Hoàn thiện công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá & hiệu quả kinh doanh tại Công ty XNK & tư vấn - Dịch vụ đo đạc bản đồ

Lời nói đầu Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thực hiện chế độ hạch toán độc lập và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mình nhằm đạt được mục tiêu cơ bản và lâu dài đó là lợi nhuận. Việc quản lý chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, do vậy vấn đề này đã và đang là vấn đề được các doanh nghiệp rất quan tâm. Hơn nữa, việc quản lý chi phí, tìm biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất còn có tác dụng tiết kiệm các nguồn lự

doc27 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1178 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá & hiệu quả kinh doanh tại Công ty XNK & tư vấn - Dịch vụ đo đạc bản đồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c cho nền sản xuất xã hội, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế bởi chính các doanh nghiệp là những tế bào quan trọng nền kinh tế quốc dân. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đúng, đủ, chính xác, kịp thời sẽ giúp cho công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chi phí phát sinh trong sản xuất, cung cấp thông tin cho quản lý từ đó phấn đấu hạ giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, có như vậy doanh nghiệp mới thực hiện được hạch toán kinh doanh độc lập một cách có hiệu quả. Xuất phát từ nhận thức vai trò quan trọng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, em xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản út và tính giá thành sản phẩm tại Công ty May 20” Nội dung chuyên đề kế toán trưởng được kết cấu 2 phần chính sau: Phần 1: Về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Phần II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và phương hướng hoàn thiện. Do thời gian và trình độ còn hạn chế cũng như kinh nghiệm thực tế còn ít nên bài viết này của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo và góp ý kiến của thầy giáo để bài viết của em được hoàn thiện và sâu sắc hơn. Em xin chân thành cám ơn. Phần I: Những vấn đề về lý luận cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm I.Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.Chi phí sản xuất kinh doanh 1.1.Khái niệm chi phí sản xuất: Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Như vậy, chỉ được tính vào chi phí của kỳ hạch toán những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến khối lượng sản xuất sản phẩm ra trong kỳ chức không phải mọi khoản chi ra trong kỳ hạch toán. Chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí. Tổng số chi phí của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ giá trị tài sản hao phí hoặc tiêu dùng hết cho quá trình sản xuất kinh doanh tính vào kỳ này. Chi phí và chi tiêu không những khác nhau về mặt lượng, mà còn khác nhau về thời gian, có những khoản chi tiêu kỳ này nhưng chưa được tính vào chi phí (chi mua nguyên vật liệu về nhập kho nhưng chưa sử dụng ) và có những khoản tính vào chi phí kỳ này nhưng thực tế chưa chi tiêu (chi phí trích trước ). Sở dĩ có sự khác biệt giữa chi phí và chi tiêu trong các doanh nghiệp là do đặc điểm, tính chất vận động và phương thức chuyển dịch giá trị của từng loại tài sản vào quá trình sản xuáat và yêu cầu kỹ thuật hạch toán chung. Từ đó ta có thể kết luận: Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất tiêu thụ sản phẩm. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh. 1.2.Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất kinh doanh (SXKD) bao gồm nhiều loại có tính chất kinh tế, công dụng khác nhau và yêu cầu quản lý đối với từng loại cũng khác nhau. Phân loại chi phí sản xuất theo những tiêu thức thích hợp sẽ vừa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý, vừa đáp ứng được yêu cầu của kế toán tập hợp chi phí sản xuất, lập dự toán chi phí và thúc đẩy Công ty không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, phát huy hơn nữa vai trò của công cụ kế toán đối với sự phát triển của doanh nghiệp. *Phân theo yếu tố chi phí (theo nội dung kinh tế) của chi phí sản xuất. Theo cách phân loại này, những khoản chi phí có chung nội dung kinh tế được xếp chung vào một yếu tố, không kể chi phí đó phát sinh ở địa điểm nào, dùng vào mục đích gì trong sản xuất kinh doanh. Về thực chất, chỉ có 3 yếu tố chi phí là chi phí về sức lao động, về đối tượng lao động và về tư liệu lao động. Tuy vậy, để cung cấp thông tin về chi phí một cách cụ thể hơn nhằm phục vụ cho việc xây dựng và phân tích mức vốn lưu động, việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí, các yếu tố chi phí trên có thể được chi tiết theo nội dung kinh tế của chúng. -Yếu Tố nguyên liệu, vật liệu: bao gồm giá trị nguyên, vật liệu chính, phụ, phụ tùng thay thế… sử dụng vào SXKD (loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). -Yếu tố nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). -Yếu tố tiền lương và phụ cấp lương: phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lượng phải trả cho công nhân viên. -Yếu tố Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Kinh phí công đoàn (KPCĐ) trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả công nhân viên. -Yếu tố khấu hao Tài sản cố định (TSCĐ): phản ánh toàn bộ khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất TSCĐ sử dụng cho SXKD trong kỳ. -Yếu tố dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh. -Chi phí khác bằng tiền. Cách phân loại này cho biết những chi phí đã chi vào quá trình sản xuất và tỷ trọng của từng loại chi phí đó chiếm bao nhiêu trong tổng số CPSX của doanh nghiệp, làm cơ sở để tập hợp CPSX và lập báo cáo CPSX theo yếu tố. *Phân theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm (theo công dụng kinh tế của chi phí). Theo cách phân loại này, người ta căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm để thuận tiện cho việc tính giá thành, toàn bộ chi phí được chia theo khoản mục. Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT): bao gồm trị giá NVL chính, vật liệu phụ sử dụng phục vụ trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. - Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT): Gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ nhất định của công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. - Chi phí sản xuất chung (CPSXC): là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất, nhưng có tính chất phục vụ chung cho quá trình sản xuất sản phẩm (trừ chi phí NVLTT và chi phí NCTT). Hạch toán CPSX là khâu đầu của quá trình hạch toán. Do đó, việc phân loại chi phí không chỉ dừng lại ở mức độ phục vụ cho việc tập hợp chi phí, kiểm tra và phân tích chi phí mà còn là cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm một cách chính xác hơn nhưng lại đơn giản. Do vậy, việc phân loại chi phí theo khoản mục ngoài tác dụng kiểm tra tình hình sử dụng chi phí trong phạm vu doanh nghiệp cũng như theo từng loại sản phẩm riêng biệt, còn đáp ứng nhu cầu tính giá thành sản phẩm. *Phân theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc hoàn thành. Để thuận lợi cho việc lập kế hoạch và điều tra chi phí, đồng thời làm căn cứ cho việc đề ra các quyết định kinh doanh, toàn bộ chi phí SXKD bao gồm chi phí bất biến và chi phí khả biến. Cách phân loại này có ý nghĩa rất quan trọng với kế toán quản trị trong quá trình phân tích tình hình tiết kiệm chi phí, xác định phương hướng nâng cao hiệu quả chi phí. Như vậy mỗi cách phân loại nói trên đều có tác dụng và ý nghĩa riêng. Đồng thời, có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác dụng bổ sung cho nhau và nhằm mục đích chung là quản lý tốt chi phí sản út và giá thành sản phẩm. 2.Giá thành sản phẩm 2.1.Khái niệm: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hoá, phản ánh giá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hoá đã thực sự chi ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và các khoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn hao phí lao động sống. 2.2.Phân loại giá thành: Để đáp ứng yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, phạm vi hạch toán khác nhau. Về lý luận cũng như trên thực tế, ngoài các khái niệm giá thành xã hội, giá thành cá biệt còn có các khái niệm giá thành toàn bị, giá thành công xưởng… *Xét trên phạm vi phát sinh chi phí, giá thành chia làm hai loại: -Giá thành sản xuất (hay giá thành công xưởng): Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất (CPNVLTT, NCTT, SXC). -Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): Là chi phí thực tế của số sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ của doanh nghiệp (chi phí bán hàng, quản lý). Và được tính theo công thức: =++ *Xét về thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành gồm: - Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, dự toán chi phí kỳ kế hoạch. - Giá thành định mức: Cũng được xác định trưcớ khi bắt đầu sản xuất sản phẩm và được xây dựng trên cơ sở định mức hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. - Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm, trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm kể cả chi phí vượt hoặc ngoài định mức, kế hoạch. Việc xem xét chỉ tiêu giá thành sản phẩm trêncác góc độ khác nhau là cần thiết. Bởi vì mỗi loại giá thành có ý nghĩa khác nhau trong quản lý kinh tế và quản lý kinh doanh. Chẳng hạn, giá thành công xưởng dùng để đánh giá hạch toán kinh tế nội bộ, giá thành tiêu thụ xác định kết quả kinh doanh. Từ các vấn đề trên, chúng ta thấy rằng việc hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm không chỉ dừng lại ở chỗ tính đúng, tính đủ chi phí trong giá thành nữa mà còn phải tính đến việc cung cấp thông tin cho quản trị doanh nghiệp. II.Trình tự hạch toán chi phí sản út và tính giá thành sản phẩm Để tập hợp CPSX và tính giá thành, kế toán có thể tiến hành theo phương pháp kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ tuỳ thuộc vào phương pháp hạch toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp áp dụng: -Phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX) Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất TK621 TK622 TK627 TK154 Chi phí NVL trực tiếp Chi phí nh/công trực tiếp Chi phí sản xuất chung TK151,111 TK155,152 TK157 TK632 Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm Nhập kho Gửi bán Tiêu thụ Giá thành Thực tế -Phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK) Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất TK154 TK621,622,627 TK631 TK154 TK632 Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ Kết chuyển chi phí NVLTT,NCTT,SXC Kết chuyển chi phí NVLTT.NCTT.SXC Tổng giá thành sản phẩm của sản phẩm hoàn thành Như vậy ,dù áp dụng phương pháp KKTX hay KKĐK, giá thành sản phẩm đều được xác định trên cơ sở kết quả của quá trình tập hợp các khoản chi phí (NVLTT, NCTT, SXC) và giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Bởi vậy để có thông tin giá thành chính xác, phải hạch toán các chi phí phát sinh theo từng khoản mục và tính toán đúng đắn giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ. 1.Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí NVLTT trong doanh nghiệp là những chi phí cơ bản bao gồm các chi phí về NVL chính, bán thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ… được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Yêu cầu của việc hạch toán chi phí NVLTT là hạch toán trực tiếp chi phí này vào các đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành, hạn chế việc phân bổ. Trong trường hợp không thể hạch toán trực tiếp chi phí này vào giá thành sản phẩm, lao vụ được thì phải lựa chọn tiêu thức phân bổ cho thích hợp. Để tập hợp và phân bổ chi phí NVLTT kế toán sử dụng TK621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” *Phương pháp kê khai thường xuyên Theo phương pháp này nội dung phản ánh của TK621 như sau: Bên Nợ: Trị giá NVL xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. Bên Có: -Giá trị NVL sử dụng không hết nhập kho. -Kết chuyển chi phí NVL vào bên nợ TK154. TK621 không có số dư. Sơ đồ hạch toán tổng hợp cho phí NVLTT (theo phương pháp KKTX) TK151,152 TK621 TK154 TK331,111,112 TK152 Vật liệu xuất dùng trực tiếp chế tạo sản phẩm Mua vật liệu không nhập kho Dùng ngay cho chế tạo SP Kết chuyển chi phí NVLTT Vật liệu dùng không hết nhập lại kho *Phương pháp kiểm kê định kỳ Kế toán sử dụng TK621 để phản ánh chi phí vật liệu đã xuất dùng cho sản xuất. Các chi phí phản ánh trên TK621 không ghi theo từng chứng từ xuất dùng NVL mà ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán, sau đó tiến hành kiểm kê và xác định được giá trị NVL tồn kho và NVL đang đi đường. Ngoài ra kế toán còn sử dụng TK611 Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí NVLTT (Theo phương pháp KKĐK) TK111,131 TK611 TK621 TK631 TK151,152 Giá trị VLnhập kho trong kỳ Giá trị NVL xuất dùng trong kỳ Kết chuyển NVL và giá thành SP Gái trị VL tồn kho và đang đi đường Kết chuyển gía trị VL tồn kho và đang đi đường 2.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí NCTT bao gồm tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, BHXH, KPCĐ, BHYT của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện, dịch vụ. Chi phí NCTT chủ yếu tính bằng phương pháp trực tiếp vào giá thành sản phẩm. Nếu phải phân bổ cho nhiều loại sản phẩm thì có thể theo tiêu thức định mức tiền lương của từng loại sản phẩm… Để tập hợp và phân bổ chi phí NCTT kế toán sử dụng TK622 “Chi phí NCTT.Tài khoản được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Nội dung phản ảnh : *Bên nợ: Chi phí NCTT sản xuất sản phẩm, dịch vụ. *Bên có: Kết chuyển chi phí NCTT vào tài khoản giá thành CTK 154 - KKTX. TK631-KKĐK). Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ là giống nhau và thể hiện : Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp. TK 334 TK 622 TK 154 TK 338 TK 631 Tiền lương phụ cấp lương Phải trả cho CNSXTT Các khoản trích theo lương BHXH.BHYT.KPCĐ Kết chuyển chi phí NCTT Theo phương pháp KKTX Kết chuyển chi phí NCTT Theo phương pháp KKTX Cũng như phương pháp hạch toán chi phí NVLTT, phương pháp hạch toán chi phí NCTT theo chế độ kế toán hiện hành khác nhau với thông lệ quốc tế (kế toán Anh, Mỹ) ở bước tập hợp chi phí. 3.Hạch toán chi phí sản xuất chung. Chi phí SXC là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí NVLTT và NCTT. Kế toán sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung” để theo dõi chi phí SXC, TK này mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ … Nội dung TK 627 : + Bên nợ : Chi phí SXC phát sinh trong kỳ. + Bên Có : Kết chuyển chi phí SXC vào bên Nợ TK 154 (KKTX) và bên nợ TK 631 (KKĐK). Các khoản ghi giảm chi phí SXC + TK này không có số dư và được mở chi tiết thành nhiều tiểu khoản để phản ánh các nội dung chi tiết. TK334,338 TK152,153 TK142,335 TK111,214 TK627 TK111,112,152 Chi phí lương nhân viên phân xưởng (1) Chi phí VL.CCDC dùng chung cho phân xưởng Các khoản chi phí trả trước tính vào CPSXC (2) Khấu hao TSCĐ dịch vụ thuê ngoài TK 154 TK631 Các khoản ghi giảm chi phí SXC Kết chuyển CP SXC theo phương pháp KKKTX Kết chuyển chi phí SXC theo phương pháp KKĐK III.Phương pháp tính giắ thành sản phẩm Kế toán phải căn cứ vào đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất, đặc điểm đối tượng tính giá thành, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành để lựa chọn áp dụng phương pháp tính giá thành sảnn phẩm thích hợp đảm bảo tính đúng, tính đủ, tính chính xác giá thành thực tế sản phẩm đã sản xuất. Dưới đây là một số phương pháp để tính. 1.Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp tính trực tiếp) Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có qui trình công nghệ sản xuất giản đơn. Đối tượng tập hợp chi phí phù hợp đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành phù hợp kỳ báo cáo (như nhà máy nước, điện). Theo phươngpháp này cuối kỳ (cuối tháng) kế toán tổ chức kiểm kê đánh giá và xác định chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ sau đó tính giá thành thực tế sản phẩm đã sản xuất trong kỳ theo công thcứ : Z = D1 + C-D2 J = Z/Q Trong đó : Z : tổng giá thành sản phẩm đã sản xuất D1 : chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ D2 : chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ C : tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ J : giá thành đơn vị sản phẩm Q : tổng sản lượng sản phẩm đã sản xuất 154 621 622 627 D1 C D2 Z 2.Phương pháp tính giá thành sản phẩm phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm (NTP) : Phương pháp này thích hợp với doanh nghiệp có qui trình công nghệ sản xuất phức tạp theo kiểu liên tục. Quá trình sản xuất sản phẩm phải qua nhiều bước chế biến liên tiếp. Theo phương pháp này kế toán tính giá thành nửa thành phẩm bước trước chuyển sang bước sau để tính giá thành nả thành phẩm bước sau. Cứ thế tiếp tục cho đến khi tính được giá thành thực tế của thành phẩm hoàn thành ở bước cuối cùng. Phương pháp này có thể khái quát bằng các công thức sau : Giá thành NTP1 = D đầu kỳ 1 + C1 – D cuối kỳ 1 Giá thành NTP2 = giá thành NTP1 + D đầu kỳ 2 + C2 – D cuối kỳ 2 Giá thành NTP3 = giá thành NTP2 + D đầu kỳ 3 + C3 – D cuối kỳ 3 …. ….. …. … Giá thành NTPn = giá thành NTP(n-1) + D đầu kỳ n = Cn – D cuối kỳ n 3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm phân bước không tính giá thành của thành phẩm : Phương pháp này cúng thích hợp với các doanh nghiệp có đặc điểm như ở phương pháp 2. Theo phương pháp này, kế toán không tính giá thành nửa thành phẩm ở các bước trong qui trình công nghệ sản xuất mà chỉ tổng hợp các khoản mục chi phí để tính giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành ở bươc cuối cùng. 4. Ngoài các phương pháp trên, kế toán còn có thể tính giá thành thực tế sản phẩm theo một số phương pháp khác như : -Tính giá thành theo đơn đặt hàng. -Tính giá thành theo hệ số -Tính giá thành loại trừ sản phẩm phụ -Tính giá thành theo định mức Phần II Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất, Tính giá thành sản phẩm và phương hướng hoàn thiện tại Công ty may 20. I.Đặc điểm tổ chức kế toán của nhà máy thuóc lá Thăng Long. I.Vài nét về nhà máy thuốc lá Thăng Long Công ty May 20 là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ quốc phòng, có mặt bằng và trụ sở tại Phường Phương Liệt quận Đống ĐaThành phố Hà Nội . Công ty May 20 sản xuất ra các loại sản phẩm may mặc nhằm thoả mãn tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu. Để sản phẩm của công ty có thể tiêu thụ trên thị trường thì công ty phải thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu sau : +Nhiệm vụ chính là sản xuất thuốc lá bao các loại, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường. +Giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu cải tiến mẫu mã sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. + Quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh, không ngừng tìm các biện pháp quản lý hữu hiệu hơn để bảo toàn và phát triển vốn trong kinh doanh. + Quản lý tốt tiền hàng, tránh thất thoát tài sản … 2.Công tác kế toán và bộ máy kế toán tại Công ty may 20. 2.1. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán. * Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy mô của Nhà máy kết hợp với việc nghiên cứu các hình thức tổ chức sổ kế toán, bộ phận kế toán đã lựa chọn hình thức tổ chức sổ là Nhật ký – Chứng từ. Hơn nữa cũng do là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty cho nên cuối kỳ ngoài các báo cáo tài chính bộ phận kế toán phải lập, cuối kỳ còn phải lập và nộp cho Tổng công ty những báo cáo mang tính chất đặc thù riêng như : + Báo cáo tiêu thụ lãi lỗ từng mặt hàng + báo cáo giá thành đơn vị sản phẩm … * Các chế độ kế toán áp dụng như sau : + Niên độ kế toán bắt đầu từ 1/1 kết thúc 31/12, đơn vị tiền tể dụng ghi chép kế toán : VND. Phương pháp kế toán TSCĐ : Nhà máy áp dụng phương pháp khấu hao đều (khấu hao đường thẳng). +Để hạch toán chi tiết hàng tồn kho (Nguyên liệu, vật tư, thành phẩm) kế toán sử dụng phương pháp sổ số dư Giá xuất là giá đơn vị bình quân gia quyền. + Phương pháp kế toán ghi sổ là phương pháp kê khai thường xuyên. 2.2.Bộ máy kế toán tại Công ty may 20. Bộ máy kế toán được tổ chức tập trung nghĩa là phòng tài vụ công ty cũng là phòng kế toán trung tâm thực hiện toàn bộ công tác kế toán ở công ty từ xử lý chứng từ, ghi sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết đến việc lập báo cáo kế toán. Để thực hiện công tác ghi chép ban dầu tại các phân xưởng, các kho vật tư, nguyên liệu, thành phẩm … có các nhân viên thống kê phân xưởng, thủ kho. Các công tác phần hành kế toán ở Nhà máy hầu hết đã được tin học hoá. Hiện tại phòng máy vi tính và máy in. Việc hạch toán chi tiết hầu hết được thực hiên trên máy việc lập chương trình cho các phần hành kế toán là do các kỹ sư tin học lập. Bộ máy kế toán gồm : + 1 trưởng phòng + 1 thủ quỹ + 1 phó phòng + 2 kỹ sư tin học + Các kế toán viên II.Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty may 20. 1.Đặc điểm chi phí sản xuất +Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Nguyên vật liệu chính là vải các loại. Vật tư phụ liệu bao gồm rất nhiều loại như : mầu nhuộm, chỉ may, nhãn mác … +Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương chính, lương thêm giờ, thưởng trong lương, các khoản phụ cấp của các phân xưởng sản xuất chính và lương phân bổ của các bộ phận KCS, nhà ăn ca, tổ xe đạp, tổ vệ sinh. Ngoài ra còn có các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. + Chi phí sản xuất chung của Nhà máy: bao gồm các chi phí liên quan đến phục vụ quản lý páht sinh trong quá trình sản xuất ở các phân xưởng như : Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước), chi phí khấu hao TSCĐ … 2.Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. Công ty May 20 là đơn vị sản xuất quy mô lớn, có dây chuyền công nghệ liên tục, khép kín và ngắn ngày, tổ chức sản xuất theo các phân xưởng, mỗi phân xưởng có một chức năng và nhiệm vụ riêng. Do vậy bộ phận kế toán đã xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các phân xưởng. + Phân xưởng Sợi (được ký hiệu trên sổ sách kế toán là A) + Phân xưởng Dệt (được ký hiệu trên sổ sách kế toán là B) +Phân xưởng Nhuộm (được ký hiệu trên sổ sách kế toán là C) + Phân xưởng May (được ký hiệu trên sổ sách kế toán là D) +Phân xưởng Cơ điện (được ký hiệu trên sổ sách kế toán là E) + Phân xưởng phục vụ chung (được ký hiệu trên sổ sách kế toán là F) 3. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty may 20. 3.1.Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp., +Hạch toán chi phí nguyên liệu chính cho sản xuất. Để tiến hành sản xuất các loại tại Công ty may 20 cần có nguyên liệu chính là vải các loại. ở các phân xưởng đều có các nhân viên thống kê và tổ cấp phát nguyên vật liệu theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại phân xưởng. Hàng tháng Công ty có kế hoạch sản xuất trong kì, công thức phối chế và định mức tiêu hao nguyên liệu để dựa vào đó phòng kế hoạch vật tư lập phiếu xuất kho. Sau đó tổ cấp phát nguyên liệu nhận nguyên liệu tại kho, thủ kho ghi sổ chi tiết sau đó định kỳ tập hợp phiếu xuất nộp lên phòng tài vụ cho kế toán nguyên liệu chính. Cuối tháng nhân viên thống kê tập hợp số lượng nguyên liệu đưa vào sản xuất cho từng thành phẩm và từ đó lập báo cáo sản xuất. Tuy nhiên các báo cáo sản xuất được lập khác nhau giữa các phân xưởng do đặc điểm sản xuất ở từng phân xưởng khác nhau. Các báo cáo xản xuất được chuyển lên phòng kế toán để phục vụ cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. Tại phòng kế toán, cuối kì kế toán nguyên liệu chính xác định giá bình quân gia quyền của từng loại nguyên liệu chính đã được phân theo vùng và cấp, dựa trên lượng xuất nguyên liệu thể hiện trên các phiếu xuất trong kì tính ra giá trị nguyên vật liệu chính xuất cho sản xuất TK15211 và TK 15212). Sau đó kế toán chi phí vào giá thành tập hợp số liệu vào Bảng kê số 4 (TK 6211) cột đối ứng TK 15211 và TK 15212 với định khoản như sau : Nợ TK 6211 : 4.134.814.020 Có TK 15211 : 4.134.814.020 b. Nợ TK 6211 (PX B) : 208.264.571 Có TK 15212 : 208.264.571 *Hạch toán chi phí vật liệu phụ trực tiếp Vật liệu phụ của nhà máy bao gồm màu nhuộm, chỉ may, nhãn mác … Quá trình lập và nhập kho các loại vật liệu phụ cũng giống như nguyên liệu chính. Tại phân xưởng các nhân viên thống kê làm nhiệm vụ tập hợp vật liệu phụ trực tiếp cho từng thành phẩm và các vật liệu khác sử dụng cho quá trình sản xuất lập nên “Bảng sử dụng vật tư” (Bảng này được lập theo mẫu khác nhau ở các phân xưởng) sau đó chuyển lên phòng Tài vụ. Tại phòng Tài vụ đến cuối tháng kế toán vật tư xác định giá bình quân gia quyền từng loại vật liêụ phụ và căn cứ vào các phiếu xuất vật liệu phụ trong kì lập nên “Bảng kê theo dõi xuất dùng vật tư” (có đối chiếu giữa Bảng sử dụng vật tư và phiếu xuất) Ví dụ: Bảng kê theo dõi xuất dùng vật tư phân xưởng dệt tháng 12/1999 dựa vào hai dòng cuối cùng trên bảng này kế toán tiến hành định khoản : Nợ TK 6211 (PXB) : 3.759.709.299 Có TK 1522 : 3.759.709.299 Dựa vào bảng kê theo dõi xuất dùng vật tư của tất cả các phân xưởng, cuối tháng kế toán vật liệu lập “Bảng phân bổ vật tư xuất dùng tháng 12/98”. Sau đó dựa vào Bảng phân bổ vật tư xuất dùng kế toán chi phí và giá thành tập hợp toàn bộ chi phí vật liêụ theo từng phân xưởng vào Bảng kê số 4 (TK 621) cột TK 1522 với bút toán : Nợ TK 6211 (chi tiết theo phân xưởng): 11.406.459.995 Có TK 1522 : 11.406.459.995 Bảng kê số 4 (TK 621) tháng 12/1999. Sau đó kế toán chi phí và giá thành đưa số liệu vào Nhật ký – chứng từ số 7. Ngoài ra để phục vụ cho tính giá thành kế toán chi phí tiến hành phân bổ chi phí vật liệu phụ cho các. Công việc phân bổ chi phí vật liệu phụ tiến hành như sau : + Đối với vật liệu phụ liên quan trực tiếp đến sản phẩm : được tập hợp trực tiếp cho từng loại thành phẩm. Kế toán chi phí vào giá thành dựa vào Bảng kê theo dõi xuất dùng vật tư và bảng vật tư cho sản xuất sản phẩm để tập hợp trực tiếp vào Bảng vạt tư cho sản xuất sản phẩm. + Đối với vật liêụ phụ liên quan đến nhiều mác thuốc thì kế toán lựa chọn tiêu thức phù hợp để phân bổ. Sau khi phân bổ tất cả các loại vật liệu phụ kế toán chi phí giá thành lập được Bảng vật tư cho sản xuất sản phẩm. Công ty may 20 Bảng kê số 4 (TK 621) Phòng Tài vụ tháng 12/1999 PX Có Nợ 15211 15212 1522 Tổng cộng Luỹ kế 6211 A 6211 4134814020 208264571 428571331 4771649922 45774009031 B 6211 3759709299 3759709299 39121052213 C 6211 13478509335 7218139365 20696688700 141768254697 D 6211 40202832917 Cộng 4134814020 13686773926 11406459995 2922804792 266866143858 3.2.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: *Hạch toán chi phí tiền lương Đối với tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động bao gồm : Lương chính, lương thêm giờ, thưởng trong lương. Ngoài ra còn có các khoản phụ cấp như: Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp làm đêm … Hiện nay, công ty áp dụng các hình thức trả lương sau : + Trả lương theo thời gian : áp dụng đối với cán bộ công nhân viên làm ở bộ phận gián tiếp như nhân viên quản lý phân xưởng, nhân viên các phòng ban nghiệp vụ, nhân viên ở các bộ phận KCS, nhà ăn ca, tổ vệ sinh, tổ xe đạp. Chứng từ sử dụng để theo dõi hạch toán lao động theo hình thức trả lương này là “Bảng chấm công”. + Trả lương theo sản phẩm : áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất ở các phân xưởng sản xuất chính : Phân xưởng Sợi, phân xưởng Dệt, phân xưởng Nhuộm. Ngoài tiền lương chính các cán bộ quản lý còn có phụ cấp trách nhiệm được trả (theo quy định của Nhà nước) Việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm ngoài trả lương cho công nhân sản xuất ở 4 phân xưởng sản xuất chính còn có lương của một số bộ phận. Cũng được tính vào chi phí nhân công trực tiếp bao gồm : Phòng KCS, nhà ăn ca, tổ vếinh, tổ xe đạp. Lương của các bộ phận này được phân bổ vào từng phân xưởng sản xuất chính theo lương thực trả tại các phân xưởng. Việc phân bổ lương này được kế toán tiền lương tính toán dựa vào Bảng thanh toán lương từ các phân xưởng và các bộ phận khác gửi lên. Sau đó lập lên Bảng tổng hợp phần chi lương. Trình tự tính chi phí nhân công trực tiếp được phân bổ vào giá thành được thực hiện như sau : Bước 1: Tính tổng mức trích tiền lương được phép tính vào giá thành sản phẩm kỳ báo cáo cho toán công ty theo sản lượng tiêu thụ, đơn giá tiền lương và hệ số quy đổi lập Bảng tính lương trích. Bước 2: Phân bổ chi phí tiền lương cho từng phân xưởng căn cứ vào tổng tiền lương trích toàn công ty và bảng tổng hợp phần chi lương kế toán tiến hành phân bổ theo tiền lương thực chi. Căn cứ vào “Bảng tổng hợp phần chi lượng” và quỹ lương được trích vào giá thành của từng phân xưởng kế toán tiền lương lập “Bảng phân bổ tiền lương vf các khoản trích theo lương”. Sau đó chuyển sang cho kế toán chi phí và giá thành, từ Bảng phân bổ kế toán vào bảng kê số 4 (TK 622) với bút toán: Nợ TK 622- phân xưởng Bao mềm :949.473.702 Có TK 334 : 949.473.702 Bảng kê số 4 (TK 622) *Hạch toán các khoản trích theo lương Các quỹ này của công ty được trích theo tỷ lệ như sau : + Kinh phí công đoàn : 2% trích theo tiền lương thực chi và tính vào chi phí sản xuất. + Bảo hiểm xã hội: 15% trích theo quỹ lương cơ bản tính vào chi phí sản xuất trong kỳ, 5% tiền lương cấp bậc của công nhân sản xuất. + Bảo hiểm y tế : 2% trích theo quỹ lương cơ bản tính và chi phí sản xuất trong kỳ, 1% tiền lương cấp bậc của người lao động. Trên cơ sở của Bảng phân bổ tiên lương và các khoản phụ cấp theo lương kế toán chi phí và giá thành ghi vào Bảng kê số 4 (TK 622) với định khoản : Nợ TK 622- PXB : 42.222.596 Có TK 3382 : 24.356.929 Có TK 3383 : 15.763.833 Có TK 3384 : 2.101.844 Bảng kê số 4 (TK 622) Tháng 12/1999 PX Có Nợ TK334 TK 3382 TK 3383 TK 3384 Tổng cộng Luỹ kế A 6221 454872229 454872229 2603152812 B 949473702 949473702 6082583175 … … … … … … … … Cộng 1888041264 48344084 31346594 4179545 1972001486 12001949547 3.3.Hạch toán chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là toàn bộ những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp. Đối với công ty những khoản chi phí sản xuất chung bao gồm những chi phí phát sinh phục vụ chung trong quá trình sản xuất tại 4 phân xưởng chính là toàn bộ những chi phí phát sinh tại phân xưởng Cơ điện và phân xưởng phục vụ chung. Để theo dõi và hạch toán chi phí._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK1305.doc
Tài liệu liên quan