Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Thuốc lá Thăng Long

Phần mở đầu Sự đổi mới của nền kinh tế nước ta hiện nay đang diễn ra từng ngày, từng giờ. Do vậy, đòi hỏi cơ chế tài chính liên tục đổi mới một cách toàn diện nhằm tạo ra sự ổn định của môi trường kinh tế, hệ thống pháp luật tài chính, lành mạnh hoá các quan hệ và các hoạt động tài chính. Trong mỗi doanh nghiệp nói chung vì sự tồn tại, phát triển của chính mình đòi hỏi công tác quản lý không ngừng đổi mới và hoàn thiện để thích ứng tốt với cơ chế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta hiệ

doc96 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Thuốc lá Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nay. Kế toán là một mắt xích quan trọng của hệ thống quản lý. Nó góp phần tích cực trong việc điều hành và kiểm soát các hoạt động sản xuất. Là một khâu chủ yếu của công tác kế toán, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với mọi doanh nghiệp sản xuất. Bởi lẽ sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có đảm bảo tự bù đắp được chi phí bỏ ra và có lãi hay không. Mặt khác, để có thể phát triển kinh tế bền vững, lâu dài, ổn định thì doanh nghiệp phải tuân theo các quy luật kinh tế thị trường mà trước hết là phải ứng xử giá một cách linh hoạt, phải hiểu rõ chi phí bỏ ra, tiến tới giám sát chi phí một cách chặt chẽ, giảm, cắt bỏ những chi phí không cần thiết để phục vụ cho việc hạ giá thành sản phẩm. Nhà máy Thuốc lá Thăng Long là một đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, thực hiện chế độ hạch toán độc lập. Trong suốt quá trình phát triển, Nhà máy đã vượt qua mọi khó khăn, khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân. Để có được điều đó là do Nhà máy luôn quan tâm đến việc tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường công tác quản lý, giám sát chặt chẽ việc quản lý vật tư, lao động tiền vốn, không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thực sự giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý kinh tế của Nhà máy. Qua thời gian thực tập tại Nhà máy Thuốc lá Thăng Long, em được tìm hiểu về công tác kế toán của Nhà máy, thấy được sự đóng góp và ý nghĩa to lớn của công tác kế toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, em chọn đề tài: “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Thuốc lá Thăng Long” cho luận văn của mình. Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn của em gồm 3 phần chính như sau: Phần 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Phần 2: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Thuốc lá Thăng Long. Phần 3: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Thuốc lá Thăng Long. Với luận văn này, ở cương vị là một sinh viên, đang chuẩn bị những hành trang kiến thức cho mình sau này có thể phục vụ công việc tốt, em rất mong những đóng góp nhỏ bé của mình có thể từng bước hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành phẩm tại Nhà máy Thuốc lá Thăng Long, có thể là chưa sát thực nhưng em cũng mong muốn đưa ra những ý kiến đóng góp xây dựng. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS. TS. Nguyễn Văn Công và các cô chú, anh chị trong phòng Tài vụ Nhà máy Thuốc lá Thăng Long đã giúp em hoàn thành luận văn này. Phần 1 Những vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm I. bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 1. Chi phí sản xuất a. Khái niệm, bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất. Sự phát sinh và phát triển của loài người gắn liền với quá trình sản xuất hàng hoá. Để tiến hành các hoạt động sản xuất, doanh nghiệp cần 3 yếu tố cơ bản sau: tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động của con người. Vậy chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ. Tuy nhiên cần phải có sự phân biệt giữa chi phí và chi tiêu. Chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần của các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp bất kỳ nó được sử dụng vào mục đích gì. Tổng số chi tiêu trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm chi tiêu cho quá trình cung cấp, quá trình sản xuất và cho quá trình lưu thông. Trong khi đó, chi phí sản xuất chỉ bao gồm những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến khối lượng sản xuất ra trong kỳ chứ không phải là tất cả các khoản chi ra trong kỳ hạch toán. Chi phí và chi tiêu được phân biệt với nhau cả về bản chất, quy mô và thời gian phát sinh. Có những khoản chi tiêu kỳ này nhưng lại được tính vào chi phí kỳ sau như chi mua nguyên vật liệu về nhập kho nhưng chưa sử dụng và có những khoản chi phí kỳ này nhưng chưa chi tiêu (chi phí các khoản phải trả...). Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp bao gồm nhiều khoản chi phí khác nhau về nội dung kinh tế, tính chất của chi phí, vai trò của nó trong việc tạo ra sản phẩm... Để phục vụ cho công tác quản lý và hạch toán, cần thiết phải phân loại chi phí. b. Phân loại chi phí sản xuất. Phân loại chi phí là cách sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng nhóm theo những đặc trưng nhất định. Xét về mặt lý luận cũng như thực tế có rất nhiều cách phân loại chi phí khác nhau. Mỗi cách phân loại đều đáp ứng ít nhiều cho mục đích quản lý, hạch toán, kiểm tra, kiểm soát chi phí thực tế phát sinh dưới góc độ kinh tế khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại chủ yếu: Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí Để phục vụ cho việc tập hợp chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh chi phí, chi phí sản xuất được phân loại theo yếu tố chi phí. Theo cách phân loại này, căn cứ vào tính chất, nội dung kinh tế của chi phí sản xuất để phân thành các yếu tố chi phí. Yếu tố nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ... sử dụng vào sản xuất. Yếu tố nhiên liệu, động lực: gồm giá trị vật tư, xăng dầu, điện than...sử dụng vào quá trình sản xuất trong kỳ. Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương: phản ánh tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương mà doanh nghiệp phải trả cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn doanh nghiệp. Yếu tố BHXH , BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ nhất định (19%) trên tổng số tiền lương và phụ cấp phải trả cho cán bộ công nhân viên. Yếu tố khấu hao TSCĐ: gồm tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả các TSCĐ đang dùng cho sản xuất. Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ những chi phí về lao vụ, dịch vụ mua ngoài sử dụng để phục vụ cho sản xuất như tiền điện, tiền nước, tiền bưu phí... Yếu tố chi phí bằng tiền khác: bao gồm toàn bộ những chi phí bằng tiền ngoài 6 yếu tố trên mà doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động sản xuất trong kỳ. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố có ý nghĩa rất lớn đối với quản lý và hạch toán. Nó cung cấp thông tin về chi phí một cách cụ thể nhằm phục vụ cho việc xây dựng và phân tích định mức lao động, việc lập và kiểm tra, phân tích dự toán chi phí... Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành sản phẩm, chi phí được phân thành các khoản mục. Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Theo quy định của chế độ kế toán Việt Nam hiện nay, nếu xét về giá thành công xưởng, chi phí được chia ra thành 3 khoản mục như sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, năng lượng tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp có tính chất lương và các khoản trích cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ 19% trên tổng quỹ lương. Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng, tổ đội sản xuất ngoài chi phí NVL trực tiếp và chí nhân công trực tiếp. Ngoài ra, khi tính chỉ tiêu giá thành sản phẩm toàn bộ thì chỉ tiêu giá thành còn bao gồm khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí bán hàng: là những khoản chi phí phục vụ cho quá trình tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ như chi phí vận chuyển, giới thiệu sản phẩm. Chi phí quản lý doanh nghiệp: gồm toàn bộ các khoản chi phí có liên quan đến việc tổ chức, điều hành quản lý kinh doanh và quản lý hành chính của doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất kỳ hoạt động nào. Việc phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý theo định mức, cung cấp số liệu cho tính giá thành sản phẩm, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch hạ giá thành cho kỳ kinh doanh tiếp theo. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí. Theo cách phân loại này, chi phí được chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Trong đó: Chi phí trực tiếp: là những chi phí trực tiếp liên quan đến quá trình sản xuất một loại sản phẩm, một công việc nhất định bao gồm nguyên vật liệu trực tiếp, tiền lương công nhân sản xuất, khấu hao máy móc thiết bị dùng trực tiếp chế tạo sản phẩm. Chi phí gián tiếp: là những chi phí sản xuất liên quan đến việc sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc, thường phát sinh ở bộ phận quản lý. Do vậy, kế toán cần phải tiến hành phân bổ bộ phận chi phí này cho các bộ phận liên quan theo một tiêu thức thích hợp. Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan một cách chính xác và hợp lý. 2. Giá thành sản phẩm a. Khái niệm, bản chất và nội dung kinh tế của giá thành sản phẩm. Nói đến chi phí sản xuất là nói đến những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp chi ra trong kỳ kinh doanh nhất định. Nó là một trong hai mặt của một quá trình thống nhất (quá trình sản xuất). Để đánh giá chất lượng kinh doanh của các tổ chức kinh tế, chi phí sản xuất phải xem xét trong mối quan hệ với mặt thứ hai cũng là mặt cơ bản của quá trình sản xuất: đó là kết quả sản xuất thu được. Quan hệ so sánh đó đã hình thành nên chỉ tiêu giá thành sản xuất sản phẩm. Giá thành sản xuất sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến việc sản xuất một khối lượng sản phẩm, dịch vụ nhất định. Giá thành sản xuất sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hoá, phản ánh lượng giá trị của những lao động sống và lao động vật hoá đã thực sự chi ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong giá thành sản xuất sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp và gián tiếp vào quá trình sản xuất ở doanh nghiệp mà không bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh. Giá thành sản xuất sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất, phản ánh kết quả của việc sử dụng các loại vật tư, tài sản, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như giải pháp kinh tế-kỹ thuật mà doanh nghiệp thực hiện nhằm mục đích tạo ra sản phẩm với số lượng nhiều, chất lượng cao và chi phí là ít nhất, giá thành thấp nhất. Phân loại giá thành Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Điều đó được thể hiện qua các cách phân loại giá thành chủ yếu sau đây: Phân loại giá thành theo thời điểm tính toán và nguồn gốc số liệu để tính giá thành. - Giá thành kế hoạch: là một loại giá thành được xác định trước khi bước vào sản xuất. Giá thành kế hoạch được xác định trên cơ sở phân tích giá thành thực tế của kỳ trước, dựa và định mức kinh tế - kỹ thuật nội bộ của doanh nghiệp. Giá thành kế hoạch của sản phẩm là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. - Giá thành định mức: được thực hiện trước khi tiến hành quá trình sản xuất dựa trên các định mức, dự toán chi phí tiến hành và chi phí cho đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất, giúp cho đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế - kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Giá thành thực tế: được xác định khi quy trình sản xuất, chế tạo sản phẩm đã hoàn thành và dựa trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí. - Giá thành sản xuất: gồm các chi phí liên quan đến sản xuất chế tạo trong phạm vi phân xưởng sản xuất. Giá thành sản xuất của sản phẩm cũng là căn cứ để tính toán giá vốn hàng bán ở các doanh nghiệp sản xuất. - Giá thành toàn bộ: gồm giá thành sản phẩm cộng thêm chi phí liên quan đến việc sản xuất tiêu thụ sản phẩm. Giá thành toàn bộ chỉ được tính toán khi sản phẩm, công việc đã được tiêu thụ, là căn cứ để tính toán xác định lãi trước thuế, lợi tức của doanh nghiệp. 3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm là hai khái niệm khác nhau song chúng có quan hệ chặt chẽ và biện chứng. Về mặt nội dung, giá thành sản xuất sản phẩm luôn chứa đựng hai mặt khác nhau bên trong nó: đó là chi phí sản xuất và giá trị sử dụng cấu thành trong khối lượng sản phẩm. Bản chất của giá thành là sự chuyển dịch các yếu tố chi phí vào đối tượng tính giá thành (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành). Mặt khác, giá thành sản xuất sản phẩm và chi phí sản xuất là hai mặt của quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành sản xuất sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất. Vì thế chúng giống nhau về mặt chất. Tuy nhiên do bộ phận chi phí không đều nhau nên chi phí sản xuất và giá thành sản xuất khác nhau về mặt lượng. Chi phí sản xuất là tất cả các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp chi ra trong một kỳ kinh doanh nhất định, còn giá thành sản xuất sản phẩm lại bao gồm chi phí phát sinh (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang) và các chi phí tính trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ và dịch vụ đã hoàn thành. = - + Tổng giá thành Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất của sản phẩm DD ĐK phát sinh trong kỳ DD CK Như vậy, nếu như chi phí sản xuất là tổng hợp những chi phí phát sinh trong một thời kỳ nhất định thì giá thành sản xuất sản phẩm lại là tổng hợp chi phí liên quan tới việc sản xuất và hoàn thành một khối lượng sản phẩm, dịch vụ nhất định. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai bước kế tiếp trong công tác kế toán quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Sự tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng hay giảm giá thành sản phẩm. Do đó quản lý giá thành cũng phải gắn liền với quản lý chi phí sản xuất. II. Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác quản lý. Có xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí thì mới có thể tổ chức đúng đắn và khoa học công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất đồng thời phục vụ tốt cho việc tăng cường công tác quản trị chi phí. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà các chi phí sản xuất phát sinh được tổ chức tập hợp và phân bổ theo nó. Giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất có thể là toàn bộ quy trình công nghệ, từng giai đoạn sản xuất, từng phân xưởng, đội sản xuất, từng hạng mục công trình xây dựng... Để xác định được đối tượng hạch toán chi phí sản xuất ở từng doanh nghiệp cụ thể căn cứ vào các yếu tố sau: địa điểm phát sinh chi phí sản xuất và công dụng của chi phí trong sản xuất, tính chất sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, loại hình sản xuất, đặc điểm tổ chức sản xuất. Trên cơ sở đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, kế toán lựa chọn phương pháp hạch toán chi phí sản xuất phù hợp. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một hoặc hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Thông thường, các doanh nghiệp thường áp dụng các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất sau: - Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm: theo phương pháp này, chi phí sẽ được tập hợp theo sản phẩm sản xuất, mỗi sản phẩm sản xuất sẽ được mở một sổ chi tiết theo dõi chi phí sản xuất sản phẩm đó. Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất giản đơn, số lượng ít. - Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng: đối với doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng, phương pháp này thích hợp với công tác chi phí và tính giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất được tập hợp theo từng đơn đặt hàng không kể số lượng sản phẩm của từng đơn, quy trình công nghệ sản xuất giản đơn hay phức tạp... - Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo bước chế biến (giai đoạn công nghệ): trong các doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, quy trình công nghệ gồm nhiều bước (giai đoạn) nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước ra một bán thành phẩm và bán thành phẩm của bước trước là đối tượng hay nguyên liệu chế biến của bước sau thì việc áp dụng phương pháp này là thích hợp. Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn nào sẽ tập hợp cho giai đoạn đó. Riêng đối với chi phí sản xuất chung, cuối kỳ được tập hợp theo phân xưởng rồi phân bổ cho từng giai đoạn sản xuất theo tiêu thức phù hợp. Bên cạnh các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất nêu trên, tuỳ từng loại hình doanh nghiệp mà có thể áp dụng một số phương pháp khác như phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo phân xưởng, theo nhóm sản phẩm... Mỗi phương pháp hạch toán chỉ thích ứng với một loại đối tượng hạch toán nên tên gọi của các phương pháp này là biểu hiện đối tượng mà nó cần tập hợp và phân loại chi phí. 2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm Về thực chất, xác định đối tượng tính giá thành chính là việc xác định thành phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành đơn vị. Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất, hoặc cũng có thể đang trên dây chuyền sản xuất tuỳ theo yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở đối tượng tính giá thành đã được xác định, doanh nghiệp phải căn cứ vào chu kỳ sản phẩm, đặc điểm sản xuất sản phẩm và tổ chức công tác kế toán để từ đó xác định phương pháp và kỳ tính giá thành sản phẩm cho phù hợp. Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được của kế toán để tính giá thành sản phẩm. Nó có tính chất thuần tuý kỹ thuật là tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Về cơ bản, phương pháp tính giá sản phẩm bao gồm các phương pháp sau: - Phương pháp trực tiếp (còn gọi là phương pháp giản đơn): phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các Nhà máy điện, nước, doanh nghiệp khai thác... Giá thành sản phẩm theo phương pháp này được tính bằng cách: Tổng giá thành Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản sản phẩm, dịch vụ = xuất dở dang + xuất phát sinh - xuất dở dang đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ = Giá thành đơn vị Tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ sản phẩm, dịch vụ Số lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành - Phương pháp tổng cộng chi phí: áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách tổng cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên sản phẩm. Phương pháp tổng cộng chi phí được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp khai thác dệt, nhuộm, cơ khí chế tạo hoặc may mặc... - Phương pháp hệ số: phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp mà cùng trong một quá trình sản xuất, cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều loại sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, trước hết kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm. = Giá thành đơn vị Tổng giá thành sản xuất các loại sản phẩm sản phẩm gốc Tổng số sản phẩm gốc quy đổi x = Giá thành đơn vị Giá thành đơn vị Hệ số quy đổi sản phẩm từng loại sản phẩm gốc sản phẩm từng loại Trong đó: x = S số lượng sản phẩm S số lượng sản phẩm Hệ số quy đổi quy đổi loại i sản phẩm loại i Tổng giá thành Giá trị sản Tổng chi phí Giá trị sản sản xuất của các = phẩm dở + sản xuất phát - phẩm dở dang loại sản phẩm dang đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ - Phương pháp tỷ lệ: trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giày, cơ khí chế tạo (dụng cụ, phụ tùng...), để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại. Giá thành thực tế Giá thành kế hoạch hoặc Tỷ lệ chi phí thực đơn vị sản phẩm = định mức đơn vị sản x tế so với chi phí kế từng loại phẩm từng loại hoạch hoặc định mức Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ: đối với các doanh nghiệp mà trong một quá trình sản xuất, bên cạnh những sản phẩm chính thu được còn có thể thu được những sản phẩm phụ (các doanh nghiệp chế biến đường, rượu, bia, mì ăn liền...), để tính giá trị phẩm chính, kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể xác định theo nhiều phương pháp như giá có thể sử dụng, giá trị ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu. + Tổng giá Giá trị sản Tổng chi phí Giá trị Giá trị - - = thành sản phẩm chính sản xuất sản phẩm sản phẩm phẩm dở dang đầu phát sinh phụ thu dở dang chính kỳ trong kỳ hồi cuối kỳ - Phương pháp liên hợp: là phương pháp áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như doanh nghiệp sản xuất hoá chất, dệt kim, đóng giày, may mặc... Trên thực tế , kế toán có thể kết hợp phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số với loại trừ sản phẩm phụ... III. hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng, giảm hàng tồn kho một cách thường xuyên, liên tục trên các TK phản ánh từng loại hàng tồn kho. 1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu... được xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. Đối với chi phí nguyên vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí không thể tổ chức hạch toán riêng thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp dựa vào các tiêu thức phân bổ phù hợp. Đối với chi phí nguyên vật liệu chính có thể chọn tiêu thức phân bổ là chi phí định mức, chi phí kế hoạch, chi phí thực tế của nhiên liệu, vật liệu chính, khối lượng sản phẩm sản xuất... Căn cứ vào các chứng từ như phiếu xuất kho, báo cáo tình hình sử dụng nguyên vật liệu ở từng phân xưởng, bộ phận sản xuất..., kế toán hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, theo quy định, ta sử dụng TK 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. TK này dùng để tập hợp và kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất chế tạo sản phẩm trong kỳ. Kết cấu của TK 621 như sau: Bên Nợ: - Tập hợp giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm. Bên Có: - Giá trị nguyên vật liệu dùng không hết nhập kho - Kết chuyển hoặc phân bổ giá trị nguyên vật liệu thực sự sử dụng cho sản xuất trong kỳ. TK này được chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí, cuối kỳ không có số dư. Phương pháp hạch toán: - Xuất kho nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ: Nợ TK 621: chi tiết cho từng đối tượng Có TK 152: giá thực tế xuất dùng từng loại - Nhận nguyên vật liệu về không nhập kho mà xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ. Căn cứ vào giá thực tế vật liệu xuất dùng, kế toán ghi: Nợ TK 621: chi tiết cho từng đối tượng Nợ TK 133 (1331): thuế giá trị gia tăng được khấu trừ Có TK 111, 112, 331: nguyên vật liệu mua ngoài Có TK 411: nhận cấp phát, liên doanh Có TK 154: nguyên vật liệu tự sản xuất hay thuê ngoài gia công Có TK khác (311, 336, 338...): nguyên vật liệu vay mượn - Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng không hết, nhập lại kho hoặc chuyển kỳ sau. Kế toán căn cứ vào phiếu vật tư còn lại cuối kỳ, ghi định khoản: Nợ TK 152: chi tiết vật liệu Có TK 621: chi tiết cho từng đối tượng - Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu cho từng đối tượng để tính giá thành: Nợ TK 154: chi tiết cho từng đối tượng Có TK 622: chi tiết cho từng đối tượng 2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, lao vụ như tiền lương chính, lương phụ, các khoản trích theo lương, các khoản đóng góp các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí liên quan. Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng mà không hạch toán được thì được tập hợp chung sau đó phân bổ theo các tiêu thức phù hợp (theo chi phí tiền công định mức, giờ công định mức, giờ công thực tế, khối lượng sản phẩm sản xuất...). Để theo dõi và hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622: chi phí nhân công trực tiếp. Cũng tương tự như TK 621, TK 622 được mở chi tiết theo từng đối tượng và có kết cấu như sau: Bên Nợ: chi phí nhân công thực tế phát sinh Bên Có: kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154-chi phí sản xuất kinh doanh. TK này cuối kỳ không có số dư. Phương pháp hạch toán. - Tính ra tổng số tiền công, tiền lương và phụ cấp phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ: Nợ TK 622: chi tiết cho từng đối tượng Có TK 334: tổng số tiền lương và phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. - Trích BHYT, BHXH, KPCĐ theo tỷ lệ quy định (19%): Nợ TK 622: chi tiết cho từng đối tượng Có TK 3382: trích kinh phí công đoàn (2% tổng lương) Có TK 3383: trích bảo hiểm xã hội (15% tổng lương) Có TK 3384: trích bảo hiểm y tế (2% tổng lương) - Tiền lương trích trước vào chi phí với những doanh nghiệp sản xuất mang tính thời vụ và những khoản tiền lương trích trước khác như doanh nghiệp ngừng sản xuất theo kế hoạch, kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 622: chi tiết cho từng đối tượng Có TK 335: tiền lương trích trước - Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK tính giá thành theo từng đối tượng. Nợ TK 154: chi tiết cho tưng đối tượng Có TK 622: chi tiết cho từng đối tượng 3. Hạch toán chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nhân công trực tiếp, nguyên vật liệu trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Thông thường, chi phí sản xuất chung là những chi phí gián tiếp được tập hợp và phân bổ cho các đối tượng liên quan theo tiêu thức phân bổ nhất định. Trong trường hợp phân xưởng bộ phận chỉ tiến hành sản xuất một loại sản phẩm, công việc nhất định thì chi phí sản xuất chung của phân xưởng bộ phận đó là chi phí trực tiếp và được kết chuyển trực tiếp cho sản phẩm. Chi phí sản xuất chung được theo dõi trên TK 627. TK này được mở chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận sản xuất dịch vụ. TK 627 cuối kỳ không có số dư và có kết cấu như sau: Bên Nợ: - Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ Bên Có: - Các khoản giảm chi phí sản xuất chung - Kết chuyển hay phân bổ chi phí sản xuất chung vào chi phí sản phẩm lao vụ, dịch vụ. Phương pháp hạch toán Tính ra tiền lương phải trả công nhân viên phân xưởng. Nợ TK 627 (6271): chi tiết theo phân xưởng, bộ phận Có TK 334 - Trích BHYT, BHXH, KPCĐ theo tỷ lệ quy định (phần tính vào chi phí của doanh nghiệp). Nợ TK 627 (6271): chi tiết theo phân xưởng, bộ phận Có TK 3382: trích kinh phí công đoàn (2% tổng lương) Có TK 3383: trích bảo hiểm xã hội (15% tổng lương) Có TK 3384: trích bảo hiểm y tế (2% tổng lương) - Tập hợp chi phí, vật liệu, dụng cụ xuất dùng (xuất dùng một lần) cho các bộ phận phân xưởng. Nợ TK 627 (6272, 6273): chi tiết theo bộ phận, phân xưởng Có TK 152, 153 - Trích khấu hao TSCĐ các phân xưởng. Nợ TK 627 (6274): chi tiết theo phân xưởng, bộ phận Có TK 214: chi tiết cho từng tiểu khoản - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Nợ TK 627 (chi tiết tiểu khoản): tập hợp chi phí Nợ TK 133 (1331): thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ Có các TK liên quan (331, 111, 112...): tổng giá thanh toán - Các chi phí theo dự toán tính vào chi phí sản xuất chung trong kỳ như: chi phí sửa chữa TSCĐ, chi phí ngừng sản xuất, giá trị công cụ lớn... Nợ TK 627: chi tiết theo phân xưởng, bộ phận Có._. TK 335: trích trước chi phí phải trả theo kế hoạch Có TK 242: phân bổ chi phí trả trước dài hạn - Các khoản ghi giảm chi phí theo lương sản xuất chung. Nợ TK liên quan (152, 111, 112, 138) Có TK 627: chi tiết theo phân xưởng, bộ phận 4. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Các phần trên đã nghiên cứu phương thức hạch toán và phân bổ các chi phí sản xuất. Công tác hạch toán cuối cùng liên quan đến quá trình sản xuất là tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Ta lần lượt theo dõi quá trình này như sau: Tổng hợp chi phí sản xuất: để tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm theo phương pháp KKTX, kế toán sử dụng TK 154: chi phí sản xuất sản phẩm dở dang. TK này có kết cấu như sau: Bên Nợ: - Tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất sản phẩm. - Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của lao vụ, dịch vụ, sản phẩm hoàn thành. Dư Nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm, dịch vụ, lao vụ dở dang chưa hoàn thành. TK 154 được mở chi tiết theo nơi phát sinh chi phí hoặc theo từng loại sản phẩm, chi tiết, nhóm sản phẩm, từng loại lao vụ, dịch vụ... của các bộ phận sản xuất kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ (kể cả thuê ngoài gia công chế biến). Phương pháp hạch toán - Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chi tiết theo từng phân xưởng sản xuất, từng đối tượng, từng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ... Nợ TK 154 Có TK 621 - Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng Nợ TK 154 Có TK 622 - Phân bổ hoặc kết chuyển chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm, dịch vụ, lao vụ (chi tiết theo từng đối tượng). Nợ TK 154 Có TK 627 - Các giá trị ghi giảm chi phí. + Phế liệu thu hồi Nợ TK 152: chi tiết phế liệu Có TK 154: chi tiết sản phẩm, lao vụ, dịch vụ + Sản phẩm hỏng ngoài định mức không sửa chữa được Nợ TK 1381: chi tiết sản phẩm hỏng ngoài định mức Có TK 154: chi tiết sản phẩm, lao vụ, dịch vụ + Giá trị sản phẩm, vật tư thiếu hụt trong định mức Nợ TK 138, 334, 821 Có TK 154: chi tiết sản phẩm, lao vụ, dịch vụ - Giá trị thực tế sản phẩm, lao vụ hoàn thành Nợ TK 155: nhập kho thành phẩm Nợ TK 157: gửi bán Nợ TK 632: tiêu thụ trực tiếp không qua kho Có TK 154: chi tiết sản phẩm, lao vụ, dịch vụ b. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến còn đang nằm trong quá trình sản xuất phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm. Muốn xác định giá thành sản phẩm một cách chính xác, doanh ngiệp phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuất nằm trong giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Hàng tháng, doanh nghiệp cần tiến hành kiểm kê số lượng sản phẩm đã hoàn thành và số lượng sản phẩm còn dở dang tại các phân xưởng sản xuất. Trên cơ sở kết quả kiểm kê, kế toán xác định giá trị sản phẩm dở dang theo một trong các phương pháp sau: Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính. Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho thành phẩm. Do vậy, trong sản phẩm dở dang chie bao gồm giá trị vật liệu chính mà thôi. Toàn bộ giá trị vật liệu chính xuất dùng Giá trị vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang x = Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ + Tổng số sản phẩm Sản phẩm dở dang hoàn thành cuối kỳ Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ làm vì khối lượng tính toán ít nhưng có nhược điểm là độ chính xác không cao vì không tính đến các chi phí chế biến. Phương pháp này thường được áp dụng đối với những sản phẩm mà bộ phận chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít, không biến động so với đầu kỳ. - Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương. Theo phương pháp này, dựa vào mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy đổi sản phẩm dở dang về sản phẩm hoàn thành tương đương. Giá trị vật liệu Số lượng sản phẩm dở dang Toàn bộ giá x = chính nằm cuối kỳ(không quy đổi) trị vật liệu + trong sản phẩm Số lượng Số lượng SPDD chính xuất dở dang thành phẩm không quy đổi dùng Chi phí Số lượng SPDD cuối kỳ Tổng x = chế biến nằm quy đổi ra thành phẩm chi phí + trong SPDD Số lượng Số lượng SPDD quy chế biến (theo từng loại) thành phẩm đổi ra thành phẩm từng loại - Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến. Đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này. Thực chất, đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương. Trong đó, giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm. Chi phí sản phẩm Giá trị vật liệu 50% chi dở dang chưa = chính nằm trong sản + phí chế hoàn thành phẩm dở dang biến - Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí kế hoạch hoặc định mức. Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang được xác định dựa vào định mức tiêu hao hoặc chi phí kế hoạch cho các khâu, các bước trong quá trình chế taọ sản phẩm. - Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc theo chi phí trực tiếp. Theo phương pháp này, trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí trực tiếp (nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp) mà không tính đến các chi phí khác. Ngoài ra trong thực tế người ta còn có thể áp dụng các phương pháp khác để xác định giá trị sản phẩm dở dang tuỳ thuốc vào từng doanh nghiệp. IV. hạch toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ. Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả thực tế để phản ánh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính ra giá trị vật tư, hàng hoá đã xuất dùng trong kỳ. Giá trị này được tính theo công thức sau: Trị giá vật Trị giá vật Trị giá vật tư, Trị giá vật tư, hàng hoá = tư hàng hoá + hàng hoá mua vào - tư, hàng hoá xuất kho tồn đầu kỳ trong kỳ tồn cuối kỳ 1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu. Do đặc điểm của phương pháp KKĐK nên chi phí nguyên vật liệu xuất dùng rất khó phân định được là xuất kho cho mục đích sản xuất, quản lý, hay tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kế toán cần phải theo dõi chi tiết các chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng hoặc dựa vào mục đích sử dụng hay tỷ lệ định mức để phân bổ vật liệu xuất dùng cho từng mục đích. Để phản ánh các chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm kế toán sử dụng TK 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Các chi phí được phản ánh trên TK 621 không ghi theo từng chứng từ xuất mà ghi vào cuối kỳ hạch toán sau khi xác định giá trị nguyên vật liệu tồn kho và mua vào trong kỳ. TK 621 cuối kỳ không có số dư. Nội dung TK 621 như sau: Bên Nợ: Giá trị vật liệu đã xuất dùng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên Có: Kết chuyển chi phí vật liệu vào giá thành sản phẩm, dịch vụ, lao vụ. Giá trị nguyên vật liệu tính vào chi phí sản xuất được xác định bằng cách lấy tổng số phát sinh bên Nợ TK 6111 trừ đi số phát sinh bên Có (bao gồm số tồn cuối kỳ, số mất mát, số trả lại...) rồi phân bổ cho từng đối tượng sử dụng. - Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp để chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. Nợ TK 621: chi tiết đối tượng Có TK 611 (6111): giá trị nguyên vật liệu xuất dùng -Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu vào giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành. Nợ TK 631 Có TK 621 2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Đối với hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, TK sử dụng và phương pháp tập hợp chi phí tương tự như phương pháp KKTX. Tuy nhiên, cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK 631 theo từng đối tượng. Nợ TK 631: chi tiết đối tượng Có TK 622: chi phí nhân công trực tiếp 3. Chi phí sản xuất chung Toàn bộ chi phí sản xuất chung đều dược tập hợp vào TK 627 chi tiết theo từng đối tượng, tương tự như doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp KKTX. Riêng chi phí vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất chung được ghi: Nợ TK 627 Có TK 6111 Cuối kỳ, kế toán phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng tính giá thành, được kết chuyển vào TK 631 chi tiết theo từng đối tượng tính giá thành: Nợ TK 631 Có TK 627 4. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang a. Tổng hợp chi phí sản xuất Để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán sử dụng TK 631: giá thành sản xuất Bên Nợ: - Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ - Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Bên Có: - Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ - Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành TK 631 cuối kỳ không có số dư Phương pháp hạch toán - Đầu kỳ, kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang. Nợ TK 631: chi tiết đối tượng Có TK 154: chi tiết đối tượng - Cuối kỳ, kết chuyển các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ: + Kết chyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nợ TK 631 Có TK 621 + Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp: Nợ TK 631 Có TK 622 + Kết chuyển chi phí sản xuất chung: Nợ TK 631 Có TK 627 - Các khoản thu hồi ghi giảm chi phí (nếu có). Nợ TK 111, 112, 138... Có TK 631 - Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ hoàn thành. Nợ TK 632 Có TK 631 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Việc kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cũng được tiến hành tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên. V. Mô hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của một số nước. 1. Kế toán Pháp Giá thành bao gồm tất cả các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh, không phân biệt chi phí đó thuộc loại nào. Để phục vụ cho việc hạch toán giá thành, chi phí được phân biệt thành 3 hình thức khác nhau: - Các chi phí có thể đưa thẳng vào sản phẩm chế tạo như chi phí về nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp sản xuất cho mỗi loại sản phẩm. Các chi phí có thể đưa thẳng vào mỗi bộ phận hoạt động như nhân công trực tiếp và gián tiếp cho mỗi bộ phận: động lực, năng lượng, tu bổ sửa chữa, khấu hao... - Các chi phí gián tiếp có tính cách chung cần phải phân chia trước khi đưa vào chi phí của các bộ phận như tiền thuê nhà xưởng. Mỗi bộ phận chức năng của doanh nghiệp được tổ chức thành một trung tâm phân tích, mỗi trung tâm có thể được tách ra làm nhiều khu vực gọi là các phân bộ đồng nhất. Các trung tâm cũng như các phân bộ là đối tượng tập hợp chi phí gián tiếp, sau đó sẽ kết chuyển chi phí này và các loại giá phí vào giá thành. Việc hạch toán chi phí vào các trung tâm được thực hiện theo trình tự như sau: các loại chi phí trực tiếp được đưa thẳng vào các loại giá phí hoặc có thể đưa thẳng một phần vào giá thành. Các chi phí gián tiếp được phân chia đợt 1 cho tất cả các trung tâm chính và trung tâm phụ. Sau đó phân chia đợt 2 chi phí từ các trung tâm phụ vào các trung tâm chính. Cuối cùng tiến hành kết chuyển chi phí của các trung tâm chính vào các loại giá phí. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có thể khái quát theo sơ đồ sau đây: TK tồn kho NVL TK giá phí sản xuất TK thành phẩm TK GT sản phẩm TK Chi phí phân chia TK trung tâm SX TK sản phẩm DD TK trung tâm PP Chi phí phân phối trực tiếp TK giá phí đã PP Chi phí PP gián tiếp Phân bổ chi phí phân phối gián tiếp Kết chuyển giá phí PP Giá trị sản phẩm dở dang TK gián tiếp Phân bổ Chi phí trực tiếp Sơ đồ 1: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất Xuất phát từ quan điểm giá thành là toàn bộ hao phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được bù đắp bằng doanh thu bán hàng nên nội dung cấu thành giá thành phản ánh đầy đủ lượng hao phí mà xí nghiệp phải bù đắp. Cũng chính từ quan điểm này nên từng khoản chi tiêu cho sản xuất luôn được các xí nghiệp quan tâm một cách triệt để và gắn trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận hoạt động và do vậy, việc sử dụng chi phí một cách hợp lý, tiết kiệm để không ngừng hạ thấp giá thành luôn được quan tâm một cách đồng bộ trong xí nghiệp. 2. Kế toán Mỹ Theo kế toán mỹ, giá phí của doanh nghiệp khi đi vào sản xuất kinh doanh là toàn bộ các chi phí để tạo ra sản lượng sản phẩm đem ra tiêu thụ trên thị trường. Chi phí được phân ra làm 2 loại: chi phí cố định và chi phí biến đổi. Tổng chi phí chính là tổng giá thành của sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ trong kỳ. Đối với một doanh nghiệp sản xuất, giá thành sản phẩm hoàn thành sau quá trình sản xuất gồm có 3 yếu tố: giá thành nguyên vật liệu trực tiếp, giá thành lao động trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí lao động trực tiếp tương tự như kế toán Việt Nam. Riêng đối với chi phí sản xuất chung, kế toán Mỹ thực hiện theo các bước: + Đầu kỳ, ước tính gần đúng chi phí sản xuất chung + Phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính + Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế + Cuối kỳ, điều chỉnh giữa chi phí sản xuất chung trực tiếp và chi phí sản xuất chung đã phân bổ. Các chi phí ngoài sản xuất (chi phí tiếp thị, chi phí quản lý chung) không cấu tạo nên giá trị sản phẩm mà chỉ làm giảm lợi tức trong một kỳ nào đó nên được khấu trừ từ lợi tức của kỳ phát sinh. Có thể khái quát nội dung hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo sơ đồ sau: Theo phương pháp kê khai thường xuyên. TK kiểm soát NVL TK lao động trực tiếp TK Chi phí sản xuất chung TK kiểm soát dở dang TK kiểm soát thành phẩm Giá trị sản phẩm hoàn thành trong kỳ Kết chuyển Kết chuyển Kết chuyển Sơ đồ 2: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất Theo phương pháp kiểm kê định kỳ. TK kiểm soát sản phẩm DD TK sản xuất TK tiêu thụ Giá trị tồn cuối kỳ Giá trị sản phẩm TK kiểm soát NVL Vật liệu tồn kho TK mua hàng TK lao động tiền lương TK chi phí sản xuất chung Kết chuyển Giá trị sản phẩm hoàn thành dở dang đầu kỳ đầu kỳ Kết chuyển Kết chuyển Sơ đồ 3: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất Từ việc nghiên cứu nội dung, trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của chế độ kế toán tài chính Việt Nam, kết hợp với việc tham khảo kế toán của một số nước trên thế giới ta đi đến kết luận: - Tuy tên gọi có thể khác nhau nhưng về bản chất tất cả các nước đều khẳng định chi phí là số tiền bỏ ra để mua các yếu tố cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định. - Nội dung của chi phí đều gồm có: chi phí nguyên vật liệu, tiền lương của công nhân sản xuất và các chi phí phục vụ sản xuất khác. Tóm lại, trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm về cơ bản không có sự khác biệt giữa các nước. Do quan điểm khác nhau về bản chất và chức năng của chỉ tiêu giá thành mà dẫn tới sự khác biệt trong tính toán, xác định phạm vi của giá thành. Phần 2 Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Thuốc lá Thăng Long. I. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại Nhà máy Thuốc lá Thăng Long có ảnh hưởng đến hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1. Lịch sử hình thành và phát triển. Cùng với sự vận động của nền kinh tế nước nhà, Nhà máy Thuốc lá Thăng Long đã có quá trình lịch sử phát triển lâu dài với chặng đường 45 năm đầy tự hào, vẻ vang, luôn là lá cờ đầu của ngành thuốc lá Việt Nam. Nhà máy Thuốc lá Thăng Long là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, có tư cách pháp nhân và hạch toán kinh tế độc lập. Nhà máy được thành lập với mục đích là sản xuất thuốc lá theo quy hoạch và kế hoạch phát triển của ngành, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Ngày 1/6/1957 theo quyết định số 2990/QĐ của Thủ Tướng Chính Phủ, Nhà máy Thuốc lá Thăng Long chính thức được thành lập. Thời kỳ đầu cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, đặc biệt là trong cơ chế bao cấp, Nhà máy gặp nhiều khó khăn do thiếu máy móc thiết bị và thiếu cán bộ chuyên môn. Tuy nhiên, do sự nỗ lực cùng nhau vượt mọi khó khăn của cán bộ công nhân viên, Nhà máy từng bước đi tới tự động hoá, Nhà máy luôn quan tâm vào máy móc thiết bị, công tác nghiên cứu khoa học kinh tế và trang bị những dây chuyền công nghệ hiện đại phục vụ sản xuất. Hiện nay, Nhà máy Thuốc lá Thăng Long nằm ở trung tâm công nghiệp Thượng Đình (235, đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội). Do là một doanh nghiệp nhà nước, hoạt động kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận nên việc quản lý vốn theo chế độ chính sách của nhà nước rất được chú trọng. Tuy nhiên, Nhà máy đã rất linh hoạt trong cơ chế thị trường để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh, từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong Nhà máy. Trên cơ sở đó, một số nhiệm vụ của Nhà máy được cụ thể hoá như sau: ã Tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao. ã Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách. ã Bảo toàn và phát triển số vốn được giao. ã Bảo đảm hạch toán kinh tế đầy đủ, phù hợp với chế độ tài chính - kế toán nhà nước. ã Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý vốn, tài sản, lao động tiền lương.. Từ năm 1991 đến nay, Nhà máy đã đạt kết quả vượt trội, sản phẩm của Nhà máy từ chỗ đáp ứng nhu cầu trong nước tiến tới xuất khẩu. Không những vậy, Nhà máy còn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh như liên doanh với các hãng nước ngoài như: British American - Tobaco, hãng Rothmas của Anh nhằm cung cấp cho thị trường những sản phẩm có chất lượng cao như: Vinataba, Dunhill kingsize, Golden Culp..Nhà máy Thuốc lá Thăng Long thực sự trở thành một cơ sở sản xuất năng động, có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường, không ngừng nâng cao các chỉ tiêu kinh tế, phản ánh sự tăng trưởng lành mạnh, ổn định và tiến bộ. Để chứng minh cho kết quả trên, chúng ta có thể xem xét nhịp độ tăng trưởng của Nhà máy qua biểu 1 trong những năm gần đây. Biểu1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy các năm 1998 - 2002 Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000 2001 2002 Doanh thu Tỷ đồng 604,028 558,480 593 605 613 Nộp ngân sách: -Thuế tiêu thụ đặc biệt -Thuế vốn -Thuế TNDN Tỷ đồng 240 228 4,32 7,68 224,59 213,36 4,04 7,19 219,3 208,33 3,94 7,01 224,3 213,09 4,03 7,1 225 213,2 4,04 7,76 Lợi nhuận Tỷ đồng 25,931 21 17,3 14,7 14,5 Tổng vốn KD Tỷ đồng 107,04 110,84 110 115 115,55 Lương bình quân 1000đ/người/tháng 1.250 1.350 1.420 1.650 1.680 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ khi được thành lập, Nhà máy Thuốc lá Thăng Long đã từng bước sắp xếp, điều chuyển và bổ sung cán bộ, công nhân viên, kiện toàn bộ máy quản lý điều hành cho gọn nhẹ hơn. Bộ máy quản lý được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, bao gồm 1176 cán bộ công nhân viên và quản lý theo chế độ một thủ trưởng. Đứng đầu Nhà máy là giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo chung mọi hoạt động, là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của Nhà máy trước pháp luật và trước các cơ quan chủ quản. Bởi vậy giám đốc phải xác định mục tiêu, nhiệm vụ đề ra đổng thời phải hỗ trợ tạo điều kiện cho các phòng ban chức năng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc và các phòng ban chức năng trong đó một phó giám đốc kỹ thuật: phụ trách khâu kỹ thuật sản xuất, chất lượng sản phẩm (các phòng ban trực thuộc sự quản lý của phó giám đốc kỹ thuật là phòng kỹ thuật cơ điện, phòng kỹ thuật công nghệ, phòng KCS) và một phó giám đốc kinh doanh: phụ trách khâu thị trường và tiêu thụ của Nhà máy, chịu trách nhiệm quản lý phòng thị trường, phòng tiêu thụ. Phòng kỹ thuật cơ điện: quản lý toàn bộ thiết bị cơ khí của Nhà máy, quản lý lò hơi. Quản lý kỹ thuật và kế hoạch cho phân xưởng cơ điện, theo dõi cung cấp điện nước cho toàn Nhà máy. Phòng kỹ thuật công nghệ: quản lý các quy trình công nghệ của Nhà máy, nghiên cứu thiết kế các sản phẩm mới, cải tiến mẫu mã, bao bì, nhãn thuốc nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Phòng KCS: thực hiện chức năng quản lý chất lượng sản phẩm trong các giai đoạn sản xuất, phát hiện sai sót để giám đốc chỉ thị khắc phục. Phòng thị trường: có nhiệm vụ theo dõi diễn biến thị trường và đề ra các kế hoạch chiến lược marketing nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường. Phòng tiêu thụ: quản lý thành phẩm, ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, cung cấp thông tin cho phòng kế hoạch vật tư để lên kế hoạch sản xuất. Ngoài ra còn có các phòng ban khác chịu sự quản lý của giám đốc: phòng hành chính, phòng tài vụ, phòng tổ chức lao động tiền lương, phòng nguyên liệu, phòng kế hoạch vật tư. Phòng hành chính: chịu trách nhiệm chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên, thực hiện đối nội, đối ngoại, tổng hợp thi đua khen thưởng của Nhà máy, phụ trách văn thư, quản lý thông tin liên lạc, phục vụ phương tiện đi lại của cán bộ. Phòng tài vụ: quản lý toàn bộ hệ thống tài chính kế toán, quản lý vốn, theo dõi giá thành sản phẩm, chi trả lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên và các khoản chi trả khác của Nhà máy. Phòng nguyên liệu: hướng dẫn gieo trồng, đầu tư mua nguyên liệu, tổ chức quản lý nguyên liệu. Phòng tổ chức lao động tiền lương: quản lý điều hành toàn bộ lao động của Nhà máy, thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động, quản lý hồ sơ nhân sự, an toàn lao động, bảo hiểm thân thể... Phòng kế hoạch vật tư: chịu trách nhiệm thu mua vật tư của Nhà máy. Các phòng ban của Nhà máy được tổ chức chặt chẽ, có quan hệ mật thiết với nhau, tương trợ phối hợp với nhau cùng giải quyết công việc chung của Nhà máy. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy có thể khái quát theo sơ đồ 4. Nhà máy Thuốc lá Thăng Long là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất và kinh doanh thuốc lá điếu. Sản phẩm chính là thuốc lá điếu các loại. Ngoài ra còn sản xuất sợi xuất khẩu và gia công phụ tùng cơ khí chuyên ngành thuốc lá khi có đơn đặt hàng. Để thực hiện nhiệm vụ sản xuất của mình, cơ cấu sản xuất của Nhà máy được chia làm 3 cấp: Nhà máy-Phân xưởng-Tổ đội sản xuất. Cơ cấu này đã tạo điều kiện cho Nhà máy vận động thích nghi với những thay đổi của thị trường, mọi kế hoạch Nhà máy đề ra đều được nhanh chóng thực hiện, giảm bớt các khâu trung gian không cần thiết, rút ngắn thời gian chế tạo sản phẩm và kéo dài sự có mặt của sản phẩm trên thị trường. Căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất và quy trình công nghệ, Nhà máy đã tổ chức sản xuất thành 6 phân xưởng, mỗi phân xưởng đảm nhận một nhiệm vụ sản xuất khác nhau. Trong đó có 4 phân xưởng chính bao gồm: phân xưởng sợi, phân xưởng bao mềm, phân xưởng bao cứng, phân xưởng Dunhill và hai phân xưởng phục vụ dây chuyền sản xuất chính là phân xưởng cơ điện và phân xưởng phục vụ. Ngoài các phân xưởng sản xuất Nhà máy còn có 2 đội: đội xe, đội bốc xếp. Do tính chất của sản phẩm thuốc lá nên giữa các phân xưởng đều có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau trong quá trình phối hợp thực hiện mọi kế hoạch của Nhà máy như kế hoạch sản xuất, kế hoạch sửa chữa máy móc. Bên cạnh mối quan hệ trên, các phân xưởng cũng có mối quan hệ mật thiết với các phòng ban chức năng để xây dựng bộ máy sản xuất có khoa học 3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Với nhiệm vụ là sản xuất thuốc lá phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, sản phẩm chính của Nhà máy là thuốc lá bao với nhiều dạng phong phú. Hiện nay, Nhà máy có trên 10 mác thuốc lá: Vinataba, Đống Đa, Xuân Mới, Điện Biên, SaPa, Hồng Hà, Du Lịch, Dunhill, Golden Culp...(sản xuất theo nguyên liệu nhâp ngoại, nguyên liệu trong nước). Vì sản phẩm chỉ là loại thuốc lá bao nên quy trình công nghệ của Nhà máy ổn định. Quy trình sản xuất thuốc lá bao gồm 4 giai đoạn chính sau: Chế biến sợi Cuốn điếu Đóng bao, tút Đóng thùng Thuốc lá lá được đưa vào dây chuyền hấp chân không để làm mềm nguyên liệu, tăng độ dẻo và diệt vi trùng. Sau đó được đưa vào dây chuyền cắt ngọn, phối trộn. Lúc này lá thuốc lá được cắt thành hai phần: phần cuộng lá và phần ngọn lá. Phần ngọn lá chiếm khoảng 1/4 đến khoảng 1/5 phần lá, được đưa vào một dây chuyền riêng. Còn phần cuộng lá được làm ẩm để đảm bảo thuỷ phần và làm cho lá không bị nát khi tách cuộng. Tiếp đó phần cuộng lá được đưa vào tách phần cuộng riêng và phần lá riêng. Phần lá và phần ngọn lá được nhập vào với nhau trộn gia liệu và được ủ trong thùng phối trữ ủ lá. Sau đó được đưa vào máy thái lát khoảng 0.9 mm đến 1.0 mm ta được sợi lá. Phần cuộng được làm ẩm và đưa qua thùng trữ cuộng. Sau đó hấp ép sơ cuộng để cố định thể tích nén ép khi đưa vào máy ép. Thái cuộng thành các sợi 0.13 mm đến 0.15 mm. Thái xong phải làm trương nở cuộng ngay (nếu chậm cuộng sẽ không trương nở được). Sấy sợi cuộng và phân ly sợi cuộng để loại trừ sợi cuộng không đạt yêu cầu. Sợi cuộng đạt yêu cầu được đưa vào thùng trữ sợi cuộng.Phối trộn sợi lá, sợi cuộng đều nhau, phun hương liệu và đưa vào thùng trữ phối sợi cuộng. Sợi lá, sợi cuộng được đưa vào máy cuốn điếu để tạo thành điếu thuốc. Các điếu thuốc được chuyển đến dây chuyền đóng bao để đóng thành các bao thuốc. Các bao thuốc được đóng thành các tút thuốc. Các tút thuốc được đóng thành các kiện thuốc. Thuốc lá sản xuất ra được phòng KCS kiểm tra chất lượng, sau đó đưa vào nhập kho thành phẩm. Mỗi giai đoạn công nghệ phải tuân thủ những nguyên tắc nghiêm ngặt nhằm đảm bảo đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã phong phú đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng (Quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá được thể hiện qua sơ đồ 5). Sợi thành phẩm Cuốn điếu và ghép đầu lọc Đóng tút Đóng bao thuốc lá có đầu lọc Đóng tút Đóng bao thuốc lá không đầu lọc Cuốn điếu không đầu lọc Đóng thùng Đóng thùng Nhập kho thành phẩm Sơ đồ 5: Quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá. Để có được sợi thành phẩm cho quy trình sản xuất thuốc lá, thuốc lá ban đầu phải qua một quy trình chế biến phức tạp. Đây là dây chuyền chế biến sợi đang được đánh giá là tiên tiến giúp cho nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm hao phí nguyên vật liệu trên từng đầu bao thuốc lá, giảm được số lao động thủ công. Quy trình chế biến sợi được trình bày qua sơ đồ 6. II. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và hình thức sổ kế toán tại Nhà máy Thuốc lá Thăng Long 1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. Xuất phát từ những đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của của Nhà máy, bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung, toàn bộ công tác kế toán của Nhà máy đều được tập trung tại phòng Tài Vụ của Nhà máy, các bộ phận thuộc các phân xưởng, kho không có bộ phận kế toán riêng mà chỉ có nhân viên thống kê làm nhiệm vụ thống kê ghi chép ban đầu những thông tin kinh tế, cuối tháng lập chỉ tiêu số lượng gửi về phòng kế toán để xử lý và tiến hành công việc hạch toán. Chính nhờ áp dụng hình thức kế toán tập trung đã đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của công tác kế toán tạo điều kiện thuận lợi để phân công lao động và chuyên môn hoá nghiệp vụ cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác kế toán. Bộ máy kế toán của Nhà máy có nhiệm vụ là thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, thống kê trong phạm vi Nhà máy, giúp giám đốc tổ chức thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế. Đồng thời, bộ máy kế toán còn hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra công tác ghi chép ban đầu được thực hiện ở các phân xưởng, kho trong Nhà máy. Bộ máy kế toán của Nhà máy được biên chế 13 người với những nhiệm vụ cụ thể: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 1 thủ quỹ, 2 kỹ sư tin học, 8 kế toán viên phần hành. ă Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng Tài Vụ: phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước về mọi mặt hoạt động của phòng cũng như các hoạt dộng của Nhà máy có liên quan đến công tác kế toán tài chính. ă Kế toán thanh toán với người bán và kế toán xây dựng cơ bản: chịu trách nhiệm theo dõi về số lượng, giá cả các loại vật tư qua các hợp đồng mua vật tư. Kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ trước khi thanh toán, theo dõi các khoản nợ với người bán, kiểm tra dự toán các công trình và các hạng mục công trình về xây dựng cơ bản, đảm bảo nguyên tắc, thủ tục, trình tự về xây dựng cơ bản theo đúng quy định của Nhà nước. ă Kế toán thanh toán với người mua: theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm về mặt số lượng. Theo dõi chi tiết từng khách hàng mua về số lượng, giá trị tiền hàng cũng như thời gian thanh toán và công nợ của từng khách hàng, theo dõi các hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, các giấy tờ có giá trị. Thực hiện mua hàng thanh toán chậm của khách hàng, kiểm tra các khoản thanh toán cho khách hàng, thực hiện việc kiểm kê hàng tháng. Hạch toán chi tiết tình hình thanh toán trong nội bộ với bên ngoài. ă Kế toán vật tư: theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư các loại vật tư trong Nhà máy (kho vật liệu, kho cơ khí, kho vật tư nông nghiệp, kho phế liệu), thực hiện việc kiểm kê định kỳ theo quy định của Nhà nước. ă Kế toán nguyên vật liệu chính và kế toán thanh toán tạm ứng: chịu trách nhiệm theo dõi về số lượng, giá cả nguyên liệu lá thuốc lá thông qua các hợp đồng, theo dõi về tình hình tự trồng nguyên liệu lá thuốc lá thông qua các hợp đồng với chủ đầu tư. Theo dõi các khoản công nợ với người bán nguyên liệu, tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu và thực hiện kiểm kê. ă Kế toán tài sản cố định (TSCĐ), các khoản phải trả, phải thu, kế toán vật liệu xây dựng: theo dõi TSCĐ cố định hiện có cũng như tình hình tăng giảm TSCĐ trong Nhà máy về đối tượng sử dụng, nguyên giá TSCĐ, giá trị hao mòn, giá trị còn lại. Hàng tháng, tính khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn vào đối tượng sử dụng, thực hiện việc kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ. ă Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ: thanh toán tiền lương, các khoản tiền thưởng, các khoản phụ cấp cho các đơn vị theo lệnh của giám đốc. Thanh toán BHXH, BHYT cho người lao động theo quy định, theo dõi việc trích lập và sử dụng các quỹ lương của Nhà máy, thanh toán các thu chi của công đoàn. ă Kế toán tiền mặt và các khoản ký quỹ: kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ khi lập phiếu thu chi, cùng với thủ quỹ kiểm tra, đối chiếu số dư tồn quỹ, sổ sách và thực tế, theo dõi các khoản ký quỹ.._.ạnh hệ thống tài khoản tổng hợp đã giúp cho việc theo dõi các đối tượng được rõ ràng hơn, chính xác hơn, tránh được những nhầm lẫn không đáng có. Trên cơ sở hệ thống tài khoản này mà trình tự hạch toán các phần hành được xây dựng khá tách bạch, từ đó thông tin cung cấp cho quản lý luôn luôn kịp thời chính xác và có giá trị. Hệ thống chứng từ được sử dụng trong Nhà máy là đúng theo mẫu quy định của Bộ Tài Chính. Số loại chứng từ sử dụng phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh. Các yếu tố trong chứng từ đầy đủ, chính xác, đảm bảo đủ căn cứ cho việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế. Chế độ lập, luân chuyển chứng từ hợp lý, gọn nhẹ, tránh được sự rườm rà song vẫn khá chặt chẽ trong quản lý. Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng tương đối đầy đủ theo quy định của Bộ Tài chính, tạo được mối quan hệ giữa các phần hành trong toàn bộ hệ thống kế toán của Nhà máy. Hình thức sổ kế toán “ Nhật ký chứng từ” được áp dụng tại Nhà máy rất thuận lợi cho công tác theo dõi sổ sách, đảm bảo thông tin lưu trữ được đầy đủ, chính xác, đáp ứng được yêu cầu kiểm tra, đối chiếu và phù hợp với thực tế quy mô tổ chức sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Nhà máy luôn chấp hành đúng chính sách thuế của nhà nước, thực hiện các chính sách chế độ kế toán ban hành, các báo cáo được lập theo đúng quy định tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp thông tin cho cấp lãnh đạo và các đối tượng có liên quan... Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Nhà máy đã được cập nhật một cách chính xác, kịp thời tạo điều kiện giúp lãnh đạo đưa ra những quyết định đúng đắn. Đặc biệt Nhà máy đã tổ chức áp dụng kế toán trên máy vi tính, thay cho các công việc hạch toán trước đây, làm giảm nhẹ khối lượng công việc ghi chép mà vẫn đảm bảo chính xác cao về phạm vi phối hợp tính toán các chỉ tiêu giữa kế toán và các bộ phận có liên quan. Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp nói chung và tại Nhà máy Thuốc lá Thăng Long nói riêng đều hướng tới mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Mỗi doanh nghiệp đều có những phương án và những biện pháp khác nhau để nhằm đạt được mục đích đó. Một trong những biện pháp cơ bản nhằm mục đích đó chính là tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Trong thời gian thực tập tại Nhà máy Thuốc lá Thăng Long, tìm hiểu về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm em thấy Nhà máy đã rất quan tâm đến phần hành kế toán này. Việc tổ chức hạch toán chi phí đã được thực hiện một cách liên tục, chặt chẽ từ khâu đầu vào cho sản xuất, qua các phân xưởng sản xuất và được tập hợp để tính giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu là yếu tố quan trọng nhất cấu thành nên sản phẩm và cũng là yếu tố chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm (khoảng 85%). Vì vậy việc quản lý chi phí nguyên vật liệu đầu vào là rất quan trọng. Là xí nhiệp quốc doanh đầu tiên sản xuất thuốc lá, Nhà máy đã có nhiều vùng nguyên liệu khai thác từ lâu đời. Vì thế nguyên liệu đầu vào cho sản xuất là tương đối ổn định ít chịu ảnh hưởng của biến động trên thị trường. Điều này góp phần vào ổn định giá thành sản xuất và vì thế ổn định giá bán sản phẩm. Việc quản lý nguyên liệu của Nhà máy rất có hiệu quả. Kho nguyên liệu được bảo quản trong điều kiện quy định, được sắp xếp theo từng vùng, cấp tiện cho việc quản lý và theo dõi lượng nhập xuất tồn tại bất kỳ thời điểm nào. Sau đó, nguyên liệu được đưa vào sản xuất theo từng mác thuốc. Mỗi đợt chế biến chỉ tạo ra sợi cho một loại sản phẩm. Sau đó, sợi thành phẩm lại được đưa vào đường ống đến dây chuyền cuốn điếu theo từng loại sản phẩm. Điều này giúp cho việc hạch toán chi phí nguyên liệu trực tiếp vào giá thành được thuận tiện và chính xác. Việc theo dõi nguyên liệu được tiến hành thường xuyên ở cả hai bộ phận phân xưởng và phòng kế toán. Việc hạch toán nguyên liệu ban đầu theo vùng , cấp sau đó phân chia theo từng loại sản phẩm. Kế toán cũng đã tiến hành hạch toán đầy đủ cả bộ phận sợi thu hồi và sợi pha vào sản xuất rất rõ ràng và cụ thể phân biệt với bộ phận sợi chế biến lần đầu. Trong giá thành sản phẩm, xác định được cụ thể khoản mục chi phí nguyên liệu chính và chi phí vật tư phụ liệu với từng loại sản phẩm, phân biệt chi phí vật tư trực tiếp và gián tiếp. Nhà máy cũng đã lựa chọn những tiêu thức phân bổ khá phù hợp với từng loại vật tư để phân bổ chi phí vật tư cho từng loại sản phẩm một cách chính xác và hợp lý. Hình thức trả lương theo sản phẩm mà Nhà máy hiện đang áp dụng đã và đang thực sự là đòn bảy góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm tỷ lệ sai hỏng vì vậy tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu. Nhà máy đã tính đầy đủ các khoản trích theo lưong để lập các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. Tỷ lệ 19% trích vào chi phí theo đúng quy định của nhà nước. Chi phí sản xuất chung được tập hợp và phân bổ cho các đối tượng liên quan một cách khá phù hợp. Tiêu thức phân bổ dựa trên giá bán từng loại sản phẩm. Kế toán phân chia chi phí sản xuất chung thành hai bộ phận là chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí sản xuất chung khác. Nhà máy đã xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất theo phân xưởng, sản phẩm đa dạng, chu kỳ sản xuất ngắn. Hơn nữa, việc tập hợp chi phí theo phân xưởng trong từng tháng một cách rõ ràng, đơn giản, phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy, tạo sự cố gắng nỗ lực của mỗi phân xưởng. Nhà máy áp dụng kỳ tính giá thành là tháng đảm bảo cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết về chi phí giá thành cho lãnh đạo, giúp lãnh đạo nhanh chóng có những quyết định hợp lý, đúng đắn trong viẹc chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, giúp cho việc phân tích giá thành nhanh chóng tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự tăng, giảm giá thành giữa các tháng, từ đó giúp cho nhà lãnh đạo nắm bắt được chính xác tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó đưa ra những quyết định hợp lý. Nhìn chung, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Nhà máy đã đáp ứng được yêu cầu quản lý kinh tế, cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin kinh tế giúp lãnh đạo nắm bắt được chính xác tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó đưa ra những quyết định hợp lý. 2. Những tồn tại, hạn chế. Tuy nhiên , bên cạnh những ưu điểm trên, trong tương lai công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Nhà máy cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa những mặt tồn tại sau đây: Về việc phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn. Công cụ, dụng cụ là những loại tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn quy định để xếp vào TSCĐ nên mặc dù chúng có những đặc điểm như TSCĐ nhưng lại được hạch toán và quản lý như nguyên vật liệu. Công cụ, dụng cụ thường tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, trong quá trình sử dụng, công cụ dụng cụ hao mòn dần và chuyển từng phần giá trị của chúng vào chi phí sản xuất kinh doanh. Vì thế, kế toán phải tiến hành phân bổ vào chi phí. Đối với những công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ kế toán có thể sử dụng phương pháp phân bổ một lần còn đối với những công cụ dụng cụ có giá trị tương đối lớn kế toán phải tiến hành phân bổ nhiều lần. Hiện nay, Nhà máy đang áp dụng cách phân bổ một lần đối với tất cả các loại công cụ dụng cụ. Cách làm này tuy đơn giản nhưng sẽ gây ra biến động chi phí giữa các kỳ, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về chi phí, giá thành. Về việc quản lý định mức nguyên vật liệu. Nhà máy hiện đang sử dụng các chỉ tiêu về định mức kế hoạch, định mức thực hiện và chênh lệch để theo dõi tình hình biến động và tình hình sử dụng tiết kiệm hay lãng phí nguyên vật liệu. Việc đánh giá được tiến hành 6 tháng một lần và tính theo cách bù trừ giữa phần tiết kiệm và phần lãng phí để tính ra mức thưởng, phạt. Theo em cách tiến hành bù trừ khi đánh giá tình hình thực hiện không phản ánh thông tin kịp thời và chính xác nội dung và bản chất của sự việc. Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Trong giá thành sản phẩm có 3 khoản mục chính được quy định đó là: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Mỗi khoản mục đều được quy định rõ nội dung của nó. Với chi phí nhân công trực tiếp chỉ bao gồm có tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Tuy nhiên, ở Nhà máy Thuốc lá Thăng Long chi phí nhân công của một số bộ phận gián tiếp như nhà ăn ca, tổ vệ sinh, phòng KCS, tổ xe đạp lại được tập hợp và phân bổ vào khoản mục chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm. Theo em việc hạch toán như vậy về nguyên tắc là không sát thực. Về việc trích các quỹ BHXH, BHYT. Các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ được kế toán hạch toán đầy đủ. Khoản trích KPCĐ theo tiền lương thực chi của Nhà máy, việc phân bổ khoản trích này là đúng với các phân xưởng. Tuy nhiên, một điều khó khăn cho kế toán trong quá trình tính toán các quỹ BHXH, BHYT ở Nhà máy là ở chỗ: hiện nay Nhà máy tính BHXH, BHYT theo tỷ lệ phần trăm đối với tiền lương cơ bản, ở Nhà máy chỉ có tổng quỹ lương cơ bản của toàn Nhà máy mà không có quỹ lương cơ bản cho từng phân xưởng cho nên kế toán không thể tính toán các quỹ này cho từng phân xưởng một cách trực tiếp được mà phải tiến hành tính tổng quỹ BHXH, BHYT toàn Nhà máy sau đó tiến hành phân bổ BHXH, BHYT cho các phân xưởng theo lương thực chi của từng phân xưởng. Như vậy, việc phân bổ chi phí BHXH, BHYT cho từng phân xưởng là không chính xác. Điều này dẫn tới việc tính giá thành sản phẩm ở các phân xưởng không chính xác. Mặt khác, với cách làm này việc tính toán các quỹ trên cho từng phân xưởng trở lên khá phức tạp, kế toán phải làm thêm một công việc phân bổ các quỹ BHXH, BHYT của toàn Nhà máy để tính cho từng phân xưởng. Về việc tính khấu hao phân xưởng Dunhill. Phân xưởng Dunhill là hợp tác giữa Nhà máy và hãng BAT để sản xuất thuốc lá Dunhill tại Việt Nam. Toàn bộ máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất là do hãng BAT mang đến. Việc sản xuất được thực hiện trong diện tích phân xưởng bao cứng. Hiện nay, khi tính khấu hao phân xưởng Dunhill Nhà máy không tính đến khấu hao nhà xưởng phân xưởng Dunhill. Bộ phận khấu hao phân xưởng Dunhill nằm trong khấu hao của phân xưởng bao cứng (vì sử dụng diện tích của phân xưởng bao cứng). Như vậy, trong khi các sản phẩm của phân xưởng bao cứng phải chịu cả phần khấu hao của phân xưởng Dunhill thì sản phẩm thuốc lá Dunhill lại không phải chịu bất kỳ chi phí khấu hao nhà xưởng nào. Vì thế trong giá thành sản phẩm thuốc lá Dunhill thiếu hẳn khoản chi phí khấu hao nhà xưởng làm cho giá thành không chính xác. Về việc phân bổ chi phí sản xuất chung trong giá thành sản phẩm. Để tính giá thành từng loại sản phẩm, hiện nay, Nhà máy đã tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng rồi từ đó phân bổ cho các sản phẩm thuốc lá theo những tiêu chuẩn phân bổ khác nhau. Một số tiêu chuẩn là do tổng công ty quy định như hệ số quy đổi khi tính lương cho sản phẩm, đơn giá lương một sản phẩm quy đổi, chi phí sản xuất chung phân bổ theo giá bán, vật tư thì tuỳ loại ví dụ như giấy cuốn, bạc thiếc phân bổ theo định mức tiêu hao, các chi phí vật tư khác phân bổ theo sản lượng thực tế nhập kho. Đối với bộ phận chi phí sản xuất chung hiện nay để phân bổ cho từng loại sản phẩm, kế toán căn cứ vào hệ số giá bán của sản phẩm đó với sản phẩm thuốc lá Hoàn Kiếm. Cách phân bổ chi phí sản xuất chung như vậy là chưa hợp lý vì sản phẩm thuốc lá bao cứng như Dunhill, Vinataba, Thăng Long bao cứng... có giá bán rất cao, gấp nhiều lần so với thuốc lá Hoàn kiếm cũng như các loại sản phẩm thuốc lá bao mềm khác. Nếu tiến hành phân bổ theo giá bán thì các sản phẩm thuốc lá bao cứng sẽ phải chịu khoản chi phí sản xuất chung rất lớn. II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Thuốc lá Thăng Long. 1. Hoàn thiện việc phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ có giá trị lớn. Đối với bộ phận chi phí về công cụ, dụng cụ, hiện nay Nhà máy đang áp dụng cách phân bổ một lần đối với tất cả các loại công cụ, dụng cụ. Cách làm này tuy đơn giản nhưng sẽ gây ra biến động chi phí giữa các kỳ, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về chi phí giá thành... Vì vậy, theo em, để tránh biến động chi phí giữa các kỳ Nhà máy nên phân biệt công cụ giá trị nhỏ và công cụ có giá trị lớn. Đối với bộ phận công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ, số lượng không nhiều với mục đích thay thế bổ sung một phần công cụ dụng cụ cho sản xuất thì tiến hành phân bổ một lần như hiện nay. Đối với công cụ dụng cụ có giá trị tương đối lớn thì nếu áp dụng phương pháp phân bổ một lần nói trên sẽ làm chi phí đột biến tăng lên thì kế toán tiến hành phân bổ nhiều lần. Theo phương thức này khi xuất công cụ dụng cụ căn cứ vào giá thực tế xuất kho, kế toán ghi nhận toàn bộ chi phí vào TK 242 -chi phí trả trước dài hạn-theo định khoản: Nợ TK 242: chi phí trả trước dài hạn Có TK 153: Hàng tháng, tiến hành phân bổ dần vào chi phí theo định khoản: Nợ TK 627: Có TK 242: mức phân bổ một kỳ Trường hợp công cụ dụng cụ hỏng mất hoặc hết thời hạn sử dụng kế toán ghi: Nợ TK 138,334,111,152... giá trị phế liệu thu hồi hoặc bồi thường Nợ TK 627: giá trị còn lại trừ giá trị thu hồi Có TK 242: chi phí trả trước dài hạn 2. Rút ngắn thời gian đánh giá định mức nguyên vật liệu. Để theo dõi thường xuyên tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu và cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý, việc đánh giá nên được tiến hành hàng tháng hoặc tối thiểu là hàng quý, song song với việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Bằng cách này Nhà máy vừa có thể kịp thời đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch vừa có thể điều chỉnh kịp thời các định mức cho phù hợp. 3. Hoàn thiện hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Do các bộ phận nhà ăn, phòng KCS, tổ vệ sinh, tổ xe đạp là các bộ phận phục vụ cho quá trình sản xuất không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất nên việc hạch toán vào TK 622 là không phản ánh đúng bản chất của nó. Vì vậy, để đảm bảo hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được chính xác, đúng nguyên tắc, phục vụ cho công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, theo em phần chi phí tiền lương của các bộ phận nhà ăn, phòng KCS, tổ vệ sinh, tổ xe đạp (đã hạch toán vào TK 622) nên được hạch toán vào TK 6271-chi phí nhân viên phân xưởng như sau: Đối với bộ phận KCS: kết chuyển toàn bộ vào TK 6271 như bộ phận phân xưởng 4 và phân xưởng cơ điện. Đối với bộ phận nhà xe, tổ bảo vệ, nhà ăn ngoài việc phục vụ cho hoạt động sản xuất còn phục vụ cho cả hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Vì vậy, phải phân bổ bộ phận chi phí này vào chi phí sản xuất và chi phí quản lý. Nhưng vì bộ phận sản xuất chiếm tỷ trọng lớn nên khi phân bổ chi phí ta phải xác định tỷ lệ phân bổ hợp lý. Ví dụ, ta có thể căn cứ vào tỷ lệ số lượng công nhân sản xuất trực tiếp và gián tiếp trên tổng số cán bộ công nhân viên của Nhà máy để phân bổ bộ phận chi phí này. Bộ phận chi phí lương phân bổ cho sản xuất hạch toán vào TK 6271 theo định khoản: Nợ TK 6271: Có TK 334: Bộ phận chi phí lương phân bổ cho quản lý hạch toán vào TK 642 theo định khoản: Nợ TK 642: Có TK 334: 4. Hoàn thiện việc trích các quỹ BHXH, BHYT. Để việc trích các quỹ BHXH, BHYT được chính xác, đơn giản và nhanh chóng thì Nhà máy nên xác định trước quỹ lương cơ bản của từng phân xưởng sau đó chuyển cho phòng kế toán, kế toán tính các khoản chi phí BHXH, BHYT của các phân xưởng theo công thức: Chi phí BHXH Lương thực Tỷ lệ quy (BHYT) của = chi của x định hiện phân xưởng i phân xưởng i hành 5. Hoàn thiện việc tính khấu hao phân xưởng Dunhill. Nhà máy Thuốc lá Thăng Long có 4 phân xưởng sản xuất chính: phân xưởng sợi, phân xưởng bao mềm, phân xưởng bao cứng, phân xưởng Dunhill. Trong đó, máy móc thiết bị của phân xưởng Dunhil do hãng BAT góp, còn nhà xưởng thì nằm trong diện tích của phân xưởng bao cứng. Do đó mác thuốc Dunhill vẫn phải tính khấu hao nhà xưởng. Nhưng khi phân bổ khấu hao nhà xưởng thì phân xưởng Dunhill không phải chịu khoản khấu hao nào mà lại tính cho 3 phân xưởng bao mềm, phân xưởng bao cứng, phân xưởng sợi. Để tập hợp đúng, đủ chi phí theo đúng đối tượng, giảm bớt gánh nặng cho các sản phẩm khác và để tính chính xác giá thành sản phẩm Dunhill theo em Nhà máy nên bổ sung phần khấu hao nhà xưởng theo diện tích phân xưởng Dunhill hiện sử dụng vào khoản mục khấu hao trong chi phí sản xuất chung của phân xưởng Dunhill và tiến hành phân bổ trực tiếp khoản mục chi phí này cho sản phẩm Dunhill. 6. Hoàn thiện việc phân bổ chi phí sản xuất chung. Hiện nay, Nhà máy phân bổ chi phí sản xuất chung theo giá bán của sản phẩm đó với sản phẩm thuốc lá Hoàn Kiếm. Điều này dẫn đến các sản phẩm thuốc lá bao cứng sẽ phải chịu khoản chi phí sản xuất chung rất lớn do giá bán của các sản phẩm thuốc lá bao cứng cao. Vì vậy, để phân bổ chi phí sản xuất chung ta không nên sử dụng tiêu thức giá bán mà nên phân bổ theo lương từng loại sản phẩm. Công thức tính như sau: Chi phí sản xuất Chi phí lương phân bổ cho SPi Tổng chi phí chung phân bổ = x sản xuất cho sản phẩm i Tổng chi phí lương SPSX chung phân bổ Kết luận Trong doanh nghiệp sản xuất, để phát huy một cách có hiệu quả công cụ kế toán nói chung và kế toán giá thành nói riêng thì việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải luôn được cải tiến và hoàn thiện. Tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành và việc xác định kịp thời giá thành sản phẩm là yêu cầu của công tác quản lý kinh tế nói chung và công tác hạch toán kế toán nói riêng. Thực hiện tốt yêu cầu đó không chỉ là điều kiện đánh giá đúng đắn kết quả phấn đấu của đơn vị mà còn là tiền đề để đơn vị tìm mọi biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Qua một thời gian tìm hiểu thực tế ở Nhà máy Thuốc lá Thăng Long em đã hiểu thêm nhiều điều mới mẻ và có được nhận thức sâu sắc về vai trò của công tác kế toán đối với việc quản lý kinh tế trong Nhà máy. Với góc độ là sinh viên thực tập, trong bài luận văn này em mong muốn đóng góp một vài ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy từ đó nâng cao hiệu quả công tác kế toán với việc quản lý kinh tế nói chung và quản lý giá thành nói riêng của Nhà máy. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS. TS. Nguyễn Văn Công cùng các cô, chú cán bộ phòng Tài vụ Nhà máy Thuốc lá Thăng Long đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Do còn hạn chế về khả năng nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế cho nên em rất mong được sự đóng góp chỉ bảo chân thành của các thầy cô giáo và các cô, chú cán bộ phòng Tài vụ để luận văn tốt nghiệp này thực sự có ý nghĩa. Em xin chân thành cảm ơn. Mục lục Danh mục tài liệu tham khảo Chủ biên: PGS. TS Nguyễn Văn Công, Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính, NXB Tài chính, 2000. 2. ĐHKTQD, Khoa kế toán, Chủ biên: PTS Nguyễn Minh Phương, Giáo trình kế toán quản trị, NXB giáo dục. ĐHKTQD, Khoa kế toán, Chủ biên: PGS. PTS Phạm Thị Gái, Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Giáo dục. Vũ Huy Cẩm, Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, NXB Tài chính, Hà nội 1996. Trần Hoài Nam, Kế toán quản trị chi phí giá thành, NXB TP Hồ Chí Minh, 1998. Biên soạn: Thạc sĩ Bùi Văn Dương, Hướng dẫn thực hành chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán, Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh. ĐHKTQD, Khoa kế toán, Chủ biên: PTS Đặng Thị Loan, Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà nội 1998. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy Thuốc lá Thăng Long. Phạm Huyên, Hướng dẫn thực hành kế toán doanh nghiệp, NXB Thống kê, 1997. 10. Các tạp chí kế toán, tạp chí tài chính. Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Tên đề tài: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Thuốc lá Thăng Long . Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Văn Công. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hoa. Lớp: Kế toán 41 E ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Hà nội, ngày.......tháng......năm 2003 Nhận xét của giáo viên phản biện Tên đề tài: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Thuốc lá Thăng Long . Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Văn Công. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hoa. Lớp: Kế toán 41 E ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Hà nội, ngày.......tháng......năm 2003 GIáM ĐốC pgđ. kinh doanh pgđ. kỹ thuật P Kỹ THUậT CƠ ĐIệN P Kỹ thuật công nghệ P KCS P tài vụ P Hành chính P. Tổ chức lđ tiền lương P Kế hoạch vật tư P Nguyên liệu P Tiêu thụ P thị trường Đội bảo vệ phân xửong sợi px bao mềm px bao cứng px dunhill px cơ điện px chuẩn bị đội xe đội bốc xếp Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trữ phối trộn và ủ lá Hấp ép Cuộng Trữ cuộng Thái cuộng Trương nở cuộng sấy sợi cuộng Tách cuộng làm ẩm cuộng gia liệu thái lá sấy sợi phối trộn sợi lá và sợi cuộng trữ sợi cuộng phân ly sợi cuộng làm ẩm lá đã cắt ngọn cắt ngọn và trộn lá hấp chân không làm ẩm ngọn lá phun hương trữ sợi và phối trộn sợi sợi thành phẩm lá thuốc Sơ đồ 6: Quy trình chế biến sợi kế toán trưởng kế toán thanh toán với người bán kế toán xdcb kế toán thanh toán với người mua kế toán vật tư kế toán nvl chính và thanh toán tạm ứng kế toán tscđ vật liệu xây dựng và xác định kết quả kinh doanh kế toán tiền lương bhxh bhyt kpcđ kế toán tiền mặt và các khoản ký quỹ cán bộ theo dõi công nợ trả chậm khó đòi và kế toán tgnh Kế toán tổng hợp Nhân viên thống kê các phân xưởng Sơ đồ 7: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Nhà máy Thuốc lá Thăng Long Tổng công ty thuốc lá Việt Nam Biểu số 2 Nhà máy Thuốc lá Thăng Long Bảng kê Số 4 TK 621 Tháng 12 năm 2002 PX Nợ/Có 15211 15212 1522 1528 Tổng cộng Luỹ kế A 6211 6.370.441.942 443.566.180 548.594.437 7.362.602.559 7.362.602.559 B 6211 5.564.485.007 5.564.485.007 5.564.485.007 C 6211 14.598.426.339 8.029.713.206 22.628.139.545 22.628.139.545 D 6211 2.338.087.338 2.111.225.199 4.449.312.537 4.449.312.537 G 6211 1.186.141 1.186.141 1.186.141 A 6213 24.787.793 24.787.793 24.787.793 Tổng 621 6.395.229.735 17.380.079.857 16.254.017.849 1.186.141 40.030.513.582 40.030.513.582 Biểu số 4 Biểu số 6 Biểu số 6 Tổng công ty thuốc lá Thăng Long Biểu số 8 Nhà máy Thuốc lá Thăng Long Nhật ký chứng từ số 7 (Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn Nhà máy) Tháng 12 năm 2002 (Đơn vị: VNĐ) Có Nợ 15211 15212 1522 334 3382 3383 ... Tổng cộng TK 621 6.395.229.735 17.380.079.857 16.254.017.849 ... 40.030.513.582 TK 622 2.505.707.824 19.858.140 46.546.920 ... 2.578.319.140 TK 627 200.024.550 801.849.293 6.380.626 9.552.375 ... 2.639.660.607 TK 641 1.301.332 368.166.607 2.900.318 6.527.115 ... 228.448.381 TK 642 5.172.012 960.965.192 7.631.245 18.675.090 ... 171.575.956 ... ... Tổng cộng 6.395.229.735 17.380.079.857 16.460.515.743 463.668.916 36770329 81301500 ... 47.648.517.666 Tổng công ty thuốc lá Việt Nam Biểu số 14 Nhà máy Thuốc lá Thăng Long Bảng tổng hợp chi phí nguyên liệu chính Tháng 12 năm 2002 Tên SP SLNK (bao) NL đưa vào sử dụng Tồn đầu kỳ Tồn cuối kỳ Sợi phế phẩm pha Sợi phế phẩm thu NL tính vào giá thành SL TT SL TT SL TT SL TT SL TT SL TT Vinataba 3.875.306 63.418 8.762.160.469 185 28.893.710 55.833 8.720.121.330 Hồng Hà 129.334 2.200 117.048.128 17 112.257 25 165.082 2.192 116.995.303 T. Long 1.614.314 44.008 856.848.600 11.120 216.506.722 1.070 7.065.535 987 6.517.461 32.971 640.889.952 Đống Đa 6.780 2.750 36.992.896 2.465 33.159.086 285 3.833.810 ĐB bạc 2.431.352 38.970 569.406.261 26.145 360.551.890 17.552 256.459.293 2.200 14.527.267 2.063 13.622.615 47.700 674.403.510 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Tổng 30.853.568 562.318 1.926.383.881 1.117.100 1.726.006.930 88.472 1.482.417.359 42.990 283.876.000 64.486 425.820.600 564.050 18.794.292.653 Tổng công ty thuốc lá Việt Nam Biểu số 18 Nhà máy Thuốc lá Thăng Long Bảng tổng hợp giá thành sản phẩm Tháng 12 năm 2002 Tên SP SL nhập kho (bao) CP nguyên liệu chính CP vật tư phụ liệu CP nhân công trực tiếp CP SXC Giá thành SL TT ĐG TT ĐG TT ĐG TT TT ĐG Vinataba 3.875.306 55.833 8.720.121.330 2.250,2 3.087.276.377 796,65 217532526,7 56,13 773.867.627 12.798.797.860,7 3.302,6 Hồng Hà 129.334 2.192 116.995.303 906,6 147.398.335 1.139,67 10769419,17 83,27 21.881.140 297.044.197,17 2.296,7 T. Long 1.614.314 32.971 640.889.952 397 667.326.932 413,38 134421168,8 83,27 102.970.990 1.545.609.042,83 957,4 Đống Đa 6.780 285 3.833.810 565,46 1.158.170 170,82 355068,6 52,37 188.044 5.535.092,6 816,3 ĐB bạc 2.431.352 47.700 674.403.510 277,38 31.668.832 13,03 103135589,3 42,42 66.272.236 875.480.167,35 360 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Tổng 30.853.568 564.050 18794292653 15257103708 2578319140 2.413.311.485 39.043.026.986 Tổng công ty thuốc lá Việt Nam Biểu số 15 Nhà máy Thuốc lá Thăng Long Bảng phân bổ vật tư cho sản xuất sản phẩm Tháng 12 năm 2002 Tên sản phẩm SLNK (bao) Các vật tư cho sản xuất sản phẩm Nhãn, tút Giấy cuốn Bạc thiếc Đầu lọc Yếm ... Tổng Vinataba 3.875.306 1.520.362.288 214.035.835 165.489.395 756.331.577 81.452.237 ... 3.087.276.377 Hồng hà 129.334 93.385.293 7.143.206 5.523.023 25.241.720 2.718.378 ... 147.398.335 Thăng Long 1.614.314 17.237.495 58.924.888 64.350.685 221.294.210 ... 667.326.932 Đống Đa 6.780 364.869 304.378 270.268 ... 1.158.170 ĐB bạc 2.431.352 64.916.800 88.748.000 84.278.188 ... 31.668.832 ... ... ... ... ... ... ... ... ... Tổng 30.853.568 487.658.103 1.214.338.475 1.239.081.564 4.486.700.668 238.932.283 ... 15.257.103.708 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33910.doc
Tài liệu liên quan