Hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty Cổ phần cầu 11 Thăng Long

Tài liệu Hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty Cổ phần cầu 11 Thăng Long: ... Ebook Hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty Cổ phần cầu 11 Thăng Long

doc72 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1451 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty Cổ phần cầu 11 Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lêi më ®Çu Công tác quản lý tiền lương là một chức năng quan trọng của công tác quản trị doanh nghiệp, nó có quan hệ mật thiết với các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp. Tiền lương được xem như biểu hiện mối quan hệ về lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tiền lương là một phần chi phí sản xuất và là một bộ phận cấu thành giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Đối với người lao động tiền lương là phần thu nhập chủ yếu để nuôi sống bản thân họ và gia đình. Vì vậy với mỗi doanh nghiệp việc lựa chọn các hình thức trả lương, xây dựng thang lương, bảng lương, quỹ lương, định mức lương hợp lý sẽ góp phần đảm bảo sự phân phối công bằng cho người lao động trong quá trình làm việc. Khi tiền lương tương xứng với đóng góp của người lao động thì họ sẽ thực hiện công việc theo chức năng, năng lực của mình một cách tốt nhất, sử dụng thời gian làm việc tối đa nâng cao năng suất lao động. Đây cũng chính là đòi hỏi cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp trong xu thế hoá toàn cầu hoá và hội nhập nền kinh tế thế giới. Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần cầu 11 Thăng Long, nhận thấy thực trạng công tác trả lương tại Công ty có nhiều ưu điểm nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số điểm cần điều chỉnh để hoàn thiện hơn nữa, để tiền lương thực sự là đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ. Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty Cổ phần cầu 11 Thăng Long” Mục đích nghiên cứu: Đề tài này nhằm phân tích thực trạng công tác tiền lương tại Công ty Cổ phần cầu 11 Thăng Long và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiền lương tại Công ty Cổ phần cầu 11 Thăng Long. Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian thực tập có hạn nên em chỉ khảo sát được tình hình trả lương tại Công ty Cổ phần cầu 11 Thăng Long để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác trả lương trong toàn Công ty. Về phương pháp nghiên cứu: Với phương pháp so sánh, phân tích thống kê, phương pháp điều tra, quan sát, khảo sát, thực tế kết hợp nguồn số liệu báo cáo lao động việc làm, kế hoạch lao động tiền lương - Phòng tổ chức hành chính; Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh - Phòng kế hoạch… cùng những kiến thức đã được các thầy, cô giáo trang bị cho trong quá trình học tập, nội dung chuyên đề sẽ bao gồm những nội dung sau: Chương I: Cơ sở lý luận về tiền lương trong các doanh nghiệp Chương II: Thực trạng về công tác tiền lương tại Công ty Cổ phần cầu 11 Thăng Long Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác tiền lương tại Công ty Cổ phần cầu 11 Thăng Long Là một sinh viên lần đầu tiên tiếp cận với thực tế cộng với khả năng nghiên cứu khái quát vấn đề còn nhiều hạn chế, mặc dù đã hết sức cố gắng song bài viết vẫn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo cũng như những người quan tâm đến vấn đề này để bài viết sau của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo - PGS.TS. Vũ Thị Mai và các cô, chú, anh, chị trong Ban giám đốc Công ty, phòng Tổ chức hành chính, Phòng Kinh tế - kế hoạch, Phòng khoa học kỹ thuật, Phòng thiết bị vật tư, các tổ trưởng các đội thi công - Công ty Cổ phần cầu 11 Thăng Long đã hướng dẫn, chỉ bảo, góp ý, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Hà nội, tháng 4 năm 2008 Sinh viên Hoàng Thị Kim Quy Ch­¬ng I C¬ së lý luËn vÒ tiÒn l­¬ng trong c¸c doanh nghiÖp I. kh¸i niÖm vµ vai trß cña tiÒn l­¬ng 1. Khái niệm tiền lương Tuỳ theo cách tiếp cận, phương thức vận hành nền kinh tế và trình độ phát triển của nền kinh tế mà người ta có những quan niệm khác nhau về tiền lương. Theo Mác thì: Tiền lương là giá cả của sức lao động, nó được đo bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt thiết yếu phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người lao động. Trong nền kinh tế tập trung bao cấp trước đây, người ta quan niệm rằng: Tiền lương là một phần của thu nhập quốc dân được biểu hiện bằng tiền, được phân chia cho người lao động một cách có kế hoạch, trên cơ sở phân phối theo lao động. Trong nền kinh tế thị trường do sức lao động được nhìn nhận như một thứ hàng hoá đặc biệt nên: Tiền lương chính là giá cả của sức lao động, là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động tuân theo các cơ chế của thị trường lao động. Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho rằng: Tiền lương (salary) là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo một số lượng nhất định không căn cứ vào số giờ làm việc thực tế, thường được trả theo tháng hoặc nửa tháng. Ở Pháp, sự trả công lao động bao gồm tiền lương hay lương bổng và mọi nguồn lợi ích trực tiếp cũng như gián tiếp mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo việc làm của người lao động. Ngày nay, người ta đã đi đến thống nhất về khái niệm tiền lương, dù cách diễn đạt về khái niệm này có thể có những điểm khác nhau: “Tiền lương là giá cả của sức lao động, được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động (bằng văn bản hoặc bằng miệng), phù hợp với quan hệ cung - cầu sức lao động trên thị trường lao động và phù hợp với các quy định tiền lương của pháp luật lao động hiện hành”.(1) (trích giáo trình tiền lương tiền công -Trường ĐH Lao động - Xã hội năm 2006) 2. Vai trò của tiền lương đối với người lao động 2.1. Tái sản xuất sức lao động Sức lao động là yếu tố quan trọng của sản xuất kinh doanh. Dù cho sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, sự ứng dụng nhanh chóng các công nghệ mới vào sản xuất với mức độ cơ khí hóa và tự động hóa tối đa thì lao động vẫn giữ vai trò nhất định. Đó là việc con người đã sáng chế ra công nghệ và cải tiến kỹ thuật nhằm cho phục vụ cho sản xuất. Vậy tiền lương có đảm bảo cho tái sản xuất sức lao động thì người lao động mới có thể tiếp tục cống hiến sức lực và trí tuệ của mình vào công việc một cách tốt nhất. 2.2. Kích thích về vật chất Vai trò này có ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần làm việc của người lao động vì chỉ khi được đáp ứng về vật chất sẽ tạo cho người lao động có tinh thần thoải mái để làm việc. Chủ doanh nghiệp cũng phải nhận thức được vai trò này để sử dụng sức lao động hiệu quả hơn, một phần không chỉ nâng cao thu nhập cho người lao động mà còn tạo ra lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. 2.3. Đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình người lao động Khi người lao động nhận được một mức lương phù hợp thì họ sẽ chú tâm vào công việc được giao từ đó nâng cao năng suất lao động, chất lượng công việc. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu ngày càng tăng của con người thì tiền lương không những đảm bảo cuộc sống của người lao động mà còn có thể dự phòng cho cuộc sống lâu dài khi họ hết khả năng lao động hoặc khi gặp rủi ro, bất trắc trong cuộc sống. 2.4. Đảm bảo trang trải cho chi phí học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ Trong nền kinh tế thị trường nếu người lao động không ngừng nâng cao trình độ của mình thì họ sẽ bị đào thải. Do đó vai trò của tiền lương nhằm đảm bảo trang trải chi phí cho người lao động để họ có thể học tập nâng cao trình độ của mình là hết sức quan trọng vì nó gián tiếp thúc đẩy sự đi lên của nền kinh tế đất nước nói chung cũng như của doanh nghiệp nói riêng. II. C¸c yÕu tè ¶nh h­ëng ®Õn tiÒn l­¬ng cña ng­êi lao ®éng Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động rất đa dạng và phong phú, có thể chia ra các nhóm yếu tố sau: 1. Yếu tố bên ngoài Yếu tố bên ngoài bao gồm các nhân tố như mức độ phát triển của nền kinh tế, mức sống của dân cư, tiền lương trung bình trên thị trường lao động , chính sách tiền lương của doanh nghiệp, chính sách lao động - xã hội… Yếu tố thuộc về doanh nghiệp Khả năng tài chính của doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh, chính sách tiền lương của doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp… Yếu tố thuộc về người lao động Khả năng hiện tại (kiến thức, kỹ năng, phẩm chất lao động), tiềm năng cá nhân trong tương lai, kiến thức tay nghề tích lũy, thâm niên nghề nghiệp, mức độ trung thành với doanh nghiệp, mức độ hoàn thành công việc… Yếu tố thuộc về công việc Mức độ phức tạp, quan trọng của công việc, cung cầu lao động của công việc, nghề là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến tiền lương của người lao động. III. Nh÷ng yªu cÇu vµ nguyªn t¾c c¬ b¶n trong c«ng t¸c tr¶ l­¬ng cña doanh nghiÖp 1. Yêu cầu trong tổ chức tiền lương Trong tổ chức tiền lương doanh nghiệp cần phải đảm bảo một số yêu cầu cơ bản sau: Một là: Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động Đây là yêu cầu rất quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện đúng chức năng và vai trò của tiền lương. Yêu cầu này đặt ra tiền lương cần phải đáp ứng đủ các nhu cầu thiết yếu của cá nhân và gia đình người lao động, tiền lương phải là khoản thu nhập chính, ổn định, thường xuyên và lâu dài. Một phần tiền lương để họ tái sản xuất sức lao động, chi trả những chi phí sinh hoạt một phần dùng cho nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Doanh nghiệp làm tốt điều này sẽ tạo điều kiện để người lao động làm việc hăng say hơn từ đó nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí và hạ thấp giá thành sản phẩm. Muốn vậy, khi trả lương doanh nghiệp cần chú ý đến tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế của người lao động vì đôi khi tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế có khoảng cách rất xa nhau. Tiền lương danh nghĩa có thể cao hơn nhưng trên thực tế vẫn không đủ để chi trả cho người lao động nuôi sống bản thân và tái sản xuất sức lao động (vì tiền lương thực tế quá thấp). Hai là: Tiền lương phải có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả lao động Tiền lương là đòn bẩy kinh tế quan trọng của doanh nghiệp đối với người lao động, tạo cơ sở nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Yêu cầu này đặt ra nhằm phát huy tác dụng của công cụ tiền lương, tiền lương luôn luôn phải là động lực giúp người lao động không ngừng nâng cao năng suất lao động để đạt được mức thu nhập cao hơn. Mặt khác, cũng đặt ra cho người lao động ngày càng phải nâng cao trình độ và kỹ năng để đáp ứng công việc. Ba là: Tiền lương phải đơn giản, dễ hiểu và dễ tính toán Tiền lương luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động. Việc trả lương đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán giúp người lao động tự tính toán được tiền lương của mình, đánh giá tiền lương đã được trả đúng, đủ với giá trị sức lao động bỏ ra. Qua đó người lao động biết được yếu tố nào tác động trực tiếp đến tăng, giảm tiền lương của mình, nhằm hoàn thiện động cơ và thái độ làm việc. 2. Những nguyên tắc cơ bản trong công tác trả lương của doanh nghiệp 2.1 Trả lương ngang nhau cho những lao động như nhau Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc phân phối theo lao động, đòi hỏi khi trả lương không được phân biệt giới tính, tuổi tác, dân tộc mà phải dựa vào số lượng và chất lượng lao động. Nguyên tắc thể hiện ở chỗ ai tham gia công việc nhiều, có hiệu quả, trình độ lành nghề cao thì được trả lương cao và ngược lại như vậy mới đảm bảo được tính công bằng và bình đẳng trong trả lương. 2.2 Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động bình quân tăng nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân Tiền lương tăng là do trình độ tổ chức và quản lý lao động ngày càng có hiệu quả hơn. Đối với tăng năng suất lao động, ngoài các yếu tố gắn liền với việc nâng cao kỹ năng làm việc và trình độ tổ chức quản lý lao động thì tăng năng suất lao động còn do các nguyên nhân khác tạo ra như: đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao trình độ chuyên môn - kỹ thuật của nguồn nhân lực, áp dụng các biện pháp tạo động lực, tiết kiệm nguyên vật liệu... Như vậy năng suất lao động có khả năng khách quan tăng nhanh hơn tiền lương bình quân. 2.3 Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân Yêu cầu của nguyên tắc này là đảm bảo mối quan hệ hợp lý trong trả công lao động. Trả công lao động phải phân biệt về mức độ phức tạp của lao động, điều kiện lao động, vị trí quan trọng của các ngành nghề khác nhau trên cơ sở đó nhằm khuyến khích chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo hướng hiện đại hoá nền kinh tế, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong trả lương theo ngành nghề cho người lao động. Vi. Quü l­¬ng vµ qu¶n lý quü l­¬ng 1. Quỹ lương và thành phần của quỹ lương 1.1 Quỹ lương Quỹ lương là tổng số tiền mà doanh nghiệp hay một đơn vị kinh tế dùng số tiền này để trả lương cho người lao động. Quỹ lương do doanh nghiệp tự quản lý và sử dụng. * Quỹ tiền lương bao gồm: - Tiền lương cơ bản theo quy định của Nhà nước và của công ty (còn gọi là tiền lương cố định hay tiền lương cấp bậc) - Tiền lương biến đổi gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng… mang tính chất lương. 1.2. Thành phần của quỹ lương Thành phần của quỹ lương dựa theo những quy định của Nhà nước và căn cứ vào các hình thức trả lương của công ty, bao gồm: - Tiền lương tháng, tiền lương ngày theo hệ thống thang, bảng lương của Nhà nước - Tiền lương trả theo sản phẩm - Tiền lương công nhật trả cho những người làm việc theo hợp đồng - Tiền lương trả cho những cán bộ, công nhân viên chức nghỉ phép định kỳ hoặc nghỉ phép về việc riêng trong phạm vi chính sách của nhà nước - Các loại tiền lương có tính chất thường xuyên - Phụ cấp thâm niên nghề nghiệp, phụ cấp khu vực - Phụ cấp cho những người làm công tác khoa học có tài năng - Các khoản phụ cấp khác được ghi trong quỹ lương 2. Quản lý quỹ lương Quản lý quỹ lương là việc phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương trong từng thời kỳ nhất định của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương trong từng doanh nghiệp nhằm: - Thúc đẩy việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm quỹ lương, phát hiện sự mất cân đối giữa các chỉ tiêu sản lượng và chỉ tiêu lương để có biện pháp khắc phục kịp thời. - Góp phần củng cố chế độ hạch toán, thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, khuyến khích tăng năng suất lao động. hạ giá thành sản phẩm. - Xác định mức tiết kiệm (hoặc vượt chi) tuyệt đối và tương đối - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi quỹ tiền lương trong doanh nghiệp - Phân tích sự thay đổi của tiền lương bình quân - Tiền lương bình quân của công nhân sản xuất, của cán bộ quản lý 3. Phương pháp xác định quỹ lương của doanh nghiệp 3.1 Phương pháp xác định quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương - Phương pháp xác định đơn giá tiền lương: * Đơn giá tiền lương tính trên một đơn vị sản phẩm: Đơn giá tiền lương tính trên một đơn vị sản phẩm được xác định bằng các thông số a, b, c công việc dưới đây: a: Tiền lương theo đơn vị sản phẩm ở các nguyên công, công đoạn trong quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm (cá nhân hay tổ đội) bao gồm các tham số: + Hệ số và mức lương theo cấp bậc công việc + Định mức lao động (định mức lao động, định mức thời gian) + Hệ số và mức phụ cấp lương các loại theo quy định của Nhà nước (nếu có) bao gồm: phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp làm đêm, phụ cấp nguy hiểm độc hại, phụ cấp đắt đỏ… b: Tiền lương trả theo thời gian cho công nhân chính và phụ trợ ở những khâu còn lại trong dây truyền công nghệ sản phẩm nhưng không có điều kiện trả lương theo sản phẩm, được phân bổ cho đơn vị sản phẩm bao gồm các tham số: + Hệ số và mức lương theo cấp bậc công việc được xác định ở mỗi khâu công viêc + Định mức thời gian ở mỗi khâu công việc + Hệ số và mức phụ cấp lương các loại theo quy định của Nhà nước (nếu có) bao gồm: phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp làm đêm, phụ cấp nguy hiểm độc hại, phụ cấp đắt đỏ… c: Tiền lương của viên chức chuyên môn, nghiệp vụ thừa hành phục vụ và tiền lương chức vụ của lao động quản lý được phân bổ cho đơn vị sản xuất bao gồm các tham số: + Hệ số và mức lương bình quân của viên chức chuyên môn nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ… + Định mức lao động của viên chức chuyên môn nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ + Hệ số và mức phụ cấp lương các loại theo quy định của Nhà nước (nếu có) bao gồm: phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp làm đêm, phụ cấp nguy hiểm độc hại, phụ cấp đắt đỏ… * Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí: Đơn giá tiền lương được xác định như sau: QL KH ĐG TL = Σ Doanh thu KH - Tổng chi phí KH ( không có tiền lương) Trong đó: ĐG KH : là đơn giá tiền lương QL KH: là quỹ lương kế hoạch tính theo chế độ của doanh nghiệp (không bao gồm tiền lương của giám đốc, phó giám đốc và kế toán trưởng), được tính bằng: QLKH = Σ LĐ định biên hợp lý x TL bình quân theo chế độ Σ Doanh thu KH: Tổng doanh thu kế hoạch bao gồm toàn bộ số tiền thu được về tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chính và phụ theo quy định của Nhà nước. Tổng chi phí KH : là tổng chi phí kế hoạch bao gồm toàn bộ các khoản chi phí hợp lý trong giá thành sản phẩm và chi phí lưu thông (chưa có tiền lương) và các khoản phải nộp ngân sách theo quy định hiện hành của Nhà nước. * Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận: QL KH ĐG TL = LN KH Trong đó: ĐGTL: là đơn giá tiền lương LN KH: là lợi nhuận xác định theo quy định của Nhà nước QLKH: là quỹ lương kế hoạch 3.2 Phương pháp xác định quỹ lương theo tiền lương bình quân và số lao động bình quân: Phương pháp này dựa vào tiền lương bình quân cấp bậc hay chức vụ thực tế để tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương bình quân và dựa vào số lao động bình quân để tính quỹ lương. QLKH = L x ML x 12 * Công thức: Trong đó: QLKH: là quỹ tiền lương năm kế hoạch L: là số lao động bình quân của doanh nghiệp ML: là mức lương bình quân tháng theo đầu người 12: là số tháng đầu năm 3.3 Phương pháp xác định quỹ tiền lương dựa vào khối lượng sản xuất kinh doanh: * Công thức: QL = ĐG x K Trong đó: QL: là quỹ tiền lương kế hoạch ĐG: là đơn giá tiền lương định mức K: là số lượng sản phẩm hoặc khối lượng sản xuất kinh doanh trong năm kế hoạch V. c¸c h×nh thøc tr¶ l­¬ng Căn cứ vào điều kiện, đặc điểm sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp có thể lựa chọn, áp dụng một trong hai hình thức trả lương sau: - Hình thức trả lương theo sản phẩm - Hình thức trả lương theo thời gian Hình thức trả lương theo thời gian Hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng chủ yếu đối với những người làm công tác quản lý, công nhân sản xuất làm những công việc không thể định mức lao động một cách chính xác hoặc do tính chất sản xuất nếu trả lương theo sản phẩm sẽ khó đảm bảo chất lượng sản phẩm, không đem lại hiệu quả thiết thực. Mặc dù vậy, hình thức trả lương này vẫn phải tuân theo quy luật phân phối theo lao động và phải xác định được khối lượng công việc mà họ hoàn thành. Hình thức trả lương thời gian bao gồm: - Hình thức trả lương theo thời gian đơn giản - Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng 1.1 Hình thức trả lương theo thời gian đơn giản Chế độ trả lương này là chế độ mà tiền lương nhận được của mỗi người lao động phụ thuộc vào mức lương cấp bậc, chức vụ hay cấp hàm và thời gian làm việc thực tế của họ. * Công thức: TLTG = ML x TLVTT Trong đó: + TLTG: Tiền lương thời gian trả cho người lao động + ML: Mức lương tương ứng với các bậc trong thang lương, bảng lương (mức lương giờ, ngày, tháng) + TLVTT: Thời gian làm việc thực tế (số ngày công, giờ công đã làm trong kỳ, tuần, tháng...) * Đối tượng áp dụng: Đối với những công việc khó xác định định mức lao động chính xác hoặc những công việc mà người ta chỉ quan tâm đến chỉ tiêu chất lượng. * Các hình thức trả lương theo thời gian đơn giản: - Hình thức trả lương tháng - Hình thức trả lương ngày * Ưu điểm và nhược điểm: - Ưu điểm: đơn giản, dễ tính toán - Nhược điểm: mang tính bình quân, chưa gắn liền tiền lương với hiệu suất công tác của mỗi người. 1.2 Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng là sự kết hợp giữa hình thức trả lương theo thời gian đơn giản với việc áp dụng các hình thức thưởng nếu người lao động đạt được các chỉ tiêu và điều kiện thưởng quy định. * Công thức: TLTG = ML x TLVTT + Tthưởng Trong đó: + ML: Mức lương của người lao động + TTVTT: Thời gian làm việc thực tế của người lao động + Tthưởng: Tiền thưởng * Đối tượng áp dụng: Đối với bộ phận sản xuất hoặc những công việc chưa có điều kiện trả lương theo sản phẩm hay những công việc đòi hỏi phải đảm bảo tính chính xác cao, những công việc có trình độ cơ khí hóa, tự động hóa cao. Hình thức trả lương này có nhiều ưu điểm hơn so với hình thức trả lương theo thời gian đơn giản. Hình thức này không những phản ánh trình độ thành thạo và thời gian làm việc thực tế mà còn gắn chặt tiền lương với thành tích công tác của từng người lao động thông qua các chỉ tiêu xét thưởng mà họ đạt được. Vì vậy, nó khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả công tác của mình. 2. Hình thức trả lương theo sản phẩm Hình thức trả lương theo sản phẩm được áp dụng rộng rãi cho những công việc có thể định mức lao động để giao việc cho người lao động trực tiếp sản xuất. * Công thức: TLspi = ĐG x Qi Trong đó: + TLspi: Tiền lương sản phẩm của công nhân i + ĐG: Đơn giá trả lương sản phẩm + Qi: Sản lượng của công nhân i trong một thời gian * Để hình thức trả lương sản phẩm phát huy đầy đủ tác dụng và đem lại hiệu quả khi trả lương cần phải có đầy đủ các điều kiện sau: - Xác định đơn giá trả lương sản phẩm chính xác: Phải có định mức lao động tiên tiến - Phải tổ chức phục vụ tốt nơi làm việc góp phần tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả của hình thức trả lương theo sản phẩm. - Phải tổ chức kiểm tra nghiệm thu sản phẩm chặt chẽ nhằm đánh giá đúng đắn số lượng và chất lượng sản phẩm do công nhân làm ra để trả lương. Có nhiều chế độ trả lương theo sản phẩm khác nhau, bao gồm: 2.1 Hình thức trả lương sản phẩm trực tiếp cho cá nhân Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ trực tiếp vào số lượng, chất lượng sản phẩm mà họ làm ra. Tiền lương trong kỳ mà công nhân hưởng lương theo chế độ trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân được tính như sau: * Công thức: TLspi = ĐG x Qi Với: ĐG = (LCBCV + PC) x Mtg hoặc ĐG = (LCBCV + PC) / Msl Trong đó: TLspi: Tiền lương sản phẩm cá nhân ĐG: Đơn giá tiến lương cho một đơn vị sản phẩm Qi: Số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành LCBCV: Lương cấp bậc công việc PC: Phụ cấp lương Mtg: Mức thời gian Msl: Mức sản lượng * Đối tượng áp dụng: Chế độ này áp dụng đối với những người trực tiếp sản xuất, kinh doanh trong các đơn vị kinh tế mà trong quá trình lao động của họ mang tính độc lập tương đối cao, công việc có thể định mức lao động và kiểm tra nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể riêng biệt * Ưu điểm, nhược điểm: - Ưu điểm: + Đơn giản, dễ hiểu, dễ tính. + Gắn được tiền lương với kết quả lao động, năng suất, chất lượng lao động cá nhân do đó kích thích công nhân nâng cao trinh độ lành nghề để tăng năng suất lao động và thu nhập. - Nhược điểm: + Dễ làm công nhân chỉ quan tâm đến số lượng mà ít chú ý đến chất lượng sản phẩm + Nếu không có thái độ và ý thức làm việc tốt công nhân sẽ ít quan tâm đến tiêt kiệm vật tư, coi nhẹ việc tiết kiệm chi phí sản xuất, ít quan tâm đến việc bảo quản máy móc, thiết bị. 2.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể ( tổ, đội, nhóm) Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể là chế độ trả lương căn cứ vào số lượng sản phẩm (công việc) do một tập thể công nhân đã hoàn thành và đơn giá tiền lương của một đơn vị sản phẩm (công việc) trả cho tập thể. * Để tính lương cho người lao động cần tiến hành 2 bước: Bước 1: Tính đơn giá tiền lương và tiền lương cho tập thể * Công thức: ĐGtt = (LCBCV + PC) MSL hoặc: ĐGtt = (LCBCV + PC) x MTG Trong đó: + ĐGtt: Đơn giá tiền lương sản phẩm cho tập thể + (LCBCV + PC): Tổng số tiền lương và phụ cấp tính theo cấp bậc công việc của cả tổ + MSL: là mức sản lượng của cả tổ + MTG: là mức thời gian của cả tổ + n: số công nhân trong tổ Tiền lương sản phẩm của tập thể tính theo công thức sau: TLsptt = ĐGtt x Qtt Trong đó: Qtt: là sản lượng (doanh thu) đạt được của tổ, đội TLsptt: là tiền lương sản phẩm tập thể Bước 2: Tính lương cho từng người Có 3 phương pháp chia lương sản phẩm tập thể cho từng người lao động: Phương pháp dùng hệ số điều chỉnh (gồm 3 bước): Bước 1: Tính tiền lương thời gian thực tế cho từng công nhân TLtgian thực tế CNi = MLtg CNi x TLVTT CNi Trong đó: TLtgian thực tế CNi: là tiền lương thực tế của công nhân i TLVTT: là thời gian làm việc thực tế của công nhân i MLtg CNi: là mức lương thời gian của công nhân i Bước 2: Tính hệ số điều chỉnh TLsptt TLtgtt Hđc = Trong đó: + Hđc: Hệ số điều chỉnh + TLsptt: Tổng tiền lương sản phẩm của tổ, nhóm + TLtgtt: Tổng tiền lương thời gian của tổ, nhóm Bước 3: Tính tiền lương sản phẩm cho từng công nhân TLspCNi = Hđc x TLtg thực tế CNi Phương pháp dùng thời gian hệ số (gồm 3 bước): Bước 1: Tính thời gian làm việc thực tế quy đổi của từng công nhân (hoặc thời gian hệ số của từng công nhân) TqđCNi = HLCB CNi x TLVTT CNi Trong đó: + TqđCNi: Thời gian làm việc thực tế quy đổi của công nhân i + HLCB CNi: Hệ số lương cấp bậc của công nhân i + TLVTT CNi: Thời gian làm việc thực tế của công nhân i TLsptt Tqđi Bước 2: Tính lương sản phẩm cho một đơn vị thời gian quy đổi TL1tgqđ = Trong đó: + TL1tgqđ: là tiền lương của một đơn vị thời gian quy đổi (thời gian hệ số) + TLsptt: là tổng tiền lương sản phẩm của tổ, nhóm + TLsptt: là tổng thời gian quy đổi (hệ số) của tổ, nhóm Bước 3: Tính TLsp cho từng công nhân TLSPCNi = TLsp/1đvTqđ x TqđCNi Phương pháp chia lương theo bình điểm và hệ số lương Bước 1: Quy đổi điểm được bình bầu của từng công nhân ĐqđCNi = ĐđbCNi x HLCBCNi Trong đó: + ĐqđCNi: Điểm quy đổi của công nhân i + ĐđbCNi: Điểm được bình của công nhân i + HLCBCNi: Hệ số lương cấp bặc của công nhân i TLsptt ĐqđCNi Bước 2: Tính tiền lương sản phẩm cho một điểm quy đổi TLsp1đ = Trong đó: + TLsp1đ: Tiền lương của một điểm quy đổi + TLsptt: Tổng tiền lương sản phẩm của tổ, nhóm + ĐqđCNi: Tổng điểm quy đổi của tổ, nhóm Bước 3: Tính tiền lương sản phẩm của từng công nhân TLspCNi = TLsp1đ x ĐqđCNi Trong đó: + TLspCNi: Tiền lương sản phẩm của công nhân i + TLsp1đ: Tiền lương của một điểm quy đổi + ĐqđCNi: Điểm quy đổi của công nhân i * Đối tượng áp dụng: Đối với những công việc hay sản phẩm do đặc điểm về tính chất công việc (hay sản phẩm) không thể tách riêng từng chi tiết, từng phần việc để giao cho từng người mà phải có sự phối hợp của một nhóm công nhân cùng thực hiện. * Ưu điểm, nhược điểm: - Ưu điểm: + Nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần hợp tác và phối hợp có hiệu quả giữa các công nhân làm việc trong tổ, nhóm để cả tổ, nhóm làm việc có hiệu quả hơn. + Khuyến khích các tổ, nhóm lao động làm việc theo mô hình tự quản - Nhược điểm: Việc phân phối tiền lương không chính xác có thể gây mất đoàn kết nội bộ làm giảm động lực lao động. 2.3 Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp là chế độ trả lương cho công nhân làm các công việc phụ trợ như công nhân điều chỉnh và sửa chữa máy móc thiết bị, phục vụ vận chuyển, kho tàng, kiểm tra chất lượng sản phẩm… căn cứ vào kết quả lao động của công nhân chính hưởng lương sản phẩm và đơn giá tiền lương tính theo mức lao động của công nhân chính. * Công thức: ĐG = (LCBCNp + PCp) x Mtgi x HPVi Hoặc: ĐG = (LCBCNp + PCp)/ MSLi x HPVi TLSPCNp = ( ĐGPi x Qi) Trong đó: + ĐGi: Đơn giá tiền lương sản phẩm của công nhân phụ khi phục vụ công nhân thứ i + LCBCNp: Lương cấp bậc công nhân của công nhân phụ + PCp: Phụ cấp của công nhân phụ + Mtgi: Mức thời gian của công nhân chính thứ i được công nhân phụ phục vụ + MSLi: Mức sản lượng của công nhân chính thứ i được công nhân phụ phục vụ + HPVi: Hệ số phục vụ của công nhân phụ đối với công nhân chính thứ i + TLSPCNP: Tiền lương sản phẩm của công nhân phụ + Qi: Sản lượng hoàn thành của công nhân chính thứ i * Ưu điểm, nhược điểm: - Ưu điểm: Khuyến khích công nhân phụ phục vụ tốt hơn cho công nhân hính, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động của công nhân chính. - Nhược điểm: Tiền lương của công nhân phụ phụ thuộc vào công nhân chính, năng suất lao động của công nhân chính cao thì tiền lương của công nhân phụ cao và ngược lại. Do vậy, tiền lương của công nhân phụ nhiều khi không phản ánh chính xác kết quả của công nhân phụ. 2.4 Hình thức trả lương sản phẩm khoán Hình thức trả lương sản phẩm khoán là chế độ trả lương cho một người hay một tập thể căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc và đơn giá tiền lương được quy định trong hợp đồng giao khoán. * Công thức: TLSPK = ĐGK x QK Trong đó: TLSPK: Tiền lương sản phẩm khoán ĐGK: Đơn giá khoán cho một sản phẩm hay công việc QK: Khối lượng sản phẩm khoán được hoàn thành * Đối tượng áp dụng: + Trong những công việc khó giao chi tiết, phải giao nộp cả khối lượng công việc, hay nhiều công việc tổng hợp yêu cầu phải làm xong trong một thời gian xác định với chất lượng nhất định + Áp dụng ở một số ngành: xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, cung ứng vật tư, nông nghiệp... hoặc công việc không thể xác định mức lao động ổn định trong thời gian dài. * Ưu điểm, nhược điểm: - Ưu điểm: + Khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, cải tiến phương pháp lao động để tối ưu hoá quá trình lao động. + Khuyến khích người lao động hoàn thành công việc trước thời hạn. - Nhược điểm: + Việc xác định đơn giá khoán đòi hỏi phải tính toán, phân tích kỹ. + Nếu công tác kiểm tra, nghiệm thu thiếu chặt chẽ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. 2.5 Hình thức trả lương sản phẩm có thưởng Hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng là chế độ trả lương theo sản phẩm kết hợp thực hiện các hình thức tiền thưởng nếu công nhân đạt được các tiêu chuẩn thưởng quy định. * Công thức: TLspt = L + (L x m x h)/100 Trong đó: TLspt: Tiền lương trả theo sản phẩm có thưởng L: Tiền lương theo đơn giá cố định m: Tỷ lệ thưởng cho 1% vượt mức chỉ tiêu thưởng h: % vượt mức chỉ tiêu thưởng * Đối tượng áp dụng: Đối với công việc của những khâu chủ yếu trong dây chuyền sản xuất, để giải quyết sự đồng bộ trong sản xuất, thúc đẩy tăng năng suất lao động ở khâu khác có liên quan trong một dây chuyền. * Ưu điểm, nhược điểm: - Ưu điểm: Khuyến khích người lao động tích cực làm việc, khuyến khích họ tích cực học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm để hoàn thành vượt mức sản lượng - Nhược điểm: Chỉ tiêu thưởng, điều kiện thưởng, tỷ lệ thưởng nếu xác định không hợp lý sẽ làm tăng chi phí._. tiền lương và bội chi quỹ lương. 2.6 Hình thức trả lương sản phẩm luỹ tiến Hình thức trả lương theo sản phẩm luỹ tiến là hình thức trả lương theo sản phẩm mà tiền lương của những sản phẩm ở mức khởi điểm luỹ tiến (sản phẩm ở mức quy định hoàn thành) được trả theo đơn giá bình thường (đơn giá cố định), còn tiền lương của những sản phẩm vượt mức khởi điểm luỹ tiến được trả theo đơn giá luỹ tiến. * Công thức: TLsp = Qi x (k + 1) x ĐGCĐ Trong đó: + Qi: Số lương sản phẩm được trả ở mức đơn giá tăng them + k: Tỷ lệ tăng đơn giá ở khoảng thứ i + ĐGCĐ: đơn giá cố định * Đồi tương áp dụng: - Đối với những công nhân trực tiếp sản xuất kinh doanh - Đồi với những công nhân làm ở những khâu trọng yếu của dây chuyền sản xuất hoặc do yêu cầu đột xuất của nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh đòi hỏi phải hoàn thành khẩn trương, kịp thời kế hoạch. * Ưu điểm, nhược điểm: - Ưu điểm: Khuyến khích được công nhân tăng năng suất lao động, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch. - Nhược điểm: Việc tổ chức quản lý phức tạp, nếu xác định biểu tỷ lệ lũy tiến không hợp lý sẽ làm tăng giá thành sản phẩm và giảm hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Ch­¬ng II Ph©n tÝch thùc tr¹ng c«ng t¸c tiÒn l­¬ng t¹i c«ng ty cæ phÇn cÇu 11 th¨ng long A. §Æc ®iÓm vµ t×nh h×nh ho¹t ®éng cña c«ng ty cæ phÇn cÇu 11 th¨ng long I. Qu¸ tr×nh h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña c«ng ty cæ phÇn cÇu 11 th¨ng long Công ty Cổ phần cầu 11 Thăng Long thuộc Tổng công ty xây dựng Thăng Long - Bộ Giao Thông Vận Tải, được thành lập ngày 19/7/1974 theo quyết định số 1763/TCCB của Bộ Giao Thông Vận Tải. Công ty có tên giao dịch đối ngoại là: THANG LONG BIRDGE CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY NO 11 Trụ sở của Công ty hiện nay đặt tại: Xã Xuân Đỉnh - Huyện Từ Liêm - Thành phố Hà Nội. Công ty Cổ phần cầu 11 Thăng Long là doanh nghiệp nhà nước, tháng 01 năm 2006 Công ty đã bắt đầu được cổ phần hoá, nhà nước giữ 51%, cổ phần còn lại Công ty tự quản lý. Công ty Cổ phần cầu 11 Thăng Long hình thành và phát triển trên mảnh đất ngàn năm văn hiến, từ cái nôi của cây cầu thế kỷ Thăng Long đến nay Công ty đã tròn 34 năm xây dựng và phát triển. Gắn với nhiệm vụ và cơ chế đổi mới của đất nước, Công ty CP cầu 11 Thăng Long đã 4 lần thay đổi phiên hiệu: Năm 1974 – 1984: Công ty cầu 11 Năm 1985 – 1992: Xí nghiệp xây dựng cầu 11 Năm 1992 – 2006: Công ty cầu 11 Thăng Long Năm 2006 – nay: Công ty Cổ phần cầu 11 Thăng Long 1. Thời kỳ đầu mới thành lập (1974 – 1978): Từ khi mới thành lập Công ty cầu 11 đã được xí nghiệp liên hợp cầu Thăng Long giao nhiệm vụ đảm nhận thi công các mố trụ cầu chính ở phía Bắc cầu Thăng Long (thi công từ mố 0 - mố 7). Sau thời gian ổn định tổ chức và triển khai xây dựng nhà ở, kho xưởng, đường xá... Công ty cầu 11 đã đồng thời khởi công thi công trụ số 5 vào ngày 26/11/1974 bằng phương pháp giếng chìm đào đắp mở đầu cho toàn bộ công trường thi công các trụ cầu chính. Sau những năm tháng nghiệt ngã, vật lộn chống chọi với thời tiết, thiên nhiên khắc nghiệt... Song dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Xí nghiệp liên hợp cầu Thăng long và sự giúp đỡ của các chuyên gia Trung Quốc những người thợ cầu của Công ty cầu 11 đã đoàn kết gắn bó với quyết tâm cao dành được thắng lợi vẻ vang. Công ty đã thi công hoàn thành 8/15 mố trụ cầu chính với khối lượng trên 70.000m3 bê tông cốt thép đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn và vượt xa tiến độ cấp trên giao. 2. Thời kỳ từ năm 1979 đến trước khi chuyển sang cơ chế thị trường: Thực hiện lệnh tổng động viên của chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi vùng biên giới có chiến tranh, được cấp trên giao nhiệm vụ năm 1979 những người thợ của Công ty cầu 11 sẵn sàng dời đất Thăng Long lên đường làm nhiệm vụ để đảm bảo giao thông trên tuyến đường biên giới phía Bắc Tổ quốc. Nhiệm vụ chính của Công ty cầu 11 trong thời kỳ này là: Cứu chữa xây dựng lại cầu Gia Cung (thị xã Cao Bằng). Cứu chữa xây dựng lại cầu Tài Hồ Sìn (tỉnh Cao Bằng). Thi công xây dựng cầu Bắc Kạn (tỉnh Bắc Thái). Thi công xây dựng cầu Mẹt (tỉnh Lạng Sơn). Với quyết tâm giữ vững và kịp thời nối mạch máu giao thông xây dựng lại những chiếc cầu, đoạn đường bị địch đánh phá hư hỏng cán bộ công nhân viên Công ty cầu 11 với lòng nhiệt huyết, yêu nghề đã vượt qua nhiều khó khăn gian khổ khắc nghiệt về khí hậu, hiểm trở về địa hình miền núi, vượt qua bom mìn không sợ nguy hiểm để cứu chữa thi công xây dựng xong bốn chiếc cầu ở vùng miền núi biên giới trong thời gian ngắn nhất. Đảm bảo an toàn phục vụ chiến đấu và xây dựng nối liền phía Bắc với các tỉnh, rút ngắn trở ngại giao thông từ miền xuôi đến miền núi. Sau thời gian giãn cách do chiến tranh gây ra ở vùng biên giới đến khi được Liên Xô viện trợ nguồn vốn để tiếp tục thi công xây dựng cầu Thăng Long, được cấp trên giao nhiệm vụ tiếp tục thi công cầu Thăng Long những người thợ trong Công ty cầu 11 đã kịp thời có mặt làm việc tại cầu Thăng Long. Trong giai đoạn này nhiệm vụ chính của Công ty cầu 11 được Xí nghiệp liên hợp cầu Thăng Long giao là đơn vị chủ công giao lắp dầm thép (mũi chính phía Bắc cầu Thăng Long) và hoàn thành mặt cầu đường sắt tầng một, bản mặt cầu tầng hai cầu Thăng Long theo phương pháp thi công với công nghệ tiên tiến. Sau thời gian chuẩn bị chu đáo, đảm bảo về mọi mặt và được sự cho phép của cấp trên ngày 13/11/1981 Công ty cầu 11 đã lắp đặt thanh dầm thép cầu Thăng Long đầu tiên ở phía Bắc cầu Thăng Long và thanh dầm thép hợp long cuối cùng nối liền hai bờ Bắc – Nam. Đến ngày 17/10/1983 Công ty cầu 11 đã hoàn thành những khối lượng công việc chính sau: + Lao lắp an toàn xong 9/15 nhịp dầm thép cầu Thăng Long (mỗi nhịp dài 112m) với tổng số 108 khoang, tổng trọng lượng trên 8.000 tấn. + Thi công xong hoàn chỉnh 2.016m đường xe thô sơ (3.6m) cầu Thăng Long (2.016/3.360). + Thi công tháp đầu cầu 11 tầng (phía bờ Nam) và toàn bộ công trình nhà biến áp, hệ thống cấp nước phục vụ thi công bảo quản cầu Thăng Long. Cuối năm 1985 Công ty cầu 11 đã hoàn thành xong công trình cầu Thăng Long. Cũng trong thời gian này Công ty đổi tên thành Xí nghiệp xây dựng cầu 11 (thuộc liên hiệp Xí nghiệp xây dựng cầu Thăng Long) bắt đầu một thời kỳ mới vươn tới thị trường vì việc làm, vì đời sống cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty với việc chuyển đổi cơ chế phải tự tìm kiếm việc làm, tự hạch toán và tự trang trải. 3. Thời kỳ chuyển sang cơ chế thị trường (1986 – nay): Sau khi hoàn thành xây dựng cầu Thăng Long, những người thợ cầu Thăng Long nói chung và những người thợ cầu Xí nghiệp xây dựng cầu 11 nói riêng đã học tập tích luỹ, tiếp thu các công nghệ mới, các giải pháp kỹ thuật trong thi công móng trụ cầu, lao lắp dầm thép. Đây là tài sản quý giá đối với những người thợ cầu xong điều quý hơn hết là chúng ta đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ công nhân viên trưởng thành về nghề nghiệp, là người trợ lực trực tiếp cho công ty, làm nền móng vững chắc cho Công ty bước vào thời kỳ chuyển đổi cơ chế thị trường trước sự thay đổi của đất nước. Năm 1986 –1989 Xí nghiệp xây dựng cầu 11 đã ra mắt thị trường và tìm kiếm những công trình, những việc làm mới cho riêng mình (chủ yếu là thi công xây dựng các cầu cống nhỏ và nền móng nhà) như: + Cầu Ấp Bắc đường sắt, cầu Ấp Bắc đường bộ và cầu Việt Thắng thuộc khu đầu mối phía Bắc cầu Thăng Long. + Cầu Bắc Kạn (Bắc Thái). + Cầu Ngòi Giành (Vĩnh Phúc). Ngoài ra, còn đảm nhận thi công 1.000 cọc bê tông tại móng nhà Bộ năng lượng, móng nhà Công ty phụ tùng Đức Giang, Công ty ngoại thương Từ Liêm... Sau công trình cầu Thăng Long, năm (1986 - 1994) Công ty đã tìm kiếm và phát triển thêm được thị trường như: xây dựng các công trình cầu đường trong nước và quốc tế. Trong quá trình phát triển đi lên của Công ty cầu 11 không thể tránh khỏi những năm tháng thăng trầm. Bước vào thời kỳ chuyển đổi cơ chế thị trường cánh cửa giao lưu với các nước được mở ra tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty cầu 11 học hỏi, mở rộng tầm mắt. Tuy nhiên doanh nghiệp còn nhiều bỡ ngỡ thiếu kinh nghiệm khi làm ăn độc lập (sản phẩm ít được tín nhiệm trên trị trường, đời sống công nhân gặp nhiều khó khăn) có lúc tưởng chừng như Công ty sa sút hẳn. Nhưng với sự quyết tâm của tập thể cán bộ, công nhân viên trong Công ty và được sự trợ giúp của Liên hiệp các Xí nghiệp xây dựng cầu Thăng Long Công ty cầu 11 đã dần vững bước, ổn định và sắp xếp lại tổ chức sản xuất, chọn người đứng đầu, tăng năng lực sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống và nâng cao dân trí đối với người lao động, giữ vững được sự tín nhiệm trên thị trường. do vậy ngay từ đầu những năm 1990 Xí nghiệp xây dựng cầu 11 (nay là Công ty Cổ phần cầu 11 Thăng Long) đã lấy lại được uy tín của mình trên thị trường và đến năm 1994 đã có nhiều thay đổi rõ rệt: + Tốc độ hoàn thành các công trình thi công nhanh gọn, đúng tiến độ, doanh thu năm sau cao hơn năm trước. + Chất lượng, mỹ quan công trình được nâng lên rõ rệt, tạo uy tín với thị trường trong và ngoài nước. Nhiệm vụ của Công ty chủ yếu trong giai đoạn 1990 - 1994 là ngoài kế hoạch được Tổng công ty xây dựng Thăng Long giao còn tự liên hệ tìm việc làm, liên doanh liên kết với các đối tác khác. Được sự giúp đỡ của Tổng công ty xây dựng Thăng Long, Công ty Cổ phần cầu 11 Thăng Long đã đảm nhận và hoàn thành nhiều công trình lớn, nhỏ cả trong và ngoài nước như: + Cầu Phong Châu (Vĩnh Phúc). + Cầu Triều Dương (Thái Bình). + Thi công và hoàn thành cầu Nậm Măng và Nậm Hy tại nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. + Cầu Bắc Luân nối liền Việt Nam - Trung Quốc, Công ty cầu 11 đã cùng với phía Trung Quốc thi công (mỗi bên một nửa) và được các bạn Trung Quốc, các cơ quan trong nước khen ngợi nhanh, đẹp và tốt. Quá trình đổi mới cơ chế thị trường trong giai đoạn (1986 - 1994) Công ty Cổ phần cầu 11 Thăng Long đã gặt hái được không ít những thành công nhờ sự giúp đỡ chỉ đạo trực tiếp của Tổng công ty xây dựng Thăng Long và sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự đồng lòng của tập thể công nhân viên trong Công ty. Công ty đã trải qua những khó khăn, thử thách để vươn lên duy trì ổn định và khẳng định vị trí của mình. Từ năm 1995 trở lại đây Công ty Cổ phần cầu 11 Thăng Long bằng bàn tay và khối óc, trí thông minh, sáng tạo đã kết tinh lên những cây cầu, những công trình dân dụng vĩnh cửu cho đất nước cho những nẻo đường quê hương từ miền núi đến đồng bằng, từ miền xuôi đến miền ngược và trên nước bạn láng giềng. Vì vậy vài năm trở lại đây đời sống tinh thần và vật chất của cán bộ công nhân viên trong công ty được cải thiện đáng kể. Công ty đã thực hiện được nghị quyết lần thứ VII của Đảng với công cuộc đổi mới, mở ra cho đất nước ta một hướng đi mới, xoá bỏ tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. II. C¬ cÊu tæ chøc bé m¸y vµ chøc n¨ng nhiÖm vô tõng phßng ban 1. Cơ cấu tổ chức Sau 34 năm xây dựng và phát triển, Công ty đã có cơ cấu tổ chức ổn định. Là một đơn vị hoạt động độc lập nên cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần cầu 11 Thăng Long có những nét cơ bản sau: Bộ máy quản lý của Công ty được thiết kế theo cơ cấu phòng ban với chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Các phòng ban có trách nhiệm tham mưu cho các quyết định của Tổng giám đốc. Các phòng ban đều bổ nhiệm các chức danh trưởng, phó phòng và thi hành các quyết định của Ban giám đốc, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về mọi hoạt động của mình. Bộ máy tổ chức của Công ty được thể hiện trong sơ đồ sau: Biểu 01 (trang sau) 2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban Hiện nay, Công ty Cổ phần cầu 11 Thăng Long là Công ty cổ phần trong đó Nhà nước chiếm số phiếu quá bán nhưng vẫn trực thuộc Bộ giao thông vận tải, Công ty thực hiện hạch toán kinh doanh độc lập. Về cơ cấu tổ chức, Công ty Cổ phần cầu 11 Thăng Long bao gồm các chức năng quản lý sau: 2.1 Ban giám đốc: + Hội đồng quản trị: là cơ quan có quyền hành cao nhất, có quyền lãnh đạo và quản lý toàn bộ hoạt động của công ty. Hội đồng quản trị cử ra một người làm Tổng giám đốc để điều hành và thực hiện sự lãnh đạo đó. + Tổng giám đốc: Là người lãnh đạo, quản lý mọi lĩnh vực hoạt động của công ty. + Phó tổng giám đốc: Thay thế Tổng giám đốc khi Tổng giám đốc vắng mặt, phụ trách và chỉ đạo các lĩnh vực: công tác đối ngoại, công tác kế hoạch sản xuất của các đội cầu, đội xây dựng, đội thi công, xưởng sửa chữa cơ khí. Phụ trách tiến độ sản xuất - cung ứng vật tư, thiết bị phục vụ việc thi công các công trình. Chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập các chứng từ, thanh quyết toán vật tư, phụ trách công tác đời sống, hành chính quản trị. + Giám đốc điều hành kỹ thuật: Chỉ đạo trực tiếp phòng khoa học kỹ thuật của Công ty, phụ trách kỹ thuật toàn Công ty, phụ trách về chất lượng các công trình thi công, công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, định mức kinh tế kỹ thuật. + Giám đốc điều hành sản xuất: Trực tiếp chỉ đạo phóng thiết bị - vật tư, phòng kinh tế - kế hoạch. phụ trách công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động của công ty, mở rộng sản xuất các đơn vị mới. 2.2 Các phòng ban: + Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tổ chức, phân công và bố trí lao động cho các tổ, đội. Chịu trách nhiệm về công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ công nhân viên cho Công ty khi có nhu cầu. Hướng dẫn thực hiện chế độ lao động và tiền lương đối với cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương, tiền thưởng, theo dõi và quản lý hồ sơ nhân sự, các chế độ đối với người lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động... tính và theo dõi sổ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và quản lý hồ sơ bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. + Phòng tài chính - kế toán: tham mưu cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực tài chính, đảm bảo các nguồn thu, chi, vay... Trực tiếp quản lý vốn, nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Theo dõi các chi phí sản xuất, hạch toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. + Phòng khoa học kỹ thuật: phụ trách khâu kỹ thuật cho các tổ, đội thi công trong toàn Công ty. Thiết kế các bản vẽ, lập phương án kế hoạch thi công về thời gian về nhân lực đặc biệt về công nghệ thích hợp cho từng hạng mục công trình. Kiểm tra tiến độ thi công, chất lượng công trình của các tổ đội. + Phòng thiết bị - vật tư: Có nhiệm vụ cung ứng và điều chuyển nguyên vật liệu theo kế hoạch sản xuất, thi công các tổ, đội. + Phòng kinh tế - kế hoạch: Xây dựng các kế hoạch sản xuất ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho Công ty. Có nhiệm vụ tìm kiếm, ký kết hợp đồng các gói thầu công trình xây dựng trong và ngoài nước. + Các đội thi công: có chức năng trực tiếp thi công các công trình mà ban quản lý Công ty giao khoán thực hiện yêu cầu của ban quản lý kỹ thuật và chịu sự giám sát của họ. III. chøc n¨ng nhiÖm vô cña c«ng ty cæ phÇn cÇu 11 th¨ng long 1. Chức năng: - Xây dựng các công trình dân dụng vừa và nhỏ. - Xây dựng các công trình giao thông cầu và đường. - Sản xuất vật liệu xây dựng. - Thi công nền móng các công trình xây dựng cơ bản. - Gia công cơ khí sửa chữa cấu kiện thép. - Nạo vét cụm cảng. - Sản xuất các cấu kiện bê tông. 2. Nhiệm vụ: - Xây dựng và thực hiện kế hoạch nâng cao năng suất lao động, mở rộng sản xuất kinh doanh. - Áp dụng các tiến độ khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất. - Mở rộng, liên kết với các cơ sở sản xuất trong và ngoài Tổng công ty. giải quyết việc làm, thực hiện đầy đủ các chính sách của nhà nước nhằm đảm bảo đời sống cho cán bộ, công nhân viên trong toàn Công ty. hạch toán và báo cáo tài chính trung thực theo chế độ chính sách của nhà nước quy định. Bảo vệ tài sản của Công ty. IV. §Æc ®iÓm s¶n xuÊt kinh doanh. quy tr×nh c«ng nghÖ s¶n xuÊt s¶n phÈm. ®Æc ®iÓm vÒ c«ng nghÖ vµ trang thiÕt bÞ. 1. Đặc điểm về sản xuất kinh doanh Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phẩn cầu 11 Thăng Long so với các doanh nghiệp khác có những nét đặc thù riêng. Về sản phẩm, Công ty Cổ phần cầu 11 Thăng Long là một Công ty thuộc lĩnh vực xây dựng, sản phẩm của Công ty là các công trình xây dựng theo đơn đặt hàng của khách hàng. Đó không phải là loại sản phẩm được sản xuất hàng loạt và có thể coi là sản xuất đơn chiếc, tính lặp lại không theo quy luật. Các sản phẩm sau không giống hoàn toàn các sản phẩm trước. Quá trình sản xuất thường tách rời quá trình tiêu dùng sản phẩm, tức là quá trình sản xuất không có sự hiện diện của khách hàng. Nhưng đối với quá trình sản xuất sản phẩm của Công ty lại khác, do đặc trưng của ngành xây dựng, sản phẩm của Công ty được sản xuất thường có sự hiện diện giám sát của khách hàng để đảm bảo các yếu tố về chất lượng, tiến độ và đúng theo các yêu cầu khác của hợp đồng. Khách hàng của Công ty là tất cả các cá nhân, tổ chức, các địa phương có nhu cầu xây dựng các công trình xây dựng thuộc lĩnh vực kinh doanh của Công ty và thông qua đấu thầu Công ty đã thắng thầu để xây dựng chúng. Thị trường của Công ty rộng khắp cả nước. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Nội dung các bước công việc trong quy trình công nghệ: Bước 1: Chuẩn bị sản xuất: Lập dự toán công trình, lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu, chuẩn bị vốn và các điều kiện khác để thi công công trình và chuẩn bị trang thiết bị chuyên ngành khác. Bước 2: Khởi công xây dựng: Quá trình thi công được tiến hành theo công đoạn, điểm dừng kỹ thuật, mỗi lần kết thúc một công đoạn lại tiến hành thu nghiệm Bước 3: Hoàn thiện công trình: Bàn giao công trình cho chủ đầu tư và đưa vào sử dụng. Do tính chất đa dạng của các loại công trình mà Công ty thi công nên có rất nhiều quy trình công nghệ khác nhau phù hợp với từng công trình. Đặc điểm về công nghệ và trang thiết bị Do đặc điểm nhiệm vụ sản xuất của Công ty là xây dựng các công trình cầu lớn, đường bộ và đường sắt, công trình đường bộ… do đó các máy móc thiết bị của Công ty rất đa dạng và phong phú có giá trị tài sản lớn. Trong những năm gần đây Công ty đã đổi mới đầu tư theo chiều sâu, đổi mới dây chuyền công nghệ và thiết bị máy móc. Biểu 02: n¨ng lùc thiÕt bÞ thi c«ng cña c«ng ty cP cÇu 11 th¨ng long - n¨m 2007 TT Loại thiết bị Đơn vị Số lượng Tình trạng thiết bị Nước sản xuất 1 Máy khoan GPS 20 bộ 01 tốt Trung Quốc 2 Máy khoan GPS 15 bộ 01 tốt Trung Quốc 3 Máy khoan Lepper bộ 01 tốt Nhật 4 Cẩu 20 – 30 tấn cái 03 tốt Nga 5 Cẩu 35 – 40 tấn cái 03 tốt Nhật 6 Cẩu 50 – 60 tấn cái 01 tốt Nhật 7 Cẩu long môn 3,2T cái 02 tốt Việt Nam 8 Cẩu long môn 135T cái 01 tốt Việt Nam 9 Búa đóng cọc bộ 03 tốt Trung Quốc 10 Búa rung các loại cái 04 tốt Đức 11 Máy đo đạc cái 15 tốt Nga 12 Máy bơm vữa cái 04 tốt Nhật 13 Máy trộn bê tông cái 13 tốt Nga 14 Máy ép gió cái 03 tốt Đức 15 Máy ủi các loại cái 02 tốt Nga 16 Máy bơm bê tông cái 02 tốt Đức 17 Máy bơm nước cái 08 tốt Trung Quốc 18 Máy phát điện cái 07 tốt Trung Quốc 19 Canô cái 01 tốt Nga 20 Trạm trộn bê tông trạm 03 tốt Việt Nam 21 Phao trung 6x3x2 cái 30 tốt Việt Nam 22 Xe vận chuyển bê tông cái 03 tốt Hàn Quốc 23 Xe lao dầm cái 01 tốt Việt Nam 24 Máy ủi các loại cái 02 tốt Nga 25 Máy xúc các loại cái 02 tốt Nga 26 Ván khôn dầm L = 24 - 33m Bộ 06 tốt Việt Nam (Nguồn: Phòng thiết bị vật tư - Công ty Cổ phần cầu 11 Thăng Long) V. §Æc ®iÓm vÒ lao ®éng cña c«ng ty. Hiện nay tổng số công nhân viên trong Công ty là 405 người. Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn lành nghề tương đối cao. Cán bộ lãnh đạo và nhân viên quản lý có trình độ, có thâm niên công tác, công nhân kỹ thuật trẻ, có sức khoẻ và được đào tạo qua trường lớp hoặc kèm cặp bởi các công nhân có bậc thợ cao và có kinh nghiệm. Công ty thường xuyên mở các lớp đào tạo dạy nghề tại Công ty hoặc gửi đi đào tạo tại các trường công nhân kỹ thuật để nâng cao trình độ chuyên môn, lành nghề cho người lao động... Lao động của Công ty gồm nhiều loại thợ cấp bậc khác nhau: như thợ cầu đường, thợ sắt, thợ đóng cọc, thợ kích, thợ xây... Từ năm 1995 trở về trước lực lượng cán bộ công nhân viên của công ty có khoảng 700 người chuyển sang cơ chế mới đã tinh giảm biên chế. Trong các năm 2003 - 2007 số lượng cán bộ công nhân viên dao động từ 350 đến 405 người, hiện nay cuối quý 4 năm 2007 có 405 cán bộ công nhân viên. Do mang đặc thù của ngành xây dựng nên địa điểm làm việc của Công ty không cố định, thường xuyên di chuyển máy móc, trang thiết bị và nhân lực... vì vậy đã làm gián đoạn trong việc sử dụng lao động. Số lượng lao động của Công ty qua các năm được thể hiện qua biểu 03: BiÓu 03 : C¬ cÊu lao ®éng cña C«ng ty qua c¸c n¨m Chỉ tiêu 2003 2005 2006 2007 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1.Tổng số LĐ 330 100 370 100 383 100 405 100 2.CN sản xuất trực tiếp 260 78,8 290 78,4 298 77,8 311 76,8 3.Nhân viên gián tiếp 39 11,8 46 12,4 46 12 50 12,1 4.CN không SX trực tiếp 19 5,8 23 6,2 25 6,5 29 7,2 5.Lao động khác 12 3,6 11 3 14 3,7 15 3,7 (Nguồn: Báo cáo tình hình lao động việc làm tại Công ty Cổ phẩn cầu 11 Thăng Long tháng 12/2007) Số lượng lao động qua các năm có xu hướng tăng lên từ 330 người năm 2003 lên 405 người năm 2007, đây là biểu hiện tốt thể hiện sự lớn mạnh của Công ty. Lượng lao động tăng trung bình gần 20 người/năm. Tỷ lệ công nhân sản xuất trực tiếp giảm từ 78,8% năm 2003 xuống còn 76,8% vào năm 2007 mặc dù số lượng có tăng lên 51 người. Lao động quản lý bao gồm: nhân viên gián tiếp và công nhân không sản xuất trực tiếp. Số lượng nhân viên gián tiếp tăng lên 11 người (từ năm 2003 đến năm 2007). Tỷ lệ lao động không trực tiếp sản xuất tăng từ 5,8% năm 2003 lên 7,2% năm 2007. Nhìn chung số lượng lao động của Công ty có sự thay đổi không đáng kể. Điều đáng chú ý là cơ cấu lao động, lực lượng lao động của Công ty có xu hướng chuyển từ lao động trực tiếp sang lao động gián tiếp do Công ty đã thực hiện công nghiệp hóa trong sản xuất. VI. T×nh h×nh ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh cña c«ng ty trong nh÷ng n¨m gÇn ®©y. Trong cơ chế mới Công ty cầu 11 Thăng Long đã nhanh chóng hòa nhập và tự khẳng định mình bằng tốc độ tăng trưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh (từ năm 2004 - 2007). Tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm đạt từ 20% đến 25%. So với năm 2004 thì sản lượng năm 2007 tăng gần 2 lần. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cầu 11 Thăng Long được thể hiện qua biếu 04 như sau: BiÓu 04: KÕt qu¶ ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh cña c«ng ty cP cÇu 11 th¨ng long Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1. Sản lượng TH (triệu đồng) 40320 481241 61400 76839 2. Tỷ lệ đạt (%) 100% 108% 110% 110% 3. Doanh thu (triệu đồng) 32601 42685 52100 63500 4. Lãi (triệu đồng) 1052 1679 11095 12521 5. Nộp ngân sách (triệu đồng) 1018 1746 2061 2246 6. Đầu tư chiều sâu (triệu đồng) 5800 3000 6256 8160 7.Thu nhập BQ (nghìn đồng/tháng) 1200 1450 1600 1900 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty CP cầu 11 Thăng Long qua các năm) b. Ph©n tÝch Thùc tr¹ng vÒ c«ng t¸c tiÒn l­¬ng t¹i c«ng ty cæ phÇn cÇu 11 th¨ng long. 1. ChÝnh s¸ch tiÒn l­¬ng Hiện nay, Công ty cổ phần Cầu 11 Thăng Long áp dụng hình thức trả lương theo thời gian và theo sản phẩm, lương khoán, các loại phụ cấp (nếu có) như: phụ cấp lưu động, phụ cấp khu vực, phụ cấp nguy hiểm, độc hại…, được tính vào đơn giá tiền lương khoán. Ngoài ra, những ngày công nhân không làm việc được hưởng lương theo chế độ quy định của Nhà nước, được thanh toán theo lương cấp bậc. Công ty giao khoán cho các đội, công trường thi công bằng hợp đồng giao khoán với các hình thức: khoán toàn bộ (bao thầu) , khoán từng phần (ca, máy, vật phụ liệu…) trong đó thể hiện rõ khối lượng công việc, biện pháp tổ chức thi công, tiến độ công trình, tiền vốn, đơn giá và tiền lương của từng công trình. Các đội trưởng có trách nhiệm thông báo bản khoán trên cho người lao động biết và tổ chức thực hiện, hàng tháng tiến hành nghiệm thu và thanh toán với Công ty theo kết quả thực hiện và chịu trách nhiệm tổ chức và phân phối tiền lương cho người lao động trên nguyên tắc công bằng, công khai và phân phối theo kết quả lao động. *Một số đơn giá khoán tiền lương của Công ty Cổ phần cầu 11 Thăng Long: Căn cứ vào đơn giá tiền lương sản phẩm, khối lượng sản phẩm (hạng mục công việc) của các công trình các đơn vị được giao nhiệm vụ thi công và các hồ sơ thiết bị thi công Công ty lập bảng giao khoán tiền lương cho các đơn vị xây lắp. Sau đây là số liệu khoán tiền lương cho mục trụ T3 - công trình cầu Vĩnh Tuy - (Hà Nội) TT Sản phẩm (hạng mục công việc) Đ.vị Khối lượng Đơn giá tiền lương ngày Kinh phí tiền lương Cốt thép cọc nhồi tấn 18,2 576.840 10.498.488 Đổ BT cọc nhồi m3 192 295.352 56.707.584 Cắt đầu cọc thép cọc 18 135.093 2.431.674 SX vành đai khung chông tấn 15,1 1.521.693 22.977.564 LD, TD vành đai khung chông. tấn 29,8 617.161 18.391.397 Sx hệ đà giáo thép hình tấn 19,3 894.257 17.259.160 LD, TD đà giáo thép hình. tấn 38,47 596.175 22.934.852 Đóng cọc ván thép m 1985 18.623 36.966.655 Nhổ cọc ván thép m 1985 13.015 25.834.775 Xảm kẻ cọc ván thép m 1014 10.716 10.866.024 Bỏ đá học vữa dâng m3 162 38.134 6.177.708 Bơm vữa dâng bịt đáy m3 76,2 365.239 27.831.211 SX long thép lò so tấn 8,6 294.468 2.532.424 Rải đá dặm bê tông m3 13 37.166 483.158 Hút nước hố móng ca 110 59.560 6.551.600 Đập đầu cọc bê tông m3 13,3 268.529 3.571.435 SX, LD cốt thép trụ tấn 55,2 437.618 24.156.513 Đổ BT trụ m3 465 179.655 83.539.575 D/c hệ nổi phục vụ thi công lần 5 1.301.104 6.505.520 V/c vật liệu từ bờ ra trụ tấn 455 14.151 6.438.705 21 SX cọc định vị 2I 450 m 26,5 1.415.251 37.504.151 22 Khoan tạo lỗ cọc khoan nhồi Φ 1m m 201 198.637 39.926.037 23 Đóng cọc định vị thép 2 I 450 tấn 295 17.265 5.093.175 Tổng cộng 475.179.384 (Nguồn: Hồ sơ kinh nghiệm cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội) Trên cơ sở bản giao khoán tiền lương của các công trình hay hạng mục công trình Công ty khoán cho các đơn vị xây lắp. Các đơn vị căn cứ vào kế hoạch sản xuất hàng tháng của đơn vị để lập các phiếu giao khoán tiền lương cho các tổ, nhóm trong đơn vị. Dưới đây là số liệu một phiếu giao khoán cho một nhóm công nhân kích kéo 2 + điện máy của công trường cầu Vĩnh Tuy - Hà Nội vào tháng 10/2007 như sau: Phiếu giao khoán sản phẩm từ ngày 1/12 đến 31/12/2007 Nhóm thực hiện: Kích kéo 2 + điện máy TT Hạng mục công việc Đơn vị Khối lượng Đơn giá tiền lương thành phẩm Tổng tiền lương khoán 1 Đóng cọc ván thép m 1985 18.623 36.966.655 2 Xảm kẽ cọc ván thép m 1014 10.716 10.866.024 Tổng cộng 47.832.679 (Nguồn: Phiếu giao khoán sản phẩm cầu Vĩnh Tuy - Hà Nội) Tiền lương hàng tháng được tạm ứng kỳ 1 vào ngày mồng 1 và thanh toán kỳ 2 vào ngày 15 tháng sau. Tiền lương của người lao động trả chậm so với thời gian trên quá 30 ngày, nếu lỗi là do chủ sử dụng lao động thì phải đền bù số tiền trả chậm bằng lãi vay ngân hàng tại thời điểm đó. Phụ cấp lương bao gồm: phụ cấp lao động, khu vực độc hại, trách nhiệm, chức vụ… được áp dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước và được Công ty đưa vào đơn giá giao khoán. Người lao động làm thêm thì tiền lương được trả theo khối lượng công việc làm thêm theo đơn giá lương khoán. Người lao động được biết lý do mọi khoản khấu trừ vào tiền lương của mình. Người sử dụng lao động không được áp dụng việc sử phạt bằng hình thức cúp lương của người lao động. 2. ViÖc x©y dùng, sö dông vµ qu¶n lý quü tiÒn l­¬ng t¹i c«ng ty. Xác định rõ mục đích, ý nghĩa của công tác tiền lương trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như để thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, yêu cầu của công tác quản lý theo Bộ luật lao động và luật doanh nghiệp Nhà nước. Công ty cầu 11 Thăng Long đã xây dựng, củng cố và hoàn thiện hệ thống quản lý tiền lương từ Công ty đến các đơn vị sản xuất. Công ty có riêng 1 bộ phận làm công tác lao động tiền lương thực hiện chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý và phân phối quỹ tiền lương của Công ty như: + Xây dựng kế hoạch quỹ lương hàng năm + Xác định quỹ lương thực hiện hàng tháng, quý, năm của Công ty + Phân phối tiền lương cho các đơn vị trong Công ty + Giám sát, theo dõi việc thực hiện phân phối tiền lương cho người lao động của các đơn vị xây lắp + Giao khoán, định mức tiền lương theo sản phẩm cho các đơn vị + Phân tích tình hình thực hiện quỹ lương của Công ty Các đội xây lắp và các công trường xây lắp có một cán bộ thống kê chịu trách nhiệm tham mưu cho đội trưởng, trưởng ban chỉ huy công trường về giao khoán định mức lao động và đơn giá tiền lương sản phẩm cho người lao động. Sau đây là số liệu khối lượng thực hiện tháng 12/2007 của nhóm công nhân kích kéo 2 + điện máy công trình cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội) như sau: Phiếu nghiệm thu sản phẩm hoàn thành từ ngày 1/12 đến 21/12/2007 Nhóm thực hiện: Kích kéo 2 + Điện máy TT Hạng mục công việc Đơn vị Khối lượng Đơn giá tiền lương sản phẩm Tổng tiền lương khoán Hạng mục trụ T3 – Cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội) Đóc cọc ván thép m 1985 18.623 36.966.655 Tổng cộng 36.966.655 Sau khi đã được Công ty nghiệm thu khối lượng hoàn thành và duyệt quỹ lương hàng tháng cho đơn vị. Cán bộ thống kê tiến hành chia lương sản phẩm cho người lao động trong đơn vị mình dựa trên cơ sở quy chế trả lương nội bộ của Công ty ban hành. Quy chế này đã thông qua đại hội công nhân viên chức Công ty. Quy chế trả luơng nội bộ của Công ty Cổ phần cầu 11 Thăng Long như sau: * Mục đích: - Khuyến khích động viên mọi cán bộ công nhân viên phấn đấu học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao tay nghề. Làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả và tích cực đóng góp vào quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. - Động viên những cán bộ trẻ có bậc lương thấp nhưng làm được việc, có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, tích cực trong sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất kinh doanh. - Đảm bảo nguyên tắc trả lương theo lao động, tạo bầu không khí đoàn kết, cởi mở và sự hài hòa trong quan hệ thu nhập giữa các cấp bậc chuyên môn và cấp bậc thợ, nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển. - Đảm bảo đúng chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước. * Cơ sở để trả lương: - Căn cứ vào hệ số lương cơ bản của từng cán bộ công nhân viên. - Căn cứ vào hiệu suất công ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7476.doc
Tài liệu liên quan