Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Điện cơ Thống Nhất (ko lý luận, nhật ký chứng từ)

MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU Sơ đồ 1-1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản phẩm 9 Sơ đồ 1-2: Sơ đồ tổ chức hệ thống sản xuất 10 Bảng 1-1: Danh mục sản phẩm 3 Bảng 2-1: Phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành 15 Bảng 2-2: Bảng định mức tiêu hao vật tư 16 Bảng 2-3: Bảng quyết toán vật tư dùng trong tháng 17 Bảng 2-4: Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ 19 Bảng 2-5: Nhật ký chứng từ số 7 (Trích phần TK 621) 20 Bảng 2-6: Sổ cái TK chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 21 B

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Điện cơ Thống Nhất (ko lý luận, nhật ký chứng từ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảng 2-7: Bảng tổng hợp nguyên công hoàn thành 25 Bảng 2-8: Bảng đơn giá nguyên công hoàn thành 26 Bảng 2-9: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội 27 Bảng 2-10: Nhật ký chứng từ số 7 (Trích phần TK 622) 28 Bảng 2-11: Sổ cái TK chi phí nhân công trực tiếp 29 Bảng 2-12: Bảng chấm công 33 Bảng 2-13: Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh 34 Bảng 2-14: Bảng kê số 6 35 Bảng 2-15: Bảng tính và phân bổ khấu hao 36 Bảng 2-16: Nhật ký chứng từ số 7 (Trích phần TK 627) 38 Bảng 2-17: Sổ cái TK chi phí sản xuất chung 39 Bảng 2-18: Bảng định mức vật tư 41 Bảng 2-19: Bảng kê sản phẩm dở dang cuối tháng 42 Bảng 2-20: Nhật ký chứng từ số 7 (Trích phần TK 154) 44 Bảng 2-21: Sổ cái TK chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 45 Bảng 2-22: Bảng tổng hợp giá thành kế hoạch 47 Bảng 2-23: Bảng tổng hợp sản phẩm hoàn thành 48 Bảng 2-24: Bảng giá thành thực tế sản phẩm 50 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT CCDC: CBCNV: BHXH: BHYT: NVL: NKCT: TK: TNHH: TSCĐ: Công cụ dụng cụ Cán bộ công nhân viên Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Nguyên vật liệu Nhật ký chứng từ Tài khoản Trách nhiệm hữu hạn Tài sản cố định LỜI MỞ ĐẦU Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Điện cơ Thống Nhất là một doanh nghiệp có 45 năm lịch sử hình thành và phát triển với một bề dày các thành tựu đạt được. Nền kinh tế thị trường với sự tự do cạnh tranh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế đã mở ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội để vươn lên tự khẳng định mình. Đồng thời, nó cũng đặt ra cho doanh nghiệp nhiều khó khăn, thách thức cần phải giải quyết. Là một đơn vị chuyên sản xuất kinh doanh các loại quạt điện và một số các mặt hàng khác, Công ty đã dần khẳng định được chỗ đứng vững chắc trên thị trường và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng bằng việc luôn duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm hiểu và mở rộng thị trường cũng như từng bước đổi mới công nghệ, quản lý, nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân viên. Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Điện cơ Thống Nhất, em đã đi sâu nghiên cứu về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Công ty thực hiện sản xuất, kinh doanh mặt hàng quạt điện với nhiều chủng loại, chi phí sản xuất kinh doanh rất đa dạng nên việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty là một việc tương đối phức tạp. Hơn nữa, quản lý tốt chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty và khả năng phát triển của Công ty trong tương lai. Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Điện cơ Thống Nhất” để nghiên cứu. Ngoài phần lời mở đầu và phần kết luận, chuyên đề gồm 3 phần: Chương I: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Điện cơ Thống Nhất. Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Điện cơ Thống Nhất. Chương III: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Điện cơ Thống Nhất. CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN CƠ THỐNG NHẤT 1.1. Đặc điểm sản phẩm của Công ty 1.1.1 . Danh mục sản phẩm Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Điện cơ Thống Nhất hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất quạt điện. Sản phẩm chính của Công ty là các loại quạt điện gồm: quạt bàn, quạt đứng từ 225mm đến 400mm, quạt trần, quạt treo tường, quạt thông gió… Qua 45 năm xây dựng và phát triển, với sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên qua nhiều thế hệ,Công ty đã vượt qua những thăng trầm trong từng giai đoạn lịch sử. Ban lãnh đạo Công ty với tinh thần đoàn kết tập thể cao luôn tìm ra hướng đi đúng đắn, tổ chức sắp xếp sản xuất phù hợp với từng giai đoạn của cơ chế kinh tế, tăng cường quản lý kinh doanh. Trong đó, Công ty đã không ngừng đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường nhằm cải tiến và đa dạng hóa sản phẩm để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Danh mục sản phẩm của Công ty hiện nay đã có hơn 40 chủng loại, được thể hiện trong bảng sau: Bảng 1-1: Danh mục sản phẩm STT TÊN SẢN PHẨM KÝ HIỆU Đơn vị tính 1 Quạt trần cánh 1.400mm (Cánh tôn) QT-1.400 VDT Chiếc 2 Quạt trần cánh 1.400mm (Cánh tôn, gió tản) QT 1.400-GT Chiếc 3 Quạt trần cánh 1.400mm (Cánh nhôm) QT-1.400 Chiếc 4 Quạt trần cánh 1.400mm (Cánh nhôm, có điều khiển từ xa) QT-1.400 X Chiếc 5 Quạt quay treo trần cánh 400mm-Đ QTĐ 400-Đ Chiếc 6 Quạt quay treo trần cánh 400mm XĐ (Có điều khiển từ xa) QTĐ 400-XĐ Chiếc 7 Quạt đứng cánh 400mm-NS QĐ 400-NS Chiếc 8 Quạt đứng cánh 400mm-NSG (Có hẹn giờ) QĐ 400-NSG Chiếc 9 Quạt đứng cánh 400mm-NSĐG (Có đèn, có hẹn giờ) QĐ 400-NSGĐ Chiếc 10 Quạt đứng cánh 400mm-MS QĐ 400-MS Chiếc 11 Quạt đứng cánh 400mm-XMS (Có điều khiển từ xa) QĐ 400-XMS Chiếc 12 Quạt đứng cánh 450mm-ĐM QĐ 450-ĐM Chiếc 13 Quạt đứng cánh 650mm-Đ QĐ 650-Đ Chiếc 14 Quạt đứng cánh 750mm-Đ QĐ 750-Đ Chiếc 15 Quạt đứng MiNi cánh 400mm-FHĐ QĐM 400-FHĐ Chiếc 16 Quạt đứng MiNi cánh 400mm-ĐK QĐM 400-ĐK Chiếc 17 Quạt đứng MiNi cánh 400mm-ĐA (Có hẹn giờ) QĐM 400-ĐA Chiếc 18 Quạt đứng MiNi cánh 400mm-ĐB (Có đèn, hẹn giờ) QĐM 400-ĐB Chiếc 19 Quạt đứng MiNi cánh 400mm-ĐM QĐM 400-ĐM Chiếc 20 Quạt đứng MiNi cánh 400mm (Bản nhỏ) QĐM 400-N Chiếc 21 Quạt bàn cánh 225mm QB-225 Chiếc 22 Quạt bàn cánh 300mm-Đ QB 300-Đ Chiếc 23 Quạt bàn cánh 400mm-NSĐG (Có đèn, hẹn giờ) QB 400-NSĐG Chiếc 24 Quạt treo tường cánh 400mm-RĐ (chuyển hướng cơ) QTT400-RĐ Chiếc 25 Quạt treo tường cánh 400mm-EĐ (chuyển hướng động cơ điện) QTT400-EĐ Chiếc 26 Quạt treo tường cánh 400mm-HĐ (chuyển hướng động cơ điện) QTT400-EHĐ Chiếc 27 Quạt treo tường cánh 400mm-XHĐ (có điều khiển từ xa) QTT400-XHĐ Chiếc 28 Quạt treo tường cánh 450mm Đ QTT 450-Đ Chiếc 29 Quạt treo tường cánh 650mm Đ QTT 650-Đ Chiếc 30 Quạt treo tường cánh 750mm Đ QTT 750-Đ Chiếc 31 Quạt hộp cánh 300mm-LP (có rơle tự ngắt khi quạt đổ) QH 300-LP Chiếc 32 Quạt hộp cánh 350mm-LP (có rơle tự ngắt khi quạt đổ) QH 350-LP Chiếc 33 Quạt hộp cánh 350mm G-LP (có hẹn giờ, có tự ngắt) QH 350G-LP Chiếc 34 Quạt thông gió cánh 150mm 1 chiều QM1 QTG 150-QM1 Chiếc 35 Quạt thông gió cánh 150mm 2 chiều QM2 QTG 150-QM2 Chiếc 36 Quạt thông gió cánh 200mm 1 chiều QM1 QTG 200-QM1 Chiếc 37 Quạt thông gió cánh 200mm 2 chiều QM2 QTG 200-QM2 Chiếc 38 Quạt thông gió cánh 250mm 1 chiều QM1 QTG 250-QM1 Chiếc 39 Quạt thông gió cánh 250mm 2 chiều QM2 QTG 250-QM2 Chiếc 40 Quạt hút trần cánh 150mm QHT-150 Chiếc (Nguồn tài liệu: Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Điện cơ Thống Nhất) 1.1.2. Tiêu chuẩn chất lượng Quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm chủ yếu của Công ty được hình thành từ kinh nghiệm của gần 45 năm sản xuất và được cải tiến liên tục. Sản phẩm được thiết kế phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Công ty đã xây dựng 1 phòng thử nghiệm quạt điện đạt tiêu chuẩn quốc gia để đo các thông số kỹ thuật của các sản phẩm. Các nguyên liệu và vật tư dùng trong sản xuất được mua từ các nhà cung ứng có uy tín. Các nguyên liệu được đi qua các công đoạn: đúc, đột dập, ép nhựa .... gia công cơ khí, sơn, mạ, tẩm sấy cách điện. Cuối cùng sản phẩm được đưa tới khâu lắp ráp và đóng gói. Công ty đã áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến và hiện đại trong dây chuyền sản xuất. Các trang bị công nghệ được chế tạo bằng các thiết bị tiên tiến: máy cắt dây CNC, máy xung điện cực CNC, trung tâm gia công đứng CNC.... - Đúc áp lực các chi tiết bằng nhôm hợp kim. - Đột trên máy đột cao tốc bằng khuôn đột liên tục. - Các máy chuyên dùng và máy tự động: máy tiện, hệ thống sản xuất lưới bảo vệ, thiết bị vào dây stato ... - Mài vô tâm. - Công nghệ tẩm sấy dùng chân không. - Dây chuyền sơn bột tĩnh điện. Các chi tiết, sản phẩm đều được kiểm tra chất lượng chặt chẽ tại từng công đoạn sản xuất. Ngoài ra, thành phẩm được định kỳ kiểm tra các thông số kỹ thuật. Công ty đang thực hiện Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 và hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM theo tiêu chuẩn Nhật Bản. 1.1.3. Tính chất của sản phẩm Thứ nhất, quạt điện là một loại thiết bị điện dân dụng phổ biến có cấu tạo khá phức tạp. Một chiếc quạt điện bao gồm rất nhiều chi tiết khác nhau, gồm các bộ phận chính và phụ. Hai phần chính bao gồm: Phần cơ: Roto, Stato, cánh quạt, nắp trước và nắp sau. Các bộ phận này phải trải qua công đoạn: dột, dập, đúc, tiện, bào, phay, khoan… Phần điện: tụ điện, phím bấm, dây điện, đồng hồ hẹn giờ…và phải qua các công đoạn quấn tua bin, vào bin, và tẩm sấy. Để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, và đứng vững trên thị trường, quạt điện do Công ty sản xuất ra phải đảm bảo độ chính xác về mặt kỹ thuật, đẹp về mỹ thuật và kiểu dáng. Chính vì vậy, sau khi được lắp ráp, sản phẩm tiếp tục được trang trí, sơn mạ, kiểm tra, chạy thử và đóng gói trước khi nhập kho và đưa ra tiêu thụ trên thị trường. Trong xu thế cạnh tranh hiện nay, Công ty đã không ngừng cải tiến mẫu mã và tính năng của sản phẩm (chẳng hạn như quạt tự ngắt điện khi bị đổ) thông qua việc thay đổi một số yếu tố về mặt kỹ thuật và kiểu dáng. Thứ hai, sản phẩm quạt điện có tính chất mùa vụ. Chính tính chất này đòi hỏi quá trình sản xuất của đơn vị phải được điều động cho phù hợp. Trong những tháng mùa hè, kế hoạch sản xuất được bám sát, công nhân sản xuất phải làm thêm giờ, điều độ sản lượng sản xuất, sản lượng nhập kho hàng ngày và hàng tháng song song với mức độ tiêu thụ từng chủng loại sản phẩm, bổ sung thêm số lượng lao động hợp đồng ngắn hạn vào các khâu trọng yếu nhằm đảm bảo khả năng tăng nhanh về sản lượng, kịp thời đáp ứng nhu cầu tăng đột biến của thị trường. Các mùa khác, Công ty vẫn bán được sản phẩm nhưng với số lượng ít, chủ yếu là bán cho các đại lý mua để dự trữ. Vào giai đoạn này, công ty chỉ sản xuất vừa phải, tập trung sản xuất các chi tiết bán thành phẩm và hoàn thiện các sản phẩm dở dang. Song vào thời điểm nào cũng có thể bắt gặp không khí lao động khẩn trương, hăng say của tập thể CBCNV Công ty. 1.1.4. Loại hình sản xuất Là một doanh nghiệp tương đối lớn chuyên về sản xuất các loại quạt điện, Công ty nắm một thị phần lớn trên thị trường, đặc biệt là thị trường miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của nhân dân, đặc biệt là vào mùa nóng, Công ty tiến hành áp dụng hình thức sản xuất hàng loạt, đồng thời do nhận được một số đơn hàng từ các công trình lớn nên Công ty cũng thực hiện sản xuất theo đơn đặt hàng. 1.1.5. Thời gian sản xuất Công ty Điện cơ Thống Nhất sản xuất quạt điện theo từng công đoạn, mỗi phân xưởng chịu trách nhiệm sản xuất các bộ phận, chi tiết khác nhau, hoặc nhiều bộ phận cùng sản xuất ra một chi tiết, sau đó tất cả các chi tiết đó được chuyển cho phân xưởng lắp ráp để lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh. Do đó, thời gian để sản xuất một sản phẩm tương đối dài. Chính vì vậy, để đáp ứng tốc độ tiêu thụ tăng đột biến vào mùa hè, Công ty phải tiến hành sản xuất các chi tiết bộ phận bán thành phẩm vào giai đoạn mùa lạnh. 1.1.6. Đặc điểm sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Quạt điện là thành quả do việc lắp ráp nhiều chi tiết, bộ phận tạo thành. Các phân xưởng tiến hành sản xuất ra các bộ phận, sau đó chuyển lên phân xưởng lắp ráp để hình thành nên sản phẩm cuối cùng. Tại Công ty Điện cơ Thống Nhất, sản phẩm dở dang chính là các bán thành phẩm được sản xuất tại các phân xưởng, nhưng khi mang lên phân xưởng lắp ráp thì không khớp với các chi tiết khác hoặc chưa dùng đến, hay đã làm xong nhưng chưa chuyển lên phân xưởng lắp ráp mà vẫn để ở các phân xưởng khác. Các loại sản phẩm dở dang tồn tại tại đơn vị như: khối roto, khối stato, cánh quạt, nắp trên, nắp dưới, thân quạt, bầu quạt, đế quạt… 1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty 1.2.1. Quy trình công nghệ Do sản phẩm quạt điện có kết cấu tương đối phức tạp nên quy trình công nghệ sản xuất quạt điện cũng phải trải qua nhiều bước. Từ thép silic cuộn, trải qua các khâu đột, dập, đúc để tạo ra khối stato, đồng thời kết hợp với nhôm thỏi, hình thành từ khâu đúc áp lực, để tạo ra khối roto. Nhôm thỏi được đúc áp lực để tạo thành các nắp trước, nắp sau, nắp trên, nắp dưới. Các yếu tố trên được đưa vào ráp thành động cơ. Thép sợi qua giai đoạn hàn lưới, sơn tĩnh điện để tạo thành lưới quạt. Nhựa được ép tạo thành thân quạt, bầu quạt, cánh quạt và đế quạt. Công ty thực hiện đặt hàng mua các yếu tố nguyên vật liệu bao gồm: tụ điện, cụm phím, dây điện, đồng hồ, vít. Cuối cùng, động cơ và các bộ phận khác được đưa đến phân xưởng lắp ráp để ráp thành các thành phẩm hoàn chỉnh. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm được minh họa trong sơ đồ sau đây: Sơ đồ 1-1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản phẩm Nhôm thỏi Thép silic cuộn Vít Cụm phím Dây điện Đồng hồ LẮP RÁP ĐỘNG CƠ Tụ điện Khối stato Đột – Dập – Đúc Nắp trên Nắp dưới Khối roto Nắp trước Nắp sau Đúc áp lực LẮP RÁP TỔNG Lưới quạt TP Sơn tĩnh điện Hàn lưới Thép sợi Thân quạt Bầu quạt Cánh quạt Đế quạt THÀNH PHẨM Ép nhựa Nhựa (Nguồn tài liệu: Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Điện cơ Thống Nhất) 1.2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất Với quy trình công nghệ gồm nhiều công đoạn như trên, tổ chức sản xuất của công ty phải được thiết kế phù hợp. Việc tổ chức sản xuất ở Công ty Điện cơ Thống Nhất được chuyên môn hóa khá rõ ràng theo kiểu công ty – phân xưởng. Cụ thể là: 4 phân xưởng sản xuất chính gồm: đột dập, cơ khí, sơn và lắp ráp. 1 phân xưởng sản xuất phụ trợ: phân xưởng thiết bị công nghệ. 2 bộ phận phục vụ sản xuất: bộ phận phục vụ sản xuất và bộ phận KCS. Mối liên hệ giữa các phân xưởng trên chủ yếu là theo kiểu song song, các bộ phận của sản phẩm được sản xuất bởi một phân xưởng chuyên trách sau đó được đưa vào lắp ráp tổng tại phân xưởng lắp ráp. Sơ đồ 1-2: Sơ đồ tổ chức hệ thống sản xuất Phân xưởng đột dập Bộ phận KCS Phân xưởng lắp ráp Kho bán thành phẩm Phân xưởng Sơn Kho NVL chính Bộ phận phục vụ sản xuất Thành phẩm Phân xưởng thiết bị công nghệ Phân xưởng cơ khí (Nguồn tài liệu: Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Điện cơ Thống Nhất) Các phân xưởng sản xuất chính có nhiệm vụ: - Phân xưởng đột dập: đột dập roto, stato, cắt lá tôn; ép tán stato, dập uốn các chi tiết và phụ kiện khác. - Phân xưởng cơ khí: đúc roto lồng sóc; đúc nhôm các chi tiết làm bằng nhôm, và gia công cơ khí toàn bộ chi tiết của quạt. - Phân xưởng sơn: sản xuất các chi tiết làm bằng nhựa; mạ kẽm, mạ bóng, nhuộm, sơn lưới quạt, cánh quạt… - Phân xưởng lắp ráp: cuốn bin, vào bin stato, lắp ráp hoàn chỉnh các bộ phận của quạt. 1.3. Quản lý chi phí sản xuất của Công ty Thực tiễn quản lý chi phí tại Công ty được thực hiện ở nhiều cấp, giữa các cấp có sự phối hợp chặt chẽ. Cụ thể là: Phòng Kế hoạch tiến hành xây dựng kế hoạch sản xuất. Kế hoạch sản xuất được xây dựng căn cứ vào sản lượng tồn kho và kế hoạch tiêu thụ do phòng Tiêu thụ lập. Kế hoạch sản xuất được phê duyệt bởi Giám Đốc Công ty. Tại Công ty, Phó giám đốc kỹ thuật phụ trách chỉ đạo công tác định mức kinh tế kỹ thuật. Các chỉ tiêu định mức kỹ thuật do phòng Kỹ thuật xây dựng, trong khi đó định mức về lao động do phòng Tổ chức xây dựng. Các loại định mức này được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn chung của ngành và khảo sát thực tiễn tại đơn vị. Định mức luôn được xem xét điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo được vai trò của định mức trong việc kiểm soát chi phí. Định mức được phê duyệt cuối cùng bởi Giám Đốc Công ty . Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, các định mức, phòng Tài vụ xây dựng dự toán hoạt động cho toàn Công ty. Dự toán là cơ sở để đánh giá tình hình hoạt động của đơn vị. Tại các phân xưởng, nhân viên kinh tế có nhiệm vụ thống kê theo dõi việc xuất, nhập sản phẩm của mình sang phân xưởng khác, đồng thời tiến hành hạch toán tiêu hao vật trên cơ sở định mức ban hành. Nhân viên phân xưởng nhận vật tư, thống kê số bán thành phẩm làm được tại phân xưởng, rồi căn cứ vào định mức và tỷ lệ hao hụt cho phép để tính toán khối lượng vật tư tiêu hao. Tài liệu được tổng hợp và đối chiếu với phòng Kế hoạch để đánh giá tình hình thực hiện trong kỳ. Đồng thời, các nhân viên kinh tế phân xưởng thực hiện thống kê về tình hình lao động, chấm công, tính số sản phẩm hoàn thành của công nhân để chuyển cho phòng Tổ chức nhằm xác định lương thưởng. Phòng tài vụ sẽ thực hiện việc ghi chép và tổng hợp chi phí về mặt giá trị. Các phiếu xuất kho, bảng tính lương, thưởng và bảo hiểm xã hội được chuyển cho phòng Tài vụ để hạch toán. Do sản phẩm của Công ty được sản xuất qua rất nhiều công đoạn, và do trình độ không đồng đều giữa nhân viên kinh tế phân xưởng và cán bộ của phòng Tài vụ nên công ty lựa chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là toàn công ty. Các phân xưởng chỉ theo dõi về mặt số lượng. Phòng Tài vụ là nơi tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên cơ sở số liệu từ các phân xưởng và các phòng ban khác chuyển lên. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN CƠ THỐNG NHẤT 2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty 2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.1.1.1. Nội dung Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực…được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Đối với sản phẩm quạt điện, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm phần lớn giá thành. Sản phẩm quạt điện yêu cầu đa dạng các loại NVL khác nhau. NVL chính như: kim loại màu, thép, nhựa… Vật liệu phụ như: ống sứ, mika, bakelit, sơn và hóa chất, Inox…Ngoài ra, Công ty phải đặt hàng một số chi tiết các đơn vị khác gia công chế biến rồi đưa vào chế tạo sản phẩm. Do chủng loại vật tư dùng tại Công ty tương đối nhiều và biến động thường xuyên, đặc biệt là vào thời gian cao điểm trong năm cho nên Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá xuất theo phương pháp giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước. 2.1.1.2. Tài khoản sử dụng TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Bên Nợ: Tập hợp chi phí nguyên, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Bên Có: Giá trị vật liệu xuất dùng không hết. Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp. Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư. Tại Công ty, phòng Tài vụ không hạch toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, do đó không mở TK chi tiết của 621. Ngoài ra, Công ty còn sử dụng các tài khoản liên quan như: TK 152: chi tiết theo đặc điểm nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất: TK 1521: Nguyên vật liệu chính, như: thép, nhựa, kim loại màu… TK 1522: Nguyên vật liệu phụ, như: ống sứ, mika, bakelit, sơn, hóa chất… TK 1523: Nhiên liệu, như: gas, xăng, dầu… TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 2.1.1.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết Các phân xưởng, bộ phận khi có nhu cầu sử dụng NVL sẽ lập tờ trình xin cấp vật tư và phải được Ban giám đốc phê duyệt. Phiếu xuất kho NVL được phòng Kế hoạch vật tư lập thành 2 liên, một liên để lưu lại tại phòng Kế hoạch vật tư, liên còn lại chuyển cho thủ kho. Phiếu xuất kho được mang đến kho để thủ kho xác nhận và cấp vật tư, sau đó phiếu được luân chuyển đến phòng kế toán Sau khi nhận được vật tư, các phân xưởng dùng để sản xuất và đồng thời thực hiện theo dõi việc sử dụng nguyên vật liệu về mặt khối lượng. Cuối tháng, nhân viên kinh tế của từng phân xưởng tiến hành kiểm kê số bộ phận chi tiết đã hoàn thành tại phân xưởng đó thể hiện ở Phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành sau đây: Bảng 2-1: PHIẾU XÁC NHẬN SẢN PHẨM, CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH Tháng 05 năm 2009 Bộ phận: Phân xưởng Sơn STT Tên sản phẩm (Chi tiết) Đơn vị tính Số lượng Ghi chú A B C 1 D 1 Đế quạt đứng QĐ 400-NS Chiếc 2.400 2 Đế quạt đứng QĐ 450-ĐM Chiếc 2.320 3 Đế quạt bàn cánh 225mmm Chiếc 3.216 4 Đế quạt bàn cánh 300mm Đ Chiếc 1.125 … … … … … 23 24 Bầu quạt đứng QĐ 400-NS Chiếc 2.716 26 Bầu quạt đứng QĐ 450-ĐM Chiếc 2.671 27 Bầu quạt bàn cánh 225mm Chiếc 2.158 28 Bầu quạt bàn cánh 300mmĐ Chiếc 3.009 … … … … … Người lập phiếu Quản đốc phân xưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn: Phân xưởng Sơn) Các phân xưởng được phòng Kỹ thuật giao cho Bảng định mức tiêu hao vật tư có mẫu như sau: Bảng 2-2: BẢNG ĐỊNH MỨC TIÊU HAO VẬT TƯ (Trích) Năm 2009 STT Tên chi tiết Loại vật tư Đơn vị tính Tiêu hao cho 1 chi tiết Ghi chú I Đế quạt 1 QĐ 400-NS Nhựa PE kg 0.22 Nhựa tổng hợp PP kg 0.15 Nhựa PVC kg 0.04 Nhựa ABS kg 0.03 … … … 2 QĐ 450-ĐM Nhựa PE kg 0.24 Nhựa tổng hợp PP kg 0.16 Nhựa PVC kg 0.03 Nhựa ABS kg 0.03 … … … II Bầu quạt 1 QĐ 400-NS Nhựa PE kg 0.27 Nhựa tổng hợp PP kg 0.16 Nhựa PVC kg 0.05 Nhựa ABS kg 0.02 2 QĐ 450-ĐM Nhựa PE kg 0.27 Nhựa tổng hợp PP kg 0.17 Nhựa PVC kg 0.05 Nhựa ABS kg 0.03 … … … Người lập Trưởng phòng Kỹ thuật (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng Kỹ thuật) Sau đó căn cứ vào số lượng bộ phận chi tiết đã hoàn thành và định mức tiêu dùng có tính đến tỷ lệ hao hụt cho phép, nhân viên kinh tế tính ra khối lượng vật tư tiêu hao mỗi loại. Tài liệu được tổng hợp và quyết toán với phòng Kế hoạch vật tư nhằm đánh giá tình hình sử dụng vật tư trong kỳ, và làm cơ sở để xác định vật tư cần cấp thêm cho kỳ sau. Các bảng quyết toán vật tư dùng trong tháng được lập căn cứ vào chủng loại vật tư sử dụng và loại chi tiết, bộ phận do phân xưởng sản xuất ra. Bảng 2-3: BẢNG QUYẾT TOÁN VẬT TƯ DÙNG TRONG THÁNG Phân xưởng: Sơn Dùng cho sản xuất Tên Vật tư Đế quạt Bầu quạt … Tổng cộng QĐ 400-NS (2.400 chiếc) QĐ 450-ĐM (2.320 chiếc) … QĐ 400-NS (2.716 chiếc) QĐ 450-ĐM (2.671 chiếc) … … Nhựa PE 538,56 567,94 … 747,99 726,41 … … 35.120 Nhựa tổng hợp PP 367,2 378,62 … 443,25 463,15 … … 28.015 Nhựa PVC 97,92 70,99 … 138,52 136,22 … … 13.125 Nhựa ABS 73,44 70,99 … 55,41 81,73 … … 8.496 … … … … … … … … Tháng 5 năm 2009 Đơn vị: Kg Ngày 31 tháng 5 năm 2009 Người lập Trưởng phòng kế hoạch vật tư (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng Kế hoạch vật tư) Trên cơ sở phiếu xuất kho được lập bởi phòng Kế hoạch vật tư được luân chuyển đến phòng Tài vụ, kế toán nguyên vật liệu sẽ lập nên Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dung cụ. Bảng này sẽ được chuyển cho kế toán chi phí giá thành để phản ánh chi phí. Sau đây là mẫu phiếu xuất kho và Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Đơn vị: Công ty Điện cơ Thống Nhất Bộ phận: Phân xưởng đột dập Mẫu số: 02-VT Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC PHIẾU XUẤT KHO Ngày 14 tháng 05 năm 2009 Nợ: 621 Số: 752VT Có: 152 Họ và tên người nhận hàng: C.Vân Địa chỉ (Bộ phận):Phân xưởng đột dập Lý do xuất hàng: Xuất cho sản xuất Xuất tại kho: C.Đỗ STT Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm,hàng hóa) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Đồng F12 ĐF12 kg 65 65 116.500 7.572.500 2  Nhôm  NT08  kg  50 50 53.165 2.658.250  Cộng x x x x x 10.230.750 Tổng số tiền (viết bằng chữ): mười triệu hai trăm ba mươi nghìn bảy trăm năm mươi đồng. Số chứng từ gốc kèm theo: 1( Đơn đề nghị xuất dùng) Ngày15 tháng 05 năm 2009 Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người nhận hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng Tài vụ) Bảng 2-4: BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ Tháng 05 năm 2009 Đơn vị tính: Đồng STT Ghi Có các tài khoản Ghi Nợ các tài khoản TK 152 TK 153 A B 1 2 1 621 20.904.504.732 - 2 627 246.456.178 179.820.423 3 641 83.754.120 150.155.205 4 642 26.935.005 360.760.172 5 142 - 108.012.700 Cộng 21.261.650.035 798.748.500 (Nguồn: Phòng Tài vụ) Kế toán chi phí không theo dõi chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà chỉ tiếp nhận chứng từ để ghi sổ tổng hợp. 2.1.1.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp Tại đơn vị không theo dõi chi tiết chi phí sản xuất theo phân xưởng, do đó không lập Bảng kê số 4 mà căn cứ vào số liệu trên Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để phản ánh ngay vào NKCT số 7. Bảng 2-5: NKCT số 7 trích phần TK 621 NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 (Trích) Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất, kinh doanh toàn doanh nghiệp Tháng 5 năm 2009 Đơn vị: đồng STT Có Nợ … 152 621 … NKCT khác Tổng cộng chi phí A B 1 2 8 … 1 154 20.904.504.732 … … 3 621 20.904.504.732 20.904.504.732 … … 8 Cộng A 21.261.650.035 20.904.504.732 … … 13 Cộng B 14 A + B 21.261.650.035 20.904.504.732 (Nguồn: Phòng Tài vụ) Trên cơ sở NKCT số 7, kế toán phản ánh vào Sổ cái TK Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Bảng 2-6: Sổ cái TK Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đơn vị: Công ty Điện cơ Thống Nhất Địa chỉ: 164 Nguyễn Đức Cảnh, Hai Bà Trưng, Hà Nội Mẫu số S05-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Số hiệu: 621 Năm:2009 Đơn vị: đồng Số dư đầu năm Nợ Có x x Ghi Có các TK, đối ứng Nợ với TK này Tháng 1 … Tháng 4 Tháng 5 ... Tháng 12 Cộng A 1 … 4 5 … 12 152 - NKCT số 7 20.904.504.732 Cộng số phát sinh Nợ 20.904.504.732 Tổng số phát sinh Có - NKCT số 7 20.904.504.732 Số dư cuối tháng Nợ Có x x x x x x x x x x x x x x Ngày 05tháng 01năm 2010 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn: Phòng Tài vụ) 2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 2.1.2.1. Nội dung Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp khu vực, đắt đỏ, độc hại, phụ cấp làm đêm, thêm giờ…). Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất. Lương: Là doanh nghiệp sản xuất nên lao động chủ yếu tại Công ty là công nhân, thợ nghề tham gia sản xuất trực tiếp. Vào thời điểm mặt hàng quạt điện bán chạy trong năm, Công ty phải thuê thêm lao động thời vụ để tăng sản lượng. Tại Công ty, lương của công nhân sản xuất trực tiếp được xác định theo sản lượng. Cụ thể, cơ sở tính là số lượng các nguyên công hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá tiền lương của mỗi nguyên công. Đơn giá nguyên công đã được xây dựng từ trước. Chế độ phụ cấp: Hiện tại công nhân viên tại Công ty được hưởng các loại phụ cấp gồm: phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp chức vụ, phụ cấp làm đêm và phụ cấp độc hại. Phụ cấp chi trả cho mỗi công nhân được tính theo công thức: Phụ cấp = Ngày công thực tế × Hệ số phụ cấp × Mức lương tối thiểu 26 ngày Hệ số phụ cấp phụ thuộc vào thời gian làm việc, trình độ tay nghề và tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Các khoản trích theo lương của Công ty: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn được công ty trích lập đưa vào chi phí đúng như chế độ quy định. Trong đó : Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế xác định trên lương cơ bản, còn kinh phí công đoàn tính trên lương thực chi. Bên cạnh đó, đối với cán bộ công nhân viên nghỉ việc riêng Công ty sẽ thu lại 23% lương cơ bản của cán bộ công nhân viên đó để trích lập BHXH và BHYT. Theo quy định của Công ty, nguồn hình thành quỹ lương gồm: Quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương được giao. Quỹ tiền lương bổ sung theo chế độ quy định của Nhà Nước. Quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ khác ngoài đơn giá tiền lương được giao. Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang. 2.1.2.2. Tài khoản sử dụng TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Công ty không mở các tài khoản chi tiết của TK 622, mà chỉ sử dụng tài khoản tổng hợp. 2.1.2.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết Việc ghi chép và theo dõi ban đầu về chi phí nhân công trực tiếp do các phân xưởng thực hiện. Nhân viên kinh tế phân xưởng sản xuất cập nhật, phản ánh số lượng nguyên công hoàn thành, ghi chép khối lượng thời gian lao động. Cụ thể như sau: Hàng ngày, phân xưởng theo dõi số lượng nguyên công sản xuất được của công nhân sản xuất qua báo cáo sản xuất trong ca. Cuối tháng, tổng hợp nên bảng theo dõi cá nhân thực hiện trong ca, từ đó xác định số lượng nguyên công hoàn thành của từng công nhân sản xuất được trong tháng của một phân xưởng. Sau đó, nhân viên kinh tế phân xưởng lập bảng tổng hợp nguyên công hoàn thành. Đồng thời, phân xưởng phải chấm công để tính ra số ngày công của công nhân trực tiếp sản xuất. Mẫu Bảng tổng hợp nguyên công hoàn thành như sau: Bảng 2-7: BẢNG TỔNG HỢP NGUYÊN CÔNG HOÀN THÀNH Bộ phận: Phân xưởng Đột dập Tháng 05 năm 2009 STT Loại nguyên công Họ và tên CÁNH NHÔM … Đột động tác 1 Dũa động tác 1 Đột động tác 2 ( 3 lỗ) Dập vênh Chọn đinh Lồng đinh Tán đinh … A B 1 2 3 4 5 6 … 1 Phạm Phú Cường 260 261 255 250 245 244 2 Nguyễn Văn Hải 256 257 228 228 220 220 3 Nguyễn Vĩnh Lân 270 268 205 205 204 204 4 Trần Bích Ngọc 197 290 290 287 280 264 5 Bùi Đăng Phi 238 210 250 204 202 201 6 Vũ Hồng Thanh 212 199 202 219 239 198 7 Dương Anh Tuấn 198 200 198 198 197 197 8 Vũ Đình Tuyền 201 212 299 200 201 297 … … … Cộng 4.500 4.650 4.398 4.425 4.376 4.427 … Người lập Quản đốc phân xưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính) Cuối tháng, Bảng chấm công, Bảng tổng hợp nguyên công hoàn thành, Phiếu báo làm thêm giờ… được chuyển từ các phân xưởng lên phòng Tổ chức hành chính. Phòng Tổ chức tính ra ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26967.doc