Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phầnxây dựng và Phát triển nông thôn Phú Thọ

Tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phầnxây dựng và Phát triển nông thôn Phú Thọ: ... Ebook Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phầnxây dựng và Phát triển nông thôn Phú Thọ

doc64 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phầnxây dựng và Phát triển nông thôn Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ TOÁN ~*~ & CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PTNT PHÚ THỌ Họ và tên sinh viên: Phùng Mạnh Tiến Lớp : Kế toán K37 Giáo viên hướng dẫn : Ths Trương Anh Dũng Phú thọ, tháng Năm 2008 LỜI MỞ ĐẦU Ra đời và phát triển cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nền sản xuất hàng hoá, hạch toán kế toán đã trở thành công cụ quản lý có hiệu quả, không thể thiếu trong hệ thống quản lý kinh tế, tài chính của các đơn vị cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt, kể từ khi nước ta tiến hành chuyển đổi nền kinh tế quản lý theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước, thì vai trò của hạch toán kế toán ngày càng được nâng cao. Chính vì vậy mà trong nhiều năm trở lại đây Bộ Tài Chính đã tiến hành xây dựng, hoàn thiện và áp dụng chế độ kế toán mới cho tất cả các doanh nghiệp, nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới của nền kinh tế và theo kịp với sự phát triển của các nước trên thế giới. Công ty Cổ Phần Xây dựng và PTNT Phú Thọ là nơi em chọn làm thực tập cho chuyên đề của mình, trong thời gian thực tập tại công ty em đã tìm hiểu sơ bộ về bộ máy quản lý của công ty, tại đây công ty biết được tầm quan trọng của bộ phận kế toán do đó ban lãnh đạo công ty đã luôn chú trọng đến bộ máy kế toán năng cao trình độ cho nhân viên kế toán, từ đó giúp cho doanh nghiệp ngày một phát triển hơn. Công ty cổ phần XD&PTNT Phú Thọ là một công ty cổ phần chuyên Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế quốc dân. Do đó việc tính chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hết sức quan trọng để từ đó nó cho biết được doanh thu của công ty như thế nào và tình hình hoạt động lỗ lãi của từng công trình thi công. Một trong những công cụ để tiến hành quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh đó là Kế toán, mà trọng tâm là kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đây cũng là cơ sở để Nhà nước kiểm soát vốn đầu tư XDCB và kiểm tra tình hình chấp hành chế độ chính sách tài chính của mỗi doanh nghiệp. Nhận thức được vấn đề đó, cùng với những kiến thức tiếp thu được tại nhà trường, trong thời gian thực tập tìm hiểu công tác tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn Phú Thọ, em đã lựa chọn đề tài: “ Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phầnXây dựng và Phát triển nông thôn Phú Thọ" cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Trong suốt thời gian thực tập của em taị công ty vì kiến thức còn hạn chế nên có nhiều vấn đề em chưa được rõ nhưng được sự giúp đỡ và quan tâm của ban giám đốc và các cô chú trong bộ phận kế toán tại công ty, và đặc biệt dược sự quan tâm và hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo: Trương Anh Dũng đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Chuyên đề tốt nghiệp của em gồm có 3 phần Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ Phần XD&PTNT Phú Thọ. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá tành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần XD&PTNT Phú Thọ. Chương 3: Một số ý kiến hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần XD&PTNT Phú Thọ. Vì kiến thức còn hạn chế nên trong chuyên đề này của em sẽ còn có nhiều những sai sót em mong được sự thông cảm của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! Phú Thọ, ngày tháng năm 2008 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XD&PTNT PHÚ THỌ 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần XD&PTNT Phú Thọ : 1.1.1. Giai đoạn từ khi thành lập đến năm 2005: Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn Phú Thọ nguồn gốc là một bộ phận được tác ra từ Công ty xây dựng thuỷ lợi Vĩnh Phú năm 1988. Được thành lập lại tại Quyết định số 1182/QĐ-UB ngày 10/12/1992 của UBND tỉnh Vĩnh Phú là Công ty xây dựng thuỷ lợi 2 Vĩnh Phú. Đổi tên giao dịch theo QĐ số 69/QĐ-UB ngày 16 tháng 01 năm 1997 của UBND tỉnh Phú Thọ. Đến năm 1998 sáp nhập thêm Xí nghiệp cơ điện Tam Thanh tại QĐ số 2814/QĐ- UB ngày 19 tháng 12 năm 1998 và đổi tên gọi là Công ty xây dựng thuỷ lợi và cơ điện Phú Thọ. Ngày 27/9/2001 UBND tỉnh Phú Thọ ra QĐ số 3294/QĐ-UB giao doanh nghiệp nhà nước Công ty xây dựng thuỷ lợi và cơ điện Phú Thọ cho tập thể người lao động quản lý và thành lập: Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn Phú Thọ. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp: Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn Phú Thọ được thành lập theo Quyết định số: 3294/QĐ-UB ngày 29 tháng 9 năm 2001 của UBND tỉnh Phú Thọ và hoạt động theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 1803 000 023 ngày 07/01/2002 của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Thọ. *Vốn pháp định: *Vốn điều lệ: 5.010.000.000đồng ( Năm tỷ, không trăm mười triệu đồng chẵn). Tháng 9 năm 2001 Công ty đã được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đánh giá xếp hạng năng lực các nhà thầu trong nước. Được thi công các công trình thuộc nhóm 3,4,6,7. Từ năm 1992 đến nay được UBND tỉnh Phú Thọ cho phép Công ty mở rộng ngành nghề kinh doanh thêm loại hình xây dựng các công trình dân dụng, xây dựng các công trình giao thông, công trình điện, xây dựng công trình hạ tầng và phát triển nông thôn.. Là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, với đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề. Các công trình do công ty thi công trong những năm qua đều được khai thác có hiệu quả, đảm bảo đúng thiết kế, chất lượng kỹ thuật và mỹ thuật công trình đều đảm bảo theo tiêu chẩn nhà nước hiện hành. +Giám đốc hiện tại của doanh nghiệp: Bùi Văn Đồng Ngày tháng năm sinh: 13/01/1961 Số điện thoại: 0915 273.231 + Kế toán trưởng công ty: Nguyễn Đức Cường + Địa chỉ doanh nghiệp: Số nhà 2124, đường Hùng Vương, phường Vân Cơ, thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ Điện thoại: 0210 952 121 Fax: 0210 952 080 1.1.2. Giai đoạn từ năm 2005 đến nay: Với sự phát triển không ngừng của cán bộ công nhân viên công ty cổ phần XD&PTNT Phú Thọ công ty đã có những bước phát triển vững chắc trong sản xuất và kinh doanh, công ty đã có những bước đi đúng đắn bắt kip với xã hội hiện tại và đáp ứng dược nhu cầu của xã hội , Công ty đã mở rộng địa bàn hoạt động trải dài từ (Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Lào Cai, Tuyên Quang). Công ty cũng đã mở rộng thêm nhiều ngành nghề kinh doanh: - Thi công xây dựng các công trình dân dụng đến cấp 2, giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước, đường điện đến 3KV và lắp đặt các trạm biến áp. Đầu tư kinh doanh các công trình hạ tầng kỹ thuật, nhà ở. - Thiết kế các công trình dân dụng đến cấp 2, công trình giao thông, thuỷ lợi, điện quy mô vừa và nhỏ ( đường dây và trạm biến áp). - Tư vấn, giám sát chất lượng công trình xây dựng dân dụng đến cấp 2, các công trình giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước, đường điện đến 35KV, các trạm biến áp và các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn. - Khảo sát địa chất, địa hình, thu thập tài liệu thuỷ văn. - Khoan phụt vữa, sử lý nền móng công trình, gia cố đê, đập. - Khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng. - Gia công cơ khí, tu sửa máy móc thiết bị, cày bừa, bơm nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. - Sản xuất kinh doanh sợi tơ tằm, hàng nông sản và đồ mộc dân dụng. - Sử dụng vật liệu nổ khai thác đá xây dựng. - Tổ chức lớp học mẫu giáo và nuôi dạy trẻ. - Chuẩn bị mặt bằng xây dựng công trình ( San ủi, đào đắp, bốc xúc đất, đá…) Có thể thấy được đây là những bước đi vững chắc của công ty được thể hiện rõ nét qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: Tuy được thành lập vào đúng thời kỳ đất nước tiến hành đổi mới với nhiều khó khăn thách thức và tuy thời gian hoạt động chưa dài, nhưng quá trình hơn mười năm xây dựng và phát triển của công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn Phú Thọ khẳng định vị thế chủ lực của công ty trong tỉnh Phú Thọ, STT Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 1 Tổng tài sản Ng.đồng 59.025.282 116.171.208 162.152.321 2 Tổng doanh thu Ng.đồng 73.067.461 67.533.455 124.352.381 3 Tổng chi phí Ng.đồng 72.525.246 67.036.365 123.724.538 4 Thu Nhập bình quân đồng/ người 850.000 950.000 1.100.000 Biểu số 1.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn Phú Thọ: 1.2. Đặc điểm bộ máy quản lý hoạt động và phân cấp quản lý tái chính. Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh. + Phương thức tổ chức bộ máy quản lý: Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn Phú Thọ là doanh nghiệp ngoài Quốc doanh, được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp và theo điều lệ của Công ty cổ phần được Đại hội cổ đông thông qua. Sau khi chuyển thành công ty cổ phần, về cơ bản tổ chức bộ máy quản lý của Cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn Phú Thọ không thay đổi nhiều so với trước về cơ cấu tổ chức, điều hành quản lý công ty theo kiểu trực tuyến chức năng. Bộ máy quản lý công ty bao gồm; Đại hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị; Ban kiểm soát; Giám đốc; Phó giám đốc; Kế toán trưởng, Phòng tổ chức hành chính, Phòng kế toán tài vụ, Phòng kế hoạch kỹ thuật và các xí nghiệp thành viên. + Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý - Đại hội cổ đông: Thực hiện cổ phần hóa theo chủ trương đổi mới doanh nghiệp nhà nước, 51% vốn cổ đông của Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn Phú Thọ là đại diện cho phần vốn Nhà nước. Còn lại 49% là vốn của các cổ đông khác. Trong số này, 70% là vốn hình thành do bán ưu đãi cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên của công ty-những người mua với giá bằng 70% mệnh giá cổ phiếu do được Nhà nước trả hộ 30% giá trị. Số 30% cổ phiếu còn lại được bán cho những cổ đông là công nhân viên không đủ điều kiện mua ưu đãi, - Hội đồng quản trị: do đại hội cổ đông bầu ra, gồm 5 thành viên. Trong đó, chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty; Phó chủ tịch Hội đồng quản trị và các uỷ viên của Hội đồng quản trị - Ban kiểm soát của công ty: hoạt động độc lập, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Hội đồng quản trị. Ban này có 3 thành viên gồm: 01 Trưởng ban Kiểm soát và 2 thành viên. - Giám đốc: do Chủ tịch hội đồng quản trị chỉ định. Đây là đại diện pháp nhân của doanh nghiệp có quyền hành cao nhất trong doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng quản trị về việc điều hành hoạt động của doanh nghiệp. -Phó giám đốc (2 người): là những người san sẻ bớt gánh nặng cho Giám đốc. Phó giám đốc là những người chịu trách nhiệm trước giám đốc về những trách nhiệm được giao, đồng thời có thể thay mặt giám đốc giải quyết một số công việc khi được ủy nhiệm. Trong tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn Phú Thọ, bên dưới phó giám đốc là trưởng các phòng nghiệp vụ, đội trưởng các đội sản xuất, đội công trình. Trong đó, kế toán trưởng- trưởng phòng kế toán tài vụ là người giúp giám đốc chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, tài chính, thông tin kinh tế trong toàn công ty theo cơ chế quản lý mới và theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê, điều lệ tổ chức kế toán của Nhà nước và những quy định của công ty. Kế toán trưởng chịu toàn bộ trách nhiệm trước giám đốc về công tác tài chính kế toán tại công ty.Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn Phú Thọ có 3 phòng và 1 ban nghiệp vụ. Đó là: phòng tổ chức hành chính, phòng kế hoạch kỹ thuật, phòng tài chính- kế toán. - Phòng tổ chức - hành chính: là phòng chuyên môn, nghiệp vụ, tham mưu giúp cho việc lãnh đạo công ty thực hiện những công tác cơ bản sau đây: Tổ chức cán bộ; BHXH, BHYT; An toàn và vệ sinh lao động; Thi đua khen thưởng, kỷ luật; quân sự động viên;..v..v…và thực hiện công tác tổ chức quản trị trong công ty. - Phòng kế hoạch - kỹ thuật: là phòng tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo công ty marketting, dự báo, lập và báo cáo kế hoạch, quản lý kỹ thuật và công nghệ, lập hồ sơ dự án, lập hồ sơ đấu thầu, quản lý kỹ thuật thi công là chất lượng công trình, chất lượng sản phẩm sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng; quản lý biện pháp, quản lý tiến độ, các chương trình sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng; quản lý kỹ thuật, biện pháp thi công an toàn lao động và vệ sinh lao động; hoạch định xây dựng chiến lược phát triển và tổ chức thực hiện chương trình ứng dụng công nghệ mới, kỹ thuật mới trong toàn công ty. - Phòng tài chính- kế toán: Tổ chức quản lý và tạo nguồn vốn đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Tổ chức công tác hạch toán, thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ với các hoạt động kinh tế của đơn vị. Báo cáo tài chính - kế toán, thống kê phục vụ công tác quản lý của Nhà nước và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty. Tổ chức quản lý, theo dõi và chỉ đạo hoạt động tài chính - kế toán ở các đơn vị trực thuộc công ty. Cung cấp các thông tin giúp lãnh đạo quản lý sử dụng vật tư - tài sản, tiền vốn và các quỹ trong quá trình sản xuất kinh doanh đúng pháp luật và có hiệu quả. Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc Còn có 5 Xí nghiệp thành viên đội sản xuất và các công trình trực thuộc. Mỗi đội thường gồm nhân viên kỹ thuật, chuyên viên kỹ thuật và một số chuyên môn khác, thủ kho, bảo vệ. Đội có kế toán riêng, nhưng chỉ có nhiệm vụ ghi chép những khoản thu chi và nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong thời gian thực hiện công trình. Đồng thời các nhân viên này thực hiện cả việc kiểm tra, giám sát, cung cấp thông tin cần thiết về hoạt động của công trình. Sơ đồ 1.2: Bộ máy quản lý của công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn Phú Thọ Đại hội dồng cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Giám đốc điều hành Phó giám đốc XN tư vấn thiết kế $ GS c. trình XD P. kế hoạch kỹ thuật P. kế toán tài vụ P. tổ chức hành chính Xí nghiệp XD Tổng hợp 2 Xí nghiệp xd tông hợp I Xí nghiệp gạch tuynel 1.3. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại Công Ty CP XD&PTNT Phú Thọ. 1.3.1. Đặc điểm lao động kế toán và tổ chức bộ máy kế toán. 1.3.1.1 Đặc điểm lao động kế toán: Để phù hợp với sự phát triển công ty và căn cứ vào nhu cầu quản lý và trình độ của từng nhân viên trong công ty, từng nhân viên được bố trí những công việc thích hợp, hiện nay phòng kế toán công ty có 6 người có 3 người trình độ đại học 1 mgười trình độ cao đẳng và 2 người trình độ trung cấp. 1.3.1.2.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. Hiện nay Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn Phú Thọ đang áp dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Theo mô hình này toàn bộ công tác kế toán tài chính được thực hiện trọn vẹn tại phòng tài chính kế toán của Công ty. Các công trình không có bộ phận kế toán riêng mà chỉ cử các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ ghi chép, kiểm tra, giám sát, cung cấp thông tin cần thiết về các hoạt động của công trình. Trường hợp công ty trúng thầu các công trình ở các tỉnh lẻ xa xôi, điều kiện đi lại không thuận lợi, tốn kém thì đến định kỳ hàng tháng, quý các nhân viên kinh tế phải tập hợp các ghi chép ban đầu về các khoản thu chi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất để kế toán có biện pháp xử lý, hạch toán và vào sổ sách cụ thể. Hình thức này tạo điều kiện để kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng. Ngoài ra hình thức này còn thuận tiện cho việc phân công và chuyên môn hóa công việc đối với các nhân viên kế toán. Kế toán trưởng: là người phụ trách chung, trực tiếp chỉ đạo các hoạt động của phòng cũng như việc thực hiện chức năng quan sát của công ty. Kế toán tổng hợp: là người chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính. Đồng thời giữ sổ cái và sổ đối chiếu phát sinh tài khoản, theo dõi tập hợp các chi phí phát sinh trong sản xuất kinh doanh và lên bảng cân đối, bảng tổng kết tài sản. Kế toán vốn bằng tiền: theo dõi các khoản thu chi và sử dụng vốn bằng tiền tại công ty. Kế toán vật tư: theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư và tình hình phân bổ vật tư của công ty. Kế toán tài sản cố định: phản ánh ghi chép theo các số liệu phát sinh về giá trị TSCĐ hiện có tại công ty. Tính khấu hao TSCĐ, lập kế hoạch sửa chữa TSCĐ cho toàn công ty. Kế toán thanh toán: phụ trách về các khoản công nợ của công ty. Kế toán tính giá thành sản phẩm: tập hợp các chi phí phát sinh để tính giá thành sản phẩm, giúp cho việc định giá sản phẩm đó. Kế toán tiền lương và BHXH + KPCĐ: theo dõi số ngày công lao động và số thành phẩm của cán bộ công nhân viên để làm căn cứ tính lương cho từng người. Trên cơ sở lương cơ bản của mỗi người kế toán tính toán số tiền bảo hiểm xã hội và phải nộp theo tỷ lệ quy định. Thủ quỹ: chịu trách nhiệm về thu, chi và quản lý tiền mặt của công ty. Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn Phú Thọ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng Kế toán vốn bằng tiền Kế toán thanh toán Kế toán vật tư Kế toàn tính giá thành vật tư Kê toán tiến lương BHXH Kê toán TSCĐ Thủ quỹ 1.3.2. Đặc điểm tổ chức vận dụng chế độ kế toán 1.3.2.1. Đặc điển vận dụng chứng từ kế toán. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, tính chất quy mô, sự phân cấp quản lý, tình hình trang bị phương tiện kỹ thuật, trình độ nghiệp vụ của nhân viên kế toán, Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn Phú Thọ đã áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung với các loại sổ sách như: Sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết. Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ gốc kiểm tra tính hợp pháp ghi sổ Nhật ký chung, sổ và thẻ chi tiết theo trình tự thời gian. Từ nhật ký chung tổng hợp số liệu để ghi vào sổ cái, cuối tháng căn cứ vào số liệu ở sổ báo cáo lập bảng tổng hợp số liệu và báo cáo tài chính. Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại Sổ kế toán chi tiết Sổ nhật ký chung Số cái Bảng nhập Các báo cáo biểu kế toán tài chính Các bảng chi tiết số dư tài khoản tổng hợp, chi phí sản xuất Các báo biếu kế toán quản trị (1b) (1a) (1) (2b) (2a) (5) (3) (4) (6) (7) (9) (8) Sơ đồ 1.3.2: Trình tự ghi sổ Công ty cổ phần XD&PTNT Phú Thọ Giải thích sơ đồ: (1) hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc nhận được kế toán phân loại, lập bảng chứng từ gốc cùng loại. (1a) Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc nhận được kế toán kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ đó đồng thời định khoản ghi vào nhật ký chung. (1b) Với những chứng từ liên quan tới đối tượng cần hạch toán chi tiết kế toán ghi vào sổ chi tiết liên quan. (2a) Căn cứ chứng từ gốc cùng loại kế toán định khoản ghi nhật ký chung. (2b) Bảng tổng hợp chứng từ gốc liên quan tới đối tượng cần hạch toán chi tiết kế toán ghi vào sổ chi tiết liên quan. (3) Căn cứ vào nhật ký chung kế toán chuyển số liệu vào sổ cái tài khoản liên quan. (4) và (6) Cuối kỳ căn cứ vào số liệu trên sổ cái kế toán lập bảng kế toán nháp để xem xét, theo dõi kiểm tra số phát sinh, số dư các tài khoản. Đồng thời ghi các bút toán điều chỉnh từ đó lập các báo cáo tài chính như bảng cân đối kế toán (B01-DN), báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. (5) Cuối tháng căn cứ vào các bảng trên kế toán lập báo cáo kế toán quản trị, báo cáo thu, chi. (8),(9) Kế toán đối chiếu so sánh kiểm tra giữa số liệu kế toán tài chính và kế toán quản trị. 1.3.2.2. Đặc điểm vận dụng tài khoản kế toán Cụng ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, thực hiện ghi chép, phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho các lậi vật liệu, công cụ dụng cụ,…trên các TK và sổ kế toán căn cứ chứng từ nhập, xuất tương ứng TK kế toán sử dụng: TK 111,112,133,152, 153, 331,334, 621, 627,642…. 1.3.2.3. Đặc điểm vận dụng sổ sách kế toán Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, tính chất quy mô, sự phân cấp quản lý, tình hình trang bị phương tiện kỹ thuật, trình độ nghiệp vụ của nhân viên kế toán, Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn Phú Thọ đã áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung với các loại sổ sách như: Sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết… Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ gốc kiểm tra tính hợp pháp ghi sổ Nhật ký chung, sổ và thẻ chi tiết theo trình tự thời gian. Từ nhật ký chung tổng hợp số liệu để ghi vào sổ cái, cuối tháng căn cứ vào số liệu ở sổ báo cáo lập bảng tổng hợp số liệu và báo cáo tài chính. Sơ đồ 1.3.2.3: Trình tự ghi sổ và hạch toán theo hình thức kế toán nhật ký chung áp dụng tại Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn Phú Thọ: Chứng từ gốc bảng phan bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ.Bang phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảng xuất nhập vật tư... (1) (2) Sổ chi tiết các TK 621, 622, 623, 627, 154 Số nhật ký chung (3) (4) Các bảng chi tiét số dư tài khoản tổng hợp, CPSX Sổ cái các TK621, 622, 623, 627, 154 (5) (6) Các báo biểu kế toán tài chính Các báo biểu kế toán quản trị Bảng nháp (7) (8) (9) Giải thích sơ đồ: (1) Căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán vào sổ nhật ký chung (2) Với những chứng từ liên quan tới đối tượng cần hạch toán chi tiết kế toán ghi vào sổ chi tiết liên quan. (3) Căn cứ vào nhật ký chung kế toán chuyển số liệu vào sổ cái tài khoản liên quan. (4) Căn cứ vào số liệu từ các sổ chi tiết có liên quan kế toán vào các bảng chi tiết số dư tài khoản tổng hợp, chi phí sản xuất chung. (5) và (7) Cuối kỳ căn cứ vào số liệu trên sổ cái kế toán lập bảng kế toán nháp để xem xét, theo dõi kiểm tra số phát sinh, số dư các tài khoản. Đồng thời ghi các bút toán điều chỉnh từ đó lập các báo cáo tài chính như bảng cân đối kế toán (B01-DN), báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. (6) Cuối tháng căn cứ vào các bảng trên kế toán lập báo cáo kế toán quản trị, báo cáo thu, chi. (8),(9) Kế toán đối chiếu so sánh kiểm tra giữa số liệu kế toán tài chính và kế toán quản trị. Các chế độ và phương pháp kế toán đang áp dụng: Danh mục chứng từ, tài khoản, hệ thống báo cáo được doanh nghiệp áp dụng theo quy định của Bộ Tài chính tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BCT ngày 20/3/2006 và các văn bản pháp lý khác có liên quan. * Hệ thống chứng từ trong Công ty : Hệ thống chứng từ kế toán trên cơ sở hệ thống chứng từ bắt buộc và hướng dẫn của Bộ tài chính ban hành. Kế toán Công ty đã xây dựng cho mình một hệ thống chứng từ tương đối hoàn chỉnh, thích ứng với quy mô đặc điểm sản xuất và phù hợp với yêu cầu quản lý của Công ty. Đồng thời Công ty cũng xây dựng mô hình luân chuyển chứng từ của từng loại chứng từ, việc luân chuyển và xử lý chứng từ tuân theo quy định của chế độ tài chính kế toán. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được lập chứng từ ghi sổ và lưu theo quy định. Hệ thống chứng từ công ty gồm: + Chứng từ về tiền mặt gồm: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng. + Chứng từ về tiền ngân hàng: Séc tiền mặt, séc chuyển khoản, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, ...... + Chứng từ về tồn kho gồm: Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, các hoá đơn mua hàng, ....... + Chứng từ khác gồm : Bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng thanh toán BHXH, phiếu báo làm thêm giờ, ....... - Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc 31/12 - Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính trị giá hàng tồn kho: Phương pháp giá đích danh - Phương pháp kế toán tài sản cố định: Theo nguyên giá. - áp dụng phương pháp lập dự phòng: Tính theo giá thị trường. - Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ. 1.3.3. Sổ sách kế toán tổng hợp chung: Sổ nhật ký chung dung để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian đồng thời phản ánh các tài khoản đối ứng để phục vụ việc nghi vào sổ cái Giới thiệu về phần mềm kế toán đang áp dụng: Nhằm nâng cao chất lượng công tác kế toán, giảm bớt sự cồng kềnh của bộ máy kế toán, công ty đã đưa phần mềm kế toán vào sừ dụng. Hiện nay, công ty đang sử dụng phần mềm kế toán 2000 của Công ty tin học xây dựng Bộ Xây dựng. Chứng từ ban đầu Nhập dữ liệu vào máy tính Sử lý tự động theo chương trình Số kế toán tổng hợp Sổ kế toán chi tiết Các báo cáo kế toán CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ PTNT PHÚ THỌ. 2.1. Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất tại công ty CPXD&PTNT PhúThọ Những vấn đề chung về chi phí sản xuất tại công ty CPXD&PTNT Phú Thọ Trong doanh nghiệp xây lắp, chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại khác nhau, có công dụng kinh tế khác nhau. Do đó, yêu cầu quản lý đối với từng loại chi phí cũng khác nhau. Vì vậy, để tạo điều kiện cho việc theo dõi, quản lý và hạch toán chi phí một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác các doanh nghiệp cần tiến hành phân loại chi phí. Chi phí sản xuất được phân loại dựa trên các tiêu thức sau: Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí Căn cứ vào tính chất, nội dung kinh tế của các loại chi phí, toàn bộ chi phí sản xuất được phân chia thành các yếu tố sau: + Chi phí NVL: gồm toàn bộ chi phí về các loại đối tượng lao động như NVL chính, NVL phụ, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị XDCB. + Chi phí nhân công: là chi phí về sức lao động gồm toàn bộ tiền lương, các khoản trích theo lương, phải trả cho người lao động trong doanh nghiệp. + Chi phí khấu hao TSCĐ: đây là hao phí về thiết bị lao động, là toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền trả về các loại dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp như chi phí thuê máy, tiền điện, tiền nước… + Chi phí khác bằng tiền: là toàn bộ chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài bốn yếu tố chi phí kể trên. Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế có tác dụng cho biết kết cấu, tỉ trọng của từng loại chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh để lập bảng thuyết minh báo cáo tài chính (phần chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố) phục vụ cho yêu cầu thông tin và quản trị doanh nghiệp để phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí, lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh cho kỳ sau. 2.2. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất tại công ty 2.2.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất: Ở Công ty CPXD và Phát triển nông thôn Phú Thọ, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được coi trọng đúng mức nhằm tính đúng, tính đủ đầu vào. Xuất phát từ đặc điểm của ngành xây dựng, của sản phẩm xây lắp, để đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý, công tác kế toán…nên đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất của công ty được xác định là từng công trình, hạng mục công trình nhận thầu, một đơn đặt hàng. Việc mã hóa đối tượng chi phí sản xuất được thực hiện đối với từng công trình, hạng mục công trình. - Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất của công ty là phương pháp hạch toán trực tiếp đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung (với các chi phí sản xuất có thể tập hợp trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình). Các chi phí sản xuất đều được tập hợp theo từng công trình xây lắp, đôi khi cũng có những công trình lớn chuyển tiếp nhiều năm thì lúc đó chi phí sản xuất lại được tập hợp cho các hạng mục công trình. Đối với chi phí sản xuất chung nào không thể hạch toán trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình thì Công ty sẽ tiến hành phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp. 2.2.2. Kế toán chi phí NVL trực tiếp: Nguyên vật liệu trực tiếp của công ty bao gồm: - Chi phí NVL chính: xi măng, sắt, thép, gạch ngói, cát, sỏi… - Chi phí NVL phụ: vôi, sơn, đinh, dây buộc… - Chi phí vật liệu kết cấu: kèo, cột, khung… - Chi phí NVL trực tiếp khác… Hiện nay, công ty đang áp dụng phương pháp giá thực tế đích danh để tính giá vật liệu xuất kho: Theo phương pháp này hàng mua về nhập kho theo giá nào thì cũng xuất kho theo giá đó (sau khi đã tính giá cả chi phí vận chuyển bốc dỡ). Căn cứ vào kế hoạch thi công, nhu cầu thực tế và định mức tiêu hao nguyên vật liệu, các đội xây dựng công trình sẽ lập phiếu yêu cầu xuất kho vật liệu, ghi danh mục vật liệu cần lĩnh về số lượng. Sau đó, các đội trưởng sản xuất sẽ duyệt và đưa đến tổ kế toán, kế toán sẽ viết phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được viết thành 2 liên: - 1 liên do thủ kho đơn vị sử dụng giữ để ghi thẻ kho. - 1 liên được gửi và lưu tại phòng tài vụ của công ty. Phiếu xuất kho có mẫu như sau: Biểu số 2.2.1: Phiếu xuất kho Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của BTC Ngày 02 tháng 12 năm 2007 Nợ TK 621 Có TK 152 Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Anh Tuấn Địa chỉ: Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn Phú Thọ Lý do xuất kho: phục vụ thi công công trình Trạm bơm Hoàng Hanh STT Tên quy cách phẩm chất vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (Đ/kg) Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 01 Xi măng Kg 15.000 15.000 850 12.750.000 02 Đá M3 115 115 85.000 9.775.000 Cộng 22.525.000 (Viết bằng chữ: Hai mươi hai triệu, năm trăm hai mươi lăm nghìn đồng chẵn) Xuất, ngày 02 tháng 12 năm 2007 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Thủ kho Người nhận hàng Ký ký ký ký (Ghi họ tên) ( Ghi họ tên) (Ghi họ tên) (Ghi họ tên) Trường hợp NVL trực tiếp mua về không qua kho mà vận chuyển thẳng đến chân công trình, công ty không tiến hành lập phiếu nhập, phiếu xuất mà khi vật liệu về tới nơi thi công thì thủ kho, đội trưởng và phụ trách cung tiêu ký vào mặt sau của hóa đơn do bên bán giao cho. Hóa đơn đó được chuyển về phòng kế toán cho kế toán vật tư nhập liệu. Các loại vật liệu phụ như: cọc tre, các chất phụ gia, củi đốt, biển báo,… các loại công cụ sản xuất có giá trị nhỏ như: cuốc, xẻng, xà beng, búa…khi mua một phần hạch toán trực tiếp vào TK621 (nếu mua tại chân công trình), một phần nhập kho rồi mới xuất cho công trình sử dụng (nếu mua tại công ty). ở phòng kế toán căn cứ vào các phiếu xuất kho tiến hành tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu cho từng công trình, hạng mục công trình. Việc phân bổ chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ do chương trình kế toán máy tiến hành, kế toán vật tư chỉ việc khai báo thông số phân bổ. Trình tự kế toán máy về chi phí nguyên vật liệu: Với các nguyên tắc và phương pháp hạch toán nêu trên, trình tự kế toán máy của công ty được thể hiện như sau: Khi có chứng từ xuất NVL cho sản xuất (mẫu số 02-VT), kế toán sẽ nhập số liệu theo trình tự: Trên thanh menu chính bạn chọn mục Dữ liệu và chọn chứng từ kế toán (Mẫu ), một cửa sổ nhập dữ liệu hiện ra. Kích chuột vào nút Thêm sau đó bạn nhập lần lượt số chứng từ, ngày chứng từ, nội dung, đối tượng…v…v... Gõ số chứng từ vào ô số chứng từ, tại các ô Tài khoản Nợ, Tài khoản Có bạn gõ số tài khoản hoặc nếu không muốn gõ bạn có thể kích chuột vào mũi tên bên phải và chọn số tài khoản, ngoài ra bạn cũng có thể bấm vào nút có ký hiệu 3 chấm bên cạ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6451.doc
Tài liệu liên quan