Hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Khai thác và Chế biến Khoáng sản Phú Thọ

LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế nước ta đang phát triển, có sự đóng góp của nhiều thành phần kinh tế, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước và định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế phải sắp xếp lại tổ chức, cán bộ công nhân viên trong đơn vị mình một cách khoa học, hợp lý phù hợp với điều kiện, năng lực, trình độ của từng người để phát huy sáng tạo, năng lực của mình từ đó làm ra sản phẩm phục vụ nhu cầu cho xã hội và phục vụ cho bản thân mình qua thù lao mà đơn v

doc64 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Khai thác và Chế biến Khoáng sản Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị mình phục vụ. Trong nền kinh tế hàng hoá, thù lao trong lao động được biểu hiện bằng thước đo giá trị gọi là tiền lương. Như vậy tiền lương là biểu hiện bằng tiền về hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian hoặc khối lượng công việc mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp. Chính sách tiền lương hợp lý sẽ là cơ sở, là đòn bẩy cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đối với người lao động, tiền lương thoả đáng sẽ là động lực thúc đẩy năng lực sáng tạo, sự nhiệt tình trong công việc góp phần tăng năng xuất lao động, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng đạt kết quả cao. Cùng với những kiến thức của mình đã được trang bị trong quá trình học tập tại trường Đại học Kinh tế quốc dân, Em xin được trình bày Chuyên đề tốt nghiệp của mình với Đề tài “ Hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Khai thác và Chế biến Khoáng sản Phú Thọ”. Ngoài lời mở đầu và Kết luận được chia thành ba phần chính: Phần 1: Đặc điểm của Công ty cổ phần Khai thác và Chế biến Khoáng sản Phú Thọ với hạch toán tiền lương; Phần 2: Thực trạng hạch toán tiền lương tại Công ty cổ phần Khai thác và Chế biến Khoáng sản Phú Thọ; Phần 3: Nhận xét và kiến nghị hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Khai thác và Chế biến khoáng sản Phú Thọ. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện Đề tài nhưng do thời gian thực tập tại Công ty và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên Đề tài còn có những thiếu sót. Em rất mong sự giúp đỡ, góp ý của thầy cô để em ngày càng hoàn thiện hơn nữa kiến thức của mình. Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình giúp đỡ, hướng dẫn của GS- TS Nguyễn Quang Quynh, cũng như sự nhiệt tình của ban giám đốc và tập thể cán bộ Phòng Kế toán Công ty Khai thác và Chế biến Khoáng sản Phú Thọ đã tạo điều kiện giúp đỡ em thực hiện Đề tài này./. Phân 1: Đặc điểm của Công ty Cổ phần Khai thác và Chế biến Khoáng sản Phú Thọ 1.1: Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Công ty cổ phần Khai thác và Chế biến Khoáng sản Phú Thọ được thành lập theo Quyết định Số 3672/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2005 của UBND tỉnh Phú Thọ “V/v chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty cổ phần.” Tiền thân của Công ty cổ phần Khai thác và Chế biến Khoáng sản Phú Thọ là Mỏ Trường Thạch được thành lập từ năm 1959. Trụ sở chính tại xã La Phù huyện Thanh Thuỷ tỉnh Phú Thọ có nhiệm vụ khai thác quặng trường thạch.(Fenspat) phục vụ cho nhà máy sứ Hải Dương, thuỷ tinh Hà Nội, thuỷ tinh Hải Dương, sắt tráng men Hải Phòng. Do sự đòi hỏi về sản phẩm quặng ngày càng lớn cho nên Mỏ “Trường thạch La Phù” sáp nhập với Mỏ Cao lanh Hữu Khánh thành lập nên Công ty Khai thác và Chế biến Khoáng sản. Khi mới thành lập Công ty có 150 cán bộ công nhân viên chức,qua quá trình họat động cho đến nay số cán bộ công nhân viên chức của Công ty đã lên tới 220 người, số lượng lao động ngày một tăng đã tạo điều kiện ổn định để phát triển sản xuất. Công ty đã bố trí sắp xếp tổ chức bộ máy ,phân công lao động trong đơn vị mình một cách khoa học,hợp lý phù hợp với điều kiện, trình độ năng lực của từng người để nâng cao hiệu quả lao động, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Để nâng cao tính chủ động trong sản xuất kinh doanh và để phù hợp với nền kinh tế thị trường khi nước ta vào WTO, Đảng và Nhà nước cho cổ phần hoá các công ty, nhằm phát huy hết khả năng về nguồn lực, tiềm năng của Công ty, giao quyền tự chủ cho Công ty về vốn sản xuất kinh doanh ký kết hợp đồng kinh tế trong và ngoài nước, có quyền huy động vốn để mở rộng sản xuất. Năm 2006 Công ty khai thác và chế biến Khoáng sản Phú Thọ là một doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá thành Công ty cổ phần Khai thác và Chế biến Khoáng sản Phú Thọ. Kể từ khi thành lập, Công ty không ngừng phấn đấu, mở rộng thị trường nhằm cung cấp sản phẩm cho bạn hàng trong và ngoài nước, tạo mối quan hệ vững chắc với khách hàng để từ đó tập chung chăm sóc những khách hàng vốn có và tạo thêm nhiều khách hàng mới. Với đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ và đội ngũ công nhân viên nhiệt tình, hết lòng phục vụ. Vì vậy Công ty đã có vị thế rất cao, sản phẩm mà Công ty cung cấp ngày càng được bạn hàng tín nhiệm. Dưới đây là một số chỉ tiêu kinh tế Công ty đã đạt được trong 2 năm qua. BẢNG 01: KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2006 – 2007 Năm Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 1- Doanh thu triệu đồng 11.000 11.800 2- Chi phí triệu đồng 10.840 11.600 3- Lao động BQ năm người 215 220 4- Thu nhập BQ/ người/ tháng triệu đồng 1,6 1,8 5- Lợi nhuận trước thuế triệu đồng 156 180 Bảng trên cho thấy doanh thu của Công ty tăng mạnh Cụ thể 2007 tăng 107,3% so với 2006. Đồng thời thu nhập của cán bộ công nhân viên cũng tăng theo. Cụ thể thu nhập của cán bộ công nhân viên chức trong Công ty năm sau cao hơn năm trước (2006 là 1,6 triệuđ/ người/ tháng. năm 2007 là 1,8triệu đ/ người/ tháng ) Doanh thu tăng như vậy là do sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên chức trong Công ty. Mức lương như vậy đã tạo sự phấn khởi và sự hăng hái thi đua của cán bộ công nhân viên chức trong công việc. 1.2: Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Giống như các doanh nghiệp khác, trước đây trong thời kỳ bao cấp với hoạt động của Công ty do ngân sách nhà nước cấp, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời kỳ này đều dựa trên kế hoạch của Nhà nước tức là mọi kế hoạch sản xuất kinh doanh đều chi phối bởi kế hoạch của Nhà nước. Nên Công ty thụ động trong đầu tư, sản xuất và quản lý. Dẫn đến thiết bị khai thác nghèo nàn, năng lực khai thác kém, sản lượng sản xuất hàng năm thấp. Trong lãnh đạo thụ động chờ cấp trên giao kế hoạch, không sáng tạo trong công tác điều hành. Từ sau quyết định: 338/HĐBT thì Công ty mới thực sự vận động để tồn tại và phát triển bằng chính thực lực của mình. Cùng với việc khai thác và chế biến quặng theo yêu cầu của khách hàng, sự đòi hỏi của thị trường về sản phẩm quặng ngày càng lớn Công ty đã tự chủ về tài chính, tự hạch toán, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. *Công ty bao gồm 2 xí nghiệp trực thuộc : Xí nghiệp Khai thác và Xí nghiệp Chế biến. Đây là 2 Xí nghiệp trực tiếp tạo ra sản phẩm cho Công ty. Các xí nghiệp có trách nhiệm báo cáo những biến cố xảy ra trong quá trình sản xuất với giám đốc, phó giám đốc để có những quyết định kịp thời, tháo gỡ khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Quá trình sản xuất và chế tạo sản phẩm của Công ty gồm các bước sau: Bước 1: Khai thác gồm các công đoạn: Lập hộ chiếu , khoan bắn nổ mìn, bốc xúc vận chuyển. Bước 2: Chế biến từ nguyên liệu quặng, phân loại sơ tuyển qua băng tải và sàng dung. Bước 3: Nhập kho và tiêu thụ: Sơ đô 01: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty trang 7 Sơ đô 01: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty Lập hộ chiếu Khoan bắn nổ mìn Xúc bốc vận chuyển Quặng Đất đá Penspat Cao lanh Phân loại sơ tuyển Tạp chất Quặng Penspat FA, FB, F0 Cao lanh nguyên chất Chế biến đóng bao Đập hàm cục <=50mm Kho Tuyển tinh phân loại trên băng tải Fo Fa Fb Tạp chất Nhập kho Tiêu thụ Bãi thải Sơ đồ 02: Tổ chức sản xuất của Công ty Ban Giám Đốc Phòng Kế hoạch Vật tư Phòng Kinh doanh Xí nghiệp Khai thác Xí nghiệp Chế biến Tiêu thụ 1.3: Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần khai thác và Chế biến Khoáng sản Phú Thọ gồm có Giám đốc( do Chủ tịch HĐQT kiêm) và các phòng ban Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc: Ông Bùi Văn Tiến là người đại diện Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật cùng những quy định của nhà nước và trước HĐQT. Giám đốc có quyền điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh tới từng phòng ban và có quyền uỷ quyền ký duyệt những quyết định quan trọng trong Công ty khi gặp những công việc đột xuất cho phó giám đốc. Phó giám đốc kinh doanh: Ông Nguyễn Thành Công, có nhiệm vụ giúp giám đốc quản lý, điều hành một số lĩnh vực hoạt động về sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp, ký duyệt giấy tờ của Công ty khi Giám đốc đi vắng. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc và đặc biệt là trước HĐQT. Phó giám đốc điều hành:Ông Đỗ Doãn Đồng, Có nhiệm vụ giúp Giám đốc điều hành các phần việc về Khai thác và Chế biến. Phòng Tổ chức Hành chính có trách nhiệm tổ chức lao động trong toàn Công ty, đồng thời xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc cho nhân viên, bố trí sắp xếp đào tạo cán bộ, chọn phương án tiền lương và quỹ lương cho Công ty. Đảm bảo khâu hành chính văn thư, tiếp nhận thông báo và lưu trữ công văn giấy tờ, in ấn các văn bản tài liệu chuyên môn nghiệp vụ cũng như công tác đảm bảo hậu cần, tiếp khách... Phòng tổ chức hành chính cũng là nơi cung cấp chứng từ tài liệu để phòng kế toán tính lương cho Cán bộ công nhân viên chức trong Công ty. Phòng Kế hoạch Vật tư là bộ phận tham mưu cho ban giám đốc, quản lý công tác kế hoạch vật tư và có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh cho ban giám đốc để kịp thời cung cấp sản phẩm cho bộ phận bán hàng. Phòng Kinh doanh có nhiệm vụ lập các kế hoạch Marketting cho ban giám đốc, tìm hiểu thị trường, lập các chương trình quảng cáo giới thiệu sản phẩm, đàm phán với khách hàng ký kết hợp đồng cung cấp sản phẩm, tổ chức tiêu thụ sản phẩm giúp hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả ngày càng cao. - Phòng Kế toán chịu trách nhiệm trước Giám đốc và HĐQT về công tác tài chính của toàn Công ty, theo dõi tình hình chi tiêu, tổ chức bộ máy kế toán và hạch toán toàn bộ quá trình kinh doanh tiêu thụ của toàn Công ty. Đảm bảo toàn bộ các loại vốn cho hoạt động kinh doanh, phụ trách các quỹ, thống kê kế toán và quản lý tài sản. Thực hiện các chế độ hạch toán kế toán toàn bộ Công ty, chỉ đạo kiểm tra giám sát các xí nghiệp thành viên trong việc hạch toán đúng chế độ, kịp thời theo quy định của chế độ kế toán đề ra. Sơ đồ 03: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Hội Đồng Quản Trị Phòng Kế toán Ban kiểm soát Giám đốc Kiêm Chủ Tịch Hội Đồng Quản Tri Phó giám đốc Kinh doanh Phó giám đốc điều hành Phòng tổ chức Hành chính Phòng Kế hoạch Vật tư Phòng Kinh doanh 1.4: Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty 1.4.1: Đăc điểm tổ chức vận dụng chế độ kế toán Hình thức sổ kế toán là một hệ thống các loại sổ kế toán, có chức năng ghi chép, kết cấu nội dung khác nhau được liên kết với nhau trong một trình tự hạch toán trên cơ sở của chứng từ gốc. Theo chế độ kế toán hiện nay việc tổ chức hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp dựa trên 4 hình thức sổ sau: - Hình thức nhật ký - sổ cái. - Hình thức nhật ký chung. - Hình thức nhật ký chứng từ ghi sổ. - Hình thức nhật ký - chứng từ. Để hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian và theo nội dung kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu quản trị, Công ty đã sử dụng hình thức Chứng từ ghi sổ. Về chứng từ kế toán: Công ty đã sử dụng các loại chứng từ kế toán theo quy định hiện hành gồm 5 loại Một là Các chứng từ về tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, biên bản kiểm kê quỹ... Hai là Các chứng từ về tài sản cố định: Biên bản kiểm kê TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản bàn giao, hoá đơn VAT. Ba là Các chứng từ về lao động tiền lương gồm: bảng thanh toán tiền lương, bảng theo dõi chấm công... Bốn là Các chứng từ về bán hàng gồm: Hoá đơn bán hàng, hoá đơn GTGT, bảng kê bán hàng, sổ trực tiếp bán hàng. Năm là Các chứng từ về vật tư hàng hoá gồm: Thẻ kho, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. Về vận dụng tài khoản kế toán: Công ty cổ phần Khai thác và Chế biến Khoáng sản Phú Thọ đã sử dụng Hệ thống Tài khoản kế toán doanh nghiệp thống nhất hiện hành.: Hệ thống sổ kế toán được áp dụng tại Công ty gồm: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ; Sổ chi tiết các tài khoản, Sổ Cái; Bảng tổng hợp chi tiết. Về vận dụng báo cáo kế toán: Công ty sử dụng hệ thống báo cáo theo đúng chế độ và quy định của nhà nước, thực hiện tốt các báo cáo về các hoạt động tài chính của Công ty. Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty gồm: Báo cáo quyết toán (theo quý, năm); Bảng cân đối kế toán (theo quý, năm); Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (theo quý, năm); Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (theo năm); Quyết toán thuế GTGT (theo năm); Thuyết minh báo cáo tài chính (cuối năm). Ngoài ra Công ty còn sử dụng một số loại báo cáo nội bộ như: Báo cáo các khoản phải thu phải trả, tình hình công nợ, tình hình xuất - Nhập - Tồn các sản phẩm của công ty. Các báo này sẽ được gửi tới Ban giám đốc của Công ty. 1.4.2:Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Lao động kế toán của Công ty cổ phần Khai thác và Chế biến Khoáng sản Phú Thọ gồm 07 người. Trong đó: Có 4 người có trình độ đại học; 2 người có trình độ cao đẳng; 1 người có trình độ trung cấp. Bộ máy kế toán của Công ty cổ phần khai thác và Chế biến Khoáng sản Phú Thọ được tổ chức theo mô hình tập trung: toàn doanh nghiệp chỉ có 01 phòng kế toán; Mọi công việc kế toán đều được thực hiện tại đây. Các xí nghiệp trực thuộc không có bộ máy kế toán riêng mà chỉ có các nhân viên hạch toán thống kê. Các nhân viên này chỉ được hướng dẫn lập hoặc thu thập và kiểm tra chứng từ rồi định kỳ chuyển về phòng kế toán Công ty. Mọi số liệu sẽ được sử lý, trên cơ sở đó đưa ra các báo cáo cung cấp cho ban giám đốc và các cơ quan chức năng liên quan, các bộ phận cần thông tin trong Công ty. Bộ máy kế toán của Công ty gồm 01 kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp và 06 kế toán viên có chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Cụ thể: Kế toán Trưởng kiêm kế toán tổng hợp là người giúp ban giám đốc tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, công tác quản lý tài chính, hạch toán kinh tế, chỉ đạo chế độ ghi chép thống kê, kiểm tra đối chiếu các sổ tổng hợp, các báo cáo kế toán cuối kỳ, báo cáo cấp trên theo quy định. Chỉ đạo chuyên môn các nhân viên kế toán trong phòng. Căn cứ các sổ mà các bộ phận kế toán khác cung cấp để lên báo cáo tổng hợp như bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Thủ quỹ quản lý quỹ tiền mặt của Công ty. Căn cứ vào các chứng từ gốc hợp lệ (phiếu thu, phiếu chi) để tiến hành thu và chi tiền theo các nghiệp vụ phát sinh. Cuối ngày kiểm kê đối chiếu sổ sách với lượng tiền thực tế có trong quỹ để kịp thời phát hiện chênh lệch (nếu có) và tìm nguyên nhân. Kế toán vốn bằng tiền kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ gốc rồi viết phiếu thu, phiếu chi, uỷ nhiệm chi: Quản lý Tài khoản 111 - Tiền mặt; Tài khoản 112- Tiền gửi ngân hàng và các sổ chi tiết liên quan. Kế toán tài sản cố định và vốn Có nhiệm vụ hạch toán tình hình tăng, giảm và trích khấu hao TSCĐ của Công ty, sử dụng các tài khoản: 211,213,214, 411,412... Hàng quý lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ đồng thời quản lý nguồn vốn của Công ty là nguồn vốn kinh doanh và các quỹ trong Công ty kiểm tra tính hợp lý hợp lệ của các chứng từ gốc. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Hàng tháng căn cứ vào số lượng lao động, thời gian lao động, kết quả lao động, hệ số lương, kế toán thực hiện việc tính lương, các khoản trích theo lương( BHXH, BHYT, KPCĐ) rồi tổng hợp thanh toán lương, lập bảng phân bổ lương: Tài khoản sử dụng 334- Tiền lương phải trả CNV, 338 - phải trả khác. Ngoài ra còn sử dụng nhiều tài khoản liên quan như: 335 – chi phí trả trước, tài khoản 141- tạm ứng, tài khoản 111- tiền mặt Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ hạch toán các khoản phải thu, phải trả khách hàng, CNV, Nhà nước. Quản lý tài khoản 131 - phải thu khách hàng, tài khoản 331 - Phải trả người bán; Tài khoản 141 - Tạm ứng; Tài khoản 333 -Thuế và các khoản nộp Nhà nước. Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh: Ghi chép đầy đủ, kịp thời khối lượng hàng bán ra, tính toán đúng giá trị vốn của hàng đã bán, chi phí bán hàng và các khoản chi phí khác nhằm xác định đúng đắn kết quả bán hàng: kiểm tra , giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch bán hàng, kế hoạch lợi nhuận, kỷ luật thanh toán và làm nghĩa vụ với Nhà nước. Cung cấp thông tin chính xác, trung thực và đầy đủ về tình hình bán hàng xác định kết quả phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và quản lý doanh nghiệp: Tài khoản sử dụng: Tài khoản 156 – Hàng hoá; Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng; Tài khoản 642 – Chi phí quản lý; Taì khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ; Tài khoản 532 - Giảm giá hàng bán; Tai khoản 911 Xác định kết quả kinh doanh; Tài khoản 111- Tiền măt; Tài khoản 112 - Tiền gửi. Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp Thủ quỹ Kế toán vốn bằng tiền Kế toán TSCĐ và vốn Kế toán thanh toán Kế toán tiêu thụ và XĐ kết quả Kế toán tiền lương Sơ đồ 04: Bộ máy kế toán Phần 2: Thực trạng hạch toán tiền lương tại Công ty cổ phần Khai thác và Chế biến Khoáng sản Phú Thọ 2.1. Đặc điểm chung về lao động, tiền lương tại Công ty Tổng số lao động của Công ty là 220 người trong đó: Lao động gián tiếp 20 người; lao động trực tiếp là 200 người và được chia thành các bộ phận như sau: BẢNG 02: SỐ LAO ĐỘNG Ở CÁC PHÒNG BAN XÍ NGHIỆP Số TT Tên Đơn Vị Số Người 1 Hội Đồng Quản Trị 03 2 Phòng tổ chức hành chính 03 3 Phòng kế toán vật tư 04 4 Phòng kinh doanh 03 5 Phòng kế toán 07 6 Xí nghiệp khai thác 80 7 Xí nghiệp chế biến 120 Tổng Cộng 220 Bảng trên số lượng lao động ở 2 xí nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động của toàn Công ty cụ thể là xí nghệp Khai thác chiếm 36,4% và xí nghiệp chế biến chiếm 54,6%. Họ là những thành phần chính tạo ra doanh thu cho Công ty. Hiện nay Công ty đang áp dụng 2 hình thức trả lương đó là hình thức trả lương theo thời gian và hình thức trả lương theo sản phẩm. - Hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng cho các phòng ban, bộ phận quản lý, tính theo hệ số lương theo quy định của nhà nước hiện hành. - Hình thức trả lương theo mức khoán sản phẩm được áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất. Việc xác định tiền lương phải trả cho người lao động căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành (và đơn giá sản phẩm của Công ty). - Ngoài chế độ tiền lương Công ty còn tiến hành xây dựng chế độ tiền thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt động kinh doanh nhằm khuyến khích người lao động có nhiều đóng góp hơn cho sự phát triển của Công ty. - Vào dịp lễ tết Công ty dựa vào doanh thu từng tháng quý năm mà chi tiền thưởng cho cán bộ nhân viên. - Phép năm: Cán bộ - Công nhân viên được nghỉ phép 12 ngày/năm. 2.2: Trình tự hạch toán tiền lương tại Công ty Số lượng lao của Công ty được phản ánh trên sổ lao động, sổ này được lập chung cho toàn Công ty và lập riêng cho từng bộ phận để tiện cho việc quản lý. * Hạch toán sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động. Để hạch toán tiền lương kế toán sử dụng chứng từ ban đầu là Bảng chấm công theo đúng chế độ chứng từ kế toán hiện hành. Bảng chấm công sử dụng để nghi chép thời gian thực tế làm việc, nghỉ việc, vắng mặt của người lao động theo từng ngày. Bảng chấm công được lập cho từng bộ phận và dùng cho một tháng (tương ứng với kỳ tính lương) do trưởng các bộ phận trực tiếp nghi. Bảng chấm công là căn cứ để tính lương, tính thưởng cho từng người lao động và để tổng hợp thời gian lao động trong toàn Công ty. - Đối với các trường hợp nghỉ việc do ốm đau, tai nạn lao động, thai sản... đều phải có chứng từ nghỉ việc do các cơ sở cơ quan có thẩm quyền cấp và được ghi vào bảng chấm công theo từng ký hiệu quy định. Bảng 03:bảng chấm công Bộ phận gián tiếp Bảng 04: Bảng chấm công Bộ phận trực tiếp sản xuất Việc hạch toán kết quả lao động đã phản ánh chính xác số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành của từng người, từng bộ phận để làm căn cứ tính lương, tính thưởng và kiểm tra sự phù hợp của tiền lương thực tế trả cho người lao động với kết qủa lao động thực tế mà họ đã cống hiến cho Công ty. Để hạch toán kết quả lao động trong Công ty kế toán sử dụng chứng từ ban đầu như phiếu nhập sản phẩm hoặc bảng tổng hợp khối lượng sản phẩm hoàn thành, đây là chứng từ xác nhận số sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của từng xí nghiệp và cá nhân người lao động phiếu này do Nhân viên hạch toán thống kê xí nghiệp lập và có đầy đủ chữ ký của người giao việc, người nhận việc, người kiểm tra chất lượng sản phẩm và người duyệt. Phiếu này được chuyển cho phòng kế toán để tính lương, tính thưởng. Bảng tổng hợp khối lượng sản phẩm trang 20 Bảng 05: BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM Về tính lương, tính thưởng cho người lao động: Việc tính lương, tính thưởng và các khoản phải trả cho cán bộ công nhân viên chức được thực hiện tập trung tại phòng kế toán Công ty. Thời gian để tính lương tính thưởng và các khoản phải trả cho cán bộ công nhân viên chức là hàng tháng. Hàng tháng căn cứ vào các chứng từ như bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc bảng tổng hợp khối lượng sản phẩm hoàn thành và các chứng từ khác có liên quan như giấy nghỉ phép, biên bản ngừng việc. Tất cả các chứng từ trên đã được kế toán kiểm tra trước khi tính lương, tính thưởng và đã đảm bảo được các yêu cầu của chứng từ kế toán. Sau khi đã kiểm tra các chứng từ, kế toán tiến hành tính lương, tính thưởng và các khoản phải trả cho các cán bộ công nhân viên chức trong toàn Công ty theo hai hình thức: Hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng đối với các bộ phận gián tiếp; Hình thức trả lương theo sản phẩm được áp dụng đối với các xí nghiệp trực tiếp sản xuất, trên cơ sở “ bảng thanh toán tiền lương” là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương, phụ cấp cho cán bộ công nhân viên chức và bảng này được lập riêng cho từng bộ phận. Bảng thanh toán tiền lương trang 22, 23 Bảng 06:Bảng thanh toán tiền lương Bộ phận gián tiếp Bảng 07: Bảng thanh toán tiền lương bộ phận trực tiếp sản xuất - Khi tính tiền thưởng cho người lao động kế toán dựa trên các chứng từ ban đầu như bảng chấm công, phiếu xác sản phẩm hoặc bảng tổng hợp khối lượng sản phẩm hoàn thành và phương án tính thưởng đã được lãnh đạo Công ty phê duyệt. Đơn vị: Công ty CPKT&CBKS Phú Thọ BẢNG 08: BẢNG THANH TOÁN TIỀN THƯỞNG Tháng 03 năm 2008. Nợ: ................ Có: ................. ĐVT: đồng STT Họ và tên Bậc lương Mức thưởng Ghi chú Xếp loại Số tiền Ký nhận 1 Phùng Việt Quân 3,4 A 1.500.000 2 ... ... ... ... 3 ... ... ... ... 4 ... ... ... ... 5 ... ... ... ... 6 ... ... ... ... 7 ... ... ... ... 8 Lê Thị Nhung 3,19 A 1.200.000 Cộng 6,59 2.700.000 Kế toán thanh toán (Ký, họ tên) Ngày 31. tháng 3 năm 2008. Ký toán trưởng (Ký, họ tên) * Hạch toán tiền lương: Để hạch toán tiền lương tại Công ty kế toán sử dụng các tài khoản sau: - Tk 334 “Phải trả công nhân viên” - Tk 338 “Phải trả phải nộp khác” - Tk 111 “ Tiền mặt” - Tk 141 “ Tạm ứng” + Cách tính như sau: Hi x Lcb + p 26 Li x Ni = - Đối với cán bộ công nhân viên các phòng ban Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Đơn vị tính tiền lương thời gian là tháng, lương tháng được quy định sẵn đối với từng bậc lương trong các tháng lương. Cách tính như sau: Trong đó: Li: là lương tháng của thành viên i Hi: là hệ số lương của thành viên i LcB: lương tối thiểu theo quy định (540.000đ) P : phụ cấp khu vực (0,1) Ni: là số ngày công làm việc thực tế Ví Dụ 1: Tháng 3/2008 Anh Phùng Việt Quân nhân viên phòng tổ chức - hành chính có hệ số lương 3.4. Có số ngày công theo thời gian là 26 ngày trong tháng Anh Quân không làm thêm giờ. Lương tháng = 3,4 x 540.000 + 54.000 26 ngày x 26 ngày = 1.890.000đ Kế toán tính lương cho Anh Quân như sau Vậy tổng lương tháng 3/2008 của Anh Quân = 1.890.000đ. Lương của các cán bộ nhân viên khác tại các phòng ban tương tự như trên. - Đối với cán bộ công nhân viên trực tiếp sản xuất. Công ty áp dụng hình thức trả lương theo mức khoán sản phẩm. Việc xác định tiền lương phải trả cho người lao động căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá sản phẩm của Công ty. - Công ty xây dựng định mức đơn giá tiền lương. Đơn giá của một tấn Quặng Fenspát chất lượng cao (Fo): I. Giá bán là: 550.000đ II. Các khoản khấu trừ: 455.000đ 1, Các khoản nộp nhà nước: 95.000đ Gồm: - Thuế GTGT: 50.000đ - Thuế tài nguyên: 25.000đ - Lệ phí môi trường: 20.000đ 2, Chi phí nguyên vật liệu, vật tư, khấu hao, sửa chữa: 250.000đ 3, Chi phí bán hàng: 40.000đ 4, Chi phí quản lý: 40.000đ 5, Chi phí phải trả: 5.000đ 6, Các chi phí khác (BHXH, BHYT, KPCĐ): 20.000đ 7, Đền bù xô lũ: 5.000đ III. Tiền lương công nhân viên trực tiếp sản xuất: 70.000đ IV. Lợi nhuận trước thuế: 25.000đ Sau khi xây dựng định mức đơn giá tiền lương đối với từng loại sản phẩm thì kế toán tính lương theo mức khoán sản phẩm như sau: Lương tháng = Số lượng sản phẩm hoàn thành x Đơn giá Với hình thức này, tiền lương phải trả cho người lao động đựơc tính trực tiếp theo số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách, chât lượng mà người lao động đã làm được trong tháng. VD2: Tháng 3/2008 chị Nguyễn Thị Vân nhân viên xí nghiệp khai thác có hệ số lương 3,19 có số ngày công 22 ngày. Trong tháng chị Vân làm dược 23 tấn sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Kế toán tính lương cho chị Vân như sau: Lương tháng = 23 tấn sản phẩm x 70.000đ = 1.610.000đ Vậy tổng lương tháng 3/2008 của chị Vân là 1.610.000đ, lương của cán bộ công nhân viên ở 2 xí nghiệp tương tự như trên. * Để đảm bảo đời sống sinh hoạt cho cán bộ, công nhân viên chức trong Công ty, đầu tháng Công ty cho tạm ứng lương kỳ 1, mức tạm ứng tuỳ thuộc vào mức lương cơ bản của từng người mà họ có thể tạm ứng theo nhu cầu của mình nhưng không vượt quá mức lương cơ bản. Cụ thể trong tháng 3/2008 có bảng thanh toán tạm ứng lương kỳ I như sau: Đơn vị: Công ty CPKT&CBKS Phú Thọ Bảng 09 BẢNG THANH TOÁN TẠM ỨNG LƯƠNG KỲ I Tháng 3/2008 ĐVT: đồng STT Họ và tên Phòng Tạm ứng kỳ I Ký nhận 1 Phùng Việt Quân TCHC 1.000.000 2 ... ... ... 3 ... ... ... 4 ... ... ... 5 ... ... ... 6 ... ... ... 7 ... ... ... 8 Nguyễn Thị Nhung Kế toán 800.000 Tổng Cộng 1.800.000 Người lập biểu (Ký, nghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký, nghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) Căn cứ vào bảng thanh toán tạm ứng lương kỳ I, kế toán tiền lương sẽ lập phiếu chi tạm ứng lương kỳ I. Đơn vị: ....................... Địa chỉ: ...................... Quyển số: 02 Số: 20 BẢNG 10 PHIẾU CHI Ngày 05 tháng 3 năm 2008 Họ tên người nhận tiền: Phùng Việt Quân. Địa chỉ: Phòng Tổ chức - Hành chính. Lý do chi: Thanh toán tạm ứng lương kỳ I tháng 3/2008. Số tiền: 1.000.000đ (Viết bằng chữ: Một triệu đồng chẵn). Kèm theo: (01 chứng từ gốc): Bảng thanh toán tạm ứng lương kỳ I. Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ: Một triệu đồng chẵn). Ngày 05 tháng 3 năm 2008 Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên, dóng dấu) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người nhận ( ký, họ tên) Thủ quỹ (ký, họ tên) Ngày 25/3 Công ty thanh toán nốt số tiền còn lại cho cán bộ công nhận viên sau khi đã trừ 5% BHXH, 1% BHYT. Kế toán tiền lương lập phiếu chi thanh toán tiền lương kỳ II tháng 3/2008 cho cán bộ công nhân viên chức. Đơn vị: ....................... Quyển số: 02 Địa chỉ: ...................... Số: 32 BẢNG 11 PHIẾU CHI Ngày 25 tháng 3 năm 2008 Họ và tên người nhận tiền: Phùng Việt Quân. Địa chỉ: Phòng Tổ chức - Hành chính. Lý do chi:Thanh toán lương kỳ II tháng 3/2008. Số tiền: 779.840đ, (Viết bằng chữ: Bảy trăm bảy mươi chín ngàn tám trăm bốn mươi đồng). Kèm theo:( 01 chứng từ gốc) Bảng thanh toán tiền lương kỳ II tháng 3/2008. Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ: Bảy trăm bảy mươi chín ngàn tám trăm bốn mươi đồng). Ngày 25 tháng 3 năm 2008 Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên, dóng dấu) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người nhận (Ký, họ tên) Thủ quỹ (ký, họ tên) * Các nghiệp vụ hạch toán tiền lương ở Công ty. Cuối tháng, căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán tiền lương tháng 3/2008 và phiếu chi số 20 ngày 5/3/2008, phiếu chi 32 ngày 25/3/2008, kế toán ghi số tiền lương phải trả cán bộ công nhân viên vào sổ chi tiết TK 334 theo quy định. Nợ TK 642: 1.779.840đ. Có TK 334: 1.779.840đ. Đồng thời nghiệp vụ trên được nhân viên kế toán phản ánh ở chứng từ ghi số như sau: BẢNG 12: CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 26/3 Số: 035 ĐVT: Đồng. Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Tiền lương tháng 3/2008 phải trả CBCNV 642 334 1.779.840, Cộng x x 1.779.840, Kèm theo 02 chứng từ gốc: Bảng thanh toán tạm ứng lương kỳ I và bảng thanh toán lương kỳ II tháng 3/2008. Ngày 26 tháng 3 năm 2008 Kế toán trưởng ( ký, họ tên) Người lập sổ ( Ký, họ tên) - Sau khi đã ghi vào chứng từ ghi sổ, kế toán đăng ký chứng từ ghi sổ như sau: BẢNG 13: SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ ĐVT: Đồng. Chứng từ ghi sổ Số tiền Số hiệu Ngày tháng 035 26/3 1.779.840, ... ... ... ... ... ... Ngày ....... tháng ...... năm........ Người ghi số (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu) Đơn vị: ........ Địa chỉ: ........ BẢNG 14 SỔ CÁI TK: 334 Trích tháng 3/2008 ĐVT: Đồng. Ngày tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Ghi chú SH NT Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 ... ... 035 26/3 Số dư đầu kỳ - Chi lương tháng 3/2008 cho CBCNV 111 ... 1.779.840, ... Công bố phát sinh 1.779.840, ... Số dư cuối tháng Ngày ..... tháng ..... năm...... Người ghi số ( Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu) Kế toán tính lương cho các cán bộ công nhân viên chức khác trong Công ty tương tự như trên. Sau khi tính lương cho từng người, kế toán tổng hợp tiền lương cho toàn Công ty theo từng bộ phận. * Lập bảng tổng hợp và phân bổ tiền lương. Sau khi tính tiền lương, cuối tháng kế toán lập bảng tổng hợp phân bổ tiền lương: BẢNG 15 BẢNG TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG TOÀN CÔNG TY Tháng 3/2008 ĐVT: Đồng. Đơn vị Chi tiêu Số tiền 1. Công nhân trực tiếp sản xuất 2. Nhân viên quản lý xí nghiệp 3 .Nhân viên bán hàng 4. Nhân viên quản lý Công ty Lương sản phẩm Lương thời gian Lương thời gian Lương thời gian 252.000.000, 38.00._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6356.doc
Tài liệu liên quan