khách hàng tín nhiệm và được xã hội thừa nhận. Đối tác đầu vào của công ty là đại đa số các doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài nước, các nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam trong đó có những khách hàng lớn như: Unilever Việt Nam, Tập đoàn Phú Thái, Công ty TNHH một thành viện kỹ nghệ súc sản Vissan, Công ty Kinh Đô, Công ty Cp Đồ Hộp Hạ Long, công ty LD TNHH Hải Hà – Kotobuki… Trong lĩnh vực phân phối công ty đã hợp tác với hầu hết các hệ thống siêu thị tại Hà Nội và một số tỉnh miền bắc như: Tràng Tiền Plazza, Tổng công ty TM Hà Nội Hapro, Siêu thị Tây Đô, Vinaconex Thanh hóa… Đặc biệt vừa qua công ty đã ký kết hợp đồng phân phối độc quyền sản phẩm Kodomo baby của tập đoàn Lion Nhật Bản được nhập khẩu bởi công ty TNHH Công Nghệ Trí Việt. Kế hoạch mục tiêu Với những giá trị cơ bản, triết lý kinh doanh và những nguyên tắc trong định hướng cùng sự hợp tác của quý khách hàng và đặc biệt là tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, sáng tạo lao động không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong những năm tới của công ty TNHH Đầu tư Thương mại Việt Thành sẽ xây dựng một hệ thống bán lẻ ổn định, tạo chỗ đứng trên thị trường không ngừng hợp tác và sáng tạo xây dựng giá trị của mình được xã hội thừa nhận đạt tốc độ tăng trưởng cao (khoảng 30% - 40% /năm). Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Việt Thành tin tưởng sự thực hiện thành công kế hoạch của mình trong những năm tới. Các đối thủ cạnh tranh của Vmart Sơ lược về ngành kinh doanh siêu thị tại Việt Nam Khái niệm Bên trong một siêu thị. "Siêu thị" là từ được dịch ra từ các thuật ngữ nước ngoài - "supermarket" (tiếng Anh) hay "supermarché" (tiếng Pháp), trong đó "super" nghĩa là "siêu" và "market" là "thị trường" ("chợ"). Theo Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại của Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương Việt Nam) ban hành ngày 24 tháng 9 năm 2004: Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tồng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng. Trên thế giới hiện có một số khái niệm về siêu thị như sau: Theo Philips Kotler, siêu thị là "cửa hàng tự phục vụ tương đối lớn có mức chi phí thấp, tỷ suất lợi nhuận không cao và khối luợng hàng hóa bán ra lớn, đảm bảo thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, bột giặt, các chất tẩy rửa và những mặt hàng chăm sóc nhà cửa" Theo nhà kinh tế Marc Benoun của Pháp, siêu thị là "cửa hàng bán lẻ theo phương thức tự phục vụ có diện tích từ 400m2 đến 2500m2 chủ yếu bán hàng thực phẩm" Theo Từ điển kinh tế thị trường từ A đến Z: "Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ bày bán nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người tiêu dùng như thực phẩm, đồ uống, dụng cụ gia đình và các loại vật dụng cần thiết khác" Siêu thị truyền thống thường được xây dựng trên diện tích lớn, gần khu dân cư để tiện lợi cho khách hàng và đảm bảo doanh thu. Phân biệt siêu thị với chợ và trung tâm thương mại Quy mô của siêu thị thì lớn hơn các cửa hàng tạp phẩm (hoặc chợ) và tương đối nhỏ hơn các trung tâm thương mại. Theo Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại, Trung tâm thương mại có quy mô lớn hơn, không chỉ bao gồm các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ mà còn bao gồm cả hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê…được bố chí tập trung, liên hoàn. Tên gọi và biển hiệu Tại Việt Nam, các siêu thị phải ghi bằng tiếng Việt là SIÊU THỊ trước tên thương mại hoặc tên riêng do thương nhân tự đặt và trước các từ địa chỉ danh hay tính chất của Siêu thị. Nếu ghi thêm bằng tiếng nước ngoài, kích cỡ chữ phải nhỏ hơn kích cỡ tên tiếng Việt và phải đặt dưới hoặc sau tiếng Việt. Các loại hình siêu thị Hàng hóa ở đây rất đa dạng và được chọn lọc kĩ hơn so với trong chợ hay cửa hàng tạp phẩm. Loại hình này gọi chung là siêu thị truyền thống vì ngày nay, từ "siêu thị" còn được chỉ những nơi chỉ chuyên kinh doanh một mặt hàng, một chủng loại hàng nào đó mà thôi. Ví dụ: siêu thị máy tính, siêu thị điện thoại di động, siêu thị trái cây, siêu thị điện máy, siêu thị kính thuốc... thậm chí còn có siêu thị việc làm nữa. (những cách gọi này hay được dùng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.) Tiêu chuẩn Siêu thị Theo quy định của Bộ Công Thương Việt Nam, siêu thị được phân làm 3 hạng: Siêu thị hạng I Ngoài các tiêu chuẩn về kiến trúc hiện đại, kho hàng, kỹ thuật bảo quản, khu vệ sinh, khu giải trí, các siêu thị kinh doanh tổng hợp phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau: Có diện tích kinh doanh từ 5.000m2 trở lên; Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 20.000 tên hàng trở lên; Đối với siêu thị chuyên doanh, tiêu chuẩn cơ bản là: Diện tích từ 1.000m2 trở lên; Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 2.000 tên hàng trở lên Siêu thị hạng II Siêu thị kinh doanh tổng hợp phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau: Có diện tích kinh doanh từ 2.000m2 trở lên; Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 10.000 tên hàng trở lên; Đối với siêu thị chuyên doanh, tiêu chuẩn cơ bản là: Diện tích từ 500m2 trở lên; Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 1.000 tên hàng trở lên Siêu thị hạng III Siêu thị kinh doanh tổng hợp phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau: Có diện tích kinh doanh từ 500m2 trở lên; Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 4.000 tên hàng trở lên; Đối với siêu thị chuyên doanh, tiêu chuẩn cơ bản là: Diện tích từ 500m2 trở lên (như siêu thị tổng hợp); Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 500 tên hàng trở lên Đặc trưng của siêu thị Theo Viện nghiên cứu Thương mại Việt Nam, siêu thị có các đặc trưng sau: Đóng vai trò cửa hàng bán lẻ: Siêu thị thực hiện chức năng bán lẻ - bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng chứ không phải để bán lại. Đây là một kênh phân phối ở mức phát triển cao, được quy hoạch và tổ chức kinh doanh dưới hình thức những cửa hàng quy mô, có trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại, văn minh, do thương nhân đầu tư và quản lý, được Nhà nước cấp phép hoạt động. Áp dụng phương thức tự phục vụ (self-service hay libre - service): Đây là phương thức bán hàng do siêu thị sáng tạo ra, được ứng dụng trong nhiều loại cửa hàng bán lẻ khác và là phương thức kinh doanh chủ yếu của xã hội văn minh... giữa phương thức tự chọn và tự phục vụ có sự phân biệt: Tự chọn: khách hàng sau khi chọn mua được hàng hoá sẽ đến chỗ người bán để trả tiền hàng, tuy nhiên trong quá trình mua vẫn có sự giúp đỡ, hướng dẫn của người bán. Tự phục vụ: khách hàng xem xét và chọn mua hàng, bỏ vào giỏ hoặc xe đẩy đem đi và thanh toán tại quầy tính tiền đặt gần lối ra vào. Người bán vắng bóng trong quá trình mua hàng. Phương thức thanh toán thuận tiện: Hàng hóa gắn mã vạch, mã số được đem ra quầy tính tiền ở cửa ra vào, dùng máy quét để đọc giá, tính tiền bằng máy và tự động in hóa đơn. Đây chính là tính chất ưu việt của siêu thị, đem lại sự thỏa mãn cho người mua sắm... Đặc điểm này được đánh giá là cuộc đại "cách mạng" trong lĩnh vực thương mại bán lẻ. Sáng tạo nghệ thuật trưng bày hàng hoá: qua nghiên cứu cách thức vận động của người mua hàng khi vào cửa hàng, người điều hành siêu thị có cách bố trí hàng hóa thích hợp trong từng gian hàng nhằm tối đa hoá hiệu quả của không gian bán hàng. Do người bán không có mặt tại các quầy hàng nên hàng hóa phải có khả năng "tự quảng cáo", lôi cuốn người mua. Siêu thị làm được điều này thông qua các nguyên tắc sắp xếp, trưng bày hàng hóa nhiều khi được nâng lên thành những thủ thuật. Chẳng hạn, hàng có tỷ suất lợi nhuận cao được ưu tiên xếp ở những vị trí dễ thấy nhất, được trưng bày với diện tích lớn; những hàng hóa có liên quan đến nhau được xếp gần nhau; hàng khuyến mại phải thu hút khách hàng bằng những kiểu trưng bày đập vào mắt; hàng có trọng lượng lớn phải xếp ở bên dưới để khách hàng dễ lấy; bày hàng với số lượng lớn để tạo cho khách hàng cảm giác là hàng hoá đó được bán rất chạy... Hàng hóa chủ yếu là hàng tiêu dùng thường ngày như: thực phẩm, quần áo, bột giặt, đồ gia dụng, điện tử... với chủng loại rất phong phú, đa dạng. Siêu thị thuộc hệ thống các cửa hàng kinh doanh tổng hợp, khác với các cửa hàng chuyên doanh chỉ chuyên sâu vào một hoặc một số mặt hàng nhất định. Theo quan niệm của nhiều nước, siêu thị phải là nơi mà người mua có thể tìm thấy mọi thứ họ cần và với một mức giá "ngày nào cũng thấp" (everyday-low-price). Chủng loại hàng hóa của siêu thị có thể lên tới hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn loại hàng. Thông thường, một siêu thị có thể đáp ứng được 70-80% nhu cầu hàng hóa của người tiêu dùng về ăn uống, trang phục, mỹ phẩm, đồ làm bếp, chất tẩy rửa, vệ sinh... Trong các đặc trưng trên, phương thức bán hàng tự phục vụ và nghệ thuật trưng bày hàng hoá của siêu thị đã mở ra kỷ nguyên thương mại bán lẻ văn minh hiện đại. Tình hình thực tế tại Việt Nam Do đặc trưng lịch sử phát triển kinh tế, siêu thị tại Việt Nam ra đời khá muộn. Quá trình hình thành và phát triển của siêu thị Việt Nam qua các thời kỳ: Thời kỳ 1993 - 1994: Những siêu thị đầu tiên ra đời tại thành phố Hồ Chí Minh. Thời kỳ 1995 - 1997: Mở rộng ra các thành phố lớn trên cả nước: Trong thời kỳ này bắt đầu có sự xuất hiện của các siêu thị ở Hà Nội vào đầu năm 1995. Từ năm 1998 đến nay: Cạnh tranh, đào thải và chuyên nghiệp hơn: Do sự xuất hiện ồ ạt, kinh doanh không bài bản, thiếu kiến thức thương nghiệp và phải cạnh tranh với các hình thức bán lẻ truyền thống như chợ, cửa hàng, hàng rong và cạnh tranh lẫn nhau nên rất nhiều siêu thị đó đã vỡ nợ, phá sản, làm ăn thua lỗ và có nguy cơ phá sản. Những siêu thị còn tồn tại và phát triển là nhờ những nhà quản lý tỉnh táo hơn, có hướng phát triển phù hợp. Có nhiều siêu thị (cũng như trung tâm thương mại) không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định như: diện tích kinh doanh chưa đạt mức tối thiểu; bảo quản hàng hoá không đúng quy trình; thiếu các điều kiện cần thiết để phục vụ khách hàng (khu vệ sinh, khu giải trí). Năm 2008 này là lần đầu tiên Việt Nam vươn lên ngôi vị thị trường hấp dẫn nhất thế giới, tính từ khi A.T. Kearney bắt đầu công bố GRDI năm 2001 - (Theo SGTT) Năm 2008 này là lần đầu tiên Việt Nam vươn lên ngôi vị thị trường hấp dẫn nhất thế giới, tính từ khi A.T. Kearney bắt đầu công bố GRDI năm 2001 - đánh giá về độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ ở những nền kinh tế mới nổi - dựa trên 25 yếu tố khác nhau, bao gồm cả rủi ro kinh tế, chính trị, mức độ hấp dẫn cũng như bão hòa của thị trường bán lẻ. Nhu cầu hiện đại hóa hệ thống bán lẻ ở Việt Nam Đáng chú ý, 3 yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam chính là tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 8% (các năm qua), áp lực cạnh tranh giữa các hệ thống bán lẻ chưa lớn, và Việt Nam có 65% dân số là người tiêu dùng trẻ, mạnh tay chi tiêu. Năm 2007, Việt Nam chỉ xếp thứ 4, năm nay có sự thay đổi là nhờ kinh tế tăng trưởng mạnh, thể chế chính sách đang cải tiến theo hướng thân thiện với nhà đầu tư nước ngoài, và đặc biệt là nhu cầu của người tiêu dùng về những mô hình bán lẻ hiện đại. Năm 2007, doanh thu bán lẻ cả nước đạt trên 45 tỉ USD. Nếu tính tốc độ tăng trưởng bình quân trên 20% như các năm qua, dự kiến doanh thu bán lẻ năm nay sẽ đạt trên 54 tỉ USD. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước cũng như đón các cơ hội kinh doanh, mục tiêu phát triển thương mại trong nước, theo đề án của Bộ Công thương, là nâng tỉ trọng mức bán lẻ hàng hóa qua loại hình thương mại hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích…) đạt hơn 20% vào năm 2010 và 60% vào năm 2020. Và theo đó, các siêu thị đang được các nhà kinh doanh đầu tư xây mới, các địa phương trải thảm đỏ đón vào... Gần như tất cả các tỉnh thành đều đang có các dự án đầu tư cho siêu thị, trung tâm thương mại. Năm 2005, theo thống kê của Bộ Công thương, cả nước mới có khoảng 200 siêu thị, 30 trung tâm thương mại và gần 1.000 cửa hàng tiện ích họat động tại 30/64 tỉnh thành. Đến tháng 4.2008 này, con số đã tăng gấp đôi, và dự kiến đến 2010 sẽ có khoảng 700 - 750 siêu thị, 150 trung tâm thương mại qui mô lớn và hàng chục ngàn cửa hàng tiện ích. Thời của siêu thị Tính đến tháng 5.2008, không kể các hệ thống do nước ngoài đầu tư như Metro, Big C; tại Việt Nam hiện có hơn 10 hệ thống siêu thị do các doanh nghiệp trong nước làm chủ, đang “ăn nên làm ra” với tốc độ tăng trưởng 30- 45%/năm, có mạng lưới từ 5 đến 30 điểm kinh doanh như Co-opmart, Citimart, Bài Thơ Mart, Hapro, Vinatexmart, Fivimart… Các hệ thống này đang gia tăng tốc độ “phủ sóng” ở các địa phương. Mạng lưới rộng và có doanh thu lớn nhất Việt Nam hiện nay là hệ thống Co-opmart với 30 siêu thị và gần 100 cửa hàng tự chọn. Ông Nguyễn Ngọc Hoà, tổng giám đốc Sài Gòn Co-op cho biết: đến năm 2010 Co-opmart sẽ mở rộng hệ thống thành 50 siêu thị và đến 2015 là 100 siêu thị trên toàn quốc. Kế đến là Vinatexmart có 45 siêu thị đang kinh doanh. Bà Nguyễn Thị Hồng Hương, tổng giám đốc Vinatexmart khẳng định: từ nay đến năm 2010 sẽ lập 80 siêu thị. Hệ thống Hapro đã có 11 siêu thị, 16 cửa hàng tiện ích và sẽ nâng lên thành 5 đại siêu thị, trung tâm thương mại, 70 siêu thị, 800 cửa hàng tiện ích trong thời gian từ nay đến 2010. Tập đoàn bán lẻ Phú Thái cũng sẽ phát triển lên 100 siêu thị, 5.000 đại lý bán buôn, 50.000 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc... Phát triển chính tại TP.HCM và Hà Nội, dựa vào cơ hội mạng lưới bán lẻ hiện đại đang thiếu ở các tỉnh thành khác, nên mỗi hệ thống siêu thị đều bung ra, tìm kiếm khách hàng, thị trường mới cho mình. Ông Hoà nhấn mạnh: "Với tình hình Việt Nam hiện nay, việc tìm những mặt bằng lớn thích hợp để mở siêu thị ngày càng khó khi giá đất, giá cho thuê, giá các dịch vụ cơ sở hạ tầng liên tiếp tăng. Để đạt 50 siêu thị trong 2 năm tới, chúng tôi đang phải tăng hết tốc lực mở thêm nhiều điểm mới ở khu vực miền Đông Nam Bộ, các tỉnh miền Tây, tiến ra miền Trung và các tỉnh miền Bắc". Sau khi khai trương Co-opmart tại Huế, hệ thống này sẽ mở tiếp mạng lưới tại Hà Nội và Đà Nẵng. Hệ thống Fivimart từ Hà Nội lại vào tìm cơ hội ở phía Nam. Bà Nguyễn Thị Hà, tổng giám đốc Fivimart nói rõ: “Cơ hội phát triển mạng lưới kinh doanh chỉ còn trong vòng vài năm nữa, nếu các hệ thống không mạnh dạn mở ra các chuỗi cửa hàng ở nhiều tỉnh thành. Khi thương hiệu khác đã vào, người đến sau khó tìm được chỗ đứng cả về thị phần lẫn vị trí xây dựng siêu thị.” Với tốc độ các dự án về siêu thị và trung tâm thương mại đang tiến hành như hiện nay, cộng thêm sự “trợ lực” của các đề án qui hoạch mạng lưới bán lẻ theo hướng chuyển các chợ truyền thống thành các siêu thị - trung tâm thương mại hiện đại (của Bộ Công Thương), có thể khẳng định, đây là thời của siêu thị. Tình hình thực tế tại Hà Nội hiện nay Sau gần 2 năm kể từ khi có quyết định 1371/2004/QĐ - BTM của Bộ Thương mại về việc "Ban hành quy chế siêu thị, trung tâm thương mại" đến nay, đợt phân loại đầu tiên về siêu thị, TTTM trên địa bàn thành phố được công bố. Tuy nhiên, còn rất nhiều vấn đề xung quanh việc phân loại hiện nay. Theo thống kê của Sở Thương mại Hà Nội, số lượng các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố tăng gấp 3 lần trong thời gian từ 2000 - 2006. Hiện nay có khoảng 70 siêu thị, trung tâm thương mại có quy mô khác nhau treo biển hoạt động, trong đó có một số tập đoàn phân phối nước ngoài đã đầu tư kinh doanh trung tâm thương mại, siêu thị như Tập đoàn Metro Cash & Carry (Đức), Bourbon (Pháp), Zen Plaza (Nhật Bản). Ước tính trong năm 2005, trên địa bàn thành phố Hà Nội, tổng mức lưu chuyển hàng hoá của các trung tâm thương mại, siêu thị đạt khoảng 5.088 tỉ đồng, chiếm 11,3% tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ của toàn thành phố. Với mức tăng trưởng khoảng 15%/năm cùng với sự ra đời của hàng loạt các siêu thị lớn, nhỏ đã chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của loại hình kinh doanh siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên sự phát triển này hầu hết là tự phát, chưa được sự quản lý chặt chẽ, toàn diện của các cơ quan nhà nước. Nhiều siêu thị chuyên ngành như: Siêu thị máy tính, siêu thị điện thoại, siêu thị nội thất... không đăng ký qua Sở Thương mại. Trong đợt kiểm tra gần đây nhất, Chi cục Quản lý thị trường đã thống kê trong số 70 siêu thị, trung tâm thương mại chỉ có 6 đơn vị đủ tiêu chuẩn là trung tâm thương mại và 46 đơn vị đủ tiêu chuẩn là siêu thị theo quy chế của Bộ Thương mại. Đầu tháng 6/2006, Sở Thương mại Hà Nội tiến hành kiểm tra thì hầu hết các siêu thị, trung tâm thương mại không đảm bảo theo quy chế của Bộ Thương mại, 84% các đơn vị kinh doanh siêu thị không đủ diện tích kinh doanh tối thiểu và không có khu dịch vụ, giải trí, khu vệ sinh (khu phụ trợ)... Sau khi cân nhắc, đến hết 30/6, Sở Thương mại đã ra quyết định phê duyệt nội dung và công văn thoả thuận phân hạng cho 1 trung tâm thương mại và 17 siêu thị. Theo đánh giá của Sở Thương mại Hà Nội, nguyên nhân dẫn tới tình trạng phân loại siêu thị, trung tâm thương mại "khiêm tốn" là do: Doanh nghiệp có thể đăng ký ngành nghề kinh doanh siêu thị mà không phải tuân thủ theo quy định bắt buộc, do vậy có nhiều siêu thị, trung tâm thương mại ra đời mà Sở Thương mại không nắm được. Ngoài ra, siêu thị, trung tâm thương mại ra đời trước khi có quyết định của Bộ Thương mại nên với những siêu thị, trung tâm thương mại đã treo biển từ trước, nhưng không đủ tiêu chuẩn, nếu phải tháo biển sẽ ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nên một số doanh nghiệp không đến cơ quan quản lý để xét thoả thuận phân loại... Ông Nguyễn Mạnh Hoàng - Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội - có ý kiến: "Trong thời gian tới, Sở Thương mại kiến nghị UBND thành phố giao cho Sở Thương mại thẩm định các dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị, kể cả các doanh nghiệp thuê địa điểm để mở siêu thị trước khi trình UBND thành phố phê duyệt, nhằm đảm bảo đúng quy hoạch và tạo điều kiện trong việc theo dõi, quản lý". Hiện nay việc phân loại siêu thị theo quy chế mới gặp nhiều khó khăn, nhưng khi phát hiện thấy vi phạm, chế tài xử lý lại càng hạn chế hơn nữa. Vì vậy, theo Sở Thương mại Hà Nội: Bộ Thương mại cần tiếp tục bổ sung các quy định trong quy chế để tăng tính hiệu quả, đặc biệt là các chế tài xử phạt đối với các đơn vị không thực hiện quy chế. Dự kiến sau khi có kết quả phân loại, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội sẽ tổ chức lực lượng kiểm tra và xử lý những đơn vị không đủ tiêu chuẩn siêu thị, trung tâm thương mại nhưng vẫn treo biển. Phát hiện các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Vmart trong ngành kinh doanh siêu thị Siêu thị Big C Big C là thương hiệu của tập đoàn Casino, một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu châu Âu với hơn 9.000 cửa hàng tại Việt Nam, Thái Lan, Ac-hen-ti-na, U-ru-guay, Vê-nê-zuê-la, Bra-xin, Cô-lôm-bi-a, Ấn Độ Dương, Hà Lan, Pháp…, sử dụng trên 190.000 nhân viên. Big C Việt Nam khai trương đại siêu thị đầu tiên tại Đồng Nai năm 1998. Hiện nay, các cửa hàng Big C hiện diện ở hầu hết các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Biên Hòa, TP.HCM. Big C là một trung tâm mua sắm lý tưởng dành cho khách hàng Việt Nam: mỗi cửa hàng có trên 50.000 mặt hàng, từ thực phẩm tươi sống đến hàng tạp hóa, từ quần áo đến đồ trang trí nội thất, cũng như các mặt hàng điện máy như đồ gia dụng và thiết bị nghe-nhìn, tất cả đều được bán với giá rẻ. Mỗi ngày, khách hàng của Big C đều được khám phá nhiều chương trình khuyến mãi, các mặt hàng mới, các mặt hàng độc quyền, thuộc nhiều chủng loại, được sản xuất tại Việt Nam hoặc được nhập từ nước ngoài.  Cứ đều đặn 3 tuần, chúng tôi phát hành một bản tin khuyến mãi với chính sách giá và quà tặng hấp dẫn. Chỉ cần đăng ký để nhận bản tin qua mail và bạn sẽ không bỏ lỡ bất kỳ chương trình khuyến mãi nào của Big C nữa! Big C tạo nhiều cơ hội cho các công ty Việt Nam:        - Tiếp cận thị trường châu Âu / Nam Mỹ (Big C đã xuất khẩu trên 850 container hàng Việt Nam trong năm 2008)         - Tiếp cận thị trường nội địa rộng khắp         - Trở thành nhà cung cấp cho nhãn hàng         - Thuê gian hàng tại Big C, v.v… Big C là nhà sản xuất thực thụ biết nắm bắt nhu cầu địa phương:        - Nhãn hàng eBon với các loại thịt nguội ngon tuyệt và giá cả hợp lý.        - Mỗi ngày, các thợ làm bánh chuyên nghiệp của Big C cho ra lò các loại bánh mì thơm ngon được khách hàng Việt Nam ưa chuộng: hơn 50% khách hàng đến Big C có ghé qua quầy bánh mì của chúng tôi. Big C tích cực tham gia công tác xã hội, tài trợ các sự kiện địa phương, tặng quà cho các trường học, giúp đỡ người nghèo,… Mỗi cửa hàng Big C tạo công ăn việc làm cho khoảng 500 nhân viên Hệ thống siêu thị Fivimart Được thành lập vào năm 1997, Công ty Cổ phần Nhất Nam là một trong rất ít công ty đầu tiên ở phía Bắc Việt Nam đi tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị. Siêu thị Fivimart đầu tiên ra đời năm 1997 thực sự gây được ấn tượng tốt với người tiêu dùng Thủ đô. Ngay từ khi mới thành lập Fivimart đã được đầu tư trang thiết bị một cách chuyên nghiệp với hệ thống máy tính tiền chất lượng cao, các hình thức thanh toán đa dạng phong phú thuận tiện, nâng cấp liên tục về trang thiết bị (phần mềm quản lí, hệ thống thanh toán, hệ thống Camera quan sát, hệ thống điều hòa trung tâm, máy phát điện, thang máy, thang cuốn, kho lạnh, tủ bảo ôn..) Hàng hóa bán tại FIVIMART phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã và mầu sắc, đảm bảo về chất lượng đồng thời luôn được điều chỉnh bởi những chính sách giá đặc biệt, hợp lí đối với người tiêu dùng; Hiện tại hệ thống FIVIMART hiện có trên 20.000 chủng loại hàng hóa với 30% là hàng nhập ngoại, cùng rất nhiều chủng loại hàng hóa là hàng Việt nam chất lượng cao đã đáp ứng đủ mọi nhu cầu cần thiết của người tiêu dùng. Đến với Fivimart khách hàng thường xuyên được tham gia vào các chương trình khuyến mại giảm giá, tặng quà, bốc thăm trúng thưởng... Câu lạc bộ Khách hàng thân thiết Fivimart được thành lập từ năm 2003 với cách thức tham dự đơn giản, các quyền lợi ưu đãi hấp dẫn đã thu hút được hàng trăm nghìn người tham gia, đến nay đã có hơn 10.000 khách hàng hội viên thân thiết. Hệ thống Siêu thị Fivimart được đánh giá là khá thành công. Với thành tích của mình, Công ty Cổ phần Nhất Nam đã vinh dự được tặng: -   Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội cho Doanh nghiệp có đóng góp trong lĩnh vực phát triển thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố Hà nội các năm 2004-2005-2006; -   Bằng công nhận công đoàn vững mạnh năm 2005 do Công đoàn Quận Hoàn Kiếm cấp;  -   Giấy khen cho phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc năm 2006 do UBND Quận Hoàn Kiếm cấp; -   Giấy chứng nhận thương hiệu nổi tiếng 2006 cho thương hiệu Fivimart do người tiêu dùng bình chọn, AC Nielsen và VCCI tổ chức; -   Giải thưởng Thương mại Dịch vụ cuối năm 2007 do Bộ Công thương cấp; -   Danh hiệu Dịch vụ Siêu thị được hài lòng nhất năm 2008 do người tiêu dùng bình chọn qua cuộc điều tra do báo Sài gòn Tiếp thị tổ chức. Việc cuối năm 2006 Fivimart được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001-2000 đã đánh dấu sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên Công ty Cổ phần Nhất Nam. Ngay trong những ngày đầu năm 2009, Fivimart đã liên tục được chứng nhận là “Thương hiệu nổi tiếng 2008” do Phòng thương mại và Công nghiệp Việt nam phối hợp với công ty ACNielsen tổ chức; và được nhận giải thưởng “Thương mại dịch vụ Việt Nam 2008 - TOP TRADE SERVICE 2008” do bộ Công thương trao tặng. Thời gian đã khẳng định chất lượng và vị trí của hệ thống Siêu thị FIVIMART trong lòng người tiêu dùng, mọi người đến với hệ thống FIVIMART ngày càng đông vì đến đây khách hàng luôn được hài lòng bởi mọi nhu cầ._.u đều được đáp ứng với hệ thống phục vụ mang tính chuyên nghiệp cao. Hệ thông siêu thị CO.OPMART Từ năm 1989 – 1991. Sau đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế đất nước chuyển từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Mô hình kinh tế HTX kiểu cũ thật sự khó khăn và lâm vào tình thế khủng hoảng phải giải thể hàng loạt. Trong bối cảnh như thế, ngày 12/5/1989 UBND Thành phố Hồ Chí Minh có chủ trương chuyển đổi Ban Quản lý HTX Mua Bán Thành phố trở thành Liên hiệp HTX Mua bán Thành phố Hồ Chí Minh – Saigon Co.op với 2 chức năng trực tiếp kinh doanh và tổ chức vận động phong trào HTX. Saigon Co.op là tổ chức kinh tế HTX theo nguyên tắc xác lập sở hữu tập thể, hoạt động sản xuất kinh doanh tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Nắm bắt cơ hội phát triển: từ năm 1992 – 1997 Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam làm cho các Doanh nghiệp phải năng động và sáng tạo để nắm bắt các cơ hội kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các đối tác nước ngoài. Saigon Co.op đã khởi đầu bằng việc liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài để gia tăng thêm nguồn lực cho hướng phát triển của mình. Là một trong số ít đơn vị có giấy phép XNK trực tiếp của Thành phố, hoạt động XNK phát triển mạnh mẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần xác lập uy tín, vị thế của Saigon Co.op trên thị trường trong và ngoài nước. Sự kiện nổi bật nhất là sự ra đời Siêu thị đầu tiên của Hệ thống Co.opMart là Co.opMart Cống Quỳnh vào ngày 09/02/1996, với sự giúp đỡ của các phong trào HTX quốc tế đến từ Nhật, Singapore và Thụy Điển. Từ đấy loại hình kinh doanh bán lẻ mới, văn minh phù hợp với xu hướng phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh đánh dấu chặng đường mới của Saigon Co.op. Khẳng định và phát triển: từ năm 1998 – 2008 Giai đoạn 1998 -2003 ghi dấu ấn một chặng đường phát triển mới của Saigon Co.op. Luật HTX ra đời tháng 01/1997 mà Saigon Co.op là mẫu HTX điển hình minh chứng sống động về sự cần thiết, tính hiệu quả của loại hình kinh tế HTX, góp phần tạo ra thuận lợi mới cho phong trào HTX trên cả nước phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động bán lẻ theo đúng chức năng, lãnh đạo Saigòn Co.op dành thời gian nghiên cứu học tập kinh nghiệm của hệ thống Siêu thị KF(Thụy Điển), NTUC Fair Price(Singapore), Co.op(Nhật Bản) để tạo ra một hệ thống siêu thị mang nét đặc trưng của phương thức HTX tại TpHCM và Việt Nam. Năm 1998 Saigon Co.op đã tái cấu trúc về tổ chức và nhân sự, tập trung mọi nguồn lực của mình để đầu tư mạnh cho công tác bán lẻ (Các Siêu thị Co.opMart lần lượt ra đời đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng : hình thành chuỗi Siêu thị mang thương hiệu Co.opMart). Tính đến 02/2008, hệ thống Co.opMart có 28 siêu thị bao gồm 16 Co.opMart ở TPHCM và 12 Co.opMart tại các tỉnh (Co.opMart Cần Thơ, Mỹ Tho, Quy Nhơn, Vĩnh Long, Long Xuyên, Pleiku, Phan Thiết, Biên Hoà, Vị Thanh, Tam Kỳ, Tuy Hoà và Vũng Tàu). Co.opMart trở thành thương hiệu quen thuộc của người dân thành phố và người tiêu dùng cả nước. Là nơi mua sắm đáng tin cậy của người tiêu dùng. Các thành quả đạt được : Tháng 8/2000 : Nhận danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới Tháng 05/2002 : Saigon Co.op vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Nhất Năm 02/2004 : Saigon Co.op nhận chứng chỉ ISO 9001-2000 Năm 2005 : Nhà nước phong tặng Anh hùng lao động cho Bà Nguyễn Thị Nghĩa – Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op. Năm 2008 :      - Thương hiệu Việt được yêu thích nhất do Báo SGGP tổ chức bình chọn (2005-2006-2007-2008).      - Top 200 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam do tổ chức UNDP bình chọn.      - Đoạt giải vàng chất lượng Châu Âu do tổ chức International Arch of Europe Award trao tặng. Năm 2004 - 2008 : Saigon Co.op liên tục được bình chọn là nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam, Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Siêu thị HAPROMART Ngày 11/11/2006, trong những ngày cả nước vui mừng chào đón sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Thế Giới WTO và chào mừng Hội nghị APEC lần thứ 14 được tổ chức tại Việt Nam, Hapro long trọng tổ chức lễ công bố nhận diện chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện ích Hapromart Xuất phát từ chương trình quy hoạch lại hệ thống hạ tầng thương mại, sự ra đời của Hapromart đã đánh dấu một bước tiến mới, góp phần đổi mới và phát triển hệ thống thương mại Thủ đô văn minh, hiện đại. Thương hiệu Hapromart được Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) giao cho Công ty Siêu thị Hà Nội quản lý. Sau gần 3 năm phát triển, Hapromart đã có hơn 30 Siêu thị, cửa hàng tiện ích hoạt động tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Công ty Siêu thị Hà Nội có tiền thân là Công ty Bách hoá Hà Nội; đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội. Được thành lập ngày 28 tháng 9 năm 1954, có nhiệm vụ phân phối hàng hoá phục vụ nhân dân trong thời kỳ Thủ đô Hà Nội giải phóng; phát triển ngành Thương mại Thủ đô trong thời kỳ miền Bắc xây dựng Xã hội chủ nghĩa và thống nhất đất nước, Công ty Bách hoá Hà Nội luôn là lá cờ đầu của ngành Thương mại Thủ đô. Hiện tại, Công ty Siêu thị Hà Nội kinh doanh đa dạng với nhiều lĩnh vực như: kinh doanh bán lẻ, bán buôn, cho thuê mặt bằng, gian hàng, văn phòng, kinh doanh các dịch vụ thương mại, ăn uống, thẩm mỹ.... Trong lĩnh vực bán lẻ, Hapromart có diện tích kinh doanh lên tới 9.424 m2. Với đội ngũ hơn 1.500 cán bộ, công nhân viên Hapromart sẵn sàng thoả mãn nhu cầu của Quý khách hàng vào tất cả các ngày trong tuần. Với sự hợp tác chặt chẽ của hơn 20.000 nhà cung cấp, Hapromart sẽ mang lại cho khách hàng một sự đảm bảo chắc chắn về giá cả và chất lượng hàng hoá. Phát hiện các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của Vmart trong ngành kinh doanh siêu thị Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Vmart trên thị trường bán lẻ Việt Nam Thống kê những số liệu thông tin cơ bản có liên quan về thị trường bán lẻ tại Việt nam qua các giai đoạn lịch sử Trước khi Việt nam ra nhập WTO Với thị trường bán lẻ trị giá 37 tỉ USD mỗi năm, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ dự kiến sẽ đạt 7.000 tỉ đồng, tăng 23% so với năm ngoái. Việt Nam cũng đang dẫn đầu về tiêu dùng hàng hi-tech. Công ty nghiên cứu thị trường AC Nielsen công bố: người tiêu dùng Việt Nam xếp thứ năm về chỉ số lạc quan tiêu dùng (Global Consumer Confidence Index). Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam đang ở mức cao kỷ lục, đạt 118 điểm và tăng lên 1 điểm, trong khi chỉ số này trên toàn cầu giảm 2 điểm, chỉ còn 97 so với cuối năm 2006. Trong số 10 quốc gia lạc quan nhất về tình hình tài chính cá nhân, 72% người Việt Nam tham gia cho biết họ sẵn sàng bỏ tiền trang bị vật dụng kỹ thuật cao, các loại hình giải trí và quần áo mới. Khát khao sở hữu những phương tiện hiện đại của người Việt Nam cao hơn cả những nước đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil. Những điều kiện trên báo hiệu một cơ hội lớn cho sự phát triển và duy trì một thị trường bán lẻ thuận lợi. Bán lẻ, bán buôn hiện đại dưới hình thức siêu thị tự chọn, các cửa hàng, trung tâm thương mại xuất hiện ở VN từ những năm 1994 và phát triển mạnh trong những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng 15-20%/năm. Kênh phân phối hiện đại từ chỗ chỉ chiếm 3% thị phần bán lẻ dự kiến sẽ tăng đến 30-40% do người tiêu dùng có xu hướng chuyển từ mua sắm tại chợ truyền thống sang mua sắm siêu thị. Tổng giám đốc Metro VN James Scott không hề dè dặt khi bày tỏ mục tiêu trong 2 năm tới Metro sẽ trở thành nguồn cung cấp chủ lực hàng thực phẩm và phi thực phẩm cho các khách hàng tại VN. Ông Guy Lacombe, Tổng giám đốc Espace Buorbon cũng cho hay, ngoài 3 đại siêu thị đang hoạt động và một điểm sắp khai trương tại Mỹ Đình (Hà Nội), từ nay đến 2008 họ sẽ mở thêm 6 đại siêu thị mới. Cùng với sự bận rộn của Espace Bourbon, mới đây tập đoàn bán lẻ hàng đầu Malaysia là Parkson đã nhận giấy phép kinh doanh tại VN. Dự kiến, trong 2 năm đầu, Parkson sẽ mở 3 trung tâm mua sắm tại TP HCM và Hà Nội mở đầu cho một chuỗi các siêu thị khác được xây dựng tại các tỉnh, thành trong cả nước. Theo một khảo sát gần đây của Metro, mảnh đất cho các kênh bán hàng hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tự chọn, siêu thị bán buôn tại VN còn rất màu mỡ khi doanh số trong lĩnh vực này mới chiếm vỏn vẹn 10%, trong khi ở Thái Lan lên tới 60%. Tổng giám đốc James Scott nhận xét, thị trường VN đang thay đổi mạnh mẽ bởi cơ sở hạ tầng phát triển, đầu tư nước ngoài và năng lực tiêu dùng gia tăng, đặc biệt thói quen mua sắm của khách hàng đã thay đổi. Những cái tên siêu thị giờ không còn quá xa lạ với cả người dân ngoại thành. Một nghiên cứu của Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP HCM thực hiện tại các thành phố như Mỹ Tho, Long Xuyên, Phan Thiết... cũng cho thấy có đến 50% những người mua sắm chính trong hộ gia đình đã từng mua hàng tại siêu thị (mặc dù các thành phố trên chưa có siêu thị) và có đến hơn 85% những người được phỏng vấn sẵn sàng đi mua sắm tại siêu thị nếu có loại hình này tại thành phố của họ. Mức gia tăng chi tiêu dùng của các hộ gia đình TP HCM cho loại hình siêu thị trong giai đoạn 2001-2003 lên tới hơn 40%/năm. Ông Guy Lacombe cho hay, Bourbon đã có mặt tại VN từ năm 1994 và đã đưa vào hoạt động năm 1998 một đại siêu thị và năm 2001 hai đại siêu thị tiếp theo, sau đó dừng việc phát triển. Song bắt đầu từ năm 2002, nhận thấy tiềm năng thị trường rất lớn họ lại tiếp tục triển khai. Hiện 3 dự án đang thực hiện, các dự án khác sẽ tiếp tục khi có đất đai.   Trước sức tấn công và thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Tổng Giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã TP HCM (Saigon Co-op) cho rằng, cuộc chiến trên thị trường bán lẻ trong thời gian tới sẽ vô cùng quyết liệt và không cân sức. Ông Hòa phân tích, với tiềm lực tài chính, mạng lưới phân bổ rộng có quy mô nhiều chuỗi siêu thị, cửa hàng, các tập đoàn này có doanh số mua hàng rất lớn, có sức mạnh trong đàm phán và do đó có ưu thế cạnh tranh. Còn kinh doanh siêu thị ở VN mới chỉ bắt đầu khoảng chục năm trở lại đây, quy mô nhỏ lẻ, manh mún, doanh số siêu thị lớn nhất cũng chỉ đạt khoảng 260 tỷ đồng/năm, thấp hơn nhiều so với đại siêu thị của đối thủ nước ngoài. Trong kinh doanh siêu thị, cuộc cạnh tranh về giá luôn là bài toán khó cho các nhà bán lẻ trong nước. Ông James Scott cho biết, giá thấp là một trong những nguyên tắc thu hút khách hàng của Metro, vì thế đã có lúc, các siêu thị trong nước có ý định kiện Metro bán phá giá bởi mức giá thấp khiến họ không thể tin được. Theo ông Hòa, giá cả hợp lý là điều sống còn trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt. Co.op Mart đã phải áp dụng nhiều biện pháp để giảm giá đầu vào như mua hàng số lượng lớn, ký hợp đồng ổn định dài hạn, sẵn sàng ứng vốn cho nhà sản xuất, tìm mọi biện pháp gia tăng doanh số như tận dụng tối đa công suất trang thiết bị mặt bằng, kết hợp bán hàng lưu động... "Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, các siêu thị VN phải được tổ chức và kinh doanh theo chuỗi nhằm ngăn chặn và hạn chế sự phân tán về nguồn lực, vốn, công nghệ", ông Hòa nói. Mở cửa thị trường là tất yếu, song để các doanh nghiệp trong nước có tiềm lực cạnh tranh với các đại gia nước ngoài, lãnh đạo nhiều công ty thương mại cho rằng, Nhà nước cần có bước đi thích hợp và tham khảo các kinh nghiệm mở cửa của các nước xung quanh. Bài học của Thái Lan là một ví dụ, hiện 80% lĩnh vực phân phối hiện đại của Thái Lan do các tập đoàn nước ngoài nắm giữ, nay chính phủ buộc phải hạn chế chỉ cho nước ngoài được mở siêu thị riêng lẻ không cho hình thành chuỗi để chi phối thị trường. Hay như Malaysia ngưng cho phép nước ngoài đầu tư đại siêu thị tại các bang và thành phố lớn. Ngoài ra, theo đại diện Tổng công ty xuất nhập khẩu Bộ Thương mại (Intimex), kinh doanh siêu thị có đặc thù vốn đầu tư lớn nhưng lợi nhuận ban đầu thấp, vì thế doanh nghiệp trong nước cần được hưởng các chế độ ưu đãi về vốn và thuế từ các quỹ tín dụng... Nhà nước nên có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tìm kiếm thuê mua mặt bằng, thực hiện các khu thương mại... để tranh thủ khoảng thời gian còn lại của tiến trình mở cửa. Một vấn đề quan trọng khác là các cơ quan quản lý nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan như luật cạnh tranh, luật chống bán phá giá ... Sau ngày 01/01/2009 ( Việt nam cam kết mở cửa thị trường bán lẻ theo lộ trình) Theo cam kết khi gia nhập WTO, Việt Nam phải mở cửa thị trường bán lẻ từ ngày 1/1/2009 cho các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ 100% vốn nước ngoài. Ngày 14/4/2008, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư số 05/2008/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2007/TT-BTM hướng dẫn thi hành Nghị định số 23/2007/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp để mua hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam. Điểm quan trọng nhất trong Thông tư 09/2007/TT-BTM là cho phép doanh nghiệp FDI đã được cấp giấy phép thực hiện quyền nhập khẩu sẽ được bán hàng nhập khẩu cho các thương nhân có quyền phân phối mặt hàng đó, thay vì chỉ được bán cho duy nhất một nhà phân phối như quy định trước đó. Tuy nhiên, doanh nghiệp FDI bắt buộc phải đăng ký kinh doanh mua bán hay có quyền phân phối nhóm hàng. Doanh nghiệp đã được cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu, nhưng chưa có quyền phân phối, thì không được lập cơ sở để phân phối hàng nhập khẩu. Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Danh Vĩnh, quyền nhập khẩu và quyền phân phối là 2 hoạt động khác nhau, do vậy doanh nghiệp FDI bên cạnh việc thực hiện quyền nhập khẩu, nếu đã đáp ứng lộ trình thực hiện quyền phân phối thì nên làm thủ tục bổ sung quyền phân phối theo quy định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP. Đây chính là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp phân phối Việt Nam tranh thủ thời gian "xốc" lại mình trước khi "cánh cửa" thị trường phân phối được mở toang cho các doanh nghiệp FDI. Mặc dù vậy, hiện các doanh nghiệp bán lẻ cả trong và nước ngoài đều đang gặp không ít khó khăn. Thị trường kinh doanh bán lẻ dù đang phát triển nhanh nhưng chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị. Loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại vẫn chưa đến được với đại đa số người Việt Nam. Ngoài ra, mặt bằng phục vụ riêng cho hoạt động kinh doanh bán lẻ đang thiếu hụt trầm trọng. Hầu hết mặt bằng hiện có đều không đạt chuẩn quốc tế, chủ yếu là cải tạo lại mặt tiền trong khi chờ đợi những mặt bằng khác có chất lượng tốt hơn. Ông Nguyễn Cẩm Tú, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, các tập đoàn nước ngoài, với nguồn vốn lớn, đã tiến hành nghiên cứu thị trường Việt Nam rất bài bản, bởi họ thấy tiềm năng của thị trường này, trong khi hệ thống bán lẻ của các doanh nghiệp nội địa quy mô vẫn quá nhỏ bé, thiếu chuyên nghiệp… Bà Mai Khuê Anh, Giám đốc khối sản phẩm dịch vụ cao cấp, Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho rằng, chưa bao giờ thị trường bán lẻ non trẻ của Việt Nam lại phải chịu nhiều sức ép như hiện nay: sức ép cạnh tranh, sức ép vật giá leo thang, mất bảo hộ của Nhà nước… Nguồn nhân lực bị cạnh tranh, địa điểm kinh doanh bị sang nhượng, các nhà sản xuất bị ép giá, phụ thuộc vào các đối tác mua lớn sẽ có thể xảy ra và tác động không nhỏ đến thị trường nội địa Việt Nam trong những năm tới. Nghiên cứu khách hàng mục tiêu của Vmart Đặc điểm khách hàng mục tiêu của Vmart Khách hàng mục tiêu của siêu thị Vmart là khách hàng có thu nhập khá từ 6triệu VND đến 10triệu VND, dưới đây là một số cách phân loại khách hàng này: Căn cứ vào nguồn lợi khách hàng đem lại chocông ty để tiến hành phân loại : Khách hàng siêu cấp: khách hàng hiện hữu (là những khách hàng có mối quan hệ trên một năm hoặc đã từng giao dich với doanh nghiệp). Căn cứ vào lợi nhuận để xếp thứ tự thì những khách hàng đem lại trên 1% lợi nhuận cho doanh nghiệp được gọi là khách hàng siêu cấp. Khách hàng lớn: Những khách hàng tiếp theo chiếm dưới 4% trong khách hàng hiện có được gọi là khách hàng lớn. Khách hàng siêu cấp và khách hàng lớn có thể đem lại giá trị rất lớn cho doanh nghiệp nhưng số lượng lại không nhiều bằng khách hàng vừa và nhỏ, hơn nữa giá trị này chỉ thực hiện được trong tương lai. Vì thế đòi hỏi các nhân viên phục vụ khách hàng phải có con mắt nhìn xa trông rộng để nhận ra những khách hàng này, doanh nghiệp cũng phải nhẫn nại để mở ra sự hợp tác trong tương lai. Khách hàng vừa: 15% trong số khách hàng hiện có gọi là khách hàng vừa. Khách hàng này không mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp như khách hàng lớn nhưng khách hàng này đem lại giá trị thực tại rất lớn cho doanh nghiệp. Ví dụ, một công ty lắp đặt hệ thống mạng nhận được đơn đặt hàng xây dựng phòng thực hành công nghệ tin học của một trường học. Trước mắt, khách hàng này đem lại giá trị rất lớn cho công ty lắp đặt hệ thống mạng nhưng sau khi làm xong dự án này thì trường học đó không có dự án nào khác để làm, vì thế giá trị tiềm ẩn trong tương lai lại rất nhỏ. Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành quản lý việc phân loại khách hàng, ví dụ: phân loại khách hàng theo khu vực theo lượng bán hàng. Khách hàng nhỏ: 80% còn lại trong số khách hàng hiện hữu là khách hàng nhỏ. Giá trị mà khách hàng nhỏ đem lại cho công ty là rất ít, trong khi số lượng khách hàng thì lại lớn, tính lưu động cũng rất lớn, vì thế lợi nhuận tiềm ẩn rất nhỏ. Đây là loại khách hàng không có giá trị nhiều trong tương lai, đối với một doanh nghiệp lớn thì họ không chú trọng nhiều đến khách hàng này mà chỉ coi đây là khách hàng bình thường. Khách hàng phi tích cực: Là những khách hàng trong vòng một năm trở lại đây không đem lại thu nhập cho doanh nghiệp nhưng trước đây đã từng mua hàng hoá hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Họ có thể là khách hàng trong tương lai của doanh nghiệp. Khách hàng tiềm năng: là những khách hàng tuy từ trước đến nay chưa từng mua sản phẩmhay dịch vụ của doanh nghiệp nhưng họ đã bước đầu tiếp xúc và có nhu cầu mua hàng hoá của doanh nghiệp, ví dụ : những khách hàng đã hỏi giá và thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp Phân loại khách hàng căn cứ vào tiêu chuẩn tính chất khác nhau của khách hàng Khách hàng là doanh nghiệp và khách hàng là cá nhân Khách hàng là các cửa hàng bán buôn, các cửa hàng kinh doanh tiêu thụ và người tiêu dùng cuối cùng. Khách hàng là doanh nghiệp mô hình lớn, vừa và nhỏ. Khách hàng là doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ và các cơ quan quản lý Nhà nước cấp trung ương, địa phương. Việc lựa chọn tiêu chuẩn để phân loại khách hàng căn cứ vào nhu cầu quản lý nguồn thông tin khách hàng khác nhau của doanh nghiệp để đưa ra quyết định nhằm thỏa mãn nhu cầu kinh doanh không giống nhau của từng doanh nghiệp. Phân loại khách hàng theo khu vực sở tại Căn cứ vào khu vực sở tại có thể chia thành: khách hàng bản địa, khách hàng ngoại tỉnh và khách hàng quốc tế... Căn cứ vào vùng trực thuộc có thể chia thành khách hàng thành phố, khách hàng thị trấn và khách hàng nông thôn. Phân loại theo giai đoạn bán hàng Theo định nghĩa truyền thống thì khách hàng là bên có nhu cầu mua sản phẩm hoặc dịch vụ, cùng với sự coi trọng công tác phục vụ sau bán hàng và sự phát triển các hình thức khách hàng trên thị trường, các doanh nghiệp ngày nay ngày càng chú trọng duy trì khách hàng vốn có và mở rộng những khách hàng tiềm ẩn. Vì thế,doanh nghiệp có thể căn cứ vào sự khác nhau củ giai đoạn trước, trong và sau khi bán hàng để phân loại thông tin khách hàng : thông tin khách hàng tiềm năng, thông tin khách hàng hiện thời và thông tin khách hàng trước đây. Phân loại khách hàng theo mối quan hệ của khách hàng với công ty.   Khách hàng trung thành: Là khách hàng trung thành với sản phẩm của công ty nhưng khả năng bán hàng không lớn. Khách hàng tăng trưởng mạnh: Là khách hàng có khả năng bán hàng lớn. Khách hàng không có tiềm năng; Là những khách hàng vốn có của công ty nhưng bán hàng chậm và không thây sự phát triển trong tương lai. Khách hàng cần quan tâm và chăm sóc Căn cứ vào tình hình giao dich của doanh nghiệp với khách hàng có thể chia khách hàng thành mấy loại? Khách hàng trung thành Khách hàng tăng trưởng mạnh Khách hàng không có tiềm năng Khách hàng cần quan tâm và chăm sóc Nghiên cứu mô hình mua và phân tích ảnh hưởng của nó đến quyết định mua sản phẩm khi đi siêu thị của nhóm khách hàng mục tiêu Mô hình hành vi người tiêu dùng Thị trường người tiêu dùng mua hàng hóa và dịch vụ cho tiêu dùng cá nhân. Nó là thị trường cuối cùng mà các hoạt động kinh tế được tổ chức ra để phục vụ nó. Khi phân tích một thị trường người tiêu dùng cần phải biết khách hàng, các đối tượng, và mục tiêu của người mua, các tổ chức hoạt động, các đợt mua hàng và những cửa hàng bán lẻ. Hành vi của người mua chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố chủ yếu: Văn hóa, xã hội, cá nhân, và tâm lý. Tất cả những yếu tố này đều cho ta những căn cứ để biết cách tiếp cận và phục vụ người mua một cách hiệu quả hơn. Mức độ cân nhắc khi mua sắm và số người tham gia mua sắm tăng theo mức độ phức tạp của tình huống mua sắm. Người làm Marketing phải có những kế hoạch khác nhau cho bốn kiểu hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Hành vi mua sắm phức tạp, hành vi mua sắm đảm bảo ưng ý, hành vi mua sắm thông thường và hành vi mua sắm tìm kiếm sự đa dạng. Bốn kiểu hành vi này đều dựa trên cơ sở mức độ tham gia cao hay thấp của người tiêu dùng vào chuyện mua sắm và có nhiều hay ít những điểm khác biệt lớn giữa các nhãn hiệu. Những người làm Marketing phải nghiên cứu những mong muốn, nhận thức, sở thích và các hành vi lựa chọn và mua sắm của những khách hàng mục tiêu. Việc nghiên cứu như vậy sẽ cho ta những gợi ý để phát triển sản phẩm mới, tính năng của sản phẩm, xác định giá cả, các kênh, nội dung thông tin và những yếu tố khác trong Marketing mix. Trong chương này ta sẽ tìm hiểu những động thái mua sắm của người tiêu dùng và trong chương sau sẽ tìm hiểu động thái mua sắm của những người mua hàng của doanh nghiệp. Trong những thời gian đầu tiên, những người làm Marketing có thể hiểu được người tiêu dùng thông qua những kinh nghiệm bán hàng cho họ hàng ngày. Thế nhưng sự phát triển về quy mô của các công ty và thị trường đã làm cho nhiều nhà quản trị Marketing không còn điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nữa. Ngày càng nhiều những nhà quản trị đã phải đưa vào việc nghiên cứu khách hàng để trả lời những câu hỏi chủ chốt sau đây về mọi thị trường. Những ai tạo nên thị trường đó? Khách hàng Thị trường đó mua những gì? Đối tượng Tại sao thị trường đó mua? Mục tiêu Những ai tham gia vào việc mua sắm? Tổ chức Thị trường đó mua sắm như thế nào? Hoạt động Khi nào thị trường đó mua sắm? Đợt mua hàng Thị trường đó mua hàng ở đâu? Cửa hàng bán lẻ Điểm xuất phát để hiểu được người mua là mô hình tác nhân phản ứng được thể hiện trong H.1. Marketing và những tác nhân của môi trường đi vào ý thức của người mua. Những đặc điểm và quá trình quyết định của người mua dẫn đến những quyết định mua sắm nhất định. Nhiệm vụ của người làm Marketing là hiểu được điều gì xảy ra trong ý thức của người mua giữa lúc các tác nhân bên ngoài bắt đầu tác động và lúc quyết định mua. Ta sẽ tập trung vào hai câu hỏi sau: + Những đặc điểm của người mua, văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý, ảnh hưởng như thế nào đến hành vi mua sắm? + Người mua thông qua quyết định mua sắm như thế nào? H.1. Mô hình hành vi của người mua Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hành vi mua sắm a. Các yếu tố văn hóa Các yếu tố văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến hành vi của người tiêu dùng. Ta sẽ xem xét vai trò của nền văn hóa, nhánh văn hóa và tầng lớp xã hội của người mua. Nền văn hóa: Nền văn hóa là yếu tố quyết định cơ bản nhất những mong muốn và hành vi của một người. Một đứa trẻ khi lớn lên sẽ tích luỹ được một số những giá trị, nhận thức, sở thích và hành vi thông qua gia đình của nó và những định chế then chốt khác. Một đứa trẻ lớn lên ở Hoa Kỳ đã được tiếp xúc với những giá trị sau: Thành tựu và thành công, hoạt động, hiệu suất và tính thực tiễn, tiến bộ, tiện nghi vật chất, chủ nghĩa cá nhân, tự do, tiện nghi bên ngoài, chủ nghĩa nhân đạo và tính trẻ trung. Nhánh văn hóa: Mỗi nền văn hóa đều có những nhánh văn hóa nhỏ hơn tạo nên những đặc điểm đặc thù hơn và mức độ hòa nhập với xã hội cho những thành viên của nó. Các nhánh văn hóa tạo nên những khúc thị trường quan trọng, và những người làm Marketing thường thiết kế các sản phẩm và chương trình Marketing theo các nhu cầu của chúng. Hành vi mua sắm của Linda sẽ chịu ảnh hưởng của những đặc điểm của nhánh văn hóa của bà. Chúng sẽ ảnh hưởng đến sở thích ăn uống, cách lựa chọn quần áo, cách nghỉ ngơi giải trí và tham vọng tiến thân của bà. Bà có thể xuất thân từ một nhánh văn hóa rất coi trọng "người có học thức" và điều này giúp giải thích tại sao bà quan tâm đến máy tính. Tầng lớp xã hội: Hầu như tất cả các xã hội loài người đều thể hiện rõ sự phân tầng xã hội. Sự phân tầng này đôi khi mang hình thức, một hệ thống đẳng cấp theo đó những thành viên thuộc các đẳng cấp khác nhau được nuôi nấng và dạy dỗ để đảm nhiệm những vai trò nhất định. Hay gặp hơn là trường hợp phân tầng thành các tầng lớp xã hội. Các tầng lớp xã hội là những bộ phận tương đối đồng nhất và bền vững trong xã hội, được xếp theo theo thứ bậc và gồm những thành viên có chung những giá trị, mỗi quan tâm và hành vi. Các tầng lớp xã hội có một số đặc điểm. Thứ nhất là những người thuộc mỗi tầng lớp xã hội đều có khuynh hướng hành động giống nhau hơn so với những người thuộc hai tầng lớp xã hội khác. Thứ hai là con người được xem là có địa vị thấp hay cao tuỳ theo tầng lớp xã hội của họ. Thứ ba là tầng lớp xã hội của một người được xác định theo một số biến, như nghề nghiệp, thu nhập, của cải, học vấn, và định hướng giá trị chứ không phải chỉ theo một biến. Thứ tư là, các cá nhân có thể di chuyển từ tầng lớp xã hội này sang tầng lớp xã hội khác, lên hoặc xuống, trong đời mình. Mức độ cơ động này khác nhau tuỳ theo mức độ cứng nhắc của sự phân tầng xã hội trong một xã hội nhất định. c. Những yếu tố xã hội Hành vi của người tiêu dùng cũng chịu ảnh hưởng của những yếu tố xã hội như các nhóm tham khảo, gia đình và vai trò của địa vị xã hội. Nhóm tham khảo: Nhiều nhóm có ảnh hưởng đến hành vi của một người. Nhóm tham khảo của một người bao gồm những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp (mặt đối mặt) hay gián tiếp đến thái độ hay hành vi của người đó. Những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp đến một người gọi là những nhóm thành viên. Đó là những nhóm mà người đó tham gia và có tác động qua lại. Có những nhóm là nhóm sơ cấp, như gia đình, bạn bè, hàng xóm láng giềng, và đồng nghiệp, mà người đó có quan hệ giao tiếp thường xuyên. Các nhóm sơ cấp thường là có tính chất chính thức hơn và ít đòi hỏi phải có quan hệ giao tiếp thường xuyên hơn. Gia đình Một ảnh hưởng trực tiếp hơn đến hành vi mua sắm hàng ngày là gia đình riêng của người đó, tức là vợ chồng và con cái. Gia đình là một tổ chức mua hàng tiêu dùng quan trọng nhất trong xã hội và nó đã được nghiên cứu rất nhiều năm. Những người làm Marketing quan tâm đến vai trò và ảnh hưởng tương đối của chồng, vợ và con cái đến việc mua sắm rất nhiều loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Vấn đề này sẽ thay đổi rất nhiều đối với các nước và các tầng lớp xã hội khác nhau. Người làm Marketing bao giờ cũng phải nghiên cứu những dạng mẫu đặc thù trong từng thị trường mục tiêu cụ thể. Vai trò và địa vị: Trong đời mình một người tham gia vào rất nhiều nhóm - gia đình, các câu lạc bộ, các tổ chức. Vị trí của người dó trong mỗi nhóm có thể xác định căn cứ vào vai trò và địa vị của họ. Với bố mẹ mình Linda giữ vai trò người con gái, trong gia đình mình bà là vợ, ở công ty bà là người quản lý tiêu thụ. Một vai trò bao gồm những hoạt động mà một người sẽ phải tiến hành. Mỗi vai trò của Linda đều ảnh hưởng đến một số hành vi mua sắm của bà. d. Những yếu tố cá nhân Những quyết định của người mua cũng chịu ảnh hưởng của những đặc điểm cá nhân, nổi bật nhất là tuổi tác và giai đoạn chu kỳ sống của người mua, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, lối sống, nhân cách và tự ý niệm của người đó. Tuổi tác và giai đoạn của chu kỳ sống: Người ta mua những hàng hóa và dịch vụ khác nhau trong suốt đời mình. Họ ăn thức ăn cho trẻ sơ sinh trong những năm đầu tiên, phần lớn thực phẩm trong nhưng năm lớn lên và trưởng thành và những thức ăn kiêng cữ trong những năm cuối đời. Thị hiếu của người ta về quần áo, đồ gỗ và cách giải trí cũng tuỳ theo tuổi tác. Nghề nghiệp: Nghề nghiệp của một người cũng ảnh hưởng đến cách thức tiêu dùng của họ. Người công nhân cổ xanh sẽ mua quần áo lao động, giày đi làm, bữa ăn trưa đóng hộp và trò chơi giải trí hai người. Chủ tịch công ty sẽ mua quần áo đắt tiền, đi du lịch bằng đường hàng không, tham gia các câu lạc bộ và thuyền buồm lớn. Hoàn cảnh kinh tế: Việc lựa chọn sản phẩm chịu tác động rất lớn từ hoàn cảnh kinh tế của người đó. Hoàn cảnh kinh tế của người ta gồm thu nhập có thể chi tiêu được của họ (mức thu nhập, mức ổn định và cách sắp xếp thời gian), tiền tiết kiệm và tài sản (bao gồm cả tỷ lệ phần trăm tài sản lưu động), nợ, khả năng vay mượn, thái độ đối với việc chi tiêu và tiết kiệm. Linda có thể mua một máy tính xách tay và nếu bà ta có đủ thu nhập được chi, tiền tiết kiệm hay khả năng mượn và thích tiêu tiền hơn là tiết kiệm. Lối sống: Những người cùng xuất thân từ một nhánh văn hóa, tầng lớp xã hội và cùng nghề nghiệp có thể có những lối sống hoàn toàn khác nhau. Lối sống của một người là một cách sống trên thế giới của họ được thể hiện ra trong hoạt động, sự quan tâm và ý kiến của người đó. Lối sống miêu tả sinh động toàn diện một con người trong quan hệ với môi trường của mình. Nhân cách và ý niệm về bản thân: Mỗi người đều có một nhân cách khác biệt có ảnh hưởng đến hành vi của người đó. ở đây nhân cách có nghĩa là những đặc điểm tâm lý khác biệt của một người dẫn đến những phản ứng tương đối nhất quán và lâu bền với môi trường của mình. Nhân cách thường được mô tả bằng những nét như tự tin có uy lực, tính độc lập, lòng tôn trọng, tính chan hòa, tính kín đáo và tính dễ thích nghi. Nhân cách có thể là một biến hữu ích trong việc phân tích hành vi của người tiêu dùng, vì rằng có thể phân loại các kiểu nhân cách và có mối tương quan chặt chẽ giữa các kiểu nhân cách nhất định với các lựa chọn sản phẩm và nhãn hiệu. Ví dụ, một công ty máy tính có thể phát hiện ra rằng nhiều khách hàng triển vọng có tính tự tin rất cao, có uy lực và tính độc lập. Điều này gợi ý phải sử dụng những ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25870.doc
Tài liệu liên quan