Hoàn thiện công tác kế toán chi phí (chi phí sản xuất) và tính giá thành dịch vụ vận tải (giá thành sản phẩm) tại Công ty cổ phần vận tải biển Bắc - NOSCO

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế mở cửa và hội nhập của nền kinh tế hiện nay, nhu cầu về vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu ngày một tăng cao đã mở ra triển vọng phát triển cho ngành vận tải biển Việt Nam. Trong xu thế chung của nền kinh tế là hướng tới mục tiêu hiệu quả và lợi nhuận cao nhất thì việc hạch toán chi phí mà mỗi doanh nghiệp bỏ ra để tài trợ cho quá trình hoạt động của mình là rất cần thiết. Trước hết nó phục vụ cho công tác quản lý, kiểm soát các nguồn lực sử dụng và xác định kết qu

doc98 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1540 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí (chi phí sản xuất) và tính giá thành dịch vụ vận tải (giá thành sản phẩm) tại Công ty cổ phần vận tải biển Bắc - NOSCO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có thể ổn định sản xuất, tìm cách tiết kiệm chi phí, hạ giá thành tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh và xây dựng phương hướng ứng dụng công nghệ mới cho sự phát triển của mình. Công tác hạch toán chi phí và tính giá thành ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định lãi lỗ và hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Vì thế hạch toán giá thành không chỉ ảnh hưởng trong nội bộ doanh nghiệp mà nó còn là đối tượng xem xét của các cơ quan cấp trên, cơ quan nhà nước, các nhà đầu tư.... Bởi những lý do trên nên em đã chọn đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ vận tải tại công ty cổ phần vận tải biển Bắc – NOSCO Qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần vận tải biển Bắc – Nosco đã mang lại cho em những kiến thức và được tìm hiểu các phần hành thực tế, về việc tổ chức công tác hạch toán kế toán, vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán cũng như các chế độ kế toán mà nhà nước ban hành trong doanh nghiệp cụ thể, nhất là công tác hạch toán chi phí giá thành tại công ty. Với những kiến thức đã học và trong một thời gian ngắn được làm quen với thực tế, cùng sự giúp đỡ tận tình của thầy Nguyễn Quốc Trung, các cán bộ kế toán trong công ty cổ phần vận tải biển Bắc – Nosco em xin được đóng góp một số ý kiến nhỏ bé cho việc hoàn thiện kế toán chi phí gái thành tại công ty. Nội dung của chuyên đề thực tập ngoài lời mở đầu và kết luận bao gồm 3 phần chính sau: Phần 1: Giới thiệu tổng quan về Công ty CP vận tải biển Bắc Phần 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ vận chuyển tại công ty CP vận tải biển Bắc Phần 3: Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ vận chuyển tại công ty PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP VẬN TẢI BIỂN BẮC 1.1. Giới thiệu tổng quan về công ty CP vận tải biển Bắc 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. * Tên và địa chỉ của công ty. - Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC - Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: NORTHERN SHIPPING JOINT STOCK COMPANY - Tên viết tắt: NOSCO. - Trụ sở chính: 278 Tôn đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội. - Điện thoại: (04)8515805, (04)8514377. - Fax: (04)5113347. - E-mail: NOSCO@fpt.vn. Công ty vận tải biển Bắc tiền thân là công ty vận tải thuỷ Bắc là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc cục đường sông Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 1108/QĐ/TCCB-LĐ ngày 03/6/1993 của bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Do yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, ngày 30/7/1997 tại Quyết định số 598/TTG, Thủ tướng chính phủ quyết định chuyển Công ty vận tải thuỷ Bắc vào làm thành viên của Tổng công ty hàng hải Việt Nam. Ngày 01/4/ 2004, tại quyết định số 219/QĐ-HĐQT của Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Công ty vận tải thuỷ Bắc được đổi tên thành công ty vận tải biển Bắc trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Ngày 28/11/2006, tại Quyết định số 2518/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần. Công ty chính thức chuyển sang công ty cổ phần vận tải Biển Bắc và đi vào hoạt động từ ngày 1/8/2007. Trong quá trình hoạt động, Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc thực hiện mô hình sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, trong đó vận tải biển là nhiệm vụ sản xuất chính, xuất khẩu lao động là mũi nhọn. Ngày 01/8/2007 Công ty bắt đầu đi vào hoạt động cổ phần hóa, công ty cũng chính thức trở thành thành viên của Tông công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đây được coi là bước ngoặt lớn của Nosco. Chuyển đổi mô hình hoạt động, mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng với kinh nghiệm thực tiễn cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã hoàn thành nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực hoạt động, đưa sản xuất vào ổn định và phát triển. Sau khi chuyển sang mô hình mới, Công ty từng bước sắp xếp lại lực lượng lao động, đẩy mạnh khai thác nguồn hàng, mở rộng tuyến vận tải, đưa công tác khai thác điều động tàu ngày càng hợp lý. Nhằm đảm bảo độ an toàn cao nhất cho đội tàu và thuyền viên, Nosco đã xây dựng hệ thống quản lý kiểm tra an toàn qua vệ tinh được đặt tại phòng an toàn của Công ty, đồng thời xây dựng phương án phân tuyến hoạt động phù hợp với tình trạng kỹ thuật của từng tàu, đáp ứng yêu cầu kĩ thuật về bảo quản và chuyên chở của từng loại hàng. Để tăng năng lực cạnh tranh, Công ty còn xác định rõ nhu cầu phát triển đội tàu qua các hình thức mua và đóng mới tàu. Nhanh chóng nắm bắt thị trường và liên tục đầu tư chiều sâu phát triển đội tàu, Nosco trở thành một trong những Công ty vận tải biển hàng đầu Việt Nam. Tổng trọng tải của đội tàu Biển Bắc đã lên tới trên 200 ngàn tấn với mức đầu tư trên 180 triệu USD. Ngoài tuyến hoạt động truyền thống Đông Nam Á và Bắc Á, công ty đã mở rộng sang các thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu, Nam Mỹ.... Từ những ngày đầu đi vào hoạt động, Công ty gặp không ít khó khăn khi Nhà nước xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá và chuyển sang cơ chế thị trường. Cơ sở vật chất thiếu thốn không đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh, chuyển sang cơ chế mới đội ngũ công nhân viên chưa theo kịp đòi hỏi của thực tế… đã có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của Công ty. Đứng trước những khó khăn ấy, Ban lãnh đạo đã quyết định chuyển hướng kinh doanh từ vận tải sông sang vận tải biển, đồng thời mở rộng kinh doanh sang xuất nhập khẩu máy thuỷ và kinh doanh đa ngành nghề nhằm hố trợ cho lĩnh vực kinh doanh chính. Công ty tập trung mọi lực lượng, tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp, các ngành mạnh dạn vay vốn tăng số lượng và trọng tải đội tàu. Khắc phục những khó khăn đang tồn tại, Nosco đã thu được nhũng thành quả đáng khích lệ: đến nay Công ty liên tục hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch được giao, sản lượng doanh thu năm sau cao hơn năm trước với tốc độ tăng trưởng bình quân 10%/năm, thu nhập và đời sống của cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện. Năm 1993, doanh thu đạt 5.247 triệu đồng, thu nhập bình quân đạt 218.000đ/người/tháng, sau 10 năm- năm 2003, doanh thu đạt 97.670.714.499đ, thu nhập bình quân đạt 2.209.395đ/người/tháng, năm 2005 doanh thu đạt 156.075.890.298đ, thu nhập bình quân đạt 4.729.080đ/người/tháng. Lợi nhuận trước thuế tăng cao, năm 1993 là 34 triệu đồng, năm 2003 là 683.590.804đ, năm 2005 đạt 5.991.241.820đ. Các khoản nộp ngân sách Nhà nước, năm 1993 nộp 211 triệu đồng, năm 2003 nộp 2.087.126.417đ, năm 2005 là 3.884.728.420đ. Năm 2006 doanh thu đạt trên 156 tỷ đồng tăng gấp 29,7 lần, thu nhập bình quân của người lao động tăng 16 lần so với năm đầu đi vào hoạt động. Có thể nói rằng, từ xuất phát điểm 95% vốn kinh doanh là vốn vay, trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường mà Công ty vẫn bảo toàn và phát triển như kết quả trên là một thắng lợi lớn. Đặc biệt, tháng 8 năm 2008 tàu Noscow Glory 68.591 DWT của công ty – là tàu hàng rời đầu tiên treo cờ Việt Nam, đăng kiểm Việt Nam, lực lượng thuyền bộ Việt Nam đã nhập cảng Portland (Mỹ) thành công. Với những kết quả nói trên, Công ty vận tải biển Bắc đã được Bộ và công đoàn Bộ Giao thông vận tải, Tổng công ty và Công đoàn Tổng công ty hàng hải Việt Nam, Quận uỷ và Uỷ ban nhân dân quận Đống Đa tặng thưởng nhiều bằng khen, cờ thi đua xuất sắc và nhiều danh hiệu thi đua khác, năm 2003 Công ty được Nhà nước khen tặng huân trương lao động hạng ba. Và đặc biệt, nhân kỷ niệm 15 năm thành lập, công ty cổ phần vận tải Biển Bắc được Nhà nước tặng thưởng huân chương Lao động hạng Nhì. * Tư cách pháp nhân của công ty. Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại các ngân hàng trong và ngoài nước, được phát hành cổ phiếu, trái phiếu theo quy định của pháp luật hiện hành. Công ty được hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có bảng cân đối kế toán riêng, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh và được lập các quỹ theo quy định của Luật Doanh nghiệp và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. Công ty có vốn điều lệ và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. * Tình hình nhân sự trong công ty (tính đến 01/01/2008) Chỉ tiêu Số người Tổng số lao động 464 Tổng nhân viên nữ 112 Tổng số nhân viên nam 352 Trong đó: 1. Hội đồng quản trị 07 2. Ban kiểm soát 06 3. Ban giám đốc 03 4. 09 phòng nghiệp vụ 63 Phòng TC-KT 10 Phòng TCCB-LĐ 08 Phòng Kinh tế-Đầu tư-Đối ngoại 06 Văn phòng tổng giám đốc 06 Phòng vận tải biển 09 Phòng Kinh tế-Vận tải 07 Ban tàu sông 05 Phòng pháp chế thuyền viên 06 Bảo vệ 06 5. Thuyền viên công ty 247 Thuyền viên tàu biển 164 Thuyền viên tàu sông 57 Thuyền viên tàu khách 26 6. Đơn vị hạch toán phụ thuộc 139 Trung tâm xuất nhập khẩu CKD 24 Công ty TNHH 1 thành viên đào tạo và cung ứng nhân lực quốc tế NOSCO 19 Trung tâm du lịch hàng hải 09 Công ty TNHH 1 thành viên XNK Đông Phong 21 Chi nhánh Hải Phòng 19 Xí nghiệp vận tải thủy NOSCO tại Quảng Ninh 15 Chi nhánh TPHCM 08 Xí nghiệp xây dựng 06 Nhà máy sữa chữa tàu biển 18 Nhân sự trong công ty được lớn mạnh cùng sự phát triển của công ty cả về quy mô lẫn về chất lượng, phục vụ tốt nhất cho sự phát triển của công ty 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm kinh doanh cơ bản của công ty. 1.1.2.1. Ngành nghề kinh doanh. - Vận tải hàng hóa, xăng dầu, Công ten nơ bằng đường biển, đường sông, đường bộ. - Vận tải hành khách bằng đường biển, đường sông, đường bộ. - Vận tải đa phương thức. - Dịch vụ Logistics. - Thuê tàu, cho thuê tàu, môi giới cho thuê tàu, đại lý vận tải, dịch vụ Công ten nơ, dịch vụ vận tải và các dịch vụ khác. - Xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư, tôn sắt thép, thiết bị, phụ tùng, hàng hóa, phương tiện giao thông vận tải. - Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa. - Sản xuất, mua, bán các sản phẩm nội thất gia đình và văn phòng. - Cung ứng lao động việt Nam đi nước ngoài. - Đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động đi lao động ở nước ngoài và đào tạo nghề cho người lao động Việt Nam. - Kinh doanh dịch vụ du lịch. - Kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa. - Mua bán tàu biển, sữa chữa tàu biển và các trang thiết bị hàng hải. - Xây dựng các công trình giao thông, dân dụng. - Dịch vụ kinh doanh nhà khách ( lưu trú và văn phòng ). - Sữa chữa, sản xuất, lắt đặt các loại phương tiện, thiết bị Công trình giao thông đường thủy, đường bộ. - Sản xuất, kinh doanh cấu kiện bê tông đúc sẵn, vật liệu xây dựng. Tùy theo nhu cầu của thị trường và khả năng, điều kiện thực tế ở từng thời điểm cụ thể, Hội đồng quản trị công ty có thể xem xét và quyết định chấp thuận mở rộng hoặc thu hẹp ngành nghề kinh doanh theo đề nghị của Tổng giám đốc ( TGĐ ). Các đối tác chính của công ty. - Kingsway shipping co,LTD. - Five ocean corporation. - NR shipping co, LTD. - Ocean Eleven shipping Corp. 1.1.2.2. Các đơn vị thành viên của công ty. Từ khi thành lập cho đến nay công ty không ngừng vươn lên khẳng định mình trong cơ chế thị trường, nỗ lực phấn đấu vượt mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, công ty ngày càng phát triển mở rộng sản xuất, đa phương thức, đa ngành nghề kinh doanh. Hiện nay công ty có các đơn vị thành viên ở các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội như sau: - Công ty TNHH một thành viên đào tạo và cung ứng nhân lực quốc tế NOSCO - 278 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà nội - Trung tâm xuất nhập khẩu máy móc thiết bị, phụ tùng thủy - Trung tâm XNK-TM Đông Phong - Trung tâm du lịch hàng hải - 278 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà nội - Xí nghiệp vận tải thủy NOSCO tại Quảng Ninh - Số 29 Lê Thánh Tông, TP. Hạ Long, Quảng Ninh - Chi nhánh công ty tại Hải Phòng - Số 102 Lý Thường Kiệt, Hồng Bàng, Hải Phòng - Tòa nhà NOSCO tại thành phố Hồ Chí Minh - 220/150/35 Đường Lê Văn Sỹ, Phường 14, Quận 3, TP. HCM - Nhà máy sữa chữa tàu biển NOSCO – VINALINES - Xã Liên Hoà, Huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. - Xí nghiệp xây dựng - Xã Liên Mạc, Huyện Từ Liêm, Hà Nội - Trung tâm xuất nhập khẩu CKD - 278 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội. Một vài chỉ tiêu kinh tế qua các năm: Năm Chỉ tiêu 31/12/2006 1/1/2007 đến 31/07/2007 1/8/2007 đến 31/12/2007 31/12/2007 31/12/2008 Doanh thu thuần 156.004.646.309 140.354.428.868 215.981.784.015 356.336.212.883 953.063.361.525 Giá vốn 129.453.706.589 106.400.514.975 139.843.575.792 246.244.090.767 657.381.753.289 Lợi nhuận sau thuế 4.773.555.445 5.634.158.243 32.016.138.721 37.650.296.964 83.780.354.259 1.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty. Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ công ty đã dần hoàn thiện và có một bộ máy quản lý rất hợp lý và khoa học được xây dựng theo kiểu trực tuyến chức năng kết hợp vừa tập trung vừa phân tán đem lại hiệu quả cao trong việc điều hành công ty.Các phong ban trong công ty có các chức năng và nhiệm vụ như sau: VP.TGĐ Trung tâm TV Phòng TCCB-LĐ Phòng TC-KT Phòng KT Phòng Vật Tư Phòng VTải biển Phòng KTĐT-ĐN Phòng PC an toàn ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG H ĐQT Ban kiểm soát Tổng giám đốc Công ty TNHH 1TV XNK Đông Phong Xí nghiệp vận tải thủy NOSCO tại Quảng Ninh Chi nhánh Hải Phòng Chi nhánh TP Hồ Chí Minh Trung tâm xuất nhập khẩu CKD Nhà máy sữa chữa tàu biển Trung tâm du lịch hàng hải Xí nghiệp xây dựng Công ty TNHH 1TV đào tạo và cung ứng nhân lực quốc tế Sơ đồ 1.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY NOSCO Đường sông Đường biển 1.1.3.1. Phòng vận tải biển. a. Chức năng: Là phòng tham mưu cho Hội đồng Quản trị và Tổng giám đốc về lĩnh vực quản lý, điều hành khai thác đội tàu biển của công ty. Trực tiếp tổ chức quản lý, kinh doanh đội tàu biển chuyên dụng của công ty. Thừa lệnh Tổng giám đốc hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và đôn đốc các tàu biển của Công ty trong việc thực hiện quản lý, điều hành đội tàu theo định hướng phát triển đội tàu của Công. Tham mưa cho các đơn vị trực thuộc trong việc quản lý, điều hành khai thác và phát triển đội tàu biển của đơn vị theo định hướng phát triển của toàn Công ty. b. Nhiệm vụ: Về công tác quản lý đội tàu biển: Xây dựng phương án quản lý, điều hành kinh doanh vận tải biển và phát triển đôih tàu theo định hướng của công ty; Đề xuất các chế độ, biện pháp nhằm đảm bảo cho đội tàu hoạt động có hiệu quả. Tổ chức quản lý kinh doanh đội tàu của Công ty. Về công tác khai thác đội tàu và dịch vụ đại lý hang hải: Tham mưu cho Tổng giám đốc công ty và trực tiếp thương lượng, ký kết và thực hiện các hợp đồng về khai thác tàu biển của Công ty. Tham mưu cho Công ty trong việc giao dịch và kí kết các hợp đồng về khai thác tàu biển của công ty. Thu cước tàu và theo dõi, kiểm soát việc thu cước. Nghiên cứu và mở rộng thị trường dịch vụ vận tải, đại lý mô giới hang hải; Nghiê cứu, tham mưu cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc công ty về dịch vụ LOGISTICS. Tư vấn cho các đơn vị trực thuộc trong công tác khai thác tàu vận tải biển và đại lý, môi giới hang hải. 1.1.3.2. Phòng pháp chế- an toàn. a. Chức năng: Là phòng tham mưu về nghiệp vụ pháp lý cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc công ty trong việc quản lý, tổ chức và điều hành các hoạt động của Văn phòng công ty và các đơn vị trực thuộc. Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ pháp lý đối với các đơn vị trực thuộc và các phòng chức năng thực hiện các phần việc có lien quan đến trách nhiệm của công ty trong việc quản lý, tổ chức và điều hành các hoạt động của công ty và các đơn vị trực thuộc theo uỷ quyền của Tổng giám đốc. Tư vấn pháp luật cho các phòng nghiệp vụ, các đơn vị trực thuộc. Thường trực trong các quan hệ về nghiệp vụ pháp lý giữa công ty với các cơ quan Nhà nước và các đối tác trong và ngoài nước.Thừa lệnh Tổng giám đốc công ty, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của người phụ trách (DPA) hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra đôn đốc các tàu biển và các phòng lien quan thực hiện theo bộ luật quản lý an toàn (ISM), Bộ luật an ninh hàng hải (ISPS)… b. Nhiệm vụ: Về pháp luật chuyên nghành Hàng hải: Soạn thảo các văn bản, hỗ trợ các phòng nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc về thủ tục pháp lý, xử lý tranh chấp, cụ thể: Chủ trì việc nghiên cứu, tham mưu cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc công ty trong việc kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước ban hành các chính sách, chế độ liên quan đến hoạt động Hàng hải; tham gia xây dựng chính sách Hàng hải theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia… Về pháp luật kinh doanh: Chủ trì việc tham mưu về mặt pháp lý cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc công ty thực hiện việc quản lý, tổ chức, điều hành hoạt động của công ty và các đơn vị trực thuộc theo đúng điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty và các quy định pháp luật hiện hành khác. Tham gia xây dựng, chuẩn hoá dự thảo các tài liệu chính thức hoặc các văn kiện pháp lý khác của công ty nhằm đảo bảo tính hợp pháp, hợp lệ về mặt nội dung và hạn chế tối đa các sai sót về kỹ thuật văn bản. Tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị trực thuộc giải quyết các thủ tục pháp lý, hành chính… liên quan đến việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển do pháp luật quy định. Giải quyết các tranh chấp khiếu nại, đòi bồi thường hoặc các tranh tụng khác liên quan đến lợi ích, uy tín của công ty, các đơn vị trực thuộc hoặc các cá nhân người lao động trong Công ty. Về công tác an toàn hàng hải: Xây dựng và tổ chức thực hiện sổ tay Quản lý an toàn, kế hoạch an ninh trên các tàu của Công ty theo sự chỉ đạo trực tiếp của người phụ trách(DPA). Giám sát, kiểm tra thúc đẩy việc thực hiện hệ thống quản lý an toàn trên tàu và tất cả các phòng nghiệp vụ có liên quan. Tiến hành các thủ tục cần thiết để mua bảo hiểm cho các tàu. Hướng dẫn thuyền trưởng các thủ tục cần thiết để xử lý các vấn đề có liên quan đến tai nạn và sự cố cần bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi kinh tế cho đội tàu trong lĩnh vực bảo hiểm. Cung cấp đầy đủ ấn phẩm Hàng hải, hải đồ nhật kí các tàu. Làm các thủ tục cần thiết để các cơ quan chức năng cấp các giấy chứng nhận ISSC, SMC cho các tàu đảm bảo theo quy định kinh doanh vận tải biển hiện hành. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của người phụ trách(DPA) theo dõi hướng dẫn mọi hoạt động của tàu nhằm ngăn ngừa và nhanh chóng khắc phục mọi hậu quả do thiên tai, bão tố, tai nạn hang hải nhằm bảo vệ tính mạng thuyền viên, tài sản Công ty và môi trường biển. 1.1.3.3. Phòng thuyền viên. a. Chức năng: Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc về tuyênr dụng, quản lý, đào tạo và sử dụng đội ngũ thuyền viên đủ tiêu chuẩn đảm bảo theo quy định của công ước Quốc tế và Bộ luật hàng hải. Phòng trực tiếp tổ chức bố trí, quản lý, đào tạo và sử dụng đội ngũ cho thuê thuyền viên của Công ty. Đề xuất các vấn đề có liên quan đến thuyền viên đội tàu biển của Công ty… b. Nhiệm vụ: Về công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng thuyền viên. Trực tiếp dự thảo quy chế tuyển dụng theo đúng quy trình tuyển dụng thuyền viên tại sổ tay quản lý an toàn, báo cáo Tổng giám đốc công ty, trình Hội đồng quản trị phê chuẩn. Trực tiếp quản lý, sử dụng thuyền viên tàu biển. Thừa uỷ quyền của Tổng giám đốc chỉ đạo, hướng dẫn thuyền viên trong việc thực hiện nhiệm vụ, chức trách thuyền viên theo quy định của bộ luật hàng hải và các quy định của Bộ luật quản lý an toàn(ISM)…. 1.1.3.4. Phòng kĩ thuật. a. Chức năng: Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho HĐQT và Tổng giám đốc công ty về quản lý kĩ thuật đội tàu và các phương tiện kĩ thuật do công ty quản lý. Phòng trực tiếp quản lý, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về kĩ thuật, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa, phục vụ khai thác kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Tư vấn cho các đơn vị trực thuộc trong công tác kỹ thuật, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa phục vụ khai thác kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. b. Nhiệm vụ: Trực tiếp xây dựng các định mức tiêu hao nhiên liệu, vật tư, phụ tùng cho các tàu và ôtô do công ty quản lý; theo dõi định mức nhiên liệu, phụ tùng vật tư, thường xuyên điều chỉnh định mức phù hợp với thực tế sử dụng. Trực tiếp lập và thực hiện kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng và cung ứng vật tư cho các tàu nhằm bảo đảm đội tàu do công ty quản lý và khai thác hoạt động liên tục, hạn chế tối thiểu các sự cố kỹ thuật cũng như việc lãng phí vật tư, nhiên liệu nhằm kinh doanh có hiệu quả… 1.1.3.5. Phòng vật tư. a. Chức năng: Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho hội đồng quản trị và Tổng giám đốc về quản lý, sử dụng, cấp phát vật tư, phụ tùng, nhiên liệu… cho đội tàu của công ty theo đúng định mức kỹ thuật. Phòng trực tiếp chỉ đạo và quản lý công tác vật tư của đội tàu biển Công ty. Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Hội đòng quản trị và Tổng giám đốc về công tác đóng mới đội tàu công ty theo đúng dự án đã duyệt. Tư vấn cho các đơn vị trực thuộc trong công tác quản lý, cấp phát vật tư và đóng mới. b. Nhiệm vụ: Về công tác vật tư: Trực tiếp xây dựng nội quy, quy chế, quy trình quản lý, cấp phát nhiên liệu, vật tư, phụ tùng, nhiên liệu… Cho các tàu biển do công ty trực tiếp khai thác quản lý báo cáo cho Tổng giám đốc công ty xem trước khi trình Hội đồng quản trị công ty phê chuẩn. Lập kế hoạch về cung ứng vật tư, phụ tùng, nhiên liệu… cho đội tàu của công ty theo đúng chủng loại, số lượng đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật… Về công tác đóng mới: Tham mưu cho Tổng giám đốc về phương án, chủng loại tàu cần đóng và giá thành đóng mới tàu; Chủ động tìm các đối tác cung ứng vật tư, thiết bị, phụ tùng, để tham mưu cho tổng giám đốc công ty và hội đồng quản trị trong công tác đóng mới; Nghiên cứu hồ sơ thiết bị kĩ thuật, công nghệ đóng tàu và có ý kiến tham mưu đảm bảo hợp lý- hiệu quả trong vận hành khai thác tàu; Trực tiếp giám sát, theo dõi thi công trên cơ sở thiết kế đã được duyệt; tổ chức nhiệm thu tàu đóng mới theo quy trình, quy phạm đóng tàu của nhà nước và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. 1.1.3.6. Phòng kinh tế - đầu tư - đối ngoại. a. Chức năng: Làm tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị về: Công tác kế hoạch, thống kê, đầu tư phát triển của công ty. Lĩnh vực quan hệ với đối tác bên ngoài, tìm kiếm các nguồn đầu tư trong và ngoài nước phục vụ cho mục đích phát triển của công ty. Thông qua hoạt động quản lý để hướng dẫn các đơn vị trực thuộc triển khai các công tác nêu trên và chịu trách nhiệm đảm bảo công tác kế hoạch, đầu tư của công ty được thực hiện theo đúng định hướng, chủ trương, chính sách của nhà nước quy định. b. Nhiệm vụ: Về công tác kế hoạch: Xây dựng, trình duyệt, triển khai các kế hoạch dài hạn và hàng năm của công ty, cụ thể: Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch sản lượng, đầu tư phát triển và lợi nhuận của toàn công ty. Tổng hợp các mặt kế hoạch khác như Tài chính, lao động, tiền lương, kinh doanh tập trung… để hình thành kế hoạch toàn diện của Công ty trình Hội đồng quản trị, Đại hội cổ đông thường niên và các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định… Về công tác thống kê: Tổ chức thống kê, phân tích tổng hợp kết quả thực hiện các mặt hoạt động để lập báo cáo tháng, quý, năm, của Công ty và của các đơn vị trực thuộc theo các quy định hiện hành của nhà nước và các yêu cầu của hội đồng quản trị và Tổng giám đốc công ty Về công tác đầu tư xây dựng cơ bản: Là đầu mối quản lý hoạt động đầu tư và xây dựng cơ bản của công ty với các nhiệm vụ như: làm tham mưu cho công ty trong việc xét và phê duyệt hoặc trình duyệt các dự án đầu tư, làm tham mưu cho thẩm định thiết kế, dự toán, tổ chức đấu thầu, xét và phê duyệt, công nhận kết quả đấu thầu theo phân cấp của Nhà nước… Về công tác đối ngoại: Giao dịch và xử lý các mối quan hệ đối ngoại, quản lý thông tin đối ngoại, giải quyết các thủ tục cho đoàn khách quốc tế vào làm việc với công ty. Xây dựng phương hướng, mục tiêu phát triển hoặc tham gia liên doanh trong tương lai; trực tiếp tham gia vào việc giao dịch, thương thảo và kí các hợp đồng liên doanh, các hợp đồng kinh tế với các đối tác ngoài nước. Về công tác dự án: Thực hiện theo quy định của Tổng công ty hàng hải Việt Nam và các quy định của Nhà nước hiện hành về công tác dự án. 1.1.3.7. Phòng tài chính - kế toán. a. Chức năng: Là phòng tham mưu cho hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong lĩnh vực tài chính, tổ chức công tác kế toán và nghiệp vụ kế toán của toàn công ty đúng chính sách pháp luật quy định. Thông qua hoạt động quản lý, kiểm tra và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc công ty triển khai thực hiện các công tác nêu trên. Thực hiện việc nghiên cứu, tham mưu cho lãnh đạo công ty về kinh doanh tài chính, tham gia thị trường chứng khoán, tìm kiếm và huy động vốn trong và ngoài nước để kinh doanh. b. Nhiệm vụ: Về công tác hạch toán tổng hợp: Lập kế hoạch tài chính hàng năm, tổng hợp kết quả thực hiện các hoạt động của công tác tài chính- kế toán của công ty. Về công tác hạch toán kinh doanh: Làm tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc chi tiêu văn phòng, quản lý các quỹ tập trung và hạch toán tổng hợp về tài chính của các đơn vị trực thuộc. Về công tác tài chính: Tổ chức huy động vốn, quản lý phần vốn góp của công ty tại các công ty thành viên, công ty cổ phần và liên doanh; tham gia kinh doanh trên thị trường chứng khoán 1.1.3.8. Phòng tổ chức cán bộ - lao động. a. Chức năng: Là phòng tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc công ty trong việc tổ chức thực hiện công tác cán bộ, đào tạo lao động tiền lương. Thừa lệnh Tổng giám đốc công ty hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp thành viên thực hiện chế độ chính sách, quy định của nhà nước và quyết định của Tổng công ty.. trong công tác tổ chức cán bộ và lao động tiền lương… b. Nhiệm vụ: Về công tác tổ chức - quản lý doanh nghiệp: Tham mưu cho Tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị và các cấp có thẩm quyền quyết định các vấn đề sau đây theo điều lệ tổ chức và hoạt động công ty cổ phần vận tải Biển Bắc Về công tác lao động - tiền lương: Tham mưu cho Tổng giám đốc và thừa lệnh Tổng giám đốc công ty xây dựng, trình Hội đồng quản trị công ty duyệt, ban hành các vấn đề sau: Kế hoạch lao động tiền lương và mức chi phí tiền lương hàng năm của công ty. Các chức danh, tiêu chuẩn chuyên viên, nhân viên, công nhân kĩ thuật của công ty. Kế hoạch bảo hộ lao động, các quy phạm về an toàn lao động trong công ty… 1.1.3.9. Văn phòng Tổng giám đốc công ty. a. Chức năng, nhiệm vụ Là phòng nghiệp vụ tổng hợp giúp việc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc công ty, lập kế hoạch công việc của công ty và thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của HĐQT và Tổng giám đốc. Văn phòng là đầu mối tiếp nhận, chuyển giao, xử lý, lưu trữ các tài liệu, thong tin, văn bản phục vụ cho công việc của công ty. Là đầu mối quan hệ với các cơ quan hữu quan và các đơn vị trực thuộc Công ty.Thực hiện công việc hành chính, quản trị, thi đua khen thưởng, xây dựng nội quy, quy chế của công ty về quản lý phương tiện, thiết bị, tài sản… Bảo vệ chật tự văn phòng công ty, phòng cháy nổ, bão lụt.Theo dõi, quản lý tài sản cơ quan, sửa chữa nhà cửa, trụ sở, bổ sung phương tiện đi lại, trang thiết bị văn phòng, cấp phát văn phòng phẩm, vật rẻ tiền mau hỏng, thiết bị thông tin liên lạc, điện nước, quản lý điều hành các phương tiện, đáp ứng yêu cầu hoạt động bình thường ổn định của cơ quan. Và một số việc khác nữa… 1.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty CP vận tải biển Bắc. 1.2.1. Đặc điểm, tổ chức bộ máy kế toán tại công ty. Công ty áp dụng theo quy định 15. Thực hiện chế độ kế toán thống kê trên cơ sở các chuẩn mực kế toán Việt Nam và những quy định pháp luật hiện hành khác tại Việt nam. Công ty lập sổ sách kế toán bằng tiếng Việt Nam và lưu giữ hồ sơ kế toán theo loại hình hoạt động kinh doanh mà công ty tham gia. Những hồ sơ này phải chính xác, cập nhật, có hệ thống và phải đủ để chứng minh và giải trình các giao dịch của công ty. Công ty sử dụng đồng Việt Nam làm đơn vị tiền tệ dùng trong kế toán. Dựa vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy mô hoạt động của công ty, bộ máy kế toán trong công ty được tổ chức theo hình thức phân tán. Các trung tâm, chi nhánh có phòng kế toán riêng, hạch toán độc lập. Cuối kỳ, thực hiện việc báo sổ lên công ty để phòng kế toán trên công ty thực hiện việc xác định kết quả kinh doanh toàn công ty và lập báo cáo tài chính. Sơ đồ 1-2: SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN Kế toán trưởng Phó phòng kế toán Kế toán Doanh thu, tạm ứng và hoàn tạm ứng Kế toán ngân hàng Kế toán tiền mặt và TSCĐ Kế toán công nợ, thuế và tiền lương Kế toán các đơn vị trực thuộc Kế toán BHXH kiêm phải thu, phải trả khác Xí nghiệp vận tải thuỷ NOSCO tại Quảng Ninh Trung tâm Xuất nhập khẩu CKD Nhà máy sửa chữa tàu biển NOSCO - VINALINES Trung tâm du lịch Hàng hải Chi nhánh TP Hồ Chí Minh Xí nghiệp xây dựng Công ty TNHH một thành viên đào tạo và cung ứng nhân lực quốc tế NOSCO Chi nhánh Hải Phòng Thủ quỹ Công ty TNHH 1 TV XNK Đông Phong Kế toán trưởng: Tổ chức công tác kế toán, thống kê và bộ máy kế toán phù hợp với công tác tổ chức sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu tồn tại và phát triển của Công ty. Tổ chức ghi chép tính toán và phản ảnh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Xác định và phản ánh chính xác, kịp thời, đúng chế độ, kết quả kiểm kê tài sản hàng kỳ. Đề xuất xử lý các khoản hao hụt, mất mát, hư hỏng (nếu có).Xét duyệt các báo cáo kế toán, thống kê và báo cáo tài chính của đơn vị trực thuộc. Lập, tổng hợp đầy đủ và gửi đúng hạn báo cáo kế toán, thống kê và quyết toán tài chính của Công ty theo chế độ qui định. Tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ Công ty và các đơn vị trực thuộc (nếu có). Nghiên cứu các chế độ chính sách trong lĩnh vực thuế, tài chính, thống kê, luật doanh nghiệp của Nhà nước liên quan đến hoạt động của Công ty nhằm đưa ra cách thực hiện phù hợp. Tổ chức phổ biến và hướng dẫn kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính, kế toán, thống kê hiện hành cho cấp dưới và các bộ phận liên quan. Phó phòng kế toán: Có nhiệm vụ thu chi và quản lý theo dõi các phần hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành vận tải. Kiểm tra giám sát các công việc do kế toán viên thực hiện. Thay mặt Kế toán trưởng xét duyệt các báo cáo kế toán, thống kê và báo cáo tài chính của đơn vị trực thuộc. Lập, tổng hợp đầy đủ và gửi đúng hạn báo cáo kế toán, thống kê và quyết toán tài chính của Công ty theo chế độ qui định. Thay mặt cho Kế toán trưởng, tổ chức ph._.ổ biến và hướng dẫn kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính, kế toán, thống kê hiện hành cho cấp dưới và các bộ phận liên quan. Thay mặt cho Kế toán trưởng, tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán. Thay mặt cho Kế toán trưởng, giải thích một số số liệu báo cáo tài chính kế toán trước Ban Giám đốc, Hội đồng quản trị Công ty và các Cơ quan hữu trách khi cần thiết. Kế toán bảo hiểm xã hội kiêm phải thu, phải trả khác. Theo dõi và lập bảng tính phân bổ, hạch toán các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ(nếu có) phải nộp và đã nộp. Theo dõi các khoản có tính chất phi hàng hóa và có tính vãng lai như phải trả tiền phạt, tiền bồi thường cho đơn vị khác, phải trả thu nhập cho các cổ đông, các bên tham gia liên doanh,liên kết. Lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán, bảo mật số liệu kế toán. Kế toán ngân hàng: Giao dịch với ngân hàng và theo dõi số liệu theo yêu cầu thanh toán. Đối chiếu và cung cấp các chứng từ thanh toán với Kế toán công nợ. Cung cấp số liệu chi tiết hoặc tổng hợp phục vụ cho nhu cầu quyết toán. Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán, bảo mật số liệu kế toán. Chấp hành lệnh điều động, chỉ đạo của Kế toán trưởng, Phó Kế toán trưởng (trong quyền hạn qui định). Kế toán tiền mặt và TSCĐ: Lập chứng từ thanh toán trên cơ sở kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ gốc và các chứng từ khác theo qui định (bao gồm các loại thanh toán - tiền mặt, và không dùng tiền mặt và tín dụng). Nhập liệu vào hệ thống, xử lý, theo dõi, quản lý và báo cáo mọi phát sinh, biến động, hiện hữu của vốn bằng tiền trong phạm vi được giao theo chế độ báo cáo hiện hành hoặc theo yêu cầu của BGĐ. Quản lý việc tạm ứng và thanh toán tạm ứng theo từng đối tượng. Theo dõi và lập chứng từ tăng giảm, hiện hữu của TSCĐ, sửa chữa và chi phí sửa chữa TSCĐ trong phạm vi được giao. Tính toán khấu hao theo chế độ hiện hành. Phát hiện tình trạng và mức độ hư hỏng (nếu có) đề xuất mua sắm mới và sửa chữa khi cần thiết. Kế toán công nợ, thuế và tiền lương: Viết hoá đơn GTGT xuất giao hàng. Cùng Kế toán vật tư, hàng hóa, thành phẩm, Kế toán thanh toán đối chiếu các khoản công nợ phát sinh. Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các phát sinh này. Theo dõi hợp đồng, lập biên bản thanh lý hợp đồng của những hợp đồng đã ký kết (nếu cần). Báo cáo tình hình công nợ định kỳ hoặc thời điểm theo chế độ báo cáo hiện hành hoặc theo yêu cầu của Ban Giám đốc. Lập biên bản đối chiếu cộng nợ khi có yêu cầu (của Ban Giám đốc hoặc Kế toán trưởng) và cuối mỗi niên kỳ kế toán. Cung cấp số liệu tổng hợp hoặc chi tiết phục vụ cho công tác quyết toán. Đồng thời kiểm tra các tài liệu tính lương bảng kê sản lượng, ngày công, đơn giá vận chuyển. Đối chiếu số liệu với bảng lương, lập bảng phân bổ và hạch toán chi phí tiền lương. Kế toán Doanh thu, tạm ứng và hoàn tạm ứng: Theo dõi doanh thu bán hàng toàn công ty, lập bảng kê bán ra theo mẩu báo cáo. Quản lý việc tạm ứng và thanh toán tạm ứng theo từng đối tượng. Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán, bảo mật số liệu kế toán. Thủ quỹ: Thực hiện việc chi, thu tiền mặt theo chứng từ chi, thu do phòng phát hành theo qui định. Quản lý tiền mặt tại quỹ, đảm bảo an toàn tiền. Kiểm quỹ và lập báo cáo kiểm quỹ theo định kỳ. Phát lương hàng tháng theo bảng lương cho từng bộ phận. Rút hoặc nộp tiền qua ngân hàng khi có yêu cầu. 1.2.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại công ty. 1.2.2.1. Đặc điểm chung trong việc vận dụng chế độ. Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính. Báo cáo tài chính được lập và trình bày phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành. a. Kỳ kế toán: Công ty áp dụng kỳ kế toán năm: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 cùng năm. Năm tài chính đầu tiên bắt đầu từ ngày thành lập và kết thúc vào ngày 31/12 năm đó. b. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ của công ty là phương pháp khấu hao đường thẳng. Tài sản cố định được xác định theo nguyên giá, được phản ánh trên bảng cân đối kế toán theo các chỉ tiêu nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại. Mức khấu hao của 1 TSCĐ được tính theo công thức sau: Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao năm Trong đó: Tỷ lệ khấu hao năm = x 100% c. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho của công ty đang sử dụng là phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp tính thuế: Công ty đăng kí tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. 1.2.2.2. Hình thức tổ chức sổ kế toán tại công ty. Công ty áp dụng hình thức ghi sổ trên máy tính. Phần mềm sử dụng là Eureka. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và yêu cầu hạch toán tại đơn vị mà hiện nay Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ với hệ thống sổ sách sử dụng tương đối phù hợp với chế độ kế toán do Nhà nước ban hành. Hệ thống sổ công ty sử dụng bao gồm: Sổ tổng hợp và sổ chi tiết. Trong đó sổ tổng hợp gồm: Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái. Sổ chi tiết gồm: sổ, thẻ kế toán chi tiết. Chứng từ ghi sổ: dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: dùng để phản ánh chứng từ ghi sổ theo trình tự thời gian, số hiệu lập chứng từ ghi sổ và ngày tháng lập chứng từ ghi sổ. Sổ Cái: dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ và trong một niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Sổ kế toán được mở vào đầu kỳ kế toán năm. Tổng Giám đốc và kế toán trưởng ký duyệt vào sổ kế toán chính thức sau khi in ra từ máy vi tính. Việc ghi sổ kế toán được căn cứ vào chứng từ đã được kiểm tra đảm bảo quy định về chứng từ kế toán, chứng từ hợp pháp, hợp lý. Cuối kỳ kế toán thực hiện khoá sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính, trong trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp phát hiện sai sót trước khi báo cáo tài chính năm nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì tiến hành sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán đó của năm đó trên máy vi tính. Trường hợp phát hiện ra sai sót sau khi báo cáo tài chính năm được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì tiến hành chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót trên máy vi tính hoặc ghi chú vào dòng cuối sổ kế toán năm có sai sót. Các trường hợp sữa chữa khi ghi sổ bằng máy vi tính đều được thực hiện bằng “phương pháp ghi số âm” hoặc “phương pháp ghi bổ sung”. Trình tự ghi sổ kế toán bằng máy vi tính áp dụng tại Công ty bảo đảm các yêu cầu: Có đủ sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết đáp ứng yêu cầu kế toán, các sổ kế toán có đầy đủ các yếu tố theo quy định của chế độ sổ kế toán. Các quy định về mở sổ, ghi sổ, khoá sổ và sữa chữa sổ kế toán được thực hiện đúng theo quy định. Sơ đồ 1-3: SƠ ĐỒ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Số thẻ kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Trình tự ghi sổ: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ, sau đó dùng để ghi vào sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ Cái. Căn cứ vào sổ Cái lập bảng Cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết ( được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết ) được dùng để lập Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết. 1.2.2.3. Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản, hệ thống chứng từ và hệ thống báo cáo kế toán. a. Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản. Hệ thống tài khoản kế toán của công ty được áp dụng theo hệ thống tài khoản kế toán của tổng công ty Hàng hải Việt Nam được ban hành theo quyết định 341/QĐ-TCKT của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam ngày 25/04/2001. Hệ thống tài khoản kế toán của công ty được xây dựng trên nguyên tắc: Đảm bảo phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty, phù hợp và đáp ứng yêu cầu đặc điểm của nền kinh tế, vận dụng có chọn lọc các chuẩn mực thông lệ quốc tế. Tài khoản kế toán được kí hiệu, mã hoá theo một nguyên tắc thống nhất. b. Đặc điểm vận dụng hệ thống chứng từ. Chứng từ kế toán là căn cứ để ghi sổ, hạch toán, giúp cho việc kiểm tra, đối chiếu; là minh chứng cho nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hiện nay, Công ty Cổ phần vận tải biển Bắc đang áp dụng hệ thống chứng từ kế toán theo mẫu được ban hành theo quyết định số:341 QĐ/TCKT của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều được lập chứng từ kế toán, chứng từ kế toán chỉ được lập 1 lần cho 1 nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nội dung của chứng từ kế toán đầy đủ các chỉ tiêu, rõ ràng, trung thực. Chứng từ kế toán được lập đầy đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ. Mọi chứng từ phải có đầy đủ chữ ký theo quy định, chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải giống với chữ ký đã đăng ký theo quy định, gồm chữ ký của Tổng Giám đốc, kế toán trưởng. c. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán Báo cáo tài chính được lập hàng quý. Vào cuối mỗi quý, kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Hệ thống Báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành phản ánh thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị. Hệ thống Báo cáo tài chính của công ty được lập với mục đích: Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu, công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, cung cấp các thông tin kinh tế tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong năm tài chính đã qua và những dự toán trong tương lai. PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN TẠI CÔNG TY CP VẬN TẢI BIỂN BẮC. 2.1 Đặc điểm về chi phí và tính giá thành tại công ty 2.1.1. Đặc điểm chi phí tại công ty Đối tượng để hạch toán chi phí là dịch vụ vận tải biển mà Nosco cung cấp cho khách hàng. Để thực hiện những chuyến vận tải công ty cần sử dụng các chi phí như: chi phí cho nhiên liệu: dầu nhờn tàu chạy, chi cho vật tư trong quá trình tàu chạy trên biển, chi cho nguồn nhân lực và các chi phí sản xuất chung khác. Cụ thể các khoản chi phí liên quan đến tính giá thành như sau: * Thứ nhất về chi phí nhiên vật liệu trực tiếp bao gồm: Nhiên liệu dùng để chạy tàu (chiếm khoảng 30 – 40% giá thành) Nguyên liệu, vật liệu và phụ tùng thay thế dùng trên tàu ( chiếm khoảng 6 – 7% giá thành) Nosco là doanh nghiệp chuyên kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ nên hệ thống kho bãi để chứa nhiên liệu vật tư của công ty là khá nhỏ, hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng thấp trong cơ cấu tài sản. Công ty không có kho bãi để dự trữ nhiên liệu dầu nhờn. Nhiên liệu và dầu nhờn được mua khi có nhu cầu của tàu và nhập trực tiếp lên tàu từ nhà cung cấp không qua kho. Đối với ấn phẩm hàng hải, phụ tùng thay thế và các loại vật tư khác có thể được dự trữ trong kho công ty hoặc mua xuất thẳng từ người bán. Cũng do đặc điểm về ngành nghề hoạt động, các phương tiện vận chuyển thường xuyên đi xa nên việc kiểm soát và quản lý nhiên vật liệu là rất khó. Chi phí cho nhiên liệu dầu nhờn là chi phí quan trọng lại không ổn định do giá cả thường xuyên biến động có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của công ty. Từ đó công tác theo dõi và ghi chép vật tư nhiên liệu tại công ty được thực hiện khá chặt chẽ. Hàng tháng, trên mỗi tàu máy trưởng là người chịu trách nhiệm theo dõi và ghi chép nhập và tiêu thụ nhiên liệu trên sổ xin cấp và sổ theo dõi sử dụng. Đồng thời thuyền trưởng xác nhận số ngày tàu chạy đối chiếu với thời gian ghi nhận của phòng kinh doanh và lượng nhiên liệu ghi chép của phòng vật tư. Phòng kỹ thuật xác nhận và gửi lên phòng kế toán của công ty. Kế toán nhiên liệu tại công ty sẽ lập bảng quyết toán và hạch toán vào sổ chi tiết để tính giá thành * Thứ hai về chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: Tiền lương thuyền viên (chiếm khoảng 20 – 25%) Tiền ăn định lượng thuyền viên (chiếm khoảng 1.3 – 3%) BHXH, KPCĐ, BHYT của lái tàu, phụ tàu và các thuyền viên Đây cũng là khoản chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của công ty. Ngoài ra, để khuyến khích cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của thuyền viên, ngoài các khoản lương được hưởng, thuyền viên còn được hưởng thêm cá khoản như: tiền thưởng, đi tàu dài hạn. Hàng tháng, căn cứ vào bảng chấm công của thuyền viên do trung tâm thuyền viên gửi lên phòng kế toán thì kế toán lương sẽ lập bảng lương hàng tháng, lập bảng phân bổ lương của tháng và cuối quý tập hợp vào bảng phân bổ tiền lương của quý để cho chứng từ vào máy và được hạch toán vào sổ chi tiết để tính giá thành * Thứ ba về chi phí sản xuất chung bao gồm: Chi phí khấu hao tài sản cố định (chiếm khoảng 5 - 32%) Chi phí sữa chữa tài sản cố định gồm chi phí sữa chữa lớn và chi phí sữa chữa thường xuyên Chi phí bảo hiểm phương tiện Chi phí khác: cảng phí, cước, chi phí mua ngoài… Chi phí khấu hao chiếm một tỷ trọng khá lớn trong giá thành của các tàu. Trường hợp tàu cho thuê định hạn không phát sinh chi phí mà chỉ có chi phí khấu hao là chính. Điều này phù hợp với đặc thù kinh doanh vận tải biển, nguồn vốn công ty đầu tư chủ yếu ở các tài sản cố định là đội tàu biển gồm 10 chiếc chiếm tỷ trọng hơn 90% trong cơ cấu tổng giá trị tài sản doanh nghiệp. Hao mòn các phương tiện này bao gồm cả hao mòn hữu hình và một tỷ trọng không nhỏ hao mòn vô hình do sự phát triển công nghệ nhanh chóng của các đối thủ cạnh tranh nước ngoài Về chi phí sữa chữa tài sản cố định thì mức chi phí trích trước cho sữa chữa lớn, sữa chữa thường xuyên thường do phòng khoa học kỹ thuật và ban giám đốc quyết định. Khi việc sữa chữa lớn diễn ra kế toán căn cứ vào bảng quyết toán chi phí để điều chỉnh lại các chi phí đã trích. 2.1.2. Đối tượng tính giá thành vận tải tại Nosco Đối tượng tính giá thành vận tải tại Nosco được xác định là phần dịch vụ mà mỗi tàu đã thực hiện trong tháng không kể chuyến hàng nhận chuyên chở đó được bắt đầu từ tháng trước hay kết thúc ở tháng sau. Tại Nosco không xác định chi phi dịch vụ dở dang đầu kỳ và dở dang cuối kỳ Giá thành dịch vụ đã thực hiện trong tháng được xác định bằng phương pháp sau: Giá thành phần dịch vụ đã thực hiện trong quý của công ty = Tổng giá trị phần dịch vụ đã thực hiện trong quý của tất cả các tàu Quy trình tổng hợp chi phí và tính giá thành: kế toán căn cứ vào các chứng từ cho nghiệp vụ phát sinh để tập hợp ghi nhận các chi phí cho từng con tàu trong quý bao gồm: chi phí nhiên liệu, dầu nhờn, vật tư, chi phí phụ tùng thay thế, tiền lương thuyền viên, tiền ăn ca định lượng…, chi phí khấu hao, phân bổ chi phí bảo hiểm, trích trước chi phí sữa chữa…,các loại cảng phí, phí tàu, phí vệ sinh…Cuối cùng tổng hợp các chi phí phát sinh để xác định giá thành dịch vụ đã cung cấp trong quý. 2.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tại công ty cổ phần vận tải biển Bắc, hoạt động sản xuất chủ yếu là vận tải hàng hóa, hành khác bằng tàu thủy. Do đó khoản chi phí nhiên liệu, động lực, chi phí vật liệu, phụ tùng cấp cho các con tàu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chi phí nhiên liệu ở đây chủ yếu là dầu nhờn, dầu đốt cho hai loại máy là máy chính và máy đèn của tàu. Chi phí vật liệu, phụ tùng như bản cao áp, máy nén khí, bộ lọc dầu, dây cáp bạt… cần thiết để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục, an toàn và kịp thời. Đặc điểm của ngành vận tải biển là tàu sẽ chạy trên biển trong thời gian dài, nên số nhiên liệu tiêu hao trên một chặng cho tới cảng để có thể tiếp nhiên liệu phải được tính toán trước của phòng kỹ thuật trên tàu theo công thức: Suất nhiên liệu tiêu hao đối với máy chính: Q = q x Ne x t Trong đó: q: suất nhiên liệu tiêu hao g/mã lực giờ Ne: công suất máy T: thời gian máy chạy Giá cả nhiên liệu, vật liệu, phụ tùng là giá thị trường trong và ngoài nước Dựa vào công thức trên thì phòng vật tư sẽ mua nguyên vật liệu đáp ứng đủ nhu cầu của tàu. Trong công ty cổ phần vận tải biển Bắc - Nosco chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán riêng: chi phí nhiên liệu; chi phí nguyên liệu, vật liệu; chi phí phụ tùng thay thế * Kế toán chi phí nhiên liệu: Đối với nhiên liệu và dầu nhờn, kế toán căn cứ vào đơn đặt hàng cho nhà cung cấp của phòng vật tư, hóa đơn bán hàng từ nhà cung cấp để cuối quý lập các bảng quyết toán cho từng loại nhiên liệu tiêu hao vào chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ chi tiết tài khoản 621 Ví dụ cho tàu Thiền Quang khi nhập mua dầu nhờn lên tàu: Biểu 2.1 CÔNG TY CP VẬN TẢI BIỂN BẮC PHÒNG VẬT TƯ ORDER Kính gửi: Công ty dầu Caltex Hiện nay chúng tôi cần một số mặt hàng: Dầu FO theo hợp đồng số HĐ 281205: 23,30 kg Để cấp cho tàu: Thiền Quang Hình thức trả tiền: □ Tiền mặt □ ỦY nhiệm chi Ngày 12 tháng 12 năm 2008 Trưởng phòn vật tư Biểu 2.2 HÓA ĐƠN KIÊM PHIẾU XUẤT HÀNG KHÔNG QUA KHO Số 18/HD1 Ngày 14 tháng 12 năm 2008 Tên và địa chỉ khách hàng: Tàu Thiền Quang Lý do tiêu thụ: Giao hàng tại: STT Tên hàng hóa Đơn vị tính Số lượng ĐG Thành tiền 1. Dầu FO theo hợp đồng số HĐ 281205 Tiền cho vận chuyển vào tàu 1 chuyến x 1.450.000 kg 23,30 8.502.165,60 198.100.458 1.450.000 Cộng 199.550.458 Cộng thành tiền: Một trăm chín mươi chín triệu năm trăm năm mươi nghìn bốn trăm năm tám đồng Trưởng phòng vật tư Người nhận Người giao Người viết phiếu Khi tàu hoàn thành xong một chuyến hàng, kế toán căn cứ vào báo cáo nhiên liệu tiêu hao của từng tàu do phòng kỹ thuật gửi lên và đơn giá nhiên liệu để xác định chi phí nhiên liệu tiêu hao. Nhiên liệu = Nhiên liệu tồn đầu kỳ + Nhiên liệu nhập trong kỳ _ Nhiên liệu tồn cuối kỳ Cuối quý, lượng nhiên liệu tiêu hao của từng tàu sẽ được hạch toán vào bảng quyết toán số tiêu hao theo từng loại nhiên liệu căn cứ vào số lượng nhiên liệu tiêu hao mà phòng kỹ thuật vật tư gửi lên Ví dụ với tàu Thiền Quang như sau: Trích: Bảng quyết toán dầu nhờn - Quý IV/2008 (Biểu 2.3) Báo cáo quyết toán dầu đốt FO – Quý IV/2008 (Biểu 2.4) Báo cáo quyết toán dầu đốt DO – Quý IV/2008 (Biểu 2.5) Biểu 2.3 Bảng quyết toán dầu nhờn - Quý IV/2008 TT Tên tàu Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ SL ( L) ĐG TT SL (L) TT (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 1 Thiền Quang 6.686,0 35.623,69 238.179.963 2 Quốc Tử Giám 5.202 33.500,70 174.270.661 … … … … … … … Tổng cộng 137.159,8 6.706.962.485 128.049 128.049 6.766.013.789 Xuất tiêu hao trong kỳ Tồn cuối kỳ SL (L) ĐG TT SL (L) ĐG TT (8) (9) (10) (11) (12) (13) 2.688,15 35.623,69 95.761.810,88 3.997,9 35.623,69 142.418.152,12 1.660 33.500,70 55.611.168,25 3.542 33.500,70 118.659.492,75 … …. …. …. … … 108.285,7 5.667.581.520,93 156.923,20 7.805.394.753,07 Biểu 2.4 Báo cáo quyết toán dầu đốt FO – Quý IV/2008 TT Tên tàu Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất dung trong kỳ Xuất bán trong kỳ Tồn cuối kỳ SL (MT) TT SL (MT) TT SL (MT) ĐG TT SL (MT) ĐG TT SL (MT) TT 1 Thiền Quang - - 280,76 2.387.068.014 87,58 8.502.165,60 444.619.663 - - - 387,50 2.001.405.497,4 2 QT Giám 197,20 1.720.913.255 - - - - - - - - 197,20 1.720.913.255 … …. … …. … … … … … … … … …. … Cộng 716,61 7.273.034.871 6.365,11 38.059.180.519 3.388,87 22.712.066.685 201,56 1.056.427.292 3.491,29 21.563.721.413,70 Biểu 2.5 TT Tên tàu Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất dung trong kỳ Xuất bán trong kỳ Tồn cuối kỳ SL (MT) TT SL (MT) TT SL (MT) ĐG TT SL (MT) ĐG TT SL (MT) TT 1 Thiền Quang - - 48,11 631.388.819 43,48 13.123.858,22 570.559.736 - - - 4,64 60.829.083 2 Quốc T Giám 14,05 227.296.662 51,64 508.688.499 63,13 11.203.914,77 707.312.999 - - - 2,56 28.672.162 … … … … … … … … … … … … … … Cộng 123,40 2.148.454.347 1.046,11 12.009.162.075 827,6 10.683.322.434 6,35 56.031.537 335,56 3.418.262.451 Báo cáo quyết toán dầu đốt DO – Quý IV/2008 Cuối quý, từ báo cáo quyết toán các loại nhiên liệu kế toán sẽ đăng ký chứng từ vào máy và hạch toán vào số nhiên liệu tiêu hao trong quý như bảng: Biểu 2.6 Đăng ký chứng từ vào máy Hạch toán tiêu hao nhiên liệu – Quý IV/2008 TT Trích yếu Số lượng ĐG Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có 1 Tàu Thiền Quang Xuất tiêu hao LO 2.688,15 35.623,69 6211 95.761.811 Xuất tiêu hao FO 87,58 8.502.165,60 6211 744.619.663 Xuất tiêu hao DO 43,48 13.123.858,22 6211 570.559.736 Xuất tiêu hao mỡ 135,40 124.260,62 6211 16.824.887 152 1.427.766.097 2 Tàu Quốc Tử Giám Xuất tiêu hao trong thời gian sữa chữa Xuất tiêu hao LO 1.660,00 33.500,70 242 55611162 Xuất tiêu hao DO 59,82 11.203.915,0 242 670218195 Xuất tiêu hao mỡ 91,28 170.088,52 242 15525680 152 741.321.148 … … .. … … … … Cộng 40.227.368.616 Tàu Quốc Tử Giám không tiêu hao dầu FO vì tàu đang trong quá trình sữa chữa Từ chứng từ đăng ký vào máy kế toán ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ theo quý. Sau đó, căn cứ vào lượng nhiên liệu từng loại, từng tàu tồn đầu kỳ, đã tiêu hao mà phòng vật tư cung cấp, kế toán ghi giảm chi phí trực tiếp cho tàu đó. Đồng thời kế toán sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp sổ chi tiết 621. Kế toán sẽ ghi tăng chi phí nhiên liệu trực tiếp trên sổ chi tiết. Ví dụ với tàu Thiền Quang: Trích sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (Biểu 2.7) Trích sổ chi tiết tài khoản 6211 – Tàu Thiền Quang (Biểu 2.8) Biểu 2.7 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Số CT vào máy Ngày CT vào máy Chứng từ Tài khoản Số tiền Nội dung Ghi chú Ngày tháng Số hóa đơn, CT Nợ Có 528 14/12/08 14/12 18/HD1 6211 152 1.427.766.097 Xuất nhiên liệu tiêu hao cho tàu Thiền Quang 606 31/12/08 KHAC - 407/02 214 211 -1.020.491.200 Trích KHCB TSCĐ quý IV/2008 .. … … … …. … … … … Biểu 2.8 Công ty cổ phần vận tải biển Bắc Văn phòng Hà Nội Sổ chi tiết TK 6211 – Chi phí nhiên liệu (Quý IV/2008) 6211 – Chi phí nhiên liệu – Tàu biển Thiền Quang – VND Ngày Chứng từ Diễn giải Tài khoản VN đồng Nợ Có 31/12/08 * KC - TT 1543112.TT 1.427.766.097 31/12/08 HH/XUAT -528/03 Xuất tiêu hao nhiên liệu quý IV/08 – DO Xuất tiêu hao nhiên liệu quý IV/08 – LO Xuất tiêu hao nhiên liệu quý IV/08 – Mỡ Xuất tiêu hao nhiên liệu quý IV/08 – FO 152.TT 152.TT 152.TT 152.TT 570.559.736 95.761.511 16.824.887 744.619.663 Cộng nhóm Số dư đầu: Phát sinh : Số dư cuối: 1.427.766.097 1.427.766.097 Số dư đầu: Phát sinh : Số dư cuối: 1.427.766.097 1.427.766.097 Ngày:…./…../…… Thủ trưởng Kế toán trưởng Người lập biểu * Đối với kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu và kế toán chi phí phụ tùng thay thế cũng được hạch toán tương tự như kế toán nhiên liệu. và cuối quý cũng được tập hợp vào sổ chi tiết 621 theo tài khoản cấp hai: Tài khoản 6212: chi phí nguyên liệu, vật liệu Tài khoản 6213: chi phí phụ tùng thay thế Trích sổ chi tiết TK 6212, TK 6213 của tàu Thiền Quang – Quý IV/2008 (Biểu 2.9; 2.10) Biểu 2.9. Công ty cổ phần vận tải biển Bắc Văn phòng Hà Nội Sổ chi tiết TK 6212 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu (Quý IV/2008) TK6212 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu – Tàu biển Thiền Quang – VND Ngày Chứng từ Diễn giải Tài khoản VN đồng Nợ Có 30/10/08 CNO – 421/27 Cấp vật tư cho tàu Thiền Quang tại Indonexia tháng 10 năm 2008 – DMS/TQ/DS/X/08/155 331 167.875.902 31/10/08 * KC - TT 1543112.TT 167.875.902 31/12/08 * KC - TT 1543112.TT 22.649.304 31/12/08 BTQC – 491/31/04 Chi phí cấp vật tư tại Tawau 131.TT 1.039.021 31/12/08 BTQC – 491/31/06 Chi phí nạp gas Chi phí cấp vật tư 131.TT 131.TT 5.193.184 16.417.099 Cộng nhóm Số dư đầu: Phát sinh : Số dư cuối: 190.525.206 190.525.206 Số dư đầu: Phát sinh : Số dư cuối: 190.525.206 190.525.206 Ngày:…/…./….. Thủ trưởng Kế toán trưởng Người lập biểu Biểu 2.10 Công ty cổ phần vận tải biển Bắc Văn phòng Hà Nội Sổ chi tiết TK 6213 – Chi phí phụ tùng thay thế (Quý IV/2008) 6213 – Chi phí phụ tùng thay thế – Tàu biển Thiền Quang – VND Ngày Chứng từ Diễn giải Tài khoản VN đồng Nợ Có 15/10/08 BTQC – 491/28/02 Chi phí cấp phụ tùng thay thế, thông báo hàng hải tại Bangkok 131.TT 16.103.949 31/10/08 * KC - TT 1543112.TT 16.103.949 10/12/08 CNO – 421/109 Cấp phụ tùng cho tàu Thiền Quang tại Jakarta ngày 26 tháng 07 năm 2008 – 15CD/205919 331 30.844.800 31/12/08 * KC - TT 1543112.TT 30.844.800 Cộng nhóm Số dư đầu: Phát sinh : Số dư cuối: 46.948.749 46.948.749 Số dư đầu: Phát sinh : Số dư cuối: 46.948.749 46.948.749 Ngày:…./…../…… Thủ trưởng Kế toán trưởng Người lập biểu 2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 2.2.1. Tiền lương nhân công trực tiếp sản xuất Tại công ty cổ phần vận tải biển Bắc tiền lương được tính theo Quyết định số 551TCCB – LĐ ngày 24/09/2007 của tổng giám đốc công ty cổ phần vận tải biển Bắc như sau: 2.2.1.1. Phương pháp tính lương Tiền lương được tính theo thời gian và chức danh thuyền viên * Đối tượng áp dụng Thuyền viên làm việc trên các tàu biển của công ty CP vận tải Biển Bắc * Nguyên tắc tính lương - Nguyên tắc tính lương theo tháng (30 ngày / 1 tháng). Thuyền viên có ngày công tham gia không tròn tháng thì được tính lương theo cách sau: Tiền lương = x số ngày làm việc thực tế tại tàu - Thời gian được tính lương + Đối với thuyền viên nhập tàu / rời tàu tại nước ngoài: Tính từ ngày xuất cảng / ngày nhập cảnh tại Việt Nam + Đối với thuyền viên nhập tàu tại các cảng Việt Nam: Tính từ ngày thuyền viên nhận bàn giao công việc (Căn cứ vào biên bản bàn giao) * Cách trả lương - Thanh quyết toán lương hàng tháng cho thuyền viên căn cứ theo bảng chấm công của phòng thuyên viên công ty và các chứng từ có liên quan do thuyền trưởng lập và gửi từ tàu về công ty vào ngày 1 đến ngày 5 của tháng kế tiếp tháng được thanh toán lương Tiền lương được chia làm 2 phần: + Phần tạm ứng tại tàu: Hàng tháng thuyền viên, sĩ quan được tạm ứng tại tàu theo mức sau: Sĩ quan: 200 USD / 1 tháng Thuyền viên còn lại: 100 USD / 1 tháng + Phần chuyển vào tài khoản cá nhân của thuyền viên hoặc trả cho người được thuyền viên ủy quyền: Toàn bộ tiền lương và thu nhập của thuyền viên sau khi trừ đi các khoản khấu trừ qua lương phần còn lại thanh toán theo đề nghị của thuyền viên (có thể nhận tại công ty khi rời tàu) hoặc được chuyển vào tài khoản cá nhân của thuyền viên hoặc trả cho người được thuyền viên ủy quyền * Tiền thưởng Thời gian làm việc trên tàu của thuyền viên là 10 tháng +- 2 tháng Đến thời hạn trên, Công ty có trách nhiệm điều động, thay thế thuyền viên. Trường hợp đặc biệt, Công ty chưa thay thế thuyền viên được thì thuyền viên được hưởng thêm lương theo các mức cụ thể sau: - Từ tháng thứ 13 đến tháng thứ 18: Mỗi tháng thuyền viên được hưởng thêm 10 % mức lương cố định hàng tháng cho mỗi tháng - Từ tháng thứ 19 trở đi: Mỗi tháng thuyền viên được hưởng thêm 25% mức lương cố định cho mỗi tháng Thời gian tính thưởng cho thuyền viên được tính bằng cách cộng dồn thời gian trên 1 tàu hoặc khi thuyền viên được điều động sang làm việc tại tàu khác (thời gian chờ để chuyển đổi giữa 2 tàu không quá 30 ngày) Các khoản thu nhập khác: * Tiền khoán các công việc bảo quản, sữa chữa trên tàu Tiền khoán cho thuyền viên đảm nhận những công việc bỏa quản, sữa chữa trên tàu được tính theo Bảng quy định đơn giá cho các công việc làm đặc biệt được đính kèm theo quy chế của công ty * Trợ cấp quản lý và vận hành hệ thống GMDSS trên tàu - Thuyền trưởng: 700.000 đ / tháng - Thuyền phó 2: 500.000 đ / tháng - Đại phó, phó 3: 400.000 đ / tháng Về lương nghỉ phép và dự trữ Tiền lương nghỉ phép: Thuyền viên làm việc trên tàu đủ theo đúng quy định được điều động rời tàu lên nghỉ thì được thanh toán lương Tiền lương cơ bản = Hệ số lương x mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định 2.1.1.2. Phương pháp hạch toán. Tiền lương, thu nhập của thuyền viên khi làm việc trên tàu. * Tiền lương cố định Thuyền viên làm việc trên tàu được hưởng lương chức danh trong tất cả các ngày làm việc bao gồm cả khi tàu sản xuất và khi sữa chữa. Tiền lương hàng tháng của mỗi thuyền viên được tính theo chức danh và xác định theo công thức dưới đây: Thu nhập cố định = Lương cơ bản đi tàu + Lương tàu chạy tuyến nước ngoài + Lương ngoài giờ + Lương thu hút sỹ quan, thuyền viên * Bảng lương Bảng lương của tàu biển được chia theo trọng tải tàu ứng với các chức danh: - Bảng lương tàu có trọng tải <= 10.000 DWT - Bảng lương tàu có trọng tải từ trên 10.000 DWT - Bảng lương tàu có trọng tải đến 20.000 DWT - Bảng lương tàu có trọng tải từ trên 20.000 DWT đến 40.000 DWT - Bảng lương tàu có trọng tải từ trên 40.000 DWT Căn cứ vào đơn giá định mức tiền lương và doanh thu vận tải hoàn thành trong kỳ và ước tính hoàn thành trong kỳ để xác định chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho thuyền viên trong kỳ. Đối với vận tải biển, thuyền viên được hưởng chế độ ăn định lượng nếu tàu hoạt động ở nước ngoài. Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công do trung tâm thuyền viên chuyển lên, kế toán lập bảng lương hàng tháng. Từ bảng lương hàng tháng, cuối tháng kế toán lập bản._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21892.doc
Tài liệu liên quan