Hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương tại Công ty cổ phần Đạt Phương (nhật ký chung)

Tài liệu Hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương tại Công ty cổ phần Đạt Phương (nhật ký chung): ... Ebook Hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương tại Công ty cổ phần Đạt Phương (nhật ký chung)

doc66 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương tại Công ty cổ phần Đạt Phương (nhật ký chung), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Lao động là quá trình hoạt động tự giác, hợp lý của con người, nhờ đó con người làm thay đổi các đối tượng tự nhiên và làm cho chúng thích ứng để thỏa mãn nhu cầu của mình. Lao động là điều kiện và cơ bản của sự tồn tại của con người, vì thế sức lao động của con người giữ vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại của quá trình sản xuất. Tuy nhiên, người lao động chỉ phát huy hết khả năng của mình khi mà công sức lao động của họ bỏ ra được đền bù xứng đáng. Đó là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động, được gọi là tiền lương. Đối với người lao động, tiền lương là khoản thu nhập chính nhằm duy trì và nâng cao mức sống cho bản thân và gia đình họ. Còn đối với doanh nghiệp, tiền lương là công cụ để duy trì và phát triển nhân sự có lợi cho doanh nghiệp. Làm tốt công tác tiền lương sẽ tạo động lực thúc đẩy người lao động mang hết tài năng và nhiệt tình phấn đấu vì lợi ích chung của doanh nghịêp, tạo niềm tin giữa cấp trên với cấp dưới, và giữa các thành viên trong doanh nghiệp. Gắn chặt với tiền lương là các khoản trích theo lương, bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Đây là các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đến từng thành viên. Trong những năm qua, cùng với sự thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế, Đảng và nhà nước ta có những câi cách về tiền lương như điều chỉnh mức lương tối thiểu, xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương. Mặc dù vậy vẫn chưa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế, thực tế còn nhiều bất cập. Như vậy, hoàn thiện công tác tiền lương là một yêu cầu khách quan đối với không chỉ các doanh nghiệp mà còn là vấn đề mà Đảng và nhà nước rất quan tâm. Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần Đạt Phương, em đã nhận thức và hiểu rõ hơn tầm quan trọng của công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp. Với sự hướng dẫn của thầy giáo Phạm Quang và các anh chị phòng Kế toán – Tài chính Công ty Cổ phần Đạt Phương, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Đạt Phương” cho chuyên đề thực tập của mình. Nội dung của chuyên đề gồm 3 phần: Phần 1: Lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương ở các đơn vị xây lắp Phần2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần Đạt Phương Phần 3: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương 1. Phần 1: Lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương ở các đơn vị xây lắp 1.1 Bản chất và nội dung kinh tế của tiền lương và các khoản phải trích theo lương 1.1.1 Bản chất kinh tế của tiền lương Tuy nhiên dưới mỗi chế độ khác nhau thì có những quan điểm khác nhau về tiền lương. Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, tiền lương là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá sức lao động, tức là giá cả của sức lao động. Tiền lương dưới chủ nghĩa tư bản đã che đậy thực chất bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê, gây ra ảo tưởng toàn bộ lao động của công nhân được trả công đầy đủ. Vì tiền lương được trả sau khi đã lao động xong làm một số người tưởng rằng tiền lương là giá trị của sức lao động. Nhưng thực tế, tiền lương chỉ là giá cả của hàng hoá sức lao động. Trong thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên xã hội chủ nghĩa, sức lao động cũng là hàng hoá. Tuy là người chủ sở hữu tập thể, nhưng sức lao động cũng được tính giá trị và do đó có giá cả, người lao động cũng được trả công và hình thức tiền lương xem như giá cả của sức lao động. Nhà nước có nhiệm vụ tạo ra những điều kiện và môi trường thuận lợi bảo đảm lợi ích cho người mua (là doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân) và người bán sức lao động. Ở nước ta, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, sức lao động mới được coi là hàng hoá và tiền lương được hiểu theo đúng bản chất của nó, Tiền lương có hai hình thức cơ bản: theo thời gian và theo sản phẩm. Sự khác biệt về tiền lương cho các nhóm công nhân khác nhau dựa trên ba yếu tố: sự khác biệt về trình độ chuyên môn, năng suất và hiệu quả của lao động; sự khác biệt về ngành nghề, vị trí quan trọng, sản lượng và hiệu quả cao thấp khác nhau; sự khác biệt về vùng kinh tế phát triển và thịnh vượng khác nhau. Sự khác biệt về tiền lương trong một ngành, giữa các ngành và giữa các vùng có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, nâng cao sản lượng, sự di chuyển lao động hợp lí giữa các ngành nghề và các vùng. Mặt khác, sự khác biệt tiền lương cũng phản ánh sự kì thị chủng tộc và giới tính, và sự đối đãi bất công của các giới chức nắm độc quyền. Tiền lương Trong một thị trường cạnh tranh, mức lương được quyết định bởi quan hệ cung cầu về lao động (xem đồ thị). Đường cong D (nhu cầu lao động) dốc xuống phản ánh giảm khả năng sản xuất cận biên của lao động khi có nhiều người cùng lao động. Đường cong S (cung lao động) dốc lên chứng tỏ mức lương càng cao thì số cung lao động càng lớn; vị trí và độ dốc của S tuỳ thuộc vào trình độ chuyên môn của công nhân và khả năng di động sức lao động về địa lí và nghề nghiệp. Mức lương cân bằng Lm là nối hai đường cong cung và cầu cắt nhau (E). Tác động của tiền lương vào cung cầu thị trường lao động còn chịu ảnh hưởng các chính sách của các tập đoàn, Chính phủ có thể tác động vào thị trường lao động bằng quy định mức lương tối thiểu và thời gian ngày làm việc tối đa, hoặc chính sách giá và thu nhập. Khi nền kinh tế vận hành thêo cơ chế thị trường và trong điều kiện cung lao động lớn hơn cầu lao động thì những quy định về mức lương tổi thiểu là rất quan trọng. Nhà nước quy định về mức lương tối thiểu nhằm đảm bảo quyền lợi và lợi ích của người lao động, đây là quy định bắt buộc của người sử dụng lao động. Tiền lương tối thiểu cần phải đảm bảo nhu cầu tối thiểu về sinh hoạt, học tập và xã hội học cho người lao động. Theo tổ chức lao động quốc tế (International Labour Organization – ILO) những yếu tố cần thiết xác định mức lương tối thiểu gồm nhu cầu của người lao động và gia đình họ, có chú ý tới mức lương tối thiểu chung được điều chinh tuỳ thuộc vào mức tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá sinh hoạt và cung cầu lao động theo từng thời kỳ. Ở Việt Nam quy định mức lương tối thiểu chung và được ấn định theo giá sinh hoạt để trả cho người lao động làm công việc đơn giản nhất trong đỉều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích luỹ tái sản xuất sức lao động. Khởi đầu, theo Nghị định 203/2004/NĐ-CP ngày 14-12-2004 Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung là 290.000 đồng/tháng, trải qua nhiểu giai đoạn phát triển, mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 166/2007/NĐ-CP về quy định mức lương tối thiểu chung là 540.000 đồng/tháng (bắt đầu thực hiện từ ngày 01/01/2008). Ngoài ra, quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở các công ty, doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp, các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình và tổ chức khác có thuê mướn lao động được quy định mức lương tổi thiểu cao hơn tuỳ theo đặc trưng công việc của từng lao động. Ngoài tiền lương ra, người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, khám chữa bệnh… 1.1.2 Nội dung kinh tế của tiền lương Đối với doanh nghiệp, tiền lương là một trong những bộ phận chủ yếu của chi phí giá thành nên giá trị sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp tạo ra. Vì thế sử dụng lao động thế nào cho hiệu quả mà lại đảm bảo được tiền lương cho người lao động sao cho thích hợp. Tuy nhiên tiền lương còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá, tiền lương là một phần của thu nhập quốc dân, nhưng khi chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường thì tiền lương được coi là giá cả sức lao động. Giờ đây, tiền lương không phải chỉ đơn thuần là giá cả sức lao động nữa mà nó còn bao bao gồm nhiều yếu tố khác. Tiền lương được hình thành thông qua sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Khác với trao đổi hàng hoá thông thường, tiền lương là một phạm trù thuộc lĩnh vực phân phối, do đó nó phải xuất phát từ yêu cầu của xã hội và do các quy luật xã hội quyết định. Bởi vậy, nguyển tắc trả lương, hệ số lương mà mức lương cụ thể của từng người lao động cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế trong thời kỷ lịch sử nhất định. Khi xây dựng chính sách tiền lương phải xuất phát từ những yêu cầu sau: Một là: tiền lương phải được giải quyết trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân cho tất cả các thành phần kinh tế theo yêu cầu của cơ chế thị trường. Hai là: trong sản xuất kinh doanh phải xem xét tiền lương ở hai phương diện, tiền lương là sự biểu hiện bẳng tiền của chi phí sản xuất kinh doanh do đó phải tính đúng, tính đủ các yếu tố hợp thành tiền lương. Mặt khác tiền lương là một bộ phận thu nhập của doanh nghiệp phân phối cho các thành viên trong doanh nghiệp do vậy tiền lương phải do chính các doanh nghiệp tự tao ra từ kết quả hoạt động kinh doanh . Việc trả lương phải kết hợp hài hoà ba lợi ích: Đảm bảo cho doanh nghiệp hoàn thành các nghĩa vụ đối với nhà nước Đảm bảo duy trì và phát triển doanh nghiệp ( bảo tồn vốn, tái tạo tài sản cố định…) Đảm bảo đời sống của người lao động Công tác tổ chức tiền lương cần đảm bảo những yêu cầu sau: Đảm bảo tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Làm cho năng suất lao động không ngừng tăng lên Đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu Để đảm bảo những yêu cầu trên, công tác tổ chức tiền lương phải tuân thủ những nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Trả lương ngang nhau cho lao động như nhau Nguyên tắc này dựa trên quy luật phân phối theo lao động, căn cứ vào số lượng, chất lượng mà người lao động đã cống hiến để trả lương không phân biệt giới tính, tuổi tác, dân tộc và không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Những công việc ngang nhau về sự lành nghề, sự cố gắng và các mặt khác thì cơ chế cạnh tranh làm cho mức lương giờ của họ giống nhau. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất của tổ chức tiền lương. Nguyên tắc 2: Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tăng tiền lương bình quân Tăng tiền lương và tăng năng suất lao động có liên quan chặt chẽ với nhau. Tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng tiền lương và tăng tiền lương sẽ kích thích tăng năng suất lao động. Các nhân tố tác động đến tiền lương bình quân chủ yếu do nhân tố khách quan như cải cách chế độ tiền lương, thay đổi các khoản phụ cấp… Còn đối với tăng năng suất lao động là do những yếu tố gắn liền với công việc nâng cao kỹ năng làm việc, trình độ tổ chức quản lý, đổi mới công nghệ trang thiết bị,… do đó muốn tăng tiền lương phải tăng năng suất lao động xã hội với tốc độ cao hơn. Mặt khác, trong từng doanh nghiệp tăng lương dé dẫn đến tăng chi phí kinh doanh mà tăng năng suất lao dộng lại làm giảm chi phí kinh doanh cho từng đơn vị sản phẩm. Để chi phí chung toàn doanh nghiệp giảm thì mức tăng chi phí do tăng tiền lương bình quân phải nhỏ hơn mức giảm chi phí do tăng năng suất lao động. Nguyên tắc này cần thiết để thực hiện mục tiêu giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống cho người lao động. Nguyên tắc 3: Đảm bảo tái sản xuất sức lao động Con người là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Để phát huy được vau trò của con người cần có biện pháp kích thích tinhthần làm việc, tính sáng tạo đối với từng lao đông, phải rạo cho họ có thu nhập ổn định, trả lương hợp lý gắn kết họ với doanh nghiệp. Nguyên tắc 4: Đảm bảo mối qua hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân. Cơ sở của nguyên tắc này là đảm bảo sự công bằng bình đẳng xã hội kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội. Muốn vậy công tác tổ chức tiền lương cần xem xét đến các yếu tố sau: Trình độ lành nghề bình quân của người lao động ở mỗi ngành nghề khác nhau là khác nhau. Việc trả lương phù hợp với trình độ chuyên môn sữ khuyến khích được người lao động tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ tay nghề và kỹ năng làm việc nhất là trong các ngành nghề đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm. Điều kiện lao động ở các ngành nghề khác nhau là khác nhau và sự khác nhau này phải được phân biệt trong trả lương. Chẳng hạn những người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại được trả lương cao hơn so với những người làm việc trong điều kiện bình thường. Trong nền kinh tế quốc dân gồm rất nhiều ngành khác nhau và ý nghĩa kinh tế của mỗi ngành phụ thuộc vào điều kện cụ thể trong từng thời kỳ mà nhà nước có thứ tự ưu tiên nhất định. Nhà nước dùng tiền lương để thu hút những người lao động trong các ngành có ý nghĩa kinh tế quan trọng vì những ngành đó có tác động rất lớn tới sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế. Mỗi ngành nghề có thể được phân bổ ở những khu vực địa lý khác nhau kéo theo sự khác nhau về đời sông vật chất, tinh thần, tập quán sinh hoạt, giá cả hàng hoá,… Để đảm bảo sự công bằng cần có chính sách lương, phụ cấp lương xứng đáng. Nhắc đến tiền lương thì không thể không nhắc tới các khoản trích theo lương, đó là các khoản trợ cấp cho người lao động trong đó có BHXH. BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất; dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội. BHXH về thực chất là một phương thức phân phối lại thu nhập bằng các kĩ thuật nghiệp vụ, nhằm góp phần cân bằng thu nhập bị mất hoặc giảm từ hoạt động nghề nghiệp bằng khoản trợ cấp từ BHXH. Nội dung của BHXH được biểu hiện bằng hệ thống các chế độ BHXH cụ thể. Khái niệm trên đây là chủ yếu về chế độ BHXH do chính sách nhà nước đài thọ, còn gọi là BHXH phi thương mại, gồm nhiều loại chế độ trợ cấp, nhưng tuỳ điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể mà mỗi nước lựa chọn và thực hiện chế độ trợ cấp nhất định, sau đó sẽ mở rộng dần khi tình hình kinh tế - xã hội phát triển. Năm 1952, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã thông qua Công ước 102 về các tiêu chuẩn tối thiểu cho các loại trợ cấp sau: 1. Chăm sóc y tế; 2. Trợ cấp ốm đau; 3. Trợ cấp thất nghiệp; 4. Trợ cấp tuổi già; 5. Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; 6. Trợ cấp gia đình; 7. Trợ cấp thai sản; 8. Trợ cấp tàn tật; 9. Trợ cấp mất người nuôi dưỡng. Tuỳ theo điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể mà mỗi nước quyết định áp dụng các loại trợ cấp này. Ngoài ra, một số nước còn mở rộng thêm các loại trợ cấp khác và mở rộng các đối tượng hưởng trợ cấp. Khái niệm BHXH đã được mở rộng ra theo nghĩa của từ bảo đảm xã hội BHXH có loại hình bắt buộc hoặc tự nguyện, tuỳ theo từng loại đối tượng, từng loại doanh nghiệp. Quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn bao gồm người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền lương; người lao động đóng bằng 5% tiền lương; Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm; cùng với các nguồn khác. BHYT là loại bảo hiểm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để chăm lo sức khoẻ, khám bệnh và chữa bệnh cho nhân dân. Việt Nam đã ban hành Nghị định số 299 ngày 15.8.1992 về BHYT. BHYT áp dụng bắt buộc đối với cán bộ, công nhân viên chức, hưu trí, nghỉ mất sức lao động trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức Đảng, đoàn thể xã hội, hội quần chúng có hưởng lương từ ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp quốc doanh, kể cả doanh nghiệp liên doanh trong lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thuê từ 10 lao động trở lên, các doanh nghiệp có liên doanh với nước ngoài và tổ chức quốc tế tại Việt Nam có thuê lao động là người Việt Nam. Các đối tượng khác tham gia BHYT tự nguyện. Mức đóng BHYT do cơ quan doanh nghiệp chịu trách nhiệm phần lớn (khoảng 2/3), cá nhân chỉ đóng phần nhỏ. Người đóng BHYT được khám, chữa bệnh ở tất cả các cơ sở y tế. Không được hưởng quyền lợi về BHYT trong trường hợp tự tử, say rượu, dùng chất ma tuý, vi phạm pháp luật, bệnh lây qua đường sinh dục, v…v. Quỹ BHYT được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám, chữa bênh, viện phí thuốc thang…cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ. Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương của công nhân viên chức thực tế phát sinh trong tháng. Tỷ lệ trích BHYT là 3%, trong đó 2% tính vào chi phí kinh doanh và 1% trừ vào thu nhập của người lao động. Ngoài ra để có nguồn chi phí cho hoạt động công đoàn, hàng tháng, doanh nghiệp còn phải trích theo một tỷ lệ quy định với tổng số quỹ tiền lương, tiền công và phụ cấp (phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp đặc biệt, phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp lưu động, phụ cấp thâm niên, phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh) thực tế phải trả cho người lao động - kể cả lao động hợp đồng tính vào chi phí kinh doanh để hình thành KPCĐ. Tỷ lệ trích KPCĐ theo chế độ hiện hành là 2%. 1.2 Quỹ tiền lương, chế độ tiền lương và các hình thức trả lương của DN 1.2.1 Nội dung quỹ tiền lương Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng. Quỹ tiền lương bao gồm các khoản chủ yếu như tiền lương trả cho người lao động làm việc thực tế (theo thời gian, theo sản phẩm…); tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ phép hoặc đi học; các loại tiền thưởng trong sản xuất, các khoản phụ cấp thường xuyên (phụ cấp công việc, phụ cấp trách nhiệm…). Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà có thể phân quỹ tiền lương theo nhiều tiêu thức khác nhau, chẳng hạn căn cứ vào thời gian lập quỹ, quỹ tiền lương gồm quỹ tiền lương báo cáo và quỹ tiền lương kế hoạch. Tuy nhiên để thuận tiện cho công tác hạch toán nói chung và quản lý quỹ tiền lương nói riêng thì tiêu thức căn cứ theo nguồn hình thành quỹ lương được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp. Theo tiêu thức này, quỹ tiền lương được chia làm 2 loại là tiền lương chính và tiền lương phụ. Tiền lương chính là các khoản lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực tế làm việc (bao gồm cả lương cấp bậc, tiền thưởng và các khoản phụ cấp có tính chất lương). Còn tiền lương phụ là khoản lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế không làm việc nhưng được chế độ quy định như nghỉ phép, hội họp, học tập, lễ, tết… Cách phân loại này không những giúp cho việc phân bổ tính toán lương chính xác mà còn dễ dàng cung cấp thông tin cho việc phân tích quỹ tiền lương. 1.2.2 Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp 1.2.2.1 Trả lương theo thời gian Hình thức trả lương theo thời gian là hình thức tiền lương mà mức lương phụ thuộc vào số lượng thời gian làm việc có tính đến trình độ lành nghề và chất lượng lao động của người lao động. Được áp dụng đối với các công việc không thể tính bằng sản phẩm, đối với cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật. Khi áp dụng hình thức này các doanh nghiệp tuỳ tình hình cụ thể trả lương cho người lao động sao cho vừa đảm bảo hiệu suất lao động lại không lãng phí công, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận chung của doanh nghiệp. Để trả lươnng theo thời gian căn cứ vào 3 yếu tố: Ngày công thực tế của người lao động Đơn giá tiền lương tính theo ngày công Hệ số tiền lương (hệ số cấp bậc công việc) Có 2 chế độ trả lương theo thời gian: Trả lương theo thời gian giản đơn và trả lương theo thời gian có thưởng. Hình thức trả lương theo thời gian giản đơn Tiền lương theo thời gian giản đơn là tiền lương mà mỗi ngời lao động nhận đựơc do mức lương cấp bậc cao hay thấp và thời gian làm việc thực tế ít hay nhiều quyết đinh. Công thức xác đinh: Lp = Lcb x T Trong đó: Lp : Tiền lương người lao động nhận được Lcb : Tiền lương cấp bậc tính theo thời gian T : Thời gian làm việc thực tế Tiền lương theo thời gian giản đơn có thể chia ra: Tiền lương tháng: tiền lương tháng là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động. Tiền lương tuần: là tiền lương trả cho mợt tuần làm việc được xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân (x) với 12 tháng và chia (:) cho 52 tuần. Tiền lương ngày: là tiền lương trả cho một ngày làm việc và được xác định bằng cách lấy tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc trong tháng Tiền lương giờ: là tiền lương trả cho một giờ làm việc và được xác định bằng cách lấy tiền lương ngày chia cho số giờ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Lao động (không quá 8h/ngày). Do những hạn chế nhất định của hình thức trả lương theo thời gian (mang tính bình quân, chưa thực sự gắn với kết quả sản xuất) nên để khắc phục phần nào hạn chế đó, trả lương theo thời gian có thể kết hợp chế độ tiền lương để khuyến khích người lao động hăng hái làm việc. Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng Tiền lương theo thời gian có thưởng là tiền lương trả cho người lao động được kết hợp giữa lương theo thời gian giản đơn và những khoản tiền thưởng đạt hoặc vượt các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng đã quy đinh. Công thức tinh: Lt = Lp + Lt Trong đó: Lt : Tiền lương theo thời gian có thưởng Lp : Tiền lương theo thời gian giản đơn Tt : Tiền thưởng 1.2.2.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức tiền lương mà mức lương căn cứ vào số lượng sản phẩm mà người lao động làm ra, trên cơ sở đơn giá, và có tính đến chất lượng. Tiền lương theo sản phẩm tạo ra sự quan tâm đầy đủ hơn về lợi ích vật chất của người lao động đối với kết quả lao động của họ. Hiện nay, hình thức này được áp dụng phổ biến vì nó có những ưu điểm sau: Gắn thu nhập của nhân viên với kết quả thực hiện công việc, đảm bảo sự công bằng làm theo năng lực hưởng theo lao động. Khuyến khích người lao động luôn học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, cải tiến kỹ thuật phát huy khả năng sáng tạo năng lực của mỗi thành viên trong doanh nghiệp. Nâng cao và hoàn thện công tác quản lý, chủ động trong lao động Tuy nhiên khi áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cần chú ý tới những vấn đề sau: Phải xây dựng được mức lao động có căn cư khoa học. Đây là điều kiện rất quan trọng, làm co sở để tính đơn giá tiền lương, xây dựng kế hoạch quỹ lương và sử dụng hợp lý quỹ tiền lương của doanh nghiệp. Đảm bảo tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc Làm tốt công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đúng chất lượng. Không ngừng giáo dục ý thức trách nhiệm cho người lao động Có các loại trả lương theo sản phẩm: trả lương theo sản phẩm cho cá nhân và trả lương theo sản phẩm cho tập thể (tổ, đội... ); trả lương theo sản phẩm luỹ tiến và trả lương theo sản phẩm có thưởng. Trả lương theo sản phẩm cá nhân là hình thức trả lương được áp dụng đối với những công nhân trực tiếp sản xuất, công việc của họ có tính độc lập, có thể định mức, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể, riêng biệt cho từng người. Công thức tinh: Lt = Đg x Qt Đg = Lo / Q Trong đó: Lt : Tiền lương thực tế Qt : Số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành Đg : Đơn giá tiền lương cho 1 sản phẩm Lo : Lương cấp bậc của công nhân trong kỳ Q : Mức sản lượng của công nhân trong kỳ Ưu điểm: Mối quan hệ giữa tiền lương công nhân với kết quả được biểu hiện rõ ràng từ đó khuyến khích người lao động tích cự nâng cao năng suất lao động của mình. Nhược điểm: Dễ dẫn tới việc người lao động chỉ chạy theo số lượng, không quan tâm đến tiết kiệm nguyên vật liệu, sử dụng tót máy móc trang thiết bị, tinh thần tập thể không cao. Trả lương theo sản phẩm tập thể là việc căn cứ vào số lượng sản phẩm hay công việc một tập thể công nhân đã hoàn thành và đơn giá của một đơn vị sản phẩm hay một đơn vị công việc. Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể áp dụng cho những công việc đòi hỏi nhiều người tham gia thực hiện, trong quá trình lao động công việc của mỗi cá nhân có liên quan tới nhau. Công thức tính: Trong đó: Lt : Tiền lương thực tế cả tổ (nhóm) nhận đựơc Qt : Mức sản lượng hoàn thành thực tế của cả nhóm Đg : Đơn giá tiền lương cả tổ Lcb : Lương cấp bậc của công nhân i n : Số công nhân trong tổ Ưu điểm: Khuyến khích công nhân trong tổ, nhóm nâng cao trách nhiệm trước tập thể, quan tâm đến kết quả sản xuất chung của tổ, nhóm. Nhược điểm: Tính lương theo sản phẩm tập thể nên sản lượng của mỗi công nhân không quyết định tiền lương của họ nên dễ dẫn đến tình trạng chông chờ, ỷ lại. Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến là việc trả lương trên cơ sở sản phẩm trực tiếp, đồng thời căn cứ vào mức độ hoàn thành định mức sản xuất. Mức độ hoàn thanh định mứ sản xuất càng cao thì suất lương luỹ tiến càng lớn. Nhờ vậy, trả lương theo sản phẩm luỹ tiến sẽ kích thích được người lao động tăng nhanh năng suất lao động. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ xây dựng các đơn giá tiền lương tương ứng với các mức sản lượng khác nhau theo nguyên tăc: đơn giá tiền lương ở mức sản lượng cao lớn hơn đơn giá tiền lương ở mức sản lượng thập. Như vậy, theo hình thức này tiền lương bao gồm 2 phần: Phần 1: Căn cứ vào mức độ hoàn thành định mức lao động, tính tiền lương trả theo sản phẩm trong định mức. Phần 2: Căn cứ vào mức độ hoàn thành vượt định mức lao động để tính thêm tiền lương vượt định mức cho người lao động theo tỷ lệ luỹ tiến. Trả lương theo sản phẩm có thưởng, có phạt là việc trả lương mà ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp, người lao động còn được hưởng trong sản xuất như thưởng về chất lượng sản phẩm tốt, thưởng về tăng năn suất lao động, tiết kiệm vật tư. Trong trường hợp người lao động làm ra sản phẩm hỏng, lãng phí vật tư trên định mức quy định hoặc không bảo đảm đủ ngày công quy đinh…thì có thể phải chịu tiền phạt trừ vào thu nhập của họ. Tiền lương = Tiền lương theo sản phẩm + Tiền thưởng + Tiền phạt Cách tính Hình thức trả lương khoán là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng và chất lượng công việc mà họ hoàn thành. Hình thức này thường áp dụng với những công việc có tính chất tổng hợp, gồm nhiều khâu liên kết, nếu chia thành các chi tiết bộ phận sẽ không có lợi cho việc đảm bảo chất lượng thực hiện. Toàn bộ khối lượng công việc giao khoán cho công nhân hoàn thành trong mộ khoảng thời gian nhất định. Tiền lương được trả cho cá nhân hoặc tập thể dựa vào kết quả đạt được. Ngoài những quy định về số lượng, chất lượng công việc còn quy định về thời gian từ khi bắt đầu đến khi kết thúc công việc đó. Việc xác định đơn giá tuỳ theo từng đối tượng khoán Nếu đối tượng khoán là tập thể, việc xác định đơn giá như hình thức trả lương tập thể, tiền lương sẽ được phân phối cho người lao động phụ thuộc vào số lượng và chất lượng lao động của họ. Nếu đối tượng nhận khoán là cá nhân thì xác định đơn giá như hình thức trả lương sản phẩm cá nhân, tiền lương được trả bằng đơn giá nhân với khối lượng công việc. Trong thực tế hình thức này thường được áp dụng trong các dây truyền lắp ráp, trong ngành xây dựng, sửa chữa cơ khí… Ưu điểm: Người lao động có trách nhiệm cao đối với công việc, kích thích tất cả nhân viên quan tâm đến kết quả cuối cùng của nhóm. Nhược điểm: Dễ dẫn đến tình trạng người lao động chạy theo doanh số mà lãng quên chất lượng. Vì vậy, doanh nghiệp phải ấn định thời gian khoán cho phù hợp vừa đảm bảo số lượng vừa đảm bảo chất lượng công việc. Dù theo hình thức trả lương nào thì tiền lương mà công nhân được nhận cũng bao gồm cả các khoản phụ cấp lương, nó có tác dụng bổ sung cho chế độ tiền lương nhằm tính đến đầy đủ những yếu tố không ổn định thường xuyên trong điều kiện lao động và điều kiện sinh hoạt mà khi xác định tiền lương chưa tính hết. Chế độ phụ cấp lương theo quy định của nhà nước có các loại sau: - Phụ cấp khu vực: áp dụng đối với những nơi xa xôi, hẻo lánh, có nhiều khó khăn và khí hậu xấu. Phụ cấp gồm 7 mức: 0.1; 0.2; 0.3; 0.4; 0.5; 0.7; và 1.0 so với mức lương tối thiểu. - Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: áp dụng đối với nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm chưa xác định trong mức lương. Phụ cấp gồm 4 mức: 0.1; 0.2; 0.3 và 0.4 so với mức lương tối thiểu. - Phụ cấp trách nhiệm: áp dụng đối với một số ngành nghề hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc phải kiêm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức vụ lãnh đạo. Phụ cấp gồm 3 mức: 0.1; 0.2; và 0.3 so với mức lương tối thiểu. - Phụ cấp làm đêm: áp dụng đối với công nhân viên, viên chức làm việc từ 22 giờ đến 6 giờ sáng. Phụ cấp gồm 2 mức là 30% tiền lương cấp bậc hoặc lương chức vụ đối với công việc không thường xuyên làm việc ban đêm và 40% tiền lương cấp bậc hoặc chức vụ đối với công việc thường xuyên làm việc theo ca (chế độ làm việc 3 ca) hoặc chuyên làm việc ban đêm. - Phụ cấp thu hút: áp dụng đối với công nhân, viên chức đến làm việc những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn do chưa có cơ sở hạ tầng. Phụ cấp gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương cấp bậc hoặc mức lương chức vụ. - Phụ cấp đắt đỏ: áp dụng đối với những nơi có chỉ số giá sinh hoạt (lương thực, thực phẩm, dịch vụ) cao hơn chỉ số giá sinh hoạt bình quân chung của cả nước từ 10% trở nên. Phụ cấp gồm 5 mức: 0.1; 0.15; 0.2; 0.25 và 0.3 so với mức lương tối thiểu. - Phụ cấp lưu động: áp dụng đối với một số ngành nghề hoặc công việc phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở. Phụ cấp gồm 3 mức: 0.2; 0.4 và 0.6 so với mức lương tối thiểu.. 1.3 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp Tổ chức tốt kế toàn lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương là một trong những điều kiện để quản lý quỹ lương và quỹ BHXH, bảo đảm cho việc trả lương và BHXH đúng nguyên tắc, đúng chế độ, có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động, đồng thời, tạo điều kiện tính và phân bổ chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương vào giá thành sản phẩm được chính xác. Chính vì vậy, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian lao động, kết quả lao động của từng người, từng bộ phận một cách chính xác, kịp thời. Tính và phân bổ chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương cho các đối tượng sử dụng; Hưóng dẫn, kiểm tra các nhân viên kinh tế phân xưởng và các phòng, ban liên quan thực hiện đầy đủ việc hạch toán ban đầu về lao động, tiền lương theo đúng quy định; Lập báo cáo về lao động và tiền lương kịp thời, chính xác; Tham gia phân tích tình hình quản lý, sử dụng lao động cả về số lượng, thời gian, năng suất. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động; Phân tích tình hì._.nh quản lý. sử dụng quỹ tiền lương, xây dựng phương án trả lương hợp lý nhằm kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm. 1.3.1 Thủ tục, chứng từ và tài khoản sử dụng Để quản lý lao động về mặt số lượng, các doanh nghiệp sử dụng sổ danh sách lao động. Sổ này do kế toán tiền lương lập (lập chung cho toàn doanh nghiệp và lập riêng cho từng bộ phận) nhằm nắm chắc tình hình phân bổ, sử dụng lao động hiện có trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn căn cứ vào sổ lao động (mở riêng cho từng người lao động) để quản lý nhân sự cả về số lượng và chất lượng lao động, về biến động và chấp hành chế độ đối với lao động. Muốn quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, cần phải tổ chức kế toán việc sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động. Chứng từ sử dụng để hạch toán thời gian lao động là bảng chấm công. Cuối tháng, bảng chấm công được dùng để tổng hợp thời gian lao động và tính lương cho từng bộ phận, tổ, đội, sản xuất. Để hạch toán kết quả lao động, kế toán sử dụng các loại chứng từ ban đầu khác nhau, tuỳ theo loại hình và đặc điểm sản xuất ở từng doanh nghiệp. Mặc dù sử dụng các mẫu chứng từ khác nhau nhưng các chứng từ này để bao gồm các nội dung cần thiết như tên công nhân, tên công việc hoặc sản phẩm, thời gian lao động, số lượng sản phẩm hoàn thành nghiệm thu, kỳ hạn và chất lượng công việc hoàn thành v.v…Đó chính là các báo cáo về kết quả như “Hợp đồng giao khoán”, “Bàng chấm công làm thêm giờ”, “Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành”,… Chứng từ hạch toán lao động phải do người lập (tổ trưởng) ký, cán bộ kiểm tra kỹ thuật xác nhận, được lãnh đạo duyệt y (quản đốc phân xưởng, trưởng bộ phận). Sau đó, các chứng từ này được chuyển cho nhân viên hạch toán phân xưởng để tổng hợp kết quả lao động toàn đơn vị, rồi chuyển về phòng kế toán doanh nghiệp để làm căn cứ tính lương, tính thưởng. Để tổng hợp kết quả lao động, tại mỗi phân xưởng, bộ phận sản xuất, nhân viên hạch toán phân xưởng phải mở sổ tổng hợp kết quả lao động. Trên cơ sở các chứng từ hạch toán kết quả lao động do các tổ gửi đến, hàng ngày (hoặc định kỳ), nhân viên hạch toán phân xưởng ghi kết quả lao động cho từng người, từng bộ phận vào sổ và cộng sổ, lập báo cáo kết quả lao động gửi cho các bộ phận quản lý liên quan. Phòng kế toán doanh nghiệp cũng phải mở sổ tổng hợp kết quả lao động để tổng hợp kết quả chung toàn doanh nghiệp. Để thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp và các khoản khác cho người lao động, hàng tháng kế toán doanh nghiệp phải lập “Bảng thanh toán tiền lương” cho từng tổ, đội, phân xưởng sản xuất và các phòng ban căn cứ vào kết quả tính lương cho từng người. “Bảng thanh toán tiền thưởng” cũng được lập tương tự. Sau ki kế toán trưởng kiểm tra, xác nhận và ký, giám đốc duyệt y, “Bảng thanh toán tiền lương”, “Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ”,…sẽ được làm căn cứ dể thanh toán lương và các khoản khác cho người lao động. Thông thường, tại các doanh nghiệp, việc thanh toán lương và các khoản khác cho người lao động được chia làm hai kỳ: Kỳ 1 tạm ứng và kỳ 2 sẽ nhận số còn lại sau khi đã trừ các khoản khấu trừ vào thu nhập. Các khoản thanh toán lương, thanh toán BHXH, bàng kê danh sách những người chưa lĩnh lương cùng các chứng từ và báo cao thu, chi tiền mặt phải chuyển cho kịp thời cho phòng kế toán để kiểm tra, ghi sổ. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của người lao động sử dụng các tài khoản sau: - Tài khoản 334 “Phải trả người lao động”: dùng để phản ánh tình hình thanh toán với người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, phụ cấp, BHXH, tiền thưởng và các khoản khác thuộc về thu nhập của họ. Bên Nợ: Các khoản khấu trừ vào tiền công, tiền lương của người lao động. Tiền lương, tiền công và các khoản khác đã trả cho người lao động. Bên Có: tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho người lao động thực tế phát sinh trong kỳ. Dư Có: tiền lương, tiền công và các khoản khác còn phải trả cho người lao động. Dư Nợ (nếu có): số trả thừa cho người lao động. TK 334 bao gồm 2 TK cấp 2: TK 3341 “Phải trả công nhân viên”: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và các khoản khác thuộc về thu nhập của họ. TK 3348 “Phải trả người lao động khác”: Phản ánh các khoản phải trả và tình hnhf thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài người lao động của doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng và các khoản khác thuộc thu nhập của họ. TK 338 “Phải trả, phải nộp khác”: dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả và phải nộp khác ngoài các khoản đã phản ánh ở các tài khoản thanh toán nợ phải trả (từ TK 331 đến TK 337) ở trên. Bên Nợ: Xử lý giá trị tài sản thừa chưa rõ nguyên nhân BHXH phải trả trực tiếp cho người lao động Nộp KPCĐ, BHXH, BHYT cho cơ quan quản lý; Kết chuyển doanh thu chưa thực hiện khi đến kỳ; Các nghiệp vụ phát sinh làm giảm các khoản phải, phải nộp khác (chi tiêu KPCĐ tại doanh nghiệp; trả lại tiền nhận trước cho khách hàng khi hợp đồng cho thuê tài sản bỏ dở…) Bên Có: Giá trị tài sản thừa chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý; Trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định; Tổng số doanh thu chưa thực hiện thực tế phát sinh trong kỳ; Các khoản nhận ký cược, ký quỹ ngắn hạn; Các khoản phải trả, phải nộp khác; Các khoản chi hộ, chi vượt được thanh toán. Dư Có: Phản ánh giá trị tài sản thừa chờ xử lý và các khoản còn phải trả, phải nộp khác. Dư Nợ (nếu có): phản ánh số đã trả, đã nôp lớn hơn số phải trả, phải nộp và số chi BHXH, KPCĐ chi hộ, chi vượt chưa cấp bù. Tài khoản 338 chi tiết làm 8 TK cấp 2: TK 3381 “Tài sản thừa chờ giải quyết” TK 3382 “Kinh phí công đoàn” TK 3383 “Bảo hiểm xã hội” TK 3384 “Bảo hiểm y tế” TK 3385 “Phải trả về cổ phần hoá” TK 3386 “Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn” TK 3387 “Doanh thu chưa thực hiện” TK 3388 “Phải nộp khác” Trong từng nội dung trên, kế toán lại phân ra phải trả, phải nộp, phải nộp ngắn hạn khác. Ngoài ra trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số TK khác có liên quan như 111, 112, 138… 1.3.2 Phương pháp hạch toán Hàng tháng, tính ra tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương phải trả cho công nhân viên (bao gồm tiền lương, tiền công, phụ cấp khu vực, chức vụ, đắt đỏ, tiền thưởng trong sản xuất - kể cả lương phép trong các doanh nghiệp không trích trước tiền lương phép của công nhân trực tiếp sản xuất…) và phân bổ cho các đối tượng sử dụng, kế toán ghi: Nợ TK 622 (chi tiết đối tượng): phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Nợ TK 623 (6231): phải trả công nhân sử dụng máy thi công. Nợ TK 627 (6271 – chi tiết phân xưởng): phải trả nhân viên quản lý phân xưởng. Nợ TK 641 (6411): phải trả cho bộ phận nhân viên bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Nợ TK 642 (6421): phải trả cho bộ phận nhân công quản lý doanh nghiệp. Nợ TK 241: phải trả lao động bộ phận xây dựng cơ bản Có TK 334: tổng số thù lao lao động phải trả Trích BHXH, BHYT và kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy đinh: Nợ các TK 622 (chi tiết đối tượng): phần tính vào chi phí nhân công trực tiếp. Nợ TK 623 (6231): phần tính vào chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 627 (6271): phần tính vào chi phí sản xuất chung. Nợ TK 641 (6411): phần tính vào chi phí bán hàng. Nợ TK 642 (6421): phần tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Nợ TK 241: phần tính vào chi phí xây dựng cơ bản. Nợ TK 334: phần trừ vào thu nhập của công nhân viên chức. Có TK 338 (3382, 3383, 3384): tổng số KPCĐ, BHXH, BHYT phải trích) Số tiền ăn ca phải trả cho người lao động trong kỳ: Nợ TK tập hợp chi phí liên quan (622, 623, 627, 641, 642, 241…): phải trả người lao động ở các bộ phận. Nợ TK 431 (4312): số tiền ăn ca vượt mức quy định (phần chi vượt quá mức lương tối thiểu Nhà nước quy định đối với công chức) Có TK 334: tổng số tiền ăn ca phải trả trong kỳ. Số tiền thưởng phải trả cho công nhân viên từ quỹ khen thưởng (thưởng thi đua, thương cuối quý, cuối năm); Nợ TK 431 (4311); thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng Có TK 334: tổng số tiền thưởng phải trả cho công nhân viên Số bảo hiêm xã hội phải trả trực tiếp cho công nhân viên trong kỳ (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động…): Nợ TK 334: tổng số các khoản khấu trừ Có TK 333 (3335): thuế thu nhập cá nhân phải nộp Có TK 141: số tạm ứng trừ vào lương Có TK 138: các khoản bồi thường vật chất, thiệt hại… Thanh toán thù lao (tiền công, tiền lương…), BHXH, tiền thưởng cho công nhân viên chức: Nếu thanh toán bằng tiền: Nợ TK 334: các khoản đã thanh toán Có TK 111: thanh toán băng tiền mặt Có TK 112: thanh toán chuyển khoản qua Ngân hàng Nếu thanh toán bằng vật tư, hàng hoá: - BT1: Ghi nhận giá vốn vật tư, hàng hoá: Nợ TK 632: ghi tăng giá vốn hàng bán trong kỳ. Có TK liên quan (152, 153, 154, 155…) - BT2: ghi nhận giá thanh toán: Nợ TK 334: tổng giá thanh toán (cả thuế GTGT) Có TK 512: giá thanh toán không có thuế GTGT Có TK 3331 (33311): thuế GTGT đầu ra phải nộp Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ: Nợ TK 338 (3382, 3383, 3384): ghi giảm số phải nộp. Có TK liên quan (111, 112…) Chi tiêu kinh phí công đoàn để lại doanh nghiệp: Nợ TK 338 (3382): ghi giảm kinh phí công đoàn Có TK 111, 112…: ghi giảm số tiền Cuối kỳ, kết chuyển số tiền công nhân đi vắng chưa lĩnh: Nợ TK 334: ghi giảm số phải trả người lao động. Có TK 338 (3388): ghi tăng số phải trả khác. Trường hợp số đã trả, đã nộp về KPCĐ, BHXH (kể cả số vượt chi) lớn hơn số phải trả, phải nộp được cấp bù, ghi: Nợ TK 111, 112: số tiền được cấp bù đã nhận Có TK 338: số được cấp bù (3382, 3383). Đối với các doanh nghiệp sản xuất mang tính thời vụ và doanh nghiệp có trích trước lương phép của công nhân trực tiếp sản xuất, khi phát sinh lương phép thực tế phải trả cho người lao động trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 335: phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm Nợ TK liên quan (627, 641, 642): phải trả cho bộ phận quản lý phân xưởng, bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý doanh nghiệp, Có TK 334: tổng số lương phép phải trả cho người lao động trong kỳ. Hàng tháng, căn cứ vào kế hoạch, tiến hành trích trước lương phép của công nhân trực tiếp sản xuất tính vào chi phí, kế toán ghi: Nợ TK 622 (chi tiết đối tượng): trích trước lương phép tính vào chi phí nhân công trực tiếp. Có TK 335: trích trước lương phép của công nhân trực tiếp sản xuất theo kế hoạch. Có thể khái quát hạch toán thanh toán với công nhân viên chức qua các sơ đồ sau: TK 338 TK 334 TK 111,112 TK 622, 627, 641, 642 Tính vào chi phí kinh doanh Trừ vào thu nhập của người lao động Số BHXH, KPCĐ chi vượt Số BHXH phải trả Trực tiếp nộp cho CNV Nộp KPCĐ, BHXH, BHYT cho cơ quan quản lý được cấp Trích KPCĐ, BHYT, BHXH theo tỷ lệ quy định Chỉ tiêu KPCĐ tại cơ sở TK 334 TK 111, 112 Hình 1.3.2.1: Sơ đồ kế toán thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ Các khoản khấu trừ vào thu nhập của người lao động (tạm ứn, bồi thường vật chất, thuế thu nhập..) Phần đóng góp cho quỹ BHXH, BHYT Thanh toán lương, thưởng BHXH và các khoản khác cho người lao động TK 334 CNTT sản xuất Nhân viên PX NV bán hàng tiền thưởng quản lý DN BHXH Tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác phải trả cho người lao động TK 622 TK 141, 138, 333 TK 627 TK 641, 642 TK 141, 138, 333 TK 4311 TK 141, 138, 333 TK 3383 Hình 1.3.2.2 Sơ đồ các khoản thanh toán với người lao động TK 334 TK 338 TK 334 TK 335 Tiền lương phép thực tế phải trả cho CNSX trong kỳ Trích trước tiền lương phép theo kế hoạch của công nhân TTSX phần chênh lệch giữa tiền lương phép thực tế với kế hoạch ghi tăng chi phí (nếu TT > KH) hoặc giảm chi phí (nếu TT<KH) vào cuối niên độ kế toán Trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo tiền lương phép phải trả CNSX trong kỳ TK 622 Hình 1.3.2.3 Sơ đồ kế toán trích trước tiền lương phép theo kế hoạch của công nhân trực tiếp sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất thời vụ 2. Phần2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần Đạt Phương 2.1 Đặc điểm chung về công ty Cổ phần Đạt Phương có ảnh hưởng tới công tác quản lý kế toán tiền lương 2.1.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Đạt Phương Ngành xây dựng cơ bản là ngành sản xuất độc lập, có chức năng tạo cơ sở vật chất cho nền kinh tế. Cùng với sự phát triển của đất nước, nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết của ngành xây dựng, Công ty cổ phần Đạt Phương được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103000857 ngày 12 tháng 3 năm 2002 do Sở kế hoạch Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp với tên gọi tiền thân là Công ty cổ phần xây dựng và vận tải Đạt Phương. đến nay Công ty cổ phần Đạt Phương đã khẳng định được uy tín và năng lực trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng các công trình giao thông thuỷ điện lớn trong nước. Thông tin liên hệ: Tên công ty: Công ty cổ phần Đạt Phương Tên tiếng Anh: DATPHUONG JOINT STOCK COMPANY Địa chỉ: Số 6 – Lô 12A – Khu đô thị Trung Yên – Yên Hoà - Cầu Giấy – Hà Nội Số điện thoại: 04.730856 Fax: 04.7830859 Website: http//:www.datphuong.com.vn Ngay sau khi thành lập, mặc dù với đội ngũ cán bộ công nhân viên còn hạn chế nhưng công ty đã bước ngay sang lĩnh vực xây dựng cầu – một lĩnh vực khá khó khăn, đòi hỏi chính xác về kỹ thuật và an toàn lao động cao. Đến nay, sau hơn 5 năm hoạt động, công ty đã có những bước tiến dài trong lĩnh vực tổ chức sản xuất kinh doanh. Công ty đã tham gia thi công xây dựng các hạng mục đường giao thông sửa chữa cầu và thi công cầu dẫn, các dự án cải tạo và nâng cấp quốc lộ, dự án thuỷ điện lớn. Đặc biệt, công ty đã đầu tư hàng loạt máy móc thiết bị, tạo ra một bước đột phá thật sự về kỹ thuật và công nghệ, Hiện nay, Công ty cổ phần Đạt Phương có hơn 482 cán bộ công nhân viên, trong đó: kỹ sư, cử nhân 45 người, cao đẳng, trung cấp 10 gười, công nhân lao động 427 người. Tổng số đóng bảo hiểm là 178 người. Cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ có trình độ đại học và cao đẳng với bề dày kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực thiết kế biện pháp tổ chức thi công, tổ chức và quản lý điều hành các công trình dự án lớn của quốc gia. Danh mục các Dự án đã và đang thực hiện: STT Tên, địa điểm và quy mô công trình Giá trị hợp đồng (triệu đồng) Thời gian thực hiện Khởi công Hoàn thành 1 Sửa chữa cầu Trầm km 178+100 - QL37, tỉnh Tuyên Quang 3246 11/2002 03/2003 2 Sửa chữa cầu Đoan Hùng km 111+300 - QL2, tỉnh Phú Thọ 4267 12/2002 09/2003 3 Gói thầu số 42 (01-N1): Km0+00 đến km 4+00 vàcầu A Sờ 1km 1+24167 - hạng mục: đường giao thông vào Nhà máy thuỷ điện A Vương - tỉnh Quảng Nam 24538 12/2003 01/2005 4 Gói thầu số 2: Cầu BTCT thuộc đường liên xã Đăk sơ mei - Hà Đông Huyện Đăk đoa - tỉnh Gia Lai 2393 7/2004 01/2005 5 Cầu Suối Sập Km 12+785 - QL37, tỉnh Sơn La 2700 11/2004 12/2004 6 Thi công cầu dẫn số 5, thi công dầm đúc hẫng cầu chính công trình cầu Bãi Cháy - tỉnh Quảng Ninh 39180 02/2004 06/2006 7 Thi công kết cấu phần trên cầu dẫn số 2 phía Thanh Trì và phía Gia Lâm - Dự án cầu Thanh Trì, tp Hà Nội 12071 09/2004 12/2005 8 Gói thầu số 19B (Km5-10), gói thầu số 19C(Km10-15) và cầu Y.GOUN DO Km 19+230,35 - Đường vào khu Tái định cư Thác 11+12 - Dự án thuỷ điện Buôn Tua Srah 20444 06/2005 08/2006 9 Xây dựng Cầu Buôn Trai Km91+960 - Quốc lộ 25 - tỉnh Gia Lai 8234 12/2005 06/2006 10 Gói thầu số 03: Đoạn Km159+588-:-Km202+00 thuộc dự án cải tạonâng cấp quốc lộ 14C - tỉnh Gia Lai: Phần cầu Km168+961.18; CầuKm175+248.89; Cầu Km187+068.53/ 17919 01/2006 04/2007 11 Cầu qua sông Tranh - Dự án thuỷ điện Sông Tranh 2, tỉnh Quảng Nam 9467 04/2006 12/2006 12 Gói thầu số 5 đoạn từ Km27+00 -:- Km29+877 và cầu Km23+519 - thuỷ điện Huội Quảng, tỉnh Sơn La 27112 05/2006 02/2007 13 Hệ thống cầu, đường cầu qua sông A Vương - Dự án thuỷ điện Za Hưng, tỉnh Quảng Nam 10537 06/2006 12/2006 14 Thi công cầu nước Vin và Đường tránh ngập ĐT616 đoạn 3 - Dự án thuỷ điện Sông Tranh 2, tỉnh Quản Nam 17713 01/2007 08/2007 15 Thi công cầu dẫn phía quận Bình Thạnh, trụ T12, đúc hẫng dàm liên tục trụ T12, khối hợp long giữa nhịp - Dự án Càu Thủ Thiêm - tp Hồ Chí Minh 21517 10/2006 12/2007 16 Thi công kết mố M1, trụ T3, T4, T5, T6, T7, T8, T9, T10; kết cấu dầm hộp liên tục BTCT đúc hẫng (70+110+70)m và kết cấu 8 nhịp dầm BTCT ÚT, L=33m Xây dựng mới Cầu Đại Phước, tỉnh Đồng Nai 92963 02/2007 12/2008 17 Thi công cầu tam Phú Mỹ - Quận 2 - TP Hồ Chí Minh 1943 09/2007 11/2007 18 Thi công cầu Thía - Tỉnh lộ Quy Mông - Đông An, tỉnh Yên Bái 23715 01/2008 10/2008 19 Nâng câps QL 19 đoạn qua TP.Pleiku - tỉnh Gia Lai 20807 12/2007 05/2009 Với những thành tích to lớn trong công tác sản xuất kinh doanh, Công ty cổ phần Đạt Phương đã được liên đoàn Lao động Quận Ba Đình công nhận là cơ sở vững mạnh vào năm 2006. Trong hai năm 2005 và 2006 Công ty cổ phần Đạt Phương đã có những bước phát triển vượt bậc. Năm 2005 Công ty tham gia góp vốn liên doanh thành lập Công ty Cổ phần Za Hưng, với số vôn góp: 1.050.000.000 đồng. Ta có thấy sự phát triển của Công ty thông qua các chỉ tiêu tài chính sau: Đơn vị: đồng Chỉ tiêu 2005 2006 1. Tổng nguồn vốn 26.507.633.023 42.837.321.189 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 4.332.905.851 13.304.431.781 3. Tài sản cố định 8.722.701.014 8.736.486.757 4. Doanh thu thuần về bán hang và cung cấp dịch vụ 22.562.033.424 36.121.253.603 5. Lợi nhuận sau thuế 190.265.525 434.200.573 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý 2.1.2.1 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật Do đặc điểm kinh doanh của công ty là các công trình giao thông có địa điểm dàn trải từ Bắc vào Nam, sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất (xe máy, phương tiện, thiết bị thi công, người lao động…) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm, nên lực lượng lao động của Công ty được tổ chức thành các đội xây dựng, các đội xây dựng được thành lập có thể đi theo các công trình, một số công trình lớn thì có thành lập đội xây dựng riêng như đội cầu ZaHưng, đội cầu Thủ Thiêm… Công ty sẽ chịu trách nhiệm tìm kiếm thị trường, lập hồ sơ dự thầu và ký kết hợp đồng thi công công trình khi trúng thầu. Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh và mối quan hệ truyền thống của các đội, phòng kế hoạch Công ty lập phương án thi công, kế hoạch sản xuất và chuẩn bị vốn, thiết bị, công nghệ, NVL, các biên pháp an toàn và trang bị bảo hộ lao động cho các đội thi công, giao nhiệm vụ cho các đội giải phóng mặt bằng, chuẩn bị lán trại để thi công công trình hay hạng mục công trình đó. Trong quá trình thi công, sản xuất xây lắp thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp bởi các điều kiện khí hậu, thiên nhiên, trong điều kiên thời tiết không thuận lợi sẽ ảnh hưởng tới chất lượng thi công, có thể phát sinh các thiệt hại buộc phải phá đi làm lại hoặc phải tạm ngưng sản xuất trong thời gian dài, vì vậy Công ty cần có kế hoạch sản xuất phù hợp sao cho tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Đặc biệt công ty có mua bảo hiểm công trình cũng như bảo hiểm về thiêt bị máy móc có giá trị lớn để giảm bớt thiệt hại khi có sự cố xảy ra. Thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp rất lâu dài, đặc điểm này đòi hỏi phải tổ chức tôt công tác hạch toán ban đầu sao cho đảm bảo chất lượng công trình cũng như dự toán thiết kế tạo điều kiện thuận lợi cho việc bàn giao công trình, ghi nhận doanh thu, thu hồi vốn và đạt hiệu quả kinh tế xã hội mong muốn. Sản phẩm của công ty là các công trình xây dựng có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp lâu dài…Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý kinh doanh, quản lý chi phí sản phẩm nhầt thiết phải trên cơ sở gi trị dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công), chi phí sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán. lấy dự toán làm thước đo. Vì vậy, việc thi công cần phải tuân theo quy trình sản xuất để đảm bảo tiến độ thi công cũng như kế hoạch dự toán. Ta có thể tóm tắt quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty qua một số sản phẩm chính như sau: Lập kế hoạch, chuẩn bị mặt bằng, lán, trại. Chuẩn bị máy móc thiết bị, tập kết vật tư. Thi công kết cấu phần dưới (mố, trụ cầu). Nghiệm thu bàn giao công trình. Hoàn thiện thi công. Thi công kết cấu phần trên (dầm, kê mặt cầu) Hình 1.3.3. Sơ đồ quy trình các bước thi công cầu. 2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý - Ban giám đốc là người tổ chức điều hành cao nhất trong bộ máy quản lý của Công ty, có chức năng điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp với điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty. Ban Giám Đốc gồm có: Giám đốc, các phó giám đốc phụ trách công tác: kế hoạch, kỹ thuật, vật tư thiết bị và phụ trách khu vực, Phó Giám đốc phụ trách phụ trách văn phòng đại diện khu vực hoạc Ban điều hành và quản lý dự án. Phòng kế hoạch – vật tư : - Tham mưu cho giám đốc công ty về việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của công ty. -Tham mưu giúp giám đốc về công tác quản lý kinh tế nội bộ của công ty. - Tham mưu cho giám đốc công về công tác quản lý vật tư. - Tham mưu cho giám đốc công ty về chiều sâu, đổi mới công nghệ, công tác đào tạo phục vụ nâng cao năng lực, chất lượng quản lý. - Tham mưu giúp giám đốc trong công tác quản lý các dự án do công ty đầu tư. Phòng kế hoạch – vật tư có 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và 02 đến 05 nhân viên. Phòng kỹ thuật – thiết bị: Tham mưu cho giám đốc công ty về công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng, an toàn lao động. Tham mưu cho giám đốc công ty về công tác quản lý thiết bị, đầu tư đổi mới thiết bị. Tham mưu cho giám đốc công ty về đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, công tác đào tạo phục vụ nâng cao năng lực, chất lượng quản lý. Phòng kỹ thuật – thiết bị có: 01 Trưởng phòng, 01 hoặc 02 phó phòng và từ 02 đến 06 nhân viên. Phòng tổ chức Hành chính - Tham mưu cho Giám đốc công ty trong công tác quản lý tài chính, kế toán. - Tham mưu cho giám đốc về định hướng đầu tư, hoạch định thị trường tài chính. Phòng tổ chức hành chính: tham mưu giúp giám đốc trong công tác tổ chức, công tác cán bộ, công tác lao động tiền lương, công tác bảo hộ lao động và công tác hành chính đời sống. Phòng tổ chức hành chính có: 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và có định biên từ 02 đến 04 thành viên. Phòng tài chính - kế toán có: - Tham mưu cho Giám đốc công ty trong công tác quản lý tài chính, kế toán. - Tham mưu cho giám đốc về định hướng đầu tư, hoạch định thị trường tài chính. Phòng Tài chính kế toán có: 01 kế toán trưởng, 01 phó trưởng phòng, và định biên từ 02 đến 04 nhân viên. Văn phòng đại diện: giúp giám đốc trong việc quản lý, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu vực hoặc dự án được giao phụ trách. Văn phòng đại diện khu vực hay ban điều hành và quản lý dự án có trưởng văn phòng hay giám đốc điều hành và có từ 02 đến 05 nhân viên, được chia làm 2 tổ gồm: Tổ văn phòng - kế toán, tổ kế hoạch - kỹ thuật. Đội thi công: - Là đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh, được giao khoán tự hạch toán hoặc không giao khoán, có nhiệm vụ thi công một số hạng mục hoặc toàn bộ dự án, công trình cầu-đường hoặc các nhiệm vụ được giao khác. - Công ty giao nhiệm vụ thi công một phần hay toàn bộ công trình cho đơn vị thi công bằng quyết định giao việc hoặc bằng hợp đồng giao khoán. Đội thi công có đội trưởng, 01 đến 02 đội phó, 01 thống kê, 01 đến 04 nhân viên kỹ thuật giúp việc và theo quy mô, yêu cầu tiến độ dự án, công trường mà biên chế lực lượng công nhân, trang thiết bị máy móc cho phù hợp. Ban chỉ huy công trình: - Ban chỉ huy công trình được thành lập để trực tiếp thi công một phần hoặc toàn bộ công trình nhất định. - Ban chỉ huy công trình được giao khoán tự hạch toán hoặc không giao khoán. Công ty giao nhiệm vụ thi công một phần hay toàn bộ công trình do ban chỉ huy công trình bằng hợp đồng giao khoán hoặc quyết định giao việc. - Ban chỉ huy công trình sẽ hết thời hiệu hoạt động, tự giải thể khi thi công xong và hoàn tất các thủ tuch nghiệm thu, bàn giao, hoàn công công trình. Thiết bị, lực lượng thi công sẽ được công ty điều dộng cho các đơn vị, công trình khác. Ban chỉ huy công trình có: - Ban chỉ huy công trình là đơn vị trực thuộc công ty hoặc có thể trực thuộc văn phòng đại diện khu vực hoặc ban điều hành và quản lý dự án. - Ban chỉ huy công trình được thành lập trên cơ sở điều động, biệt phái cán bộ, công nhân, máy móc thiết bị từ các đơn vị trong công ty hoặc huy động một phần lực lượng từ bên ngoài công ty. - Ban chỉ huy công trình có chủ nhiệm, 01 phó chủ nhiệm công trình, có từ 01 đến 04 nhân viên kỹ thuật và tuỳ theo quy mô, yêu cầu tiến độ của công trường mà biên chế lực lượng công nhân , máy móc thiết bị cho phù hợp. Ta có thể khái quát Sơ đồ tổ chức của công ty như sau: P. KẾ HOẠCH VẬT TƯ. P. KỸ THUẬT THIẾT BỊ P. TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CTCP DV& DL GIA LAI Đội công trình 2 Đội công trình 4 Đội công trình cầu Za Hưng Đội công trình 6 Đội công trình 5 Đội công trình cầu nước Vin Đội công trình đường Za Hưng Đội công trình 1 GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Đội công trình cầu Thủ Thiêm CÔNG TY CP ZA HƯNG CÁC ĐƠN VỊ CÓ VỐN GÓP KHÔNG CHI PHỐI CỦA CÔNG TY P. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH BAN KIỂM SOÁT ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG Hình 2.1.2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty 2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và sổ kế toán tại công ty 2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Công ty là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, được phép hạch toán độc lập và có bộ máy kế toán riêng căn cứ theo Quyết định 15 (ngày 17/6/2003). Được tổ chức theo mô hình tập trung, phòng kế toán của Công ty tại trụ sở chính bao gồm 6 người, gồm kế toán trưởng, phó phòng tài chính kế toán và 3 kế toán viên và 1 thủ quỹ, mỗi người được phân công trách nhiệm thực hiện phần hành kế toán cụ thể nhằm mục đích chuyên môn hoá công việc. Ngoài ra, tại các đội xây dựng trực thuộc Công ty đều có nhân viên thống kê kế toán riêng gồm khoảng 2 người. Kế toán trưởng Phó kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán tiền mặt Kế toán TSCĐ Kế toán HTK Kế toán công nợ Kế toán CP và Gia thành Thống kê - kế toán 1 Thống kê - kế toán 2 Thống kê - kế toán tại các đội Hình 2.1.2.1: Bộ máy kế toán của công ty Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc và công ty toàn bộ công việc của phòng được giao theo quy chế làm việc của công ty. Phó trưởng phòng tham mưu cho Trưởng phòng các công việc của phòng, được giải quyết các công việc thay Trưởng phòng khi Trưởng phòng không có mặt tại cơ quan và phải báo cáo lại Trưởng phòng được biết. Phân công công việc cho từng nhân viên theo yêu câu: Cán bộ theo dõi từng phần việc chịu trách nhiệm với công việc được bàn giao trước lãnh đạo phòng. Mọi nhân viên tuân thủ nội quy, quy định của công ty và phòng đề ra. Các nhân viên ngoài các công việc được phân công phải thực hiện các công việc đột xuất theo sự phán công của lãnh đạo công ty và lãnh đạo phòng. Mọi thành viên trong phòng được quyền chủ động đề xuất sáng kiến trong chuyên môn, nghiệp vụ thuộc phạm vi mình phụ trách. 2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức sổ kế toán Hệ thống chứng từ kế toán được sử dụng thống nhất trong toàn công ty theo tài liệu “Chế độ kế toán doanh nghiệp” ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính. Chứng từ của công ty được bảo đảm theo mẫu quy định, có đầy đủ các yếu tố như: tên gọi chứng từ, ngày tháng năm lập, số hiệu chứng từ, tên, mã số thuế, địa chỉ của đơn vị lập chứng từ, tên địa chỉ của người nhận chứng từ cùng với đơn vị, mã số thuế, nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cùng với các chỉ tiêu về số lượng, đơn giá và giá trị, chữ ký của các cá nhân và người đại diện pháp nhân của đơn vị phát hành chứng từ. Hình thức ghi sổ mà công ty áp dụng là hình thức Nhật ký chung. Theo hình thức này thì tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của từng nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Do đó các loại sổ dùng để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương là các mẫu sổ theo hình thức Nhật ký chung như: Sổ Nhật ký chung, Sổ chi tiết và Sổ cái các TK 334, 338, 335, 241,622, 623, 627, 642. Hiện nay, công ty đang áp dụng phần mềm kế toán Fast Accounting 2004 để hỗ trợ cho công tác kế toán. Trình tự ghi sổ kế toán tiền lương theo hình thức Nhật ký chung: Chứng từ gốc. Sổ, thẻ kế toán chi tiết. Bảng cân đối phát sinh. Sổ nhật ký chung Sổ Nhật ký đặc biệt Báo cáo tài chính. Bảng tổng hợp chi tiêt. Sổ cái Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: QH đối chiếu: Hình 2.1.3: Trình tự ghi sổ nhật ký chung Ngoài ra, trong nội bộ công ty còn lưu hành các loại sổ áp dụng tại các đội, các bộ phận sản xuất: 2.2 Đặc điểm kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương tại Công ty Cổ phần Đạt Phương 2.2.1 Trình tự hạch toán tiền lương tại Công ty Việc hạch toán tiền lương của Công ty Cổ phần Đạt Phương được chia làm hai khối là khối trực tiếp và khối gián tiếp. Hàng tháng kế toán căn cứ vào các chứng từ ban đầu: * Với văn phòng Công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện: - Danh sách bậc lương quy định - Danh sách hệ số kết quả thực hiện - Bảng chấm công - Bảng thanh toán tiền lương * Với các đội sản xuất, ban điều hành công trường - Bậc lương quy định - Danh sách hệ số kết quả thực hiện - Quỹ lương mục tiêu trong tháng - Danh sách hệ số hoàn thành mục tiêu - Bảng chấm công - Bảng thanh toán tiền lương * Với các hạng mục khoán nội bộ đơn vị (tổ SX, CNV của đội). - Bảng giao khoán. - Phiếu nghiệm thu khối lượng, Công việc hoàn thành. - Bảng công, Bảng thanh toán lương. * Với các hạng mục khoán ngoài - Phiêu giao khoán - Bang thanh toán lương - Phiêu giao nhận tiền - Hợp đồng lao động giữa đội với tổ, với nhóm, đơn vị lao động thuê ngoài phải có dấu cơ quan hoặc dáu xác nhận của chính quyền địa phương (Trong đó có người đại diện và kèm theo danh sách lao động kèm theo). * Đối với công nhân hàng ngày của đơn vị sản xuất (Không khoán) - Nhật trình công việc. - Bảng chấm công. - Bảng thanh toán tiền lương. Phòng._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28457.doc
Tài liệu liên quan