Hoàn thiện công tác đấu thầu tại Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC

Tài liệu Hoàn thiện công tác đấu thầu tại Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC: DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNTT Công nghệ thông tin GĐ Giám đốc BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế GTGT Giá trị gia tăng BCVT Bưu chính viễn thông HSDT Hồ sơ dự thầu HSMT Hồ sơ mời thầu HSYC Hồ sơ yêu cầu TNHH Trách nhiệm hữu hạn LỜI MỞ ĐẦU Cùng với thời gian và sự phát triển của đất nước, nền kinh tế Việt Nam đã bước vào thời kỳ phát triển mới từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới với sự phát triển đa dạng của nhiều ngành nghề, sản phẩm mới. Viễn thông – CNTT là ... Ebook Hoàn thiện công tác đấu thầu tại Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC

doc76 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác đấu thầu tại Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một ngành mới chỉ xuất hiện và phát triển trong một vài năm gần đây nhưng nó hứa hẹn sẽ bùng nổ mạnh mẽ trong thập kỷ tới. Trên thị trường hiện nay, lĩnh vực viễn thông- CNTT có nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh mà Công ty phần mềm và truyền thông VASC là một địa chỉ đáng tin cậy. Từ nhiều năm nay Công ty đã là nhà cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng internet và di động có uy tín tại Việt Nam, Công ty luôn không ngừng sáng tạo để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ tiên tiến, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Để giành thắng lợi trong cạnh tranh, Công ty đã xây dựng những chiến lược, chính sách trong kinh doanh; đồng thời củng cố và hoàn thiện mạng lưới kinh doanh để quá trình kinh doanh và dịch vụ diễn ra một cách nhanh chóng. Tham vọng của Công ty là trở thành Công ty số 1 trong thị trường dịch vụ, nội dung cho di động, băng rộng và truyền hình. Để thực hiện tham vọng của mình Công ty thực hiện nhiều dự án đầu tư phát triển. Các dự án mà Công ty thực hiện đều là các dự án có vốn đầu tư lớn, có vai trò quan trọng trong sự phát triển của Công ty. Bên cạnh đó các dự án này còn đòi hỏi kỹ thuật cao, yêu cầu an toàn lao động được đặt lên hàng đầu. Do vậy tiến hành đấu thầu là nhu cầu tất yếu để đảm bảo chất lượng các dư án cũng như thời gian hoàn thành dự án, đồng thời góp phần tiết kiệm cho Công ty. Để đảm bảo mục tiêu là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì hoạt động đấu thầu cần tuân thủ các nguyên tắc công bằng, cạnh tranh, minh bạch và công khai. Với mục đích tìm ra những giải pháp nhằm phát huy những kết quả đạt được và hạn chế những tồn tại của công tác tổ chức đấu thầu tại Công ty, em lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác đấu thầu tại Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC”. Mục đích nghiên cứu của đề tài là: trên cơ sở phân tích thực trạng công tác đấu thầu tại Công ty trong 3 năm 2007- 2009 thấy được tồn tại để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đấu thầu tại Công ty Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo đề tài được trình bày trong 2 chương: Chương I: Thực trạng hoạt động đấu thầu tại Công ty phần mềm và truyền thông VASC giai đoạn 2007- 2009 Chương II: Một số giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu ở Công ty phần mềm và truyền thông VASC Với sự giúp đỡ của Ban giám đốc, cùng các thành viên trong Phòng kế hoạch và đầu tư và những hướng dẫn của thầy Phạm Văn Hùng – bộ môn Kinh tế đầu tư đã giúp em hoàn thành đề tài một cách thuận lợi nhất. Em xin trân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó. Tuy vậy, trong quá trình phân tích và đánh giá do còn có những thiếu sót về kinh nghiệm cũng như kiến thức nên chuyên đề nghiên cứu này còn nhiều hạn chế. Em mong được sự giúp đỡ đóng góp thêm của thầy cô để đề tài nghiên cứu được chính xác và có tính khoa học cao hơn Hà Nội ngày 10 tháng 05 năm 2010 Sinh viên thực hiện Phạm Nguyễn Ngọc CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÂU THẦU TẠI CÔNG TY PHẦN MỀM VÀ TRUYỀN THÔNG VASC GIAI ĐOẠN 2007- 2009 I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY PHẦN MỀM VÀ TRUYỀN THÔNG VASC 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Quá trình hình thành và phát triển Công ty phần mềm và truyền thông VASC Công ty phần mềm và truyền thông – VASC(VASC) được thành lập theo quyết định số 257/2000/QĐ-TCCB ngày 20/03/2000 của Tổng cục Bưu điện (với trên gọi ban đầu là Công ty phát triển Phần mềm VASC) Ngày 15/08/2001 trang thông tin Vasc Orient ra đời, tiền thân của Báo điện tử Vietnamnet sau này Ngày 17/10/2002 trung tâm M - Commerce được khai sinh, mở đầu một thời kỳ phát triển nở rộ của ngành thương mại trên di động 16/03/2003 thành lập Trung tâm phát triển phần mềm VASC Orient nay là Trung tâm giải pháp và phần mềm 29/08/2003 Công ty Phát triển phần mềm VASC được đổi tên thành Công ty phát triển Phần mềm và Truyền thông VASC 14/03/2007 Thành lập trung tâm IPTV 20/06/2008 Tách báo điện tử VietNamNet ra khỏi VASC và trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông 15/08/2008 Thành lập trung tâm truyền thông 17/04/2009 Thành lập trung tâm nội dung 08/08/2009 Khai trương chi nhánh miền Trung Tên và địa chỉ giao dịch của Công ty Tên Công ty: CÔNG TY PHẦN MỀM VÀ TRUYỀN THÔNG VASC Tên Công ty viết bằng tiếng nước ngoài: VASC SOFTWARE AND MEDIA COMPANY Tên Công ty viết tắt: VASC Lo go của Công ty Trụ sở chính: VASC building, số 33 Thái Hà, Quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam Tel: 84.437722728 Fax: 84.437722733 Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh Số 65 Trương Định, Quận 3, TP Hồ Chí Minh Tel: 84839308101 Fax: 84839308112 Chi nhánh tại TP Đà Nẵng: số 55 Lý Thường Kiệt, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Web: www.vasc.com.vn Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Công ty Cơ cấu tổ chức 2 .2 Nhiệm vụ của các phòng ban 2.2.1 Ban giám đốc ông Nguyễn Văn Hải: giám đốc ông Nguyễn Văn Thắng : phó GĐ – Trưởng chi nhánh TPHCM ông Nguyễn Văn Tấn: phó GĐ ông Huỳnh Ngọc Tuấn: phó GĐ Nhiệm vụ của ban GĐ: Phụ trách chung các hoạt động của Công ty Phụ trách các phòng, trung tâm, chi nhánh của Công ty Quyết định các chính sách và mục tiêu chất lượng của Công ty, Quyết định chiến lược kinh doanh, quy mô và phạm vi thị trường cũng như kế hoạch đầu tư và phát triển của Công ty Phê duyệt nội dung của các quy trình quản lý sản xuất, hệ thống quản lý chất lượng Huy động mọi nguồn lực đáp ứng nhu cầu xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và cam kết về chất lượng đối với khách hàng Trực tiếp chỉ đạo để triển khai áp dụng các quy trình của hệ thống quản lý chất lượng trong các bộ phận do mình phụ trách Khối quản lý Phòng tổ chức - hành chính Xác định và xây dựng các tiêu chuẩn chức danh trong Công ty, đồng thời, phòng sẽ xây dựng nội quy, thể chế, chế độ công tác của các bộ phận Xây dựng các định mức lao động, nghiên cứu chế độ tiền lương, tiền thưởng, tiền bồi dưỡng, lập kế hoạch nâng lương cũng như tiền thưởng của Công ty Quản lý nhân sự như lập hồ sơ theo hợp đồng lao động, xây dựng quy chế tuyển dụng, thực hiện chế độ BHXH, BHYT, chế độ phép, nghỉ việc, kỷ luật …hồ sơ lý lịch và giấy tờ văn thư… Phòng tài chính – kế toán Quản lý tài sản, tiền vốn, hàng hóa, kinh phí và các quỹ, tổng kết thu – chi tài chính, báo cáo quyết toán, nắm bắt tình hình kinh doanh của Công ty. Từ đó phòng sẽ lập kế hoạch tài chính và cung cấp thông tin cho các bộ phận trong và ngoài Công ty. Với nhiệm vụ chính như vậy, phòng kế toán tài chính sẽ tham mưu cho GĐ thực hiện chức năng quản lý tài chính, tổ chức thực hiện các chỉ tiêu về tài chính – kế toán. Đồng thời, phòng sẽ chịu trách nhiệm quan hệ với khách hàng, cơ quan thuế và một số cơ quan khác để thực hiện công tác tài chính – kế toán theo quy định của pháp luật. Phòng kế hoạch đầu tư Phòng có chức năng tham mưu giúp GĐ về công tác quản lý đầu tư của Công ty bao gồm: Lập, thẩm định và trình duyệt các dự án đầu tư của Công ty và các đơn vị trực thuộc, các dự án liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước. Theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các giai đoạn đầu tư đối với các dự án của Công ty và đơn vị trực thuộc. Chủ trì lập các dự án đấu thầu Lập kế hoạch, theo dõi, đánh giá và đưa ra các ý kiến, biện pháp để hoàn thiện và thực hiện đúng kế hoạch kinh doanh chung. Phòng kỹ thuật điều hành Phòng kỹ thuật điều hành chịu trách nhiệm một số vấn đề như: tham mưu về các lĩnh vực về kỹ thuật và điều hành mạng lưới cung cấp dịch vụ của Công ty, phụ trách các vấn đề kỹ thuật – công nghệ, quản lý công tác lập biện pháp thi công và tiến độ thi công, quản lý công tác chất lượng và nghiệm thu công trình dự án, quản lý công tác khoa học kỹ thuật và ứng dụng công nghệ,. Khối kỹ thuật- kinh doanh Trung tâm M- Commerce Trung tâm có nhiệm vụ chính là phát triển địch vụ giá trị gia tăng trên nền điện thoại di động và điện thoại cố định Trung tâm giải pháp phần mềm Trung tâm có nhiệm vụ chính là đưa ra các giải pháp kỹ thuật cho các báo điện tử, sản xuất và gia công phần mềm Trung tâm IPTV Trung tâm có nhiệm vụ là tổ chức và kinh doanh các dịch vụ IPTV Trung tâm truyền thông Trung tâm có một số nhiệm vụ chính sau: Truyền thông cho sản phảm dịch vụ và thương hiệu Tập đoàn Truyền thông cho các sản phẩm dịch vụ và hình ảnh của Công ty VASC Quản trị hệ thống quyền tác giả và các quyền có liên quan Triển khai dịch vụ truyền hình Trung tâm nội dung Trung tâm có nhiệm vụ chủ yếu sau: Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển và đảm bảo nội dung (contents) cho các dịch vụ của Công ty. Định hướng cho toàn bộ các dịch vụ cung cấp nội dung của Công ty phù hợp với xu hướng công nghệ, dịch vụ và nhu cầu của thị trường. Phát triển, hợp tác với các đối tác chiến lược trong và ngoài nước về nội dung. Thực hiện các hoạt động mua, bán, trao đổi để xây dựng kho dữ liệu tập trung (master contents) phục vụ sản xuất kinh doanh dịch vụ của Công ty. Chịu trách nhiệm đàm phán, mua bản quyền và giải quyết các vấn đề liên quan đến bản quyền nội dung. Tổ chức sản xuất và kinh doanh các loại nội dung cung cấp trên hệ thống dịch vụ của VASC và thị trường. Tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ truyền hình (MyTV) Tình hình sản xuất kinh doanh Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nội dung, viễn thông, CNTT, truyền thông và di động. Cụ thể, lĩnh vực hoạt động của Công ty bao gồm: Nghiên cứu, phát triển, sản xuất, gia công phần mềm Xuất khẩu, nhập khẩu và kinh doanh các sản phẩm phần mềm Tư vấn, thiết kế, cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin Hoạt động quảng cáo, nghiên cứu thị trường, marketing và quan hệ công chúng Sản xuất và kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng về viễn thông và công nghệ thông tin Đại lý cung cấp dịch vụ internet băng rộng và truyền thông đa phương tiện Xây dựng hạ tầng mạng truyền hình kỹ thuật số mặt đất, truyền hình cáp, hệ thống định vị toàn cầu và truyền hình vệ tinh Mua bán lắp đặt sửa chữa các thiệt bị mã hóa và thiết bị ăng ten thu vệ tinh, giải mã các chương trình truyền hình nước ngoài Sản xuất các chương trình truyền hình, thông tin thể thao, giải trí, ca nhạc, trò chơi truyền hình….(không bao gồm sản xuất phim) Tình hình chung của ngành Triển vọng chung của ngành Thị trường viễn thông toàn cầu năm 2009 đã tạo ra một dấu ấn lớn với doanh thu hơn 2 nghìn tỷ USD, dự báo trong thời gian tới các dịch vụ dữ liệu sẽ tiếp tục phát triển nhanh .Thị trường viễn thông của nước ta cũng nằm trong xu hướng phát triển đó. Tính đến hết năm 2009, theo số liệu thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, tổng số thuê bao điện thoại tại Việt Nam ước tính đạt 90 triệu thuê bao. Dân số Việt Nam tính đến hết năm 2007 ước tính khoảng 86,6 triệu người, GDP danh định khoảng 70 tỷ USD, GDP theo đầu người khoảng 809 USD, tăng trưởng GDP năm 2009 là 5,5 %. Tuổi trung bình của dân số Việt Nam rất trẻ, với khoảng 43% dân số trẻ hơn 20 tuổi và 76% trẻ hơn 40. Với cấu trúc này trong dân số trẻ của Việt Nam, nhu cầu cho các dịch vụ sáng tạo trẻ tăng rất nhanh . Theo số liệu mà các doanh nghiệp viễn thông công bố, cả nước đang có hơn 30 triệu thuê bao di động và khoảng 10 triệu thuê bao cố định, chiếm khoảng 60% dân số. Thị trường thông tin di động của Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ . Đặc biệt với sự tham gia đầu tư nước ngoài vào ngành thông tin di động Việt Nam trong thời gian tới, ngoài 6 nhà khai thác mạng hiện nay sẽ có thêm nhiều nhà khai thác mạng mới tham gia vào thị trường đầy hứa hẹn này. Thị trường điện thoại cố định của Việt Nam phát triển khá ổn định với mức tăng trưởng hàng năm đạt 43,5%. Dự báo sẽ có hơn 13 triệu thuê bao vào cuối năm 2010, mật độ điện thoại tăng lên 15%. Bức tranh tổng quát về thị trường điện thoại cố định và di động cũng như các đặc điểm kinh tế, xã hội cho thấy một thị trường to lớn của các dịch vụ viễn thông. Ngoài các dịch vụ Viễn thông cơ bản, sự phát triển mạnh mẽ và không ngừng của các dịch vụ GTGT cho thấy nhu cầu rất lớn của xã hội. Thuận lợi và khó khăn Khó khăn Thị trường Viễn thông đang dần bão hòa, các nhà khai thác dịch vụ viến thông đang chuyển dần sang hình thức cạch tranh bằng cung cấp các dịch vụ VAS Chi phí mua thông tin đầu vào ngày càng đắt đỏ do cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các nhà Cung cấp dịch vụ Yếu tố bản quyền nội dung thông tin ngày càng bị quản lý chặt chẽ đối với các Doanh nghiệp lớn làm ăn bài bản Vẫn tồn tại một số lượng lớn các doanh nghiệp nhỏ, tư nhân kinh doanh các dịch vụ tương tự không có bản quyền hợp pháp Công ty chưa tận dụng được thế mạnh của từng đơn vị trong ngành để phát huy sức mạnh tổng hợp Thuận lợi Thị trường Viễn thông Việt Nam hiện đang có 75 triệu thuê bao điện thoại, gần 2 triệu thuê bao internet ADSL. Đây là số lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ VAS trên nền dịch vụ di động vào internet là rất lớn và đang ngày càng gia tăng Các thiết bị đầu cuối ngày càng thông minh với được phát triển trên nền công nghệ cao tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ VAS tích hợp nhiều tính năng tiện ích VASC là doanh nghiệp hàng đầu và tiên phong trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ VAS với nhiều loại hình dịch vụ VASC hiện đang sở hữu một kho dữ liệu bản quyền lớn, đặc biệt là đang tiến hành triển khai mua bản quyền cho tập đoàn VNPT. Vì vậy khả năng cung cấp nội dung bản quyền nhanh chóng và vô cùng phong phú Đội ngũ nhân viên năng động có nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai các dịch vụ VAS, truyền thông, quảng bá sản phẩm Cơ sở hạ tầng cũng như hệ thống phần mềm ổn định có tính bảo mật cao Có mối quan hệ hợp tác với nhiều nhà cung cấp dịch vụ nội dung trong và ngoài nước Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 3.3.1 Vốn và nguồn vốn qua các năm Bảng 1:Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Đơn vị: Triệu đồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Vay ngắn hạn 60.743 64.678 66.117 Vay dài hạn 8.796 6.507 7.796 Vốn chủ sỡ hữu 12.796 14.097 14.873 Tổng 82.336 85.281 88.786 (Nguồn: phòng kế toán) Tổng nguồn vốn của Công ty liên tục tăng trong các năm qua với mức tăng lớn nhất là 10%. Bên cạnh đó qui mô vốn chủ sở hữu tăng nhanh . Cơ cấu vốn với tỷ trọng vốn chủ sở hữu lớn sẽ đảm bảo các chính sách phát triển của Công ty không bị ảnh hưởng nhiều của bên ngoài, giảm áp lực vay nợ. Tuy nhiện vay nợ cũng tạo nên đòn bẩy kinh tế giúp doanh nghiệp làm ăn có lãi và hiệu quả. Do đó, một cơ cấu vốn vay nợ và vốn chủ sở hữu hợp lý sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời đảm bảo tính chủ động trong hoạt động. Cơ cấu vốn vay của Công ty chủ yếu là vốn vay ngắn hạn chiếm tới gần 90% vốn vay nợ và khoảng 78% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn Công ty được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó các khoản vay ngắn hạn là nguồn tài trợ chủ yếu cho các hoạt động của Công ty. Để mở rộng quy môn đầu tư, Công ty cũng cố gắng huy động từ nhiều nguồn khác nhau trong đó việc vay ngân hàng là phổ biến. Bảng 2: Tình hình trích lập các quỹ năm 2008 của Công ty như sau: Trích lập các quỹ Tỷ lệ trích lập(%) Quỹ dự trữ bắt buộc 10 Quỹ đầu tư phát triển 7 Quỹ khen thưởng phúc lợi 6 ( Nguồn: phòng kế toán) 3.3.2.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Viễn thông, kinh doanh các dịch vụ GTGT nên doanh thu phần lớn của Công ty có được từ các dịch vụ chủ lực, các dịch vụ truyền thông và dịch vụ mới phát triển đều có mức tăng trưởng doanh thu ổn định cụ thể như bảng sau: Bảng 3: Doanh thu từ các dịch vụ của Công ty Đơn vị: Triệu đồng STT DÞch vô 2008 2009 1 DÞch vô SMS 185.123 107.330 C¸c øng dông giµnh cho di ®éng 19.900 12.000 C¸c dÞch vô tiÖn Ých 10.390 6.500 Chïm dÞch vô h×nh ¶nh, nh¹c 87.923 59.780 Chïm dÞch vô th«ng tin 59.410 27.050 C¸c dÞch vô kh¸c 7.500 2.000 2 DÞch vô DSL 6.625 5.200 3 DÞch vô GTGT trªn Internet 8.558 8.800 5 DÞch vô ph¸t triÓn trªn b¨ng th«ng réng 38.360 6 Ph¸t hµnh Echip, Echip Mobile 8.500 - 7 DÞch vô tho¹i 900 - 8 DÞch vô b¶n quyÒn 3.000 10 NghiÖp vô 1.800 11 PhÇn mÒm 1.000 12 Hç trî kü thuËt 1.815 13 C¸c dÞch vô kh¸c 30.660 13 Chïm dÞch vô VAS 22.220 2 friends 4.994 Funring 3.857 Liveinfo 1.482 Background music 769 Push mail 3.378 Dịch vụ khác 7.740 14 Quảng cáo trên VNN 5.640 Tæng 215.345,3 220.185 (Nguồn: Phòng kế toán) Như vậy, theo bảng doanh thu các dịch vụ của Công ty trong 2 năm vừa qua ta thấy trong năm 2009 doanh thu phần lớn có được từ các dịch vụ chủ lực của VASC, các dịch vụ truyền thông và dịch vụ phát mới phát triển đều có mức tăng trưởng doanh thu ổn định, trong đó chùm dịch vụ GTGT trên mạng di động với điển hình là dịch vụ Infoplus với mức tăng trưởng bình quân đạt gần 90% tháng. Trong năm 2009 VASC phát triển thêm nhiều dịch vụ mới và không đầu tư vào một số những dịch vụ không còn phù hợp với chiến lược phát triển của mình do đó trong bảng ta thấy tốc độ tăng trưởng của một vài dịch vụ là số âm và mức tăng trưởng tuyệt đối với các dịch vụ mới Bảng 4: Doanh thu của Công ty giai đoạn 2003-2009 Đơn vị: triệu đồng Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Doanh thu ( tỷ đồng) 44,5 93,17 144 182 201 215,34 220,19 Tốc độ tăng trưởng ( %) 109,37 54,56 26,39 10,44 7,13 2,25 (Nguồn: tổng hợp phòng kế toán của Công ty) Đồ thị 1: biểu đồ tăng trưởng doanh thu của VASC (2003-2009) Có thể thấy doanh thu của Công ty tăng liên tục qua các năm, nếu như năm 2003 doanh thu chỉ đạt 44,5 tỷ đồng thì năm sau 2004 doanh thu đã tăng gấp đôi đạt 93,17 tỷ đồng và cho đến năm 2009 doanh thu đạt được khoảng 220 tỷ đồng gấp 5 lần so với năm 2003. Mặc dù doanh thu của Công ty tăng nhanh trong giai đoạn 2003- 2009 nhưng tốc độ tăng trưởng của doanh thu lại có chiều hướng đi xuống. Sở dĩ như vậy là do trong những năm đầu thì lĩnh vực kinh doanh của Công ty còn mới mẻ là các dịch vụ đầu tiên xuất hiện trên thị trường Việt Nam cộng với thị trường tiềm năng giai đoạn đấy là rất lớn. Nên trong giai đoạn đầu tốc tộ tăng trưởng doanh thu là tương đối lớn. 3 năm gần đây trong bối cảnh nền công nghệ và thương mại phát triển như hiện nay, các doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông không thể đơn lẻ tồn tại mà không gặp phải những khó khăn. Giải pháp duy nhất để vượt qua khó khăn này là các doanh nghiệp cùng nhau chia sẻ các tiềm lực kinh tế, tạo ra các mô hình hợp tác kinh doanh hiệu quả. Như vậy doanh thu của Công ty sẽ được chia sẻ cho các doanh nghiệp cùng hợp tác điều đó làm cho doanh thu của Công ty không giữ được tốc độ tăng trưởng cao như thời kỳ đầu. Nhưng có thể nói đó là quy luật khách quan trong kinh doanh nên đó là điều không có gì đáng lo ngại. Tính cho đến năm 2007 thì thị phần của dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông của VASC vẫn đạt 60%. Bảng 5: tình hình sản xuất kinh doanh của VASC giai đoạn 2007-2009 Đơn vị: triệu đồng Năm 2007 2008 2009 Doanh thu 197368,5 215345 220185 Chi phí 177381,22 203253,16 215816 Lợi nhuận trước thuế 19987,28 12091,96 4369 Thuế 4996,82 3022,96 1092,25 Lợi nhuận sau thuế 14990,46 9068,88 3276,75 (Nguồn: tổng hợp từ phòng kế toán) Theo bảng 5 ta thấy doanh thu của Công ty tăng liên tục trong 3 năm gần đây song do nhu cầu phát triển của mình Công ty có đầu tư phát triển dịch vụ, sản phẩm mới nên chi phí cho 3 năm cũng vì thế mà tăng cao. Hiển nhiên là lợi nhuận của Công ty sẽ giảm kéo theo lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng giảm. So năm 2008 với năm 2009 thì lợi nhuận sụt giảm mạnh là do ảnh hưởng của của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho giá nguyên vật liệu tăng cao dẫn đến chi phí mua các đầu vào của Công ty cũng tăng. 3.4. Tình hình lao động và công tác đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực Hiện nay, VASC sở hữu hơn 300 nhân sự với trình độ chuyên môn vững vàng, năng động và tâm huyết với định hướng phát triển của Công ty. 95% cán bộ công nhân viên của VASC đã tốt nghiệp đại học và trên đại học trong và ngoài nước. Với chiến lược phát triển lâu dài của Công ty là lấy con người là yếu tố cơ bản, sự năng động và sáng tạo là động lực phát triển và sự thỏa mãn của khách hàng là nhân tố quyết định, VASC cam kết tạo mọi điều kiện tốt nhất để cán bộ công nhân viên có cơ hội làm việc trong môi trường năng động, sáng tạo, phát huy được mọi khả năng của bản thân Bảng 6: Tình hình nguồn nhân lực của Công ty giai đoạn 2007-2009 Năm 2007 2008 2009 Tổng nhân lực ( người) 305 314 341 Tổng quỹ lương ( triệu đồng ) 22100 28500 30344 Mức lương bình quân/ người ( triệu đồng ) 6,04 7,56 7,42 (Nguồn: phòng kế toán) Như vậy nguồn nhân lực của Công ty gia tăng theo các năm để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên cạch việc gia tăng về số lượng nguồn lao động Công ty cũng hết sức chú trọng đến việc đào tạo chất lượng cho nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như ý thức nghề nghiệp của cán bộ công nhân viên trong Công ty. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2007-2009 1. Hoạt động đấu thầu mua sắm thiết bị của Công ty phần mềm và truyền thông VASC 1.1 Nội dung cơ bản của hoạt động đấu thầu tại Công ty Công ty là đơn vị hạch toán độc lập thuộc Tập đoàn bưu chính Viễn thông- là Tập đoàn Doanh nghiệp Nhà nước nên mọi hoạt động đấu thầu của Công ty đều được thực hiện theo đúng quy định Luật đấu thầu, Nghị định của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật xây dựng, đúng quy định và hướng dẫn của Tập đoàn BCVT Việt Nam nhằm đảm bảo chất lượng, giá cả vật tư, thiết bị sản xuất kinh doanh và các dự án phát triển của Công ty. Các hình thức đấu thầu Công ty lựa chọn các hình thức đấu thầu theo quy định của luật đấu thầu, nghĩa là Công ty áp dụng cả 6 hình thức đấu thầu song do tính chất công việc mua sắm nên Công ty chủ yếu áp dụng 3 hình thức đó là: Đấu thầu cạnh tranh rộng rãi Đây là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu. Hình thức đấu thầu này có ưu điểm nổi bật là tính cạnh tranh trong đấu thầu cao, hạn chế tiêu cực trong đấu thầu, kích thích các nhà thầu phải nâng cao năng lực cạnh tranh, mang lại hiệu quả cao cho dự án. Chào hàng cạnh tranh Hình thức này áp dụng cho những gói thầu mua sắm hàng hóa có giá trị dưới 2 tỷ đồng. Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 chào hành của 3 nhà thầu khác nhau trên cơ sở yêu cầu chào hàng của Bên mời thầu. Việc gửi chào hàng có thể được thực hiện bằng cách gửi trực tiếp, bằng fax, bằng đường bưu điện hoặc bằng các phương tiện khác. Gói thầu áp dụng hình thức này thường có sản phẩm cụ thể, đơn vị trúng thầu thường là đơn vị đưa ra giá có giá trị thấp nhất, không thương thảo về giá. Chỉ định thầu Là hình thức đấu thầu bên mời thầu lựa chọn một nhà thầu để thực hiện gói thầu Phương thức thực hiện đấu thầu Qua phân tích thực trạng đấu thầu của Công ty trong các năm qua, ta thấy số lượng các gói thầu mua sắm hàng hóa trang thiết bị máy móc chiếm số lớn. Xuất phát từ đặc điểm này của các gói thầu mua sắm hàng hóa, thiết bị trong các cuộc đấu thầu rộng rãi và chào hàng cạnh tranh Công ty thường lựa chọn phương thức thực hiện đấu thầu 2 túi hồ sơ: nhà thầu nộp đề xuất tài chính và đề xuất kỹ thuật trong 2 túi hồ sơ riêng biệt. Hình thức hợp đồng Hình thức hợp đồng được Công ty lựa chọn, đặt ra với các nhà dự thầu trong hồ sơ mời thầu của mỗi gói thầu là hợp đồng trọn gói không điều chỉnh giá. Với hình thức hợp đồng này, khi một nhà thầu được lựa chọn là nhà thầu trúng thầu thì nhà thầu có trách nhiệm với Công ty trong việc lắp ráp, hướng dẫn sử dụng và có trách nhiệm trong việc thực hiện chế độ bảo hành với các chủng loại hàng hóa do mình cung cấp. 1.1.4 Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu và lựa chọn nhà thầu. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu và lựa chọn nhà thầu tư vấn Công ty sử dụng phương pháp dựa trên cơ sở và chất lượng hợp lý để lựa chọn nhà thầu tư vấn. Cụ thể: - Đánh giá đề xuất kĩ thuật - Đánh giá đề xuất tài chính: Tất cả các đề xuất tài chính của các nhà thầu đạt đề xuất kĩ thuật đều được Công ty xem xét và đánh giá bằng cách cho điểm - Đánh giá tổng hợp và xếp hạng nhà thầu Điểm tổng hợp của các hồ sơ dự thầu được xây dựng trên cơ sở kết hợp điểm kĩ thuật và điểm tài chính của từng hồ sơ. Tỷ trọng về điểm tài chính không quá 30% và điểm kĩ thuật không nhỏ hơn 70%. Điểm tổng hợp được tính theo công thức sau: Điểm tổng hợp = Điểm kĩ thuật * a + Điểm tài chính *b Trong đó : a,b là tỉ trọng điểm tài chính và kĩ thuật trong điểm tổng hợp, a+ b = 100%) Nhà thầu nào có điểm tổng hợp cao nhất thì sẽ được lựa chọn. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu và lựa chọn nhà thầu xây lắp Quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu cho gói thầu xây lắp về nguyên tắc cũng như gói thầu tư vấn là thực hiện theo 2 bước đó là đánh giá sơ bộ và đánh giá chi tiết Đánh giá chi tiết các hồ sơ dự thầu xây lắp được thực hiện sử dụng giá đánh giá theo 2 nội dung kĩ thuật và tài chính. - Đánh giá nội dung kĩ thuật Công ty đánh giá các tiêu chí nêu trong hồ sơ dự thầu bằng cách cho điểm. Sau khi đánh giá đề xuất kĩ thuật, Công ty loại bỏ những đề xuất không đáp ứng yêu cầu và tiến hành đánh giá đề xuất tài chính trong những hồ sơ còn lại. - Đánh giá đề xuất tài chính Công ty sử dụng phương pháp giá đánh giá để đánh giá đề xuất tài chính. Giá đánh giá là giá chào thầu được Công ty xác định lại trên cơ sở mặt bằng đánh giá chung. Giá đánh giá được xác định theo trình tự sau: + Sửa lỗi số học + Hiệu chỉnh sai lệch + Trừ phần giảm giá + Đổi ra đồng tiền chung + Xác định mặt bằng so sánh và giá đánh giá Mặt bằng đánh giá chung bao gồm các yếu tố như mặt bằng kĩ thuật, mặt bằng tiến độ, mặt bằng thương mại…Công ty sẽ chọn ra nhà thầu có hồ sơ dự thầu với giá đánh giá thấp nhất để hoàn thiện và kí kết hợp đồng. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu và lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa - Đánh giá nội dung kĩ thuật: bao gồm những thông tin về năng lực kĩ thuật của nhà thầu, biện pháp kĩ thuật để thực hiện gói thầu cũng như đặc tính kĩ thuật của hàng hóa do nhà thầu cung cấp. - Đánh giá đề xuất tài chính: tương tự như ở nội dung đánh giá hồ sơ nhà thầu xây lắp. 1.2 Tình hình hoạt động đấu thầu của Công ty giai đoạn 2007-2009 Để tạo điều kiện cho sự phát triển của Công ty, tăng cường công tác phục vụ sản xuất kinh doanh và phát triển các sản phẩm dịch vụ thì cần đầu tư phát triển đầy đủ, đồng thời phải đánh giá một cách khách quan để có kế hoạch khai thác và sử dụng có hiệu quả. Nhằm phục vụ kịp thời cho nhu cầu tăng mạnh của dịch vụ viễn thông, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng hàng năm theo kế hoạch được duyệt , Công ty phần mềm và truyền thông VASC tiến hành tổ chức đầu tư mua sắm thiết bị phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Đầu tư tạo đà cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững phải tính đến hiệu quả và tiết kiệm quỹ đầu tư. Để đảm bảo hiệu quả trong đầu tư mua sắm thiết bị, Công ty tổ chức công tác mua sắm thiết bị theo quy định của Nhà nước từ khâu lập báo cáo, nghiên cứu khả thi, tổ chức đấu thầu công khai để lựa chọn nhà cung ứng thiết bị tối ưu nhât Công ty phần mềm và truyền thông VASC là một trong các Công ty tiên phong trong lĩnh vực viễn thông được chính thức thành lập vào năm 2000. Trong thời gian đầu hoạt động, khi mà hoạt động đấu thầu còn khá mới mẻ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thì quá trình đấu thầu còn gặp khá nhiều vướng mắc và thiếu sót. Tuy nhiên cùng với thời gian cũng như sự phát triển của Công ty cùng với chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn vững chắc, sự nhiệt huyết thì các gói thầu được tổ chức ngày một nhiều và chất lượng của từng gói thầu được tổ chức ngày càng được hoàn thiện hơn tiết kiệm hơn cho Công ty. Trong giai đoạn 2007 - 2009 có tổng cộng hơn 30 gói thầu được tổ chức và hoàn thành tại Công ty. Bảng 7: Số lượng và hình thức đấu thầu các gói thầu tiêu biểu được thực hiện tại Công ty trong giai đoạn 2007-2009 Đơn vị: triệu đồng Hình thức đấu thầu Cạnh tranh rộng rãi Chỉ định thầu Chào hàng canh tranh Số lượng gói thầu Tỷ lệ 13 40,625% 4 12,5% 15 46,875% Tổng giá trị của gói thầu Tỷ lệ 687800 95,48% 3763 0,52% 28786 4% (Nguồn: tổng hợp phòng kế hoạch đầu tư) Qua số liệu được thể hiện trong bảng ở trên ta có thể thấy rõ được số lượng gói thầu chào hành cạnh tranh chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động đấu thầu tại Công ty với 15 gói thầu được tiến hành trong 3 năm vừa qua, chiếm tỷ lệ lên tới gần 47%. Đây là những gói thầu mua sắm trang thiết bị hàng hóa có giá trị gói thầu dưới 2 tỷ đồng. Mục đích chính của hoạt động mua sắm trong các gói thầu này là nhằm hoàn thiện, bổ sung các trang thiết bị mới để phục vụ cho các hoạt động của các sever cũng như phục vụ cho nhu cầu làm việc của cán bộ công nhân viên. Hình thức đấu thầu cạnh tranh rộng rãi là hình thức đấu thầu có tỷ trọng lớn nhất về giá trị của các gói thầu. Có tất cả 13 gói thầu được tiến hành theo hình thức này trong 3 năm vừa qua chiếm tỷ trọng gần 47% nhưng tổng giá trị đat tới 687800 triệu đồng chiếm tỷ lệ gần 95% trong tổng giá trị đấu thầu trong 3 năm qua. Tuy chỉ tiến hành 13 gói thầu với hình thức đấu thầu cạnh tranh rộng rãi ít hơn so với hình thức chào hàng cạnh tranh, tuy nhiên các gói thầu này thường là những gói thầu có quy mô lớn, có giá trị gói thầu cao và yêu cầu về mặt kỹ thuật cũng phức tạp. Trong đó phải kể đến các gói thầu trong năm 2009 vừa qua đó là gói thầu về: “ thiết kế, cung cấp và lắp đặt hệ thống thiết bị BES, hệ thống cung cấp nội dung và hệ thống cung cấp nguồn điện” của dự án: “ hệ thống cung cấp dịch vụ băng rộng” đã có giá trị gói thầu lên tới 445000 triệu đồng và các gói thầu của dự án Megafun có trị giá 25000 triệu đồng. Đây là 2 gói thầu đáp ứng cho hoạt động đầu tư phát triển sản phẩm của Công ty, mua sắm trang thiết bị máy móc phục vụ cho các dự án kinh doanh mới của Công ty. Trong 3 hình thức đấu thầu được Công ty thường lựa chọn và tiến hành có thể nói hình thức chỉ định thầu là hình thức đấu thầu chiếm tỷ trọng bé nhất xét cả về số lượng gói thầu 4._. gói ( chiếm tỷ trọng 12,5%) và tổng giá trị của gói thầu chỉ đạt 0,52%. Cần khẳng định rằng mỗi hình thức lựa chọn nhà thầu đều có các ưu, nhược điểm riêng. Chẳng hạn như các trường hợp cấp bách, có yêu cầu kỹ thuật thì hình thức chỉ định thầu hoặc mua sắm trực tiếp đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, tỷ trọng hình thức đấu thầu rộng rãi lớn nhất khẳng định rằng hiệu quả đấu thầu của Công ty được cải tiến thông qua có nhiều cơ hội để chọn lựa được nhà thầu tối ưu.. Giai đoạn 2007-2009 là giai đoạn bùng nổ mạnh mẽ của lĩnh vực viễn thông do đó đây cũng là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của Công ty. Công ty có thêm nhiều dự án mới được đưa vào triển khai do đó nhu cầu về thiết bị máy móc phục vụ cho các dự án ngày càng tăng cao. Thực trạng đấu thầu của Công ty trong giai đoạn 2007-2009 được thể hiện qua 2 bảng số liệu “Bảng thông tin về các gói thầu tiêu biểu giai đoạn 2007- 2009”. Bảng 8: Thông tin về các gói thầu giai đoan 2007-2009 Đơn vị: Triệu đồng Tên gói thầu Giá trị dự toán gói thầu Thời gian dự kiến thực hiện Giá trị gói thầu Cung cấp thiết bị công nghệ cho trung tâm truyền thông 136532 24 tuần 136450 Sản xuất phim quảng cáo và các mẫu quảng cáo thể hiện sức mạnh công nghệ của tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam 1000 2 tuần 999 Cung cấp server cho đồng bộ hệ thống HLR và máy tính văn phòng 6763 1 tuần 6760 Mua vật tư truyền dẫn E3/T3/STM1 kết nối kênh 4235 1 tuần 4233 Thuê hệ thống cung cấp nội dung cho OTA 1374 4 tuần 1372,5 Mua máy chủ và hệ thống lưu trữ, băng từ phục vụ back up CSDL 5765 2 tuần 5763,3 Cung cấp và lắp đặt hệ thống máy chủ cho viễn thông tỉnh 25000 4 tuần 24900 Thiết kế, cung cấp và lắp đặt thiết bị BES, hệ thống cung cấp nội dung IPTV và hệ thống cung cấp nguồn điện 450000 24 tuần 449550 Cung cấp và lắp đặt hệ thống điều hòa không khí cho Công ty 1299 1 tuần 1284 Cung cấp và lắp đặt máy phát điện 1665 2 tuần 1624 Thiết kế tăng cường mạng trục VNN và kết nối trung kế VPN 45bps ĐNG- HKG 2194 2 tuần 2174 Cung cấp và lắp đặt tuyến RING NG SDK 10 gbps 1560 6 tuần 1532 Thiết kế kỹ thuật, cung cấp lắp đặt thiết bị mạng cho các trung tâm 1293 4 tuần 1254 Thiết kế, xây dựng, lập trình, bảo trì hệ thống phần mềm megafun 1231 3 tuần 1229 Mua vật tư vận hành mạng viễn thông đợt 2 -2008 2346 2 tuần 2343 (Nguồn: tổng hợp phòng kế hoạch đầu tư) Thông qua bảng số liệu ở trên, ta có thể thấy rõ được hiệu quả to lớn của hoạt động đấu thầu đã mang lại cho Công ty. Hoạt động đấu thầu đã giúp cho Công ty tiết kiệm được cả vốn đầu tư cũng như rút ngắn được thời gian thực hiện gói thầu. Trong 3 năm qua, tổng giá trị ước tính của các gói thầu tiêu biểu là 642157 triệu đồng, thông qua hoạt động đấu thầu Công ty đã tiết kiệm được 768,2 triệu đồng bằng 0,12% so với tổng giá trị dự toán gói thầu, tổng giá trị của các gói thầu thực hiện trong 3 năm này là 641388,8 triệu đồng.. Trong số 15 gói thầu tiêu biểu thì gói thầu có mức tiết kiệm lớn nhất là gói thầu: “Thiết kế kỹ thuật, cung cấp lắp đặt thiết bị mạng cho các trung tâm”. Giá trị gói thầu sau khi tiến hành đấu thầu chỉ còn 1254 triệu đồng đã giảm được 39 triệu ( giảm được 3%) so với giá trị dự tính ban đầu của gói thầu là 1293 triệu đồng. Gói thầu có quy mô và giá trị gói thầu lớn nhất là gói thầu “Thiết kế, cung cấp và lắp đặt thiết bị BES, hệ thống cung cấp nội dung IPTV và hệ thống cung cấp nguồn điện” với giá trị dự toán của gói thầu là 450000 triệu đồng. Đây là một gói thầu có quy mô và sử dụng vốn vay từ tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam thuộc dự án“ hệ thống cung cấp dịch vụ băng rộng”. Đây là gói thầu có giá trị lớn nhất mà Công ty đã thực hiện và thực hiện rất thành công theo hình thức đấu thầu cạnh tranh rộng rãi có sơ tuyển. Các gói thầu thực hiện trong giai đoạn này có thời gian triển khai và đưa vào vận hành là tương đối nhanh. Có 2 gói thầu thời gian thực tế để triển khai và thực hiện gói thầu bằng với thời gian dự kiến là gói thầu: “Cung cấp thiết bị công nghệ cho trung tâm truyền thông” và “Cung cấp và lắp đặt hệ thống điều hòa không khí cho Công ty”. Thời gian để thực hiện 2 gói thầu này lần lượt là 24 tuần và 1 tuần kể từ ngáy ký kết hợp đồng. Gói thầu “Cung cấp và lắp đặt hệ thống máy chủ cho viễn thông tỉnh” thì có thời gian thực hiện thực tế được rút ngắn xuống 2 tuần ( từ 6 tuần theo kế hoạch xuống thực tế chỉ còn 4 tuần). Có thể thấy, thời gian thực hiện của các gói thầu đã không tiết kiệm được quá nhiều so với thời gian dự kiến, tuy nhiên thời gian thực hiện này cũng phù hợp với tính chất và yêu cầu của các gói thầu. Trong giai đoạn này thì các gói thầu được tiến hành năm 2009 là những gói thầu có yêu cầu về mặt kỹ thuật khá phức tạp đòi hỏi thời gian lắp đặt, triển khai khá mất thời gian. Các gói thầu trong năm 2009 cũng là những gói thầu thuộc các dự án chủ chốt của Công ty do đó việc tổ chức đấu thầu và hoàn thành các gói thầu đúng thời gian có vai trò rất quan trọng với sự phát triển của Công ty. Bảng 9: Số lượng các gói thầu mua sắm hàng hóa của Công ty phải tổ chức lại giai đoạn 2007- 2009 Năm 2007 2008 2009 Tổng số gói thầu thực hiện 6 13 11 Tổng số gói thầu phải tổ chức lại 1 1 0 Tỷ số gói thầu phải tổ chức lại so với tổng số gói thầu thực hiện (%) 16,67% 7,7% 0 (Nguồn: Tổng hợp từ phòng kế hoạch đầu tư) Theo số liệu trình bày ở bảng 2.10 có thể thấy rằng chất lượng công tác đấu thầu mua sắm thiết bị của Công ty là tương đối tốt, chất lượng tổ chức ngày càng được nâng cao. Có 2 năm 2007, 2008 phải tổ chức lại đấu thầu. Đó là các gói thầu: - Gói thầu cung cấp lắp đặt hệ thống điều hòa cho Công ty - Gói thầu mua vật tư truyền dẫn E3/T3/STM1 kết nối kênh Trong số 2 gói thầu phải tổ chức lại nguyên nhân là do nhân tố khách quan ảnh hưởng của cuộc đại suy thoái kinh tế làm cho giá sản phẩm lên cao, nhà thầu bỏ thầu. Sau khi trình lên Ban lãnh đạo phê duyệt, tổ Chuyên gia đã đề xuất với Lãnh đạo về việc tổ chức lại đấu thầu và được chấp thuận. Sau khi tổ chức đấu thầu lần 2 đối với 02 gói thầu này đã lựa chọn được nhà thầu trúng thầu hợp lý. Nhờ vào kinh nghiệm tích lũy hàng năm, việc thực hiên công tác đấu thầu ở Công ty ngày càng có nhiều tiến bộ, tiết kiệm nhiều cho Công ty trong việc mua sắm các dịch vụ hay thiết bị phục vụ công tác. Tỷ lệ tiết kiệm ngày càng gia tăng trong các năm, hoạt động đấu thầu đã thực sự trở thành một hoạt động đóng vai trò rất quan trọng trong Công ty. Vậy thực tế quy trình hoạt động đấu thầu diễn ra như thế nào, chúng ta hãy cùng đi xem xét trong phần tiếp. 1.3 Quy trình tổ chức đấu thầu tại Công ty phần mềm và truyền thông VASC 1.3.1 Thành lập tổ chuyên gia đấu thầu và tổ thẩm định kết quả đấu thầu Trong lĩnh vực đầu tư theo dự án, khi thực hiện xong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, một số công việc của giai đoạn chuẩn bị thực hiện đầu tư phải tổ chức đấu thầu như: thiết kế tư vấn, mua và lắp đặt thiết bị Để thực thi công việc của dự án, phòng tổ chức nhân sự trình giám đốc quyết định thành lập tổ chuyên gia đấu thầu theo các tiêu chuẩn sau: Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu Am hiểu về nội dung cụ thể của gói thầu Có kinh nghiệm trong công tác quản lý thực tế và nghiên cứu Am hiểu quá trình đánh giá tổ chức, xét chọn kết quả đấu thầu. Tổ chuyên gia đấu thầu bao gồm các thành viên thuộc các phòng ban, trung tâm trong Công ty cùng với đội ngũ chuyên gia được Công ty thuê trong thời gian thực hiện đấu thầu, có nhiệm vụ sau: Soạn HSMT và đăng báo mời thầu Tiếp nhận và quản lý HSDT, tổ chức mở thầu và xét thầu Đánh giá HSDT theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá trong HSMT Lập báo cáo về kết quả đấu thầu Tổ thẩm định kết quả đấu thầu bao gồm các thành viên thuộc các phòng: kế hoạch đầu tư, các trung tâm, từ Tập đoàn với các gói thầu có giá trị lớn có nhiệm vụ như sau: Thẩm định và lập báo cáo thẩm định HSMT và kết quả đấu thầu Xây dựng và phê duyệt kết quả đấu thầu Phân chia dự án thành các gói thầu Hầu hết đấu thầu của Công ty là đấu thầu mua sắm thiết bị toàn bộ song trên thực tế thì rất ít nhà thầu có thể cung cấp toàn bộ thiết bị. Vì vậy, khi thực hiện đấu thầu hoặc các nhà thầu liên doanh với nhau hoặc Công ty phân chia gói thầu ra thành nhiều gói thầu nhỏ và tiến hành gọi thầu nhiều cuộc. Thực tế, khi gọi gói thầu mua sắm thiết bị Công ty thường cho phép các nhà thầu liên doanh để vừa đảm bảo theo quy chế đấu thầu vừa đỡ tốn thời gian nếu phải phân lô hàng ra nhiều gói thầu nhỏ Tổ chuyên gia đấu thầu cùng với tổ thẩm định kết quả dấu thầu phân chia dự án thành các gói thầu theo các nguyên tắc: Phù hợp với tính chất, công nghệ hoặc trình tự thực hiện dự án Có quy mô hợp lý và đảm bảo tính đồng bộ của dự án Gói thầu: “Thiết kế, cung cấp và lắp đặt thiết bị BES, hệ thống cung cấp nội dung IPTV và hệ thống cung cấp nguồn điện” chia thành 3 gói thầu lớn Gói 1: Nghiên cứu thiết kế Gói 2: Cung cấp sản phẩm Gói 3: Lắp đặt, cài đặt, tích hợp, vận hành và chuyển giao công nghệ Ước tính giá của từng gói thầu Dựa trên giá cả thị trường ( tùy theo phạm vi đấu thầu, chủng loại hàng hóa và dịch vụ) Trong gói thầu: “Cung cấp và lắp đặt hệ thống máy chủ cho VTT” được chia làm 3 gói thầu với giá ước tính: máy chủ loại 1 ước tính 3000 triệu đồng 10 máy chủ loại 2 ước tính 7000 triệu đồng 28 máy chủ loại 3 ước tính 10000 triệu đồng Xác định hình thức và phương thức đấu thầu Hình thức đấu thầu ở Công ty chủ yếu là đấu thầu cạnh tranh rộng rãi hoặc chào hàng cạnh tranh, với các dự án lớn có yêu cầu kỹ thuật phức tạp thì Công ty thường lựa chọn hình thức đấu thầu cạnh tranh rộng rãi có sơ tuyển quốc tế Về phương thức đấu thầu, cũng như thông lệ ở Việt Nam, phần lớn các cuộc đấu thầu ở Công ty đều dưới hình thức đấu thầu hai túi hồ sơ Thời gian gửi thư mời thầu Tổ chuyên gia đấu thầu cùng với tổ thẩm định đấu thầu thường xác định thời gian gửi thư mời thầu trong vòng 7 ngày kể từ khi cấp có thẩm quyền phê duyệt Thời gian mở thầu Thời gian mở thầu là 30 ngày sau khi gửi thư mời thầu và không quá 48 tiếng sau khi kết thúc quá trình nhận HSDT theo đúng quy định của quy chế đấu thầu. Thời hạn xét thầu Trong vòng 10 ngày sau khi mở thầu, tổ chuyên gia sẽ họp để xem xét và gửi kết quả đấu thầu đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt Phương thức thực hiện hợp đồng Phương thức thực hiện hợp đồng của Công ty chủ yếu là phương thức hợp đồng trọn gói với giá trúng thầu là giá thanh toán hợp đồng Thời gian thực hiện hợp đồng Tùy theo cuộc đấu thầu, phạm vi đấu thầu cũng như các loại gói thầu mà Công ty sẽ quyết định thời hạn thực hiện hợp đồng cho hợp lý khi đàm phán ký kết hợp đồng với đơn vị trúng thầu. Sau khi lập kế hoạch đấu thầu trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt 1.3.3 Lập HSMT, HSYC Căn cứ vào kế hoạch của từng gói thầu và nhiệm vụ được giao, Công ty sẽ chuẩn bị HSMT và văn kiện đấu thầu. Tổ chuyên gia đấu thầu dự thảo lập hồ sơ mời thầu( đối với gói thầu đấu thầu rộng rãi) lập hồ sơ yêu cầu (đối với gói thầu chào hành cạnh tranh, chỉ định thầu) rồi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi gửi tới các ứng thầu viên. Căn cứ lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ đề xuất Quyết định đầu tư và các tài liệu để ra quyết định đầu tư Kế hoạch đấu thầu được duyệt Các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật có liên quan Các chính sách của Nhà nước về thuế, tiền lương, hoặc các quy định khác liên quan Nội dung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu gồm có những tài liệu chính sau: Thông báo mời thầu/ thư mời thầu Nội dung khái quát của gói thầu Nguồn vốn của gói thầu Một số thông tin chính của bên mời thầu Ngày giờ, địa điểm nộp HSDT.... Mẫu Thông báo mời thầu/Thư mời thầu của Công ty như sau: THÔNG BÁO MỜI THẦU/THƯ MỜI THẦU Hà nội, ngày.....tháng.....năm.......... Kính gửi:......................................................................................................... Công ty phần mềm và truyền thông VASC chuẩn bị đấu thầu..... gói thầu........để thực hiện dự án........... Công ty phần mềm và truyền thông VASC xin mời nhà thầu tới tham dự thầu Nhà thầu tham gia có thể tìm hiểu thông tin chi tiết và mua hồ sơ mời thầu tại Công ty phần mềm và truyền thông VASC số 33- Thái Hà- Đống Đa- Hà Nội- Việt Nam (liên hệ.....-mobile.....) Tel ............ Fax................................... Lệ phí mua hồ sơ mời thầu( không hoàn lại):...................... Thời gian bán hồ sơ mời thầu từ....giờ, ngày.........tháng........năm.........đến trước .............giờ, ngày.........tháng ..........năm..................(trong giờ hành chính) Hồ sơ dự thầu phải kèm theo bảo đảm dự thầu trị giá.....và phải được gửi đến Công ty phần mềm và truyền thông VASC chậm nhất là trước....giờ(giờ Việt Nam) ngày........tháng..........năm............. Hồ sơ dự thầu sẽ được mở công khai vào...........giờ(giờ Việt Nam) ngày........tháng.......năm...........tại Công ty phần mềm và truyền thông VASC số 33- Thái Hà- Đống Đa- Hà Nội- Việt Nam. Công ty phần mềm và truyền thông VASC kính mời đại diện nhà thầu tới tham dự lễ mở thầu vào thời gian và địa điểm nêu trên. Đại diện bên mời thầu Chỉ dẫn cho các nhà thầu Giới thiệu về gói thầu, về dự án có gói thầu Yêu cầu tư cách tham gia dự thầu Các quy định về nộp HSDT và phương pháp đánh giá HSDT Ngôn ngữ, đồng tiền tham gia dự thầu.... Tiêu chuẩn đánh giá và nội dung xác định giá đánh giá Công ty sẽ đánh giá các HSDT theo đúng các tiêu chuẩn đã nêu trong HSMT. Các tiêu chuẩn đánh giá bao gồm Bước 1: đánh giá sơ bộ HSDT Sự hợp lệ và tính đầy đủ của HSDT Không tiến hành đánh giá mà chỉ xem xét các tiêu chí: tư cách hợp lệ của nhà thầu; tính hợp lệ và phù hợp của sản phẩm và các đề xuất kỹ thuật; có giấy đăng ký hoạt động hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước mà nhà thầu mang quốc tịch cấp; số lượng và quy cách HSDT; đơn dự thầu; giá dự thầu và biểu giá; bảm đảm dự thầu; hiệu lực của HSDT; tài liệu kỹ thuật Mức yêu cầu tối thiểu của các tiêu chí này được cho trong Bảng dẫn liệu Đánh giá kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu Không tiến hành chấm điểm mà chỉ xem xét đánh giá đối với các nội dung sau: kinh nghiệm, năng lực về nhân sự và máy móc thiết bị huy động cho gói thầu, năng lực về tài chính nhà thầu Trong gói thầu:“Thiết kế, cung cấp và lắp đặt thiết bị BES, hệ thống cung cấp nội dung IPTV và hệ thống cung cấp nguồn điện” các tiêu chí được cho như bảng sau: Bảng 10: tiêu chí đánh giá gói thầu STT Tiêu chí Mức yêu cầu tối thiểu để được đánh giá là đạt 1 Kinh nghiệm 1.1 Số lượng hợp đồng tư vấn thiết kế hệ thống thiết bị BES, hệ thống cung cấp nội dung IPTV và hệ thống cung cấp nguồn điện đã thực hiện từ trước đến nay hoặc các dự án có tích chất tương tự 01 hợp đồng 1.2 Số lượng hợp đồng cung cấp sản phẩm, thiết bị của dự án có tính chất tương tự đã thực hiện từ trước đến nay 01 hợp đồng 1.3 Số lượng hợp đồng lắp đặt, tích hơp, vận hành và chuyển giao công nghệ 01 hợp đồng 2 Năng lực về nhân sự và máy móc thiết bị huy động cho gói thầu 2.1 Về năng lực tư vấn: số lượng hiện có của nhà thầu: chuyên môn phù hợp công tác thiết kế >= 20 kỹ sư 2.2 Về năng lực lắp đặt, cài đặt, tích hợp, vận hành và chuyển giao công nghệ: Lắp đặt, cài đặt, tích hợp Vận hành và chuyển giao công nghệ >= 20 nhân sự và có thiết bi 3 Năng lực về tài chính nhà thầu 3.1 Doanh thu: doanh thu bình quân 3 năm 2005-2007 >= 10 triệu USD 3.2 Tình hình tài chính lành mạnh: Lợi nhuận sau thuế bình quân 3 năm 2005-2007 Không lỗ 3.3 Lưu lượng tiền mặt Trên 10 triệu USD (Nguồn: phòng kế hoạch đầu tư) Nhà thầu phải đạt cả 3 tiêu chuẩn tổng quát trên mới được xem là đủ kinh nghiệm và năng lực tham gia dự thầu và được xem xét ở bước tiếp theo Bước 2: đánh giá chi tiết về mặt kỹ thuật Các tiêu chí đánh giá được tổng hợp tại bảng sau: STT Tính năng yêu cầu Mức tối thiểu Điểm vượt trội 1 Nguồn gốc xuất xứ 20 9 2 Các thông số kỹ thuật chi tiết của thiết bị 44 4 3 Điều kiện về tài chính thương mại: điều kiện và phương thức thanh toán 2.0 2.0 4 Tổ chức thực hiện gói thầu 2.0 1.0 5 Khả năng ứng vốn của nhà thầu 2.0 3.0 6 Tiến độ thực hiện hợp đồng 1.5 2 7 Điều kiện bảo hành 3.5 4 Tổng cộng số điểm 75 25 (Nguồn: phòng kế hoạch đầu tư) Tùy thuộc vào các gói thầu cụ thể mà các tiêu chí có thể thay đổi và tỷ trọng cho điểm cho từng yêu cầu như: nguồn gốc xuất xứ, các thông số kỹ thuật chi tiết của thiết bị, điều kiện bảo hành..... sẽ được xác định một cách chi tiết. Tuy nhiên đối với tất cả các gói thầu Công ty yêu cầu mức tối thiểu của phần kỹ thuật là 75 điểm Bước 3: Xác đinh giá đánh giá Ở bước này tổ chuyên gia sẽ tiến hành sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệnh của các HSDT đạt từ 75 điểm trở lên để xác định giá đề nghị trúng thầu Các yếu tố đưa về mặt bằng giá so sánh để xác định giá đánh giá của các nhà thầu đạt điểm kỹ thuật từ 75 trở lên, giá quy chuẩn điểm kỹ thuật( Gkt) của các nhà thầu được tính bằng công thức sau: Điểm kỹ thuật cao nhất Gkt = x Gdt – Gdt Điểm kỹ thuật đang xét Gdt: giá dự thầu của nhà thầu đang xét Sau đó, sẽ xác định giá đánh giá Gdg= Gdt + Gkt Sau khi tiến hành xác định giá chào hàng có hiệu chỉnh sai lệch và chuyển sang cùng một đồng tiền, tổ chuyên gia sẽ lựa chọn nhà thầu thắng thầu theo các tiêu chí sau: - Nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất và giá đề nghị trúng thầu không vượt quá giá gói thầu được duyệt thì được đề nghị là nhà thầu trúng thầu - Sau khi so sánh giá, trường hợp nếu 2 nhà thầu có cũng một giá thì nhà thầu nào có điểm kỹ thuật cao hơn thì sẽ được xếp theo thứ tự trước, còn nhà thầu còn lại sẽ xếp sau. - Nhà thầu ở vị trí số một được gọi đến đàm phán đầu tiên, nếu đàm phán không thành công thì nhà thầu có vị trí tiếp theo sẽ được gọi đến tham gia đàm phán Sau khi lập HSMT, HSYC tổ chuyên gia đấu thầu lập tờ trình xin phê duyệt HSMT, HSYC. Người quyết định đầu tư hoặc ủy quyền cho chủ đầu tư phê duyệt HSMT, HSYC trên cơ sở báo cáo thẩm định của tổ chức thẩm định. Thường HSMT, HSYC được GĐ Công ty phê duyệt, đối với các dự án lớn từ Tập đoàn thì do Tập đoàn phê duyệt hoặc ủy quyền cho GĐ phê duyệt 1.3.4 Thông báo mời thầu Sau khi có kế hoạch đấu thầu được phê duyệt Bên mời thầu thông báo mời thầu trên tờ báo đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu của Bộ kế hoạch và đầu tư, Webside Bộ tài chính, các phương tiện thông tin đại chúng khác được quy định tại quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu Phát hành HSMT, HSYC Tổ chuyên gia đấu thầu thực hiện phát hành HSMT cho các nhà thầu đăng ký dự thầu, bán HSMT đối với gói thầu đấu thầu rộng rãi. Phát hành HSYC cho các nhà thầu đăng ký tham gia dự thầu miễn phí đối với gói chào hành cạnh tranh. Việc phát hành HSMT được tiến hành công khai theo đúng quy định tại thông báo mời thầu 1.3.6 Tiếp nhận và quản lý HSDT HSDT do nhà thầu nộp trực tiếp hoặc gửi đến địa chỉ của bên mời thầu sẽ được bảo quản theo đúng chế độ mật cho đến thời điểm đóng, mở thầu. Khi tiếp nhận HSDT, bên mời thầu sẽ lập biên bản tiếp nhận HSDT ( đại diện tổ chuyên gia và nhà thầu nộp HSDT ký) để làm căn cứ giải quyết các phát sinh sau này ( nếu có) Đóng thầu Việc đóng thầu được tổ chuyên gia thực hiện theo quy định tại HSMT. Sau khi hoàn thành việc đấu thầu, tổ chuyên gia sẽ lập biên bản đóng thầu bao gồm các nội dung sau: - Thời gian địa điểm tiến hành đóng thầu - Danh sách thành viên tham gia đóng thầu - Danh sách nhà thầu tham gia mua HSMT - Danh sách nhà thầu nộp HSDT Tất cả các thành viên tham gia đóng thầu đều phải ký tên vào biên bản đóng thầu Mở thầu Việc mở thầu được tổ chuyên gia tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu theo ngày, giờ, địa điểm quy định trong HSMT trước sự chứng kiến của những người có mặt và không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu được mời Tổ chuyên gia tiến hành mở lần lượt HSDT của từng nhà thầu có tên trong danh sách mua HSMT, đăng ký tham gia đấu thầu và nộp HSDT trước thời điểm đóng thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu. Trình tự mở thầu được thực hiện như sau: - Kiểm tra niêm phong HSDT - Mở, đọc và ghi vào biên bản các thông tin chủ yếu sau đây: + Tên nhà thầu + Số lượng bản gốc, bản chụp HSDT + Thời gian có hiệu lực của HSDT + Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu và giảm giá nếu có + Giá trị và thời hạn hiệu lực của bảm đảm dự thầu + Văn bản đề nghị sửa đổi HSDT ( nếu có) + Các thông tin khác có liên quan Biên bản mở thầu được đại diện tổ chuyên gia, đại diện các nhà thầu và đại diện các cơ quan liên quan tham dự ký xác nhận Sau khi mở thầu, bên mời thầu ký xác nhận vào từng trang bản gốc của tất cả HSDT và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”. Việc đánh giá HSDT được tiến hành theo bản chụp. Nhà thầu phải chụi trách nhiệm về tính chính xác và phù hợp giữa bản chụp và bản gốc cũng như về niêm phong của HSDT Đánh giá HSDT Đánh giá sơ bộ Ở bước này tổ chuyên gia sẽ tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của HSDT, loại bỏ HSDT không đáp ứng các điều kiện tiên quyết quy định trong HSMT và lập danh sách những HSDT đạt yêu cầu để tiến hành đánh giá chi tiết Kiểm tra tính hợp lệ của HSDT Tính hợp lệ của đơn dự thầu: đơn dự thầu còn phải được điền đầy đủ và có chữ ký của người đại diện hợp pháp của nhà thầu theo yêu cầu của HSMT. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu còn phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký, trừ trường hợp trong văn bản thỏa thuận liên danh có quy định các thành viên còn lại ủy quyền cho thành viên đứng đầu liên danh ký đơn dự thầu Tính hợp lệ của thỏa thuận liên danh. Trong thỏa thuận liên danh phải phận định rõ trách nhiệm, quyền hạn, khối lượng công việc phải thực hiện và giá trị tương ứng của thành viên trong liên danh, kể cả người đứng đầu liên danh và trách nhiệm của người đứng đầu liên danh; chữ ký của thành viên, con dấu (nếu có) Có một trong các loại giấy tờ theo yêu cầu của HSMT: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư; quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc giấy đăng ký hoạt động hợp pháp; Giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất Số lượng bản chính, bản chụp HSDT Sự hợp lệ của bảo đảm dự thầu Các phụ lục, tài liệu kèm theo HSDT Loại bỏ HSDT không đáp ứng các điều kiện tiên quyết quy định trong HSMT Nhà thầu vi phạm một trong các điều kiện sau đây sẽ bị loại bỏ và HSDT không được xem xét tiếp Nhà thầu không có tên trong danh sách mua HSMT, không đăng ký tham gia đấu thầu Nhà thầu không bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định Không có bản gốc HSDT Đơn dự thầu không hợp lệ Hiệu lực của HSDT không bảo đảm yêu cầu theo quy định trong HSMT Nhà thầu có tên trong hai hoặc nhiều HSDT với tư cách là nhà thầu chính ( nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh) Các yêu cầu quan trọng khác có tính đặc thù của gói thầu Đánh giá chi tiết HSDT Đây là công đoạn có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng công tác đấu thầu mua sắm hàng hóa. Có thể so sánh rằng: nếu như trong lập HSMT có ý nghĩa quyết định thì chấm thầu là giai đoạn quan trọng then chốt thứ hai để đảm bảo sự thành công của cuộc đấu thầu đó Đánh giá chi tiết HSDT gồm 02 giai đoạn: đánh giá về mặt kỹ thuật và xác định giá đánh giá Đánh giá về mặt kỹ thuật Căn cứ vào các tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật được quy định trong HSMT, tổ chuyên gia sẽ tổ chức đánh giá các HSDT đã đáp ứng các điều kiện của phần đánh giá sơ bộ. Nếu có nội dung nào chưa rõ, tổ chuyên gia sẽ có công văn yêu cầu nhà thầu giải thích, làm rõ. Những HSDT đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật sẽ được đưa vào xem xét ở giai đoạn tiếp theo: xác định giá đánh giá Xác định giá đánh giá Ở bước này, tổ chuyên gia sẽ tiến hành sửa lỗi và hiệu chỉnh các sai lệch ( nếu có) của các HSDT đã đạt yêu cầu về kỹ thuật và xếp hạng HSDT theo giá đánh giá. HSDT có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất Sau khi hoàn thành công tác chấm thầu, tổ chuyên gia sẽ lập biên bản đánh giá HSDT ( có chữ ký của các thành viên tổ chuyên gia đấu thầu) gồm: Biên bản đánh giá HSDT của tổ chuyên gia đấu thầu đến hết bước đánh giá về mặt kỹ thuật và Biên bản xác định giá đánh giá của các HSDT đã được phê duyệt vượt qua về mặt kỹ thuật gửi Bên mời thầu. Ví dụ quá trình chấm thầu của gói thầu: “cung cấp và lắp đặt máy phát điện công suất 500kVA” Theo biên bản mở thầu, có 04 nhà thầu nộp HSDT: Công ty TNHH Đại An, giá dự thầu: 1678550000 đồng Công ty TNHH kỹ thuật Công nghệ cao, giá dự thầu 1191093471 đồng Công ty cổ phần máy và công nghệ, giá dự thầu: 1624000000 đồng Công ty cổ phần Minh Anh, giá dự thầu: 1865000000 đồng Bước 1: Đánh giá sơ bộ Tại bước này, tổ chuyên gia đấu thầu đã loại bỏ HSDT của Công ty Cổ phần Minh Anh do không nộp bảo lãnh dự thầu HSDT của 03 nhà thầu còn lại đều đáp ứng các điều kiện tiên quyết nêu trong HSMT và được đưa vào bước 2: đánh giá kinh nghiệm, năng lực nhà thầu Bước 2: Đánh giá kinh nghiệm, năng lực nhà thầu HSDT của Công ty TNHH kỹ thuật Công nghệ cao bị loại do đến thời điểm chào thầu chưa có đủ số năm kinh nghiệm và HSDT không nêu danh sách cán bộ tham gia dự án, các hợp đồng mà nhà thầu đã thực hiện trong 03 năm tuy đáp ứng yêu cầu về giá trị nhưng các hợp đồng này lại không cung cấp các thiết bị tương tự như yêu cầu của HSMT HSDT của Công ty TNHH Đại an và Công ty cổ phần máy và công nghệ được đánh giá là đạt yêu cầu về kinh nghiệm và năng lực nên được đưa vào bước 3 để đánh giá về mặt kỹ thuật Bước 3: Đánh giá về mặt kỹ thuật Tổ chuyên gia so sánh các tiêu chuẩn trong HSDT của 2 Công ty với những tiêu chuẩn được đặt ra trong HSMT kết quả là: HSDT của Công ty TNHH Đại an có tổng số điểm kỹ thuật là 86 điểm, Công ty cổ phần máy và công nghệ có tổng số điểm là 85 và các tiêu chí đều đáp ứng nên HSDT của 2 Công ty này đều được đánh giá là đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật được chọn vào danh sách để đưa cùng mặt bằng chung xác định giá đánh giá. Bước 4: Xác định giá đánh giá STT Chỉ tiêu Công ty TNHH Đại an Công ty cổ phần máy và công nghệ 1 Giá dự thầu 1678550000 1624000000 2 Sửa lỗi +0 +0 3 Hiệu chỉnh sai lệch +0 +0 4 Giá dụ thầu sau sửa lỗi hiệu chỉnh sai lệch 1678550000 1624000000 5 Xếp hạng các HSDT 2 1 Như vậy Công ty cổ phần máy và công nghệ có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất và có giá sau khi sửa lỗi hiệu chỉnh sai lệnh không vượt quá giá gói thầu ( giá gói thầu được phê duyệt là 1665000000) và được đề nghị là nhà thầu trúng thầu. Phê duyệt kết quả đấu thầu Trước khi trình duyệt kết quả đấu thầu tổ chuyên gia đấu thầu chuyển toàn bộ hồ sơ xét thầu cho tổ thẩm định kết quả đấu thầu Tổ thẩm định kết quả đấu thầu căn cứ vào các tài liệu do chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp, báo cáo đánh giá của tổ chuyên gia đấu thầu, ý kiến đánh giá của từng thành viên trực tiếp tham gia đánh giá HSDT và các tài liệu liên quan nhằm bảo đảm tính trung thực, khách quan trong việc thẩm định về kết quả đấu thầu Tổ thẩm định có trách nhiệm lập báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo của chủ đầu tư để trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định Sau khi hoàn thành việc chấm thầu, tổ chuyên gia đấu thầu sẽ lập biên bản chấm thầu gửi bên mời thầu. Trên cơ sở báo cáo về kết quả đấu thầu và báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu tổ chuyên gia trình duyệt với chủ đầu tư xin phê duyệt kết quả đấu thầu Thông báo kết quả đấu thầu Ngay sau khi nhận được quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của người có thẩm quyền, bên mời thầu ra thông báo kết quả đấu thầu tới các nhà thầu tham dự đấu thầu Thương thảo hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng đối với nhà thầu trúng thầu Thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng thực hiện như sau: 1. Việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng để ký kết hợp đồng căn cứ theo các nội dung sau: Kết quả đấu thầu được duyệt; Dự thảo hợp đồng theo Mẫu (Mẫu ........) đã được điền đầy đủ thông tin cụ thể của gói thầu Các yêu cầu nêu trong HSMT; Các nội dung nêu trong HSDT và giải thích làm rõ HSDT của nhà thầu trúng thầu Các nội dung cần được thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa bên mời thầu 2. Nội dung thương thảo, hoàn thiện hợp đồng bao gồm các vấn đề còn tồn tại, chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là việc áp giá đối với những sai lệch trong HSDT trên nguyên tắc đảm bảo giá ký hợp đồng không vượt giá trúng thầu được duyệt. 3. Sau khi đạt được kết quả thương thảo, hoàn thiện, chủ đầu tư và nhà thầu sẽ tiến hành ký hợp đồng Công ty đã tổ chức được một cuộc đấu thầu khá thành công với quy trình tổ chức và thực hiện của Công ty đảm bảo đầy đủ các yêu cầu, quy định của nhà nước về quy chế tổ chức đấu thầu. Cuộc đấu thầu đã diễn ra công khai, minh bạch và bình đẳng giữa các nhà thầu, nhà thầu được lựa chọn là nhà thầu có đầy đủ năng lực kinh nghiệm và khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu Đánh giá hoạt động đấu thầu tại Công ty trong giai đoạn 2007- 2009 Những kết quả đạt được Mặc dù là một trong những Công ty tiên phong trong lĩnh vực Viễn thông- một ngành đang còn mới mẻ đối với thị trường Việt Nam song với sự cố gắng nỗ lực hết mình của đội ngũ ban lãnh đạo cũng như các cán bộ công nhân viên, Công ty đã có những bước tiến vững chắc và khẳng định được mình trong thời kỳ hội nhập kinh tế hiện nay. Để có được những bước phát triển nhanh chóng như vậy không thể không kể đến hiệu quả mà công tác đấu thầu mang lại trong các hoạt động đầu tư của Công ty. Tuy thời gian triển khai công tác đấu thầu mới chỉ được tiến hành trong mấy năm gần đây, phải đối mặt với nhiều thách thức khó khăn và bỡ ngỡ trước một quá trình tổ chức đòi hỏi tính khoa học, chính xác và khách quan cao. Nhưng với sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty đặc biệt là những thành viên của Phòng kế hoạch và đầu tư, những thành viên chủ chốt trong tổ chuyên gia của các gói thầu cũng như sự chỉ đạo kịp thời của Tập đoàn, ban lãnh đạo Công ty, hoạt động đấu thầu tại Công ty đã dần được hoàn thiện và bước đầu đã tạo ra những hiệu quả nhất định. Nhiều dự án, gói thầu đã được triển khai một cách nhanh chóng và mang lại nhiều lợi ích về mặt giá trị cho Công ty như nâng cao chất lượng của hàng hóa mua sắm, tiết kiệm vốn đầu tư, rút ngắn thời gian lắp đặt và đưa vào sử dụng các loại hàng hóa thiết bị mới....Cụ thể hiệu quả của hoạt động đấu thầu mang lại cho Công ty như sau: Th._.i dựa vào đặc điểm, tính chất, quy mô thực hiện của gói thầu để đưa ra những điều kiện hợp lý, phù hợp với tình hình cụ thể của việc thực hiện gói thầu sao cho điều khoản nêu ra là khả thi nhất, đảm bảo được quyền lợi cho cả 2 bên HSMT phải đầy đủ, chặt chẽ và hợp lý với yêu cầu của dự án đầu tư. Trong HSMT của bên mời thầu gửi đến các nhà thầu nêu chi tiết các vấn đề có liên quan tới yếu tố kỹ thuật, ngôn ngữ, đồng tiền thanh toán, thời gian bảo lãnh thực hiện dự án, nêu ra mức đặt cọc. Khi trong HSMT nêu rõ những yêu cầu của bên mời thầu thì các nhà thầu sẽ nắm bắt được các yêu cầu của chủ đầu tư, quyết định có tham dự thầu hay không điều đó giúp cho cả 2 bên tiết kiệm được thời gian công sức. 3.2.2 Thu nhận, đánh giá và xét duyệt HSDT Ngoài những nguyên tắc phải thực hiện trong thu nhận, đánh giá HSDT như bảo đảm tính công khai, không mở phong bì ... thì việc thực hiện tốt các vấn đề liên quan cũng cần thiết. Bước này đóng vai trò quan trọng, mang tính quyết định cho kết quả đấu thầu. Khi thực hiện tốt bước này mới giúp ta lựa chọn được nhà thầu tốt nhất a. Xây dựng chỉ tiêu xét thầu cho phù hợp Việc xây dựng các chỉ tiêu xét thầu là cần thiết, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác đấu thầu. Căn cứ để xác định hệ thống chỉ tiêu bao gồm: yêu cầu lựa chọn đúng thiết bị mua sắm và đảm bảo công bằng. Việc mở thầu liên quan đến 3 nội dung thẩm định tài chính, kỹ thuật, thời gian. Khi xây dựng tiêu chuẩn xét thầu cần lưu ý một số điểm sau: Các yếu tố cân nhắc phải được lượng hóa chẳng hạn như yếu tố bạn hàng lâu năm, Công ty thành viên. Nếu như ban tổ chức quyết định ưu tiên cho bạn hàng quen thì sẽ ưu tiên bằng cách cộng thêm một số điểm nhất định nào đó. Như vậy kết quả cuối cùng sẽ đảm bảo tính công bằng, đảm bảo tính ưu tiên. Chỉ tiêu xét thầu cho từng dự án khác nhau là khác nhau. Bởi vậy, nện thống thang điểm phải được xây dựng cho những nhóm dự án riêng biệt. Công ty cần xây dựng hệ thống thang điểm cho những dự án có những điểm tương đồng nhau Muốn thành lập hệ thống chỉ tiêu xét thầu cần tuân thủ các điều kiện: - Tập đoàn có văn bản hướng dẫn lập một hệ thống chỉ tiêu xét thầu chung cho toàn ngành - Tập huấn cán bộ làm công tác xét thầu - Các đơn vị lên kế hoạch NK từ đó có thể lựa chọn các chỉ tiêu và cho điểm trước khi mở gói thầu Vấn đề cho điểm Quy chế đấu thầu chỉ đưa ra phương pháp đánh giá tiêu chuẩn trong HSMT là cách cho điểm nhưng lại không quy định cụ thể cách chấm điểm như thế nào. Tại Công ty VASC phương thức chấm điểm dưới hình thức. Hình thức này còn có nhược điểm. Việc tìm ra một hình thức cho điểm phù hợp còn phụ thuộc vào tính chất quan trọng của cuộc đấu thầu, sự cần thiết của dự án. Đánh giá kinh nghiệm của các nhà thầu Việc đánh giá kinh nghiệm của nhà thầu rất quan trọng bởi không chỉ dựa vào HSMT mà tổ chuyên gia chấm thầu còn dựa vào thực trạng hoạt động tài chính, năng lực chuyên môn hiện tại của nhà thầu. Những thông tin xác thực, cập nhập về nhà thầu có ảnh hưởng lớn như thiết bị của nhà thầu đang phục vụ tốt cho một Công ty nào đó và được Công ty đó đánh giá cao. Nhưng nếu chỉ dựa vào uy tín của nhà thầu thì khó có thể đánh giá được thực trạng hiện nay của nhà thầu như thế nào, vì đây là chỉ tiêu đánh giá trừu tượng. Nhiều trường hợp cho thấy danh tiếng của nhà thầu cung cấp nhiều khi không đảm bảo rằng người mua có thể trách được rủi ro. d. Nâng cao hiệu quả công tác chấm thầu Vai trò của tổ chuyên gia trong chấm thầu được xem như vai trò của “ban giám khảo” trong “cuộc thi”, “ban giám khảo” có sự am hiểu về lĩnh vực của “cuộc thi”, có kinh nghiệm, và đặc biệt phải có sự nghiêm túc, khách quan thì kết quả của “cuộc thi” mới thật sự chính xác, mới tìm ra được “thí sinh” ưu tú nhất. Việc lựa chọn các thành viên trong tổ chuyên gia cần được thực hiện nghiêm túc đảm bảo các yêu cầu tối thiểu quy định về nhân sự trong đấu thầu. Đồng thời phải thường xuyên kiểm tra hoạt động của tổ chuyên gia để kịp thời phát hiện những sai sót và khắc phục. Về cá nhân mỗi chuyên gia cần phải thực hiện nghiêm túc công tác xét thầu, phải bám sát các tiêu chuẩn đánh giá HSDT đã đề ra trong HSMT, tuân thủ các quy định của pháp luật. Các cá nhân của tổ chuyên gia nên chủ động thực hiện xét thầu trong thời gian nhanh để tránh những biến động xấu như giá cả tăng vọt, điều kiện của nhà thầu, quy định của luật pháp..tuy nhiên vẫn phải đảm bảo độ chính xác cao và tính khách quan. Ở một số cơ quan hiện nay đã tiến hành ứng dụng phần mềm xét thầu. Với phần mềm này, tổ xét thầu có thể hoàn tất việc xét hơn 100 gói thầu trong vòng 2 – 3 ngày, giảm chi phí trong xét thầu, tăng tính minh bạch, trong khi nếu xét thủ công phải mất 45 – 60 ngày và phải có sự tham gia của rất nhiều thành viên trong hội đồng xét thầu, đồng thời giảm được tình trạng phải chi hoa hồng. Từ đó kiến nghị Công ty nghiên cứu đề xuất này từ đó xây dựng phần mềm xét thầu phù hợp với tình hình Tập đoàn, đặc biệt với các gói thầu có giá trị không lớn, kĩ thuật đơn giản. Mặt khác kế hoạch đấu thầu, HSMT, kết quả đấu thầu trước khi được trình thẩm định với cấp có thẩm quyền đã được lãnh đạo cấp đơn vị phê duyệt, từ đó kiến nghị các cấp đơn vị cần kiểm duyệt kĩ càng để giảm bớt gánh nặng cho tổ thẩm tra đấu thầu trong công tác thẩm định đồng thời nâng cao chất lượng từng khâu trong quá trình tổ chức đấu thầu. 4. Đào tạo, bố trí, sắp xếp và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ chuyên gia tham gia vào công tác đấu thầu a. Sự cần thiết phải đào tạo cán bộ Trong thời đại mà khoa học công nghệ phát triển nhanh, doanh nghiệp muốn thành đạt thì một điều kiện tiên quyết là phải đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Việc đào tạo, trang bị kiến thức trong bất kỳ trường hợp nào đều không phải là thừa và có thể coi đây là một loại hình đầu tư có hiệu quả nhất. Cần phải khẳng định một cách chắn chắn rằng, con người đóng vai trò then chốt, là nhân tố quyết định đến thành quả của mọi công việc, bất kể là trong lĩnh vực nào. Đấu thầu cũng không ngoại lệ, xét về lâu dài con người là yếu tố chủ quan quyết định hiệu quả công tác đấu thầu bởi họ là những người đề ra tiêu chuẩn, kế hoạch đấu thầu đồng thời cũng là người tổ chức thực hiện nên đòi hỏi Công ty phải có đội ngũ cán bộ có trình độ, nắm vững các nguyên tắc đấu thầu, nhiệt tình và làm việc một cách công tâm nhất. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, phát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn đề quan trọng, không những giúp cho việc tổ chức đấu thầu được thuận lợi mà còn góp phần tạo uy tín của Công ty trên thương trường. b. Công tác đào tạo Muốn đào tạo được đội ngũ cán bộ có chất lượng cao thì Công ty cần: - Tuyển chọn các nhà quản lý giỏi, có đủ năng lực thỏa mãn nhu cầu phát triển của Công ty - Không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý của các cán bộ quản lý doanh nghiệp thông qua các khóa huấn luyện thêm và đào tạo nâng cao ở nước ngoài Riêng đối với cán bộ hoạt động trong công tác đấu thầu, Công ty cần dành sự quan tâm đặc biệt vì những cán bộ này không những hoạt động trong lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn và ngoại ngữ cao mà còn đại diện cho Công ty trong các trường hợp tổ chức đấu thầu quốc tế. Hiện nay hầu hết số cán bộ này đã được đào tạo qua đại học nhưng chủ yếu lại là những cán bộ trẻ chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực tổ chức đấu thầu nên còn nhiều bỡ ngỡ. Để khắc phục tình trạng này Công ty cần : - Mời các chuyên gia về đấu thầu từ Bộ kế hoạch và đầu tư hoặc là các chuyên gia đấu thầu nước ngoài để tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn - Thành lập một số đoàn tham khảo và học tập về đấu thầu, mô hình quản lý đấu thầu ở một số nước trên thế giới mà công tác đấu thầu đã rất quen thuộc trong đời sống kinh tế - Đồng thời lựa chọn từ đội ngũ cán bộ đấu thầu hiện tại một số người có đủ phẩm chất đạo đức, đủ năng lực và có độ tuổi hợp lý để cử đi đào tạo lại các lớp học chính quy ở nước ngoài để sau này về làm cán bộ nòng cốt trong Công ty về lĩnh vực đấu thầu. - Bên cạnh đó Công ty cũng phải chú ý đến việc đào tạo về ngoại ngữ, chuyên ngành đấu thầu cho đội ngũ đấu thầu đặc biệt là những cán bộ đại diện cho Công ty làm việc với các nhà thầu nước ngoài để trách tình trạng do trình độ ngoại ngữ kém mà dẫn đễn việc đánh giá không chính xác HSDT của các nhà thầu đó. Ngoài ra cũng cần chú ý đặc biệt đến việc đào tạo các chuyên gia tài chính cho các gói thầu vì đây chính là những người trực tiếp bóc tách công việc từ hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt cũng chính họ là người xây dựng nên Bảng tiên lượng trong HSMT, quản lý những chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện dự án - Đây là một công việc rất quan trọng góp phần dự tính giá gói thầu cho hợp lý, giảm bớt phức tạp trong quá trình đánh giá đánh giá Đồng thời Công ty cũng cần có biện pháp bố trí sử dụng lao động một cách hợp lý. Do hiện nay đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu ở Công ty vẫn có tình trạng thiếu người nên các cán bộ đôi khi phải kiêm nhiệm nhiều công việc, đôi khi bị thuyên chuyển giữa các phòng ban để đáp ứng nhu cầu của công việc. Điều này khiến cho các cán bộ không thể chuyên môn hóa vào một lĩnh vực, một công việc cụ thể được. Chính vì thế nên sẽ không phát huy hết được tính hiệu quả của đội ngũ cán bộ trong các hoạt động của Công ty nói chung và của hoạt động đấu thầu nói riêng. Bởi vậy bố trí hợp lý cán bộ nhân viên sẽ tiết kiệm yếu tố lao động sống, nâng cao năng suất lao động, giảm được chi phí nhân công, nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu từ đó góp phần hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu ở Công ty. Bên cạch việc đưa ra các biện pháp nhằm đào tạo, sử dụng cán bộ hợp lý thì Công ty cũng cần phải xem xét đến các chế độ đãi ngộ đối với cán bộ công nhân viên tạo môi trường để khuyến khích, động viên các cán bộ làm việc với tinh thần và ý thức trách nhiệm cao vì sự phát triển bền vũng và lâu dài của Công ty. Một số biện pháp có thể kể đến như: - Có chế độ về lương, thưởng hợp lý - Có chính sách đãi ngộ với những người có công đối với Công ty - Hàng năm tổ chức các cuộc du lịch, các phong trào thi đua, đối với cán bộ nhân viên 5. Quy định chặt chẽ cho việc thực hiện quy chế đấu thầu Công ty chỉ đạo các phòng ban tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước trong việc ký kết, thực hiện hợp đồng kinh tế, chấp hành nghiêm chính Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị đinh 88/CP và 14/CP của Chính phủ, cũng như các quy định và hướng dẫn của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam nhằm bảo đảm chất lượng, giá cả vật tư thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh và các dự án phát triển của Công ty Công ty phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của người có thẩm quyền đối với các dự án đầu tư, thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu thầu và thời hạn phê duyệt kết quả nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý đấu thầu. Hệ thống quy định không ngừng được sửa đổi bổ sung và hoàn thiện. Hướng đi chính trong thời gian tới là cố gắng cụ thể hóa tới mức cao nhất quyền hạn, trách nhiệm của mỗi phòng ban, cá nhân tạo bước đột phá thoát khỏi tình trạng trì trệ. Hệ thống quy định được xây dựng trên cơ sở tương ứng giữa quyền hạn và trách nhiệm làm nền tảng cho phân công công tác, chắc chắn sẽ giúp toàn bộ guồng máy hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả. Đồng thời cần phải có những quy định chặt chẽ trong việc xử lý vi phạm, chế độ khen thưởng hợp lý thông qua công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện hoạt động đấu thầu Công ty chú trọng tổ chức chặt chẽ các cuộc đấu thầu. Các cuộc đấu thầu diễn ra trong khu biệt lập, cán bộ chấm thầu không được phép ra khỏi khu vực, không được liên lạc với bất cứ người nào cho đến khi kết thúc toàn bộ công việc liên quan tới chấm thầu. Thông qua việc tổ chức chấm thầu chặt chẽ Công ty trách được áp lực từ các nhà thầu, tránh được áp lực từ các mối quan hệ xã hội tác động tới kết quả chấm thầu, từ đó trách được tình trạng khiếu kiện của nhà thầu làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng của gói thầu. 6. Bảo đảm điều kiện thông tin Thông tin có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tổ chức đấu thầu nói chung và mua sắm thiết bị, vật tư, xây lắp thiết kế nói riêng. Việc nắm bắt được thông tin đầy đủ về các nhà cung ứng tiềm năng có thể hạn chế được rất nhiều thời gian và công sức trong xét chọn thầu và vì thế đấu thầu có hiệu quả cao hơn, trách tình trạng thiệt thòi về mức giá thầu, đảm bảo thời gian thực hiện hợp đồng. Trong công tác đấu thầu mua sắm trang thiết bị, hàng hóa phục vụ cho sản xuất và các dự án phát triển thì Công ty cũng phải tiến hành nghiên cứu thị trường thông qua nghiên cứu bạn hàng về khả năng tài chính, kinh nghiệm, thời hạn chuyển giao.... để nhằm khắc phục những tồn tại mà Công ty đang vướng phải và do đó nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu cũng như tiến độ thời gian thực hiện Công ty cần xây dựng một bộ phận cung cấp thông tin về hoạt động đấu thầu. Việc có đủ các thông tin về nhà cung cấp tiềm năng tạo ra nhiều thuận lợi cho công tác tổ chức đấu thầu, xét thầu, lựa chọn các nhà ứng thầu đủ năng lực Thông tin đấu thầu của Công ty được công bố rộng rãi, ngoài việc được đăng tải trên 3 kỳ liên tiếp của Báo đấu thầu thì nên được tiếp tục đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng khác như báo chí, truyền thông, truyền hình....để thu hút nhiều nhà thầu tham gia góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà thầu với nhau, giúp Công ty có thể lựa chọn được một nhà thầu có khả năng đáp ứng cao nhất của gói thầu. 7. Một số kiền nghị về phía nhà nước và các cơ quan có liên quan 7.1 Hoàn chỉnh hệ thống Luật pháp về đấu thầu Hệ thống pháp luật về Đấu thầu hiện nay ở nước ta cụ thể chính là Luật Đấu thầu và nghị định hướng dẫn đi kèm đang ngày càng được hoàn thiện thể hiện ở việc nghị định 58/2008/NĐ-CP đã được ban hành để bổ sung cho nghị định 111/2006/NĐ-CP về Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng. Tuy nhiên trong nghị định vẫn còn nhiều hạn chế như đã nêu trên, làm giảm hiệu quả của công tác đấu thầu. Các cán bộ quản lý Nhà nước về Đấu thầu cần có những biện pháp để hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về Đấu thầu nhằm phát huy hiệu quả của một hoạt động chuyên nghiệp như hoạt động đấu thầu. Bộ Kế hoạch Đầu tư cần xem xét nghiên cứu có những quy định đơn giản hơn để giảm bớt thủ tục, đẩy nhanh quá trình đầu tư dự án. Như đối với gói thầu tư vấn có giá trị dưới 500 triệu đồng được áp dụng hình thức chỉ định thầu. Mà theo quy định hiện hành việc chỉ định thầu phải tuân thủ đầy đủ các bước từ: phát hành Hồ sơ yêu cầu, chuẩn bị Hồ sơ đề xuất, đánh giá Hồ sơ đề xuất, trình duyệt thẩm định và phê duyệt kết quả chỉ định thầu. Như vậy rất mất thời gian, đặc biệt với những gói thầu giá trị rất nhỏ, ít nhà thầu quan tâm cũng phải thực hiện đầy đủ quy trình trên làm chậm tiến độ đầu tư dự án. Theo điều 11 Luật Đấu thầu, đối với các gói thầu tư vấn thuộc ngành khai thác mỏ, việc tổ chức đấu thầu gặp không ít khó khăn vì chỉ có rất ít nhà thầu trong nước đủ năng lực tham gia, nhất là khi thời điểm xoá bỏ việc khép kín trong đấu thầu đã đến gần. Đề nghị Chính phủ ban hành quy định cho phép nhà thầu tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi được tiếp tục tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công. Việc hướng dẫn những vướng mắc phát sinh liên tục trong thực tiễn từ phía các cơ quan có thẩm quyền nhiều khi chung chung, không rõ ràng làm chủ đầu tư lúng túng. Đề nghị Bộ Kế hoạch Đầu tư xây dựng sớm ngân hàng dữ liệu xử lý những tình huống trong đấu thầu để các tổ chức, cá nhân có thể tra cứu liên tục để giảm bớt thời gian chờ hướng dẫn. Hiện nay, đối với các dự án không sử dụng nguồn vốn nhà nước, chủ đầu tư chỉ đưa ra thiết kế kỹ thuật, nhà thầu dựa trên cơ sở đó để tính toán và đưa ra giá bỏ thầu. Còn với các dự án sử dụng vốn nhà nước, dự toán và thẩm định dự toán vẫn được xây dựng. Con số dự toán đáng lẽ được giữ bí mật, nhưng thực tế là rất khó. Vì thế, đã xảy ra tình trạng nhà thầu không nghiên cứu cặn kẽ hồ sơ dự án, mà chỉ đưa ra giá bỏ thầu xung quanh mức dự toán. Điều này có thể làm nảy sinh nhiều tiêu cực trong đấu thầu các dự án đầu tư không xây dựng công trình. Chính vì vậy đề xuất về việc bỏ khâu xây dựng dự toán và thẩm định dự toán trong các bước chuẩn bị thực hiện dự án kiểu này. Mặt khác cần đơn giản hóa thủ tục hành chính có liên quan nhằm tạo môi trường thuận lợi cho công tác đầu thầu. Các Bộ, ngành và địa phương khẩn trương rà soát để sửa đổi, bãi bỏ các văn bản hướng dẫn thực hiện đấu thầu không phù hợp, trái với quy định của Luật Đấu thầu, Nghị định số 58/2008/NĐ-CP hoặc ban hành văn bản hướng dẫn mới phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu nếu thấy cần thiết. Các văn bản hướng dẫn về đấu thầu của Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp sau khi ban hành phải được gửi đến cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu để theo dõi quản lý. Đẩy mạnh công tác đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm túc yêu cầu về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Luật Đấu thầu và Nghị định số 58/2008/NĐ-CP. Đồng thời Chính phủ và các Bộ ngành liên quan cần thường xuyên có các buổi thảo luận, các diễn đàn công khai để thu thập ý kiến đóng góp của các cá nhân, tập thể về các dự thảo luật của nhà nước nói chung và các bộ luật liên quan đến Đấu thầu nói riêng. Những ý kiến đóng góp như trên góp phần làm cho việc ban hành pháp luật được đi sát với thực tế, luật và nghị định sau khi ban hành sẽ có tính thực tiễn cao.  7.2     Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý đấu thầu của Nhà nước Cán bộ quản lý Nhà nước về đấu thầu không chỉ có nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra quá trình thực hiện đấu thầu mà còn có trách nhiệm đề xuất các giải pháp về quy định, chính sách với Nhà nước để môi trường pháp luật đấu thầu thêm thông thoáng, phát huy hiệu quả của hoạt động mang tính chuyên nghiệp này.  Để chất lượng công tác đấu thầu được nâng cao thì việc đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu rất cần thiết. Tuy nhiên với giải pháp “Tích cực thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm” trong đấu thầu đã nêu trên, một thực tế đặt ra là nếu cán bộ thanh tra không có nhận thức đúng đắn, kinh nghiệm, trình độ đồng thời không có đạo đức nghề nghiệp sẽ lại là trở ngại lớn, “nhũng nhiễu” gây cản trở hoạt động đấu thầu. Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ nhà nước về đấu thầu trong một số dự án ở nhiều nơi còn chưa đáp ứng yêu cầu. Ngoài ra, ở các dự án nhỏ, ban quản lý dự án làm việc kiêm nhiệm, nên không có cán bộ chuyên môn cần thiết, khó hoàn thành nhiệm vụ được giao. Giải pháp đặt ra ở đây là Nhà nước trước hết cần lựa chọn những cán bộ có năng lực, có kĩ năng quản lý, có kiến thức bài bản về lĩnh vực mình quản lý, để tham gia vào bộ máy quản lý Nhà nước nói chung và quản lý Nhà nước về Đấu thầu nói riêng. Định kỳ phải có lớp, khóa học nhằm bồi dưỡng nghiệp vụ cũng như tư cách để không ngừng nâng cao chất lượng. Đồng thời phải không ngừng thanh lọc, kiểm tra và loại bỏ những cán bộ có sự suy giảm về năng lực, kiến thức và đạo đức. Mặt khác nên tranh thủ sự giúp đỡ, tài trợ của các tổ chức quốc tế và trong nước để xây dựng các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp ngành và chọn cử cán bộ, nhân viên, học sinh đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài để học tập nâng cao kĩ năng cũng như tiếp thu kinh nghiệm quản lý. Đặc biệt cần tuyên dương, khen thưởng các cán bộ có thành tích phát hiện các sai phạm trong tổ chức đấu thầu cũng như trong và sau quá trình thực hiện gói thầu từ đó khuyến khích các cá nhân tự kiểm tra công tác quản lý của ngay chính trong nội bộ cơ quan mình.  7.3       Minh bạch, công khai hóa thông tin đấu thầu Công tác đấu thầu luôn tiềm ẩn những tiêu cực, trong đó sự thiếu minh bạch là một nguyên nhân chính làm giảm tính cạnh tranh tranh trong đấu thầu, dẫn đến thất thoát trong đầu tư mua sắm ảnh hưởng đến nguồn lực của Nhà nước. Dưới sức ép của tiến trình hội nhập với những đòi hỏi sự minh bạch hóa, khắc phục những tồn tại tiêu cực, kéo dài thời gian, khép kín trong hoạt động đấu thầu, một trong các biện pháp hữu hiệu là cơ chế đấu thầu qua mạng Đấu thầu qua mạng đang được nhiều quốc gia xem như là một công cụ thúc đẩy sự minh bạch trong quá trình mua sắm từ nguồn tài chính công. Thông qua hệ thống thông tin đấu thầu qua mạng, các nhà thầu tiềm năng đều có quyền và cơ hội ngang nhau trong việc truy cập, tiếp cận mọi thông tin về đấu thầu để tham gia cạnh tranh một cách bình đẳng. Đến nay, đấu thầu qua mạng mới đang đạt ở mức có một trang thông tin điện tử về đấu thầu ở địa chỉ với các nội dung như kế hoạch đấu thầu, thông báo mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, tổ chức và cá nhân vi phạm bị xử lý... tuy nhiên phần lớn các thông tin được cập nhật chỉ dừng lại ở thông báo mời thầu, thông báo mời sơ tuyển (do quy định bắt buộc). Thực trạng này chỉ là bước đầu giúp tăng cường tính công khai minh bạch trong quá trình đấu thầu và bán cổ phần tại Việt Nam. Trong khi đó, đã từ khoảng hơn 10 năm trước việc đấu thầu trên mạng đã phát triển mạnh mẽ tại các nước Mỹ, Nhật Bản... và được xem là hình thức tìm nguồn hàng một cách nhanh nhất, rẻ nhất và ít tốn kém nhất. Ngày nay càng nhiều doanh nghiệp trong nước đã chọn mạng internet làm phương tiện giao dịch trong kinh doanh và mạng đã giúp không ít doanh nghiệp có được những hợp đồng quốc tế trị giá cả triệu USD mà không phải mất phí đi lại. Việc doanh nghiệp giành được hợp đồng triệu USD dưới hình thức đấu thầu qua mạng cho thấy, chất của chủ doanh nghiệp đã thay đổi và đủ điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng bởi đấu thầu qua mạng khác xa so với đấu thầu trực tiếp. Đấu thầu qua mạng đòi hỏi sự "cân não" của chủ doanh nghiệp. Thời gian thực hiện hợp đồng kéo dài 5-6 tháng nhưng cuộc đấu thầu tiến hành trên mạng internet chỉ diễn ra trong thời gian khoảng 30 phút. Trong 30 phút này, các bên tham gia đấu thầu không biết thông tin của nhau. Chỉ có chủ dự án biết thông tin về các đối tác tham gia đấu thầu. Để trúng thầu, điều cơ bản nhất là đưa ra mức giá hợp lý. Ngoài mức giá, còn phải hiểu biết về nguyên vật liệu, thiết kế sản phẩm và những thông số khác. Thực tế, việc tham gia đấu thầu quốc tế qua mạng internet của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực dệt may đã được tiến hành từ nhiều năm qua và ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia bởi những lợi ích của nó đem lại như thuận tiện, nhanh chóng và ít tốn kém chi phí, thời gian. Đấu thầu quốc tế qua mạng không đơn giản chỉ là chuyện giá cả, doanh nghiệp muốn thắng thầu phải có nền tảng về uy tín, năng lực sản xuất và phải được khách hàng biết đến lai lịch từ trước. Điều đó cũng có nghĩa doanh nghiệp phải thực hiện tốt các yêu cầu về trách nhiệm xã hội đối với người lao động như thu nhập, môi trường và điều kiện làm việc của người lao động được đảm bảo, minh bạch về tài chính... Khi có đủ các yếu tố trên, các doanh nghiệp mới được chấp thuận tham dự đấu thầu và được đơn vị đặt hàng gửi đến những thông tin về mẫu hàng, mức giá thầu ban đầu và về ngày giờ, quy định của cuộc đấu thầu. Từ đó cho thấy đấu thầu qua mạng không chỉ góp phần năng cao tính minh bạch, công khai trong đấu thầu mà còn nâng cao được năng lực của các doanh nghiệp. Trên đây là một số giải pháp kiến nghị với Tập đoàn và cả Nhà nước và các cơ quan có liên quan nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác tổ chức đấu thầu tại Công ty. Tuy nhiên không dừng lại ở đó, để quá trình cải thiện đem lại kết quả tốt nhất thì các giải pháp phải được thực hiện nghiêm túc, đồng bộ và đồng thời. Mọi cá nhân và đơn vị trong Tập đoàn cùng phải nỗ lực thì mới xây dựng được sự phát triển bền vững.  7.4       Tích cực thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm Với vai trò của mình là nâng cao hiệu quả của hoạt đồng đầu tư phát triển, hoạt động đấu thầu cần được thực hiện nghiêm túc, tuân thủ quy định của pháp luật. Năm 2008, Chính phủ đã có chỉ thị 27/2008/CT-TTg Về chấn chỉnh công tác đấu thầu sử dụng vốn nhà nước để khắc phục những tồn tại hạn chế, nhằm tăng cường hiệu quả của công tác đấu thầu, hiệu lực quản lý nhà nước. Trong đó thanh tra, kiểm tra là một chức năng quan trọng trong công tác quản lý nhà nước, nhằm đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đồng thời qua đó cũng phát hiện những điều bất hợp lý để kiến nghị điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn; và nhất thiết phải được chú trọng đúng mức. Các cơ quan nhà nước, các bộ ngành có liên quan cần tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch; tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất về quá trình thực hiện đấu thầu tại các cơ quan đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng vốn nhà nước hoặc những dự án trọng điểm; các cơ quan, đơn vị theo chức năng nhiệm vụ phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của đơn vị mình, sớm phát hiện những sai sót để kịp thời chấn chỉnh và xử lý các trường hợp vi phạm. Đồng thời cần xây dựng thể chế và nghiên cứu khoa học; xây dựng lực lượng; đổi mới phương pháp chỉ đạo điều hành; tránh hiện tượng chồng chéo trong thanh kiểm tra… Tuy nhiên phải quán triệt thanh tra là để ngăn ngừa, ngăn chặn vi phạm, thúc đẩy quá trình giải ngân, tiến độ dự án và đảm bảo an toàn trong thi công chứ không phải thanh tra làm phiền hà, nhũng nhiễu, cản trở quá trình thi công của các đơn vị. Tăng cường công tác quản lý đấu thầu, kịp thời kiểm điểm, xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật. Đặc biệt có biện pháp xử lý mạnh không cho tham dự gói thầu khác đối với các nhà thầu bị phát hiện thông đồng trong đầu thầu hoặc chuyển nhượng cho nhà thầu khác thực hiện hợp đồng sau khi trúng thầu. Trong trường hợp này chủ đầu tư kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền có biện pháp xử lý hành vi vi phạm. Trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện cơ cấu, tổ chức, kiện toàn bộ máy từ Thanh tra Bộ đến Thanh tra các Cục để ổn định mô hình và hoạt động hiệu quả hơn. Đồng thời với đó, lực lượng thanh tra phải nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh tra các cấp. KẾT LUẬN Tầm quan trọng của đầu tư phát triển ngày càng được nâng cao ở mỗi quốc gia, đóng vai trò cốt lõi cho sự tăng trưởng và phát triển của đất nước đã kéo theo yêu cầu cấp thiết về việc đầu tư có hiệu quả. Việc tăng thêm lợi ích từ một đồng vốn bỏ ra hoặc giảm chi phí để tạo ra cùng một đơn vị lợi ích đều là đầu tư có hiệu quả. Trong đó hoạt động đấu thầu là một trong những hoạt động thông qua sự cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà thầu từ đó chọn ra phương án tối ưu nhằm giảm bớt sự lãng phí về vốn cho chủ đầu tư. Thực trạng hoạt động đấu thầu của Công ty cho thấy lợi ích mà hoạt động này đem lại là không hề nhỏ và đang không ngừng được phát huy. Tuy nhiên cũng như hoạt động đấu thầu nói chung hiện nay của cả nước, hoạt động đấu thầu tại Công ty cũng còn nhiều hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới nhằm phát huy tối đa hiệu quả của hoạt động đấu thầu, để đấu thầu trở thành hoạt động mang tính chuyên nghiệp cao. Qua tìm hiểu về đấu thầu và hoạt động tổ chức đấu thầu tại Công ty, từ những kết quả đã đạt được cùng những hạn chế còn tồn tại, em đưa ra những nhận định mang tính chủ quan đồng thời đề xuất những giải pháp với Công ty nói riêng và các cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu nói chung đề khắc phục. Tuy nhiên trong khuôn khổ của một đề tài nghiên cứu, đồng thời với hiểu biết và kinh nghiệm có hạn của bản thân, em rất mong sự đóng góp của thầy cô và các bạn đề đề tài được hoàn thiện hơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO T.S Đinh Đào Ánh Thủy (2006) “ bài giảng môn Quản trị đấu thầu”, Hà Nội 2.     Luật đấu thầu được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 4 năm 2006 3.      Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của chính phủ và nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo nghị định số 52/1999/NĐ-CP. 4.      Nghị định của Chính phủ về việc ban hành quy chế đấu thầu số 88/1999/NĐ-CP và nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị định số 88/1999/NĐ-CP. 5. Nghị định số 66/2003/NĐ-CP ngày 12/6/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đấu thầu ban hành kém theo nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 và nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ. 6. Thông tư 04/2000/TT-BKH ngày 26/5/2000 và thong tu 01/2004/TT-BKH ngày 02/2/2004 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện quy chế đấu thầu. 7. Báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu tại Công ty phần mềm và truyền thông VASC các năm 20067 2008, 2009 8. Báo cáo đánh giá HSDT gói thầu: “Cung cấp và lắp đặt máy phát điện công suất 500kVA”. 9. HSMT gói thầu: “ Thiết kế, cung cấp và lắp đặt thiết bị BES, hệ thống cung cấp nội dung IPTV và hệ thống cung cấp nguồn điên” 10. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2007 đến 2009 của Công ty phần mềm và truyền thông VASC 11. Website Công ty phần mềm và truyền thông VASC www.VASC.com.vn 12. Website quản lý nhà nước về đấu thầu dauthau.mpi.vn; tạp chí thông tin đấu thầu; thời báo kinh tế Việt Nam; báo đấu thầu và các website điện tử khác MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Bảng 1:Cơ cấu nguồn vốn của Công ty 9 Bảng 2: Tình hình trích lập các quỹ năm 2008 của Công ty : 10 Bảng 3: Doanh thu từ các dịch vụ của Công ty 10 Bảng 4: Doanh thu của Công ty giai đoạn 2003-2009 12 Bảng 5: tình hình sản xuất kinh doanh của VASC giai đoạn 2007-2009 13 Bảng 6: Tình hình nguồn nhân lực của Công ty giai đoạn 2007-2009 14 Bảng 7: Số lượng và hình thức đấu thầu các gói thầu tiêu biểu được thực hiện tại Công ty trong giai đoạn 2007-2009 18 Bảng 8: Thông tin về các gói thầu giai đoan 2007-2009 19 Đơn vị: Triệu đồng 19 Bảng 9: Số lượng các gói thầu mua sắm hàng hóa của Công ty phải tổ chức lại giai đoạn 2007- 2009 21 Bảng 10: tiêu chí đánh giá gói thầu 27 Bảng 11: Kết quả tiết kiệm của các gói thầu tiêu biểu nhờ tổ chức đấu thầu 36 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20106.doc