Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Lặn và Xây dựng công trình ngầm Thăng long

Lời nói đầu Hiện nay nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước , chế độ hạch toán kinh tế, kinh doanh độc lập đã áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. Hoạt động trong môi trường cạnh tranh nên các Doanh nghiệp phải tìm mọi cách để đứng vững và phát triển. Kế toán là một bộ phận cấu thành của hệ thống công cụ quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, đồng thời là cộng cụ đắc lực phục vụ cho

doc90 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Lặn và Xây dựng công trình ngầm Thăng long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhà nước trong công tác quản lý nền kinh tế quốc dân. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tự trang trải và có lãi. Bởi vậy hạ thấp gía thành, nâng cao chất lượng sản phẩm là mục tiêu hàng đầu của các Doanh nghiệp . Trong quá trình thực tập tại Công ty Lặn và Xây dựng công trình ngầm Thăng long thuộc Tổng công ty XD cầu Thăng long: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành giữ một vai trò hết sức quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán của Doanh nghiệp, đặc biệt trong các Doanh nghiệp xây lắp . Do đó tôi lựa chọn đề tài : " Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Lặn và Xây dựng công trình ngầm Thăng long " cho đề tài thực tập tốt nghiệp của mình. Nội dung của đề tài viết gồm những phần chính sau đây : Phần I : Lý luận chungvề kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở các Doanh nghiệp xây dựng trong giai đoạn hiện nay. Phần II : Tình hình thực tế về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty Lặn và Xây dựng công trình ngầm Thăng long - Tổng công ty xây dựng cầu Thăng long. Phần III : Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty Lặn và Xây dựng công trình ngầm Thăng long . Mặc dù rất cố gắng tìm hiểu và nhận được sự giúp đỡ tận tâm , nhiệt tình của thầy cô giáo trong bộ môn và của cán bộ nhân viên trong phòng kế toán cũng như các phòng ban khác trong Công ty Lặn và Xây dựng công trình ngầm Thăng long . Nhưng do trình độ bản thân còn có hạn chế nên bài viết của tôi còn có những thiếu sót ở hình thức và nội dung. Vì vậy tôi rất mong muốn được tiếp thu và chân thành cám ơn những ý kiến đóng góp , chỉ bảo để tôi có điều kiện bổ xung , nâng cao kiến thức của mình và phục vụ tốt hơn cho công tác kế toán thực tế sau này. Phần thứ nhất : Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Doanh nghiệp xây lắp trong giai đoạn hiện nay. I/ Đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản của sản phẩm xây lắp yêu cầu công tác quản lý kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây dựng . 1/ Đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản của sản phẩm xây lắp . Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất vật độc lập có chức năng tạo ra trang thiết bị tài sản cố định cho tất cả ngành kinh tế quốc dân ,góp phần trong phần xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội .Vì vậy phần lớn thu nhập quốc dân nói chung và quĩ tích luỹ nói riêng cùng với vốn đầu tư tài trợ từ nước ngoài được sử dụng trong lĩnh vực cơ bản. So với các ngành sản xuất khác ,xây dựng cơ bản có những đặc điểm kinh tế kĩ thuật đặc trưng thể hiện rất rõ ở sản phẩm xây lắp và quá trình sáng tạo ra sản phẩm của ngành. Quá trình tạo ra sản phẩm xây lắp ,từ khi khởi công xây dựng đến khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng thường dài ,phụ thuộc vào quy mô và tính chất phức tạo của từng công trình.Quá trình thi công xây dựng này được chia thành nhiều giai đoạn lại bao gồm nhiều công việc khác nhau .Các công việc này chủ yếu được thực hiện ngoài trời nên chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố thiên nhiên như ;nắng ,mưa ,gió ,bão ,lụt ... Do đó quá trình và điều kiện thi công có tính ổn định ,phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm và theo từng giai đoạn thi công công trình Sản phẩm xây lắp là những công trình ,vật kiến trúc... có quy mô lớn ,kết cấu phức tạp ,mang tính chất đơn chiếc ,thời gian xây dựng ,lắp đặt ,sử dụng lâu dài và giá trị lớn .Nó mang tính cố định ,nơi sản xuất ra sản phẩm cũng đồng thời là nơi sau này khi sản phẩm hoàn thành được đưa vào sử dụng và phát huy tác dụng .Các điều kiện sản xuất như : xe ,máy ,người lao động ...phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm . Đặc điểm này làm cho việc tổ chức ,quản lý và hạch toán trong xây dựng cơ bản khác với các ngành khác .Cụ thể là mỗi công trình đều được thi công theo đơn đặt hàng riêng ,phụ thuộc yêu cầu của khách hàng và yêu cầu kĩ thuật của công trình đó .Sản phẩm xây lắp phải lập dự toán ,quá trình sản xuất phải so sánh với dự toán ,lấy dự toán làm thước đo. Khi thực hiện các đơn đặt hàng của khách hàng ,các đơn vị xây lắp phải đảm bảo bàn giao đúng tiến độ ,đúng thiết kế kĩ thuật ,đảm bảo chất lượng công trình . 2 - Yêu cầu của công tác quản lý và kế toán chi phí sản xuất ,tính giá thành sản phẩm xây lắp. Do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản và của sản phẩm xây dựng như vậy nên quản lý về đầu tư và xây dựng là một quá trình khó khăn phức tạp ,trong đó tiết kiệm chi phí sản xuất ,hạ giá thành sản phẩm là một trong những mối quan tâm hàng đầu ,là nhiệm vụ hết sức quan trọng của doanh nghiệp .Hiện nay ,trong lĩnh vực xây dựng cơ bản chủ yếu áp dụng phương pháp đấu thầu ,giao nhân thầu xây dựng .vì vậy ,để trúng thầu , được thầu thi công một công trình thì doanh nghiệp phải xây dựng được giá đấu thầu hợp lý cho công trình đó dựa trên cơ sở các định mức,đơn giá xây dựng cơ bản do nhà nước ban hành ,trên cơ sở giá cả thị trường và khả năng của doanh nghiệp .Mặt khác lại phải đảm bảo kinh doanh có lãi .Để thực hiện được các yêu cầu trên đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý kinh tế nói chung , quản lý chi phí ,giá thành nói riêng ,trong đó trọng tâm là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ,đảm bảo phát huy tối đa tác dụng của công tác kế toán đối với quản lý sản xuất Nhiệm chủ yếu đặt ra cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp là : Xác định hợp lý đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với điều kiện thực tại của doanh nghiệp và thoả mãn yêu cầu quản lý đặt ra ;vận dụng các phương pháp tính giá thành và phương pháp kế toán theo một trình tự logic : Tính toán chính xác ,đầy đủ ,kiểm tra các khâu hạch toán như ;tiền lương ,vật liệu ,tài sản cố định ...xác định số liệu cần thiết cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành . Cụ thể cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau : -Phản ánh đầy đủ ,chính xác ,kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực hiện phát sinh . -Kiểm tra tình hình thự hiện các định mức chi phí vật tư ,lao động ,sử dụng máy tính thi công và các dự toán chi phí khác ,phát hiện kịp thời cá khoản chênh lệch so với định mức ,các chi phí khác ngoài kế hoạch ,các khoản thiệt hại ,mất mát ,hư hỏng . ..trong sản xuất và đề xuất những biện pháp ngăn chặn kịp thời . -Tính toán chính xác và kịp thời giá thành công tác xây lắp ,các sản phẩm và lao vụ hoàn thành của doanh nghiệp . -Kiểm tra và thực hiện kế hạch hạ giá thành của doanh nghiệp theo từng công trình ,hạng muc công trình ,từng loại sản phẩm và lao vụ ,vạch ra khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý ,có hiệu quả . -Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng công tác xây lắp đã hoàn thành .Định kỳ kiểm kê và đánh giá khối lượng thi công dở dang theo nguyên tắc quy định . -Đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất ,kinh doanh ở từng công trình ,hạng mục công trình ,từng bộ phận thi công ,đội ,tổ sản xuất ...trong từng thời kỳ nhất định ; kịp thời lập các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành công tác xây lắp ;cung cấp chính xác ,kịp thời các thông tin hữu dụng về chi phí sản xuất và giá thành phục vụ cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp. II/ Lý luận chung về chi phí sản xuất và gía thành sản phẩm xây lắp 1.Chi phí sản xuất và phân loại chi phí trong doanh nghiệp xây dựng. 1.1Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng Quá trình hoạt động sản xuất ,kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình biến đổi một cách có ý thức và có mục đích các yếu tố sản xuất đầu vào thành các công trình ,lao vụ nhất định. Mỗi doanh nghiệp ,để tiến hành sản xuất bình thường ,tạo ra sản phẩm nhất định thì không gì có thể thay thế đực là phải kết hợp hài hoà ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất ,đó là ;tư liệu sản xuất ,đối tượng lao động (biểu hiện cụ thể là các loại hao phí về lao động vật hoá ) và sức lao động (biểu hiện là hao phí vê lao động sống ) Mặc dù các loại hao phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất ,kinh doanh bao gồm nhiều loại ,nhiều yếu tố khác nhau như trong điều kiện tồn tại quan hệ hàng hoá -tiền tệ thì chúng ta được biểu hiện dưới hình thức giá trị . Như vậy chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng là biểu hiện bằng tiền của tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống ,lao động vật hoá và các hao phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất thi công trong một thời kỳ nhất định . Về mặt lượng ,chi phí sản xuất phụ thuộc vào hai yếu tố : -Khối lượng sức lao động và tư liệu sản xuất đã chia ra trong một thời kỳ nhất định -Giá cả tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất và tiền lương của một đơn vị lao động đã hao phí . 1.2. Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng; Trong doanh nghiệp xây dựng ,các chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại có nội dung kinh tế và công dụng khác nhau ,yêu cầu quản lý đối với từng loại chi phí cũng khác nhau .Việc quản lý sản xuất ,tài chính ,quản lý chi phí sản xuất không thể chỉ dựa vào số liệu phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất mà còn phải căn cứ vào số liệu cụ thể của từng loại chi phí riêng biệt để phục vụ cho yêu cầu kiểm tra và phân tích toàn bộ các chi phí sản xuất hoặc từng yếu tố chi phí ban đầu của chúng ,theo từng công trình ,hạng mục công trình ...theo từng nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí .Dođó ,phân loại chi phí sản xuất là một yêu cầu tất yếu để hạch toán chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp . Phân loại chi phí sản xuất một cách khoa học và thống nhất không những có ý nghĩa quan trọng đối vớ công tác kế toán tâp hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mà còn là tiền đề rất quan trọng của kế hoạch hoá ,kiểm tra và phân tích chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp ,thúc đẩy không ngừng tiết kiệm hơp lý chi phí sản xuất ,hạ giá thành ,phát huy hơn nữa vai trò của công tác kế toán đối với sự phát triển của doanh nghiệp . Tuỳ theo yêu cầu quản lý ,đối tượng cung cấp thông tin , giác độ xem xét chi phí ...mà chi phí sản xuất đươc phân loại theo cách sau ; 1.21 Chi phí nguyên vật liệu ;bao gồm toàn bộ chi phí về các loại đối tượng lao động là nguyên vật liệu chính ,vật liệu phụ ,nhiên liệu ,phụ tùng thay thế ,vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản ... - Chi phí nhân công và toàn bộ tiền công và các khoản khác phải trả cho ngườu lao động trong doanh nghiệp. -Chi phí khấu hao tài sản cố định ,là toàn bộ số phải trích khấu hao trong kỳ đối với tất cả các loại tài sản cố định trong doanh nghịêp -Chi phí dịch vụ mua ngoài ,là số tiền trả về các loại dịch vụ mua ngoài phục vụ hoạt động sản xuất ,kinh doanh trong doanh nghiệp -Chi phí khác bằng tiền ;là toàn bộ số chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất ,kinh doanh ngoài bốn yếu tố chi phí trên . Phân loại chi sản xuất theo cách này có tác dụng cho biết kết cấu , tỷ trọng từng loại chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trongquá trình hoạt động sản xuất ,kinh doanh để lập bảng thuyết minh báo cáo tài chính (phần chi phí sản xuất ,kinh doanh theo yếu tố )phục vụ cho yêu cầu thông tin và quản trị doanh nghiệp để phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí ,lập dự toán chi phí sản xuất ,kinh doanh cho kỳ sau .nó là tài liệu quan trọng dùng làm căn cứ để xác định mức tiêu hao vật chất và thu nhập quốc dân 1..22. Phân loại chi phí sản xuất ,kinh doanh theo mục đích ,công dụng của chi phí ; Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp : -Chi phí sản xuất ,chế tạo sản xuất ;là toàn bộ số chi phí liên quan đến sản xuất , chế tạo sản phẩm ,cũng như các chi liên quan đến hoạt động quản lý và và phục vụ sản xuất trong phạm vi các phân xưởng tổ sản xuất . Chi phí này chia thành : +Chi phí trực tiếp ; là những có liên quan trực tiếp đến quá trình chế tạo sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp +Chi phí gián tiếp (chi phí sản xuất chung ) ;là những chi phí phục vụ quản lý sản xuất ,kinh doanh phát sinh trong quá trình sản xuất ,chế tạo sản phẩm thực hiện các lao vụ ,dịch vụ . -Chi phí bán hàng ;là toàn bộ các chi phí liên quan đến việc tiêu thụ bán sản phẩm hàng hoá ,lao vụ , dịch vụ , còn được gọi là chi phí sản xuất , -Chi phí hoạt động khác ; là những chi phí phát sinh trong quá trình tiến hành các hoạt động khác , ngoài hoạt động sản xuất ,kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp bao gồm chi phí về hoạt động tài chính và các chi phí bất thừơng -Chi phí quản lý doanh nghiệp : là toàn bộ các chi phí phục vụ và quản lý chung các hoạt động sản xuất , kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí sản xuất kinh doanh ,quản lý hành chính... Theo cách phân loại này, các chi phí sản xuất , chế tạo sản phẩm là những chi phí cấu thành trong giá thành sản phẩm theo các khoản mục giá thành đã qui định, đó là : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chí phí sản xuất chung . ở các doanh nghiệp xây dựng , do đặc điểm sản xuất của ngành , ngoài ba loại chi phí : Nguyên vật liệu trực tiếp , nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung còn có thêm chi phí máy sử dụng thi công là toàn bộ những chi phí phục vụ cho sử dụng máy thi công như : Chi phí nguyên liệu cho máy , chi phí nhân công sử máy , chi phí khấu hao máy . Phân loại chi phí sản xuất theo cách này có tác dụng xác định số chi phí đã chi ra cho từng lính vực hoạt động của doanh nghiệp , là cơ sở cho việc tính gía thành sản phẩm và xác định kết quả hoạt động sản xuất , kinh doanh . Ngoài ra , nó còn cho phép xác được những chi phí tính trong giá thành sản phẩm lao vụ hoàn thành , mà chỉ tính cho số sản phẩm , lao vụ đã tiêu thụ , đã bán cho phú hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường. Ngoài hai cách phân loại chủ yếu trên , phục vụ cho công tác quản lývà công tác kế toán , chi phí sản xuất , kinh donah còn có thể phân loại theo các tiêu thức khác như : Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí sản xuất kinh doanh với số khối lượng sản phẩm lao vụ hoàn thành ( chia thành chi phí cố định và chi phí biến đổi ): Căn cứ vào phương pháp kế toán tập hợp chi phí ( chia thành chi phí trực tiếp và chia chi phí phân bổ gián tiếp )... Mỗi cách phân loại chi phí sản xuất có ý nghĩa riêng, phục vụ cho từng yêu cầu quản lý và từng đối tượng cung cấp thông tin cụ thể nhưng chúng luôn bổ xung cho nhau nhằm quản lý có hiệu quả nhất toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong toàn doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định. 2. Giá thành và các loại giá thành sản phẩm xây lắp trong Doanh nghiệp xây dựng. 2.1 Giá thành sản phẩm xây lắp trong Doanh nghiệp xây dựng. Vấn đề quan tâm trước hết đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế thị trường là sản phẩm . Đó vừa là nguyên nhân , vừa là mục đích cuối cùng của quá trình hoạt động sản xuất , kinh doanh trong doanh nghiệp .Để xây dựng nên một công trình hay hoàn thành một lao vụ ... thì doanh nghiệp xây dựng phải đầu tư vào quá trình sản xuất , thi công một lượn chi phí nhất định . Nhứng chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình thi công đó sẽ tham gia cấu thành nên giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành của quá trình đó . Như vậy : Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí sản xuất ( bao gồm chi phí vật liệu , chi phí nhân côn , chi phí sử dụng máy thi công , chi phí sản xuất chung ) tính cho từng công trình , hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành đến giai đoạn qui ước đã hoàn thành , nghiệm thu , bàn giao và được chấp nhận thanh toán . Khác với doanh nghiệp công nghiệp , ở doanh nghiệp xây dựng , giá thành sản phẩm xây lắp mang tính chất cá biệt : mỗi công trình , hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp sau khi đã hoàn thành đều có một giá thành riêng . Hơn nữa , khi một doanh nghiệp được nhận thầu một công trình thì giá bán ( giá nhận thầu ) đã có ngay trước khi thi công công trình . Tức là giá bán có trước khi xác định giá thành thực tế của công trình đá . Do đó , giá thành thực tế của một công trình hoàn thành hay khối lượng lao vụ hoàn thành chỉ quyết định tới lãi hoặc lỗ của doanh nghiệp do thực hiện thi công công trình đó mà thôi . Tuy vậy , trong điều kiện hiện nay , để đa dạng hoá hoạt động sản xuất , kinh doanh , được sự cho phép của Nhà nước , một số xí nghiệp đã linh hoạt , chủ động xây dựng một số các công trình ( chủ yếu là các công trình dân dụng như : nhà ở , văn phòng , cửa hàng ...) sau đó bán lại cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng với giá hợp lý thì giá thành sản phẩm xây lắp cũng là một nhân tố quan trọng để xác định giá bán . Giá thành là một bộ phận giá trị biểu hiện bằng tiền , do đó nó là một phạm trù kinh tế khách quan bởi sự chuyển dịch của giá trị tư liệu sản xuất và lao động sống đã hao phí vào sản xuất ra là cần thiết tất yếu . Mặt khác , giá thành là một đại lượng tính toán , là chỉ tiêu có sự biến tướng nhất định nên ở phương diện này , giá thành ít nhiều lại mang tính chất chủ quan thể hiện hai khía cạnh : - Tính vào giá thành một số khoản mục chi phí mà thực chất là thu nhập thuần tuý của xã hội như : bảo hiểm xã hội , các khoản trích nộp cho cơ quan cấp trên , thuế vốn , thuế tài nguyên ... - Một số khoản mục chi phí gián tiếp được phân bổ vào giá thành của từng loại sản phẩm hay từng sản phẩm theo các tiêu thức phù hợp . 2.2 Phân biệt khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp Chi phí sx là cơ sở để hình thành nên giá thành . Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp có sự khác nhau về phạm vi , giới hạn và nội dung . Chi phí sản xuất chỉ tính trong một thời kỳ còn giá thành lại liên quan đến cả chi phí của khối lượng xây lắp kỳ trước chuyển sang nhưng lại không bao gồm chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuổi kỳ . Chi phí sản xuất được tập hợp theo từng thời kỳ nhất định còn giá thành sản phẩm xây lắp là chi phí sản xuất được tính cho một công trình , hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành . Tuy nhiên , giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp lại có những điểm giống nhau . Chúng đều phản ánh chi phí lao động trong quá trình sản xuất . Giá thành sản phẩm xây lắp và chi phí sản xuất của công tác xây lắp thống nhất về mặt lượng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là một , công trình , hạng mục công trình được hoàn thành trong kỳ tính giá thành hoặc giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ và đầu kỳ bằng nhau . Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp có mối quan hệ mật thiết với nhau . Tài liệu kế toán tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở và căn cứ để tính giá thành sản phẩm . Nếu coi như tính giá thành sản phẩm là công việc chủ yếu trong công tác kế toán thì công tác chi phí sản xuất có tác dụng quyết định đến tính chính xác của tính giá thành sản phẩm xây lắp . 2.3 Các loại giá thành sản phẩm xây lắp : 2.3.1. Giá thành dự toán công tác xây lắp : Do sản phẩm xây dựng có giá trị lớn , thời gian thi công dài mang tính đơn chiếc , nên mỗi công trình , hạng mục công trình đều có giá trị dự toán riêng . Căn cứ vào giá trị dự toán của từng công trình , hạng mục công trình . ta có thể xác định được giá thành dự toán của chúng . Giá trị dự toán của Giá thành dự toán Lãi từng công trình , = của công trình , + định hạng mục công trình hạng mcụ công trình mức 2.3.2. Giá thành kế hoạch công tác xây lắp : Giá thành kế hoạch được xây dựng dựa trên những định mức tiên tiến của nội bộ doanh nghiệp , là cơ sở để pơhấn đấu hạ giá thành sản phẩm xây lắp trong giai đoạn kế hoạch . Nó phản ánh trình độ quản lý giá thành của doanh nghiệp . Giá thành Giá thành Mức hạ kế hoạch = dự toán + giá thành công tác xây lắp công tác xây lắp kế hoạch ( Tính cho từng công trình , hạng mục công trình ) 2.3.3. Giá thành thực tế công tác xây lắp : Giá thành thực tế công tác xây lắp là biểu hiện bằng tiền của tất cả các chi phí trực tiếp thực tế mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra để hàon thành một đối tượng xây lắp nhất định và được xác đinh theo số liệu kế toán cung cấp . Giá thành thực tế công tác xây lắp không chỉ bao gồm những chi phí trong đinh mức mà có thể còn bao gồm những chi phí thực tế phát sinh không cần thiết như : thiệt hại phá đi làm lại , thiết hại ngừng sản xuất , mất mát , hao hụt vật tư . .. do những nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp . Giữa ba loại giá thành trên thường có mối quan hệ về mặt lượng như sau : Giá thành dự toán > Giá thành kế hoạch > Giá thành thực tế Việc so sánh các loại giá thành này được thực hiện trên cùng một đối tượng tính giá thành ( từng công trình , hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành nhất định ) . 2.3.4.Cũng xuất phát từ đức điểm của sản phẩm xây dựng , để đáp ứng yêu cấu của công tác quản lý về chi phí xây lắp còn được theo dõi trên hai chỉ tiêu : giá thành của khối lượng hoàn chỉnh và giá thành khối lượng hoàn c=thành qui ước . Giá thành khối lượng hoàn chỉnh là giá thành của những công trình , hạng mục công trình đã hoàn thành , đản bảo kỹ thuật , chất lượng đúng thiết kế và hợp đồng , bàn giao , được bên chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán . Chỉ tiêu này cho pháp ta đánh giá một cách chính xác và toàn diện hiệu quả sản xuất , thi công trọn vẹn cho một công trình , hạng mục công trình . Tuy nhiên , chỉ tiêu này không đáp ứng được một cách kịp thời các số liệu cần thiết cho việc quản lý sản xuất và giá thành trong suốt quá trình thi công công trình . Do đó , để đáp ứng được yêu cầu quản lý và đảm bảo sản xuất kịp thời đòi hỏi phải xác định giá thành khối lượng hoàn thành qui ước . Khối lượng xây lắp được hoàn thành là khối lượng xây lắp hoàn thành đến giai đoạn nhất định và phải thoả mãn các điều kiện sau : - Phải nằm trong thiết kế và đảm bảo chất lượng kỹ thuật . - Khối lượng này phải xác định được một cách cụ thể và được bên chủi đầu tư nghệm thu chấp nhận thanh toán . Phải đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý . Giá thành khối lượng hoàn thànhqui ước phản ánh được kịp thời chi phí sản xuất cho đối tượng xây lắp trong quá trình thi công xây lắp , từ đó giúp cho doanh nghiệp phân tích kịp thời các chi phí đã chi ra cho từng đối tượng để có biện pháp quản lý thích hợp và cụ thể . Nhưng nó lại không phản ánh được một cách toàn diện , chính xác giá thành toàn bộ công trình , hạng mục công trình . Do đó , để đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về quản lý giá thành là kịp thời , chính xác , toàn diện và có hiệu quả thì phải sử dụng cả hai chỉ tiêu trên . III - Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm xây lắp . 1 . Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất . 1.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất : Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi , giới hạn mà các chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp theo phạm vị , giới hạn đó . Để xác định được đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở từng doanh nghiệp cần phải dựa vào các yếu tố sau : - Tính chất sản xuất , loại hình sản xuất , đặc điểm tổ chức sản xuất , đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm ... - Căn cứ vào yêu cầu tính giá thành , yêu cầu quản lý , khả năng trình độ quản lý , tình độ hạch toán của doanh nghiệp ... Dựa vào những căn cứ trên , đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây dựng thường được xác định là từng công trình , hạng mục công trình hay theo từng đơn đặt hàng . 1.2.Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất : Cũng như tất cả các doanh nghiệp sản xuất khác , tuỳ thuộc vào mô hình sản xuất là lớn vừa hay nhỏ mà chọn cho mình một trong hai phương pháp kế toán nào cho phù hợp. - Phương pháp kê khai thường xuyuên . - Phương pháp kiểm kê định kỳ Mỗi doanh nghiệp chỉ được sử dụng một trong hai phương pháp trên , những doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên thường là những doanh nghiệp có qui mô sản xuất , kinh doanh lớn , tiến hành nhiều loại hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau . Trái lại , những doanh nghiệp sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ là những doanh nghiệp có qui mô sản xuất , kinh doanh nhỏ , chỉ tiến hành một loại sản xuất kinh doanh . 1.2.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo từng phương pháp kê khai thường xuyên : Các TK sử dụng : - TK 621 " Nguyên vật liệu trực tiếp " : được dùng để tập hợp toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất , thi công phát sinh trong kỳ , cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành . - TK 622 " Chi phí nhân công trực tiếp " : được dùng để tập hợp và kết chuyển số chi phí tiền công của công nhân trực tiếp sản xuất kể cả nhân công sử dụng máy thi công ( bao gồm cả tiền lương , tiền công , tiền thưởng , phụ cấp và các khoản phải trả khác của công nhân sản xuất ) vào TK " tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành " . . - TK 627 " Chi phí sản xuất chung " : dùng để tập hợp toàn bộ các chi phí có liên quan đến phục vụ , quản lý sản xuất , thi công ở tổ , đội sản xuất . Bên Nợ : Tập hợp các chi phí sản xuất chung trong kỳ . Bên Có : + Kết chuyển , phân bổ vào TK 154 . + Số ghi giảm chi phí sản xuất chung . TK 627 cuối kỳ không có số dư . TK 627 được mở thành 6 TK cấp 2 như sau : TK 6271 : Chi phí nhân viên tổ , đội sản xuất . TK 6272 : Chi phí vật liệu . TK 6273 : Chi phí công cụ , dụng cụ sản xuất . TK 6274 : Chi phí khấu hao tài sản . TK 6277 : Chi phí dịch vụ mua hàng . TK 6278 : Chi phí bằng tiền khác . - TK 154 " Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ": được dùng để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ liên quan đến sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm xây lắp . Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương pháp kê khai thường xuyên có thể khái quát bằng sơ đồ sau đây : (Xem sơ đồ 1 ) Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất xây lắp cụ thể như sau : 1.2.1.1. Kế toán chi phí vật liệu trực tiếp : Trong kỳ , căn cứ vào các chứng từ xuất vật liệu , mua vật liệu cho thi công xây lắp công trình , kế toán ghi : Nợ TK 621 ( Chi tiết cho từng công trình , hạng mục công trình ) Có TK 152,153 ( CHi tiết cho từng công trình , hạng mục công trình ) Có TK 111,112 ( nếu mua vật liệu cho thi công và cũng chi tiết cho từng công trình , hạng mục công trình ) Cuối kỳ , tiến hành kết chuyển, phân bổ vào các đối tượng có liên quan , kế toán ghi : Nợ TK 154 ( Chi tiết cho từng công trình , hạng mục công trình ) Có TK 621 (Chi tiết cho từng công trình , hạng mục công trình ) 1.2.1.2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp : Toàn bộ số tiền công và các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất được tập hợp vào bên Nợ TK 622 kế toán ghi Nợ TK 622 (Chi tiết cho từng công trình , hạng mục công trình ) Có TK 334 , 338 (Chi tiết cho từng công trình , hạng mục công trình ) Cuối kỳ , tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào các đối tượng có liên quan : Nợ TK 154 (Chi tiết cho từng công trình , hạng mục công trình ) Có TK 622 (Chi tiết cho từng công trình , hạng mục công trình ) 1.2.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung : Để phản ánh việc tập hợp các chi phí sản xuất chung phát sinh thực tế , kế toán ghi : Nợ TK 627 ( Chi tiết và các TK cấp 2 có liên quan) Có TK 334,338 Có TK 152,153 Có TK 214 Có TK 111,112,142,331,335... Phản ánh số ghi giảm chi phí sản xuất chung : Nợ TK 111,112,138 Có TK 627 Cuối kỳ kết chuyển , phân bổ chi phí sản xuất chung vào TK 154: Nợ TK 154 (Chi tiết liên quan ) Có TK 627 (Chi tiết liên quan ) 1.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Theo phương pháp này , tài khoản dùng để tập hợp chi phí sản xuất là TK 631 " Giá thành sản xuất " . TK 154 chỉ dùng để phản ánh giá trị khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê đánh giá sản phẩm là dở. TK631 cuối kỳ không có số dư vì giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ được kết chuyển ngay vào TK154. Việc xác định chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trên tài khoản tổng hợp theo phương pháp kiêm kê định kỳ không phải căn cứ vào số liệu tổng hợp từ các chứng từ xuất kho mà căn cứ vào giá trị nguyên vật liệu tồn đầu kỳ , giá thực tế của vật liệu nhập trong kỳ và kết quả kiêm kê cuối kỳ để tính toán như sau: Giá thực tế Giá thực tế Giá thực tế Giá thực tế nguyên vật liệu = nguyên vật liệu + nguyên vật liệu - nguyên vật liệu xuất dùng tồn đầu kỳ nhập trong kỳ tồn cuối kỳ Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là nhìn vào tài khoản kế toán , ta không thể biết được cụ thể về tùnh hình xuất dùng và sử dụng nguyên vật liệu. Trong trường hợp doanh nghiệp có tổ chức bộ phận sản xuất , kinh doanh phụ hoạt động tự chế hay thuê ngoài gia công chế biến thì mọi chi phí liên quan tới các hoạt động trên đều được tập hợp vào TK 631.TK631 cũng được hạch toán chi tiết theo từng nơi chi phí và và từng loại , nhóm sản phẩm. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng theo phương pháp kiểm kê định kỳ được khái quát bằng sơ đồ sau ( xem sơ đồ 2 ) : Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất xây lắp cụ thể như sau : Đầu kỳ tiến hành kết chuyển giá trị xây lắp dơ dang đầu kỳ vào bên Nợ TK 631 , kế toán ghi : Nợ TK 631 (Chi tiết cho từng công trình , hạng mục công trình ) Có TK 154 (Chi tiết cho từng công trình , hạng mục công trình ) Cuối kỳ , căn cứ vào số chi phí sản xuất đã tập hợp được trên các khoản chi phí kết chuyển vào TK 631: - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Nợ TK 631 (Chi tiết cho từng công trình , hạng mục công trình ) Có TK 621 - Kết chuyển chi phí sản xuất chung : Nợ TK 631 (Chi tiết cho từng công trình , hạng mục công trình ) Có TK 627 Cuối kỳ , kiểm kê đánh giá sản phẩm làm dở , kế toán ghi : Nợ TK 154 Có TK 631 2 - Đánh giá sản phẩm làm dở trong doanh nghiệp xây dựng : Sản phẩm làm dở trong các doanh nghiệp xây dựng có thể là công trình , hạng mục công trình dở dang chưa hoàn thành hay khối lượng công tác xây lắp dở dang trong kỳ chưa được bên chủ đầu tư nghiệm thu , chấp nhận thanh toán . Đánh giá sản phẩm làm dở là việc tính toán , xác định phần chi phí sản xuất trong kỳ cho khối lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ tho những nguyên nhân nhất định . Để xác định được giá thành sản phẩm một cách chính xác , một trong những điều kiện quan trọng là phải đánh giá chính xác sản phẩ._.m làm dở cuối kỳ , tức là xác định số chi phí sản xuất tính cho sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu . Muốn như vậy phải tổ chức kiểm kê chính xác khối lượng công tác xây lắp dở dang trong kỳ đồng thời xác định đúng đắn mức độ hoàn thành của khối lượng sản phẩm làm dở so với khối lượng hoàn thanh theo qui ước ở từng giai đoạn thi công . Chất lượng của công tác kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang có ảnh hưởng đến tính chính xác của việc đánh giá sản phẩm làm dở và tính giá thành . ở các doanh nghiệp xây dựng , do đặc điểm của sản phẩm xây dựng là có kết cấu phức tạp , công tác xác định mức độ hoàn thành của nó là rất khó khăn nên khi đánh giá sản phẩm làm dở , kế toán cần kết hợp chặt chẽ với bộ phận kỹ thuật và bộ phận tổ chức lao động . Sau đây là một số phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở mà cá doanh nghiệp xây dựng thường áp dụng : 2.1. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí dự toán : Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành trùng nhau . Theo phương pháp này , chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức sau : Chi phí thực tế Chi phí thực tế của khối lượng + của khối lượng xây lắp dd đkỳ lắp t/h tr kỳ Chi phí thực tế CP của KL của KL xây lắp = x XL dd c/kỳ dd cuối kỳ theo dự toán Chi phí của KL Chi phí của KL xây lắp hoàn xây lắp dở dang thành bàn giao cuối kỳ theo tkỳ theo dự toán dự toán 2.2.Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo tỷ lệ hàon thành tương đương : Phương pháp này áp dụng chủ yếu với việc đánh giá sản phẩm làm dở của công tác lắp đặt . Theo phương pháp này , chi phí thực tế của khối lượng lắp đặt dở dang cuối kỳ được xác định như sau : Cp thực tế Cp thực tế của KL XL + của KL XL dd đầu kỳ t/hiện t/kỳ Cp thực tế của = x Gtrị dự toán của kl xl dd kl xlắp dd ckỳ Tổng gtrị dự toán cảu các ckỳ tính theo mức độ h/t giai đoạn xây dựng tính theo mức độ hàon thành Ngoài ra , đối với một số công việc như : nâng cấp , sửa chữa , hoàn thiện hoặc xây dựng các công trình có giá trị nhỏ , thời gian thi công ngắn , theo hợp đồng được bên chủ đầu tư thanh toán sau khi hoàn thành toàn bộ thì giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ chính là chi phí sản xuất thực tế phát sinh từ khi khởi công thi công đến khi đánh giá , kiểm kê . 3 - Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp : 3.1. Đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp xây dựng : Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm , công việc , lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra và cần phải tính được giá thành và giá thành đơn vị . Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành . Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp , các loại sản phẩm và lao vụ mà doanh nghiệp sản xuất , tính chất sản xuất và cung cấp sử dụng chúng để xác định đối tượng tính giá thành cho thích hợp . Trong các doanh nghiệp xây dựng , đối tượng tính giá thành thường trùng hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất , đó có thể là : công trình , hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao . 3.2. Phân biệt đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành : Qua nghiên cứu hai khái niệm , ta thấy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành có những điểm khác nhau . Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ để mở các tài khoản , các sổ chi tiết , tổ chức ghi chép ban đầu , tập hợp số liệu chi phí sản xuất chi tiết theo từng đối tượng . Đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán lập các bảng biểu chi tiết tính giá thành và tổ chức công tác tính giá thành theo từng đối tượng . Tuy nhiên , giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành lại có mối quan hệ mật thiết với nhau . Về bản chất , chúng đều là những pạhm vi , giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất . Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành có thể được biểu hiện theo một trong các trường hợp sau : - Tương ứng với một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là nhiều đối tượng tính giá thành có liên quan . - Tương ứng với một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chỉ có đối tượng tính giá thành . - Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với nhau . Tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà ta cần lựa chọn , áp dụng các phương pháp tính giá thành thích hợp . 3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp : Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu về chi phí sản xuất để tính toán ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm lao vụ đã hoàn thành theo các yếu tố hoặc khoản mục giá thành trong kỳ tính giá thành đã được xác định . Kỳ giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành . Tuỳ thuộc đặc điểm của từng đối tượng tính giá thành và mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà kế toán áp dụng một hay nhiều phương pháp tính giá thành thích hợp . ở các doanh nghiệp xây dựng thường áp dụng các phương pháp tính giá thành sau : 3.3.1 . Phương pháp tính giá thành trực tiếp : Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp xây dựng hiện nay vì sản xuất , kinh doanh mang tính chất đơn chiếc , đôi tượng tập hợp chi phí sản xuất lại phù hợp với đối tượng tính giá thành. Hơn nữa, phương pháp này cho phép cung cấp kịp thời số liệu giá thành trong mỗi kỳ báo cáo và cách tính lại dễ dàng. Theo phương pháp này, tập hợp tất cả chi phí sản xuất trực tiếp cho một công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành của công trình, hạng mục công trình ấy. Trường hợp công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành mà có khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao thì: Giá thành thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao Chi phí thực tế = dở dang đầu kỳ Chi phí thực tế + phát sinh trong kỳ Chi phí thực - tế dở dang cuối kỳ Trong trường hợp chi phí sản xuất tập hợp theo công trường hoặc cả công trường nhưng giá thành thực tế phải tính riêng cho từng hạng mục công trình thì kế toán có thể căn cứ vào chi phí sản xuất của cả nhóm và hệ số kinh tế kỹ thuật đã qui định cho từng hạng mục công trình để tính giá thành thực tế cho hạng mục công trình đó . Nếu các hạng mục công trình có thiết kế khác nhau , dự toán khác nhau nhưng cùng thi công trên một địa điểm do một đội công trình sản xuất đảm nhiệm , không có điều kiện theo dõi , quản lý riêng các loại chi phí khác nhau thì chi phí sản xuất đã tập hợp được phải được phân bổ cho từng hạng mục ctr theo những tiêu chuẩn thích hợp với hệ số kinh tế kỹ thuật qui định cho từng hạng mục công trình . Hệ số phân bổ ( tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế ) được xác định như sau : SC H = x 100 S G dt Trong đó SC : Tổng chi phí thực tế của cả công trường . Khi đó giá thành thực tế của từng hạng mục công trình = Gdti x H Với Gdti : Giá trị dự toán của hạng mục công trình thứ i . 3.3.2. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng : Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhận thầu xây lắp theo đơn đặt hàng và khi đó đối tượng tập hơpj chi phí sản xuất , đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng . Theo phương pháp này , hàng tháng chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp theo từng đơn đặt hàng và khi nào hoàn thành công trình thì chi phí sản xuất tập hợp được cũng chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng . Những đơn đặt hàng chưa sản xuất xong thì toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp được theo đơn đặt hàng đó đều là chi phí sản xuất của khối lượng xây lắp dở dang . Trong thực tế , phương pháp này thường được áp dụng đối với các đơn vị sửa chữa nhà cửa hoặc cho công tác xây lắp phụ cho bên ngoaì . 3.3.3. Phương pháp tổng hợp . Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp công trình , hạng mục công trình phải qua nhiều giai đoạn thi công như giai đoạn thi công xây dựng , giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị ... Theo phương pháp này , giá thành thực tế của toàn bộ công trình , hạng mục công trình được tính như sau : Z = C1 + C2 + ...+ Cn + D đk - D ck Trong đó : Z : Giá thành thực tế của toàn bộ công trình , hạng mục công trình . C1 , C2 , ..., Cn : CHi phí sản xuất xây lắp của các giai đoạn . D đk , D ck : CHi phí thực tế sản phẩm làm dở đầu kỳ , cuối kỳ . 3.3.4. Phương pháp tính giá thành theo định mức : Phương pháp tính giá thành này áp dụng đối với các doanh nghiệp xây dựng thoả mãn các điều kiện sau : - Phải tính được giá thành định mức trên cơ sở các định mức và đơn giá tại thời điểm tính giá thành. - Vạch ra được một cách chính xác các thay đổi vế định mức và đơn giá tại thời điểm tính giá thành . - Xác định được các chênh lệch định mức và nguyên nhân gây ra các chênh lệch đó . Theo phương pháp này , giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp được xác định theo công thức : Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp = Giá thành định mức của sản phẩm xây lắp + Chênh lệch do thay đổi định mức + Chênh lệch do thoát ly định mức Ngoài bốn phương pháp trên , trong các doanh nghiệp xây dựng còn sử dụng phương pháp tính giá thành theo hệ số , phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ , phương pháp kết hợp ... Sơ đồ 1 : sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ( Theo phương pháp kê khai thường xuyên ) 152 , 111, 112,142 621 154 632 Xuất vật liệu, mua vật liệu cho K/c, p/b vật liệu chính vào k/m VL xây lắp công trình của từng CT , HM CT 334 , 338 622 K/c giá thành sản phẩm xây lắp Lương vào các khoản khác K/c, p/b tính vào k/m chi phí NC hoàn thành bàn giao trong kỳ Trả cho CN trực tiếp sản xuất của từng CT , HM CT 334,338 627 Lương nhân viên quản lý , đội K/c, p/b chi phí quản lý đội vào BHXH , BHYT , KPCĐ của k/m chi phí chung nhân viên quản lý đội từng CT , HMCT 214 Khấu hao tài sản cố định dùng chung của đội 152,111,112,331,335 Chi phí sữa chữa tài sản cố định , chi phí khác bằng tiền Sơ đồ 2 : sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ( Theo phương pháp kiểm kê định kỳ) 154 631 154 K/c gtrị xldd K/c gtrị xldd 611 ( 6111) 621 đkỳ cuối kỳ 632 Chi nguyên vật liệu trực tiếp Chi nguyên vật liệu trực tiếp 334 , 338 622 K/c giá thành sản phẩm xây lắp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bàn giao trong kỳ 334,338 627 Chi phí nhân công nhân viên quản lý đội Chi phí Sx chung 214 Chi phí khấu hao tài sản cố định 611,111,112,335... Chi phí dịch vụ mua ngoài bằng tiền khác IV/ Hệ thống sổ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Hiện nay các Doanh nghiệp tuỳ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn hình thức sổ kế toán cho phù hợp trong bốn hình thức sau : - Hình thức sổ kế toán nhật ký chung - Hình thức sổ kế toán nhật ký sổ cái - Hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ ghi sổ - Hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ ghi sổ chung. 1/ Hình thức sổ kế toán nhật ký chung. Hình thức kế toán này bao gồm có các loại sổ kế toán sau. - Sổ nhật ký chung. - Sổ cái . - Các sổ , thể kế toán chi tiết . * Sổ nhật ký chung : Là sổ tổng hợp chung dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian ,bên cạnh nó còn phản ánh các quan hệ đối ứng giữa các tài khoản để phục vụ cho việc ghi sổ cái. Sổ nhật ký chung bao gồm các sổ sau: +Sổ nhật ký thu tiền. +Sổ nhật ký chi tiền. +Sổ nhật ký mua hàng. +Sổ nhật ký bán hàng. * Sổ cái : Dùng để tổng hợp ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong một liên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được qui định tronh hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp . Mỗi tài khoản được mở trên một trang sổ ghi chếp trong một liên độ kế toán. * Các sổ , thể kế toán chi tiết: Dùng để ghi chép chi tiết các đối tượng kế toán cần phải theo dõi chi tiết nhằm phục vụ yêu cầu tính toán một số chỉ tiêu ,tổng hợp,phân tích và kiểm tra của đơn vị mà các sổ kế toán tổng hợp không đáp ứng được ,có các sổ chi tiết theo mẫu qui định sau : + Sổ TSCĐ. + Sổ chi tiết vật liệu ,sản phẩm , hành hoá. + Thẻ kho (ở kho vật liệu ,sản phẩm , hàng hoá ). + Sổ chi phi sản xuất kinh doanh +Thẻ tính giá thành sản phẩm dịch vụ +Sổ chi tiết tiền gửi tiền vay +Sổ chi tiết thanh toán với người bán ,người mua , thanh toán với ngân sách nhà nước , thanh toán nội bộ . + Sổ chi tiết tiêu thụ sản phẩm . + Sổ chi tiết nguồn vốn kinh doanh . 2/ Hình thức sổ kế toán nhật ký sổ cái : Để theo dỗi việc tính giá thành sản phẩm yêu cầu cần các sổ kế toán sau. - Nhật ký sổ cái. -Các sổ ,thẻ kế toán chi tiết. * Sổ cái dùng để phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian và hệ thốnh hoá theo nội dung kinh tế , số liệu sổ cái kế toán đẻ dùng để lập báo cáo tài chính . * Các sổ, thẻ kế toán chi tiết bao gồm các sổ chi tiết (như phần sổ chi tiết ở nhật ký chung ). Số liệu các bảng tổng hợp chi tiết được kiểm tra đối chiếu với các sổ phát sinh nợ, phát sinh có, và số dư cuối tháng của từng tài khoản trên nhật ký sổ cái. 3/ Hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ ghi sổ ở hình thức này bao gồm các sổ kế toán sau: - Sổ chi tiết tính toán theo dõi các chi phí , các nghiệp vụ thanh toán, ghi công nợ chi tiết cho từng đối tượng. - Sổ chứng từ ghi sổ để ghi các nghiệp vụ KT phát sinh ( chứng từ gốc ) 4/ Hình thức kế toán nhật ký chứng từ : Gồm các sổ kế toán sau: - Nhật ký chứng từ - Bảng kê - Sổ cái - Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. * NKCT gồm có 10 NK chứng từ từ 1 đến 10. Chỉ theo dõi bên có của các tài khoản. NKCT 1 phản ánh các nghiệp vụ liên quan bên có tài khoản 111 đối ứng với các tài khoản khác ( Chi tiết tiền mặt ) Khi tính giá thành sản phẩm xây lắp ta căn cứ vào nhật ký chứng từ số 7 tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn DN, phản ánh chi phí sản xuất theo yếu tố, luân chuyển nội bộ không tính vào chi phí SXKD của DN. - Bảng kê gồm có 10 bảng kê từ bảng kê 1 đến bảng kê 11(không có bảng kê 7) Nội dung bản kê phản ánh bên nợ của các TK liên quan. - Sổ cái là sổ tổng hợp mở cho một liên độ kế toán (1năm) mỗi tờ sổ dùng cho 1 TK trong đó phản ánh số phát sinh nợ, số phát sinh có và số dư cuối tháng hoặc cuối quý , số phát sinh nợ được lấy từ các bảng kê còn phát sinh có được lấy từ các nhật ký chứng từ. Sổ cái chỉ ghi 1 lần vào cuối tháng hoặc cuối quý. Khi đã có sổ và kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các nhật ký chứng từ và các bảng kê. - Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết : Dùng để theo dõi chi tiết các tài khoản liên quan, sổ công nợ nội bộ, sổ thanh toán người bán người mua, sổ tiêu thụ hàng hoá..... Trên đây là 4 hình thức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Tuỳ vào điều kiện tình hình thực tế của DN mà chọn hình thức kế toán cho phù hợp với quá trình SXKD của đơn vị. Phần thứ hai : Tình hình thực tế về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty Lặn và Xây dựng công trình ngầm Thăng long Tổng công ty xây dựng cầu Thăng long . I - Đặc điểm của Công ty : 1 - Quá trình hình thành và phát triển : Tiền thân của Công ty là một đội Lặn trực thuộc Tổng công ty xây dựng cầu Thăng long , do điều kiện công việc và tầm quan trọng của nó đến ngày 20/11/1991 theo Nghị định số : 338/HĐBT thành lập Xí nghiệp Lặn Và XDCT ngần Thăng long từ đội Lặn trực thuộc Tổng công ty xây dựng cầu Thăng long , Xí nghiệp Lặn và XDCT ngầm Thăng long hoạt động trên địa bàn trong cả nước với công việc đặc thù đến ngày 23/4/1996 công văn số 842/QĐ-CB-LĐ của Bộ Giao thông Vận tải và số 71 BKH/DN ngày 8/11 của Bộ Kế hoạch và đầu tư đổi tên Xí nghiệp Lặn và XDCD Thăng long thành Công ty Lặn và Xây dựng công trình ngầm Thăng long . Nằm ở xã Xuân đỉnh huyện Từ liêm - Hà nội : Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân , hạch toán độc lập , có tài khoản tiền gửi riêng tại Ngân hàng nên chủ động trong việc liên hệ , ký kết các hợp đồng kinh tế với khách hàng . Nhiệm vụ chính của Công ty là : + Lặn khảo sát thăm dò , thanh thải chướng ngại vật phục vụ thi công công trình . + Hàn cắt dưới nước , xây dựng công trình ngầm dưới nước và trong lòng đất . Các công trình mà Công ty làm để mang tính xã hội , phúc lợi , và một số công trình giữ vị trí quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế , văn hoá đất nước . Ví dụ : Tham gia xây dựng cảng dầu B12 Quảng Ninh , Sân bãi Cái Lân , Lặn phục vụ công trình chính trị sông Hồng tại kè Thuỵ Phương Hà nội , hàn cắt anốt Tràng Kênh Hải pHòng ... Tính từ năm 1991 thành lập với số cán bộ nhân viên là 13 người với số vốn kinh doanh là 10 triệu . Do sự cố gắng nhiệt tình của lãnh đạo và cán bộ công nhân viên và sự giúp đỡ của Tổng công ty xây dựng cầu Thăng long , đến ngày 31/12/1996 Công ty có 95 lao động , trong đó có 23 lao động gián tiếp và có 2 đội trực thuộc Công ty ( đội thi công công trình số lao động là 37 ; đội Lặn thi công công trình số lao động là : 35 ) , do sản xuất kinh doanh trong điều kiện khó khăn và phức tạp nhưng vẫn đạt được những thành tích khả quan : Stt Chỉ tiêu Năm 1995 Năm 1996 1 Doanh thu 3.900.304.535 4.671.537.271 2 Chi phí 3.824.425.879 4.473.265.896 3 Lợi tức 165.878.656 198.271.375 4 Vốn kinh doanh 2.210.668.703 2.118.000.000 Hai năm 1995 ,1996 Công ty đã được Tổng công ty xây dựng cầu Thăng long đánh giá là đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả : Đảm bảo tốt cho đời sống cán bộ nhân viên trong Công ty . 2 - Đặc điểm tổ chức sản xuất , tổ chức quản lý ở Công ty : Hiện nay Công ty Lặn và Xây dựng công trình ngầm Thăng long thống nhất tổ chức bộ máy theo mô hình trực tiếp tham mưu , đứng đầu là giám đốc dưới có hai phó Giam đốc , các phòng ban và có hai đội trưởng lãnh đạo trực thuộc Giám đốc quản lý . Giám đốc Phó Giám đốc KT Phó Giám đốc HC Phòng KH - KT Ban cơ điện Phòng Kế toán tài chính Phòng Tổ chức Hành chính Đội lặn thi công Đội thi công công trình - Giám đốc là người đứng đầu , thay mặt Nhà nước quản lý Công ty theo chế độ thủ trưởng chịu trách nhiệm chung về mọi mặt HĐSX kinh doanh và hiệu quả kinh tế trước Tổng công ty và Bộ . - Phó Giám đốc kỹ thuật : Chịu trách nhiệm trước Giám đốc , điều hành Phòng kế hoạch kỹ thuật về việc lập kế hoạch và kỹ thuật thi công các công trình và cung cấp thông tin cho Giám đốc . - Phó Giám đốc hành chính : Phụ trách Phòng tổ chức - hành chính giúp cho Giám đốc nắm được tình hình về nhân sự , cán bộ , đào tạo , lao động , tiền lương , bảo hiểm xã hội , an toàn lao động , hành chính quản trị và đời sống . - Phòng kế toán tài chính : Đứng đầu là kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc phụ trách Phòng , phân công việc cho kế toán viên , có nhiệm vụ thu thập xử lý và cung cấp đầy đủ cá thông tin về tài chính của Công ty cho Giám đốc . - Ban cơ điện : Trưởng ban có trách nhiệm quản lý nhân viên phòng , quản lý thiết bị máy móc , mua sắm đầu tư thiết bị và vật liệu , công cụ lao động để cung cấp cho quá trình thi công các công trình và chịu trách nhiệm trước Giám đốc . - Đội lặn thi công và đội thi công công trình chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc , đứng đầu là đội trưởng và thống kê định mức quản lý số công nhân của đội , có nhiệm vụ thi công những phần việc mà Giám đốc giao cho , đội trưởng và thống kê phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc . Tóm lại mô hình tổ chức sản xuất quản lý của Công ty có điều kiện quản lý chắt chẽ về mặt tài chính tới từng đội , các phòng ban , đồng thời tăng được hiệu quả trong sản xuất . 3 - Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty . Bộ máy kế toán của Công ty Lặn và Xây dựng công trình ngầm Thăng long gồm có 3 người tổ chức theo hình thức tập trung Sơ đồ : Mô hình tổ chức bộ máy kế toán . Kế toán trưởng Kế toán viên 2 Kế toán viên 1 Kế toán T.sảnC.Đ Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán t. gửi NH Kế toán tiền mặt Kế toán vật tư Thủ quỹ Thống kê Đội Lặn Thống kê Đội TCCT - Kế toán trưởng ( kiêm trưởng Phòng kế toán ) phụ trách chung , chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cấp trên về mọi mặt hoạt động kinh tế của Công ty . - Kế toán viên 1 : có nhiệm vụ làm thủ quĩ kiêm kế toán vật tư , kế toán tiền mặt và kế toán tiền gửi ngân hàng và chịu sự lãnh đạo của Kế toán trưởng , chịu trách nhiệm về việc làm của mình trước Kế toán trưởng . - Kế toán viên 2 : Theo dõi tình hình tăng giảm của TSCĐ và mức khấu hao , kiêm kế toán theo dõi tình hình thanh toán với khách hàng và công nợ trong nội bộ Công ty , đồng thời làm kế toán tổng hợp , theo sự chỉ đạo của kế toán trưởng , và chịu trách nhiệm về phần công việc đã làm . - Hai thống kê đội có trách nhiệm theo dõi việc chi tiêu của đội , thống kê khối lượng mà đội làm được , chịu sự điều hành của dội trưởng , về phần công việc chịu trách nhiệm trước Kế toán trưởng và Giám đốc . ở Phòng kế toán , sau khi nhận được chứng từ ban đầu , theo sự phân công các công việc , kế toán sẽ tiến hành kiểm tra , phân loại sử lý chứng từ ghi sổ ,tổng hợp số liệu , cung cấp thông tin cho việc quản lý và phân tích kinh tế . Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán , nhật ký chứng từ do đó giảm bớt được khối lượng ghi chép , cung cấp thông tin được kịp thời lại thuận tiện cho việc phân công công tác . 4 - Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất và đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty chi phối đến công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm : Hình thức sản xuất kinh doanh của Công ty đang thực hiện gồm cả đấu thầu và chỉ định thầu , các phần công việc do Tổng công ty xây dựng cầu Thăng long giao cho . Sau khi hợp đồng kinh tế đã ký , Công ty thành lập Ban chỉ huy công trường giao nhiệm vụ cho các Phòng , Ban chức năng phải lập kế hoạch sản xuất cụ thể , tiến độ và các phương án đảm bảo cung cấp vật tư . máy móc thiết bị thi công, tổ chức thi công cho hợp lý , đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng của hợp đồng kinh tế đã ký kết với chủ đầu tư hay với Tổng công ty . Về quản lý vật tư Công ty chủ yếu giao cho Ban cơ điện theo dõi tình hình mua vật tư cho đến khi xuất công trình . Ví dụ như dầu mỡ sử dụng cho máy , que cắt , ô xy , quần áo bảo hộ lao động .v.v.Về máy móc thi công , do điều kiện thi công ở dưới nước thì đa số máy móc thiết bị của Công ty ngoài ra còn phải đi thuê ngoài để đảm bảo quá trình thi công , mặc dù hệ số hao mòn cao nhưng vẫn đáp ứng tốt yêu cầu thi công . Máy móc thiết bị thi công do Ban cơ điện chịu trách nhiệm vận hành , quản lý trong thời gian làm ở công trường . Ví dụ như : máy cấp hơi phục vụ lặn , hệ phao nổi , bông tông , tàu kéo ... Về nhân công chủ yếu sử dụng nhân công của Công ty , chỉ thuê nhân công ngoài trong trường hợp lao động phổ thông trong quá trình công việc gấp rút đảm bảo tiến độ đã ký kết trong hợp đồng kinh tế . Về chất lượng công trình đảm bảo kỹ thuật do bên A qui định , nếu trong quá trình thi công phải bàn bạc với bên A và đước bên A cho phép bằng văn bản . Trong quá trình thi công Công ty ít khi sai phạm về kỹ thuật , nên chất lượng công trình đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty . II - Tình hình thực tế về tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty Lặn và Xây dựng công trình ngầm Thăng long . 1 - Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất . Xuất phát từ đặc điểm của ngành lặn và xây dựng , sữa chữa lâu dài trong điều kiện gặp nhiều khó khăn , do đặc điểm của sản phẩm xây dựng là sửa chữa và đơn chiếc , cố định và cũng để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý và công tác kế toán đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty là công trình , hạng mục công trình . Qua thời gian thực tập tôi nghiên cứu theo số liệu của Phòng kế toán Công ty , tất cả các công trình của Công ty hiện đã và đang thi công , ví dụ : công trình thanh thải và phá dỡ trụ cầu cũ Việt trì , công trình sửa chữa đường ống nước Nam định , công trình Âu chống lũ Phà Sông Gianh , sửa chữa đường ống dầu B12 Quảng Ninh , công trình lặn phục vụ kè Thuỵ Phương , cắt cọc ván thép Hà Bắc , gia cố đường ống dầu phà Mây Hải dương , công trình đường nội bộ nhà máy Đại tu tàu sông 2 ...Các công trình đều đã hoàn thành xong được bên A nghiệm thu , chấp nhận thanh toán . 2 - Nội dung chi phí và phương pháp kế toán chi phí sản xuất . Chi phí sản xuất trong Công ty Lặn và Xây dựng công trình ngầm Thăng long được tập hợp theo các khoản mục sau . - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp . - chi phí nhân công trực tiếp. - chi phí sử dụng máy thi công . - chi phí gián tiếp : Trong đó chi phí gián tiếp bao gồm : + Lương chính , lương phụ và BHXH của nhân viên quản lý của Công ty . + Khấu hao tài sản cố định . + Chi phí trả trước . + Chi phí hành chính quản trị . + CHi phí khác . Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty là tập hợp chi phí trực tiếp kết hợp với phân bổ gián tiếp , trong đó : kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công , chi phí sử dụng máy , chi phí quản lý Công ty cũng phân bổ theo quí. Cuối mỗi quí , dựa trên các bảng phân bổ và tờ kê chi tiết , kế toán ghi vào các bảng kê và các nhật ký chứng từ có liên quan đồng thời tổng hợp số liệu và lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất của quý làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong quý . 2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp . Tại Công ty Lặn và Xây dựng công trình ngầm Thăng long , chi phí nguyên vật liệu thường chiếm khoảng 40 đến 60 % trong giá thành sản phẩm . Do vậy , việc quản lý chặt chẽ , tiết kiệm vật tư là một yêu cầu hết sức cần thiết trong công tác quản lý nhằm hạ giá thành sản phẩm . Mặt khác , nếu xác định đúng lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất . Thi công thì góp phần đảm bảo tính chính xác trong giá thành công trình xây dựng . Vật liệu chính ở Công ty bao gồm nhiều chủng loại nhưng chủ yếu được chia thành : - Nguyên vật liệu chính bao gồm : đá hộc , xi măng , rọ thép , que cắt , que hàn , mìn ( phá trụ cầu cũ để thanh thải ) .... TK 152.1 - Vật liệu phụ , văn phòng phẩm : vật liệu phụ bao gồm cả ván khuôn , lưới chắn ,,,TK 152.2 - Phụ tùng thay thế TK 152.4 - Quân trang , bảo hộ lao động ( TKL 152.5) , quần áo lặn ... - Thuốc , đồ dùng y tế ( TK 152.6 ) - Phế liệu thu hồi ( TK 152.7) Toàn bộ số công cụ , dụng cụ như ván khuôn , lưới chắn ... thời gian công trình thi công đến khi hoàn thành nên Công ty thực hiện phân bổ công cụ , dụng cụ một lần ( 100 % ) nên được coi như vật liệu phụ ( TK 152.2 ) Phòng kinh tế kỹ thuật căn cứ vào dự toán được lập và kế hoạch tiến độ thi công của từng công trình để lập kế hoạch cung cấp vật tư và giao nhiệm vụ cho Ban cơ điện , các đội thi công . Ban cơ điện , các đội thi công căn cứ để kế hoạch cấp vật tư cử người đi mua sắm hoặc lấy từ kho của Công ty có nhiệm vụ giao cho cán bộ quản lý vật tư thuộc ban quản lý công trình tại chân công trình . Khi vật liệu về nhập kho , thủ kho cùng người giao vật liệu kiểm tra , cân , đong , đo điếm số lượng vật liệu nhập kho để lập phiếu nhập kho . Phiếu nhập kho được thành lập thành hai bên , một bên thủ kho công trình giữ theo dõi trên sổ riêng của công trình , một bên gửi phòng kế toán kèm theo hoá đơn của người bán và phiếu đề nghị thanh toán của người mua vật liệu . Kế toán Công ty sử dụng phương pháp nhập trước , xuất trước để xác định trị giá hàng xuất . Giá ở đây bao gồm giá mua và chi phí thực tế thu mua . Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất và định mức sử dụng vật liệu , chủ nhiệm công trình cho lập phiếu xuất vật tư , được Phòng kinh tế kỹ thuật xác nhận ( Xem mẫu 1) Mẫu 1 : Phiếu xuất kho Mẫu số 02-VT Đơn vị : Công ty Lặn và Ngày tháng năm 1997 QĐ số 1141 TC/QĐ/CĐKT XDCT ngầm Thăng long Ngày 1 tháng 4 năm 1995 Nợ : 627 của Bộ tài chính Có : 152 Số : 30 Họ tên người nhận hàng : Trần Trọng Bình Địa chỉ (bộ phận) : Lý do xuất kho : đá làm đê âu thuyền sông Gianh Xuất kho tại : công trình âu thuyền sông Gianh STT Tên nhãn hiệu qui cách , phẩm chất vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền ( SP, hàng hoá ) Yêu cầu Thực xuất 1 Đá hộc m3 3.759 1.250 35.000 43.750.000 Cộng 43.750.000 Cộng thành tiền bằng chữ : ( Bốn ba triệu bảy trăm năm mươi ngàn đồng chẵn ) Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu người nhận Thủ kho Phiếu xuất nhập kho được thành lập 2 liên , một liên do người lĩnh vật tư giữ , một liên thủ kho giữ để theo dõi và nộp cho Ban cơ điện quản lý vật tư sau đó chuyển cho kế toán vật tư để lấy số liệu ghi vào bảng tổng hợp xuất vật tư . Bảng tổng hợp xuất vật tư được lập cho từng loại vật liệu và có chi tiết cho từng công trình ( Xem mẫu 2 ) Mẫu 2 : Đơn vị : Công ty Lặn Trích bảng tổng hợp xuất vật liệu Có TK 152.1 Q2/1997 Chứng từ Nội dung Xuất cho sản xuất chính S N Tổng B12QN V.trì Fà Mây 15 đ/c Bình 10.563.000 10.563.000 16 đ/c Tĩnh 7.495.000 7.495.000 17 đ/c Châu 8.850.000 8.850.000 Tổng cộng 69.405.300 17.930.500 25.844.600 25.630.200 Biểu 1 : Đơn vị : Công ty Lặn Bảng phân bổ vật liệu và công cụ Q 2/97 STT Ghi có TK 152 Cộng Ghi nợ TK 152.1 152.2 152.3 152.4 1 TK 621 105.475.700 25.643.100 10.558.000 141.676.800 Vật tư 25.844.600 13.407.300 39.251.900 B 12 17.930.500 12.235.800 30.166.300 Thuỵ phương 27.356.200 10.558.000 37.914.200 Nam định 34.344.400 34.344.400 2 TK 241 10.567.000 10.567.000 XD nhà đội 10.567.000 10.567.000 3 TK 642 9.350.200 9.350.200 Tổng cộng 116.042.700 34.993.300 161.594.000 Công ty Lặn và Xây dựng công trình ngầm Thăng long sử dụng tài khoản 621 ' chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" để tập hợp chi phí NVL xuất dùng trực tiếp cho sản xuất , sau đó các chi phí NVL trực tiếp dùng được kết chuyển vào TK 154 , dùng cho quản lý Công ty được kết chuyển vào TK 642 , dùng cho xây dựng cơ bản kết chuyển vào TK 241 . Công ty không sử dụng bảng kê số 3 " tính giá thành vật liệu và công cụ dụng cụ " , do chi phí sử dụng giá thực tế mua nguyên vật liệu , không theo dõi giá hạch toán , mặt khác Công ty lại sử dụng phương pháp nhập trước , xuất trước để tính giá vật liệu xuất dùng . Số liệu ở các bảng tổng hợp xuất vật tư được dùng để ghi vào bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ từng quý ( mẫu biểu số 1) Do Công ty quản._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34079.doc
Tài liệu liên quan