Hoàn thiện chính sách trợ cấp xã hội trong hệ thống an sinh xã hội Việt Nam giai đoạn 2006-2010

Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong mọi giai đoạn lịch sử hay chế độ chính trị xã hội luôn luôn có một bộ phận dân cư do gặp phải các nguyên nhân khác nhau rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như mất khả năng lao động, không có thu nhập và không tự lo được cuộc sống của bản thân cần tới trợ giúp của nhà nước và xã hội. Nước ta do điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, chiến tranh kéo dài, tác động của môi trường văn hoá, xã hội và chăm sóc sức khoẻ không giống nhau đã hình thành nên m

doc102 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện chính sách trợ cấp xã hội trong hệ thống an sinh xã hội Việt Nam giai đoạn 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột bộ phận dân cư có hoàn cảnh khó khăn cần trợ giúp của nhà nước. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, (LĐTBXH) năm 2005 cả nước có khoảng 5,3 triệu người tàn tật (trong đó có khoảng 1 triệu là người tàn tật nặng không có khả năng lao động); khoảng 200 ngàn người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa và khoảng 2,5 triệu trẻ em đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Trong đó có trên 650 ngàn người cần trợ cấp xã hội (TCXH) của nhà nước. Chính sách trợ giúp xã hội ở nước ta hình thành ngay sau cách mạng tháng 8 năm 1945 với mục đích trợ giúp về đời sống cho bộ phận nhân dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (thiếu đói do chiến tranh, thiên tai hoặc bị thiệt thòi do các nguyên nhân khác nhau). Sau 60 năm phát triển chính sách trợ giúp xã hội đã trở thành nội dung quan trọng trong hệ thống chính sách của nhà nước. Đặc biệt là chính sách trợ cấp xã hội cho người cao tuổi (NCT), người tàn tật (NTT) và trẻ em mồ côi (TEMC). Hệ thống chính sách này được hoàn thiện và phát triển theo hướng: (1) thể chế hoá chính sách (Pháp lệnh người cao tuổi, pháp lệnh người tàn tật và các văn bản hướng dẫn dưới luật); (2) mở rộng đối tượng thuộc diện được trợ cấp; (3) Đổi mới cơ chế tổ chức thực. So với đòi hỏi thực tế thì chính sách trợ cấp xã hội còn hạn chế nhất định. Chế độ trợ cấp thấp, cơ chế tài chính chưa rõ ràng, thiếu bộ máy tổ chức thực hiện đồng bộ ở các cấp... Những hạn chế này đã dẫn đến tỷ lệ đối tượng thụ hưởng chính sách thấp, đời sống vật chất và tinh thần của đối tượng được trợ cấp xã hội vẫn khó khăn . Trong những năm tới cần cần phải nghiên cứu hoàn thiện chính sách TCXH phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo nâng cao chất lượng trợ cấp và số lượng đối tượng thụ hưởng. Đặc biệt việc hoàn thiện chính sách TCXH phải đặt trong bối cảnh xây dựng hệ thống ASXH hiện đại, đáp ứng đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế. Đây là một vấn đề phức tạp, khó khăn và được nhà nước rất quan tâm dưới những góc độ khác nhau. Đề tài "Hoàn thiện chính sách TCXH trong hệ thống ASXH Việt Nam giai đoạn 2006- 2010" hy vọng góp một phần nhỏ vào công việc to lớn nói trên. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu và hệ thống hoá các vấn đề lý luận về TCXH, hệ thống ASXH trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển và ổn định xã hội. Phân tích thực trạng chính sách TCXH ở nước ta giai đoạn vừa qua, từ đó rút ra những vấn đề cần phải hoàn thiện để nâng cao chất lượng chính sách và mở rộng đối tượng thụ hưởng nhằm xây dựng hệ thống ASXH hiện đại, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. Đề xuất các kiến nghị và giải pháp với nhà nước trong việc hoàn thiện chính sách, giải pháp và hệ thống tổ chức thực hiện chính sách TCXH giai đoạn 2006 - 2010 trong hệ thống ASXH hiện đại ở nước ta. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Luận văn tập chung nghiên cứu vấn đề lý luận, thực tiễn việc xác định cơ sở khoa học, hình thành chính sách TCXH ở Việt Nam giai đoạn 2006- 2010. - Phân tích thực trạng hình thành và tổ chức thực hiện chính sách TCXH ở nước ta giai đoạn vừa qua và một số bài học kinh nghiệm nước ngoài có liên quan. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp triết học Mác-Lê Nin, kết hợp với các quan điểm của Đảng, các thành tựu của khoa học chính sách, các phương pháp truyền thống của khoa học xã hội, các mô hình thực tiễn để nghiên cứu và giải quyết vấn đề đặt ra của đề tài. 5. Đóng góp của đề tài - Nghiên cứu hệ thống các vấn đề lý luận của việc lựa chọn căn cứ khoa học cho các chính sách TCXH và hệ thống ASXH. - Phân tích thực trạng thực hiện chính sách TCXH ở nước ta giai đoạn vừa qua và một số kinh nghiệm của một số nước ngoài. - Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện việc ban hành và thực hiện các chính sách TCXH giai đoạn tới. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần Mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo đề tài được chia thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận của việc hình thành chính sách TCXH và hệ thống ASXH Chương 2. Thực trạng việc thực hiện chính sách TCXH giai đoạn vừa qua Chương 3. Giải pháp hoàn thiện chính sách TCXH trong hệ thống ASXH giai đoạn 2006- 2010 Chương I. Cơ sở lý luận của việc hình thành chính sách TCXH và hệ thống ASXH _______________ 1.1. Chính sách của nhà nước 1.1.1. Quan niệm chính sách Chính sách của nhà nước là tổng thể các quan điểm, chuẩn mực, biện pháp, thủ thuật mà nhà nước sử dụng để tác động lên xã hội nhằm đạt được các mục tiêu quản lý xã hội cụ thể nào đó một cách tốt nhất sau một thời gian. Chính sách của nhà nước là sự cụ thể hoá các ý đồ quản lý của nhà nước, nó phải tuân thủ theo. Chính sách là một trong những công cụ, phương tiện quản lý của nhà nước để tác động lên xã hội nhằm đạt được các mục tiêu quản lý đề ra. Chính sách được cụ thể hoá trong hệ thống văn bản luật pháp, các chương trình phát triển kinh tế xã hội, các dự án và các giải pháp, biện pháp can thiệp trực tiếp vào các nhóm đối tượng tác động cụ thể. 1.1.2. Nguyên tắc xây dựng chính sách Việc xây dựng, thực hiện các chính sách của nhà nước cần tuân thủ các nguyên tắc sau: Đảm bảo tính khách quan, tránh tuỳ tiện duy ý chí Đảm bảo tính chính trị, phải thể hiện được quan điểm ý đồ của Đảng và nhà nước Phải có tính hệ thống, bảo đảm cho các chính sách kết hợp thành một hệ thống hoàn chỉnh, chặt chẽ Phải có tính thực tiễn, bảo đảm cho các chính sách đưa ra phải được cuộc sống chấp nhận và trở thành hiện thực Phải đạt hiệu quả, đòi hỏi chính sách đưa ra phải đem lại hiệu lực và kết quả cao nhất trong khả năng cho phép. 1.1.3. Đánh giá hiệu quả chính sách Chính sách của nhà nước khi ban hành và tổ chức thực hiện cần phải được phân tích và đánh giá hiệu quả. Việc đánh giá chính sách bao gồm các nội dung sau: - Đánh giá về mục tiêu của chính sách. - Đánh giá phạm vi bao phủ, đối tượng hưởng lợi của chính sách. - Đánh giá về sự tác động của chính sách đối với nhóm hưởng lợi và đối với nền kinh tế, văn hoá xã hội (tác động trực tiếp và tác động gián tiếp). - Đánh giá về thể chế tài chính và tính bền vững của chính sách. - Đánh giá về hệ thống tổ chức thực hiện. - Đánh giá về hệ thống theo dõi giám sát thực hiện cuả chính sách. Từ kết quả đánh giá rút ra những kết luận về hiệu quả, tác động tích cực và tiêu cực cảu chính sách, những hạn chế cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. 1.2. Hệ thống ASXH Việt Nam 1.2.1. Quan niệm hệ thống ASXH Việc định nghĩa ASXH phụ thuộc vào cánh tiếp cận của mỗi tổ chức, học giả nghiên cứu hoặc quốc gia. Trên thế giới có nhiều tổ chức, hoạc giả đã đưa ra định nghĩa ASXH. Khái quát cụ thể một số khái niệm như sau Trích dẫn các khái niệm và tác giả từ Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài " Phát triển hệ thống an sinh xã hội phù hợp với bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", Viện Khoa học xã hội Việt Nam (Dự án đánh giá 20 năm đổi mới), năm 2005- 2006. : Trong cuốn ASXH từ bác ái đến công bằng, năm 1971, J.M. Romanyshyn cho rằng: ASXH là sự can thiệp vào xã hội với mối quan tâm trực tiếp và cơ bản là sự phát huy vai trò xã hội cho cá nhân và cho toàn xã hội... Nói cách khác ASXH là các biện pháp, quá trình liên quan đến việc giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội tác động đến con người, sự phát triển tài nguyên nhân lực và cải tiến chất lượng cuộc sống. B.R. Compton, năm 1980 trong cuốn Nhập môn ASXH và công tác xã hội quan niệm: ASXH là một thiết chế bao gồm các chính sách và luật pháp được thực thi bởi các tổ chức tự nguyện hay tổ chức nhà nước nhằm cung ứng cho các cá nhân, gia đình, nhóm xã hội các dịch vụ xã hội, tiền và quyền lợi khác (y tế, giáo dục, nhà ở...), do họ không nhận được từ thị trường nhằm mục đích ngăn ngừa, giảm nhẹ hay đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề xã hội, cải thiện trực tiếp cuộc sống cá nhân, nhóm, cộng đồng. Karger và Soesz, trong nghiên cứu năm 1990 đưa ra khái niệm: ASXH là những quy định về trợ giúp cho những người cần tới sự trợ giúp để đáp ứng nhu cầu cơ bản trong cuộc sống như: Việc làm, thu nhập, lương thực, thực phẩm, y tế và mối quan hệ xã hội. Dinikito, năm 1991 định nghĩa ASXH là bất cứ điều gì nhà nước quyết định làm, hoặc không làm có liên quan đến vấn đề xã hội, mà tác động đến chất lượng cuộc sống của công dân nước đó. T.S Darkwa, trường tổng hợp Illinois, Chicago, năm 1993 cho rằng: ASXH là những khoản trợ cấp và các dịch vụ giúp cho con người đáp ứng nhu cầu cơ bản " hay "là sự chuyển dịch các phúc lợi bên ngoài thị trường. Năm 1993, Dolgilf Feldstein quan niệm: ASXH là chức năng phi lợi nhuận của xã hội, nhà nước và giới tình nguyện nhằm mục đích xoá bỏ sự đói rách, những tình cảnh bần cùng hoá của xã hội. Karger & Soesz, Năm 1994, đưa ra quan niệm “ASXH là một bộ phận cấu thành của chính sách xã hội được coi là chính thức và là sự quy định phù hợp với những vấn đề của con người". Ngân hàng phát triển Châu á (ADB), năm 2004, trong báo cáo xây dựng chỉ số ASXH cho giảm nghèo đã định nghĩa: ASXH là tập hợp các chính sách và chương trình được thiết kế để giảm nghèo đói và tính chất dễ bị tổn thương bằng cách nâng cao hiệu quả của thị trường lao động, giảm bớt khả năng mắc phải rủi ro của con người và nâng cao khả năng của họ để tự bảo vệ mình trước những mối nguy hiểm và gián đoạn/mất thu nhập Ngân hàng phát triển Châu á, Báo cáo xây dựng chỉ số ASXH cho giảm nghèo, năm 2004 . Khái niệm này của Ngân hàng phát triển châu á (ADB) tiếp cận theo hướng xây dựng các giải pháp, biện pháp, chính sách nhằm can thiệp, tác động và điểu chỉnh nền kinh tế hướng cho giảm nghèo của các quốc gia. ở nước ta, thuật ngữ "An sinh xã hội" được dịch từ định nghĩa "Social Protection" (Bảo trợ xã hội) cụ thể: ASXH là sự bảo vệ của xã hội đối với công dân thông qua các biện pháp công cộng nhằm giúp họ khắc phục những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập từ những nguyên nhân khác nhau (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, tàn tật, già cô đơn, TEMC…), đồng thời đảm bảo chăm sóc y tế và các khoản trợ cấp thiết yếu” Từ điển Bách khoa Việt Nam toàn tập, năm 1995 . Có sự khác nhau về phương pháp tiếp cận định nghĩa ASXH giữa các tổ chức quốc tế và các quốc gia. Nhận xét chung cho thấy các khái niệm đều nặng về giải thích ngữ nghĩa của từ và còn trừu tượng. Điều đặc biệt là phạm vi định nghĩa rộng, gồm nhiều lĩnh vực xã hội (Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), trợ giúp xã hội (TGXH), CTXH cộng đồng, trợ giúp mất việc làm, thất nghiệp, tín dụng vi mô nhỏ, quyền trẻ em và phụ nữ v.v..). Tổng hợp các quan niêm trên và từ thực tiễn của nước ta có thể đưa ra định nghĩa về hệ thống an sinh xã hội như sau: An sinh xã hội, hay hệ thống an sinh xã hội là tập hợp các giải pháp, biện pháp về mặt xã hội được nhà nước thiết kế song song với hệ thống chính sách kinh tế để bảo vệ cho dân cư có khả năng ngăn chặn, phòng ngừa và khắc phục được các khó khăn trong cuộc sống do các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Như vậy, hệ thống ASXH có đặc điểm sau: - ASXH là những chính sách, hệ thống luật pháp của nhà nước, một mặt trực tiếp thực hiện các chức năng trợ giúp và quản lý xã hội trên phạm vi quốc gia, mặt khác tạo môi trường pháp lý để mọi cá nhân, tổ chức hoạt động, bảo đảm sự an sinh của mọi người dân. - ASXH là những hoạt động hàng ngày của cá nhân, gia đình, cộng đồng, các tổ chức xã hội, tổ chức từ thiện, các tổ chức kinh tế, của nhà nước nhằm phát triển kinh tế, phòng ngừa rủi ro, tổ chức các dịch vụ y tế, giáo dục. 1.2.2. Cấu trúc hệ thống ASXH Có nhiều cách tiếp cận phân tích khác nhau để đánh giá về hệ thống ASXH. Tuỳ vào mục đích, phương pháp nghiên, yêu cầu, nội dung xác định phân tích hệ thống phù hợp. Việc phân tích các hợp phần của hệ thống ASXH chỉ có tính tương đối, mỗi hợp phần mang những đặc tính chung và riêng. 1.2.2.1. Chia theo chức năng của hệ thống - Các chương trình, chính sách phòng ngừa rủi ro: Vai trò của tầng chính sách này là can thiệp mạnh vào toàn bộ dân cư (độ bao phủ 100% dân số) trong vùng lãnh thổ, quốc gia. Nội dung của hợp phần này là các chính sách, giải pháp giúp cho tất cả mọi người có thể phòng ngừa rủi ro một cách tốt nhất để họ tránh được những rủi ro trong cuộc sống. Hệ thống này của cả quốc gia thường là các chương trình, giải pháp tầm vĩ mô. Cụ thể như các chương trình về hình thành thị trường lao động, phòng ngừa rủi ro tài chính, phòng ngừa thiên tai, chiến tranh, ngăn chặn chiến tanh xung đột vũ trang... Để phòng ngừa rủi ro tốt thì cần thiết lập hệ thống thông tin dự báo về thiên nhiên, thông tin thị trường. - Các chương trình chính sách giảm thiểu rủi ro: Đây là tầng thứ hai của hệ thống ASXH, tầng này quan trọng khi có những rủi ro xẩy ra. Các giải pháp thực hiện của tầng này bao gồm cả các chính sách và giải pháp vĩ mô và vi mô. Đối tượng độ bao phủ của tầng chính sách này hẹp hơn so với phòng ngừa rủi ro. Chủ yếu là nhóm dân cư đã và dang chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của rủi ro, như: Người tàn tật, người già, trẻ em, phụ nữ; dân tộc thiểu số, người thất nghiêp, mất việc làm, người thu nhập thấp (không đủ sống)... - Các chương trình, chính sách khắc phục rủi ro: Tầng dưới cùng của hệ thống ASXH là hệ thống lưới an toàn xã hội (hoặc lưới ASXH). Hệ thống lưới an toàn xã hội được ví như tấm lưới có vai trò “hứng” và làm cho người dân bật trở lên khỏi những tình trạng đặc biệt khó khăn. Yêu cầu của tầng chính sách này là không phải là cái phao để mọi người dân “bám” mãi vào đó để sống mà chỉ là nơi “hứng” và “bật” người ta trở lại với cuộc sống tích cực hơn. Với mục đích như vậy, hệ thống lưới này không bao gồm các chính sách, chương trình trợ giúp ngắn hạn và trung hạn. Hệ thống này có tác động rất tốt trong những trường hợp gặp phải tình huống biến động của nền kinh tế, xã hội như khủng hoảng kinh tế, thiên tai diện rộng v.v. Tầng này có tác động đối với tất cả các quốc gia, và nhất là các nước đang phát triển, chưa xây dựng được hệ thống phòng ngừa rủi ro. - Hệ thống tổng hợp (thực hiện cả 3 chức năng): Hệ thống tổng hợp chức năng được đánh giá là hữu hiệu nhất và đang là định hướng phát triển cho tất cảc các quốc gia. Hệ thống ASXH được chia thành các bộ phận trong đó có một bộ phận là xương sống của toàn bộ hệ thống ASXH quốc gia. Cơ chế hình thành ngân sách của bộ phận chính phải dựa trên cơ sở là thu của người tham gia và chi cho các nội dung hỗ trợ. Độ bao phủ của bộ phận chính này hướng tới 100% dân số, mức độ thể chế cũng phải là bắt buộc mọi người phải tham gia. Bộ phận chính này cũng đảm bảo thực hiện đủ cả 3 chức năng là phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro. Thiết kế theo hướng như vậy tạo ra sự ổn định lâu dài của hệ thống ASXH quốc gia. Nước ta cũng đang phát triển và hình thành bộ phận chính là hệ thống BHXH. Tuy nhiên, hệ thống BHXH chưa thật sự được phát triển, mức độ bao phủ của hệ thống chính sách mới đảm bảo ảnh hưởng tới khoảng 10% dân số, nguồn quỹ thu chưa ổn định, còn phụ thuộc vào ngân sách của nhà nước. Với phân chia hệ thống ASXH theo chức năng thì TCXH sẽ là một trong những nội dung quan trọng thực hiện đồng thời hai chức năng là chức năng giảm thiểu rủi ro và chức năng khắc phục rủi ro. Chính sách TCXH thực thực hiện đối với những người gặp phải các rủi ro không có sức lao động, không có thu nhập và không có nguồn sống. Nhưng đồng thời giảm thiểu rủi ro đối với những người thân, hộ gia đình khi cần phải chăm sóc người cao tuổi, người tàn tật, trẻ em khó khăn, người nhiễm HIV/AIDS... Do vậy TCXH đồng thời thực hiện cả hai chức năng là giảm thiểu rủi ro và khác phục rủi ro. 1.2.2.2. Chia theo nội dung của từng hợp phần và đối tượng tham gia Cấu trúc này được hình thành trên cơ sở các nhu cầu của các quốc gia và mô hình hệ thống chính sách xã hội và các dịch vụ xã hội. Dựa trên cơ sở phân đoạn các nhóm dân cư tham gia hưởng lợi (khách hàng) của các nhóm chính sách phân chia thành các trụ cột chính sách. Sự phát triển của các trụ cột chính sách phụ thuộc vào thực trạng kinh tế xã hội và đòi hỏi của từng quốc gia. Hệ thống ASXH theo cấu trúc này bao gồm: + Hệ thống bảo hiểm xã hội: trong đó bao gồm các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn (hưu trí) và các chế độ ngắn hạn, + Hệ thống BHYT. + Bảo hiểm thất nghiệp và thị trường lao động. + Trợ giúp xã hội và ưu đãi xã hội. + Hệ thống các chương trình, dự án vi mô. + Quyền trẻ em và phụ nữ. + Khắc phục chiến tranh. Với cách phân chia này thì trợ cấp xã hội là một trong những nội dung chính của trợ giúp xã hội. 1.2.2.3. Chia theo người cung cấp dịch vụ Nếu phân chia hệ thống ASXH theo cấu trúc cung cấp thì ASXH chia thành hai cấu phần đó là: Dịch vụ xã hội do nhà nước cung cấp: Đối với những dịch vụ do nhà nước cung cấp đi theo hướng phi lợi nhuận và không thương mại hoá. Dịch vụ do cộng đồng và các cá nhân cung cấp: Đối với dịch vụ xã hội do thị trường cung cấp (cộng đồng) cần đi theo hướng thương mại. Phát triển theo hai hướng này sẽ giải quyết tốt mối quan hệ giữa vai trò quản lý điều tiết của nhà nước và điều tiết của thị trường. Thương mại hoá một số lĩnh vực dịch vụ xã hội tạo điều kiện để nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm gánh nặng cho nhà nước và thực hiện xã hội hoá các vấn đề. 1.2.2.4. Chia theo thời gian, không gian Theo thời chia hệ thống ASXH thành các chương trình chính sách dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Thì các chương trình dài hạn có vai trò quan trọng, giải quyết cả 3 nội dung là phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào khi xây dựng các chương trình chính sách hướng cả vào dài hạn. Trong ngắn hạn khi chính sách dài hạn chưa phát huy tác dụng, hoặc chưa bao phủ cả hệ thống thì cần thiết phải có những giải pháp trung hạn và ngắn hạn. Bên cạnh đó do các yếu tố tác động rủi ro là bất ngờ, hay những thách thức, vấn đề bức xúc của xã hội cũng chỉ xẩy ra ở những thời kỳ nhất định... Chính vì vậy mà đôi khi các chương trình chính sách trung hạn và ngắn hạn rất quan trọng. Do đặc điểm, đặc thù của mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi khu vực, mỗi địa phương khác nhau. Bên cạnh phạm vi các chương trình chung có phạm vi toàn quốc, còn cần có các chương trình quốc gia (thực hiện trong phạm vi cả nước), chương trình vùng (ở một số địa phương), hay các chương trình riêng cho một, hoặc một số nhóm dân tộc, nhóm tuổi.... Những chương trình/chính sách này mặc dù có khác nhau về không gian, thời gian, đối tượng tác động... nhưng đều hợp thành hệ thống ASXH hoàn chỉnh và hiện đại. 1.2.2.5. Chia theo mức độ thể chế hành chính Phân chia các hợp phần của hệ thống ASXH theo mức độ thể chế về hành chính bao gồm: + Hệ thống các bộ luật. + Hệ thống các quy định dưới luật của Chính phủ. + Hệ thống các quy định của chính quyền các địa phương. + Các dự án - kế hoạch của các tổ chức, doanh nghiệp. + Các hoạt động của các cá nhân, cộng đồng. + Các hoạt động của chính đối tượng hưởng lợi. Trong đó dạng cấu trúc luật là quan trọng nhất, các quốc gia trên thế giới đều hướng tới việc xây dựng một hệ thống luật quy định chi tiết về các chế độ, chính sách của hệ thống ASXH. Nước ta trong những năm tới cũng cần hướng việc xây dựng hệ thống ASXH theo hướng luật hoá tất cả những chính sách, giải pháp, biện pháp. 1.2.2.6. Chia theo hệ thống quản lý Theo cách thức phân chia này, hệ thống ASXH được phân chai thành các hợp phần theo hệ thống tổ chức bộ máy hoàn chỉnh thực hiện. Cụ thể: - Hệ thống các hoàn chỉnh về tổ chức: Các lĩnh vực chính sách giải pháp được được thiết kế song song nội dung chính sách là bộ máy tổ chức và thể chế chức năng tổ chức đầy đủ để thực hiện các chức năng. Ví dụ như hệ thống Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội, hệ thống phòng chống lụt bão... - Hệ thống chính sách, giải pháp có gắn liên với tổ chức bộ máy không đầy đủ để tổ chức thực hiện. Bộ máy kiêm nghiêm, như: các chính sách ưu đãi xã hội; chính sách phòng chống tệ nạn xã hội... - Hệ thống các chính sách và giải pháp ASXH không thiết lập hệ thống tổ chức và bộ máy thực hiện. Đây là hệ thống các chính sách, giải pháp ban mới được ban hành của nhà nước dựa trên cơ sở của hệ thống cơ quan hành chính của nhà nước hoặc các bộ máy tổ chức khác thực hiện giúp. Hình thức này đang phổ biến ở nước ta như các chính sách Bảo trợ xã hội (trợ cấp xã hôi, chăm sóc đối tượng yếu thế, cứu trợ đột xuất thiên tai); các chương trình giảm nghèo, hỗ trợ dân tộc thiểu số, trẻ em, phụ nữ.... Với mỗi loại cấu trúc tổ chức đều có mặt mạnh và những hạn chế nhất định. Việc lựa chọn mô hình tổ chức như thế nào là phải dựa trên cơ sở mục tiêu của chính sach và hệ thống tổ chức hiện tại. 1.2.3. Thực trạng hệ thống ASXH Việt Nam 1.2.3.1. Hệ thống cứu trợ xã hội đột xuất Đây là chính sách đặc biệt, chính sách này hỗ trợ cho nhưng đối trượng do rủi ro bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn, chiến tranh. ở nước ta do đặc thù chiến tranh kéo dài, thiên tai, hoả hoạn thường xuyên đã dẫn đến bộ phận lớn đối tượng cần trợ giúp của hệ thống chính sách này. Đối tượng hưởng lợi chính sách là người, hộ gia định chịu hậu quả của chiến tranh, thiên tai địch hoạ, thiếu đói lượng thực. Bao gồm người chế, bị thương, hộ gia đình có người chết, người bị thương, hộ gia đình thiếu đói, hộ gia 1.đình mất tài sản, phương tiện phục vụ sản xuất.... Theo số liệu tổng hợp từ 2001-2004 thiên tại đã làm cho 1.760 người chết (bình quân 440 người/năm; 1.279 người bị thương (bình quân 320 người/năm); 33.867 nhà bị đổi trôi, cháy (bình quân 8,5 ngàn nhà/năm); trên 117 ngàn nhà hư hỏng nặng (bình quân trên 29 ngàn nhà/năm), tổng thiệt hại dân sinh khoảng 8 ngàn tỷ đồng/4 năm (bình quân 2 ngàn tỷ đồng/năm). Các vùng nông thôn, miền núi, vùng ven biển hàng năm có khoảng 1,2 đến 2 triệu người thiếu đói (thiếu lương thực 3-6 tháng). Bên cạnh đó cả nước còn khoảng 160 ngàn hộ đồng bào dân tộc thiểu số, do phòng tục tập quán, trình độ dân trí thấp, không biệt cách làm ăn, sống ở các vùng sâu vùng xa đang cần có cứu trợ lương thực hàng năm. Biểu đồ 1.1. Số người chết, bị thương do thiên tai 1997-2004 (Nguồn: Báo cáo Bảo trợ xã hội năm 1997 đến 2004, Bộ LĐTBXH) -Nguồn ngân sách nhà nước được bố trí trong nguồn dự phòng ngân sách các cấp (3% tổng chi ngân sách). Trong những trường hợp thiên thiên tai xẩy ra trên diện rộng ngân sách Trung ương hỗ trợ. Cơ chế tài chính này được quy định trong Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn dưới luật. 1.2.3.2. Hệ thống chính sách trợ giúp xã hội Hệ thống hính sách trợ giúp xã hội là hướng vào nhóm đối tượng dân cư khó khăn, chịu thiệt thòi trong cuộc sống như người tàn tật, người già, trẻ em đặc biệt khó khăn, dân nghèo. Mục tiêu chính sách là duy trì và phát triển cuộc sống. Hệ thống chính sách trợ giúp xã hội được hình thành từ lâu, phát triển đa dạng cả về nội dung, đối tượng hưởng lợi. Về hình thức hỗ trợ: Thực hiện thông qua hai hình thức là hỗ trợ trực tiếp đối với nhóm dân cư đặc biệt khó khăn và hỗ trợ gián tiếp thông qua các giải pháp nâng cao năng lực tiếp cận với các dịch vụ sản xuất và dịch vụ xã hội, để từ đó tự vươn lên thoát khỏi khó khăn. Về nội dung hỗ trợ: Thực hiện 3 nội dung hỗ trợ chính là hỗ trợ vật chất, hỗ trợ tạo điều kiện phát triển sản xuất, tăng thu nhập và hỗ trợ tạo cơ hội để tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nước sạch, văn hoá xã hội...). Mỗi nội dung hỗ trợ được thực hiện theo các chính sách khác nhau và các nhóm đối tượng cụ thể khác nhau theo từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể. + Hỗ trợ vật chất chủ yếu thực hiện thông qua hình thức TCXH cho nhóm đối tượng đặc biệt khó khăn. Nội dung này là một trong những trụ cột chính của chính sách (được trình bày chi tiết ở những phần sau). + Hỗ trợ tạo điều kiện cho hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập bao gồm: Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo; chính sách hỗ trợ đất sản xuất; khuyến nông- lâm- ngư; dạy nghề tạo việc làm; phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo và các xã nghèo; thử nghiệm các mô hình đặc thù có hiệu quả; xây dựng quỹ phát triển cộng đồng. + Tạo cơ hội để tiếp cận các dịch vụ xã hội bao gồm: Chính sách hỗ trợ về y tế; hỗ trợ về giáo dục; hỗ trợ về nhà ở và nước sinh hoạt... Đối tượng bao phủ của chính sách: Với mỗi hình thức chính sách có đối tượng riêng và phạm vi riêng. Nhưng trên tổng thể nhóm chính sách này trợ giúp cho các nhóm dân cư là người tàn tật, người già, trẻ em đặc biệt khó khăn, người nghèo, dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Tính chung chiếm khoảng từ 25-30% dân số cả nước. Cơ chế thực hiện: Thực hiện thông qua các chính sách thường xuyên, các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình ngành và các dự án, các kế hoạch của các ngành và các địa phương. - Về mức độ thể chế chính sách: Nhóm các chính sách này cũng đã được thể chế thông qua hệ thống luật (Luật lao động, luật giáo dục, luật chăm sóc sức khoẻ nhân dân). Hệ thống các văn bản hướng dẫn dưới luật. Tuy nhiên, mỗi loại đối tượng, hình thức trợ giúp quy định các văn bản khác nhau do vậy mức độ thể chế khác nhau, chưa đồng bộ. 1.2.3.3. Chính sách ưu đãi xã hội (ưu đãi người có công) - Chính sách ưu đãi xã hội được xác định là một trong những hợp phần của hệ thống ASXH Việt Nam. Đây là những chính sách của nhà nước đối với một bộ phận dân cư có công với đất nước. Mục đích là tôn vinh, đãi ngộ, bù đắp một phần mất mát cho những người, những gia đình có đóng góp công lao, máu thịt, cuộc sống của mình cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc, chủ quyền độc lập và phát triển đất nước. Chính sách này cùng được thực hiện từ năm 1945 và đã được thể chế hoá trong hệ thống luạt pháp sớm. Hiện tại thực hiện heo pháp lệnh ưu đãi Người có công năm 1995, Pháp lệnh Phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng và một hệ thống văn bản hướng dẫn dưới Luật như nghị định, thông tư, quyết định... Hình thức hỗ trợ cũng rất đa dạng, có thể nhóm thành các nhóm trợ giúp sau: Hộ trợ tài chính: Trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần. Hỗ trợ y tế: Chế độ chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh, chỉnh hình, phục hồi chức năng, an dưỡng, điều dưỡng… Hỗ trợ giáo dục đào tạo: Chế độ ưu tiên trong đào tạo, tuyển dụng... Hỗ trợ về nhà, đất ở: ở nông thôn được ưu tiên cấp đất ở, đất sản xuất, ở thành phố được cấp, mua nhà giá rẻ, hỗ trợ làm nhà. Hỗ trợ phát triển kinh tế: Vay vốn dạy nghề, tạo việc làm.... Các nhóm hưởng bao gồm (1) Đối tượng trực tiếp không còn khả năng lao động, (2) đối tượng trực tiếp suy giảm khả năng lao động; (3) đối tượng gián tiếp (Bố mẹ, con, cháu, người thân...). Tổng số người được hưởng các chính sách này trên 6 triệu người, bằng khoảng 7,3% dân số cả nước hiện nay. Trong đó có trên 1 triệu người hưởng trợ cấp thường xuyên hàng tháng. Hỗ trợ được thực hiện thông qua hai hình thức là hỗ trợ một lần (trợ cấp một lần) hoặc thường xuyên (trợ cấp thường xuyên hàng tháng). Tuỳ mức độ đóng góp của từng người, từng hộ gia đình mà có mức khác nhau. 1.2. 3.4. Bảo hiểm xã hội và BHYT BHXH là một trong những trụ cột quan trọng của hệ thống ASXH. BHXH được quy định thông qua hệ thống luật và các văn bản hướng dẫn dưới luật. Cùng với quá trình phát trình chuyển đổi của nền kinh tế quốc dân, BHXH đã được hoàn thiện và phát triển theo hướng từng bước ổn định đời sống của người lao động (giảm thiểu rủi ro), tạo lập sự bình đẳng của người lao động, thực hiện sự công bằng giữa đóng góp và hưởng thụ. Với hai hình thức tham gia BHXH là: (1) tự nguyện và (2) bắt buộc cho nên mức độ bao phủ rộng người lao động thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Nguồn quỹ BHXH độc lập với hệ thống ngân sách Nhà nước, hình thành trên cơ sở đóng góp của của đối tượng tham gia và được hạch toán cân đối thu và chi. BHXH được quy định trong Bộ Luật lao động được kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá IX thông qua ngày 23/6/1994 và Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP của Chính phủ, ngày 26/1/1995. Theo nhưng quy định thì đối tượng tham gia BHXH bao gồm đối tượng bắt buộc (cán bộ, công nhân viên chức làm việc trong khu vực nhà nước, lao động làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ có sử dụng từ 10 lao động trở lên) và đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Trong tổng số 43,3 triệu lao động, có 14 triệu người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, số đang tham gia BHXH chỉ có 5,8 triệu người.. Khác với chính sách khác nguồn hình thành quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn sau: Người sử dụng lao động đóng 15% tổng quỹ lương. Người lao động đóng 5% tiền lương hàng tháng. Nhà nước đóng và hỗ trợ để đảm bảo các chế độ BHXH đối với người lao động về hưu trước năm 1995 và hỗ trợ đóng BHYT đối với người nghèo và các đối tượng chính sách. Tiền sinh lời do thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng Quỹ BHXH. Quỹ BHXH độc lập với ngân sách nhà nước phù hợp với quá trình đổi mới cơ chế quản lý chính sách xã hội. Chuyển từ bao cấp sang thực hiện theo cơ chế tự huy động và duy trì phát triển quỹ. Tổng quỹ dự trên 26.000 tỷ đồng (tháng 12 năm 2002). Hệ thống BHXH còn hạn chế, mức độ bao phủ mới chỉ có trên 30% số người trong độ tuổi lao động tham gia. Hiện mới chỉ có 1,5 triệu người đang hưởng các chế độ thường xuyên (lương hưu và tuất thường, mất sức lao động) và 5,5 triệu người đang trong tuổi lao động tham gia. Tính chung cả hệ thống mới chỉ có 8 triệu người tham gia (bằng khoảng 10% dân số). BHYT: BHYT đựơc thực hiện theo Nghị định số 58/1998/NĐ-CP của Chính phủ. Tổng số người tham gia BHYT đã có 16 triệu người, chiếm khoảng 15% dân số trong cả nước, trong đó: BHYT bắt buộc: 6,56 triệu người (bao gồm lao động làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, lao động nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp; cán bộ, người có công với cách mạng, cán bộ xã phường, thị trấn và Đại biểu Quốc hội). BHYT tự nguyện: 6,43 triệu người (gồm học sinh tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, sinh viên và các đối tượng tự nguyện khác). Bảng 1.1. Tình hình tham gia BHYT tự nguyện STT Chỉ tiêu Năm Tăng 2004 so với 2003 2003 2004 Số lượng Tỷ lệ 1 Số người (triệu) 5,02 6,43 1,41 28% 2 Số tiền (tỷ đồng) 170 243 73 43% (Nguồn: Vụ Bảo hiễm xã hội, Bộ LĐTBXH) Hiện tại, BHY._.T được sáp nhập cùng với BHXH, nguồn quỹ BHYT được hình thành từ người tham gia đối với đối tượng bắt buộc và tự nguyện. Một phần quỹ được hình thành từ ngân sách nhà nước cho đối tượng là người có công và người nghèo, đối tượng xã hội. 1.2.3.5. Trợ giúp mất việc làm và bảo hiểm thất nghiệp Hệ thống Bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta chưa được thực hiện, hiện tại đang ở giai đoạn nghiên cứu xây dựng luật. Nhưng hệ thống chính sách hỗ trợ mất việc làm, thiếu việc làm được thực hiện sớm. Chính sách này đã được quy định trọng Bộ Luật lao động và các văn bản hướng dẫn dưới luật. Cùng với những quy định bắt buộc đối với người sử dụng lao động phải hỗ trợ người lao động trong trường hợp mất việc làm, thiếu việc làm, thì Chính phủ cũng đã thực hiện các chương trình Việc làm và các chính sách trợ giúp việc làm cho người lao động. Với hai nhóm giải pháp lớn là phát triển kinh tế để tạo việc làm và các chính sách trợ giúp trực tiếp người lao động (vay vốn theo các dự án nhỏ giải quyết việc làm; nâng cao năng lực và hiện đại hoá trung tâm dịch vụ việc làm; xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động; đào tạo bỗi dưỡng cán bộ). Kết quả trong giai đoạn 2001- 2005 đã tạo việc làm và giải quyết việc làm thêm cho 1,4-1,5 triệu lao động/năm. Riêng trong năm 2004 số lao động được tạo việc làm việc làm là 1.555.000 người (tăng 1,96% so với năm 2003). Trong đó phần lớn (73%) việc làm được giải quyết từ các chương trình phát triển kinh tế – xã hội. Các chương trình phát triển kinh tế- xã hội giải quyết việc làm cho 1.137.600 lao động (chiếm khoảng 73,1% tổng số việc làm được giải quyết). Chương trình hỗ trợ từ Quỹ quốc gia về việc làm tạo việc làm cho 350.000 lao động, chiếm 22,5% tổng số việc làm được tạo ra. Xuất khẩu lao động đưa được 67.400 người đi lao động ở nước ngoài, chiếm 4,3% tổng số việc làm được tạo ra. Kết luận về hệ thống an sinh xã hội: Nước ta đã hình thành và phát triển hệ thống an sinh xã hội. Các cấu phần của hệ thống đã đảm bảo thực hiện được các chức năng của hệ thống. Tuy vậy hệ thống ASXH này còn thiếu tính thống nhất và đồng bộ cả về mức độ bao phủ, thể chế văn bản, các nội dung chính sách, hệ thống dịch vụ cung cấp... Trong những năm tới cần có nghiên cứu và hoàn thiện phù hợp với quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 1.3. Chính sách TCXH 1.3.1. Quan niệm, đặc điểm chính sách TCXH 1.3.1.1. Quan niệm chính sách TCXH Chính sách trợ cấp xã hội (TCXH) hay trợ cấp xã hội, trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên cộng đồng do xã, phường quản lý (Trong luận văn gọi tắt là trợ cấp xã hội) là một bộ phận của chính sách ASXH nhằm trợ giúp cho đối tượng xã hội ĐBKK đang sống ở cộng đồng do xã, phường quản lý, thông qua hình thức trợ cấp thường xuyên hàng tháng một khoản tiền nhất định để mua lương thực- thực phẩm, đảm bảo duy trì cuộc sống ở mức tối thiểu. Chính sách TCXH thể hiện bản chất của chế độ chính trị, truyền thống văn hoá dân tộc chính sách phân phối thu nhập của các quốc gia. 1.3.1.2. Đặc điểm chính sách TCXH - Đây là loại chế độ hỗ trợ của nhà nước cho các nhóm dân cư không có thu nhập, đang phải sống dưới mức tối thiểu (mức nghèo), phụ thuộc vào mục tiêu phát triển của quốc gia nhằm giúp cho các đối tượng tự vươn lên thoát khỏi khó khăn. - Là loại trợ cấp thường xuyên, trong khoảng thời gian khó khăn nhất định (khác với các chính sách trợ cấp khác có thể thực hiện một lần như chế độ BHXH đối với người mất việc làm, tai nạn lao động, tuất thường v.v..). Không phải là chính sách vĩnh viễn cả đời như chính sách đối với người có công, hay lương hưu, trợ cấp mất sức lao động... Thời gian để được trợ cấp của từng đối tượng cụ thể phụ thuộc vào nguồn thu nhập và khả năng phục hồi sức lao động. - Chế độ TCXH khác với các chế độ tiền lương, chế độ hưu trí, chế độ chính sách đối với người có công, các chế độ chính sách xã hội khác là nó được xác lập trên cơ sở của chính sách phân phối lại theo quan điểm trợ giúp một phần của nhà nước và xã hội. Nhà nước có điều kiện thì trợ giúp nhiều, không có điều kiện thì trợ giúp một phần. Còn tiền lương được dựa cơ sở quan hệ lao động và thị trường lao động (cung và cầu lao động); lương hưu dựa sự đóng góp (sự tham gia); chế độ người có công dựa sự đóng góp của chính cá nhân và gia đình đối với đất nước. Có sự khác biệt về bản chất của chính sách nhưng việc hình thành chế độ TCXH phải dựa vào mặt bằng tiền lương, lương hưu và các chế độ đối với người có công, các chế độ chính sách hỗ trợ xã hội khác của nhà nước. - Chế độ TCXH cộng đồng có thể được quy đổi hiện vật tương đương (gạo, thóc v.v...), hoặc các chi phí để tiêu dùng hàng hoá công cộng của xã hội không phải tất cả các chi phí chi tiêu được tính cả vào chế độ trợ cấp (mức hàng tháng). Hiện tại mức trợ cấp không bao gồm các chi phí y tế, giáo dục, văn hoá xã hội, đi lại.... Phần chi phí cần chi tiêu này của đối tượng xã hội được thực hiện thông qua hệ thống chính sách miễn giảm (là các chế độ chính sách trợ giúp xã hội). - Việc thực hiện chế độ TCXH thông qua hệ thống cơ quan hành chính của nhà nước, được phân cấp xuống đến cấp xã. Hệ thống theo dõi giám sát, đánh giá và thực hiện chính sách do cơ quan nhà nước thực hiện. Cấp xã có nhiệm vụ lập danh sách đối tượng, cân đối ngân sách thực hiện đối tượng trợ cấp cho. Khác với Bảo hiễm xã hội thiết lập quỹ và hệ thống tổ chức chi trả của quỹ. Hoặc cũng khác với các chính sách người có công là cấp địa phương chỉ là cơ quan thực thi chính sách, còn kinh phí cấp từ cấp Trung ương (khác nhau về cơ chế tài chính và thể chế tổ chức thực hiện). - Các nguồn hỗ trợ khác từ cộng đồng, các tổ chức đoàn thể, họ hàng, người thân trực tiếp cho đối tượng thuộc diện TCXH được coi là hỗ trợ cộng đồng, không phải chế độ trợ cấp. Nếu cộng đồng đã hỗ trợ cho đối tượng có được cuộc sống thì nhà nước không cần trợ cấp. Điều này thể hiện quan điểm xã hội hoá các hoạt động xã hội, chỉ có những người không tự lo được cuộc sống và không có những trợ giúp khác từ cộng đồng nhà nước mới trợ cấp. 1.3.2. Nội dung và phương pháp xác định mức trợ cấp xã hội 1.3.2.1. Nội dung chính sách TCXH Nội dung chính sách trợ cấp xã hội gồm có hai nội dung là trợ cấp nuôi dưỡng và trợ cấp chăm sóc. Trong đó chế độ trợ cấp nuôi dưỡng được hiểu là phần chi phí để duy trì cuộc sống cho đối tượng, còn chế độ chăm sóc là phần chi phí để chăm sóc đối tượng trong trường hợp đối tượng không có khả năng tự phục vụ và người thân phục vụ. Nội dung TCXH được cụ thể hoá thành mức TCXH hàng tháng cho đối tượng. Mức TCXH hàng tháng bao gồm 2 phần là trợ cấp nuôi dưỡng và trợ cấp chăm sóc. SA = FC + AC Trong đó: + SA mức trợ cấp xã hội + FC mức trợ cấp nuôi dưỡng + AC mức trợ cấp chăm sóc Căn cứ xác định chế độ TCXH là nhu cầu sinh hoạt và như cầu chăm sóc và bảo vệ của con người. Trong đó nhu cầu sinh hoạt (tiêu dùng) phải đảm bảo mức tối thiếu cần thiết duy trì cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, nhu cầu chăm sóc được xác định đối với đối tượng không tự phục vụ được cần đến người khác chăm sóc (chi phí cho người chăm sóc). Các chi phí này phải được tính trên cơ sở giá thực tế của các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Đối với tất cả các nhóm đối tượng đều có mức trợ cấp nuôi dưỡng như nhau (ký hiệu là FC0) và có mức trợ cấp chăm sóc khác nhau (ký hiệu là là ACi). Cụ thể mức trợ cấp xã hội của nhóm đối tượng i được xác định như sau: SAi= FC0 + ACi Trong đó: + SAi là mức trợ cấp xã hội cho đối tượng loại i + FC0 mức trợ cấp tối thiểu nuôi dưỡng cho tất cả các nhóm đối tượng + ACi mức trợ cấp chăm sóc cho đối tượng nhóm i Đối với một số nhóm đối tượng không cần có sự chăm sóc đặc biệt (không cần người phục vụ) thì ACi = 0 và SAi= FC0 (mức trợ cấp nuôi dưỡng chung cho các đối tượng). Đòi hỏi của quá trình xây dựng chính sách cần xác định khách quan mức trợ cấp nuôi dưỡng và mức trợ cấp chăm sóc cho từng nhóm đối tượng một cách khách quan. Về mặt lý thuyết nếu càng phân thanh nhiều nhóm đối tượng hưởng lợi thì việc tính toán các mức càng khách quan hơn. 1.3.2.2. Phương pháp xác định mức trợ cấp xã hội - Phương pháp so sánh tương quan: Đây là phương pháp xây dựng mức trợ cấp xã hội bằng cách so sánh các chế độ, chính sách hiện tại để xác định mức trợ cấp xã hội hàng tháng. Cũng cần so sánh cả với mức thu nhập và chi tiêu bình quân của cộng đồng, khả năng ngân sách của nhà nước cho việc thực hiện chính sách. Đây là một trong những phương pháp đơn giản và phù hợp trong các điều kiện các chế độ chính sách khác được xây dựng trên cơ sở của mức chi tiêu cần thiết. - Phương pháp điều tra xã hội học: Điều tra các các về nhu cầu chi tiêu của các đối tượng xã hội và của cộng đồng dân cư để xác định mức thu nhập cần thiết cho các nhu cầu cần thiết của đối tượng. - Phương pháp bán cấu trúc: Sử dụng các kết quả tính toán của các điều tra liên quan để xác định mức chi tiêu tối thiểu cần thiết để xác định mức trợ cấp xã hội cộng đồng. - Phương pháp chuyên gia: Sử dụng các chuyên gia có kinh nghiệm đưa ra các mức sau đó tổng hợp lại lấy mức trung bình làm mức trợ cấp. - Phương pháp tổng hợp: Sử dụng tất cả các phương pháp trên để xác định mức trợ cấp. Sử dụng các kết quả nghiên cứu, điều tra để xác định mức trợ cấp, sau đó so sánh các mức đó với các chế độ chính sách khác và so sánh khả năng ngân sách để lựa chọn mức phù hợp cho từng nhóm đối tượng, từng vùng và từng thời kỳ cụ thể. 1.3.3. Đối tượng, tiêu chí xác định đối tượng TCXH Hiện tại ở nước ta có nhiều văn bản quy định về các đối tượng trợ giúp xã hội, đối tượng TCXH. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện chính sách có sự nhầm lẫn về tiêu chí xác định đối tượng, đã dẫn đến thực tế ở nhiều tỉnh là đối tượng thuộc diện TCXH không được trợ cấp mà đối tượng không thuộc diện trợ cấp lại được trợ cấp. Để khắc phục hạn chế này cần phải làm rõ khái niệm đối tượng trợ giúp xã hội hay là đối tượng xã hội (ĐTXH), đối tượng TCXH, tiêu chí xác định và phân biệt giữa hai nhóm đối tượng này. 1.3.3.1. Đối tượng xã hội Đối tượng xã hội hay đối tượng trợ giúp xã hội là một bộ phận hay nhóm dân cư do các nguyên nhân chủ quan, khách quan gặp tác động phải chịu những hoàn cảnh khó khăn trong sinh hoạt, lao động và cuộc sống mà cần đến có sự trợ giúp của cộng đồng, nhà nước thì mới có thể đảm bảo cuộc sống như những người bình thường khác. Theo quy định hiện hành đối tượng trợ giúp xã hội hay đối tượng xã hội bao gồm có: (1) Người cao tuổi, (2) Người tàn tật, (3) Người lang thang xin ăn; (4) Trẻ em đặc biệt khó khăn (TEMC, TETT, trẻ em lang thang....), (5) Người bị HIV/AIDS... 1.3.3.2. Đối tượng TCXH Đối tượng TCXH cộng đồng hay đối tượng trợ cấp xã hội là đối tượng xã hội do các nguyên nhân chủ quan, khách quan gặp những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không có hoặc không còn khả năng lao động, không có nguồn thu nhập, không có người nương tựa, hay người có điều kiện đảm bảo chăm sóc ở mức sống tối thiểu cần đến sự trợ giúp của nhà nước và xã hội. Theo quy định hiện hành, thì đối tượng thuộc diện TCXH bao gồm: (1) Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, (2) người cao tuổi tàn tật thuộc diện nghèo, (3) Người cao tuổi trên 90 tuổi không có lương hưu và TCXH, (4) Người tàn tật nặng không có nguồn thu nhập (bao gồm cả TETT), (5) TEMC không nơi nương tựa, (6) Người bị nhiễm HIV/AID (bao gồm cả trẻ em dưới 16 tuổi). 1.3.3.3. Tiêu chí xác định đối tượng TCXH - Phải là đối tượng trợ giúp xã hội (Người cao tuổi; người tàn tật, trẻ em đặc biệt khó khăn, người bị mắc các bệnh hiểm nghèo như bị HIV/AIDS…). - Phải là những người không có khả năng lao động. Tiêu chí này được xác định bao gồm những người chưa đến tuổi lao động, hết tuổi lao động, hoặc trong tuổi lao động nhưng không có khả năng lao động, hoặc không có sức lao động. - Không có người nương tựa, chăm sóc: Người nương tựa là những người thân trong gia đình (bố, mẹ, anh chị em). Đối với một số trường hợp đặc biệt được xác định mở rộng hơn đối với những đối tượng có người nương tựa, nhưng những người nương tựa gặp hoàn cảnh khó khăn, không có đủ các điều kiện để nuôi sống. Người nương tựa nghèo, già yếu, tàn tật hoặc là trẻ em. - Không có nguồn sống không đảm bảo các chi tiêu cho sinh hoạt ở mức độ tối thiểu: Nguồn sống được đề cập đến là nguồn thu nhập từ tất cả các nguồn khác nhau, bao gồm cả lương hưu hoặc các chế độ chính sách hỗ trợ khác. 1.3.3.4. Phân biệt đối tượng TCXH và đối tượng TGXH Giữa đối tượng xã hội và đối tượng TCXH có những điểm giống, khác nhau theo các tiêu chí sau. Trong quá trình thực hiện chính sách cần phải phân biệt rõ đối tượng TCXH và ĐTXH. Việc phân biệt hai nhóm đối tượng giúp tránh bỏ sót và nhầm lẫn đối tượng. Bảng 1.2. Phân biệt đối tượng TCXH và đối tượng xã hội Tiêu chí phân biệt Giống nhau Khác nhau Đối tượng xã hội Đối tượng TCXH 1/ Dựa vào hoàn cảnh cụ thể Cùng là đối tượng TGXH có hoàn cảnh khó khăn: Người cao tuổi cô đơn, tàn tật, trẻ em ĐBKK... Hoàn cảnh nhẹ, như tàn tật nhẹ, cô đơn còn sức khoẻ, TEMC cha hoặc mẹ Hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: tàn tật nặng (mất sức lao động, mất khả năng phục vụ sinh hoạt, mồ côi cả cha và mẹ...) 2/ Khả năng lao động Cùng gặp khó khăn trong lao động và sinh hoạt Còn khả năng lao động, hoặc tự phục vụ được Không có khả năng lao động, không tự phục vụ được mình trong sinh hoạt 3/ Thu nhập Có nguồn thu nhập, hoặc có lương, TCXH... Không có thu nhập, nguồn sống (thuộc diện nghèo) 4/ Người chăm sóc Đều cần có người chăm sóc, nuôi dưỡng Có người chăm sóc, nuôi dưỡng Không có người chăm sóc, nuôi dưỡng, hoặc có nhưng không có khả năng chăm sóc nuôi dưỡng Mặc dù có sự khác biệt về mức độ giữa nhóm đối tượng xã hội và đối tượng TCXH, nhưng sự khác biệt này chỉ tương đối, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, phong tục tập quán của từng địa phương cũng như những quy định về các chính sách trợ giúp của nhà nước ở từng thời kỳ. 1.3.4. Những vấn đề đặt ra đối với việc hoàn thiện chính sách TCXH 1.3.4.1. Các chế độ chính sách phải phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội - Tăng trưởng và phát triển kinh tế ổn định, tạo thuận lợi cho việc hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội trong đó có chính sách TCXH. Thực hiện chính sách đổi mới kinh tế trong 20 năm qua nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định, tạo tiền đề cho phát triển hệ thống chính sách xã hội. Thu ngân sách tăng, năm 2003 tổng thu ngân sách là 158.020 tỷ đồng, bằng 25% GDP. Ngân sách nhà nước chi khoảng 8% (12.570 tỷ đồng) cho lương hưu và TCXH, 12,3% (19.453 tỷ đồng) chi cho giáo dục và đào tạo, 3,1% (4.860 tỷ đồng) chi cho y tế Nguồn TCTK năm 2003 . Biểu đồ 1.2. Tốc độ tăng GDP từ 1994 đến 2005 Đơn vị: % (Nguồn: Tổng cục thống kê) - Hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân phát triển. Mạng lưới y tế ngày càng phát triển cơ sở được củng cố, đặc biệt là hệ thống cơ sở y tế cấp xã. Các chỉ số chăm sóc sức khoẻ nâng lên đáng kể, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 50% năm 1990 xuống 25% năm 2005, tuổi thọ trung bình tăng từ 63 tuổi năm 1990 lên 73 tuổi năm 2005, tỷ lệ trẻ em (dưới 5 tuổi) chết yểu và tỷ lệ sản phụ bị chết đã giảm khoảng 1/3 và 1/2 kể từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20; trên 2/3 trẻ em được tiêm chủng phòng lao, sởi, bạch hầu, bại liệt; 87% phụ nữ mang thai được chăm sóc thai... - Cơ sở vật chất giáo dục phổ thông có sự cải thiện đã nâng cao chất lượng giáo dục. Tỷ lệ trẻ em đi học đúng tuổi ở các cấp phổ thông tăng, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm. Đặc biệt là sự thay đổi ở các khu vực nông thôn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nâng cao chất lượng giáo dục tác động đến chất lượng lực lượng lao động (tỷ lệ dân số biết chữ hiện nay trong độ tuổi 10-49 đã đạt hoặc vượt 95%) và thay đổi phong tục tập quán... . - Xu hướng già hoá dân số làm tăng số người cao tuổi và tăng chi tiêu cho các chính sách đối với người cao tuổi đòi hỏi phải điều chỉnh các chính sách đối với người cao tuổi. Trong đó có chính sách TCXH. Đặc điểm nưa của nước ta là tỷ lệ trẻ em chiếm 30% dân số, cũng là một trong những đòi hỏi của chính sách hướng vào nhóm này. - Đô thị hoá tác động đến các chính sách xã hội, trong đó có TCXH: Tỷ lệ dân số của khu vực thành thị tăng từ 20% năm 1989 lên 25% năm 2000 (từ 13 lên 18 triệu người). Đô thị hoá dẫn đến một bộ phận dân cư mất đất, mát tư liệu sản xuất dẫn đến thiếu việc làm, thất nghiệp, nghèo đói và trở thành đối tượng xã hội.... - Nhóm đối tượng xã hội lớn, đặc biệt là người tàn tật, trẻ em đặc biệt khó khăn, người già cô đơn, người nghèo, dân tộc thiểu số, người nghèo. Tính chung bộ phận dân cư cần trợ giúp, trợ cấp của nhà nước Chiếm khoảng 25% dân số (phần lớn bộ phận dân cư này đang sống dưới mức nghèo). Đặc điểm này đòi hỏi các chính sách phải hướng ưu tiên và bao cấp cho bộ phận dân cư này. 1.3.4.2. Đảm bảo của quá trình hội nhập quốc tế Quá trình hội nhập quốc tế tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Nhưng bên cạnh đó cũng sẽ đặt ra nhiều vấn đề cho các vấn đề xã hội nảy sinh cần có chính sách điều chỉnh. Hội nhập đòi hỏi hệ thống chính sách xã hội nói chung và chính sách trợ cấp xã hội cộng đồng phải hoàn thiện và đổi mới theo hướng hội nhập với quốc tế. Quá trình hộ nhập cũng sẽ làm tăng rủi ro, tăng sự bất bình đẳng giữa các nóm dân cư và các vùng... đòi hỏi cần có chính sách điều chỉnh phù hợp. Nước ta đang tích cực đẩy mạnh tiến trình cải cách để hội nhập, hợp tác song phương, đa phương với tất cả các nước, tham gia Tổ chức thương mại quốc tế... chính vì vậy hệ thống chính sách xã hội cũng cần thiét hoàn thiện theo hướng đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế. 1.3.4.3. Đảm bảo đặc thù riêng của đất nước Việc hoàn thiện hệ thống ASXH nói chung và TCXH nói riêng phải dựa trên cơ sở phát triển của chính sách cũ. Cần dựa trên cơ sở thực tiễn của đất nước để tổng kết thành lý luận và cơ sở khoa học. Nước ta đã có hệ thống chính sách ASXH cơ bản tuy nhiên nó chưa được hiện đại và đỏi hỏi chùng ta phải hoàn thiện các hợp phần chính sách để làm cho hệ thống này hiện đại hơn và phù hợp hơn với quá trình phát triển của đất nước. Vấn đề chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá bao cấp sang kinh tế thị trường cần ưu tiên về mặt xã hội để hạn chế những khó khăn, nhược điểm của kế hoạch hoá gây lên. Đây cũng là một trong những đòi hỏi quan trọng xây dựng hệ thống năng động hơn, tính ứng phó mạnh hơn và phải là trục song song với trục phát triển kinh tế. Bên cạnh đó cũng cần từng bước biến đổi cho phù hợp với tiến trình, lộ trình của quá trình chuyển đổi. 1.3.4.4. Tính khả thi trong thực hiện chính sách Tính khả thi bao gồm về nguồn lực thực hiện, khả thi về con người, khả thi về bộ máy tổ chức thực thi, khả thi về thời gian và không gian, khả thi cả đối với đối tượng hưởng lợi. Việc hoàn thiện chính sách phải xem xét cả khía cạnh người hưởng lợi. Tính hiệu quả của chính sách bao gồm hiệu quả trực và hiệu quả gián tiếp. Hiệu quả trực tiếp của chính sách xã hội là số đối tượng hưởng lợi và chất lượng chính sách. Hiệu quả gián tiếp của chính sách là sự tác động đối với các nhóm xã hội khác, những tác động đến phát triển kinh tế. Ví dụ khi nâng lương tối thiểu tác động đến thu nhập của những người làm công ăn lương, tăng giá, tác động tăng chi tiêu xã hội 1.3.4.5. Đặt trong mối quan hệ của hệ thống ASXH Chính sách TCXH là một hợp phần của chính sách trợ giúp xã hội và cũng chính là hợp phần quan trọng trong hệ thống ASXH. TCXH thực hiện 2 chức năng chính của ASXH là giảm thiểu và khắc phục rủi ro. Cùng nằm trong hệ thống nên TCXH và các chính sách khác của hệ thống ASXH có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Các vấn đề về phương pháp luận hình thành chính sách, nội dung, phạm vi điều chỉnh, cơ chế, nguyên tắc, tổ chức bộ máy thực hiện trên cơ sở tiếp cận về ASXH là đảm bảo an toàn xã hội. Căn cứ xác định TCXH có thể dựa vào tiền lương tối thiểu, lương hưu, trợ cấp người có công, chuẩn nghèo.... Tuy nhiên chính sách TCXH có phạm vi điều chỉnh riêng, mục đích riêng và đặc biệt căn cứ và phương pháp xây dựng chế độ, mức riêng. Sự khác biệt riêng này tạo lên cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện và hệ thống theo dõi giám sát. 1.4. Trợ cấp xã hội và ASXH ở một số nước 1.4.1. Mô hình hưu trí cho khu vực chính thức ở Trung quốc Hệ thống hưu trí của Trung Quốc được hình thành từ năm 1951 và được cải cách năm 1986 và năm 1991. Cho đến nay hệ thống BHXH Trung quốc được đánh giá là hiệu quả của các nước xã hội chủ nghĩa. Với việc mở rộng đối tượng tham gia và thể chế hoá chế độ bảo hiểm xã hội chế độ hưu trí đã bao phủ được khoảng 90% người lao động bắt buộc phải tham gia BHXH (45% lực lượng lao động ở khu vưc thành thị). Chính phủ Trung quốc đang nỗ lực để mở rộng phạm vi bao phủ của chế độ hưu trí đến khu vực nông thôn, với chương trình có tên là: "Kế hoạch BHXH tuổi già trên toàn quốc”. Chương trình này thành công sẽ bao phủ 100% số người cao tuổi có lương hưu và như vậy sẽ giải quyết tốt chính sách trợ giúp người gia thông qua hệ thống BHXH. Đây là một trong những kinh nghiệm đối với nước ta khi xây dựng các chính sách đối với người cao tuổi. 1.4.2. Mô hình ở Chilê Chi lê đã thực hiện hệ thống hưu trí BHXH theo mô hình quỹ tự trang trải hoàn toàn tư nhân từ năm 1981. Hệ thống này thay thế cho hệ thống “hưởng theo mức đóng” và trở thành một trong những nước đang phát triển đầu tiên có hệ thống hưu trí theo mô hình quỹ tự trang trải hoàn toàn. Hệ thống này dựa trên cơ sở đóng góp tiết kiệm cá nhân bắt buộc. Người lao động phải đóng 10% thu nhập hàng tháng vào một tài khoản cá nhân trong suốt đời đi làm của họ. Giá trị của lương hưu được dựa trên những yếu tố: (1) quỹ tính dồn trong tài khoản cá nhân; (2) lãi xuất tính dồn trên tài khoản (đối với những khoản được mang đi đầu tư); tuổi thọ. Những người lao động trước đây đóng góp theo chế độ hưu trí “hưởng theo mức đóng” được nhận “trái phiếu công nhận” của Chính phủ. Khi nghỉ hưu (65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ) người lao được lựa chọn hình thức nhận tiền hưu trí hàng năm tại công ty bảo hiểm, hoặc tiền hưu trí một lần, hoặc kết hợp cả hai hình thức. Tiền lương hưu đối với người mất sức lao động và thường tật do các công ty bảo hiểm cá nhân cung cấp. Mô hình BHXH này đã bao phủ 100% số người lao động và người hết tuổi lao động. Chính mô hình cải cách này đã giúp cho Chi lê giảm số lượng đối tượng trợ giúp xã hội và người già, trẻ em, người tàn tật được chăm sóc tốt hơn. 1.4.3. Mô hình ấn Độ Bang Kerala ở Nam ấn độ xây dựng và thực hiện thành công hệ thống BHXH của nước có thu nhập thấp. Sự tham gia của người lao động trong khu vực phi chính thức và các lĩnh vực quan hệ lao động chưa được tổ chức tốt vào các chương trình ASXH là một đặc điểm quan trọng trong mô hình phát triển của Kerala. Chương trình này sử dụng quỹ phúc lợi do ban phúc lợi 3 bên điều hành theo luật định. Quỹ phúc lợi lao động với phạm vi bao phủ đến người lao động thu nhập thấp trong cơ quan của chính phủ, lao động tự do như các nghệ sĩ, lao động nông thôn, có tay nghề và không có tay nghề.... Ngoài ra còn có các quỹ phúc lợi khác cho từng nhóm người lao động theo ngành nghề như công nhân pha chế rượu, công nhân khuân vác, lái xe mô tô chở khách, công nhân chế biến xơ dừa, hạt điều, công nhân dệt cửu, công nhân xây dựng và những người làm nông nghiệp. Các quỹ phúc lợi này tạo ra 25 chế độ hưu trí và BHXH. Trong số đó, hình thức hoạt động có tác động lớn nhất cả về tài chính và phạm vi bao phủ là chế độ trợ cấp cho người lao động nông nghiệp, chế độ trợ cấp cho người khó khăn và goá bụa; chế độ trợ cấp cho người tàn tật. Qua đây cho thấy có thể thiết lập các quỹ phúc lợi cho các khu vực lao động phi chính thức để phòng ngữa giảm thiểu và khác khục rủi ro và các quỹ này có thể thay thế các chế độ trợ giúp xã hội của nhà nước. 1.4.3. Mô hình ở Nam Phi Chính phủ Nam Phi đã có áp dụng hệ thống hưu trí xã hội tương đối tốt. Việc thực hiện hệ thống này là một phần nỗ lực của chính phủ trong việc mở rộng hệ thống hưu trí hiện hành tới mọi tầng lớp dân cư và chủng tộc. Hệ thống hưu trí này trợ cấp tiền mặt cho đối tượng người già theo độ tuổi nhất định, không phụ thuộc vào sự đóng góp của họ trước đây. Mức chi trả được áp dụng là gấp hai lần thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo ở Châu phi. Năm 1993, mức chi phí này là 3 đô la/một ngày cho mọi phụ nữ trên 60 tuổi và nam giới trên 65 tuổi. Hiện nay, chế độ lương hưu xã hội này là 110USD/tháng/người. Mức chi tiêu này chiếm 1,4% GDP vào năm 2000. Chế độ này được coi là biện pháp hiệu quả nhất để phân phối lại thu nhập và chi tiêu cho người nghèo. Hưu trí xã hội đã tạo ra những tác động tích cực đến tình trạng phúc lợi trẻ em, vì người được nhận trợ cấp hưu trí thường sử dụng khoản tiền này cho giáo dục và sức khoẻ. Hưu trí ở Nam Phi đã trở thành một công cụ để tiếp cận cơ chế tín dụng và tạo ra an ninh lương thực vì nó là một nguồn thu nhập thiết thực đối với nhiều hộ gia đình, hơn là thu nhập từ nông nghiệp. Kết luận Chương I Chương I đã tập trung nghiên cứu về các vấn đề cơ bản của việc hình thành chính sách TCXH và ASXH ở nước ta giai đoạn vừa qua và giai đoạn tới. Các vấn đề cụ thể chương này đã hoàn thiện nghiên cứu là: + Chính sách của nhà nước: Phần này trình bày quan niệm chính sách của nhà nước, các yêu cầu của nhà nước và nội dung đánh giá chính sách. + Về ASXH đã đề cập nghiên cứu về quan niệm ASXH trên thế giới và đưa kết luận khái niệm của Việt Nam. Từ quan niệm phân tích về cấu trúc của hệ thống và đánh giá khái quát hệ thống ASXH hiện tại của nước ta. Thực tiễn nghiên cứu cho thấy Việt Nam đã thiết lập hệ thống ASXH ngay sau cách mạng tháng 8 năm 1945. Nhưng do điều kiện khó khăn và đặc thù của đất nước giai đoạn tới vẫn tiếp tục hoàn thiện chính sách. + Phần nghiên cứu về lý luận đối với chính sách trợ cấp xã hội đã tổng hợp đưa ra khái niệm, nội dung, đặc điểm, phương pháp xác định, khái niệm chung và tiêu chí xác định đối tượng và phân biệt đối tượng xã hội và đối tượng trợ cấp xã hội. Trong phần này cũng đã tổng hợp tư liệu, số liệu để khái quát một số vấn đề đòi hỏi của quá trình hoàn thiện chính sách TCXH giai đoạn tới. Việc hoàn thiện chính sách TCXH trong giai đoạn 2006 - 2010 phải dựa trên cơ sở kinh tế xã hội, quá trình hội hập quốc tế, vấn đề văn hoá xã hội.... + Trong chương 1 tổng hợp một số mô hình, kinh nghiệm về phát triển hệ thống ASXH, TCXH cho nhóm dân cư nghèo của Trung Quốc, Chilê, ấn Độ, Nam Phi. Đây là kinh nghiệm hay có thể áp dụng cho các nước đang phát triển như nước ta. Như vậy, chương I đã giải quyết những vấn đề thuộc về lý luận của đề tài đặt ra, đây là cơ sở cho việc đưa ra đánh giá thực trạng ở Chương II và kiến nghị hoàn thiện chính sách TCXH giai đoạn 2006- 2010 ở Chương III. Chương 2. Thực trạng việc thực hiện chính sách tCXH ở Việt nam ______________ 2.1. Chủ trương của đảng 2.1.1. Gắn liền chính sách trợ giúp xã hội với chính sách đổi mới kinh tế, đảm bảo phân phối công bằng trong toàn bộ nền kinh tế Chủ trương này được thể hiện rõ trong Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII và IX. Cụ thể Nghị quyết đại hội đảng toàn quốc lần thứ VIII đã nêu: "Từng bước xây dựng chính sách Bảo trợ xã hội chủ nghĩa đối với toàn dân, theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, mở rộng và phát triển các công trình sự nghiệp bảo trợ xã hội, tạo lập nhiều hệ thống và hình thức bảo trợ xã hội cho nhưng người có công với cách mạng và những người gặp khó khăn. Nghiên cứu bổ sung chính sách, chế độ bảo trợ xã hội phù hợp với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội" (Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự Thật, Hà Nội -1987, trang 94). Tiếp đó Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 8 năm 1996 nhấn mạnh quan điểm mục tiêu của tăng trưởng phát triển kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, vấn đề phân phối... Cụ thể: "Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội phải thể hiện ở khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình” (Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị Quốc gia- Hà Nội- 1996, trang 113). Hệ thống chính sách trợ giúp xã hội và trợ cấp xã hội cộng đồng được xây dựng trên cơ sở quan điểm phù hợp với điều kiện và quá trình phát triển kinh tế, với mục tiêu giải quyết vấn đề bình đẳng trong phân phối sản phẩm quốc dân, theo định hướng mọi đối tượng xã hội đều được hưởng lợi từ thành quả của tăng trưởng và phát triển kinh tế. Chính vì những mục tiêu đó mà các chế độ TCXH luôn được đảng và nhà nước ta điều chỉnh và thay đổi phù hợp với quá trình phát triển kinh tế và mức sống chung của cộng đồng dân cư, không để tình trạng quá chênh lệch diễn ra trong xã hội. 2.1.2. Từng bước xây dựng và hình thành hệ thống luật pháp đồng bộ Chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền, đòi hỏi các lĩnh vực xã hội phải từng bước hình thành luật pháp quy định cụ thể về các nội dung chính sách. Trong bối cảnh hệ thống chính sách còn thiếu, chưa đồng bộ cần có lộ trình, bước đi phù hợp. Nghị quyết đại hội đảng toàn quốc lần thứ VIII đã nêu định hướng: "Đẩy mạnh các hoạt động nhân đạo từ thiện. Thực hiện các chính sách bảo trợ TEMC, lang thang cơ nhỡ, người già neo đơn, nạn nhân chiến tranh, người tàn tật; xây dựng quỹ tình thương trích từ ngân sách một phần và động viên toàn xã hội tham gia đóng góp; tiến tới xây dựng luật về bảo trợ người tàn tật và TEMC" (Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị Quốc gia- Hà Nội- 1996, trang 116). Chủ trương này cũng được quán triệt sâu sắc và từng bước đã hình thành hệ thống luật pháp đối với người tàn tật, trẻ em đặc biệt khó khăn, người cao tuổi, đặc biệt là các quy định về các chế độ chính sách trợ cấp và trợ giúp các nhóm đối tượng xã hội yếu thế. 2.1.3. Phân cấp và xã hội hoá công tác xã hội và trợ giúp đối tượng xã hội khó khăn Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn về kinh tế, cần ưu tiên ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển, chủ trương xã hội hoá công tác xã hội được Đảng và nhà nước lựa chọn là một trong những giải pháp quan trọng để giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc. Chủ trươ._.ạo nâng cao trình độ chuyên môn cán bộ và chính sách sử dụng để tăng cường số lượng, đặc biệt là cán bộ cơ sở. - Cần có quy định cụ thể đối với những cán bộ xã hội từ đó có hệ số lương, phụ cấp đặc biệt (vấn đề này các nước đã thực hiện từ những năm 1970 và có cả đào tạo cán sự xã hội ở bậc đại học và sau đại học). - Tiếp tục tăng cường đào tạo ngắn hạn bằng các hình thức tập huấn theo từng chuyên đề, tập huấn triển khai thực hiện chính sách, thăm quan các mô hình... đây là những giải pháp cấp thiết và phù hợp trong thời gian ngắn, nhằm đáp ứng nâng cao năng lực cán bộ cơ sở. 3.3.3.3. Tăng cường hệ thống theo dõi giám sát và đánh giá Tiếp tục đổi mới về thủ tục thực hiện, theo dõi giám sát, xác định đối tượng. Thủ tục đơn giản, phân cấp triệt để cho địa phương. Thống nhất quy trình xác định đối tượng thụ hưởng từ cấp xã theo quy trình nhất định. Xã là đơn vị hành chính xác định đối tượng thụ hưởng, cấp huyện, cấp tỉnh cơ quan giám sát huy động nguồn lực thực hiện. Quá trình xác định đối tượng cần phải đảm bảo được tính đồng thuận của cộng đồng. Từng bước hoàn thiện quy trình quản lý đối tượng theo hồ sơ, danh sách thông qua hệ thống máy tính, hạn chế quản lý thủ công như hiện nay. Để hoàn thiện được các quy trình quản lý này cần đòi hỏi tăng cường cán bộ cho cấp cơ sở, đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng và đặc biệt là từng bước đầu tư thiết bị máy tính cho cấp huyện, xã. 3.4. Một số kiến nghị khác 3.4.1. Kiến nghị về việc thể chế văn bản luật pháp Từng bước xây dựng hệ thống các chế độ trợ cấp đối với các nhóm đối tượng. Thống nhất thành một văn bản luật quy định chung về đối tượng, các chế độ và các nội dung trợ cấp và thủ tục hưởng các chế độ chính sách. Không nên có quá nhiều văn bản cùng chung một nội dung như hiện nay. Bên cạnh đó cũng cần thống nhất chung về một thể thực văn bản. Hoàn thiện về mặt thể chế theo hướng xây dựng bộ luật ASXH, trong đó có phần quy định về chế độ TCXH. Phần này quy định về đối tượng, nội dung trợ cấp, mức trợ cấp, cơ chế thực hiện, theo dõi giám sát.... 3.4.2. Đổi mới và hoàn thiện phương pháp xác định đối tượng và mở rộng đối tượng trợ cấp xã hội Để đảm bảo sự bình đẳng ngay trong phạm vi của chính sách cần mở rộng trợ cấp đối với tất cả các nhóm đối tượng đặc biệt khó khăn không có khả năng lao động, không có nguồn thu nhập để sống như đối với nhóm đối tương bị nhiễm HIV/AIDS, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số nghèo có đông trẻ em đang đi học, trẻ em lao động sớm, phụ nữ hoá chồng không có việc làm… không chỉ giới ạn ở 3 nhóm đối tượng là TEMC, người tàn tật nặng, người già cô đơn như quy định hiện nay. Việc xác định đối tượng cần dựa vào các điều kiện cần và đủ là: (i) là những người không có sức lao động và không có khả năng lao động, (ii) không có nguồn thu nhập để sống, (iii) không có người nương tựa và (iv) được xác định theo quy trình có sự tham gia của cộng đồng (đảm bảo đồng thuận của đối tượng hoặc người bảo trợ cho đối tượng, cộng đồng và chính quyền địa phương). Từ cách tiếp cận đó mà chỉ ra đối tượng thuộc đối tượng thụ hưởng của chính sách TCXH. 3.4.3. Hoàn thiện hệ thống ASXH theo hướng hiện đại Đặt trong mối quan hệ hài hoà giữa các hợp phần của hệ thống ASXH, cính sự phát triển của các hợp phần chính sách đồi hỏi hệ thống ASXH cần có sự đổi mới và hoàn thiện một cách đồng bộ. Việc nghiên cứu hoàn thiện hệ thống ASXH cần dựa trên những quan điểm và nguyên tắc chung và thống nhất trên cơ sở của định hướng xây dựng hệ thống ASXH hiện đại, phù hợp với định hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội. 3.4.3.1. Xác định rõ các quan điểm phát triển hệ thống ASXH - Nhà nước giữ vai trò chủ cột trong việc xây dựng và phát triển hệ thống ASXH. Thông qua phát triển hệ thống ASXH hiện đại nhà nước giải quyết tốt các vấn đề đặt ra của kinh tế thị trường như: như phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội, bất bình đẳng xã hội gia tăng, khủng hoảng kinh tế, ô nhiêm môi trường. - Hoàn thiện hệ thống ASXH gắn chặt với quá trình xây dựng và phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ngay trong từng bước đi, từng giai đoạn cụ thể. Kinh tế thị trường tạo ra động lực cho tăng trưởng cao, song mặt trái sẽ gây lên các vấn đề xã hội bức xúc. Mà để hạn chế tiêu cực của kinh tế thị trường cần có hệ thống các chính sách xã hội phù hợp và hiệu quả cho quá trình phát triển kinh tế. Bên cạnh đó tăng trưởng kinh tế tạo nguồn lực cho phát triển xã hội, các chính sách xã hội cần xây dựng trên cơ sở kết quả phát triển của nền kinh tế. Chính vì vậy mà quá trình xây dựng và phát triển hệ thống ASXH cần gắn chặt với quá trình phát triển kinh tế. Cụ thể của mối quan hệ này là sự phù hợp giữa hệ thống chính sách xã hội với các giải phát phát triển kinh tế. - Hoàn thiện và đổi mới hệ thống ASXH phải đồng bộ các hợp phần của hệ thống. Các hợp phần của hệ thống ASXH sẽ tạo thành mái nhà chung để bảo đảm an toàn cho mọi thành viên xã hội. Việc bảo vệ này bao gồm từ phòng ngừa, giảm thiểu cho đến khắc phục hiệu quả các rủi ro trong cuộc sống. - Quá trình đổi mới hệ thống ASXH phải gắn với quá trình cải cách hành chính nhà nước trên cả 3 phương diện (1) thể thế về chính sách, (2) thể thế về tổ chức bộ máy và cán bộ , (3) thể chế về tài chính. - Quá trình đổi mới hệ thống ASXH phải lấy con người là trung tâm, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển xã hội của cả hệ thống. 3.4.3.2. Xác định cấu trúc hệ thống ASXH Cần xác định rõ các hợp phần, cấu trúc của hệ thống và các mối quan hệ, cũng như vai trò của từng hợp phần trong hệ thống. Cấu trúc của hệ thống an sinh nước ta trong giai đoạn tới bao gồm 4 hợp phần cơ bản sau: Chính sách, chương trình BHXH (bao gồm cả bảo hiểm thất nghiệp) Chính sách, chương trình BHYT Chính sách, chương trình TGXH bao gồm cả trợ giúp người nghèo Chính sách, chương trình TGXH đặc biệt Việc xác định hệ thống ASXH từ nhiều hợp phần thành chỉ có 4 hợp phần cơ bản không có nghĩa là giảm bớt các cấu phần của hệ thống, mà đây chỉ là sự sắp xếp lại cho phù hợp giữa các cấu phần của hệ thống. Các lĩnh vực về bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp mất việc làm ngắn đưa vào lĩnh vực BHXH. BHYT cần tách riêng thành hợp phần riêng đối với BHXH. Ghép hợp phần xoá đói giảm nghèo vào trợ giúp xã hội là vì trợ giúp người nghèo cũng là trợ giúp xã hội, bản thân việc trợ giúp người nghèo như cách làm hiện nay thông qua một số chính sách và chương trình giảm nghèo cũng chỉ là các chương trình, chính sách có tính chất ngắn hạn. Cùng với xác định về cấu trúc các hợp phần của hệ thống, cũng cần phải xác định được mối quan hệ của các chính sách thông qua các mức chuẩn tối thiểu của từng chế độ chính sách trong hệ thống ASXH hiện đại. Các hợp phần của hệ thống ASXH tuy có vai trò vị trí khác nhau, nhưng mỗi hợp phần có vai trò như một công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước. Sơ đồ 3.1. Hệ thống ASXH hiện đại Các chính sách, chương trình BHXH Chức năng Các chính sách, chương trình trợ giúp xã hội Phòng ngừa rủi ro Bảo vệ an toàn cho mọi thành viên xã hội Giảm thiểu rủi ro Các chính sách chương trình BHYT Các chính sách, chương trình trợ giúp đặc biệt Khắc phục rủi ro Thể chế luật pháp, chính sách Thể chế tài chính bền vũng Tổ chức bộ máy và cán bộ 3.4.3.3. Đổi mới hệ thống ASXH phải trên các nguyên tắc cơ bản bảo đảm tính bền vững của hệ thống ASXH - Hướng tới" bao phủ" mọi thành viên xã hội để bảo đảm an toàn cuộc sống cho họ khi có những biến cố rủi ro xẩy ra làm suy giảm về kinh tế hoặc làm mất khả năng bảo đảm về kinh tế. Việc hướng tới bao phủ tất cả thành viên xã hội phải bằng cả một hệ thống lưới an sinh khác nhau và cũng không phải lúc nào các thành viên xã hội cũng dùng đến tấm lưới chắn đó. Do vậy cần thiết lập hệ thống tiêu chí xác định đối tượng tham gia vào các hợp phần của hệ thống ASXH phù hợp và mỗi loại đối tượng có quyền lợi và trách nhiệm khác nhau. - Bất cứ một hệ thống ASXH nào hay một hợp phần nào đó của hệ thống ASXH cũng phải bảo đảm tính bền vững về tài chính. (nguồn thu/nguồn hình thành và chi). Vì vậy phải thiết lập hệ thống thể chế về tài chính cho phù hợp. Cơ chế tài chính phải được xây dựng trên nguyên tắc chia sẻ trách nhiệm xã hội, lấy số đông bù số ít như BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp. Trên thực tế không phải tất cả các hợp phần của hệ thống ASXH đảm bảo thu đủ bù chi mà có hợp phần do nhà nước thu thuế để chi. - Phải bảo đảm ổn định và bền vững, hợp lýa về hệ thống tổ chức và bộ máy. Hệ thống tổ chức bộ máy theo nghĩa rộng từ khâu thể chế chính sách, hệ thống quỹ, hệ thống cán bộ và các chính sách, chế độ đối với cán bộ làm việc trong hệ thống. Cấu trúc hợp lý của tổ chức còn phải bảo đảm khả năng giám sát đánh giá quá trình thực hiện của hệ thống một cách trung thực, khách quan làm cơ sở cho việc hoàn thiện hệ thống thể chế về chính sách, tài chính và tổ chức thực hiện. Nước ta ngoài hệ thống tổ chức BHXH, các hợp phần khác chưa có được bộ máy tổ chức hoàn chỉnh và chuyên thống nhất. Về lâu dài cần hình thành hệ thống tổ chức chung cho cả hệ thống ASXH. Hệ thống này có thể xây dựng trên cơ sở hệ thống tổ chức BHXH và hệ thống ngành LĐTBXH. - Nhà nước phải là người bảo trợ cho hệ thống ASXH hoạt động hiệu quả và đúng pháp luật. Bên cạnh việc thực hiện vai trò quản lý nhà nước đối với hệ thống ASXH, nhà nước còn đứng vai trò người thực hiện (trợ giúp đặc biệt, trợ giúp xã hội), người bảo trợ (BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp) khi hệ thống ASXH gặp rủi ro về tài chính. Trong nền kinh tế thị trường không phải chỉ có các cơ quan nhà nước tham gia hoạt động trong hệ thống ASXH mà cũng có các thành phần kinh tế khác tham gia. Vì vậy nhà nước không chỉ giữ vai trò quản lý mà cũng còn phải bảo trợ cho họ khi có những “rủi ro” đến với hệ thống ASXH, đặc biệt là BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp… Kết luận Chương 3 Từ những cơ sở khách quan về lý luận và thực tiễn chính sách TCXH và ASXH ở Chương 1 và phân tích chủ trương, thực trạng chính sách, các kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân ở Chương 2, Chương 3 đã khuyến nghị hệ thống các giải pháp để hoàn thiện hệ thống chính sách trợ cấp xã hội giai đoạn 2006- 2010. Đã khuyến nghị về định hướng hoàn thiện chính sách TCXH. Việc hoàn thiện chính sách giai đoạn 2006- 2010 cần dựa trên cơ sở điều kiện kinh tế xã hội của đất nước, những chủ trương lớn của Đảng và nhà nước và đặc biệt phải đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Các giải pháp hoàn thiện chính sách được khuyến nghị cả về cơ sở đổi mới chế độ, phương pháp xác định mức trợ cấp cho từng đối tượng. Cũng đã khuyến nghị các mức trợ cấp cho các nhóm đối tượng năm 2006, 2008 và 2010 Đây là kết quả quan trọng của nghiên cứu, đóng góp cơ sở lý luận và thực tiễn cho định hướng nâng mức TCXH trong giai đoạn 2006- 2010. Cùng với những đổi mới về chế độ chính sách thì cơ chế tài chính, hệ thống tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện cũng được kiến nghị chi tiết. Giải pháp quan trọng để thực hiện tốt hệ thống chính sách là cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, theo dõi giám sát, đổi mới cơ chế tài chính và hoàn thiện hệ thống văn bản luật pháp. Đối với hệ thống ASXH cần có sự đổi mới về nhận thức, cấu trúc lại hệ thống cho phù hợp và đảm bảo thực hiện đủ các chức năng phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro. Việc hoàn thiện hệ thống ASXH cần có bước đi cụ thể theo các định hướng (1) Hoàn thiện thể chế chính sách, (2) hoàn thiện thể chế tài chính và hoàn thiện nâng cấp bộ máy, (3) thể chế tổ chức thực hiện. Có làm được như vậy thì mới có thể đổi mới cả hệ thống ASXH hoạt động có hiệu quả và phát huy tốt chức năng được. Kết luận Chính sách trợ cấp xã hội được đánh giá là một trong những nội dung chính sách quan trọng trong hệ thống ASXH, nó đồng thời thực hiện cả 3 chức năng là phóng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro. Tuy nhiên, chức năng chính là khắc phục rủi ro. Trong những năm qua hệ thống chính sách này được nghiên cứu hoàn thiện, đổi mới song song cùng với hệ thống các chính sách phát triển kinh tế. Do có nhiều nguyên nhân như đối tượng xã hội đông, kinh tế nghèo, ngân sách còn hạn chế, nước ta lại đang trong thời kỳ đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, cơ chế quản lý các chính sách xã hội nên việc ban hành và thực hiện các chế độ TCXH còn những bất cập và thiếu sót nhất định. Trong giai đoàn 2006- 2010 cần thiết phải hoàn thiện hệ thống chinh sách này. Việc hoàn thiện phải được xác định rõ trong các quan điểm chỉ đạo và tiến hành ngay từ các khâu nghiên cứu đổi mới về phương pháp tiếp cận tính toán các chế độ chính sách cho đến việc xây dựng hệ thống tổ chức thực hiện cho phù hợp. Việc hoàn thiện cần đặt trong bối cảnh xây dựng hệ thống an sinh xã hội hiện đại thực hiện tốt các chức năng làm trụ cột song song với trụ cột phát triển kinh tế./. Hà Nôi, tháng 4 năm 2006. Tài liệu tham khảo I. Danh mục tài liệu tham khảo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2005), Báo cáo tổng kết công tác BTXH năm 2004, phương hướng nhiệm vụ năm 2005 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2004), Kết quả điều tra xây dựng chuẩn nghèo, ở Bắc Giang, Hà Tây và Yên Bái. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2005), Số Liệu thống kê lao động – việc làm ở Việt Nam; Nxb Lao động – Xã hội. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2002), Chỉ tiêu – Số liệu về công tác Bảo trợ xã hội năm 2002. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2002), Chỉ tiêu – Số liệu về công tác Bảo trợ xã hội năm 2001. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2001), Chỉ tiêu – Số liệu về công tác Bảo trợ xã hội năm 2000. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2000), Chỉ tiêu – Số liệu về công tác Bảo trợ xã hội năm 1999. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (1999), Chỉ tiêu – Số liệu về công tác Bảo trợ xã hội năm 1998. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2004), Hệ thống văn bản về Bảo trợ xã hội và xoá đói giảm nghèo; Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội – 2004. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2001); Số liệu thống kê lao động – thường binh và xã hội ở Việt Nam 1996 – 2000. Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội – 2001. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2005); Dự thảo chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo 2006 – 2010, Hà Nội – 2005. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và UNDP (2004); Đánh giá và lập kế hoạch cho tương lai; NXB Lao động- xã hội. Hồ Chí Minh toàn tập (1995) –NXB sự thật, Hà Nội năm 1995, tập 4 Patricia Justino (2004), Khuôn khổ xây dựng hệ thống tổng thể quốc gia về an ninh xã hội ở Việt Nam. Tổng cục Thống kê (2005); Báo cáo điều tra mức sống dân cư Việt Nam 2003 – 2004. Trần Thị Thanh Thanh (2003), Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em trong thời kỳ mới một số vấn đề lý luận và thực tiễn, UBDSGĐTE-2003. II. Danh mục văn bản tham khảo Pháp lệnh người cao tuổi, số 23/2000/PLUBTVQH10, ngày 28/4/2000 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Pháp lệnh về Người tàn tật, số 06/1998/PL-UBTVQH10, ngày 30/7/1998 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội Quyết định 313/2005/QĐ-TTg, ngày 02/12/2005 về một số chế độ đối với người nhiễm HIV/AIDS và những người trực tiếp quản lý, điều trị chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước. Quyết định 170/2005/QĐ-TTg, ngày 8/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 Thông tư 36/2005/TT-BLĐTBXH, ngày 26 tháng 12 năm 2005 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 30/2002/NĐ-CP ngày 26/3/2002 và Nghị định số 120/2003/NĐ-CP ngày 20/10/2003 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Người cao tuổi. Thông tư số 13/2000/TT-BLĐTBXH, ngày 12/5/2000 của Bộ LĐTBXH về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 55/1999/NĐ-Chính phủ, ngày 10/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh về người tàn tật Thông tư số 18/2000/TT-BLĐTBXH, ngày 28/7/2000 của Bộ LĐTBXH, về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 07/2000/NĐ-CP ngày 9/3/2000 của Chính phủ, về chính sách cứu trợ xã hội Phụ lục __________ Hộp 1. Định nghĩa cụ thể về đối tượng xã hội 1. Người cao tuổi: Người cao tuổi là công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên Theo quy định tại Điều 1, Pháp lệnh người cao tuổi, số 23/2000/PLUBTVQH10, ngày 28/4/2000 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội . 2. Người tàn tật: Người tàn tật không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn Theo quy định tại Điều 1, Pháp lệnh về Người tàn tật, số 06/1998/PL-UBTVQH10, ngày 30/7/1998 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội . 3. Người lang thang xin ăn: Là người tự mình rời bỏ gia đình, quê hương, bản quán để đi lang thang kiếm sống bằng cách xin ăn. 4. Trẻ em đặc biệt khó khăn: Trẻ em ĐBKK là khái niệm có ngoại diên rộng dùng để chỉ những trẻ em từ 16 tuổi trở xuống có những hoàn cảnh éo le, bất hạnh, chịu sự thiệt thòi về tinh thần và thể chất, khó có cơ hội thực hiện quyền cơ bản của trẻ em và hoà nhập cộng đồng, nếu không có sự trợ giúp tích cực của gia đình, cộng đồng và nhà nước. Cụ thể có 8 nhóm sau đây: TEMC, TETT, trẻ em lang thang, trẻ em nghiện ma tuý, trẻ em bị xâm hại tình dục, lao động trẻ em, trẻ em làm trái pháp luật, trẻ em nghèo, trẻ em bị ảnh hưởng hay bị các bệnh hiểm nghèo như nhiễm HIV/AIDS… Trần Thị Thanh Thanh, Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em trong thời kỳ mới một số vấn đề lý luận và thực tiễn, UBDSGĐTE-2003, tr.36 5. Người bị nhiễm HIV/AIDS: Người nhiễm HIV/AIDS sống tại cộng đồng, do xã, phường quản lý, không còn khả năng lao động, không có nguồn thu nhập, thuộc hộ gia đình nghèo quy định tại Quyết định 170/2005/QĐ-TTg, ngày 8 tháng 7 năm 205 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006- 2010 Theo quy định tại khoản 3 điều, Quyết định 313/2005/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2005 về một số chế độ đối với người nhiễm HIV/AIDS và những người trực tiếp quản lý, điều trị chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước . (Nguồn: Tổng hợp từ các văn bản hiện hành) Hộp 2. Quy định hiện hành về đối tượng trợ cấp xã hội cộng đồng 1. Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa Theo quy định tại Mục 2, Điểm I, phần A của thông tư 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 7 năm 2000 của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội a/ Người tủ đủ 60 tuổi trở lên sống độc thân không có con (con đẻ hoặc con nuôi hợp pháp); không có cháu ruột và người thân thích cưu mang để nương tựa, không có nguồn thu nhập. b/ Người từ đủ 60 tuổi trở lên tuy còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con đẻ, con nuôi hợp pháp, cháu ruột thịt và người thân thích nương tựa; không có nguồn thu nhập. Trường hợp người cao tuổi nêu tại điểm a, b nói trên tuy có con, cháu và người thân thích để nương tựa, nhưng con cháu và người thân thích không đủ khả năng để nuôi dưỡng (như gia đình thuộc diện nghèo, bản thân con, cháu và người thân thích dưới 16 tuổi hoặc trên 60 tuổi, đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại, hoặc bị tàn tật nặng) cũng được xem xét hưởng TCXH. 2. Người cao tuổi trên 90 tuổi không có lương hưu và các khoản TCXH khác Theo quy định tại thông tư 36/2005/TT-BLĐTBXH, ngày 26 tháng 12 năm 2005 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 30/2002/NĐ-CP, ngày 26/3/2002 và Nghị định số 120/2003/NĐ-CP, ngày 20/10/2003 của Chính phủ về quy định và hướng dẫn thi hành một số Điều của Pháp lệnh Người cao tuổi thì: Người cao tuổi trên 90 tuổi không có lương hưu, không được các TCXH khác được hưởng TCXH hàng tháng từ ngân sách địa phương. 3. Người cao tuổi là người tàn tật thuộc diện hộ nghèo Theo Quy định tại thông tư 36 /2005/TT-BLĐTBXH, ngày 26 tháng 12 năm 2005 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 30/2002/NĐ-CP ngày 26/3/2002 và Nghị định số 120/2003/NĐ-CP ngày 20/10/2003 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Người cao tuổi thì người cao tuổi trên 60 tuổi thuộc diện hộ nghèo theo quy định hiện hành của Nhà nước thuộc diện được hưởng TCXH tại cộng đồng. 4. Người tàn tât nặng Người tàn tật thuộc diện TCXH phải có đủ 3 điều kiện như sau Theo quy định tại Khoản 1, Phân I của thông tư số 13/2000/TT-BLĐTBXH ngày 12/5/2000 của Bộ LĐTBXH về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định55/1999/NĐ-CP ngày 10/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thui hành một số điều của Pháp lệnh về người tàn tật. : a/ Không có khả năng lao động b/ Không có nguồn thu nhập để đảm bảo đời sống. Trong trường hợp có thu nhập nhưng vẫn thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn mực do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố áp dụng cho từng thời kỳ. c/ Không còn người thân thích để nuôi dưỡng như cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi hợp pháp; vợ, chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp. Trong trường hợp người tàn tật quy định tại điểm a và b còn người thân thích, nhưng người thân thích dưới dưới 16 tuổi, hoặc từ 60 tuổi trở lên, gia đình thuộc diện nghèo cũng được xem xét hưởng TCXH. 5. Trẻ em mô côi Cũng theo quy định tại điểm 1, mục I, phần A, thông tư số 18/2000/TT-BLĐTBXH, ngày 28 tháng 7 năm 2000 của Bộ LĐTBXH, về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 07/2000/NĐ-CP ngày 9 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ, về chính sách cứu trợ xã hội, quy định cụ thể đối tượng TCXH là TEMC như sau Theo quy định tại Điểm 1, Mục I, phần A, thông tư số 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 7 năm 2000 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 07/2000/NĐ-CP ngày 9 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội. : a/ Trẻ em dưới 16 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn nuôi dưỡng và không còn người thân thích ruột thịt (ông, bà nội ngoại; bố mẹ nuôi hợp pháp, anh, chị) để nương tựa. b/ Trẻ em dưới 16 tuổi chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại (mẹ hoặc cha) mất tích theo quy định tại Điều 88 của Bộ Luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của Pháp luật (như tàn tật nặng, đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam), không có nguồn nuôi dưỡng và không có người thân thích để nương lựa. Trường hợp TEMC nêu tại điểm a và b nói trên tuy còn người thân thích, nhưng người thân thích không đủ khả nặng để nuôi dưỡng (người thân thích dưới 16 tuổi hoặc trên 60 tuổi hoặc bị tàn tật năng, đang trong thời gian thi hành án phạt tù tại trại giam, gia đình thuộc diện hộ nghèo cũng được xem xét hưởng TCXH. 6. Người bị nhiễm HIV/AIDS Theo quy định tại khoản 3 điều 1, Quyết định 313/2005/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 12 năm 2005 về một số chế độ đối với người nhiễm HIV/AIDS và những người trực tiếp quản lý, điều trị chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước thì người thuộc diện TCXH là: "Người nhiễm HIV/AIDS sống tại cộng đồng, do xã, phường quản lý, không còn khả năng lao động, không có nguồn thu nhập, thuộc hộ gia đình nghèo quy định tại Quyết định 170/2005/QĐ-TTg, ngày 8/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 được hưởng CTXH do xã, phường quản lý’’ Theo quy định tại khoản 3 điều, Quyết định 313/2005/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2005 về một số chế độ đối với người nhiễm HIV/AIDS và những người trực tiếp quản lý, điều trị chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước. . (Nguồn: Tổng hợp từ các văn bản chính sách) Bảng 1. Tổng dân số năm 1980, 1989 và 1999 Chỉ tiêu Dân số (1000 người) Thay đổi trong giai đoạn 1989 - 1999 1980 1989 1999 Tốc độ tăng Số lượng 1. Tổng dân số (1000 người) 53.700 64.376 76.323 1,7% 11.947 2. Dân số theo khu vực - Dân số thành thị (1000 người) 12.919 18.077 3,4% 5.158 % thành thị (%) 20,0 24,0 - Dân số nông thôn (1000 người) 51.457 58.246 1,2% 6.789 % nông thôn (%) 80,00 76,00 3. Tổng số hộ (1000 hộ) 13.400 16.662 2,2% – tỷ lệ tăng bình quân năm 4. Quy mô hộ gia đình (người/hộ) 4,8 4,6 (4,4 trong năm 2002) (Nguồn: Tổng hợp từ điều tra dân số của Tổng cục thống kê) Biểu 2. Cơ cấu dân số theo các nhóm tuổi năm 1989, 1999, 2002 Nhóm tuổi 1989 1999 2002 Tổng (1000 người) Tỷ lệ (%) Tổng (1000 người) Tỷ lệ (%) Tổng (1000 người) Tỷ lệ (%) 0-4 8.892 14,0 7.173 7,0 5-14 15.896 25,0 18.100 23,0 15-24 13.295 21,0 15.147 18,0 25-44 15.909 25,0 22.739 30,0 45-59 5.804 9,0 7.028 11,0 60+ 4.580 7,0 6.136 10,0 Tổng số 64.376 100,0 76.323 100,0 100,0 (Nguồn: Tổng điều tra dân số năm 1999; Điều tra dân số và nhà ở 2002; UNDP, 2003; WB, 2004 Biểu đồ 1. Tỷ lệ biết chữ theo độ tuổi năm 1999 (Nguồn: Điều tra dân số năm 1999 của Tổng cục thống kê) Bảng 3 . Nghèo đói và bất bình đẳng Chỉ tiêu 1993 1998 2002 1. Tỷ lệ nghèo đói chung Thành thị Nông thôn Dân tộc thiểu số 58,1 25,1 66,4 86,4 37,4 9,2 45,5 75,2 28,9 6,6 35,6 69,3 2. Tỷ lệ nghèo đói lương thực Thành thị Nông thôn Dân tộc thiểu số 24,9 7,9 29,1 52,0 15,0 2,5 18,6 41,8 10,9 1,9 13,6 41,5 3. Khoảng cách nghèo đói Thành thị Nông thôn Dân tộc thiểu số 18,5 6,4 21,5 34,7 9,5 1,7 11,8 24,2 6,9 1,3 8,7 22,8 4. Bất bình đẳng - Tỷ số (chi tiêu) giàu nhất/ nghèo nhất 4,97 5,49 6,03 - Hệ số Gini (chi tiêu bình quân đầu người) 0,34 0,35 0,37 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Biểu đồ 2 . Thiệt hại nhà ở do thiên tai giai đoạn 1997-2004 (Nguồn: Vụ Bảo trọ xã hội, Bộ LĐTBXH) Biểu đồ 3 . Thiệt hại hoa màu do thiên tai giai đoạn 1997-2004 Đơn vị: 1.000 ha Biểu đồ 4. Tổng thiệt hại do thiên tai giai đoạn 1997-2004 Đơn vị: tỷ đồng (Nguồn: Bộ LĐTBXH) Biểu đồ 4 . Số người cao tuổi và tỷ lệ người cao tuổi (Nguồn: Vụ Bảo trợ xã hội, Bộ LĐTBXH) Biểu đồ . Cơ cấu độ tuổi của người tàn tật (Nguồn: Kết quả khảo sát người tàn tật năm 2005 của Bộ LĐTBXH) Biểu đồ 7. Tỷ lệ dạng tật của người tàn tật Đơn vị: % (Nguồn: Khảo sát người tàn tật năm 2005, Bộ LĐTBXH) Biểu đồ 8. Nguyên nhân dẫn đến tàn tật Đơn vị: % Nguồn: Báo cáo két quả khảo sát người tàn tật năm 2005 của Bộ LĐTBXH Bảng 4. Số lượng đối tượng được hưởng trợ cấp các năm Đơn vị: người Loại đối tượng 2.000 2.001 2.002 2.003 2.004 2.005 Tổng: 175.355 181.642 223.030 229.038 329.674 416.000 Người già cô đơn (bao gồm cả tàn tật nghèo) 70.570 67.543 72.995 76.964 103.097 110.000 Người cao tuổi trên 90 tuổi 26.133 70.000 TEMC 24.815 24.480 38.850 31.877 45.055 47.000 Người tàn tật 79.970 89.619 111.185 120.197 155.389 179.000 Người nhiễm HIV 10.000 Biều đồ 9. Tỷ lệ tăng đối tượng thụ hưởng và tỷ lệ tăng kinh phí so năm trước Đơn vị: % (Nguồn: ước tính của Bộ LĐTBXH) Biều đồ10. Kinh phí thực hiện TCXH giai đoạn vừa qua Đơn vị: Tỷ đồng (Nguồn: Số liệu ước tính từ số đối tượng được hưởng và mức trợ cấp của các tỉnh) Biểu đồ 11. Mức TCXH và mức thu nhập BQ/người/tháng của nhóm 20% hộ có thu nhập thấp nhất (Nguồn: Tổng cụ thống kê và Bộ LĐTBXH) Bảng 12. Tỷ lệ nghèo đói 2000 – 2004 (theo chuẩn 2001 - 2005) Tỷ lệ hộ nghèo năm 2000 (%) Số hộ nghèo 2004 (hộ) Tỷ lệ hộ nghèo 2004 (%) 2004 so với 2000 giảm (%) 1. Đông Bắc 22,35 179.872 10,36 11,99 2. Tây Bắc 33,96 81.986 14,88 19,08 3. ĐB sông Hồng 9,76 289.647 6,13 3,63 4. BắcTrung Bộ 25,64 302.431 13,23 12,41 5. DH nam Trung Bộ 22,34 164.289 9,56 12,78 6. Tây Nguyên 24,90 111.508 11,03 13,87 7. Đông Nam Bộ 8,88 58.222 2,25 6,63 8. ĐB sông Cửu Long 14,18 228.047 7,40 6,78 Toàn quốc 17,18 1.416.002 8,00 9,18 Bảng 6 . Đối tượng và mức trợ cấp cộng đồng và trung tâm bảo trợ xã hội Văn bản Đối tượng trợ cấp Mức trung tâm Mức trợ cấp (người/tháng) 1. Nghị định 236-HĐBT, ngày 10/9/1985 - Người già cô đơn - TEMC không nơi nương tựa - Người tàn tật nặng Không quy định 8-10 kg gạo 2. Nghị định 05/CP ngày 26/1/1994, về quy định tạm thời về mức lương tối thiểu đối với người đương nhiệm..., mức TCXH đối với đối tượng xã hội - Người già cô đơn - TEMC không nơi nương tựa - Người tàn tật nặng 84.000đồng Không quy định 3. QĐ 167/TTg ngày 8/4/1994 về sửa đổi, bổ sung một số chế độ trợ cấp đối với đối tượng cứu trợ xã hôi - Người già cô đơn - TEMC không nơi nương tựa - Người tàn tật nặng Không quy định 24.000đ (12kg gạo) Người tâm thần mãn tính 96.000đồng 4. Nghị định số 07/2000/NĐ-CP, về chính sách cứu trợ xã hội - Người già cô đơn - TEMC không nơi nương tựa - Người tàn tật nặng Tối thiểu 100.000đ tối thiểu 45.000đ - Trẻ em dưới 18 tháng tuổi nuôi dưỡng trung tâm 150.000đ 5. Nghị định 55/1999/NĐ-CP và TT 13/2000/TT-BLĐTBXH ngày 12/5/2000 Người tàn tật nặng không khả năng lao động và không nguồn nuôi dưỡng tổi thiểu 100.000đ tối thiểu 45.000đ - Người tâm thần mãn tính tối thiểu 115.000đ 6. QĐ 16/2004/QĐ-TTg ngày 5/2/2004 về trợ giúp đối với hộ gia đình có 2 người trở lên không tự phục vụ được do hậu quả chất độc hoá học của mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam - Hộ gia đình có 2 người không tự phục vụ được Không quy định 200.000 đồng/hộ - Hộ có 3 người không tự phục vụ được Không quy định 300.000đồng/hộ - Hộ có từ 4 người không tự phục vụ trở lên Không quy định 400.000đồng/hộ 7. Quyết định 38/2004/QĐ-TTg ngày 17/3/2004 về chính sách trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng TEMC và trẻ em bị bỏ rơi - TEMC trên 18 tháng tuổi 200.000đồng - Trẻ em dưới 18 tháng tuổi - 270.000 đồng 8. Nghị định 168/NĐ-CP - TEMC - Người cao tuổi - Người tàn tật 150.000đ/tháng thấp nhất 65.000đ - Người tâm thần mãn tính 165.000đ/tháng 65.000đ - Trẻ em dưới 18 tháng tuổi 210.000đ/tháng thấp nhất 65.000đ - Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS 210.000đ/tháng 65.000đ 9. Quyết định 313/2005/QĐ-TTg ngày 2/12/2005 - Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động 210.000đ/người 65.000đ - Trẻ em nhiễm HIV/AIDS 210.000đ 65.000đ - Trẻ em dưới 18 tháng tuổi 210.000đ 65.000đ (Nguồn: Tổng hợp từ các văn bản) Sơ đồ 1. Sơ đồ tổ chức thực hiện TCXH năm 2005 Bộ LĐTBXH (Vụ Bảo trợ xã hội) Chính phủ UBND cấp tỉnh UBND cấp xã UBND cấp huyện Cán bộ LĐTBXH Sở LĐTBXH (Phòng Bảo trợ xã hội) Phòng Nội vụ- LĐTBXH (Cán bộ phụ trách) Đối tượng xã hội, trợ câp xã hội Trưởng thôn Ghi chú: - Quản lý hành chính nhà nước: - Quản lý hướng dẫn chuyên môn: ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29324.doc
Tài liệu liên quan