Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng miền Tây - Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 8

bảng ký hiệu viết tắt BHYT: Bảo hiểm y tế BHXH: Bảo hiểm xã hội KPCĐ: Kinh phí công đoàn CPSX: Chi phí sản xuất NVL: Nguyên vật liệu NC: Nhân công CC - DC: Công cụ dụng cụ KLXL: Khối lượng xây lắp XDCT: Xây dựng công trình BCN: Ban chủ nhiệm. BCH: Ban chỉ huy KH - KT: Kế hoạch kỹ thuật VTTB: Vật tư thiết bị TCCB: Tổ chức cán bộ HC: Hành chính TC - KT: Tài chính kế toán. lời nói đầu Giai đoạn vừa qua, đất nước ta đã có những thành tựu nổi bật trong đổi mới quản lý kinh tế cũng n

doc52 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng miền Tây - Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hư các chính sách kinh tế - xã hội. Hiện nay, nền kinh tế nước ta đã chuyển mình từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước. Trong quá trình đó, hệ thống kế toán Việt Nam cũng có những bước đổi mới, tiến bộ và nhảy vọt phù hợp với cơ chế kinh tế mới cũng như sự phát triển chung của đất nước. Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, chiếm khoảng 30% tổng số vốn đầu tư của cả nước. Sản phẩm của ngành xây lắp thường là các công trình, hạng mục công trình có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế của địa phương cũng như nền kinh tế quốc dân. Trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, bước đột phá đầu tiên quan trọng đó là xây dựng, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng. Điều này không chỉ có nghĩa là khối lượng công việc của ngành xây dựng cơ bản tăng lên mà cùng với nó là số vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng tăng lên. Điều quan tâm hàng đầu là làm sao có thể quản lý một cách có hiệu quả vốn đầu tư, tránh tình trạng lãng phí, thất thoát vốn trong điều kiện thực hiện dự án xây lắp thường kéo dài về mặt thời gian. Chính vì lẽ đó mà hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp xây lắp nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất nói chung. Để đứng vững trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp không những phải có uy tín mà giá cả sản phẩm của doanh nghiệp cũng phải có tính cạnh tranh. Muốn hạ giá thành sản phẩm doanh nghiệp phải quản lý tốt các khâu sản xuất, hạch toán đầy đủ các chi phí bỏ ra, giảm thiểu tối đa các chi phí. Muốn vậy, doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, từ đó phục vụ tốt cho việc phân tích đánh giá kết quả, hoàn thiện bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Trong thời gian thực tập tại công ty xây dựng miền Tây, được tìm hiểu thực tế hạch toán kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, em càng nhận thức sâu sắc được điều đó. Đây chính là lý do em lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng miền Tây - Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8” Bài viết gồm những nội dung chính sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. Chương 2: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng miền Tây. Chương 3: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng miền Tây. Do phạm vi đề tài rộng, thời gian nghiên cứu hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn. tổng quan về công ty xây dựng miền tây 1. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty xây dựng miền Tây. 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty Công ty xây dựng miền Tây mà tiền thân là Ban xây dựng Tây Bắc là một thành viên của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8. Công ty được thành lập theo Quyết định số 2409QĐ/TCCB-LĐ của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải ngày 21/11/1994, căn cứ vào: Luật tổ chức Chính phủ ngày 30/9/1992. Quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Thông báo số 148/TB ngày 10/11/1994 của Văn phòng Chính phủ về việc cho phép thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Giao thông vận tải. Công ty xây dựng miền Tây là một doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức doanh nghiệp theo hình thức quốc doanh. Khi mới thành lập, công ty có trụ sở chính tại 187 Tây Sơn, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Hiện nay, trụ sở chính của công ty là số 18 phố Hồ Đắc Di, quận Đống Đa, Hà Nội. Tên giao dịch quốc tế của công ty là Western Construction Company, viết tắt là WECONCO. Mã ngành: 25. Số đăng kí kinh doanh: Số 100132 cấp ngày 11/12/1994. Công ty xây dựng miền Tây là tổ chức sản xuất kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được mở tài khoản tại ngân hàng (kể cả ngân hàng Ngoại thương), có con dấu riêng. Hiện nay công ty có 2 tài khoản tại ngân hàng Công thương Đống Đa và ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Tài khoản 710A-00176- Ngân hàng Công thương Đống Đa. Tài khoản 7301-0186A- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Công ty xây dựng miền Tây được thành lập với nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu là: Xây dựng các công trình giao thông đến cấp I. Gồm các công trình: Cầu, đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, bến cảng, đường không, cầu hầm, cơ khí sửa chữa. Xây dựng các công trình dân dụng đến cấp II Xây dựng các công trình công nghiệp Xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện. Xây dựng công trình nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. Xây dựng công trình mỏ, khai thác vật liệu xây dựng Xây dựng các công trình cấp nước, thoát nước. Sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn. Công ty xây dựng miền Tây từ khi thành lập đến nay đã có những bước phát triển không ngừng. Mỗi năm công ty đều hoàn thành kế hoạch sản lượng và doanh thu do Tổng công ty giao đồng thời khai thác đấu thầu các công trình mới. Công ty không những chỉ xây dựng các công trình giao thông tại các tỉnh vùng Tây Bắc như đường Lai Châu-Mường Tè, đường Quài Nưa-Phú Nhung... mà còn tham gia thi công các công trình giao thông tại Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An như: Cống chui dân sinh HĐ6-Quốc lộ 1A-đoạn Thường Tín-Cầu Giẽ; kênh mương ý Yên-Nam Định; đường nối quốc lộ 1A-Cảng Vũng áng (Hà Tĩnh ) v.v... Công ty đang tiếp tục mở rộng địa bàn hoạt động vào các tỉnh phía nam của đất nước. Các công trình do công ty xây dựng miền Tây thi công đều được xây dựng với chất lượng tốt, thi công và bàn giao công trình đúng tiến độ, đã và đang ngày càng tạo uy tín, khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường. 1.2. Phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng miền Tây Công ty xây dựng miền Tây hoạt động trong lĩnh vực xây lắp có bao thầu. Sau khi giành quyền thi công công trình, công ty tiến hành thi công theo các bước sau: Bước 1: Ký kết hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư. Bước 2: Sau khi ký kết hợp đồng kinh tế, công ty phải xin giấy phép thi công, sau đó tiến hành giao nhận mặt bằng và tiến hành khởi công. Bước 3: Tập kết thiết bị, máy móc thi công, nhân lực, xây dựng lán trại tạm, xây dựng nhà xưởng tại công trường. Bước 4: Chuẩn bị vật tư, vật liệu, khai thác vật liệu tại chỗ: Sản xuất đá, cát, sỏi. Mua các loại vật tư khác: Xi măng, sắt, thép, nhựa đường, xăng dầu... Bước 5: Triển khai thi công: Dọn dẹp mặt bằng thi công: Phát quang, dọn cỏ, vét bùn... Đúc các cấu kiện bê tông đúc sẵn (nếu có): ống cống, tấm bản, dầm cầu... Thi công các hạng mục công trình: Thi công cống thoát nước (đào hố móng, đặt ống cống, mối nối...) Thi công cầu. Thi công đào đất đá, nền đường. Đắp đất đá, nền đường, đắp cát. Thi công lớp móng đường: Móng đá dăm hoặc móng cấp phối sỏi. Thi công lớp mặt đường: Có thể là mặt đường đá dăm láng nhựa, mặt đường bê tông xi măng hoặc mặt đường bê tông nhựa nóng. Thi công rãnh thoát nước, vỉa hè, cây xanh, chiếu sáng. Thi công các công trình an toàn giao thông (Cọc trôn, biển báo, cột km, phòng vệ mềm như rào tôn lượn sóng, sơn phân làn...). Hoàn thiện, vệ sinh công trình. Lập hồ sơ hoàn công. Nghiệm thu tổng thể. Trong quá trình thi công từng hạng mục công trình có nghiệm thu chi tiết. Bước 6: Bàn giao công trình đưa vào sử dụng. Hiện nay, công ty xây dựng miền Tây thực hiện phương thức khoán gọn công trình đến từng đội. Việc thi công công trình vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy. Các đội xây dựng phải tự đảm bảo về vật tư, nhân lực cho thi công công trình. Khi công trình hoàn thành, bàn giao, đội được công ty thanh toán theo giá ghi trong hợp đồng giao khoán. 1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng miền Tây Bộ máy quản lý của công ty xây dựng miền Tây được tổ chức theo hình thức tập trung. Mô hình bộ máy quản lý của công ty như sơ đồ 1. Đứng đầu bộ máy quản lý của công ty là Giám đốc. Giám đốc là người đại diện theo pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Tổng công ty XDCTGT 8 về toàn bộ hoạt động của công ty. Giám đốc phụ trách chung: Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ; tài chính-kế toán; kế hoạch-tiếp thị; vật tư-thiết bị... Giúp việc cho Giám đốc có 2 Phó Giám đốc và hệ thống các phòng ban chức năng. Dưới công ty là các đội xây dựng công trình. Việc quản lý các đội được tổ chức theo mô hình “đội xây dựng công trình, xưởng sản xuất” hay còn gọi là “đội cứng”. Toàn bộ cơ sở vật chất và các nguồn lực như: vốn, thiết bị, máy móc, vật tư, vật liệu, con người... đều được công ty đầu tư cho đội. Công tác quản lý, giám sát, chỉ đạo, điều hành của các phòng ban nghiệp vụ và lãnh đạo công ty đối với đội hết sức chặt chẽ. Chức danh đội trưởng do công ty đề nghị Tổng công ty bổ nhiệm, cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật do công ty điều động, bộ máy cấp đội thuộc danh sách công ty quản lý. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban tại công ty xây dựng miền Tây như sau: Phòng kế hoạch - kỹ thuật - tiếp thị: Tham mưu về công tác kế hoạch sản xuất, công tác đầu tư, theo dõi và thực hiện kế hoạch hàng năm về sản lượng, doanh thu. Tham gia công tác kỹ thuật thi công, công tác đấu thầu đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng công trình và có hiệu quả; xây dựng định mức thi công nội bộ, xây dựng hợp đồng giao khoán và theo dõi thực hiện hợp đồng từ công ty xuống các đội. Phòng tổ chức cán bộ lao động tiền lương: Thực hiện các công tác về tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương và các chính sách đối với người lao động. Tham mưu cho cấp uỷ, ban Giám đốc về công tác đề bạt, sắp xếp, bố trí các bộ thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công ty. Phòng vật tư - thiết bị: Tham mưu cho Giám đốc công ty về công tác quản lý, đầu tư và đổi mới máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu. Hướng dẫn các đội, công nhân kỹ thuật thực hiện quy chế quản lý và sử dụng xe, máy, thiết bị; có chính sách động viên, khen thưởng kịp thời đối với những công nhân, đơn vị quản lý xe, máy, thiết bị tốt và có hiệu quả. Phòng hành chính: Thực hiện các công tác hành chính quản trị Phòng tài chính - kế toán: Tham mưu cho Giám đốc công ty công tác quản lý tài chính, đầu tư, xác định và phân tích hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng công trình, dự án. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Pháp lệnh kế toán thống kê. Các phòng ban của công ty xây dựng miền Tây có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau. Các phòng ban đều chịu sự quản lý thống nhất của Ban Giám đốc, tham mưu cho cấp uỷ và Ban Giám đốc về các mặt hoạt động của công ty tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi phòng ban. Trong những năm qua, các phòng ban của công ty xây dựng miền Tây đều làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, cùng nhau đưa công ty ngày càng lớn mạnh và phát triển. phó giám đốc Văn phòng đại diện tại Lai Châu BCN cầu Quảng Lâm Giám đốc công ty Phó giám đốc Phòng KH-KT Phòng TC-KT Phòng TCCB Phòng VTTB Phòng HC Đội XDCT số 18 Đội XDCT số 9 BCH công trình V1 XN XD CT số I Đội XDCT cầu BCN công trình QL32 Yên Bái Đội XDCT số 7 Đội XDCT số 8 Đội XDCT số 11 Đội XDCT số 15 Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý hoạt động SXKD của công ty xây dựng miền Tây. 2. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại công ty xây dựng miền Tây. Công ty xây dựng miền Tây là một doanh nghiệp kinh doanh xây lắp. Chế độ kế toán tại công ty ngoài việc tuân theo những quy định chung của Bộ tài chính theo quyết định số 1141 TC/CĐKT ngày 1/11/1995 và các thông tư quyết định khác còn phải tuân theo những quy định riêng về kế toán đối với doanh nghiệp xây lắp. Đó là quyết định số 1864/1998/QĐ/BTC ngày 16/12/1998 quy định hệ thống kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp. Công ty còn phải tuân theo những quy định về kế toán của Tổng công ty và của riêng công ty. Những điều này đã có tác động quyết định tới phương thức tổ chức bộ máy kế toán, mô hình phòng kế toán, chế độ chứng từ, hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán tại công ty xây dựng miền Tây. 2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. Phòng tài chính - kế toán là một phòng ban chức năng đóng một vai trò quan trọng bậc nhất trong bộ máy quản lý của công ty. Phòng có nhiệm vụ tổng hợp toàn bộ số liệu, xác định chính xác kết quả kinh doanh thông qua tập hợp, tính đúng chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, thực hiện thu, chi thanh toán đúng chế độ, đúng đối tượng giúp cho Giám đốc quản lý, sử dụng một cách khoa học tiền vốn, theo dõi công nợ với các bên, các đội xây dựng để kịp thời thu hồi vốn, thanh toán đúng thời gian quy định; phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh từng công trình, dự án đồng thời hướng dẫn, kiểm tra các đội xây dựng mở sổ sách, thu thập chứng từ ban đầu. Để thực hiện tốt chức năng của mình, phòng tài chính kế toán phải tổ chức, phân công, bố trí nhân viên sao cho vừa phù hợp với bộ máy quản lý chung toàn công ty vừa thể hiện đặc thù của phòng, gọn nhẹ, khoa học để đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất. Từ những yêu cầu đó, phòng tài chính kế toán của công ty xây dựng miền Tây được tổ chức theo hình thức bộ máy kế toán tập trung. Phòng thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý, tổng hợp thông tin trên hệ thống sổ sách của toàn công ty; các đội trực thuộc không mở sổ sách và hình thành bộ máy nhân sự kế toán riêng mà chỉ thu thập, tập hợp chứng từ ban đầu, định kỳ chuyển lên công ty để hạch toán. Bộ máy kế toán của công ty xây dựng miền Tây được tổ chức theo mô hình sau (sơ đồ 2). Kế toán trưởng Kế toán TSCĐ & tiền lương Kế toán tổng hợp Kế toán CP & GT Kế toán công nợ & thanh toán Thủ quỹ Kế toán các đội thi công Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán công ty xây dựng miền Tây. Phòng kế toán của công ty bao gồm 7 người, tất cả đều có trình độ đại học, cùng với trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật tính toán để thực hiện toàn bộ công tác kế toán tại công ty. Phòng kế toán phân công công việc như sau: Kế toán trưởng: Là người đứng đầu phòng kế toán, chịu sự chỉ đạo trực tiếp về mặt hành chính của Giám đốc công ty đồng thời chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của Kế toán trưởng Tổng công ty. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty và cơ quan pháp luật về toàn bộ công việc của mình cũng như toàn bộ thông tin cung cấp. Kế toán trưởng là kiểm soát viên tài chính của công ty có nhiệm vụ theo dõi chung, chịu trách nhiệm hướng dẫn tổ chức phân công, kiểm tra các công việc của nhân viên kế toán từng phần hành thực hiện. Kế toán trưởng còn là người quản lý trực tiếp nhân viên kế toán các đội thi công. Kế toán tài sản cố định và tiền lương: Theo dõi, phản ánh tình hình tăng, giảm, khấu hao tài sản cố định, tình hình nâng cấp, sửa chữa, đầu tư mới, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định trên các thẻ, sổ chi tiết, sổ tổng hợp. Đồng thời, hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo đúng chế độ, đúng phương pháp. Kế toán công nợ và thanh toán: Ghi chép kịp thời trên hệ thống chứng từ, sổ sách chi tiết, tổng hợp các khoản phải thu, phải trả. Phân loại, phản ánh, theo dõi kịp thời các nghiệp vụ thanh toán phát sinh trong kinh doanh theo từng đối tượng, từng khoản nợ, theo thời hạn thanh toán. Kế toán chi phí và giá thành: Hàng tháng tập hợp toàn bộ các chứng từ gốc do nhân viên kế toán đội gửi lên, phân loại các chứng từ theo từng công trình, từng đội xây dựng nơi phát sinh chi phí. Từ đó, tiến hành tập hợp và phân bổ chính xác chi phí sản xuất phát sinh ở từng đội, từng công trình trên cơ sở đó tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và giá thành, lập bảng tính giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Kế toán tổng hợp: Dựa vào chứng từ, số liệu của các phần hành gửi đến để vào sổ tổng hợp, lập báo cáo tài chính theo đúng quy định, đối chiếu sổ chi tiết với các sổ tổng hợp, lập các báo cáo quản trị theo yêu cầu của kế toán trưởng hay Giám đốc công ty. Thủ quỹ: Hàng ngày phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt. Thường xuyên đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế với sổ sách để phát hiện và xử lý kịp thời sai sót, đảm bảo định mức tồn quỹ tiền mặt. 2.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán tại công ty xây dựng miền Tây. Công ty xây dựng miền Tây hiện đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 1864/1998/QĐ - BTC ngày 16/12/1998.Việc tổ chức hạch toán kế toán tại công ty được tiến hành đúng theo chế độ quy định. Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ. Phương pháp kế toán tài sản cố định: Tài sản cố định được phân loại theo công dụng và tình hình sử dụng. Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định: Theo nguyên giá. Phương pháp tính khấu hao: Nguyên giá x Tỉ lệ khấu hao (Khấu hao đường thẳng). Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp xác định giá vật tư xuất kho: Giá thực tế đích danh. Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh và tình hình thực tế tại công ty nên ngoài các chứng từ theo quy định của Bộ tài chính, công ty còn sử dụng một số chứng từ đặc thù. Đối với các chứng từ về lao động tiền lương, tại công ty có bảng thanh toán lương chuyên nghiệp và thanh toán lương thêm giờ, hợp đồng thuê nhân công do đội trưởng các đội ký kết với lao động địa phương nơi đội thi công công trình. Đối với các chứng từ về sản xuất, công ty có nhật trình hoạt động máy thi công. Về hệ thống tài khoản, công ty xây dựng miền Tây không sử dụng tài khoản 152 để hạch toán vật tư tồn kho. Một số tài khoản được mở chi tiết tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạch toán và quản lý. Cụ thể: Các tài khoản 621, 622, 623, 627 được mở chi tiết theo đội và theo công trình. Việc mã hoá hệ thống tài khoản chi tiết tại công ty được thực hiện như sau: Mỗi tài khoản 621, 622, 623, 627 được thêm 5 ký tự phía sau CTxxx để chỉ tên đội, tiếp theo thêm các ký tự viết tắt của công trình hay hạng mục công trình. Ví dụ: TK621-CT001-HĐ R4 là số hiệu tài khoản theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho thi công hợp đồng R4 quốc lộ 10 Ninh Bình-Nam Định ở đội xây dựng công trình số 1. Công ty xây dựng miền Tây tổ chức sổ hạch toán theo hình thức “Chứng từ - Ghi sổ”. Các sổ sách chủ yếu mà công ty sử dụng là: Chứng từ ghi sổ. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Sổ cái. Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Đó là các bảng tài khoản kế toán mở riêng cho từng tài khoản. Bảng tài khoản kế toán được dùng để ghi chép chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tài khoản cần theo dõi chi tiết nhằm phục vụ yêu cầu tính toán một số chỉ tiêu, tổng hợp, phân tích và kiểm tra của công ty mà kế toán tổng hợp không thể đáp ứng được. Bảng tài khoản kế toán được lập căn cứ vào các chứng từ ghi sổ. Bảng tổng hợp chi tiết. Sổ quỹ. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng miền tây. 1. Một số vấn đề chung về quản lý và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng miền Tây. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty xây dựng miền Tây là các hạng mục công trình kết hợp với các đội xây lắp. Từ đó, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo công trình hay hạng mục công trình kết hợp với phương pháp tập hợp chi phí theo đội thi công. Tại công ty xây dựng miền Tây, mỗi đội thường được giao khoán thi công trọn vẹn một công trình nên việc tập hợp chi phí sản xuất tương đối dễ dàng. Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp của công ty xây dựng miền Tây là các hạng mục công trình đã hoàn thành, các giai đoạn công việc, các khối lượng xây lắp có tính dự toán riêng đã hoàn thành. Từ phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành như vậy, công ty xây dựng miền Tây tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp: Z = DĐK + C - DCK Z: Giá thành sản phẩm xây lắp. C: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. DĐK, DCK: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ. Trình tự hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng miền Tây như sau: Tập hợp chi phí sản xuất cho từng công trình theo từng đội thi công vào tài khoản chi phí được mở chi tiết cho từng công trình theo từng đội đó. Xác định chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ để tính ra giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành. Phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng công trình theo sản lượng thực hiện của công trình đó để tính ra giá thành toàn bộ. Phân bổ chi phí lãi vay cho từng công trình theo tỷ lệ vay của các đội để tính ra lợi tức của công trình đó. Công ty xây dựng miền Tây áp dụng hình thức khoán gọn trong xây lắp. Các đội xây dựng không được mở sổ kế toán riêng. Công tác kế toán được thực hiện trên công ty. Kế toán các đội thi công chỉ tập hợp, phân tích chứng từ trên các bảng kê theo tháng, quý, năm theo mẫu biểu hướng dẫn của công ty. Để hạch toán chi phí sản xuất theo phương thức khoán gọn, khác với chế độ, ngoài việc sử dụng tài khoản 1413 - Tạm ứng chi phí giao khoán xây lắp nội bộ công ty xây dựng miền Tây còn sử dụng thêm tài khoản 336. Tài khoản 1413 dùng để theo dõi các khoản đã tạm ứng cho đội như tiền vốn, vật tư ... Tài khoản 1413 được mở chi tiết cho từng đội trưởng nhận tạm ứng. Tài khoản 336 dùng để theo dõi chi phí, sản lượng đội thực hiện. Đến cuối niên độ (hoặc kỳ hạch toán kinh doanh) kế toán thực hiện bút toán kết chuyển số tiền thực tế đã cấp tương ứng với sản lượng thực hiện. Nếu sản lượng thực tế thấp, chi phí ít tức là phát sinh nợ TK 1413 lớn hơn phát sinh có TK 336 thì kết chuyển đúng bằng số chi phí và để dư nợ TK1413 coi như một khoản nợ đội phải trả công ty hoặc chuyển thành tạm ứng cho đội để đội thi công các hạng mục công trình tiếp theo. Nếu sản lượng thực hiện lớn, chi phí lớn tức là phát sinh có TK336 lớn hơn phát sinh nợ TK 1413 thì kết chuyển đúng bằng số tiền đã tạm ứng và để dư có TK 336 coi như khoản công ty phải thanh toán tiếp cho đội về khối lượng giao khoán. Các nghiệp vụ về chi phí sản xuất phát sinh được phản ánh trên hệ thống sổ kế toán như sau: Khi có các nghiệp vụ về chi phí sản xuất phát sinh, nhân viên kế toán đội lập các chứng từ liên quan. Công ty xây dựng miền Tây thực hiện cơ chế khoán khoán gọn trong xây lắp, các chứng từ về chi phí sản xuất phát sinh tại các đội rất nhiều. Các chứng từ này chủ yếu do nhân viên kế toán đội lập, cuối tháng tổng hợp, lên bảng kê và chuyển về công ty để hạch toán. Tại công ty, khi nhận được chứng từ, kế toán lập các chứng từ ghi sổ. Bởi vì các chứng từ chi phí sản xuất được các đội tập hợp lên công ty định kỳ cuối tháng nên các chứng từ ghi sổ phản ánh chi phí sản xuất phát sinh cũng được lập vào cuối tháng. Chứng từ ghi sổ là căn cứ để kế toán ghi sổ cái và vào bảng tài khoản kế toán các tài khoản 621, 622, 623, 627, 642. Cuối năm, căn cứ vào số liệu trên các bảng tài khoản kế toán và kết quả kiểm kê khối lượng dở dang thi công, kế toán lập bảng tính chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp. Có thể khái quát trình tự ghi sổ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo sơ đồ sau: Chứng từ về chi phí sản xuất Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký CT - GS Bảng tài khoản kế toán TK621,622,623, 627,154,642 Bảng tính chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp. Sổ Cái TK621, 622, 623, 627, 154, 642 Báo cáo tài chính Bảng cân đối tài khoản Sơ đồ 3: Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức "Chứng từ ghi sổ" tại công ty xây dựng miền Tây Chi phí sản xuất của công ty xây dựng miền Tây bao gồm 4 khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sử dụng máy thi công. Chi phí sản xuất chung. Việc hạch toán các khoản mục chi phí này cụ thể như sau: 2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu, nhiên liệu... được dùng trực tiếp cho thi công các công trình từ khi bắt đầu cho tới khi hoàn thành bàn giao. Nguyên vật liệu phục vụ cho thi công công trình của công ty bao gồm: Đá, cát, sỏi, sắt thép, nhựa đường, xăng dầu, sơn giao thông... Nhu cầu nguyên vật liệu căn cứ vào giá thành dự toán hoặc giá giao khoán cho các đội, định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Đối với các doanh nghiệp xây lắp, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí cũng như giá thành công trình. Tại công ty xây dựng miền Tây, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm khoảng 60% - 70% trong tổng chi phí. Do đó, quản lý tốt chi phí về vật liệu sẽ góp phần đáng kể vào việc hạ giá thành sản phẩm - đây cũng chính là nhiệm vụ đặt ra cho công tác hạch toán kế toán tại công ty. Quy trình cung ứng vật tư cho thi công công trình tại công ty xây dựng miền Tây làm phát sinh các chứng từ sau: Hợp đồng kinh tế giữa các đội hoặc giữa công ty với các nhà cung cấp. Biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện: Mỗi lần nhà cung cấp cung ứng vật tư theo điều khoản thoả thuận trong hợp đồng, hai bên phải lập biên bản này ghi rõ khối lượng và giá trị vật liệu mà nhà cung cấp đã bàn giao. Các hoá đơn mua vật tư. Phiếu nhập kho: Kế toán đội lập phiếu nhập kho khi nguyên vật liệu được tập kết về công trình. Tại công ty xây dựng miền Tây, nguyên vật liệu được chở trực tiếp đến các công trình, không thông qua kho. Công ty không sử dụng tài khoản 152 để hạch toán nguyên vật liệu tồn kho. Kho của công ty chỉ là các kho tạm. Phiếu xuất kho: Phiếu xuất kho được lập ngay sau khi lập phiếu nhập kho, phản ánh nguyên vật liệu thực tế xuất dùng cho thi công công trình. Tất cả các chứng từ này được kế toán đội lập, lên các bảng kê nhập kho, xuất kho, cuối tháng chuyển lên công ty để hạch toán. Căn cứ trực tiếp để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các phiếu xuất kho trong đó ghi rõ xuất kho cho bộ phận trực tiếp thi công công trình trừ bộ phận lái máy và bộ phận quản lý đội. Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, công ty xây dựng miền Tây sử dụng tài khoản 621. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình theo từng đội thi công. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tiến hành theo sơ đồ sau: TK 111,112 TK 1413 TK 336 TK 621 TK 154 TK 331 TK 133 (1) Tạm ứng tiền vốn cho các đội (2) Đội nhận vật tư của nhà cung cấp (Do công ty ký hợp đồng) (5) KC số tiền thực tế đã cấp tương ứng với sản lượng thực hiện (3) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được duyệt VAT (4) KC chi phí NVLTT Sơ đồ 4: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Xuất phát từ cơ chế khoán mà công ty đang áp dụng, sau khi ký các hợp đồng xây dựng, công ty mới tiến hành giao khoán cho đội. Các đội được phép tự tổ chức cung ứng vật tư, nhân lực để thi công công trình. trong khi thi công, khi phát sinh nhu cầu về nguyên vật liệu, các đội trưởng được uỷ quyền của Giám đốc công ty ký hợp đồng kinh tế với nhà cung cấp. Sau đó, các đội trưởng viết đơn xin tạm ứng. Sau khi đơn xin tạm ứng được duyệt, kế toán lập các phiếu chi và hạch toán vào TK 1413 mở cho đội trưởng xin tạm ứng đó. Khối lượng vật tư trong các hợp đồng kinh tế này có thể được cung ứng 1 lần hoặc nhiều lần tuỳ vào điều khoản thoả thuận nhưng mỗi lần cung ứng thì 2 bên phải lập biên bản bàn giao khối lượng thực hiện trong đó ghi rõ khối lượng và giá trị nguyên vật liệu đã bàn giao. Đối với các loại vật liệu đặc chủng các đội không thể tự đảm bảo được thì công ty phải đứng ra cung ứng cho các đội. Trong trường hợp này, công ty cũng phải ký hợp đồng và lập biên bản bàn giao khối lượng thực hiện như trên. Sau khi lập biên bản bàn giao khối lượng thực hiện và kiểm nhận nguyên vật liệu, kế toán đội lập phiếu nhập kho đồng thời lập luôn phiếu xuất kho. Sau khi lập phiếu xuất kho, kế toán đội lên các bảng kê xuất kho. Các bảng kê này được lập riêng cho từng công trình. Cuối tháng, kế toán đội chuyển toàn bộ chứng từ lên công ty để hạch toán. Tại công ty, căn cứ vào các chứng từ do đội gửi lên, kế toán ghi nhận chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh cho từng công trình theo từng đội theo đúng trình tự của hình thức “Chứng từ ghi sổ”. Cuối tháng, kế toán lập chứng từ ghi sổ trên cơ sở các phiếu xuất kho: Công ty xây dựng miền tây Chứng từ ghi sổ Ngày 30 tháng 11 năm 2002 Số chứng từ ghi sổ: 250. Số hiệu tài khoản Trích yếu Số tiền Nợ Có Nợ Có 621 Chi phí nhựa đường cho quốc lộ 10 626 816 050 336 626 816 050 621 Mua đá cho quốc lộ 10 130 237 483 336 130 237 483 ... ... ... ... ... Cộng 1 390 236 440 1 390 236 440 Kèm theo 8 chứng từ gốc Người lập biểu Kế toán trưởng Biểu 1: Chứng từ ghi sổ Từ các chứng từ ghi sổ, kế toán vào bảng tài khoản kế toán TK 621 chi tiết cho từng công trình từng đội thi công; sổ cái TK 621. Công ty xây dựng miền Tây bảng tài khoản kế toán Năm 2002 Tên, số hiệu tài khoản cấp I: 621 Tên, số hiệu tài khoản cấp II: Công trình quốc lộ 10 - Nam Định - Đội XDCT số 9. Đơn vị tính: Đồng NT Số phiếu định khoản Trích yếu TK đối ứng Số tiền Nợ Có 208 Chi phí vật liệu quý I/2002 336 2 058 245 150 230 Chi phí vật liệu quý II/2002 336 1 954 123 689 243 Chi phí vận chuyển vật liệu Base + Subbase 2002 336 20 156 894 247 Chi phí vật liệu quý III/2002 336 3 012 556 103 250 Chi phí nhựa đường + đá 336 1 390 236 440 255 Chi phí vật liệu quý IV/2002 336 1 969 985 157 261 Chi phí nhiên liệu xe chở vật liệu 336 10 069 456 273 Huỷ chi phí vật liệu năm 2001 theo TM 331 (519 060 810) 292 Chi phí vật liệu base + subbase + ống cống 2001 +2002 336 737 128 321 344 Kết chuyển chi phí vật liệu công trình quốc lộ 10 - Nam Định. 154 10 633 440 406 Cộng phát sinh 10 633 440 406 10 633 440 406 Biểu 2: Bảng tài khoản kế toán TK 621 công ty xây dựng miền Tây sổ cái Năm 2002 Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Số hiệu: 621. Đơn vị tính: đồng NTGS Số phiếu định khoản Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có 215 31/3 Chi phí vật liệu quý I/2002 336 2 058 245 1._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK1256.doc
Tài liệu liên quan