Hoàn thiện công tác kế toán chi phí (chi phí sản xuất) và tính giá thành dịch vụ vận tải (giá thành sản phẩm) tại Công ty cổ phần vận tải biển Bắc - NOSCO

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CP : Cổ phần BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế KPCĐ : Kinh phí công đoàn TSCĐ : Tài sản cố định TK : Tài khoản NVL : Nguyên vật liệu CNTT : Công nhân trực tiếp CP SXC : Chi phí sản xuất chung CCDC : Công cụ dụng cụ KHTSCĐ : Khấu hao tài sản cố định CPSX : Chi phí sản xuất Z sp : Giá thành sản phẩm HĐQT : Hội đồng quản trị BGTVT : Bộ giao thông vận tải QĐ : Quyết định TNHH : Trách nhiệm hữu hạn XNK-TM : Xuất nhập khẩ

doc125 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí (chi phí sản xuất) và tính giá thành dịch vụ vận tải (giá thành sản phẩm) tại Công ty cổ phần vận tải biển Bắc - NOSCO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u – Thương mại TCCB-LĐ : Tổ chức cấn bộ - Lao động TC-KT : Tài chính – Kế toán TV : Thuyền viên KTĐT-ĐN : Kinh tế - đầu tư - đối ngoại PC : Pháp chế BGĐ : Ban giám đốc GTGT : Giá trị gia tăng DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên: 26 Sơ đồ 1.2: Hạch toán chi phí NVL trực tiếp theo phương pháp kiểm kê định kỳ 27 Sơ đồ 1.3: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: 29 Sơ dồ 1.4: Hạch toán chi phí sản xuất chung 31 Sơ đồ 1.5: Sơ đồ luân chuyển chứng từ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ 38 Sơ đồ 1.6: Sơ đồ vào sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính 39 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty NOSCO 46 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán 52 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ luân chuyển chứng từ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ 57 Biểu 2.1. ORDER 64 Biểu 2.2. Hóa đơn kiêm phiếu xuất hàng không qua kho 64 Biểu 2.3: Bảng quyết toán dầu nhờn - Quý IV/2008 66 Biểu 2.4: Báo cáo quyết toán dầu đốt FO – Quý IV/2008 67 Biểu 2.5: Báo cáo quyết toán dầu đốt DO – Quý IV/2008 68 Biểu 2.6: Đăng ký chứng từ vào máy 69 Biểu 2.7: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ 70 Biểu 2.8: Sổ chi tiết TK 6211 – Chi phí nhiên liệu (Quý IV/2008) 71 Biểu 2.9: Sổ chi tiết TK 6212 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu (Quý IV/2008) 73 Biểu 2.10: Sổ chi tiết TK 6212 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu (Quý IV/2008) 74 Biểu 2.11: Bảng lương tàu Thiền Quang 12/2008 79 Biểu 2.12: Bảng phân bổ tiền lương quý iv /2008 81 Biểu 2.13: Đăng ký chứng từ vào máy 82 Biểu 2.14 TK 6221 -Chi phí tiền lương (Quý IV/2008) 83 Biểu 2.15: Phân bổ BHYT, BHXH, KPCĐ – Quý IV/2008 85 Biểu 2.16 :TK 6222 – Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ (Quý IV/2008) 86 Biểu 2.17: TK 6225 – Tiền ăn thuyền viên (Quý IV/2008) 89 Biểu 2.18: Bảng tính khấu hao cơ bản Tài sản cố định - Quý 4/2008 91 Biểu 2.19 TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ (Quý IV/2008) 92 Biểu 2.20: Chi phí sữa chữa tàu – Quý IV/2008 94 Biểu 2.21: TK 62752 – Chi phí sữa chữa TSCĐ-Sữa chữa thường xuyên (Quý IV/2008) 95 Biểu 2.22: TK 62751 – Chi phí sữa chữa TSCĐ – Sữa chữa lớn (Quý IV/2008) 96 Biểu 2.23: Bảng phân bổ chi phí bảo hiểm phương tiện – Quý IV/2008 97 Biểu 2.24 TK 6276 – Chi phí bảo hiểm (Quý IV/2008) 98 Biểu 2.25: Bảng tính giá thành dịch vụ vận tải – Quý IV/2008 101 Biểu 2.26: Sổ chi tiết TK 1543112 102 Biểu 3.1: Bảng tính giá thành theo đơn đặt hàng 108 Biểu 3.2: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội 110 LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế mở cửa và hội nhập của nền kinh tế hiện nay, nhu cầu về vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu ngày một tăng cao đã mở ra triển vọng phát triển cho ngành vận tải biển Việt Nam. Trong xu thế chung của nền kinh tế là hướng tới mục tiêu hiệu quả và lợi nhuận cao nhất thì việc hạch toán chi phí mà mỗi doanh nghiệp bỏ ra để tài trợ cho quá trình hoạt động của mình là rất cần thiết. Trước hết nó phục vụ cho công tác quản lý, kiểm soát các nguồn lực sử dụng và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có thể ổn định sản xuất, tìm cách tiết kiệm chi phí, hạ giá thành tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh và xây dựng phương hướng ứng dụng công nghệ mới cho sự phát triển của mình. Công tác hạch toán chi phí và tính giá thành ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định lãi lỗ và hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Vì thế hạch toán giá thành không chỉ ảnh hưởng trong nội bộ doanh nghiệp mà nó còn là đối tượng xem xét của các cơ quan cấp trên, cơ quan nhà nước, các nhà đầu tư.... Bởi những lý do trên nên em đã chọn đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ vận tải tại công ty cổ phần vận tải biển Bắc – NOSCO Qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần vận tải biển Bắc – Nosco đã mang lại cho em những kiến thức và được tìm hiểu các phần hành thực tế, về việc tổ chức công tác hạch toán kế toán, vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán cũng như các chế độ kế toán mà nhà nước ban hành trong doanh nghiệp cụ thể, nhất là công tác hạch toán chi phí giá thành tại công ty. Với những kiến thức đã học và trong một thời gian ngắn được làm quen với thực tế, cùng sự giúp đỡ tận tình của thầy Nguyễn Quốc Trung, các cán bộ kế toán trong công ty cổ phần vận tải biển Bắc – Nosco em xin được đóng góp một số ý kiến nhỏ bé cho việc hoàn thiện kế toán chi phí gái thành tại công ty. Nội dung của luận văn tốt nghiệp ngoài lời mở đầu và kết luận bao gồm 3 phần chính sau: Phần 1: Lý luận cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong các doanh nghiệp vận tải Phần 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ vận chuyển tại công ty CP vận tải biển Bắc Phần 3: Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ vận chuyển tại công ty PHẦN 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VÈ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI 1.1. Nội dung chi phí vận tải và đối tượng tập hợp chi phí vận tải 1.1.1. Chi phí vận tải Những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp vận tải tiến hành hoạt động kinh doanh theo chế độ hạch toán kinh tế và chịu sự tác động của các quy luật trong nền kinh tế thị trường như: quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ…Các loại hình doanh nghiệp vận tải thuộc các thành phần kinh tế ngày càng phát triển đa dạng, phong phú, tạo nên sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Vận tải là ngành đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành nghề trong nền kinh tế được thực hiện môt cách nhịp nhàng, ăn khớp, đảm bảo cho việc giao lưu văn hóa, kinh tế giữa các khu vực trong và ngoài nước bởi vậy nó đóng một vai trò quan trọng. Để tồn tại và hoạt động ngành vận tải, các doanh nghiệp vận tải nói chung và các doanh nghiệp vận tải biển nói riêng phải bỏ ra các chi phí cho cá hoạt động bao gồm chi phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm phục vụ khách hàng với điều kiện lấy thu bù chi và có lãi. Như vậy, việc hạch toán đầy đủ các khoản thu nhập và chi phí là hết sức cần thiết. Để thực hiện tốt vấn đề này phải xác định được đúng đắn nội dung và phạm vi chi phí vận tải. Điều này sẽ giúp cho việc tăng cường công tác quản lý, giám sát hạch toán các chi phí vận tải, laoij trừ các chi phí bất hợp lý, tạo điều kiện cho việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành vận tải, trên cơ sở đảm bảo cho doanh nghiệp tự trang trải các khoản chi phí bỏ ra và có lãi. Chi phí vận tải Vận tải là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, không sản xuất ra những sản phẩm hữu hình, không tạo ra giá trị sử dụng mới cho xã hội, sản phẩm của vận tải là việc vận chuyển hàng hóa và hành khách từ địa điểm này đến địa điểm khác. Cũng như các ngành sản xuất kinh doanh khác, ngành vận tải cũng phải có đầy đủ ba yếu tố cơ bản là sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Song do tính chất đặc biệt của ngành vận tải nên đối tượng lao động vận tải cũng có tính chất đặc biệt, khác với các ngành sản xuất khác, đó là hành khách và hàng hóa mà quá trình vận chuyển không làm thay đổi tính chất lý hóa của đối tượng lao động đó. Sự tham gia của các yếu tố sản xuất vào quá trình sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp có khác nhau và hình thành nên các yếu tố chi phí tương ứng. Để tăng cường hiệu lực của công tác quản lý, sử dụng thông tin hạch toán chi phí vận tải vào giá thành của sản phảm vận tải có hiệu quả phải hiểu được một cách sâu sắc, bản chất của chi phí vận tải và giá thành sản phẩm vận tải. Thực tế hiện nay vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất, kinh doanh và giá thành sản phẩm. Để đi đến sự thống nhất về vấn đề này, trước tiên cần phải phân biệt được giữa chi phí với chi tiêu. Chi phí vận tải là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống cần thiết và hao phí lao động vật hóa cho quá trình hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp cần phải chi ra trong một kỳ hạch toán. Chi phí về lao động sống như tiền lương, còn chi phí về lao động vật hóa như nhiên liệu, vật liệu, phụ tùng thay thế, khấu hao cơ bản và các chi phí khác. Ngoài ra, còn bao gồm một phần nhỏ thu nhập thuần túy của xã hội như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn…phần này nhiều hay ít tùy thuộc vào đường lối kinh tế, chính sách tài chính của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ. Như vậy, thuộc phạm vi chi phí, chỉ được coi là chi phí vận tải của kỳ hạch toán những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ, chứ không phải mỗi khoản chi ra trong kỳ hạch toán.Còn chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư, tài sản và tiền vốn của doanh nghiệp bất kể nó được dùng vào mục đích nào. Toàn bộ chi tiêu trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm: chi tiêu cho quá trình cung cấp như mua nguyên vật liệu, nhiên liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định…chi tiêu cho việc sản xuất, kinh doanh, chi tiêu cho các hoạt động khác của doanh nghiệp. Xét về khía cạnh hạch toán thì có những khoản chi tiêu của doanh nghiệp lại không được tính vào chi phí, bên cạnh đó có những khoản chi tính vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng lại không phải là chi tiêu trong kỳ đó như những khoản chi phí phải trả… Giữa chi phí vận tải và chi tiêu có mối quan hệ mật thiết với nhau. Biểu hiện của mối quan hệ đó là: Chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí, không có chi tiêu thì không có phát sinh chi phí. Tổng số chi phí trong kỳ của doanh nghiệp gồm toàn bộ giá trị tài sản hao phí hoặc tiêu dùng cho quá trình kinh doanh tính vào kỳ hạch toán. Chi phí và chi tiêu không chỉ khác nhau về mặt lượng mà còn khác nhau cả về điểm phát sinh, có những khoản chi tiêu kỳ này nhưng chưa được tính vào chi phí (chi mua nhiên liệu, nhưng chưa sử dụng trong kỳ này). Mặt khác, có những khoản đưa vào kỳ này nhưng thực tế chưa phát sinh (chi phí trích trước). Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt giữa chi phí và chi tiêu trong doanh nghiệp là do đặc điểm, tính chất vận động và phương thức dịch chuyển giá trị của từng loại tài sản vào quá trình sản xuất kinh doanh và yêu cầu về kỹ thuật hạch toán chúng. Như vậy chi phí vận tải là toàn bộ các khoản chi mà doanh nghiệp vận tải phải tiêu dùng trong một kỳ kinh doanh tạo ra sản phẩm vận tải. 1.1.2. Phân loại chi phí vận tải Hiện nay có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại chi phí vận tải. Mỗi cách phân loại chi phí đáp ứng mục đích hạch toán, quản lý và kiểm tra, kiểm soát chi phí phát sinh, cung cấp thông tin cho việc phân tích giá thành ở các góc độ khác nhau. Song, việc nêu lên một cách phân loại nào đó cần phải xuất phát từ những yêu cầu sau: Đáp ứng được yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ và hạch toán kinh tế toàn doanh nghiệp. Đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí một các tiết kiệm và hiệu quả. Đảm bảo giảm tối đa hao phí trong công tác tổ chức hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm vận tải. - Cung cấp thông tin phục vụ công tác quản trị doanh nghiệp và tính toán hiệu quả kinh tế. a. Phân loại chi phí vận tải theo yếu tố Theo tiêu thức phân loại này, chi phí vận tải biển được chia thành các chi phí khác nhau. Những chi phí có cùng tính chất kinh tế được phân vào một yếu tố chi phí. Trong chi phí vận tải, chi phí phân loại theo yếu tố gồm: + Chi phí khấu hao tài sản cố định + Chi phí nhiên liệu + Chi phí vật liệu, dụng cụ + Chi phí tiền lương + Khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Các chi phí khác Phân loại chi phí vận tải biển theo yếu tố là vấn đề cần thiết và có ý nghĩa để xác định tính chất của doanh nghiệp. Vì, khi thay đổi mối tương quan của các yếu tố chi phí sẽ thể hiện sự thay đổi tính chất và điều kiện hoạt động của doanh nghiệp. Phân loại chi phí theo yếu tố còn làm căn cứ để lập kế hoạch chi phí. b. Phân loại chi phí vận tải theo công dụng kinh tế của chi phí Mỗi yếu tố chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều có những công dụng nhất định.Theo tiêu thức phân loại này, người ta căn cứ vào công dụng kinh tế của cá khoản chi phí mà sắp xếp chi phí vận tải thành các khoản mục chi phí, bao gồm các mục dưới đây: + Lương lái tàu, phụ tàu và nhân viên tổ máy + Khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân lái tàu + Nhiên liệu, động lực. Tính vào yếu tố này còn bao gồm cả chi phí chuyên chở về kho và hao hụt trong định mức. + Vật liệu + Khấu hao phương tiện vận tải: các tàu + Sửa chữa thường xuyên phương tiện vận tải + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí thuê tàu + Chi phí công cụ, dụng cụ + Chi phí khác Phân loại chi phí theo công dụng, trước hết nhằm mục đích quản lý chi phí theo từng khoản mục của sản phẩm, xác định rõ nguyên nhân tăng giảm của từng khoản mục chi phí, phát hiện khả năng tiềm tàng để hạ giá thành sẩn phẩm, giúp cho việc phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Phân loại trong doanh nghiệp còn xuất phát từ thực tế khách quan là chi phí phát sinh cho vận tải và quản lý không bao giờ có thể hạch toán trực tiếp theo từng đối tượng chịu chi phí mà có thể phải phân bổ gián tiếp. Thực tế đã chỉ ra rằng: Trình độ quản lý nói chung và trình độ tổ chức hạch toán chi phí, giá thành cao, tổ chức hạch toán kinh tế nội bộ càng chặt chẽ thì số lượng khoản mục chi phí có thể càng cần phải tinh giản. c. Phân loại chi phí theo quá trình tập hợp chi phí Theo tiêu thức phân loại này, chi phí vận tải được chia thành chi phí trực tiếp và chi phí chung. - Chi phí trực tiếp: Là những chi phí trực tiếp liên quan đến đối tượng tập hợp chi phí như một loại sản phẩm, lao vụ hay một địa điểm kinh doanh nhất định. Các chi phí này được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. Trong doanh nghiệp vận tải biển, đó là các khoản chi phí nhiên liệu, chi phí tiền lương trả cho lái tàu, chi phí khấu hao phương tiện. Chi phí chung: Là những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí như nhiều lại sản phẩm, lao vụ hoặc nhiều địa điểm kinh doanh khác nhau. Các chi phí này không tập hợp trực tiếp được cho các đối tượng chịu chi phí mà phải tập hợp chung để cuối kỳ phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí theo tiêu thức hợp lý. Trong doanh nghiệp vận tải biển đó là các khoản chi phí quản lý đội tàu, chi phí vật liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền. d. Phân loại theo nội dung của chi phí Theo tiêu thức phân loại này, chi phí vận tải biển được chia thành 3 khoản: Chi phí nhiên liệu, vật liệu trực tiếp: là toàn bộ chi phí nhiên liệu, vật liệu được sử dụng trực tiếp để thực hiện hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa. Chi phí nhân công trực tiếp: là các chi phí trả cho lái tàu, phụ tàu trực tiếp hoạt động vận tải như tiền lương, tiền công, tiền ăn ca, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương của lái tàu, phụ tàu như kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Chi phí sản xuất chung là những chi phí trực tiếp khác sử dụng cho hoạt động vận tải ngoài chi phí nhiên liệu trực tiếp, và chi phí nhân công trực tiếp như chi phí quản lý tổ, đội tàu, khấu hao tài sản cố định, phí bảo hiểm tàu, các chi phí khác bằng tiền. Tiêu thức này đảm bảo xác định đúng đắn nội dung các khoản chi phí phát sinh, liên quan trực tiếp đến sản phẩm hoàn thành, làm cơ sở xác định giá thành sản phẩm dịch vụ vận tải. Nó còn có ý nghĩa và tác dụng quan trọng trong kế toán tài chính về chi phí và giá thành dịch vụ vận tải, phù hợp với việc phân loại chi phí trong kế toán tài chính để sử dụng các tài khoản kế toán hợp lý theo chế dộ kế toán chung. e. Phân loại theo mối quan hệ với doanh thu vận tải Chi phí biến đổi Chi phí cố định Chi phí biến đổi: là những khoản chi phí khi doanh thu vận tải tăng hay giảm thì số tiền chi phí cũng tăng hay giảm theo nhưng chi phí cho 1đ hoặc 1000đ doanh thu ( tỷ suất chi phí ) thì hầu như không đổi ( hoặc thay đổi không đáng kể ). Việc tỷ suất chi phí thay đổi nhiều hay ít phụ thuộc vào mối quan hệ giữa tốc độ tăng doanh thu vận tải và tốc độ tăng chi phí biến đổi. Nếu tốc độ tăng chi phí biến đổi và tốc độ tăng doanh thu vận tải tương đương nhau thì tỷ suất chi phí không đổi, nếu tốc độ tăng chi phí biến đổi lớn hơn tốc độ tăng doanh thu vận tải thì tỷ suất chi phí tăng và ngược lại. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết cũng như trên thực tế, tốc độ tăng doanh thu và tốc độ tăng chi phí biến đổi là xấp xỉ như nhau, nên tỷ suất chi phí biến đổi là không tăng, không giảm. Thuộc loại chi phí biến đổi bao gồm cá khoản chi phí như chi phí tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của lái tàu, phụ tàu ( trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng lương khoán theo sản phảm hoặc theo doanh thu vận tải ), chi phí nhiên liệu, động lực… Chi phí cố định: là những khoản chi phí khi doanh thu vận tải tăng hay giảm thì số tiền chi phí không thay đổi hoặc giảm không đáng kể, nhưng số tiền chi phí tính cho 1đ ( hoặc 1000đ ) doanh thu ( tỷ suất chi phí ) thì thay đổi theo chiều ngược lại (hoặc giảm hoặc tăng ). Lẽ đương nhiên, việc tăng hoặc giảm của tỷ suất chi phí cố định cũng phụ thuộc vào tốc độ tăng của chi phí cố định và tốc độ tăng của doanh thu vận tải. Song trong những trường hợp đầu tư trang bị mới thì chi phí cố định sẽ tăng lên đột ngột, nếu nhìn trên đồ thị thì đường chi phí này có dạnh bậc thang. Vì lẽ đó, khi nghiên cứu khái niệm cố định và biến đổi cũng chỉ mang tính tương đối. Có thể tóm tắt mối tương quan của doanh thu vận tải với chi phí vận tải như sau: Loại chi phí Doanh thu vận tải Số tiền chi phí Tỷ suất chi phí Chi phí biến đổi Chi phí cố định Tăng ( giảm ) Tăng ( giảm ) Tăng ( giảm ) Không đổi Không đổi Giảm ( tăng ) Nếu biểu diễn chúng trên đồ thị, ta có dạng như sau: Chi phí y = ax + b y = n+ b y = b Doanh thu Phương trình y = ax + b biểu thị mối quan hệ giữa số tiền chi phí khả biến và doanh thu vận tải Phương trình y = b hoặc y = n + b thể hiện số tiền chi phí cố định Chi phí y = a + b/x Doanh thu Phương trình y = a + b/x biểu thị tỷ suất chi phí cố định Cách phân loại này giúp ta có thể nghiên cứu giai đoạn biến động của các loại chi phí khác nhau làm cơ sở cho công tác kế hoạch hóa và khảo sát sự ảnh hưởng của khối lượng sản phẩm tới giá thành dịch vụ. Phân loại chi phí theo tiêu chuẩn này có ý nghĩa và tác dụng lớn trong việc xác đinh điểm hòa vốn, dự đoán chi phí và phục vụ cho công tác kế toán quản trị doanh nghiệp. 1.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí vận tải Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí vận tải là khâu cần thiết đầu tiên của công tác chi phí vận tải, có xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh và yêu cầu quản lý mới tổ chức tốt công tác kế toán chi phí vận tải từ khâu đầu tiên là hạch toán ban đầu đến khâu tổng hợp, tổ chức vận dụng tài khoản kế toán, sổ sách kế toán phù hợp và đúng đối tượng tập hợp chi phí vận tải. Đối tượng tập hợp chi phí vận tải là phạm vi giới hạn mà các loại chi phí vân tải cần được tập hợp nhằm phục vụ cho việc kiểm tra, phân tích chi phí và giá thành sản phẩm. Tùy theo tính chất, công dụng của từng loại chi phí mà kế toán có phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí thích hợp. Mỗi loại vận tải có những nét đặc thù riêng nên đối tượng tập hợp chi phí cũng khác nhau. Việc nghiên cứu, xác định đối tượng tập hợp chi phí có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn, giúp cho đảm bảo việc tập hợp chi phí được đúng theo đối tượng tập hợp chi phí, và nó là tiền đề cho việc tính giá thành chính xác. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí vận tải ở công ty vận tải biển phải căn cứ vào các vấn đề sau: + Căn cứ vào đặc điểm tổ chức kinh doanh, trình độ nghiệp vụ chuyên môn, trình độ quản lý của công ty + Căn cứ vào yêu cầu quản lý giá thành và đối tượng tính giá thành Tùy theo đặc điểm của từng doanh nghiệp mà thông thường đối tượng hạch toán chi phí có thể là: + Loại sản phẩm + Đơn đặt hàng + Chi tiết sản phẩm + Phân xưởng sản xuất, địa điểm sản xuất + Giai đoạn sản xuất + …. Vậy đối tượng tập hợp chi phí vận tải là phạm vi, giới hạn mà các loại chi phí vận tải cần được tập hợp. Như vậy, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí vận tải chính là xác định phạm vi và giới hạn tập hợp đối với cá khoản chi phí vận tải tương ứng của từng loại hình vận tải, từng doanh nghiệp vận tải. Trong công ty vận tải biển, có thể tập hợp chi phí vận tải theo từng đoàn tàu hay con tàu cụ thể. 1.2. Nội dung giá thành vận tải và đối tượng tính giá thành vận tải 1.2.1. Nội dung giá thành vận tải 1.2.1.1. Khái niệm về nội dung kinh tế của giá thành vận tải. Giá thành sản phảm vận tải là một phạm trù kinh tế của sản xuất hàng hóa. Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất phải được bồi hoàn để tái tạo sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp, giá thành sản phẩm không bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp vận tải là đơn vị sản xuất vật chất đặc biệt, sản phẩm sản xuất ra không mang tính vật chất, vì vậy đơn vị đo lường của sản phẩm vận tải khác với đơn vị đo lường của sản phẩm khác. Công ty vận tải biển vận chuyển hàng hóa thì đơn vị đo lường là tấn.km hàng hóa vận chuyển, còn vận tải hành khách thì sản phẩm vận tải được đo bằng chỉ tiêu số lượng hành khách, hành khách.km vận chuyển. Chỉ tiêu chung của ngành vận tải là tấn.km tính đổi. Do đặc điểm kinh doanh của các công ty vận tải biển là không có sản phảm dở dang, nên giá thành sản phẩm vận tải thể hiện bằng toàn bộ hao phí về lao động sống cần thiết và lao động vật hóa thực tế phát sinh tính cho toàn bộ số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Còn giá thành đơn vị sản phẩm vận tải là chi phí vận tải tính cho một đơn vị sản phẩm vận tải hoàn thành. Trên góc độ kinh tế, giá thành sản phẩm là thước đo chi phí và khả năng sinh lời trong điều kiện giá bán không đổi thì giá thành và lợi nhuận là hai đại lượng chi phối lẫn nhau. Trong phạm vi doanh nghiệp, nếu giá thành sản phẩm càng thấp thì hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh càng cao. Như vậy, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm là mục tiêu quan trọng của tất cả các doanh nghiệp vận tải. Để có những biện pháp hữu hiệu nhằm hạ giá thành sản phẩm vận tải thì trước hết phải xác định được nội dung kinh tế chi phí trong giá thành sản phẩm. Giá thành là giới hạn bù đắp chi phí vận tải, là căn cứ để xác định khả năng bù đắp chi phí trong quá trình thực hiện dịch vụ vận tải. Giá thành vận tải còn là căn cứ để lập giá kinh doanh vận tải, là xuất phát điểm để xác định giá cước phí dịch vụ. Như vậy, giá thành vạn tải là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng công tác quản lý của doanh nghiệp vận tải. Thông qua chỉ tiêu giá thành có thể xác định hiệu quả của việc sử dụng nhân, tài, vật lực trong doanh nghiệp, cũng như đánh giá một cách có cơ sở các biện pháp tổ chức quản lý, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hoàn thành các dịch vụ. Nội dung kinh tế của giá thành sản phẩm vận tải bao gồm các yếu tố sau đây: - Yếu tố chi phí liên quan đến hao phí lao động vật hóa Đây là các khoản chi phí liên quan tới đối tượng lao động và tư liệu lao động mà doanh nghiệp thực sự bỏ ra trong quá trình sản xuất sản phẩm hay thực hiện dịch vụ vận tải. Do đặc điểm kinh tế , kỹ thuật của vận tải là không sản xuất ra những sản phẩm có hình thái vật chất, không sáng tạo ra giá trị sử dụng mới nên trong doanh nghiệp vận tải, yếu tố chi phí này bao gồm: chi phí khấu hao phương tiện vận tải, chi phí nhiên liệu, vật liệu, chi phí khác - Yếu tố chi phí liên quan đến hao phí lao động sống Yếu tố chi phí này bao gồm tiền lương của thuyền trưởng, phụ lái, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn tính trên lương của thuyền trưởng, thuyền viên - Chi phí chung khác: Đây là những khoản chi phí như chi phí dịch vụ mua ngoài, các chi phí khác Các doanh nghiệp cần tính đúng, tính đủ các khoản chi phí trên vào giá thành, tránh tình trạng hạch toán các khoản chi phí không thuộc nôi dung giá thành vào giá thành, phấn đấu hạ giá thành, tăng chất lượng phục vụ, đảm bảo cạnh tranh chiếm ưu thế trên thị trường. Tóm lại, giá thành vận tải là toàn bộ chi phí vận tải mà doanh nghiệp chi ra đẻ hoàn thành khối lượng dịch vụ hoặc công việc vận tải trong kỳ. Tuy nhiên có những chi phí thực tế phát sinh kỳ này nhưng tính vào giá thành dịch vụ vận tải kỳ sau và có những chi phí chưa phát sinh kỳ này nhưng phải tính trước vào giá thành vận tải kỳ này. Do đó giá thành vận tải được thể hiện theo sơ đồ sau: Chi phí kỳ trước chuyển sang Chi phí kỳ này Giá thành dịch vụ vận tải kỳ này Chi phí chuyển sang kỳ sau Nhân viên kế toán và nhà quản lý phải phân biệt các loại giá thành dịch vụ nhằm quản lý tốt quá trình tính giá thành 1.2.1.2. Các loại giá thành Để đáp ứng được các yêu cầu của công tác quản lý, kế hoạch hóa và hạch toán giá thành, người ta cần xem xét nó dưới nhiều góc đọ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Về lý luận cũng như thực tiễn ở các doanh nghiệp vận tải theo yêu cầu quản lý giá thành, giá thành được chia thành 3 loại, đó là: Giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế + Giá thành kế hoạch.. Trước khi thực hiện một hoạt đọng sản xuất kinh doanh nào đó, nhà quản lý phải dự tính xem họ được hưởng bao nhiêu lợi nhuận bằng cách dự tính các khoản thu nhập và các khoản chi phí, so sánh giữa thu nhập với chi phí để biết kết quả. Vì vậy, họ phải xác định giá thành kế hoạch của hoạt động mà họ sẽ bắt tay vào kinh doanh. Do đó , giá thành kế hoạch là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch của hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải. Nó được tính toán trước khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sỏ các chỉ tiêu kế hoạch hay dự toán chi phí và sản lượng công việc dịch vụ. Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường hiện nay, vấn đề kế hoạch giá thành là một trong những mục tiêu quan trọng của hệ thống kế hoạch tác nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có biện pháp cụ thể để phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. Giá thành định mức Là giá thành được tính toán rên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại các thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Giá thành định mức được thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức. Do đó, giá thành định mức được coi là thước đo chuẩn xác để xác định kết quả tiết kiệm hay lãng phí các loại chi phí vận tải trong kỳ Giá thành thực tế Là giá thành được tính toán sau khi đã hoàn thành quá trình vận tải. Trên cơ sở chi phí vận tải thực tế tập hợp trong sổ kế toán và số lượng sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ để xác định giá thành thực tế. Giá thành thực tế là chỉ tiêu để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ và nó được phân loại thành hai loại sau đây: Giá thành sản xuất: Loại giá thành này chỉ bao gồm các chi phí nhiên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung phát sinh để hoàn thành địch vụ vận tải, không bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Giá thành toàn bộ: Loại giá thành này gồm giá thành sản xuất cộng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành Do đặc điểm của hoạt động dịch vụ vận tải là không có thành phẩm nhập kho vì vậy đối với những lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành nhưng chưa được bàn giao cho khách hàng hoặc chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán thì chi phí về những lao vụ, dich vụ này vẫn được coi là chi phí sản phẩm chưa hoàn thành. Từ đó khi tính giá thành dịch vụ vận tải chỉ tính giá thành thực tế của khối lượng lao vu, dịch vụ đã thực hiện, tức là khối lượng lao vụ đã được coi là tiêu thụ Các doanh nghiệp thường áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn theo công thức: Giá thành thực tế của khối lượng lao vụ đã thực hiện = (a) + (b) – (c) Trong đó: (a) : Giá trị khối lượng lao vụ chưa hoàn thành đầu kỳ (b) : Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ (c) : Giá trị khối lượng lao vụ chưa hoàn thành cuối kỳ Để tính được giá thành thực tế của khối lượng lao vụ đã thực hiện, cuối kỳ phải tính được giá trị của khối lượng lao vụ chưa hoàn thành cuối kỳ. Căn cứ vào chi phí sản xuất kinh doanh thực tế phát sinh trong kỳ, kế toán phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh thực tế phát sinh cho khối lượng lao vụ chưa thực hiện. Có thể áp dụng phương pháp phân bổ sau theo khối lượng lao vụ hoàn thành Theo tiêu chuẩn là khối lượng lao vụ dịch vụ hoàn hoàn thành, cuối tháng tiến hành kiểm kê khối lượng lao vụ đã hoàn thành nhưng trao trả cho khách hàng hoặc chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán, đồng thời xác định khối lượng lao vụ đã thực hiện ( được coi là tiêu thụ ) để làm căn cứ phân bổ chi phí. Còn khối lượng lao vụ chưa hoàn thành không tính phân bổ chi phí. Công thức: Giá trị khối lượng lao vụ, dịch vụ chưa hoàn thành cuối kỳ = (a)/(b) x (c) Trong đó: (a) : Tổng số chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ (b) : Khối lượng lao vụ đã thực hiện và khối lượng lao vụ đã hoàn thành nhưng chưa trao trả cho khách hàng (c) : Khối lượng lao vụ đã hoàn thành chưa trao trả khách hàng Việc hạ thấp giá vận tải một cách hợp lý trong các công ty vận tải biển có ý nghĩa quan trọng. Đó là cơ sở chủ yếu để tăng thu nhập công nhân viên, tăng tích lũy, mở rộng quy mô công ty. Đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, việc hạ thấp giá thành vận tải là yếu tố cơ bản hạ cước vận tải. Từ đó góp phần hạ giá thành ở các ngành sản xuất vật chất khác, đặc biệt là các ngành mà chi phí vận tải chiếm tỷ trọng đáng kể. 1.2.2. Đối tượng tính giá thành vận tải Việc xác định đối tượng tính giá thành cũng là công việc đầu tiên của công tác tính giá thành sản phẩm. Nhưng khác với đối tượng tập hợp chi phí, việc xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là căn cứ để kế toán mở các phiếu tính giá thành sản phẩm, tổ chức công tác tính giá thành theo từng đối tượng, phục vụ cho việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, tính toán hiệu quả kinh tế, xác định kết quả kinh doanh và phát hiện khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp. Đối tượng tính giá thành vận tải là các dịch vụ vận tải của các hoạt động vận tải trong toàn công ty. Sản phẩm cơ bản của vận tải biển là tấn.km hàng hóa, hành khách.km hành khách vận chuyển. Song tùy thuộc vào yêu cầu và trình độ quản lý, trình độ chuyên môn của doanh nghiệp mà đối tượng tính giá thành có thể là tấn.km vận chuyển quy đổi. Trong đơn vị vận tải biển, đơn vị t._.ính giá thành thường được sử dụng là 1 tấn .km hàng hóa, 1 hành khách.km hành khách hoặc 100 ( 1000 ) hành khách .km hành khách. Đơn vị tính giá thành thực tế phải phù hợp với đơn vị tính giá thành đã ghi trong kế hoạch của công ty Việc xác định, phân biệt rõ đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành vận tải có ý nghĩa rất lớn, vì đây là nội dung cơ bản của lý luận hạch toán chi phí và giá thành sản phẩm. Nó thể hiện mục đích và phạm vi tiến hành hai giai đoạn hạch toán quá trình kinh doanh vận tải, và vấn đề có tính định hướng cho việc tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Có tác dụng kiểm tra, kiểm soát và quản lý tốt chi phí và giá thành. 1.2.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí vận tải và đối tượng tính giá thành vận tải Về bản chất chung thì giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành giống nhau ở điểm chúng đều là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí và đều phục vụ cho công tác quản lý, phân tích và kiểm tra chi phí, giá thành. Song giữa chúng có sự khác nhau, đối tượng tập hợp chi phí rộng hơn đối tượng tính giá thành. Vì đối tượng tập hợp chi phí chỉ căn cứ vào tính chất xác định được về mặt lượng của kết quả kinh doanh, còn đối tượng tính giá thành lại phải căn cứ vào tính chất xác định được cả về lượng và giá trị sử dụng của sản phẩm. Xác định đối tượng tập hợp chi phí vận tải là căn cứ để mở các tiểu khoản, sổ chi tiết, tổ chức công tác ghi chép ban đầu, tập hợp chi phí vận tải và thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong nội bộ công ty Việc xác định đối tượng tính giá thành vận tải là căn cứ để kế toán lập bảng tính giá thành vận tải, tổ chức công tác tính giá thành theo từng đối tượng, phục vụ cho việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, tính toán hiệu quả, xác định thu nhập. Giữa đối tượng tập hợp chi phí vận tải và đối tượng tính giá thành vận tải có mối quan hệ mật thiết. Số liệu về chi phí vận tải đã tập hợp được trong kỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí vận tải là cơ sở và là căn cứ để tính giá thành vận tải cho từng đối tượng tính giá thành liên quan. 1.3. Kế toán chi phí và tính giá thành trong công ty vận tải 1.3.1. Kế toán tập hợp chi phí vận tải Tập hợp chi phí vận tải là phương pháp hay hệ thống các phương pháp dùng để tập hợp chi phí vận tải phát sinh trong phạm vi, giới hạn của đối tượng tập hợp chi phí đã chon. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí là kế toán phải phản ánh một cách kịp thời đầy đủ và chính xác các khoản chi phí thực tế phát sinh đối với tường hoạt động vận tải làm cơ sở cho việc tính giá thành của từng dịch vụ vận tải. Cụ thể: Căn cứ vào đặc điểm và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, trình độ quản lý và đặc điểm của từng hoạt động vận tải mà xác định đối tượng tập hợp chi phí cho thích hợp. Trên cơ sở đối tượng tập hợp chi phí dược xác định, tiến hành tổ chức các tài khoản, sổ chi tiết phù hợp với đối tượng đã xác định. Tổ chức từ việc ghi chép ban đầu đến việc tập hợp và phân bổ từng loại chi phí phát sinh phải theo đúng đối tượng đã kinh doanh bằng phương pháp thích hợp đối với mỗi loại chi phí tập hợp trong kỳ theo các khoản mục chi phí. Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu và định kỳ tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí đối với chi phí trực tiếp và các dự toán chi phí đối với chi phí quản lý. Từ đó đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý và tiết kiệm chi phí một cách kịp thời nhằm phục vụ tốt yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ và hạch toán kinh tế toàn xã hội. Trong các công ty vận tải biển hiện nay việc tập hợp chi phí vận tải được hạch toán theo các khoản mục chung của ngành vận tải. Hàng ngày, khi phát sinh các chi phí liên quan đến hoạt động vận tải, căn cứ vào công dụng của chi phí xem thuộc khoản nào kế toán tiến hành tập hợp theo đúng khoản mục đó. Tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất từng loại chi phí và mối quan hệ của nó đến đối tượng tập hợp chi phí vận tải mà có phương pháp tập hợp chi phí cho thích hợp. Nội dung chủ yếu của phương pháp tập hợp chi phí vận tải là căn cứ vào đối tượng tập hợp chi phí đã xác định để mở các sổ hoặc thẻ chi tiết để phản ánh các khoản chi phí vận tải phát sinh đã được phân loại , tổng hợp theo từng đối tượng cụ thể. Hiện nay trong các công ty vận tải biển thường tập hợp chi phí theo các phương pháp sau: + Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp + Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp Chi phí trực tiếp là những khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng tập hợp chi phí và có thể hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng. Các khoản chi phí trực tiếp như tiền lương, bảo hiểm xã hội, nguyên nhiên vật liệu…Hàng ngày, khi các khoản chi phí trực tiếp phát sinh liên quan trực tiếp đến đối tượng nào kế toán phải căn cứ vào chứng từ minh họa cụ thể từng khoản chi phí để hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó trên các tài khoản kế toán hoặc sổ chi tiết. Phương pháp này đảm bảo cho việc tập hợp chi phí vận tải theo đúng đối tượng tập hợp chi phí ở mức độ chính xác cao Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng, phải tổng hợp để phân bổ cho các đối tượng theo tiêu chuẩn hợp lý. Chi phí sản xuất chung không đơn thuần là chi phí quản lý, phục vụ mà đó còn là những chi phí cấu thành nên giá thành dịch vụ. theo phương pháp này, hàng ngày khi nhận được các chứng từ về cá khoản chi phí phát sinh liên quan tới nhiều đối tượng chịu chi phí, kế toán phải tập hợp số liệu vào sổ kế toán chi phí chung, cuối tháng phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theo các tiêu chuẩn thích hợp. Việc lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ tương đối quan trọng phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Có mối quan hệ chặt chẽ đến các chi phí cần phân bổ + Có mối tương quan tỷ lệ thuận đến các chi phí cần phân bổ + Phải đảm bảo tính chính xác Trình tự tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung như sau: Bước 1: Tập hợp các chi phí liên quan đến nhiều đối tượng Căn cứ vào các chứng từ phát sinh chi phí, kế toán ghi vào sổ chi tiết chi phí chung. Cuối tháng, tổng hợp số liệu từ sổ chi tiết chi phí chung theo tổng sổ và phân tích theo từng nội dung chi phí. Bước 2: Lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ hợp lý và phân bổ theo từng nội dung chi phí. Trên cơ sở dựa vào đặc điểm cụ thể về tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ, tổ chức quản lý và tính chất của sản phẩm để lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp. Tiêu chuẩn phân bổ hợp lý đối với dịch vụ vận tải thường là tổng chi phí trực tiếp bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp hoặc phân bổ theo tiêu chuẩn doanh thu vận tải. Tính toán, phân bổ chi phí chung theo công thức: Chi phí chung phân bổ cho từng đối tượng = Tổng chi phí cần phân bổ x Tiêu chuẩn phân bổ cho từng đối tượng Tổng tiêu chuẩn phân bổ Trong công ty vận tải biển hiện nay các chi phí vận tải gồm các khoản mục sau + Tiền lương, tiền công lái tàu, phụ tàu + Nhiên liệu, vật liệu, phụ tùng thay thế + Khấu hao cơ bản TSCĐ + Chi phí sũa chữa lớn, sữa chữa thường xuyên + Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn + Chi phí khác như: Đại lý phí, cảng phí, bến bãi, bảo hiểm tàu, hoa hồng môi giới, lãi vay dài hạn, chi phí hai đầu bến. Kế toán tập hợp chi phí sử dụng các tài khoản sau: TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp TK 627: Chi phí nhân công trực tiếp 1.3.1.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ Trong giá thành dịch vụ vận tải, nhiên liệu là khoản chi phí trực tiếp chiếm tỷ trọng cao nhất. Chi phí nhiên liệu cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau như loại phương tiện vận tải, mức độ mới hay cũ, trình độ lái tàu, tình hình thực tế để định mức nhiên liệu tiêu hao cho từng loại tàu. Để tập hợp chi phí nhiên vật liệu, kế toán sử dụng tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được sử dụng để tập hợp các khoản chi phí về nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm lao vụ. Tài khoản này mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí hoặc đối tượng tính giá thành ( nếu được ) Kết cấu tài khoản 621 như sau: Nợ 621 Có - Tập hợp chi phí nguyên - Trị giá NVL sử dụng vật liệu thực tế phát sinh không hết nhập lại kho - Kết chuyển chi phí NVL trực Tiếp vào TK tính giá thành X Chi phí nhiên vật liệu trực tiếp trong vận tải biển thường được hạch toán chi tiết theo từng đầu tàu, đội tàu nhằm kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện định mức tiêu hao nhiên liệu của từng tàu, đội tàu. Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + Theo phương pháp kê khai thường xuyên: Để hạch toán nghiệp vụ tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( Ghi Nợ TK 621 ), kế toán căn cứ váo các chứng từ như: phiếu xuất kho, bảng phân bổ nguyên vật liệu xuất dùng với nghiệp vụ xuất kho cho sản xuất, hóa đơn bán hàng và các biên bản bàn giao, bản kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm cho các nghiệp vụ mua dùng ngay và hàng mua đang đi đường về dùng ngay, bảng báo cáo sản phẩm và bảng tính giá thành nguyên vật liệu tự chế, biên bản bàn giao sản phẩm cho nghiệp vụ sử dụng ngay sản phẩm của doanh nghiệp làm nguyên vật liệu… Cuối kỳ căn cứ vào phiếu nhập kho cho các phế liệu, nguyên vật liệu thừa hạch toán giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong tháng. Đồng thời kế toán xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong tháng và kết chuyển vào tài khoản chi phí sản xuất dở dang Sơ đồ 1.1: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên: TK152 TK621 TK152 Xuất kho dùng sản xuất NVL hoàn nhập TK111,112,311 Mua đưa vào sản xuất TK 154 TK154 Cuối kỳ kết chuyển NVL tự chế đưa vào sử dụng + Theo phương pháp kiểm kê định kỳ Phương pháp kiểm kê định kỳ thường được áp dụng ở các doanh nghiệp nhỏ kinh doanh thuần túy chỉ xác định một đối tượng tập hợp chi phí vì giá trị nguyên vật liệu trực tiếp được sử dụng vào sản xuất ( Ghi Nợ TK 621 ) không căn cứ vào các chứng từ cụ thể cho tùng lấn sử dụng mà được ghi một lần vào cuối kỳ và xác định theo công thức sau: Giá trị NVL xuất cho sản xuất = Giá trị NVL tồn đầu kỳ + Giá trị NVL tăng trong kỳ ( mua, nhập kho hàng đang đi đường ) - Giá trị NVL tồn cuối kỳ Trong đó giá trị nguyên vật liệu tồn cuối kỳ được lấy từ các biên bản kiểm kê hàng tồn kho cuối kỳ như sau: Số lượng hàng tồn kho: được xác định thông qua công tác kiểm kê thực tế Đơn giá hàng tồn kho do kế toán tính theo các phương pháp doanh nghiệp đang áp dụng Giá tri hàng tồn kho = Số lượng tồn kho x Đơn giá của hàng tồn kho Sơ đồ 1.2: Hạch toán chi phí NVL trực tiếp theo phương pháp kiểm kê định kỳ TK152 TK 611 TK621 TK631 Giá trị NVL tồn Giá trị NVL xuất Kết chuyển đầu kỳ cho sản xuất CP NVL trực tiếp TK111,112,331 Giá trị NVL TK152 tăng trong kỳ Giá trị NVL tồn cuối kỳ TK 152 1.3.1.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp trong dịch vụ vận tải biển bao gồm tiền lương, khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của lái tàu, phụ tàu trực tiếp tạo nên dịch vụ. Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản 622 được sử dụng để tập hợp tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm lao vụ ( tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương ). Tài khoản này mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí hoặc đối tượng tính giá thành ( nếu được ). Kết cấu TK 622: Nợ 622 Có - Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp - Kết chuyển chi phí nhân công trực thực tế phát sinh tiếp vào tài khoản tính giá thành X Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Để ghi tăng chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ, kế toán căn cứ vào các chứng từ như: Bảng thanh toán lương và các khoản phụ cấp theo lương, bảng thanh toán tiền ăn ca, tiền làm thêm giờ, bảng phân bổ bảo hiểm xã hội… Cuối kỳ kế toán xác định chi phí nhân công trực tiếp và kết chuyển vào tài khoản tính giá thành. Có thể khái quát quá trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.3: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: TK 334 TK632 TK154 (631) Lương và phụ cấp phải Cuối kỳ kết chuyển trả CNTT sản xuất phần chi phí được đưa vào giá thành TK 335 Trích trước lương nghỉ phép TK632 Phần chi phí được quyết TK338 định đưa vào giá vốn Các khoản trích theo lương 1.3.1.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung được tập hợp vào tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung Đây là những khoản chi phí chung phát sinh ở các tổ dịch vụ, các bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí. Bao gồm: + TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng + TK 6272 - Chi phí vật liệu + TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất + TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ + TK 6275 – Chi phí sữa chữa TSCĐ TK 62751 – Sữa chữa lớn TK 62752 – Chi phí sữa chữa thường xuyên + TK 6276 – Chi phí bảo hiểm + TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 62771 – Điện nước TK 62772 – Chi phí thông tin TK 62773 – Chi phí thuê tài sản TK 62774 – Cảng phí TK 62775 – Bốc xếp TK 62778 – Dịch vụ khác + TK 6278 – Chi phí bằng tiền khác Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung Để tập hợp chi phí vật liệu và dụng cụ sản xuất, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ, biên bản bàn giao công cụ dụng cụ…. Để hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định, căn cứ vào bảng tính và phaan bổ khấu hao tài sản cố định Các chi phí cho dịch vụ hay chi bằng tiền được ghi nhận dựa vào hóa đơn bán hàng, hợp đồng cung cấp dịch vụ, phiếu chi tiền mặt, bảng phân bổ chi phí cần phân bổ như chi phí bảo hiểm, chi phí sửa chữa…. Cuối kỳ kế toán xác định chi phí sản xuất chung trong kỳ và kết chuyển vào tài khoản xác định giá thành sau khi loại trừ các khoản ghi giảm chi phí. Sơ đồ khái quát quá trình hạch toán chi phí sản xuất chung: Sơ dồ 1.4: Hạch toán chi phí sản xuất chung TK 334,338 TK 627 TK 154 Chi phí nhân viên CP SXC phân bổ vào chi phí chế biến trong TK 152 kỳ cho các đối tượng Chi phí vật liệu TK 153(142,242) TK 632 Chi phí CCDC CP SXC không được phân bổ trong kỳ TK214 Chi phí KHTSCĐ TK 111,112 Chi phí khác bằng tiền TK 111,112 Các khoản thu hồi ghi giảm chi phí TK 331,335 Chi phí dịch vụ mua ngoài X Trong đó: Chi phí công cụ dụng cụ có thể đưa ngay một lần vào chi phí sản xuất chung trong kỳ, cũng có thể được phân bổ cho nhiều kỳ sử dụng nếu chi phí công cụ dụng cụ có giá triij lớn và có ảnh hưởng nhiều đến giá thành. Tương tự với các khoản chi phí sản xuất chung khác có giá trị lớn và doanh nghiệp quyết định phân bổ cho nhiều kỳ, kế toán sẽ sử dụng tài khoản trung gian 142 – chi phí trả trước ngắn hạn và 242 – chi phí trả trước dài hạn. Một số doanh nghiệp có thể tiến hành trích trước các chi phí lớn và phải chi trong tương lai như chi phí sữa chữa, chi phí dự phòng ngừng hoạt động….kế toán sủ dụng tài khoản 335 – chi phí trích trước 1.3.2. Kế toán tính giá thành dịch vụ trong các công ty vận tải Giá thành vận tải là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng công tác quản lý của doanh nghiệp vận tải. Thông qua chỉ tiêu giá thành có thể xác định được hiệu quả của việc sủ dụng nhân , tài , vật lực trong doanh nghiệp cũng như đánh giá một cách có cơ sở các biện pháp tổ chức quản lý, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hoàn thành dịch vụ vận tải. Trong các doanh nghiệp vận tải biển, giá thành vận tải được tính cho những sản phẩm lao vụ dịch vụ đã hoàn thành của từng tàu, từng đoàn tàu. Kỳ tính giá thành thường là 3-6 tháng, có trường hợp đặc biệt (đối với tàu biển đi định hạn kỳ tính giá thành là 1 năm) Phương pháp tính giá thành là phương pháp sủ dụng số liệu chi phí sản xuất và dịch vụ đã tập hợp được trong kỳ để tổng hợp giá thành và giá thành đơn vị theo từng khoản mục chi phí quy định cho các đối tượng tính giá thành. Doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý sản xuất và quản lý giá thành, mối quan hệ giữa đối tượng tính giá thành và đối tượng tập hợp chi phí để lựa chọn phương pháp tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành. Trong kinh doanh dịch vụ vận tải thường áp dụng các phương pháp sau: 1.3.2.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn hay còn gọi phương pháp trực tiếp Công thức tính: Tổng Z sp hoàn thành trong kỳ = CPSX dở dang đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSX dở dang cuối kỳ - Các khoản làm giảm chi phí Tuy nhiên, để tính được giá thành thực tế của khối lượng lao vụ đã thực hiện, cuối kỳ phải tính được giá trị của khối lượng lao vụ chưa hoàn thành cuối kỳ. Căn cứ vào chi phí sản xuất kinh doanh thực tế phát sinh cho khối lượng lao vụ chưa thực hiện. Tùy loại hoạt động kinh doanh dịch vụ mà lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý để phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh cho khối lượng lao vụ chưa thực hiện. Các tiêu thức phân bổ thường áp dụng: - Ngày công, giờ công định mức. Căn cứ vào tiêu chuẩn là ngày công (giờ công) định mức, cuối kỳ doanh nghiệp tiến hành kiểm kê khối lượng lao vụ chưa hoàn thành, xác định ngày công ( giờ công) định mức của khối lượng lao vụ đã thực hiện làm cơ sở phân bổ chi phí Giá trị khối lượng lao vụ chưa hoàn thành cuối kỳ = Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ x (a) (b) Trong đó: (a): Ngày công định mức cho khối lượng lao vụ chưa hoàn thành. (b): Ngày công định mức cho khối lượng lao vụ đã thực hiện là khối lượng lao vụ chưa hoàn thành - Khối lượng lao vụ hoàn thành Theo tiêu chuẩn là khối lượng lao vụ hoàn thành, cuối tháng kiểm kê khối lượng lao vụ đã hoàn thành nhưng chưa trao trả cho khách hàng hoặc chưa được khách hàng tahnh toán, đồng thời xác định khối lượng lao vụ đã thực hiện (đã được coi là tiêu thụ) để làm căn cứ phân bổ. Còn khối lượng lao vụ chưa hoàn thành không tính phân bổ chi phí Giá trị khối lượng lao vụ chưa hoàn thành cuối kỳ = Tổng chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ x (c) (d) Trong đó: (c): Khối lượng lao vụ đã hoàn thành nhưng chưa trao trả cho khách hàng (d): Khối lượng lao vụ đã thực hiện và khối lượng lao vụ đã hoàn thành chưa trao trả cho khách hàng - Chi phí định mức Theo tiêu chuẩn là chi phí định mức của từng công việc, cuois tháng tiến hành kiểm kê khối lượng lao vụ chưa thực hiện ( khối lượng lao vụ đang làm dở và đã hoàn thành nhưng chưa được coi là tiêu thụ), căn cứ vào định mức chi phí kế hoạch cho từng loại công việc cụ thể để xác định tổng chi phí kế hoạch cho toàn bộ khối lượng lao vụ đã thực hiện trong tháng làm căn cứ phân bổ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ. Giá trị lao vụ chưa hoàn thành cuối kỳ = Tổng chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ x (e) (h) Trong đó: (e): Chi phí định mức của khối lượng lao vụ chưa thực hiện cuối kỳ. (h): Tổng số chi phí định mức của khối lượng lao vụ chưa thực hiện và đã thực hiện. Đối với những hoạt động dịch vụ mà khối lượng lao vụ chưa thực hiện ít biến động thì không cần tính phân bổ chi phí cho khối lượng lao vụ chưa thực hiện bởi chi phí phân bổ cho khối lượng lao vụ chưa thực hiện ở đầu kỳ xấp xỉ cuối kỳ. Khi đó: Tổng Z thực tế của khối lượng lao vụ thực hiện = Tổng chi phí thực tế phát sinh trong kỳ 1.3.2.2. Phương pháp tính giá thành định mức Phương pháp này áp dụng với các doanh nghiệp có định mức kinh tế kỹ thuật tương đối ổn định và hợp lý, chế độ quản lý theo định mức đã được kiện toàn và có nề nếp, trình độ tổ chức và nghiệp vụ chuyên môn kế toán tương đối cao, đặc biệt là thực hiện tốt chế độ hạch toán ban đầu. Phương pháp này giúp cho kế toán giám đốc một cách chặt chẽ, thường xuyên tình hình chấp hành các định mức kỉnh tế, kỹ thuật, phát hiện nhanh chóng, chính xác các khoản chi ngoài định mức, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời, hạn chế các khoản chi vượt định mức, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. Nội dung cơ bản của phương pháp tính giá thành định mức: Căn cứ định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí được duyệt để tính giá thành định mức của sản phẩm lao vụ đã thực hiện. Tổ chức hạch toán riêng biệt số chi phí thực tế, phù hợp với định mức và số chênh lệch ngoài định mức. Tập hợp riêng và thường xuyên, phân tích nguyên nhân các khoản chi phí ngoài định mức để có biện pháp khắc phục. Khi có sự thay đổi định mức phải kịp thời tính toán lại giá thành định mức và số chênh lệch ngoài định mức. Công thức tính giá thành định mức: Giá thành thực tế của hoạt động vận tải = Giá thành định mức của hoạt động vận tải + - Chênh lệch do thay đổi định mức + - Chênh lệch ngoài định mức 1.3.2.3. Tính giá thành theo phương pháp đơn đặt hàng Đối tượng tính giá thành dịch vụ vận tải theo từng đơn đặt hàng (hợp đồng vận chuyển). Kỳ tính giá thành là kỳ cung cấp dịch vụ. Khi nào dịch vụ hoàn thành từng hợp đồng đặt hàng, kế toán mới tính giá thành cho hợp đồng đó. Khi có khách hàng ký hợp đồng đặt hàng, kế toán trên cơ sở hợp đồng mở bảng tính giá thành cho hợp đồng đó. Cuối tháng hoặc kết thúc hợp đồng, kế toán tính toán, tập hợp chi phí và tính giá thành căn cứ vào số liệu chi phí đã tập hợp được từ các đội vận tải. Sau khi tập hợp chi phí vào tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, kế toán tiến hành giá thành Phương pháp tính: Chi phí phát sinh cho đơn đặt hàng nào thì tập hợp cho đơn đặt hàng đó. Các chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đơn đặt hàng thì kế toán phải tập hợp sau đó phân bổ cho từng đơn hàng, tiêu thức phân bổ dựa vào tình hình thực tế. Cuối kỳ kế toán, tất cả đơn hàng chưa hoàn thành đều là chi phí sản xuất dở dang Chỉ tính giá thành khi đơn đặt hàng đã hoàn thành: Giá thành đơn hàng = CP SX dở dang đầu kỳ + CP SX phát sinh trong kỳ 1.4. Các hình thức sổ kế toán áp dụng trong doanh nghiệp. Theo quyết định 15/2006/QĐ/BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng bộ tài chính, doanh nghiệp được áp dụng một trong năm hình thức sổ sau: Hình thức nhật ký chung. Hình thức nhật ký sổ cái. Hình thức chứng từ ghi sổ. Hình thức nhật ký chứng từ. Hình thức kế toán trên máy vi tính. Trong phạm vi nghiên cứu em xin đưa ra hình thức chứng từ ghi sổ và hình thức kế toán trên máy vi tính 1.4.1. Hình thức chứng từ ghi sổ Theo hình thức này căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: Ghi sổ theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Ghi theo nội dung trên sổ Cái Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Số thẻ kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Báo cáo tài chính Sơ đồ 1.5: S ơ đồ luân chuyển chứng từ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra 1.4.2. Hình thức kế toán trên máy vi tính. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo một trong bốn phương pháp tổ chức sổ kế toán trên. Ở công ty vận tải Biển Bắc, phần mềm kế toán máy sử dụng là phần mềm Eureka. Sơ đồ 1.6: Sơ đồ vào sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính Chứng từ gốc chi phí và các bảng phân bổ Phần mềm Eureka Bảng tổng hợp chứng từ kế toán Sổ kế toán: Sổ Cái TK 621,622…. Sổ chi tiết CP, Z…. Báo cáo tài chính Báo cáo kế toán Quản trị chi phí… PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ VẬN TẢI TẠI CÔNG TY CP VẬN TẢI BIỂN BẮC - NOSCO 2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty CP vận tải biển Bắc 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. * Tên và địa chỉ của công ty. - Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC - Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: NORTHERN SHIPPING JOINT STOCK COMPANY - Tên viết tắt: NOSCO. - Trụ sở chính: 278 Tôn đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội. - Điện thoại: (04)8515805, (04)8514377. - Fax: (04)5113347. - E-mail: NOSCO@fpt.vn. Công ty vận tải biển Bắc tiền thân là công ty vận tải thuỷ Bắc là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc cục đường sông Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 1108/QĐ/TCCB-LĐ ngày 03/6/1993 của bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Do yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, ngày 30/7/1997 tại Quyết định số 598/TTG, Thủ tướng chính phủ quyết định chuyển Công ty vận tải thuỷ Bắc vào làm thành viên của Tổng công ty hàng hải Việt Nam. Ngày 01/4/ 2004, tại quyết định số 219/QĐ-HĐQT của Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Công ty vận tải thuỷ Bắc được đổi tên thành công ty vận tải biển Bắc trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Ngày 28/11/2006, tại Quyết định số 2518/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần. Từ ngày 1/8/2007 Công ty chính thức chuyển sang công ty cổ phần vận tải Biển Bắc. Trong quá trình hoạt động, Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc thực hiện mô hình sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, trong đó vận tải biển là nhiệm vụ sản xuất chính, xuất khẩu lao động là mũi nhọn. Ngày 01/8/2007 Công ty bắt đầu đi vào hoạt động cổ phần hóa, công ty cũng chính thức trở thành thành viên của Tông công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đây được coi là bước ngoặt lớn của Nosco. Chuyển đổi mô hình hoạt động, mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng với kinh nghiệm thực tiễn cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã hoàn thành nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực hoạt động, đưa sản xuất vào ổn định và phát triển. Nhanh chóng nắm bắt thị trường và liên tục đầu tư chiều sâu phát triển đội tàu, Nosco trở thành một trong những Công ty vận tải biển hàng đầu Việt Nam. Tổng trọng tải của đội tàu Biển Bắc đã lên tới trên 200 ngàn tấn với mức đầu tư trên 180 triệu USD. Ngoài tuyến hoạt động truyền thống Đông Nam Á và Bắc Á, công ty đã mở rộng sang các thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu, Nam Mỹ.... Từ những ngày đầu đi vào hoạt động, Công ty gặp không ít khó khăn khi Nhà nước xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá và chuyển sang cơ chế thị trường. Cơ sở vật chất thiếu thốn không đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh, chuyển sang cơ chế mới đội ngũ công nhân viên chưa theo kịp đòi hỏi của thực tế… đã có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của Công ty. Đứng trước những khó khăn ấy, Ban lãnh đạo đã quyết định chuyển hướng kinh doanh từ vận tải sông sang vận tải biển, đồng thời mở rộng kinh doanh sang xuất nhập khẩu máy thuỷ và kinh doanh đa ngành nghề nhằm hố trợ cho lĩnh vực kinh doanh chính. Công ty tập trung mọi lực lượng, tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp, các ngành mạnh dạn vay vốn tăng số lượng và trọng tải đội tàu. Khắc phục những khó khăn đang tồn tại, Nosco đã thu được nhũng thành quả đáng khích lệ: đến nay Công ty liên tục hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch được giao, sản lượng doanh thu năm sau cao hơn năm trước với tốc độ tăng trưởng bình quân 10%/năm, thu nhập và đời sống của cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện. Năm 1993, doanh thu đạt 5.247 triệu đồng, thu nhập bình quân đạt 218.000đ/người/tháng, sau 10 năm- năm 2003, doanh thu đạt 97.670.714.499đ, thu nhập bình quân đạt 2.209.395đ/người/tháng, năm 2005 doanh thu đạt 156.075.890.298đ, thu nhập bình quân đạt 4.729.080đ/người/tháng. Lợi nhuận trước thuế tăng cao, năm 1993 là 34 triệu đồng, năm 2003 là 683.590.804đ, năm 2005 đạt 5.991.241.820đ. Các khoản nộp ngân sách Nhà nước, năm 1993 nộp 211 triệu đồng, năm 2003 nộp 2.087.126.417đ, năm 2005 là 3.884.728.420đ. Năm 2006 doanh thu đạt trên 156 tỷ đồng tăng gấp 29,7 lần, thu nhập bình quân của người lao động tăng 16 lần so với năm đầu đi vào hoạt động. Có thể nói rằng, từ xuất phát điểm 95% vốn kinh doanh là vốn vay, trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường mà Công ty vẫn bảo toàn và phát triển như kết quả trên là một thắng lợi lớn. Đặc biệt, tháng 8 năm 2008 tàu Noscow Glory 68.591 DWT của công ty – là tàu hàng rời đầu tiên treo cờ Việt Nam, đăng kiểm Việt Nam, lực lượng thuyền bộ Việt Nam đã nhập cảng Portland (Mỹ) thành công. Với những kết quả nói trên, Công ty vận tải biển Bắc đã được Bộ và công đoàn Bộ Giao thông vận tải, Tổng công ty và Công đoàn Tổng công ty hàng hải Việt Nam, Quận uỷ và Uỷ ban nhân dân quận Đống Đa tặng thưởng nhiều bằng khen, cờ thi đua xuất sắc và nhiều danh hiệu thi đua khác, năm 2003 Công ty được Nhà nước khen tặng huân trương lao động hạng ba. Và đặc biệt, nhân kỷ niệm 15 năm thành lập, công ty cổ phần vận tải Biển Bắc được Nhà nước tặng thưởng huân chương Lao động hạng Nhì. * Tư cách pháp nhân của công ty. Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại các ngân hàng trong và ngoài nước, được phát hành cổ phiếu, trái phiếu theo quy định của pháp luật hiện hành. Công ty được hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có bảng cân đối kế toán riêng, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh và được lập các quỹ theo quy định của Luật Doanh nghiệp và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. Công ty có vốn điều lệ và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. . Ngành nghề kinh doanh. - Vận tải hàng hóa, xăng dầu, Công ten nơ bằng đường biển, đường sông, đường bộ. - Vận tải hành khách bằng đường biển, đường sông, đường bộ. - Vận tải đa phương thức. - Dịch vụ Logistics. - Thuê tàu, cho thuê tàu, môi giới cho thuê tàu, đại lý vận tải, dịch vụ Công ten nơ, dịch vụ vận tải và các dịch vụ khác. - Xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư, tôn sắt thép, thiết bị, phụ tùng, hàng hóa, phương tiện giao thông vận tải. - Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa. - Sản xuất, mua, bán các sản phẩm nội thất gia đình và văn phòng. - Cung ứng lao động việt Nam đi nước._.h lệch vào chi phí của năm đó mà để trên tài khoản 242 – chi phí trả trước dài hạn và tiếp tục phân bổ các năm sau quyết định cấp trên. - Nếu chi phí đã trích lớn hơn chi phí thực tế phát sinh kế toán ghi giảm chi phí đó hoặc tiếp tục để trên tài khoản 335 – chi phí phải trả cho những năm sau theo quyết định của giám đốc Chi phí sữa chữa lớn chiếm tỷ trọng rất lớn, nếu tính hết vào kỳ kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Do vậy, kế toán áp dụng phương pháp tập hợp và phân phối. * Kế toán chi phí sữa chữa thường xuyên tài sản cố định Đây là công việc sữa chữa nhỏ có tính chất bảo dưởng hoặc thay thế nhũng chi tiết, bộ phận nhỏ của tài sản cố định. Nó là loại hình sữa chữa nhỏ, thời gian tiến hành sữa chữa ngắn, chi phí sữa chữa chiếm một tỷ trọng không đáng kể so với tổng chi phí kinh doanh trong kỳ, vì thế được tập hợp trực tiếp vào chi phí kinh doanh của kỳ hạch toán mà nghiệp vụ sữa chữa diễn ra. Biểu 2.20: Chi phí sữa chữa tàu – Quý IV/2008 STT Tên phương tiện Sữa chữa lớn Sữa chữa thường xuyên Tổng chi phí 1 Tàu Thiền Quang 610.222.517 156.536.266 766.758.783 2 Tàu Quốc Tử Giám 445.767.958 178.410.086 624.178.044 3 Tàu Long Biên (1.977.551) (6.660.063) (8.637.614) … … … … .… Tổng cộng 2.770.916.162 1.014.090.355 3.785.006.517 Căn cứ vào bảng trích chi phí sữa chữa tàu, kế toán lập sổ chi tiết cho chi phí sữa chữa lớn và sữa chữa thường xuyên. Trích sổ chi tiết TK 62752 – Chi phí sữa chữa TSCĐ-Sữa chữa thường xuyên – Tàu biển Thiền Quang (Biểu 2.21) Trích sổ chi tiết TK 62752 – Chi phí sữa chữa TSCĐ - Sữa chữa thường xuyên – Tàu biển Thiền Quang – Quý IV/2008 (Biểu 2.22) Biểu 2.21 Công ty cổ phần vận tải Biển Bắc Văn phòng Hà Nội Sổ chi tiết 62752 – Chi phí sữa chữa TSCĐ-Sữa chữa thường xuyên (Quý IV/2008) TK 62752 – Chi phí sữa chữa TSCĐ - Sữa chữa thường xuyên – Tàu biển Thiền Quang - VND Ngày Chứng từ Diễn giải Tài khoản VN đồng Nợ Có 13/10/08 CNO – 421/08 Mua tôn phục vụ sữa chữa tàu Thiền Quang tại TP Hồ Chí Minh tháng 6/2008 331 9.328.000 14/10/08 CNO – 421/15 Sữa chữa một số thiết bị cho tàu Thiền Quang tháng 6/2008 đợt tàu lên dock sữa chữa tại nhà máy Bason-TP Hồ CHí Minh 331 32.500.000 15/10/08 BTQC-491/28/02 Chi phí sữa chữa con quay la bàn tại Bangkok 131.TT 4.409.286 31/10/08 KC-TT 1543112.TT 46.237.286 31/12/08 KC-TT 1543112.TT 110.298.980 31/12/08 CNO-421/170 Sữa chữa máy Inmas C và máy MF/HF cho tàu Thiền Quang ngày 12/12/08 tại TP Hồ Chí Minh 331 17.300.000 31/12/08 CNO-421/173 Sữa chữa tàu Thiền Quang từ ngày 08/12/08 đến 17/12/08 tại TP Hồ Chí Minh 331 92.998.980 Cộng nhóm: Số dư đầu: Phát sinh: Số dư cuối: 156.536.266 156.536.266 Số dư đầu Phát sinh: Số dư cuối: 156.536.266 156.536.266 Ngày 31/12/08 Thủ quỹ Kế toán trưởng Người lập biểu Biểu 2.22 Công ty cổ phần vận tải Biển Bắc Văn phòng Hà Nội Sổ chi tiết 62751 – Chi phí sữa chữa TSCĐ – Sữa chữa lớn (Quý IV/2008) TK 62751 – Chi phí sữa chữa TSCĐ – Tàu biển Thiền Quang – VND Ngày Chứng từ Diễn giải Tài khoản VN đồng Nợ Có 28/10/08 Khac – 479/04 Phân bổ chi phí sữa chữa lớn 242 610.222.517 31/10/08 KC – TT 1543112.TT 610.222.517 Cộng nhóm: Số dư đầu: Phát sinh: Số dư cuối: 610.222.517 610.222.517 Số dư đầu Phát sinh: Số dư cuối: 610.222.517 610.222.517 Ngày 31/12/08 Thủ quỹ Kế toán trưởng Người lập biểu 2.2.4.3. Kế toán chi phí về bảo hiểm tàu Để tránh các rủi ro gây mất mát, tổn thất có thể xảy ra do tàu gặp tai nạn, công ty mua bảo hiểm cho các tàu. Hàng năm, kế toán căn cứ vào hợp đồng bảo hiểm đã ký với công ty bảo hiểm và mức phí bảo hiểm một năm để phân bổ phí bảo hiểm cho từng quý mỗi tàu. Kế toán lập bảng phân bổ phí bảo hiểm. Tại công ty cổ phần vận tải biển Bắc có hai loại bảo hiểm cần phân bổ là bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm P & I. Từ bảng phân bổ chi phí bảo hiểm phương tiện kế toán lập sổ chi tiết TK 6276 – Chi phí bảo hiểm Trích Bảng phân bổ chi phí bảo hiểm phương tiện – Quý IV/2008 (Biểu 2.23) Trích Sổ chi tiết TK 6276 – Chi phí bảo hiểm – Tàu biển Thiền Quang– Quý IV/2008 (Biểu 2.24) Biểu 2.23: Bảng phân bổ chi phí bảo hiểm phương tiện – Quý IV/2008 TT Tên phương tiện Bảo hiểm thân tàu Bảo hiểm P&I Tổng chi phí bảo hiểm Đã trích Dư cuối Quý IV Cả năm Quý IV Cả năm Quý IV Cả năm 1 Tàu Thiền Quang 256.248.454 1.024.993.816 401.304.157 1.602.653.681 657.552.611 2.627.647.497 2.627.647.497 0 2 Tàu Quốc Tử Giám 292.436.537 1.169.746.149 552.655.357 2.207.153.063 845.091.894 3.376.899.212 3.376.899.212 0 3 Tàu Long Biên 368.642.717 1.474.570.870 546.149.556 2.199.810.159 914.792.273 3.674.381.029 3.674.381.029 0 . … … … … … … … … … Tổng cộng 4.738.109.826 12.004.150.310 4.265.546.579 15.875.847.969 9.003.556.405 27.879.998.279 27.879.998.279 0 Biểu 2.24 Công ty cổ phần vận tải Biển Bắc Văn phòng Hà Nội Sổ chi tiết 6276 – Chi phí bảo hiểm (Quý IV/2008) TK 6276 – Chi phí bảo hiểm – Tàu biển Thiền Quang - VND Ngày Chứng từ Diễn giải Tài khoản VN đồng Nợ Có 28/10/08 Khac – 479/08/01 Trích bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ 3 Phân bổ CP Bhiểm thân tàu Phân bổ CP Bhiểm P&I 242.BHT 242.BHT 242.BHT 18.485.703 229.152.138 409.914.770 31/10/08 KC – TT 1543112.TT 657.552.611 Cộng nhóm: Số dư đầu: Phát sinh: Số dư cuối: 657.552.611 657.552.611 Số dư đầu Phát sinh: Số dư cuối: 657.552.611 657.552.611 Ngày 31/12/08 Thủ quỹ Kế toán trưởng Người lập biểu 2.2.4.4. Kế toán các khoản chi phí bằng tiền khác Các khoản chi phí còn lại khác bao gồm: cảng phí, đăng kiểm, phí kiểm dịch, phí kiểm kiện, thông tin, bốc xếp, cước vận chuyển, giải phóng tàu nhanh, đóng mở VSHH, tiền đò, bảo hiểm trách nhiệm, chi khác. Cảng phí, bến bãi: là khoản tiền phải trả cảng về các dịch vụ mà cảng đã thực hiện liên quan đến việc ra vào, đỗ tàu tại cảng như: trọng tải phí, phí neo đậu… Chi phí hoa hông môi giới: chi phí này dành cho những người môi giới tìm nguồn hàng cho công ty. Các khoản chi phí này khi phát sinh được tính ngay một lần vào giá thành. Đối với những chuyến tàu liên quan đến nhiều kỳ hạch toán, nếu trong kỳ tàu đã xếp hàng xong và rời bến, kế toán ước tính cảng phí và các chi phí liên quan đến quá trình xếp hàng phải trả người cung cấp Căn cứ vào hóa đơn, phòng vật tư chuyển lên kế toán vào sổ chi tiết tài khoản 6278 – Chi phí bằng tiền khác 2.2.5. Tổng hợp chi phí tính giá thành dịch vụ Cuối mỗi quý kế toán thực hiện tổng hợp chi phí từ các sổ chi tiết để lên bảng tổng hợp giá thành của từng tàu và của toàn doanh nghiệp. Việc tổng hợp chi phí được thực hiên bằng cách cộng phát sinh Nợ và Có của mỗi tài khoản chi phí của các tàu trong quý. Tổng chi phí được đưa vào giá thành được xác định bằng công thức: Chi phí đưa vào giá thành = Phát sinh bên Nợ - Phát sinh bên Có Đối tượng tính giá thành là phần dịch vụ được thực hiện trong quý không kể địch vụ được bát đùa từ quý trước hay có thể kết thúc ở quý sau. Tại công ty cổ phần vận tải biển Bắc không xác định giá trị dịch vụ dở dang đàu quý hay cuối quý mà đơn vị của tính giá thành là phần dịch vụ đã thực hiện trọn ven mỗi quý. Từ đó, việc tính giá thành tại NOSCO chỉ được thực hiện vào cuối mỗi quý sau khi đã xác định được các chi phí trong quý. Giá thành dịch vụ được xác định bằng tổng các chi phí phát sinh đã bỏ ra để thực hiện dịch vụ trong quý bao gồm chi phi chi cho nhiên vật liệu, chi cho lao động và các khoản cước, phí chung khác… - Ví dụ tính giá thành dịch vụ mà tàu Thiền Quang trong quý IV/2008 đã thực hiện Kế toán lập bảng tổng hợp giá thành của từng tàu mỗi quý và cả năm hoạt động. Bảng tổng hợp theo các khoản mục chi phí: chi phí cố định và chi phí biến đổi Chi phí cố định bao gồm: khấu hao, bảo hiểm phương tiện, sữa chữa lớn, lương thuyền viên, tiền ăn định lượng thuyền viên, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn Chi phí biến đổi bao gồm: nhiên liệu, vật tư phụ tùng, sữa chữa thường xuyên, cảng phí, đại lý phí, thông tin, chi khác. Ví dụ: Trích bản tổng hợp giá thành quý IV năm 2008 (Biểu 2.25) Biểu 2.25: Bảng tính giá thành dịch vụ vận tải – Quý IV/2008 STT Nội dung chi phí Tổng cộng Thiền Quang Quốc Tử Giám Long Biên … Chi phí cố định 28.428.173.806 1.265.265.792 1.049.796.611 1.479.049.174 … 1 Khấu hao 1.383.529.162 (1.020.491.200) (1.079.983.112) (646.023.043) … 2 Bảo hiểm phương tiện 9.003.556.405 657.552.611 845.091.894 914.792.273 … 3 Sữa chữa lớn 2.770.916.162 610.222.517 445.767.958 1.977.551 … 4 Lương thuyền viên 13.664.517.852 897.765.414 701.774.153 1.076.547.723 … 5 Tiền ăn định lượng thuyền viên 1.350.617.858 104.683.950 111.780.718 112.881.272 ….. 6 BHXH, KPCĐ, BHYT 255.036.367 15.532.500 25.365.000 22.828.500 … Chi phí biến đổi 69.747.981.341 2.402.287.364 816.345.622 1.796.723.987 … 7 Nhiên liệu 37.279.924.797 1.427.766.097 37.128.429 792.515.629 … 8 Vật tư, phụ tùng 6.487.907.717 277.017.307 180.456.560 460.716.352 … 9 Sữa chữa thường xuyên 1.014.090.355 156.536.266 178.410.086 (6.660.063) … 10 Cảng phí 10.020.832.784 183.106.961 295.936.196 26.108.758 …. 11 Đại lý phí 0 … 12 Thông tin 1.298.180.406 11.389.844 23.313.367 18.378.437 … 13 Chi khác 13.647.045.282 346.470.889 101.100.984 505.664.874 … Tổng cộng giá thành 98.176.155.147 3.667.553.156 1.866.142.233 3.275.773.161 … Sau khi tổng hợp giá thành kế toán kết chuyển toàn bộ sang giá vốn trong kỳ. Tài khoản 154 không có số dư. Nosco lập bản báo cáo giá thành theo từng quý và năm. Công ty sử dụng tài khoản 154 để tổng hợp chi phí và tính giá thành nhưng không mở sổ cái tài khoản 154, chi lập và tập hợp các bảng tổng hợp giá thành các quý. Biểu 2.26: Sổ chi tiết TK 1543112 Chi phí SXKD - Tàu Thiền Quang – Quý IV/2008 Ngày CT Diễn giải TK VN đồng Nợ Có 31/12/08 KC - TT Kết chuyển xác định CPSXKD CP nhiên liệu 6211.TT 1.427.766.097 CP NL, VL 6212.TT 190.525.206 CP phụ tùng thay thế 6213.TT 46.948.749 CP tiền lương 6221.TT 897.765.414 CP BHXH, KPCĐ, BHYT 6222.TT 75.145.476 Tiền ăn thuyền viên 6223.TT 104.683.950 … … … … … … CP khấu hao TSCĐ 6274.TT - 1.020.491.200 Vận tải đường biển quốc tế - Tàu Thiền Quang 6323112.TT 3.667.553.156 PHẦN 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN TẠI CÔNG TY CP VẬN TẢI BIỂN BẮC. 3.1. Đánh giá tổng quát công tác kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ vận chuyển tại Công ty 3.1.1. Thành tựu đạt được Trước hết, có thể thấy công tác kế toán nói chung và kế toán giá thành nói riêng tại Nosco đang được tổ chức khá tốt và chặt chẽ với nhiều ưu điểm trong công tác tổ chức chứng từ và phản ánh các nghiệp vụ phát sinh. Về hình thức sổ Chứng từ ghi sổ tại phần hành kế toán tổng hợp chi phí giá thành đã được sử dụng khá linh hoạt và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty, thể hiện ở khâu chứng từ, luân chuyển chứng từ làm căn cứ ghi sổ cũng như việc đối chiếu các sổ sách kế toán. Việc thiết kế các trang sổ kế toán chi phí giá thành cũng không quá rập khuôn theo mẫu của chế độ mà có sự vận dụng linh hoạt phù hợp với diều kiện ghi chép và tổng hợp thông tin kế toán tại công ty. Hệ thống tài khoản kế toán chi phí giá thành được mở hợp lý và đảm bảo yêu cầu của chế độ kế toán quy định đồng thời phù hợp với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ vận tải biển. Đối tượng và phương pháp kế toán trong tổng hợp giá thành đơn giản, thuận tiện cho việc ghi chép và lập báo cáo kịp thời theo quy định của công ty. Việc hạch toán các khoản phí đặc biệt các khoản phí ước tính đảm bảo linh hoạt và hợp lý như trích trước các khoản chi lớn, dự phòng cho việc sút giảm doanh thu và phân bổ chi phí có tính chất sử dụng trong nhiều kỳ. Việc hạch toán chi phí nhiên liệu trực tiếp về thực chất là kiểm kê định kỳ, kế toán chỉ ghi hàng ngày các nghiệp vụ mua nhiên liệu. Đến cuối tháng mới cân đối với lượng nhiên liệu tồn trên các phương tiện để ghi số xuất dung. Tuy nhiên trong hạch toán vẫn chỉ sử dụng tài khoản 621 cho các nghiệp vụ kết chuyển tồn đầu quý, mua thêm trong quý và còn lại cuối quý trong khi chế độ cần sử dụng thêm tài khoản 611. Như vậy thể hiện sự vận dụng linh hoạt chế độ của kế toán công ty làm giảm nhẹ công tác kế toán. Do dặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty nên việc tổ chưacs bộ máy theo hình thức kế toán phân tán là hợp lý. Cuối mỗi quý, các đơn vị cơ sở, chi nhánh sẽ thực hiện việc báo sổ kế toán về công ty. Ban lãnh đạo và kế toán trưởng vẫn thường xuyên xuống các đơn vị cơ sở, các chi nhánh để đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác kế toán ở từng đơn vị, chi nhánh. 3.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân Ngoài những ưu điểm trên, tại công ty vẫn còn tồn tại một số ít nhược điểm chưa hợp lý trong công tác kế toán. Như việc hạch toán các khoản chi phí chưa thực sự hợp lý với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, với các khoản chi phí lớn việc tập hợp chưa đồng đều giữa các kỳ.. Tuy nhiên, đây là điều khó tránh khỏi trong thực tế. Vì vậy công ty cần khắc phục những nhược điểm trong thời gian tới để hoàn thiện công tác kế toán của công ty, đem lại hiệu quả và lợi nhuận lớn nhất cho công ty. 3.2. Hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ vận chuyển tại Công ty 3.2.1. Về tổ chức sổ sách kế toán Nosco tổ chức sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ. Theo hình thức này, những sổ sách kế toán công ty cần mở để theo dõi phần hạch toán chi phí giá thành: - Chứng từ ghi sổ - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Các sổ chi tiết chi phí 621, 622, 627 - Sổ cái TK 621, 622, 627, 154 (631) - Thẻ tính giá thành Tuy nhiên tại Nosco hiện nay trong công tác hạch toán chi phí tính giá thành không sử dụng sổ cái tài khoản 154 và thẻ tính giá thành, từ đó ảnh hưởng tới việc tập hợp đối chiếu số phát sinh và tính giá thành từng quý. 3.2.2. Về đối tượng hạch toán giá thành Đối tượng hạch toán giá thành hiện thời tại công ty là phần dịch vụ mỗi tàu thực hiện được một quý trong khi Nosco ký các hợp đồng theo chuyến. Trong thực tế, các chuyến hàng của một tàu có thể khác nhau về tuyến đường, chi phí nhân công, chi phí dừng đỗ, thời gian nghỉ tại các cảng hay điều kiện an toàn, điều kiện thời tiết…Thực chất đây chỉ là liệt kê các chi phí phát sinh trong quý và không có mối liên hệ với kế quả: chẳng hạn với lượng chi phí đã bỏ ra thì doanh nghiệp đã thực hiện vận chuyển được bao nhiêu tấn hàng trong bao nhiêu hải lý. Do đó, việc tổng hợp chung các chi phí của nhiều chuyến trong một quý sẽ ít có ý nghĩa về quản trị, đặc biệt trong việc định giá cho hợp đòng cũng như các phương pháp để hạ giá thành. Đây là điều quan trọng để giúp doanh nghiệp có thể thích ứng với thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay trên thế giới cũng như trong nước. Từ đó, công ty nên có thêm việc hạch toán giá thành theo từng hợp đồng hoặc từng chuyến vận chuyển cho khách hàng. Đối tượng hạch toán giá thành sẽ là từng đơn hàng. Đơn vị giá thành là một đơn hàng. Giá thành của từng chuyến bao gồm tất cả các chi phí đã phát sinh để tạo nên dịch vụ hoàn thành, cụ thể: - chi phí nhiên liệu trực tiếp: kế toán hạch toán tương tự như khi hạch toán giá thành theo từng quý: là nhiên vật liệu đã bỏ ra để thực hiện dịch vụ nhưng chỉ tập hợp chi phí nhiên vật liệu trực tiếp cho một đơn hàng cụ thể - Chi phí nhân công trực tiếp: kế toán tính tiền lương thuyền viên thay vì số ngày trong tháng sẽ là số ngày của chuyến. - chi phí sản xuất chung bao gồm 2 loại phí sau: + chi phí cần phân bổ bao gồm: khấu hao, trích trước sữa chữa, tiền bảo hiểm phương tiện…một quý tàu có thể thực hiện nhiều đơn đặt hàng. Do đó các chi phí này có thể phân bổ cho các chuyến theo tiêu thức số ngày tàu chậy một chuyến hoặc lượng nhiên liệu tiêu thụ một chuyến. Chẳng hạn trong quý IV/2008 tàu Thiền Quang thực hiện được 4 đơn đặt hàng: chuyến hàng thứ nhất được bắt đầu vào 17/09 đến 12/10, chuyến thứ hai mất 35 ngày, chuyến thứ ba mất 18 ngày. Chuyến thứ tư đang thực hiện và cuối tháng 12 chưa hoàn thành. Chi phí khấu hao có thể được phân bổ như sau: Chi phí khấu hao phân bổ cho chuyến 1 = Khấu hao một quý x 12 ngày 90 ngày Tương tự tính được chi phí khấu hao phân bổ cho chuyến hàng thứ 2, thứ 3 và thứ 4. Chi phí còn lại là cước, cảng phí…của chuyến nào sẽ được hạch toán thẳng vào chi phí cho chuyến đó. Việc báo cáo hàng quý về giá thành trong tháng có thể được thực hiện như sau: Giá thành của quý báo cáo = Chi phí dở dang quý trước + Chi phí phát sinh trong quý - Chi phí dở dang quý này Chi phí dở dang của quý là các chi phí đã chi cho các đơn hàng trong quý nhưng dịch vụ chưa hoàn thành cũng được xác định theo từng yếu tố giống như trên. Và ta có bảng tính giá thành theo đơn đặt hàng như sau: Biểu 3.1: BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH THEO ĐƠN ĐẶT HÀNG Đối tượng: Hợp đồng số HĐ 0235 Ngày bắt đầu:17/09 Ngày hoàn thành: 12/10 Số lượng 10000 tấn hàng Quý Tên tàu Chi phí nhiên liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Cộng Quý IV/2008 Thiền Quang Tổng giá thành Giá thành đơn vị Việc hạch toán giá thành theo đơn đặt hàng có thể giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc lập các báo cáo quản trị và định giá cho hợp đồng dịch vụ. Mặt khác, giá thành của dịch vụ tại Nosco trong quý được đưa thẳng vào giá vốn do đó cách hạch toán theo chuyến như trên sẽ tương thích hơn với doanh thu. 3.2.3. Về cách phân loại chi phí Dù phân loại chi phí theo tiêu chuẩn nào thì trước hết cách phân loại chi phí đó phải khoa học, chính xác, đáp ứng yêu cầu quản lý trong doanh nghiệp. Việc phân loại chi phí một cách khoa học và hợp lý không những có ý nghĩa trong công tác quản lý chi phí mà còn đáp ứng yêu cầu của công tác hạch toán, kiểm tra và đề ra các biện pháp cụ thể. Trong cách phân loại chi phí của Nosco chưa tách chi phí lãi vay dài hạn ra thành một khoản mục mà cho vào chi khác. Đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn, bởi công ty đầu tư một khoản rất lớn vào phương tiện vận tải bằng nguồn vốn vay dài hạn, nên cần được theo dõi riêng theo một khoản mục tưng tự như khoản mục chi phí bảo hiểm phương tiện. 3.2.4. Về hạch toán chi phí lao động trực tiếp Khi hạch toán chi phí lao động trực tiếp, kế toán tiến hành tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp từ bảng thanh toán lương thuyền viên do phòng lao động gửi tới, do đó có thể gặp nhiều nhầm lẫn và không có tác dụng tự kiểm tra giữa tính toán các chi phí trích theo lương với việc ghi sổ sách tổng hợp. Bên cạnh đó thì theo phân công ở Nosco kế toán lương và các khoản trích theo lương được hạch toán bởi hai người, do đó kế toán trước khi vào sổ chi phí nhân công trực tiếp nên mở thêm bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương từ bảng thanh toán lương như sau: Biểu 3.2: BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Cho tháng…. Nợ Có TK 334 – phải trả TV TK 338 – Phải trả khác TK 111 Tổng cộng TL Thưởng … Cộng BHXH BHYT KPCĐ Cộng TK 622 Tàu… TK 334 TK 338 TK 431 … Cộng Bảng phân bổ tiền lương là căn cứ để ghi sổ chi tiết tài khoản 622 và theo dõi cân đối với các sổ theo dõi tài khoản 334, 338. 3.2.5. Về phương pháp trích khấu hao tài sản cố định Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định hiện nay tại Nosco chưa thực sự phù hợp với doanh thu. Chi phí khấu hao tài sản cố định là chi phí chiếm tỷ trọng lớn ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận. Đặt trong điều kiện công ty vừa hoàn thnhf quá trình cổ phần hóa và chuẩn bị lên sàn giao dịch cùng với tình hình hoạt động của ngành vận tải biển nói chung thì việc trích khấu hao như hiện nay sẽ dẫn tới kết quả kinh doanh của công ty khi lên báo cáo sẽ không ổn định: có sự tăng, giảm lớn nếu trong quý có phương tiện lên đà sữa chữa, ví dụ như tàu Quốc Tử Giám trong quý IV/2008. Phương tiện này mặc dù không tạo ra doanh thu cho công ty nhưng khấu hao vẫn rất lớn, thực tế đem lại những khó khăn khi đánh giá về kết quả hoạt động vì doanh thu và giá thành trong quý nhiều khi không được xác định tương thích với nhau, gây ra biến đọng lợi nhuận của quý và ảnh hưởng tới lợi nhuận của cả năm. Vì chi phí khấu hao tài sản cố định là chi phí tương đối lớn và có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ, do đó công ty có thể sử dụng phương pháp khấu hao tài sản cố định theo sản phẩm thực hiện. Theo đó: Mức khấu hao 1tháng = số thời gian sử dụng phương tiện x GT tính khấu hao Số thời gian đăng ký trích khấu hao Hoặc: Mức trích khấu hao tháng = Số hải lý tàu đã đi được x GT tính khấu hao Tổng số hải lý dự kiến cho tàu Trong đó: tổng số hải lý dự kiến cho tàu là thông số về mặt ký thuật được tính toán dự trù cẩn thận khi công ty mua mới các phương tiện vận tải. Nó phụ thuộc vào tuổi thọ, công suất của tàu, khả năng hao mòn vô hình của phương tiện. Chỉ tiêu này có thể tính: Tổng số hải lý dự kiến cho tàu = số năm hoạt động dự kiến x công suất hoạt động một năm x hệ số hao màn vô hình của tàu. 3.2.6. Về phương pháp tính giá thành. Khi đối tượng tính giá thành hiện nay là phần dịch vụ đã thực hiện trong quý thì công thức đúng cho việc tính toán giá thành là: Giá thành DV trong quý = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ _ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Trong đó chi phí sản xuất dở dang là các chi phí đã bỏ ra quý này cho phần dịch vụ quý sau. Tại Nosco về bản chất kế toán có xác định các chi phí dở dang theo phương pháp nguyên vật liệu chinh: đó là việc cộng giá trị nhiên liệu tồn trên tàu quý trước và trừ khỏi chi phí giá trị nhiên liệu tồn trên tàu cuối quý. Tuy nhiên, về hình thức không thấy xuất hiện khoản chi phi dở dang trên tài khoản 154 cuối kỳ mà hạch toán tại chi phí nhiên liệu tồn kho – tài khoản 152. Từ đó em xin đề xuất ý kiến là: Cuối quý thay vì bút toán kết chuyển chi phí nhiên liệu tồn trên các phương tiện Nợ TK 152 – giá trị nhiên liệu dầu nhờn trên tàu cuối quý Nợ TK 154 - giá trị nhiên liệu dầu nhờn tiêu thụ trong quý Có TK 621 – chi phí nhiên liệu dầu nhờn trong quý (tồn đầu + mua thêm) Đồng thời kết chuyển hết Nợ TK 632 Có TK 154 – toàn bộ hiên liệu dầu nhờn tiêu thụ trong quý Kế toán sẽ thực hiện: kết chuyển toàn bộ nhiên liệu ở tài khoản 621 sang tài khoản 154 là: Nợ TK 154 Có TK 621 – toàn bộ chi phí chi cho nhiên liệu dầu nhờn trong quý Đồng thời chỉ kết chuyển nhiên liệu dầu nhờn đã tiêu thụ trong tháng vào tài khoản 632. Phần dư nợ tài khoản 154 cuối tháng là chi phí dở dang chuyển sang quý sau. Do đó, quý sau không cần có bút toán kết chuyển đầu kỳ từ 152 sang 621. Khi lên báo cáo, tài khoản 152 chỉ phản ánh lượng hàng tồn trong kho trên đất liền của công ty. Tài khoản 154 phản ánh phần nhiên liệu và dầu nhờn tồn trên các phương tiện để dự trữ cho sản xuất kỳ sau với ý nghĩa là chi phí sản xuất dở dang của quý hạch toán. Và từ tổng giá thành dịch vụ hoàn thành của quý ta có thể tính được giá thành đơn vị theo công thức sau: Giá thành đơn vị của sản phẩm dịch vụ = Tổng giá thành dịch vụ Tổng sản lượng dịch vụ hoàn thành Đơn vị tính cho đơn vị sản phẩm hàng hoá vận chuyển là: Tấnkm hàng hóa vận chuyển. 3.3. Phương hướng tiết kiệm chi phí, hạ giá thành nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại NOSCO Giá thành của dịch vụ có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, góp phần quyết định mức lợi nhuận mà công ty thu được. Giảm giá thành trên cơ sở ổn định chất lượng dịch vụ không chỉ mang lại lợi nhuận tăng thêm cho doanh nghiệp mà còn đem lại biện pháp cạnh tranh hiệu quả nhất trong điều kiện hiện nay. Mối quan hệ giữa chi phí, giá thành với kết quả kinh doanh tại Nosco được thể hiện qua một số chỉ tiêu sau: Một số chỉ tiêu hiệu quả liên quan đến chi phí – giá thành tại NOSCO STT Năm Chỉtiêu 2007 2008 1 Tổng doanh thu 356.366.212.883 953.063.361.525 2 Tổng chi phí sản xuất 246.244.090.767 657.381.753.289 3 LN thuần sau thuế 37.650.296.964 83.780.354.259 4 LN thuần Tổng chi phí SX 15,29% 12,74% 5 Doanh thu Tổng chi phí SX 147,7% 144,98% Có thể thấy các chỉ số về hiệu quả trong việc sử dụng chi phí sản xuất của NOSCO trong hai năm gần đây là khá tốt. Tuy nhiên, năm 2008 chỉ số lợi nhuận thuần / tổng chi phí giảm 2,55% là do tổng chi phí sản xuất tăng, sự gia tăng này là do trong những năm gần đây có sự gia tăng đột biến trong giá nhiên liệu dầu nhờn và quyết định tăng mức lương tối thiểu của Nhà nước. Nhìn chung, chỉ số này so với toàn ngành là khá cao, chứng tỏ Công ty đã sử dụng chi phí khá hiệu quả. Trong bối cảnh kinh tế Thế giới đang trong thời kỳ khủng hoảng thì việc hạ giá thành là rất cần thiết. Sau đây, tôi xin đề nghị một số phương hướng làm giảm giá thành tại NOSCO như sau: Thứ nhất, về phương hướng tiết kiệm chi phí nhiên vật liệu trực tiếp. Có thể thấy mức độ biến động lớn của chi phí nhiên liệu trực tiếp làm ảnh hưởng quan trọng đến giá thành dịch vụ của công ty. Do đó, công ty có thể áp dụng các biện pháp sau: - Theo dõi sát sao biến động giá trên thị trường: Các biến động giá trên thị trường nhiên liệu là cơ sở để công ty định giá cho các hợp đồng vận chuyển, ký kết với khách hàng và có phương hướng thu mua dự trữ nhiên liệu trên các tàu. - Đầu tư mua những phương tiện có công nghệ tiên tiến với hiệu suất sử dụng nhiên liệu cao. Đây là xu hướng chung của thế giới. Bán bớt tàu nhỏ, tàu già, đầu tư tàu lớn và hiện đại, phù hợp nhu cầu vận chuyển của thị trường. Chỉ đạo thực hiện đầu tư đội tàu biển 153.060 DWT với giá phù hợp đưa vào khai thác để tạo hiệu quả kinh tế cao hơn đảm bảo lợi nhuận cũng như sức cạnh tranh cao trong tương lai. - Tích cực tìm kiếm các nhà cung cấp và nhiên liệu thay thế - Tăng cường dự trữ nhiên liệu khi đoán trước những biến động lớn về giá. - Có các chế độ thưởng cho sáng kiến tiết kiệm nhiên liệu, chẳng hạn việc tái sử dụng các phế liệu hay cách thức quản lý chặt chẽ hơn về khoa học kỹ thuật đối với việc sử dụng nhiên liệu vật tư trên tàu. Thứ hai, về phương hướng sử dụng hiệu quả chi phí nhân công trực tiếp. - Nâng cao chất lượng của lao động thông qua các công tác tuyển chọn đầu vào, đào tạo tay nghề, có thể tổ chức các khóa học nghề tại phương tiện theo phương thức kèm cặp cho các sinh viên ngành hàng hải mới ra trường…Công ty có thể liên hệ và phối hợp với các trường đào tạo trong ngành hàng hải các kiến thức cần thiết và thực hành các kỹ năng vận dụng. Có biện pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng Dự án trường đào tạo và Nhà máy sửa chữa tàu biển - Nâng cao tinh thần cống hiến và ý thức trách nhiệm của người lao động thông qua cơ chế trả lương công khai và cách tính lương đơn giản. Nosco đã sử dụng bảng lương theo trọng tải của tàu. Đây là một cách thức trả lương theo tính chất công việc, cần chú trọng hơn cách trả lương theo chất lượng công việc mà người lao động cống hiến, thúc đẩy được sự tăng cao năng suất - Tổ chức và thực hiện thường xuyên hơn công tác luân chuyển lao động để tạo điều kiện cho họ tự động học hỏi nâng cao kinh nghiệm. Do tính chất công việc của ngành đường biển đòi hỏi tính kinh nghiệm và trình độ chuyên nghiệp cao, từ đó có thể tổ chức những buổi truyền đạt kinh nghiệm hay cách thức truyền đạt kinh nghiệm của những người lâu năm trong nghề cho các thuyền viên mới trong công ty. Việc làm này có thể được bố trí thực hiện vào những ngày tàu neo đậu chờ hàng tại các cảng, đồng thời có chính sách khuyến khích phù hợp, lập thành các biên bản có ghi kinh nghiệm đã truyền đạt. Thứ ba, về hướng tiết kiệm chi phí sản xuất chung. - Tìm cách giảm thời gian dừng đỗ các cảng biển - Làm tốt công tác tìm hàng, trả hàng, tính toán thời gian chính xác để bớt thời gian chờ đợi hàng - Làm tốt công tác tự bảo dưỡng và sữa chữa, tự kiểm tra phương tiện hàng ngày để giảm thiểu khả năng ngừng sản xuất vì sự cố KẾT LUẬN Ngành giao thông vận tải là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân, nó đóng vai trò hết sức quan trọng góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Chính vì vậy việc đổi mới, hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của ngành giao thông vận tải là mối quan tâm lớn của nước ta hiện nay. Trong những năm gần đây ngành giao thông vận tải, đặc biệt là ngành vận tải biển đã có những bước đột phá trong cả số lượng lẫn chất lượng vận chuyển. Và Nosco là một công ty như vậy, 15 năm với những thành tích đã đạt được bằng chính nội lực của mình, Công ty đã có những bước đột phá, tạo dựng được uy tín và khẳng định thương hiệu Nosco trên thị trường vận tải biển thế giới, phấn đầu đưa công ty gia nhập đội ngũ doanh nghiệp 1000 tỷ đồng trước năm 2010. Để có được thành tích như vậy thì bộ phận kế toán, bộ phận phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý kinh tế trong công ty đã đóng góp một phần không nhỏ. Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần vận tải biển Bắc, tôi đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về công tá kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty, em nhận thấy bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành vận tải biển ở công ty, vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế nhất định cần khắc phục để hoàn thiện hơn công tác kế toán tại công ty. Như phương hướng hoàn thiện đã trình bày ở trên, việc tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ vận tải biển Nosco là có tính khả thi. Em hi vọng phần nào phương hướng hoàn thiện trên sẽ đem lại lợi ích trong việc quản lý kinh tế ở công ty đạt hiệu quả tốt hơn. Mặc dù được sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Quốc Trung và các cán bộ phòng kế toán công ty nhưng do trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế, cộng với kiến thức thực tế còn quá ít ỏi, nên việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành vận chuyển vẫn không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em mong được sự đóng góp ý kiến, sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và các cán bộ kế toán trong công ty cổ phần vận tải biển Bắc để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp (Trường ĐH kinh tế quốc dân) 2. Hệ thống kế toán áp dụng cho tổng công ty hàng hải Việt Nam 3. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh 4. Chế độ chứng từ kế toán 5. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành trong kinh doanh dịch vụ 6. Tạp chí kế toán ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21286.doc
Tài liệu liên quan