Hoàn thiện công tác tiền lương & các khoản trích theo lương tại Công ty bánh kẹo Hải châu

Lời mở đầu Đời sống xã hội loài người có nhiều mặt hoạt động khác nhau và có quan hệ mật thiết với nhau như: chính trị, văn hoá, nghệ thuật, tôn giáo, kinh tế, khoa học, kỹ thuật..... Xã hội càng phát triển thì các hoạt động trên càng phòng phú, càng phát triển ở trình độ cao hơn. Nhưng trước khi tiến hành các hoạt động đó thì con người phải có thức ăn, đồ mặc, nhà cửa và các thứ cần thiết khác. Để có những cái đó con người phải tìm ra cách để tạo ra chúng hay có nghĩa là phải sản xuất ra chúng

doc82 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác tiền lương & các khoản trích theo lương tại Công ty bánh kẹo Hải châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Bởi vậy qúa trình sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội. Qúa trình sản xuất ra của cải vật chất luôn phải có 3 yếu tố cơ bản là: đối tượng sản xuất, tư liệu sản xuất và sức lao động. Các yếu tố về số lượng sản xuất, tư liệu dưới tác động của sức lao động qua qúa trình biến đổi sẽ tạo nên sản phẩm vật chất cho xã hội. Lao động bao giờ cũng chuyển giá trị tư liệu sản xuất vào sản phẩm. Do đó lao động của con người là yếu tố cơ bản nhất, quyết định nhất trong qúa trình sản xuất. Tuy nhiên, qúa trình sản xuất không chỉ diễn ra 1 lần mà nó phải sản xuất không ngừng với quy mô ngày càng mở rộng có thể làm cho xã hội tồn tại và phát triển. Để cho qúa trình tái sản xuất xã hội nói chung và qúa trình sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp nói riêng được diễn ra thường xuyên, liên tục thì 1 vấn đề thiết yếu là phải tái sản xuất sức lao động. Vì vậy khi họ tham gia lao động sản xuất ở các doanh nghiệp thì đòi hỏi ccá doanh nghiệp phải trả thù lao động lao động cho họ. Trong nền kinh tế hàng hoá thù lao lao động được biểu hiện bằng thước đo giá trị gọi là tiền lương. Như vậy tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động cần thiết mà người lao động theo thời gian, khối lượng công việc mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp. Tiền lương chính là giá cả của sức lao động. Nếu lợi nhuận là mục tiêu của các doanh nghiệp hướng tới thù tiền lương (nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động) là yếu tố quan trọng kích thích người lao động hoàn thành công việc được giao. Đồng thời đối với các doanh nghiệp, tiền lương phải trả cho người lao động là 1 bộ phận chi phí cấu thành trong giá trị sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sáng tạo ra nên các doanh nghiệp phải sử dụng lao động có hiệu quả để tiết kiệm chi phí tiền lương. Từ đó cho thấy vấn đề quản lý về lao động và tiền lương là vấn đề mà doanh nghiệp và người lao động đều quan tâm. Việc quản lý lao động, tiền lương là 1 nội dung quan trọng trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là yếu tố giúp doanh nghiệp hoàn rhành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất của mình. Nhận thức rõ được vị trí quan trọng của công tác quản lý lao động tiền lương trong các doanh nghiệp và kết hợp những vấn đề cụ thể về công tác quản lý lao động tiền lương trong các doanh nghiệp và kết hợp những vấn đề cụ thể về công tác này ở công ty bánh kẹo Hải châu em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác tiền lương và các khoản trích theo lương” để làm báo cáo thực tập. Báo cáo này có sự kết hợp giữa lý luận đã học với thực tiễn công tác kế toán tiền lương ở 1 doanh nghiệp cụ thể từ đó rút ra 1 số biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý và hạch toán tiền lương của công ty. Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo được chia thành 3 phần như sau: Phần 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Phần 2: Thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty bánh kẹo Hải châu. Phần 3: Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Chương I Các vấn đề chung về tiền lương và các khoản trích tiền lương 1. Vai trò của lao động trong qúa trình sản xuất kinh doanh . Trước hết muốn hiểu được vai trò của lao động thì ta phải hiểu biết về khái niệm lao động. * Khái niệm lao động: Qúa trình sản xuất là qúa trình kết hợp, đồng thời cũng là qúa trình tiêu hao các yếu tố cơ bản (lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động). Trong đó: lao động với tư cách là hoạt động chân tay và trí óc của con người sử dụng các tư liệu lao động nhằm tác động, biến đổi các đối tượng lao động thành các vật phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của mình. * Vai trò của lao động Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tác động biến đổi những vật thể của tự nhiên thành những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của con người. Là sự vận động của sức lao động trong qúa trình tạo ra của cải vật chất, là chủ thể đóng vai trò quyết định trong sản xuất. Ngoài ra lao động của con người còn tạo ra giá trị thặng dư quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội. 2. Phân loại lao động trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Do lao động trong doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau nên để thuận tiện cho việc quản lý và hoạch toán, cần thiết phải tiến hành phân loại. 2.1. Phân loại theo thời gian lao động (gồm 2 loại) - Lao động thường xuyên trong danh sách (gồm cả số hợp đồng ngắn hạn và dài hạn). - Lao động tạm thời: mang tính thời vụ 2.2. Phân loại theo quan hệ với qúa trình sản xuất (gồm 2 loại) - Lao động trực tiếp sản xuất: Là bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất hay trực tiếp tham gia vào qúa trình sản xuất sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ: gồm những điều khiển thiết bị, máy móc để sản xuất sản phẩm (kể cả cán bộ kỹ thuật trực tiếp sử dụng) những người phục vụ qúa trình sản xuất (vận chuyển bốc dỡ, ...). -Lao động gián tiếp sản xuất: Đây là bộ phận lao động tham gia một cách gián tiếp vào qúa trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm: + Nhân viên kỹ thuật + Nhân viên quản lý kinh tế (giám đốc, phó giám đốc, cán bộ các phòng ban kế toán, thống kê...). + Nhân viên quản lý hành chính (những người làm công tác tổ chức, văn thư, đánh máy, quản trị....). 2.3. Phân loại chức năng của lao động trong qúa trình sản xuất kinh doanh (gồm 3 loại). - Lao động thực hiện chức năng sản xuất chiến biến: Bao gồm những lao động tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào qúa trình sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ như: + Công nhân trực tiếp sản xuất + Nhân viên phân xưởng. - Lao động thực hiện chức năng bán hàng: là những lao động tham gia hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ như: + Nhân viên bán hàng + Tiếp thị + Nghiên cứu thị trường - Lao động thực hiện chức năng quản lý: là những lao động tham gia vào hoạt động quản trị kinh doanh và quản trị hành chính của doanh nghiệp như: + Nhân viên quản lý kinh tế + Nhân viên quản lý hành chính 3. ý nghĩa, tác dụng của công tác tổ chức lao động, quản lý lao động Là trong các doanh nghiệp sản xuất, lao động là yếu tố cơ bản có tác dụng quyết định trong qúa trình sản xuất kd. Lực lượng lao động trong doanh nghiệp bao gồm: số lao động trong danh sách và lao động ngoài danh sách. Lao động trong danh sách là lực lượng lao động do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương gồm: công nhân viên, sản xuất kinh doanh cơ bản và công nhân viên thuộc các hoạt động khác. Lao động ngoài danh sách là lực lượng lao động làm việc tại doanh nghiệp nhưng do các ngành chi trả lương như: cán bộ chuyên trách đoàn thể, học sinh thực tập. Để bảo đảm cho qúa trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành thường xuyên liên tục thì phải tái sản xuất sức lao động hay nói một cách khác là phải tính thù lao trả cho người lao động trong thời gian họ tham gia sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế hàng hoá, thù lao biểu hiện dưới hình thức tiền lương. 4. Các khái niệm và ý nghĩa của tiền lương, các khoản trích theo tiền lương. * Khái niệm về tiền lương: Chính là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công vuệc của họ. * Khái niệm về bảo hiểm xã hội: được trích lập để tài trợ cho trường hợp công nhân viên tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức, nghỉ hưu.... * Khái niệm bảo hiểm y tế: để tài trợ cho việc phòng , chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho người lao động. * Khái niệm về kính phí công đoàn: Chủ yếu để cho hoạt động của bộ máy công đoàn nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động. * ý nghĩa của tiền lương: Tiền lương là biểu hiện bằng tiền phần sản phẩm xã hội trả cho người lao động tương ứng với số thời gian, chất lượng và kết quả lao động mvà họ đã cống hiến. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động. Ngoài ra người lao động còn được hưởng một số nguồn thu nhập khác như: trợ cấp BHXH, tiền thưởng, tiền ăn ca.... chi phí tiền lương là một bộ phận chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra.Tổ chức sử dụng lao động hợp lý, hạch toán tốt lao động, trên cơ sở đó tính đúng thù lao lao động, thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan từ đó kích thích người lao động quan tâm đến thời gian, kết quả và cl lao động, chấp hành tốt kỷ luật lao động, nâng cao năng suất lao động góp phần tiết kiệm về chi phí lao động sống, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. * Các khoản trích theo lương Hiện nay các khoản trích theo lương gồm có bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn. + Bảo hiểm xã hội (BHXH) BHXH là khoản tiền trích lập để hỗ trợ cho trường hợp cán bộ công nhân viên tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, mất sức.... theo chế độ hiện hành quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành bằng cách tính theo tỷ lệ 20% trên tổng quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp thường xuyên của người lao động thực tế trong kỳ hạch toán. Người sử dụng lao động phải nộp 15% trên tổng quỹ lương tính vào chi phí kinh doanh, còn 5% trên tổng quỹ lương do người lao động trực tiếp đóng góp (trừ trực tiếp vào thu nhập của người lao động). Những khoản trợ cấp thực tế do người lao động tại doanh nghiệp trong các trường hợp họ bị ốm đau, tai nạn lao động ... được tính toán trên cơ sở mức lương này của họ và thời gian nghỉ (có chứng từ hợp lệ) và tỷ lệ trợ cấp BHXH. BHXH trích được trong kỳ sau khi trừ đi các khoản trợ cấp cho người lao động tại doanh nghiệp (được cơ quan bảo hiểu ký duyệt) phần còn lại phải nộp vào quỹ BHXH tập trung. + Bảo hiểm y tế (BHYT) BHYT là khoản trợ cấp cho việc phòng chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho người lao động. Chế độ hiện nay quy định : qũy BHYT được hình thành bằng cách trích 3% trên tổng số lương cơ bản phải trả cho công nhân viên trong tháng trong đó người sử dụng lao động phải chịu 2% tính vào chi phí kinh doanh, người lao động trực tiếp nộp 1% (trừ vào thu nhập của người lao động). Quỹ BHYT do cơ quan BHYT thống nhất quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế. Vì vậy khi tính được mức trích BHYT, các doanh nghiệp phải nộp toàn bộ cho cơ quan BHYT. + Kinh phí công đoàn (KPCĐ) KPCĐ phục vụ chi tiêt cho hoạt động của tổ chức của giới lao động nhằm chăn lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. KPCĐ được tính theo tỷ lệ 2% tổng quỹ lương phải trả cho người lao động theo quy định hiện hành và toàn bộ cho người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm (tính vào chi phí kinh doanh). Thông thường khi xác định được mức tính KPCĐ trong kỳ 1 nửa nộp cho cơ quan quản lý công đoàn cấp trên, một nửa để lại doanh nghiệp để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp. 5. Các chế độ về tiền lương, trích lập và sử dụng KPCĐ, BHXH, BHYT, tiền ăn giữa xa của Nhà nước quy định. 5.1. Chế độ tiền lương của Nhà nước quy định * Từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu như sau: Hàng mức lương tối thiểu từ 180.000 đồng (tháng theo quy định tại nghị định số 175/1999/NĐ-CP ngày 15/12/1999 và Nghị định số 10/2000/NĐ-CP ngày 27/3/2000 của Chính phủ lên 210.000đ/tháng áp dụng đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước và người lao động trong các doanh nghiệp. * Đối với người làm thêm, làm đêm được hưởng lương sản phẩm thì căn cứ vào số lương, chất lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá trả lương quy định để tính lương cho thời gian làm đêm, làm thêm giờ. - Nếu người làm đêm, làm thêm giờ hưởng lương thời gian thì tiền lương trả cho thời gian làm đêm, làm thêm giờ bằng 100% lương cấp bậc và các khoản phụ cấp trong thời gian đó. Đối với thời gian làm đêm từ 22 giờ đến 6 giờ người làm đêm được hưởng khoản phụ cấp làm đêm. 5.2. Chế độ và các khoản tính trích theo tiền lương của Nhà nước quy định. * Căn cứ để tính trích KPCD, BHXH, BHYT được trích hàng tháng tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định trên tổng số tiền lương thực tế phải trả trong tháng (theo chế độ hiện hành đang áp dụng). Tỷ lệ trích vào chi phí sản xuất là 19%, trừ vào lương của người lao động là 6%. * Tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ. - BHXH hình thành 20% trong đó: + 15% trích quỹ tiền lương tính vào giá thành, nộp cho sở thương binh và xã hội để chi tiêu: hưu trí, tử tuất và ốm đau thai sản của cán bộ công nhân viên. Khoản này phải nộp ngay khi rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt. + 5% trừ vào lương của người lao động, nộp cho sở thương binh và xã hội. - Kinh phí công đoàn: 2% tính vào giá thành trong đó: + 1% nộp công đoàn cấp trên + 1% để lại công đoàn cơ sở - BHYT: 3% trong đó: + 2% tính vào giá thành +1% trừ vào lương người lao động. Nộp hết cho cơ quan y tế nơi mà đơn vị đăng ký khmá và chữa bệnh. * Chế độ quản lý và sử dụng các khoản tính trích theo tiền lương của công nhân viên. - Tiền lương tính theo thời gian, tiền lương tính theo sản phẩm,tiền lương khoán. - Tiền lương trả cho người lao động tạo ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định. - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động công tác, làm nghĩa vụ theo chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học.... - Các loại phụ cấp làm đêm, thêm giờ.... - Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên,.... - Ngoài ra, tiền lương kế toán còn được tính cả các khoản tiền chi trợ cấp BHXH cho công nhân viên trong thời gian ốm đau, thai sản, tai nạn lao động... 5.3. Chế độ tiền ăn giữa ca. Mức ăn ca tính theo ngày công chế độ trong tháng đối với công nhân viên chức làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước quy định tại thông tư số 15/1999/TT-BLĐTB&XH ngày 22/6/2001 không vượt quá mức lương tối thiểu 210.000đồng/tháng. 6. Các hình thức tiền lương Việc thực hiện các hình thức tiền lương thích hợp trong các doanh nghiệp nhằm quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, kết hợp chẵt chẽ giữa lợi ích chung của xã hội với lợi ích của doanh nghiệp và người lao động Tuỳ theo hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý mà doanh nghiệp áp dụng các hình thức trả lương khác nhau. Như trên đã nói trong các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay chủ yếu áp dụng các hình thức tiền lương sau: - Hình thức tiền lương trả theo sản phẩm - Hình thức tiền lương trả theo thời gian lao động 6.1. Hình thức tiền lương trả theo thời gian lao động * Hình thức tiền lương trả theo thời gian lao động là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và than lương của người lao động. * Các hình thức tiền lương thời gian và phương pháp tính lương. - Hình thức tiền lơng thời gian có 2 loại: + Trả lương theo thời gian đơn giản + Trả lương theo thời gian có thưởng w Trả lương theo thời gian đơn giản Đây là số tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào bậc lương và thời gian thực tế làm việc không xét đến thái độ và kết quả lao động. - Tiền lương tháng: là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động Tiền lương tháng = mức lương cơ bản + phụ cấp (nếu có) - Tiền lương tuần: là tiền lương trả cho 1 tuần làm việc Tiền lương tuần = - Tiền lương ngày: là tiền lương trả cho 1 ngày làm việc Tiền lương ngày = - Tiền lương giờ: là tiền lương trả cho một giời làm việc Tiền lương giờ: Trả lương theo thời gian có thưởng. Thực chất của chế độ này là sự kết hợp giữa sự trả lương theo thời gian đơn giản và tiền thưởng trong sản xuất (vì đảm bảo ngày công, giờ công). Hình thức này có tác dụng thúc đẩy người lao động tăng năng xuất lao động, tiết kiệm vật tư và đảm bảo chất lượng sản phẩm Nhìn chung hình thức trả lương theo thời gian có ưu điểm là: đơn giản và dễ tính toán. Song mặt hạn chế của hình thức này là: Tiền lương còn mang tính chất bình quân, nhiều khi không phù hợp với kết quả lao động của người lao động. Vì vậy hình thức này chỉ áp dụng chủ yếu cho lao động gián tiếp và với bộ phận không định mức được sản phẩm trong lao động trực tiếp 6.2. Hình thức tiền lương trả theo sản phẩm: 6.2.1: Khái niệm hình thức tiền lương trả theo sản phẩm. Hình thức này tiền lương sản phẩm là hình thức tiền lương tính theo khối lượng( số lượng) sản phẩm, công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm. 6.2.2: Phương pháp xác định định mức lao động và đơn giá tiền lương sản phẩm + Hình thức tiền lương sản phẩm trực tiếp áp dụng với công nhân chính trực tiếp sản xuất. Trong đó đơn giá lương sản phẩm không thay đổi theo tỷ lệ hoàn thành định lao động nên còn gọi hình thức tiền lương này là hình thức tiền lương sản phẩm trực tiếp không hạn chế. + Tình hình tiền lương sản phẩm gián tiếp được áp dụng đối với các công nhân phục vụ, công nhân chính như: Công nhân bảo dưỡng máy móc thiết bị vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm, = x Hình thức tiền lương sản phẩm luỹ tuyến là hình thức tiền lương trả cho người lao động gồm tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp và tiền lương tính theo tỷ lệ luỹ tuyến căn cứ vào mức độ vượt định mức lương sản phẩm kích thích tăng nhanh năng xuất lao động nó áp dụng ở nơi cần thiết phải đẩy mạnh tốc độ sản xuất để đảm bảo sản phẩm cân đối hoặc hoàn thành kịp thời đơn đặt hàng. = [ x]+[x ] 6.2.3: Các phương thức trả lương theo sản phẩm. -Trả lương theo sản phẩm có thưởng: là sự kết hợp giữa hình thức tiền lương sản phẩm với chế độ tiền lương trong sản xuất ( thưởng tiết kiệm vật tư, tăng năng xuất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm...) - Hình thức tiền lương khoán khối lượng sản phẩm hoặc công việc: hình thức trả lương cho người lao động theo sản phẩm. Hình thức tiền lương này thường áp dụng cho những công việc lao động đơn giản, công việc có tính chất đột xuất như khoán bốc vác vận chuyển nguyên vật liệu thành phẩm... - Hình thức tiền lương khoán gọi theo sản phẩm cuối cùng : là tiền lương được tính theo đơn giá tổng hợp cho sản phẩm hoàn thành đến công việc cuối cùng.Hình thức này áp dụng cho từng bộ phận sản xuất. - Hình thức tiền lương trả theo sản phẩm tập thể: được áp dụng đối với các doanh nghiệp mà kết hợp là sản phẩm của tập thể công nhân. Căn cứ vào kết quả sản phẩm của tập thể, sau đó tiến hành chia lương cho từng người, có thể áp dụng 1 trong 3 phương pháp sau: * phương pháp 1: chia lương sản phẩm theo thời gian làm việc và cấp bậc kỹ thuật của công việc. Công thức: Trong đó : Li: Tiền lương sản phẩm của công nhân i Ti : Thời gian làm việc thực tế của công nhân i H1 Hệ số cấp bậc kỹ thuật của công nhân i Lt Tổng tiền lương sản phẩm tập thể n: Số lượng người lao động của tập thể * Phương pháp 2: chia lương theo cấp bậc công việc thời gian làm việc kếp hợp với bình công, chấm điểm Điều kiện áp dụng: Cấp bậc công nhân không phù hợp cấp bậc công việc do điêu kiện sản xuất có sự chênh lệch rõ rệt về năng xuất lao động trong tổ chức trong nhóm sản xuất. Toàn bộ lao động chia 2 phần: chia theo cấp bậc cùng việc và thời gian làm việc của mỗi người, chia theo thành tích trên cơ sở bình quân chấm điểm mỗi người. * Phương pháp 3: Chia lương bình công điểm Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp công nhân làm việc có kỹ thuật đơn giản, công cụ thô sơ, năng xuất lao động chủ yếu do sức khoẻ và thái độ lao động của người lao động. Sau mỗi ngày làm việc tổ trưởng phải tổ chức bình công, chấm điểm cho từng lao động. Cuối cùng căn cứ vào số công điểm đã bình bầu để chia lương. 1.7. Khái niệm quỹ tiền lương, nội dung quỹ tiền lương và phân loại quỹ tiền lương. 1.7.1. Khái niệm quỹ tiền lương Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền trả cho số công nhân viên của doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và chi trả lương. 1.7.2. Nội dung quỹ tiền lương Quỹ tiền lương của doanh nghiệp gồm: - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế (tiền lương thời gian và tiền lương sản phẩm). - Các khoản phụ cấp thường xuyên (các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương) như: phụ cấp học nghề, phụ cấp thâm niên, phụ cấp làm đêm, phụ cấp thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp dạy nghề, phụ cấp công tác lưu động, phụ cấp cho những người làm công tác khoa học và tài năng... - Tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian ngừng sản xuất vì các nguyên nhân sách quan, thời gian hội họp, nghỉ phép... - Tiền lương trả cho công nhân làm ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định. 1.7.3. Phân loại quỹ tiền lương trong hạch toán Về phương diện kế toán, quỹ tiền lương của doanh nghiệp được chia thành hai loại: Tiền lương chính và tiền lương phụ. - Tiền lương chính: là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ như: thời gian lao động, nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ tết, hội họp, tập dân quân tự vệ, tập phòng cháy chữa cháy và ngừng nghỉ sản xuất vì nguyên nhân khách quan.... được hưởng theo chế độ. - Xét về mặt hạch toán kế toán, tiền lương chính của công nhân sản xuất thường được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm. Tiền lương phụ của công nhan sản xuất được hạch toán và phân bổ gián tiếp vào chi phí sản xuất các loại sản phẩm có liên quan theo tiêu thức phân bổ. Xét về mặt phân tích hoạt động kinh tế, tiền lương chính thường liên quan trực tiếp đến sản lượng sản xuất và năng suất lao động, còn tiền lương phụ cấp không liên quan trực tiếp đến sản lượng sản xuất và năng suất lao động và thường là những khoản chi theo chế độ quy định. 1.8. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương Tiền lương và các khoản liên quan đến người lao động không chỉ là vấn đề quan tâm riêng của công nhân viên mà đâycũng là vấn đề doanh nghiệp rất chú ý vì nó liên quan đế chi phí hoạt động của doanh nghiệp nói chung và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp nói riêng. Do đó kế toán lao động tiền lương và bảo hiểm của doanh nghiệp phải thực hiện các nghiệp vụ cơ bản sau: - Phản ánh đầy đủ chính xác thời gian và kết quả lao động của công nhân viên: tính đúng và thanh toán đầy đủ kịp thời tiền lương và các khoản liên quan khác cho nhân viên, quản lý chặt chẽ việc sử dụng chi tiêu quỹ lương. - Tính toán, phân bổ hợp lý, chính xác về chi phí tiền lương và các khảon trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho các đối tượng sử dụng liên quan. - Định kỳ tiến hành phân tích tình hình lao động, tình hình quản lý và chi tiêu quỹ lương, cung cấp thông tin kinh tế cho các bộ phận có liên quan. - Lập các báo cáo về lao động, tiền lương thuộc phần việc do mình phụ trách. 1.9. Kế toán tổng hợp tiền lương chủ yếu sử dụng Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán sử dụng 3 loại tài khoản chủ yếu sau: TK 334: Phải trả công nhân viên TK 335: Chi phí phải trả TK 338: Phải trả phải nộp khác * TK 334: Phải trả công nhân viên TK 334 “Phải trả công nhân viên”: dùng để phản ánh các khoản thanh toán cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên. Nội dung kết cấu TK - 334 - Phải trả công nhân viên - Các khoản tiền lương (tiền công), tiền thưởng, BHXH và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho CNV. - Các khoản khấu trừ vào tiền lương (tiền công) của công nhân viên. - các khoản tiền lương (tiền công), tiền thưởng, BHXH và các khoản khác phải trả, phải chi cho CNV. Số dư (nếu có): Số tiền đã trả lớn hơn số phải trả cho CNV. Số dư: Các khoản tiền lương tiền thưởng và các khoản khác phải trả, phải chi cho CNV. Cá biệt có trường hợp TK 334 - phải trả công nhân viên có số dư bên Nợ, phản ánh số tiền đã trả thừa cho công nhân viên. * TK 338:Phải trả phải nộp khác TK 338 “Phải trả phải nộp khác” được dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả, phải nộp khác ngoài nội dung đã được phản ánh ở các tài khoản khác (từ TK 334-336). Nội dung kết cấu: TK - 338 - Phải trả phải nộp khác - Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các TK liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý. - BHXH phải trả cho công nhân viên - KPCĐ chi tại đơn vị - Số BHXH, BHYT và KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. - Doanh thu nhận trước tính cho từng kỳ kkh, trả lại tiền nhận trước cho khách hàng tiếp tục thực hiện việc cho thuê tài sản. - Các khảon đã trả và đã nộp khác - Giá trị tài sản thừa chờ xử lý (chưa rõ nguyên nhân). - Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân tập thể (trong và ngoài đơn vị) theo quyết định ghi trong viên bản xử lý do xác định ngay được nguyên nhân. - Trích BHXH, BHYT và KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh. - Các khoản thanh toán với công nhân viên tiền nhà, điện, nước ở tập thể. - BHXH, BHYT vượt chi được cấp bù. - Doanh thu nhận trước của khách hàng - Các khoản phải trả khác Số dư (nếu có): Số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc số BHXH, BHYT và KPCĐ chi vượt chưa được cấp bù. Số dư: Số tiền còn phải trả, còn phải nộp BHXH, BHYT và KPCĐ đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc số quỹ để lại cho đơn vị chưa chi hết. - Giá trị tài sản phát hiện thừa còn chờ giải quyết. - Doanh thu nhận trớc của kỳ kế toán tiếp theo. TK 338 - Phải trả phải nộp khác có các TK cấp 2 sau: - TK 338 - Tài sản thừa chờ giải quyết - TK 3382- Kinh phí công đoàn. - TK 3383 - Bảo hiểm xã hội - TK 3384 - Bảo hiểm y tế - TK 3387 - Doanh thu nhận trước - TK 3388- Phải trả, phải nộp khác * TK 355 - Chi phí phải trả - Tác dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh các tài khoản được ghi nhận là chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh mà sẽ phát sinh trong kỳ này hoặc trong nhiều kỳ sau. - Nội dung kết cấu: TK - 335 - Phải chi phải nộp khác - Các khoản chi phí thực tế phát sinh tính vào chi phí phải trả. - Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được hạch toán vào thu nhập bất thường. - Chi phải trả dự tính trước và ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh. - Số chênh lệch giữa chi phí thực tế lớn hơn số trích trước, được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. DCK: chi phí phải trả đã tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. *Quỹ BHXH: Quỹ BHXH được sử dụng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp BHXH trong trường hợp họ mất khả năng lao động. Quỹ bảo hiểm xh được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên trong kỳ. Theo chế độ hiện thành hàng tháng doanh nghiệp phải trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 20% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho công nhân viên trong tháng. Trong đó 185% tính vào chi phí sản xuất, 5% trừ vào thu nhập của lao động. Nội dung chi quỹ bảo hiểm xã hội gồm: - Trợ cấp cho công nhân viên nghỉ ốm đau, sinh đẻ, mất sức lao động... - Trợ cấp cho công nhân viên bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. - Trợ cấp cho công nhân viên nghỉ mất sức. - Trợ cấp tử tuất - Chi công tác quản lý quỹ BHXH Theo chế độ hiện hành, toàn bộ số trích BHXH nộp lên cơ quan quản lý bảo hiểm để chi BHXH. Hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chi trả BHXH cho công nhân viên đang làm việc bị ốm đau, thai sản... trên cơ sở chứng từ nghỉ hưởng BHXH (phiếu nghỉ hưởng BHXH, các chứng từ khác có liên quan), cuối tháng (quý) doanh nghiệp quyết toán với cơ quan quản lý quỹ BHXH số thực chi BHXH tại doanh nghiệp. * Quỹ BHYT Quỹ BHYT được trích lập để tài trợ cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ BHYT trong các hoạt động chăn sóc và khám, chữa bệnh. Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng tiền lương phải trả cho công nhân viên. Theo chế độ hiện hành, doanh nghiệp trích quỹ BHYT theo tỷ lệ 3% trên tổng số lương thực té phải trả cho cán bộ công nhân viên, trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, người lao động góp 1%, doanh nghiệp tính trừ vào lương của người lao động. Theo chế độ hiện hành, toàn bộ quỹ NHXH được nộp lên cơ quan quản lý chuyên trách để mua thẻ BHYT. * Kinh phí công đoàn KPCĐ được trích lập để phục vụ cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. KPCĐ được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả cho công nhân viên trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp trích 2% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho công nhân viên trong tháng và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Trong đó 1% số đã trích nộp cơ quan công đoàn cấp trên, phần còn lại chi công đoàn cơ sở. 1.9.2. Các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu Sơ đồ kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương TK 141,138,338 TK 333 (3338) TK 512 TK 111,112 TK 334 TK 622,623 (7) (8) TK 3331(33311) (10) (8) (1b), (4), (3a) TK 241 (1a) TK 335 (1c) (2) TK 431 (3b) TK 627,641,642 TK 338 (6) (5) (11), (12) (13) Chương II Thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương tại công ty bánh kẹo hải châu I. Đặc điểm chung của doanh nghiệp 1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty bánh kẹo Hải châu (trước đây là nhà máy bánh kẹo Hải châu) có trụ sở đặt tại phố Minh khai, quận Hai bà Trưng, Hà nội. Với tổng diện tích là 55.000m2. Trong đó nhà xưởng 23.000m2, văn phòng 3000m2, kho bãi 5000m2, phục vụ công cộng 24000m2. Được thành lập từ tháng 9/1965, nhà máy Hải châu cũ được tỉnh Quảng Châu và Thượng Hải (Trung quốc) giúp đỡ xây dựng. Trải qua hơn 32 năm hoạt động, công ty chuyển đổi qua những chặng đường khó khăn trong những điều kiện khác nhau. * Thời kỳ đầu (1965-1975): vừa sản xuất vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ. Nhiệm vụ chủ yếu của nhà máy vừa sản xuất mì sợi, bánh quy, kẹo cứng.... vừa phục vụ dân sach và quốc phòng (bánh lương khô). Nhà máy có 3 phân xưởng với dây chuyền sản xuất: - Phân xưởng sản xuất mì sợi: gồm 6 dây chuyền máy bán cơ khí công suất 2,5 đến 3 tấn một ca. Sản phẩm chính là mì sợi, mì lương thực, mì hoa. - Phân xưởng bánh gồm 1 dây chuyền máy bán cơ khí công suất 2,5 tấn một ca chuyên sản xuất bánh quy (quy hương thảo, quy bơ, quýt) và bánh lương khô. - Phân xưởng kẹo gồm 2 dây chuyền bán cơ khí, mỗi dây chuyền khoảng 2,5 tấn/ca xuất kẹo cứn._.g. Vào năm 1972 do chiến tranh phá hoại một phần nhà xưởng, máy móc thiết bị hư hỏng. Bộ công nghiệp thực phẩm quyết định tách phân xưởng kẹo chuyển về nhà máy miến Hà nội để thành lập nhà máy Hải hà. * Thời kỳ 1985 Bổ sung thêm phân xưởng sấy phun chuyên sản xuất mặt hàng sữa đậu nành có công suất 2,4 đến 2,5 tấn/ngày và bột canh công suất 2,5 -4tấn/ngày. Năm 1978 thành lập phân xươngr mì ăn liền công suất 2,5 tấn/ca/ngày thay thế và ngừng sản xuất mì lương thực tập trung mặt bằng để đầu tư hai lò sản xuất bánh keo công suất 240 kg/ca. Như vậy trong thời kỳ này nhà máy được mở rộng thêm 3 phân xưởng sản xuất với 4 mặt hàng mới nhờ đó số công suất nhân viên từ 850 người lên tới 1250 người. * Thời kỳ 1996-1991 Nhà máy bước vào thời kỳ chuyển sang kinh doanh, tự bù đắp chi phí và chuyển sang cơ chế thị trường. Các mặt hàng thực phẩm (như mì ăn liền, bánh kẹo các loại) ngày càng chịu sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, sản xuất kinh doanh có xu hưởng giảm sút đối với một số mặt hàng cùng loại. Công nghệ và chất lượng, bao bì sản phẩm thua kém một số mặt hàng cùng loại, buộc nhà máy phải thay đổi, lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất bánh quy theo công nghệ của Đài loan công suất 2,5 -228 tấn/1ca. Tổng số công nhân viên toàn nhà máy là 950 người. * Thời kỳ từ năm 1992 đến nay Nhà máy thực hiện việc sắp xếp lại được theo chủ trương mới thành lậ Công ty bánh kẹo Hải châu theo giấy phép kinh doanh ngày 29/9/1994 . Công ty hướng mạnh sản xuất các mặt hàng truyền thống, đầu tư mua sắm thêm thiết bị, thay đổi mẫu mã các loại mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng, tăng sức cạch tranh trên thị trường. Năm 1993 công ty mua thêm 1 dây chuyền bánh kem xốp của Cộng hoà liên bang Đức, công suất 1 tấn/ca. Năm 1996 liên doanh với Bỉ thành lập một công ty liên doanh sản xuất kẹo socola và mua lắp đặt thêm 2 dây chuyền sản xuất kẹo của CHLB Đức kẹo cứng công suất 2400kg/ca, kẹo mềm công suất 3.000kg/ca. Với công nghệ mới và trên cơ sở sắp xếp lại qúa trình lao động hợp lý hơn. Tổng số công nhân viên toàn công ty còn 750 người/năm. Kết quả hoạt động của một số năm gần đây. STT Chỉ tiêu ĐVT 1999 2002 2001 1 Tổng doanh thu Đồng 1.057.374.74000 133.253.520.000 146.578.872.000 2 Các khoản phải nộp ngân sách Tấn 6.894.000.000 7.090.000.000 7.275.000.000 3 Số lượng Tấn 12.463 14.432 15.875 4 Lợi nhuận Đồng 897.826.423 12.568.854.125 1.427.579.231 5 Thu nhập bình quân 1.000.000đ/người Qua bảng tổng kết ta thấy các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của công ty tăng đáng kể. Có được điều này là do công ty đã mạnh dạn đầu tư thêm thiết bị máy móc để tạo sp có chất lượng cao đáp đáp ứng nhu cầu thị trường. 2. Tổ chức bộ máy quản lý Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Giám đốc công ty P. phòng kỹ thuật P. Phòng kinh doanh Phòng kỹ thuật Phòng hành chính Phòng tài vụ Phòng tổ chức lao động Phòng kế hoạch vật tư Ban bảo vệ Ban xây dựng cơ bản Công ty bánh kẹo Hải châu là đơn vị thành viên, hạch toán độc lập và thuộc Tổng công ty mía đường (khu vực 1) - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Công ty có một giám đốc và 2 phó giám đốc cùng với 5 phòng ban, 2 phòng quản lý chức năng giúp việc cho giám đốc và các lĩnh vực của công ty. Chức năng và nhiệm vụ của giám đốc và các phòng ban được xác định như sau: * Ban giám đốc: - Giám đốc: phụ trách chung và phụ trách các công tác cụ thể như: phụ trách công tác tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, công tác kế toán vật tư và tiêu thụ, công tác tài chính thống kê kế toán và công tác kỹ thuật. - Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất: Giúp việc cho giám đốc các công tác kỹ thuật, công tác nâng cao bồi dưỡng trình độ công nhân, công tác bảo hiểm lao động, điều hành kế hoạch tác nghiệp của các phân xưởng. - Phó giám đốc kinh doanh: giúp việc cho giám đốc về công tác kinh doanh tiêu thụ sản phẩm, công tác hành chính quản trị và bảo vệ và xây dựng cơ bản. * Các phòng ban: 1.1- Phòng tổ chức lao động: tổ chức bộ máy điều độ tiến độ sản xuất, tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, soạn thảo các nội quy, quy chế quản lý các quyết định công căn, chỉ thị về lao động, tuyển dụng đào tạo, bảo hiểm lao động giải quyết các chế độ chính sách. 1.2- Phòng kỹ thuật: Theo dõi thực hiện các quy trình công nghệ bảo đảm chất lượng sản phẩm nghiên cứu chế tạo ra sản phẩm mới, theo dõi lắp đặt, sửa chữa thiết bị đưa ra dự án mua sắm thiết bị mới. 1.3- Phòng kế hoạch vât tư: Xác định kế hoạch chiến lược ngắn hạn, dài hạn, kế hoạch tác nghiệp, điều độ sản xuất hàng ngày, xung ứng vật tư tiêu thụ sản phẩm. 1.4- Phòng hành chính: Theo dõi thực hiện các mặt hành chính, quản trị, đời sống, y tế sức khoẻ. 1.5- Phòng Tổ chức kế toán : Tham mưu cho giám đốc về công tác kế toán tài chính, góp phần quan trọng vào việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh chịu trách nhiệm trước công ty về hoạt động tài chính kế toán. 1.6- Ban bảo vệ: Tổ chức công tác bội bộ, công tác tự vệ và nghĩa vụ dân sự. 1.7- Ban xây dựng cơ bản: lập kế hoạch xây dựng thực hiện sửa chữa nhỏ trong công ty. Kế toán tổng hợp và thuế Kế toán TSCĐ Kế toán vật liệu và CCDC Kế toán tiền lương và BHXH Kế toán công nợ Kế toán ngân hàng Kế toán quỹ tiền mặt Thủ quỹ Phó phòng tài vụ Kế toán tiêu thụ Phó phòng tài vụ kế toán giá thành Kế toán trưởng (trưởng phòng tài vụ) Sơ đồ tổ chức kế toán áp dụng tại công ty * Kế toán trưởng: có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát số liệu trên sổ sách kế toán đôn đốc các biện pháp kinh tế chấp hành các quy định, chế độ kinh tế Nhà nước ban hành. Kế toán trưởng cũng là người cung cấp thông tin kinh tế cho giám đốc và các cơ quan hữu quan đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về các số liệu đã cung cấp. * Phó phòng tài vụ kiêm kế toán giá thành: có trách nhiệm giải quyết các công việc khi kế toán vắng mặt đồng thời là người thực hiện việc tập hợp chi phí, tính giá thành cho các sản phẩm của công ty đưa ra các biện pháp nhằm tiết kiện chi phí hạ thấp giá thành, lập báo cáo. * Phó phòng tài vụ phụ trách kế toán tiêu thụ: có nhiệm vụ tổ chức, theo dõi kịp thời đầy đủ và giám sát chặt chẽ tình hình hiện có và biến động của từng loại sản phẩm trên các mặt hiện vật cũng như giá trị theo dõi qúa trình tiêu thụ sản phẩm, cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán tổng hợp. * Thủ quỹ (2 người): có nhiệm vụ nhập, xuất tiền mặt tại quỹ của công ty căn cứ vào các chứng từ hợp lệ do kế toán lập, ghi sổ theo dõi tình hình tiền mặt của công ty. * Kế toán tiền mặt: theo dõi sự biến động tăng giảm tiền mặt có tại quỹ của công ty, giám sát các nghiệp vụ hạch toán. * Kế toán ngân hàng: theo dõi sự biến động tăng giảm tiền mặt của công ty ở các tài khoản mở tại ngân hàng thực hiện hạch toán và vay vốn ngân hàng. * Kế toán công nợ: theo dõi các khoản công nợ và tình hình thanh toán công nợ với các nhà cung cấp và khách hàng. * Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, thưởng (phạt) các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn và hạch toán cho CBCNV * Kế toán vật liệu, CCDC: kế toán tập hợp và chi tiết tình hình N - N - T kho NVL, CCDC gia công chế biến NVL một cách hợp lý nhằm zác định chi phí. + Kế toán TSCĐ: Theo dõi, giám sát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tổ chức hạch toán kế toán tổng hợp của công ty vào sổ cái, lập báo cáo tài chính theo định kỳ, khấu trừ thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp. Hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp là hình thức kế toán nhập ký chung. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ NKC, sau đó căn cứ vào số liệu trên cơ sở NKC để ghi vào sổ cái theo các TK kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ NKC các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào sổ kế toán chi tiết liên quan. Thực hiện các đơn vị mở sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ NK đặc biệt liên quan. Cuối tháng tổng hợp từng sổ NK đặc biệt lấy số liệu ghi vào các TK phù hợp trên sổ cái. Cuối tháng, quý, năm cộng số liệu trên sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng thực hiện cho tiết được dùng để lập các báo cáo tài chính. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung Chứng từ gốc Thẻ & Sổ KT chi tiết Sổ nhật ký chung Sổ nhật ký đặc biệt Bảng cân đối số phát sinh Sổ cái Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu Xuất phát từ đặc điểm công ty, yêu cầu và trình độ quản lý công ty đang thực hiện, tổ chức và vận dụng hình thức kế toán NCK. Đây là 1 hình thức kế toán phù hợp và thuận tiện cho công tác kế toán của công ty giúp giảm bớt công việc và phù hợp với điều kiện xử lý thông tin bằng máy vi tính, cung cấp thông tin về kế toán kịp thời. 2. Khái quát chung về đặc điểm lao động và hình thức trả lương tại công ty 2.1. Đặc điểm về lao động Bước vào thời kỳ đổi mới, đi đôi với việc tổ chức sản xuất, công ty đã sắp xếp lại lao động. Do vậy tình hình sản xuất lao động và công tác quản lý lao động, tiền lương ở công ty đã có bước tiến rõ rệt. Cơ cấu lao động ở công ty qua một số năm. Năm Chỉ tiêu Năm 1999 2002 2001 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Tổng số công nhân viên 639 100 648 100 745 100 Công nhân sản xuất trực tiếp 477 74,7 491 75,8 609 81,7 Công nhân sản xuất gián tiếp 162 25,3 157 24,2 136 18,25 Nhân viên quản lý 105 16,4 78 12,03 86 11,5 Nhân viên phục vụ 57 8,9 79 12,19 50 6,7 Trình độ tay nghề của công nhân viên Loại hình Tổng số Bậc thợ Bình quân Từ 1-3 Từ 4-5 Bậc 6 Bậc 7 Cơ khí 78 4,7 17 49 10 2 Điện 6 5,2 1 2 2 1 Công nghệ thực phẩm 386 4,7 46 247 73 Tổng cộng 470 4,71 * Đặc điểm chung về hạch toán tiền lương Cũng như các doanh nghiệp sản xuất khác và theo chế độ kế toán hiện hành, công tác hạch toán lao động tiền lương ở công ty bánh kẹo Hải châu được tiến hành như sau: Việc thu nhập số liệu tình hình từ dưới lên theo 2 kênh: thời gian lao động (coi như là hao phí lao động vật chất) và tiền lương, các khoản phụ cấp lương (thể hiện hao phí lao động về giá trị). Hai khâu này có quan hệ mật thiết với nhau, dựa vào thời gian lao động kết quả lao động để trả lương cho người lao động. Trình tự tiến hành công việc hạch toán trên đây diễn ra theo qúa trình từ dưới lên (công nhân tự hạch toán, tổ sản xuất chấm công, hoạch toán sản phẩm), nhân viên phân xưởng tập hợp số liệu theo tổ, ca làm việc, quản đốc xem xét duyệt chứng từ, tổng hợp tiền lương của phân xưởng hàng tháng phòng tổ chức xem xét duyệt chứng từ của phân xưởng, đồng thời chuyển cho phòng kế toán kiểm tra các khoản chi trả và giám đốc duyệt chi các khoản lương, thưởng, BHXH.. hàng tháng. Căn cứ vào tiền lương đã được duyệt kế toán lương và thủ quỹ trả lương trực tiếp hàng tháng cho người lao động, đồng thời tiến hành phân bổ vào giá thành sản phẩm. Bởi vậy, trình tự luân chuyển chứng từ để hạch toán tiền lương như sau: Bảng chấm công Bảng thanh toán tiền lương ở mỗi PX Bảng chấm công Phòng tài vụ Giám đốc duyệt chi Thủ quỹ phát tiền Kế toán tổng hợp Lưu chứng từ 2.2. Hình thức tiền lương, BHXH và các khoản thu nhập khác ở công ty bánh kẹo Hải châu. Công ty hiện nay đang áp dụng 2 hình thức trả lương đó là hình thức trả lương theo thế giới và hình thức trả lương theo sản phẩm. 2.2.1. Hạch toán tiền lương theo thời gian Hình thức trả lương này được áp dụng chủ yếu đối với các bộ phận quản lý của công ty (kể cả nhân viên quản lý phân xưởng), công nhân sản xuất phụ trợ (như lò hơi, cơ điện, phụ cụ ngoài dây chuyền sản xuất chính). Ngoài ra công nhân sản xuất chính đối với 1 số sản phẩm (công việc) không định mức được hoặc khó định mức cũng hưởng lương theo thời gian. Để trả lương cho nhân viên theo hình thức tiền lương này, công ty sử dụng công thức sau: = x Trong đó: hệ số bổ sung lương hàng tháng tuỳ thuộc vào sản lượng tiêu thụ, hệ số này dao động từ 1,7-3,5. = x Trong đó: hệ số 1,3 được sử dụng để tính tiền công hưởng phép - Đối với thời gian ngừng việc, nghỉ việc chỉ tính 70% lương cấp bậc công việc. - Thời gian đi học, nghỉ phép được hưởng 100% hưởng cấp bậc công nhân. - Thời gian đi họp vẫn tính vào công làm việc thực tế. Tạo công ty bánh kẹo Hải châu, để theo dõi số công thực tế của mỗi công nhân viên đi làm trong tháng thì mỗi phòng ban, bộ phận phục vụ tiến hành theo dõi trực tiếp trên bảng chấm công: ghi rõ ngày làm việc, ngày nghỉ của mỗi công nhân (xem bảng chấm công của phòng kế hoạch vật tư (biểu 1). Xem bảng thanh toán lương của phòng kế toán vật tư (biểu 2). Nhân viên Trương Mạnh Hùng có hệ số bậc công việc là 2,74 đi làm 22 ngày công, 2 công nghỉ phép. Hệ số bổ sung lương trong tháng là 2,5 vậy: = x 22= 1.319.625 (đ) = x 2= 62.335 (đ) Nhân viên toàn công ty được nghỉ lễ 1/1 = x 1= 31.167,5 (đ) = 3000 x 22 = 66.000 (đ) Tổng thu nhập của nhân viên Trương Mạnh Hùng là: 1.318.625 + 62.335+66.000=1.446.960 (đ) Nhân viên Nguyễn Hồng Hải có hệ số cấp bậc công việc là 3,54 đi làm 24 ngày công. = x 24= 1.858.500 (đ) = x 1= 7.7437,5 (đ) = 3000 x 24 = 72.000 (đ) Phụ cấp trách nhiệm: Theo quy định mức phụ cấp trách nhiệm với nhân viên quản lý bằng 10%, 20% lương cơ bản chưa tính đến cấp lương tuỳ thuộc vào công việc đảm nhiệm. Nhân viên Nguyễn Hồng Hải có mức phụ cấp trách nhiệm 10% 210.000 x 10% = 21.000 (đ) Tổng thu nhập của nhân viên Nguyễn Hồng Hải là: 1.858.500+77.437,5+72.000+21.000=2.028.927,5 (đ) * Tổng số lương tháng của phòng kế hoạch vật tư: 1.446.960+2.028.973,5+...=20.730.822 Ngoài ra ở bộ phận sản xuất trực tiếp đối với một số sản phẩm chưa được định mức thì cũng áp dụng phương pháp tính lương theo thời gian như trên. Ngừng việc, nghỉ việc do hỏng máy thì hưởng 70% lương thời gian cấp bậc công việc của mỗi công nhâ. * Công nhân Trần Thu Thuỷ - phân xưởng kẹo có hệ số cấp bậc công việc là 2,175. = x 3,5 Trần Thu Thuỷ có 3 công phép hưởng 100% lương cấp bậc, hệ số bổ sung 1,3. = =2474,0625 (đ) Trong tháng này 25/1/2000 máy hỏng do sự cố, công nhân thuộc phân xưởng kẹo được hưởng 0,5 công lương thời gian hỏng máy (không có hệ số bổ sung lương) công nhân Trần Thu Thuỷ được hưởng lương thời gian hỏng máy và được tính như sau: x 0,5 x 70% = 6660,9375 (đ) Biểu 1 Đơn vị: Phòng vật tư Bộ phận: Văn phòng Bảng chấm công Tháng 1 năm 2001 Họ và tên Cấp bậc lương B C Nguyễn Hồng Hải X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X Nguyễn Thanh Bình X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X Nguyễn Đình Khiêm X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X Bùi Văn Tài X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X Nguyễn Minh Chính X X X X X X X X X X X P X X X X X X X X X X X X Trương Mạnh Hùng X X P X X X P X X X X X X X X X X X X X X X X X Nguyễn Đình Thắng X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X Đặng Trường Sơn X X X P P P X X X X X X X X X X X X X X X X X X Nguyễn Thế Cường X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X Phạm ngọc Thắng X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X Trịnh Thị Vân X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X Nguyễn Ngọc Minh X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X Người chấm công (Ký, họ tên) Phụ trách bộ phận (Ký, họ tên) Người duyệt (Ký, họ tên) Bảng thanh toán tiền lương Tháng 1 năm 2002 Phòng kế hoạch vật tư STT Họ và tên Bậc lương Lương sản phẩm Lương thời gian (lễ + phép) Phụ cấp thuộc quỹ lương (cơm ca) Phụ cấp trách nhiệm Tổng số Lương tháng I Các khoản khấu trừ Lương tháng II SP Số tiền C Số tiền C Số tiền BHXH BHYT Khác Cộng A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 1 Nguyễn Hồng Hải 3,54 24 1.858.500 1 7.7437,5 24 72.000 21.000 2028.937,5 1000.000 37.170 7.434 44.604 984.333,3 2 Nguyễn Thanh Bình 4,98 24 2.614.500 1 10.8937,5 24 72.000 42.000 2.837.437,5 1000.000 52.290 10.458 62.748 1.774.689,5 3 Nguyễn Đình Khiêm 4,32 24 2.268.000 1 94.500 24 72.000 21.000 2.455.500 1000.000 45.360 9.072 54.432 1.401.068 4 Bùi Văn Tài 3,82 24 2.005.500 1 83562,5 24 72.000 2.161.062,5 1000.000 40.110 8.022 48.132 1.112.930,5 4 Nguyễn Minh Chính 2,68 23 1.348.375 2 61173,913 23 69.000 1.478.548,9 500.000 28.140 5.628 33.768 9.44.780,5 5 Trương Mạnh Hùng 2,74 22 1.318.625 1 65386,363 22 66.000 1.446.960 500.000 28.770 5.754 34.524 912.436 6 Nguyễn Đình Thắng 2,98 24 1.564.500 3 65187,5 24 72.000 1.701.687,5 500.000 31.290 6.258 37.548 1.164.139,5 7 Đặng Trường Sơn 2,5 22 1.203.125 1 59659,09 22 66.000 1.328.784 400.000 26.250 5.250 31.500 897.284 8 Nguyễn Thế Cường 2,06 24 1.081.500 4 45062,5 24 72.000 1.198562,5 500.000 21.630 4.326 25.950 672612,5 9 Phạm ngọc Thắng 2,81 24 1.475.250 1 61468,75 24 72.000 1.608.718,7 400.000 29.505 5.901 33.831 1.174.887,5 10 Trịnh Thị Vân 2,26 24 1.186.500 1 49439,5 24 72.000 1.307.937,5 400.000 23.730 4.746 28.476 879.461,5 11 Nguyễn Ngọc Minh 2,02 24 1.060.500 1 44187,5 24 72.000 1.176.687,5 400.000 21.210 4.242 25.452 751.235,5 Tổng cộng 282 18.984.875 816090,61 282 849.000 84.000 207.30822 7600.000 385.455 77.091 462.546 12.668.276 2.2.2. Hạch toán tiền lương theo sản phẩm có thưởng Được áp dụng đối với công nhân sản xuất trực tiếp (tại phân xưởng bánh, phân kẹo, phân xưởng bột canh). Mỗi phân xưởng có công thức tính riêng. Đối với phân xưởng 2 thì mức lương sản phẩm được tính như sau: = Trong đó: Q1: Sản lượng thực tế của mỗi loại sản phẩm i ĐGi: Đơn giá tiền lương của sản phẩm i Hbx: Hệ số bổ sung lương Đơn giá tiền lương được công ty (phòng tổ chức) xây dựng đối với từng sản phẩm, từng công đoạn một cách chi tiết. Đơn giá tiền lương /tấn sản phẩm được áp dụng trong thời gian ổn định (thường là 1 năm). Qua thực tế sản xuất, chỉ khi có sự thay đổi về công nghệ, cơ cấu sản xuất dẫn đến năng suất lao động của tổ, phân xưởng thau đổi thì định mức lao động và đơn giá tiền lương mới thay đổi. Quy trình công nghệ của phân xưởng bánh có rất nhiều công đoạn, tương ứng với công đoạn là đơn giá tiền lương. Xem đơn giá tiền lương của phân xưởng bánh 2 được áp dụng từ ngày 1/8/2001 (biểu 3). Đối với phân xưởng sản xuất trực tiếp (phân xưởng bánh 1, phân xưởng bánh 2, phân xưởng bánh 3, phân xưởng kẹo, phân xưởng bột canh) tình hình ngày công trong tháng diễn ra rất phức tạp. Ngày làm việc thực tế có ngày làm việc theo lương sản phẩm, có ngày làm việc theo lương thời gian... Vì vậy hàng ngày tổ trưởng bên cạnh việc theo dõi thời gian lao động còn phải theo dõi khối lượng sản phẩm hoàn thành và tiến hành ghi chép vào bảng ghi năng suất cá nhân (biểu 4). Ví dụ: Phân xưởng bánh 2 tổ máy KA, công nhân Nguyễn Thuý Ba ở bộ phận bao gói, hệ số cấp bậc công việc là 2,73 (xem bảng ghi năng suất cá nhân có): Tiền lương chưa tính đến hệ số bổ sung lương: Bao gói loại 125g: 0,502x146.655 =73.620,8(đ) Bao gói loại 250g: 0,989x282,274 =279.168,98 (đ) Tổng cộng : 325.789,78 (đ) Biểu 3: Đơn giá tiền lương của phân xưởng bánh 2 Ngày 1/8/2001 Công đoạn Định biên Năng suất Tiêuhao lao động/tấn sản phẩm Đơn giá tiền lương/tấn sản phẩm Công đoạn đầu 0,75 13,76 149.786 Đánh kem, trộn, nghiền 3 4 48.185 Cò 1 1,33 16.837 Phết kem 2 2,67 27.323 Vận chuyển, vây 6,5 2,1 3,1 30.875 Cắt 2 2,67 26.585 Kem xốp 300+470g 34,59 348.216 Công đoạn đầu 13,76 149.786 Bao gói 0,046 20,83 189.430 Kem xốp 120g 0,5 37 327.295 Công đoạn đầu 13,76 149.786 Máy gói 1 2 21.046 Bơ bánh 2 4 37.218 Bao gói 0,058 17,24 164.244 Kem xốp 125g 29,15 294.400 Công đoạn đầu 13,76 148.768 Bao gói 15,38 146.655 Kem xốp 250g 42,33 432.964 Công đoạn đầu 13,76 149.889 Bao gói 0,65 28,57 282.274 Kem xốp phủ socola 51,1 515.842 Công đoạn đầu 13,76 149.786 Nấu 1 0,35 2 25.255 Máy phủ 1 0,55 2 25.255 Thả bánh 6 12 111.655 Bơ bánh 1 21,38 Máy bao gói 1 2 21.046 Bao gói 7 0,075 1333 127.015 Biểu 4: Bảng ghi năng suất cá nhân Công ty Hải châu Đơn vị: Nguyễn Thuý Ba (bao gói) Tháng ...... năm..... Ngày Ngày công nghỉ Thời gian Sản phẩm Loại sản phẩm Ghi chú ốm c.ốm Phép 125g 250g 24 41 25 40 23 39 19 40 26 38 22 39 21 41 20 41 20 40 20 42 18 39 19 39 18 39 19 40 20 40 20 39 19 38 18 37 19 41 18 39 17 38 17 40 18 39 20 41 19 39 Cộng 520 989 Biểu : Đơn vị: Phân xưởng bánh 2 - tổ máy KA Bộ phận: sản xuất Bảng chấm công Tháng 1 năm 2001 STT Họ và tên Cấp bậc lương A B C Nguyễn Thuý Nga X X F F X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X Đào Việt Mỹ X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X Lê Huệ X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X Trần Hồng Hạnh X X X X X X X F F X X X X X X X X X X X X X X X X Nguyết Việt Hương X X X X X X X X X X X P X X X X X X X X X X X X X Trần Văn Lê X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X Nguyễn Thanh Bình X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X Nguyễn Thị Thanh X X F F X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X Đinh Thị Lan X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X Trần Thu Thuỷ X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X Nguyễn Cúc Phương X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X Lê Văn Hoà X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X Kiều Hương X X F F X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X Nguyễn Cảnh Lê X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X Nguyễn Thu Huyền X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X Nguyễn Thuý Hà X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X Trần Thu Hà X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X x X X X X Người chấm công (Ký, họ tên) Phụ trách bộ phận (Ký, họ tên) Người duyệt (Ký, họ tên) Đơn vị: Phân xưởng bánh 2 Bộ phận: Máy KA Bảng THANH TOáN TIềN LƯƠNG TT Họ và tên Cấp bậc lương Lương sản phẩm Nghỉ việc, ngừng việc, lương phép Nghỉ lễ Phụ cấp thuộc quỹ lương (cam ca) Phụ cấp khác Tổng cộng Lượng kỳ I Cộng khoản khấu trừ Lương kỳII Sản phẩm Số tiền Số công Số tiền SN Số tiền SN Số tiền BHXH BHYT Cộng Nguyễn Thuý Nga 2,73 0,502 0,989 907.000 2 62107,5 1 15.100 22 66.000 1.050.207,5 500.000 28.665 5.733 34.398 515.809,5 Đào Việt Mỹ 2,73 0,541 1,002 974.000 1 15.100 24 72.000 1.082.200 500.000 28.665 5.733 34.398 547.802 Lê Huệ 2,73 0,502 0,968 892.200 2 62107,5 1 15.100 22 66.000 21.000 1.055.207,5 500.000 28.665 5.733 34.398 520818,5 Trần Hồng Hạnh 2,73 0,501 0,968 891.800 1 31053,75 1 15.100 23 69.000 19.800 1.038.653,7 500.000 28.665 5.733 34.398 504.255,7 Nguyết Việt Hương 2,28 0,471 0,892 825.700 1 12.600 24 72.000 31.700 910.300 500.000 23.940 28.728 28.728 381.572 Trần Văn Lê 1,28 0,427 0,813 751.600 1 10.000 24 72.000 833.600 400.000 19.110 22.932 22.932 410.668 Nguyễn Thanh Bình 2,28 0,475 0,892 827.300 1 12.600 24 72.000 911.900 500.000 23.940 28.728 28.728 385.172 Nguyễn Thị Thanh 2,73 0,501 0,989 906.600 2 62107,5 1 15.100 22 66.000 989.807,5 500.000 28.665 34.398 34.398 455.418,5 Đinh Thị Lan 1,62 0,386 0,782 828.000 1 8.900 24 72.000 33.600 827.100 400.000 17.010 20.412 20.412 406.688 Trần Thu Thuỷ 2,28 0,480 0,890 758.200 1 12.600 24 72.000 912.600 500.000 23.940 28.728 28.728 383.872 Nguyễn Cúc Phương 1,82 0,443 0,813 726.700 1 10.000 24 72.000 840.200 300.000 19.110 22.932 33.932 517.268 Lê Văn Hoà 1,62 0,386 0,806 553.300 1 8.900 24 72.000 807.600 300.000 17.010 20.412 20.412 550.188 Kiều Hương 1,42 0,300 0,807 749.900 1 7.800 24 72.000 633.100 300.000 14.910 17.892 17.892 315.208 Nguyễn Cảnh Lê 1,82 0,445 0,800 726.700 1 10.000 24 72.000 831.900 500.000 19.110 22.932 22.932 308.960 Nguyễn Thu Huyền 1,62 0,386 0,802 731.300 1 8.900 24 72.000 807.600 400.000 17.010 20.412 20.412 387.188 Nguyễn Thuý Hà 1,62 0,385 0,808 716.100 1 8.900 24 72.000 942.200 400.000 17.010 20.412 20.412 411.788 Trần Thu Hà 1,62 0,379 0,791 1 8.900 24 72.000 797.000 400.000 17.010 20.412 20.412 376.588 Cộng 13.479.100 17 195.600 401 72.000 14.090.968 7.400..000 372.435 74.447 446.882 6.244.086 Công nhân Lê Huệ (xem bảng chấm công - Biểu 5) đi làm 22 ngày công sản phẩm, 2 công nghỉ phép hưởng lương thời gian. Việc tính lương hưởng phép tương tự như phần 1với hệ số cấp bậc của công nhân Lê Huệ là 2,73, hệ số bổ sung là 1,3. Lương sản phẩm = (0,502x146.655+0,968x282.244)x2,5=892.200 (đ) Mức lương hưởng phép = = 62107,5 (đ) = 3000x22 = 66.000 (đ) Phụ cấp khác = 13.200 (đ) Tổng cộng : 1055207,7 Lương của phân xưởng bánh 2- Tổ máy KA. 1055207,2+1050207,5+...=14.090.968 + Căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán lương của từng phân xưởng phòng ban kế toán lập bảng tổng hợp thanh toán lương toàn công ty (biểu 7) Sau khi giám đốc và kế toán trưởng ký duyệt, bảng này được chuyển cho thuỷ quỹ làm cơ sở thanh toán lương cho các đơn vị, sau khi công việc của thủ quỹ đã xong, bảng này được chuyển cho kế toán tiền lương làm căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, BHXH. Cuối tháng dựa vào khối lượng sản phẩm và các chứng từ liên quan kế toán lập hai bảng phân bổ. Bảng một phân bổ lương tháng 1 năm 2001 (biểu 8). Với mỗi một lọai sản phẩm của mỗi phân xưởng, căn cứ vào tiêu hao lao động, tổng số công việc đóng góp của mỗi bộ phận... công ty xây dựng 1 hệ thống đơn giá chi phí tiền lương cho từng bộ phận. Biểu: Tổng hợp thanh toán lương toàn công ty Đơn vị Các khoản thu nhập Lương tháng 1 Các khoản khấu trừ Thực lĩnh tháng II Lương chính Lương phụ (điện thoại) Khác (ăn ca) Tổng cộng BHXH 5% BHYT 1% Cộng 1. Bánh 108.066.700 100.000 10.135.000 118.301.700 51.800.000 1.515.600 302.900 1.818.500 64.683.200 - Bánh 1 69.390.000 200.000 6.583.000 76.173.000 33.000.000 1.015.400 202.100 1.217.500 41.955.500 - Bánh 2 90.234.300 100.000 9.820.000 100.204.300 46.200.000 1.126.300 224.600 1.350.900 52.653.400 - Bánh 3 88.397.000 200.000 15.050.000 98.031.000 39.500.000 1.073.900 215.900 1.289.300 57.341.200 2. Kẹo 173.852.900 200.000 2.421.000 189.102.900 68.500.000 2.189.500 431.500 2.621.100 117.891.800 3. Bột canh 28.200.700 30.621.700 13.000.000 541.900 107.500 649.400 16.172.522 4. Cơ điện 161.281.218 400.000 11.980.000 173.661.218 69.300.000 2.472.696 450.000 2.922.696 101.438.522 5. Gián tiếp + phụ cấp Bổ sung Tổng cộng 719.472.818 1.200.000 65.423.000 786.095.818 322.000.000 9.935.296 1.934.600 11.869.896 452.225.922 Biểu: Bảng I: Phân bổ tiền lương tháng Tên sản phẩm Sản lượng Đơn giá Đơn giá tiền lương 2001 Thành tiền Công CNSX QLPX Cơ điện CPBH CP chung Gián tiếp CNSX QLPX Cơ điện CPBH CP chung Gián tiếp PX bánh 1 191422646 4.221.114 7.973.215 7.504.202 15.008.404 8.676.734 475.616.918 Hương thảo 500,420 13860 1165 949,73 20,98 39,6 37,29 74,58 43,12 13.163.327 290.724 549.145 516.842 1.033.685 597.599 16.151.321 Hương thảo 333 35354,61 1165 949,73 20,98 39,6 37,29 74,58 43,12 33.577.510 741.589 1.400.780 1.318.381 2.636.762 1.524.378 41.199.399 Lương khô 58320 1903 1469,2 32,45 61,3 57,69 115,4 66,7 85.686.340 1.892.459 3.574.645 3.364.372 6.728.743 3.890.055 105.1341.613 L/khô ca cao 39350 1903 1469,2 32,45 61,3 57,69 115,4 66,7 57.814.771 1.276.891 2.411.905 2.270.028 4.540.056 2.624.720 70.938.370 Quy hoa quả 10611 1018 829,99 18,33 34,6 32,59 65,18 37,68 880.698 19.451 36.741 34.580 69.159 39.983 1.080.610 PX bánh 2 98.252.583 2.169.996 4.098.881 3.857.770 7.715.540 4.460.547 120.555.317 Kem xốp thỏi 13236,96 2087 1701,2 37,57 71,4 66,8 133,6 77,23 22.519.299 497.359 939.455 884.193 1.768.387 1.022.349 27.631.042 Kem xốp 125 2189 1783,7 39,4 74,4 70,04 140,1 80,98 Kem xốp 250 29506,60 2189 1783,7 39,4 74,4 70,04 140,1 80,98 52.631.645 1.162.471 2.195.676 2.066.519 4.133.037 2.389.412 64.578.705 Kem xốp 300 6901,2 2189 1783,7 39,4 74,4 70,04 140,1 80,98 12.309.839 271.874 513.539 483.331 966.662 658.852 15.104.097 Kem xốp phủ socola 734,4 3382 2756,6 60,88 115 108,2 216,5 125,1 2.024.437 44.711 84.455 79.240 158.974 91.907 2.483.972 Kem xốp hộp 4915,2 2189 1783,7 39,4 74,4 70,04 140,1 80,98 8.767.363 193.635 365.755 344.240 688.480 398.028 10.757.500 Bánh chocobi 1165 949,73 20,98 39,6 37,29 74,58 43,12 PX bánh 3 217450308 4.802.583 9.071.547 8.537.926 17.075.852 9.871.977 366.810.194 Hướng dương 5443,2 995,2 811,12 17,91 33,8 31,85 63,7 36,82 4.415.114 97.512 184.189 173.354 346.708 200.441 5.417.318 Hải châu 19690 980,6 799,23 17,65 33,3 31,38 62,76 36,28 15.736.754 347.560 656.503 617.885 1.235.770 714.429 19.308.900 Quy bơ 995,2 811,09 17,91 33,8 31,85 63,69 36,82 Hương cam dừa 215950 980,6 799,23 17,65 33,3 31,38 62,76 36,28 172.592.785 3.811.865 7.200.190 6.776.649 13.553.298 7.83._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0652.doc
Tài liệu liên quan