Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán chi phí sản Xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp tại Cụng ty May 10

mở đầu 1. ý nghĩa và sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Sư đổi mới của nền kinh tế với chính sách " mở cửa " có sự tham gia quản lý điều tiết của Nhà nước đã thu hút được các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước tạo ra được động lực thúc đẩy sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế . ở tất cả các thành phần kinh tế chúng ta đều có thể tìm được những mô hình sản xuất kinh doanh năng động có hiệu quả cao. Đặc biệt là ngay trong thành phần kinh tế Nhà nước vốn gắn bó lâu năm với cơ chế kế hoạch

doc63 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán chi phí sản Xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp tại Cụng ty May 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoá tập trung bao cấp thì nay cũng đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ để có thể thích nghi và trụ vững trong cơ chế hoạt động của nền kinh tế thị trường. Trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh của nền kinh tế thị trường thì mục tiêu của các doanh nghiệp đặt ra không phải là tối đa hoá lợi nhuận mà là tối đa hoá giá trị của doanh nghiệp với mức lợi nhuận hợp lý, điều đó có nghĩa là sản phẩm của doanh nghiệp phải có được vị trí vững chắc trên thị trường tiêu dùng. Và để đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn nghiên cứu và thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm với giá bán phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Một trong những biện pháp hữu hiệu để quản lý chi phí, quản lý giá thành sản phẩm đó là kế toán mà trong đó, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu trọng tâm của toàn bộ công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất. Vì vậy, hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoàn thiện công tác kế toán trong doanh nghiệp. Do đó sau thời gian thực tập tại Công ty May 10, cùng với những kiến thức tích luỹ được, tôi đã hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học mang tên: “Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp tại Công ty May 10”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Khái quát những cơ sở lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và dựa vào đó để nghiên cứu thực tế, phản ánh những mặt thuận lợi, khó khăn tại một doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành cho các sản phẩm sản xuất. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ sở lý luận về hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất, đồng thời qua nghiên cứu thực trạng công tác kế toán để xác định phương pháp tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm đúng đắn, phù hợp với Công ty May 10. Đề tài tập trung nghiên cứu ở nội dung: hạch toán CPSX và tính giá thành của sản phẩm sơ mi sản xuất tại Xí nghiệp thành viên 1 của Công ty. 4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mác-Lê nin, cùng với các phương pháp tổng hợp, phân tích, phương pháp thống kê, hệ thống hoá để khái quát tình hình thực tế công tác kế toán tại Công ty May 10 và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trong Công ty. 5. Bố cục của công trình nghiên cứu: Để làm rõ những vấn đề trên, công trình nghiên cứu này được trình bày theo các nội dung chính như sau: - Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất - Chương II: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty May 10. - Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường công tác quản trị tại Công ty May 10. Chương I Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất 1. Kế toán chi phí sản xuất: Khái niệm chi phí sản xuất: Để có thể tiến hành hoạt động SXKD, doanh nghiệp cần phải có đầy đủ các yếu tố cơ bản: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động, muốn vậy doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí như: chi phí NVL, chi phí nhân công, chi phí về sử dụng nhà xưởng, máy móc ... Trên cơ sở đó ta có thể đưa ra khái niệm về CPSX như sau: Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của lao động sống và lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp phải chi ra để tiến hành các hoạt động SXKD trong một thời kỳ nhất định. 1.2. Phân loại CPSX kinh doanh: Chi phí sản xuất của doanh nghiệp có thể được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của doanh nghiệp 1.2.1. Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí: Theo cách phân loại này, CPSX bao gồm những yếu tố sau: Chi phí nguyên liệu, vật liệu; Chi phí nhân công; Chi phí khấu hao TSCĐ; Chi phí dịch vụ mua ngoài. Cách phân loại này giúp doanh nghiệp lập được Báo cáo CPSX theo yếu tố chi phí, lập được các dự toán, kế hoạch cung ứng vật tư nhằm đảm bảo cho hoạt động SXKD tại tất cả các khâu trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp . 1.2.2. Phân loại CPSX theo công dụng, mục đích của chi phí: Theo tiêu chuẩn phân loại này, CPSX bao gồm 5 khoản mục: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; Chi phí nhân công trực tiếp; Chi phí sản xuất chung; Chi phí bán hàng; Chi phí quản lý doanh nghiệp. Cách phân loại này được sử dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp nhằm phục vụ cho việc xây dựng hệ thống các tài khoản kế toán để tính giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ và tập hợp chi phí sản xuât kinh doanh trong kỳ. 1.2.3. Phân loại CPSX theo quan hệ với khối lượng sản phẩm: Theo tiêu thức phân loại này, CPSX được chia thành hai loại: Chi phí khả biến (biến phí); Chi phí bất biến (định phí). Cách phân loại này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lập dự toán chi phí, phục vụ cho việc phân tích chi phí và công tác quản trị kế toán. 1.2.4. Phân loại CPSX theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí: Theo cách phân loại này, CPSX được phân chia thành: Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng chịu chi phí một cách đúng đắn và hợp lý. 1.2.5. Phân loại CPSX theo chức năng SXKD: Theo tiêu chuẩn phân loại này, chi phí được chia thành: Chi phí sản xuất sản phẩm; Chi phí tiêu thụ sản phẩm; Chi phí quản lý doanh nghiệp. Cách phân loại này nhằm mục đích xác định giá thành công xưởng và giá thành toàn bộ của sản phẩm để kiểm soát và quản lý chi phí có hiệu quả. 1.2.6. Phân loại chi phí theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh: Chi phí được chia thành ba loại theo cách phân loại này, gồm: Chi phí sản xuất kinh doanh; Chi phí hoạt động tài chính; Chi phí hoạt động bất thường. Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp xác định được các trọng điểm quản lý, hiệu quả trên các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. 1.2.7. Phân loại CPSX theo phương pháp tập hợp CP để tính giá thành SP: Theo tiêu thức phân loại này, CPSX bao gồm ba khoản mục: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; Chi phí nhân công trực tiếp; Chi phí sản xuất chung. Cách phân loại này nhằm mục đích xác định giá thành công xưởng của sản phẩm sản xuất. 1.2.8. Phân loại CPSX theo quan hệ với quy trình kỹ thuật công nghệ: Theo cách phân loại này CPSX được chia thành: Chi phí cơ bản và chi phí chung. Cách phân loại này giúp doanh nghiệp xác định được từng loại chi phí trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. 1.2.9. Phân loại CPSX theo cách thức kết chuyển chi phí: Cách phân loại này chia CPSX thành hai loại: Chi phí sản phẩm; Chi phí thời kỳ. Trên thực tế, tùy theo đặc điểm SXKD và yêu cầu quản lý của mỗi doanh nghiệp mà chi phí được phân loại theo tiêu thức thích hợp. 1.3. Đối tượng kế toán CPSX: Đối tượng tập hợp CPSX là phạm vi giới hạn để kế toán có thể tập hợp được CPSX thực tế phát sinh trong kỳ. Việc xác định đối tượng tập hợp CPSX ở từng doanh nghiệp tuỳ thuộc vào quy mô hoạt động, yêu cầu và trình độ quản lý cũng như quy trình công nghệ sản xuất của từng ngành, từng doanh nghiệp. Song, mục đích cuối cùng của công tác tập hợp chi phí là tính được giá thành sản xuất của sản phẩm. Do đó, đối tượng tập hợp CPSX có thể là: Tập hợp CPSX để tính giá thành của từng nhóm sản phẩm cùng loại. Tập hợp CPSX để tính giá thành theo từng loại sản phẩm. Tập hợp CPSX để tính giá thành theo đơn đặt hàng. Tập hợp CPSX theo từng địa điểm phát sinh chi phí (theo từng phân xưởng, từng tổ, đội sản xuất ...) 1.4. Nội dung, phương pháp kế toán tập hợp CPSX: Tuỳ theo đặc điểm của từng loại CPSX và đặc điểm tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp mà kế toán vận dụng các phương pháp tập hợp chi phí cho phù hợp. 1.4.1. Kế toán CPSX trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên: Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí NVL trực tiếp: Đối với những chi phí NVL trực tiếp có liên quan trực tiếp tới mộtđối tượng tập hợp chi phí thường được tổ chức tập hợp theo phương pháp trực tiếp. Trong trường hợp NVL sử dụng để sản xuất sản phẩm có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí khác nhau thì kế toán phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp theo các tiêu thức hợp lý như: chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất, chi phí nguyên liệu chính ... Công thức phân bổ như sau: = Hệ số phân bổ Tổng chi phí NVL cần phân bổ Tổng đại lượng của tiêu thức phân bổ Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của từng đối tượng = Chi phí NVL phân bổ cho từng đối tượng x Hệ số phân bổ Việc tính toán tập hợp chính xác chi phí NVL trực tiếp trong kỳ được thực hiện theo công thức: Chi phí thực tế NVL trực tiếp trong kỳ Trị giá NVL xuất đưa vào sử dụng Trị giá NVL còn lại cuối kỳ chưa sử dụng - - = Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có) Để theo dõi các khoản chi phí NVL trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản TK 621: Chi phí NVL trực tiếp. Tài khoản này phản ánh toàn bộ hao phí về NVL chính, vật liệu phụ, bán thành phẩm mua ngoài, công cụ dụng cụ ... sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm. TK_621 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí và theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phương pháp hạch toán chi phí NVL trực tiếp được khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Sơ đồ hạch toán chi phí NVL trực tiếp : TK 152 TK 621 TK 152 Trị giá NVL xuất kho Trị giá NVL chưa sử dụng dùng trực tiếp SX sản phẩm và phế liệu thu hồi nhập kho TK 111, 331 TK 154 Trị giá NVL mua dùng vào Trị giá NVL thực tế sản xuất không qua kho sử dụng trực tiếp vào SX Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp vào từng đối tượng tập hợp chi phí có liên quan. Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất có liên quan đến nhiều đối tượng không hạch toán trực tiếp thì có thể tập hợp sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để tính toán và phân bổ cho các đối tượng liên quan. Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính toán căn cứ vào tỷ lệ theo quy định chung của chế độ tài chính trên số tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. TK 622 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp CPSX, theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được phản ánh qua sơ đồ 2: Sơ đồ 2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp : TK 334 TK 622 TK 154 Tiền lương phải trả công nhân sản xuất TK 335 Trích trước lương nghỉ phép Kết chuyển ( phân bổ ) của CN trực tiếp sản xuất chi phí nhân công trực tiếp TK 338 Các khoản trích theo lương gồm: BHXH,BHYT,KPCĐ Kế toán tập hợp và phân bổ CPSX chung: CPSX chung được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí, nếu trong doanh nghiệp có nhiều phân xưởng sản xuất, nhiều bộ phận sản xuất thì phải mở sổ chi tiết để tập hợp CPSX chung cho từng phân xưởng, bộ phận sản xuất. CPSX chung phát sinh tại phân xưởng nào thì kết chuyển vào giá thành sản phẩm của phân xưởng, bộ phận sản xuất đó. Trong trường hợp CPSX chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm thì phải phân bổ cho từng sản phẩm có liên quan theo các tiêu chuẩn sau: Phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp. Phân bổ theo chi phí NVL trực tiếp. Phân bổ theo định mức, kế hoạch CPSX chung. Phân bổ theo chi phí nhân công và NVL trực tiếp. Công thức phân bổ như sau: Mức chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng đối tượng Tổng chi phí sản xuất chung Tổng tiêu thức phân bổ x = Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Để tập hợp chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627: Chi phí SXC. Và được mở chi tiết theo quy định của Bộ tài chính và theo yêu cầu quản lý của các DN. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất chung có thể khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 3: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung: TK 334,338 TK 627 TK 154 Chi phí nhân viên ở các phân xưởng sản xuất TK152,153 K/c chi phí SXC và phân bổ Chi phí vật liệu CCDC cho các đối tượng liên quan ở các phân xưởng SX TK 142,335 Chi phí trả trước, trích trước tính vào chi phí sản xuất chung TK 214,111… Chi phí KH TSCĐ và các chi phí bằng tiền khác Trong các doanh nghiệp sản xuất, chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất không chỉ đơn thuần là các khoản mục chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và CPSX chung mà CPSX còn phát sinh rất phức tạp, do đó doanh nghiệp cần có các biện pháp để tập hợp được đầy đủ chính xác các chi phí khác ngoài các khoản mục trên để đảm bảo giá thành sản phẩm và kết quả SXKD của doanh nghiệp không bị biến động đột ngột qua các kỳ kế toán. Kế toán các khoản chi phí trả trước: Việc tính toán và phân bổ chi phí trả trước phải căn cứ vào tính chất, mức độ của từng loại chi phí, lựa chọn các tiêu thức phù hợp ... Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trước đã phát sinh, phân bổ và số còn lại chưa phân bổ theo từng đối tượng chịu chi phí của từng kỳ hạch toán. Các khoản chi phí trả trước được theo dõi ở TK 142: Chi phí trả trước. Phương pháp và trình tự kế toán chi phí trả trước được khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 4: Sơ đồ hạch toán chi phí trả trước : TK 153,342 TK 142 TK 627,641,642,241 Bao bì luân chuyển và Phân bổ dần chi phí trả trước chi phí phải trả vào các kỳ hạch toán TK 111,112,331... TK 911 Các chi phí mua ngoài Kết chuyển dần CPBH, CPQL TK 641, 642 vào TK xác định kết quả kinh doanh Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý Kế toán chi phí phải trả: Việc tính toán và hạch toán chi phí phải trả trong kỳ phải được lập dự toán chi phí và dự toán trích trước trên cơ sở những bằng chứng hợp lý, xác đáng để đảm bảo phù hợp với số chi phí thực tế phát sinh. Kế toán hạch toán các khoản chi phí phải trả trên TK 335: Chi phí phải trả. Phương pháp và trình tự kế toán chi phí phải trả được khái quát qua sơ đồ : Sơ đồ 5: Sơ đồ hạch toán chi phí phải trả : TK 334,241 (2413) TK 335 TK 622 Tiền lương nghỉ phép của CNSX Trích trước tiền lương nghỉ phép &CP SCL TSCĐ thực tế phát sinh của công nhân sản xuất TK 111,112,331... TK 627,641,642 Các chi phí phải trả thực tế Tính trước chi phí phải trả vào chi phí sản xuất kinh doanh Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất: Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng: Sản phẩm hỏng là sản phẩm không đạt tiêu chuẩn về chất lượng, yêu cầu kỹ thuật... Sản phẩm hỏng chia thành hai loại: sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức. Hạch toán các khoản thiệt hại về ngừng sản xuất: trong thời gian ngừng sản xuất vì những nguyên nhân như: thiếu NVL, nhiên liệu, thiên tai ... các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một số khoản chi phí để duy trì hoạt động như: tiền công lao động, khấu hao TSCĐ, chi phí bảo dưỡng thiết bị máy móc ... Những chi phí nằm trong kế hoạch được phản ánh ở TK 335: Chi phí phải trả. Còn những chi phí do ngừng sản xuất bất thường phải được theo dõi riêng ở TK 821: Chi phí hoạt động bất thường. Kế toán hoạt động sản xuất phụ: ở các doanh nghiệp sản xuất thì hoạt động sản xuất phụ có thể chia thành hai loại: Sản xuất phụ và sản xuất phụ trợ. Kế toán cũng sử dụng các tài khoản tập hợp chi phí và tính giá thành như đối với các hoạt động khác và được chi tiết theo từng hoạt động. Cuối kỳ kế toán tiến hành tính giá thành của sản phẩm phụ với phương pháp áp dụng tuỳ thuộc vào đặc điểm công nghệ và mối quan hệ giữa các bộ phận sản xuất: Theo phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp. Theo phương pháp phân bổ đại số. Theo phương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành kế hoạch. Theo phương pháp phân bổ lẫn nhau theo chi phí ban đầu. Kế toán tập hợp CPSX để tính giá thành sản phẩm trong toàn doanh nghiệp CPSX sau khi tập hợp riêng từng khoản mục ở các tài khoản tương ứng: TK 621, TK 622, TK 627, sẽ được kết chuyển sang TK 154: CPSX kinh doanh dở dang, để tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp trong kỳ kế toán.Tài khoản 154 sử dụng ở các doanh nghiệp sản xuất được hạch toán chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí: từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, chi tiết theo loại, nhóm sản phẩm và theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Trình tự kế toán tập hợp CPSX được khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 6: Sơ đồ hạch toán tổng hợp CPSX theo phương pháp kê khai thường xuyên TK 621 TK 154 TK 152 Kết chuyển chi phí Phế liệu thu hồi NVL trực tiếp do sản phẩm hỏng TK 138 TK 622 Khoản bồi thường phải thu Kết chuyển chi phí do sản phẩm hỏng nhân công trực tiếp TK 155 Giá thành thực tế TK 627 của thành phẩm nhập kho Kết chuyển chi phí TK 632 sản xuất chung Trị giá vốn của thành phẩm xuất bán không qua kho TK 331 TK 157 Chi phí gia công Trị giá vốn của thành phẩm thuê ngoài gửi bán không qua kho 1.4.2. Kế toán CPSX trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, về cơ bản kế toán cũng tiến hành tập hợp CPSX trực tiếp phát sinh trong kỳ như phương pháp kê khai thường xuyên. Tuy nhiên, kế toán tổng hợp CPSX phát sinh trong kỳ để tính giá thành sản phẩm sản xuất ở TK 631: Giá thành sản xuất.TK 632 trong phương pháp kiểm kê định kỳ phản ánh trị giá vốn của thành phẩm luân chuyển trong tháng.Tài khoản 611: "Mua hàng" dùng để phản ánh trị giá nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá mua vào trong kỳ. Các tài khoản hàng tồn kho: 152, 153, 154, 155, 156 chỉ phản ánh trị giá vốn của hàng tồn kho tại thời điểm cuối kỳ này và đầu kỳ sau. Sau khi kiểm kê xác định được giá trị NVL tồn kho cuối kỳ, kế toán tiến hành xác định số lượng và giá trị NVL xuất dùng trong kỳ theo công thức: - = Trị giá NVL hàng hoá xuất dùng trong kỳ Trị giá NVL hàng hoá mất, hao hụt (nếu xác định được) Trị giá NVL hàng hoá tồn kho cuối kỳ - Trị giá NVL hàng hoá nhập kho trong kỳ + Trị giá NVL hàng hoá tồn kho đầu kỳ Các nghiệp vụ kế toán tập hợp CPSX toàn doanh nghiệp theo phương pháp kiểm kê định kỳ được phản ánh khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 7: Sơ đồ hạch toán tổng hợpCPSX theo phương pháp kiểm kê định kỳ: TK611 TK154 TK631 TK154 TK152,153 Kết chuyển SPDD Kết chuyển SPDD TK152,153 K/c NVL đầu kỳ cuối kỳ k/c NVL tồn cuối kỳ tồn đầu kỳ TK152 TK621 Xuất NVL Kết chuyển NVL chưa sử dụng vào sản xuất CPNVLTT phế liệu thu hồi TK334,335,338 TK622 TK138 Tiền lương & các khoản trích Kết chuyển khoản bồi thường theo lương của CNTTSX CPNCTT về sản phẩm hỏng TK627 TK632 Tiền lương & các khoản trích Giá thành sản xuất theo lương của NVPX của thành phẩm TK214 Phân bổ KHTSCĐ cho Kết chuyển TK 155 sản xuất chung CPSX chung Thành phẩm TK331,111 nhập kho Các chi phí khác 1.5. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang Việc đánh giá sản phẩm dở dang có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm, là một trong những nhân tố quyết định tính trung thực, hợp lý của giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng doanh nghiệp, kế toán có thể vận dụng các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang thích hợp theo một trong số các phương pháp sau: 1.5.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL trực tiếp: Theo phương pháp này, việc đánh giá sản phẩm dở dang chỉ tính giá trị vốn của NVL đã bỏ vào các sản phẩm dở dang đó mà không tính đến các chi phí khác. Các CPSX chung và chi phí nhân công trực tiếp được tính cả cho thành phẩm. Chi phí của SPDD đầu kỳ Chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ + Công thức: Chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ x = Sản lượng SPDD cuối kỳ Sản lượng thành phẩm và SPDD cuối kỳ 1.5.2. Phương pháp đánh giá SPDD theo sản lượng hoàn thành tương đương: Khi áp dụng phương pháp này cần quy đổi SPDD ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương và cần phân biệt hai trường hợp: Việc tính toán được thực hiện theo công thức: Tỷ lệ hoàn thành theo xác định (%) Khối lượng SPDD cuối kỳ SPDD cuối kỳ quy đổi theo sản phẩm hoàn thành tương đương x = l Đối với khoản mục chi phí bỏ vào sản xuất một lần: x Chi phí của SPDD đầu kỳ Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ + = Khối lượng SPDD cuối kỳ Chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ Khối lượng SPDD cuối kỳ Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ + l Đối với khoản mục chi phí bỏ dần ra theo tiến độ sản xuất: + Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ Số lượng SPDD cuối kỳ quy đổi theo sản phẩm hoàn thành Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ x = Chi phí SPDD đầu kỳ Số SPDD cuối kỳ quy đổi theo sản phẩm hoàn thành + Số sản phẩm hoàn thành trong kỳ 1.5.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo CPSX định mức: Kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê khối lượng sản phẩm dở dang, xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm vào cuối kỳ và căn cứ vào định mức chi phí của từng đơn vị sản phẩm, dịch vụ cụ thể để tính chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ theo công thức: Định mức chi phí x Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ = 1.5.4. Đánh giá SPDD theo khối lượng sản phẩm dịch vụ đã hoàn thành : Khối lượng sản phẩm hoàn thành nhưng chưa tiêu thụ Để xác định chi phí của sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ, trước hết cần kiểm kê khối lượng sản phẩm dịch vụ đã thực hiện trong kỳ sau đó tiến hành phân bổ chi phí cho từng bộ phận: Chi phí sản phẩm, dịch vụ chưa thực hiện (tiêu thụ) vào cuối kỳ Tổng chi phí sản xuất trong kỳ Tổng khối lượng sản phẩm dịch vụ hoàn thành x = Vì ở các doanh nghiệp này, việc xác định CPSX, dịch vụ dở dang cuối kỳ là xác định đối với những sản phẩm chưa xác định tiêu thụ, do quá trình sản xuất và tiêu thụ ở các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ gắn liền với nhau. 2. Kế toán giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất: 2.1. Khái niệm về giá thành: Các doanh nghiệp đều có mục đích chung là tạo ra được những sản phẩm, lao vụ, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Trong quá trình sản xuất sản phẩm và thực hiện các lao vụ, dịch vụ, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra một lượng chi phí nhất định cho các sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. Những chi phí đó tạo nên giá trị của sản phẩm hay về phương diện kinh tế thì đó chính là những yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm. Như vậy, giá thành sản xuất của sản phẩm là CPSX tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp tiến hành sản xuất đã hoàn thành. 2.2. Các loại giá thành: Để đáp ứng yêu cầu quản lý, hạch toán và xây dựng kế hoạch giá thành cũng như các yêu cầu về giá cả hàng hoá thì giá thành sản phẩm được xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau: 2.2.1. Phân loại giá thành theo nội dung chi phí cấu thành giá: Giá thành sản phẩm được chia thành hai loại: - Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng). - Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ. 2.2.2. Phân loại theo cơ sở để xác định, quản lý giá thành : Giá thành sản phẩm được chia thành các loại sau: - Giá thành thực tế của sản phẩm. - Giá thành kế hoạch. - Giá thành định mức. 2.3. Đối tượng và kỳ tính giá thành: 2.3.1. Đối tượng tính giá thành: Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm cùng loại do doanh nghiệp sản xuất cần phải tính giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Để xác định được đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động SXKD, đặc điểm sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có tính chất đơn chiếc như: đóng tàu, sửa chữa ô tô ... thì đối tượng tính giá thành có thể là từng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. Nếu doanh nghiệp sản xuất theo phương thức hàng loạt như: sản xuất hàng may mặc, ô tô, xe máy ... thì đối tượng tính giá thành có thể là từng loại sản phẩm đã hoàn thành. 2.3.2. Kỳ tính giá thành sản phẩm: Kỳ tính giá thành sản phẩm là thời kỳ kế toán cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành đã xác định. Để xác định kỳ tính giá thành phù hợp với đặc điểm, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, kế toán phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất sản phẩm và chu kỳ sản xuất sản phẩm dài hay ngắn mà kỳ tính giá thành thích hợp sẽ là hàng tháng, hàng quý, hàng năm hay cho đến khi sản phẩm hoàn thành. 2.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Căn cứ vào các chi phí đã tập hợp được theo các đối tượng tập hợp CPSX, kế toán phải vận dụng phương pháp tính giá thành hợp lý, phù hợp với đặc điểm tổ chức SXKD, tính chất đặc điểm sản phẩm, yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Theo chế độ kế toán hiện hành, giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành phải tính theo các khoản mục sau: Chi phí NVL trực tiếp; Chi phí nhân công trực tiếp; Chi phí sản xuất chung. Số liệu tính toán phải được phản ánh trên bảng tính giá thành và phải thế hiện được nội dung, phương pháp tính giá thành mà doanh nghiệp áp dụng. Một số phương pháp tính giá thành sản phẩm thường được áp dụng: 2.4.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn: Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào những CPSX đã tập hợp được theo đối tượng tập hợp chi phí trong kỳ và giá trị SPDD đầu kỳ, cuối kỳ để tính giá thành sản phẩm. Do đó phương pháp này còn gọi là phương pháp tính giá thành trực tiếp. Giá thành sản phẩm được tính theo công thức: Trị giá SPDD cuối kỳ Trị giá SPDD đầu kỳ Tổng giá thành thực tế của sản phẩm sản xuất được trong kỳ - Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ + = Tổng giá thành thực tế của sản phẩm sản xuất trong kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm được xác định như sau: Giá thành đơn vị của sản phẩm sản xuất = Khối lượng sản phẩm hoàn thành Trong trường hợp ở doanh nghiệp không có SPDD hoặc không tính đến SPDD giữa các kỳ thì phương pháp này còn được gọi là phương pháp tổng cộng chi phí vì giá thành sản phẩm chính là CPSX phát sinh trong kỳ. 2.4.2. Phương pháp tính giá thành theo định mức: Để áp dụng phương pháp này, doanh nghiệp phải xây dựng giá thành định mức đơn vị cho từng loại sản phẩm. Khi tập hợp CPSX phải theo từng định mức và tính giá thành sản xuất sản phẩm theo công thức sau: Thoát ly định mức = Giá thành thực tế của sản phẩm sản xuất Giá thành sản xuất theo định mức Thay đổi định mức + (-) + (-) 2.4.3. Phương pháp giảm trừ sản phẩm phụ: áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp trong quá trình sản xuất đồng thời với việc chế tạo sản phẩm chính còn thu được thêm sản phẩm phụ. Do đó khi tính giá thành sản phẩm cần loại trừ các chi phí đó ra khỏi CPSX đã tập hợp được. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính và được tính theo công thức sau: Tổng giá thành của đối tượng tính giá thành Trị giá SPDD đầu kỳ Trị giá SPDD cuối kỳ Chi phí cho sản phẩm phụ = + Chi phí phát sinh trong kỳ - - 2.4.4. Phương pháp tính giá thành theo hệ số: Theo phương pháp này phải lấy một loại sản phẩm trong nhóm sản phẩm cùng loại làm sản phẩm chuẩn có hệ số là 1 để làm căn cứ quy đổi các loại sản phẩm khác theo sản phẩm chuẩn bằng cách xác định hệ số của từng loại sản phẩm trong nhóm. Căn cứ để xác định hệ số có thể là: giá thành kế hoạch, chi phí định mức... Hệ số quy đổi x Sản lượng thực tế của sản phẩm loại i = Sản lượng sản phẩm quy đổi loại i Tổng giá thành của sản phẩm i Sản lượng quy đổi của sản phẩm i Tổng sản lượng sản phẩm quy đổi Tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm x = 2.4.5. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ: Tổng giá thành sản xuất thực tế Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ được áp dụng để tính giá thành của từng loại sản phẩm và từng đơn vị sản phẩm theo công thức: Tỷ lệ giá thành = Giá thành kế hoạch của toàn bộ sản phẩm Giá thành thực tế của từng loại sản phẩm Tổng giá thành kế hoạch Tỷ lệ giá thành = x Giá thành thực tế của loại sản phẩm Tỷ lệ giá thành x = Giá thành thực tế của 1 đơn vị sản phẩm 3. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm: 3.1. Mối quan hệ giữa CPSX và giá thành sản phẩm: CPSX và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất, có quan hệ chặt chẽ với nhau, giống nhau về chất vì đều là những hao phí về lao động sống, lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất sản phẩm. CPSX trong kỳ là căn cứ, tiền đề để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành. Tuy nhiên, giữa CPSX và giá thành sản phẩm lại có sự khác nhau về lượng: CPSX luôn gắn với kỳ kế toán còn giá thành gắn liền với sản phẩm, dịch vụ nhất định; giá thành sản phẩm chỉ bao gồm một phần CPSX phát sinh trong kỳ và có thể có chi phí của kỳ sau hay của kỳ khác chuyển sang. 3.2. Nhiệm vụ của kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm: Để tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, kế toán cần thực hiện các nhiệm vụ: Xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành . áp dụng các phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành phù hợp. Xác định phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang và kỳ tính giá thành sản phẩm. Kịp thời cung cấp thông tin cho các bộ phận liên quan. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch CPSX và giá thành ... 4. Kế toán quản trị với công tác hạch toán CPSX: 4.1. Khái niệm về kế toán quản trị: Kế toán quản trị là một công cụ được sử dụng trong công tác quản trị doanh nghiệp nhằm giám sát, hạch toán các thông tin về lập dự toán xây dựng chiến lược thông tin, phân tích thực trạng kinh tế tài chính của doanh nghiệp giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định kinh tế tài chính. 4.2. Chức năng, nhiệm vụ của kế toán quản trị trong việc hạch toán các thông tin dự toán về CPSX và giá thành sản phẩm: Hạch toán thông tin dự toán là quá trình lập các dự toán mục tiêu về CPSX và giá thành sản phẩm cho một kỳ kinh doanh của doanh nghiệp trước khi tiến hành hoạt động SXKD. 4.2.1. Lập dự toán, kế hoạch CPSX: Công tác lập các dự toán về CPSX và giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất có thể khái quát qua ._.sơ đồ sau: Dự toán khối lượng sản phẩm tiêu thụ Sơ đồ 8: Dự toán khối lượng sản phẩm cần sản xuất Dự toán chi phí sản xuất sản phẩm Dự toán chi phí sản xuất chung Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Dự toán chi phí nhân công trực tiếp Báo cáo dự toán CPSX và giá thành sản phẩm 4.2.2. Tổ chức thực hiện: Dựa trên các dự toán, kế hoạch về CPSX và giá thành sản phẩm, kế toán quản trị cung cấp thông tin cho các nhà quản lý doanh nghiệp để có thể có được những quyết định kinh doanh đúng đắn, xác thực. Nhà quản trị dựa vào những thông tin đó để tổ chức hoạt động sản xuất, kết hợp giữa tổ chức, lao động với các nguồn lực để có thể thực hhiện kế hoạch đạt hiệu quả cao nhất. 4.2.3. Kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện: Sau khi lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch, nhà quản trị phải kiểm tra đánh giá việc thực hiện bằng cách so sánh số liệu thực hiện với số liệu kế hoạch, dự toán. Để thực hiện được công việc này, kế toán quản trị phải hạch toán các thông tin thực hiện, công việc này về cơ bản cũng áp dụng các phương pháp như kế toán tài chính. Kế toán quản trị ở các bộ phận sẽ thực hiện kiểm tra đánh giá phần hành công việc có liên quan, sau đó sẽ có bộ phận kiểm tra đánh giá lại các thông tin. 4.2.4. Ra quyết định: Dựa vào kết quả kiểm tra, đánh giá, kế toán quản trị sẽ đưa ra các quy định về CPSX trong quá trình sản xuất như: cắt giảm hay bổ sung những khoản chi phí cần thiết, quyết định nên sản xuất sản phẩm hay thuê gia công, mua ngoài để đáp ứng yêu cầu thị trường...Chức năng đó sẽ được vận dụng thường xuyên trong suốt quá trình SXKD của doanh nghiệp. Những lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất trên đây đã cho ta một cơ sở để đi vào nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác kế toán tại Công ty May 10 ở chương tiếp theo. Chương II Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may 10 Giới thiệu chung về Công ty: Công ty May 10 là một doanh nghiệp Nhà nước chuyên sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng may mặc thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế của Công ty là GARMENT COMPANY 10 (viết tắt là GARCO 10). Địa chỉ: Sài Đồng - Gia Lâm - Hà Nội. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty: Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo cơ cấu trực tuyến chức năng nhằm phục vụ cho các hoạt động SXKD với mục tiêu hợp lý và gọn nhẹ. Hệ thống điều hành hoạt động của Công ty được bố trí theo sơ đồ (Phụ lục 1). Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty: Cơ cấu tổ chức sản xuất ở các Xí nghiệp: Các xí nghiệp thành viên là những đơn vị trực thuộc Công ty, không tổ chức hạch toán độc lập, không có tư cách pháp nhân. Các xí nghiệp này được trang bị một hệ thống thiết bị và quy trình công nghệ giống nhau, mỗi xí nghiệp thành viên có nhiệm vụ sản xuất một số loại sản phẩm nhất định theo kế hoạch của Công ty. Đặc điểm sản phẩm sản xuất: Sản phẩm của Công ty là mặt hàng may mặc được sản xuất và tiêu thụ dưới hai phương thức: - Nhận gia công toàn bộ theo đơn đặt hàng: sản phẩm sản xuất theo hình thức này chiếm khoảng 50% khối lượng sản phẩm sản xuất của Công ty. - Sản xuất, kinh doanh theo các sản phẩm may mặc theo 2 phương thức: Sản xuất và xuất khẩu dưới hình thức FOB; sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong nước. Chu kỳ sản xuất sản phẩm rất ngắn và kế tiếp nhau, hàng ngày đều có một khối lượng lớn thành phẩm hoàn thành nhập kho. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm may của Công ty là một quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục. Toàn bộ quy trình được chuyên môn hoá cao. Sau mỗi công đoạn tạo ra bán thành phẩm đều có bộ phận thâu hoá kiểm tra các thông số kỹ thuật thì mới được chuyển qua công đoạn sau. Đến công đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất, sản phẩm phải qua kiểm tra của các nhân viên thuộc phòng QA. Nếu sản phẩm đạt đầy đủ tiêu chuẩn thì mới được coi là thành phẩm và mới được nhập kho. Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty có thể khái quát qua sơ đồ (Phụ lục 2). Tổ chức công tác kế toán tại Công ty May 10: Đặc điểm bộ máy kế toán của Công ty: Công ty May 10 là một đơn vị sản xuất được tổ chức theo mô hình công ty, trực thuộc Công ty là các xí nghiệp thành viên. Do đặc điểm về tổ chức và điều kiện SXKD, toàn bộ công tác kế toán tài chính được thực hiện ở phòng Kế toán - Tài chính của Công ty từ khâu tổng hợp thu nhận số liệu, ghi sổ kế toán, lập các báo cáo tài chính đến phân tích kiểm tra kế toán. Các Xí nghiệp thành viên không tổ chức hạch toán độc lập mà chỉ bố trí các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra công tác hạch toán ban đầu, kiểm tra chứng từ và thu thập ghi sổ, cuối tháng chuyển về phòng Kế toán - Tài chính của Công ty để xử lý và thực hiện công tác kế toán. Bộ máy kế toán của Công ty hoạt động dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của Kế toán trưởng và được xây dựng theo hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung như sơ đồ sau: Sơ đồ 9: Sơ đồ Bộ máy kế toán doanh nghiệp Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán kho thành phẩm xuất khẩu Kế toán chi phí SX & tính Z Kế toán vật tư Kế toán kho thành phẩm nội địa & tiêu thụ nội địa Kế toán tiền lương & Bảo hiểm XH Kế toán tiền gửi NH (Ngoại tệ) & giao dịch thanh toán Thủ quỹ Kế toán tiền mặt, tiền gửi NH (VNĐ) Kế toán Thuế Các nhân viên kinh tế ở các Xí nghiệp sản xuất (XNTV) Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty: Công ty áp dụng theo chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành theo quyết dịnh số 1141/CĐKT ngày 1/11/1995 và các quyết định sửa đổi bổ sung khác. Niên độ kế toán: từ 1/1 đến 31/12 (dương lịch). Đơn vị tiền tệ: VND. Chuyển đổi tiền tệ theo tỷ giá hiện hành do Nhà nước công bố. - Phương pháp kế toán TSCĐ: theo nguyên tắc đánh giá tài sản; áp dụng phương pháp khấu hao theo chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ của Bộ Tài chính. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên; xác định giá trị hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền (cuối kỳ) - Thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Hình thức thực hiện công tác kế toán: Hiện nay, Công ty đã thực hiện toàn bộ công tác kế toán trên máy tính với các phần mềm ứng dụng thích hợp với từng phần hành kế toán trong Công ty. Các máy tính được kết nối với nhau thành một hệ thống thống nhất. Vào cuối kỳ kế toán, các sổ và các báo cáo kế toán sẽ được in và lưu giữ, bảo quản theo thời gian quy định. Hình thức tổ chức sổ kế toán: Xuất phát từ đặc điểm SXKD và yêu cầu quản lý tài chính, Công ty đã tổ chức hệ thống sổ kế toán để hệ thống hoá thông tin theo hình thức kế toán Nhật ký chung. Trình tự ghi sổ kế toán: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung được thực hiện theo sơ đồ: (6) (4) (7) (8) (5) Bảng tổng hợp số chi tiết Sổ kế toán chi tiết Báo cáo quỹ hàng ngày Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản Sổ cái Nhật ký chung Chứng từ gốc (hoặc Bảng Tổng hợp Chứng từ gốc cùng loại) Sơ đồ 10: (3) (2) (1) (1) Chú thích: Bảng cân đối kế toán và các báo cáo kế toán khác : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu, kiểm tra Hệ thống sổ kế toán sử dụng: Theo hình thức kế toán áp dụng tại Công ty, các loại sổ kế toán được sử dụng bao gồm: Hệ thống sổ kế toán tổng hợp (gồm Sổ Nhật ký chung và Sổ Cái); và hệ thống sổ kế toán chi tiết (được mở cho tất cả các tài khoản cấp 1 cần theo dõi chi tiết để hệ thống hoá thông tin kế toán một cách cụ thể theo yêu cầu quản lý của Công ty). Hệ thống báo cáo kế toán: Các báo cáo kế toán được áp dụng theo quy định của Bộ Tài chính theo các biểu mẫu: Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN); Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02-DN); Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN). Tình hình thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành ở Công ty May 10: Trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty May 10 nói riêng, việc tổ chức hạch toán chính xác, hợp lý CPSX và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý chi phí và tính giá thành, tạo cơ sở để đưa ra các biện pháp hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đó là một trong những điều kiện quan trọng để sản phẩm của doanh nghiệp có thể cạnh tranh với sản phẩm của các doanh nghiệp khác và có được vị trí trên thị trường. Kế toán Chi phí sản xuất: Đối tượng tập hợp CPSX của Công ty: Nhận thức được tầm quan trọng của đối tượng tập hợp chi phí, kế toán luôn quan tâm và coi trọng đúng mức việc xác định đối tượng tập hợp CPSX của Công ty. Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty là quy trình phức tạp kiểu liên tục, bao gồm nhiều giai đoạn công nghệ. Kết quả sản xuất của mỗi giai đoạn đều tạo ra bán thành phẩm, chúng không được bán ra ngoài, chỉ những sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng mới được coi là thành phẩm. Mặt khác, sản phẩm sản xuất của Công ty có khối lượng lớn và được phân chia thành một số loại nhất định được bố trí sản xuất tại các xí nghiệp thành viên với chu kỳ sản xuất rất ngắn. Mặt khác, quy trình sản xuất ở mỗi xí nghiệp thành viên đều được bố trí giống nhau. Xuất phát từ những đặc điểm đó, đối tượng tập hợp CPSX được xác định tại Công ty là từng địa điểm phát sinh chi phí, sau đó xác định chi phí cho từng loại sản phẩm sản xuất. Phương pháp tập hợp CPSX áp dụng tại Công ty: Trên cơ sở đối tượng tập hợp CPSX, đối tượng tính giá thành sản phẩm và tuỳ thuộc vào nội dung của từng loại chi phí mà kế toán vận dụng phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí thích hợp để phục vụ cho việc tính giá thành của thành phẩm. Hàng tháng căn cứ vào các chứng từ gốc, chứng từ kế toán và các chứng từ hợp lệ khác, bộ phận kế toán liên quan sẽ tiến hành xử lý, tổng hợp chi phí theo nội dung và mục đích sử dụng cho quá trình sản xuất một cách cụ thể, chi tiết. a) Chi phí NVL trực tiếp dùng vào sản xuất: Chi phí NVL trực tiếp bao gồm toàn bộ những chi phí nguyên liệu chính và vật liệu phụ dùng trực tiếp vào sản xuất, chế tạo sản phẩm. Trong thực tế NVL chính sử dụng vào sản xuất của Công ty bao gồm các loại vải với đặc điểm nổi bật là rất phong phú về thể loại do ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành nên nguyên liệu đó như: chất liệu, màu sắc ... Cũng như nguyên liệu chính, vật liệu phụ bao gồm nhiều chủng loại như: kim, chỉ, nhãn mác, cúc, mex ... Chi phí NVL trực tiếp được hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng theo giá trị thực tế của chi phí đó. Cụ thể là, kế toán sẽ căn cứ vào giá trị thực tế của NVL xuất dùng để tập hợp trực tiếp cho từng loại sản phẩm sản xuất, đặc biệt là trong trường hợp gia công theo đơn đặt hàng thì NVL của đơn đặt hàng nào chỉ được dùng để sản xuất loại sản phẩm thuộc đơn đặt hàng đó. Để hạch toán chi phí NVL trực tiếp, Công ty sử dụng các tài khoản sau: - TK 152: Nguyên liệu, vật liệu: mở chi tiết theo yêu cầu quản lý của Công ty. - TK 621: Chi phí NVL trực tiếp: theo dõi chi tiết chi phí NVL trực tiếp cho từng xí nghiệp thành viên: Hoạt động SXKD của Công ty được tiến hành theo phương thức: Nhận gia công theo đơn đặt hàng và sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Do đó chi phí NVL trực tiếp cho sản xuất sản phẩm theo hai phương thức trên cũng được hạch toán theo hai cách phù hợp với đặc điểm sản xuất và yêu cầu quản lý của Công ty. Theo phương thức gia công theo đơn đặt hàng: Khi xuất NVL dùng vào sản xuất, căn cứ vào phiếu xuất kho do các nhân viên kinh tế ở kho lập theo số lượng chủng loại NVL xuất dùng, đối tượng sử dụng và địa điểm phát sinh chi phí, kế toán tiến hành phân loại, tổng hợp và lập bảng kê xuất NVL (Phụ lục 3). Kế toán không phản ánh phần giá trị của NVL do khách hàng mang đến mà chỉ tiến hành phân bổ phần chi phí vận chuyển, bốc dỡ cho NVL chính theo số lượng của từng lần xuất và phần chi phí đó được coi là giá trị của NVL xuất dùng. Công việc tính toán và phân bổ chi phí được thực hiện theo công thức sau: Tổng số chi phí cần phân bổ trong tháng + Tổng số chi phí chưa phân bổ tháng trước chuyển sang Hệ số phân bổ chi phí cho 1 mét NVL Tổng số (mét) NVL nhập trong tháng + Tổng số (mét) NVL tồn đầu tháng = CP vận chuyển phân bổ cho NVL xuất dùng Số lượng (mét) NVL xuất dùng = x Hệ số phân bổ Theo số liệu của Công ty May 10, trong tháng 5/2000, xuất 79.045,28 mét vải Kaneta cho Xí nghiệp 1 để sản xuất sơ mi Kaneta: - Tổng số nguyên vật liệu tồn kho đầu tháng: 187.500 mét - Tổng số nguyên vật liệu nhập kho trong tháng: 25.000 mét - Tổng số chi phí chưa phân bổ tháng trước chuyển sang: 33.750.000 đồng - Tổng số chi phí cần phân bổ trong tháng: 3.437.500 đồng Như vậy, số chi phí vận chuyển phân bổ cho NVL xuất dùng để sản xuất sản phẩm sơ mi Kaneta là: Hệ số phân bổ chi phí 33.750.000 + 3.437.500 = = 175 đồng cho 1 mét NVL 187.500 + 25.000 Chi phí vận chuyển phân bổ cho NVL = 79.045,28 x 175 = 13.832.924 đồng xuất dùng Vậy, trị giá vốn của NVL dùng vào sản xuất sơ mi Kaneta là: 13.832.924 đồng. Đối với những NVL Công ty phải mua để sản xuất hàng xuất khẩu và hàng tiêu thụ nội địa: Khi xuất NVL dùng vào sản xuất, các nhân viên kinh tế tại kho lập các phiếu xuất vật tư trên đó ghi rõ số lượng, chủng loại NVL xuất dùng, đối tượng sử dụng và địa điểm phát sinh chi phí. Kế toán xác định trị giá vốn của NVL xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền của hàng hiện có. Đơn giá bình quân Tổng trị giá của NVL hiện có trong kho = của 1 mét NVL Tổng số (mét) NVL hiện có Trị giá vốn của Số lượng (mét) = x Đơn giá bình quân NVL xuất dùng NVL xuất kho Theo số liệu tháng 5/2000 tại Công ty May 10: Xuất 5.568 mét vải loại PTE57 cho xí nghiệp 1 để sản xuất sơ mi nội địa. Số lượng Trị giá Vải tồn đầu tháng 7.813 mét 206.934.000 Vải nhập trong tháng 2.650 mét 71.028.600 Đơn giá bình quân 206.934.000 + 71.028.600 = = 26.565,24 đồng của 1 mét NVL 7.813 + 2.650 Trị giá vốn của = 5.568 x 26.565,24 = 147.915.256 đồng NVL xuất dùng Sau khi xác định được trị giá của NVL xuất dùng trong tháng, dựa trên các phiếu xuất kho, bộ phận kế toán NVL tiến hành phân loại, tổng hợp và lập bảng kê chi tiết xuất NVL theo giá thực tế bằng giá hạch toán cộng chi phí vận chuyển phân bổ cho NVL xuất dùng (Phụ lục 3). Cuối tháng, căn cứ vào các bảng kê xuất, bảng tính giá NVL, công cụ dụng cụ, kế toán tiến hành tập hợp, tính toán phân bổ giá trị NVL xuất dùng cho từng xí nghiệp thành viên theo từng khoản mục chi phí NVL chi tiết, và lập Bảng phân bổ NVL, công cụ dụng cụ (Phụ lục 4). Căn cứ vào các bảng Phân bổ NVL, CCDC trong tháng, kế toán hạch toán chi phí NVL trực tiếp như sau: Nợ TK 621: Chi phí NVLTT: 2.537.637.455 (Chi tiết: Nợ TK 6211: XNTV1: 364.184.646 Nợ TK 621..: XNTV... .....) Có TK 152: Nguyên vật liệu: 2.517.546.973 Có TK 153: Công cụ, dụng cụ: 20.090.482 Cuối tháng căn cứ vào bảng kê nhập kho NVL chưa sử dụng đến ở khâu cắt nhập lại kho, kế toán ghi: Nợ TK 152: NVL 28.711.782 Có TK 621: CP NVLTT 28.711.782 (Chi tiết: Có TK 6212: XNTV2 854.685 Có TK 6214: XNTV4 5.407.350 ......) Sau khi tập hợp các khoản mục chi phí NVL trong tháng kế toán kết chuyển chi phí NVL trực tiếp theo bút toán: Nợ TK 154: CP SXKD DD 2.508.925.673 Có TK 621: CP NVL TT 2.508.925.673 Kế toán ghi sổ cái TK 621 theo các bút toán trên: Biểu số 1: Sổ cái tài khoản 621 Năm 2000 Ngày Chứng từ Diễn giải TK Số tiền Ghi sổ Số Ngày đối ứng Nợ Có Tháng 5/2000 03/5/00 001/PX 02/5/00 Xuất vật tư vào sản xuất 152 2.517.546.973 31/5/00 245/PN 29/5/00 Vật tư chưa sử dụng nhập kho 152 28.711.782 31/5/00 035/FX 07/5/00 Xuất CCDC vào sản xuất 153 20.090.482 31/5/00 Kết chuyển CP NVL 154 2.508.925.673 Cộng tháng 5/2000 2.537.637.455 2.537.637.455 b) Chi phí nhân công trực tiếp: Chức năng chính của Công ty May 10 là sản xuất các sản phẩm may mặc, trong đó các sản phẩm sản xuất gia công theo đơn đặt hàng chiếm tới 50% tổng sản lượng của Công ty, do đó chi phí nhân công trực tiếp là một bộ phận quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất của Công ty. Hàng tháng căn cứ vào báo cáo kết quả lao động, thời gian lao động do các nhân viên kinh tế của các xí nghiệp thành viên gửi lên và căn cứ vào cơ chế trả lương, thưởng Công ty đã xây dựng, bộ phận lao động tiền lương thuộc Phòng Tổ chức hành chính sẽ tính toán và xác định số tiền lương thực tế phải trả cho từng công nhân sản xuất và lập bảng thanh toán lương cho từng tổ sản xuất, từng xí nghiệp thành viên, sau đó gửi cho Phòng Kế toán. Trên cơ sở đó, bộ phận kế toán tiền lương tiến hành tổng hợp chi phí cho công nhân trực tiếp sản xuất cho từng xí nghiệp thành viên, từng loại sản phẩm. Đối với các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân sản xuất được tính trên tổng số tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất theo tỷ lệ quy định hiện hành được xác định là một khoản mục chi phí cơ bản và được hạch toán riêng. Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng các tài khoản sau: TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp TK 334: Phải trả công nhân viên TK 338: Phải trả khác Các tài khoản trên được mở chi tiết theo quy định của Bộ Tài chính và theo yêu cầu quản lý của Công ty. Toàn bộ công việc tính toán, phân bổ chi phí nhân công được phản ánh trên Bảng Phân bổ tiền lương và BHXH (Phụ lục 5). Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất theo bút toán: Nợ TK 622: Chi phí NC TT 5.214.960.347 (Nợ TK 6221: XNTV 1: 553.773.400 Nợ TK 622...: XNTV...: ....) Có TK 334: Phải trả CNVC 5.032.960.918 Có TK 338: Phải trả khác 181.999.429 (Chi tiết: TK 3382: KPCĐ 56.264.312 TK 3383: BHXH 110.942.750 TK 3384: BHYT 14.792.367) Cuối tháng, kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK 154 để tập hợp CPSX theo bút toán sau: Nợ TK 154: Chi phí SXKD DD 5.214.960.347 Có TK 622: Chi phí NCTT 5.214.960.347 Ngoài tổ chức sản xuất trong nội bộ, Công ty mà còn thuê ngoài gia công. Khoản chi phí phải trả cho các đơn vị nhận gia công được hạch toán, theo dõi ở khoản mục "Tiền lương gia công" và được tính toán theo dõi trên Sổ Theo dõi Lương Gia công. Ví dụ: Theo hợp đồng gia công ký kết với Công ty May Phù Đổng: Đơn giá gia công 1 sản phẩm sơ mi HAN là 9.478 đồng Khối lượng sản phẩm nhập kho của Công ty trong tháng 5/2000 là 7.150 chiếc. Toàn bộ số tiền Công ty phải trả cho Công ty May Phù Đổng được tính toán và theo dõi trên Sổ Theo dõi Lương Gia công như sau: Biểu số 2: Sổ theo dõi lương gia công tháng 5/2000 Tên đơn vị: Công ty May Phù Đổng Ngày giao hàng Tên sản phẩm Đơn giá Khối lượng Thành tiền 17/5/2000 Sơ mi HAN 9.478 7.150 67.767.700 23/5/2000 Jacket Hà Lan 21.300 2.800 59.640.000 Cộng 127.407.700 Cuối tháng, kế toán tập hợp chi phí lương gia công trực tiếp vào tài khoản 154 để xác định CPSX trong tháng: Nợ TK 154: Chi phí SXKD DD 127.407.700 Có TK 331 (Phải trả người bán): 127.407.700 Các bút toán trên có thể khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 11: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp TK 334 TK 622 TK 154 *** *** Các khoản phải trả CNSX Kết chuyển CP NC TT 5.032.960.918 5.214.960.347 TK 338 *** Các khoản trích theo lương cho CNSX 181.999.429 TK 331 *** Tiền thuê ngoài gia công phải trả 127.407.700 c) Kế toán tập hợp và phân bổ CPSX chung: CPSX chung là những chi phí liên quan đến việc phục vụ quản lý, điều hành sản xuất các xí nghiệp thành viên, các phân xưởng, tổ sản xuất. Khoản mục CPSX chung ở Công ty May 10 bao gồm những nội dung chủ yếu sau: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu phục vụ quản lý ở các xí nghiệp thành viên, chi phí công cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Toàn bộ CPSX chung được theo dõi, phản ánh ở TK 627 và được mở chi tiết theo quy định của Bộ Tài chính và theo yêu cầu quản lý, theo dõi ở từng Xí nghiệp thành viên. Tuy nhiên một số khoản mục CPSX chưa mở chi tiết theo quy định của Bộ Tài chính (Vấn đề này sẽ được đề cập đến ở chương 3). - Căn cứ vào bảng tính lương do Phòng Tổ chức lập, kế toán phản ánh chi phí cho nhân viên phân xưởng trên Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Phụ lục 5) theo bút toán sau: Nợ TK 6271: CP nhân viên: 200.758.386 (Nợ TK 62711: XNTV1: 27.185.692 Nợ TK 6271...: XNTV..: ...... ) Có TK 334: Phải trả CBCNV 186.959.800 Có TK 338: Phải trả khác 13.798.586 - Căn cứ vào Bảng phân bổ NVL, công cụ dụng cụ (Phụ lục 4), kế toán tập hợp chi phí NVL, công cụ dụng cụ sản xuất cho sản xuất chung như sau: Nợ TK 6272: Chi phí vật liệu: 277.107.659 (Nợ TK 62721: XNTV1: 15.406.087 Nợ TK 6272... ... ) Có TK 152: NVL: 252.305.045 Có TK 153: CCDC: 24.802.614 - Công ty áp dụng phương pháp khấu hao TSCĐ theo quy định của chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ của Bộ Tài chính với mức khấu hao: với TSCĐ là nhà xưởng là 5%/năm; với thiết bị may là 12%/năm; với thiết bị văn phòng là 20%/năm. Kế toán phân bổ khấu hao TSCĐ cho CPSX chung: Nợ TK 6274: CP. KHTSCĐ: 439.741.383 (Nợ TK 62741: XNTV1: 58.940.660 Nợ TK 6274... ... ) Có TK 214: Hao mòn TSCĐ: 439.741.383 - Kế toán căn cứ vào các hoá đơn về tiền điện, điện thoại, nước và các khoản chi bằng tiền khác để lập "Tờ chi tiết phát sinh" các TK 111, 112 và "Bảng tổng hợp thanh toán công nợ", trên cơ sở đó tiến hành tập hợp cho CPSXC trong tháng: Nợ TK 6278: CPSXC khác: 511.556.236 (Nợ TK 62781: XNTV1: 80.352.000 Nợ TK 6278... ... ) Có TK 112: TGNH: 120.220.836 Có TK 331: PTNB: 391.335.400 - Cuối tháng, kế toán tiến hành kết chuyển CPSXC sang TK 154 để tập hợp CPSX : Nợ TK 154: 1.429.163.664 Có TK 627: 1.429.163.664 Trên cơ cở hạch toán như trên, kế toán tiến hành lập Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung (Biểu số 3). Biểu số 3: bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung Tháng 5/2000 Số TT các xntv Nội dung các khoản CPSX chung Tổng số Chi phí nhân viên Chi phí vật liệu Chi phí KHTSCĐ Chi phí dịch vụ mua ngoài 1 XNTV 1 27.185.692 15.406.087 58.940.660 80.352.000 181.884.439 2 XNTV 2 25.677.034 22.737.005 47.120.542 74.975.200 170.509.781 3 Xí nghiệp ... .... .... .... .... .... Cộng 200.758.386 277.107.659 439.741.383 511.556.236 1.429.163.664 (Nguồn số liệu: Công ty May 10) d) Kế toán tập hợp CPSX toàn doanh nghiệp: Cuối tháng kế toán tiến hành kết chuyển các tài khoản chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, CPSX chung và các chi phí khác liên quan đến sản xuất sản phẩm vào TK 154 "CPSX kinh doanh dở dang" để tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm (Biểu số 4). Biểu số 4: Công ty May 10 Bảng kê chi tiết phát sinh và các tài khoản đối ứng Tài khoản 154 Từ ngày 01/5/2000 đến 31/5/2000 Dư Nợ đầu kỳ: 1.849.489.378 TT Nội dung TK đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có 1 Chi phí thuê ngoài gia công 331 127.470.700 2 Chi phí NVL trực tiếp 621 2.508.925.673 - XNTV 1 6211 364.184.646 - XNTV 2 6212 293.589.431 - XNTV ... ... 3 Chi phí nhân công trực tiếp 622 5.214.960.347 - XNTV 1 6221 553.773.400 - XNTV 2 6222 485.862.400 - XNTV ... ... 4 Chi phí sản xuất chung 627 1.429.163.664 * CP nhân viên phân xưởng 6271 200.758.386 - XNTV 1 62711 27.185.692 - XNTV 2 62712 25.677.034 - XNTV ... ... * CHI PHí vật liệu 6272 277.107.659 - XNTV 1 62721 15.406.087 - XNTV 2 62722 22.737.005 - XNTV ... ... * CP khấu hao TSCĐ 6274 439.741.383 - XNTV 1 62741 58.940.660 - XNTV 2 62742 47.120.542 - XNTV ... ... * Chi phí sản xuất chung khác 6278 511.556.236 - XNTV 1 62781 80.352.000 - XNTV 2 62782 74.975.200 - XNTV ... ... 5 Nhập kho thành phẩm 155 9.370.996.154 Cộng 9.280.520.384 9.370.996.154 Dư Nợ cuối kỳ: 1.759.013.608 Căn cứ vào đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành, sau khi thu thập được đầy đủ các số liệu cần thiết, kế toán tiến hành tập hợp CPSX cho từng loại sản phẩm sản xuất theo các sơ đồ sau: Sơ đồ 12: Sơ đồ hạch toán tổng hợp CPSX toàn Công ty TK 621 TK 154 TK 155 1.849.489.378 *** K/C chi phí NVLTT 2.508.925.673 Nhập kho thành phẩm 2.508.925.673 2.508.925.673 9.370.996.154 x 9.370.996.154 - TK 622 *** K/C chi phí NCTT 5.214.960.347 5.214.960.347 5.214.960.347 x TK 627 K/C chi phí SX chung 1.429.163.664 1.429.183.664 1.429.163.664 x TK 331 *** Chi phí thuê ngoài gia công 127.407.700 - 127.407.700 *** 9.280.520.384 9.370.996.154 1.759.013.608 Như phần trên đã giới thiệu, sản phẩm của Công ty bao gồm nhiều chủng loại khác nhau và được bố trí sản xuất tại các Xí nghiệp thành viên, mỗi Xí nghiệp sản xuất một số loại sản phẩm nhất định với quy trình công nghệ như nhau. Do đó ta có thể thấy được thực trạng công tác kế toán tính giá thành sản phẩm tại Công ty qua việc tính giá thành sản phẩm sản xuất tại một Xí nghiệp thành viên. Cụ thể là Xí nghiệp 1, với 3 loại sản phẩm: sơ mi Kaneta, sơ mi Toray, sơ mi May 10. Quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp 1 có thể khái quát qua sơ đồ 17: Sơ đồ 17: Sơ đồ tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại XN1 TK 152 TK 621 TK 154 TK 155 *** 364.184.646 Dư: 10.469.956 *** 364. 184. 646 1.106.602.678 TK 334 *** TK 622 521.945.751 553.773.400 TK 338 *** 31.827.649 TK 627 1.420.179 25.765.513 TK 214 *** 181.884.439 58.940.660 TK 152, 153 *** 15.406.087 TK 331 1.099.842.485 1.106.602.678 *** Dư: 3.709.763 80.352.000 Kế toán giá thành sản phẩm: 3.2.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm: Xuất phát từ đặc điểm qui trình công nghệ của công ty là quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục bao gồm nhiều bước quy trình công nghệ cấu thành, chu kỳ sản xuất sản phẩm rất ngắn, sản phẩm sản xuất bao gồm rất nhiều loại khác nhau, chỉ có sản phẩm hoàn thành ở bước công nghệ cuối cùng mới coi là thành phẩm .công ty xác định đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm đã hoàn thành ở bước công nghệ cuối cùng. 3.2.2. Kỳ tính giá thành: Căn cứ vào đặc điểm sản xuất sản phẩm công ty đã xác định kỳ tính giá thành là hàng tháng phù hợp với kỳ báo cáo kế toán và kiểm tra tính chính xác để khoá sổ, kế toán giá thành căn cứ vào chi phí trong tháng đã tập hợp được cho sản phẩm hoàn thành nhập kho trong tháng. 3.2.3. Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ: Phương pháp đánh giá SPDD đang được áp dụng tại Công ty May 10 là phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Cuối tháng căn cứ vào kết quả kiểm kê sản phẩm dở dang trên dây chuyền do các Xí nghiệp thành viên cung cấp, bộ phận kế toán giá thành sẽ xác định giá trị của sản phẩm dở dang vào cuối tháng theo công thức: = Khối lượng SPDD x + Chi phí NVL TT phát sinh trong kỳ Chi phí SPDD đầu kỳ Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ Khối lượng SPDD + Khối lượng thành phẩm nhập kho Theo số liệu tháng 5/2000 tại Công ty May 10: - Chi phí sản xuất dở dang của SP Kaneta đầu tháng: 1.712.987 đồng - Chi phí NVL phát sinh trong tháng cho SP Kaneta: 13.832.924 đồng - Khối lượng SP chưa hoàn thành vào cuối tháng: 7.525 chiếc - Khối lượng SP hoàn thành nhập kho: 43.528 chiếc Như vậy: Chi phí SXDD 1.712.987 + 13.832.924 của sản phẩm = x 7.525 Kaneta 7.525 + 43.528 = 2.291.402 đồng. Số chi phí sản xuất dở dang của sản phẩm này sẽ được phản ánh ở "Sổ theo dõi thành phẩm" và phản ánh ở số dư Nợ TK 154: Chi phí sản xuất dở dang. 3.2.4. Phương pháp tính giá thành ở Công ty May 10: Xuất phát từ đặc điểm sản xuất và yêu cầu quản lý, Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn để xác định giá thành của sản phẩm sản xuất. Theo chế độ kế toán hiện hành, giá thành sản phẩm được cấu thành bởi 3 khoản mục chi phí sau: Chi phí NVL trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp, Chi phí sản xuất chung. w Sau khi tập hợp được chi phí phát sinh tại Xí nghiệp thành viên 1, kế toán tiến hành tập hợp trực tiếp chi phí NVL và chi phí nhân công cho từng loại sản phẩm để tính giá thành của sản phẩm đó như: Vải Kaneta chỉ dùng để sản xuất sơ mi Kaneta, vải sơ mi nội địa dùng để sản xuất sơ mi nội địa, tiền công và các khoản trích theo lương đã tập hợp được theo từng loại sản phẩm. Cuối tháng, các Xí nghiệp thành viên tiến hành lập các "Sổ theo dõi thành phẩm" và gửi lên Phòng Kế toán để làm căn cứ tính giá thành thành phẩm hoàn thành nhập kho (Biểu số 5) Biểu số 5: Sổ theo dõi thành phẩm Tháng 5/2000 Tên thành phẩm SPDD đầu kỳ Nhân bán thành phẩm cắt Thành phẩm nhập kho SPDD cuối kỳ S lượng (chiếc) Thành tiền Slượng (chiếc) Thành tiền Slượng (chiếc) Thành tiền Slượng (chiếc) Thành tiền Xí nghiệp 1: 12.205 10.469.956 73.413 172.000.926 73.445 176.060.149 12.183 3.709.763 1. Sơ mi Kaneta 5.625 1.712.987 45.428 13.832.924 43.528 13.254.509 7.525 2.291.402 2. Sơ mi Toray 6.433 1.961.894 24.785 7.547.032 26.570 8.090.565 4658 1.418.361 3. Sơ mi May 10 (nội địa) 147 6.795.075 3.200 150.620.970 3.347 157.416.045 0 0 Những loại vật liệu phụ như: cúc, kim, chỉ, bao bì, ... được theo dõi cho từng loại sản phẩm trên "Sổ theo dõi chi phí phụ liệu bao bì" (Biểu số 6): Biểu số 6: Sổ theo dõi chi phí phụ liệu bao bì Tháng 5/2000 Tên sản phẩm Phụ liệu Bao bì PE Hòm hộp Cộng Xí nghiệp 1: 127.454.022 10.359.726 54.369.972 192.183.720 1. Sơ mi Kaneta 82.761.634 5.861.876 31.785.472 120.408.982 2. Sơ mi Toray 39.575.025 3.985.500 22.584.500 66.145.025 3. Sơ mi May 10 5.117.363 512.350 5.629.713 (Nguồn số liệu: Công ty May 10) Căn cứ "Bảng tính lương" theo từng mã sản phẩm cho từng Xí nghiệp thành viên do Phòng Tổ chức hành chính lập, kế toán tiến hành tập hợp chi phí nhân công trực tiếp cho từng loại sản phẩm (Biểu số 7) Biểu số 7: Bảng phân bổ chi phí nhân công theo mã hàng Xí nghiệp 1 Tháng 5/2000 Tên sản phẩm Số lượng (chiếc) Tổng giây SX Đơn giá 1 giây sản xuất Thành tiền 1. Sơ mi Kaneta 2. Sơ mi Toray 3. Sơ mi May 10 43.528 26.570 3.347 5.441.509,90 3.578.859,27 209.187,50 60 60 60 326.490.594 214.731.556 12.551.250 Cộng 73.445 9.229.556.67 553.773.400 w Với khoản mục chi phí sản xuất chung: căn cứ vào chi phí SXC tập hợp được trong tháng, kế toán tiến hành phân bổ CPSXC cho từng loại sản phẩm sản xuất theo tiêu thức phân bổ là CPNC trực tiếp sản xuất loại sản phẩm đó. Vi._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT290.doc
Tài liệu liên quan