Hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần tập đoàn Vật liệu điện và cơ khí (nhật ký chung - Ko lý luận)

LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế nước ta hiện nay đã và đang chuyển biến gội nhập với thế giới. Nền kinh tế mở cửa, rất nhiều hàng hoá, nhà đầu tư và các đối thủ cạnh tranh xâm nhập với tốc độ nhanh và mạnh. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, phải tìm cách vượt lên đối thủ, phải thực hiện những biện pháp cải cách thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả lao động, đặc biệt đối với doanh nghiệp sản xuất ,muốn tồn tại và phát triển cần phải có những quyết sách quan trọng về chi phí sản xuất và hạ giá thành sả

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần tập đoàn Vật liệu điện và cơ khí (nhật ký chung - Ko lý luận), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n phẩm. Cũng trong sự chuyển mình chung của các doanh nghiệp trong nước Công ty cổ phần tập đoàn Vật liệu điện và cơ khí cũng đang từng bứớc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của mình nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của kế toán tài chính trong các quyết định kinh doanh của lãnh đạo Công ty góp phần vào những thắng lợi trên con đường phát triển và hội nhập. Để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của ngưòi tiêu dùng về cả lượng và chất, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế hiện nay. Công ty đã và đang cải tiến kĩ thuật, đưa vào sản xuất những trang bị, máy móc tiên tiến, tích cực tận thu các nguồn nhập ở nhiều nguồn nhập trong nước kết hợp nhập ngoại, với các nguyên liệu có chất lượng cao. Nắm bắt các thông tin kinh tế kịp thời để có biện pháp điều hánh sản xuất, nhằm nâng cao hiệu xuất lao động, Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm với giá thành hợp lí, được ngưòi tiêu dùng tin cậy. Chính tầm quan trọng như vậy em đã chọn đề tài: Hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần tập đoàn Vật liệu điện và cơ khí. Bài chuyên đề này được trình bày theo 3 phần chính Chương I: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại Công ty CP tập đoàn vật liệu điện và cơ khí Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty CP tập đoàn vật liệu điện và cơ khí Chương III: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty CP tập đoàn vật liệu điện và cơ khí. CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VẬT LIỆU ĐIỆN VÀ CƠ KHÍ 1.1 Đặc điểm sản phẩm của Công ty cổ phần tập đoàn vật liệu điện và cơ khí Công ty chủ yếu sản xuất các mặt hàng liên quan đến dây điện và cáp điện. Nhóm các mặt hàng chủ yếu của công ty có thể kể đến: Dây điện cứng, mềm; Nhóm cáp Mile; Nhóm cáp Ngầm; Nhóm cáp treo; Nhóm cáp điều khiển; Nhóm cáp đồng trần; Nhóm cáp nhôm trần; Nhóm cáp dồng bọc nhựa; Nhóm cáp nhôm bọc; Nhóm cáp văn xoắn nhôm; Nhóm cáp vặn xoăn đồng; Nhóm cáp AC trần; Nhóm cáp AC bọc; Nhóm cáp bọc đôi... Bảng 1.1 Danh mục sản phẩm của Công ty STT Tên sản phẩm Mã hiệu Đơn vị tính I Nhóm dây điện đơn mềm Dây điện đơn 1x1 DĐ1x1 M Dây điện 1x2 DĐ1x2 M II Dây điện đôi Dây điện đôi 2x0,5 DĐ2x0,5 M Dây điện đôi 2x1,5 DĐ2x1,5 M III Dây cáp đôi bọc Cáp hai sợi cứng 2x4 CB2x4 M Cáp đồng PVC/PVC 2x1,5 CBCuPVC2x1,5 M Cáp XLPE/PVC 2x6 CBXLPE2x6 M Cáp đồng XLPE/PVC 2x10 CBCuXLPE2x10 M IV Nhóm cáp đồng trần Cáp đồng trần mềm120 CTCuM120 M Cáp đồng trần mềm 95 CTCuM95 M Cáp đồng trần mềm 80 CTCuM80 M … … … … V Nhóm cáp đồng ngầm Cáp đồng ngầm 4x10 CCuN4x10 M Cáp đồng ngầm 3x16+1x10 CcuN3x16+1x10 M Cáp đồng ngầm 4x16 CcuN4x16 M Cáp đồng ngầm 4x25 CCuN4x25 M … … … … VI Cáp nhôm bọc Cáp nhôm bọc AV25 CAlB25 M Cáp nhôm bọc AV35 CAlB35 M Cáp nhôm bọc AV50 CAlB50 M … … … … VII Nhóm cáp AC trần Nhóm cáp AC trần AC35 CACT35 Kg Nhóm cáp AC trần AC50/8 CACT50/8 Kg … … … … Tiêu chuẩn chất lượng: Các sản phẩm của công ty đạt tiêu chuẩn chất lương ISO 9001-2000. Hệ thống quản lý chất lượng ISO được Công ty thực hiện một cách nghiêm ngặt, thống nhất: toàn bộ quy trình sản xuất kinh doanh được quản lý chặt chẽ từ khâu nhập nguyên liệu đầu vào, sản xuất và cung cấp sản phẩm cho khách hàng. Tất cả cán bộ công nhân viên của Công ty chịu trách nhiệm đối với công việc của mình cũng như được tạo điều kiện để chủ động tham gia và các hoạt động cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Tính chất của sản phẩm: Các sản phẩm của Công ty chủ yếu là các loại dây điện, cáp điện. Tính chất đặc trưng của các sản phẩm này là nguyên vật liệu chính chiếm tỉ trọng cao ( khoảng 80%). Đây là những mặt hàng đòi hỏi độ chính xác cao, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn. Loại hình sản xuất: Sản phẩm của công ty được sản xuất hàng loạt và theo đơn đặt hàng, tuy nhiên công tác tập hợp và tính giá thành không theo từng đơn đặt hàng riêng mà tính chung cho toàn công ty. Thời gian sản xuất: Là các sản phẩm liên quan đến truyền dẫn điện, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ bán tự động. Vì thế thời gian sản xuất sản phẩm tương đối ngắn. Đặc điểm sản phẩm dở dang: Do đặc tính sản phẩm nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng lớn sản phẩm lại đa dạng nên sản phẩm dở dang ở nhiều mức độ hoàn thành khác nhau. Sản phẩm dở dang được xác định theo chi phí NVL trực tiếp. 1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty cổ phần tập đoàn vật liệu điện và cơ khí Trên nền tảng cơ sở vật chất ban đầu còn lạc hậu. Công ty đã mạnh dạn đầu tư một dây truyền công nghệ, liên tục cải tiến đổi mới để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng về mầu sắc, mẫu mã phong phú về chủng loại. Từng bước Công ty đã có được sự tin tưởng của bạn hàng, sự tín nhiệm của người tiêu dùng, vững chắc từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước. 1.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất Trình tự công nghệ như sau Sơ đồ 1.1 Quy trình công nghệ sản xuất dây điện, cáp điện NGUYÊN VẬT LIỆU Ủ DÂY KÉO DÂY BỆN XOẮN KIỂM TRA CKS VÀ ĐÓNG GÓI BỌC VỎ BỆN TỔNG HỢP 1.2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất Bộ phận sản xuất của công ty được chia làm bốn phân xưởng. - Phân xưởng I: Phân xưởng kéo rút - Phân xưởng II: Phân xưởng bện các cáp trần quy cách lớn với công nghệ cao - Phân xưởng III: Phân xưởng bện các loại cáp trần, các loại cáp có quy cách nhỏ. - Phân xưởng IV: Phân xưởng bọc 1..3. Quản lý chi phí sản xuất của Công ty Chi phí là tất cả các khoản phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty, quản lý tốt chi phí đồng nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận cho công ty. Nắm rõ được tầm quan trọng của công tác quản lý chi phí, quy chế của công ty quy định chức năng, nhiệm vụ của các thành phần trong Công ty trong việc quản lý chi phí. Công tác quản lý chi phí là trách nhiệm, quyền hạn cho mỗi bộ phận trong Công ty. Cụ thể Ban kiểm soát Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra các trung tâm chi phí của Công ty. Công tác kiểm tra được thực hiện trong bất cứ thời điểm nào. Ban kiểm soát Ban Tổng giám đốc Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, Nghị quyết của Đại hội cổ đông, Điều lệ và các Quy định của Pháp luật, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông, HĐQT và pháp luật về kết quả hoạt động của mình. Xác định cơ cấu tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị trực thuộc, các cấp quản lý trong công ty. Xây dựng kế hoạch sản xuất dài hạn và hàng năm, các phương án kinh doanh, các dự án đầu tư mới, các phương án liên doanh, liên kết trình Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông phê dụyệt. Tổng giám đốc là người phê duyệt chi phí của Công ty và chịu trách nhiệm về ký duyệt đó Văn phòng Tổng Công ty (Tổ chức – Hành chính) Thực hiện và tham mưu cho lãnh đạo Công ty các nhiệm vụ: Tổ chức - Hành chính, bộ máy và mạng lưới kinh doanh toàn Công ty, quản trị Công ty. Tiến hành phân tích chất lượng và năng suất lao động để từ đó tham mưu giúp lãnh đạo Công ty bố trí xắp xếp nhân sự theo đúng đòi hỏi của các đơn vị, tham mưu cho bộ phận kế hoạch trong việc lập các dự toán chi phí liên quan đến chi phí nhân công. Văn phòng Công ty có nhiệm vụ tuyển dụng lao động. Công tác tuyển dụng tốt sẽ làm giảm thiểu chi phí cho Công ty. Phòng Tài chính Kế Toán Tập hợp, ghi chép và phản ảnh các chi phí phát sinh trong DN trong đó có CPSX đồng thời phòng cũng đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản lý chi phí của Công ty. Qua công tác hạch toán số liệu sản xuất, phòng kế toán có nhiệm vụ phát hiện và đề xuất kịp thời các vấn đề liên quan đến lãng phí, gây thất thoát chi phí. Phòng Kế hoạch Đầu tư Phòng kế hoạch sản xuất có nhiệm vụ lên kế hoạch cho SXKD của công ty; lập kế hoạch về nguồn nguyên liệu, lao động, tài chính… để thiết lập phương án sản xuất hợp lý và có hiệu quả nhất. Đồng thời thông qua việc xây dựng định mức chi phí sản xuất cho từng sản phẩm phòng kế hoạch sản xuất đã góp phần kiểm soát tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất.. Phòng kế hoạch chính là bộ phận lập ra các định mức, dự toán chi phí sản xuất kinh doanh của công ty. Các phân xưởng Các phân xưởng là nơi diễn ra hoạt động sản xuất nên đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý chi phí. Đứng đầu các phân xưởng là các đốc công có nhiệm vụ đôn đốc, giám sat, kiểm tra hoạt động sản xuất để hoàn thành kế hoạch sản xuất, tiết kiệm CP và tăng năng suất. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại công ty 2.1.1. Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Đối tượng tập hợp CPSX Công ty CP tập đoàn Vật liệu điện và cơ khí với đặc điểm quy trình sản xuất giản đơn, sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn chính vì thế đối tượng tập hợp chi phí của Công ty là toàn bộ bộ phận sản xuất. Phương pháp tập hợp CPSX Trên cơ sở xác định được đối tượng kế toán chi phí, hiện nay Công ty lựa chọn phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo đối tượng chịu chi phí. Quá trình tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty được thực hiện từ việc tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh. Toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung được tập hợp trên sổ nhật ký chung và sổ chi tiết theo khoản mục phí để cuối tháng xác định cho các sản phẩm theo định mức kế hoạch mà Công ty đã lập trước đó. 2.1.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.1.2.1- Nội dung Chi phí NVL trực tiếp là toàn bộ giá trị vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu và các loại vật tư khác dùng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm. Do sản phẩm chính của công ty là các loại dây và cáp điện có cấu tạo khá đơn giản. Vật liệu chính để sản xuất các mặt hàng này chủ yếu là các vật liệu dẫn điện như đồng, nhôm, lõi thép, băng thép, băng đồng, băng nhôm… và vật liệu cách điện như nhựa, gỗ… Nguyên vật liệu là bộ phận chiếm tri trọng lớn trong giá thành sản phẩm của Công ty ( 75% – 85%). Nguyên vật liệu cho sản xuất được công ty tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập, chi phí thu mua vẫn chuyển bốc dỡ được tính vào chi phí sản xuất hàng tháng mà không tính vào giá trị nguyên vật liệu. 2.1.2.2- Tài khoản sử dụng TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí NVL trực tiếp chế tạo ra các loại sản phẩm của Công ty. Tài khoản 621 được mở chung cho toàn bộ bộ phận sản xuất. Kết cấu của TK 621 Bên Nợ: Phản ánh trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm trong tháng Bên có: Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất trong tháng vào TK 154- CP sản xuất kinh doanh dở dang Kết chuyển CP NVL trực tiếp vượt trên định mức bình thường vào TK 632- Giá vốn hàng bán Trị giá nguyên liệu, vật liệu sử dụng không hết được nhập kho. TK 621 không có số dư cuối kỳ. Ngoài ra, còn sử dụng các tài khoản TK 1521 – Nguyên vật liệu chính TK 1522 - Nguyên vật liệu phụ TK 1552 – Thành phẩm 2.1.2.3- Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết Sơ đồ 2.1 Quy trình hạch toán CP NVL TT Sơ đồ quy trình hạch toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty Chứng từ gốc về CP NVL trực tiếp Sổ chi tiết CP NVL trực tiếp Sổ tổng hợp chi tiết CP NVL trực tiếp Kế toán tổng hợp Thẻ tính giá thành sản phẩm Bảng kê NVL dùng cho sản xuất từng phân xưởng Bảng phân bổ NLV, CCDC Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Căn cứ vào Kế hoạch sản xuất cho từng phân xưởng, thống kê hoặc quản đốc phân xưởng nhận vật tư để sản xuất bằng sổ nhận vật tư. Căn cứ vào sổ lĩnh vật tư phòng kế hoạch viết phiếu xuất kho và được Giám đốc và trưởng bộ phận ký duyệt; xưởng nhận vật tư. Giá xuất kho là giá nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp giá bình quân cả kì dự trữ. Biểu số 2.1 Phiếu Xuất kho Cty CP tập đoàn Vật liệu điện và cơ khí 240 -242 Tôn Đức Thắng – Đống Đa – Hà Nội Mẫu số 02 – VT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 23 tháng 12 năm 2009 Số 11/12 Họ và tên người nhận hàng: Chị Dương Đơn vị: PX02 - Phân xưởng II Địa chỉ: Nội dung : Nhận lõi thép để sản xuất STT Mã kho Tên vật tư TK nợ TK có Đơn vị tính Số lượng Giá Thành tiền 1 KH01 1521FE0022 – Lõi thép 2,4 621 1521 Kg 11.850,00 20.500,00 242.9925.000 2 KH01 1521FE0014 – Lõi thép 3,07 621 1521 Kg 1.750,00 21.282,61 37.244.568 Tổng cộng: 280.169.568 Bằng chữ: Hai trăm tám mươi triệu một trăm sáu chín nghìn năm trăm sáu mươi tám đồng Ngày 23 tháng 12 năm 2009 Thủ trưởng đơn vị Phụ trách bộ phận sử dụng Người nhận hàng Thủ kho Mặt khác đặc điểm sản xuất và qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty bao gồm kéo, bện, bọc nối tiếp nhau, thành phẩm của phân xưởng trước vừa là thành phẩm xuất bán vừa là nguyên liệu để sản xuất sản phẩm sau nên trong công ty còn có việc xuất thành phẩm để sản xuất và có sự chuyển giao thành phẩm giữa các phân xưởng. Trường hợp xuất kho thành phẩm ( ít khi xảy ra) Ví dụ theo phiếu xuất kho số PX 10/12 ngày 14 tháng 12 năm 2009. Do nhu cầu sản xuất để đáp ứng thời hạn đơn đặt hàng, phân xưởng 3 nhận 16,915,170 đồng thành phẩm cáp nhôm trần ACRS 185/29 để gia công chế tạo cáp ngầm. Khi đó kế toán sẽ định khoản Nợ TK 621: 16,195,170 Có TK 1551: 16,195,170 Căn cứ vào phiếu xuất kho nguyên vật liệu, phản ánh lên sổ chi tiết chi phí theo các khoản mục phí. Sổ chi tiết tài khoản 621 được mở chung cho bộ phận sản xuất. Trường hợp sản phẩm của phân xưởng này hoàn thành đưa sang phân xưởng khác mà không qua kho. Các phân xưởng chuyển giao sản phẩm đồng thời lập phiếu kê sản phẩm chuyển giao (Biểu 2.2). Do phương pháp tính giá thành của Công ty là tính theo giá thành kế hoạch, khi chuyển giao thành phẩm chỉ theo dõi số lượng sản phẩm chuyển giao. Căn cứ vào các phiếu kê chuyển giao thành phẩm và sổ chi tiết NVL, hàng ngày kế toán vào sổ chi tiết NVL ( Biểu 2.3) Căn cứ vào các phiếu kê chuyển giao thành phẩm và sổ chi tiết NVL, cuối tháng kế toán lập bảng kê xuất nguyên vật liệu ở từng phân xưởng ( Biểu 2.4) Biểu số 2.2 Phiếu kê sản phẩm chuyển giao giữa các phân xưởng CTY CP TẬP ĐOÀN VẬT LIỆU ĐIỆN VÀ CƠ KHÍ 240 – 242 Tôn Đức Thắng – Đống Đa – Hà Nội PHIẾU KÊ SẢN PHẨM PHÂN XƯỞNG I GIAO CHO PHÂN XƯỞNG II Ngày 15 tháng 12 năm 2009 Số TT Tên sản phẩm ĐVT Số lượng Đơn giá Ghi chú 1 Nhôm KG 100 Cộng 100 NGƯỜI NHẬN THỐNG KÊ QUẢN ĐỐC Biểu số 2.3 Sổ chi tiết chi phí theo khoản mục phí – TK 621 Cty CP tập đoàn vật liệu điện và cơ khí 240 – 242 Tôn Đức Thắng – Đống Đa – Hà Nội SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ THEO KHOẢN MỤC PHÍ Tài khoản 621 – Chi phí NVL trực tiếp Từ ngày 01/12/2009 đến ngày 31/12/2009 Đơn vị tính: Đồng VN Chứng từ Diễn giải TK phí TK đ/ư Phát sinh nợ Phát sinh có Ngày Số CP001 Nguyên vật liệu chính 14/12 PX 10/12 PX3 Xuất gia công làm cáp ngầm 621 1551 16,915,170 …. …. …. ….. … …. 23/12 PX 11/12 PX 2 Nhận lõi thép để SX 621 1521 280,169,568.00 … … …. … … …. 31/12 PX 55/12 PX3 xuất in lại cáp 621 1551 81,300,863 Cộng 7,062,789,844 CP002 Nguyên vật liệu phụ 01/12 PX 01/12 PX 2 nhận Lô gỗ để SX 621 1522 16,138,235.00 … … …. ….. ... 25/12 PX 19/12 PX 2 nhận NVL để SX 621 1522 900,000.00 … … …. … … …… 30/12 PX PX 3 nhận lô gỗ để sản xuất 621 1522 48,165,888 Cộng 114,419,193 Tổng cộng phát sinh Nợ 7,177,209,037 Ghi có tài khoản 621 1541 621 7,177,209,193 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người lập biểu Biểu số 2.4 Bảng kê NVL dùng cho sản xuất Cty CP tập đoàn vật liệu điện và cơ khí 240-242 Tôn Đức Thắng – Đống Đa – Hà Nội BẢNG KÊ XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU DÙNG CHO SẢN XUẤT Tháng 12 năm 2009 Phân xưởng 2 STT Chứng từ Tên sản phẩm hoàn thành ĐVT Số lượng Thành tiền Quy đổi ra NVL Số Ngày Nhôm Đồng Lõi thép Mỡ ĐM Lượng ĐM Lượng ĐM Lượng ĐM Lượng I/ Nhận từ kho NVL 12/11 Lõi thép 2,4 Kg 11,850.00 242,925,000.00 11,850.00 Lõi thép 3,07 Kg 1,750.00 35,875,000.00 1,750.00 … … … .. … … .. .. .. .. … 31/12 35/12 Nhận nhôm dây 9,5 Kg 180,686.00 853,936,470 180,686.00 II/ Nhận từ các xưởng khác PX1 Bổ sung QT9,5PX1 100.00 100.00 .. … … … … .. … .. … … … … … … … Cộng 263,778.00 3,312,688,639.00 247,493.00 2,685.00 13,600.00 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Kế toán lập biểu Phân xưởng 2 Thủ trưởng đơn vị Thống kê Quản đốc Căn cứ vào sổ chi tiết tài khoản 621, kế toán tập hợp số liệu vào sổ tổng hợp chữ T của một tài khoản ( tài khoản 621) ( Bảng 2.5). Sổ này có chức năng phản ánh tổng hợp tình hình phát sinh tài khoản. Đồng thời kế toán lập bảng phân bổ NVL công cụ dụng cụ ( Bảng 2.6) Bảng 2.5 Sổ tổng hợp chữ T của một tài khoản – TK 621 SỔ TỔNG HỢP CHỮ T CỦA MỘT TÀI KHOẢN Tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu chính Từ ngày 01/12/2009 đến ngày 31/12/2009 Số dư đầu kỳ: 0 TK đ/ư Tên tài khoản Số phát sinh Nợ Có 152 Nguyên vật liệu 7,078,993,004 1521 NVL chính 6,964,573,811 1522 NVL phụ 114,491,193 155 Thành phẩm 98,216,033 1551 Kho thành phẩm Đức Giang 98,216,033 154 CP SXKD dở dang 7,177,209,037 1541 CP SXKD cáp và dây điện dở dang 7,177,209,037 Tổng phát sinh Nợ 7,177,209,037 Tổng phát sinh Có 7,177,209,037 Số dư cuối kỳ: 0 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Biểu số 2.6 Bảng phân bổ NVL, CCDC Công ty CP tập đoàn Vật liệu điện và cơ khí BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ Tháng 12 năm 2009 ĐVT: VNĐ STT Ghi Có các TK Ghi nợ các TK TK 152 TK 153 Cộng NVL chính NVL phụ A B 1 2 3 4 1 TK 621 - CP NVL TT 7,062,789,844 111,491,193 7,174,281,037 Phân xưởng I 2,987,535,012 - 2,987,535,012 Phân xưởng II 2,406,432,056 17,038,235 2,423,470,291 Phân xưởng III 1,563,101,836 92,664,958 1,655,766,794 Phân xưởng IV 105,720,940 1,788,000 107,508,940 2 TK627 - CP SXC - - 24,420,989 24,420,989 3 TK 641 - CP bán hàng - - 5,237,692 5,237,692 4 TK 642 - CP QLDN - - 7,593,683 7,593,683 … … … … … … Cộng Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người lập biểu Kế toán trưởng 2.1.1.4 Quy trình ghi sổ tổng hợp Sơ đồ 2.2 quy trình ghi sổ tổng hợp CP NVL TT Sơ đồ ghi sổ tổng hợp kế toán tổng hợp CP nguyên vật liệu trực tiếp Chứng từ gốc về CP NVL trực tiếp Sổ cái TK 621 Nhật ký chung Hàng ngày, từ các phiếu xuất kho,các chứng từ liên quan kế toán ghi sổ nhật ký chung ( Bảng 2.6) Căn cứ số liệu trên sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và sổ nhật ký chung kế toán sẽ tổng hợp chi phí NVL xuất dùng cho sản xuất sản phẩm tháng 12/2009 lên sổ cái TK 621 ( Bảng 2.7) Biểu số 2.7 Số nhật ký chung Cty CP tập đoàn vật liệu điện và cơ khí 240-242 Tôn Đức Thắng – Đống Đa - HN Mẫu số S03a-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. SỔ NHẬT KÝ CHUNG Tháng 12 năm 2009 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái Số TT dòng Số hiệu TK Số phát sinh Số hiệu Ngày tháng Nợ Có A B C D E G H 1 2 Cộng trang trước chuyển sang 1/12 PX 1/12 01/12 Xuất NVL phụ - Lô gỗ để sản xuất 621 1522 16,138,235 16,138,235 … …. …. …. … … …. 23/12 PX 11/12 23/12 Xuất lõi thép cho sản xuất 1521 280,169,568 280,169,568 … … .. .. Cộng chuyển sang trang sau - Sổ này có 50 trang được đánh số trang từ 01 đến trang 50. - Ngày mở sổ: 1/1/2009. Người ghi sổ Kế toán trưởng Ngày 31/12/2009 Giám đốc Biểu số 2.8 Sổ cái TK 621 Cty CP tập đoàn vật liệu điện và cơ khí 22–242, Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội Mẫu số S03a-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. SỔ CÁI Tháng 12 năm 2009 Tên tài khoản: 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung SH TK đ/ư Số tiền Số hiệu Ngày tháng Trang số STT dòng Nợ Có Số dư đầu tháng x X ….. Số phát sinh tháng 12 1/12 PX 01/12 1/12 Nhận lô gỗ để sản xuất 1522 16,138,235 … … … … … … 14/12 PX 10/12 14/12 Xuất gia công làm cáp ngầm 1551 16,915,170 … … … … … … 31/12 Kết chuyển CP NVL trực tiếp 1541 7,177,209,037 Cộng số phát sinh 7,177,209,037 7,177,209,037 Số dư cuối quý 1 - Sổ này có 100 trang, đánh số từ trang 01 đến trang 100. - Ngày mở sổ: 01/01/2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Ngày 31/12/2009 Giám đốc 2.1.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 2.1.3.1 Nội dung Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm như lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương như phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp làm đêm, tiền ăn ca…Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ Bảo hiểm xã hôi, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn. Lương chính: Do đặc thù công nhân không chỉ sản xuất một loại sản phẩm mà kết hợp sản xuất nhiều loại sản phẩm trong kỳ kế toán. Vì thế tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất được tính theo thời gian lao động. Cách tính tiền lương chính được lĩnh Tiền lương chính Lương cơ bản Hệ số lương Số ngày làm việc = x x 26 Trong đó Lương cơ bản : 650,000 đồng; hệ số lương tùy thuộc vào trình độ tay nghề của công nhân; Số ngày làm việc dựa trên bảng chấm công. Ví dụ. Anh Nguyễn Văn Phương làm tại phân xưởng sản xuất. Hệ số lương là 2.5. Trong tháng 12/2009 theo bảng chấm công anh làm việc 25 ngày. Tiền lương chính của anh Phương: 650,000 x 2.5 x 25/26 = 1,562,500 Phụ cấp làm thêm giờ Được công ty nhân hệ số 1.5 so với mức lương một ngày công. Tiền ăn ca Công ty quy đinh tiền ăn ca cho 1 ngày làm là 15,000 đồng. Tiền ăn ca chỉ được tính trong ngày làm hành chính. Các khoản trích theo lương Để đảm bảo tái sản xuất sức lao động, ngoài tiền lương công ty còn tính vào chi phí sản xuất kinh doanh một bộ phận chi phí gồm các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ. BHXH được trích để đài thọ cho trường hợp công nhân viên tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức, nghỉ hưu... BHYT đài thọ cho việc phòng, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho công nhân. KPCĐ chủ yếu dành cho hoạt động của tổ chức lao động, chăm lo bảo vệ cho người lao động. Theo chế độ hiện hành hiện nay, từ ngày 01/01/2010 BHXH, BHYT, KPCĐ được quy định trích theo tỉ lệ tiền lương của công nhân sản xuất như sau: - Trích BHXH 16% Lương cơ bản - Trích BHYT 3% Lương cơ bản - Trích KPCĐ 2% Tổng thu nhập - Trích bảo hiểm thất nghiệp 1% Tổng thu nhập Trước ngày 01/01/2010 kế toán vẫn hạch toán theo quy định cũ ( tỉ lệ trích lập các khoản theo lương cụ thể là 15% lương cơ bản trích BHXH, 2% lương cơ bản trích BHYT; 2% tổng thu nhập trích kinh phí công đoàn). Để hạch toán CP nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng các chứng từ nha: Bảng chấm công, Bảng tính lương; Bảng kê trích nộp các khoản theo lương; Các loại sổ sử dụng để hạch toán: Sổ nhật ký chung, sổ chi tiết TK 622; Sổ cái TK 622 Ví dụ: Tính lương cho anh Nguyễn Văn Phương. Dựa vào bảng chấm công, bảng theo dõi làm thêm giờ, phiếu nghỉ hưởng BHXH… thì thấy Anh Phương làm 25 ngày trong giờ hành chính; 2 ngày làm thêm; hệ số lương 2.5 Kế toán lương tập hợp chi phí nhân công trực tiếp như sau: Lương chính: 1,562,500 Lương làm thêm giờ: 2* 650,000 * 2.5/26 * 1.5 = 187,500 Tiền ăn ca: 15,000 * 25 = 375,000 Tiền lương của anh Phương được tính vào chi phí trong tháng : 2,125,000 đồng Các khoản trích theo lương: 318,750. Trong đó: + BHXH: 650,000 * 2.5 * 15% = 243,750 + BHYT: 650,000 * 2.5 * 2% = 32,500 + KPCĐ: 2,125,000 * 2% = 42,500 2.1.3.2 Tài khoản sử dụng Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, Công ty sử dụng tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp để hạch toán Kết cấu tài khoản 622 Bên Nợ: Phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm. Bao gồm: thiền lương, tiền công lao động và các khoản trích theo lương Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ; Kế chuyển CP nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK giá vốn hàng bán TK 622 không có số dư cuối kỳ 2.1.3.3 Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết Sơ đồ 2.3 hạch toán chi tiết CP NCTT Chứng từ gốc về CP nhân công trực tiếp Sổ chi tiết CP nhân công trực tiếp Sổ tổng hợp chi tiết CP NCTT Kế toán tổng hợp Thẻ tính giá thành sản phẩm Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Để theo dõi thời gian lao động của công nhân, Công ty sử dụng bảng chấm công (Bảng 2.9) Bảng này được sử dụng để ghi chép toàn bộ thời gian làm việc, nghỉ việc…của công nhân sản xuất theo từng ngày và được lập cho toàn bộ phân xưởng trong một tháng. Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công, bảng theo dõi làm thêm giờ, kế toán tính được chi phí nhân công trực tiếp cũng như lương của người lao động. Từ bảng chấm công kế toán lập bảng tính tiền lương ( biểu số 2.10) và bảng phân bổ tiền lương và BHXH ( biểu 2.11) Cty CP tập đoàn vật liệu điện và cơ khí Bộ phận sản xuất BẢNG CHẤM CÔNG THÁNG 12 NĂM 2009 Mẫu số: 01a- LĐTL Theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC STT HỌ VÀ TÊN Cấp bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ NGÀY TRONG THÁNG QUY RA CÔNG 1 2 3 4 5 6 CN … 28 29 30 31 Số công hưởng lương sản phẩm Số công hưởng lương thời gian Số công nghỉ việc, ngừng việc hưởng 100% lương Số công nghỉ việc, ngừng việc hưởng …% lương Số công hưởng BHXH KÝ HIỆU CHẤM CÔNG A B C 1 2 3 4 5 6 … 28 29 30 31 32 33 34 36 37 37 1 Nguyễn Văn Phương + + + + + … + + + + 25 - Lương SP: K - Lương thời gian: + - Ốm, điều dưỡng: Ô - Con ốm: Cô - Thai sản: TS - Nghỉ phép: P - Hội nghị, học tập: H - Nghỉ bù: NB - Nghỉ không lương: KL - Ngừng việc: N - Tai nạn: T - Lao động nghĩa vụ: LĐ 2 Phan Xuân An + + + + … + + + + 26 … … .. . . . . . . . . . . . . . . . . 14 Trần Trọng Hiếu + + + + + … + + + + 26 ... … … . . .. .. . . . . . . . . . . . . Cộng 2,019 NGƯỜI CHẤM CÔNG PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN NGƯỜI DUYỆT (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 2.9 Bảng chấm công CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VẬT LIỆU ĐIỆN VÀ CƠ KHÍ BẢNG TÍNH LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNGTHÁNG 12 NĂM 2009 TT Họ và tên Chức vụ Tổng công Công làm thêm Lương cơ bản Hệ số lương Lương chính Làm thêm Tiền ăn ca Tổng lương Trích nộp theo lương Thực lĩnh Khoản trích theo lương Ký nhận BHXH BHYT KPCĐ A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 I Bộ phận quản lý … … … … … … … … … … … … … … … … Cộng II Bộ phận sản xuất 1 Nguyễn Văn Phương CN 25 2 650,000 2.5 1,562,500 187500 375,000 2,125,000 97,500 2,027,500 243,750 32,500 42,500 2 Trương Như Bình QĐ 26 2 650,000 3.5 2,275,000 262500 390,000 2,927,500 136,500 2,791,000 341,250 45,500 58,550 3 Vi Văn Lực CN 26 2 650,000 2.7 1,755,000 202500 390,000 2,347,500 105,300 2,242,200 263,250 35,100 46,950 … … … … … … … … … … … … … … … … 47 Trần Văn Nguyên CN 26 1 650,000 2.5 1,625,000 62500 390,000 2,077,500 97,500 1,980,000 243,750 32,500 32,500 Cộng 2,019 142,194,000 6,686,000 30,286,000 179,166,000 9,316,800 169,849,200 21,329,100 2,843,880 3,583,320 Tổng Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người lập biểu Kế toán trưởng Quản đốc Giám đốc Giám đốc Biểu số 2.10 Bảng tính lương và các khoản trích theo lương tháng 12/2009 Biểu số 2.11 Bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã Hội Công ty CP tập đoàn vật liệu điện và cơ khí Bộ phận sản xuất BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Tháng 12 năm 2009 S T T TK ghi Có TK ghi Nợ TK 334 - Phải trả người LĐ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác Tổng cộng Lương Các khoản khác Cộng Có 334 KPCĐ BHXH BHYT Cộng có 338 A B 1 2 3 4 5 6 7 8 1 TK 622 - CP NC TT 142,194,000 36,972,000 177,166,000 3,583,320 21,329,100 2,843,880 27,756,300 206,922,300 2 TK 627 - CP SX chung - - - - - - - 3 TK 642 - CP quản lý DN 86,429,000 8,472,000 94,901,000 1,898,020 12,964,350 1,728,580 16,590,950 111,491,950 … … … .. … …. .. … … Cộng Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người lập Bảng Kế toán trưởng Dựa vào bảng tính lương, kế toán, kế toán vào sổ chi tiết TK 622, đồng thời theo dõi tiền lương trên các sổ chi tiết TK 334, TK 338. Khi phân bổ lương, kế toán của công ty không tách phần lương của quản đốc phân xưởng mà hạch toán luôn vào TK 622. Biểu số 2.12 Sổ chi tiết theo khoản mục phí – TK 622 Cty CP tập đoàn vật liệu điện và cơ khí 240-242 Tôn Đức Thắng – Đống Đa - HN SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ THEO KHOẢN MỤC PHÍ Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Từ ngày 01/12/2009 đến ngày 31/12/2009 Đơn vị tính: Đồng VN Chứng từ Diễn giải TK phí TK đ/ư Phát sinh nợ Phát sinh có Ngày Số CP003 Lương 17/12 PKT 1/PBL Phân bổ lương tháng 12 đợt 1 622 3341 76,907,000 31/12 PKT 2/PBL Phân bổ lương tháng 12 đợt 2 622 3341 102,259,000 Cộng 179,166,000 CP005 BHXH, BHYT, KPCĐ 31/12 PKT PBKPCĐ Trích kinh phí công đoàn tháng 12 622 3382 3,583,320 31/12 PKT PBBHYT Trích bảo hiểm y tế tháng 12 622 3384 2,843,880 31/12 PKT PBBHXH Trích bảo hiểm xã hội thang 12 622 3383 21,329,100 Cộng 27,756,300 Tổng cộng phát sinh Nợ 206,922,300 Ghi có tài khoản 621 1541 621 206,922,300 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người lập biểu Căn cứ vào sổ chi tiết tài khoản 622, kế toán ghi sổ tổng hợp chữ T của một tài khoản ( tài khoản 622) Biểu số 2.13 Sổ Tổng hợp chữ T của một TK – TK 622 SỔ TỔNG HỢP CHỮ T CỦA MỘT TÀI KHOẢN Tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Từ ngày 01/12/2009 đến ngày 31/12/2009 Số dư đầu kỳ: 0 TK đ/ư Tên tài khoản Số phát sinh Nợ Có 334 Lương phải trả Công nhân viên 179,166,000 3341 Lương phải trả công nhân viên 179,166,000 338 Phải trả, phải nộp khác 27,756,300 3382 Kinh phí công đoàn 3,583,320 3383 Bảo hiểm xã hội 2,843,880 3384 Bảo hiểm y tế 21,329,100 154._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25549.doc
Tài liệu liên quan