Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty dược - Trang thiết bị y tế Bình Định

LỜI MỞ ĐẦU š & › Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước đã tạo ra một sự thay đổi sâu sắc bộ mặt nền kinh tế. Biểu hiện rõ nhất là sự xuất hiện nhiều thành phần kinh tế với nhiều loại hình doanh nghiệp tự do cạnh tranh. Điều này là một thuận lợi và cũng là một thách thức đối với mọi doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng của tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần là tồn tại lâu dài và kinh doanh có lãi. Trong quá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp có rất nhiều

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty dược - Trang thiết bị y tế Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉ tiêu được đặt ra, để tăng sức cạnh tranh thì giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu được đặt lên hàng đầu đối với bất kỳ một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Muốn hạ giá thành ngoài các biện pháp như: tiết kiệm vật tư, lao động, tiền vốn, tăng năng suất lao động... thì công tác tổ chức hạch toán kế toán quản lý giá thành tốt là biện pháp không thể thiếu được. Thông qua công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mà doanh nghiệp có những thông tin chính xác, đúng, đủ số liệu phục vụ cho việc phân tích tình hình thực hiện chi phí để thấy được hiệu quả chi phí và cần loại bỏ những chi phí không hợp lý để hướng tới hạ giá thành sản phẩm. Vì thế trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngoài việc phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh bằng cách phấn đấu hạ giá thành sản phẩm là một điều kiện căn bản đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của những vấn đề trên em quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Dược – Trang Thiết bị y tế Bình Định” để làm chuyên đề thực tập của mình. Phương pháp nghiên cứu: để thực hiện đề tài này em đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như thu thập và xử lý số liệu, thống kê; các phương pháp trong hạch toán kế toán và một số phương pháp liên quan khác. Nội dung của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài bao gồm những nội dung chính sau: - Phần 1: Tổng quan về Công ty Dược - Trang Thiết bị Y tế Bình Định - Phần 2: Thực trạng Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Dược - Trang Thiết bị Y tế Bình Định - Phần 3: Một số ý liến nhằm hoàn thiện Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Dược - Trang Thiết bị Y tế Bình Định Qua thời gian tiếp cận thực tế, tìm tòi và nghiên cứu tài liệu tại Công ty Dược – Trang Thiết bị y tế Bình Định, và được sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của thầy giáo PGS. Nguyễn Văn Công, cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của toàn thể nhân viên phòng kế toán của Công ty để em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình. Mặc dù có cố gắng nhiều nhưng cũng không sao tránh khỏi những sai sót. Do vậy rất mong được sự góp ý chân tình của Quý thầy, cô để giúp em hoàn thiện hơn nữa kiến thức của mình. Xin chân thành cảm ơn! PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DƯỢC - TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH 1.1. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động tại Công ty Dược - Trang Thiết bị Y tế Bình Định có ảnh hưởng đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Công ty Dược - Trang Thiết bị Y tế Bình Định là một doanh nhiệp Nhà nước trực thuộc Sở Y tế Bình Định, lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh dược phẩm. Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, mua bán hàng nông lâm sản, dược phẩm, dược liệu, máy móc, thiết bị (kể cả thiết bị áp lực), dụng cụ vật tư ngành y tế; mua bán hóa chất, vắc xin, sinh phẩm miễn dịch, hóa chất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực y tế, vật tư nông nghiệp; sản xuất, mua bán, lắp đặt thiết bị cơ điện lạnh, hệ thống cung cấp không khí lạnh tiệt trùng, hệ thống cung cấp oxy, nitơ phục vụ ngành y tế; sữa chữa, bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị máy móc, dụng cụ trong lĩnh vực y tế và sản xuất dược phẩm. Công ty Dược - Trang Thiết bị Y tế Bình Định được thành lập trên cơ sở tiền thân của Xí nghiệp Dược phẩm số 2 Nghĩa Bình. Xí nghiệp Dược phẩm số 2 Nghĩa Bình được thành lập theo quyết định số 1028/QĐ-UB ngày 26/09/1980 của UBND tỉnh Nghĩa Bình. Xí nghiệp là một đơn vị kinh tế hoạt động theo phương thức hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ và nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thuốc tân dược. Tháng 03 năm 1983, theo quyết định số 149/YTTC của Sở Y tế Bình Định sát nhập Xí nghiệp Dược phẩm số 2 Nghĩa Bình với Xí nghiệp Liên hợp Dược Nghĩa Bình. Trong giai đoạn này Xí nghiệp hoạt động theo phương thức hạch toán báo sổ, mọi hoạt động của Xí nghiệp đều do Xí nghiệp Liên hợp Dược Nghĩa Bình quyết định, sản phẩm chỉ sản xuất theo chỉ tiêu được giao… Ngày 25/08/1989 UBND Tỉnh quyết định tách Xí nghiệp ra khỏi Xí nghiệp Liên hợp Dược Nghĩa Bình. Từ thời kỳ này, đơn vị trở thành một đơn vị hạch toán độc lập trực thộc Sở Y tế, có đầy đủ tư cách pháp nhân. Đến tháng 06/1995 theo quyết định số 922/QĐ-UB của UBND Tỉnh quyết định hợp nhất Xí nghiệp Dược phẩm số 2 Nghĩa Bình và Công ty Dược & Vật tư Y tế Bình Định thành một đơn vị mới, lấy tên là Công ty Dược - Trang Thiết bị Y tế Bình Định cho đến nay. Tên giao dịch: Binh Dinh Pharmaceutical and Medical Equipment Company (BIDIPHAR) Trụ sở: 498 Nguyễn Thái Học - Tp Qui Nhơn - Bình Định Điện thoại: 056.846040 Fax: 056.846846 Với mục đích thống nhất về mặt sản xuất kinh doanh, lưu thông phân phối sản phẩm trên thị trường, tạo thêm năng lực sản xuất kinh doanh, thống nhất về mặt tổ chức quản lý ngành dược trong tỉnh Bình Định. Trong những năm qua Công ty từng bước sắp xếp và ổn định lại sản xuất kinh doanh, kiện toàn lại bộ máy quản lý. Từ năm 1998, Công ty đã tiến hành xây dựng dự án khả thi Nhà máy Dược phẩm GMP (thực hành sản xuất thuốc tốt) và được UBND tỉnh phê duyệt ngày 28/07/1998 theo quyết định số 2390/QĐ-UB. Mặt khác, còn hợp tác với Trung tâm Chất lượng Quốc tế IQC triển khai hệ thống ISO 9001:2000. Năm 2000 đã hoàn thiện và được cấp chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000. Trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã có chiến lược phát triển toàn diện, phù hợp với môi trường kinh doanh luôn biến động và đã phát huy được tiềm năng và thế mạnh của chính mình. Chính vì thế, Công ty từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá các các sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm thuốc dịch truyền, thuốc tiêm, đông khô và kháng sinh lọ với sản lưọng ngày càng tăng. Tiếp tục giữ vững vai trò hàng đầu về sản xuất thuốc tiêm truyền trong cả nước, sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong cả nước và xuất khẩu, sản phẩm của Công ty đã đạt được nhiều giải thưởng lớn. Chính vì sự phát triển không ngừng, năm 2004 Công ty đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới và Huân chương lao động hạng nhất về những thành tích đã đạt được. Hiện nay, Công ty đang đi theo mô hình thành lập công ty mẹ, công ty con. Các công ty con đều hạch toán độc lập, bao gồm: - Công ty TNHH Nước khoáng Chánh Thắng Quy Nhơn - Công ty TNHH Muối Iốt Bình Định - Công ty Cổ phần In và Bao bì Bình Định - Công ty Liên doanh CBF (liên doanh với nước Lào) - Công ty Cổ phần Khoáng sản BIOTAN - Công ty Cổ phần Cao su Việt Lào Ngày nay, trước những đòi hỏi của thị trường về những sản phẩm có chất lượng cao, số lượng lớn để phục vụ cho công tác điều trị bệnh, Công ty đã đầu tư phát triển dây chuyền công nghệ hiện đại và tự động hoá hoàn toàn. Tất cả các dây chuyền sản xuất đều khép kín, liên tục, đảm bảo độ vô trùng cao, khả năng chống nhiễm chéo giữa các khu vực sản xuất với môi trường bên ngoài được thực hiện rất khoa học và nghiêm túc theo tiêu chuẩn GMP. Chính vì thế, ngày 08/12/2006 Công ty đã được cấp Giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn GMP-WHO của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Sản phẩm của Công ty bao gồm các dạng thuốc chữa bệnh như: Thuốc bột, thuốc cốm, thuốc nước, thuốc kem, thuốc mỡ, thuốc nhỏ mắt, thuốc tiêm dung dịch, thuốc dịch truyền, thuốc kháng sinh bột, thuốc tiêm đông khô và trang thiết bị y tế. Công ty luôn luôn xem trọng việc phục vụ khách hàng, mở rộng hệ thống phân phối tới cộng đồng khu vực. Ngoài việc quản lý kinh doanh một cách khoa học, năng động, Công ty cam kết xây dựng và phát triển hoạt động kinh doanh hiệu quả, tạo sản phẩm có tính cạnh tranh cao, mang đẳng cấp quốc tế. Sản phẩm của Công ty được sản xuất trên dây chuyền thiết bị hiện đại, sản phẩm đa dạng về hình thức, phong phú về chủng loại, nhiều năm liền đoạt giải thưởng chất lượng trong các kỳ hội chợ hàng công nghiệp Việt Nam và đã được khách hàng trong và ngoài nước tin dùng. Vì vậy, doanh thu hằng năm của Công ty ngày càng cao. Năm 2007 tổng doanh thu của Công ty đạt trên 570 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là trên 20 tỷ đồng, tổng số CB-CNV trên 2.000 người, mức lương bình quân trên 2.700.000/tháng. 1.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh có chiều sâu và hiệu quả, mô hình tổ chức Bộ máy quản lý của Công ty được cơ cấu theo kiểu trực tuyến - chức năng. Cơ cấu này có ưu điểm một mặt vừa đảm bảo cho lãnh đạo có toàn quyền quản lý công ty, mặt khác phát huy khả năng chuyên môn của các phòng chức năng. Các phòng ban, phân xưởng đều chịu sự quản lý của Giám đốc. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY DƯỢC - TTBYT BÌNH ĐỊNH Phòng Bảo đảm chất lượng GIÁM ĐỐC PGĐ Kỹ thuật Phòng Kiểm nghiệm Phòng Kỹ thuật nghiên cứu GPĐ Kinh doanh Phòng Tổ chức hành chính Phòng Tài vụ Phòng Xuất nhập khẩu Phân xưởng Tiêm - Dịch truyền Phân xưởng Viên - bột Hệ thống các kho Chi nhánh TPHCM Chi nhánh Hà Nội Các phân xưởng sản xuất khác Phòng Kế hoạch tổng hợp Phòng Thiết bị Các hiệu thuốc Quan hệ chức năng Ghi chú: Quan hệ trực tuyến - Ban Giám đốc: + Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất trong việc điều hành mọi hoạt động của Công ty. Là đại diện pháp nhân của Công ty trước pháp luật, tham gia quan hệ giao dịch, ký hợp đồng với các đối tác. Đồng thời, chịu mọi trách nhiệm trước Nhà nước, tập thể CB-CNV về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. + Phó giám đốc kinh doanh: chịu trách nhiệm theo dõi tình hình kinh doanh mua bán của Công ty. + Phó giám đốc kỹ thuật: chịu trách nhiệm theo dõi tình hình sản xuất, kỹ thuật, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn quy định. - Phòng Tài vụ: chịu trách hiệm về tổ chức, thực hiện, theo dõi và quản lý tài sản, tài chính của công ty. Thường xuyên kiểm tra, tổng hợp và phân tích số liêụ, thông tin kinh tế tài chính của công ty. Qua đó, đề xuất ý kiến tham mưu cho Ban Lãnh đạo về công tác quản lý tài chính trong điều hành, kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để đưa ra các quyết định quản lý kịp thời. - Phòng Kế hoạch Tổng hợp: trên cơ sở năng lực sản xuất của công ty, xây dựng và theo dõi việc dự trữ cũng như việc sử dụng định mức vật tư, nguyên vật liệu trong sản xuất cho hợp lý. Xây dựng kế hoạch, tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng, ổn định, kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Phòng Tổ chức Hành chính: tổ chức tuyển chọn, đào tạo, bố trí và sắp xếp nhân sự một cách hợp lý. Theo dõi hoạt động của các phòng ban, phân xưỏng, xây dựng và theo dõi định mức lao động, tiền lương cũng như việc thi đua, khen thưởng. Qua đó, tham mưu cho Ban Lãnh đạo trong việc sắp xếp cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty cho phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. - Phòng Kinh doanh Tiếp thị: xây dựng hệ thống, mạng lưới kinh doanh mua bán dược phẩm, vật tư trang thiết bị y tế trên toàn quốc. Xây dựng chiến lược kinh doanh, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và phát triển sản phẩm. - Phòng Kỹ thuật Nghiên cứu: xây dựng và theo dõi các quy trình sản xuất, giải quyết các vấn đề về kỹ thuật phát sinh trong quá trình sản xuất. Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của người dân. - Phòng Kiểm nghiệm (QC): xây dựng tiêu chuẩn, phương pháp kiểm nghiệm và chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng của nguyên vật liệu, thành phẩm, … theo tiêu chuẩn đã được xây dựng. - Phòng Đảm bảo chất lượng (QA): thiết lập và duy trì đảm bảo việc thực hiện Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu của Chứng chỉ ISO 9001:2000 và tiêu chuẩn GMP WHO. - Phòng Thiết bị y tế: phụ trách sản xuất kinh doanh các trang thiết bị phục vụ ngành y tế. Ngoài ra, còn cung cấp các dịch vụ lắp đặt, sữa chữa, bảo dưỡng,... thiết bị ngành y tế. - Các Phân xưởng: tổ chức sản xuất sản phẩm theo đúng kế hoạch, quy trình và đúng các quy định về vệ sinh. - Các Tổ, Chi nhánh và Hiệu thuốc: triển khai kế hoạch, thực hiện các nhiệm vụ được giao để phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã đề ra. 1.1.3 Đặc điểm của quy trình sản xuất sản phẩm Sản phẩm của Công ty sản xuất chủ yếu là thuốc tân dược phục vụ công việc chữa bệnh cho con người. Hiện nay, Công ty có khoảng trên 280 sản phẩm lưu hành trên toàn quốc và có một số sản phẩm xuất khẩu sang Lào, Hồng Kông, Thụy Sỹ, Mông Cổ, Ý, … Mặc dù, sản phẩm sản xuất rất phong phú và đa dạng, nhưng các mặt hàng thuốc tiêm, đông khô, kháng sinh lọ và dịch truyền là những mặt hàng chiến lược của Công ty. * Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Thuốc tiêm là một sản phẩm chủ lực của công ty, nhóm sản phẩm này rất đa dạng và được sản xuất trên một dây chuyền tại một phân xưởng riêng biệt. Chu kỳ sản xuất theo một quy trình như sau: Nguyên liệu Phối hợp Chế biến Phân liều Đóng gói Sơ đồ Quy trình sản xuất thuốc tiêm được khái quát: Nước cất Nguyên liệu Tá dược Hòa tan trong nước Ống rỗng Rửa ngoài Rửa trong Sấy ống Ống sạch Dán nhãn Hấp Soi Đóng gói Nhập kho Đóng ống tự động Lọc Kiểm nghiệm thành phần 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và sổ sách kế toán tại Công ty Dược - Trang Thiết bị Y tế Bình Định 1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Do có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng nên Công ty đã sử dụng loại hình tổ chức công tác kế toán tập trung. Bộ máy kế toán của đơn vị được tổ chức theo mô hình một phòng kế toán trung tâm bao gồm các bộ phận cơ cấu phù hợp với các khâu công việc, các phần hành kế toán. Các phần hành này được tổ chức có mối quan hệ đối chiếu, bổ trợ cho nhau. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN Kế toán tiền mặt Kế toán kho Kế toán thanh toán Kế toán tiền lương Kế toán giá thành Kế toán huyện, thuế Kế toán công nợ Thủ quỹ KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán tổng hợp Chú thích : Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Quan hệ đối chiếu + Kế toán trưởng: Trực tiếp phân công, chỉ đạo công việc cho tất cả các nhân viên kế toán. Kiểm tra giám sát mọi hoạt động trong bộ máy kế toán của Công ty. Tham mưu cho Ban Giám đốc trong trong việc kinh doanh, đề xuất các biện pháp ngăn ngừa lãng phí, giám sát mọi hoạt động tài chính trong Công ty. + Kế toán công nợ: Theo dõi tình hình thanh toán công nợ của người mua với công ty. + Kế toán tổng hợp: Định kỳ cuối tháng tổng hợp số liệu để đưa vào Sổ Cái. Cuối niên độ kế toán, tổ chức tập hợp các phần hành trong công ty, lập các Báo cáo tài chính trình cho Kế toán trưởng phê duyệt. Đồng thời theo dõi tình hình biến động của tài sản, công cụ dụng cụ và phân bổ công cụ dụng cụ cũng như việc khấu hao tài sản cố định theo quy định của Nhà nước. + Kế toán kho: Theo dõi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ có liên quan đến nguyên nhiên vật liệu, hàng hoá, thành phẩm nhập xuất kho trong kỳ. + Kế toán tiền mặt: Theo dõi tình hình thu chi tiền mặt trong kỳ. + Kế toán thanh toán: Chịu trách nhiệm theo dõi các khoản nợ của Công ty với người bán và các khoản chi khác. Đồng thời, theo dõi các khoản tiền gửi ngân hàng, các khoản chi thu qua ngân hàng và các khoản khác. Kiểm tra các khoản vay đến hạn để báo cáo cho Kế toán trưởng có biện pháp xử lý. Lập hồ sơ xin vay khi Công ty có nhu cầu về vốn để đầu tư cho sản xuất. + Kế toán tiền lương: Theo dõi tình hình thanh toán lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT). Mặt khác, còn theo dõi các khoản huy động vốn từ CB-CNV trong Công ty. + Kế toán giá thành: Tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ từ các phân xưởng, phân bổ và tính giá thành cho từng loại sản phẩm sản xuất. + Kế toán huyện, thuế: Theo dõi tình hình kinh doanh ở các hiệu thuốc ở các huyện trong tỉnh, cuối kỳ tập hợp và báo cáo tổng hợp cho kế toán tổng hợp của công ty. Ngoài ra, còn theo dõi các khoản thuế phải nộp Ngân sách Nhà nước và các khoản thuế được khấu trừ. + Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu chi tiền mặt, định kỳ lập báo cáo tồn quỹ tiền mặt. 1.2.2 Đặc điểm vận dụng hệ thống sổ sách kế toán * Đặc diểm vận dụng hệ thống chứng từ kế toán Công ty Dược – Trang Thiết bị y tế Bình Định là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có quy mô tương đối lớn, nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều. Do đó để giảm bớt khối lượng công việc cũng như số liệu được cập nhật chính xác, hiện nay công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính theo phần mềm Kế toán IAS (do Trường Đại học Khoa học tự nhiên Tp Hồ Chí Minh lập trình), sổ sách in ra theo hình thức Chứng từ ghi sổ Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty đều được lập chứng từ hợp lý, hợp lệ. Các chứng từ là căn cứ gốc, là cơ sở để kế toán tiến hành ghi vào sổ chi tiết. Hệ thống chứng từ : Hoá đơn giá trị gia tăng, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, biên bản kiểm kê vật tư, thành phẩm; phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, bảng kiểm kê quỹ; bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, giấy báo làm thêm giờ; biên bản giao nhận tài sản cố định, giấy báo nợ, giấy báo có… * Đặc điểm tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại Công ty theo quyết định số 1141 TC/CĐKT ngày 01/11/1995 do Bộ Tài chính ban hành và chế độ kế toán mới từ ngày 1/1/1999 cùng với các văn bản sửa đổi bổ sung… Hệ thống tài khoản sử dụng có phân chi tiết tiểu khoản theo từng phân xưởng, từng loại hàng hóa. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến 31 tháng 12 hàng năm Đơn vị tiền tệ sử dụng: đồng Việt Nam (VND) Báo cáo tài chính giữa niên độ của Công ty được lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực số 27 và các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán Việt Nam hiện hành. * Đặc điểm tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán Hình thức kế toán hiện nay mà công ty đang áp dụng là kế toán trên máy – sổ sách in ra theo hình thức Chứng từ ghi sổ. Do đặc thù của việc sử dụng kế toán trên phầm mềm kế toán vì vậy mà các chứng từ phát sinh hàng ngày được nhập vào máy và máy tự tính toán và vào các sổ kế toán Sơ đồ: Trình tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ CHỨNG TỪ GHI SỔ SỔ CÁI BÁO CÁO KẾ TOÁN SỔ, THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ BẢNG CÂN ĐỐI SỔ PHÁT SINH SỔ QUỸ CHỨNG TỪ GỐC SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT Ghi chú: Ghi hằng ngày Ghi cuối kỳ Đối chiếu * Đặc điểm vận dụng hệ thống Báo cáo kế toán Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán viên sẽ kiểm tra chứng từ, phân loại chứng từ theo đối tượng, nghiệp vụ kinh tế phát sinh rồi nhập chứng từ vào máy để sổ tương ứng và đưa vào sổ kế toán có liên quan… Sau khi tập hợp chứng từ vào máy hàng ngày cho in số liệu sổ thẻ kế toán chi tiết, cuối kỳ in các sổ cái và các báo cáo tài chính để lưu. Bên cạnh đó, kế toán viên luôn luôn kiểm tra tính chính xác, khớp đúng số liệu trên máy với chứng từ gốc. Từ các chứng từ đó máy sẽ tự động ghi vào sổ cái, bảng tổng hợp chi tiết, thực hiện các bút toán phân bổ, kết chuyển, lên bảng cân đối số phát sinh và cuối quý lên các báo cáo tài chính: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính * Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty Doanh nghiệp áp dụng chính sách kế toán để lập báo cáo tài chính giữa niên độ như chính sách kế toán đã áp dụng để lập báo cáo tài chính năm. Nguyên tắc xác định các khoản tiền và tương đương tiền: - Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền: Các khoản tương đương tiền có khả năng thanh toán khoản cao, khả năng chuyển đổi thành tiền và ít rủi ro liên quan đến việc biến động giá trị chuyển đổi của các khoản này. - Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán: Chuyển đổi các đồng tiền khác ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá thông báo của liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế. 2. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: - Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: theo giá thực tế (giá gốc) - Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Phương pháp đích danh. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. - Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Cuối kỳ kế toán, khi giá gốc hàng tồn kho ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thu hồi được thì Công ty trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Phương pháp lập là lập theo số chênh lệnh giữa dự phòng phải lập năm nay với số dự phòng đã lập năm trước, phải lập thêm hoặc hoàn nhập. 3. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ và bất động sản đầu tư: - Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: theo phương pháp đường thẳng. Tất cả mọi TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều được trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng. TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì không trích khấu hao nữa. Tuy nhiên nhằm mục đích khấu hao nhanh để đổi mới trang thiết bị, Công ty đăng ký mức trích khấu hao tăng gấp 02 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng. Công ty đảm bảo mức lợi nhuận kế hoạch đã đăng ký. TSCĐ khấu hao nhanh bao gồm: máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc, đo lường, thí nghiệm, thiết bị và phương tiên vận tải, dụng cụ quản lý. 4. Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính: - Các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát được phản ánh theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo giá gốc. Trong báo cáo tài chính hợp nhất, các khoản đầu tư vào công ty con được lập trên cơ sở hợp nhất, các khoản đầu tư vào công ty liên kết và cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát được trình bày theo phương pháp vốn chủ sở hữu. - Các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn: - Các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn. - Phương pháp lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn. 5. Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí đi vay: - Nguyên tắc vốn hóa các khoản chi phí đi vay: Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh. Riêng chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc mua sắm, xây dựng cơ bản của TSCĐ trong thời gian mua sắm hoặc XDCB dở dang được cộng vào nguyên giá TSCĐ trước khi đưa vào sử dụng. - Tỷ lệ vốn hóa chi phí đi vay được sử dụng để xác định chi phí đi vay được vốn hóa trong kỳ. 6. Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí đi vay: - Nguyên tắc vốn hóa các khoản chi phí đi vay: Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ khi phát sinh. Riêng chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc mua sắm, xây dựng cơ bản của TSCĐ trong thời gian mua sắm hoặc XDCB dở dang được cộng vào nguyên giá TSCĐ trước khi đưa vào sử dụng. - Tỷ lệ vốn hóa chi phí đi vay được sử dụng để xác định chi phí đi vay được vốn hóa trong kỳ. 7. Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí khác: - Chi phí trả trước: Chi phí trả trước được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm các khoản chi phí: chi phí công cụ, dụng cụ, chi phí sửa chữa nhà xưởng, chi phí bảo hiểm tài sản…. - Chi phí khác. - Phương pháp phân bổ chi phí trả trước: theo phương pháp đường thẳng - Phương pháp và thời gian phân bổ lợi thế thương mại. 8. Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: chi phí chưa chi nhưng được ước tính và ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ bao gồm: chi phí bán hàng, chi phí sửa chữa TSCĐ. Cơ sở để xác định giá trị chi phí bán hàng là chứng từ chi phí của các tiếp thị tại các thị trường, Cơ sở ghi nhận chi phí phải trả của sửa chữa TSCĐ là bản dự toán bảo dưỡng sửa chữa TSCĐ theo kế hoạch. 9. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả. 10. Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu: - Nguyên tắc ghi nhận vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, vốn khác của chủ sở hữu. Vốn đầu tư của chủ sở hữu được ghi nhận theo số vốn thực góp của chủ sở hữu. - Nguyên tắc ghi nhận chênh lệnh đánh giá lại tài sản. - Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá. - Nguyên tắc ghi nhận lợi nhuận chưa phân phối: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối phản ánh trên bảng cân đối kế toán là số lợi nhuận từ các hoạt động của doanh nghiệp sau khi trừ ( - ) chi phí thuế TNDN của năm nay. 11. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: - Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh tuân thủ 5 điều kiện ghi nhận doanh thu thu theo chuẩn mực 14” Doanh thu và thu nhập khác” - Doanh thu bán hàng được xác định khi Công ty chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, thành phẩm: Hoàn thành việc cung cấp dịch vụ cho người mua. Được người mua chấp nhận thanh toán, hóa đơn, chứng từ hoepj lệ theo quy định hiện hành. - Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi tuân thủ đầy đủ 4 điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ quy định tại chuẩn mực số 14 “ Doanh thu và thu nhập khác “ - Doanh thu tài chính được ghi nhận khi tuân thủ đầy đủ 02 điều kiện ghi nhận doanh thu tài chính theo chuẩn mực số 14 “ Doanh thu và thu nhập khác “ bao gồm các khoản doanh thu tiền lãi, tiền cổ tức, lợi nhuận được chia và các hoạt động tài chính khác. 12. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính: Chi phí tài chiinhs là tổng các khoản chi phí tài chính phát sinh trong kỳ ( Không bù trừ với doanh thu hoạt động tài chính ) 13. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN trong năm hiện hành. - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được xác định trên cơ sở số chênh lệch tạm thời được khấu trừ, số chênh lệch tạm thời chịu thuế và thuế suất thuế TNDN hoãn lại. Không bù trừ chi phí thuế TNDN hiện hành với chi phí thuế TNDN hoãn lại. 14. Các nghiệp vụ dự phòng rủi ro hối đoái. 15. Nguyên tắc và phương pháp kế toán khác. PHẦN 2 : THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DƯỢC - TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH 2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty 2.1.1 Đối tượng và phương pháp chi phí sản xuất * Đối tượng kế toán chi phí sản xuất - Sản phẩm Công ty sản xuất ra rất đa dạng, phong phú nhưng về cơ bản được chia thành 2 nhóm sản phẩm chính mang tính chiến lược của Công ty là nhóm sản phẩm thuốc dịch truyền và nhóm sản phẩm thuốc tiêm. Các sản phẩm này được tổ chức sản xuất theo từng phân xưởng: Phân xưởng thuốc dịch truyền và phân xưởng thuốc tiêm. - Xuất phát từ đặc điểm sản phẩm và đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm mà đối tượng kế toán chi phí sản xuất là qui trình sản xuất của từng công đoạn chế biến trong từng phân xưởng. * Phương pháp kế toán chi phí sản xuất Chi phí sản xuất ở Công ty được tập hợp và phân loại theo từng khoản mục chi phí cho từng sản phẩm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán theo từng sản phẩm, chi phí sản xuất chung sau khi được tập hợp sẽ tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Do đặc điểm trên mà công ty áp dụng phương pháp kế toán chi phí sản xuất theo sản phẩm. 2.1.2 Trình tự kế toán chi phí sản xuất Chi phí sản xuất của Công ty bao gồm 03 khoản mục chính: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Kế toán dùng tài khoản 621 (chi tiết từng phân xưởng) để tổng hợp chi phí gồm các chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nguyên vật liệu khác phát sinh trong quá trình sản xuất. Tất cả các chi phí nói trên chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, đa dang về qui cách, chủng loại. Nguyên vật liệu chính của công ty gồm các loại hoá chất như: Natrticlorua, TrilonB, Gentamian Bazo, Axitclohydric, Natrihydrophotphat...Các nguyên liệu này đa dạng, nhiều chủng loại và chiếm tỷ trọng tương đối lớn (70-80%) của bộ phận cấu thành nên sản phẩm thuốc. Do vậy việc hạch toán chính xác khoản mục chi phí nguyên vật liệu chính có ý nghĩa quan trọng tạo điều kiện cho quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Ngoài ra còn một số nguyên vật liệu phụ như: nhãn mác, thùng, hộp, ống tiêm , nước cất…… dùng để chế biến nên sản phẩm. + Chi phí nhân công trực tiếp: Kế toán dùng tài khoản 622 (chi tiết từng phân xưởng) để tổng hợp chi phí là khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm như: Tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương. Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quĩ BHXH, BHYT, KPCĐ do người sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. + Chi phí sản xuất chung: Kế toán dùng tài khoản 627 (chi tiết từng phân xưởng) để tổng hợp chi phí là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng, những chi phí phục vụ trong quá trình sản xuất sản phẩm như: tiền lương nhâ n viên phân xưởng, các loại công cụ dụng cụ, phụ tùng thay thế, điện, nước... Cuối kỳ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ và phân bổ theo tiêu thức nguyên vật liệu chính. Cuối kỳ kế toán sử dụng tài khoản 154 (chi tiết từng loại sản phẩm) để tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. 2.1.3 Nội dung và phương pháp kế toán chi phí sản xuất a) Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Kế toán chi phí nguyên vật liệu chính + Căn cứ vào định mức tồn kho và khả năng tiêu thụ của từng loại sản phẩm, phòng Kế hoạch – Tổng hợp lập kế hoạch sản xuất và phát lệnh sản xuất. Lệnh sản xuất là chứng từ liên hợp phản ánh toàn bộ chi phí nguyên vật liệu dùng để sản xuất một loại sản phẩm. Lệnh sản xuất được lập thành 4 bản: - 01 lưu phòng Kế hoạch – Tổng hợp - 01 kế toán giá thành - 01 phòng đảm bảo chất lượng để kiểm tra qui cách, phẩm chất sản phẩm. - 01 phân xưởng Cụ thể nội dung lệnh sản xuất như sau: Cty Dược-TTBYT Bình Định Q3-2/PH:05/SC:01/BM3 Số: 008/T94/KHTH Biểu mẫu số 3 LỆNH SẢN XUẤT Đơn vị thực hiện: Phân xưởng thuốc tiêm Tên sản phẩm: Bidizym 2ml H/12 Mã sản phẩm: 05020020 Số lô sản xuất: 1007 Số lượng: 300.000 ống Qui cách đóng gói: Thùng 1.512 ống Ngày giao kế hoạch: 04/10/2007 Ngày nhập kho kế hoạch: 25/10/2007 Số TT Tên vật tư Số lô Đvt Công thức pha chế Vật tư th._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6414.doc
Tài liệu liên quan