Hoàn thiện chính sách tín dụng đối vói doanh nghiệp vừa & nhỏ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh

Tài liệu Hoàn thiện chính sách tín dụng đối vói doanh nghiệp vừa & nhỏ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh: ... Ebook Hoàn thiện chính sách tín dụng đối vói doanh nghiệp vừa & nhỏ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh

doc63 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện chính sách tín dụng đối vói doanh nghiệp vừa & nhỏ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT STT KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT 1 NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 2 DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ 3 TG Tiền gửi 4 TCKT Tổ chức kinh tế 5 TCTD tổ chức tín dụng 6 DSCV Doanh số cho vay 7 DSTN Doanh số thu nợ 8 DNNN Doanh nghiệp vừa và nhỏ 9 DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 10 HTX Hợp tác xã 11 NH Ngân hàng 12 DN Doanh nghiệp 13 CSH Chủ sở hữu 14 KKH Không kỳ hạn 15 CKH Có kỳ hạn 16 Dư nợ HH Dư nợ hữu hiệu LỜI NÓI ĐẦU Sau 20 năm đổi mới nền kinh tế, nhờ định hướng đúng đắn của Đảng và nhà nước về phát triển nền kinh tế đa thành phần, các doanh nghiệp trong toàn quốc nói chung và Hà Tính nói riêng phát triển nhanh chóng; đặc biệt sự chuyển hoá từ doanh nghiệp Nhà Nước sang nền hình thức doanh nghệp ngoài Quốc doanh chiếm ưu thế về số lượng, là xu hướng chung của nền kinh tế, phát triển đa dạng trên các loại ngành nghề. Hiện tại Hà Tĩnh có tới 878 doanh nghiệp trong đó bao gồm: - 38 doanh nghiệp Nhà nước, trong đó: 23 doanh nghiệp nhà nước địa phương, 15 doanh nghiệp Nhà nước TW. - 135 doanh nghiệp ngoài Quốc doanh, trong đó : 342 doanh nghiệp tư nhân, 223 công ty trách nhiệm hữư hạn, 221 công ty cổ phần, 2 công ty hợp danh, 47 chhi nhánh và văn phòng đại diện. - 5 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong đó có 1 doanh nghiệp có 100% vốn của nước ngoài. Hà Tĩnh là một tỉnh thuần nông, nền kinh tế chậm phát triển, song các doanh nghiệp Hà Tĩnh đã phát huy lợi thế, tiềm năng trên địa bàn, sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả, tăng số lượng và quy mô kinh doanh, khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế thị trường, góp phần to lớn về hiệu quả kinh tế xã hội trên địa bàn, là động lực quan trọng trong việc thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế Hà Tĩnh. Mặc dù có vai trò to lớn đối với nền kinh tế, tuy nhiên phần lớn các doanh nghiệp DNVVN trên địa bàn Hà Tĩnh còn gặp nhiều khó khăn thách thức như: thiều vốn, thiếu thông tin, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý kém… vì thế hiện nay các DNVVN đã có những bước tiến vượt bậc, song vẫn chưa phát huy đúng với tiềm năng của mình. Là một ngân hàng thương mại có quy mô và chất lượng hoạt động lớn nhất trong các ngân hàng thương mại trên địa bàn, NHNo&PTNT Hà Tĩnh cũng chỉ mới chú trọng đến thị trường này trong một số năm gần đây. Thông qua thực tế những gì quan sát, tìm hiểu về tình hình thực hiện chính sách tín dụng của ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, sau một quá trình thực tập em thấy rằng quy mô, tiềm lực, chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại NHNo&PTNT Hà Tĩnh còn chưa xứng với tiềm năng của ngân hàng do việc triển khai, thực hiện các chính sách tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Tĩnh còn có nhiều bất cập. Vì thế em đã chọn đề tài “Hoàn thiện chính sách tín dụng đối vói doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh”. Đây là một đề tài rất rộng và khó, do trình độ viết còn có hạn vì thế em hy vọng được thầy giáo hướng dẫn và điều chỉnh để bài viết được hoàn thiện hơn. Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề thực tập gồm 3 phần: Phần I. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh. Phầ II: Phân tích thực trạng thực hiện chính sách tín dụng đối với DNVVN tại NHNo&PTNT Hà Tĩnh. Phần III: Giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng đối với DNVVN tại NHNo&PTNT Hà Tĩnh. PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ TĨNH 1.1. Quá trình thành lập Là một ngân hàng được tách ra từ ngân hàng ngân hàng phát triển Nghệ Tĩnh NHNo&PTNT Hà Tĩnh chính thức thành lập vào ngày 24/8/1991 theo quyết định số 115/NH – QĐ của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam lấy tên là Ngân hàng Phát triển Hà Tĩnh. Cũng ngày 24/8/1991 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết định số 116/NH – QĐ về việc giải thể chi nhánh Ngân Hàng Công thương Nghệ Tĩnh , Ngân hàng Công thương thị xã Hà Tĩnh được sáp nhập vào Ngân Hàng Phát triển Hà tĩnh. Từ đó đến nay sau hơn 15 năm hoạt động NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã có nhiều bước chuyển hướng và có sự phát triển vượt bậc. Những năm đầu tách tỉnh lại là những năm nền kinh tế chung của cả nước chuyển hướng phát triển theo kinh tế thị trường, để đáp ứng nhu cầu cho việc chuyển dịch cơ cấu theo loại hình kinh tế, đa dạng hoá các hình thức vay vốn, đa dạng hóa khách hàng Với chủ trương, chính sách " việc cho vay của ngân hàng để sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp cần được chuyển sang cho vay trực tiếp hộ sản xuất tạo điều kiện cho các hộ sản xuất thuộc các ngành thức sự trở thành đơn vị kinh tế tự chủ". Nhờ thực hiện chính sách này mà đến năm 2003 việc cho vay hộ kinh donh ngày càng mở rộng, quy mô đầu tư tăng nhanh, sản xuất kinh doanh có xu hướng ổn định, nhu cầu vốn trung, dài hạn lớn nhưng khả năng nguồn vốn không đủ đây là bức xúc cần được tháo gỡ. Từ 1997 đên nay nền kinh tế Hà Tĩnh có bước tăng trưởng ổn định và khá nhanh, GDP tăng bình quân hàng năm là 8% làm cho nhu cầu vốn đầu tư rất cao. Để đáp ứng nhu cầu vay các ngân hàng đều ra sức thực hiện nhiều biện pháp huy động vốn, làm cho công tác huy động vốn của NHNo hết sức khó khăn. Để khắc phục tình trạng này Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh đã chủ động bằng nhiều hình thức và kỳ hạn hấp dẫn linh hoạt để thu hút khách hàng đồng thời tăng cường công tác thông tin, tiếp thị, khai thác nguồn vốn giá rẻ và áp dụng các công tác khác như: thực hiện nhiều phương thức thanh toán hợp lý, thay đổi tác phong trong, thái độ trong khi giao dịch với khách hàng ... từng bước làm tăng uy tín của Ngân hàng với khách hàng, với toàn xã hội. Làm cho hiệu quả hoạt động của Ngân hàng ngày càng hiệu quả từng bước khẳng định là ngân hàng hàng đầu trong hệ thống Ngân hàng ở Hà Tĩnh. 1.2 Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 1 Ban giám đốc Tổ NVT P. TH Các phòng ban, tổ chuyên môn P. TC-CB P. KH-KD P. TĐ P TT-QT Tổ KT-KT NB P. HC P. KT-NQ - Ban giám đốc: Ban giám đốc của NHNo&PTNT Hà Tĩnh gồm Giám đốc Ông Võ Văn Chân và 3 Phó giám đốc Giám đốc : Là người đứng đầu Ngân hàng va chỉ đạo chung hoạt động của ngân nhàng thông qua các chương trình, kế hoạch , lịch làm việcvà thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thực hiện công việc của các Phó giám đốc, đồng thời có trách nhiệm phối hợp với các Phó giám đốc để thực hiện nhiệm vụ của toàn chi nhánh. Giám đốc chụi trách nhiệm trước pháp luật và Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam về kết quả hoạt động của Ngân hàng. Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc, trực tiếp chỉ đạo phụ trách một số lĩnh vực công việc và phòng nghiệp vụ theo sự phân công, uỷ quyền của Giám đốc. Phó giám đốc là người đầu tiên trực tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật và Giám đốc về các quyết định của mình trong phạm vi công việc được giao. Các phó giám đốc của NHNo&PTNT Hà tĩnh gồm: Ông Lưu Văn Minh : Chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bà Bùi Thị Tùng : Chịu trách nhiệm về các hoạt động trong lĩnh vực kế toán ngân quỹ. Ông Trần Sỹ Nghiêm: Chịu trách nhiệm quản lý chung. - Hệ thống các phòng tổ chuyên môn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh có 7 phòng và 2 tổ chuyên môn: + Phòng Tổ chức cán bộ - Đào tạo: tổ chức, quản lý, sắp xếp, đào tạo cán bộ cho phù hợp với công việc hiện tại. + Phòng kế hoạch – Kinh doanh: phòng nay bao gồm 2 bộ phận bộ phận kế hoạch và bộ phận tín dụng Bộ phận kế hoạch chịu trách nhiệm: . Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn trên địa bàn toàn tỉnh . Xây dựng các kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn . Tổng hợp, theo dõi viêc thực hiện . Cân đối, sử dụng vốn, điều hoà nguồn vốn kinh doanh đối với các chi nhánh trên địa bàn . Phân tích, tổng hợp hoạt động kinh doanh quý, năm, dự thảo báo cáo sơ kết, tổng kết . Đầu mối thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng Bộ phận tín dụng: . Quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế trên địa bàn . Kinh doanh các dịch vụ . Tham mưu cho Giám đốc việc điều hành kinh doanh của các ngân hàng huyện + Phòng kế toán ngân quỹ: . Trực tiếp hoạch toán kế toán, hoạch toán thống kê và thanh toán thoe quy định của nhà nước. . Xây dụng các chỉ tiêu kế hoạch, quyết toán kế hoạch thu ,chi tài chính, quỹ tiền lươngđối với các chi nhánh . Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam . Tổng hợp, lưu hồ sơ tài liệu về hoạch toán, quyết toans và báo cáo theo quy định. . Thực hiện nhiệm vụ thanh toán trong nước : thanh toán băng nội tệ, thanh toán bù trừ, thanh toán liên ngân hàng. . Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định . Chấp hành quy định về về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. . Quản lý, sử dụng hệ thống thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NHNo&PTNT + Tổ kiểm tra, kiểm toán, nội bộ Có chức năng thanh tra viên trong ngân hàng, giúp ban giám đốc nắm bắt kịp thời thiếu sót trong hoạt động kinh doanh nhăm chỉnh sửa và kịp thời hạn chế sai sót. + Phòng hành chính . Hành chính, văn thư, tiếp tân . Quản trị, quản lý kho tàng,vật tư, ấn chỉ… . Tổ chức hội họp, lưu trữ hồ sơ pháp lý… . Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền quảng cao, tiếp thịthepo chỉ đạo của ban lãnh đạo của NHNo tỉnh + Phòng thanh toán quốc tế: Các nhiệm vụ chính của phòng thanh toán quốc tế . Thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT . Thanh toán nhờ thu (đối với hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá xuất khẩu) . Chuyển tiền với nước ngoài . Thanh toán biên mậu + Phòng thẩn định: Có nhiệm vụ tiến hành kiểm tra thẩm định các hồ sơ vay vốn nhằm han chế đến mức thấp nhất các rủi ro trong việc cho vay vốn + Phòng tin học: . Tổng hợp, thống kê, lưu trữ số liệu liên quan đến hoạt động của Ngân hàng. . Xử lý các nhiệm vụ phát sinh liên quan đến hoạch toán kế toán, kế toán thống kê, hoạch toán nghiệp vụ và tín dụng cùng các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh. . Chấp hành báo cáo thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định . Quản lý, bảo dưỡng và sủa chữa máy móc thiết bị tin học + Tổ nghiệp vụ thẻ: Chịu trách nhiệm quản lý hệ thống máy ATM; cấp, quản lý thẻ và xử lý các tình huống liên quan đến thẻ 1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật. 1.3.1 Sản phẩm chính: Hệ thống sản phẩm của NHNo&PTNT Hà Tĩnh được thể hiện thông qua bảng sau: bảng 1 Hệ thống sản phẩm của ngân hàng STT Sản phẩm dịch vụ STT Sản phẩm dịch vụ Lĩnh vực ngân hàng cá nhân Lĩnh vực kinh doanh phục vụ DN Sản phẩm tiền gửi cá nhân Sản phẩm tiền gửi khách hàng là DN 1 Tài khoản vảng lai 18 Tài khoản vảng lai 2 Gửi tiết kiệm có kỳ hạn 19 Tài khoản tiển gửi kiết kiện có kỳ hạn 3 tiền gửi liên kết 20 Tài khoản tiền gửi tiét kiện không kỳ hạn 4 Tiền gửi hỗn hợp Sản phẩm tín dụng cho DNVVN 5 Tiền gửi cộng dồn và tiền gửi hưu trí 21 Hạn mức thấu chi 6 Tiền gửi dự thưởng 22 Tín dụng ngắn hạn Sản phẩm và dịch vụ tín dụng cá nhân 23 Tín dụng trung hạn 7 Cho vay mua nhà, làm nhà, sửa chữa nhà ở 24 Tài trợ xuất nhập khẩu 8 Cho vay mua xe máy, thiết bị gia dụng, mục đích tiêu dùng khác Dịch vụ phi tín dụng cho khách hàng là doanh nghiệp 9 Dịch vụ thẻ tín dụng 25 Dịch vụ thu/ chi hộ trong nước 10 Cho vay hộ kinh doanh 26 Dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế 11 Các sản phẩm tín dụng báo lẻ khác 27 Dicghj vụ kinh doanh ngoại hối Các dịch vụ phi tín dụng cá nhân 28 Dịch vụ đại lý bảo hiểm 12 Dịch vụ thu/ chi hộ trong nước 29 Dịch vụ chi trả lương 13 Dịch vụ chi trả kiều hối 30 Dịch vụ thiết lập hạn mức tín dụng 14 Kinh doanh ngoại hối 31 Dịch vụ bảo quản nguồn vồn và ngân quỹ 15 Dịch vụ cho thuê két sắt 32 Dịch vụ bảo lãnh 16 Dịh vụ đại lý ảo hiểm 33 Thẻ tín dụng doanh nghiệp 17 Dịch vụ thanh toán mới ( Tài liệu phòng KH - KD) 1.3.2 Thị trường chính Hiện nay Ngân hàng nông nghiệp đã có chi nhánh ở khắp 11 huyện trong tỉnh, hệ thống các chi nhánh hoạt động rất hiệu quả. NHNo&PTNT Hà Tĩnh khẳng định thị trường truyền thống vẫn là nông nghiệp nông thôn đồng thời chú trọng thị trưòng thành thị đặc biệt dành thị phần huy động vốn và cho vay các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, đảm bảo thế kinh doanh ổn định, hiệu quả và bền vững. Tính đến hết ngày 31/12/2006 tổng dư nợ trên toàn địa bàn Hà Tĩnh ước tính là 3.767 tỷ trong đó: + NHNo&PTNT là: 1780 tỷ chiếm 47,4% thị phần + NH Ngoai thương: 720 tỷ chiếm 19,1% thị phần + NH Đầu tư và phát triển: 380 tỷ chiếm 10% thị phần + NH Chính sách xã hội: 567 tỷ chiếm 15% thị phần + Ngân hàng Công thương: 260 tỷ chiếm 6,9% + Quỹ tín dụng: 60 tỷ chiếm 1,6%. 1.3.3 Khách hàng + DNNN + DN ngoài Quốc doanh + DN 100% vốn đầu tư nước ngoài + Tổ chức kinh tế tập thể + Hộ gia đình và cá nhân + Tổ nhóm, đoàn thể + Cho vay các trung tâm viêc làm 1.3.4 Về trang thiết bị Hiện nay NHNo&PTNT Hà Tĩnh đang từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc phục vụ kinh doanh. Cụ thể toàn bộ các hoạt động đã được hiện đại hóa, xử lý băng máy móc thiết bị, tốc độ nhanh. Từng bước hoàn thiện mạng nội bộ, mạng liên ngành. Việc trang bi ngày càng nhiều máy rút tiền tự động ATM phục vụ cho nhu cầu rút tiền 24/24h của khách hàng đã làm giảm lượng công việc của nhân viên đồng thời tạo điều kiện cho khách hàng chủ động trong việc rút tiền đã, đang đem lại hiệu quả rất lớn trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư.. 1.3.5 Về lao động và điều kiện làm việc. Với 550 lao động trong toàn tỉnh và 55 lao động hoạt động trực tiếp tại Ngân hàng tỉnh với 54,5% là đại học, 40% trung cấp, 5,5% sơ cấp và trình độ đội ngũ lao động tốt nghiệp đại hoc ngày càng tăng đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của công việc. Tại ngân hàng tỉnh tất cả các lao động đều được trang bị máy tính, íât cả các phong đều được trang bị : Điện thoai, máy in, máy fax, điều hòa và các điều kiện cần thiết khác cho công việc đáp ứng cho nhu cầu công việc. 1.4 Mô hình kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh Mô hình kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh Sơ đồ 2 Nguồn vốn CSH NHNo&PTNT Hà Tĩnh Nguồn huy động từ dân cư Nguồn từ các tổ chức tín dụng Phát hành các gi ấy tờ có giá Đầu tư Cho vay Dự trữ Nguồn từ kho bạc nhà nước Từ các tổ nguồn chức kinh tế Là một Ngân hàng thương mại hoạt động chính của NHNo&PTNT Hà Tĩnh là kinh doanh tiền tệ. nó bao gồm 2 hoạt động chính đó là: - Hoạt động huy động vốn : Đây là nhiệm vụ cơ bản, đầu tiên và quan trọng nhất của ngân hàng. Để tạo nguồn vốn cho mình các ngân hàng thực hiện các hoạt động huy động vốn như: Nguồn chủ sở hữu: Nguồn này được hình thành là do nguồn vốn NHNoPTNT Việt Nam cấp và các quỹ của Ngân hàng được hình thành thể hiện dưới hình thức lợi nhuận để lại và được tích luỹ trong quá trình hoạt động.. Nguồn vốn huy động từ dân cư: Đây là nguồn vốn thu được do người dân gửi tiết kiệm nó bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ để thu lãi suất tiền gửi. Hiện nay khi mà nền kinh tế Hà Tĩnh đang tăng trưởng ổn định, thu nhập của người dân tăng lên mức vốn huy động từ tiền gửi ngày càng cao. Sự biến động của nguồn tiền này phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu kinh tế, tỉ lệ lạm phát, tâm lý thói quen tiêu dùng của người dân. Đây là một nguồn vốn ổn định, an toàn và tăng nhanh trong những năm gần đây 755 tỷ năm 2004, 963 tỷ năm 2005 và 1394 năm 2006, nguồn này chiếm tỉ trọng 80,58% tổng nguồn vốn huy động trên thị trường. Nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng: Đây là nguồn vốn do NHNo&PTNT Hà Tĩnh vay từ các tổ chức tín dụng, vay trên thị trường tiền tệ, vay của Ngân hàng TW dưới các hình thức tái chiết khấu, vay có bảo đảm nhằm mục đích tạo sự cân đối trong trong hoạt động của mình. Nguồn vốn này trong thực tế tại ngân hàng chiếm một tỉ trong rất nhỏ và không tăng: 9 tỉ năm 2004, 8 tỷ năm 2005 và không tăng trong năm 2006 chiếm tỉ trọng 8.78% tổng nguồn vốn huy động. Nguồn từ các tổ chức kinh tế: Đây là các khoản tiền mà các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế gửi vào ngân hàng để thanh toán, hưởng lãi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Là nguồn huy động có mức lãi suất thấp nhưng tính ổn định cũng thấp nhất. Tuy nhiên đây là một thị trường tiềm năng còn chưa được khai thác đúng mức và xu hướng của NHNo Hà Tĩnh khai thác nhiều hơn nữa. Trong 3 năm trở lại đây lượng vốn huy động từ nguồn này không ngừng tăng lên 127 tỷ năm 2003, lên 156 tỷ năm 2005 và đạt mức 177 tỷ vào năm 2006 Nguồn từ việc phát hành các giấy tờ có giá: Giấy tờ có giá mà các NHTM có thể phát hành là trái phiếu ngân hàng và kỳ phiếu ngân hàng . + Trái phiếu ngân hàng: là một giấy tờ có giá xác nhận khoản nợ của ngân hàng đối với chủ sở hữu trái phiếu với những cam kết như thanh toán một số tiền xá định vào một ngày xác định trong tương lai với thời hạn xác định trước. + Kỳ phiếu ngân hàng: là một giấy tờ ghi nợ ngấn hạn do ngân hàng phát hành nhằm huy động vốn trong dân, để thực hiện những kế hoạch đã xác định được. Nó được phát hành theo từng đợt dựa trên cơ sở tình hình nguồn vốn và nhu cầu sử dụng vốn trước mắt. Kỳ phiếu là một hình thức huy động vốn linh hoạt, có tính lỏng cao, dẽ chuyển đổi sang tiền và các hình thức khác - Sử dụng vốn: Đây là nhiệm vụ cơ bản tiếp theo trong hoạt động của Ngân hàng nó bao gồm các hoạt động: Dự trữ: Là hoạt động duy trì lượng tiền mặt bảo đảm cho khả năng thanh toán của ngân hàng. Dự trữ là một yêu cầu bắt buộc đối với các ngân hàng do nhà nước quy định Cho vay: là hoạt động trong đó ngân hàng ký hợp đồng với người đi vay, cam kết cho người đó vay 1 khoản tiền trong một khoảng thời gian nhất định, khách hàng có nghĩa vụ hoàn trả vốn và lãi vay tại thời điểm đáo hạn của khoản cho vay. Theo kết quả tổng hợp của NHNo&PTNT Hà Tĩnh khang 68% thu nhập của ngân hàng từ hoạt động cho vay. Đây là một hoạt động chứa rất nhiều rủi ro và phức tạp, thành công của nó phụ thuộc rất nhiều vào chính sách tín dụng của NHNo. Đầu tư: Ngoài hình thức nghiệp vụ cho vay ngân hàng còn sử dụng vốn để đầu tư. Có 2 hinh thức đầu tư chủ yếu: + Đầu tư chứng khoán: Ngân hàng mua chứng khoán vì mục đích thanh khoản và đa dạng hóa hoạt động, nâng cao lợi tức và phục vụ như các vật ký quỹ cho các tài khoản nợ khác. đây là một nghiệp vụ mang lại lợi nhuận khá lớn cho ngân hàng sau cho vay nhưng cũng chứa nhiều rủi ro. Tuy nhiên hình thức này còn đang hạn chế ở NHNo&PTNT Hà Tĩnh nó chưa phát huy được hiệu quả to lớn do chưa được quan tâm và đầu tư đúng cách nên chưa phát huy đựơc lợi thế cho đến nay tại trụ sở NHNo tỉnh vẫn chưa có sở giao dịch kinh doanh trực tiếp. trong quý I năm 2007 khi mà sở giao dịch của NHNo tỉnh chính thức đi vào hoạt động việc đầu tư chúng khoán sẽ phát triển và đem lại hiệu quả cao hơn. + Đầu tư khác: Nó bao gồm các hình thức mà ngân hàng đầu tư trực tiếp vào các lĩnh vực kinh doanh khác: góp vốn liên doanh,hùn vốn, ký thác…. 1.5. Quy trình phê duyệt một giao dịch tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà tĩnh Dự án trong quyền phán quyết ( sơ đồ 3) Cán bộ thẩm định tín dụng Nghiên cứu, thẩm định khách hàng vay vốn Lãnh đạo phòng (tổ) tín dụng Kiểm tra hồ sơ khách hàng, thẩm định lại Giám đốc Phê duyệt / không phê duyệt cho vay (1) (2) Tờ trình (kiêm báo cáo thẩm định) đề xuất cho vay / không cho vay + Hồ sơ vay vốn Tờ trình (kiêm báo cáo thẩm định) đề xuất cho vay / không cho vay (có ý kiến nhận xét) + Hồ sơ vay vốn Cán bộ thẩm định tín dụng: Phân tích thẩm định khách hàng vay vốn và dự án/phương án Lập tờ trình kiêm báo cáo thẩm định Đề xuất cho vay/không cho vay Chuyển hồ sơ vay vốn + tờ trình kiêm báo cáo thẩm định + đề xuất cho vay / không cho vay cho Lãnh đạo Phòng tín dụng Lãnh đạo Phòng tín dụng Kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ vay vốn, tờ trình của cán bộ thẩm định tín dụng, cho ý kiến trên tờ trình thẩm định về việc cho vay/ không cho vay để trình Giám đốc hoặc người được uỷ quyền hợp pháp xem xét quyết định. Giám đốc Sở Giao dịch/chi nhánh NHNo & PTNT VN hoặc người được uỷ quyền hợp pháp Xem xét tờ trình kiêm báo cáo thẩm định và đề xuất của Phòng tín dụng để quyết định về việc cho vay/không cho vay. Nếu cần thiết, Giám đốc Sở Giao dịch/ chi nhánh NHNo & PTNT VN có thể quyết định thành lập tổ tái thẩm định (bao gồm ít nhất 2 thành viên) để thẩm định lại phương án/dự án. Tổ tái thẩm định tiến hành thẩm định và lập tờ trình thẩm định. Giám đốc Sở Giao dịch hoặc chi nhánh NHNo & PTNT VN xem xét tờ trình để quyết định cho vay / không cho vay. Dự án vượt quyền phán quyết Nếu giá trị giao dịch vượt thẩm quyền phê duyệt, Giám đốc NHCV trình lên Ngân hàng cấp trên quyết định. Khi được Ngân hàng cấp trên đồng ý (thông báo bằng văn bản), Ngân hàng cấp dưới mới được thực hiện. Trường hợp phát hiện thấy khả năng đầu tư không đảm bảo an toàn, Giám đốc chi nhánh được quyền từ chối cho vay và báo cáo kịp thời lên Ngân hàng cấp trên (nơi phê duyệt dự án biết). PHẦN II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ TĨNH. 2.1 Kết quả hoạt động của NHNo Hà Tĩnh trong nhưng năm gần đây Về công tác huy động nguồn: Hoạt động của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ nó bao gồm các hoạt động chủ yếu là huy động vốn và cho vay vì thế hoạt động huy động vốn là hoạt động tiên quyết có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì thế đặc biệt là các ngân hàng thương mại rất chú trọng đến hoạt động huy động vốn, NHNo&PTNT Hà Tĩnh là một ngân hàng dãn đầu trong hệ thống các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã có những biện pháp nhằm huy động nguồn vốn và đã thu được những kết quả đáng kể. Bảng 2: Báo cáo huy động nguồn vốn năm 2006 (đơn vị: triệu đồng) Số TT Chỉ tiêu Thực hiện 2005 Kế hoạch 2006 Thực hiện 2006 So sánh Kế hoạch % Năm trước +/- % Tổng nguồn vốn 1733882 2195316 461434 26,61% 1 Nguồn vốn huy động trên địa bàn 1543022 1927000 1959566 101,69% 416544 27,00% T. đó nguồn vốn không tính TGKB 1278827 1798811 519984 40,66% * Phân loại theo tiền gửi 1543022 1959566 416544 27,00% - TG kỳ phiếu 42543 14072 -28471 -66,92% -TG tiết kiệm 1053119 1627346 574227 54,53% - TG các TCKT 173885 154398 -19487 -11,21% - TG kho bạc 264195 160755 -103440 -39,15% - TG các TCTD 8430 1497 -6933 -82,24% - Vốn mexico 850 850 * Ngoại tệ USD+ EURo 8478492 14148357 5669865 66,87% Quy đổi VNĐ 136906 170000 230863 93957 68,63% * Nguồn vốn từ dân cư 1095667 1642066 138,80% 546399 49,87% Trong đó tiết kiệm gửi góp 37457 43134 5677 15,16% * Phân theo thời gian 1542141 1958716 416575 27,01% - TG không kỳ hạn 436418 299501 -136917 -31,37% - TG CKH< 12 T 342985 578030 235045 68,53% - TG CKH < 24 T 647018 933254 286236 44,24% - TG 24 T trở lên 115657 147931 32274 27,90% * Tổng khách hàng đến gửi tiền 84759 111541 26782 31,60% 2 Nguồn vốn nhận từ ủy thác TW 161961 206851 44890 27,72% - KFWXĐGN 18194 17184 -1010 -5,55% - KFW - TDNT 22821 22821 - WB - RDFI 10000 10000 - ADB 1802 15900 15900 - AFDII 24500 24500 - AFDIII 56446 56446 - RDFII 30000 50000 20000 66,67% - ADB1973 10000 10000 3 Nguồn vốn nhận ủy thác từ ĐP 28899 28899 0 0 IFAD 28899 28899 ( Số liệu Phòng KH – KD) Theo số liệu báo cáo chúng ta thấy tổng nguồn vốn kinh doanh năm 2006 là 2 195 316 triệu đồng tăng 461 434 triêu đồng so với năm 2005 tương ứng với mức tăng là 26.61% so với năm 2005 và tăng 1,09% so với kế hoạch đặt ra cho năm 2006 trong đó nguồn vốn huy động trên địa bàn là 461 544 triệu đồg tăng 27% so với năm 2005 trong đó tăng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn tăng 68,53%, nguồn vốn từ 12 đến 24 tháng tăng 286 236 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 44,24% so với năm 2005. Nguồn vốn ngoại tệ cũng tăng so với 2005 là 93 957 triệu đồng với mức tăng là 68,53%. Trong đó nguồn vốn huy động từ tiết kiệm gửi góp trong dân cư là 43 134 triệu đồng tăng 5677 triệu với số khách hàng đến gửi là 111 561 lượt tăng 26 782 lượt so với năm 2005 điều này chứng tỏ rằng khách hàng ngày càng tin tưởng hơn đối với ngân hàng. Nguồn vốn uỷ thác từ TW của ngân hàng năm 2006 cũng tăng 44 890 triệu đồng so với năm 2005 tương ứng mức tăng là 27,72% điều này cho thấy uy tín của ngân hàng đối với ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam ngày một tăng cao. Hiện nay nguồn vốn uỷ thác của ngân hàng chiếm 10,7% tổng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn ỷu thác là nguồn vốn của các ngân hàng quốc tế, tiền tài trợ các dự án quốc tế.. đây là nguồn vốn có giá rẻ, thời hạn cho vay dài, thường là nguồn vốn trung và dài hạn mức chênh lệch giữa lãi suất đi vay với lãi suất cho vay lớn làm cho tổng lợi nhuận của hoạt động ngân hàng cao lên. Việc sử dụng nguồn vốn này lớn là một ưu thế của ngân hàng. Tuy nhiên để được sử dụng nguồn vốn này đòi hỏi ngân hàng phải đạt được những yêu cầu nhất định. Hiện nay ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh có 9 nguồn vốn uỷ thác với tổng nguồn uỷ thác là 325 480 triệu đồng trong đó có 8 nguồn vốn uỷ thác từ trung ương với mức vốn là 206 581 triệu đồng chiếm 63,5% tổng nguồn vốn uỷ thác và chiếm 9,4% tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng và 1 nguồn vốn uỷ thác từ địa phương. Các dự án uỷ thác đang được ngân hàng tiến hành một cách có hiệu quả. Ngân hàng đang từng bước cố gắng hơn nữa nâng cao hiệu quả các dự án nay để huy động được ngày càng nhiều nguồn vốn này, những gì mà ngân hàng làm được trong thời gian qua là một trong những ưu thế của ngân hàng so với các ngân hàng khác cùng cấp Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh là một ngân hàng dẫn đầu trong hệ thống các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Tĩnh với thị phần chiếm tới 1780 tỷ chiếm tỉ trọng 47,4% tổng dư nợ trên toàn địa bàn. Kết quả hoạt động của ngân hàng được thể hiện thông qua bảnh báo cáo kết quả kinh doanh sau Bảng 3: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2001 đến tháng 11 năm 2006 Đơn vị: triệu đồng CHỉ tiêu Năm Năm Năm Năm Năm năm 2 001 2 002 2 003 2 004 2 005 2 006 1. Doanh số cho vay 353 181 425 827 840 911 1 436 440 1 700 098 2 139 161 - Cho vay ngắn hạn 141 272 169 286 412 263 746 770 1 128 117 1 351 838 - Cho vay trung, dài hạn 211 909 256 541 428 648 689 670 571 981 787 323 * Tỷ trọng cho vay có bảo đảm 18% 20% 44% 30% 47% 53 % 2. Doanh số thu nợ 256 734 290 106 571 178 1 066 834 1 445 016 1 828 305 - Thu nợ ngắn hạn 102 694 164 715 295 593 496 135 900 078 1 213 019 - Thu nợ trung, dài hạn 154 040 125 391 275 585 570 699 544 938 615 286 3. D nợ HH 436 143 571 864 841 597 1 211 203 1 466 285 1 910 440 Trong đó: DNNN 90 506 107 020 146 795 75 109 8 867 5 395 - D nợ ngắn hạn 137 628 142 199 258 869 509 504 737 543 943 412 - D nợ trung, dài hạn 298 515 429 665 582 728 701 699 728 742 967 029 * Tỷ trọng d nợ có bảo đảm 16% 18% 41% 25% 44% 45% - Nợ quá hạn 6 287 10 252 9 864 24 977 19 170 30 577 +Nợ khoanh, chờ xử lý 17 421 32 723 3 725 354 231 252 4. Số lợt DN vay vốn trong năm 42 54 109 165 210 245 - Nợ Khoanh 10 046 15 577 800 +Nợ chờ xử lý 10 046 3 631 165 165 180 5. Số Dn còn d nợ đến cuối năm 25 43 78 130 164 203 ( Số liệu từ Phòng KH - KD) Từ năm 2001 đến nay NHNo&PTNT Hà Tĩnh có những tiến bộ trong hoạt động của mình. Từ bảng cho ta thấy rằng doanh số cho vay đã tăng lên một cách đáng kể, trong đó thị phần cho vay ngắn hạn và dài hạn có thay đổi trong các năm điều này là do trong những năm 2002, 2003 do ngân hàng thực hiện các dự án cho vay ủy thác nguồn vốn từ trung ương và địa phượng làm tỉ trọng doanh số cho vay trung hạn tăng lên và chiếm tỉ trọng lớn, những năm sau nay do hoạt động huy động vốn của ngân hàng thu được nhiều kết quả, các hoạt động cho vay ngắn hạn tăng nhanh làm cho tỉ trọng vay ngắn hạn tăng lên nhanh chóng điều này cũng cho thấy hiệu quả hoạt động dịch vụ của ngân hàng đã có nhiều tiến triển. Mặt khác do tỉ trọng các khoản vay có bảo đảm cũng tăng lên nhanh chóng trước đây do công tác thâm định quyền chủ sở hữu và định giá tài sản khó khăn làm cho thủ tục cho vay có bảo đảm phức tạp, khách hàng và cán bộ tín dụng ít các khoản vay phải thế chấp tài sản bảo đảm, làm cho dộ rủi ro các khản vay lớn hơn, ngày nay khi ma các thẩm định quyền chủ sở hữu và các xác định giá của tài sản đã có những văn bản thống nhất, cán bộ tín dụng cũng có trình độ, hiểu biết cao hơn tạo điều kiện thuận lợi cho cả cán bộ ngân hàng và cả người vay tỉ trọng các món vay có tài sản bảo đảm tăng lên nhanh chóng làm từ 18% năm 2001, 20% năm 2002 đến năm 2006 mức cho vay có tài sản bảo đảm là 53% đây là một tín hiệu đáng mừng cho hoạt động của ngân hàng bời tỉ trọng cho vay có bảo đảm tăng lên làm cho chất lượng tín dụng tăng lên. Dư nợ hữu hiệu tức là nợ tốt tăng lên một cách đáng kể từ 436 143 triệu đồng năm 2001 lên 571 864 triệu đồng năm 2002 đến năm 2006 1 910 440 triệu đồng mức tăng bình quân là 52%/ năm. Mặc dù NHNo&PTNT Hà Tĩnh mới thực hiện cho vay DNVVN nhưng số doanh nghiệp đến vay vốn trong năm tăng lên đáng kể ban đầu từ chỗ chỉ có 42 doanh nghiệp năm 2001 với 25 doanh nghiệp còn dư nợ đến cuối năm đến nay ngân hàng đã có 254 doanh nghiệp có quan hệ tín dụng và có 203 doanh nghiệp còn dư nợ đến cuối năm đây là một mức tăng đáng kể bởi Hà Tĩnh là một tỉnh thuần nông, công nghiệp còn non trẻ, số lượng doanh nghiệp còn ít, các doanh nghiệp này chủ yếu kinh doanh theo nguồn vốn hiện có là chủ yếu, rất ngại có các quan hệ với các ngân hàng hơn nữa hiện nay hệ thống các ngân hàng thương mại hoạt động trên địa bàn là rất lớn, nhiều ngân hàng như ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng ngoại thương là những ngân hàng chú trọng vào thị trường doanh nghiệp vì thế kết quả thu được cho đến hiện nay đã cho thấy việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang cho vay doanh nghiệp của ngân hàng là một quyết định đúng đắn. - Chất lượng tín dụng. Để đánh giá chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT Hà Tĩnh trong thời gian qua, ta xem xét bảng 2. Chỉ tiêu nợ quá hạn trong 6 năm gần đây như sau: nợ quá hạn x 100 Tỉ lệ nợ quá hạn = --------------------------- Tổng dư nợ Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng dư nợ thì có bao nhiêu đồng nợ quá hạn. năm 2001 là 1,78%, năm 2002 là 2,41%, năm 2003 là 1,17%, năm 2004 là 1,12%, năm 2005 là 1,4%, năm 2006 là 1% điều này cho thấy trong những năm gần đây tỉ lệ nợ quá hạn trong còn cao hơn mức mong muốn của ngân hàng, chất lượng tín dụng chưa cao. Tỉ lệ nợ quá hạn còn cao cũng có thể do nhiều nguyên nhân: nguồn vốn cho vay kinh doanh không có hiệu quả, nhưng cũng có nhưng món vay đến hạn nhưng vì nhiều lí do mà khách hang chưa đến trả được cho ngân hàng những món này cũng được chuyển nợ quá hạn làm cho tỉ lệ nợ quá hạn tăng lên. Sang năm 2007 chỉ tiêu nợ quá hạn của ngân hàng tăng lên, tuy vậy tỷ lệ nợ ._.khanh cho vay doanh nghiệp DNVVN của NHNo&PTNT Hà Tĩnh giảm cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Nợ khoanh có nghĩa là nợ được xét vào nợ nhóm 5 của năm 2001 là 10 046 triệu đồng, năm 2002 là 15 577 triệu đồng, năm 2003 là 800 triệu đồng, những năm gần đây tỉ lệ nợ khoanh là không có, nhưng bên cạnh đó tỉ lệ nợ chờ xử lí là tăng lên: năm 2002 là 10 046 triệu đồng, năm 2003 là 3 631 triệu đồng, năm 2004 là 156 triệu đồng, năm 2007 là 156 triệu đồng. Điều này cho thấy trong những năm gần đây tỉ lệ nợ khoanh băng không là do ngân hàng thực hịên tốt ví trích lập quỹ rủi ro tài chính, điều này cho thấy là chất lượng tin dụng trên lý thuyết có được nâng cao, tuy nhiên trong thực tế thì vẫn còn kém. Các giải pháp mà ngân hàng đưa ra vẫn chưa thực sự có hiệu quả, nợ không thu hồi vẫn còn nhiều điều này đặt ra một thực tế là ngân hàng càn có các giải pháp khác khả thi hơn. 2.2 Thực trạng áp dụng chính sách tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Tĩnh 2.2.1. Phương thức cho vay. Theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam thì có tới 10 phương thức cho vay nói chung và cho vay doanh nghiệp nói riêng. Tuy nhiên do hạn chế về trình độ, điều kiện áp dụng, hiện nay NHNo&PTNT Hà Tĩnh chủ yếu cho vay DNVVN theo phương thức cho vay từng lần là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và NHNo&PTNT Hà Tĩnh đều làm thủ tục vay vốn cần thiết và kí kết hợp đồng tín dụng. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng và hoạt động của DNVVN. Ngân hàng nên đa dạng hoá các phương thức cho vay đối với các DNVVN nhằm hạn chế thòi gian thực hiện các thủ tục vay vốn vì thế các doanh nghiệp ít tìm đến ngân hàng đặc biệt lầ các dong nghiệp thương mại nơi có nhu cầu vốn lưu động lớn và thường xuyên. Đối với đối tượng khách hàng là DNVVN ngân hàng nên thực hiện mở rộng phương thức cho vay theo hạn mức là hình thức cho vay mà NHNo&PTNT Việt Nam và khách hàng xác định và thoả thuận một một mức tns dụng trong một khoảng thời gian nhất định và hình thức cho vay luân chuyển là hình thức cho vay mà mỗi lần vay doang nghịêp chỉ phải gửi đến ngân hàng chứng từ hoá đơn nhập hàng và số tiền vay vốn, còn các giấy tờ khác đã được thực hiện ngay trong lần làm thủ tục vay lần đầu với hình thức này doanh nghiệp sẽ giảm bớt thời guan thủ tục vay vốn, ngân hàng cũng giảm thời gian và chi phí trong quá trình làm thủ tục, dễ kiểm tra, kiểm soát, giảm chứng từ nhưng hình thức này đòi hỏi ngân hàng phải có sự chính xác tuyệt đối trong quá trình thực hiện. 2.2.2. Mức cho vay Hiện nay mức cho vay tối đa tại NHNo&PTNT Hà Tĩnh được thực hiện đúng như theo quy định của Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam đó là dựa trên: nhu cầu vay của khách hàng, mức vốn tụ có, giá trị tài sản bảo đảm tiền vay, khả năng hoàn trả nợ, khả năng nguồn vốn của NHNo&PTNT Hà Tĩnh có thể thực hiện các khoản vay theo quy định cụ thể là mức cho vay tối đa không vượt quá 15% vốn tự có của NHNo&PTNT Hà Tĩnh tuy nhiên nhìn chúng mức cho vay của ngân hàng đối với DNVVN là còn cao hơn so với nhu cầu của doanh nghiệp và khả năng vốn của ngân hàng. Trung bình dư nợ của doanh nghiệp là 1,43 tỉ đồng, số doanh nghiệp cho vay trên 15 tỷ đồng chỉ có 1 doanh nghiệp đây là một thực trạng chung của các ngân hàng trên địa bàn Hà Tĩnh do Hà Tĩnh là một tĩnh kinh tế còn nghèo, nhiều khi nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp còn cao hơn thực tế họ được vay tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho khoản vay ngân hàng khi quyết định mức cho vay cần phải dựa trên các điều kiện khác: vốn tự có của doanh nghiệp phải chiếm 10 % khoản vay, phải có phương án kinh doanh khả thi đảm bảo quá trình trả lãi và trả nợ gốc theo đúng cam kết. Điều này cho thấy một bất cập nhu cầu vay của DNVVN lớn, khả năng ngân hàng có thể đáp ứng tuy nhiên mức cho vay của ngân hàng vẫn cón thấp để khắc phục điều này ngân hàng cần phải thực hiện các biện pháp để kích thích tăng mức vay vốn của doanh nghiệp bằng cách tìm kiếm các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, doanh nghiệp có nhu cầu vốn lớn, có phương án sử dụng vốn hiệu quả nhằm nâng cao mức vay vốn của doanh nghiệp cao hơn nữa mức cho vay bình quan doanh nghiệp vừa và nhỏ theo kế hoạch năm 2007 là 2 tỷ. 2.2.3.Quy định về trả nợ gốc và nợ lãi Kỳ hạn trả nợ gốc và nợ lãi của các khoản vay theo quy định là căn cứ vào: Đặc điểm sản xuất kinh doanh, dịch vụ; khả năng tài chính, thu nhập và nguồn trả nợ của khách hàng điều này đòi hỏi khi cần xác định về kỳ hạn cho vay cần có sự linh hoạt giữa các ngành, cá doanh nghiệp khác nhau tuy nhiên ở NHNo&PTNT Hà Tĩnh việc xác định kỳ hạn này còn mang tính cứng nhắc giữa các doanh nghiệp, điều này chưa cho thấy được sự linh hoạt trong cho vay các ngành nghề khác nhau, chưa kích thích được hoạt động của các ngành vì thế nhiều khi, nhiều món nợ bị chuyển quá hạn khi mà các doanh nghiệp chưa có thu nhập từ hoạt động đầu tư của mình, điều này càng mang lại khó khăn hơn cho các DNVVN bởi lãi suất quá hạn quy định là 150% lãi suất cho vay. Tuy nhiên để xác định được chu kỳ trả nợ theo đặc điểm kinh tế, và khả năng của các doanh nghịêp thì các nhà làm chính sách tín dụng của NHNo&PTNT Hà Tĩnh phải có một sự am hiểu ở mức cần thiết về đặc diểm kỹ thuật của các ngành cũng như có một sự hiểu biết sâu rộng về các doanh nghiệp trên địa bàn. Việc xác định lãi kỳ hạn này phải được giấm đốc ngân hàng cấp I quy định cụ thể dựa trên nhưng hiểu biết về tình hình thực tế trên địa phương mình phụ trách. 2.2.4. Lãi suất cho vay, lãi suất ưu đãi, lãi suất chuyển nợ quá hạn. Mức lãi suất cho vay của NHNo&PTNT Hà Tĩnh được quy định tối thiểu như sau: Đối với món vay ngắn hạn là 1,03%/ tháng, đối với cho vay trung và dài hạn là 1,15% tuy nhiên mức cho vay của các ngân hàng thành viên có sự khác nhau trong các món vay. Các món nợ trung và dài hạn giao động trong khoảng 1,1% - 1,25% tuy theo từng ngân hàng cấp II và tuỳ theo từng dự án. Đây là một mức lãi suất cho vay cao so với các ngân hàng khác trên địa bàn, NHNo&PTNT Hà Tĩnh cần thực hiện các biện pháp giảm chi phí để hạ thấp mức lãi suất cho vay này nhằm thu hút khách hàng mới và giữ khách hàng đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Mặc dù có lãi suất ưu đãi trong việc cho vay cầm cố sổ tiết kiệm tuy nhiên NHNo&PTNT Hà Tĩnh vẫn chưa có một chính sách rõ ràng cho vay ưu đãi doanh nghiệp. Ngân hàng vẫn chưa thực hiện nhiều mức lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp mới, những doanh nghiệp có truyền thống quan hệ với ngân hàng, những doanh nghiệp làm ăn có uy tín điều này vẫn chưa kích thích được các doanh nghiệp trong việc trả nợ gốc và nợ lãi. Mức cho lãi suất quá hạn được tính tại NHNo&PTNT Hà Tĩnh theo đúng mức lãi suất tối đa nợ quá hạn theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam là 150% mức lãi suất cho vay trong hạn, đây là một quyết định đúng đắn vì như thế sẽ khuyến khích các doanh nghiệp trả nợ đúng kỳ hạn đã ký trong hợp đồng. 2.2.5. chính sách marketing NHNo&PTNT Hà Tĩnh đang từng bước mở rộng chính sách marketing của mình đối với khách hàng là DNVVN. Từ trước đến nay vì mức cạnh tranh giữa các ngân hàng trên thị trường còn thấp, khách hàng phụ thuộc nhiều vào ngân hàng hơn, ngày nay khi mà hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế phát triển mạnh, các ngân hàng cạnh tranh với nhau một cách gay gắt, khách hàng mà cụ thể là các doanh nghiệp có thể lựa chọn cho minh một ngân hàng phù hợp, các ngân hàng muốn thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng đặc biệt là các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có phương án sử dụng vốn khả thi ngân hàng không thể trong chờ các doanh nghiệp tìm đến mình mà ngân hàng phải tự tìm dến khách hàng về mặt này ở NHNo&PTNT Hà Tĩnh còn thực hiện chưa được triệt để, cán bộ tín dụng còn mang nặng tư duy, lối làm việc củ ít mạo hiểm. Vấn đềm Marketing cũng chưa được các cán bộ tín dụng coi trọng đúng mức, làm cho hiệu quả hoạt động này không cao. Thực tế hiện nay các ngân hàng trên địa bàn còn chưa chú trọng đến các hoạt động chăm sóc khách hàng: tặng quà vào ngày kễ, tết, sinh nhật của khách hàng…, hiện nay NHNo&PTNT Hà Tĩnh chưa tổ chức được các cuộc hội thảo khách hàng, chưa có trang web riêng của mình, khách hàng muốn biết thông tin về các vấn đề như lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay, điều kiện vay vốn, phí các dịch vụ… chưa có một công cụ phổ biến để tìm kiếm, chủ yếu công cụ hiện nay mà khách hàng thường hay thực hiện khi muốn biết thông tin về ngân hàng là đến hỏi trực tiếp ngân hàng hoặc hỏi qua điện thoại điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động của của cán bộ ngân hàng, làm mất thời gian và chi phí của khách hàng. 2.2.6.Chính sách phân đoạn thị trường Các doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, có những nhu cầu khác nhau về các khoản vay vì thế để phục vụ tốt hơn cho khách hàng ngân hàng cần phân đoạn các DNVVN. Ở Hà Tĩnh hiện nay các doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau: + Nông, lâm, ngư nghiệp: 7.5% + Công nghiệp và xây dựng: 52% + Thương mại và dịch vụ: 37% + Các ngành khác: 3.5% Các ngành khác nhau đòi hỏi những yêu cầu khác nhau: ngành nông, lâm, ngư nghiệp đòi hỏi vay theo hình thức mùa vụ việc giải ngân phải kịp thời để người kinh doanh trên lĩnh vực này đảm bảo các yêu cầu của mùa vụ theo từng giai đoạn khác nhau, ngành công nghiệp và xây dựng có nhu cầu về vốn lớn hơn, chủ yếu là vốn trung và dài hạn nên được ưu tiên về mức lãi suất và thực hiện cho vay từng lần trên những đòi hỏi thực tế của hoạt động doang nghiệp, những doanh nghiệp hoạt động trongvlĩnh vực thương mại và dịch vụ có nhu cầu về các khoản vay ngắn hạn lớn nên áp dụng phương thức cho vay luân chuyển… Việc phân đoạn khách hàng theo thâm niên quan hệ tín dụng, có mức độ tín nhiệm cao, có uy tín với những khách hàng mới, những khách hàng không thực hiện đúng các cam kết đã ký trong hợp đồng để có chính sách ưu đãi phù hợp. Việc phân đoạn khách hàng theo tiêu chí này đã được NHNo&PTNT Hà Tĩnh thực hiện thông qua việc chấm điểm và xếp loại doanh nghiệp tuy nhiên việc chấm điểm, này còn mang nặng tính trực quan, chưa tính đến tương lai, xu hướng phát triển cũng như vòng đời của sản phẩm doanh nghiệp vì thế hoạt động này chưa thật sự mang lại kết quả như mong muốn. Để việc phân đoạn thị trường khách hàng một cách chính xác, phát huy được các ưu đãi của ngân hàng trong từng đối tượng khách hàng thì việc phân đoạn cần phải được thực hiện một các chính xác, cán bộ thực hiện công việc này cần phải có sự am hiểu sâu sắc về kiến thức marketing, kiến thức thị trường, và đòi hỏi có thời gian thực hiện. 2.3 Đánh giá khái quát chính sách tín dụng 2.3.1 Các mặt làm được. Nhìn chung NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã triển khai một cách đầy đủ chính sách của NHNo&PTNT Việt Nam vào trong thực tế của địa phương, và đã đạt được một số kết quả đáng kể. Phương thức cho vay: Đa dạng hoá phương thức cho vay là một trong những yêu cầu bức thiết trong hoạt động của các ngân hàng. Hiện nay NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã triển khai hầu hết 10 phương thức cho vay theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam nhằm đảm bảo phù hợp với đặc điểm, yêu cầu về giải ngân cho các khoản vay nhằm nâng cao hơn nữa công tác dịch vụ của ngân hàng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng nói chung và các DNVVN nói riêng. Hiện nay đối với cho vay DNVVN mặc dù phương thức cho vay chủ yếu vẫn áp dụng là phương thức ho vay từng lần tuy nhiên cá phưong thức cho vay khác cũng đã được đưa và áp dụng, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng. Lái suất áp dụng. Hiện nay lãi suất áp dụng cho các khoản vay ngắn hạn theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam là 1.03%/tháng ngoài trừ các khoản vay cầm cố sổ tiết kiệm, các giấy tờ có giá khác theo quy định của ngân hàng cho vay, lãi suất của các khoản vay trung và dài hạn là 1.15%/tháng. NHNo&PTNT Hà Tĩnh áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn từ mức 1.03 – 1.15% tuỳ theo địa bàn của các chi nhánh cấp II khác nhau, mức 1.15 -1.25% đối với các khoản vay dài hạn. Mức chi phí để huy động của ngân hàng là 0.62% - 0.67% trong các khoản huy động ngắn hạn và từ 0.69 - .73% cho các khoản huy động dài hạn. Việc chênh lãi suất của ngân hàng 0.4 -0.5 đây là một mức chênh lệch lãi suất tương đối cao đối với hoạt động của ngân hàng, ngân hàng có thể giảm mức lãi suất cho vay của mình nhằm răng khả năng cạnh tranh nhưng vẫn bảo đảm lợi nhuận cho ngân hàng. Hiệu quả của việc áp dụng các chính sách tín dụng và thực tế hoạt động cho vay của doanh nghiệp. Hiệu quả này được phản ánh thông qua bảng báo cáo kết quả cho vay DNVVN trong các năm 2003, 2004, 2005 như sau: Bảng 4: Bảng báo cáo kết quả cho vay DNVVN (2004 – 2006) (đơn vị: trđ) STT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 I Tổng DSCV 52 761 148 142 366 060 DNNN 32 114 56 825 53 067 DNNQD 19 997 90 000 312 703 HTX 650 1 317 290 1 Ngắn hạn 48 161 122 157 330 776 DNNN 31 114 56 825 53 067 DNNQD 16 997 65 015 277 419 HTX 50 317 290 2 Trung hạn 4 600 25 985 35 284 DNNN 1 000 DNNQD 3 000 24 985 35 284 HTX 600 1 000 II DS TN 29 222 87 672 371 279 1 Ngắn hạn 28974 43836 313834 DNNN 17 704 43 716 104 364 DNNQD 11 270 208 955 HTX 120 515 2 Trung hạn 248 92 870 57445 DNNN 48 84 795 14 946 DNNQD 200 7 445 41 404 HTX 630 1 095 III Dư nợ 189 689 856 029 195 906 1 Ngắn hạn 75 933 154 254 171 196 DNNN 45 276 58 385 7 088 DNNQD 30 507 95 522 163 986 HTX 150 347 122 2 Trung hạn 113 756 701 775 24 710 DNNN 101 519 16 724 1 778 DNNQD 11 512 29 052 22 932 HTX 725 1 095 Nguồn: Số liệu lấy từ Phòng Kinh doanh - Dư nợ, doanh số cho vay, doanh số thu nợ Về dư nợ: Dư nợ đối với DNVVN phản ánh lượng vốn thực tế mà DNVVN còn nợ ngân hàng tại một thời điểm cụ thể, được tính bằng số dư cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng, dư nợ càng lớn thì khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng càng lớn, dư nợ thấp chứng tỏ khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng còn kém, khả năng tiếp thị khách hàng kém, chất lượng tín dụng cũng không cao. Mức dư nợ cho vay DNVVN của NHNo&PTNT Hà Tĩnh tăng lên đáng kể mức tăng tuyết đối năm 2005 so với 2004 là 95 381 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 1,8%, năm 2006 so với năm 2005 là 217 918 triệu đồng tương ứng với mức tăng 1,5% qua đây cho thấy mặc dù lượng dư nợ các doanh nghiệp còn it chưa xứng với tiềm năng của một ngân hàng thương mại dẫn đầu trên địa bàn tuy nhiên qua số liệu cũng cho ta thấy được mức tăng tương đối lớn đối với một thị trường mới nhu thị trường doanh nghiệp. Về thành phần dư nợ ta cũng thấy được dư nợ của doanh nghiệp ngoài quốc có mức tăng lớn nhất chiếm chủ yếu 38% tổng dư nợ doanh nghiệp trong năm 2004, chiếm 61% trong năm 2005 và chiếm 85% trong năm 2006 điều này cho thấy chiến lược kinh doanh đúng của ngân hàng nông nghiệp Hà Tĩnh: Chú trọng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tăng tỉ trọng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Mặc dù mức rủi ro của các khoản cho vay này lớn hơn nhưng hiệu quả đầu tư cao hơn cac doanh nghiệp nhà nước cũng đang từng bước cổ phần, hệ thống các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỉ trong rất lớn, mức độ phát triển lại rất nhanh, làm ăn có hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp nhà nước. Số lượng các doanh nghiệp dư nợ ngân hàng đến ngày 31/12 hàng năm ngày càng tăng năm 2001 là 25, năm 2002 là 43, năm 2003 là 78, năm 2004 là 130, năm 2005 là 164, năm 2006 là 186 doanh nghiệp. Về doanh số cho vay: Doanh số cho vay là DNVVN phản ánh lượng vốn mà ngân hàng đã giải ngân cho DNVVN theo hợp đồng tín dụng, được tính bằng cách cộng dồn các giá trị các khoản vay đối với DNVVN. Doanh số cho vay cho biết quy mô tuyệt đối của hoạt động tín dụng đối với DNVVN. Doanh số cho vay thể hiện xu hướng hoạt động tín dụng đối với DNVVN là mở rộng hay thu hẹp, doanh số cho vay càng lớn thể hiện khả năng mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNVVN càng tốt.Xết về doanh số cho vay DNVVN có mức tăng tương đối lớn, doanh số cho vay năm 2005 so với 2004 là 73 996 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 1,5%, năm 2006 tăng so vói 2005 là 208 619 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 1,7% điều này cho thấy ngân hàng đã thực hiện tốt các biện pháp quảng bá giới thiệu vay doanh nghiệp, số lượng các doanh nghiệp tìm đến với ngân hàng ngay một đông lên, đặc biệt số lượng các doanh nghiệp làm việc có uy tín, làm ăn lâu dài ngày một tăng. Tuy nhiên hiện nay một thực trạng mới khối lượng các doanh nghiệp vay ngắn hạn còn chiếm tỉ trọng lớn hơn nhiều so với vay trung và dài hạn vì thế cho thấy rằng các doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng chủ yếu mang tính chất tạm thời chủ yếu vay cho các hoạt động ngắn hạn, điều này cho thấy nguồn vôn ngân hàng chưa được các doanh nghiệp sử dụng đúng vai trò của nó. Để phát huy vai trò và nguồn vốn tài trợ chủ yếu cho các doanh nghiệp trong việc mua săm máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất bởi đây là nguồn vốn lớn. Doanh số thu nợ: phản ánh lượng vốn thực tế mà DNVVN đã hoàn trả cho ngân hàng, được tính bằng cách cộng dồn các khoản thu nợ trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả của hoạt động tín dụng của ngân hàng, doanh số thu nợ càng lớn chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng càng tốt. Doanh số thu nợ năm 2004 là 29 222 triệu, năm 2005 là 87 672 triệu, năm 1006 là 371 297 triệu điều này cho thấy mức tăng doanh số thu nợ là rất nhanh, uy nhiên doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn chiếm tới 84,5% điều này cho thấy tỉ trọng các khoản nợ ngắn hạn được khách hàng thanh toán đầy đủ còn nợ trung hạn có thể chưa đến kỳ hạn trả hoặc được gia hạn nên doanh số trả nợ còn thấp. Hiện nay tín dụng cho doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp thu được các kết quả như sau: Tín dụng doanh nghiệp nhà nước. Đến cuối năm 2006 Hà tĩnh có 35 doanh nghiệp nhà nước, không có doanh nghiệp nhà nước trung ương, có 5 doanh nghiệp nhà nước có dư nợ số tiền là 4,9 tỷ đồng phần lớn là các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả. Vì vậy từ năm 2006 NHNo&PTNT Hà Tĩnh không chú trọng đầu tư vào laọi hình này. Tín dụng doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Số doanh nghiệp ngoài quốc doanh đến hết năm 2006 tại Hà Tĩnh có quan hệ tín dụng với ngân hàng là 860 doanh nghiệp. Hiện tại có 197 doanh nghiệp dư nợ với số dư là 197 tỷ đồng tăng 20 tỷ so với năm 2005. Đây là loại hình đầu tư có hiệu quả, kết quả thu được trong năm 2006 do NHNo&PTNT Hà Tĩnh với chiến lược tăng cường mở rộng đối cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tín dụng doanh nghiệp 100% vốn đầu t ư nước ngoài. Do Hà Tĩnh là một vùng thuần nông, kinh tế công nghiệp phát triển chậm, điều kiện kinh doanh còn yếu, chưa thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài mặt khác hiệu quả đầu tư ở đây cũng thấp hơn so với các vùng khác nên hiện tại trên địa bàn Hà Tĩnh chỉ có 5 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hà tĩn chỉ cho vay đối với công ty ATI. Đến 31/12/2006 dư nợ của công ty này tại ngân hàng là 13,2 tỷ đồng, giảm 3,3 tỷ so với năm 2005. Ngân hàng đang tìm mọi biện pháp để và không cho vay thêm. Tín dụng đối với hợp tác xã doanh nghiệp. Hiện tại ở Hà Tĩnh có trên 50 hợp tác xã song cơ bản làm ăn kém hiệu quả, năng lực tài chính yếu kém, địa điểm sản xuất và trụ sở của hợp tác hầu như còn mượn tạm các của các tổ chức xã hội, các hợp tác xã này chưa tiến hành hoạch toán, kế toán theo chế độ quy định do vậy NHNo&PTNT Hà Tĩnh hạn chế cho vay đối tượng khách hàng này. Đến cuối năm 2006 có 6 hợp tác xã có quan hệ tín dụng với NHNo&PTNT Hà Tĩnh dư nợ cho vay hợp tác xã 325 triệu đồng tăng 203 triệu đồng so với năm 2005 - Hệ số sử dụng vốn vay Đây là một chỉ tiêu phản ánh kết quả sử dụng vốn của NHNo&PTNT Hà Tĩnh đối với DNVVN trên địa bàn. Công thức này được tính như sau: Tổng dư nợ đối với DNVVN Hệ số sử dụng vốn vay = --------------------------------------- (1) Tổng nguồn vốn huy động Hệ số sử dụng vốn vay DNVVN của NHNo&PTNT Hà Tĩnh năm 2006 là 0,1 đây la một tỉ lệ có thể nói là thấp nhưng đối với một ngân hàng thị trường truyền thống là nông thôn mới chuyển hướng cho vay doanh nghiệp thì đay là một tỉ lệ có thể chấp nhận. Tuy nhiên vói tỉ lệ này NHNo&PTNT Hà Tĩnh còn có thể mở rộng quy mô cho vay doanh nghiệp cao hơn nữa vì khả năng đáp ứng ngân hàng đối với nhu cầu vốn của DNVVN, Với hệ số này cũng phản ánh khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường này vẫn còn kém ngân hàng cần có các biện pháp khả thi để thu hút ngày càng nhiều khách hàng là doanh nghiệp, Chỉ tiều này cũng phù hợp với thực trạng hiện nay của ngân hàng là chỉ nới có quan hệ với 15% trong tổng số doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn. Để giải quyết vấn đề này ngân hàng cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm khách hàng, cần chủ động lôi kéo khách, tự tìm đến khách hàng, chứ không chờ khách hàng tìm đến mình. Tuy nhiên dù thực hiện biện pháp gi thì ngân hàng cũng cần quan tâm đến chất lượng tín dụng chứ không chạy theo số lượng mà dễ dãi trong quá trình cho vay. - Hệ số quay vòng vốn Hệ số quay vòng vốn là chỉ tiêu đánh giá tần suất sử dụng vốn của ngân hàng, cho biết số vòng chu chuyển tín dụng trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm) Công thức để tính hệ số vòng quay của vốn là: Doanh số thu nợ Hệ số vòng quay của vốn = ------------------------------- (2) Dư nợ bình quân Hệ số quay vòng vốn đối với cho vay DNVVN là năm 2004 là 0,154, năm 2005 là 0,436, năm 2006 là 1,895, kết quả này là do trong năm 2004, 2005 ngân hàng giải ngân cho các dự án vốn uỷ thác của trung ương làm cho dư nợ lớn hơn, mắt khác tốc độ tăng dư nợ vay ngắn hạn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng làm cho chỉ tiêu này của 2 năm 2004, 2005 giảm xuống. Sang năm 2006 các khoản nợ ngắn hạn đã tiến hành vay những năm truớc đến hạn thu làm cho chỉ tiêu thu nợ năm 2006 tăng lên , hệ số vòng quay của vốn cũng tăng lên một cách nhanh chóng. Hệ số vòng quay của vốn càng lớn chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng được luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều quá trính sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hoá của doanh nghiệp. Với số vốn nhất định nhưng tốc độ quay tín dụng nhanh thì đáp ứng được nhiều nhu cầu vốn của doanh nghiệp hơn. Vòng quay của vốn tăng nhanh phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng ngày càng được nâng cao. Với tố độ tăng này cho thấy NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã thực hiện tốt các biện pháp của mình để các doanh nghiệp tin tưởng, tìm đến với ngân hàng. Dư nợ các khoản tín dụng ngắn hạn tăng nhanh chứng minh rằng mới quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp ngày càng khăng khít, các doanh nghiệp đã sử dụng nhiều hơn các dịch vụ của ngân hàng. - Chỉ tiêu nợ quá hạn Chỉ tiêu nợ quá hạn của năm 2005 là 8 537 triệu đồng, năm 2006 là 5 755 triệu đồng điều này cho thấy lượng nợ quá hạn của ngân hàng đang được giảm xuống cho thấy các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng đã phát huy hiệu quả. Mắt khác năm 2005 mức nợ quá hạn cao là do phần lớn các khản vay của các doanh nghiệp khi đến hạn nợ hoặc vì lý do này, hoặc vì lý do khác không thể đến thanh toán được nên chuyển nợ quá hạn, vì thế sang năm 2006 nợ quá hạn đã giảm đi nhanh chóng. - Tỷ lệ nợ xấu. Sang năm 2006 nợ xấu của NHNo&PTNT Hà Tĩnh là 4,5 tỷ đồng trong đó: + Nợ nhóm III là 1,1 tỷ đồng chiếm tỉ trọng 0,05% tổng dư nợ và chiếm 24% tổng nợ xấu, đây là tỉ lệ nợ quá hạn dưới 180 ngày, có khả năng thu hồi lại vốn + Nợ nhóm IV là 1,5 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 0,067% tổng dư nợ và chiếm 33% tổng nợ xâu đầy là nhóm nợ quá hạn dưới 360 ngày và có khả năng thu hồi vốn + Nợ nhóm V là 1,9 tỉ đồng chiếm tỉ trọng 0,097% tổng dư nộ và chiếm tỉ trọng 43% tổng nợ xấu đây là nhóm nợ khó có khả năng thu hồi vốn, thông thường ngân hàng phải dùng quỹ trích lập dự phòng để chi trả nhăm bảo đảm nguồn vốn kinh doanh cho ngân hàng - Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng. Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trong hoạt đọng tín dụng ngân hàng cần phải đảm bảo lãi suất dương có như thế ngân hàng mới bù đắp được các chi phí huy động vốn, chi phí nghiệp vụ ngân hàng. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng là thu nhập chủ yếu của hoạt động ngân hàng, lợi nhuận này càng cao chứng tỏ các khoản vay không chỉ thu hồi được gốc mà còn thu được cả lãi, không phát sinh nợ quá hạn và nợ khó đòi. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng năm 2005 là 73 856 triệu đồng với tỉ lện thu lãi từ hoạt động tín dụng là 38 điều này có nghĩa là cứ 100 đồng vốn bỏ ra cho hoạt động tín dụng thi lợi nhuận thu được hàng năm là 38 đồng, năm 2006 là 123 966 triệu đồng với tỉ lệ lãi thu được từ hoạt động tín dụng là 43 điều này cho thấy cứ 100 đồng vốn sinh ra thì thu lãi được 43 đồng, điều này cho thấy hiệu quả hoạt động tín dụng tăng lên, đảm bảo chi trả cho các hoạt động của ngân hàng khi mà giá trị đồng tiền ngày một giảm xuống, các khoản phí cho các hoạt động ngày một tăng lên, lập các quỹ, nộp ngân sách. 2.3.2Những mặt còn hạn chế Bên cạnh những thành tựu đã đạt được chính sách tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Tĩnh cũng còn chứa nhiều vấn đề còn bất cập. Hầu hết các chính sách tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam đã được triển khai tuy nhiên hiệu quả còn thấp, chưa thực sự linh hoạt Hiện nay việc áp dụng lãi suất của NHNo&PTNT Hà Tĩnh còn quá cứng nhắc, lãi suất được đặt ra từ khi ký hợp đồng và giũ nguyên cho đến khi hết hợp đồng trách nhiệm cho cả tiền gửi và tiến cho vay, đây là hình thức lãi suất cố định không thu hút được khách hàng, ngân hàng nên từng bước cải tiến định mức lãi suất luý tiến đối với tiến gửi và mức lãi suất. Chính sách lãi suất còn quá cứng nhắc chưa phải là công cụ cạnh tranh của ngân hàng. Các chính sách Marketing, chính sách phân đoạn thị trường còn chưa được thực hiện đúng với chỉ mang tính hình thức nên chưa phát hiệu quả. Hạn chế của việc triển khai chính sách tín dụng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng: Cho đến nay việc cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn chế cả về quy mô lẫn số lượng. Số lượng doanh nghiệp vay vốn kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp còn ít chỉ chiếm 15% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, dư nợ bình quan của mỗi doanh nghiệp là 1,43 tỷ đồng còn quá ít so với quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp có dư nợ trên 5 tỷ đồng còn rất ít. Một thực trạng hiện nay là có một số doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng nhưng do lãi suất cho vay của NHNo&PTNT Hà Tĩnh cao hơn các ngân hàng khác trên địa bàn nên đã trả nợ cho ngân hàng và đi cay các ngân hàng khác trên địa bàn ( ngân hàng Công thương cho vay với lãi suất 0,85%/ tháng, ngân hàng Ngoại thương là 0,92%/ tháng) , đây là một tổn thất rất lớn của ngân hàng cần có sự điều chỉnh lãi suất từ phía NHNo&PTNT Việt Nam. Cán bộ ngân hàng vẫn chưa chủ động trong tìm kiếm khách hàng, chưa thực sự nghĩ đến lợi ích của khách hàng, nhiều khi còn đòi hỏi các thủ thục không thực sự cần thiết, còn kéo dài thời gian thẩm định đôi khi làm ảnh hưởng đến công việc của khách hàng, đôi lúc, đôi nơi các bộ tín dụng còn làm việc chưa khách quan, thiếu minh bạch gây mất lòng tin của khách hàng. Nhiều dự án đòi hỏi yếu tố mạo hiểm lớn như là cho vay không có bảo đảm, bảo đảm một phần, nguồn vốn tự có thấp… nhưng mang tính khả thi cao vẫn chưa được tiến hành cho vay, đây là một thực trạng chung hạu quả của việc cán bộ tín dụng buộc phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về khoản vay do mình thẩm định. Điều này cũng chứng tỏ cán bộ ngân hàng còn mạng nặng tư tưởng củ chưa giám nghĩ, giám làm, giám chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Trình độ cán bộ tín dụng đã được nâng lên đáng kể nhưng vẫn còn nhièu bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ đòi hỏi, đặc biệt là trình độ vi tính, thẩm định dự án, hiểu về chuyên môn các ngành để tư vấn cho khách hàng. Bên cạnh đó các bộ ngân hàng vẫn chưa có ý thức tự học hỏi, nâng cao trình độ của bản thân. Hiện nay khi mà nhu cầu vốn của các doanh nghiệp là rất lớn, những dự án vay với nguồn vốn lớn ngày càng nhiều trong khi đó quyền phán quyết của các ngân hàng cấp II, cấp III còn thấp, các dự án vượt quyền phán quyết của những ngân hàng này buộc phải trình lên cấp trên, buộc tiến hành thẩm định lại kéo dài thời gian, tăng thu tục gây ảnh hưởng đến hoạt đông của doanh nghiệp. 2.3.3 Nguyên nhân Nguyên nhân của những hạn chế nói trên có thể là: Việc xây dựng cơ chế chính sách có một vai trò to lớn, có quyết định trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, việc xây dựng này đòi hỏi một thời gian dài, cần phải có thời gian kiểm nghiệm vì thế không thể một lúc mà có thể hoàn thiện được, nó đòi hỏi cần phải có sự chính sửa những sai sót trong quá trình hoạt động. :NHNo&PTNT Hà Tĩnh chỉ là một đại lý của ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam hoạt đông theo cơ chế kế hoạch của NHNo&PTNT Việt Nam vì thế NHNo&PTNT Hà Tĩnh còn bị lãng phí về mặt tiềm lực đặc biệt là tiềm lực về tiềm lực con người. Hiện nay NHNo&PTNT Hà Tĩnh đang từng bước chuẩn bị cổ phần hoá theo lộ trình, chuẩn bị để đến năm 2009 hoàn thành việc cổ phần tiến đến tự kinh doanh tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh của mình khi đó một số ràng buộc sẽ đỡ phần khắt khe hơn ngân hàng sẽ hoạt động theo phương thức linh hoạt hơn. - Là một ngân hàng với tư duy truyền thống là cho vay nông nghiệp và phát triển nông thôn, thị trường này đang là một thị trường có nhiều tiềm năng để khai thác, việc mở rộng cho vay doanh nghiệp là một chiến lược mới, chỉ được triển khai trong một số năm gần đây, kinh nghiệm làm việc còn ít, sự hiểu biết của cán bộ tín dụng về các lĩnh vực cũng chưa nhiều làm cho tỉ trọng doanh nghiệp qun hệ tín dụng với ngân hàng còn hạn chế. Đa số các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn thiếu dự án khả thi, thiếu mô hình sản xuất tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả. Điều kiện cho vay các doanh nghiệp còn thiếu như: Chủ doanh nghiệp thiếu trình độ quả lý; kế hoạch sử dụng vốn chưa rõ ràng; vốn tự có thấp; chưa chấp hành nghiêm túc chế độ hoạch toán thống kê, các báo cáo tài chính phản áng không chính xác hoạt động của đơn vị gây khó khăn cho việc thẩm định cho vay, nhất là các doanh nghiệp tư ngân Hà Tĩnh là một tĩnh kinh tế còn nghèo mặc dù có cạnh tranh nhưng mà mức độ chưa khốc liệt, chưa thực sự cần thiết phải thực hiện một cách triệt để các biện pháp, vấn đề thực hiện chính sách tín dụng của doanh nghiệp vì thế ngân hàng chưa thực sự có động lực trong việc xây dụng cho riêng mình một chính sách tín dụng phù hợp mà ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0191.doc
Tài liệu liên quan