Hoàn thiện công tác tổ chức lao động tại xí nghiệp 1 - Công ty may Thăng Long

Lời mở đầu Tính cấp thiết của đề tài: Dưới bất kỳ hình thái kinh tế xã hội nào để đạt được hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì cần phải tổ chức lao động hợp lí có khoa học. Vai trò này xuất phát từ quan điểm con người là trọng tâm của quá trình sản xuất, trực tiếp tạo ra của cải vật chất. Ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật và sự phát triển của xã hội nói chung thì vấn đề tổ chức lao động khoa học không chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản mà đòi hỏi những p

doc87 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác tổ chức lao động tại xí nghiệp 1 - Công ty may Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hương pháp tính toán tỉ mỉ, có khoa học, đồng thời kết hợp cả những yếu tố tâm lí vào trong vấn đề tổ chức sản xuất. Do đó, tổ chức lao động khoa học không chỉ là vấn đề giúp loại trừ những hao phí lao động không cần thiết, phân công một cách hợp lí từng đối tượng theo khả năng, sở trường của người lao động để phát huy khả năng, tính sáng tạo trong lao động tăng năng suất lao động. Hơn thế nữa việc tạo môi trường làm việc tốt, tâm lí lao động thoải mái tin tưởng, sự quan tâm đúng mực giúp cho người lao động có tinh thần làm việc hăng say hơn sẽ góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất, thu hút gìn giữ được lao động giỏi. Có như vậy mỗi tổ chức, mỗi xí nghiệp mới thực hiện tốt được vấn đề tổ chức sản xuất mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh, tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Mục đích nghiên cứu: Trong quá trình thực tập tại xí nghiệp I Công ty may Thăng Long em nhận thấy tại xí nghiệp có một số vấn đề cần quan tâm như: việc công nhân làm việc nhiều giờ gây mệt mỏi căng thẳng, công nhân đi lại nhiều trong giờ làm việc, hiện tượng đổi bán năng suất giữa các tổ sản xuất thường xuyên xảy ra.Để tìm hiêủ rõ thực tế ra sao và tìm hướng khắc phục em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác Tổ chức lao động tại xí nghiệp I Công ty may Thăng Long" làm chuyên đề thực tập. Với mong muốn góp phần nhỏ để hoàn thiện hơn các vấn đề còn tồn tại của xí nghiệp trong tổ chức lao động tại xí nghiệp. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Vì thời gian có hạn nên trong quá trình thực tập em chỉ đi sâu một số vấn đề trong công tác tổ chức lao động khoa học tại xí nghiệp I với nội dung chủ yếu: Phân công và hiệp tác lao động, tổ chức và phục vụ nơi làm việc, công tác định mức lao động, các điều kiện lao động, kỉ luật lao động tại xí nghiệp , khuyến khích lao động tại xí nghiệp. Phương pháp nghiên cứu: Để thu thập số liệu chính xác và thực tế cho bài viết của mình em đã thực hiện các phương pháp: khảo sát thực tế bằng cách phỏng vấn trực tiếp, quan sát thực tế nơi làm việc của người lao động, chụp ảnh bấm giờ thời gian làm việc công nhân sản xuất. Ngoài ra em tham khảo tài liệu có liên quan hiện có của xí nghiệp trong công tác tổ chức lao động khoa học. Kết cấu bài viết: Nội dung bài viết em chia thành các phần chính sau: Lời mở đầu Phần I: Cơ sở lí luận về Tổ chức lao động và tổ chức lao động trong xí nghiệp. Phần II- Phân tích thực trạng Tổ chức lao động khoa học ở xí nghiệp I Phần III- Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác Tổ chức Lao động khoa học tại xí nghiệp I. Kết luận. Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của cô giáo Phan Y Lan, sự giúp đỡ nhiệt tình của cô Ngô Thuý Minh- giám đốc xí nghiệp, cô Nguyễn Thanh Hương-cán bộ phụ trách tiền lương cùng các cán bộ Văn phòng xí nghiệp may I trong suốt quá trình em thực tập cũng như thực hiện đề tài này. Phần I- Cơ sở lí luận về Tổ chức lao động và tổ chức lao động trong xí nghiệp I. Các khái niệm. 1.Lao động, Quá trình lao động. 1.1.Lao động. Dù là nền sản xuất ngay cả nền sản xuất hiện đại cũng đều có đặc trưng chung là sự tác động của con người vào yếu tố tự nhiên nhằm đạt được nhu cầu nào đó của con người. Vậy nên yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất là lao động. Sức lao động là khả năng lao động của con người, là toàn bộ thể lực và trí lực của con người. Lao động là việc sử dụng sức lao động, là hoạt động có mục đích của con người. Trong khi lao động con người sử dụng sức lực tiềm tàng trong cơ thể, sử dụng lao động để biến đổi chúng trở nên có ích trong cuộc sống của mình. 1.2.Quá trình lao động. Quá trình lao động là tổng thể những hành động ( hoạt động lao động ) của con người để hoàn thành tốt một nhiệm vụ sản xuất nhất định. Quá trình lao động là một hiện tượng kinh tế xã hội và vì thế, nó luôn được xem xét trên hai mặt: mặt vật chất và mặt xã hội. Về mặt vật chất, quá trình lao động thể hiện ở 3 yếu tố: Con người lao động, đối tượng lao động, công cụ lao động. Về mặt xã hội, quá trình lao động thể hiện các mối quan hệ qua lại giữa con người với con người vào trong quá trình lao động, các mối quan hệ hình thành tính chất tập thể, tính chất xã hội của lao động. Trong quá trình lao động con người vận dụng sức tiềm tàng trong cơ thể của mình để biến đổi các vật chất trong tự nhiên làm cho chúng trở nên có ích trong đời sống của mình. Vì thế lao động là điều kiện không thể thiếu được trong đời sống con người, là môi giới không thể thiếu trong sự trao đổi vật chất giữa tự nhiên và con người. Quá trình lao động đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động. Sức lao động là năng lực của con người là toàn bộ thể lực và trí lực của con người mà con người có thể vận dụng trong quá trình sản xuất. Sức lao động là yếu tố tích cực nhất trong quá trình lao động nó phát động và đưa tư liệu vào sản xuất để tạo ra sản phẩm. 2.Tổ chức lao động. Tổ chức lao động được hiểu là tổ chức quá trình hoạt động của con người, trong sự kết hợp giữa ba yếu tố cơ bản của quá trình lao động và các mối quan hệ qua lại giữa những người lao động với nhau nhằm đạt được mục đích của quá trình đó. Tổ chức lao động là phạm trù gắn liền với lao động sống, với việc đảm bảo sự hoạt động của sức lao động. Thực chất, tổ chức lao động trong phạm vi một tập thể lao động nhất định là một hệ thống các biện pháp đảm bảo sự hoạt động lao động của con người nhằm nâng cao năng suất lao động và sử dụng đầy đủ nhất các tư liệu sản xuất. Trong xí nghiệp, tổ chức lao động là bộ phận cấu thành không thể tách rời của tổ chức sản xuất. Tổ chức sản xuất theo nghĩa rộng bao gồm: quản lí sản xuất, kế hoạch hoá sản xuất và tổ chức lao động. Tổ chức lao động giữ vị trí quan trọng trong tổ chức sản xuất là do vai trò quan trọng của con người trong quá trình sản xuất nhất định. Cơ sở kĩ thuật của sản xuất dù hoàn thiện như thế nào chăng nữa thì quá trình sản xuất cũng không thể tiến hành được nếu không sử dụng sức lao động, không có sự hoạt động có mục đích của con người đưa cơ sở kĩ thuật đó vào trong hoạt động. Do đó, lao động có tổ chức của con người trong bất kì xí nghiệp nào cũng là điều kiện tất yếu của hoạt động sản xuất. 3.Tổ chức lao động khoa học. Tổ chức lao động khoa học được hiểu là tổ chức lao động (được nghiên cứu, xây dựng, phân tích tỉ mỉ) mà trong đó những biện pháp tổ chức lao động được nghiên cứu, thiết kế, thực hiện trên cơ sở phân tích khoa học các quá trình lao động và điều kiện thực hiện chúng, thông qua việc áp dụng vào thực tiễn những biện pháp được thiết kế dựa trên những thành tựu của khoa học và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. Tổ chức lao động khoa học chính là tổ chức ở trình độ cao hơn so với tổ chức lao động hiện hành. Tổ chức lao động khoa học làm thay đổi cách thức tổ chức lao động cũ đưa vào đó là những hình thức lao động tiên tiến để làm tăng hiệu suất chung của lao động. Trong điều kiện xã hội phát triển không ngừng như hiện nay việc áp dụng tổ chức lao động khoa học trong các quá trình lao động sản xuất kinh doanh, lĩnh vực quản lí là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. II.Mục đích, ý nghĩa và nhiệm vụ của Tổ chức lao động khoa học. 1.Mục đích. Tổ chức lao động khoa học là nhằm đạt kết quả lao động cao đồng thời đảm bảo sức khoẻ, an toàn cho người lao động và phát triển toàn diện con người lao động, góp phần củng cố các mối quan hệ xã hội giữa những người lao động và phát triển các tập thể lao động Xã hội chủ nghĩa. Mục đích đó được xác định xuất phát từ sự đánh giá cao vai trò của con người trong quá trình tái sản xuất xã hội. Trong quá trình tái sản xuất xã hội, con người giữ vai trò là lực lượng sản xuất chủ yếu. Với tư cách là lực lượng sản xuất chủ yếu, người lao động chính là kẻ sáng tạo nên những thành quả kinh tế- kĩ thuật của xã hội và cũng chính là người sử dụng những thành quả đó. Con người là trung tâm cũng chính là mục đích của nền sản xuất xã hội XHCN. Do đó, mọi biện pháp cải tiến tổ chức lao động, cải tiến tổ chức sản xuất đều hướng và việc tạo điều kiện cho con người lao động có hiệu quả hơn, khuyến khích và thu hút con người tự giác tham gia vào lao động và làm cho bản thân người lao động ngày càng được hoàn thiện. 2.ý nghĩa. Việc áp dụng các biện pháp tổ chức lao động khoa học trong sản xuất có ý nghĩa kinh tế và xã hội rất lớn. * Về mặt kinh tế: Tổ chức lao động khoa học cho phép nâng cao năng suất lao động và tăng cường hiệu quả của sản xuất nhờ tiết kiệm lao động sống và sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất hiện có, tổ chức lao động khoa học là điều kiện không thể thiếu được để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả của sản xuất. Ngoài ra tổ chức lao động khoa học còn có tác dụng làm giảm hoặc thậm chí loại trừ hẳn nhu cầu về vốn đầu tư, vì nó bảo đảm tăng năng suất lao động nhờ áp dụng các phương pháp tổ chức các quá trình lao động hoàn thiện nhất. Đồng thời, việc áp dụng các biện pháp tổ chức lao động khoa học lại có tác dụng thúc đẩy sự phát triển, hoàn thiện của kĩ thuật và công nghệ sản xuất, nâng cao trình độ kĩ thuật hoá quá trình lao động và đó chính là điều kiện để tiếp thu nâng cao năng suất lao động và hiệu quả của sản xuất. * Về mặt xã hội: Tổ chức lao động khoa học làm giảm nhẹ lao động và phát triển con người toàn diện, thu hút con người tự giác tham gia vào lao động cũng như nâng cao trình độ văn hoá sản xuất thông qua việc áp dụng các phương pháp lao động an toàn và ít mệt mỏi nhất. Người lao động sẽ không ngừng hoàn thiện chính mình. 3. Nhiệm vụ. * Về mặt kinh tế: Đó là việc đảm bảo sử dụng tiết kiệm và hợp lí các nguồn vật tư, lao động và tiền vốn, tăng năng suất lao động và trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả của sản xuất. Để giải quyết được nhiệm vụ này thì phải thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế những lãng phí về mọi mặt của người lao động. * Về mặt tâm sinh lí: Tổ chức lao động khoa học phải tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất để tái sản xuất sức lao động. Hạn chế mức thấp nhất những bất lợi của môi trường và của công việc để bảo vệ sức khoẻ, duy trì khả năng làm việc của người lao động. * Về mặt xã hội: Phải đảm bảo thường xuyên nâng cao trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cho người lao động tạo bầu không khí tập thể hoà hợp. Bằng mọi cách nâng cao mức độ hấp dẫn của lao động và biến lao động thành nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. III. Nội dung chủ yếu của Tổ chức lao động khoa học. 1.Xây dựng các hình thức Phân công lao động và Hiệp tác lao động. 1.1.Phân công lao động. 1.1.1.Phân công lao động. a) Khái niệm. Phân công lao động là sự chia nhỏ toàn bộ các công việc của xí nghiệp để giao cho từng người hoặc nhóm người lao động thực hiện. Đó chính là quá trình gắn từng người lao động với những nhiệm vụ phù hợp với khả năng của họ. Các Mác đã chia ra ba loại phân công lao động có quan hệ ràng buộc và hỗ trợ lẫn nhau: * Phân công lao động chung: là hình thức phân chia nền sản xuất xã hội thành những lĩnh vực sản xuất khác nhau, các ngành lớn như: công nghiệp, nông nghiệp, vận tải… * Phân công lao động đặc thù: Phân chia một ngành sản xuất thành loại và thứ. * Phân công lao động cá biệt: Đây là quá trình tách những hoạt động lao động chung của xí nghiệp thành những hoạt động lao động riêng rẽ để gắn với mỗi người hoặc một nhóm người phù hợp với khả năng thực hiện công việc của họ nhằm đạt được kết quả và hiệu quả làm việc cao nhất. Trong phạm vi chuyên đề này chúng ta chỉ quan tâm tới vấn đề phân công lao động trong nội bộ xí nghiệp. b) ý nghĩa. Phân công lao động trong nội bộ xí nghiệp tạo ra những điều kiện để phân chia những hoạt động có mục đích theo đúng ngành nghề và phù hợp với chuyên môn. Từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng năng suất lao động. Ngoài ra, phân công lao động còn có thể chuyên môn hoá được công nhân, chuyên môn hoá được công cụ lao động. Giới hạn phạm vi hoạt động của người lao động do đó giúp cho người lao động sẽ nhanh chóng quen với công việc, có công việc phù hợp với khả năng, sở thích, năng khiếu, khai thác khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. c) Yêu cầu đối với phân công lao động. - Đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung của phân công lao động với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất với những yêu cầu cụ thể của kĩ thuật và công nghệ với các tỉ lệ khách quan trong sản xuất. - Đảm bảo sự phù hợp giữa khả năng và bản chất con người với yêu cầu của công việc. Lấy yêu cầu của công việc làm tiêu chuẩn lựa chọn người thực hiện công việc (tiêu chuẩn tuyển dụng lao động và làm hướng phấn đấu và đào tạo phát triển người lao động). - Đảm bảo được sự phù hợp giữa công việc được phân công với đặc điểm và khả năng của con người. Phân công phải nhằm mục đích phát triển toàn diện người lao động, tạo hứng thú trong làm việc và phát huy khả năng sáng tạo của con người. - Phân công lao động phải rõ ràng, người được phân công việc phải hiểu được rõ ràng công việc mình cần làm, nơi cần làm. 1.1.2. Các hình thức Phân công lao động trong xí nghiệp. Phân công lao động trong xí nghiệp được thực hiện theo 3 hình thức: a) Phân công lao động theo chức năng: Là hình thức phân công lao động mà trong đó tách riêng những công việc khác nhau thành những chức năng lao động nhất định căn cứ vào vị trí và chức năng chính của xí nghiệp tuỳ thuộc vào tính chất của các chức năng mà lao động của xí nghiệp được chia ra thành nhiều nhóm chức năng. Có 2 cách phân chia lao động: * Theo lực lượng lao động của xí nghiệp : - Nhóm nhân viên sản xuất công nghiệp. - Nhóm nhân viên không sản xuất công nghiệp. * Theo tính chất của các chức năng: - Lao động trực tiếp: công nhân sản xuất chính, công nhân sản xuất phụ, học sinh học nghề. - Lao động gián tiếp: bao gồm tất cả những người làm việc trong bộ máy quản lí của xí nghiệp. b) Phân công lao động theo công nghệ: Là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng các loại công việc khác nhau theo tính chất của quy trình công nghệ thực hiện chúng theo mức độ chuyên môn hoá. Phân công lao động theo công nghệ được chia thành những hình thức khác nhau: -Phân công lao động theo bước công việc : Đó là người lao động chỉ thực hiện một hoặc một vài bước công việc trong chế tạo sản phẩm hoặc chi tiết sản phẩm. Phân công lao động theo đối tượng: Đó là phân chia công việc cho từng nhóm công nhân thực hiện một cách trọn vẹn. c) Phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc: Là hình thức phân công lao động mà trong đó tách riêng công việc tuỳ theo tính chất phức tạp của nó. Hình thức phân công lao động này nhằm sử dụng trình độ lành nghề của công nhân phù hợp với mức độ phức tạp của công việc. Mức độ phức tạp được đánh giá qua 3 chỉ tiêu: -Mức độ chính xác về kĩ thuật khác nhau. -Mức độ chính xác về công nghệ khác nhau. -Mức độ quan trọng của công việc. 1.1.3. Các tiêu thức đánh giá mức độ hợp lí về phân công lao động của xí nghiệp. a) Kinh tế. -Tăng tỉ trọng thời gian tác nghiệp trong tổng quỹ thời gian lao động của công nhân. -Rút ngắn chu kì làm việc. -Giảm giá thành sản phẩm. -Phân công lao động phải đảm bảo giảm chi phí tiền lương/1đơn vị sản phẩm b) Tâm sinh lí: Phân công lao động vẫn đảm bảo sức khoẻ cho người lao động nhằm tái sản xuất mở rộng sức lao động. c) Mặt xã hội: Phân công lao động tạo hứng thú và tích cực trong lao động, làm xuất hiện tính sáng tạo trong lao động, xây dựng bầu không khí tâm lí lành mạnh trong thực tế lao động làm giảm mức độ biến động di chuyển sức lao động. 1.2. Hiệp tác lao động. 1.2.1. Hiệp tác lao động. Hiệp tác lao động là quá trình phối hợp những hoạt động riêng rẽ được tách ra do phân công lao động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất được thống nhất, các hoạt động riêng rẽ được nhịp nhàng ăn khớp với nhau, quá trình sản xuất được thực hiện thông suốt liên tục đạt được kết quả hoạt động cuối cùng cao nhất của doanh nghiệp. 1.2.2. Các hình thức của Hiệp tác lao động. Trong xí nghiệp có sự hiệp tác về không gian và thời gian. a) Hiệp tác về mặt không gian. *Hiệp tác lao động chung trong toàn xí nghiệp. Đây là hình thức hiệp tác lao động mà trong đó thực hiện việc phối hợp những hoạt động lao động, những chức năng nhiệm vụ được thực hiện độc lập, chuyên trách tại các bộ phận hay các phân xưởng nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Để thực hiện công tác hiệp tác lao động trong xí nghiệp cần phải dựa trên các cơ sở sau: -Kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp -Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. -Cơ cấu bộ máy tổ chức của doanh nghiệp. -Dựa trên quy định các chức năng nhiệm vụ, quyền hạn mỗi bộ phận trong phân xưởng. *Hiệp tác lao động trong phân xưởng hay trong bộ phận Đây là hình thức phối hợp hoạt động lao động giữa các tổ, nhóm, ban trong cùng một phân xưởng hay bộ phận để hoàn thành được chức năng nhiệm vụ mà phân xưởng hay bộ phận làm được. -Dựa trên kế hoạch mà bộ phận, phân xưởng chịu trách nhiệm. -Căn cứ vào năng suất lao động của tổ, nhóm: các tổ làm việc thế nào, có đạt được năng suất lao động theo kế hoạch đảm bảo tiến độ chung. -Dựa vào năng lực sản xuất của trang thiết bị: việc trang các thiết bị có đồng đều hay không, sự ảnh hưởng của nó đến tiến độ làm việc, sự phối hợp nhịp nhàng. *Hiệp tác lao động giữa các cá nhân trong 1 nhóm hoặc 1 tổ đội hay 1 phòng ban. -Dựa vào sự sắp xếp, bố trí các máy móc thiết bị của dây chuyền sản xuất, mối quan hệ của công việc, do tính chất của quy trình công nghệ, tính chất của tổ chức sản xuất và tổ chức lao động. -Dựa vào năng suất lao động của mỗi cá nhân trong tổ. b) Hiệp tác về thời gian. Là việc bố trí ca làm việc hợp lí trong khoảng thời gian nhất định, công nhân làm việc vào ban ngày thường hiệu quả nhưng do yêu cầu của sản xuất và để tận dụng máy móc thiết bị mà xí nghiệp có thể tận dụng ngày làm việc 2 hoặc 3 ca. Khi thực hiện chế độ làm việc theo ca thì nên có chế độ hợp lí để đảm bảo sức khoẻ cho người lao động. Các chế độ đảo ca hợp lí: -Chế độ đảo ca thuận nghỉ ngày Chủ nhật: Là sau một tuần lại đảo ca một lần. Hàng ngày công nhân làm việc 8 tiếng và nghỉ 16 tiếng. Thời gian nghỉ từ ca 1 đến ca 2, từ ca 2 đến ca 3 là 48 tiếng và từ ca 3 đến ca 1 là 24 tiếng. -Chế độ đảo ca nghỉ nghịch ngày Chủ nhật: Chế độ này người lao động không được nghỉ vào đúng ngày chủ nhật nhưng lại được nghỉ vào ngày khác trong tuần. 2.Tổ chức và phục vụ nơi làm việc. 2.1.Khái niệm và phân loại nơi làm việc. 2.1.1. Khái niệm. Nơi làm việc là phần không gian và 1 phần diện tích của sản xuất mà trong đó được trang bị đầy đủ những phương tiện vật chất kĩ thuật cần thiết để người lao động hoàn thành một nhiệm vụ sản xuất nhất định nhằm đạt được hiệu quả của quá trình sản xuất. 2.1.2. Phân loại nơi làm việc. a) Dựa vào mức độ chuyên môn hoá của nơi làm việc. -Nơi làm việc chuyên môn: là nơi làm việc được trang bị các công cụ chuyên dùng để thực hiện ổn định chức năng nhiệm vụ. -Nơi làm việc tổng hợp: là nơi làm việc được trang bị máy móc thiết bị đa dạng, những chức năng có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ sản xuất khác nhau tại đó có thể tạo ra sản phẩm, chi tiết khác nhau. b) Dựa vào trình độ kĩ thuật hoá của nơi làm việc: nơi làm việc được chia thành nơi làm việc thủ công, cơ khí hoá và nơi làm việc tự động hoá. c) Dựa vào mức độ ổn định về vị trí, không gian. -Nơi làm việc cố định. -Nơi làm việc di động. d) Dựa vào vị trí không gian nơi làm việc. -Nơi làm việc trên mặt đất. -Nơi làm việc dưới ngầm. -Nơi làm việc trên không. e) Dựa vào số lượng lao động làm việc tại nơi làm việc. -Nơi làm việc cá thể (cá nhân). -Nơi làm việc tập thể (tổ nhóm). 2.2.Tổ chức và phục vụ nơi làm việc. 2.2.1.Tổ chức nơi làm việc. a) Khái niệm. Tổ chức nơi làm việc là biện pháp nhằm thiết kế trang bị cho nơi làm việc những thiết bị dụng cụ cần thiết và sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định. b) Nội dung. * Thiết kế nơi làm việc: -Chọn trang bị chính, phụ và các loại dụng cụ phù hợp. -Chọn phương án bố trí nơi làm việc sao cho tối ưu nhất. -Thiết kế các phương pháp thao tác lao động hợp lí tạo tư thế làm việc thuận lợi. -Tính các chỉ tiêu kinh tế -kĩ thuật của nơi làm việc. -Thiết kế, xây dựng hệ thống phục vụ theo chức năng. -Dự kiến các yếu tố điều kiện lao động tại nơi làm việc để xây dựng các biện pháp bảo đảm an toàn lao động. * Trang bị cho nơi làm việc. -Trang bị các thiết bị chính: người công nhân sử dụng trực tiếp tác động vào đối tượng lao động. -Trang bị phụ: bao gồm các thiết bị giúp cho người lao động thực hiện công việc hiệu quả hơn ( thiết bị về bốc xếp, vận chuyển hàng). -Trang bị tổ chức: bao bì, thùng đựng, tủ đựng, bàn ghế. Muốn thiết kế nơi làm việc hợp lí cần chú ý tạo tư thế làm việc thoải mái, đáp ứng yêu cầu về vệ sinh, an toàn khi sử dụng thiết bị, yêu cầu về thẩm mĩ. c) Bố trí nơi làm việc. Đó là quá trình sắp đặt các phương tiện làm việc của sản xuất một cách hợp lí nhất trong không gian, diện tích nhất định. Bố trí nơi làm việc được chia thành: -Bố trí chung: là việc sắp xếp về mặt không gian các nơi làm việc trong phạm vi một bộ phận sản xuất hay một phân xưởng sản xuất sao cho phù hợp với sự chuyên môn hoá nơi làm việc với tính chất của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm . -Bố trí bộ phận: là sự sắp xếp các yếu tố trang bị trong quá trình lao động ở mỗi nơi làm việc sao cho phù hợp giữa người lao động với các loại trang bị và phù hợp giữa các loại trang thiết bị với nhau tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trong quá trình làm việc. -Bố trí riêng: là việc sắp xếp các loại dụng cụ, đồ dùng, đồ gá trong cùng yếu tố trang bị. 2.2.2. Phục vụ nơi làm việc. a) Khái niệm. Là tổng thể những biện pháp được thực hiện nhằm đáp ứng các nhu cầu, nhằm phục vụ để đảm bảo cho nơi làm việc thực hiện những quá trình sản xuất liên tục và nuôi dưỡng, cung cấp các quá trình đó. b) Các chức năng phục vụ nơi làm việc. -Phục vụ chuẩn bị sản xuất: Giao nhiệm vụ sản xuất cho từng nơi làm việc chuẩn bị nguyên vật liệu, chuẩn bị bản vẽ kĩ thuật, các tài liệu cấu kiện, bán thành phẩm và các chi tiết theo yêu cầu của sản xuất. -Phục vụ dụng cụ: gồm việc cung cấp cho nơi làm việc các loại dụng cụ cắt gọt, đo, dụng cụ công nghệ và đồ gá đồng thời thực hiện việc bảo quản theo dõi, việc sử dụng, sửa chữa, kiểm tra chất lượng khi cần thiết. -Phục vụ vận chuyển và bốc dỡ: bao gồm việc vận chuyển các phương tiện vật chất kĩ thuật cần thiết đến các nơi làm việc. -Phục vụ về năng lượng: đảm bảo cho nơi làm việc các nhu cầu về năng lượng, hoặc xăng dầu, hay khí đốt một cách kịp thời và liên tục. -Phục vụ, điều chỉnh sửa chữa thiết bị, sửa chữa lớn, nhỏ nhằm đảm bảo cho thiết bị hoạt động bình thường. -Phục vụ kho tàng: bao gồm kiểm kê, phân loại, bảo quản nơi làm việc, sản phẩm, phụ tùng, dụng cụ, các thủ tục xuất nhập kho. -Phục vụ kiểm tra bao gồm: kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, kiểm tra chất lượng bán thành phẩm trước khi chế tạo, kiểm tra quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. -Phục vụ xây dựng và sửa chữa nơi làm việc gồm: sửa chữa theo kì hạn của các công trình xây dựng, xây dựng đường đi trong khu vực sản xuất, xây dựng nhà xưởng. -Phục vụ về sinh hoạt và văn hoá bao gồm: dọn dẹp vệ sinh, văn phế phẩm, y tế, nhà trẻ. 3. Hợp lí hoá phương pháp và thao tác lao động. 3.1.Khái niệm về phương pháp, thao tác lao động hợp lí. 3.1.1.Phương pháp lao động. Mỗi công việc đều có cách thực hiện nhất định. Phương pháp lao động được hiểu là cách thực hiện, cách tiến hành để hoàn thành công việc nhất định theo mục đích của nó. 3.1.2.Phương pháp lao động hợp lí. Được hiểu là cách thực hiện công việc mà tốn ít thời gian và sức lực nhất cũng như tiết kiệm được các chi phí, nguyên vật liệu và sử dụng có hiệu quả các yếu tố vật chất kĩ thuật nhằm đạt được hiệu quả công việc cao nhất. 3.1.3.Thao tác lao động hợp lí. Là những thao tác lao động được thực hiện bởi những động tác và những cử động đơn giản, có quỹ đạo chuyển động phù hợp với những trạng thái, chức năng của con người trong tư thế thuận lợi và đảm bảo an toàn. 3.2.ý nghĩa hợp lí hoá phương pháp thao tác lao động hợp lí. *Về mặt kinh tế: -Nhờ có hợp lí hoá phương pháp lao động mà tiết kiệm được thời gian thực hiện công việc dẫn tới tăng năng suất lao động. -Giảm bớt những thao tác chết-thừa và những thao tác, động tác không phù hợp với cơ thể con người, do vậy đảm bảo an toàn trong lao động, giảm bớt sự mệt mỏi trong lao động. -Đảm bảo sử dụng hiệu quả các yếu tố phương tiện vật chất kĩ thuật. -Ngoài ý nghĩa tiết kiệm chi phí cho sản xuất còn đảm bảo chất lượng sản phẩm. *Về mặt tâm lý xã hội. -Tạo hứng thú trong công việc cho người lao động. -Tăng độ hấp dẫn của công việc. -Tạo điều kiện phát triển toàn diện cho người lao động. 4. Hoàn thiện định mức lao động. 4.1.Khái niệm và các dạng mức lao động. 4.1.1.Mức lao động. Là lượng lao động hao phí được quy định để hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm hay 1 khối lượng công việc đúng tiêu chuẩn chất lượng trong điều kiện tiêu chuẩn kĩ thuật nhất định. 4.1.2.Các dạng mức lao động. -Mức thời gian: là lượng thời gian hao phí được quy định cho 1 hoặc 1 nhóm lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp để hoàn thành1 sản phẩm hoặc khối lượng công việc đúng tiêu chuẩn chất lượng trong điều kiện tiêu chuẩn kĩ thuật nhất định. -Mức sản lượng: là số lượng đơn vị sản phẩm hoặc khối lượng công việc được quy định cho 1 hoặc 1 nhóm công nhân có trình độ nghiệp vụ thích hợp phải hoàn thành trong 1 đơn vị thời gian đúng tiêu chuẩn chất lượng trong điều kiện tiêu chuẩn kĩ thuật nhất định. -Mức phục vụ: số lượng máy móc thiết bị quy định cho 1 hoặc 1 nhóm người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp trong điều kiện tiêu chuẩn nhất định, công việc ổn định và lặp lại có chu kỳ. -Mức biên chế: hay mức định biên là số lượng người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp được quy định chặt chẽ để thực hiện 1 khối lượng công việc cụ thể trong bộ máy quản lí nhất định. -Mức lao động tổng hợp: là lượng lao động sống của người tham gia để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm cụ thể theo tiêu chuẩn chất lượng quy định trong điều kiện cụ thể của kì kế hoạch. 4.2.Quá trình xây dựng định mức lao động. Các bước cơ bản cần thực hiện trong quá trình xây dựng mức lao động: -Nghiên cứu cụ thể các điều kiện tiêu chuẩn kĩ thuật ở nơi sản xuất, làm việc. -Đề ra và đưa vào sản xuất các biện pháp về tiêu chuẩn kĩ thuật. -Xây dựng mức và định mức sản xuất. -Quản lí và điều chỉnh mức. 5. Cải thiện điều kiện làm việc. 5.1. Khái niệm. Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố trong môi trường làm việc xung quanh người lao động được tạo bởi các yếu tố từ điều kiện tự nhiên và phát sinh từ các yếu tố nguyên vật liệu, thiết bị công nghệ, có tác động trực tiếp tới trạng thái chức năng, tới sức khoẻ và khả năng thực hiện công việc của người lao động. 5.2. Các yếu tố điều kiện lao động. a) Tâm sinh lí bao gồm: sự căng thẳng về thể lực, sự căng thẳng về thần kinh, sự căng thẳng về nhịp độ lao động, tư thế làm việc của người lao động, tính đơn điệu của lao động. b) Vệ sinh phòng bệnh. -Yếu tố vi khí hậu: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm. - Tiếng ồn, độ rung, các bức xạ từ trường, các loại tia hồng ngoại, tử ngoại. -Sự tiếp xúc với các hoá chất, hơi độc, dầu mỡ. -Phục vụ vệ sinh sinh hoạt. c) Thẩm mĩ lao động: bao gồm màu sắc, sắp xếp bố trí không gian sản xuất, sự phù hợp của các trang thiết bị yêu cầu thẩm mĩ và một số yếu tố khác (cảnh quan, môi trường, âm thanh, cây xanh). d) Tâm lí xã hội: không khí làm việc trong tập thể về phong cách của người lãnh đạo, về văn hoá của tập thể tức là sự chia sẻ cảm thông giữa người làm việc với nhau trong tập thể, tinh thần thái độ thi đua. e) Chế độ làm việc và nghỉ ngơi. -Độ dài thời gian làm việc. -Độ dài thời gian nghỉ ngơi. -Mức độ xen kẽ, luân phiên giữa thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi. Các nhân tố trên đây đều có tác động, ảnh hưởng đến sức khoẻ, khả năng làm việc của con người trong quá trình lao động. 6. Tăng cường kỉ luật lao động. Bất kì một tổ chức nào cũng cần có quy định riêng, các hoạt động sản xuất kinh doanh lại càng cần phải có kỉ luật. Đó là những tiêu chuẩn quy định nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa những người lao động trong sản xuất để đạt được mục đích chung của doanh nghiệp. Kỉ luật lao động có vai trò rất to lớn trong sản xuất. Chấp hành tốt kỉ luật lao động sẽ làm cho thời gian lao động hữu ích tăng lên, các quy trình công nghệ được đảm bảo, máy móc thiết bị được sử dụng có hiệu quả hơn vào mục đích sản xuất. Ngoài ra tăng cường kỉ luật lao động còn là một biện pháp để giáo dục và rèn luyện con người mới, phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tập thể. 7. Khuyến khích vật chất và tinh thần cho người lao động. Bất kì một ai làm một công việc cũng đều có mục đích cụ thể. Các nhà doanh nghiệp muốn người lao động làm việc thật chăm chỉ, hiệu quả năng suất lao động cao. Người lao động đóng góp sức lao động mong nhận được tiền công xứng đáng, hơn thế nữa là được quan tâm động viên. Muốn đạt được điều đó các nhà quản trị phải có chế độ, chính sách thích hợp đáp ứng cả nhu cầu về vật chất và tinh thần nhằm tạo động lực làm việc cho người lao động. a) Khuyến khích vật chất. Khuyến khích vật chất là yếu tố hàng đầu, đáp ứng được nhu cầu về vật chất sẽ duy trì cuộc sống và làm giàu thêm của cải vật chất cho người lao động. Nhu cầu vật chất cơ bản nhất đó chính là tiền lương và tiền thưởng. Đối với tiền lương phải đảm bảo được tái sản xuất sức lao động. Phải là động lực cho người lao động hăng say làm việc. Tiền lương phải đảm bảo chiếm phần lớn trong tổng thu nhập của người lao động, nghĩa là từ 70% đến 80% thu nhập, đảm bảo nuôi được họ và ít nhất một người thân của họ. b) Khuyến khích tinh thần. Xã hội ngày càng phát triển, khi nhu cầu về vật chất ngày càng được đáp ứng đầy đủ hơn thì con người lại quan tâm tới yếu tố tinh thần. Yếu tố tinh thần có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình làm việc. Nó có thể làm tăng khả năng lao động, tạo hưng phấn trong lao động nhưng nó cũng có thể làm giảm năng suất lao động rất nhanh. Do đó để tăng khả năng làm việc, tăng năng suất lao động cần quan tâm chú trọng tới vấn đề yếu tố tinh thần của người lao động như: văn hoá công ty, phong trào thi đua, tặng danh hiệu hay sự khẳng định vị trí của người lao động. IV. Sự cần thiết phải hoàn thiện Tổ chức lao động khoa học tại xí nghiệp may I. Trong lao động hiệu suất và hiệu quả làm việc là vấn đề mà d._.oanh nghiệp và mỗi người lao động luôn quan tâm. Cải tiến máy móc, cải tiến điều kiện làm việc tăng năng suất lao động. Cách lựa chọn tốt nhất để tìm ra phương pháp làm việc đạt hiệu quả cao đó là tổ chức lao động một cách khoa học. Đó sẽ là điều kiện tốt tăng năng suất lao động, tạo động lực thúc đẩy mỗi người trong xí nghiệp hăng say lao động, giảm bớt những thao tác lao động thừa, sự mệt mỏi về thần kinh và thể lực. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay đang đặt ra cho công ty những khó khăn về thị trường tiêu thụ, cạnh tranh về giá cả. Muốn đứng vững để phát triển công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, kiểu dáng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đặc biệt là sự cạnh tranh về giá cả sản phẩm của các công ty đặt ra một yêu cầu đối với công ty là làm sao có thể sản xuất những mặt hàng chất lượng cao mà giá cả phù hợp thu hút được khách hàng. Để thực hiện được những yêu cầu đó các xí nghiệp may là phải tìm cho mình những biện pháp cải tiến sản xuất. Do đó xí nghiệp may I với nhiệm vụ chuyên may áo sơ mi, một mặt hàng chủ lực của công ty trong những năm qua đã luôn quan tâm chú trọng đến việc đầu tư chiều sâu chất lượng sản phẩm, cải tiến kĩ thuật tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Là đơn vị thực hiện kế hoạch sản xuất thì một trong những biện pháp tích cực để đạt được hiệu quả cao trong sản xuất là thực hiện công tác tổ chức lao động sao cho có khoa học nhất. Tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp nâng cao năng suất lao động, cách thực hiện công việc hiệu quả hơn, sẽ tiết kiệm chi phí sản xuất mà vẫn thu được lợi nhuận cao. Nội dung của tổ chức lao động khoa học bao gồm từ việc phân công và hiệp tác lao động, tổ chức phục vụ nơi làm việc… cho tới vấn đề tạo động lực khuyến khích người lao động làm việc hăng say. Do vậy hoàn thiện tổ chức lao động khoa học gắn người lao động với hiệu quả công việc là điều quan trọng đối với xí nghiệp. Qua một thời gian thực tập tại xí nghiệp I công ty may Thăng Long em thấy bên cạnh những cố gắng trong tổ chức sản xuất , đóng góp những sáng kiến cải tiến kĩ thuật, thực hiện tốt nhiệm vụ và kế hoạch sản xuất do công ty giao, luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm và tạo uy tín với bạn hàng trong và ngoài nước…, với việc nhận thức được vai trò quan trọng của tổ chức lao động khoa học, trong những năm qua xí nghiệp đã tích cực thực hiện tổ chức lao động khoa học cùng với sự thay đổi cách thức tổ chức sản xuất từ dây chuyền nước chảy sang dây chuyền cụm. Song một số vấn đề trong tổ chức lao động khoa học tại xí nghiệp vẫn còn chưa hợp lí như: hiệp tác lao động, tổ chức phục vụ nơi làm việc, hao phí thời gian trong lao động… Trong điều kiện thực tế hiện nay, với quyền hạn nhất định của xí nghiệp để tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả lao động hơn nữa thì việc hoàn thiện các điều kiện để thực hiện tốt công tác tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp là cần thiết. Thực hiện tốt công tác phân công và hiệp tác lao động sẽ tận dụng hiệu quả các nguồn lực, phát huy khả năng của người lao động, tăng thời gian tác nghiệp sẽ tăng năng suất lao động, giảm chi phí nhân công; tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc hơn nữa sẽ tạo điều kiện cho người lao động thực hiện công việc thuận lợi, giảm bớt sự căng thẳng mệt mỏi do kéo dài thời gian làm việc, hạn chế thời gian lãng phí của công nhân… Đó là cơ sở vững chắc cho xí nghiệp sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, chi phí sản xuất giảm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Phần II- Phân tích thực trạng Tổ chức lao động khoa học ở xí nghiệp may I. I. Những đặc điểm chủ yếu của công ty và xí nghiệp I ảnh hưởng tới tổ chức lao động khoa học. 1. Quá trình hình thành và phát triển. Tên công ty: Công ty may Thăng Long Tên giao dịch: Thang Long Garment export Company. Tên viết tắt: THALOGA Trụ sở chính: 250 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội. Công ty may Thăng Long được thành lập ngày 8/5/1958 theo quyết định của Bộ Ngoại thương trên cơ sở chủ trương thành lập một số xí nghiệp may mặc xuất nhập khẩu tại Hà Nội và dựa trên hoàn cảnh thực tế của nền kinh tế lúc đó. Khi mới thành lập Công ty có tên là Xí nghiệp may mặc xuất khẩu trực thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm có trụ sở tại 15 Cao Bá Quát và là tiền thân của Công ty may Thăng Long ngày nay. Việc thành lập Công ty mang ý nghĩa lịch sử to lớn vì đây là một trong những công ty may mặc xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam. Lần đầu tiên hàng may mặc của Việt Nam ra thị trường nước ngoài. Ngoài ra công ty ra đời còn góp sức mình vào công cuộc cải tạo kinh tế thông qua việc hình thành những tổ sản xuất của các hợp tác xã may mặc. Từ những ngày đầu thành lập, công ty đã thu hút được hàng nghìn lao động mà trước đó là những thợ thủ công cá thể nay đã trở thành những công nhân tập thể. Tên gọi "Công ty may Thăng Long "chính thức ra đời năm 1993 trực thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam thuộc Bộ Công nghiệp. Tháng 5/2003, Công ty đã tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập. Trong 45 năm qua công ty đã đạt được những thành tích to lớn trong sản xuất kinh doanh, thực hiện thành công những nhiệm vụ mà nhà nước giao cho. Với những nỗ lực trong 45 năm qua Công ty đã vinh dự đựơc tặng thưởng: - Huân chương độc lập hạng nhì năm 2002 - Huân chương độc lập hạng ba năm 1997 - Huân chương lao động hạng nhất năm 1998 - Huân chương lao động hạng nhì năm 1983 - Huân chương lao động hạng ba năm 1978,1986,2000,2002 - Huân chương chiến công hạng nhất năm 2000 - Huân chương chiến công hạng nhì năm 1992 - Huân chương chiến công hạng ba năm 1996 Ngoài ra công ty còn nhận được nhiều bằng khen và giấy khen của Bộ Công nghiệp, UBND Thành phố Hà Nội và Tổng công ty Dệt may Việt Nam. Đặc biệt Công ty gần đây đã nhận danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao và đã có mặt trên thị trường nhiều nước trên thế giới. Từ một cơ sở sản xuất nhỏ nhoi ban đầu, với số lượng công nhân vài chục người, mấy bàn may cổ lỗ, cũ kĩ sản xuất nhỏ lẻ phân tán, nơi làm việc chật chội thiếu thốn. Ngày nay, Công ty may Thăng Long (Thaloga) là đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty may Việt Nam, gồm 9 xí nghiệp thành viên nằm tại các khu vực: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hoà Lạc với 98 dây chuyền sản xuất hiện đại và gần 4000 công nhân viên. Năng lực sản xuất đạt trên 12 triệu sản phẩm các loại/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 120%. Sản phẩm làm ra đa dạng và phong phú, thương hiệu của công ty ngày càng có uy tín trên thị trường thế giới và trong nước. Dự kiến kế hoạch năm 2004 là 4000 công nhân lao động. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 3 năm từ 2004 - 2006 là 119% . Qua việc tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của công ty ta có thể chia thành những giai đoạn cụ thể với các đặc điểm lớn và thành quả tiêu biểu của từng giai đoạn như sau: * Công ty may Thăng Long những năm đầu hình thành và phát triển (1958-1965). Đây là giai đoạn đầu, địa điểm nơi sản xuất của công ty còn phân tán tuy nhiên đã được trang bị khá đầy đủ máy khâu đạp chân với 1700 máy và 2000 công nhân thợ may bên ngoài. Mặt hàng may mặc của công ty lần đầu tiên đã có mặt tại thị trường Matxcơva (Liên Xô) được người tiêu dùng quan tâm và chào đón nồng nhiệt, tiếp đó hàng của công ty còn lan toả sang cả cộng hoà Dân chủ Đức. Kết quả đạt được đã khích lệ toàn bộ cán bộ, công nhân vượt qua những khó khăn về vật chất kĩ thuật ra sức hăng say lao động, nghiên cứu tìm tòi sáng tạo trong lao động, hoàn thiện dần bộ máy tổ chức. * Từ năm 1965-1975. Chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Sau khi chiến tranh kết thúc công ty bắt đầu bắt tay vào khắc phục hậu quả, ổn định sản xuất và đổi mới công tác quản lý xí nghiệp. Đó là thời kỳ bước vào sản xuất công nghiệp của công ty. Công ty đã thay thế máy may đạp chân bằng máy may công nghiệp, ngoài ra còn có trang bị thêm máy móc chuyên dùng như máy thùa, máy đính cúc, máy cắt gọt, máy dùi dấu. Mặt bằng sản xuất được mở rộng, dây chuyền sản xuất 53 người đưa năng suất may áo sơ mi từ 9 chiếc lên 13 chiếc/ một công nhân trong ca sản xuất. Tình hình sản xuất năm 1973-1975 đã có những tiến bộ rõ rệt: tổng sản lượng tăng, hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 1973 đạt 100,77%, năm 1974 đạt 102,28%. Chất lượng sản phẩm cũng ngày một tốt hơn. Toàn bộ lô hàng xuất năm 1975 qua kiểm tra của khách hàng đạt 98,3%. Thời kì này công ty vừa may hàng gia công cho Liên Xô cũ, một số nước XHCN khác vừa làm nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu quốc phòng. * Công ty may Thăng Long cùng cả nước tiến lên xây dựng CNXH (1976-1988). Sau khi đất nước thống nhất, công ty bước vào thời kỳ phát triển mới. Công ty từng bước đổi mới trang thiết bị, chuyển hướng phát triển sản xuất kinh doanh mặt hàng gia công. Tên gọi Xí nghiệp may Thăng Long ra đời vào năm 1979. Việc đầu tư lắp đặt thêm một số trang thiết bị cải tiến công nghệ trong dây chuyền sản xuất làm cho năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng cao rõ rệt. Bên cạnh những khách hàng cũ, công ty còn ký các hợp đồng mới với các nước Pháp, Thụỵ Điển. Năm 1984 công tác quản lý lao động tiền lương có bước cải tiến. Xí nghiệp tiến hành khoán quỹ lương, sau đó được Liên hiệp các xí nghiệp may chọn làm đơn vị thí điểm. Xí nghiệp cũng là đơn vị vận dụng các hình thức trả lương linh hoạt, đảm bảo đúng chế độ, chính sách, khuyến khích được người lao động. * Công ty may Thăng Long trong thời kì đổi mới xây dựng đất nước(1988-2003).Trong những năm 1990-1992, sau khi hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu chấm dứt tồn tại, thị trường truyền thống của công ty bị phá vỡ một mảng rất lớn. Đặc biệt đối với một xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang các nước trong phe xã hội chủ nghĩa Đông Âu như may Thăng Long có thể nói gần như mất trắng thị trường của mình. Trước tình hình đó may Thăng Long đã chú ý đầu tư trang thiết bị hệ thống máy móc mới thay cho các thiết bị cũ, lạc hậu với số vốn hơn 20 tỉ đồng. Nhanh chóng đẩy mạnh công tác tiếp thị, tìm kiếm thị trường mới, tập trung vào những nước có tiềm năng kinh tế mạnh như Tây Âu, Nhật Bản và chú ý hơn nữa thị trường nội địa. Tháng 6-1992, xí nghiệp được Bộ Công nghiệp nhẹ cho phép được chuyển đổi tổ chức từ xí nghiệp thành công ty. Bên cạnh đó, công ty bố trí sắp xếp lại sản xuất, tổ chức lại lao động, nâng cao tay nghề công nhân và tinh giảm biên chế. Hiện nay công ty có gần 4000 cán bộ công nhân viên, năng lực sản xuất 9 triệu sản phẩm /năm. Sản phẩm công ty rất đa dạng và có uy tín trên thị trường nhièu nước như: Nhật Bản, Eu, Mỹ, Hồng Kông, Hàn Quốc. . .Công ty có quan hệ làm ăn với trên 80 hãng thuộc 40 nước khác nhau. Năng lực sản xuất của công ty không ngừng được mở rộng, ngoài cơ sở sản xuất chính tại Hà nội, công ty còn có một xí nghiệp may tại Hải Phòng và một xí nghiệp may tại Nam Định, mới khánh thành và đưa vào hoạt động xí nghiệp may tại Hà Nam. Cùng với sự phát triển của công ty, xí nghiệp may I cũng không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên.Từ năm 1998 xí nghiệp I được đầu tư mới nhiều trang thiết bị chuyên dụng chuyên sản xuất hàng sơ mi với dây chuyền cụm. Đó là sự khác biệt về dây chuyền sản xuất trong khi các xí nghiệp khác vẫn sản xuất theo dây chuyền nước chảy. Xí nghiệp được bố trí 5 chuyền sản xuất đến năm 2003 đã có 7 chuyền may với năng lực sản xuất hiện nay khoảng 887000 sản phẩm /năm. 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy. 2.1.Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty. a) Sơ đồ tổ chức. Tổng giám đốc Phó TGĐ Điều hành SX Phó TGĐ Kỹ Thuật Phó TGĐ Điều hành nội chính P.Kĩ thuật chất lượng Văn phòng P.Kế hoạch Thị trường P.Chuẩn bị Sản xuất P.Kế toán Tài vụ TTTM và giới thiệu SP Cửa hàng thời trang Xưởng Thời trang Xí nghiệp phụ trợ XN Đời sống dịch vụ Xưởng SX Nhựa Kho Ngoại quan Xí nghiệp 1 Xí nghiệp 2 Xí nghiệp 3 Xí nghiệp Hải Phòng Xí nghiệp Nam Hà Xí nghiệp Hoà Lạc b. Chức năng, nhiệm vụ của công ty. Công ty may Thăng Long là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam (VINATEX), là một doanh nghiệp hạch toán độc lập và có quyền xuất khẩu trực tiếp. Các hoạt động chủ yếu của công ty bao gồm: - Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước. - Tiến hành kinh doanh xuất nhập khâu trực tiếp, gia công sản phẩm may mặc có chất lượng cao theo đơn đặt hàng của khách hàng. - Công ty đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với nhà nước, bảo đảm công ăn việc làm ổn định, cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên chức trong công ty. - Tuân thủ các quy định của pháp luật, chính sách của nhà nước, báo cáo định kỳ lên Tổng công ty, tiến hành sản xuất kinh doanh theo sự chỉ đạo của Tổng công ty. - Bảo vệ doanh nghiệp, môi trường, giữ gìn trật tự xã hội theo quy định luật pháp thuộc phạm vi quản lý của doanh nghiệp. -Dự kiến xây dựng kế hoạch sản xuất dựa trên khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, dựa vào khả năng, năng lực hiẹn có công ty về máy móc thiết bị, đội ngũ cán bộ công nhân viên sản xuất, năng lực kĩ thuật để tổ chức sản xuất sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng được đòi hỏi của thị trường quốc tế cũng như nội địa. Ngoài ra công ty còn có nhiệm vụ đề ra các loại kế hoạch khác như kế hoạch đầu tư, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và nộp báo cáo tình hình hợp đồng sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch cho cấp trên có thẩm quyền. 2.2.Cơ cấu tổ chức xí nghiệp may I. a.Sơ đồ tổ chức. Cụm chi tiết (3 tổ) Cụm Cổ Cụm lắp ráp (gồm 3 tổ) Tổ Là Thu hoá Tổ Cắt Giám đốc Xưởng May Tổ bảo toàn và phục vụ Văn phòng b) Chức năng và nhiệm vụ của xí nghiệp. Xí nghiệp I là một xí nghiệp thành viên của công ty. Trước đây khi công ty còn mang tên là xí nghiệp may thì xí nghiệp I chỉ là một phân xưởng. Cùngvới sự hình thành và phát triển của công ty, xí nghiệp là một đơn vị tiêu biểu và chủ lực. Hoạt động sản xuất chính của công ty là chuyên may áo sơ mi, một mặt hàng truyền thống của công ty. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp: Sản xuất mặt hàng áo sơ mi theo đơn đặt hàng của khách hàng. Thực hiện sản xuất theo đúng quy trình công nghệ và tiêu chuẩn đã thiết kế . Đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch các chỉ tiêu khoán mà công ty giao cho. Chịu trách nhiệm đến cùng sản phẩm chất lựơng do xí nghiệp sản xuất. Thực hiện chế độ chính sách của nhà nước, các nội quy, quy chế của công ty. 3. Đặc điểm về lao động. 3.1. Đặc điểm lao động của công ty. Trải qua một quá trình hình thành và phát triển 45 năm, cơ cấu lao động và số lượng lao động đã có sự biến đổi lớn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thực hiện tốt công tác tổ chức sản xuất và tổ chức lao động nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay. Cùng với sự đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại đồng bộ, công tác tổ chức sắp xếp lao động phù hợp cũng là điều đáng quan tâm. Việc cân đối lại lao động, bố trí lao động trong từng khâu, trong từng bộ phận đòi hỏi trình độ lao động khác nhau. Với đội ngũ gần 4000 cán bộ công nhân hiện nay trong đó phần lớn là lực lượng lao động nữ (chiếm 90%, số công nhân đứng máy chiếm 9%). Hàng tháng, tuỳ theo yêu cầu sản xuất của công ty số lượng lao động có thể tăng lên bằng cách gọi thêm lao động bên ngoài để đáp tiến độ sản xuất của công ty. Công ty sản xuất có hiệu quả nhờ sự kết hợp tốt giữa trí tạo và năng động của người lao động cùng với sự hiện đại và chính xác của khoa học kĩ thuật công nghệ .Nhưng vấn đề đặt ra đối với công ty là lượng lao động luôn có sự biến động bởi lực lượng lao động bỏ nửa chừng. Đó là những người làm việc kém năng lực, kĩ năng kém dẫn đến năng suất thấp không đáp ứng yêu cầu của công việc. Nhưng cũng có không ít lao động có tay nghề cao nhưng vì lí do cá nhân hay sự thu hút và gìn giữ lao động chưa có hiệu quả. Đa số các công nhân trong công ty còn rất trẻ, tuổi đời trung bình khoảng 20-28 tuổi là một điều kiện thuận lợi bởi khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật công nghệ cao một cách nhanh nhạy và sáng tạo. Bảng 1: Bảng cơ cấu lao động của công ty: Đơn vị tính: người, % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Lao động trực tiếp 1780 89 1990 86,5 2337 92,5 2981 94,2 Lao động gián tiếp 220 11 310 13,5 180 7,5 185 5,8 Tổng 2000 100% 2300 100% 2517 100% 3166 100% (*Nguồn: Văn phòng Công ty) Từ bảng phân tích cơ cấu lao động của công ty trong những năm vừa qua ta thấy mức lao động ngày càng tăng nhưng số lượng lao động gián tiếp tăng từ 11% năm 2000 lên 13,5% năm 2001.Trong 2 năm từ năm 2001 đến 2003 tỉ lệ lao động gián tiếp giảm mạnh từ 13,5 xuống còn 5,8. Đây là xu thế giảm biên chế ở lực lượng lao động làm công tác quản trị, điều này phù hợp với chủ trương của Nhà nước và tình hình ở các doanh nghiệp hiện nay. Mặt khác chất lượng lao động ngày càng cao thể hiện rõ qua trình độ của cán bộ công nhân viên trong công ty. Điều này thể hiện sự tích cực góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty. Với đặc điểm lao động chủ yếu là nữ nên chế độ thời gian làm việc và nghỉ ngơi cũng có những ưu tiên hơn. Do đó trong quá trình tổ chức lao động khoa học tại xí nghiệp cần quan tâm đến thời gian lao động, cách tổ chức nơi làm việc sẽ ảnh hưởng tới tâm sinh lí của nữ công nhân. 3.2. Quy mô, cơ cấu lao động tại xí nghiệp I. a) Quy mô. Hiện nay tại xí nghiệp có 278 lao động được phân chia ở các bộ phận như sau: Bảng 2: Phân chia lao động theo bộ phận. đơn vị tính: người, %. Công nhân theo nghề 2000 2001 2002 2003 3 tháng đầu 2004 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Công nhân may 155 73,2 175 74,3 177 71,2 215 70,8 205 74,4 Tổ cắt 18 8,5 17 7,2 19 7,6 20 6,6 16 5,6 Tổ là 20 9,4 19 8 28 11,2 37 12,2 31 11,2 Tổ thu hoá 7 3,3 13 5.5 14 5,6 22 7,2 16 5,6 Tổ bảo toàn và phục vụ 6 2.8 6 2,5 5 2 5 1,6 4 1,4 Văn phòng 6 2,8 6 2,5 6 2,4 5 1,6 5 1,8 Tổng 212 100% 236 100% 249 100% 304 100% 277 100% (*Nguồn: Văn phòng xí nghiệp I ) Qua bảng trên cho thấy lượng lao động của xí nghiệp tương đối ổn định, hàng năm có tăng nhưng số lượng không nhiều. Số lao động biến đổi chủ yếu ở bộ phận công nhân sản xuất trực tiếp. Đặc biệt năm 2003 số lượng công nhân này tăng đáng kể là do một số công nhân từ xí nghiệp may II chuyển sang. Đến đầu năm 2004 lượng lao động thực tế lại giảm bởi xí nghiệp đang thực hiện giải quyết lao động dôi dư theo NĐ 41 cho 26 lao động. Số lao động quản lí không đổi qua các năm 2000-2002, đến năm 2003 công ty thực hiện tinh giảm biên chế nên số lao động này của xí nghiệp giảm từ 6 xuống còn 5 người. Riêng tổ bảo toàn và phục vụ giảm liên tục vì năm 2001 công nhân vệ sinh công nghiệp là do xí nghiệp quản lí nhưng từ năm 2002 số công nhân này được công ty thuê từ công ty Hoàn Mĩ. Do đó hiện nay tổ này chỉ còn có 4 công nhân. Như vậy sự ổn định về lao động quản lí là điều thuận lợi, song lượng lao động sản xuất trực tiếp thường xuyên biến động là một khó khăn cho các công tác tổ chức lao động khoa học, ảnh hưởng chất lượng lao động của xí nghiệp. b) Cơ cấu lao động. *Cơ cấu lao động theo độ tuổi. Lao động trong xí nghiệp chủ yếu là lao động ở độ tuổi trẻ. Độ tuổi trong khoảng 18-30 chiếm khoảng 72 % chủ yếu ở bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất. Công nhân ở độ tuổi trên 30 tuổi phần lớn ở bộ phận văn phòng, tổ là, tổ cắt, tổ thu hoá. Đó là những người đã gắn bó lâu năm với xí nghiệp và có nhiều kinh nghiệm, họ có tinh thần trách nhiệm và ý thức kỉ luật tốt hơn so với những lao động trẻ. *Cơ cấu lao động theo giới. Do đặc điểm loại hình sản xuất của xí nghiệp là may mặc nên phù hợp với lao động nữ. Vì vậy lượng lao động trong xí nghiệp chủ yếu là lao động nữ. Lao động nam hiện nay chỉ có 28 người chiếm 10,1% chủ yếu ở bộ phận Là, vận chuyển hàng, bảo toàn và cắt vì thế nên trong những năm qua không có sự thay đổi. *Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn. Bảng 3- Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn đơn vị tính: người, % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 3tháng đầu 2004 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % I.Trình độ tay nghề Bậc 1 79 37,3 97 41,1 111 44,7 145 47,7 124 45 Bậc 2 35 16,5 39 16,5 41 16,5 57 18,8 45 16,2 Bậc 3 28 13,2 26 11 26 10,4 25 8,2 29 10,5 Bậc 4 25 11.8 27 11,4 27 10,8 31 10,2 38 13,7 Bậc 5 24 11,4 24 10,2 23 9,2 26 8,6 25 9 Bậc 6 6 2,8 6 2,5 5 2 7 2,3 7 2,5 II.Trình độ chuyên môn Sơ cấp 2 0,94 4 1,8 4 1,6 3 1 2 0,7 Trung cấp 7 3,3 7 3 6 2,4 5 1,6 3 1 CĐ, ĐH 6 2,8 6 2,5 6 2,4 5 1,6 4 1,4 Tổng 212 100 % 236 100 % 249 100 % 304 100 % 277 100% (*Nguồn: Văn phòng xí nghiệp I ) Qua bảng trên ta thấy trình độ chuyên môn của cán bộ quản lí, bộ phận bảo toàn, kĩ thuật ít thay đổi qua các năm. Sở dĩ như vậy là do lượng lao động ở bộ phận này không thường xuyên có sự biến động, thêm vào đó người lao động không được đi đào tạo ở trường lớp để nâng cao chuyên môn bởi công ty chưa thực sự đủ điều kiện mở rộng chương trình đào tạo như vậy. Về công nhân sản xuất thì chủ yếu vẫn là công nhân bậc 1. Đây là đội ngũ lao động trẻ mới vào làm việc nên trình độ tay nghề chưa cao, thiếu kinh nghiệm. Đó là nguyên nhân gây ra việc không đảm bảo năng suất lao động và tiến độ sản xuất. 4. Các đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh. 4.1. Đặc điểm sản phẩm. 4.1.1. Các sản phẩm của công ty. Sản phẩm sản xuất chính của công ty là các sản phẩm may mặc. Công ty sản xuất các mẫu mã, chủng loại theo đơn đặt hàng của khách hàng trong và ngoài nước. Cùng với sự thay đổi, phát triển của thế giới nhu cầu về hàng may mặc, xu hướng thời trang đòi hỏi ngày càng cao. Để đáp ứng nhu cầu đó, công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và thường xuyên thay đổi mẫu mã ngày càng đa dạng hơn. Điều đó được cụ thể hoá trong bảng thống kê về các sản phẩm chủ yếu của công ty và sản lượng thực tế mà công ty đã sản xuất được trong những năm gần đây: Bảng 4 -Sản lượng các sản phẩm chủ yếu của công ty 2000-2003 TT Sản phẩm Đơn vị Sản lượng SX thực tế 2000 2001 2002 2003 * 1 2 3 4 5 6 7 Sản phẩm chủ yếu: ( Sơ mi qui chuẩn ) Tổng SP sản xuất áo Jacket áo Sơ mi áo bò Quần âu Quần bò Quần áo dệt kim Quần áo khác 1000ch " 1000ch " " " " " " " 5143 3670 414 818 99 546 162 1494 137 6319 4065 443 533 798 189 1257 845 7627 5390 502 937 1955 1902 94 9254 6713 589 878 2517 2326 402 (*Nguồn phòng Kế hoạch thị trường) 4.1.2.Đặc điểm sản phẩm của Xí nghiệp may I. Sản phẩm của xí nghiệp may I là chuyên sản xuất áo sơ mi đặc biệt là áo sơ mi nam, một mặt hàng truyền thống và chủ lực của công ty. Sản phẩm áo sơ mi nam có mặt trên tất cả các thị trường mà công ty hiện có chủ yếu là xuất khẩu. Chính vì vậy vấn đề chất lượng là yêu cầu được đặt lên hàng đầu đối với xí nghiệp. Do đặc điểm của áo sơ mi có nhiều chi tiết nhỏ lẻ và khó nên đòi hỏi kĩ năng tay nghề cũng như máy móc chuyên dụng, sự bố trí lao động hợp lí, đảm bảo kĩ thuật cũng như chất lượng sản phẩm. 4.2.Đặc điểm về máy móc. Trải qua một quá trình dài nỗ lực phấn đấu cho đến nay công ty đã có một cơ sở vật chất kĩ thuật khang trang hiện đại. Trong cơ cấu tài sản của công ty hiện nay giá trị máy móc thiết bị chiếm khoảng 54% năm 2002 và 43% năm 2003. Đây là điều kiện thuận lợi để công ty khai thác tốt công suất máy móc đem lại hiệu quả kinh tế. Công ty luôn chú ý đầu tư trang bị hệ thống máy móc mới thay thế cho các thiết bị cũ, lạc hậu. Có như vậy mới nâng cao trình độ công nghệ, đủ khả năng sản xuất những mặt hàng cao cấp. Trên tinh thần đó, liên tục trong các năm 1990 đến 1992 công ty đã đầu tư hơn 20 tỉ đồng để thay thế toàn bộ hệ thống thiết bị cũ của cộng hoà dân chủ Đức trước đây bằng thiết bị mới của CHLB Đức (máy FAAP), Nhật Bản (JUKI). Đầu tư thêm 2 tỉ đồng để nhập hệ thống giặt mài quần áo bò, nâng công suất gấp hai lần. Trang bị lại gần như toàn bộ các phương tiện, dụng cụ ở tất cả các công đoạn sản xuất. Luôn nắm bắt được xu thế phát triển của ngành, công ty đã có kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cải tạo hệ thống nhà xưởng, lắp đặt hệ thống quạt thông gió, máy điều hoà nhiệt độ với tổng trị giá trên 4,5 tỉ đồng. Công ty đầu tư gần 4 tỉ đồng xây dựng và đưa vào vận hành khu ngoại quan, xưởng sản xuất ống ghen nhựa ở Hải Phòng tạo thế chủ động, tiết kiệm trong sản xuất và vận chuyển. Xí nghiệp may Nam Hải (Hà Nam) được cải tạo, lắp đặt thiết bị với số vốn tên 6 tỉ đồng đã mở ra nhiều mối quan hệ với các khách hàng mới như: Texline (SINGAPO), Senhen (Hàn Quốc), Hồng Kông, Đức... Hiện nay công ty có 36 loại máy móc thiết bị chủ yếu tương đối hiện đại, công ty cố gắng phát huy tối đa năng lực của máy. Bảng 5-Huy động năng lực máy móc thiết bị năm 2003. Chỉ tiêu Đv tính TH 2002 TH 2003 KH 2004 Tỉ lệ % 2003/2002 2004/2003 Số máy may a) Tỷ lệ huy động thiết bị. b) Sản lượng. c) Hiệu suất sử dụng thiết bị. d) Số dây chuyền sản xuất. Tr.đó: - jacket - Sơ mi - Quần âu - Dệt kim - Khác C % 1000SP % Chuyền " " " " " 2800 90 5390 90 58 7 7 28 16 2900 90 6650 90 75 21 7 34 22 3300 90 10000 90 88 14 8 44 22 104% 123% 152% 300% 100% 121% 138% 114% 150% 100% 67% 114% 129% 100% (* Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường) Bảng trên thể hiện khả năng huy động năng lực thiết bị của công ty, tỉ lệ huy động ngày càng cao. Riêng tại Xí nghiệp I với đặc trưng chuyên sản xuất áo sơ mi, một mặt hàng trọng yếu của công ty nên công ty đã mạnh dạn đầu tư tổng số vốn 9 tỉ đồng cho dây chuyền công nghệ sơ mi hiện đại, tiên tiến nhất của CHLB Đức với hàng trăm máy móc thiết bị. Năng lực hiện nay của Xí nghiệp là 878000sp/năm. 4.3.Quy trình công nghệ sản xuất. Hệ thống sản xuất của công ty được tổ chức theo mô hình các xí nghiệp chịu trách nhiệm từ A Z Với việc cải tiến, trang bị máy móc ngày càng hiện đại cũng đồng nghĩa với sắp xếp bố trí tổ chức sản xuất khoa học hơn. Quy trình sản xuất sản phẩm bao gồm các công đoạn: Chuẩn bị sản xuất Cắt May Là gấp Đóng gói Hiện nay các công đoạn này không còn tách rời nhau như trước mà thay vào đó là các dây chuyền sản xuất khép kín, thể hiện tính chuyên môn hoá cao phù hợp với yêu cầu chất lượng sản phẩm ngày một cao của khách hàng. Mỗi dây chuyền sản xuất gồm 37 người/dây chuyền/ca. Do các đơn đặt hàng khác nhau theo tính đặc thù riêng của mỗi loại hàng nên mỗi xưởng bố trí các chuyền khác nhau phù hợp với một số mặt hàng nhất định mà xí nghiệp mình phụ trách. Giám đốc các xí nghiệp chịu trách nhiệm điều hành và chịu trách nhiệm đến cùng đối với chất lượng sản phẩm do chính xí nghiệp mình sản xuất ra. Như xí nghiệp may I chuyên về sơ mi; xí nghiệp may II chuyên về áo Jacket, quần áo bò; xí nghiệp may III chuyên về sản phẩm dệt kim. Riêng tại Xí nghiệp I chuyên may sản phẩm sơ mi nên việc thiết kế dây chuyền cũng khác so với các xí nghiệp khác. May II và may III sản xuất theo dây chuyền nước chảy song ở may I thì sản xuất theo dây chuyền cụm. Hiện nay tại Xí nghiệp I có 7 chuyền, mỗi chuyền gồm 57 người/ chuyền/ ca, được chia thành các cụm: Cụm chi tiết, cụm cổ, cụm lắp ráp, là gấp nhằm chuyên môn hoá sâu hơn về các khâu trong từng công đoạn. Mỗi cụm chuyên may một số chi tiết được quy định trước hình thành một phần của chiếc áo. Sản xuất theo dây chuyền cụm có một số ưu nhược điểm. -Ưu điểm: Các tổ trưởng trong mỗi cụm chỉ quản lí công nhân may ở một khâu nhất định nên dễ kiểm soát, kiểm tra tình hình làm việc cũng như chất lượng sản phẩm, sự tập trung cao hơn. -Nhược: Năng suất hàng ngày không ổn định, không chủ động được công việc mà phụ thuộc các khâu khác dẫn đến có ngày công việc ít nên năng suất lao động thấp, có ngày công việc nhiều công nhân không thể hoàn thành được công việc. + Quá trình sản xuất một đơn hàng áo sơ mi: *Chuẩn bị sản xuất: Nhận lệnh sản xuất và tác nghiệp cắt từ phòng kế hoạch thị trường. Nhận sơ đồ, tiêu chuẩn, bảng mầu, các loại mẫu phục vụ cho sản xuất từ phòng thiết kế và phát triển. Nhận thiết kế dây chuyền và gá lắp từ phòng kĩ thuật chất lượng. *Công đoạn cắt: Việc trải vải, trải và cắt phải thực hiện theo các hướng dẫn và chỉ tiêu cắt đối với từng mã hàng. Các khâu thực hiện: Trải vải sao sơ đồ cắt đánh số sơ chế đồng bộ bán thành phẩm *Công đoạn may: Nhận bán thành phẩm từ khâu cắt, các bước tiến hành may dựa theo tiêu chuẩn thành phẩm may của từng mã hàng. *Công đoạn là gấp: Thành phẩm sau khi may, qua kiểm tra ở khâu thu hoá cuối chuyền được chuyển qua công đoạn là gấp hoàn thiện. Các bước tiến hành theo tiêu chuẩn là gấp, bao gói, đóng hòm do phòng kĩ thuật chất lượng ban hành đối với từng mã hàng. Bảng 6- Sử dụng máy móc trong mỗi công đoạn: TT Công đoạn Công dụng Loại 1 2 3 3 Chuẩn bị SX Cắt May Là gấp May mẫu 2 cấp Cắt đấu bàn khi trải vải Cắt phá mảng chi tiết to Cắt gọt chi tiết nhỏ May các đường chắp lộn Píchkê, diễu các đường 0,15ly Xén sửa các chi tiết cổ, chân cổ May diễu các chi tiết như cổ, măngsec, gấu May diễu các đường cự ly 0,48-0,64cm Máy nẹp khuyết Máy vắt sổ tra tay, mép sườn Thùa khuyết cổ, nẹp túi, măngsec Là lộn ép cổ Máy lộn xung quanh cổ Máy túi vào thân áo Là phẳng chi tiết tay, cổ, măngsec Là phẳng thân áo Máy may 1 kim Juki Máy cắt đầu bàn EC570 Máy cắt phá KM Máy cắt vòng Tây Đức Máy cắt vòng KM-18K-900 Máy 1 kim 271 Máy may xén BrathoDB3, B777 Máy may xén DLM 5200 Máy 1 kim 275 Máy 2 kim 3168,LH515, LH116, LH244 Máy 2 kim 3128, Máy vắt sổ A28500, MO 3616S Đính cúc 564 DURKOPP, MB 373Juki, Dập cúc NS 45 Máy MLC WAKF KANNEGSS Máy 973 DURKOPP Nồi hơi bàn là hơi NBC, bể hơi treo, bàn hút VEIT Nồi hơi NB 36C,Máy là thânHPV2 ( * Nguồn: Văn phòng xí nghiệp I) II.Phân tích thực trạng Tổ chức lao động khoa học tại Xí nghiệp may I. 1. Phân tích các hình thức phân công lao động. Dựa vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, cơ cấu lao động, trang thiết bị…xí nghiệp đã vận dụng các hình thức phân công lao động: Phân công lao động theo chức năng. Phân công lao động theo công nghệ. Phân công lao động theo mức độ phức tạp công việc. 1.1. Phân công lao động theo chức năng. Phân công ._.phần trong công ty. Công ty đang tiếp tục mở rộng trung tâm đào tạo nhằm cung cấp lực lượng lao động chất lượng cao đáp ứng đủ nhu cầu về lao động của công ty và các đơn vị trong ngành. Xí nghiệp I cũng xác định việc nâng cao chất lượng lao động là rất cần thiết nên cũng phối hợp với công ty chọn một số công nhân đi đào tạo nâng cao tay nghề cũng như đóng góp ý kiến trong công tác đào tạo để khi vào làm công nhân có thể thích ứng ngay với công việc và đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Chất lượng đào tạo cũng như khâu tuyển dụng lao động của công ty thực hiện tốt sẽ giúp cho công tác tổ chức lao động khoa học tại xí nghiệp I thuận lợi, có hiệu quả hơn. Ii.một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức lao động khoa học tại xí nghiệp may i. Qua thời gian thực tập tại xí nghiệp may I em thấy hiện nay mặc dù công tác tổ chức lao động rất được quan tâm và thực hiện có khoa học tuy nhiên vẫn còn một số mặt cần hoàn thiện hơn. Trên cơ sở phân tích những mặt tồn tại trong công tác tổ chức lao động khoa học ở xí nghiệp và nguyên nhân gây ra những tồn tại đó, trong bài viết của mình em đưa ra một số ý kiến góp phần nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức lao động khoa học tại xí nghiệp may I với những nội dung sau: 1. Phân công và hiệp tác lao động. 1.1.Phân công lao động. Phân tích và đánh giá các hình thức phân công và hiệp tác lao động hiện có nhằm nghiên cứu mức độ phân chia chức năng giữa những người thực hiện, thành phần công nhân theo các loại, trình độ thành thạo, hiệu quả phương pháp tổ chức. Trong xí nghiệp hiện nay đã áp dụng 3 hình thức phân công lao động, tuy nhiên cần quan tâm hơn nữa vấn đề phân công lao động ở khía cạnh sau: a) Phân công lao động theo chức năng: Trong quá trình may công nhân vừa may vừa phải tự đi lấy hàng nên mất nhiều thời gian phục vụ làm giảm thời gian tác nghiệp. Vì nơi làm việc của công nhân hẹp nên không thể để nhiều hàng một lúc nhưng cũng có thể khắc phục bằng cách người tổ trưởng sẽ đảm nhiệm công việc đưa hàng bởi lượng sản phẩm tăng lên thì lương của tổ trưởng tính theo sản phẩm của tổ cũng tăng. Đồng thời tổ trưởng cũng cần theo dõi nhắc nhở ý thức tự giác, tác phong khẩn trương đối với người lao động. Như vậy sẽ hạn chế sự đi lại nhiều của người lao động bởi theo như biểu chụp ảnh thời gian làm việc công nhân 2 liên tục rời khỏi chỗ làm việc trong khi có thể chủ động kết hợp các việc cần thiết trong một lần đi. b) Việc phân công lao động theo mức độ phức tạp công việc đối với công nhân sản xuất hiện nay còn chưa hợp lí. Các tổ trưởng nên dựa vào cấp bậc công nhân và cấp bậc công việc trong bảng quy trình công nghệ để phân công lao động cho từng bộ phận được hợp lí. Nên lựa chọn lao động ở từng bộ phận sao cho cấp bậc công việc = cấp bậc công nhân hoặc cấp bậc công việc lớn hơn cấp bậc công nhân một bậc để người lao động có khả năng phấn đấu hoàn thành. Nếu phân công công việc có cấp bậc công việc lớn hơn nhiều so với cấp bậc của công nhân khiến họ không hoàn thành công việc xảy ra hiện tượng bán năng suất kéo theo họ sẽ mất điểm thi đua. Ngược lại sẽ gây ra hiện tượng lãng phí công nhân, không tận dụng hết năng lực của người lao động. Ngoài ra chính việc trình độ lao động giữa các tổ trong cùng một cụm là không đồng đều nên tổ nào xong sớm đi khai năng suất thêm bằng cách đi lấy hàng của tổ làm chậm. Vì vậy khi bố trí lao động trong cùng một cụm cần công bằng san đều lượng công nhân ở cùng trình độ vào các tổ tránh thắc mắc, gây hiểu lầm. Để làm được điều đó xí nghiệp có kế hoạch tổ chức đợt thi nâng bậc hàng năm đối với tất cả công nhân đủ tiêu chuẩn như một nội quy bắt buộc, có như vậy việc đánh giá trình độ tay nghề của công nhân mới chính xác hơn. Tạo điều kiện cho công nhân tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề của công ty, như vậy chất lượng lao động trong xí nghiệp sẽ ngày càng nâng cao 1.2.Hiệp tác lao động. Hiệp tác lao động dựa trên sự phân công lao động. Vì vậy phân công lao động có ý nghĩa to lớn trong việc hiệp tác lao động. Để hoàn thiện hơn ta có thể dùng các cách sau: - Bố trí lao động đúng người, đúng việc tạo niềm hăng say, tích cực đối với công việc được giao. - Thực hiện tốt công tác phục vụ nơi làm việc tạo điều kiện cho sự hiệp tác lao động được dễ dàng. - Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người tổ trưởng cần nhiệt tình giúp đỡ, giao nhiệm vụ kèm cặp công nhân mới tay nghề kém một cách rõ ràng và có sự đánh giá của quản đốc như đánh giá việc thực hiện một công việc. Như vậy sẽ nâng cao chất lượng lao động, kinh nghiệm lao động của người lao động. - Xây dựng bầu không khí tâm lí lành mạnh gần gũi tại nơi làm việc nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau bố trí những lao động giỏi có tay nghề cũng như kinh nghiệm trong cụm làm cùng tổ với những lao động thiếu kinh nghiệm để họ có thể giúp đỡ nhau, người lao động mới như thấy được vị trí làm việc của mình. Tóm lại phân công và hiệp tác lao động có ý nghĩa rất lớn kết quả sản xuất và xác định được giới hạn tâm lí cho phép để đạt được hiệu quả kĩ thuật của phân công và hiệp tác lao động. Cần phải ứng dụng có hiệu quả các biện pháp để giải quyết những mặt còn hạn chế hiện nay để từng bước giảm thời gian làm thêm giờ của xí nghiệp. 2. Hoàn thịên công tác định mức lao động. 2.1.Các bước tiến hành công tác định mức lao động. Hiện nay, tuy trong công tác định mức lao động các bước đựơc tiến hành đầy đủ nhưng quá trình thực hiện vẫn dựa vào kinh nghiệm và tính chủ quan của người định mức là chủ yếu. Để bảo đảm độ chính xác của kết quả bấm giờ làm việc của công nhân sản xuất cũng như của người may mẫu ở phòng kĩ thuật, số lần bấm giờ dựa vào bảng sau: Bảng10 - Tiêu chuẩn định mức lao động. Lượng thời gian hoàn thành thao tác Số lần bấm giờ Dưới 10 giây 40 - 50 Từ 10 đến 30 giây 30 - 40 Từ 31 đến 60 giây 20 - 30 Từ 61 giây đến 5 phút 10 - 20 Trên 5 phút 5 - 10 Việc định mức thời gian làm việc chỉ dựa vào người may mẫu là không được. Khi thực hiện may 5 áo mẫu tại xưởng của xí nghiệp thì nên chọn người công nhân trung bình tiên tiến để quan sát và bấm giờ, không nên bấm giờ người thợ giỏi mà lại áp dụng mức với người trung bình hoặc yếu vì như vậy họ không thể thực hiện được công việc theo định mức sẽ gây chán nản, năng suất lao động thấp dẫn đến trường hợp bỏ việc. Việc xác định số lao động của từng bộ phận trên chuyền may cũng cần phải tính toán có sự trao đổi với xí nghiệp để nắm chắc và chính xác số lượng lao động thừa thiếu để làm tròn cho hợp lí. 2.2.Quản lí và đưa mức vào sản xuất. Hiệu quả công tác định mức không chỉ phụ thuộc vào xây dựng mức có căn cứ khoa học mà còn phụ thuộc vào việc quản lí mức trong xí nghiệp như thế nào. Mức khi đưa vào sản xuất phải là mức trung bình tiên tiến. Đây là yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất trong định mức lao động. Mức trung bình tiên tiến là mức mà trong điều kiện sản xuất bình thường những công nhân nào nắm bắt được kĩ thuật, cố gắng lao động, tận dụng thời gian làm việc thì đều đạt và vượt mức. Khi đưa mức vào sản xuất cần phải có sự xét duyệt của giám đốc xí nghiệp sau đó các tổ trưởng sẽ hướng dẫn và chỉ rõ phương pháp cho công nhân để có thể đạt và vượt mức với chất lượng cao. Tiếp đó tổ trưởng phải theo dõi mức khi công nhân thực hiện xem có phù hợp hay còn bất hợp lí để kịp thời kết hợp với cán bộ định mức điều chỉnh tránh trường hợp để công nhân thực hiện trong tình trạng không phù hợp quá lâu làm ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ sản xuất đơn hàng của xí nghiệp. Người tổ trưởng tiếp tục lắng nghe, thu thập ý kiến phản hồi góp ý của công nhân để phản ánh với quản đốc, giám đốc xí nghiệp hoàn thiện công tác định mức đối với mã hàng. 2.3. Xem xét và điều chỉnh mức. Cán bộ định mức trên cơ sở những ý kiến yêu cầu điều chỉnh mức và theo dõi tình hình sản xuất thực tế của xí nghiệp sẽ trực tiếp khảo sát chụp ảnh và bấm giờ thời gian làm việc công nhân sản xuất tại xí nghiệp theo phương pháp nêu trên để có được mức phù hợp. 3. Cải thiện điều kiện làm việc. 3.1.Tạo khung cảnh tự nhiên cho nơi làm việc. Xí nghiệp có vị trí ở đầu hồi bên cạnh là con đường cho các xe đi vào các xưởng để vận chuyển hàng nhưng không trồng cây xanh, mùa hè ánh nắng chiếu trực diện vào phía xưởng dễ gây cảm giác nóng nực. Vì vậy xí nghiệp nên bố trí trồng cây xanh hoặc đặt các chậu cây cảnh ở bên cạnh các cửa tạo cảm giác mát dịu làm giảm bớt sự căng thẳng cho người lao động. Thêm vào đó xí nghiệp cũng có thể bố trí các bức tranh phong cảnh tạo sự tự nhiên, gần gũi hơn. 3.2. Nâng cao công tác vệ sinh phòng bệnh. Với điều kiện thường xuyên làm việc nhiều giờ với những bụi vải như vậy xí nghiệp cần trang bị đầy đủ hơn các dụng cụ bảo hộ lao động, cụ thể như sau: - Bảng11- Chỉ tiêu sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động cá nhân tại xí nghiệp. Chỉ tiêu Số lượng Đơn vị Thời gian (năm) áo bảo hộ 4 Chiếc 2 Khẩu trang 4 Chiếc 1 Dép đi trong xưởng 1 Đôi 1 Mũ vải 2 Chiếc 1 Xà phòng 2 Bánh 1 Xí nghiệp thường xuyên tổ chức cho người lao động đi khám sức khoẻ để phát hiện triệu trứng mệt mỏi cũng như tham gia tất cả các đợt kiểm tra sức khoẻ định kỳ của công ty. 3.3. Sử dụng âm nhạc nhằm tăng khả năng sản xuất của người lao động. Trong sản xuất âm nhạc có tác dụng kích thích hoạt động lao động, làm giảm sự mệt mỏi và tăng khả năng làm việc đặc biệt là tình trạng làm việc nhiều giờ hiện nay của công ty. Tại xưởng sản xuất của xí nghiệp đã được trang bị hệ thống loa, tuy nhiên việc sử dụng thì lại chưa hiệu quả. Để tận dụng khả năng sản xuất của người lao động xí nghiệp có thể sử dụng các hình thức nhạc sau: -Giai đoạn người lao động đến nơi làm việc và chuẩn bị làm việc ta sử dụng loại nhạc có âm tiết vui vẻ, nhẹ nhàng, hoan hỉ và có nhịp độ khẩn trương. -Giai đoạn bắt đầu làm việc: sử dụng loại nhạc nhẹ vui tươi với độ chậm bắt đầu và tăng dần đến lúc phù hợp với nhịp độ của sản xuất. -Giai đoạn làm việc ổn định: dùng loại nhạc êm ái, uyển chuyển. -Giai đoạn xuất hiện mệt mỏi: nên sử dụng loại nhạc êm dịu, giảm dần nhưng vẫn cao hơn nhịp điệu sản xuất. -Giai đoạn cuối giờ làm việc: giai đoạn này nên dùng loại nhạc mạnh, hào hứng, sôi động tạo nên tâm lý vui vẻ, tự hào sau một ngày làm việc. -Giai đoạn nghỉ giải lao: Dùng loại nhạc mạnh êm dịu, vui tươi, thư thái giúp nhanh chóng phục hồi chức năng sinh lí đã hao phí trong sản xuất. Số lượng thời gian mở nhạc trong ngày: Tốt nhất là 1 giờ đến 2,5 giờ. Thời gian phát nhạc mỗi lần tối ưu là 15 phút đến 25 phút không nên phát quá 30 phút. Không nên phát đi phát lại một bản nhạc nhiều lần mà cần luân phiên. Mỗi bản chỉ nên phát 2 hoặc 3 lần trong một tuần. Không nên sử dụng loại nhạc có cảm giác mạnh, cao như Roc, Rap hay có lời đang được hâm mộ trong xã hội vì như thế lại thu hút người lao động tập trung nghe nhạc nhiều hơn làm việc nhưng cũng không nên phát nhạc buồn, bi ai, với nhịp điệu chậm. 4.Tăng cường kỉ luật lao động tại xí nghiệp may I. Tăng cường kỉ luật lao động sẽ nâng cao ý thức của người lao động, nâng cao hiệu quả làm việc, làm tăng tính khoa học của tổ chức lao động trong xí nghiệp. Như đã phân tích ở trên vấn đề kỉ luật lao động được đề ra đối với toàn bộ người lao động trong công ty cũng như trong xí nghiệp nhưng vấn đề thực hiện các quy định, nội quy đó chưa sát sao. Để nâng cao tính tích cực của kỉ luật lao động xí nghiệp nên thực hiện công tác theo dõi và đánh giá thật khách quan việc thực hiện nội quy lao động. Các yêu cầu về bảo đảm an toàn lao động cần quán triệt trên tinh thần bắt buộc người lao động phải thực hiện chứ không mang hình thức đối phó. Việc lựa chọn hình thức kỉ luật đối với người lao động cũng tuỳ theo mức độ nặng nhẹ, tuỳ tình huống tránh việc áp dụng cứng nhắc gây tâm lí xấu đối với người vi phạm sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc sau đó. Bên cạnh đó biện pháp giáo dục ý thức sẽ có hiệu lực và là phương tiện chủ yếu làm tăng tính tự giác đối với người lao động, ngăn ngừa các vi phạm kỉ luật. Các hình thức có thể thực hiện: -Thường xuyên tuyên truyền phổ biến các nội quy trong xí nghiệp. -Tổ chức thảo luận kiểm điểm tình hình kỉ luật lao động ở các cuộc họp của tổ sản xuất hay trong toàn xí nghiệp. - Dùng loa đài được lắp đặt trong xưởng để thông báo cũng như nhắc nhở kịp thời tình hình kỉ luật lao động khi cần thiết. Thêm vào đó việc không ngừng tạo điều kiện nâng cao trình độ văn hoá, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân sẽ nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm tập trung hơn trong công việc, hạn chế việc công nhân nói chuyện riêng, tăng thời gian tác nghiệp, hiệu quả lao động tốt hơn. 5. Tăng cường các hoạt động khuyến khích lao động. 5.1.Các hình thức khuyến khích vật chất. Về vật chất chủ yếu là tiền lương, tiền thưởng và các khoản phúc lợi. Để đảm bảo tính công bằng hợp lí thì phân chia tiền lương và thu nhập cần thực hiện theo những nguyên tắc sau: -Tái sản xuất sức lao động: Tiền lương không chỉ bù đắp lại công sức lao động đã mất mà còn phải nâng cao được sức khoẻ chất lượng cuộc sống và họ phải nuôi sống họ cùng ít nhất một người mà họ phải đảm nhiệm nuôi dưỡng. -Tiền lương phải chiếm phần lớn trong tổng thu nhập của họ từ xí nghiệp: Tiền lương phải đảm bảo chiếm từ 70% đến 85% thu nhập của họ từ xí nghiệp vì tiền lương mang tính ổn định cao và phản ánh năng lực sản xuất của họ. Một điều khó đối với xí nghiệp hiện nay là vấn đề tính lương cho công nhân được thực hiện theo quy định của công ty do đó xí nghiệp không có quyền tự quyết định tăng hay giảm lương. Song xí nghiệp có thể thực hiện tốt công tác tổ chức lao động nhằm giảm bớt những lãng phí về mặt vật chất cũng như thời gian, tổ chức đánh giá kết quả thực hiện công việc một cách công bằng và rõ ràng hơn. Ngoài ra, xí nghiệp cũng phát động mạnh những phong trào thi đua giữa các tổ cụm, biểu dương các cá nhân có năng suất lao động cao hay sản phẩm đạt chất lượng tốt. Bên cạnh những hình thức thưởng đang được thực hiện của xí nghiệp thì xí nghiệp cũng nên áp dụng hình thức thưởng sau: + Thưởng do tiết kiệm thời gian: Sau khi mức được đưa vào sản xuất mã hàng một cách hợp lí thì việc công nhân đạt năng suất cao được thưởng cũng nên có hình thức thưởng do tiết kiệm thời gian thực hiện hoàn thành sản phẩm trước thời gian nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Trên thực tế tiền thưởng do tiết kiệm thời gian và tiền thưởng năng suất là một nhưng người lao động phấn khởi hơn. Như vậy sẽ khuyến khích công nhân tập trung làm việc hơn. + Nếu việc người lao động bị xử phạt trừ vào tiền lương nếu họ làm hỏng sản phẩm quá mức cho phép thì ngược lại cũng nên có phần thưởng cho người lao động hoàn thành 100% sản phẩm có chất lượng cao và không có sản phẩm hỏng, sản phẩm phải sửa. 5.2.Khuyến khích tinh thần. Nhu cầu khuyến khích về tinh thần của người lao động cũng rất phong phú bởi con người là nguồn gốc của mọi sự sáng tạo, cách suy nghĩ và quan niệm sống của mỗi người cũng khác nhau. Hình thức tổ chức thi đua và phong tặng các danh hiệu, sự khẳng định vị trí của mình trong bộ phận làm việc thông qua chức danh không phải ai cũng đạt được. Do vậy cách để khuyến khích động viên tinh thần của toàn bộ người lao động trong xí nghiệp có thể làm được là: Tạo công việc ổn định cho người lao động: Đây là một yếu tố hết sức quan trọng. Có việc làm thường xuyên, đều đặn tạo sự phấn khởi cho cá nhân người lao động cũng như tập thể lao động. Bởi nếu không có việc làm ổn định người lao động sẽ luôn lo lắng, không yên tâm làm việc, bắt buộc họ sẽ nghĩ cách rời bỏ công ty để tìm công việc khác. Đây là điều xấu nhất vì công ty sẽ phải tuyển công nhân mới, xí nghiệp thì sẽ mất thời gian đào tạo trong công việc. Tạo ra bầu không khí hiểu biết lẫn nhau: hay chính là văn hoá của xí nghiệp. Người lao động có thời gian làm việc khá dài nên xí nghiệp cũng chính như ngôi nhà thứ hai của họ, thêm vào đó do đặc điểm ngành may nên hầu hết người lao động từ nhiều nơi khác nhau đến. Tạo không khí gần gũi trò chuyện, đôi khi chỉ là câu thăm hỏi về gia đình cũng khiến người lao động thấy mình được quan tâm. Hiện nay xí nghiệp cũng đang làm rất tốt công việc này, giữa giám đốc và các cán bộ quản lí cũng như các công nhân trong xí nghiệp rất gần gũi, vui vẻ thân thiện với nhau, họ thường xuyên hỏi thăm gia đình người thân khi gặp khó khăn, tạo điều kiện và gửi quà tới gia đình ai có người ốm đau. Để tiếp tục phát huy tinh thần đó cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân người lao động, thu hút và gìn giữ lao động trong xí nghiệp các cán bộ quản lí kết hợp với các tổ trưởng thường xuyên động viên, bố trí những lao động giỏi có nhiều kinh nghiệm kèm cặp giúp đỡ những người mới vào để họ nhanh chóng thích nghi với công việc, tạo không khí thân thiện tránh sự bỡ ngỡ, hụt hẫng. Ngoài ra, xí nghiệp cũng nên tạo một hòm thư góp ý để người lao động có thể đóng góp ý kiến cũng như bày tỏ những quan điểm, suy nghĩ, bức xúc mà họ e ngại không muốn trình bày trực tiếp. Như thế xí nghiệp cũng sẽ có được những góp ý chân thật và tự nhiên, tạo tâm lí thoải mái, phấn khởi cho người lao động, họ thấy được sự khách quan và công bằng. Do vậy công tác quản lí trong xí nghiệp sẽ thuận lợi và hiệu quả hơn. Kết luận Bao quát toàn bộ nội dung tổ chức lao động khoa học trong đề tài cho thấy tổ chức lao động khoa học không chỉ là một vấn đề tổ chức thông thường mà đó là phương pháp tổ chức vừa mang tính khoa học vừa có cả nghệ thuật tổ chức quản lí trong đó. Tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp cần phải biết điểm mạnh, điểm yếu của từng lao động để phân công cho phù hợp với công việc cũng như với khả năng. Sự kết hợp giữa các cá nhân, các bộ phận, tổ cụm một cách hài hoà, công bằng, gần gũi và thân thiết mới có thể phát huy, thu hút lao động giỏi làm việc trong xí nghiệp mình. Trong đề tài này em cũng chỉ dám nêu một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện thêm công tác tổ chức lao động khoa học tại xí nghiệp. Qua quá trình tìm hiểu và phân tích thực trạng tổ chức lao động khoa học tại xí nghiệp may I em thấy được những cố gắng, sự tích cực không ngừng cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, quan tâm tới người lao động, nghiên cứu tìm ra những phương thức tiên tiến và áp dụng vào sản xuất, tạo công việc ổn định cho người lao động. Tuy vậy xí nghiệp cũng vẫn còn những mặt hạn chế, những khó khăn chưa được giải quyết như: Phân công lao động chưa phù hợp với năng lực của người lao động, định mức lao động còn mang tính chủ quan, tổ chức và phục vụ chưa hợp lí, các hoạt động khuyến khích lao động chưa thực sự có hiệu quả. Từ đó, em xin đưa ra ý kiến nhằm hoàn thiện hơn công tác tổ chức lao động khoa học của xí nghiệp gồm: Phân công lao động dựa vào năng lực thực tế của người lao động, thực hiện định mức lao động chính xác hơn, đảm bảo các điều kiện lao động, tăng cường các hoạt động khuyến khích lao động. Rất mong ý kiến của em sẽ góp phần nhỏ giúp xí nghiệp thành công hơn với công tác tổ chức lao động khoa học trong thời gian tới. Vì thời gian và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót trong cách trình bày, phân tích và lập luận vấn đề nhất là việc nêu ý kiến đóng góp. Kính mong được sự giúp đỡ và góp ý của các thầy cô giáo cùng các cán bộ Văn phòng xí nghiệp may I Công ty may Thăng Long để em hoàn thiện hơn đề tài của mình. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Phan Y Lan cùng toàn thể các thầy cô giáo khoa Kinh Tế và Quản Lý trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội , ban lãnh đạo công ty Thăng Long , cán bộ Văn phòng xí nghiệp may I, đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Phần phụ lục Phụ lục 1: Bảng quy trình công nghệ may Mã hàng: SMK 34-83 Tổng thời gian: 3245 giây = 54 phút Thời gian bình quân: 56,93 giây Lao động thực tế trên dây truyền: 57 người Cấp bậc bình quân: 3,02 TT Mô tả công việc Bậc thợ Thời gian Số lao động Quy đổi bậc 1 Điểm (đơn giá) Cụm cổ 1 Quay cổ theo tiêu chẩn 3.3 22 1 29 10 Sửa bản to cổ theo mẫu 2.7 20 25 9 2 Sửa cổ để lộn ép cổ 2.7 10 1 12 4 Lộn ép cổ theo tiêu chuẩn 3.0 25 32 11,5 Là lạivải cổ trước khi diễu 2.7 20 25 9 3 Diễu xq bản cổ 2 đường 3.0 22 1 28 10 May bọc chân cổ theo tiêu chuẩn 3.0 15 19 7 Diễu xq lắp túi tay 3.0 20 25 9 4 Vạch xq chân cổ 2.7 15 1 18 6,5 Ghim mo cổ 3.5 34 46 16 Sửa lộn cạo kiểm tra 2.7 24 29 10 5 Sửa lót chân cổ 2.7 9 1 11 4 Tra cổ theo tiêu chuẩn 3.5 45 61 22 6 Mí cổ dận vòng quanh chân cổ 4.0 100 2 144 51 7 Quay 2 cạnh lắp túi tay 3.0 20 2 25 9 Dán + dận xq lắp túi tay 3.0 35 45 16 8 Bẻ may MT tay 3.0 15 1 19 7 Dán túi tay đáy vát 3.0 45 57 20 9 Bấm chân cổ theo tiêu chuẩn 2.7 20 2 25 9 Là phẳng dãn cổ 2.7 20 25 9 MD vị trí túi tay 2.7 12 15 5,5 Sửa lộn nắp túi tay 2.7 25 31 11 Sửa bản to nắp túi tay 2.7 7 9 3 Đánh xq nắp túi tay 2.7 40 49 17 10 Chon bán thành phẩm 2.0 6 7 2,5 Cụm chi tiết 11 May nẹp diễu cạnh ngoài nẹp 3.3 43 3 33 12 MD cắt may băng dính 3.0 95 144 51 12 May nẹp theo tiêu chuẩn 3.3 30 1 40 14 Diễu một cạnh ngoài nẹp 3.0 18 23 8 13 Quay 2 cạnh nắp túi ngực 3.0 100 3 124 46 Dán + dận nắp túi ngực 3.0 80 102 36 14 Cắt may băng dính gai nắp túi ngực 3.0 105 2 134 48 15 May đố túi ngực 3.0 22 4 51 18 May 2 mép túi ngực ngoài 3.0 40 140 50 So kẻ dán túi ngực ngoài 3.3 110 53 19 So kẻ dán túi ngực trong 3.3 40 53 19 16 Đính bọ nắp túi ngực 3.0 43 1 55 20 17 Đính cúc nẹp SG 3.0 60 2 76 27 Đính cúc DB bằng kim tay 3.0 35 45 16 Là phẳng nẹp 2.7 25 31 11 18 Thùa khuyết 3.0 36 1 46 16 19 Cắt may xq nhãn lót 3.0 40 3 51 18 Ghim ly 3.0 93 118 42 20 May vai con 3.3 70 2 92 33 Dận vai con 1 đường 3.0 30 38 13 21 22 MD vị trí túi, nắp ngoài 2.7 47 1 30 10 Gấp 2 nắp túi ngực 2.7 55 2 68 24 MD vị trí đỉa 2.7 60 74 26 23 Là lật đố túi 2.7 45 3 55 19 Đánh xq túi ngực 2.7 125 154 55 24 Khớp 2 TT sửa cân đề 2.7 65 1 80 28 Bấm nha Vnách 2.7 10 12 4 25 Chọn bán thành phẩm 2.0 12 14 5 Cụm lắp ráp 26 May đỉa 3.0 70 1 77 27 27 May chắp một đoạn để may sẻ 3.0 40 3 51 18 Bẻ may sẻ 3.0 80 102 36 Gói dấu đầu chỉ 3.0 16 19 7 28 So sửa tra tay 3.3 60 3 79 28 Chắp sườn 3.0 60 76 27 Vắt sổ một đoạn để may sẻ 3.0 30 38 13,5 29 Dận vành nách 3.0 55 2 70 25 Dận sườn 3.0 50 64 23 30 Đính bọ sẻ + đỉa 3.0 81 2 103 36,5 Đính + thùa khuyết cổ 3.0 20 25 9 31 32 33 May cửa tay sau may sườn 3.3 65 1 86 30,5 Cắt + chặn 2 đầu đỉa 3.0 220 4 280 99,5 So sửa - bẻ may gấu 3.3 160 3 211 75 34 Chọn bán thành phẩm 2.0 4 5 2 35 Sơ tướp 3.0 20 24 8 36 Sơ chế bằng bàn là 2.7 65 79 28 Phụ lục 2: Biểu chụp ảnh thời gian làm việc. Công nhân 1: Lê Hồng Thắm Cấp bậc công nhân: 3/6 Công việc chính hiện nay: May xung quanh nắp túi ngực. Thời gian hoàn thành 1 sản phẩm: 50 giây Ngày khảo sát: 14/04/2004. Stt Tên công việc Thời gian hiện tại(giờ,phút) Độ dài thời gian hao phí Kí hiệu 1 Bắt đầu ca làm việc 7h30 2 Đến muộn 7h34 4 LPCN 3 Lau máy 7h40 6 CK 4 May xq nắp túi ngực 8h40 60 TN 5 Đi lấy hàng về may 8h52 12 PVTC 6 May xq nắp túi ngực 9h45 53 TN 7 Sửa hàng may hỏng 9h50 5 LPCN 8 Nói chuyện 10h 5 LPCN 9 May xq nắp túi hỏng 10h55 55 TN 10 Vệ sinh cá nhân 11h5 10 NC 11 Đi lấy hàng + xếp lại hàng 1h13 8 PVTC 12 Đánh suốt chỉ + sỏ kim 11h20 7 PVTC 13 May xq nắp túi ngực 11h30 10 TN 14 Nghỉ trưa 12h30 15 May xq nắp túi ngực 12h58 28 TN 16 Chỉnh máy 13h5 7 PVTC 17 May xq nắp túi ngực 14h50 105 TN 18 Vệ sinh cá nhân 15h 10 NC 19 Nói chuyện 15h3 3 LPCN 20 May xq nắp túi ngực 15h48 45 TN 21 Ra ngoài có việc riêng 16h 12 LPCN 22 May xung quanh nắp túi ngực 16h30 30 TN Công nhân 2:Nguyễn Thị Nhung Cấp bậc công nhân : 2/6 Công việc chính : Thùa khuyết Thời gian hoàn thành sản phẩm : 30 giây Ngày khảo sát: 17/04/2004 Stt Tên công việc Thời gian hiện tại Độ dài thời gian hao phí(giờ,phút) Kí hiệu 1 Bắt đầu ca làm việc 7h30 2 Lau máy 7h35 5 CK 3 Thùa khuyết 8h27 52 TN 4 Xếp hàng lên xe 8h30 3 PVTC 5 Lấy hàng đổi bán 8h40 10 PVTC 6 Dỡ hàng 8h45 5 PVTC 7 Thùa khuyết 9h20 35 TN 8 Đi lấy hàng 9h27 7 PVTC 9 Dỡ hàng, sắp xếp lại 9h32 5 PVTC 10 Nói chuyện 9h35 3 LPCN 11 đi lấy chi tiết 9h40 5 PVTC 12 Thay chỉ 9h42 2 PVTC 13 Nói chuyện 9h45 3 LPCN 14 Thùa khuyết 10h35 40 TN 15 Vệ sinh cá nhân 10h50 15 NC 16 Đưa hàng+lấy hàng 11h 10 PVTC 17 Thùa khuyết 11h25 25 TN 18 Nghỉ sớm 11h30 5 LPCN 19 Nghỉ trưa 12h30 20 Nói chuyện 12h35 5 LPCN 21 Thùa khuyết 13h18 43 TN 22 Gom hàng 13h20 2 PVTC 23 Đưa hàng+lấy hàng 13h32 12 PVTC 24 Thùa khuyết 14h25 47 TN 25 Nói chuỵện 14h27 2 LPCN 26 Thùa khuyết 15h15 48 TN 27 đổi kim 15h30 15 PVTC 28 Đưa hàng+đi lấy hàng 15h38 8 PVTC 29 Thùa khuyết 16h3 25 TN 30 Vệ sinh cá nhân 16h10 7 NC 31 Thùa khuyết 16h30 23 TN Công nhân 3: Nguyễn Quỳnh Lan Cấp bậc công nhân : 2/6 Công việc chính: May nẹp áo có gá lắp Thời gian hoàn thành sản phẩm: 40 giây Ngày khảo sát: 20/04/2004 Stt Tên công việc Thời gian hiện tại(giờ, phút) Độ dài thời gian hao phí Kí hiệu 1 Bắt đầu ca làm việc 7h30 2 đến muộn 7h33 3 LPCN 3 Lau máy+lắp gá 7h45 12 CK 4 May nẹp áo 8h35 50 TN 5 Lấy hàng+xếp hàng 8h42 7 PVTC 6 May nẹp áo 9h15 33 TN 7 Sửa hàng may hỏng 9h21 6 LPCN 8 Chỉnh máy 9h30 9 PVTC 9 May nẹp áo 9h45 15 TN 10 Thay chỉ 9h48 3 PVTC 11 May nẹp áo 10h2 14 TN 12 Lấy tô vít chỉnh gá 10h5 3 PVTC 13 May nẹp áo 10h47 42 TN 14 Vệ sinh cá nhân 10h55 8 NC 15 Sửa hàng lỗi 11h14 17 LPCN 16 May nẹp áo 11h27 17 TN 17 Nghỉ trước 11h30 3 LPCN 18 Nghỉ trưa 12h30 19 May nẹp áo 13h47 77 TN 20 Nói chuyện 13h53 6 LPCN 21 Lấy hàng 14h12 9 PVTC 22 Vệ sinh cá nhân 14h17 5 NC 23 Chỉnh gá 14h20 3 PVTC 24 May nẹp áo 15h2 42 TN 25 Nói chuyện 15h5 3 LPCN 26 đánh suốt chỉ+sỏ kim 15h15 10 PVTC 27 May nẹp áo 15h48 33 TN 28 Vệ sinh cá nhân 15h54 6 NC 29 May nẹp áo 16h30 26 TN Phụ lục 3: Phiếu điều tra Thông tin cá nhân: 1. Giới tính: 1 Nam 1 Nữ 2. Tình trạng hôn nhân: 1 Chưa lập gia đình 1 Đã lập gia đình 3. Tuổi: 1 40tuôỉ Để hoàn thiện công tác Tổ chức lao động khoa học trong Xí nghiệp I, rất mong Anh(chị) hợp tác giúp đỡ bằng cách trả lời các câu hỏi trong bảng sau: 1.Anh/chị đã làm việc tại Xí nghiệp được bao nhiêu năm? 1 10năm 2.Công việc mà Anh/chị làm trên dây chuyền may là bộ phận gì? (Xin vui lòng ghi rõ công việc đó) ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... 3.Anh/chị hiểu công việc của mình ở cấp độ nào? 1 Hiểu rõ 1 Không hiểu lắm 1 Không hiểu 4. Cấp bậc công nhân của Anh/chị hiện nay ở? 1 Bậc 6/6 1 Bậc 3/6 1 Bậc 5/6 1 Bậc 2/6 1 Bậc 4/6 1 Bậc 1/6 5. Cấp bậc công việc mà Anh/chị thường xuyên làm? 1 Bậc 6/6 1 Bậc 3/6 1 Bậc 5/6 1 Bậc 2/6 1 Bậc 4/6 1 Bậc 1/6 6. Những kỹ năng hiện có của Anh/chị phần lớn là do? 1 Kinh nghiệm tích luỹ trong quá trình làm việc. 1 Được đào tạo qua trường lớp. 1 Được kèm cặp hướng dẫn, trao đổi của các đồng nghiệp. 1 Tự học. 1 Thông qua các hình thức khác. 7. Theo Anh/chị để đáp ứng yêu cầu công việc trong thời gian tới có cần phải nâng cao trình độ tay nghề của mình không? 1 Có 1 Không 8. Thời gian trung bình 1 ngày làm việc hiện nay? 1 8giờ 1 8 - 10giờ 1 10 - 12giờ 1 > 12giờ Thời gian làm việc hiện nay đối với Anh/chị ? 1 Quá nhiều 1 Bình thường 1 ít 9. Theo Anh/chị nới làm việc của mình? 1 Rộng 1 Bình thường 1 Hẹp 10. Trong quá trình làm việc Anh/chị có gặp phải khó khăn gì không? 1 Có 1 Không Nếu có, nêu rõ lý do: 1 Không được bố trí công việc phù hợp với khả năng. 1 Không được trang bị đầy đủ điều kiện để thực hiện công việc. 1 Lý do khác.(nêu cụ thể).......................................................... ..................................................................................................... 11. Anh/chị có được hướng dẫn về an toàn lao động khi vào Công ty không? 1 Có 1 Không Nếu có, thì thời gian học là: 1 < 1tuần 1 2tuần 1 2-4tuần 12. Anh/chị đã bao giờ bị tai nạn lao động chưa? 1 Chưa bao giờ 1 1 lần 1 2 lần 1 > 2 lần Lúc xảy ra tai nạn (nếu có): 1 Bắt đầu ca làm việc 1 Giữa ca 1 Cuối ca 13. Không khí tại nơi làm việc theo Anh/chị: 1 Căng thẳng 1 Bình thường 1 Thoải mái 14. Quy chế sử phạt trong Xí nghiệp theo Anh/chị như vậy là: 1 Còn nhẹ 1 Hợp lý 1 Bình thường 1 Nghiêm khắc 15. Lương tháng bình quân hiện nay của Anh/chị là bao nhiêu? ......................................................................................... Đối với Anh/chị mức lương đó so với mức sinh hoạt ra sao? 1 Thấp 1 Đủ 1 Cao 16. Anh/chị có dự định gì trong vài năm tới? ......................................................................................... ......................................................................................... ......................................................................................... Danh mục tài liệu tham khảo TS.Trần Xuân Cầu- Giáo trình Phân Tích Lao Động Xã Hội -NXB Lao Động Xã Hội- 2002. TS. Mai Quốc Chánh &TS.Trần Xuân Cầu- Giáo trình Kinh Tế Lao Động- NXB Lao Động Xã Hội- 2000. PGS-PTS Phạm Đức Thành- Giáo trình Quản Trị Nhân Lực- NXB Thống Kê Hà Nội-1998. ThS.Nguyễn Tấn Thịnh-Khoa Kinh Tế và Quản Lý -Trường ĐHBK-Bộ môn quản lý nhân lực trong doanh nghiệp. ThS..Lương Văn úc-Tâm Lí Học Lao Động-Trường Đại học KTQD- Bộ môn Quản trị nhân lực và Tổ chức lao động khoa học. Tổ Chức Lao Động Khoa Học - tập I, tập II- Trường Đại học KTQD- Bộ môn Kinh Tế Lao Động- NXB Giáo Dục 1994. Các tài liệu có liên quan của Xí nghiệp I và Công ty may Thăng Long. Mục lục ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36210.doc
Tài liệu liên quan