Hoàn thiện công tác định mức kỹ thuật lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2

Tài liệu Hoàn thiện công tác định mức kỹ thuật lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2: MỤC LỤC DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1: Sự phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận hợp thành 11 Sơ đồ 1.2: Phân loại thời gian làm việc theo quá trình sản xuất 13 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 29 Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ô tô 40 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh sản xuất kinh doanh giai đoạn 2003-2007 31 Bảng 2.2: Danh sách máy móc thiết bị chính tại Phân xưởng cơ khí 1 34 Bảng 2.3: Danh sách máy móc thiết bị tại Phân x... Ebook Hoàn thiện công tác định mức kỹ thuật lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2

doc116 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1310 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác định mức kỹ thuật lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưởng Cơ khí 2 35 Bảng 2.4: Danh sách dây chuyền công nghệ tại phân xưởng ô tô 1, 2 36 Bảng 2.5: Thống kê lao động năm 2007 37 Bảng 2.6: Thống kê bậc công nhân kỹ thuật của Nhà máy năm 2007 38 Bảng 2.7: Bảng tổng hợp hao phí cần thiết để sản xuất Thanh cong đầu xe số 1 47 Bảng 2.8 : Định mức giờ công các chi tiết và công đoạn trên xe Transinco Ba Hai AH B50 49 Bảng 2.9: Bảng tổng hợp tiền lương-thu nhập của công nhân 58 Bảng 2.10 : Bảng tổng hợp thời gian hao phí 59 Bảng 2.11: Bảng tổng hợp thời gian hao phí 60 Bảng 2.12: Bảng tổng hợp thời gian hao phí 61 Bảng 2.13: Bảng tổng hợp hao phí thời gian của nhân Vũ Minh kế trong 3 ngày quan sát 62 Bảng 2.14: Bảng tổng hợp thời gian hao phí 63 Bảng 2.15: Bảng tổng hợp thời gian hao phí 64 Bảng 2.16: Bảng tổng hợp thời gian hao phí 65 Bảng 2.17: Bảng tổng hợp hao phí thời gian của Công nhân Phan Trọng Toàn trong 3 ngày quan sát 66 Bảng 3.1: Bảng dự kiến sản lượng, doanh thu của Nhà máy trong giai đoạn 2008-2010 69 Bảng 3.2: Bảng các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế dự kiến giai đoạn 2008-2010 70 Bảng 3.3: Danh sách và quy trình công nghệ sản xuất các chi tiết rời trên xe AH B50 84 Bảng 3.4: Bảng quy cách các chi tiết rời trên xe AH B50 85 Bảng 3.5:Bảng hệ số đổi Ki 86 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và gần đây là việc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO của nước ta, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất nói riêng ngày càng trở nên gay gắt. Việc tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng cường hiệu quả sản xuất cũng như đảm bảo phát triển người công nhân một các toàn diện chính là yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp phát triển ổn định và tăng cường khả năng cạnh tranh của mình. Tổ chức lao động khoa học là môn khoa học nghiên cứu các biện pháp kết hợp tối ưu các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được điều đó. Định mức lao động chính là cơ sở của tổ chức lao động khoa học. Sản xuất càng phát triển, vai trò của định mức kỹ thuật lao động ngày càng được khẳng định và nâng cao. Hệ thống định mức kỹ thuật lao động hiện nay đang được các giám đốc, các chủ doanh nghiệp chú trọng vận dụng như một công cụ sắc bén trong quản lý kinh tế xí nghiệp. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 đã ý thức được tầm quan trọng của công tác định mức lao động. Tuy nhiên, qua thời gian thực tập tại Nhà máy, em nhận thấy thực trạng công tác định mức lao động tại đây vẫn còn một số hạn chế cần sớm khắc phục. Do đó, em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác định mức kỹ thuật lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2” cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Với tầm quan trọng của mình, công tác định mức lao động đã được nhiều cơ quan, tổ chức quan tâm nghiên cứu. Về mặt lý luận, có rất nhiều cuốn sách đã đề cập đến vấn đề này, như cuốn “Tổ chức lao động khoa học” (năm 1994) của trường Đại học kinh tế quốc dân hay cuốn “Định mức lao động (tập bài giảng)” (năm 2000) của trường Đại học Lao động- Xã hội. Trong thực tế, Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 cũng đã ý thức được tầm quan trọng và rất quan tâm tới công tác này. Tuy nhiên, do nhận thức chưa hoàn toàn đầy đủ cũng như một số lý do khác nên tới nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này. Với tư cách là đề tài đầu tiên viết về định mức lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2, luận văn này có ý nghĩa khá lớn đối với những người làm công tác này tại Nhà máy. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của đề tài là nhằm phân tích thực trạng công tác định mức lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 và trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp để hoàn thiện công tác này. Để thực hiện được mục đích đó, đề tài cần giải quyết những nhiệm vụ sau: - Lý luận khái quát về mức lao động và định mức lao động. - Nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác định mức lao động tại nhà máy, đánh giá ưu nhược điểm, tìm ra các nguyên nhân gây hạn chế. - Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác định mức kỹ thuật lao động tại Nhà máy. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng đề tài là thực trạng công tác định mức kỹ thuật lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là từ những năm 2000 trở lại đây. 5. Luận điểm Đề tài được nghiên cứu dựa trên ba luận điểm: - Công tác định mức lao động tại Nhà máy có ưu điểm và những kết quả mà nó đem lại là gì? - Công tác định mức lao động tại Nhà máy còn những hạn chế gì, tác động của chúng và nguyên nhân? - Để hoàn thiện công tác định mức kỹ thuật lao động, Nhà máy cần thực hiện những biện pháp gì? 6. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên một số phương pháp như: phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu, phương pháp chụp ảnh thời gian làm việc, phương pháp đánh giá. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về định mức và định mức kỹ thuật lao động Chương 2: Phân tích, đánh giá thực trạng công tác định mức lao động tại nhà máy sản xuất ô tô 3-2 thời gian qua Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác định mức lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 Em xin chân thành cám ơn thầy giáo- PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn, chân thành cám ơn ban lãnh đạo Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 đã tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp đỡ em trong quá trình thực tập! CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH MỨC VÀ ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT LAO ĐỘNG Mức lao động Khái niệm lao động Lao động là hoạt động có mục đích của con người, nhằm thỏa mãn những nhu cầu về đời sống của mình, là điều kiện tất yếu để tồn tại, phát triển của xã hội loài người. Khái niệm mức lao động Mức lao động là lượng lao động hao phí được quy định để tiến hành sản xuất một đơn vị sản phẩm hoặc một khối lượng công việc đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. “Lượng lao động hao phí” ở đây có thể là hao phí về người, về thời gian hay về lượng nhiên, nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hay một khối lượng công việc đúng tiêu chuẩn chất lượng song trong phạm vi tổ chức, khi nói đến quá trình lao động, ta chỉ nói đến hao phí lao động sống (hao phí lao động của con người). Tuy nhiên, các tiêu chuẩn chất lượng này không phải được áp dụng trong mọi điều kiện mà phải trong “những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định”, cụ thể, vì với những điều kiện khác nhau sẽ đòi hỏi các tiêu chuẩn chất lượng khác nhau. Các dạng mức lao động Trong thực tế sản xuất, có các dạng mức sau được áp dụng: * Mức thời gian (Mtg): Là lượng thời gian lao động hao phí được quy định cho một hay một nhóm người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hay một khối lượng công việc đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. Mức thời gian được tính theo công thức: Mtg= Thời gian hao phí/ Số lượng thành phẩm sản xuất trong thời gian đó * Mức sản lượng (Msl): Là số lượng đơn vị sản phẩm hay khối lượng công việc được quy định cho một hay một nhóm người lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định phải hoàn thành trong một thời gian tiêu chuẩn trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. Msl= T/ Mtg Trong đó, T là đơn vị thời gian tính cho Msl (ngày, ca, …) * Mức phục vụ (Mpv): Là số lượng máy móc thiết bị, số đầu con gia súc, số nguyên vật liệu quy định cho một hay một nhóm người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp phải phục vụ trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định, công việc phải ổn định, lặp lại có chu kỳ. * Mức biên chế (Mbc): là số lượng người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp được quy định chặt chẽ để thực hiện một khối lượng công việc cụ thể trong một bộ máy quản lý nhất định. Ngoài 4 dạng mức lao động trên, còn có mức lao động tổng hợp: Là lượng lao động sống của những người tham gia để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm cụ thể (bao gồm lao động công nghệ, lao động phụ trợ, lao động quản lý) theo tiêu chuẩn chất lượng quy định trong những điều kiện cụ thể của kỳ kế hoạch. Định mức lao động Khái niệm định mức lao động Theo nghĩa hẹp, định mức lao động là việc xác định mức cho tất cả các loại công việc- biểu hiện chính là các chỉ tiêu. Các chỉ tiêu đó có thể là thống kê kinh nghiệm hoặc có căn cứ kỹ thuật (có căn cứ khoa học) (hay còn gọi là định mức kỹ thuật lao động). Định mức thống kê kinh nghiệm là các định mức thiếu căn cứ khoa học, không dựa trên việc phân tích khoa học những điều kiện tổ chức kỹ thuật của doanh nghiệp để áp dụng phương pháp khoa học về định mức. Định mức kỹ thuật lao động là dựa trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học quá trình sản xuất của doanh nghiệp để xác định những điều kiện hoàn thành sản phẩm trên cơ sở các điều kiện tổ chức kỹ thuật của doanh nghiệp như thiết bị, dụng cụ sản xuất, nguyên vật liệu, trình độ kỹ thuật, sức khỏe của công nhân, tổ chức nơi làm việc…, từ đó xây dựng nên các mức lao động. Theo nghĩa rộng, định mức khoa học công tác, công việc, là lĩnh vực hoạt động thực tiễn về xây dựng và áp dụng các mức lao động đối với tất cả các quá trình lao động. Nói cách khác, đấy là quá trình dự tính tổ chức thực hiện những biện pháp về tổ chức lao động kỹ thuật để thực hiện công việc có năng suất lao động cao trên cơ sở có xác định mức tiêu hao để thực hiện công việc. Quá trình này yêu cầu phải làm các công việc: - Nghiên cứu cụ thể những điều kiện tổ chức kỹ thuật ở nơi sản xuất. - Đề ra, đưa vào sản xuất những biện pháp về tổ chức kỹ thuật. - Xây dựng mức. - Quản lý và điều chỉnh mức. Nhiệm vụ và nội dung của định mức lao động Nhiệm vụ cơ bản của công tác định mức lao động trong doanh nghiệp là nghiên cứu, phát hiện và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân lực của doanh nghiệp để không ngừng nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế trong sản xuất- kinh doanh. Từ nhiệm vụ cơ bản đó, công tác định mức lao động có các nhiệm vụ cụ thể như sau: - Nghiên cứu thường xuyên tình hình sử dụng thời gian lao động của mọi người lao động trong doanh nghiệp, phân tích khả năng sản xuất của tất cả các đơn vị, tham khảo kinh nghiệm sản xuất tiên tiến của các doanh nghiệp khác trên cơ sở đó mà xây dựng và sửa đổi các loại mức lao động trong doanh nghiệp. - Đưa các mức lao động có căn cứ khoa học vào sản xuất đồng thời thực hiện các biện pháp tổ chức- kỹ thuật- kinh tế đi đôi với giáo dục và nâng cao trình độ nhận thức của mọi người lao động trong doanh nghiệp về mức lao động, tạo mọi điều kiện cần thiết để họ tham gia vào quá trình xây dựng, thực hiện và hoàn thành vượt mức lao động. - Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, thống kê, phân tích và quản lý tình hình thực hiện mức lao động kết hợp với việc động viên khen thưởng vật chất đối với những người đạt và vượt mức lao động, bảo đảm cho công tác định mức lao động thật sự là một công cụ quan trọng của quản lý doanh nghiệp. Định mức kỹ thuật lao động bao gồm các nội dung sau: - Phân chia quá trình sản xuất ra thành các bộ phận hợp thành. Xác định kết cấu, trình tự hợp lý để thực hiện các bộ phận của bước công việc. Phát hiện những bất hợp lý trong quá trình thực hiện, hoàn thiện chúng trên cở sở phân công và hiệp tác lao động một cách hợp lý. - Nghiên cứu khả năng ở nơi làm việc, cải thiện điều kiện lao động, hợp lý hóa phương pháp và thao tác lao động, xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý. Các khả năng ở nơi làm việc bao gồm: + Tổ chức phục vụ nơi làm việc: Thiết kế, quy hoạch nơi làm việc; Trang bị nơi làm việc; Bố trí nơi làm việc; Phục vụ nơi làm việc. + Tình hình máy móc thiết bị: Công suất máy móc thiết bị; Chủng loại máy móc thiết bị; Chất lượng máy móc thiết bị; + Tình hình về người lao động: Trình độ kỹ thuật, tay nghề (Cấp bậc công nhân) ; Sức khỏe; Tình hình sử dụng thời gian lao động. + Nguyên nhiên vật liệu: Số lượng; Chất lượng; Kích thước; Chủng loại. - Tiến hành khảo sát, xác định các loại thời gian làm việc và nguyên nhân gây nên những lãng phí để xây dựng mức, tiêu chuẩn lao động. - Đưa các mức, tiêu chuẩn đã được xây dựng vào sản xuất, thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện mức, điều chỉnh những mức sai, mức lạc hậu, có cơ chế thích hợp khuyến khích hoàn thiện định mức kỹ thuật lao động trong doanh nghiệp. Yêu cầu của mức và của định mức Yêu cầu của mức : Giáo trình Quản lý Nhân lực trong Doanh nghiệp, Khoa Kinh tế và quản lý, Đại học Bách Khoa Hà Nội Mức lao động có căn cứ khoa học phải đảm bảo những yêu cầu sau đây: - Tính tiên tiến: Bảo đảm có cơ sở khoa học, trong các điều kiện tổ chức và kỹ thuật tiên tiến, có tính đến các phương pháp công nghệ tiên tiến. - Tính hiện thực: Mức lao động đảm bảo tính trung bình tiên tiến, tức là mức trung bình của những người công nhân tiên tiến để mọi người lao động đều có thể hoàn thành được mức. - Tính quần chúng: Đảm bảo rằng, người lao động phải được tham gia tích cực vào quá trình xây dựng và chính họ là những người thực hiện các mức đó. Có như vậy mới có thể động viên được tính chủ động, tích cực và sáng tạo của mọi người trong doanh nghiệp vào công tác định mức lao động. Yêu cầu của định mức : “Các phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong xí nghiệp”, tr. 46- Tạp chí Kinh tế và Dự báo Định mức phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Mức lao động cho đơn vị sản xuất phải tính từ các mức nguyên công (chính, phụ trợ,quản lý) nên mức nguyên công phải là những mức hợp lý. - Phải theo đúng quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Chỉ tính những hao phí lao động thuộc quỹ sản xuất sản phẩm của bản thân doanh nghiệp không tính những hao phí lao động do thuê hoặc mua của bên ngoài doanh nghiệp (nhưng trong giá thành sản phẩm sẽ được tính đến). - Ở từng nguyên công phải xác định theo đúng mức độ phức tạp của công việc phù hợp với tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, không tính theo bậc công nhân thực tế đang làm việc đó (đối với trường hợp công nhân bậc cao làm việc bậc thấp sẽ được bù bậc tính theo tổng quỹ lương). - Trong khi tính mức và tính quỹ thời gian định mức, không tính theo số người thực hiện có bao gồm cả người dôi ra chưa bố trí được việc khác. - Hiện nay, tình hình sản xuất chưa ổn định, năng lượng, vật tư thiếu hoặc cung cấp không đúng hạn… cho nên trong quá trình tính mức cho đơn vị sản phẩm, cần có một loại hệ số bổ sung bên cạnh mức để doanh nghiệp có quỹ thời gian nhằm bù vào những mất mát không do lỗi doanh nghiệp gây ra, coi đó là phẩn ổn định của mức. Bởi vì hệ số bổ sung này chỉ có tính chất tạm thời, còn phần mức vẫn là ổn định theo công nghệ trong điều kiện bình thường. Hệ số này chỉ được thừa nhận với điều kiện có thật trong thực tế, có yêu cầu phải hao phí thêm thời gian để bù vào mất mát. Trị số của hệ số được xác định căn cứ vào số liệu thống kê những mất mát thường xảy ra trong một số năm gần nhất, đồng thời còn phải căn cứ vào dự báo những điều kiện tổ chức và kỹ thuật mới trong thời kỳ kế hoạch. Khi xác định hệ số này, còn phải cân nhắc, phân tích tình hình hoàn thành mức của công nhân trong thời kỳ báo cáo, tình hình sử dụng thời gian lao động và tính chủ động của doanh nghiệp trong việc tổ chức lại sản xuất và tổ chức lại lao động đề tận dụng những thời gian ngừng việc, thời gian thiết bị, máy móc ngừng hoạt động trong sản xuất chính. Cần lưu ý rằng mất mát ở khâu nào thì chỉ tính cho khâu đó. Có thể dùng tỷ lệ đã tìm được để phân bổ bình quân chung cho cả sản phẩm theo tỷ trọng hao phí thời gian của từng khâu so với tổng hao phí thời gian chung của sản phẩm. - Trong quá trình sản xuất sản phẩm, có những trường hợp không tránh khỏi sản xuất ra hàng hỏng do tính chất của công nghệ thì trong mức nguyên công được tính bổ sung hệ số hàng hỏng cho phép; mức cao nhất của hệ số này chỉ được tính bằng tỷ lệ hàng hỏng cho phép. Cở sở để định mức lao động Phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận hợp thành Quá trình sản xuất là quá trình khai thác, chế biến một sản phẩm nào đó cần thiết cho xã hội. Trong quá trình này, đối tượng lao động có sự thay đổi về mặt hình dáng, kích thước, tính chất lý- hóa học, tính chất cơ học hoặc về vị trí không gian để trở thành sản phẩm phụ vụ cho đời sống. Nội dung chủ yếu của quá trình sản xuất là quá trình lao động. Quá trình sản xuất lại được phân chia thành các quá trình sản xuất bộ phận. Quá trình sản xuất bộ phận được hiểu là bộ phận đồng nhất và kết thực về phương diện công nghệ của quá trình sản xuất. Quá trình sản xuất bộ phận lại được phân chia thành các bước công việc. Bước công việc (nguyên công) là phần chính của quá trình sản xuất, bao gồm các công việc kế tiếp nhau được thực hiện bởi một (hay một nhóm) công nhân trên một đối tượng lao động nhất định tại một nơi làm việc nhất định. Ví dụ: Công việc tiện chốt kẹp lò xo ghế ngả của sản phẩm ô tô B50 của Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 lại bao gồm các bước công việc như: Đưa chi tiết vào chống tâm, Kiểm tra kích thước phôi, Tiện… Các bước công việc lại được phân chia nhỏ hơn về mặt công nghệ và về mặt lao động. * Về mặt công nghệ, bước công việc được phân chia thành các giai đoạn chuyển tiếp và các bước chuyển tiếp. Giai đoạn chuyển tiếp là bộ phận đồng nhất về công nghệ của bước công việc, nó được biểu thị bằng sự cố định của bề mặt gia công, dụng cụ và chế độ gia công. Một bước công việc có thể bao gồm một hay nhiều giai đoạn chuyển tiếp. Ví dụ: Trong bước công việc tiện chốt kẹp lò xo ghế ngả, lại có thể chia thành 2 giai đoạn chuyển tiếp là tiện phần đầu chốt và tiện phần thân chốt. Bước công việc là phần việc như nhau được lặp đi lặp lại trong giai đoạn chuyển tiếp. Ví dụ: Trong giai đoạn chuyển tiếp tiện thân chốt kẹp lò xo ghế ngả, có 2 bước chuyển tiếp là tiện rãnh 1 và tiện rãnh 2. * Về mặt lao động, bước công việc được phân chia thành các thao tác, động tác và các cử động. Thao tác là tổ hợp các hoạt động của công nhân nhằm thực hiện một mục đích nhất định về công nghệ. Thao tác là bộ phận của bước công việc được đặc trưng bởi tính mục đích. Ví dụ: Bước công việc tiện chốt kẹp lò xo ghế ngả bao gồm các thao tác: đưa chi tiết vào bộ phận chống tâm, xiết chặt hai đầu thiết bị chống tâm, kiểm tra kích thước chi tiết, mở máy, đưa dao tiện lại gần chi tiết, tiện, đưa dao ra, hãm máy, kiếm tra kích thước chi tiết, tháo chi tiết ra khỏi thiết bị chống tâm, đặt chi tiết lên bàn. Động tác là một bộ phận của thao tác, biểu thị bằng những cử động của chan tay và thân thể của công nhan nhằm lấy đi hay di chuyển một vật nào đó. Ví dụ: Thao tác mở máy tiện bao gồm các thao tác cắm phích điện, bật công tắc. Cử động là bộ phận của động tác, biểu thị bằng sự thay đổi một lần vị trí các bộ phận cơ thể của công nhân. Ví dụ: Động tác cắm phích điện bao gồm các cử động: đưa tay ra, cầm lấy phích cắm, đưa phích cắm đến vị trí ổ điện, cắm phích cắm vào ổ điện, đưa tay về. Sự phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận hợp thành được minh họa qua sơ đồ 1.1 như sau: Quá trình sản xuất Quá trình bộ phận Giai đoạn chuyển tiếp Bước chuyển tiếp Thao tác Động tác Cử động Mặt công nghệ Mặt lao động Sơ đồ 1.1: Sự phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận hợp thành Phân loại hao phí thời gian làm việc Một trong những cơ sở để định mức lao động là việc nghiên cứu một cách có hệ thống việc sử dụng thời gian lao động trong quá trình sản xuất. Thời gian làm việc là độ dài làm việc được quy định trong đó người lao động phải bảo đảm để thực hiện công việc được giao. Thời gian làm công việc là một phần của thời gian làm việc, trong đó một công việc xác định được thực hiện. Thông thường, thời gian làm việc được phân loại theo quá trình sản xuất, theo công nhân hoặc theo thiết bị. Các cách phân loại này đều hình thành hai loại thời gian: thời gian làm công việc và thời gian ngừng việc. Thời gian làm công việc được chia thành thời gian làm công việc theo quy định của nhiệm vụ sản xuất và thời gian làm công việc ngoài quy định của nhiệm vụ sản xuất. * Thời gian làm công việc theo quy định của nhiệm vụ sản xuất bao gồm 4 loại là thời gian chuẩn kết, thời gian tác nghiệp, thời gian phục vụ và thời gian nghỉ ngơi. Thời gian chuẩn kết (CK): Đây là thời gian người công nhân dùng vào việc chuẩn bị phương tiện sản xuất để thực hiện công việc được giao và tiến hành mọi hoạt động có liên quan đến việc hoàn thành công việc đó. Thời gian tác nghiệp (TN) là thời gian chủ yếu hoàn thành bước công việc. Nó được lặp đi lặp lại qua từng đơn vị sản phẩm. Thời gian phục vụ nơi làm việc (PV) là thời gian hao phí để trông coi và bảo đảm cho nơi làm việc hoạt động liên tục trong suốt ca làm việc. Thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết (NC) bao gồm thời gian nghỉ ngơi và nghỉ vì các nhu cầu cá nhân. Đây là thời gian cần thiết để duy trì khả năng làm việc bình thường của người lao động trong suốt ca làm việc. * Thời gian làm công việc ngoài quy định của nhiệm vụ sản xuất ( thời gian lãng phí) bao gồm tất cả thời gian làm những việc không nằm trong nhiệm vụ sản xuất, thời gian hao phí do thiếu sót về tổ chức, kỹ thuật và do công nhân kém ý thức tổ chức, kỷ luật gây ra. Có 3 loại thời gian lãng phí: Thời gian lãng phí không sản xuất (LPKSX) là thời gian làm những công việc không nằm trong nhiệm vụ sản xuất. Ví dụ như theo quy định, công nhân phụ phải mang vật liệu đến cho công nhân chính, nhưng do không cung cấp đủ, công nhân chính phải tự lấy. Thời gian lãng phí công nhân (LPCN) là thời gian lãng phí do công nhân gây ra như đi muộn, về sớm, làm việc riêng… Thời gian lãng phí tổ chức (LPTC) là những thời gian lãng phí do thiếu sót của tổ chức như thời gian chờ do mất điện, máy móc không đầy đủ… Thời gian lãng phí kỹ thuật (LPKT) là những thời gian lãng phí do yếu kém về kỹ thuật. Các bộ phận thời gian của quá trình sản xuất có thể dược minh họa qua sơ đồ 1.2 như sau: TGLV của quá trình sản xuất Thời gian làm công việc theo quy định của nhiệm vụ sản xuất Thời gian lãng phí CK NC TN PV LPKSX LPTC LPCN LPKT Sơ đồ 1.2: Phân loại thời gian làm việc theo quá trình sản xuất Các phương pháp khảo sát thời gian làm việc a. Chụp ảnh thời gian làm việc Chụp ảnh thời gian làm việc là phương pháp nghiên cứu tất cả các loại hoa phí tời gian làm việc của công nhân trong một thời gian nhất định. Nếu nghiên cứu thời gian làm việc của công nhân trong ca một ca làm việc thì gọi là chụp ảnh ca làm việc hay ngày làm việc, còn nghiên cứu thời gian cần thiết để công nhân hoàn thành một công việc gọi là chụp ảnh quá trình làm việc. Mục đích của chụp ảnh thời gian làm việc là: - Nghiên cứu tình hình sử dụng thời gian làm việc, phát hiện các nguyên nhân lãng phí thời gian và đề ra biện pháp khắc phục. - Nghiên cứu các kinh nghiệm tiên tiến để phổ biến trong công nhân. - Thu thập các số liệu để phục vụ cho việc xây dựng mức lao động. Tùy vào mục đích nghiên cứu và điều kiện thực tế của tổ chức mà người nghiên cứu có thể lựa chọn một trong các hình thức: - Chụp ảnh cá nhân. - Chụp ảnh tổ (nhóm) ngày làm việc. - Tự chụp ảnh ngày làm việc. b. Bấm giờ bước công việc Bấm giờ là một phương pháp quan sát đặc biệt có sử dụng đồng hồ bấm giây để nghiên cứu thời gian hao phí khi thực hiện các bước công việc hoặc các thao tác, động tác lặp đi lặp lại nhiều lần, có chu kỳ tại nơi làm việc. Bấm giờ được sử dụng nhằm mục đích: - Xác định chính xác hao phí thời gian khi thực hiện các yếu tố thành phần của công việc. - Nghiên cứu loại bỏ các lãng phí không trông thấy, cải tiến phương pháp lao động, nang cao hiệu suất làm việc. - Cung cấp các tài liệu cơ sở để xây dựng mức kỹ thuật lao động hoặc tiêu chuẩn để định mức kỹ thuật lao động. Trong thực tế, có hai cách bấm giờ khác nhau là bấm giờ liên tục và bấm giờ không liên tục. Tiêu chuẩn để định mức kỹ thuật lao động Tiêu chuẩn để định mức kỹ thuật lao động là những đại lượng quy định về chế độ làm việc tiên tiến của thiết bị hay những đại lượng hao phí thời gian quy định của những bộ phận làm bằng tay của bước công việc trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật hợp lý để từ đó tính ra mức kỹ thuật thời gian lao động. Tiêu chuẩn là tài liệu gốc có tính chất hướng dẫn để làm cơ sở cho việc tính ra mức thời gian. Tùy theo các tiêu thức khác nhau mà tiêu chuẩn lại được phân chia thành các loại khác nhau như sau: - Theo nội dung sử dụng (đối tương): + Tiêu chuẩn về chế độ làm việc của thiết bị. + Tiêu chuẩn thời gian. + Tiêu chuẩn phục vụ. + Tiêu chuẩn số lượng người làm việc. - Theo kết cấu: + Tiêu chuẩn bộ phận. + Tiêu chuẩn tổng hợp. - Theo phạm vi và mục đích sử dụng: + Tiêu chuẩn của doanh nghiệp. + Tiêu chuẩn của ngành. + Tiêu chuẩn thống nhất của Nhà nước. Các phương pháp định mức kỹ thuật lao động Nhóm phương pháp tổng hợp Nhóm này bao gồm các phương pháp xây dựng mức lao động không dựa trên cơ sở nghiên cứu phân tích các bộ phận bước công việc và điều kiện tổ chức kỹ thuật hoàn thành nó. Thời gian hao phí được quy định tổng hợp cho toàn bộ bước công việc. Cụ thể gồm phương pháp thống kê, phương pháp kinh nghiệm, phương pháp dân chủ bình nghị… Phương pháp thống kê là phương pháp xây dựng mức lao động dựa vào tài liệu thống kê về thời gian hao phí để hoàn thành bước công việc hay năng suất lao động ở thời kỳ trước. Phương pháp kinh nghiệm là phương pháp xây dựng mức lao động dựa vào kinh nghiệm tích lũy được của cán bộ định mức, đốc công hoặc nhân viên kỹ thuật. Phương pháp dân chủ bình nghị là phương pháp xây dựng mức lao động dựa vào mức dự kiến của cán bộ định mức bằng thống kê kinh nghiệm và sự thảo luận, bình nghị của công nhân mà quyết định. Trong thực tế người ta thường kết hợp hai phương pháp thống kê và kinh nghiệm gọi là phương pháp định mức lao động theo thống kê kinh nghiệm. Trình tự xây dựng mức bằng phương pháp này như sau: - Thống kê năng suất lao động của các công nhân làm công việc cần định mức. - Tính năng suất lao động trung bình. - Tính năng suất lao động trung bình tiên tiến. - Kết hợp năng suất lao động trung bình tiên tiến với kinh nghiệm sản xuất của bản thân cán bộ định mức, đốc công hoặc nhân viên kỹ thuật để quyết định mức. Phương pháp định mức này có một số ưu điểm đó là: - Đơn giản, tốn ít công sức. - Có thể xây dựng được hàng loạt mức lao động tron thời gian ngắn. - Trong một chừng mực nào đó, có vận dụng kinh nghiệm sản xuất tiên tiến của cán bộ định mức, đốc công, nhân viên kỹ thuật. Bên cạnh những ưu điểm, phương pháp này cũng còn một số hạn chế: - Không phân tích được tỉ mỉ năng lực sản xuất, các điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể. - Không nghiên cứu và sử dụng được tốt những phương pháp sản xuất tiên tiến của công nhân. - Không xây dựng được các hình thức tổ chức lao động, tổ chức sản xuất hợp lý trong danh nghiệp nên không động viên được sự nỗ lực của công nhân phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. - Không khai thác được các khả năng trong sản xuất, thậm chí hợp lý hóa các thiếu sót trong công tác quản lý doanh nghiệp. Muốn hạn chế được bớt nhược điểm của phương pháp này, ta có thể thực hiện một số biện pháp như: - Chấn chỉnh một bước biểu mẫu thống kê. Số liệu thống kê phải đồng nhất (tức là những đối tượng thống kê cùng làm một công việc, cùng cấp bậc kỹ thuật, cùng điều kiện tổ chức kỹ thuật…); Phải trung thực, rõ ràng thời gian thực tế dùng vào sản xuất sản phẩm, các loại thời gian lãng phí, giờ làm thêm và để hạn chế bớt yếu tố ngẫu nhiên số liệu thống kê càng nhiều càng tốt. Đồng thời, coi trọng phân tích so sánh các tài liệu thống kê. - Phải chọn những người thực sự có kinh nghiệm sản xuất làm cán bộ định mức và tham gia xây dựng mức. - Kết hợp số liệu thống kê với phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động của công nhân. Nhóm phương pháp phân tích Đây là nhóm các phương pháp định mức lao động có căn cứ khoa học kỹ thuật gọi tắt là các phương pháp định mức kỹ thuật lao động. Định mức kỹ thuật lao động là phương pháp định mức dựa trên cơ sở phân tích đầy đủ năng lực sản xuất ở nơi làm việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, nghiên cứu vận dụng các kinh nghiệm sản xuất tiên tiến của công nhân để đề ra chế độ làm việc khoa học, tổ chức lao động hợp lý và sử dụng triệt để những khả năng sản xuất ở nơi làm việc. Định mức lao động có căn cứ kỹ thuật khai thác được khả năng tiềm tàng trong sản xuất và khắc phục được các nhược điểm của định mức lao động theo thống kê kinh nghiệp, thúc đầy tăng năng suất lao động và cải tiến quản lý. Tuy nhiên, nó đỏi hỏi cán bộ định mức phải biết nghiệp vụ và am hiểu kỹ thuật, điều kiện sản xuất phải tương đối ổn định. Định mức lao động có căn cứ kỹ thuật bao gồm các phương pháp cụ thể sau: Phương pháp phân tích tính toán (phương pháp tính mức kỹ thuật thời gian theo tiêu chuẩn) Phân tích tính toán là phương pháp định mức kỹ thuật lao động dựa trên cơ sở phân tích kết cấu bước công việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, các chứng từ kỹ thuật và tiêu chuẩn các loại thời gian để tính mức thoài gian cho bước công việc, Trình tự xây dựng mức bằng phương pháp này: - Phân tích bước công việc cần định mức ra các bộ phận hợp thành, loại bỏ những bộ phận thừa và thay thế những bô phận lạc hậu bằng những bộ phận tiên tiến. - Phân tích các nhân tố ảnh hướng đến hao phí thời gian hoàn thành từng bộ phận của bước công việc; xác định trình độ lành nghề công nhân cần có, máy móc dụng cụ cần dùng, chế độ làm việc tối ưu và tổ chức phục vụ nơi làm việc hợp lý nhất. - Tính hao phí cho từng bộ phận của bước công việc. Tổng cộng các hao phí thời gian này, ta được mức kỹ thuật thời gian cho cả bước công việc. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là mức xây dựng được nhanh và chính xác, song cần phải có đầy đủ tài liệu tiêu chuẩn các loại thời gian và cán bộ định mức lao động phải nắm vững nghiệp vụ, thành thạo về kỹ thuật. Phương pháp này được áp dụng cho những công việc thuộc loại hình sản xuất hàng loạt lớn và vừa. Phương pháp phân tích khảo sát (phương pháp điều tra phân tích) Đây là phương pháp định mức kỹ thuật lao động dựa trên cơ sở phân tích kết cấu bước công việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, các chứng từ kỹ thuật và tài liệu khảo sát việc sử dụng thời gian của công nhân ở ngay tại nơi làm việc để tính mức lao động cho bước công việc. Mức xây dựng bằng phương pháp này được tiến hành chủ yếu ở nơi làm việc của công nhân v._.à theo trình tự: - Phân tích bước công việc cần định múc ra các bộ phận hợp thành về mặt lao động cũng như mặt công nghệ, loại bỏ được những bộ phận thừa, thay thế những bộ phạn lạc hậu bằng những bộ phạn tiên tiến. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian hoàn thành từng bộ phận công việc; xác định trình độ lành nghề mà công nhân cần có, máy móc dụng cụ cần dùng, chế độ làm việc tối ưu và tổ chức phục vụ nơi làm việc hợp lý nhất. - Tạo ra điều kiện tổ chức kỹ thuật đúng như đã quy định ở nơi làm việc; chọn công nhân đã nắm vững kỹ thuật sản xuất, có thái độ lao động đúng đắn, cho làm thử. Khi năng suất lao động ổn định thì cán bộ định mức khảo sát hao phí thời gian của công nhân ở ngay tại nơi làm việc bằng chụp ảnh và bấm giờ. Căn cứ vào các tài liệu khảo sát sẽ tính được thời gian tác nghiệp toàn ca (Ký hiệu là Ttn ca). Mức kỹ thuật lao động được tiến hành bằng các công thức sau: Sử dụng phương pháp này, mức lao động được xây dựng chính xác đồng thời tổng kết được những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến của công nhân cung cấp để cải tiến tổ chức lao động và xây dựng các loại tiêu chuẩn định mức kỹ thuật lao động đúng đắn. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi nhiều thời gian, cán bộ định mức lại phải thành thạo nghiệp vụ, am hiểu kỹ thuật nên chỉ áp dụng trong sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối. Phương pháp so sánh điển hình Đây là phương pháp định mức lao động bằng cách so sánh với mức của bước công việc điển hỉnh. Trình tự xây dựng mức bằng phương pháp này như sau: - Phân các bước công việc phải hoàn thành ra từng nhóm theo những đặc trưng nhất định. Trong mỗi nhóm, chọn một hoặc một số bước công việc tiêu biểu cho nhóm gọi là bước công việc điển hình. - Xây dựng quy trình công nghệ hợp lý cho bước công việc điển hình.. - Xây dựng mức kỹ thuật lao động cho bước công việc điển hình bằng phương pháp phân tích tính toán hoặc phân tích khảo sát. Mức kỹ thuật lao động của bước công việc điển hình ký hiệu là Mtg1 và Msl1. - Xác định hệ số đổi (Ki) cho các bước công việc trong nhóm với quy ước: hệ số của bước công việc điển hình (K1) bằng 1, tức K1=1. - Căn cứ vào mức của bước công việc điển hình và các hệ số đổi Ki, ta tính mức kỹ thuật lao động cho mỗi bước công việc trong nhóm (Mtgi và Msli) bằng các công thức: Mtgi = Mtg1 x Ki hoặc: Msli = Msl1/Ki = Msl1.K’i (Với i= 1, 2, 3, …, n và K’i = 1/ Ki) Vai trò của định mức kỹ thuật lao động Đối với công tác trả công Đối với công tác trả công, định mức lao động là thước đo, là căn cứ, điều kiện quan trọng để xác định đơn giá trả công. Thật vậy, cho dù là theo giá trị người làm việc, theo mức độ quan trọng, phức tạp của công việc, theo vị trí công việc hay theo kết qủa lao động, kết quả sản xuất thì doanh nghiệp đều cần phải xác định được mức kỹ thuật lao động mới có thể trả thù lao lao động một cách hợp lý, công bằng cho người lao động. Bởi, suy cho cùng, việc thù lao cho người lao động dù theo hình thức nào thì cũng vẫn phải dựa trên sự so sánh giữa hao phí người lao động bỏ ra với kết quả thực hiện công việc theo quy định. Mà những mức tiêu hao để thực hiện công việc theo quy định ấy lại chính là nhiệm vụ chung của định mức kỹ thuật lao động. Với tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm Không chỉ có tác dụng trong công tác trả công, định mức lao động còn là biện pháp để tăng năng suất lao động. Định mức lao động và năng suất lao động có mối liên hệ mật thiết với nhau: - Định mức lao động là công cụ có hiệu lực để khai thác khả năng tiềm tàng trong sản xuất và công tác. - Quá trình xây dựng và áp dụng mức lao động vào sản xuất côg tác chính là quá trình nghiên cứu, tính toán, giải quyết các yêu cầu về kỹ thuật, tổ chức nơi làm việc cũng như các yếu tố đảm bảo sức khỏe cho người lao động. - Định mức lao động là điều kiện đề người lao động sử dụng hợp lý các thiết bị máy móc, vật tư kỹ thuật, thời gian lao động, áp dụng phương pháp lao động tiên tiến để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất và công tác, tăng sản phẩm cho xã hội. Tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Bởi vậy, bên cạnh áp dụng định mức kỹ thuật lao động vào việc tăng năng suất lao động, doanh nghiệp còn cần chú ý tới hạ giá thành sản phẩm. Giá thành là chỉ tiêu kinh tế có tính chất tổng hợp, phản ánh trình độ tổ chức quản lý, trình độ áp dụng kỹ thuật mới. Định mức lao động nghiên cứu, áp dụng mọi biện pháp về kinh tế, kỹ thuật, áp dụng có hiệu quả mọi nguồn dữ trữ trong sản xuất, tiết kiệm hao phí lao động sống cũng như lao động vật hóa, làm lượng tiêu hao lao động cho một sản phẩm lao động giảm xuống, giúp cho giá thành sản phẩm được hạ thấp. Như thế, nếu thiếu đi công tác định mức lao động, rõ ràng doanh nghiệp sẽ không thể sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Định mức lao động với kế hoạch Định mức lao động có tác dụng to lớn đối với công tác kế hoạch hóa. Kế hoạch hóa là việc đánh giá thực trạng nguồn nhân lực hiện có, xác định các kế hoạch về lao động, kế hoạch năng suất lao động, kế hoạch tiền lượng… Định mức lao động với sự thể hiện cả về số lượng và chất lượng lao động gắn với những điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể trở thành cơ sở để lập các kế hoạch nguồn nhân lực một cách chính xác. Định mức lao động là cơ sở của tổ chức lao động khoa học Những hao phí lao động cần thiết để chế tạo sản phẩm hay hoàn thành công việc phục hợp với các điều kiện tổ chức và kỹ thuật nhất định đã được thể hiện trong các mức. Nhờ định mức lao động mà tổ chức có thể áp dụng những biện pháp của tổ chức lao động khoa học. Vai trò của định mức lao động được thể hiện rõ nét qua ảnh hưởng của nó tới các nội dung của tổ chức lao động khoa học. Vai trò của định mức lao động được thể hiện trước hết qua tác dụng đối với phân công, hiệp tác lao động. Thật vậy, để thực hiện phân công lao động hợp lý cần phải biết không chỉ là nội dung của bước công việc hợp thành quá trình công nghệ, mà còn phải biết tính toán hao phí lao động để hoàn thành bước công việc đó, tức là phải tiến hành định mức cho bước công việc. Việc xác định chính xác hao phí lao động để hoàn thành chức năng phục vụ sản xuất cho phép tổ chức phân công lao động theo chức năng hợp lý hơn. Mức lao động còn là cơ sở để hình thành các đội và xác định cơ cấu của đội sản xuất. Việc phân công trách nhiệm cho mỗi thành viên của đội cũng phải căn cứ vào các mức lao động và khả năng kiêm nhiệm thay thế cho nhau trong quá trình sản xuất. Định mức lao động giúp nâng cao chất lượng công tác tổ chức, phục vụ nơi làm việc. Định mức kỹ thuật lao động sẽ cho các mức lao động hợp lý, chính xác. Trên cơ sở các mức lao động đó, ta mới có thể bố trí nơi làm việc cùng các trang thiết bi đi kèm một cách hợp lý nhất, phù hợp nhất để các thao tác của người lao động được thuận tiện sao cho việc thực hiện công việc đạt hiệu quả, năng suất, chất lượng nhưng vẫn đảm bảo an toàn, sức khỏe cho họ, đồng thời đảm bảo sử dụng tối ưu công suất của máy móc thiết bị. Định mức lao động cũng góp phần hoàn thiện công tác thực hiện khuyến khích vật chất, tinh thần cho người lao động, tăng cường kỷ luật lao động. Nhờ có mức lao động, ta có thể xác định được đơn giá lương. Mức càng chính xác thì trả lương càng thỏa đáng, càng tạo động lực mạnh mẽ cho người lao động. Bên cạnh đó, mức lao động chính là căn cứ để đánh giá mức độ thực hiện công việc của người lao động để từ đó có các quyết định hợp lý nhằm xây dựng và hoàn thiện các chính sách khuyến khích vật chất và tinh thần cho người lao động. Định mức kỹ thuật lao động còn góp phần nâng cao kỷ luật lao động trong công nhân. Phong cách lao động có mức, theo mức cụ thể là phong cách lao động có kỷ luật và có hiệu quả cao. Bởi vì mức lao động là mục tiêu, là nhiệm vụ của mỗi người lao động trong những điều kiện nhất định. Mức lao động hợp lý chỉ có thể được xây dựng trong điều kiện tổ chức kỹ thuật hợp lý. Đó là điều kiện khiến người công nhân không được phép lao động tùy tiện, không tuân theo quy trình công nghệ hay lãng phí thời gian. Làm việc trong điều kiện đó buộc người công nhân phải nêu cao tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật. Sự cần thiết của công tác định mức lao động ở Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 cũng là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, việc nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm là mục tiêu không ngừng của Nhà máy. Để đạt được mục tiêu ấy, cần phải có sự nỗ lực từ khâu sản xuất cho tới khâu tiêu thụ sản phẩm, trong đó, sản xuất là khâu đầu tiên, đóng vai trò tiên quyết đối với năng suất, chất lượng sản phẩm. Như những phần đã nêu ở trên về vai trò của định mức lao động đối tới doanh nghiệp, định mức lao động có một vai trò cực kỳ to lớn, nó tác động tới nhiều lĩnh vực quan trọng của doanh nghiệp: Đối với công tác trả công, định mức lao động là thước đo, là căn cứ, điều kiện quan trọng để xác định đơn giá trả công; Định mức lao động là biện pháp để tăng năng suất lao động; Định mức lao động căn cứ để lập các kế hoạch nguồn nhân lực một cách chính xác; Định mức lao động là cơ sở của tổ chức lao động khoa học… Trong điều kiện đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập, các doanh nghiệp cùng loại hình trong nước và nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều, với nhiều lợi thế về vốn, về cơ cấu tổ chức cũng như cơ chế chính sách so với nhà máy sản xuất ô tô 3-2. Việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh là một mục tiêu quan trọng, có ý nghĩa vô cùng lớn lao quyết định tới khả năng tồn tại và phát triển của Nhà máy. Với những tác dụng to lớn của mình, định mức lao động thực sụ là công cụ hữu hiệu giúp nhà máy sản xuất ô tô 3-2 có thể đạt được mục tiêu đó của mình. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT Ô TÔ 3-2 THỜI GIAN QUA Khái quát về Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 Giới thiệu chung Tên giao dịch: Nhà máy sản xuất ô tô 3-2. Đơn vị quản lý: Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam. Giám đốc: Trần Nguyên Hồng. Tổng số lao động: 385 người. Trụ sở chính: 18 đường Giải Phóng- Quận Đống Đa- Hà Nội. Điện thoại: 04.8520721. Fax: 04.8525601. Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 tiền thân là Nhà máy ô tô 3-2 được thành lập ngày 09/3/1964, được thành lập lại theo quyết định số 1046/QĐTCCB-TL ngày 27/5/1993 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải, năm 1996 đổi thành Công ty cơ khí ô tô 3-2, năm 2004 đổi tên thành Nhà máy sản xuất ô tô 3-2, đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty mẹ là tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh: - Sửa chữa, đóng mới các loại xe ca, xe khách từ 26-80 chỗ. - Sản xuất và gia công các mặt hàng cơ khí khác. - Kinh doanh và đại lý xăng dầu, nguyên liệu. - Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, phụ tùng, thiết bị, linh kiện ô tô xe máy các loại. - Kinh doanh và đại lý bán ô tô, xe máy các loại. Quá trình hình thành và phát triển Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 thuộc tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải, được thành lập ngày 09/3/1964 trên cơ sở xưởng Chiến Thắng, chuyên sửa chữa xe con cho Ngoại giao đoàn. Trải qua gần 45 năm kể từ ngày thành lập, Nhà máy đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm. Có thể tóm lược quá trình phát triển của Nhà máy thành 3 giai đoạn như sau: Giai đoạn từ 1964-1990: Ban đầu, Nhà máy ô tô 3-2 được thành lập để đáp ứng nhu cầu sửa chữa và sản xuất phụ tùng xe ô tô cho thị trường trong nước, chủ yếu là miền Bắc. Đây là một trong những nhà máy cơ khí ô tô đầu tiên ở miền Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ và đã đáp ứng tốt nhu cầu của Nhà nước trong thời kỳ đó. Thời kỳ đầu, Nhà máy chỉ có dưới 200 cán bộ công nhân viên với vài chục máy móc thô sơ chủ yếu phục vụ việc sửa chữa nhỏ và đột xuất cho các xe trung ương đóng trên địa bàn Hà Nội. Với những nỗ lực làm việc hăng say và có nhiều sáng kiến trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ, Nhà máy đã được tặng một Huân chương lao động hạng Hai và một Huân chương lao động hạng Ba về thành tích sản xuất và chiến đấu, đặc biệt Nhà máy đã được Bác Hồ và Bác Tôn gửi lẵng hoa khen ngợi và động viên toàn bộ cán bộ công nhân viên. Sau ngày đất nước thống nhất, Nhà máy đã tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước và phát triển ngày càng lớn mạnh, toàn diện. Từ năm 1975, Nhà máy áp dụng mô hình sản xuất hàng loạt, trở thành nhà máy điểm của toàn quốc, sửa chữa tới 500 xe/ năm. Trong thời gian này, số cán bộ công nhân viên của Nhà máy lên tới 700 người, trong đó số cán bộ khoa học có trình độ đại học, cao đẳng chiếm tới 10%, số công nhân viên bậc cao đủ các ngành nghề, từ bậc 4 đến bậc 7/7 chiếm 18%. Nhiều loại trang thiết bị tương đối hiện đại đã tạo điều kiện để sản xuất hàng các mặt hàng cơ khí chính xác như Bộ đôi bơi cao áp (năm 1977), các loại xe IFA W50L, máy 3Đ12, Đ12, Đ20,… Diện tích nhà xưởng được mở rộng, có hệ thống kho tàng và đường vận chuyển nội bộ hoàn chỉnh. Về sửa chữa ô tô, trước đây Nhà máy chuyên sửa chữa các loại xe do các nước xã hội chủ nghĩa sản xuất như GAT69, Bắc Kinh, Vonga,… thì đến cuối những năm 1980, Nhà máy còn sửa chữa cả các loại xe thuộc các nước tư bản như TOYOTA, NISSAN,… với chất lượng kỹ thuật và mỹ thuật ngày càng cao. Về sản xuất phụ tùng, Nhà máy có đủ thiết bị và điều kiện công nghệ để sản xuất trên 30 loại phụ tùng cung cấp cho thị trường như: Bộ đôi bơm cao áp các loại, máy Điêzen, doăng đệm các loại, còi điện 12V, gương phản chiếu… Có loại đạt huy chương vàng trong cuộc triển lãm kinh tế toàn quốc và là sản phẩm duy nhất của ngành giao thông vận tải được cấp dấu chất lượng cấp 1. Sản lượng những năm trước đó đạt trên 40 tấn phụ tùng một năm. Nhìn chung đây là thời kỳ phát triển hưng thịnh của Nhà máy trong quá trình hình thành và phát triển của mình. Nhà máy ô tô 3-2 đã xây dựng được uy tín và chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, bước vào những năm 1990, do nhiều yếu tố tác động, tình hình Nhà máy có nhiều biến động. Giai đoạn 1990-1999: Bước sang những năm 1990, cơ chế của nhà nước bắt đầu có sự chuyển đổi, xuất hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhiều cơ sở sửa chữa của nhà nước, tư nhân hình thành với cơ chế mềm dẻo và thủ tục nhanh gọn đã cạnh tranh mạnh mẽ với Nhà máy. Bên cạnh đó, Nhà máy còn gặp khăn khi máy móc thiết bị cũ kỹ, thiếu vốn và đặc biệt là nhiệm vụ sửa chữa ô tô truyền thống lúc này hầu như không có việc, Nhà máy luôn ở trong tình trạng thiếu việc làm, dư thừa lao động, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng khó khăn, lực lượng công nhân, kể cả thợ bậc cao nghỉ chờ việc chiếm đến trên 50%, vốn tồn đọng lớn, chủ yếu dồn vào lượng vật tư tồn kho, ứ đọng, không tiêu thụ được, nợ ngân hàng kéo dài. Nhà máy đã thực sự đứng trên bờ vực thẳm. Giai đoạn 1999-nay: Đứng trước tình hình khó khăn của Nhà máy, Đảng bộ và tập thể lãnh đạo Nhà máy đã trăn trở nghiên cứu tìm ra lối đi phù hợp. Nắm bắt được nhu cầu thị trường, Nhà nước đã cho nhập khẩu một số loại ô tô đã qua sử dụng, Nhà máy đã mạnh dạn nghiên cứu sản xuất thử một số phụ tùng ô tô khan hiếm để phục vụ cho khâu sửa chữa cũng như có thêm mặt hàng mới để bán. Nhà máy cũng đồng thời nghiên cứu đầu tư chiều sâu cho các phân xưởng sửa chữa ô tô; cải tạo, mở rộng mặt bằng sản xuất, đầu tư thêm thiết bị để có thể cạnh tranh với các đơn vị cơ khí khác ngoài thị trường. Ngoài ra, trong thời kỳ này, Nhà máy đã cố gắng tiếp cận với nhiều khách hàng lớn để nhận sản xuất một loạt sản phẩm mới về cơ khí như: - Sản xuất kết cấu thép của cột điện đường dây 110KV Đa Nhim Đức Trọng, đường dây 500KV. - Sản xuất ván khuôn, gối đỡ và các loại phụ kiện cho công ty cầu 14. - Sản xuất giá đỡ kính, mặt sàn, phễu thông gió cho công ty cơ khí Liên Ninh. - Sản xuất xích công nghiệp cho viện Mỏ- Địa chất. Hưởng ứng chương trình nội địa hóa xe máy của Tổng công ty cơ khí giao thông vận tải nói riêng và của Chính phủ nói chung, Nhà máy đã tập trung đầu tư cho chương trình tham gia sản xuất phụ kiện xe gắn máy các loại cung ứng cho thị trường. Để thực hiện nhiệm vụ này, Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hàng trăm bộ đồ gá chuyên dùng để sản xuất các loại khung xe máy và gá hàn tổ hợp hàng chục loại khung khác nhau. Việc sản xuất và lắp ráp ô tô của Nhà máy đã được xác định là một chương trình trọng điểm và lâu dài. Kể từ năm 2000, Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 trong điều kiện vừa sản xuất vừa đầu tư, vừa cải tạo sắp xếp bố trí mặt bằng cũ, vừa phải xin đất để mở rộng mặt bằng, đã hoàn thành cơ bản việc đầu tư 3 dây chuyền bọc vỏ xe ô tô khách từ 26 đến 51 chỗ ngồi, 01 dây chuyển đóng khung xe ô tô, 01 dây chuyền sơn xe. Công nghệ sản xuất vỏ xe khách, sơn xe ô tô khách của Nhà máy hiện đang ở vị trí đứng đầu trong cả nước. Riêng dây chuyền sản xuất ô tô khách từ 25-51 chỗ ngồi đã đạt sản lượng 45 xe/tháng và tiến tới 50 xe/tháng. Sản xuất của công ty đã và đang góp phần phục vụ kịp thời cho nhu cầu vận chuyển hàng khách bằng ô tô trong cả nước. Các loại ô tô khách do Nhà máy sản xuất hoàn toàn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định trong quyết định số 890/QĐ của bộ Giao thông vận tại về xe khách liên tỉnh và xe khách chất lượng cao. Tại Hội chợ hàng công nghiệp Việt Nam năm 2001, các sản phẩm của Nhà máy đã đạt được 2 huy chương vàng. Các sản phẩm của Nhà máy đã chiếm lĩnh phần lớn thị trường trong cả nước. Sản phẩm đạt chất lượng cao, giá thành hạ, đủ sức cạnh tranh với hàng nhập ngoại, hạn chế việc nhập khẩu các mặt hàng cùng chủng loại từ nước ngoài vào Việt Nam, phát huy truyền thống người Việt Nam dùng hàng Việt Nam. Như vậy, trong các năm đổi mới, Nhà máy đã chuyển dịch cơ cấu sản phẩm và đã vững vàng từng bước đi lên, sản lượng của Nhà máy liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước, thu nhập của công nhân được đảm bảo và không ngừng tăng cao. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh * Nhiệm vụ cơ bản: Xây dựng và thực hiện kế hoạch, không ngừng nâng cao hiệu quả và mở rộng sản xuất kinh doanh đáp ứng ngày càng nhiều hàng hóa dịch vụ cho xã hội, tự bù đắp chi phí, tự trang trải vốn và làm tròn nghĩa vụ với ngân sách nhà nước trên cơ sở vận dụng năng lực sản xuất và ứng dụng khoa học kỹ thuật. Thực hiện phân phối lao động và công bằng xã hội, tổ chức đời sống và hoạt động xã hội, không ngừng nâng cao trình độ văn hóa nghề nghiệp của công nhân viên chức. Mở rộng liên kết với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế. Tăng cường hợp tác kinh tế với nước ngoài, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh, góp phần tích cực vào việc xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bảo vệ nhà máy, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng, tuân thủ pháp luật, hạch toán và báo cáo trung thực theo chế độ nhà nước quy định. * Nhiệm vụ cụ thể: - Sửa chữa, tân trang, đóng mới các loại xe du lịch, se công tác và xe ca, mua bán các loại xe. - Sản xuất kinh doanh mua bán phụ tùng xe ô tô các loại. - Sản xuất và phục hồi một số mặt hàng phục vụ ngành và các ngành kinh tế khác. - Sản xuất sản phẩm cho chương trình dữ trữ động viên quốc phòng. - Sản xuất khung xe máy kiểu Dream và Wave. - Sản xuất dầm cầu thép. - Sản xuất các sản phẩm cơ khí khác. GIÁM ĐỐC PGĐ SX 1 PGĐ SX 2 PGĐ Kỹ thuật PGĐ Kinh doanh Phòng Nhân chính Phòng TCKT Ban bảo vệ Phòng Kinh doanh Phòng Kỹ thuật Phòng KCS Phòng KH SX PX Cơ khí 1 PX Cơ khí 2 PX Ôtô 1 PX Ôtô 2 Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 Cơ cấu tổ chức của Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 được minh họa qua sơ đồ 2.1, trong đó bao gồm 1 Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc là 4 phó giám đốc, phụ trách các mảng công việc khác nhau là PGĐ kinh doanh, PGĐ kỹ thuật và 2 PGĐ sản xuất. - Giám đốc là người vừa chịu trách nhiệm chung quản lý toàn diện, vừa trực tiếp phụ trách kế hoạch tài chính, tổ chức cán bộ, bảo vệ và công tác có liên quan đến quốc phòng. - Phó giám đốc là người cộng sự đắc lực của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc, trước Nhà nước về những phần việc được phân công. Căn cứ vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật, kế hoạch sản xuất, phương án sản xuất dùng làm phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh, Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 được tổ chức thành 6 phòng-ban và 4 phân xưởng đó là: 7 phòng ban: - Phòng Kinh doanh. - Phòng Kỹ thuật. - Phòng KCS (Kiểm tra chất lượng sản phẩm). - Phòng Kế hoạch sản xuất. - Phòng Nhân chính. - Phòng Tài chính kế toán. - Ban Bảo vệ. Các phòng đều có một trưởng phòng và 1 phó phòng giúp việc. Các phòng Nhân chính, Tài chính kế toán, Ban bảo vệ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc. Các phòng Kinh doanh, Kỹ thuật, KCS, KHSX thì chịu sự chỉ đạo trực tiếp của các phó giám đốc phụ trách. 4 phân xưởng: - Phân xưởng cơ khí 1. - Phân xưởng cơ khí 2. - Phân xưởng ô tô 1. - Phân xưởng ô tô 2. Các phân xưởng chịu trách nhiệm sản xuất, được đặt dưới sự quản lý trực tiếp của các phó giám đốc sản xuất, nhận kế hoạch sản xuất và nguyên, nhiên vật liệu cần thiết từ phòng Kế hoạch sản xuất. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 4 năm gần đây được thể hiện qua bảng 1 như sau: Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh sản xuất kinh doanh giai đoạn 2003-2007 Đơn vị: Nghìn đồng STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp DV 100.965.217 209.538.628 214.423.630 129.264.908 277.679.797 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp DV 100.083.312 209.511.485 209.938.665 127.745.861 277.679.797 4 Giá vốn hàng bán 93.324.814 187.401.777 189.183.160 105.118.975 187.401.777 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6.758.498 22.109.709 20.755.504 22.626.886 22.109.709 6 Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 1.246.689 7.335.000 4.700.000 2.318.582 7.335.000 7 LNTT 1.377.651 7.279.238 4.700.000 2.269.775 7.279.238 8 Thuế TNDN phải nộp 440.848 2.038.187 1.316.000 635.537 2.038.187 9 LNST 936.803 5.241.051 3.384.000 1.634.238 5.241.051 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Nhà máy các năm 2003-2007 - Phòng Kế toán) Các kết quả ở bảng 1 có thể được tổng hợp lại trong bảng so sánh như sau: Chỉ tiêu 2004/2003 2005/2004 2006/2005 2007/2006 +/- % +/- % +/- % +/- % Doanh thu bán hàng và cung cấp DV 108.573.411 108 4885,002 2 -85.158.722 -40 148.414.888 115 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp DV 109.428.173 109 427,179 0 -82.192.804 -39 149.933.936 117 Giá vốn hàng bán 94.076.963 101 1,781,384 1 -84.064.185 -44 82.282.802 78 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 15.351.210 227 -1.354.204 -6 1.871.381 9 -517.177 -2 Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 6.088.311 488 -2.635.000 -36 -2.381.418 -51 5.016.418 216 LNTT 5.901.586 428 -2.579.238 -35 -2.430.225 -52 5.009.463 221 Thuế TNDN phải nộp 1.597.338 362 -722.187 -35 -680.463 -52 1.402.650 221 LNST 4.304.248 459 -1.857.051 -35 -1.749.762 -52 3.606.813 221 Qua bảng tổng hợp ta thấy, qua các năm 2003-2007, tình hình hoạt động kinh doanh của Nhà máy có nhiều biến động phức tạp. Từ năm 2003-2004, tình hình kinh doanh của Nhà máy gặp nhiều thuận lợi, thể hiện rõ qua các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận. Tiêu biểu là trong năm 2004, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Nhà đã tăng lên 109%, tương đương với giá trị 109.429.170.000 Đồng; Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng lên tới 488%, tương ứng với giá trị 6.088.311.000 Đồng; Lợi nhuận sau thuế cũng tăng lên tới 459%, tương ứng với giá trị 4.304.248.000 Đồng. Có được điều này là do Nhà máy đã có những thay đổi tích cực ảnh hưởng tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong gian đoạn từ 2004-2006, tình hình hoạt động kinh doanh có nhiều biểu hiện không thuận lợi, thể hiện rõ nhất qua chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế. Từ năm 2004-1006, lợi nhuận sau thuế liên tục giảm 35% và 52% qua các năm, tương ứng với giá trị lợi nhuận giảm 1.857.051 và 1.749.762 nghìn đồng. Một phần lý do là do các yếu tố thuộc về chi phí tăng mạnh trong khi các yếu tố thuộc về thu nhập lại có xu hướng chững lại sau từng năm làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy. Cụ thể là trong khi giá vốn hàng bán năm 2003 chỉ là 93.324.814.000 Đ thì trong các năm 2004, 2005, 2006 đã tăng lên thành tương ứng là 187.401.777.000 Đ, 189.183.160.000 Đ, 105.118.975.000 Đ. Trong khi giá vốn hàng bán tăng lên, thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ lại tăng rất ít, thậm chí còn giảm (doanh thu qua các năm 2004, 2005, 2006 lần lượt là 209.538.628.000 Đ, 214.423.630.000 Đ, 129.264.908.000 Đ). Có những điều này có thể là do sự xuất hiện của ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh, do thị trường có nhiều biến động về giá cả, hoặc cũng có thể do Nhà máy chưa phát huy tốt những tiềm lực sẵn có. Tuy nhiên, đến năm 2007, tình hình đã có dấu hiệu khả quan trở lại khi các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận đều tăng so với năm 2006, cụ thể là doanh thu thuần tăng 117%, tương ứng với giá trị 149.933.936.000 đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 221%, tương ứng với giá trị 3.606.813.000 đồng. Đây là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy nhà máy đã có những thay đổi cho phù hợp với điều kiện mới. Trong thời gian tới, Nhà máy cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ những nguyên nhân dẫn tới tới kết quả sản xuất kinh doanh chưa thực sự tốt trong những năm vừa qua để có biện pháp khắc phục, đồng thời đề ra phương hướng hoạt động phù hợp để đạt được kết quả tốt hơn nữa trong những năm sắp tới. Những đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị ảnh hưởng đến hoạt động định mức Mặt bằng cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị là những yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất của công nhân. Máy móc thiết bị chính là công cụ lao động- một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, là công cụ giúp người lao động hoàn thành nhiệm vụ sản xuất của mình. Đối với công tác định mức, máy móc thiết bị, cơ sở vật chất càng có vai trò thiết thực hơn, nó góp phần quyết định khả năng của người công nhân có thực hiện được mức đã xây dựng hay không. Nội dung của công tác định mức cũng bao gồm việc tạo ra những điều kiện tổ chức kỹ thuật tốt nhất cho người công nhân làm việc. Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị đầy đủ, đảm bảo được yêu cầu về chất lượng và tính năng chính là một phần của nội dung đó. Đồng thời, việc người công nhân được làm việc với máy móc thiết bị phù hợp còn giúp cho việc xây dựng mức thêm chính xác. Mặt bằng cơ sở vật chất Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 hiện có 2 cơ sở, bao gồm một trụ sở chính đặt tại số 18 đường Giải Phóng- quận Đống Đa- Hà Nội và một cơ sở đặt tại Hưng Yên. Trụ sở chính có diện tích 14.394 m2 bao gồm 1 tòa nhà văn phòng, 5 khu nhà xưởng và 2 nhà kho. Cơ sở Hưng Yên có diện tích 26.725m2 bao gồm 1 khu nhà văn phòng, 1 xưởng lớn, 1 nhà cơ khí và 1 nhà kho. Cả hai phân xưởng đều có mặt bằng rộng rãi, được thiết kế khoa học, hợp lý, đảm bảo tạo điều kiện tốt nhất cho người công nhân trong quá trình làm việc. Máy móc thiết bị Ý thức được tầm quan trọng của việc trang thiết bị máy móc, Nhà máy ô tô đã rất chú trọng việc đầu tư những máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại để phục vụ cho việc sản xuất. Nhà máy hiện có 4 phân xưởng sản xuất là Phân xưởng cơ khí 1, 2 và phân xưởng ô tô 1,2. Mỗi phân xưởng lại có những nhiệm vụ sản xuất riêng. Tùy theo nhiệm vụ sản xuất từng phân xưởng mà Nhà máy đã trang bị những loại trang thiết bị phù hợp. Tại phân xưởng cơ khí 1, nơi sản xuất các sản phẩm, chi tiết tiện, phay, bào, mài, đột giập, các chi tiết dạng thanh, ống, Nhà máy đã trang bị các máy móc như sau: Bảng 2.2: Danh sách máy móc thiết bị chính tại Phân xưởng cơ khí 1 STT Tên máy Số lượng Năm đưa vào sử dụng 1 Máy tiện TUD 02 1 năm 2000 1 năm 1999 2 Máy tiện 16 K20 02 Năm 1999 3 Máy tiện 1A616 02 Năm 1999 4 Máy tiện T6M16 02 1 năm 1999 1 năm 2000 5 Máy mài 07 2 năm 1999 2 năm 2000 1 năm 2001 1 năm 2002 1 năm 2003 6 Máy phay 03 2 năm 1999 1 năm 2000 7 Máy khoan 08 4 năm 1999 2 năm 2000 2 năm 2001 8 Máy xọc 01 Năm 1999 9 Máy ép 03 Năm 1999 10 Máy nén khí 01 Năm 1999 11 Máy cắt, đột, giập 07 4 năm 1999 2 năm 2000 1 năm 2002 12 Máy cắt ống 02 1 năm 1999 1 năm 2001 13 Máy hàn 18 10 năm 1999 5 năm 2000 3 năm 2001 (Nguồn: Phòng Kỹ thuật) Tại phân xưởng cơ khí 2, nơi sản xuất các sản phẩm đột dập, ép, sấn, định hình chi tiết, cấu kiện dạng vỏ hoặc tấm, mảng, có các loại máy móc, dây chuyền được trang bị như sau: Bảng 2.3: Danh sách máy móc thiết bị tại Phân xưởng Cơ khí 2 STT Tên máy Số lượng Năm đưa vào sử dụng 1 Máy ép 100 Tấn 02 1 năm 1999 1 năm 2000 2 Máy ép 200 Tấn 02 Năm 2000 3 Dây chuyền đột giập liên hợp 01 Năm 1999 4 Dây chuyền hàn bấm, hàn điểm, hàn lăn 01 1 năm 1999 1 năm 2000 (Nguồn: Phòng Kỹ thuật) Tại phân xưởng ô tô 1 và 2, nơi chuyên lắp ráp, đóng mới, sửa chữa ô tô, có những dây truyền như sau: Bảng 2.4: Danh sách dây chuyền công nghệ tại phân xưởng ô tô 1, 2 STT Tên Số lượng Năm đưa vào sử dụng 1 Dây chuyền hàn vỏ 01 1990 2 Dây chuyền khung xương 01 1991 3 Dây chuyền nội thất 01 1991 4 Dây chuyền sơn 01 1990 5 Dây chuyền kiểm tra 01 1991 (Nguồn: Phòng Kỹ thuật) Như vậy, ta có thể thấy là các trang thiết bị, máy móc được trang bị tại các phân xưởng hầu hết còn mới, phần lớn là đều được đưa vào sử dụng từ năm 1999 và 2000. Trước đây, Nhà máy chủ yếu chỉ thực hiện nhiệm vụ sửa chữa, bắt đầu từ năm 2000, Nhà máy mới thực hiện thêm nhiệm vụ sản xuất ô tô. Để có thể thực hiện nhiệm vụ mới, Nhà máy đã đầu tư mua mới nhiều loại máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại. Điều này đã tạo điều kiện rất tốt cho công tác xây dựng và áp dụng mức của Nhà máy. Nguyên nhiên vật liệu Cùng với máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu cũng là một phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất, nó ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất. Nguyên nhiên vật liệu có được cung cấp đầy đủ, kịp thời thì quá trình lao động sẽ diễn ra nhịp nhàng, liền mạch, tạo điều kiện cho người lao động nâng cao năng suất lao động. Tại nhà máy sản xuất ô tô 3-2, nguyên._., xứng đáng tiêu biểu cho cả nhóm. Kinh nghiệm cho thấy nên chọn bước công việc có tần số xuất hiện lớn nhất làm bước công việc điển hình. - Xây dựng mức của bước công việc điển hình phải thật chính xác. Để làm được điều đó, cần xây dựng quy trình công nghệ hợp lý, chi tiết, cho từng bước công việc điển hình và phải định mức cho chúng bằng phương pháp phân tích tính toán hoặc phân tích khảo sát. - Quy định hệ số đổi Ki cho các bước công việc trong nhóm phải thạt thận trọng, chính xác bằng phân tích, so sánh điểu kiện tổ chức kỹ thuật, hao phí thời gian thực hiện của từng bước công việc trong nhóm với bước công việc điển hình. Để có thể thấy rõ hơn về việc sử dụng phương pháp này để định mức lao động, em xin trình bày ví dụ về cách định mức cho một nhóm công việc sản xuất các chi tiết trên sản phẩm xe ô tô AH B50. Những chi tiết này thuộc nhóm những chi tiết rời trên sản phẩm xe ô tô AH B50, bao gồm những chi tiết: Thanh cong đầu xe số 1-3, thanh liên kết mảng đầu và sườn, thanh cong đuôi xe số 1-2, thanh cong trên ba đờ sốc sau, thanh cong liền sườn xe, thanh cột sườn xe phía đầu, thanh cột sườn xe phía sau. Sở dĩ các công việc có thể được nhóm vào một nhóm vì các công việc này được tiến trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật như nhau như đều sử dụng máy ép 63 T, máy cắt, được thực hiện bởi cùng một nhóm công nhân trong điều kiện làm việc như ánh sáng, tiếng ồn, chế độ phục vụ như nhau. Về mặt quy trình công nghệ, chúng cũng khá nhiều điểm tương đồng. Điều này được thể hiện rõ qua bảng sau: Bảng 3.3: Danh sách và quy trình công nghệ sản xuất các chi tiết rời trên xe AH B50 STT Tên chi tiết Cắt phôi Vạch dấu Uốn lân Uốn cong hai đầu Kiểm tra lại Cắt chân Khoan lỗ bắt đường điện Số lượng/ 01 xe Thanh cong đầu xe số 1 x x x x x x x 3 Thanh cong đầu xe số 2 x x x x x x x 1 Thanh cong đầu xe số 3 x x x x x x x 1 Thanh liên kết mảng đầu và sườn x x x x x x 2 Thanh cong đuôi xe số 1 x x x x x x x 1 Thanh cong đuôi xe số 2 x x x x x x x 1 Thanh cong trên ba đờ sốc sau x x x x x x 2 Thanh cong liền sườn xe x x x x x x 14 Thanh cột sườn xe phía đầu x x x x x x 2 Thanh cột sườn xe phía sau x x x x x x 2 (Nguồn: Phòng Kỹ thuật) Như vậy, từ nhóm các công việc trên, ta lại có thể chia nhỏ ra làm 2 nhóm khác nhau: - Nhóm thứ nhất bao gồm các công việc: Sản xuất thanh cong đầu xe số 1-3 và thanh cong đuôi xe số 1-2 với các thao tác: cất phôi, vạch dấu, uốn lân, uốn cong hai đầu, kiểm tra lại, cắt chân và khoan lỗ bắt đường điện. Bước công việc điển hình cho nhóm này sẽ là bước công việc sản xuất thanh cong đầu xe số 1 vì số lần xuất hiện của bước công việc này là nhiều nhất (3 lần). - Nhóm thứ hai bao gồm các công việc: Sản xuất thanh liên kết mảng đầu và sườn, thanh cong trên ba đờ sốc sau, thanh cong liền sườn xe, thanh cột sườn xe phía đầu và thanh cột sườn xe phía sau. Bước công việc điển hình cho nhóm này sẽ là bước công việc sản xuất thanh cong liền sườn xe vì số lần xuất hiện của bước công việc này là nhiều nhất (14 lần). Ở đây, ta sẽ tiến hành xây dựng mức cho nhóm thứ hai với bước công việc sản xuất thanh cong liền sườn xe. Ta ký hiệu là K1=1. Để so sánh mức độ phức tạp của các bước công việc trong nhóm, ta sử dụng bảng 3.4- bảng quy cách các chi tiết rời: Bảng 3.4: Bảng quy cách các chi tiết rời trên xe AH B50 Tên chi tiết Quy cách Thanh liên kết mảng đầu và sườn 40 x 40 x d1,5 x 2240 Thanh cong trên ba đờ sốc sau 40 x 40 x d2 x 2030 Thanh cong liền sườn xe 40 x 40 x d2 x 2180 Thanh cột sườn xe phía đầu 40 x 20 x d2 x 2240 Thanh cột sườn xe phía sau 40 x 20 x d2 x 2110 (Nguồn: Phòng Kỹ thuật) Từ bảng trên và từ thực tế công việc, ta xây dựng hệ số đổi Ki cho các công việc sản xuất các chi tiết như sau: Bảng 3.5:Bảng hệ số đổi Ki Tên chi tiết Ki Thanh liên kết mảng đầu và sườn 1,37 Thanh cong trên ba đờ sốc sau 0,93 Thanh cong liền sườn xe 1 Thanh cột sườn xe phía đầu 1,07 Thanh cột sườn xe phía sau 0,96 Bằng phương pháp phân tích khảo sát đã trình bày ở trên, ta có thể xác định được mức thời gian cho bước công việc sản xuất thanh cong liền sườn xe, giả sử là 10 phút. Như vậy, theo như phương pháp so sánh điển hình đã trình bày, mức của các bước công việc sản xuất các chi tiết trong nhóm sẽ là: Thanh liên kết mảng đầu và sườn : Mtg= 10 x 1,37 = 13,7 (phút) Thanh cong trên ba đờ sốc sau : Mtg= 10 x 0,93 = 9,3 (phút) Thanh cột sườn xe phía đầu : Mtg=10 x 1,07 =10,7 (phút) Thanh cột sườn xe phía sau : Mtg=10 x 0,96 = 9,6 (phút) Hoàn thiện công tác quản lý mức Hiệu quả của công tác định mức lao động không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng các mức lao động có căn cứ khoa học, mà còn phụ thuộc nhiều vào công tác quản lý mức của doanh nghiệp, tức là đưa các mức xây dựng kịp thời vào thực tế sản xuất, thường xuyên theo dõi việc thực hiện mức, định kỳ xem lại và điều chỉnh mức. Đưa mức vào sản xuất Vai trò của việc xây dựng mức là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, các mức được xây dựng nên chưa hẳn đã được đưa trót lọt, kịp thời vào sản xuất nếu chưa đủ sức thuyết phục khiến công nhân chưa được chuẩn bị sẵn sảng hoặc chưa có nhận thức đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ, chưa được tạo điều kiện để thực hiện mức có chất lượng cao. Để thực hiện tốt việc đưa mức vào sản xuất, ta có thể thực hiện các biện pháp: Thứ nhất: Khi đưa một mức mới vào sản xuất, cần có những cuộc họp phổ biến, giải thích, phân tích, báo cáo trước công nhân rõ về những mức sẽ được áp dụng; thu thập, nghiên cứu những ý kiến phản ứng của công nhân để hoàn thiện trước khi ban hành. Các mức ban hành, áp dụng vào thực tế sản xuất phải có sự thống nhất giữa bộ phận định mức với các quản đốc phân xưởng. Thứ hai: Khi quyết định ban hành mức, cán bộ lãnh đạo sản xuất, Nhà máy cần tạo đủ điều kiện để công nhân có thể thực hiện được mức. Nếu là những mức mới, xây dựng cho những công việc mới đưa vào sản xuất, công nhân có thể chưa có kinh nghiệm, Nhà máy nên để mức ở dạng “mức tạm thời” trong thời hạn 3 tháng để công nhân có thời gian làm quen. Trong thời gian thực hiện mức tạm thời, nếu công nhân không hoàn thành mức, thu nhập bị giảm sút so với khi làm mức cũ thì Nhà máy nên có chính sách bù lương bằng hoặc cao hơn mức thu nhập cũ. Thứ ba: Trong thời gian thực hiện mức tạm thời, nếu công nhân vẫn chưa thể làm quen với mức mới thì có thể kéo dài thêm thời gian tạm thời cho đến khi công nhân hoàn thành được mức. Ngược lại, nếu chưa hết thời gian tạm thời mà công nhân đã có thể hoàn thành tốt mức mới thì có thể sớm chuyển mức tạm thời sang mức chính thức. Phân tích tình hình thực hiện mức Phân tích tình hình thực hiện mức thường xuyên, có hệ thống là một nội dung quan trọng của công tác định mức lao động trong doanh nghiệp. Phân tích tình hình thực hiện mức nhằm kiểm tra những sự chính xác của mức; phát hiện những mức sai, lạc hậu; phân tích khả năng thực hiện mức của công nhân, bộ phận, rút ra những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến; phát hiện những tồn tại trong công tác định mức lao động, để ra biện pháp khắc phục; tìm ra những bất hợp lý trong việc trả lương cho công nhân. Để theo dõi tình hình thực hiện mức của công nhân, ta có thể sử dụng phương pháp chụp ảnh ca làm việc của công nhân rồi dùng số liệu thu thập được làm cơ sở để tổng hợp, phân tích, đánh giá. Đối với việc theo dõi, phân tích tình hình thực hiện mức của cá nhân, ta có thể sử dụng các mẫu bảng như ở các phụ lục số 7, 8, 9, 10 và 11. Đối với tổ/ nhóm, ta sẽ tiến hành phân tích với số liệu trung bình của các công nhân thực hiện cùng một bước công việc giống nhau. Phụ lục 12 là một mẫu bảng đề xuất để sử dụng cho việc theo dõi tình hình thực hiện mức của tổ/ nhóm. Có thể sử dụng các mẫu bảng tương tự như đối với của cá nhân nhưng với số liệu trung bình để phân tích tình hình thực hiện mức trung bình hay khả năng tăng năng suất lao động của tổ/ nhóm. Việc thống kê, phân tích tình hình thực hiện mức của phân xưởng là sự tổng hợp các số liệu thống kê, phân tích của các đơn vị nhỏ hơn là các tổ/ nhóm. Xem lại và điều chỉnh mức Mức lao động để giao việc cho công nhân là mức lao động rất cụ thể gắn liền với điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. Trong quá trình sản xuất, điều kiện tổ chức kỹ thuật luôn thay đổi nên mức lao động cũng phải được thường xuyên xem xét, sửa đổi cho phù hợp tình hình thực tế. Để thực hiện tốt công tác này, đơn vị cần lập kế hoạch sửa đổi mức hàng năm, hàng tháng và hàng quý căn cứ vào tình hình hoàn thành mức của công nhân trong thời kỳ trước. Trong kế hoạch phải ghi rõ: đơn vị sửa đổi mức, tên mức được sửa đổi, mức cũ, mức mới, khả năng tăng năng suất lao động, thời gian bắt đầu áp dụng mức mới… Khi có mức mới cần sửa đổi, đơn vị có thể tiến hành xây dựng lại mức bằng phương pháp thích hợp. Trường hợp đặc biệt, với mức lao động nào đó mà tỷ lệ hoàn thành mức ở kỳ báo cáo quá cao ở so với kỳ kế hoạch hoặc có trang thiết bị kỹ thuật mới, đơn vị có thể tiến hành sửa đổi lại mức mới trên cơ sở so sánh các điều kiện tổ chức kỹ thuật của hai thời kỳ. Hoàn thiện tổ chức lao động, tổ chức sản xuất Định mức lao động là cơ cở của tổ chức lao động khoa học, có ảnh hưởng tới hầu hết các hoạt động của tổ chức lao động khoa học. Ngược lại, chính tổ chức lao động lại có tác dụng tạo điều kiện cho công tác định mức lao động được thực hiện một cách suôn sẻ, chính xác. Nâng cao chất lượng đào tạo cho công nhân Xây dựng mức là khâu quan trọng trong quá trình định mức, tuy nhiên, để công tác này thực sự có hiệu quả, cần có sự phối hợp từ phía chính những người công nhân sản xuất vì công nhân sản xuất là đối tượng thực hiện các mức được xây dựng, kết quả thực hiện mức của họ lại là cơ sở cho việc định mức của cán bộ chuyên môn. Công nhân có kỹ thuật sản xuất cao, ý thức lao động tốt sẽ đóng góp những phương pháp sản xuất tiên tiến, là cơ sở để xây dựng mức trung bình tiên tiến. Ngược lại, công nhân có kỹ thuật chưa tốt, ý thức kém sẽ không chỉ ảnh hưởng tới việc thực hiện mức mà còn gây khó khăn cho việc xây dựng mức. Để nâng cao nhận thức cho công nhân, ban lãnh đạo cần có những buổi nói chuyện, tuyên truyền về tầm quan trọng của công tác định mức đối với doanh nghiệp, về ảnh hưởng của định mức tới quyền lợi của chính bản thân người công nhân, cho họ thấy được rằng việc phấn đấu đạt, vượt mức, nâng cao năng suất lao động là điều kiện giúp họ nâng cao thu nhập. Cùng với đó, cán bộ quản lý trực tiếp (các quản đốc, đốc công) cũng cần thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở công nhân trong quá trình làm việc, tránh để xảy ra những lãng phí thời gian làm việc. Để có một đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật cao, Nhà máy nên có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo, các trường dạy nghề có uy tín, chất lượng để có được những các nhân giỏi, tay nghề cao. Bên cạnh đó, với lực lượng lao động hiện có, Nhà máy có thể cử công nhân theo học các khóa nâng cao tay nghề hay tổ chức các khóa học nâng cao tay nghề tại chính Nhà máy; thường xuyên tổ chức các kỳ thi nâng bậc, nâng cấp; khuyến khích, động viên công nhân không tự ngừng rèn luyện, trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. Hoàn thiện phân công, hợp tác lao động Phân công lao động là quá trình bóc tách, cô lập các hoạt động lao động của quá trình hoạt động tổng thể của doanh nghiệp nói chung thành những chức năng nhiệm vụ lao động riêng rẽ, được thực hiện song song, đồng thời, phù hơp với mỗi người lao động hoặc nhóm người lao động. Như vậy, việc phân công lao động đúng người, đúng việc hay không quyết định trực tiếp tới chất lượng thực hiện công việc. Phân công lao động giúp cho việc chuyên môn hóa lao động, thu hẹp phạm vi hoạt động, tiết kiệm thời gian lao động đồng thời xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ cho người lao động. Để thực hiện tốt công tác này, yêu cầu cán bộ quản lý cần có sự nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng, cẩn thận quy trình hoạt động của Nhà máy, đồng thời phải nắm rõ lĩnh vực, trình độ đào tạo của công nhân từ đó có sự bố trí phù hợp. Tùy vào mục đích, tích chất của quá trình sản xuất mà cán bộ quản lý có thể phân công lao động dựa trên các tiêu chí như chức năng, tính chất đối tượng quản lý, tính chất của quy trình công nghệ, theo mức độ phức tạp của công việc. Trong đó, việc bố trí công nhân phù hợp với mức độ công việc là một việc cần được đặc biệt chú ý. Kinh nghiệm cho thây, cấp bậc công nhân nhỏ hơn hoặc bằng cấp bậc công việc là phù hợp. Ngược với phân công lao động, hiệp tác lao động là quá trình kết hợp, phối hợp, liên kết những hoạt động lao động riêng rẽ do kết quả của phân công lao động để đảm bảo sự hài hòa, nhịp nhàng, tính đồng bộ, hệ thống của quá trình tổng thể nhằm đạt được mục đích đã định. Hiệp tác lao động tốt là điều kiện để quá trình lao động được diễn ra một cách thuận lợi. Để công tác hiệp tác lao động đạt được kết quả tốt, yêu cầu cán bộ quản lý phải nghiên cứu kỹ lưỡng các tiêu thức về tâm sinh lý như điều kiện vệ sinh, tải trọng, sức chịu đựng; các yếu tố về xã hội học như tính phong phú, chủ động, sáng tạo của công việc hay các yếu tố về kinh tế như thời gian sản xuất… Nhờ việc nghiên cứu những yêu cầu, yếu tố đó, người quản lý có thể đưa ra những quyết định phù hợp để người công nhân được ở trong môi trường làm việc thuận lợi nhất, có thể phát huy tốt nhất khả năng của mình. Hoàn thiện công tác phục vụ nơi làm việc Phục vụ nơi làm việc là quá trình thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo đáp ứng các nhu cầu của nơi làm việc như nhu cầu về sửa chữa, cung cấp nguyên- nhiên- vật liêtu, vận chuyên, năng lượng, kiểm tra, xây dựng cơ bản, phục vụ sản sinh hoạt văn hóa tại nơi làm việc. Tình hình thực tế tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 cho thấy, công tác phục vụ nơi làm việc hiện đã được Nhà máy có quan tâm, đầu tư, thể hiện ở việc đã có riêng một bộ phận chuyên trách thực hiện công việc này. Song, sự quan tâm và đầu tư đó cần phải được tăng cường hơn nữa. Mặc dù đã có bộ phận phục vụ, nhưng hoàn toàn ở cơ sở bên Hưng Yên, cơ sở ở Hà Nội không hề có. Đơn cử như ở tổ Tiện của phân xưởng cơ khí 1, hai công nhân tham gia việc chụp ảnh ngày làm việc là Vũ Minh Kế và Phan Trọng Toàn đều phải tự lấy nguyên liệu, dụng cụ từ kho, và khi hoàn thành sản phẩm, cũng phải sự thu dọn, giao nộp. Điều này đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động. Đây là một tồn tại mà Nhà máy cần nhanh chóng khắc phục để có thể năng cao năng suất, chất lượng thực hiện công việc của công nhân, tạo điều kiện cho công tác định mức lao động. KẾT LUẬN Như vậy, cả lý luận lẫn thực tiễn đều đã chứng minh vai trò quan trọng của công tác định mức lao động trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung và tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 nói riêng. Với tư cách là đề tài đầu tiên nghiên cứu về công tác định mức lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2, em hy vọng luận văn này sẽ ít nhiều góp phần nâng cao chất lượng công tác định mức kỹ thuật lao động tại Nhà máy. Thông qua luận văn, em đã tập trung nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề như sau: - Làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến mức lao động. - Làm rõ những vấn đề lý luận có liên quan đến công tác định mức lao động. - Làm rõ vai trò của công tác định mức lao động đối với các doanh nghiệp nói chung và với Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 nói riêng. - Phân tích và đánh giá tình hình thực trạng công tác định mức lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2; tìm ra các điểm mạnh cũng như các hạn chế còn tồn tại cùng các nguyên nhân của chúng. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác định mức lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2. Mặc dù đã rất cố gắng, song do trình độ của người viết còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô và những người người quan tâm đến đề tài. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học kinh tế quốc dân, Giáo trình “Tổ chức lao động khoa học”, NXB Giáo dục, Hà Nội, năm 1994. 2. Bộ môn Tổ chức lao động trường đại học Kinh tế quốc dân, “Giáo trình Tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp”- NXB Giáo dục- 1994 3. ThS Nguyễn Vân Điểm& PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân, giáo trình “Quản trị nhân lực”, NXB Lao động- Xã hội, Hà Nội, năm 2007. 4. Nguyễn Hiến Lê , “Tổ chức công việc theo khoa học”, NXB Đồng Tháp, năm 1989. 5. TS. Vũ Thị Mai , tập bài giảng môn Tổ chức lao động khoa học. 6. PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quân , tập bài giảng môn Tổ chức lao động khoa học. 7. Khoa Kinh tế và quản lý, Đại học Bách Khoa Hà Nội, giáo trình “Quản lý Nhân lực trong doanh nghiệp”. 8. Tạp chí kinh tế và dự báo (Ủy ban kế hoạch hóa nhà nước), “Phương pháp xây dựng định mức kinh tế- kỹ thuật ở xí nghiệp”, năm 1991. 9. Tài liệu tập huấn về công tác định mức của Tạp chí Dự báo của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. 10. Báo cáo Tài chính của Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 các năm 2003-2007. 11. Báo cáo Lao động- Thu nhập của Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 các năm 2003-2007. 12. Báo cáo Cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân kỹ thuật của Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 các năm 2003-2007. PHẦN PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: PHIẾU CHỤP ẢNH CA LÀM VIỆC Ngày chụp ảnh: 17/3/2008 Địa điểm chụp ảnh: Tổ tiện- Phân xưởng Cơ khí 1- Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 Tên công nhân: Vũ Minh Kế Bậc công nhân: 4/7 Tên bước công việc: Tiện chốt kẹp lò xo ghế ngả Cấp bậc công việc: 4/7 Điều kiện làm việc: Công nhân chính phải tự lấy nguyên vật liệu và dụng cụ tại kho; phải tự mài, thay dao; Có một bàn nhỏ cách nơi làm việc 2m để đựng nguyên vật liệu, dụng cụ. Quy định giờ nghỉ trưa: Từ 12h đến 13h30 phút; Trong ca công nhân được nghỉ giải lao 10 phút mỗi buổi làm việc. Ca làm viêc 8 giờ. STT Tên hao phí Thời gian hiện tại (giờ-phút) Thời hạn (phút) Ký hiệu Ghi chú Bắt đầu ca 7h30 Thay quần áo 7h37 7 CK Nhận dụng cụ, nguyên vật liệu tại kho 7h47 10 CK Kiểm tra máy móc 7h50 3 PVTC Tra dầu vào băng 7h52 2 PVKT Mài dao 7h57 5 PVKT Gá lắp dao tiện 8h 3 PVKT Làm việc 10h 120 TN Đi vệ sinh 10h5 5 NC Làm việc 10h55 50 TN Nói chuyện 11h07 12 LPCN Làm việc 12h 53 TN Nghỉ ăn trưa 12h-13h30 0 Vào ca muộn 13h40 10 LPCN Nghỉ quá giờ Dọn phoi thép 13h47 7 PVKT Làm việc 14h30 43 TN Đi vệ sinh 14h40 5 NC 5 LPCN Thời gian nghỉ ngơi vượt quá thời gian quy định Mài dao 14h42 2 PVKT Gá lắp dao tiện 14h44 2 PVKT Làm việc 16h05 81 TN Nghe điện thoại 16h11 6 LPCN Làm việc 16h42 31 TN Dọn phoi, vệ sinh nơi làm việc 16h52 10 PVTC Thu gom vật liệu, sản phẩm, nhập kho 17h00 8 CK Kết quả: Hoàn thành 81 sản phẩm PHỤ LỤC 2: PHIẾU CHỤP ẢNH CA LÀM VIỆC Ngày chụp ảnh: 19/3/2008 Địa điểm chụp ảnh: Tổ tiện- Phân xưởng Cơ khí 1- Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 Tên công nhân: Vũ Minh Kế Bậc công nhân: 4/7 Tên bước công việc: Tiện chốt kẹp lò xo ghế ngả Cấp bậc công việc: 4/7 Điều kiện làm việc: Công nhân chính phải tự lấy nguyên vật liệu và dụng cụ tại kho; phải tự mài, thay dao; Có một bàn nhỏ cách nơi làm việc 2m để đựng nguyên vật liệu, dụng cụ. Quy định giờ nghỉ trưa: Từ 12h đến 13h30 phút; Trong ca công nhân được nghỉ giải lao 10 phút mỗi buổi làm việc. Ca làm viêc 8 giờ. STT Tên hao phí Thời gian hiện tại (giờ-phút) Thời hạn (phút) Ký hiệu Ghi chú Bắt đầu ca 7h30 Đến nơi làm việc 7h40 10 LPCN Đến muộn Thay quần áo 7h47 7 CK Nhận dụng cụ, nguyên vật liệu tại kho 7h58 11 CK Kiểm tra máy móc 8h 2 PVTC Tra dầu vào băng 8h02 2 PVKT Làm việc 10h05 123 TN Đi vệ sinh 10h25 10 NC 10 LPCN Thời gian cho nhu cầu vượt quá thời gian cho phép Mài dao 10h29 4 PVKT Gá lắp dao tiện 10h31 2 PVKT Làm việc 11h55 84 TN Nghỉ ăn trưa 11h55-13h30 5 LPCN Nghi ăn trưa sớm Dọn phoi thép 13h40 10 PVKT Làm việc 14h35 55 TN Thay dao tiện 14h40 5 PVKT Tra dầu 14h44 4 PVKT Làm việc 15h30 46 TN Mất điện 15h45 15 LPTC Đi ra ngoài 15h55 10 LPCN Thay dao hộ công nhân khác 15h58 3 LPKH Làm việc 16h45 47 TN Vệ sinh nơi làm việc 16h52 5 PVTC Thu gom vật liệu, sản phẩm, nhập kho 17h00 8 CK Kết quả: Hoàn thành 80 sản phẩm PHỤ LỤC 3: PHIẾU CHỤP ẢNH CA LÀM VIỆC Ngày chụp ảnh: 21/3/2008 Địa điểm chụp ảnh: Tổ tiện- Phân xưởng Cơ khí 1- Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 Tên công nhân: Vũ Minh Kế Bậc công nhân: 4/7 Tên bước công việc: Tiện chốt kẹp lò xo ghế ngả Cấp bậc công việc: 4/7 Điều kiện làm việc: Công nhân chính phải tự lấy nguyên vật liệu và dụng cụ tại kho; phải tự mài, thay dao; Có một bàn nhỏ cách nơi làm việc 2m để đựng nguyên vật liệu, dụng cụ. Quy định giờ nghỉ trưa: Từ 12h đến 13h30 phút; Trong ca công nhân được nghỉ giải lao 10 phút mỗi buổi làm việc. Ca làm viêc 8 giờ. STT Tên hao phí Thời gian hiện tại (giờ-phút) Thời hạn (phút) Ký hiệu Ghi chú Bắt đầu ca 7h30 Đến nơi làm việc 7h35 5 LPCN Đến muộn Thay quần áo 7h45 10 CK Nhận dụng cụ, nguyên vật liệu tại kho 7h55 10 CK Kiểm tra máy móc 8h 5 PVTC Mài dao 8h04 4 PVKT Gá lắp dao tiện 8h08 4 PVKT Làm việc 10h51 163 TN Đi vệ sinh 10h58 7 NC Làm việc 11h18 20 TN Làm việc riêng 11h24 6 LPCN Làm việc 11h55 31 TN Nghỉ ăn trưa 11h55-13h35 5 LPCN Nghỉ ăn trưa sớm 5 LPCN Vào ca muộn Mài dao 13h37 2 PVKT Gá lắp dao tiện 13h43 6 PVKT Làm việc 14h30 47 TN Đi vệ sinh 14h42 3 NC 9 LPCN Thời gian cho nhu cầu vượt quá thời gian quy định Làm việc 15h57 75 TN Trông máy mài hộ công nhân khác 16h07 10 LPKH Làm việc 16h45 38 TN Dọn phoi, vệ sinh nơi làm việc 16h55 10 PVTC Thu gom vật liệu, sản phẩm, nhập kho 17h00 5 CK Kết quả: Hoàn thành 84 sản phẩm PHỤ LỤC 4: PHIẾU CHỤP ẢNH CA LÀM VIỆC Ngày chụp ảnh: 24/3/2008 Địa điểm chụp ảnh: Tổ tiện- Phân xưởng cơ khí 1- Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 Tên công nhân: Phan Trọng Toàn Bậc công nhân: 4/7 Tên bước công việc: Mài khuôn cối Cấp bậc công việc: 4/7 Đinh mức giờ công: 2 giờ Điều kiện làm việc: Công nhân chính phải tự lấy nguyên vật liệu và dụng cụ tại kho; phải tự thay dao, đá mài; có một bàn nhỏ cách nơi làm việc 2m để đựng nguyên vật liệu, dụng cụ. Quy định giờ nghỉ trưa: Từ 12h đến 13h30 phút; Trong ca công nhân được nghỉ giải lao 10 phút mỗi buổi làm việc. Ca làm viêc 8 giờ. STT Tên hao phí Thời gian hiện tại (giờ-phút) Thời hạn (phút) Ký hiệu Ghi chú Bắt đầu ca 7h30 Đến muộn 7h40 10 LPCN Thay quần áo 7h50 10 CK Nhận máy 7h55 5 PVTC Kiểm tra máy móc 8h 5 PVTC Lấy phôi liệu, dụng cụ tại kho 8h10 10 CK Gá phôi vào máy 8h15 5 PVKT Mài 8h50 35 TN Tiếp nước dung dịch trơn nguội 8h55 5 PVKT Chỉnh băng chuyền 8h58 3 PVKT Chỉnh chiều sâu cắt 9h00 2 PVKT Chỉnh hành trình của phôi 9h02 2 PVKT Mài 9h55 53 TN Tháo sản phẩm, đưa đến nơi quy định 10h01 6 PVTC Hoàn thành sản phẩm thứ nhất Gá phôi mới vào máy 10h05 4 PVKT Mài 10h50 45 TN Nói chuyện 10h55 5 LPCN Mài 11h41 46 TN Tháo sản phẩn, đưa đến nơi quy định 11h47 6 PVTC Hoàn thành sản phẩm thứ hai Gá phôi mới vào máy 11h50 3 PVKT Chỉnh băng chuyền 11h52 2 PVKT Chỉnh chiều sâu cắt 11h55 3 PVKT Chỉnh hành trình của phôi 11h58 3 PVKT Nghỉ ăn trưa 11h58- 13h30 2 LPCN Nghỉ ăn trưa sớm Mài 15h00 90 TN Tháo sản phẩn, đưa đến nơi quy định 15h05 5 PVTC Hoàn thành sản phẩm thứ ba Đi vệ sinh 15h10 5 NC Gá phôi mới vào máy 15h14 4 PVKT Mài 16h 46 PVKT Tiếp nước dung dịch trơn nguội 16h5 5 PVKT Mài 16h50 45 TN Tháo sản phẩm, đưa đến nơi quy định 16h55 6 PVTC Hoàn thành sản phẩm thứ tư Dọn dẹp máy 17h 5 CK Hoàn thành 4 sản phẩm PHỤ LỤC 5: PHIẾU CHỤP ẢNH CA LÀM VIỆC Ngày chụp ảnh: 26/3/2008 Địa điểm chụp ảnh: Tổ tiện- Phân xưởng cơ khí 1- Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 Tên công nhân: Phan Trọng Toàn Bậc công nhân: 4/7 Tên bước công việc: Mài khuôn cối Cấp bậc công việc: 4/7 Đinh mức giờ công: 2 giờ Điều kiện làm việc: Công nhân chính phải tự lấy nguyên vật liệu và dụng cụ tại kho; phải tự thay dao, đá mài; có một bàn nhỏ cách nơi làm việc 2m để đựng nguyên vật liệu, dụng cụ. Quy định giờ nghỉ trưa: Từ 12h đến 13h30 phút; Trong ca công nhân được nghỉ giải lao 10 phút mỗi buổi làm việc. Ca làm viêc 8 giờ. STT Tên hao phí Thời gian hiện tại (giờ-phút) Thời hạn (phút) Ký hiệu Ghi chú Bắt đầu ca 7h30 Thay quần áo 7h42 12 CK Nhận máy 7h47 5 PVTC Kiểm tra máy móc 7h53 6 PVTC Lấy phôi liệu, dụng cụ tại kho 8h04 11 CK Gá phôi vào máy 8h11 7 PVKT Mài 9h 49 TN Tiếp nước dung dịch trơn nguội 9h04 4 PVKT Chỉnh băng chuyền 9h08 4 PVKT Chỉnh chiều sâu cắt 9h10 2 PVKT Chỉnh hành trình của phôi 9h12 2 PVKT Mài 9h51 39 TN Tháo sản phẩm, đưa đến nơi quy định 9h59 8 PVTC Hoàn thành sản phẩm thứ nhất Đi vệ sinh 10h18 10 NC Thời gian cho nhu cầu quá thời gian quy định 9 LPCN Gá phôi mới vào máy 10h22 4 PVKT Mài 11h08 46 TN Tiếp nước dung dịch trơn nguội 11h10 2 PVKT Mài 11h51 41 TN Tháo sản phẩn, đưa đến nơi quy định 11h57 6 PVTC Hoàn thành sản phẩm thứ hai Nghỉ ăn trưa Từ 11h57 đến 13h30 3 LPCN Nghỉ ăn trưa sớm Gá phôi mới vào máy 13h34 4 PVKT Mài 14h14 40 TN Tiếp nước dung dịch trơn nguội 14h17 3 PVKT Chỉnh băng chuyền 14h21 4 PVKT Chỉnh chiều sâu cắt 14h24 3 PVKT Chỉnh hành trình của phôi 14h27 3 PVKT Mài 15h15 48 TN Tháo sản phẩn, đưa đến nơi quy định 15h19 4 PVTC Hoàn thành sản phẩm thứ ba Đi vệ sinh 15h22 3 LPCN Nhu cầu vượt quá thời gian cho phép Gá phôi mới vào máy 15h26 4 PVKT Mài 16h 34 TN Tiếp nước dung dịch trơn nguội 16h02 2 PVKT Chỉnh hành trình của phôi 16h05 3 PVKT Mài 16h52 47 TN Tháo sản phẩm, đưa đến nơi quy định 16h56 4 PVTC Hoàn thành sản phẩm thứ tư Dọn dẹp máy 17h 4 CK Hoàn thành 4 sản phẩm PHỤ LỤC 6: PHIẾU CHỤP ẢNH CA LÀM VIỆC Ngày chụp ảnh: 28/3/2008 Địa điểm chụp ảnh: Tổ tiện- Phân xưởng cơ khí 1- Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 Tên công nhân: Phan Trọng Toàn Bậc công nhân: 4/7 Tên bước công việc: Mài khuôn cối Cấp bậc công việc: 4/7 Đinh mức giờ công: 2 giờ Điều kiện làm việc: Công nhân chính phải tự lấy nguyên vật liệu và dụng cụ tại kho; phải tự thay dao, đá mài; có một bàn nhỏ cách nơi làm việc 2m để đựng nguyên vật liệu, dụng cụ. Quy định giờ nghỉ trưa: Từ 12h đến 13h30 phút; Trong ca công nhân được nghỉ giải lao 10 phút mỗi buổi làm việc. Ca làm viêc 8 giờ. STT Tên hao phí Thời gian hiện tại (giờ-phút) Thời hạn (phút) Ký hiệu Ghi chú Bắt đầu ca 7h30 Thay quần áo 7h38 8 CK Nhận máy 7h42 4 PVTC Kiểm tra máy móc 7h48 6 PVTC Lấy phôi liệu, dụng cụ tại kho 7h58 10 CK Gá phôi vào máy 8h02 4 PVKT Mài 8h32 30 TN Tiếp nước dung dịch trơn nguội 8h36 4 PVKT Mài 9h06 30 TN Chỉnh băng chuyền 9h10 4 PVKT Mài 9h35 25 TN Tháo sản phẩm, đưa đến nơi quy định 9h42 7 PVTC Hoàn thành sản phẩm thứ nhất Giải lao 9h52 10 NC Gá phôi mới vào máy 9h57 5 PVKT Mài 11h08 71 TN Tiếp nước dung dịch trơn nguội 11h10 2 PVKT Mài 11h35 25 TN Tháo sản phẩn, đưa đến nơi quy định 11h42 7 PVTC Hoàn thành sản phẩm thứ hai Gá phôi vào máy 11h47 5 PVKT Mài 12h 13 TN Nghỉ ăn trưa 12h-13h40 10 LPCN Vào muộn Tiếp nước dung dịch trơn nguội 13h44 4 PVKT Chỉnh băng chuyền 13h48 4 PVKT Chỉnh chiều sâu cắt 13h50 2 PVKT Chỉnh hành trình của phôi 13h53 3 PVKT Mài 14h30 37 TN Uống nước 14h35 5 LPCN Thời gian cho nhu cầu vượt quá thời gian cho phép Mài 15h13 38 TN Tháo sản phẩn, đưa đến nơi quy định 15h17 4 PVTC Hoàn thành sản phẩm thứ ba Gá phôi mới vào máy 15h20 3 PVKT Mài 16h10 50 TN Tiếp nước dung dịch trơn nguội 16h12 2 PVKT Chỉnh hành trình của phôi 16h15 3 PVKT Mài 16h50 35 TN Tháo sản phẩm, đưa đến nơi quy định 16h54 4 PVTC Hoàn thành sản phẩm thứ tư Dọn dẹp máy 16h57 3 CK Về sớm 17h 3 LPCN Hoàn thành 4 sản phẩm PHỤ LỤC 7: MẪU PHIẾU CHỤP ẢNH CÁ NHÂN NGÀY LÀM VIỆC Ngày chụp ảnh: Người chụp ảnh: PHẦN A: THÔNG TIN CHUNG Tên bước công việc : Họ và tên công nhân: Cấp bậc công việc : Cấp bậc công nhân: Định mức : Điều kiện tổ chức phục vụ nơi làm việc - Tình hình chung: - Chế độ cung cấp nguyên nhiên vật liệu: - Ánh sáng: - Nhiệt độ: PHẦN B: NỘI DUNG QUAN SÁT STT Tên hao phí Thời gian hiện tại (giờ-phút) Thời hạn (phút) Ký hiệu Ghi chú … … PHỤ LỤC 8: MẪU BẢNG TỔNG HỢP THỜI GIAN HAO PHÍ CÁ NHÂN Họ và tên công nhân: Đơn vị: Tên bước công việc thực hiện: Ngày được tổng hợp: Ký hiệu Thời gian hao phí thực tế (phút) Tỷ lệ so với thời gian quan sát (%) CK TN PV PVTC PVKT LP LPTC LPCN LPKH NC Tổng PHỤ LỤC 9: MẪU BẢNG TỔNG HỢP THỜI GIAN HAO PHÍ CÁ NHÂN THEO TUẦN Họ và tên công nhân: Đơn vị: Tên bước công việc thực hiện: Tuần được tổng hợp: Từ ……………….. đến……………………. Ký hiệu Thời gian hao phí thực tế (phút) Trung bình Ngày 1 Ngày 2 Ngày 2 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7 Thời gian hao phí (phút) Tỷ lệ so với thời gian quan sát (%) CK TN PV PVTC PVKT LP LPTC LPCN LPKH NC Tổng PHỤ LỤC 10: MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỨC CÁ NHÂN Họ và tên công nhân: Đơn vị: Tên bước công việc thực hiện: Ngày được đánh giá: NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: - Tổng số đơn vị sản phẩm (L): - Thời gian tác nghiệp (phút): - Thời gian tính trong mức (TN+ CK+ PV+ NC): - Thời gian hao phí thực tế để hoàn thành 1 sản phẩm: (phút/sản phẩm) - Mức quy định hiện thời: Mtg - Tỷ lệ hoàn thành mức lao động cá biệt : PHỤ LỤC 11: MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CÁ NHÂN Họ và tên công nhân: Đơn vị: Tên bước công việc thực hiện: Ngày được đánh giá: NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ Do khắc phục lãng phí tiêu hao thời gian thừa thời gian chuẩn kết Do tăng thêm thời gian phục vụ Do khắc phục lãng phí thừa thời gian cho nhu cầu Do khắc phục thời gian không hợp Do khắc phục lãng phí công nhân Do khắc phục lãng phí tổ chức Do khắc phục toàn bộ thời gian lãng phí PHỤ LỤC 12: MẪU BẢNG TỔNG HỢP THỜI GIAN HAO PHÍ THEO TỔ/ NHÓM Tên tổ/ nhóm: Tên bước công việc thực hiện: Ngày được tổng hợp: Số lượng công nhân: n Ký hiệu Thời gian hao phí thực tế (phút) Trung bình Công nhân 1 Công nhân 2 Công nhân 3 … Công nhân n Thời gian hao phí (phút) Tỷ lệ so với thời gian quan sát (%) CK TN PV PVTC PVKT LP LPTC LPCN LPKH NC Tổng ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10644.doc
Tài liệu liên quan