Hoàn thiện hạch toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Xí nghiệp Sông Đà 11/3

LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay đất nước đang trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước do đó ngành XDCB đóng một vai trò rất quan trọng trong việc kiến thiết cơ sở hạ tầng. Năm bắt được xu thế này ngành XDCB ở nước ta ngày càng phất triển, đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, một vấn đề chung đặt ra hiện nay là làm thế nào để kinh doanh có hiệu quả, có thể đứng vững sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước và với doanh nghiệp nước ngoài. Do đó một yêu cầu đ

doc89 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hạch toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Xí nghiệp Sông Đà 11/3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặt ra là các nhà doanh nghiệp phải nắm bắt được các thông tin một cách chính xác, nhanh chóng từ công tác kế toán đặc biệt là công tác tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp Sông đà 11-3 dưới sự hướng dẫn của thầy Trần Đức Vinh và sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng kế toán em quyết định chọn đề tài “ Hoàn thiện hạch toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Xí nghiệp Sông Đà 11-3” Chuyên đề thực tập gồm những nội dung sau Phần I: Thực trạng hạch toán doanh thu và xác định kết quả tại Xí nghiệp Sông Đà 11-3 Phần II: Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán doanh thu và xác định kết quả tại Xí nghiệp Sông Đà 11-3 PHẦN I: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TẠI XÍ NGHIỆP SÔNG ĐÀ 11 – 3 I. TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP 11 - 3 1. Quá trình hình thành và phát triển 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Sông Đà 11 Công ty cổ phần Sông Đà 11 (trước đây là công ty Sông Đà 11) là doanh nghiệp Cổ phần thành viên của Tổng công ty Sông Đà. Được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty Cổ phần theo quyết định số 1332/QĐ - BXD ngày 17/8/2004 của Bộ trưởng Bộ xây dựng. Tên giao dịch quốc tế là: Song Da N 11 Joint- Stocks Company. Hình thức: Công ty Cổ phần Sông Đà 11 được thành lập trên cơ sở cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước theo hình thức giữ nguyên phần vốn hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp. Trụ sở và địa bàn hoạt động đặt tại: Km 10 đường Trần Phú, Phường Văn Mỗ – Thị xã Hà Đông – Tỉnh Hà Tây. Tư cách pháp nhân: Công ty có: Con dấu riêng, độc lập về tài sản được mở tài khoản tại ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty. Chịu trách nhiệm tài chính hữu hạn đối với các khoản nợ trong phạm vi vốn điều lệ. Tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, được hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính. Bảng cân đối kế toán riêng, được độc lập các quỹ theo quy định của pháp luật và nghị quyết của đại hội đồng cổ đông. Hoạt động kinh doanh chính của công ty: Xây lắp đường dây tải điện, trạm biến áp đến cấp điện áp 500 KV. Xây dựng các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, giao thông, bưu điện. Quản lý vận hành, phân phối điện năng do Tổng công ty Sông Đà quản lý. Xây lắp hệ thống cấp thoát nước khu đô thị và khu công nghiệp; xây lắp các kết cấu công trình. Quản lý vận hành nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ, nhà máy nước tại các khu công nghiệp và đô thị. Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm về cơ khí; quản lý và vận hành kinh doanh bán điện. Mua bán phương tiện vận tải và cơ giới, chuyên chở hàng hoá đường bộ, vật tư thiết bị phục vụ thi công xây dựng, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, phụ tùng cơ giới và công nghệ xây dựng, các công trình giao thông, thuỷ lợi và bưu điện. Xây lắp, thí nghiệm, hiệu chỉnh, bảo dưỡng, lắp giáp tủ bảng điện công nghiệp cho đường dây nhà máy điện, trạm biến áp và các dây truyền công nghệ có cấp điện áp đến 500 KV. Bảo trì, bảo dưỡng định kỳ các nhà máy điện, trạm biến áp, sử lý sự cố bất thường cho các công trình điện. Tư vấn chuyên ngành thiết kế hệ thống điện - điện tử và tự động hoá. Kinh doanh xây dựng các khu đô thị, nhà cao tầng và chung cư, kinh doanh xây dựng khu công nghiệp Kinh doanh các ngành nghề khác được pháp luật cho phép phù hợp với mục tiêu và định hướng của công ty Vốn điều lệ của Công ty: do các cổ đông tự nguyện tham gia đóng góp bằng nguồn vốn họp pháp của mình. Vốn điều lệ của Công ty tại thời điểm thành lập được xác định là: 20.000.000.000 (Hai mươi tỷ đồng).Cơ cấu vốn được phân theo chủ sở hữu, cụ thể như sau: Tổng giá trị cổ phần phát hành: 20.000.000.000 đồng Cổ phần Nhà nước: 10.600.000.000 đồng, chiếm 53% vốn điều lệ. Trong đó góp vốn bằng thương hiệu Sông Đà là 1.000.000.000 đồng, chiếm 5% vốn điều lệ. Việc tăng (giảm) vốn điều lệ do đại hội đồng cổ đông quyết định và được cơ quan Nhà nước có thêm quyền chấp nhận, thủ tục xác nhận vốn điều lệ được thực hiện tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền . Công ty đã xây lắp nhiều công trình đường dây và trạm biến áp 500KV như trạm biến áp 500KV Hoà Bình; đường dây 500 KV Bắc – Nam, Pleiku – Phú Lâm, Pleiku – Thường Tín; trạm 220KV: Việt Trì, Tràng Bạch, Nghi Sơn, Sóc Sơn; trạm biến áp 110KV: Lạc Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, …; đường dây 220KV: Phả Lại – Bắc Giang, Bắc Giang – Thái Nguyên, Na Dương – Lạng Sơn…;đường dây 110 KV: Thái Bình – Thái Thụy, Huế - Đồng Hới, Bắc Cạn – Chợ Đồn…; thi công xây lắp hệ thống cấp thoát nước như: hệ thống cấp thoát nước thành phố Hạ Long; bốn tỉnh Miền Trung (SP5); Thi công lắp đặt điện nước cho công trình công nghiệp như : Hệ thống điện nước khách sạn Deawoo, Tây Hồ …; thi công và quản lý vận hành hệ thống điện nước cho các công trình thuỷ điện : SêSan 3, SêSan 3A, SêSan 4, Sơn La, Thí nghiệm hiệu chỉnh các nhà máy thuỷ điện : RyNinhll, Nà lơi , Nậm Mu, Cần Đơn… Qua hơn 40 năm phát triển và trưởng thành cùng Tổng công ty Sông Đà, Công ty Cổ phần Sông Đà 11 đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công xây lắp và điều hành sản xuất. Hiện nay công ty có một đội ngũ 1500 cán bộ kỹ thuật , cử nhân, công nhân lành nghề (trong đó có gần 300 cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và trên đại học). Chú trọng đầu tư đổi mới trang thiết bị xe máy chủ yếu cho xây lắp đường dây và trạm, gia công cơ khí , thí nghiệm hiệu chỉnh điện … 2.Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp 11-3 Xí nghiệp Sông Đà 11-3 là thành viên cuả công ty cổ phần Sông Đà 11, tiền thân là Xí nghiệp xây lắp điện nước số 1. Sau đổi tên thành chi nhánh Công ty xây lắp năng lượng Sông Đà 11 tại Hà Nội theo Quyết định số 66 TCT- TCLĐ ngày 30/ 4/ 1993 của Tổng giám đốc Tổng công ty xây dựng Sông Đà. Tháng 12 /1998 sau khi công ty chuyển trụ sở từ Yaly ra Hà Đông chi nhánh được đổi tên thành Xí nghiệp xây lắp năng lượng Sông Đà 11-3 theo Quyết định số 19 TCT – TCLĐ ngày 16/12/1998 của Tổng công ty và Quyết định số 267 QĐ - UB của Uỷ ban Nhân Dân thành phố Hà Nội. Các ngành nghề kinh doanh của Xí nghiệp cũng giống như Công ty. Nhưng Xí nghiệp 11-3 chủ yếu kinh doanh trên lĩnh vực xây lắp và năng lượng như : Xây dựng Trạm biến áp, đường dây tải điện, kinh doanh nước, điện và lắp đặt các thiết bị máy móc phục vụ các nhà máy… Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, qua nhiều lần đổi tên, bổ sung chức danh, nhiệm vụ . Xí nghiệp không ngừng lớn mạnh về quy mô, tổ chức sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động ngày một nâng cao. 1.3. Các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp Công ty CP Sông Đà 11 Xí nghiệp Sông Đà 11-3-MST: 0500313811-003 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Phần I – lãi, lỗ ĐVT: Đồng CHỈ TIÊU MÃ SỐ NĂM 2004 NĂM 2005 1 2 4 4 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 9.704.272.558 13.410.221.120 Các khoản giảm trừ (03=04+05+06+07) 03 + Chiết khấu thương mại 04 + Giảm giá hàng bán 05 + Hàng bán bị trả lại 06 + Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp 07 1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-03) 10 9.704.272.558 13.410.221.120 2. Giá vốn hàng bán 11 9.036.784.450 12.403.875.255 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 =10 – 11) 20 667.488.108 1.006.345.865 4. Doanh thu hoạt động tài chính 21 87.974.947 126.797.887 5. Chi phí tài chính 22 100.350.966 (255.346.980) Trong đó: Chi phí lãi vay 23 99.865.604 (257.848.141) 6. Chi phí bán hàng 24 0 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 583.132.139 1.123.661.489 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [30 =20 +(21 – 22) –(24+25)] 30 71.979.950 264.829.243 9. Thu nhập khác 31 55.000 10. Chi phí khác 32 4.462.269 11. Lợi nhuận khác (40 = 31-32) 40 0 (4.407.269) 12. Tổng lợi nhuận trước thuế(50 = 30 +40) 50 74.979.950 260.421.974 13. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 51 14. Lợi nhuận sau thuế (60 =50 – 51) 60 71.979.950 260.421.974 Một số chỉ tiêu khác STT Chỉ tiêu ĐVT Kế h\oạch năm 2005 Thực hiện năm 2005 Tỷ lệ HT/KH năm 2005 I Các khoản nộp ngân sách Nghìn đồng 1.754.660 1.120.087 64% - Thuế GTGT phải nộp Nghìn đồng 1.284.933 1.117.087 87% II Tiền lương và thu nhập 1 Lao động có đến cuối kỳ Người 260 210 81% 2 Tổng quỹ lươmg phải trả Nghìn đồng 5.700.000 2.217.363 39% 3 Các khoản thu nhập khác Nghìn đồng 150.000 28.350 19% 4 Tổng thu nhập 5.850.000 2.245.713 38% 5 Tiền lương bq/người/ tháng 1900 1.478 77% 6 Thu nhập bq/ người/ thnáng 1.950 1.497 77% 2. Đặc điểm quy trình công nghệ Do đặc điểm riêng có của ngành xây dựng là công trình được xây dựng thường kéo dài trong nhiều năm, quá trình hạch toán kế toán phức tạp. Vì vậy, Công ty Sông Đà 11 và Xí nghiệp 11- 3 thường áp dụng hình thức khoán gọn, khoán 1 hoặc khoán một số khoản chi phí đối với các công trình trúng thầu hoặc giao thầu Hợp đồng kinh tế ký A Hợp đồng giao nhận khoán Ứng vốn thi công lần đầu (Tiến độ, kế hoạch sử dụng vốn) Thi công công trình - ứng vốn tiếp theo - ứng vốn tối đa 70% giá trị thực hiện - Có xác nhận của phòng kỹ thuật và phòng kinh tế- kế hoạch Thanh toán tạm ứng - Chứng từ thanh toán đảm bảo hợp pháp hợp lệ - Phân theo các khoản mục NVL trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung Hoàn thành công trình Sau khi bàn giao toàn bộ công trình cho chủ đầu tư, tiến hành quyết toán giá trị công trình 3. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh * Sơ đồ tổ chức Công ty CP Sông Đà 11 Xí nghiệp Sông Đà11-3 Thuỷ điện bản vẽ Đội xây lắp 1 Đội xây lắp 2 Đội xây lắp 3 Đội xây lắp 4 Đội xây lắp 5 Đội xây lắp 6 Xưởng cơ khí * Mối quan hệ giữa Xí nghiệp với các đội trực thuộc Trong phân cấp hoạt động kinh doanh các đội trực thuộc được Xí nghiệp khoán gọn cho từng công trình Trong phân cấp quản lý và tài chính các đội trực thuộc công ty hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi, đảm bảo có lãi, mức lãi sẽ được quy định theo từng Hợp đồng giao khoán công trình, thực hiện hạch toán báo sổ theo quy định Công ty và luật kế toán. Được bố trí nhân viên kế toán đội để thu thập chứng từ và theo dõi hạch toán tại xí nghiệp. Tuy nhiên, các đội trực thuộc không có quyền chủ động về tài chính tức là khi muốn có vốn để tiến hành các hoạt động kinh doanh như: mua nguyên, vật liệu… các đội trực thuộc phải làm giấy đề nghị vay vốn lên Xí nghiệp. * Mối quan hệ giữa xí nghiệp với Công ty Xí nghiệp chịu sự kiểm tra, giám sát của Công ty và trực tiếp nhận vốn từ Công ty để phục vụ cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị. Trong phân cấp quản lý và hạch toán kinh doanh xí nghiệp có con dấu riêng và được mở một tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, có bảng cân đối kế toán riêng. Xí nghiệp có quyền tự chủ về kinh tế tài chính trong phạm vi phân cấp của Công ty, các quy định của Tổng công ty và Nhà nước. Xí nghiệp là đơn vị hạch toán kinh tế nội bộ, hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi và đảm bảo có lãi, mức tối thiểu phải bằng kế hoạch công ty giao 4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp Sông Đà 11 - 3 4.1. Sơ đồ tổ chức 4.2. Chức năng, nhiệm vụ 4.2.1. Ban Kinh tế kế hoạch : Chức năng: Tham mưu cho giám đốc xí nghiệp : Hoạch định chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của đơn vị Thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở tuân thủ đúng pháp luật và các quy định hiện hành của nhà nước , của ngành, của Tổng công ty, của Công ty Đề ra các biện pháp hữu hiệu nhằm tiết kiệm chi phí , giá thành và từng bước nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên Nhiệm vụ : Lập kế hoạch sản xuất và báo cáo việc thực hiện kế hoạch sản xuất Lập và ký kết các hợp đồng kinh tế Nghiệm thu, lên phiếu giá thanh quyết toán với chủ đầu tư Lập dự toán khoán, thanh quyết toán với các đội, các chủ công trình 4.2.2. Ban kỹ thuật vật tư cơ giới : Cán bộ giám sát công trình : Chức năng : Giúp trưởng ban thực hiện công tác giám sát kỹ thuật hiện truờng nhằm nâng cao chất lượng công trình thi công Nhiệm vụ : Chuẩn bị thi công : nhận mốc giới , kiểm tra tính chính xác của bản vẽ, so sánh khối lượng trong bản vẽ với hồ sơ trúng thầu, lập biện pháp thi công chi tiết Công tác giám sát công trình : Kiểm tra các đội thi công theo bản vẽ thiết kế, lập báo cáo thi công hàng tháng theo điều khoản trong hợp đồng, nghiệm thu kỹ thuật, khối lượng của các đội Giám sát an toàn công trình Làm báo cáo Cán bộ tiếp liệu vật tư : Chức năng : Giúp trưởng ban trong công tác tiếp nhận, vận chuyển vật tư đến chân các công trình an toàn Nhiệm vụ: Kiểm tra tiến độ cấp hàng theo hợp đồng Kiểm tra chất lượng khối lượng hàng theo hợp đồng trước khi nhập kho Làm thủ tục xuất nhập kho theo quy định 4.2.3. Ban tổ chức hành chính: Công tác tổ chức tiền lương: Chức năng : Tham mưu cho giám đốc sắp xếp sơ đồ tổ chức của xí nghiệp Tham mưu cho giám đốc trong công tác lập kế hoạch nhân sự, sắp xếp cán bộ Nhiệm vụ : Đề xuất hoạch định chiến lược đào tạo thay thế cán bộ Đảm bảo việc thực hiện các chế độ chính đối với cán bộ công nhân viên chức như: Chế độ BHXH Công tác nhân sự: Chức năng : Giúp giám đốc tổ chức nhân sự sắp xếp cơ cấu tổ chức, tuyển chọn cán bộ công nhân viên phù hợp với từng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ Lập kế hoạch và cân đối nhân lực từng quý Nhiệm vụ : Tiếp nhận và làm thủ tục cho cán bộ công nhân được điều động đến xí nghiệp và chuyển đi nơi khác Lập sổ trích ngang sổ theo dõi công nhân viên Lưu trữ hồ sơ, sổ sách, các quyết định đến, chuyển công tác Công tác hành chính : Chức năng : Giúp giám đốc thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên Quản lý con dấu theo đúng hướng dẫn của cấp trên Quản lý toàn bộ công văn giấy tờ và các hồ sơ lưu trữ của xí nghiệp Nhiệm vụ : Quản lý và mua sắm trang thiết bị văn phòng, dụng cụ hành chính , văn phòng phẩm trong toàn xí nghiệp khi có nhu cầu Soạn thảo văn bản, công văn giấy tờ thuộc phạm vi ban đảm nhiệm Lập sổ theo dõi công văn đến đi Làm công tác văn thư Làm công tác lưu trữ II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN 1. Tổ chức công tác kế toán 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 1.2. Chức năng nhiệm của ban tài chính kế toán Công tác tài chính tín dụng Chức năng Xác định nhu cầu vốn cần thiết cho sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ Tổ chức nguồn vốn kịp thời để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh Phân bổ hợp lý trên các giai đoạn luân chuyển trong quá trình sản xuất Xác định giải pháp tối ưu làm lành mạnh hơn tài chính và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị Nhiệm vụ Xây dựng hệ thống các kế hoạch tài chính, kế hoạch vốn lưu động, dự toán chi phí quản lý, kế hoạch thu vốn, kế hoạch vốn đầu tư tài chính tổng hợp, kế hoạch tổ chức công tác thu vốn và thu hồi công nợ Lập đầy đủ, đúng hạn các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị của đơn vị theo quy định của nhà nước và của Tổng công ty Nghiên cứu cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước và của Tổng công ty, Công ty Tính toán chính xác các khoản phải nộp Nhà nước, các khoản công nợ phải thu, phải trả của khách hàng, phải trả của công nhân viên, các khoản phải trả nợ công ty và các tổ chức tín dụng Lập và thông báo công khai tài chính theo quy định của nhà nước Công tác hạch toán kế toán Chức năng Giám sát tinh tiết kiệm, tính hiệu quả của việc tạo lập và sử dụng vốn thông qua các chỉ tiêu tài chính như: chỉ tiêu về số lượng vốn, kết cấu vốn, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời từ đó đánh giá một cách chính xác và toàn diện tình hình tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị Thực hiện công tác hạch toán kế toán thống kê và thông tin kinh tế nội bộ theo luật kế toán và luật thống kê Nhiệm vụ Xuất phát từ đặc điểm tổ chức kinh doanh của đơn vị cùng với việc nghiên cứu cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước và Tổng công ty, Công ty để tổ chức công tác kế toán, bộ máy kế toán cho phù hợp đảm bảo nguyên tắc: Tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo đúng với những quy định trong điều lệ tổ chức kế toán nhà nước, trong chế độ thể lệ kế toán do nhà nước ban hành và phù hợp chính sách, chế độ quản ký kinh tế tài chính của nhà nước trong từng thời kỳ Tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh, tổ chức quản lý doanh nghiệp Tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả Tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo kết hợp tốt giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán phương pháp tinh giảm phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị, lựa chọn hình thức kế toán phù hợp Lập và ghi chép phản ánh chính xác kịp thời đúng chế độ kết quả kiểm kê tài sản của đơn vị Tổ chức công tác kiểm tra kế toán nội bộ doanh nghiệp Hướng dẫn thực hiện kịp thời các chế độ thể lệ tài chính, kế toán nhà nước của Tổng công ty và Công ty có liên quan đến công tác kế toán trong doanh nghiệp Tổ chức bảo quản lưu giữ chứng từ kế toán, sổ sách kế toán và tài liệu có liên quan đến công tác tài chính kế toán thông kê của doanh nghiệp Công tác theo dõi ngân quỹ Chức năng Theo dõi quản lý quỹ tiền mặt của toán đơn vị Giám sát việc cấp phát vốn Nhiệm vụ Nhập và xuất tiền mặt theo phiếu thu và chi được duyệt Lập bảng kê quỹ theo từng ngày Lưu trữ chứng từ khi chưa giao nộp cho bộ phận hạch toán kế toán Lưu trữ chứng từ kế toán ngoài niên độ kế toán Lưu trữ công văn đi đến, hợp đồng kinh tế Công tác theo dõi đội, chủ công trình Chức năng Giám sát các hoạt động của đội, chủ công trình liên quan đến kinh tế – tài chính của đơn vị Hướng dẫn các đội, chủ công trình làm theo cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước, Tổng công ty, Công ty Nhiệm vụ Hàng tháng cán bộ theo dõi đội, chủ công trình phải yêu cầu lập chứng từ chi phí và nghiệm thu thanh toán nội bộ, đối chiếu công nợ theo đúng thời gian quy định Kiểm tra và hướng dẫn các chủ công trình làm theo quy định ứng vốn và thanh toán vốn Đôn đốc các đội chủ công trình nghiệm thu thanh toán các khối lượng đã thực hiện cho chủ đầu tư Kết thúc công trình phải quyết toán với chủ công trình, đội công trình Danh sách cán bộ ban tài chính kế toán STT Họ và tên Giới tính Công tác tài chính tín dụng Công tác hạch toán kế toán Công tác ngân quỹ, lưu trữ Công tác theo dõi đội, công trình 1 Ngô Đình Khương Nam x x x x 2 Nguyễn Thị Mai Nữ x x x 3 Ngô Tuyết Minh Nữ x x x 4 Đỗ Thị Minh Nữ x x 5 Nguyễn Hồng Minh Nữ x x Nhiệm vụ: Ngô Đình Khương: Trưởng ban Tài chính kế toán, phụ trách chung về công tác tài chính kế toán Nguyễn Thị Mai: Kế toán Nhật ký chung, kế toán tổng hợp và làm công tác tài chính tín dụng Đỗ Thị Minh: Kế toán vật tư, thủ quỹ và làm công tác hạch toán kế toán Ngô Tuyết Minh: Kế toán công trình và làm công tác theo dõi ngân quỹ và lưu trữ Nguyễn Hồng Minh: kế toán thanh toán, lương và theo dõi công trình 1.3. Mối quan hệ trong hệ thống tài chính kế toán công ty Với phòng tài chính kế toán công ty Chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của kế toán trưởng công ty Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng Công ty về toàn bộ công tác tài chính kế toán của đơn vị. Thực hiện mọi quy định liên quan đến việc vay trả vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo đúng quy định quản lý tài chính tín dụng, đầu tư của Tổng công ty và Công ty Tham gia các lớp tập huấn, chương trình đào tạo về tài chính kế toán- kế toán trưởng do Tổng công ty tổ chức Với bộ máy kế toán đơn vị Hưỡng dẫn các kế toán viên tại đơn vị thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, Tổng công ty và của Công ty về quản lý kinh tế tài chính Phổ biến kịp thời các quy định của Nhà nước, Tổng công ty và Công ty về quản lý tài chính và hạch toán kế toán Kiến nghị về việc đề bạt, thuyên chuyển, khen thưởng kỷ luật các cán bộ làm công tác kế toán tại đơn vị 1.4. Mối quan hệ giữa các phòng ban trong xí nghiệp Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị, cùng ban kinh tế kế hoạch, ban kỹ thuật vật tư cơ giới tham gia lập các dự toán chi phí sản xuất, dự toán mua hàng, xây dựng các phương án khoán Cùng các phòng ban trong xí nghiệp quản lý giá đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh Cùng các phòng ban trong xí nghiệp tổ chức phân tích hoạt động kinh tế nhằm đánh giá đúng thực trạng và kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị Trong trường hợp phát hiện ra những tổn thất về tài sản, chuẩn bị đầy đủ thủ tục cho việc xử lý và đề xuất biện pháp cho hội đồng xử lý giải quyết kịp thời và đúng chế độ 2. Đặc điểm vận dụng hệ thống chứng từ kế toán Doanh nghiệp sử dụng hệ thống chứng từ kế toán theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐTC ban hành ngày 1/11/1995 và có sự thay đổi theo quyết định số 167/2000/QĐ của Bộ Tài Chính. Bảng trích trước sửa chữa lớn, lãi vay vốn cố định cho các công trình Biên bản giao nhận TSCĐ (MS 01-TSCĐ-BB) Thẻ TSCĐ (MS 02- TSCĐ- BB ) Biên bản thanh lý TSCĐ (MS 03-TSCĐ-BB) Thẻ TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành (MS 04-TSCĐ-HD) Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ cho các công trình Bảng chi tiết trích khấu hao TSCĐ Bảng phân bổ chi phí sửa chữa lớn, lãi vay, khấu hao TSCĐ cho các công trình Bảng theo dõi TSCĐ Phiếu chi Giấy đề nghị tạm ứng Hoá đơn GTGT Hợp đồng kinh tế Giấy báo giá Biên bản nghiêm thu vật liệu, công cụ dụng cụ Phiếu nhập kho Bảng kê thanh toán tạm ứng Giấy đề nghị hoàn chi phí Phiếu xuất kho Giấy yêu cầu nhận vật tư Bảng kê luỹ kế nhập – xuất – tồn Quyết định tuyển dụng Quyết định bãi miễn Quyết định bổ nhiệm Quyết định xa thải Quyết định thuyên chuyển Cam kết sử dụng dịch vụ lao động Hợp đồng lao động Danh sách công nhân hợp đồng Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành Phiếu giao khoán Phiếu báo làm thêm giờ Biên bản kiểm tra chất lượng công việc hoàn thành Bảng chấm công Bảng thanh toán tiền lương và BHXH Bảng phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT và KPCĐ Bảng tổng hợp trích BHXH, BHYT, KPCĐ Bảng phân bổ vật liệu và công cụ Bảng phân bổ chi phí trả trước Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Giấy báo Nợ của ngân hàng Chứng từ hạch toán doanh thu Bảng kê doanh số điện nước Giấy đề nghị thanh toán (Phiếu báo nợ) Phiếu xác nhận sử dụng điện, nước 3. Đặc đểm tổ chức hệ thống tài khoản Doanh nghiệp sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐTC ban hành ngày 1/11/1995 và có sự thay đổi theo quyết định số 167/2000/QĐ của Bộ Tài Chính. 111; 112; 113; 133; 138; 141; 142; 144; 152; 153; 154; 155; 211; 214; 311; 331; 333; 334; 338; 411; 421; 431; 511; 512; 515; 621; 622; 623; 627; 642; 711; 811; 911. Ngoài ra công ty còn sử dụng các tài khoản ngoài bảng sau: TK 002: Vật tư, hàng hoá nhận gia công chế biến, giữ hộ TK 009: Nguồn vốn khấu hao xây dựng cơ bản 4. Đặc điểm hệ thống sổ kế toán Xí nghiệp 11-3 sử dụng phương pháp ghi sổ theo hình thức nhật ký chung và áp dụng phần mềm kế toán do Tổng công ty Sông Đà thiết kế. * Quy trình ghi sổ: * Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán ghi vào nhật ký chung, trên cơ sở nhật ký chung kế toán ghi vào sổ cái tài khoản liên quan. Với các đối tượng cần mở chi tiết thì từ chứng từ gốc ghi vào sổ kế toán chi tiết. Cuối tháng cộng sổ kế toán chi tiết ghi vào sổ tổng hợp chi tiết. Sổ này được đối chiếu với sổ cái tài khoản liên quan. Đối với chứng từ thu, chi tiền mặt hàng ngày thủ quỹ ghi vào sổ quỹ. Sổ này được đối chiếu với sổ cái tài khoản tiền mặt ở cuối tháng. Cuối tháng căn cứ vào sổ cái các tài khoản để ghi vào bảng cân đối số phát sinh. Cuối quý từ bảng cân đối số phát sinh, bảng tổng hợp chi tiết kế toán ghi vào hệ thống báo cáo kế toán. * Sổ kế toán tổng hợp Xí nghiệp đang sử dụng bao gồm: - Sổ nhật ký chung - Sổ cái các tài khoản * Sổ kế toán chi tiết doanh nghiệp đang sử dụng + Sổ chi tiết vật tư, sản phẩm hàng hoá + Sổ chi tiếtchi phí sản xuất kinh doanh + Sổ chi tiết chi phí sử dụng máy thi công + Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung + Sổ chi tiết chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp + Sổ chi tiết chi phí trả trước, phải trả + Sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay + Sổ chi tiết thanh toán (nội bộ, người mua, người bán, nhà nước) + Sổ chi tiết tiêu thụ + Sổ chi tiết nguồn vốn kinh doanh… Xía nghiệp không sử dụng sổ nhật ký đặc biệt 5. Đặc điểm hệ thống báo cáo kế toán Doanh nghiệp sử dụng hệ thống báo cáo kế toán theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐTC ban hành ngày 1/11/1995 và có sự thay đổi theo quyết định số 167/2000/QĐ của Bộ tài chính. Các báo cáo doanh nghiệp đang sử dụng: * Báo cáo quyết toán - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả kinh doanh - Báo cáo thực hiện kế hoach tài chính - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Báo cáo chi tiết doanh số bán hàng - Bảng tổng hợp số dư chỉ tiết * Báo cáo quản trị - Báo cáo tồn quỹ tiền mặt - Báo cáo số dư tiền gửi ngân hàng - Báo cáo chi tiết tiền đang chuyển - Báo cáo chi tiết các khoản đầu tư ngắn hạn khác - Báo cáo chi tiết dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn khác - Báo cáo chi tiết ứng trước của khách hàng - Báo cáo chi tiết tài sản thiếu chờ xử lý - Báo cáo chi tiết phải thu khác - Báo cáo chi tiết chi phí trả trước - Báo cáo chi tiết chi phí chờ kết chuyển - Báo cáo chi tiết thế chấp, kỹ quỹ, ký cược ngắn hạn - Báo cáo chi tiết hàng mua đi đường - Báo cáo kiểm kê vật tư, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá - Báo cáo chi phí dở dang - Báo cáo chi tiết ký quỹ, ký cược dài hạn - Báo cáo tổng hợp tăng, giảm TSCĐ - Bảng kê tăng, giảm TSCĐ - Báo cáo khấu hao TSCĐ - Báo cáo TSCĐ bình quân cần tính khấu hao - Báo cáo TSCĐ chưa phải tính khấu hao - Báo cáo TSCĐ phải tính khấu hao - Báo cáo thực hiện đầu tư XDCB - Báo cáo chi tiết vay ngân hàng - Báo cáo chi tiết nợ dài hạn đến hạn trả - Báo cáo chi tiết phải trả khách hàng - Báo cáo chi tiết ứng trước cho người bán - Báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước - Báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với cấp trên - Báo cáo tình hinh sử dụng quỹ tiền lương - Báo cáo quỹ BHXH và KPCĐ - Báo cáo chi tiết phải trả phải nộp khác - Báo cáo chi tiết vay dài hạn - Báo cáo chi tiết nợ dài hạn - Báo cáo nhận ký quỹ, ký cược dài hạn - Báo cáo chi tiết chi phí phải trả - Báo cáo tài sản thừa chờ xử lý - Báo cáo nguồn vốn kinh doanh - Báo cáo nguồn vốn đầu tư XDCB - Báo cáo các quỹ doanh nghiệp - Báo cáo chi phí quản lý doanh nghiệp - Báo cáo chi tiết lãi vay - Báo cáo CPSX và giá thành sản phẩm - Báo cáo kết quả kinh doanh theo công trình, sản phẩm - Phân tích một số chỉ tiêu tài chính - So sánh chi phí và sản lượng - Báo cáo thu vốn - Báo cáo chi tiết sửa chữa lớn TSCĐ - Báo cáo quản lý vốn đầu tư trong hoạt động đầu tư nước ngoài - Quyết toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Quyết toán chi phí tiền lương - Kiểm kê giá trị khối lượng thi công dở dang - Báo cáo kiểm kê TSCĐ III. HẠCH TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 1. Đặc điểm sản phẩm xây lắp tại doanh nghiệp Sản phẩm xây lắp tại doanh nghiệp thường là các cột điện, đường dây, trạm biến áp là các công trình có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp lâu dài. Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp nhất thiết phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công) quá trình dự toán xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo, đồng thời để giảm bớt rủi ro phải mua bảo hiểm cho công trình xây lắp. Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ. Công trình xây lắp thường không nằm cùng địa điểm với Xí nghiệp do đó công tác quản lý sử dụng, hạch toán rất phức tạp. Mặt khác, sản phẩm xây lắp từ khi khởi công cho đến khi bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Quá trình thi công thường chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau. Như vậy, sản phẩm xây lắp có những đặc điểm riêng biệt khác với ngành sản xuất khác do đó dẫn đến công tác tổ chức kế toán trong đơn vị xây lắp cũng có những đặc điểm riêng có thể hiện chủ yếu ở nội dung, phương pháp trình tự hạch toán chi phí sản xuất, phân loại chi phí, cơ cấu giá thành xây lắp và cách ghi nhận doanh thu. 2. Phân loại doanh thu tiêu thụ tại xí nghiệp Do là một đơn vị trực thuộc của Công ty Cổ phần Sông Đà 11 nên hầu hết các công trình của xí nghiệp là do Công ty Cổ phần Sông Đà 11 giao cho. Mặt khác, do tiền thân là xí nghiệp xây lắp năng lượng 11-3 nên ngoài tiến hành xây dựng các công trình xí nghiệp còn cung cấp điện, nước cho các công ty trực thuộc Tổng công ty Sông Đà và các doanh nghiệp có nhu cầu. Do đó, doanh thu tiêu thụ của xí nghiệp bao gồm: 2.1. Doanh thu của các công trình bán cho chủ đầu tư Do các công trình do xí nghiệp xây dựng hầu hết là do Công ty giao nên doanh thu các công trình bán cho chủ đầu tư bao gồm doanh thu từ kinh doanh điện, kinh doanh nước và kinh doanh điện, nước Bản Vẽ. Tức là, xí nghiệp mua điện từ điện lực Hà Tây và mua nước từ công ty cấp thoát nước Hà Tây để bán cho các công ty trực thuộc Tổng công ty Sông Đà và các doanh nghiệp có nhu cầu. Còn kinh doanh điện và nước Bản Vẽ tức là xí nghiệp mua điện từ Điện lực Nghệ An nhằm cung cấp cho các công ty trực thuộc Tổng công ty Sông Đà đang tiến hành xây dựng thuỷ điện Bản Vẽ: Công ty cổ phần tư vấn Sông Đà, ban quản lý dự án thủy điện 2… 2.2. Doanh thu của các công trình bán cho nội bộ Đây là nguồn thu chủ yếu của Xí nghiệp. Tức là doanh thu từ các công trình do công ty thắng thầu giao cho xí nghiệp, xí nghiệp lại giao cho các đội thi công. Sau khi công trình hoàn thành hoặc hoàn thành từng hạng mục công trình sẽ ghi nhận doanh thu và trích một khoản phụ phí nộp cho công ty. 3. Hạch toán tiêu thụ thành phẩm 3.1. Nhiệm vụ hạch toán tiêu thụ thành phẩm - Phản ánh kịp thời chính xác doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành - Tính toán chính xác các chi phí phát sinh - Xác định kết quả của hoạt động tiêu thụ thành phẩm 3.2. Hạch toán tiêu thụ thành phẩm trong trường hợp bán cho chủ đầu tư 3.2.1. Tài khoản sử dụng Tài khoản 511 – Doanh thu các thành phẩm ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32317.doc
Tài liệu liên quan