Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần đầu tư xây dựng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường

Lời Nói Đầu –––––––––––– 1) Lý do chọn đề tài. Có thể nói khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng đã có quyền tự chủ về nhiều mặt trong quá trình hoạt động SXKD. Tuy nhiên các doanh nghiệp sẽ phải đương đầu với những khó khăn, thách thức mà khiến nhiều doanh nghiệp phải bao lần lao đao. Mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào lĩnh vực SXKD đều theo đuổi mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận cao không những giúp doanh ngh

doc96 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần đầu tư xây dựng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệp đứng vững mà còn phát triển trong môi trường cạnh tranh. Hiện nay các doanh nghiệp với tư cách là đơn vị hạch toán độc lập. Vì vậy hiệu quả sản xuất luôn được các doanh nghiệp quan tâm đặt lên hàng đầu. Vấn đề của các doanh nghiệp nói chung và của doanh nghiệp xây lắp nói riêng là làm sao để có thể đạt được hiệu quả sản xuất và thu được lợi nhuận cao. Đây là câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xây lắp mà ở đó có rất nhiều vấn đề cần quan tâm và giải quyết. Trong đó, tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là một vấn đề mà doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm, buộc doanh nghiệp phải tự mình tìm ra con đường đúng đắn và phương án SXKD tối ưu để tồn tại và đứng vững trong kinh tế thị trường. Hơn nữa những năm qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế, cùng với sự đổi mới sâu sắc của cơ chế kinh tế, hệ thống kế toán Việt Nam đã không ngừng được hoàn thiện và phát triển, góp phần tích cực vào việc tăng cường và năng cao chất lượng quản lý tài chính quốc gia, quản lý doanh nghiệp. Do vậy mà hệ thống kế toán của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng cũng cần có những thay đổi để hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với tình hình thực tế. Đặc biệt đối với doanh nghiệp xây lắp muốn thực hiện được mục tiêu SXKD là đáp ứng được nhu cầu thị trường và dành được lợi nhuận tối đa thì việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm có sự đóng góp rất nhiều của công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Nhận thức rõ vị trí, vai trò của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành trong công tác quản lý tài chính nói chung và trong lĩnh vực XDCB nói riêng. Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường Tôi đã hiểu được quá trình hoạt động của Công ty CP đầu tư xây dựng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường, đặc điểm bộ máy quản lý và tìm hiểu công tác hạch toán của Công ty. Em đã đi sâu và nghiên cứu, tìm hiểu và lựa chọn đề tài: "Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm" làm đối tượng nghiên cứu chính trong chuyên đề tốt nghiệp của tôi. 2) Mục đích nghiên cứu. Làm rõ những vấn lý luận cơ bản, đồng thời phân tích tổng thể thực trạng công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm để chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những tồn tại cần khắc phục, từ đó đề ra những giải pháp hoàn thiện công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. 3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP đầu tư xây dựng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường. - Phạm vi nghiên cứu: Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty CP đầu tư xây dựng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường quý I năm 2010. 4) Phương pháp nghiên cứu. Để nghiên cứu vấn đề này trong chuyên đề tôi sử dụng phương pháp duy vật biện chứng trong mối quan hệ với duy vật lịch sử. Đồng thời sử dụng phương pháp thống kê, phân tích. Ngoài ra còn dùng bảng biểu, sơ đồ để minh họa, quan sát và tổng quát phục vụ quá trình nghiên cứu. 5) Nội dung, kết cấu của chuyên đề. Trong chuyên đề tốt nghiệp này, ngoài lời nói đầu và kết luận, nội dung chuyên đề gồm những phần sau: Chương I: Những vấn đề chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. Chương II: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường. Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường. –— ˜™ –— Chương I: Những vấn đề lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp 1.1. Đặc điểm của các doanh nghiệp xây dựng cơ bản và ảnh hưởng của các đặc điểm đó đến công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Xây dựng cơ bản là một trong những ngành sản xuất, vật chất độc lập, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, có chức năng tái tạo và trang bị tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân, góp phần quan trọng vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho xã hội. Hơn thế nữa, đầu tư xây dựng cơ bản gắn liền với việc ứng dụng các công nghệ hiện đại góp phần thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật đối với các ngành sản xuất vật chất. Các doanh nghiệp xây dựng có những điểm đặc thù về mặt kinh tế, tổ chức quản lý và kỹ thuật, chi phối trực tiếp đến việc tổ chức công tác kế toán nói chung và tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng. Sự chi phối này được thể hiện như sau: Sản xuất xây lắp là một loại sản xuất công nghiệp đặc biệt theo đơn đặt hàng. Sản phẩm xây lắp mang tính chất đơn chiếc, riêng lẻ. Nó có giá trị lớn, kết cấu phức tạp, thời gian thi công kéo dài. Trong quá trình xây lắp chưa tạo sản phẩm cho xã hội nhưng lại sử dụng nhiều vật tư, nhân lực, vốn. Do đó, viêc quản lý rất quan trọng, đòi hỏi phải lập dự toán thiết kế và thi công để theo dõi, kiểm tra quá trình sản xuất, thi công, đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm góp phần đảm bảo chất lượng công trình. Mỗi đối tượng xây lắp đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật, kết cấu, hình thức xây dựng thích hợp được xác định cụ thể trên từng thiết kế dự toán của từng đối tượng xây lắp riêng biệt. Do tính chất đơn chiếc, riêng lẻ, nên chi phí bỏ ra để thi công xây lắp các công trình có nội dung và cơ cấu không đồng nhất như các sản phẩm công nghiệp. Chi phí XDCB bao gồm xây dựng, mua sắm, lắp đặt thiết bị và chi phí kiến thiết cơ bản khác, trong đó phần xây dựng, lắp đặt do các doanh nghiệp chuyên về thi công xây lắp đảm nhận thông qua hợp đồng giao nhận thầu xây lắp. Từ đặc điểm này, kế toán phải tính đến việc hạch toán chi phí, tính giá thành và tính kết quả thi công cho từng loại sản phẩm xây lắp riêng biệt (từng công trình, hạng mục công trình, từng nhóm sản phẩm xây lắp nếu chúng được xây dựng cùng một thiết kế mẫu và trên cùng một địa điểm nhất định). Do vậy, việc xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sẽ đáp ứng yêu cầu quản lý kịp thời và chặt chẽ chi phí, đánh giá đúng đắn tình hình quản lý và thi công trong từng thời kỳ nhất định, tránh tình trạng căng thẳng vốn cho doanh nghiệp xây lắp. Sản xuất xây dựng thường diễn ra ngoài trời chịu tác động trực tiếp của các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên và do vậy việc thi công xây lắp mang tính thời vụ. Do sản xuất thi công mang tính thời vụ, đòi hỏi phải tổ chức sản xuất thi công một cách khoa học, điều chuyển lao động, vốn, máy móc thi công một cách hợp lý. Hơn nữa, việc thi công trong thời gian dài và diễn ra ngoài trời nên có thể gặp nhiều rủi ro tạo nên những khoản thiệt hại bất ngờ như thiệt hại phá đi làm lại, thiệt hại ngừng sản xuất. Những khoản thiệt hại này cần được tổ chức theo dõi chặt chẽ và phải có phương pháp hạch toán phù hợp với những nguyên nhân gây ra. Hoạt động sản xuất trong ngành xây dựng cơ bản có tính chất lưu động rất cao. Sản phẩm xây dựng cơ bản cố định tại một địa điểm, khi hoàn thành không nhập kho như các ngành sản xuất vật chất khác. Trong quá trình thi công các doanh nghiệp xây lắp phải thường xuyên di chuyển địa điểm. Do đó, sẽ phát sinh một số chi phí cần thiết khách quan như chi phí điều động nhân công, điều động máy thi công, chi phí xây dựng các công trình tạm phục vụ công nhân và thi côngTất cả các chi phí này kế toán phải phản ánh chính xác các chi phí này và tổ chức phân bổ hợp lý. 1.2. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 1.2.1 Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp. Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các hao phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất thi công trong một thời kỳ, một giai đoạn nhất định. Về mặt lượng, chi phí sản xuất phụ thuộc hai nhân tố: Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã bỏ ra trong quá trình sản xuất, ở một thời kỳ nhất định. Giá cả tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất và tiền lương của một đơn vị lao động đã bỏ ra. Trong doanh nghiệp xây dựng có rất nhiều loại chi phí với những nội dung kinh tế khác nhau do đó đòi hỏi phải có sự phân loại các chi phí. Đây là một yêu cầu tất yếu để hạch toán chính xác các khoản mục chi phí, thực hiện tốt mục tiêu hạ giá thành sản phẩm. 1.2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung và tính chất kinh tế của chi phí. Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí của doanh nghiệp xây lắp được chia thành các yếu tố sau: Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản, sử dụng vào sản xuất kinh doanh. (loại trừ vật liệu dùng không hết nhập lại kho, và phế liệu thu hồi) Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân viên trong doanh nghiệp và các khoản trích trên tiền lương theo quy định. Chi phí khấu hao tài sản cố định: Phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định phải trích trong kỳ của tất cả tscđ hữu hình, TSCĐ thuê tài chính của doanh nghiệp. Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền trả về các loại dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài phục vụ cho sản xuất kinh doanh như tiền điện, tiền nước Chi phí khác bằng tiền: là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài năm yếu tố kể trên, việc phân loại các chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế cho biết kết cấu tỷ trọng của từng loại chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong hoạt động sản xuất để lập bảng thuyết minh báo cáo tài chính phục vụ cho yêu cầu thông tin và quản trị doanh nghiệp. Việc phân loại các chi phí sản xuất theo cách này còn giúp doanh nghiệp phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí và lập dự toán chi phí sản xuất cho kỳ sau. 1.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng kinh tế của chi phí. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất bao gồm các khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là tất cả những NVL chi phí chi ra để cấu tạo nên thực thể của công trình như vật liệu chính (xi măng, cát, đá, gạch), các cấu kiện bê tong, và các phụ gia khác. Trong CPNVLTT không bao gồm các vật liệu phụ, nhiên liệu dùng cho máy thi công. Chi phí nhân công trực tiếp: là chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp và lương phụ có tính chất ổn định của công nhân trực tiếp xây lắp thuộc doanh nghiệp và số tiền trả cho lao động trực tiếp thuê ngoài. Chi phí sử dụng máy thi công: là toàn bộ các chi phí trực tiếp phát sinh trong quá trình sử dụng máy thi công để thực hiện khối lượng công việc xây lắp bằng máy theo phương thức thi công hỗn hợp. Do đặc điểm hoạt động của máy thi công trong xây dựng mà chi phí sử dụng máy thi công chia làm hai loại: chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời. Chi phí thường xuyên sử dụng máy thi công gồm: lương chính, lương phụ của công nhân điều khiển máy, phục vụ máychi phí vật liệu, chi phí công cụ, dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài chi phí sửa chữa nhỏ (điện, nước, bảo hiểm xe máy) chi phí khác bằng tiền. Chi phí tạm thời sử dụng máy thi công gồm: chi phí sửa chữa lớn máy thi công (đại tu, trùng tu) chi phí công trình tạm thời cho máy thi công (lều, lán, bệ, đường ray chạy máy) chi phí vận chuyển, tháo dỡ, lắp đặt máy thi công đến công trường. Chi phí sản xuất chung: là những chi phí dùng cho quản lý đội xây lắp, công trình và những chi phí khác không thể hạch toán trực tiếp cho công trình, bao gồm: lương nhân viên quản lý đội thi công, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho quản lý độivà các khoản trích tiền lương của nhân viên đội và công nhân trực tiếp thi công. Phân loại chi phí theo cách này giúp cho doanh nghiệp theo dõi được từng khoản mục chi phí phát sinh, là cơ sở xác định giá thành sản phẩm từ đó đối chiếu với giá thành dự toán của công trình, biết được chi phí đó phát sinh ở đâu, tăng hay giảm so với dự toán. Đồng thời việc phân loại này còn phục vụ cho công tác kế hoạch toán, phân tích và tính giá thành theo khoản mục, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và hạ giá thành. Ngoài các cách phân loại chủ yếu trên phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý và công tác kế toán, chi phí sản xuất còn có thể phân loại theo các tiêu thức như : Căn cứ vào mối quan hệ giữa khả năng quy nạp chi phí và các đối tượng chịu chi phí gián tiếp chi phí đực chia thành chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp. Theo mối quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành, chi phí sản xuất được chia thành chi phí cố định, chi phí biến đổi, và chi phí hỗn hợp. 1.2.2 Khái niệm giá thành sản phẩm xây lắp và các loại giá thành trong doanh nghiệp xây lắp. Để xây dựng một công trình hạng muc công trình hay hoàn thành một lao vụ thì doanh nghiệp phải đầu tư vào quá trình sản xuất thi công một lượng chi phí nhất định.Những chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra đó sẽ tham gia cấu thành nên giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành. Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí sản xuất bao gồm: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung tính cho từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành hay khối lượng công tác xây dựng hoàn thành đến giai đoạn quy ước đã nghiệm thu, bàn giao và được chấp nhận thanh toán. Thông qua chỉ tiêu giá thành sẽ cho ta biết trình độ kỹ thuật thi công, trình độ tổ chưc sản xuất thi công, tình hình sử dụng vật tư, thiết bị, lao độngNhư vậy tất cả các mặt hoạt động, các biện pháp quản lý xây lắp đem lại hiệu quả cao hay thấp đều được thể hiện ở chỉ tiêu giá thành. Vấn đề đặt ra là phải tiết kiệm chi phí và hạ giá thành để sản phẩm được thị trường chấp nhận. Như vậy, bản chất của sản phẩn là kết quả sự dịch chuyển giá trị của các yếu tố chi phí vào sản phẩm xây lắp, công việc lao vụ hoàn thành. Gía thành sản phẩm có hai chức năng chủ yếu là chức năng thước đo bù trừ chi phí và chức năng lập giá.Trong điều kiện hiện nay, giá bán sản phẩm giá bán sản phẩm xây lắp là giá nhận thầu. Do đó giá nhận thầu xây lắp biểu hiện giá trị công trình, hạng mục công trình phải được dựa trên cơ sở giá thành dự toán. Thông qua giá bán sản phẩm xây lắp mà đánh giá mức độ bù đắp chi phí và hiệu quả chi phí. 1.2.2.1. Giá thành dự toán. Giá thành dự toán là tổng chi phí dự toán để hình thành khối lượng xây lắp công trình, hạng mục công trình. Giá thành dự toán được xác định trên cơ sở các định mức kinh tế, kỹ thuật quy định của nhà nước và khung giá quy định áp dụng cho từng lãnh thổ của Bộ tài chính. Giá thành dự toán được xác định như sau: Giá thành dự toán của công trình, HMCT = Giá trị dự toán của từng công trình, HMCT - Lãi định mức công trình, HMCT Trong đó: Lãi xuất định mức trong XDCB được nhà nước quy định trong từng thời kỳ 1.2.2.2. Giá thành kế hoạch Giá thành kế hoạch là giá thành được xây dựng trên cơ sở những điều kiện cụ thể của doanh nghiệp về các định mức, đơn giá, biện pháp thi công. Để xác định giá thành kế hoạch ta tính theo công thức sau : Giá thành kế hoạch của công trình, HMCT = Giá thành dự toán của công trình, HMCT - Mức hạ Giá thành 1.2.2.3 Giá thành thực tế. Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí trực tiếp thực tế mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện hoàn thành các khối lượng công tác xây lắp nhất định được xác định theo số liệu của kế toán. Gía thành thục tế là chỉ tiêu giá thành được xác định theo số liệu hao phí thực tế lien quan đến KLXD hoàn thành bao gồm chi phí định mức, vượt định mức và các chi phí khác. Gía thành thực tế là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh kết quả phấn đấu của doanh ngiệp trong việc tổ chức và sử dụng cac giải pháp kinh tế, kỹ thuật để thực hiện quá trình san xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh ngiệp. Trong quá trình hoạt động, để đánh giá chính xác trình độ quản lý của doanh nghiệp, chất lượng hoạt động sản xuất thi công, tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành, người ta cần xem xét, so sánh mối quan hệ giữa ba loại giá thành trên với nhau. Việc đánh giá đó được xác định qua mối quan hệ của ba loại giá thành như sau: Giá thành dự toán ≥ Giá thành kế hoạch ≥ Giá thành Thực tế Và phải đảm bảo được tính thống nhất và thực hiện trên cùng một đối tượng tính gía thành (Công trình, Hạng mục công trình hoặc khối lượng xây dựng hoàn thành nhất định). Việc so sánh giá thành thực tế với giá thành dự toán cho phép đánh giá chính xác trình độ quản lý của doanh nghiệp trong mối quan hệ với các doanh nghiệp xây lắp khác.Việc so sánh giá thành thực tế với giá tành kế hoạch cho phép đánh giá sự tiến bộ hay yếu kém của doanh nghiệp xây lắp trong điều kiện cụ thế về cơ sở vật chất và trình độ quản lý. 1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành. 1.2.3.1 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện khác nhau của quá trình sản xuất. Chi phí phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất. Như vậy có thể thấy giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và có sự độc lập tương đối với nhau. Giống nhau về chất vì đều là những hao phí về lao động sống, lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất, xây dựng để hình thành một công trình, HMCT. Tuy nhiên, giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại có sự khác nhau về mặt lượng. Điều đó được thể hiện ở những điểm sau: - Chi phí sản xuất luôn tính trong một thời kỳ nhất định, còn giá thành sản phẩm lại liên quan đến cả khối lượng xây dựng dở dang kỳ trước chuyển sang nhưng lại không bao gồm chi phí thực tế của khối lượng XD DD cuối kỳ. - Chi phí sản xuất được tập hợp theo một thời kỳ nhất định còn giá thành sản phẩm xây dựng là chi phí sản xuất được tính cho một công trình , hạng mục công trình hay khối lượng công tác xây dựng hoàn thành. Vậy ta có mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm như sau: Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản Xuất dở dang cuối kỳ Từ phương trình trên ta thấy giá trị sản phẩm dở dang (chi phí sản xuất dở dang) đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc những ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Như vậy giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hóa, phản ánh giá trị thực của khoản hao phí sản xuất. Mọi cách tính chủ quan không phản ánh đúng các yếu tố giá trị trong giá thành đều có thể dẫn đến việc phá vỡ mối quan hệ hang hóa tiền tệ, không xác định được hiệu quả kinh doanh và không thực hiện được tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. 1.2.3.2 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành. Trong cơ chế thị trường sản phẩm xây dựng cơ bản (XDCB) là hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp xây lắp (DNXL). Đây là một hoạt động quan trọng hoặc mở rộng khôi phục, hiện đại hóa các công trình giao thông, thủy điện, thủy lợi, các khu công nghiệp, các công trình quốc phòng và các công trình dân dụng khác. Hàng năm chiếm trên dưới 30% vốn đầu tư của cả nước và có xu hướng tăng trong tương lai do khối lượng công việc XDCB của ngành tăng nhanh. Tuy nhiên XDCB có những nét đặc trưng riêng khác với những ngành sản xuất khác do đó để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, phát huy hết tác dụng của kế toán là công cụ hữu hiệu quản lý sản xuất thì việc tổ chức công tác kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng phải đảm bảo phù hợp với sản phẩm xây lắp. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi mà chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đang là vấn đề sống còn, vấn đề trọng tâm mà các doanh nghiệp quan tâm. Do đó kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm càng có vai trò quan trọng, có ý nghĩa thiết thực đối với các doanh nghiệp. Đồng thời cũng là cơ sở để nhà nước kiểm soat vốn đầu tư XDCB và thu thuế. 1.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp. 1.3.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh là các loại chi phí được tập hợp trong một giới hạn nhất định nhằm phục vụ cho công tác kiểm tra, phân tích chi phí và giá thành sản phẩm. Việc xác định đúng đắn đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức tập hợp chi phí sản xuất cũng như đảm bảo tính chính xác, kịp thời trong việc xác định giá thành sản phẩm xây lắp. Xuất phát từ những đặc điểm sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng, có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, sản phẩm được sản xuất đơn chiếc riêng lẻ theo đơn đặt hàng và việc tổ chức sản xuất được phân chia thành nhiều công trường, nhiều khu vực thi công nên đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể là: - Từng sản phẩm, từng công trình - Nhóm sản phẩm nhóm công trình hạng mục công trình. - Từng đơn hàng - Từng bộ phận sản phẩm, chi tiết sản phẩm - Giai đoạn công nghệ- bước công nghệ. - Bộ phận, đơn vị sản xuất, tổ đôị, phân xưởng- công trường. - Ty nhiên để phù hợp với những đặc điểm về tổ chức sản xuất, quản lý công nghệ, sản phẩmngười ta thường tập hợp chi phí sản xuất thành từng công trình, hạng mục công trình để tính giá thành. 1.3.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. Tùy theo đặc điểm của loại chi phí là chỉ liên quan đến một đối tượng tập hợp chi phí hay liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà kế toán có thể sử dụng một trong hai phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp tập hợp trực tiếp hay phương pháp phân bổ gián tiếp. 1.3.2.1. Phương pháp tập hợp trực tiếp. Phương pháp này áp dụng trong từng trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt. Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí nên độ chính xác cao hơn. 1.3.2.2. Phương pháp phân bổ gián tiếp. Phương pháp này áp dụng đối với những chi phí gián tiếp liên liêm quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất khác nhau, không tổ chức ghi chép ban đầu riêng cho từng đối tượng được.Do đó phải tập hợp chung cho nhiều đổi tượng, sau đó lựa chọn tiêu thức chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ chi phí này cho từng đối tượng kế toán chi phí. Tiêu thức phân bổ hợp lý phải thoả mãn hai điều kiện sau: - Có mối quan hệ trực tiếp với đối tượng phân bổ. - Có mối quan hệ tương quan tỷ lệ thuận với số chi phí phân bổ. Sau khi xác định được các tiêu thức phân bổ thích hợp thì việc phân bổ được thực hiện theo trình tự : Bước 1: Xác định hệ số phân bổ (H) H = Tổng số chi phí phân bổ Tổng tiêu chuẩn phân bổ Bước 2: Tính số chi phí phân bổ cho từng đối tượng Ci = H x Ti Trong đó: Ci: là số phân bổ cho đối tượng i Ti: là tiêu thức phân bổ cho đối tượng i 1.3.3. Nội dung kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 1.3.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT). CPNVL bao gồm gía trị NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệuđựơc xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Khi phát sinh các khoản chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho, các chứng từ khác có liên quan để xác định giá vốn của số NVL dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm ( theo phương pháp tính giá vốn mà doanh nghiệp đã lựa chọn). Trên cơ sở đó kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất cũng như từng đối tượng sử dụng trong doanh nghiệp. Công việc này thể hiện qua '' Bảng phân bổ vật liệu". Để kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng TK 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này phản ánh toàn bộ hao phí về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, năng lượng động lực dùng trực tiếp cho sản phẩm xây dựng hay lắp đặt các công trình. TK 621 được mở chi tiết từng công trình xây lắp, từng hạng mục công trình, các giai đoạn công việc, khối lượng xây lắp có dự toán riêng. Sơ đồ 01: Kế toán chi phí NVL trực tiếp TK621 TK154 TK111, 112, 331 Mua VL xuất dùng trực tiếp TK133 Thuế GTGT TK152, 153 Xuất kho VL công cụ K/c chi phí NVL trực tiếp TK 632 Phần chi phí vượt định mức 1.3.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT) CPNCTT là khoản tiền lương, tiền công, trả cho công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công việc xây lắp và công nhân phục vụ công tác xây lắp. CPNCTT bao gồm tiền lương, phụ cấp, lương phụ, thưởng, ngoài ra nó còn bao gồm tiền lương nghỉ phép, tiền lương trong thời gian ngừng việc hoặc huy động làm ngĩa vụ xã hội Chi phí tiền lương, tiền công được xác định cụ thể tuỳ thuộc vào hình thức theo thời gian hay lương sản phẩm mà doanh nghiệp áp dụng. Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công kế toán tiền lương phải tính số tiền lương trả cho công nhân sản xuất cũng như các đối tượng khác thể hiện trên bảng tính lương và thanh toán lương được tổng hợp phân bổ cho các đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trên bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích vào chi phí sản xuất chung. Để kế toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK622 Chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này phản ánh toàn bộ chi phí về tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm xây lắp. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình, giai đoạn công việc. `Sơ đồ 02: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp TK154 TK622 TK334 Tiền lương CN K/c chi phí nhân công trực tiếp sản xuất TK 111 trực tiếp TK 632 Phần chi phí vượt định mức TK335 Tiền công trả CN trực tiếp Trích trước TL nghỉ phép của CNSX Thuê ngoài 1.3.3.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công. Các chứng từ sử dụng tập hợp CPSDMTC là các phiếu xuất kho, bảng kê chi phí mua ngoài, bảng phân bổ tiền lương cho nhân viên sử dụng máy thi công. Việc hạch toán chi phí máy thi công phụ thuộc rất nhiều vào hình thức tổ chức sử dụng máy. Thông thường các doanh nghiệp sử dụng sử dụng các hình thức sau đây: - Nếu không tổ chức đội máy thi công riêng biệt, hoặc có tổ chức đội máy thi công riêng biệt nhưng không tổ chức kế toán riêng cho đội máy thi công thì toàn bộ chi phí sử dụng máy ( kể cả chi phí thường xuyên và tạm thời như phụ cấp lương, phụ cấp lưu động của xe, máy thi công) sẽ sử dụng tài khoản TK 623 CPSDMTC để hạch toán. - Nếu tổ chức đội máy thi công riêng biệt và có phân cấp hạch toán cho đội máy có tổ chức hoạch toán kế toán riêng, thì việc hạch toán được tiến hành tương tự như một đội xây lắp và sử dụng các TK 621, 622, 627 và TK 154. - Nếu doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình hoàn toàn theo phương pháp bằng máy thì không sử dụng TK 623 mà doanh nghiệp hạch toán các chi phí xây lắp trực tiếp vào các tài khoản: TK 621, TK 622, TK 627. Không hạch toán vào tài khoản này các khoản trích theo lương phải trả cho công nhân sử dụng máy thi công (BHXH, BHYT, KPCĐ). Sơ đồ 03: Kế toán chi phí sử dụng máy thi công: TK154 TK623 TK334 Tiền lương CN K/c chi phí máy điều khiển máy TK152, 153, 214 Chi phí VLCC, khấu hao dùng cho máy thi công Chi phí khác bằng tiền TK111, 112, 331 TK133 Thuế 1.3.3.4. Kế toán chi phí sản xuất chung (CPSXC). CPSXC là những chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất của đội xây dựng nhưng không trực tiếp cấu thành thực thể công trình. CPSXC bao gồm: lương nhân viên quản lý đội, khấu hao TSCĐ, công cụ, dụng cụ phục vụ cho sản xuất, chi phí NVL dùng cho quản lý, trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương phải trả của công nhân xây lắp, nhân viên quản lý đội và nhân viên sử dụng máy thi công. Để phản ánh và phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 Chi phí sản xuất chung. Tài khoản này phản ánh những chi phí phục vụ cho sản xuất xây lắp trong quá trình tiến hành xây dựng cơ bản tại các công trường, các đội và các xí nghiệp trong doanh nghiệp XDCB. Tài khoản này có thể mở chi tiết cho từng công trình, từng đội thi công, từng bộ phận và cũng được mở đồng thời các TK cấp 2 để theo dõi CPSXC theo yếu tố chi phí sản xuất. Trong đó: TK 6271 : Chi phí nhân viên quản lý xí nghiệp, đội sản xuất. TK 6272: Chi phí vật liệu TK 6273: Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278: Chi phí dịch vụ mua ngoài khác. Sơ đồ 04: Kế toán chi phí sản xuất chung TK 154 TK 627 TK 334, 338 TL và các khoản BHXH K/c chi phí sản xuất chung phải trả NVPX TK 111, 112, 331 Chi phí khác bằng tiền TK133 TK 632 Phần chi phí vượt định mức Thuế TK 152, 153, 214 Chi phí NVL, CCDC khấu hao tài sản 1.3.3.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành. Trên cơ sở số liệu đã tổng hợp từ các sổ CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC, chi phí sử dụng máy thi công, để tổng hợp chi phí sản xuất cuối kỳ. Để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp kế toán sử dụng TK 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tài khoản này dùng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất để phục vụ cho việc tính giá thành công trình, hạng mục công trình hoặc những sản phẩm lao vụ dịch vụ khác trong doanh nghiệp XDCB. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình, các giai đoạn công việc hoặc nhóm các hạng mục công trình. Sơ đồ 05: Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang TK632 TK154 Bàn giao TK621 K/c chi phí VL trực tiếp TK622 TK155 K/c chi phí NC trực tiếp Nhập kho thành phẩm TK623 K/c chi phí máy thi công TK627 K/c chi phí SX chung 1.4 Kế toán tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. 1.4.1 Cơ sở chi phí để tính giá thành và kỳ tính giá thành Chi phí để tính giá thành sản phẩm là những chi phí hợp lý còn những chi phí không hợp lý được tính trực tiếp vào giá vốn hàng bán cụ thể: Chi phí NVL, CPSXC cố định phát sinh trong quá trình tính giá thành trong kỳ như sau: Chi phi NVL Trực tiếp Trong kỳ (z) = Trị giá NVL xuất Sử dụng Trong kỳ + Trị giá NVLcòn Lại đầu kỳ ở địa diểm phát sinh - Trị giá NVL còn Lại cuối Kỳ chưa Sử dụng - Trị giá Phế liệu Thu hồi (nếu có) - Hao hụt mất mát chư._.a thu hồi được CPSXC cố định Phát sinh trong kỳ tính vào giá thành sản phẩm = CPSXC cố định phát sinh trong - CPSXC cố định không phân bổ Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Kỳ tính giá thành có thể là một tháng, một quý, một năm tùy thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm và chu kỳ sản xuất của một sản phẩm. Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tính giá thành cho công trình, hạng mục công trình. 1.4.2- Đánh giá sản phẩm làm dở trong doanh nghiệp xây lắp. Trong doanh nghiệp xây lắp những sản phẩm làm dở là các công trình, hạng mục công trình dở dang chưa hoàn thành hay khối lượng xây dựng dở dang trong kỳ chưa được bên chủ đầu tư nghiệm thu chấp nhận thanh toán. Đánh giá sản phẩm làm dở là việc tính toán phần chi phí sản xuất trong kỳ cho khối lựơng làm dở cuối kỳ, theo nguyên tắc nhất định. Muốn đánh giá sản phẩm làm dở một cách chính xác, trước hết phải kiểm tra chính xác khối lượng công tác xây dựng dở dang trong kỳ, đồng thời xác định đúng mức độ hoàn thành của khối lượng sản phẩm làm dở so với khối lượng xây dựng hoàn thành quy ước ở từng giai đoạn thi công. Do đặc điểm của nghành xây dựng cơ bản và sản phẩm xây dựng có kết cấu phức tạp, nên việc xác định chính xác mức độ hoàn thành của nó rất khó. Vì vậy khi đánh giá sản phẩm làm dở, kế toán phải kết hợp chặt chẽ với bộ phận kỹ thuật, bộ phận tổ chức lao động để xác định độ hoàn thành của sản phẩm dở dang một cách chính xác.Đối với doanh nghiệp xây lắp, thường áp dụng một trong những phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở như sau: 1.4.2.1 Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí dự toán. Theo phương pháp này chi phí thực tế dở dang cuối kỳ được xác định như sau: Chi phí thực tế của KLXLDDck = Chi phí thực tế của KLXLDDđk + Chi phí thực tế của KLXLtrong kỳ x Chi phí của KLXLDDck theo dự toán Chi phí của KLXL h/t bàn giao trong kỳ + Chi phí của KLXLDDck theo dự toán 1.4.2.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo tỷ lệ hoàn thành tương đương. Theo phương pháp này, chi phí thực tế dở dang cuối kỳ được xác định như sau: Chi phí thực tế của KLXLDD cuối kỳ = Chi phí thực tế của KLXLDD đầu kỳ + Chi phí thực tế của KLXL h/t trong kỳ x Giá trị dự toán của KLXLDD cuối kỳ tính theo mức độ h/t Tổng giá trị dự toán của các giai đoạn xây dựng tính theo mức độ h/t Ngoài ra đối với một số công việc: sửa chữa nâng cấp, hoàn thiện hoặc xây dựng một số công trình, hạng mục công trình có giá trị nhỏ, thời gian thi công ngắn, theo hợp đồng bên chủ đầu tư sẽ thanh toán sau khi đã hoàn thành toàn bộ, thì giá trị làm dở cuối kỳ chính là toàn bộ chi phí thực tế phát sinh từ khi thi công đến thời điểm kiểm kê đánh giá. 1.4.3 Các phương pháp tính giá thành. Phương pháp tính giá thành là phương pháp sử dụng số liệu về các chi phí sản xuất để tính toán ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm hoàn thành theo yếu tố hoặc theo khoản mục giá thành trong kỳ tính giá thành được xác định trong doanh nghiệp xây dựng thường áp dụng các phương pháp tính giá thành sau: 1.4.3.1 Phương pháp tính giá thành trực tiếp (giản đơn). Đây là phương pháp tính giá thành phổ biến nhất trong các doanh nghiệp xây dựng vì hiện nay sản xuất thi công thường mang tính chất đơn chiếc và đối tượng tính giá thành lại phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Theo phương pháp này, tập hợp tất cả các chi phí sản xuất phát sinh trực tiếp cho một công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình đó. Trường hợp công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành toàn bộ mà có khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao thì kế toán phải tiến hành đánh giá sản phẩm làm dở và giá thành thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành được xác định như sau: Giá thành thực tế của KLXL h/t bàn giao = Chi phí thực tế của KLXL dở dang đk + Chi phí thực tế của KLXD phát sinh trong kỳ - Chi phí thực tế của KLXD dở dang ck Trường hợp chi phí sản xuất tập hợp cho cả công trình, giá thành thực tế phải tính riêng cho từng hạng mục công trình thì kế toán có thể căn cứ vào chi phí sản xuất của cả nhóm và hệ số kinh tế kỹ thuật qui định cho từng hạng mục công trình để tính giá thành thực tế cho hạng mục công trình đó . Nếu trên cùng một địa điểm thi công, cùng một đội thi công và không có điều kiện quản lý theo dõi riêng nhưng hạng mục công trình có thiết kế riêng khác nhau, dự toán khác nhau thì từng loại chi phí phải tiến hành phân bổ cho hạng mục công trình. Khi đó: Giá thành thực tế Của từng HMCT = Giá trị dự toán của HMCT đó (Gdt) x Hệ số phân bổ giá thành thực tế (H) Trong đó: H = Tổng chi phí thực tế của công trình Tổng dự toán của tất cả các HMCT 1.4.3.2 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. Theo phương pháp này, kế toán tiến hành mở cho mỗi đơn đặt hàng một sổ tính giá thành. Hàng tháng chi phí phát sinh được tập hợp theo từng đơn đặt hàng, khi nào công trình hoàn thành thì kế toán tiến hành cộng chi phí đã tập hợp được ở sổ tính giá thành sẽ được giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó. 1.4.3.3 Phương pháp tính giá thành theo định mức. Việc tính giá thành theo phương pháp này đươc thể hiện qua công thức sau: Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp = Giá thành định mức của sản phẩm xây lắp ± Chênh lệch do thay đổi định mức ± Chênh lệch do thoát ly định mức Ngoài bốn phương pháp tính giá thành chủ yếu trên, trong doanh nghiệp xây lắp có thể sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp tính giá thành theo hệ số, phương pháp kết hợp, phương pháp tỷ lệ, phương pháp tổng cộng chi phí. Việc áp dụng phương pháp tính giá thành nào cũng đều phải dựa vào tình hình thực tế của từng doanh nghiệp như trình độ tổ chức, trình độ công nghệ Trên cơ sở xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm phù hợp, doanh nghiệp cần tổ chức công tác kế toán một cách khoa học. 1.5 Hệ thống Sổ kế toán sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở DNXL Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán thường sử dụng các sổ như: sổ cái TK 621, 622, 623, 627. Các sổ chi tiết, các bảng phân bổ, và các sổ liên quan khác Tuỳ hình thức kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng mà kế toán sử dụng các sổ tập hợp chi phí sản xuất khác nhau, trình tự ghi sổ khác nhau.Các doanh nghiệp xây lắp có thể áp dụng 1 trong 4 hình thức sổ kế toán sau: - Hình thức kế toán Nhật ký chung. - Hình thức sổ kế toán nhật ký sổ cái. - Hình thức Chứng từ ghi sổ. - Hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ. 1.5.1. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. Doanh nghiệp đang áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ thì sổ kế toán để tập hợp chi phí sản xuất gồm: Sổ kế toán tổng hợp: sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái Sổ kế toán chi tiết: tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý cụ thể và đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định mà kế toán mở các sổ chi tiết cho từng công trình , HMCT để theo dõi các chi phí thực tế phát sinh. Trình tự ghi sổ kế toán của hình thức Chứng từ ghi sổ thể hiện theo sơ đồ sau: Sơ đồ 06: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. Chứng từ gốc Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ kế toán Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối tài khoản, báo cáo TC Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra 1.5.2. Hình thức kế toán Nhật ký chung. Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi vào sổ nhật ký chung theo thời gian và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Trình tự ghi sổ của hình thức Nhật ký chung được thể hiện theo sơ đồ sau: Sơ đồ 07: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung. Chứng từ gốc Sổ Nhật ký đặc biệt Sổ chi tiết TK Nhật ký chung Sổ cái các TK Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết BCTC Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra 1.5.3. Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái. Nhật ký sổ cái là sổ kế toán dùng để phản ánh tất cả các nghệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và hệ thống hóa theo nội dung kinh tế. Căn cứ để ghi vào sổ nhật ký sổ cái là các chứng từ gốc hoặc bảng phân bổ chứng từ gốc. Các loại sổ sách sử dụng: Sổ nhật ký sổ cái, sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh. Trình tự ghi sổ được thể hiện theo sơ đồ sau: Sơ đồ 08: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký sổ cái. Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ chi tiết TK Nhật ký sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết BCTC Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra 1.5.4. Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ. Hình thức Nhật ký chứng từ gồm có các loại bảng kê : bảng kê số 4 (tập hợp chi phí sản xuất theo công trình, hạng mục công trình), bảng kê số 5 (tập hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp), bảng kê số 6 (tập hợp chi phí trả trước, chi phí phải trả) và nhật ký chứng từ số 7 (tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp). Ngoài ra kế toán còn sử dụng các sổ chi tiết, bảng phân bổ phục vụ cho hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành. Trình tự ghi sổ được thể hiện theo sơ đồ sau: Sơ đồ 09: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ. Chứng từ gốc Sổ (thẻ) kế toán chi tiết Bảng phân bổ Sổ quĩ NK- chứng từ Bảng kê Bảng tổng hợp số liệu chi tiết Sổ cái Báo cáo tài chính ư ơ ơ ơ đ ¯ ° ư ệ ¯ ¯ ² ² ² ² Ghi chú: Ghi hàng ngày Đối chiếu, kiểm tra Lập định kỳ Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức kế toán tập hợ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần đầu tư xây dựng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường. 2.1. Đặc điểm chung của công ty cổ phần đầu tư xây dựng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. Nói đến ngành xây dựng là nói đến một loại hình lao động đặc thù, ở đây muốn nói đến sự quản lý, điều hành dự án phát triển của nó đặt ra cho mọi người một sự lao động nghiêm túc, không phải sự ngẫu nhiên hay vô hình. Do đó ngành xây dựng có vị trí vô cùng quan trọng trong việc xây dựng cơ sở vật chất ban đầu để tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Công ty cổ phần đầu tư xây dựng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường tiền thân là công ty trách nhiêm hữu hạn (TNHH) tư vấn đầu tư khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường. Năm 2006 công ty được thành lập với cái tên công ty TNHH tư vấn đầu tư khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (GCN ĐKKD) số 0102030510 do phòng ĐKKD sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 09/04/2006, đến năm 2008 do điều kiện kinh tế thị trường có nhiều biến động, cùng với tình hình công ty có nhiều sự thay đổi, công ty đã chuyển đổi thành công ty cổ phần đầu tư xây dựng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường theo GCN ĐKKD số 0103026550 do phòng ĐKKD số 01 thuộc sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 29/08/2008. Công ty có trụ sở chính tại số 3 B13, khu đô thị Đồng Xa, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, với tên giao dịch là ENVIRONMENTAL PROTECHTION AND TECHNOLOGY SCIENCE CONSTRUCTION INVESTMENT JOINT STOCK. Công ty được thành lập với số vốn điều lệ 4.500.000.000 (bốn tỷ năm trăm triệu đồng) do sự góp vồn của bẩy thành viên cũng chinh là bẩy cổ đông sáng lập của công ty với chủ tịch hội đồng kiêm tổng giám đốc công ty ông Nguyễn Quang Hiền (người có số cổ phần cao nhất la một tỷ năm trăm triệu đồng). Tuy doanh nghiệp mới thành lập nhưng công ty cổ phần đầu tư xây dựng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường luôn lỗ lực để đứng vững và phát triển trước tình hình biến động hết sức gay go của cơ chế thị trường. Đặc biệt cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua đã gây cho công ty rât nhiều khó khăn nhưng với sự điều hành tài tình, và sự kết hợp rất khéo léo của các phòng ban, sự làm việc ăn ý của của cán bộ công nhân viên (CBCNV) trong công ty đã giúp công ty đứng vững trước cơn bão táp đó với mức doanh thu khả quan. Năm 2008 công ty đã đạt mức doanh thu 20.743.178.325 tăng 5% so với những năm trước, mức doanh thu này tuy chưa phải là thành tích của doanh nghiệp nhưng tạo cho doanh nghiệp bước khởi đầu tốt trong quá trình kinh doanh.Mặc dù với mức doanh thu đó công ty vẫn chưa có lãi nhưng vẫn đáp ứng được những vấn đề cần thiết của doanh nghiệp. Như khả năng chi trả lương,trả lãi ngân hàng Vì vậy, dù khó khăn nhưng công ty vẫn đủ khả năng xoay sở trước khó khăn đó để tạo động lực, cũng như tạo bước đệm cho năm tiếp theo. Năm 2009 bằng việc vay vốn ngân hàng công ty đã đầu tư thêm nhiều thiết bị mới cho các phòng ban cũng như toàn doanh nghiệp.Đồng thời công ty cũng tuyển thêm cán bộ ở các phòng ban cũng như công nhân trong công ty, với sự đầu tư thêm đó cùng với sự năng động đã giúp công ty có thêm nhiều hợp đồng mới cùng với sự biết đến của nhiều doanh nghiệp khác với tên tuổi của công ty. Đặc biệt những dự án về y tế ở những vùng cao cũng như ở các tỉnh lẻ. Điều đó chứng tỏ công ty đã thành công trong việc tìm kiến khách hàng cũng như thị trường mới. Do đó trong năm 2009 đã đạt thành tích đáng kể với doanh thu đạt 24.587.858.516 đồng tăng so năm 2008 doanh nghiệp đạt được mức lãi 273.86.64 đồng. Điều đó không những giúp doanh nghiệp ổn định được tình hình công ty trước khủng hoảng mà còn thúc đẩy công ty thực hiện được những kế hoạch đề ra. Trước hết là việc doanh nghiệp tiếp tục đầu tư thêm máy móc thiết bị như máy phát điện KDE 125 TA, lò đốt rác y tế, thiết bị xử lý nước, máy bơm nước Verti Italy sau đó công ty tổ chức cho một số viên chức cũng như công nhân, kỹ sư học thêm đê bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ. Có thể nói năm 2009 công ty bước đầu đã gặt hái được những thành công, đó cính là cái nền móng vững chắc để công ty tiếp tục có những thành công tiếp theo. Đặc biệt công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng khoa học, môi trường nên luôn luôn cân nhắc kỹ lưỡng giữa vấn đề lợi nhuận với vấn đề bảo vệ môi trường. Bảo vệ môt trường đó cũng là phương châm hoạt động của công ty, do vậy công ty đã được biết đến với một ấn tượng tốt cho doanh nghiệp cũng như nhà nước. Năm 2010 là một năm gắn với sự kiện trọng đại của đất nước kỷ niện 1000 năm Thăng Long Hà Nội, cả nước nói chung và công ty nói riêng cũng đang lỗ lực hết mình để đón đại lễ này. Với sự gấp rút chuẩn bị cho đại lễ nhà nước đẩy mạnh xây dựng và hoàn thành những công trình trọng điểm. Công ty cũng đã có những dự án và đã cùng nhau cố gắng hoàn thành tốt để tiến độ công trình đáp ứng kịp thời trước ngày diễn ra đại lễ. Như góp phần hoàn thành xong công trình trường cao đẳng nghề công nghệ cao thuộc xã Tây Mỗ - Từ Liêm - Hà Nội. Ngoài ra công ty còn hoàn thành xong và bàn giao những công trình khác như công trình trường cao đẳng tài nguyên & môi trường thành phố Hồ Chí Minh theo hợp đồng số 446 ký năm 2008... Với những cố gắng đó công ty có cơ sở để tin tưởng một năm hoạt động tốt với mức doanh thu khả quan và hứa hẹn sẽ có lãi. Phải nói rằng, là một doanh nghiệp mới thành lập và đi vào hoạt động mới được vài năm, quy mô còn nhỏ, nhưng công ty đã có những phương án khả quan cùng với khối lượng cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, công nhân có tay nghề được công ty cho học tập thêm năng cao tay nghề, ccoong ty đã và đang bước đầu khẳng định được mình và có thê phát triển hơn nữa. Để thực hiện được điều đó công ty từng bước sắp xếp lại sản xuất bố trí CBCN có tay nghề bậc cao, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cơ chế thị trường hiện nay, đồng thời tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm là. Tích cực tìm kiếm khai thác việc làm thường xuyên cho công nhân, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, tăng thu nhập cho người lao động, thúc đẩy kinh tế phát triển. Do vậy trong những năm vừa qua, Công ty đã ký được hơn 50 hợp đồng lớn, nhỏ với trị giá sản lượng xây lắp trên 30 tỷ đồng. Trong đó có khoảng 10 công trình trúng thầu với giá trị trên đưới 20 tỷ đồng. Có được những thành tựu trên là do sự nỗ lực và khả năng sẵn có của tập thể Ban giám đốc, các phòng ban và cán bộ công nhân viên của Công ty. Do vậy phương châm quản lý của Công ty trước hết là quản lý về con người, nhất là bộ máy lãnh đạo của công ty "Cán bộ là gốc của mọi công việc và có ý nghĩa quyết định trong mọi công việc". Tính đến ngày 31 - 12 - 2009 tổng số CBCNV trong công ty là 120 người, sẽ tăng trong năm 2010. Mặc dù gặp không ít những khó khăn từ lúc thành lập cho đến khi chuyển đổi hướng kinh doanh theo hình thức cổ phần hóa nhưng công ty cổ phần đầu tư khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường đã nhậy bén năm bắt thị trường cũng như đề ra phương châm hành động phù hợp, đặc biệt sự quản lý sáng tạo, có trách nhiệm, đã góp phần giúp công ty giải quyết khó khăn trước mắt và bước đầu hứa hẹn nhiều thành công trong tương lai. 2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty CP đầu tư xây dựng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường 2.1.2.1 Chức năng nhiệm vụ: Chức năng sản xuất kinh doanh của Công ty CP đầu tư xây dựng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường hiện nay là xây dựng các công trình công cộng, nhà ở, công trình trường học, xây dựng các công trình công nghiệp, môi trường, khoan thăm dò, đo đạc địa chất và một số công trình xây dựng khác cũng như ngành nghề khác về môi trường. Công ty chính thức đi vào hoạt động ngày 08/10/2008 với 14 ngành nghề kinh doanh được ghi trong giấy phép kinh doanh như sau: Đánh giá tác động của môi trường của các dự án và cộng đồng. Chế tạo, lắp đặt hệ thống xử lý môi trường, nước thải, chất thải công nghiệp, thiết bị y tế, thiết bị trường học. Buôn bán thiết bị hóa chất (trừ hóa chất nhà nước cấm) về xử lý môi trường, phòng thí nghiệm, khí tượng thủy văn, tin học. Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tư vấn, thiết kế tổng mặt bằng, kiến trúc, nội ngoại thất. Đo địa vật lý, khoan thăm dò, khoan khai thác địa chất thủy văn và địa chất môi trường (không bao gồm khảo sát, trắc địa công trình). Lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ thầu công trình. Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, môi trường. Tư vấn, thiết kế cấp thoát nước, môi trường nước đối với công trình xử lý chất thải rắn, mạng lưới nước khu đô thị. Xuất nhập khẩu thiết bị y tế. Mua bán thiết bị trường học, thiết bị thí nghiện và các thiết bị xử lý môi trường. Mua bán hóa chất (trừ hóa chất nhà nước cấm). Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, môi trường. Xuất nhập khẩu thiết bị hóa chất xử lý môi trường, phòng thí nghiện, khí tượng thủy văn, môi trường biển, tin học. Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư trong lĩnh vực xử lý môi trường chất thải, chất rắn ý tế và công nghiệp. Đo đạc địa hình, lập bản đồ địa hình. Phân tích các chỉ tiêu về môi trường. Giám sát thi công xây dựng và hoàn thiện công trình dân dụng và công nghiệp. Được sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị và trực tiếp là giám đốc Công ty, Công ty đã từng bước áp dụng thành thạo tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh như: sử dụng công nghệ tiên tiến như, lò đốt C30, cẩu máy C50, để thi công công trình y tế, nhà cao tầng. Công ty hoạt động kinh doanh theo đúng nghành nghề đã đăng ký, tự chủ về hoạt động và tài chính trong khuôn khổ pháp luật đã hoạch định. Công ty có trách nhiệm nộp thuế theo pháp luật hiện hành được hình thành quỹ đầu tư xây dựng cơ bản, quỹ phát triển sản xuất, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự trữ tài chính theo quy định của pháp luật. 2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty CP đầu tư xây dựng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường. Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân trong quan hệ giao dịch, ký kết hợp đồng với khách hàng, với các tổ chức kinh tế như: tài chính, ngân hàng và nộp ngân sách với nhà nước. Công ty CP đầu tư xây dựng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường toán kinh tế độc lập được mở tài khoản tại ngân hàng và có con dấu riêng để hoạt động. Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc Công ty tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh của Công ty, về việc sử dụng các giấy phép, giấy chứng nhận, các giấy tờ khác và con dấu của Công ty trong giao dịch, về việc góp vốn cổ phần, quản lý, sử dụng và theo dõi vốn tài sản của Công ty. Cơ quan quyết định cao nhất của công ty là Đại hội cổ đông. Đại hội cổ đông bầu thành viên hội đồng quản trị để quản lý công tác giữa hai nhiệm kỳ đại hội, bầu thành viên ban kiểm soát để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị điều hành Công ty. Quản lý điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty là Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức. 2.1.2.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty CP đầu tư xây dựng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường. Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường: - Hội đồng Quản Trị: 1 Chủ tịch, 2 phó chủ tịch, 2 Uỷ viên - Ban kiểm soát : 1 Trưởng ban, 2 Uỷ viên - Ban Giám đốc : 1 Giám đốc, 2 phó Giám đốc - Các phòng chức năng : Phòng Kế toán - Tài vụ : Gồm một kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp là bác Lê Văn Lễ, và các kế toán viên đều có trình độ cử nhân trở lên. Phòng có chức năng hạch toán tập hợp các số liệu thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhằm đưa ra một giải pháp tối ưu đem lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh chi trả và thanh toán tất cả các khoản trong Công ty. Phòng Tổ chức tổng hợp - hành chính : Bộ phận tổ chức có chức năng tổ chức cán bộ trong bộ máy biên chế của Công ty, điều động lao động, công nhân của công ty với sự đồng ý của ban Giám đốc. Bộ phận hành chính tổng hợp có nhiệm vụ giúp Giám đốc Công ty theo dõi tổng hợp tình hình hoạt động của toàn công ty, đôn đốc thực hiện các chủ trương chỉ thị của cấp trên. Phụ trách công tác hành chính văn thư và phục vụ các điều kiện làm việc, đời sống quản trị cho toàn Công ty. Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật : Khi Công ty khai thác được công trình, phòng KH - KT tiến hành lập tiến độ thi công, lập dự toán giám sát kỹ thuật tại công trình, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về chất lượng công trình mà đơn vị thi công. Lập kế hoạch cụ thể, lập chỉ tiêu kế hoạch đầu tư kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và các chỉ tiêu kế hoạch, chế độ chính sách Nhà nước ban hành các nội dung qui chế của Công ty và các chỉ thị công tác của Ban Giám đốc. Phòng môi trường: Do là công ty đầu tư xây dựng khoa học công nghệ và môi trường, chuyên kinh doanh cũng như xây dựng công trình về môi trương nên công ty có thêm phòng môi trường. Bộ phận môi trường có chức năng tìm hiểu vấn đề về môi trường, như là nguồn nước, không khí, tình trạng ô nhiễm của khu vực nơi công ty nhận công trình để đánh giá tác động môi trường của các dự án. Các Tổ - Đội sản xuất: Công ty có 4 đội sản xuất chính là thành viên của công ty trực thuộc công ty, còn các tổ đội khác được công ty thuê ngoài theo từng công trình . Biên chế mỗi đội gồm đội trưởng, kỹ thuật, nhân viên kinh tế và công nhân sản xuất. Đội xây dựng là nơi trực tiếp thi công làm ra sản phẩm là những công trường xây dựng hoặc giai đoạn công tác. Với hình thức tổ chức đội sản xuất là đội nhận thầu hạch toán kinh doanh ở đội xây dựng, đội trưởng có khi còn là chủ công trình. Sơ đồ 10: Bộ máy quản lý tại Công ty CP đầu tư xây dựng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường. Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Đại hội cổ đông Giám đốc Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc tc - hc Phòng môi trường Phòng Kế hoạch - kỹ thuật Phòng kế hoạch kỹ thuật Phòng tổng hợp hành chính Phòng Kế toán Tài vụ pp Nhìn vào bộ máy quản lý của Công ty ta thấy các phòng ban chức năng không trực tiếp chỉ huy quản lý nhưng có nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tiến độ sản xuất, các qui trình công nghệ, tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật, các chế độ quản lý tại đơn vị. 2.1.2.4 Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm: Ngày nay do kết quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã từng bước thay thế lao động chân tay bằng lao động máy móc. Hơn nữa khoa học công nghệ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh bằng việc giảm chi phí sẩn xuất giảm giá thành sản phẩm. Do đó có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm là một trong những căn cứ quan trọng để xác định đối tượng tập hợp chi phí. Trên cơ đó xác định đúng đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp và lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp. Do vậy, để thực hiện được tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp thì cần thiết phải tìm hiểu thật tốt qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp. Có thể tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp của Công ty như sau: Sử dụng lao động, máy móc thiết bị như khoan, cẩu máy, lò đốt, xe chở rác Nhân công kết hợp với vật liệu, máy móc thiết bị để tiến hành khoan thăm dò, khai thác địa chất thủy văn và địa chất công trình, thiết kế đào móng. Khoan thăm dò: Điều kiện nguồn nước, đất đai, tình hình môi trường, không khí nơi công trình thi công. Thi công móng: lắp đặt cốt pha, cốt thép, đổ bê tông, thi công móng, phân khung công trình hạng mục công trình. Thi công bê tông cốt thép thân và phần mái nhà. Thực hiện phần công xây thô, bao che tường ngăn cho công trình, hạng mục công trình (kể cả xây tường rào) Lắp đặt hệ thống điện, nước, cửa, trát, ốp, lát, bả ma tít hay quét vôi công trình hạng mục công trình đưa vào sử dụng. Đây thực chất nó là giai đoạn cuối cùng của qui trình công nghệ sản xuất, sản phẩm xây lắp. Phòng kế hoạch kỹ thuật của công ty cùng với kỹ thuật viên công trình tiến hành kiểm tra công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành. Công trình, hạng mục công trình nếu đảm bảo chất lượng sẽ được bàn giao cho chủ đầu tư. 2.1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty CP đầu tư xây dựng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường. 2.1.3.1 Đặc điểm bộ máy kế toán. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung, toàn bộ công việc kế toán được tập trung tại phòng kế toán của Công ty, ở các tổ, đội sản xuất trực thuộc Công ty không tổ chức bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ thu thập, phân loại, kiểm tra các chứng từ, sau đó vào sổ chi tiết vật tư, lao động, máy móc và tập hợp chứng từ gốc vào bảng tổng hợp chứng từ. Đối với những công trình có địa điểm thi công xa, Công ty có quy định cụ thể thời gian gửi chứng từ về phòng KT -TV của Công ty. Tại phòng kế toán của Công ty tiến hành nhận chứng từ của các đội để ghi sổ kế toán và lập báo cáo kế toán toàn công ty, khai báo trong máy tính theo EXCEL. Phòng Kế hoạch - Tài vụ được đặt dưới sự lãnh đạo của Giám đốc Công ty, trong đó các nhân viên kế toán dưới sự lãnh đạo của kế toán trưởng. Để đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất, đảm bảo chuyên môn hoá công việc hạch toán của cán bộ kế toán. Tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty gồm 4 người đứng đầu là kế toán trưởng là người điều hành và giám sát toàn bộ hoạt động của bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán, tài chính của đơn vị, là kiểm soát viên cho Nhà nước kiểm tra thực hiện chế độ, thể lệ, quy định của Nhà nước về lĩnh vực kế toán tài chính. Kế toán trưởng có nhiệm vụ giám sát chung, đưa ra các thông tin nhiệm vụ cho các nhân viên kế toán thực hiện và các quyết định quan trọng về lĩnh vực tài chính của Công ty. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán như sau: - Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp có nhiệm vụ quản lý và theo dõi phần hành kế toán nói chung, tập hợp phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Lập các báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý... và lập báo cáo Tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán, Kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo luân chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo Tài chính của Công ty vào cuối quý, cuối năm. - Kế toán vật tư, tài sản cố định, công cụ dụng cụ có nhiệm vụ theo dõi chặt chẽ các thông tin liên quan đến nhập, xuất vật tư hàng hoá và tình hình tăng giảm tài sản cố định, tính toán xác định giá trị hao mòn theo đúng quy định phục vụ cho kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành. - Kế toán thanh toán có nhiệm theo dõi toàn bộ tình hình thu chi tiền mặt của Công ty và theo dõi tạm ứng cá nhân bộ phận cán bộ quản lý. - Kế toán theo dõi qua ngân hàng, có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu, chi tiền gửi ngân hàng, tình hình vay vốn ngân hàng, tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước và bảo lãnh thầu, bảo lãnh các hợp đồng xây lắp. - Thủ quỹ có nhiệm vụ quản lý tiền mặt, theo dõi việc nhập - xuất quỹ tiền mặt của Công ty và theo dõi toàn bộ công văn đến, đi của phòng Tài chính - Kế toán. - Ngoài ra ở mỗi tổ, đội sản xuất bố trí các nhân viên kinh tế có nhiệm vụ ghi chép, theo dõi chi tiết chi phí sản xuất thực tế phát sinh tại các công trình và tập hợp, phân loại các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung gửi lên phòng Tài chính - Kế toán cho bộ phận theo dõi để hạch toán chi phí và tạm ứng, thanh toán chi phí công trình khi thu được tiền công trình. Các nhân viên này không có nhiệm vụ mang tính chất hạch toán mà chỉ có nhiệm vụ thu thập tổng hợp chứng từ chi phí thực tế phát sinh. Sơ đồ số 03 sau đây thể hiện tổ chức bộ máy kế toán Công ty. Do quy mô doanh nghiệp nhỏ cho nên đôi lúc cùng một người nhưng đảm nhiện hai nhiệm vụ, làm công việc của hai kế toán, như là kế toán thanh toán sẽ làm thay công việc của kế toán vật tư, hoặc làm thay công việc của kể toán theo dõi qua ngân hàng khi cần thiết. Sơ đồ 11: Sơ đồ tổ chức Bộ máy kế toán Kế toán trưởng kế toán kế toán kế toán kế toán vật tư ngân hàng thanh toán thủ quỹ Mối quan hệ chặt chẽ giữa các kế toán. 2.1.3.2 Hình thức tổ chức kế toán của Công ty CP đầu tư xây dựng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường. Là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và cung cấp thiêt bị môi trường cho công trình, tiến hành thi công xây dựng nhi._.úy I/2010 Công trình trường Cao đẳng tài nguyên & môi trường TPHCM TT Diễn giải ĐVT Khối lượng Đơn giá dự toán Thành tiền Vật liệu NC Máy Vật liệu NC Máy 1 Trát tường M2 1,250 7,520 5,075 1,500 9,400,000 6,343,750 1,875,000 2 Láng M2 441 8,950 3,800 1,400 3,946,950 1,675,800 617,400 3 Lát M2 420 82,830 8,500 1,450 34,788,600 3,959,200 609,000 4 ốp M2 290 75,180 12,700 1,450 21,802,200 3,683,000 420,500 Cộng 69,937,750 15,297,750 3,521,900 1. Chi phí trực tiếp VL 69,937,750 NC 15,297,750 Máy 3,521,900 Tổng 88,757,400 2. Chi phí chung 55% NC 8,413,763 97,171,163 3. Tính trước thu nhập chịu thuế 5,5% 5,3444413.96 102,515,576.96 4. Thuế VAT 5% 5,125,778.85 Tổng 107,641,355.81 Giám đốc Nhân viên kỹ thuật Người lập Căn cứ vào Bảng kiểm kê KLXL dở dang cuối quý I, kế toán tổng hợp tính giá trị dở dang cuối kỳ ở công trình trường Cao đẳng tài nguyên & môi trường trên Excel theo công thức trên: Chi phí KLXLDD cuối kỳ = 1,525,682,887 + 112,550,900 1,425,128,940 + 107,641,355.81 x 107,641,355.81 = 115,047,706 2.2.2.6 Tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty CP đầu tư xây dựng khoa học công ngệ và bảo vệ môi trường: Đối tượng tính giá thành ở Công ty là khối lượng xây lắp của từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Đối tượng tập hợp chi phí trùng với đối tượng tính giá thành nhưng việc tính giá thành được thực hiện khi công trình hoàn thành còn ít chi phí sản xuất tập hợp theo tháng. Như đã trình bầy ở phần trên kỳ tính giá thành ở Công ty là hàng tháng, toàn bộ công tác tính giá thành thực tế sản phẩm xây lắp hoàn thành ở Công ty được thực hiện trên bảng tính giá thành sản phẩm xây lắp (Xem biểu 08) Tính giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành: ZTTKLXL hoàn thành bàn giao = Chi phí SXDD đầu kỳ + Chi phí SXTT phát sinh trong kỳ - Chi phí SXDD cuối kỳ Căn cứ vào bảng tổng hợp chi sản xuất Công ty tính giá thành cho từng hạng mục. Cụ thể tính được giá thành của công trình trường Cao đẳng tài nguyên & môi trường TPHCM (Biểu 04). Biểu số 04 Công ty CP Đầu Tư XD khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường Bảng tính giá thành Tên công trình: Trường cao đẳng tài nguyên & môi trường TPHCM Quí I/2010 TT Khoản mục Dư ĐK Chi phí phát sinh Dư cuối kỳ Giá thành sản phẩm 1 Chi phí NVL trực tiếp 976,782,638 115,047,706 861,734,932 2 Chi phí NC trực tiếp 210,724,721 210,724,721 3 Chi phí sử dụng máy 129,125,705 129,125,705 4 Chi phí quản lý DN 209,049,823 209,049,823 Cộng 1,525,682,887 115,047,706 1,410,635,181 Các công trình khác được tính tương tự. Công việc tính giá thành cuối quý được kế toán tổng hợp thực hiện trên Excel. Căn cứ vào bảng tính giá thành của từng hạng mục công trình kế toán lập bảng tổng hợp tính giá thành toàn Công ty quý I/2010 theo biểu 08 sau đó căn cứ vào số liệu biểu tính giá thành (Biểu số 08) Kế toán vào sổ Nhật ký chung, lập sổ cái TK 154, sổ chi tiết TK 154 cho công trình trường cao đẳng tài nguyên & môi trường TTPHCM theo định khoản: Nợ TK 632 (công trình trường cao đẳng tài nguyên & môi trường TPHCM): 1,523,186,081 Có TK 154 (công trình trường cao đẳng tài nguyên & môi trường TPHCM): 1,523,186,081 2.2.3- Đánh giá về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP đầu tư xây dựng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường. a) Những ưu điểm + Qua quá trình tìm hiểu thực tế về công tác quản lý, công tác kế toán nói chung. Công tác kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng ở Công ty CP đầu tư xây dựng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường thấy rằng ở Công ty đã xây dựng được mô hình quản lý, bộ máy kế toán đúng qui trình và có hiệu quả phù hợp với điều kiện hiện nay, phục vụ tốt công tác sản xuất kinh doanh. Nhất là trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty xây lắp, Công ty lỗ lực vượt qua khó khăn bằng sự năng động, sáng tạo và đứng vững được trong sự cạnh tranh. Công ty đã mạnh dạn tìm kiến thị trường đặc biệt là thị trường ở xa, do đó ký kết được nhiều hợp đồng. + Công ty có bộ máy gọn nhẹ có trình độ nghiệp vụ cao, các phòng chức năng làm việc có hiệu quả giúp cho giám đốc công ty trong công tác thi công cũng như trong công tác quản lý kinh tế, kịp thời nắm bắt được thị hiếu cũng như sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật kịp thời để đưa vào thực tế. Phòng kế toán Công ty có một bộ máy vừa gọn nhẹ vừa có năng lực trình độ và được bố trí khoa học, hợp lý phân công nhiệm vụ cụ thể do đó công tác kế toán ở Công ty rất có hiệu quả được ban giám đốc đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ cung cấp thông tin kinh tế. + Cụ thể là công tác "Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm" của Công ty đi vào nề nếp. Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình theo từng tháng là phù hợp và hợp lý, khoa học. + Nhất là trong điều kiện cơ chế hiện nay nó phù hợp với điều kiện sản xuất thi công của Công ty, phục vụ tốt công tác chỉ đạo sản xuất kinh doanh, quản lý đầu tư xây dựng, công tác tính giá thành, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã có kết quả tốt. + Công ty đã tổ chức quản lý chặt chẽ trong sản xuất từ khâu vật tư đến tổ chức lao động... không xảy ra hiện tượng mất mát vật tư, hao hụt vật tư hoặc vật tư không đảm bảo yêu cầu của thi công công trình. Công ty tổ chức lao động một cách linh hoạt và sáng tạo, sử dụng thời gian một cách tối đa và có hiệu quả. Không có hiện tượng chi phí thiệt hại trong sản xuất. + Công tác kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang được kịp thời chính xác số liệu, cung cấp cho công tác tính giá thành đầy đủ và kịp thời. Công ty tính giá thành theo phương pháp trực tiếp là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sản xuất và điều kiện hạch toán. + Đặc biệt bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến, chức năng. Ưu điểm của cơ cấu này là một mặt vừa đảm bảo cho người lãnh đạo chỉ huy điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị một cách trực tiếp, nhanh chóng kịp thời, mặt khác vừa phát huy năng lực chuyên môn của các bộ phận quản lý chức năng. + Thuận lợi của Công ty là các thành viên trong hội đồng quản trị cũng là những thành viên trong Ban giám đốc, điều này sẽ giúp cho các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết sách nhanh chóng, kịp thời và đặc biệt là phù hợp với tình hình thực tế của Công ty. Bộ phận giúp việc là các phòng ban với các chức năng, nhiệm vụ khác nhau theo yêu cầu của quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh. Những ưu điểm, của công tác quản lý và kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm của Công ty như đã nêu trên có tác động tích cực đến việc tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm xây lắp và nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của Công ty. b) Những mặt còn tồn tại + Bên cạnh ưu điểm Công ty còn tồn tại một số nhược điểm mặc dù chỉ là phần nào có sự khách quan của nó có những công trình ở xa trung tâm.Các nhân viên kế toán ở đội, các công trình cập nhật những tài liệu, thông tin kế toán gửi về phòng kế toán còn chậm, không kịp thời dẫn đến việc phối kết hợp cung cấp tài liệu thông tin không liên tục kịp thời, dẫn đến công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá chưa chi tiết kịp thời theo khoản mục, hạng mục công trình theo đúng niên độ kế toán. + Công ty không mở đủ các tài khoản cấp III của các TK 1541, 154.7 theo từng yếu tố chi phí, làm cho việc hạch toán chưa rõ ràng. Ví dụ như chi phí tiếp khách thuộc chi khác trong phần chi phí xản xuất chung thì cũng ghi: Nợ TK 1547(chi tiết công trình, HMCT): Có TK 111(chi tiết công trình, HMCT): + Mà chi phí khấu TSCĐ dùng cho bộ phận quản lý đội là chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý đội thuộc chi phí sản xuất chung cũng định khoản như trên. Do đó khi nhìn vào định khoản trên ta không biết đó là chi phí gì. + Nhiều khi do tình hình Công ty một người kế toán lại kiêm nhiện vụ của hai kế toán tạo điều kiện xẩy ra gian lận, điều đó sẽ ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của công ty. + Đôi khi một tổ đội lại nhận cùng một lúc nhận hai công trình, do theo dõi không chặt chẽ chi phí nên có những khoản chi phí không tách riêng ra được làm ảnh hưởng tới kế toán quản trị chi phí và công tác tính giá thành của Công ty. Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty CP đầu tư xây dựng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Để tồn tại lâu dài, doanh nghiệp phải luôn tìm mọi biện pháp khẳng định mình trên thị trường. Hiện nay các doanh nghiệp với tư cách là đơn vị hạch toán độc lập và tự hạch toán theo nguyên tắc:"Lấy thu bù chi và đảm bảo có lãi". Vì vậy hiệu quả sản xuất luôn được các doanh nghiệp quan tâm đặt lên hàng đầu. Làm sao để thu được lợi nhuận cao trên cơ sở những nguồn lực của doanh nghiệp có hạn. Do đó, không còn cách nào khác là doanh nghiệp phải tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao nhất. Để thực hiện được mục tiêu này không những doanh nghiệp phải tiết kiệm chi phí mà còn phải tổ chức phối hợp các biện pháp khác mội cách khoa học. Chính vì vậy mà trong suốt quá trình sản xuất, quản trị doanh nghiệp cần thu thập những thong tin về tình hình chi phí so với kết quả đại được. Từ đó, đề ra những biện pháp không ngừng giảm bớt chi phí không cần thiết, khai thác tối đa mọi tiềm năng sẵn có về NVL, lao độngcủa doanh nghiệp. Việc hạch toán chính xác chi phí sản xuất không chỉ là việc tổ chức ghi chép, phản ánh theo đúng giá trị thực tế của chi phí mà còn phải theo đúng nơi phát sinh và đối tượng chịu chi phí. Tính đúng giá thành là tính toán chính xác và hạch toán đúng nội dung kinh tế của chi phí đã hao phí để sản xuất ra sản phẩm. Vì vậy phải xác định đúng đối tượng tính giá, vận dụng đúng phương pháp tính giá thành sản phẩm và giá thành phải được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất mà kế toán đã tập hợp một cách chính xác. Tính đủ giá thành là tính toán đầy đủ mọi chi phí đã bỏ ra cho sản xuất sản phẩm đã loại bỏ những chi phí không liên quan, không cần thiết. Việc tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm giúp cho việc phản ánh đúng đắn tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp, xác định đúng kết quả hoạt động kinh doanh. Vì vậy phải hoàn thiện hệ thống kế toán nói chung và phân hệ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩn nói riêng nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho việc quản lý, góp phần nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp phát triển hơn nữa. 3.2. Yêu cầu đối với việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Việc hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được dựa trên các cơ sở sau: Thứ nhất: Nắm vững chức năng và nhiện vụ của tổ chức hạch toán kế toán nói chung cũng như tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Do vậy phải hoàn thiện toàn bộ công tác kế toán từ chứng từ, tiền lương, sổ sách đến tổ chức bộ máy kế toán nhằm tăng cường mức độ chính xác và kịp thời thông tin. Thứ hai: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải dựa trên đặc trưng của ngành kinh doanh xây dựng cơ bản. Thứ ba: Kết hợp hài hòa, sáng tạo giữa máy móc thiết bị hiện đại với tiềm năng, tri thức của con người. Thứ tư: Bảo đảm nguyên tắc phục vụ theo yêu cầu của kinh doanh trên cơ sở thực hiện các quy định về pháp luật. Nguyên tắc này đòi hỏi khi hoàn thiện công tác kế toán, vừa phải nhậy bén, trung thực, phù hợp với quy luật của thị trường về kinh doanh vừa phải tuân thủ các chế độ và chính sách của Nhà nước. 3.3. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty CP đầu tư xây dựng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường. 3.2.1 Hoàn thiện hệ thống tài khoản: Do công ty áp dụng quyết định 48 của Bộ tài chính ban hành ngày 5/6/2006 về việc áp dụng tài khoản kế toán cho doanh nghiệp vùa và nhỏ là hợp lệ nhưng theo tôi Công ty nên mở thêm tai khoản cấp III cho một số tài khoản như tài khoản 154.1, 154.7 thì sẽ rõ ràng hơn. - Các tài khoản cấp III của tài khoản 154.1 gồm: TK 15411 Chi phí nguyên vật liệu chính TK 15412 Chi phí nguyên vật liệu phụ TK 15413 Chi phí CCDC TK15414 Chi phí vật liệu khác. - Các tài khoản cấp III của tài khoản 1547 gồm: TK 15471 Chi phí NVL dùng cho quản lý đội TK 15472 Chi phí lương nhân viên quản lý đội TK15472 Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý đội. TK 15473 Chi phí dịch vụ mua ngoài chi phí bằng tiền khác Việc mở các tài khoản chi tiết nhu vậy sẽ giúp ích cho kế toán quản trị chi phí. Như chi phí NVL sẽ được theo dõi theo từng thứ, loại và kế toán quản trị cũng chi tiết hơ, dễ theo dõi điều chỉnh, lập dự toán hơn. Công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sẽ đạt hiệu quả cao với thông tin chính xác. 3.2.2 Hoàn thiện hệ thống sổ kế toán Tương ứng với các tài khoản mở thêm, Công ty nên mở thêm các sổ chi tiết tài khoản 15411, 15412, 15413, 15414, 15471, 15471Ngoài ra theo tôi Công ty áp dụng hình thức Nhật Ký chung nên mở thêm sổ Nhật ký đặc biệt. Ví dụ như sổ chi tiết tài khoản 15411 quý I/2010 Biểu 04 Sổ CHI TIếT TàI KHOảN TK 15411 Từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/03/2010 Số dư đầu kỳ: 0 Chứng từ Diễn giải SHTKĐƯ Số phát sinh Số Ngày Nợ Có … 11 10/01/2010 Gạch xây dựng 111 2.211.804 13 12/01/2010 thép 331 7.560.800 … 18 02/02/2010 Sỏi 112 3.834.000 19 03/02/2010 Cát đen 111 1.350.000 … 28 06/02/2010 Xi măng 331 2.548.567 … 30 31/03/2010 Kết chuyển CP VLC quý I năm 2010 632 19.350.550 … Cộng phát sinh 538.364.071 538.364.071 Tổng số phát sinh Nợ: Tổng số phát sinh Có: Dư cuối kỳ: 0 Ngày tháng năm 2010 Kế toán trưởng ( ký, họ tên) Người ghi sổ (Ký, họ tên) 3.3.3 Hoàn thiện công tác luân chuyển chứng từ Công ty có đặc điển các công trình nằm rải rác, phân tán xa trụ sở của công ty nên việc luân chuyển chứng từ gặp nhiều khó khăn gây cản trở cho công tác hạch toán, dồn công việc vào cuối kỳ, dẫn đến những sai sót không đáng có như ghi thiếu, ghi nhầm. Tuy nguyên nhân chính vẫn là do khách quan nhưng trong đó có cả nguyên nhân chủ quan là do các đội họ không thực hiện đúng nhiệm vụ luân chuyển chứng từ cửa mình. Do đó để khắc phục tình trạng này, ban lãnh đạo cần xây dựng lịch trình cho các đội thi công hi hành. Nếu sai phạm thì tiến hành xử phạt, mà biện pháp tốt nhất là xử phạt hành chính. Đồng thời cần giáo dục ý thức trách nhiệm cho CNV, xây dựng chế độ thưởng phạt rõ ràng. Đối với công trình ở xa cần cử người đến tận công trình để cập nhật sổ sách đảm bảo công việc được nhanh gọn tránh tình trạng chi phí phát sinh kỳ này nhưng kỳ sau mới được ghi sổ. Ví dụ cụ thể như: Công ty cần hực hiện nghiên túc quy định đội phải thanh toán dứt khoát chứng từ lần này mới được tạm ứng lần tiếp theo và mức độ tạm ứng cho mỗi lần phải được sự xem xét cẩn thận của các phòng ban liên quan. 3.3.4 Hoàn thiện khoản mục chi phí sản xuất chung Trong khoản mục chi phí sản xuất chung là chi phí tập hợp chung rồi phân bổ, cho nên việc phân bổ là vấn đề cần được xem xét thận trọng. Có những trường hợp việc theo dõi không chặt chẽ dẫn đến việc không thể tìm được tiêu chí phân bổ dẫn đến việc tính toán chi phí SXC không chính xác ảnh hưởng công tác tập hợp chi phí và tính giá thành. Cụ thể như trường hợp một tổ đội lại nhận cùng một lúc hai công trình, việc theo dõi không chặt chẽ chi phí nên có những khoản chi phí không tách riêng được. Hoặc có trường hợp hai đội nhận hai công trình khác nhau nhưng ở gần nhau phát sinh những chi phí SXC không tìm được tiêu thức phân bổ hợp lý. Vì vậy cần tổ chức theo dõi chặt chẽ chi phí SXC bằng cách bố trí người theo dõi tình hình chi phí đó một cách thường xuyên, liên tục và quy định chặt chẽ vấn đề này nếu thấy có vi phạm sẽ bị phạt trừ vào lương để nâng cao tinh thần trách nhiệm cho mỗi người quản lý chi phí đó. Trong quá trình thi công còn phải phát sinh các khoản chi phí trích trước để sửa chữa và bảo hành công trình mà kế toán trong Công ty vẫn chưa phản ánh, làm cho khoản mục chi phí này chưa phản ánh được đầy đủ nội dung của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Bởi vậy khi trích trước chi phí sửa chữa, bảo hành công trình kế toán Công ty nên hạch toán: Nợ: TK 1547 (Số tiền trích trước để sửa chữa, bảo hành) Có TK 335 (Số tiền trích trước để sửa chữa, bảo hành) Ngoài ra việc phân bổ CCDC cần phải được tính toán, phân bổ hợp lý giá trị CCDC tính vào chi phí sản xuất chung trong kỳ theo phương pháp phân bổ hợp lý, cụ thể: - Những CCDC xuất dùng có giá trị nhỏ, số lượng không nhiều, thời gian sử dụng ngắn thì có thể phân bổ một lần (100%) toàn bộ giá trị CCDC và chi phí sản xuất sản phẩm. - Đối với những CCDC có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài được sử dụng trong nhiều kỳ nên phân bổ giá trị CCDC vào chi phí sản xuất vào các kỳ theo tiêu thức phù hợp: Gía trị CCDC phân bổ hàng kỳ = Trị giá thực tế của CCDC xuất dùng Số kỳ sử dụng (dự kiến) 3.3.5 áp dụng thành tựu khoa học công nghệ. Do bộ máy kế toán công ty còn tồn tại những hạn chế như một người kế toán nhưng đảm nhiện hai nhiện vụ, vừa làm kế toán thanh toán lại vừa làm kế toán tiền nên xẩy ra gian lận. Vấn đề này sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh của công ty. Cho nên để ngăn chặn việc gian lận xẩy ra cũng như tăng khả năng làm việc có hiệu quả và nhanh chóng của phòng kế toán tôi xin đưa ra giải pháp Công ty nên sử dụng phần mền kế toán, thực hiện kế toán máy. Bởi vì đặc điểm nổi bật của kế toán máy là không phải ghi chép vào các sổ sách mà các chứng từ kế toán được nhập vào máy nhanh chóng, hơn nữa khi cần xử lý dữ liệu thì kế toán trên máy vi tính cho phép xử lý nhanh, cập nhật số dư tài khoản và tổng hợp số liệu dễ dàng hơn. Do vậy Công ty sẽ giảm bớt được số lượng nhân viên kế toán mà Công ty đang thiếu đồng thời trách được gian lận. Đồng thời kế toán máy cho phép lưu giữ số liệu trên ổ đĩa, được mã hóa nên không thế gian lận được. Ngoài ra kế toán máy còn lập báo cáo tài chính tự động không tốn thời gian lại có hiệu quả nhanh hơn. Việc thực hiện kế toán máy là phương án mà công ty hoàn toàn có khả năng thực hiện được bởi lý do sau: Thứ nhất phần mềm kế toán mua về giá cả phải chăng, phần mềm đó lại dễ sử dụng. Thứ hai phần mềm đó cũng dễ mua như của công ty VACOM, VISA, CIC ACCOUNT và dược hướng dẫn cụ thể nên nhân viên kế toán thực hiện được, vì đội ngũ nhân viên kế toán của Công ty có trình độ cử nhân trở lên, nên việc tiếp thu kế toán máy là không khó khăn. Thứ ba phần mềm kế toán có những ưu điểm hơn hẳn, gọn nhẹ, nhập liệu nhanh, tự động vào sổ, lập báo cáo tài chính nhanh chóng. Đặc biệt kế toán máy có thể tự thiế kế thêm theo tình hình Công ty yêu cầu. 3.3.6 Gỉai pháp nhằm tiết kiện CP NVL. Như đã trình bầy ở trên NVL của Công ty mua về không nhập kho mà xuất dùng luôn cho các công trình, nên theo tôi để tiết kiệm NVL thì Công ty nên dựa trên cơ sở khối lượng công việc đặt ra giao người mua sắn vật liệu cho các đội sản xuất. Đồng thời yêu cầu các đội sản xuất phải chấp hành nghiêm chỉnh quy định về định mức tiêu hao vật liệu, đơn giá vật liệu, đảm bảo chất lượng công trình. Hơn nữa địa bàn hoạt động của Công ty rộng, nên Công ty nên tìm kiến, mở rộng mối quan hệ bạn hàng để khi cần mua có thể mua vật liệu ở gần nơi thi công nhất, vận chuyển ngay đến chân công trình mà vẫn đảm bảo chất lượng, số lượng vật liệu và chất lượng cônh trình. Nhờ đó mà sẽ giảm được chi phí vận chuyển, đảm bảo tiến độ thi công. Trong điều kiện có thể, Công ty nên sử dụng một cách hợp lý vật liệu thay thế do địa phương sản xuất. Đồng thời cử cán bộ năng động, nhiệt tình trong công việc tìm kiếm những nhà cung cấp lâu dài, cung cấp vật liệu đảm bảo chất lượng và giá thành rẻ hơn thị trường. Có thể có chế độ khen thưởng cũng như xử phạt thích đáng với cá nhân, tập thể sử dụng tiết kiệm hay lãng phí NVL. 3.3.8 Hoàn thiện khoản mục chi phí sử dụng máy thi công. Đối với máy thi công do các đội tự thuê ngoài, hiện nay tại Công ty chưa tiến hành theo dõi sát sao hoạt động của máy vì trong sản xuất không phải lúc nào máy thi công cũng hoạt động. Ngoài ra cùng một máy thi công trong một kỳ có thể tham gia sản xuất tại nhiều công trình khác nhau, lượng nhiên liệu tiêu hao đối với máy thi công là lớn. Vì vậy mà Công ty nên theo dõi ca máy chạy theo bảng sau: Bảng: 07 Bảng theo dõi ca máy chạy Từ ngày đến ngày tháng năm Tên máy: Tên đội: Ngày Số ca máy chạy Nội dung công việc Xác nhận bộ phận sử dụng … … … … … … … .. … … … … Đội trưởng xây lắp (ký,họtên) Ngoài ra Công ty nên tiết kiệm CPSDMTC bằng cách nâng cao năng suất sử dụng máy, tiết kiệm NVL sử dụng cho chạy máy. Công ty có một số máy đã lỗi thời, lạc hậu nên thanh lý ngay để đầu tư máy móc mới trách để ứ đọng vốn. Từ đó có thể năng cao năng suất lao động, rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm chi phí. Kết luận –— ˜™ –— Trong những năm qua hoà chung với sự đổi mới sâu sắc toàn diện của đất nước và cơ chế quản lý kinh tế. Hệ thống kế toán Việt Nam đã có những đổi mới, tiến bộ nhảy vọt và góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Thực tế là những kiến thức cơ bản và hết sức quan trọng nhất là trong giai đoạn hiện nay, đó là giai đoạn khoa học công nghệ không ngừng phát triển. Là công cụ quản lý quan trọng kế toán các ngành sản xuất nói chung và tổ chức công tác tập hợp chi phí nói riêng, phải hiểu được cải tiến và hoàn thiện đáp ứng ngày càng cao của công tác quản lý nhà nước do đó phải có sự thống nhất trong hệ thống tài khoản kế toán để phát huy được vai trò của kế toán là giám đốc đồng tiền đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất một cách liên tục có hệ thống, phát huy vai trò và khả năng khai thác mọi tiềm tàng của doanh nghiệp. Qua quá trình học tập trên ghế nhà trường và thời gian thực tập ở Công ty CP đầu tư xây dựng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường em nhận thấy thời gian tìm hiểu thực tế là hết sức quan trọng giúp cho bản thân em thấy được "Học đi đôi với hành" là điều không thể thiếu. Từ đó mà em đã hoàn thành chuyên đề tốt với việc giải quyết được những vấn đề sau: Thứ nhất em đã trình bầy được cơ sở lý luận về công tác kế toán tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp xây lắp. Thứ hai em đã nêu được thực trạng về tổ chức kế toán tại Công ty ty Cổ phần đầu tư xây dựng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường để từ đó có những nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường. Thứ ba em đã đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường. Có được những kết quả đó là nhờ vào sự hướng dẫn tận tình của các đồng chí trong ban giám đốc Công ty cùng tập thể các đồng chí trong phòng tài vụ kế toán và các phòng ban chức năng khác của Công ty CP đầu tư xây dựng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường, cùng với sự góp ý nhiệt tình của các thầy cô trong khoa kế toán kiểm toán đã giúp Em đã hoàn thành được chuyên đề tốt nghiệp: "Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường". Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty CP đầu tư xây dựng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường cùng phòng tài vụ kế toán công ty, và các thầy cô trong bộ môn kế toán kiểm toán đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình . Mục lục Trang Phụ lục: 01. Sổ CHI TIếT TàI KHOảN TK 154.1- Chi phí NVLTT công trình trường Cao đẳng tài nguyên & môi trường TPHCM Từ ngày 01/01/2010 đến ngày 30/03/2010 Số dư đầu kỳ: 0 Chứng từ Diễn giải SHTKĐƯ Số phát sinh Số Ngày Nợ Có 01 01/01/2010 Mua NVL 111 43,400,000 02 04/01/2010 Mua NVL 111 225,000,000 … … … 18 02/02/2010 Mua vật tư 331 45,578,000 20 03/02/2010 Mua vật tư 111 9,636,500 21 06/02/2010 Mua vật tư 111 120,790,450 22 07/02/2010 Mua vật tư 331 11,542,790 … … … … … … 29 15/03/2010 Mua vật tư 14,600,000 30 30/03/2010 Kết chuyển CPNVLTT công trình trường Cao đẳng tài nguyên & môi trường TPHCM quý I năm 2010 632 976,782,638 Tổng số phát sinh Nợ: 976,782,638 Tổng số phát sinh Có: 976,782,638 Dư cuối kỳ: 0 Ngày tháng năm 2010 Kế toán trưởng ( ký, họ tên) Người ghi sổ (Ký, họ tên) Phụ lục 02: Sổ CáI TàI KHOảN TK 154.1- Chi phí NVLTT Từ ngày 01/01/2010 đến ngày 30/03/2010 Số dư đầu kỳ: 0 Chứng từ Diễn giải SHTKĐƯ Số phát sinh Số Ngày Nợ Có 01 01/01/2010 Mua NVL 111 43,400,000 02 04/01/2010 Mua NVL 111 225,000,000 … … … .. … … 18 02/02/2010 Mua vật tư 331 45,578,000 20 03/02/2010 Mua vật tư 111 9,636,500 21 06/02/2010 Mua vật tư 111 120,790,450 … … … … … 29 15/03/2010 Mua vật tư 14,600,000 30/03/2010 Kết chuyển CPNVLTT công trình trường Cao đẳng tài nguyên & môi trường TPHCM 632 976,782,638 30/032010 Kết chuyển CPNVLTT công trình bệnh viện lao Phú Thọ. 632 542,760,400 30/03/2010 Kết chuyển CPNVLTT công trình Hồng Lĩnh. 632 1,375,085,640 .. … … … Cộng số phát sinh 37,778,809,868 37,778,809,868 Tổng số phát sinh Nợ: 37,778,809,868 Tổng số phát sinh Có: 37,778,809,868 Dư cuối kỳ: 0 Ngày tháng năm 2010 Kế toán trưởng ( ký, họ tên) Người ghi sổ (Ký, họ tên) Phụ lục 03: Sổ CHI TIếT TàI KHOảN TK 154.2- Chi phí NC trực tiếp sản xuất công trình trường Cao đẳng tài nguyên & môi trường TPHCM Từ ngày 01/01/2010 đến ngày 30/03/2010 Số dư đầu kỳ: 0 Chứng từ Diễn giải SHTKĐƯ Số phát sinh Số Ngày Nợ Có 15 31/01/2010 Tiền lương CNTTSX tháng 01 334 90,062,422 21 28/02/2010 Tiền lương CNTTSX tháng 02 334 62,016,779 16 31/03/2010 Tiền lương CNTTSX tháng 03 334 58,645,500 31/03/2010 Kết chuyển CPNCTT công trình trường Cao đẳng tài nguyên & môi trường TPHCM quý I/2010 632 210,724,721 Tổng số phát sinh Nợ: 210,724,721 Tổng số phát sinh Có: 210,724,721 Dư cuối kỳ: 0 Ngày tháng năm 2010 Kế toán trưởng ( ký, họ tên) Người ghi sổ (Ký, họ tên) Phụ lục: 04 Sổ CHI TIếT TàI KHOảN TK 154.7- Chi phí SXC công trình trường Cao đẳng tài nguyên & môi trường TPHCM Từ ngày 01/01/2010 đến ngày 30/03/2010 Số dư đầu kỳ: 0 Chứng từ Diễn giải SHTKĐƯ Số phát sinh Số Ngày Nợ Có 11 01/01 Mua vật tư 111 1,740,000 … TT75 01/02 Công tác phí 141 4,089,000 PC78 02/02 Chi tiếp khách 111 2,000,000 … PC80 16/02 Tiền điện thoại 111 750,488 … … 21 30/02 Lương trả nhân viên quản lý đội 334 24,300,000 21 30/02 BHXH, BHYT, KPCD 338 8,805,048 KH11 30/02 Khấu hao TSCD 214 10,227,777 … 30 04/03 Mua vật tư 111 3,250,600 … KC04 31/03 Kết chuyển CPSXC quý I 632 209,049,823 Tổng số phát sinh Nợ: 209,049,823 Tổng số phát sinh Có: 209,049,823 Dư cuối kỳ: 0 Ngày tháng năm 2010 Kế toán trưởng ( ký, họ tên) Người ghi sổ (Ký, họ tên) Phụ lục 05: Sổ Nhật ký chung Từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/03/2010. 0 Chứng từ Diễn giải SHTKĐƯ Số phát sinh Số Ngày Nợ Có 5 01/01/2010 Công tác phí 1547 141 2,726,000 2,726,000 … … … .. … .. 10 05/01/2010 Mua vật tư 1541 111 91,156,045 91,156,045 17 06/01/2010 Mua vật tư 1541 111 75,142,00 75,142,00 … 11 10/01/2010 Mua vật tư 1543 111 1,579,860 1,579,860 14 31/01/2010 Tiền lương CN công trình Hồng Lĩnh tháng 01 1542 334 554,621,332 554,621,332 15 31/01/2010 Tiền lương CN công trình trường cao đẳng tài nguyên & môi trường TPHCM tháng 01 1542 334 64,117,660 64,117,660 … 21 05/02/2010 Mua vật tư 1541 111 120,790,450 120,790,450 22 06/02/2010 Mua vật tư 1543 111 11,542,790 11,542,790 23 07/02/2010 Mua vật tư 1543 111 112,500,000 112,500,000 24 10/02/2010 Mua vật tư 1543 111 145,260,200 145,260,200 … PC84 10/02/2010 Trả tiền thuê cẩu 1543 111 1,500,000 1,500,000 … 25 28/02/2010 KHTSCD 1547 214 10,227,777 10,227,777 26 28/02/2010 Tiền lương CN công trình trường cao đẳng tài nguyên & môi trường TPHCM tháng 02 1542 334 90,062,422 90,062,422 … 29 15/03/2010 Mua vật tư 1541 111 14,600,000 14,600,000 … 27 31/03/2010 Tiền lương CN công trình trường cao đẳng tài nguyên & môi trường TPHCM tháng 03 1542 334 56,544,939 56,544,939 … … … … .. .. KC01 31/03/2010 Kết chuyển CPNVLTT 1541 632 976,782,638 KC02 31/03/2010 Kết chuyển CPNCTT 1542 632 210,724,721 KC03 31/03/2010 Kết chuyển CPSDMTC 1543 632 129,125,705 KC04 31/03/2010 Kết chuyển CPSXC 1547 632 209,049,823 209,049,823 … Danh sách sơ đồ, bảng biểu, sử dụng trong chuyên đề Sơ đồ 01: Kế toán CPNLVTT. Sơ đồ 02: Kế toán CPNCTT. Sơ đồ 03: Kế toán CPSDMTC. Sơ đồ 04: Kế toán CPSXC. Sơ đồ 05: Kế toán CP sản xuất kinh doanh dở dang. Sơ đồ 06: Trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ Sơ đồ 07: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung Sơ đồ 08: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký sổ cái Sơ đồ 09: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ Sơ đồ 10: Bộ máy quản trị tại Công ty CP đầu tư xây dựng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường Sơ đồ 11: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CP đầu tư xây dựng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường Sơ đồ 12: Quy trình hạch toán Bảng 01: Bảng kê VL sử dụng. Bảng 02: Bảng chấm công. Bảng 03: Bảng tổng hợp lương và các khoản trích theo lương. Bảng 04: Bảng trích KH máy thi công. Bảng 05: Bảng trích KH TSCD dùng quản lý đội. Biểu 01: Hóa đơn GTGT Biểu 02: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất. Biểu 01: Biên bản kiểm kê khối lượng XLDD cuối quý I Biểu 02: Bảng tính giá thành sản phẩm. Danh sách phụ lục sử dụng trong chuyên đề này. Phụ lục 01: Sổ CHI TIếT TIếT TàI KHOảN TK 154.1 Phụ lục 02: Sổ CHI CáI TàI KHOảN TK 154.1 Phụ lục 03: Sổ CHI TIếT TàI KHOảN TK 154.2 Phụ lục 04: Sổ CHI TIếT TàI KHOảN TK 1547. Phụ lục 05: Sổ NHậT Ký CHUNG. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31610.doc
Tài liệu liên quan