Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở Nhà máy Cơ Khí Gang Thép Thái Nguyên

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Xã hội tồn tại và phát triển qua các giai đoạn là nhờ quá trình sản xuất sản phẩm. Để quá trình này diễn ra liên tục từ khâu đầu đến khâu đến cuối, một yếu tố không kém phần quan trọng là nguyên vật liệu-đầu vào của sản xuất. Nguyên vật liệu càng trở nên quan trọng hơn khi đặt vào ngành công nghiệp sản xuất, vì nó là cơ sở tạo nên sản phẩm thỏa mãn người tiêu dùng. Ở nước ta, ngành công nghiệp vật liệu đang trên đà phát triển & luôn được quan tâm hàng đầu. Xét trên góc độ d

doc110 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở Nhà máy Cơ Khí Gang Thép Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oanh nghiệp, nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành đều đặn, thường xuyên đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Nhất là trong nền kinh tế thị trường, dưới sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh….đã làm cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất phải luôn chú trọng tới yếu tố giảm chi phí và hạ thấp giá thành sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu là một trong những yếu tố chi phí cơ bản của quá trình sản xuất và thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất cũng như trong tổng giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Từ đó buộc các doanh nghiệp phải tiết kiệm một cách triệt để và hợp lý nguyên vật liệu tránh tình trạng cung cấp thiếu gây ngừng trệ sản xuất hay thừa nguyên vật liệu gây ứ đọng vốn. Muốn vậy phải quản lý vật liệu toàn diện từ khâu cung cấp đến khâu dự trữ, sử dụng về số lượng chủng loại.Hiệu quả quản lý vật liệu quyết định hiệu quả sử dụng vốn lưu động và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy phải nhất thiết xây dựng được chu trình quản lý vật liệu. Điều đó không chỉ có ý nghĩa về mặt kế toán là giúp hạch toán vật liệu được chính xác mà còn là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản lý & hạch toán vật liệu trở thành bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế tài chính có vai trò tích cực trong điều hành và kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Việc sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu vừa tiết kiệm nguồn lực cho sản xuất, cho doanh nghiệp và đồng thời rộng hơn cả là cho toàn xã hội. Kế toán nguyên vật liệu với chức năng là công cụ quản lý phải tính toán, theo dõi kịp thời về mặt số lượng & giá trị vật liệu nhập xuất tồn kho làm cơ sở cho việc xác định chi phí nguyên vật liệu trong tổng chi phí sản xuất đồng thời tạo tiền đề cho kế hoạch tiết kiệm nguyên vật liệu. Nhận thức được ý nghĩa của chi phí nguyên vật liệu trong tổng chi phí sản xuất cũng như vai trò quan trọng của kế toán nguyên vật liệu, trong thời gian thực tập tại Nhà máy Cơ Khí Gang Thép Thái Nguyên thuộc tổng Công Ty Thép Thái Nguyên, em đã mạnh dạn tìm hiểu đề tài “Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở Nhà máy Cơ Khí Gang Thép Thái Nguyên ”. Nhà máy Cơ Khí Gang Thép Thái Nguyên là đơn vị thành viên của Công Ty Gang Thép Thái Nguyên, là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao trong chi phí sản xuất của nhà máy. Dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Th.S Lê Kim Ngọc cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong phòng kế toán của nhà máy đã giúp em hoàn thành đề tài này. Quá trình thực tập tại nhà máy giúp em thấy được vai trò của công tác kế toán nguyên vật liệu từ khâu lập và luân chuyển chứng từ đến việc sử dụng tài khoản kế toán, vào sổ kế toán. Trên quan điểm đó phạm vi nghiên cứu đề tài của em gồm các nội dung sau: Phần 1: Khái quát chung về Nhà máy Cơ Khí Gang Thép – Thái Nguyên. Phần 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Nhà máy Cơ Khí Gang Thép – Thái Nguyên. Phần 3: Một số nhận xét đánh giá & giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Nhà máy Cơ Khí Gang Thép – Thái Nguyên. PHẦN 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉP THÁI NGUYÊN 1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY 1.1.1 Giới thiệu chung về nhà máy Nhà máy Cơ khí gang thép của Công ty Gang thép Thái Nguyên với chức năng là một đợn vị phụ trợ được phân cấp và có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản riêng tại ngân hàng Công thương Lưu Xá Thái Nguyên. Hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 10661 của trọng tài kinh tế Thái Nguyên cấp ngày 20 tháng 3 năm 1993. - Tên đơn vị: Nhà máy Cơ Khí Gang Thép - Tên giao dịch quốc tế: Gang Thep Engineering Factory. - Địa chỉ: Phường Cam giá - Thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên. - Điện thoại: 0280 832198 - 0280 832126 - Fax: 0280 833632 - Website: - E-mail: cokhigt@yahoo.com - Giám đốc nhà máy: Ông Nguyễn Văn Mãi. 1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển nhà máy Xưởng cơ khí - tiền thân của Nhà máy Cơ Khí Gang Thép, là đơn vị phụ trợ trong dây chuyền sản xuất gang, thép trực thuộc Công ty Gang thép Thái Nguyên - Tổng Công ty Thép Việt Nam. Xưởng cơ khí được thành lập và đi vào sản xuất kinh doanh theo quyết định số 361 CNGT-CB của Bộ Công nghiệp ngày 20/12/1961 với số lượng ban đầu là hơn 500 Công nhân. Từ những ngày khởi đầu nhà máy là một xưởng nhỏ với thiết bị gia công cắt gọt còn hạn chế. Năm 1982, Nhà máy đã được trang bị một lò điện luyện thép 1,5 tấn/mẻ; 2 lò đứng đúc gang F700mm; hơn 50 máy gia công cơ khí với nhiều chủng loại. Năm 1990 do yêu cầu nâng cao sản lượng thép của Công ty Nhà máy đã được trang bị thêm 1 lò điện luyện thép 12 tấn/mẻ. Trải qua năm tháng tồn tại và phát triển nay xưởng được đổi tên thành Nhà máy Cơ Khí Gang Thép vào ngày 23/ 02/ 1993 của Bộ Công nghiệp với diện tích mặt bằng gần 85.000 m2, nằm trên trục đường Cách mạng tháng 8 có đường sắt, đường bộ thuận tiên cho việc vận chuyển, cung cấp vật tư và tiêu thụ sản phẩm cho nhà máy trong nội bộ Công ty và ngoài Công ty. Nhà máy là đơn vị phụ thuộc chưa hẳn được hạch toán độc lập, thanh toán nội bộ theo uỷ nhiệm chi. Trong vài năm gần đây nhà máy tích cực đổi mới phương thức kinh doanh, chủ động tìm kiếm nguồn hàng, thị trường tiêu thụ, luôn coi trọng nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo chữ tín cho người tiêu dùng với phưong châm: “Tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm là mục tiêu sống còn của nhà máy”. Vì vậy sản phẩm của nhà máy ngày càng có uy tín chất lượng trên thị trường. Năm 2002 nhà máy đã nhận được chứng chỉ ISO 9001-2000 của trung tâm quản lý chất lượng QUACERT. Năm 2005 nhà máy đạt giá trị sản xuất 64.277 tỷ đồng; với doanh thu đạt 45,027 tỷ. Hoàn thành kế hoạch sản lượng các mặt hàng Công ty giao trước thời hạn quy định. Dưới đây là con số thống kê tình hình hoạt động kinh doanh của nhà máy từ năm 1996 ¸ 2000. Biểu 1: Doanh thu của nhà máy từ 1996 ¸ 2000 Năm Tổng doanh thu (tỉ đồng) Doanh thu hàng ngoài (tỉ đồng) Nộp ngân sách (tỉ đồng) 1996 50,567 11,752 1,456 1997 44,104 13,174 1,265 1998 36,362 9,564 1,052 1999 35,990 8,142 0,937 2000 41,150 11,241 1,143 Cuối năm 1993 đầu năm 1994, lượng cán thép nhập khẩu Việt Nam khá nhiều, giá rẻ. Sản lượng thép cán của Công ty Gang thép không tiêu thụ được, hàng ứ đọng, thiếu vốn để sản xuất kinh doanh, buộc các đơn vị thành viên phải giảm tiến độ sản xuất. Nhà máy phải giảm sản lượng 1000 tấn gang. Năm 1996 ¸ 2001 tiếp tục đổi mới quản lý, khai thác tiềm năng của đội ngũ, phục vụ kịp thời, chất lượng tốt, giá thành hợp lý các phụ kiện cho sửa chữa, mở rộng sản xuất tiêu hao sản xuất thép gang của các xưởng mỏ trong Công ty, đúc thỏi cho sản xuất chính, đa dạng hoá sản xuất thiết bị cho các nhà máy ngoài Công ty. Nhà máy cơ khí đã trải qua 20 năm sản xuất từ 1986 đến nay, thực hiện nghị quyết đại hội VI của Đảng. Quyết định 217 HĐBT về “đổi mới kế hoạch hoá và hạch toán kinh doanh XHCN đối với Xí nghiệp quốc doanh”. Đó là thời kỳ có nhiều biến động phức tạp. Sự tan rã của hệ thống XHCN, đồng tiền mất giá, làm phát gia tăng, giá cả vật tư biến động. Đó là thời kỳ thép cán tràn ngập thị trường Việt Nam ảnh hưởng đến vốn sản xuất kinh doanh và nhịp điệu sản xuất của Công ty Gang thép. Đó là thời kỳ chuyển đổi cách làm ăn mới, nhà máy đã có một số thiếu sót trong quản lý kinh tế, quản lý chất lượng sản phẩm, lương thưởng phân phối, … Với sự cố gắng vươn lên của toàn bộ công nhân viên chức, nhà máy đã đạt được những thành tựu đáng kể. Theo báo cáo tổng kết 2004-2005 ta có thể đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua chỉ tiêu. Biểu 2: MỘT SỐ KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2004 - 2005 Đơn vị tính: Vnđ CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 CHÊNH LỆCH ±D ±D% 1. Tổng giá trị sản lượng 57.327.466.000 64.277.706.000 6.950.240.000 12,13 2. Dthu từ sản xuất kinh doanh 48.121.344.000 52.920.134.000 4.798.790.000 9,97 - Doanh thu nội bộ 32.544.283.096 34.521.344.000 1.977.060.904 6,07 - Doanh thu hàng ngoài 15.577.060.904 18.398.790.000 2.821.729.096 18,12 3. Giá vốn 30.544.612.433 34.175.432.563 3.630.820.130 11,89 - Giá vốn nội bộ 20.659.205.960 22.293.629.564 1.636.423.604 7,92 - Giá vốn hàng ngoài 9.887.406.473 11.881.802.999 1.994.396.526 20.17 4. Thu nhập bình quân ng/tháng 950.256 1.120.341 169.940 17,88 5. Tổng quỹ lương 8.546.820.521 9.854.701.835 1.507.881.314 17,88 6. Vốn cố định 72.615.481.700 70.182.569.450 -2.432.912250 -3,35 7. Vốn lưu động 121.026.907.000 126.571.943.000 5.545.36.000 4,58 8. Lợi nhuận chưa phân phối 801.576.432 1.105.315.840 303.739.408 37,89 16 Nộp ngân sách NN 1.651.090.606 1.962.547.360 311.456.754 18,86 (Nguồn số liệu: Phòng kế toán) Qua kết quả trên ta nhận thấy: Nhà máy sản xuất có hiệu quả, tổng giá trị sản lượng năm 2005 là 64.277.706.000 đồng tăng12,13% so với năm 2004,doanh thu năm sau cao hơn năm trước tăng 9,97%. Doanh thu nội bộ chỉ tăng 6,07% trong khi doanh thu hàng ngoài tăng 18,12% chứng tỏ nhà máy đã thu hút được khách hàng trên thị trường . Việc tổ chức sắp xếp khoa học hợp lý dây truyền sản xuất, bố trí mặt hàng thích hợp, khâu sản xuất gắn với khâu tiêu thụ thích ứng tốt cơ chế thị trường. Hiện nay đa số các Công ty quốc doanh đều đã được cổ phần hóa, tự quản lý, tự sản xuất. Dự kiến năm 2010 Công ty Gang Thép Thái Nguyên cũng sẽ tiến hành cổ phần hóa dần các đơn vị thành viên để phù hợp với tiến độ phát triển của nền kinh tế thị trường. 1.2 CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉP Nhiệm vụ chính của Nhà máy Cơ Khí Gang Thép là chế tạo, sửa chữa máy móc, thiết bị cho các đơn vị xưởng mỏ trong Công ty đồng thời chế tạo phụ tùng, phụ kiện tiêu hao cho sản xuất luyện kim của toàn Công ty với các sản phẩm chủ yếu như: đúc gang, đúc thép, rèn, rập, gia công cơ khí và chế tạo lắp ráp các thiết bị máy móc đồng bộ. Hàng năm nhà máy còn cung cấp cho Công ty 25 ¸ 30 nghìn tấn thép thỏi. Ngoài ra nhà máy còn sản xuất thép cán tròn, góc với nhiều chủng loại theo yêu cầu của khách hàng. Chế tạo các thiết bị đồng bộ cho công trình xây dựng cơ bản mà Công ty có vốn đầu tư. Hàng năm nhà máy còn cung cấp cho thị trường 4000¸5000 tấn thép thành phẩm, 1000¸2000 tấn trục cán và các loại hàng gia công cơ khí khoảng hơn 4000 tấn sản phẩm mỗi năm. Nhà máy còn thiết kế chế tạo các loại trục ép mía cỡ lớn, con lăn đỡ lò so xi măng &lô xeo giấy thay thế hàng trước đây phải nhập từ nước ngoài cho các công trường như: Quảng Ngãi, La Ngà ( Bình Dương), xi măng Bỉm Sơn Thanh Hoá và nhiều thiết bị khác, sản xuất và lắp ráp dây truyền cán thép đồng bộ trong ngành luyện kim, như các dự án xây lắp, nâng cấp & sử dụng trong cả nước. Đặc biệt các dự án trị giá hàng trục tỷ đồng Ngoài năng lực chuyên môn, nhà máy cũng đã tham gia chế tạo những mặt hàng khó gia công lắp đặt các dây chuyền cán cho các đơn vị ngoài để tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống & thu nhập cho người lao động. Ngoài ra nhà máy còn tận dụng nguồn lực dư thừa để sản xuất thép cán bán ra thị trường để có tiền mặt chi trả cho những khoản cần thiết. Nhà máy cũng có đủ khả năng sản xuất chế tạo những chi tiết, phụ tùng yêu cầu chất lượng cao, trọng lượng lớn, kích thước lớn cung cấp cho nền kinh tế quốc dân như trục cán các loại 210 ¸ 840mm, trọng lượng đến 15 tấn. Lô xếp giấy 1500 ¸2000, lô ép mía 700 ¸ 800mm, trọng lượng đến 9 tấn, con lăn cung cấp cho nhà máy xi măng Bỉm Sơn trọng lượng đến 16 tấn. Loại hình sản xuất của nhà máy chủ yếu là sản xuất theo loạt nhỏ, đơn chiếc hay đơn đặt hàng, chỉ một số sản phẩm sản xuất theo loạt lớn như: thép thỏi, khuôn thỏi, trục cán, lô ép mía, … Với chức năng và hàng hoá như vậy, nhà máy không nhận những chỉ tiêu pháp lệnh mà chỉ nhận các chỉ tiêu giao như: Giá trị tổng sản lượng, sản lượng hiện vật và mặt hàng, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, chỉ tiêu định mức, đơn giá, tiền lương, chỉ tiêu cung ứng thu mua vật tư, tổng chi phí sản xuất và giá thành, chỉ tiêu tài chính. Là đơn vị thành viên nhà máy xác định chủ yếu là phục vụ sản xuất của Công ty. Từ đó đã cung cấp đầy đủ có chất lượng các phụ tùng bị kiện cho sản xuất thép - gang và các xưởng mỏ sản xuất thép thỏi và phục vụ việc sửa chữa thiết bị. Ngoài ra tận dụng năng lực của nhà máy, tổ chức sản xuất hàng ngoài tăng doanh thu cho Công ty. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Nhà máy: Tính đến cuối năm 2005 cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Nhà máy Cơ Khí Gang Thép như sau: Biểu 3: Cơ cấu tài sản (Ngày 31 tháng 12 năm 2005) TÀI SẢN Mã số Số đầu năm Số cuối năm A.Tài sản ngắn hạn 100 72.615.481.700 70.182.569.450 I. Tiền 111 73.625.126 84.723.500 II Tiền gửi ngân hàng 112 3.025.611.700 4.582.869.072 III Các khoản phải thu 130 1.544.874.312 987.616.940 II. Hàng tồn kho 140 67.352.986.762 63.814.087.437 IV. Tài sản ngắn hạn khác 150 610.533.800 704.152.301 V. Chi sự nghiệp 160 7.850.000 9.120.200 B.Tài sản dài hạn 200 121.026.907.000 126.571.943.000 I. Tài sản cố định 220 119.215.239.060 125.758.402.400 II. Chi phí XDCBD 230 1.811.667.940 813.540.600 Tổng cộng Tài sản 270 193.642.388.700 196.754.512.450 Biểu 4: Cơ cấu nguồn vốn (Ngày 31 tháng 12 năm 2005) NGUỒN VỐN Mã số Số đầu năm Số cuối năm A. Nợ phải trả 300 115.837.819.333 102.182.819.157 I. Nợ ngắn hạn 310 104.379.926.813 92.061.173.203 II. Nợ dài hạn 330 10.701.647.520 9.481.270.954 III. Nợ khác 330 756.245.000 640.375.000 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 400 77.804.569.367 94.571.693.293 I. Nguồn vốn, quỹ 410 76.973.553.000 93.677.945.853 1. Nguồn vốn kinh doanh 411 75.911.782.43 92.266.918.381 2. Lợi nhuận chưa phân phối 416 801.576.432 1.105.315.840 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 420 831.016.367 893.747.440 Tổng cộng Nguồn vốn 430 193.642.388.700 196.754.512.450 (Nguồn số liệu: Phòng Tài chính kế toán) 1.3 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ 1.3.1 Hình thức tổ chức Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy là thực hiện hạch toán kinh doanh độc lập không hoàn toàn, có tư cách pháp nhân không đầy đủ. Về mặt tài chính, Công ty phân cấp quản lý cho nhà máy mở rộng quyền tự chủ của cơ sở. Nhà máy có tài khoản tại Ngân hàng nhưng vẫn thuộc quản lý chung của Công ty. Các hoạt độngvề mặt tài chính chủ yếu dưới sự kiểm soát của Công ty. Là một đơn vị sản xuất có nhiều ngành nghề, chủng loại mặt hàng thay đổi nên công tác quản lý của nhà máy cũng là một trong những đơn vị có độ phức tạp nhất Công ty. Các phòng ban chức năng được tổ chức theo một nhóm công việc theo chức năng và nhiệm vụ cụ thể, theo mô hình trực tuyến. Các phân xưởng được tổ chức theo tính chất công nghệ sản xuất. Nhà máy Cơ Khí Gang Thép tổ chức theo mô hình mới gồm 7 phòng ban, 7 phân xưởng, 1 trạm y tế. Phân xưởng có bố trí nhân viên kinh tế, cán bộ kỹ thuật. Ngoài kế hoạch cứng còn khuyến khích phân xưởng tự tìm thêm khách hàng, mở rộng tính năng động, tự chủ của phân xưởng dưới sự quản lý của nhà máy. Cùng với hiệu quả của sản xuất kinh doanh, nhà máy đã xây dựng văn phòng, nhà ăn, hội trường khang trang. Cơ quan quản lý hành chính được trang bị máy vi tính để quản lý tài liệu, lưu trữ số liệu. Nơi làm việc, văn phòng các phân xưởng, nhà để xe được xây dựng gọn gàng. Phong cách làm việc giao tiếp của cán bộ công nhân viên nhà máy lịch thiệp. Nhà máy Cơ Khí Gang Thép đứng đầu là giám đốc và hai phó giám đốc. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy đã tổ chức bộ máyquản lý như sau: Sơ đồ 1.1 Bộ máy quản lý của Nhà máy Cơ Khí Gang Thép. Giám đốc PGĐ Kỹ thuật thiết bị PGĐ Sản xuất tiêu thụ Đội bảo vệ Phòng Kỹ thuật cơ điện Phòng Luyện kim - KCS Phòng Vật tư Phòng Kế toán thống kê Phòng Kế hoạch điều độ Phòng Tổ chức hành chính Phân xưởng V (Phân xưởng rèn) Phân xưởng IV (Phân xưởng cơ điện) Phân xưởng III (Phân xưởng đúc gang) Phân xưởng II (Phân xưởng đúc thép) Phân xưởng I (Phân xưởng gia công cơ khí) Phân xưởng VII (Phân xưởng mộc mẫu) Phân xưởng VI (Phân xưởng vận chuyển NVL) Ghi chú: Điều hành trực tiếp Biểu 5 : Số lượng cán bộ nhân viên các phòng ban Stt Tên phòng ban Số lượng (người) 1 Phòng vật tư 5 2 Phòng luyện kim 7 3 Tổ chức hành chính 9 4 Kế hoạch điều độ 8 5 Kỹ thuật cơ điện 7 6 Kế toán thống kê 10 1.3.2 Nhiệm vụ và chức năng của các bộ phận trong bộ máy quản lý Giám đốc nhà máy Là thủ trưởng đơn vị, người lãnh đạo cao nhất của nhà máy, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc Công ty và công nhân viên chức nhà máy về việc điều hành sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý theo đường lối của Đảng và theo pháp luật của Nhà nước.Chịu sự chỉ đạo của cơ quan Công ty Gang thép Thép Thái Nguyên Phó giám đốc Kỹ thuật thiết bị Là người chịu trách nhiệm trước giám đốc nhà máy về các lĩnh vực kỹ thuật được phân công. Là người thay mặt giám đốc điều hành các hoạt động khi được giám đốc uỷ quyền. Là đại diện lãnh đạo về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000. Phó giám đốc sản xuất và tiêu thụ Là người chịu trách nhiệm trước giám đốc nhà máy về các lĩnh vực kinh doanh được phân công. Là người thay mặt giám đốc điều hành các hoạt động khi được giám đốc uỷ quyền. Phòng kế hoạch điều độ Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tổ chức đôn đốc các phòng ban chức năng và phân xưởng thực hiện kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Phòng vật tư Chịu trách nhiệm lập kế hoạch cung ứng và quản lý vật tư của nhà máy, quản lý hệ thống kho bãi, vận chuyển vật tư đến các phân xưởng. Phòng Kỹ thuật cơ điện Quản lý thiết bị máy móc, sửa chữa lớn, xây dựng cơ bản, lập quy trình công nghệ, gia công cơ khí, sửa chữa thiết bị thường xuyên. Phòng luyện kim KCS Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm, lập quy trình công nghệ đúc cơ khí. Phòng tổ chức hành chính Quản lý lao động trong toàn nhà máy, định mức tiền lương, lao động, đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên và công tác hành chính trong nhà máy. Phòng kế toán thống kê Chức năng Tham mưu cho giám đốc về quản lý các mặt công tác kế toán - tài chính, về sử dụng nguồn vốn và khai thác khả năng vốn của Công ty để đạt hiệu quả cao nhất. Tham mưu cho giám đốc về biện pháp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trích nộp đối với nhà nước. Phòng kế toán đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc và chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của phòng kế toán trên Công ty. Nhiệm vụ Lập kế hoạch tài chính hàng năm,bảo vệ kế hoạch trước cấp trên và ổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đã được duyệt. Lập sổ sách và ghi chép, phản ánh chính xác kịp thời liên tục số liệu tài sản, tiền vốn, tính toán giá thành, giá bán sản phẩm, tính lãi lỗ, tính các các khoản thanh toán với ngân sách nhà nước. Chủ động thu hồi vốn khi cần thiêt cho sản xuất, sử dụng vốn hợp lý có hiệu quả nhất. Thực hiện nghiêm túc việc thanh toán cho các đơn vị trong Công ty khi các thủ tục đã đầy đủ theo quy định. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách về tài chính, về hạch toán, về quản lý kinh tế, phát hiện những sai phạm nhằm ngăn ngừa việc sử dụng lãng phí tài sản, tiền vốn, lợi dụng tham ô. Tổ chức kiểm tra kế toán nội bộ theo định kỳ 6 tháng 1 lần để kịp thời chấn chỉnh các sai sót ở các đơn vị. Hạch toán kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế hàng năm, quyết toán sản xuất kinh doanh hàng năm, kiểm kê tài sản hàng năm. Đội bảo vệ Chịu trách nhiệm về an ninh trật tự, bảo vệ tài sản nhà máy. Ban y tế Tham mưu cho giám đốc về việc chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên. Sơ cứu các tai nạn lao động nhẹ (nếu nặng làm thủ tục lên tuyến trên). Nhà ăn Tham mưu cho giám đốc về công tác đời sống cán bộ công nhân viên trong thời gian làm việc. t Tình hình sử dụng lao động của nhà máy + Tình hình sử dụng lao động Tổng số lao động nhà máy trong năm 2005 là 671 người. Tuy nhiên, do yêu cầu của một số công việc, trong kỳ nhà máy có sử dụng thêm lao động thời vụ với số lượng lao động là: 90 người Như vậy: - Tổng số lao động của nhà máy 2005: 671 người Lao động thuê thêm (lao động thời vụ): 90 người Biểu 1.2: Cơ cấu lao động năm 2005 Đơn vị tính: Người CHỈ TIÊU Tổng số Độ tuổi Giới tính Trình độ 18¸40 >40 Nam Nữ ĐH- CĐ Trung cấp Công nhân CB - CNV 671 499 172 70 119 482 Lao động trực tiếp 522 157 365 Lao động gián tiếp 149 87 62 Qua đây ta thấy, lức lượng lao động là nam chiếm tỷ lệ cao hơn lượng lao động nữ. Điều này phù hợp với ngành sản xuất công nghiệp nặng có tính chất nghiêm ngặt về an toàn cao. Lao động theo cơ cấu trên 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao, chứng tỏ rằng trong năm qua tuyển dụng lao động trẻ là rất ít + Công tác tổ chức lao động Lực lượng lao động được biên chế theo dây chuyền nên hầu như không tăng. Hiện nay nhà máy chỉ áp dụng một hình thức hợp đồng lao động đó là hợp đồng lao động không xác định thời hạn 1.4 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HỆ THỐNG SẢN XUẤT KINH DOANH 1.4.1 Đặc điểm sản xuất. Nhà máy cơ khí là đơn vị vừa sản xuất vừa luyện kim vừa gia công cơ khí, nên mặt hàng sản xuất ra rất đa dạng. sản phẩm của nhà máy được sản xuất theo tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000 với 4 sản phẩm chủ yếu: Trục cán, phôi thép, phụ tùng gia công cơ khí, thép cán. Do đó, chất lượng sản phẩm luôn luôn ổn định, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngoài ra, nhà máy còn sản xuất các mặt hàng khác như: Lô xeo giấy, dây chuyền đồng bộ, trục ép mía, con lăn đỡ xi măng….đều được tiêu thụ trong và ngoài đơn vị. Dây truyền công nghệ sản xuất kinh doanh Công nghệ của phân xưởng sản xuất trong nhà máy được tổ chức sản xuất theo chuyên môn hóa công nghệ với rất nhiều sản phẩm, đa dạng phù hợp với nhà máy cơ khí sửa chữa. Một số sản phẩm của phân xưởng này là khởi phẩm của phân xưởng kia tạo ra một dây truyền khép kín từ công đoạn phối đến công đoạn gia công cơ khí, nhiệt luyện lắp ráp, có thành phẩm xuất xưởng Sơ đồ 1.2: Dây truyền công nghệ sản xuất của nhà máy cơ khí gang thép Tập kết NVL (gang thép phế, vật liệu khác) Chế biến chuẩn bị nguyên vật liệu Các lò nấu luyện Đúc chi tiết: gang, đồng, thép Kho khởi phẩm Kho thành phẩm Phân xưởng cơ khí Rèn Cán thép Các đơn vị trong nội bộ trong và ngoài Công ty Hồi liệu Tuy được bố trí như một dây truyền chế tạo máy khép kín, song là một đơn vị phục vụ sản xuất luyện kim nên kế hoạch sản xuất không ổn định, mặt hàng đa dạng đơn chiếc, đột xuất chiếm tới 40% độ chính xác chế tạo máy cấp 2 (máy mỏ, luyện kim) thiếu hệ thống máy gia công chính xác cao như chuốt lỗ, gia công bánh răng côn, côn xoắn, mô duyn lớn, mài, cà răng….có nhiều khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ. 1.4.2 Nhiệm vụ của các phân xưởng Hiện nay nhà máy có 6 phân xưởng sản xuất chính và một phân xưởng sản xuất phụ, mỗi phân xưởng có một đồng chí quản đốc chụi trách nhiệm chung, các phó quản đốc, đốc công các tổ trưởng giúp việc cho quản đốc - Phân xưởng I (phân xưởng gia công cơ khí): đâylà phân xưởng gia công cơ khí với đầy đủ các thiết bị gia công lắp ráp, có thể gia công được những chi tiết máy, phụ tùng sửa chữa thay thế, chế tạo lắp ráp toàn bộ các cụm máy cho các công trình xây dựng cơ bản. - Phân xưởng II (phân xưởng lò điện 1,5 tấn /mẻ): Đây là phân xưởng chụi trách nhiệm đúc những chi tiết có trọng lượng nhỏ bao gồm cả thép và gang. đồng thời đúc thép thỏi nhỏ phục vụ cho phân xưởng cán với lò điện công suất 1,5 tấn /mẻ. - Phân xưởng III (phân xưởng có lò điện 12 tấn/mẻ): Đây là phân xưởng luyện thép và chụi trách nhiệm sản xuất thép thỏi cho công ty. Đúc những sản phẩm gang và thép có kích thước và trọng lượng lớn bằng gang đồng. Phân xưởng có một số thiết bị chính như lò điện 12 tấn /mẻ, 1 lò cảm ứng đúc đồng 1 tấn /mẻ, 2 lò quibi lô F700 công suất 25 tấn/ngày. - Phân xưởng IV: đây là phân xưởng cơ điện và cán thép. Hiện nay phân xưởng có một dây chuyền cán thép thanh 15.000 tấn/năm. Ngoài ra, phân xưởng còn có nhiệm vụ bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị, gia công phụ tùng phục vụ sửa chữa, cán thép. - Phân xưởngV: Đây là phân xưởng tạo phôi bằng phương pháp rèn, dập. Hiện phân xưởng có 1 máy búa 4 tấn, 3 máy búa 400 kg, 5 máy búa 150 kg. - Phân xưởng VI: Đây là phân xưởng nguyên vật liệu chụi trách nhiệm chủ yếu là chế biến và vận chuyển thép phế thu hồi cho các phân xưởng II & III. - Phân xưởng mộc mẫu: Đây là phân xưởng chế tạo mẫu đúc phục vụ cho phân xưởng II & III. 1.5 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN & TÌNH HÌNH VẬN DỤNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN TẠI NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉP 1.5.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 1.5.1.1 Đặc điểm bộ máy kế toán. Xuất phát từ cơ cấu tổ chức quản lý, nhà máy tổ chức công tác kế toán kiểu tập trung, nghĩa là toàn bộ công tác kế toán đều được thực hiện ở phòng kế toán thống kê từ khâu thu nhận chứng từ, ghi sổ đến khâu xử lý phân tích, tổng hợp và trình bày thông tin trên hệ thống báo cáo. Phòng kế toán Nhà máy Cơ Khí Gang Thép gồm 10 người. Sơ đồ 2.1: Bộ máy kế toán của nhà máy cơ khí gang thép Kế toán trưởng Phó phòng kế toán (kiêm kế toán tổng hợp) Các nhân viên thống kê ở các phân xưởng Thống kê tổng hợp Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ Kế toán lương, BHXH Kế toán nguyên vật liệu Kế toán thanh toán Kế toán giá thành Kế toán thành phẩm tiêu thụ, SCL - XDCB Thủ quỹ Ghi chú Quan hệ chỉ đạo 1.5.1.2 Chức năng nhiệm vụ của kế toán. Ở Nhà máy Cơ Khí Gang Thép, ngoài nhân viên ở phòng kế toán thống kê. Dưới các phân xưởng còn có bố trí các nhân viên thống kê nhằm giúp cho phòng một số công việc nhất định ( lập bảng tính lương, tập hợp các phiếu nhập, phiếu xuất….) Trưởng phòng kế toán Chức năng Là người điều hành, giám sát toàn bộ hoạt động của bộ máy kế toán. Chụi trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán, tài chính của nhà máy Nhiệm vụ - Tổ chức điều hành công việc của phòng kế toán - Tham mưu với lãnh đạo nhà máy trong công tác quản lý tài chính - Tham mưu với Giám đốc về các biện pháp khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh của nhà máy. Phó phòng kế toán. Chức năng - Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tổng hợp các chứng từ, bảng kê, nhật ký chứng từ do các kế toán viên cung cấp vào cuối tháng, quý, năm.Vào sổ cái cho từng tài khoản rồi lập báo cáo theo quy định chung của bộ tài chính & báo cáo nội bộ theo yêu cầu cấp trên. Nhiệm vụ - Lập kế hoạch tài chính năm, kế hoạch tín dụng quý, năm. Thống kê tổng hợp. - Có nhiệm vụ tổng hợp ghi chép số liệu, phản ánh tình hình sản xuất, lao động, tiêu hao vật tư, tình hình sử dụng máy móc, thiết bị của các phân xưởng - Lập báo cáo chi phí sản xuất. Kế toán sửa chữa thường xuyên - TSCĐ. Chức năng. Theo dõi tình hình biến động TSCĐ, CCDC. Nhiệm vụ. - Ghi chép theo dõi phản ánh tổng hợp về số lượng và giá trị TSCĐ hiẹn có của nhà máy, tình hình tăng giảm TSCĐ. - Tính toán và lập bảng phân bổ khấu hao. - Theo dõi thanh quyết toán các hạng mục sửa chữa thường xuyên - TSCĐ. Kế toán thanh toán với công nhân viên Chức năng. Là nhân viên kế toán thanh toán với công nhân viên chức Nhiệm vụ. - Lập sổ thanh toán tiền lương hàng tháng cho cán bộ công nhân viên toàn nhà máy. - Thanh toán BHXH cho cán bộ công nhân viên toàn nhà máy. Quyết toán BHXH với nhà nước. - Theo dõi việc thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lươngcủa các phân xưởng trong nhà máy. - Theo dõi các khoản trích tạm ứng cho cán bộ công nhân viên chức. Kế toán thanh toán. Chức năng. Là nhân viên theo dõi tình hình tiền mặt, TGNH, vốn nội bộ của toàn nhà máy. Nhiệm vụ. - Theo dõi thu chi tài chính, công nợ phải thu, phải trả trong và ngoài nhà máy. -Lập báo cáo thu chi, nhật ký kiểm kê liên quan -Kê khai thuế GTGT đầu ra đầy đủ theo quy định của cục thuế tỉnh - Theo dõi việc thực hiện các hợp đồng mua vật tư đã được ký kết và tình hình công nợ phải trả với nhà cung cấp. Kế toán giá thành, chi phí sản xuất Chức năng. Là nhân viên kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nhiệm vụ. -Căn cứ vào các phiếu xuất vật tư, bảng thanh toán lương, tập hợp các chi phí sản xuất chung phát sinh tại phân xưởng, . kế toán tiến hành tính toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Kế toán thành phẩm tiêu thụ & SCL XDCB. Chức năng. Đảm nhận hai chức năng vừa là nhân viên kế toán thành phẩm tiêu thụ vừa là kế toán SCL - XDCB. Nhiệm vụ. - Ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu nhập xuất tồn thành phẩm tồn kho, hàng gửi bán. - Tổng hợp hoá đơn tiêu thụ sản phẩm, xác định lãi lỗ về tiêu thụ sản phẩm. - Tham gia kiểm kê thành phẩm tồn kho, hàng gửi bán. - Theo dõi thanh quyết toán các hạng mục sửa chữa lớn - XDCB. Kế toán nguyên vật liệu. Chức năng. Là nhân viên kế toán theo dõi tình hình biến động NVL, CCDC tại nhà máy. Nhiệm vụ - Ghi chép, theo dõi, phản ánh tổng hợp tình hình nhập xuất tồn NVL, CCDC. - Tính giá thành thực tế vật liệu nhập kho, xuất kho. - Lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, CCDC hàng tháng cho các đối tượng sử dụng. - Kiểm tra chứng từ, hoá đơn, các phiếu nhập xuất kho thường xuyên, đối chiếu với thủ kho, tiến hành kiểm kê. Thủ quỹ Chức năng Theo dõi tình hình thu chi tiền mặt của nhà máy. Nhiệm vụ Thu tiền mặt từ các khoản bán hàng, tiền gửi ngân hàng và các khoản thu khác của nhà máy. Chi tiền mặt, trả bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên và các khoản phải trả, phải nộp khác của nhà máy. Mở sổ theo dõi thu chi tiền mặt, lập báo cáo thu chi quỹ, tiền mặt hàng tháng. Bảo vệ, bảo mật số lượng tiền mặt trong quá trình kinh doanh của nhà máy. Hàng ngày kiểm kê số tiền thực tế, đối chiếu với sổ sách tránh nhầm lẫn. Cuối tháng lập báo cáo kiểm kê theo số tiền hiện có. 1.6. TÌNH HÌNH VẬN DỤNG CHẾ ĐỘ KÊ TOÁN TẠI NHÀ MÁY 1.6.1 Chế độ kế toán áp dụng Nhà máy Cơ Khí Gang Thép có quy mô lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục. Do đó công tác tổ chức hạch toán kế toán được nhà máy đặc biệt quan tâm. Chế độ kế toán nhà máy đang áp dụng là chế độ kế toán theo quy định 1141-TC/QĐ/CĐKT của Bộ tài chính. Liên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào 31/12 hàng năm. Kỳ hạch toán: theo tháng. Nhà máy sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán. Để kết hợp chặt chẽ sổ sách kế toán, với các mẫu biểu, giữa kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp tạo đ._.iều kiện cho việc kiểm tra đối chiếu phù hợp với doanh nghiệp có quy mô sản xuất kinh doanh lớn. Nhà máy áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ. 1.6.2 Chế độ chứng từ kế toán - Hệ thống chứng từ kế toán nhà máy sử dụng hiện nay tương đối đầy đủ theo mẫu biểu do nhà nước ban hành. Phương pháp tính thuế là phương pháp khấu trừ. Toàn bộ chứng từ được nhà máy áp dụng theo chế độ kế toán hiện hành. Chứng từ về tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng. Chứng từ về tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lơn hoàn thành. Chứng từ hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm hàng hoá. Chứng từ lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, quyết toán nguồn tiền lương, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Nhà máy sử dụng thêm một số chứng từ như: Chứng từ về vật liệu, phế liệu thu hồi nhập kho. 1.6.3 Chế độ tài khoản kế toán Hệ thống tài khoản áp dụng trong nhà máy sử dụng bao gồm hầu hết hệ thống tài khoản kế toán toàn doanh nghiệp được ban hành theo quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ tài chính và các đợt sửa đổi bổ sung theo các chuẩn mực và thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính. Do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà máy không sử dụng một số tài khoản như 121, 129, 139, 159, 221, 228, 229, 244, 611, 631. Một số tài khoản được mở chi tiết cho phù hợp với nội dung kinh tế của từng phần hành kế toán trong nhà máy. 1.6.4 Chế độ sổ kế toán Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của nhà máy cùng với hình thức tổ chức kế toán tập trung, cán bộ phòng tài chính kế toán với trình độ chuyên môn cao và có sự chuyên môn hoá trong công việc nên nhà máy sử dụng hình thức ghi sổ kế toán là nhật ký chứng từ. Đây là hình thức ghi sổ kế toán phù hợp với trình độ hạch toán và mô hình sản xuất kinh doanh lớn của Nhà máy là nhiều mặt hàng, nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đồng thời nhà máy cũng sử dụng phần mềm kế toán Bravo Accounting 4.1 để hỗ trợ cho công tác hạch toán kế toán. Đây là phần mềm kế toán thiết kế riêng cho các nhà máy thuộc Công ty Gang Thép Thái Nguyên. Do đó kế toán viên chỉ cần lọc các chứng từ hợp lý, sau đó nhập dữ liệu vào máy, đến cuối tháng lập bút toán kết chuyển và in báo cáo theo yêu cầu của Công ty. Với việc sử dụng phần mền kế toán vào công tác hạch toán đã giúp cho khối lượng công việc của kế toán được giảm nhẹ về mặt tính toán, ghi chép và tổng hợp số liệu, tiết kiệm được thời gian, số liệu được ghi chép chính xác đầy đủ, có thể kiểm tra đối chiếu và phát hiện kịp thời, dễ dàng. Đồng thời thông tin kế toán được nhanh chóng cập nhật. Chu trình ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ tại Nhà máy Cơ Khí Gang Thép được thể hiện dưới sơ đồ sau: Sơ đồ 2.2: Chứng từ ghi sổ kế toán Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ Số, thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 1.6.5 Chế độ báo cáo kế toán Hệ thống báo cáo tài chính được lập gồm: - Bảng cân đối kế toán: MSB01-DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: MSB01-DN - Ngoài ra trong nhà máy còn sử dụng một số loại báo cáo để giúp cho việc hạch toán được dễ dàng và theo dõi được toàn bộ tình hình của nhà máy như: - Bảng tính chu chuyển nội bộ sản phẩm. - Bảng tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch. - Biểu tính giá thành sản phẩm (lập theo tháng, quý, năm). - Biểu phân tích tăng giảm giá thành (lập theo tháng quý, năm). - Biểu chi phí sản xuất yếu tố (lập theo tháng, quý, năm). - Biểu tình hình tăng giảm tài sản cố định (lập theo quý, năm). - Báo cáo nhập xuất tồn kho sản phẩm (lập theo tháng, quý, năm). - Ngoài ra nhà máy còn tự lập một số mẫu báo cáo như: Báo cáo tiết kiệm vật liệu… PHẦN 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉP - THÁI NGUYÊN Ÿ Phạm vi nghiên cứu: Nhà máy Cơ Khí Gang Thép Thái Nguyên là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có quy mô lớn, số lần nhập xuất nguyên vật liệu nhiều. Ÿ Thời gian thực tập tại nhà máy: Từ ngày 08/08/2006 đến ngày 31/10/2006. Ÿ Số liệu nghiên cứu: Số liệu trong tháng 07 năm 2006. Ÿ Đối tượng nghiên cứu: Kế toán nguyên vật liệu tại Nhà máy Cơ Khí Gang Thép Thái Nguyên thuộc Công ty Gang Thép TN. ĐẶC ĐIỂM PHẦN HÀNH KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉP THÁI NGUYÊN 2.1 ĐẶC ĐIỂM NGUYÊN VẬT LIỆU & CÔNG TÁC QUẢN LÝ NVL TẠI NHÀ MÁY Nhà máy Cơ Khí Gang Thép Thái Nguyên là doanh nghiệp có quy mô lớn, sản phẩm đầu ra của nhà máy là sản phẩm cơ khí, nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại và mặt hàng. Do vậy, nguyên vật liệu của nhà máy cũng hết sức đa dạng, số lượng lớn. Nguyên vật liệu mà nhà máy sử dụng chủ yếu như đồng. fero crom, fero mangan, gang, kẽm, ma nhê, niken, nhôm, ống thép, thép phế, vật liệu chụi lửa, vôi luyện kim, chất đốt… + Nguồn nhập: Nhà máy chủ yếu sử dụng vật tư mua nội bộ nên nguồn nhập vật tư chủ yếu ở các nhà máy thuộc Công ty Gang Thép Thái Nguyên như: Nhà máy Cốc Hóa, Nhà máy Cán Thép Lưu Xá, Xí nghiệp Phế Liệu Kim Loại, Nhà máy Luyện Gang, Nhà máy Hợp Kim Sắt….Còn vật tư mua ngoài thường sử dụng với số lượng ít hơn nên bộ phận thu mua tìm được những vật tư đáp ứng được nhu cầu sản xuất thì nhập nơi đấy. Hiện nay nhà máy chủ yếu nhập vật tư của các Công ty trong tỉnh, ngoài ra còn nhập mua của một số Công ty ở Lai Châu, Quảng Nam, Công ty ở Hà Nội như Công ty Thương Mại & Dịch Vụ Việt Cường, Công ty TNHH Hồng Phát…. + Công tác thu mua vật tư: Nguyên vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất, thường xuyên biến động trong khâu thu mua, nhà máy đã thành lập tổ tiếp nhận vật liệu có nhiệm vụ tìm hiểu thị trường để xem xét tình hình biến động giá cả của nguyên vật liệu để lựa chọn nơi nhập vật liệu sao cho giá vật liệu đầu vào không quá cao, địa điểm thu mua thuận tiện từ đó giảm chi phí thu mua, góp phần hạ giá thành sản phẩm. Tuỳ theo kế hoạch sản xuất & định mức kinh tế kỹ thuật cho các sản phẩm chính, cán bộ phụ trách thu mua vật tư “Lập kế hoạch mua vật tư chủ yếu”. Sau đó trình trưởng phòng vật tư và Giám Đốc nhà máy phê duyệt. Trong giá thành sản phẩm của nhà máy, chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng khá lớn (khoảng 60% ÷ 65%) vì thế nên chỉ một biến động nhỏ về chi phí nguyên vật liệu cũng làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Do vậy phải tổ chức quản lý tốt NVL, xây dựng định mức tiêu hao cho từng chi tiết sản phẩm để sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm và có hiệu quả. Đối với các phân xưởng & các phòng ban chức năng khi cần vật tư để phục vụ sản xuất mang tính đột xuất ( không nằm trong phương án trùng tu, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, XDCB…) thì các phân xưởng, các phòng ban chức năng cần “Lập phiếu yêu cầu mua vật tư” trình Giám đốc phê duyệt để phòng vật tư có cơ sở tiến hành thu mua vật tư kịp thời theo đúng yêu cầu. Nguyên vật liệu đầu vào của nhà máy rất nhiều, phong phú về chủng loại. Điều này đòi hỏi nhà máy phải tính toán một cách chi tiết, chính xác nhu cầu về nguyên vật liệu. Thiếu vật tư lúc nào thì bộ phận thu mua lập tức lập kế hoạch thu mua, thực hiện công tác thu mua để đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, tránh tình trạng thừa thiếu vật tư. + Công tác dự trữ bảo quản vật tư: Về hệ thống kho tàng nhà máy thực hiện theo đúng chế độ bảo quản quy định. Nguyên vật liệu mua về hay tự sản xuất ra đều được kiểm tra trước khi nhập kho. Định kỳ 6 tháng một lần, thủ kho kết hợp với phòng kế toán, phòng luyện kim KCS tiến hành kiểm kê về số lượng, chất lượng và giá trị nguyên vật liệu, xác định số lượng vật tư tồn kho, từ đó có biện pháp lập kế hoạch cung cấp vật tư cho sản xuất. + Công tác sử dụng vật tư: Có những vật tư sử dụng theo định mức kế hoạch đặt ra, những vật tư sử dụng theo yêu cầu của phân xưởng đưa lên. Nhưng nhà máy chủ yếu sử dụng vật tư khi có yêu cầu của phân xưởng là chủ yếu, đối với những vật tư thường xuyên sử dụng như nguyên vật liệu chính …thì được sử dụng theo nhu cầu định mức kế hoạch. Khi sử dụng vật tư còn thừa có những vật tư được thu hồi nhập lại kho và có thể có những vật tư để lại phân xưởng để tiện cho kỳ sau sử dụng. Phế liệu thu hồi được thu lại nhập kho ngay. + Công tác tổ chức quản lý vật tư: Do đặc điểm sản xuất của nhà máy là đa dạng, nhiều sản phẩm phục vụ tất cả các đơn vị nội bộ trong & ngoài Công ty. Do vậy nguyên vật liệu sử dụng trong nhà máy rất phong phú, nhiều chủng loại nên nhà máy cũng tăng cường quản lý quy cách chủng loại của nguyên vật liệu theo mã vật tư mà kế toán vật tư quy định để dễ kiểm tra & kiểm kê cụ thể là: - Nguyên vật liệu nhà máy được phân loại theo công dụng & được quản lý theo mã vật tư, các vật tư chi tiết của một loại vật tư được quản lý theo số thứ tự được phòng vật tư quy định. 1- Tất cả vật tư chính đều ký hiệu với mã đầu là chữ A và vật tư phụ, nhiên liệu, phụ tùng sửa chữa thay thế được ký hiệu với mã đầu là chữ B, P chữ cái tiếp theo được ký hiệu theo tên của vật tư đó và số thứ tự được ký hiệu các loại vật tư thuộc một loại vật tư. VD: NVL chính Cán thép được ký hiệu mã là ACT Trong đó: Cán thép F 15,5 được ký hiệu mã là: ACT02 Cán thép F 19,5 được ký hiệu mã là: ACT06 ………………………………………………… Cán thép F 24 được ký hiệu mã là: ACT25 NVL phụ: Bột xây lò siêu bền CRP được ký hiệu mã là:BBD57 Bột siêu bền CO15 được ký hiệu mã là :BBD55 …………………………………………………. Que hàn F 3 + F 4 được ký hiệu mã là: BQH03 2 - Tất cả các kho vật tư đều được ký hiệu mã đầu là chữ V và để phân biệt các kho vật tư chính, phụ, nhiên liệu ….thì kế toán vật tư ký hiệu theo mã tài khoản vật tư tương ứng. VD: Kho nguyên vật liệu chính ký hiệu mã là V1521 Kho nguyên vật liệu phụ ký hiệu mã là V1522 Kho nhiên liệu ký hiệu mã là V1523 Kho phụ tùng sửa chữa thay thế ký hiệu mã V1524 3 - Khi nhập các chứng từ thì kế toán vật tư cũng hạch toán và nhập vào máy theo mã vật tư quy định như trên. BẢNG DANH MỤC VẬT TƯ Kho vật tư Mã vật tư Tên nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư ĐVT Ghi chú Kho NVLC 1521 Tài khoản 1521 V1521 ACD02 Cáp đồng Kg ADD01 Đồng đỏ Kg …………………………………… AFR01 Ferô 78% Kg AFR06 Ferô silic 75% Kg …………………………………… ANK Niken tấm Kg AMN Manhê thỏi Kg …………………………………… Kho NVLP 1522 Tài khoản 1522 V1522 BBD18 Bột đất sét tấn BCC13 Chai axetylen Chai BCV01 Cát vàng tấn GA02 Gạch xây lò A+B tấn BQH03 Que hàn F 3+F 4 kg BQH05 Que hàn thép không gỉ F 3+F 4 kg …………………………………… Kho nhiên liệu 1523 Tài khoản 1523 V1523 BDD02 Dầu Diejen Lit BTC01 Than cám cốc tấn BTK01 Than cốc luyện kim tấn BXA01 Xăng Lit …………………………………….. Kho phụ tùng 1524 Tài khoản 1524 V1524 PB654 BR côn xoắn Vòng PDR49 Dây đai 2790 Sợi PV056 Vòng bi cầu Vòng PV141 Vòng bi chặn vòng ……………………………………… + Công tác quản lý vật tư về mặt giá trị: Khi mua và xuất vật tư đều có các chứng từ liên quan. Do vậy, công tác quản lý vật tư về mặt giá trị thì được kế toán nguyên vật kiệu đảm nhận ghi chép, hạch toán, phản ánh tình hình tăng giảm của nguyên vật liệu cả về mặt số lượng và giá trị trên các sổ sách kế toán. Việc hạch toán chi tiết và tổng hợp vật liệu thực hiện theo hình thức nhật ký chứng từ trên máy tính. Kế toán hàng ngày có nhiệm vụ thu thập, kiểm tra các chứng từ như: Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, biên bản kiểm nghiệm, hoá đơn GTGT….Sau đó định khoản, đối chiếu với sổ sách của thủ kho( qua các thẻ kho) rồi nhập giữ liệu vào máy, máy sẽ tự động tính các chỉ tiêu còn lại như: Hệ số giá, trị giá vật liệu xuất kho, trị giá vật liệu tồn kho cuối kỳ. Cuối kỳ máy tính sẽ tự động lên số liệu bảng biểu cần thiết như: Bảng kê số 3, nhật ký chứng từ số 5, bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật liệu, sổ cái nguyên vật liệu và các báo cáo khác theo yêu cầu phục vụ cho công tác hạch toán nguyên vật liệu. 2.2 PHÂN LOẠI & TÍNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI NHÀ MÁY 2.2.1 Phân loại nguyên vật liệu tại nhà máy Nhà máy Cơ Khí Gang Thép có nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất các sản phẩm: Thép thỏi, trục cán, phụ tùng cho ngành công nghiệp, xây dựng….Nên nguyên vật liệu ở nhà máy phân loại căn cứ vào công dụng và đặc tính kỹ thuật của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Mặt khác, nguyên vật liệu lại thường xuyên biến động, do đó để quản lý chặt chẽ và tổ chức hạch toán tổng hợp cũng như chi tiết với tùng loại nguyên vật liệu thành các nhóm sau. - Nguyên vật liệu chính(TK 1521): Là đối tượng chủ yếu của nhà máy khi tham gia vào quá trình sản xuất, NVL chính là cơ sở chủ yếu để cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Bao gồm các nguyên vật liệu sau: Théo phế, gang thỏi, FeSi, FeMn, FeCr, niken, nhôm, kẽm thỏi, thiếc quặng, phoi thép, trục cán gang thép…..Trong mỗi loại lại chia thành nhiều loại khác nhau: Ferô Silic 75%, Feri Silic 45%..... - Nguyên vật liệu phụ(TK 1522): Bao gồm nhiều loại khác nhau, tuy không cấu thành nên thực thể sản phẩm song vật liệu phụ có những tác dụng nhất định rất cần thiếc cho quá trình sản xuất như: Cát, bột siêu bền, vật liệu chụi lửa, gạch xây lò, huỳmh thạch, ôxy chai, que hàn, than điện cực, vôi luyện kim……Trong mỗi loại lại chia thành nhiều loại VD: Que hàn thép không gỉ F 3 + F 4 Que hàn đồng trần F 5 + F 6...... - Nhiên liệu (TK 1523): Bao gồm than xăng, dầu……. - Phụ tùng sửa chữa thay thế (1524): Là các chi tiết phụ tùng dùng cho máy như: Dao bào, vòng bi, bu lông, đai ốc…… - Phế liệu thu hồi (TK 1526) : Bao gồm trục cán gang thu hồi, gang khuôn phế, phôi thép phế thu hồi …… Việc phân loại vật liệu trên giúp cho nhà máy quản lý vật liệu được dễ dàng hơn và từ đó đưa ra hình thức hạch toán phù hợp. 2.2.2 Tính giá nguyên vật liệu tại nhà máy 2.2.2.1 Đối với nguyên vật liệu nhập kho trong tháng Nguyên vật liêu của nhà máy do phòng vật tư đảm nhiệm. Chủ yếu là vật tư nội bộ và một số nguyên vật liệu được mua của các đơn vị ngoài. Giá nhập kho nguyên vật liệu được tính theo giá thực tế là giá mua chưa có thuế GTGT trên hoá đơn cộng với các chi phí liên quan ( thu mua, vận chuyển, bốc dỡ…) trừ các khoản giảm trừ( nếu có ). ŸĐối với vật tư mua ngoài. Giá thực tế vật liệu nhập kho = Giá mua ghi trên hoá đơn nhà cung cấp + Chi phí phát sinh thu mua thực tế - Các khoản giảm trừ được hưởng Trong đó: + Giá mua ghi trên hoá đơn của nhà cung cấp là giá chưa có thuế GTGT đầu vào ( nhà máy tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) + Chi phí phát sinh thu mua thực tế bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí bảo quản, chi phí bảo hiểm …..từ nơi thu mua về đến nhà máy. VD: Ngày 16 /07/2006 thu mua thiếc nguyên chất nhập kho 306 kg theo hoá đơn GTGT số 09619 của TT Nghiên Cứu Thực Nghiệm Sản Xuất Mỏ Luyện Kim. Giá mua chưa thuế VAT 132000 đồng, thuế suất VAT đầu vào 5% Ta có: Trị giá nhập kho thiếc nguyên chất là 306 × 132.000 = 40.392.000 (đồng) ŸĐối với vật tư mua nội bộ trong Công ty. Giá thực tế vật liệu nhập kho = Giá mua ghi trên phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ của nhà cung cấp Trong đó: + Giá ghi trên phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ của nhà cung cấp là giá trị vật tư bằng Số lượng x Đơn giá nhập VD: Ngày 20/07/2006 thu mua vôi luyện kim của nhà máy Cốc Hóa nhập kho 69.910 kg theo phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ số 014604, đơn giá 282,556 đồng.Vậy giá nhập kho vôi luyện kim được tính như sau: Trị giá thực tế vôi luyện kim nhập kho = 69.910 x 282,556 = 19.753.490 (đồng) 2.2.2.2 Đối với nguyên vật liệu xuất kho trong tháng Nhà máy tính giá xuất kho vật liệu theo phương pháp bình quân gia quyền Trị giá vật liệu xuất kho = Số lượng nguyên vật liệu xuất kho x Đơn giá bình quân Trong đó: Đơn giá bình quân được tính như sau: Đơn giá bình quân = Giá thực tế vật liệu tồn kho đầu tháng Số lượng nguyên vật tồn kho đầu tháng + + Giá thực tế vật liệu nhập kho trong tháng Số lượng nguyên vật liệu nhập kho trong tháng VD1: Trong tháng 07/2006 cách tính giá của vật liệu mua ngoài đối với nguyên vật liệu chính – Niken tấm như sau: s Tồn đầu tháng 07/2006: + Số lượng: 859,2 kg + Đơn giá: 263.689 đồng + Trị giá vật liệu tồn đầu tháng: 859,2 x 263.689 = 226.561.582 (đồng) s Nhập kho trong tháng 07/2006: - Ngày 04/07: Nhập kho 257 kg ( PNK số 01/KL). Đơn giá nhập 196.000 đồng. Vậy trị giá thực tế vật liệu nhập kho là: 257 x 196.000 = 50.372.000 (đồng) - Ngày 09/07: Nhập kho 305 kg ( PNK số 18/KL). Đơn giá nhập 191.000 đồng Vậy trị giá thực tế vật liệu nhập kho là: 305 x 191.000 = 58.256.000 (đồng) - Ngày 10/07: Nhập kho 412 kg ( PNK số 20/KL). Đơn giá nhập 191.000 đồng Vậy trị giá thực tế vật liệu nhập kho là: 412 x 191.000 = 78.698.000 (đồng) - Ngày 21/07: Nhập kho 126 kg ( PNK số 34/KL). Đơn giá nhập 199.000 đồng Vậy trị giá thực tế vật liệu nhập kho là: 126 x 199.000 = 25.074.000 (đồng) - Ngày 27/07: Nhập kho 100 kg ( PNK số 43/KL). Đơn giá nhập 204.000 đồng Vậy trị giá thực tế vật liệu nhập kho là: 100 x 204.000 = 20.400.000 (đồng) Ta có trong tháng 07/2006 có: - Tổng số lượng Niken tấm nhập kho trong tháng: 257 + 305 + 412 + 126 + 100 = 1200 ( kg) - Tổng trị giá thực tế Niken tấm nhập kho trong tháng: 50.372.000+58.256.000+78.698.000+25.074.000+20.400.000= 232.800.000(đ) Vậy: Đơn giá xuất kho vật liệu Niken tấm trong tháng 07/2006 là Đơn giá bình quân của Niken tấm xuất dùng = 226.561.582 + 232.800.000 859,2 + 1200 = 223.077,69(đồng) VD: Ngày 08/07/2006: Xuất 235 kg Niken tấm dùng cho phân xưởng 2 ( PXK số 04/2Q2) Ta có: Trị giá thực tế vật liệu Niken tấm xuất dùng là: 235 x 223.077,69 = 52.423.257 (đồng) VD2: Đối với vật tư mua nội bộ: Vật tư vôi luyện kim của nhà máy Cốc Hóa có s Tồn đầu tháng 07/2006: Không có s Nhập kho trong tháng 07/2006: - Ngày 20/07: Nhập kho 69.910 kg ( PNK số 37/G3). Đơn giá nhập 282,556 đồng. Vậy trị giá thực tế vật liệu nhập kho là: 69.910 x 282,556 = 19.753.490 (đồng) - Ngày 24/07: Nhập kho 55.320 kg ( PNK số 38/G3) Đơn giá nhập 282,556 đồng Vậy trị giá thực tế vật liệu nhập kho là: 55.320 x 282,556 = 15.630.998 (đồng) - Ngày 10/07: Nhập kho 49.120 kg ( PNK số 06/G4). Đơn giá nhập 282,556 đồng . Vậy trị giá thực tế vật liệu nhập kho là: 49.120 x 282,556 = 13.879.151 (đồng) Ta có trong tháng 07/2006 có: - Tổng số lượng vôi luyện kim nhập kho trong tháng: 69.910 + 55.320 + 49.120 = 174.350 (kg) - Tổng trị giá thực tế Niken tấm nhập kho trong tháng: 19.753.490 + 15.630.998 + 13.879.151 = 49.263.639 (đồng) Vậy: Đơn giá xuất kho vật của vật tư vôi luyện kim trong tháng 07/2006 là Đơn giá bình quân của vôi luyện kim xuất dùng = 49.263.639 174.350 = 282,556 (đồng) VD: Ngày 25/07/2006: Xuất 98.50 kg vôi luyện kim dùng cho phân xưởng 3 (PXK số 13/PX3Q) Ta có: Trị giá thực tế vật liệu vôi luyện kim xuất dùng là: 98.500 x 282,556 = 27.831.766 ( đồng) 2.3 TRÌNH TỰ LUÂN CHUYỂN CÁC CHỨNG TỪ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉP – THÁI NGUYÊN Sổ chí tiết xuất vật tư Sổ chí tiết nhập vật tư Thẻ kho Bảng phân bổ vật liệu Bảng kê số 4 Bảng kê số 5 Bảng kê số 3 NKCT số 5 NKCT số 10 NKCT số 5 NKCT số 10 NKCT số 7 Sổ cái TK 152 BÁO CÁO KẾ TOÁN CHỨNG TỪ NHẬP XUẤT PXK … PNK… Ghi chú Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Đối chiếu, kiểm tra: 2.3.1 Trình tự luân chuyển các chứng từ kế toán nhập kho nguyên vật liệu Nguyên vật liệu của nhà máy được hình thành từ hai nguồn là mua ngoài & mua nội bộ trong công ty ( mua nội bộ là chủ yếu ). Hàng tháng, phòng vật tư căn cứ vào “ Nhu cầu chi tiết vật tư cần mua” để lập “ Phiếu yêu cầu mua vật tư” cho tháng. + Đối với vật tư mua nội bộ được căn cứ vào nhu cầu chi tiết vật tư cần mua theo sự điều động của Công ty Gang Thép. Rồi nhà máy lập phiếu yêu cầu cần mua vật tư cho tháng. + Đối với vật tư mua ngoài được căn cứ vào nhu cầu chi tiết vật tư cần mua cho từng tháng được phòng vật tư lập, rồi từ đó phòng vật tư lập phiếu yêu cầu mua vật tư cho tháng. Ta có lượng vật tư cần mua trong tháng được xác định theo công thức sau: Nhu cầu vật tư cần mua = Kế hoạch sản xuất x Định mức tiêu hao nguyên vật liệu VD: Theo bảng trên ta có Nhu cầu Niken tấm cần mua dùng để phục vụ chế tạo trục cán ĐK < 530 của đúc phôi trục cán gang HK = 20,5 x 6 = 123 ( kg ) Vậy nhu cầu Niken tấm cần mua phục vụ trong tháng 07/2006 là: 271 + 87,2 + 210 + 295 + 119 + 281 = 1263,2 (kg ) Nhu cầu vôi luyện kim cần mua phục vụ trong tháng 07/2006 là: 40.420 + 32.198 + 36.746,5 + 28.800 + 31.600 = 169.764,5 (kg ) Biểu 6 : NHU CẦU CHI TIẾT VẬT TƯ CẦN MUA Tên vật tư Đúc phôi trục cán gang HK Đúc đồng lò cảm ứng Sản xuất thép thỏi Trục cán ĐK < 530 Trục cán ĐK>530 Tổng Đúc bạc vạn năng Đúc hàng tạp Tổng Thỏi 340-180kg Thỏi 32-90kg Tổng KH ĐM NC KH ĐM NC KH ĐM NC KH ĐM NC KH ĐM NC KH ĐM NC Niken tấm 20,5 6 123 18,5 8 148 271 11 4 44 7,2 6 43,2 87,2 25 6 15 15 4 60 210 Vôi luyện kim 197,5 70 13825 295,5 90 26595 40420 218,8 85 18598 170 80 13600 32198 … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … Tên vật tư Đúc phôi trục cán thép HK Đúc gang lò đứng Sản xuất thép thỏi Trục cán ĐK<530 Trục cán ĐK>530 Tổng Đúc khuôn thỏi Đúc hàng tạp Tổng PX3 PX2 Tổng KH ĐM NC KH ĐM NC KH ĐM NC KH ĐM NC KH ĐM NC KH ĐM NC Niken tấm 20,5 6 123 21,5 8 172 295 13 5 65 9 6 54 119 28 7 196 17 5 85 281 Vôi luyện kim 181 80 14488 234,5 95 22258 36746,5 210 80 16800 160 75 12000 28800 215 80 17200 180 80 14400 31600 … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … Căn cứ nhu cầu chi tiết vật tư cần mua phòng vật tư lập “ Phiếu yêu cầu mua vật tư” tháng 07/2006. Biểu7 : Mẫu số: BM- VT 003 PHIẾU YÊU CẦU MUA VẬT TƯ THÁNG 07/2006 STT Tên vật tư ĐVT Mã vật tư Số lượng Chất lượng kỹ thuật Tiến độ cần có 1 Niken tấm kg ANK02 1263,2 Ni ≥ 98% Trước 5 ngày theo kế hoạch sản xuất 2 Vôi luyện kim Tấn BVL01 169.764,5 Cao ≥ 85% Trước 5 ngày theo kế hoạch sản xuất Giám đốc nhà máy Trưởng phòng vật tư Người lập kế hoạch (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Trưởng phòng vật tư xem xét và căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật trong phiếu yêu cầu. Xem xét số lượng vật tư tồn trong kho để quyết định mua chủng loại nào và số lượng cần mua rồi ghi vào phiếu yêu cầu mua vật tư. Sau đó phòng vật tư lựa chọn nhà cung cấp có tên trong danh sách các nhà cung cấp chủ yếu đã được phê duyệt 2.3.1.1 Đối với nguyên vật liệu mua ngoài nhập kho Thủ tục mua vật tư bên ngoài được thể hiện dưới sơ đồ sau Nhu cầu mua hàng Ký kết hợp đồng Mua theo báo giá Xem xét yêu cầu Mua hàng Đặt hàng cho nhà cung cấp Nhận phiếu báo giá mua hàng Kiểm tra Chuyển nhà cung cấp Tìm hiểu thị trường lựa chọn nhà ccấp Phê duyệt Nhập kho Nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong giá trị của sản phẩm, vì vậy tiến hành mua vật liệu về để sản xuất ra sản phẩm thì trước khi nhập kho cần phải được kiểm nghiệm thật chặt chẽ để xác định số lượng và quy cách thực tế của vật liệu Công tác kiểm nghiệm được tiến hành bởi một ban chuyên trách thuộc phòng kỹ thuật và thủ kho vật tư. Cơ sở để kiểm nhận là hoá đơn của người cung cấp và hợp đồng mua hàng ( TH chưa có hoá đơn phải căn cứ vào hợp đồng mua hàng để kiểm nhận). Trong quá trình kiểm nhận vật liệu nhập kho nếu phát hiện vật liệu thừa, thiếu hoặc sai quy cách, kém phẩm chất. Phải lập biên bản xác định rõ nguyên nhân. Nếu đã xác định rõ nguyên nhân do nhà cung cấp, nhà máy có thể yêu cầu nhà cung cấp giảm giá hoặc có thể từ chối không nhận số nguyên vật liệu đó. Sau khi kiểm nhận các thành viên của ban kiểm nhận phải lập “Biên bản kiểm nghiệm vật tư”. Trên cơ sở của biên bản kiểm nghiệm vật tư, hoá đơn bán hàng của nhà cung cấp, phòng kế hoạch vật tư sẽ lập phiếu nhập kho. VD: Ngày 03/07/2006 nhà máy mua vật liệu – Niken tấm của Công ty TNHH TM & DV Việt Cường và nhận được chứng từ sau. Biểu 8 Mẫu số: 01GTKT – 3LL LG/2004B HÓA ĐƠN ( GTGT ) Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 03 tháng 07 năm 2006 NO: 0063619 Đơn vị bán hàng: Công Ty TNHH Thương Mại & Dịch Vụ Việt Cường Địa chỉ: 261 Trường Trinh – Hà Nội Số tài khoản: TK 0206300000A Ngân hàng: VPBANK – Chi nhánh Cát Linh Hà Nội Điện thoại: ………. Mã số thuế: 01007442991 Họ tên người mua hàng: Nguyễn Trọng Việt Tên đơn vị: Nhà máy Cơ Khí Gang Thép Thái Nguyên Số tài khoản: 710A – 00130 Hình thức thanh toán: Chuyển khoản Mã số thuế: 4600100155005 STT Tên vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 2 × 1 1 Niken tấm kg 257 196.000 50.372.000 Cộng tiền hàng 50.372.000 Thuế suất thuế GTGT: 5% Tiền thuế GTGT 2.518.600 Tổng cộng tiền thanh toán 52.890.600 Số tiền viết bằng chữ: Năm mươi hai triệu tám trăm chín mươi nghìn sáu trăm đồng Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) Biểu 9: CÔNG TY GANG THÉP TN Nhà máy Cơ Khí Gang Thép Số: 208/2006 Công ty Gang Thép Thái Nguyên Phòng QLCLSP - Đo lường ĐT: (0280)832245 KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM Khách hàng: Nhà máy Cơ Khí Gang Thép – TISCO Tên mẫu thử: Niken tấm Hợp đồng số: 19/HĐCK Tiêu chuẩn sản phẩm: Ni ≥ 56,00%, Cr ≤ 12,00% Ngày thử nghiệm: 04/07/2006 Stt Tên nhãn hiệu vật tư Các chỉ tiêu thử nghiệm (%) Kết luận Ni Cr ……… ……… Đạt 1 Niken tấm 56,6 8,37 Khối lượng lô hàng: 257 kg ( hai trăm năm bảy ) Đơn vị lấy mẫu: Phòng QLCLSP & Đo lường – TISCO Thái nguyên, ngày 04 tháng 07 năm 2006 Thủ trưởng đơn vị ( Ký, họ tên ) Phụ Trách thử nghiệm ( Ký, họ tên ) Người thử nghiệm ( Ký, họ tên ) Biểu 10: NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉP Bộ phận: Phòng vật tư Mẫu số: 05 – VT ban hành theo quyết định số 1141 – TC/CĐK ngày 1/1/1995 BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƯ Ngày 04 tháng 07 năm 2006 Căn cứ vào: Hoá đơn GTGT số: 0063619 ngày 03 tháng 07 năm 2006 Của: Công ty TNHH Thương Mại & Dịch vụ Việt Cường Biên bản kiểm nghiệm gồm có: - Ông, bà: Nguyễn Hồng Trường - Trưởng ban - Ông, bà: TRương Văn Đức – Phó phòng luyện kim KCS - uỷ viên - Ông, bà: Đào Thị Vân - Thủ kho - uỷ viên STT Tên nhãn hiệu vật tư Mã số Phương thức kiểm nghiệm ĐVT SL theo hoá đơn Kết quả kiểm nghiệm Ghi chú SL đúng quy cách SL không đúng quy cách 1 Niken tấm ANK02 Hóa phân tích kg 257 257 0 Ý kiến của ban kiểm nghiệm: Vật tư đạt yêu cầu theo hợp đồng Đại diện kỹ thuật ( Ký, họ tên ) Thủ kho ( Ký, họ tên ) Trưởng ban ( Ký, họ tên ) Trên cơ sở hoá đơn GTGT, biên bản kiểm nghiệm vật tư và các chứng từ liên quan khác ( nếu có ) phòng vật tư sẽ lập phiếu nhập kho Biểu 11 NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉP TN Địa chỉ : Phòng vật tư Mẫu số: 01 – VT Ban hành theo QĐ1141-TC/CĐKT ngày1/1/1995 Số: 01/KL NỢ TK: 1521 CÓ TK: 331 PHIẾU NHẬP KHO Ngày 04 tháng 07 năm 2005 Họ tên người giao hàng: Nguyễn Trọng Việt Theo hợp đồng số: 19/HĐHB ngày 03 tháng 07 năm2006 của Công Ty TNHH Thương Mại & Dịch Vụ Việt Cường Nhập tại kho: NVL chính ĐVT: Đồng, kg STT Tên nhãn hiệu vật tư Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo ctừ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Niken tấm ANK02 kg 257 257 196.000 50.372.000 - Kết quả thử nghiệm 4/7/2006 - Biên bản kiểm nghiệm Cộng 50.372.000 Nhập, ngày 04 tháng 07 năm 2006 Phụ trách cung tiêu (hoặc bộ phận có nhu cầu nhập) ( Ký, họ tên ) Người giao hàng ( Ký, họ tên ) Thủ kho (Ký, họ tên) Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên: Liên 1: Phòng vật tư giữ Liên 2: Thủ kho dùng để ghi sổ rồi chuyển cho kế toán vật tư ghi sổ & và giữ để cuối tháng gửi cùng tệp “ Bảng liệt kê các chứng từ, báo cáo nhập xuất tồn” riêng cho từng kho để thủ kho đối chiếu với thẻ kho. Liên 3: Thủ kho giữ dùng để làm căn cứ đối chiếu với kế toán vật tư. Một phiếu nhập kho có thể lập cho một hoặc nhiều loại nguyên vật lỉệu cùng loại, cùng một lần giao nhận, cùng kho. Phiếu nhập kho sau khi được thủ kho xác nhận thì phòng vật tư đưa phiếu nhập kho, hoá đơn GTGT ( Đối với vật tư mua ngoài ) hoặc phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ ( đối với vật tư mua nội bộ ) biên bản kiểm nghiệm, kết quả kiểm nghiệm cho kế toán vật tư hạch toán ghi vào sổ. 2.3.1.2 Đối với vật tư mua nội bộ nhập kho Các nhà cung cấp nội bộ ở đây là những nhà máy xí nghiệp thuộc Công Ty Gang Thép Thái Nguyên đã được Công ty điều động cung cấp vật tư cho các đơn vị nội bộ trong Công ty từ đầu năm.Nên khi mua vật tư nội bộ thì nhà máy không cần phải lựa chọn nhà cung cấp. Khi cán bộ thu mua vật tư căn cứ vào nhu cầu mua vật tư thì lập ra phiếu yêu cầu mua vật tư đã thông qua trưởng phòng vật tư đưa sang phòng kế hoạch kinh doanh ký, rồi căn cứ vào đó phòng kế hoạch kinh doanh cấp cho cán bộ thu mua phiếu phân phối vật tư. Sau đó, cán bộ thu mua mang phiếu phân phối đó đến đơn vị nội bộ để làm thủ tục thu mua vật tư. Trong quá trình mua vật tư thì nhà máy không cần lấy phiếu báo giá, vì do mua vật tư là đã theo kế hoạch sản xuất & lệnh điều động nội bộ, giá quy định của Công ty và giá thoả thuận giữa các đơn vị theo từng thời điểm. Khi mua hàng, nhà cung cấp viết cho nhà máy “ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ” vật tư về nhập kho phải qua xác nhận của bảo vệ & thủ kho ký nhận. Đối với những vật tư cần kiểm nghiệm thì nhà máy sẽ thành lập ban kiểm nghiệm. Kết quả kiểm nghiệm được ghi vào biên bản kiểm nghiệm. Công việc kiểm nghiệm được thực hiện tại phòng kiểm tra chất lượng KCS của Công ty. Thủ tục mua vật tư của các đơn vị nội bộ được thể hiện dưới sơ đồi sau: Nhu cầu mua vật tư Xem xét nhu cầu Lập phiếu yêu cầu Phòng KH kinh doanh ký Nhận phiếu phân phối vật tư Mua vật tư Kiểm tra Nhập kho Biểu 12 Đơn vị: NHÀ MÁY CỐC HOÁ – GTTN Địa chỉ: Cam Giá Thái Nguyên Mẫu số: 03- PXK – 3LL AG/2005B PHIẾU XUẤT KHO KIÊM VẬN CHUYỂN NỘI BỘ Ngày 16 tháng 07 năm 2006 Liên 2: Dùng để vận chuyển hàng Căn cứ: Lệnh điều động số 14 ngày 17 năm 2006 của Công Ty về việc cung cấp vật tư cho Nhà máy Cơ Khí Gang Thép Họ tên người vận chuyển: Trần Quang Đại HĐ số : 014604 Phương tiện vận chuyển: Ô tô Xuất tại kho: Nhà máy Cốc Hoá Nhập tại kho: Nhà máy Cơ Khí Gang Thép STT Tên nhãn hiệu vật tư Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Thực xuất Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Vôi luyện kim BVL01 kg 69.910 69.910 282,556 ._. 169.358.000 549.357.010 110.530.000 264.522.528 63.400.000 226.702.000 1.546.969.538 15412 77.922.800 212.920.000 191.607.000 182.954.800 181.936.000 174.090.950 191.183.850 1.212.615.400 15413 516.172.500 996.971.250 1.172.796.000 1.167.140.300 1.013.799.669 1.083.633.000 1.077.051.070 7.027.563.789 15415 21.316.000 17.520.000 18.980.000 18.291.000 19500.000 9.165.000 14.110.000 118.882.000 15432 81.899.000 97.005.000 38.352.000 15.132.000 90.945.800 3.900.000 91.606.700 418.840.500 15435 7.469.803 15.865.897 16.799.639 16.852.309 16.563.739 16.823.349 14.322.646 104.697.382 1551 80.668.781 -1.901.376 78.767.405 2413 17.862.905 3.456.500 546.100 -320.850 21.544.655 PS Nợ 867.880.103 1.527.503.052 1.991.348.149 1.591.569.190 1.597.092.736 1.360.529.023 1.614.655.416 10.550.577.669 PS Có 517.235.780 1.465.258.374 2.170.621.065 1.517.915.375 1.370.187.082 1.192.043.060 900.828.283 9.134.089.019 Dư Nợ 1.541.298.950 1.603.543.628 1.424.270.712 1.497.924.527 1.724.830.181 1.893.316.144 2.607.143.277 2.607.143.277 Dư Có Biểu 45 CÔNG TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉP SỔ CÁI TÀI KHOẢN 152 – Nguyên liệu - vật liệu Tháng 7 năm 2006 Số dư đầu năm Nợ Có 17.110.449.924 Đơn vị: Đồng TK ghi có Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 …. Luỹ kế 1368K 12.947.900.212 7.545.079.659 11.657.029.338 16.223.600.184 15.992.076.263 14.121.483.310 10.899.174.930 117.451.862.941 15411 171.982.650 185.106.350 561.448.801 122.036.055 282.424.119 78.781.301 243.579.053 1.645.358.329 15412 77.922.800 212.920.000 191.607.000 182.954.800 181.936.000 174.090.950 191.183.850 1.212.615.400 15413 516.172.500 1.036.836.965 1.353.676.000 1.167.404.900 1.013.799.669 1.083.633.000 1.077.051.070 7.248.309.504 15415 21.316.000 17.520.000 18.980.000 18.291.000 19500.000 9.165.000 14.110.000 118.882.000 15432 81.899.000 97.005.000 38.352.000 15.132.000 90.945.800 3.900.000 91.606.700 418.840.500 15435 317.756.126 757.730.748 90.192.415 80.083.413 66.504.716 79.931.848 57.327.622 481.526.888 1551 80.668.781 -1.901.376 78.767.405 2413 17.862.905 3.456.500 546.100 -320.850 21.544.655 331 2.754.792.697 1.631.968.177 3.036.417.761 1.505.057.179 2.013.785.784 2.630.672.907 3.266.715.259 16.839.409.764 PS Nợ 16.603.741.985 10.820.029.804 16.951.159.815 19.395.228.312 19.660.972.351 18.180.303.040 15.840.427.634 117.451.862.941 PS Có 8.788.996.607 17.441.050.015 19.735.245.832 19.757.753.660 17.775.440.227 18.165.381.983 18.498.020.914 120.161.889.238 Dư Nợ 24.925.195.302 18.304.175.091 15.520.089.074 15.157.563.726 17.043.095.850 17.058.016.907 14.400.423.627 14.400.423.627 Dư Có 2.6 CÔNG TÁC KIỂM KÊ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI NHÀ MÁY Công tác kiểm kê nguyên vật liệu được tiến hành hai lần trong một năm. Do chủng loại vật tư của nhà máy đa dạng, số lượng lớn nên việc tiến hành kiểm kê một cách toàn diện không những kiểm tra về mặt số lượng mà còn kiểm tra về mặt chất lượng của từng loại nguyên vật liệu có trong kho. Mọi biên bản kiểm kê đều được ghi vào “ Biên bản kiểm kê ”. Biên bản này được lập theo từng thứ tự vật liệu, theo từng danh điểm và từng kho bảo quản. Trong đó ghi rõ danh điểm vật tư, tên vật tư đơn vị tính, đơn giá, số lượng tồn kho thức tế, số lượng trên sổ sách, chênh lệch số lượng kém phẩm chất, thành tiền của từng thứ tự vật liệu. Cuối mỗi kỳ kiểm kê, kế toán nguyên vật liệu tập hợp kết quả và nhập số liệu vào máy vi tính. Ở Nhà máy Cơ Khí Gang Thép định kỳ 6 tháng tổ chức kiểm kê nguyên vật liệu để phát hiện và xử lý chênh lệch giữa số tồn kho thực tế và số tồn trên sổ sách, đồng thời rút ra những kinh nghiệm, bổ sung các biện pháp đêee không ngừng nâng cao chất lượng công tác quản lý kho vật tư. Biên bản kiểm kê bao gồm 3 người: 1 thủ kho, 1 thống kê ( nhân viên phòng vật tư ), 1 kế toán ( kế toán nguyên vật liệu ). Kết quả kiểm kê được ghi vào biên bản kiểm kê do phòng vật tư lập. Cuối kỳ kiểm kê biên bản kiểm kê được gửi về phòng kế toán. Kế toán tập hợp số liệu tính giá trị và xác định chênh lệch thừa thiếu cho từng loại: Chênh lệch thừa thiếu = Số lượng tồn kho kiểm kê - Số lượng tồn kho sổ sách Biẻu 47 Đơn vị: NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉP Địa chỉ:……….. Mẫu số : 08 – VT Ban hành theo quyết định số 186 – TC/ CĐKT ngày 14/3/1995 của BTC BIÊN BẢN KIỂM KÊ VẬT TƯ - Thời điểm kiểm kê……giờ…..ngày……tháng……..năm - Ban kiểm kê gồm: Ông, bà: trưởng ban Ông, bà: Uỷ viên Ông, bà: Uỷ viên - Đã kiểm kê kho có những mặt hàng dưới đây: STT Tên nhãn liệu vật tư Mã số Đơn vị tính Đơn giá Theo sổ sách Theo kiểm kê Chênh lệch Phẩm chất Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Thừa Thiếu Tốt Kém phẩm chât Phẩm chất tôt Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưỏng Thủ kho Trưởng ban kiểm kê Căn cứ vảo biên bản kiểm kê. Hội đồng kiểm kê của nhà máy sẽ đưa ra kết quả sử lý, tuỳ thuộc vào số lượng hao hụt. Kế toán nguyên vật liệu dựa vào kết quả trên để ghi sổ + Thừa phát hiện khi liểm kê Nợ TK 152 Có TK 3381 + Thiếu phát hiện khi kiểm kê - Thiếu trong định mức: Nợ TK 642: Trị giá thiếu hụt trong định mức Có TK 152 - Thiếu hụt ngoài định mức: Nợ TK 1388 Có TK 152 Nhận xét: Kết quả kiểm kê cho thấy nhà máy đã có sự kết hợp chặt chẽ giữa quản lý và hạch toán vật tư nhập kho, xuất dùng, giữa kế toán và thủ kho. Hệ thống kho tàng được bố trí, bảo quản hợp lý an toàn PHẦN 3 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉP 3.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG Ngay từ khi mới thành lập Công ty Gang Thép đến nay, Nhà máy Cơ Khí Gang Thép đã không ngừng phát triển lớn mạnh về mọi mặt. Nhà máy đã đạt được nhiều thành tích trong sản xuất kinh doanh, sản phẩm của nhà máy ngày càng có uy tín trên thị trường trong đó công tác quản lý chung và công tác kế toán nói riêng đã không ngừng được củng cố và hoàn thiện góp một phần đáng kể để đạt được những thành tích đó. Trong những năm tới, Nhà máy Cơ Khí Gang Thép có những định hướng rất tích cực như: Kiện toàn bộ máy tổ chức khoa học và chặt chẽ, mở rộng cải tạo dây chuyền, lựa chọn những cán bộ có nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác…..nhằm đem lại lợi nhuận cao hơn. Sản phẩm của Nhà máy rất đa dạng không những đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của các đơn vị nội bộ mà còn tiêu thụ cả ngoài công ty, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, luôn giữ được uy tín với khách hàng về chất lượng, mẫu mã cũng như số lượng sản phẩm. Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng Nhà máy luôn cố gắng vươn lên và đứng vững trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường như hiện nay. Tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên chức trong nhà máy Cùng với sự phát triển của nhà máy, công tác kế toán của phòng kế toán thống kê cũng không ngừng được hoàn thiện cho phù hợp với quy mô sản xuất của nhà máy. 3.1.1 Bộ máy kế toán của nhà máy Với đắc điểm và quy mô sản xuất kinh doanh của nhà máy, với tình hình phân cấp quản lý, khối lượng công việc nhiều …bộ máy kế toán của nhà máy được tổ chức theo hình thức tập trung. Bộ máy kế toán được tổ chức gọn nhẹ nhưng hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của công việc và phát huy được năng nực chuyên môn của từng người. Bên cạnh đó, để thích ứng với yêu cầu của xã hội, đòi hỏi của thị trường, nhà máy đã không ngừng tổ chức cho các kế toán viên đi học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của từng người, đảm bảo lợi ích cho toàn nhà máy. Với hình thức tổ chức như vậy, bộ máy kế toán đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu, yêu cầu hạch toán để cung cấp những thông tin cần thiết cho giám đốc như: Tình hình sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn, thu nhập và cung cấp thông tin tổng hợp về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. 3.1.2 Hình thức ghi sổ kế toán Hiện nay nhà máy đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ theo phương pháp kê khai thường xuyên. Đây là hình thức ghi sổ kế toán phù hợp với trình độ hạch toán và mô hình sản xuất kinh doanh lớn của Nhà máy là nhiều mặt hàng, nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hệ thống sổ sách, nhật ký, bảng biểu kế toán được cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời dễ kiểm tra đối chiếu. Giúp cho kế toán tổng hợp lập báo cáo kế toán. 3.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Nền sản xuất xã hội luôn có sự vận động và phát triển không ngừng do sự tác động của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Cùng với sự vận động này cơ chế quản lý cũng phải thường xuyên đổi mới để phù hợp với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Ở nước ta, Đảng và Nhà Nước đã tiến hành công cuộc cải cách cơ chế quản lý ngay sau khi chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Hạch toán kế toán là một bộ phận của hệ thống công cụ quản lý Nhà Nước trong việc chỉ đạo các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường. Khi chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, Nhà Nước cho phép các doanh nghiệp chủ động trong sản xuất kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật nên hạch toán kế toán càng có vai trò quan trọng. Cùng với sự thay đổi về quản lý kinh tế, hạch toán kế toán cũng chụi sự chi phối cần đổi mới hoàn thiện. Hạch toán tốt nguyên vật liệu sẽ đảm bảo việc cung cấp kịp thời đồng bộ những vật liệu cần thiết cho sản xuất. Kiểm tra giám sát việc chấp hành định mức, dự trữ tiêu hao nguyên vật liệu ngăn ngừa các hiện tượng mất mát lãng phí, đồng thời giảm chi phí hạ giá thành sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Hiện nay trên thực tế, công tác hạch toán nguyên vật liệu vẫn còn phức tạp cồng kềnh cần được giảm bớt. Vì vậy, các doanh nghiệp tuỳ theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mình cần có các biện pháp quản lý, hạch toán theo hướng đơn giản nhưng vẫn đảm bảo đúng chế độ quy định. Công cuộc cải cách chế độ kế toán ở nước ta theo quyết định 1141/TC/CĐKT ngày 1/1/1995 đã đáp ứng yêu cầu quản lý hạch toán trong tình hình mới và phù hợp với chuẩn mực thông lệ quốc tế. Do điều kiện nước ta đi sau nên chúng ta đã tận dụng được những kinh nghiệm và sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài trong việc xây dựng chế độ kế toán phù hợp. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng vào thực tế ở từng doanh nghiệp không tránh khỏi có những sai sót, do vậy công tác hoàn thiện tổ chức hạch toán là vô cùng cần thiết với tất cả các doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. 3.2 NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨCC HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Ở NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉP Trong các nhà máy của Công Ty Gang Thép Thái Nguyên nói chung và Nhà máy Cơ Khí Gang Thép nói riêng với sản phẩm đa dạng và sử dụng nhiều chủng loại nguyên vật liệu đầu vào nên chi phí nguyên vật liệu là một yếu tố chiếm tỷ trọng và ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm nên nhà máy đã quan tâm đúng mức đến công tác quản lý nguyên vật liệu từ khâu mua, bảo quản đến khâu sử dụng & đã áp dụng theo đúng chế độ kế toán mới để hạch toán nguyên vật liệu tại nhà máy. Qua thời gian thực tập, vận dụng lý luận vào thực tiễn công tác hạch toán nguyên vật liệu, em thấy công tác hạch toán nguyên vật liệu ở Nhà Máy Cơ Khí Gang Thép có những ưu điểm, nhược điểm sau 3.2.1 Ưu điểm 3.3.1.1 Công tác quản lý nguyên vật liệu Nhà máy quản lý nguyên vật liệu theo kho, theo mã vật tư tạo điều kiện cho phòng vật tư dễ quản lý và kiểm tra vật tư nhập xuất tồn kho để từ đó phòng vật tư có thể lập ra kế hoạch mua cho hợp lý. Việc quản lý vật tư một cách khoa học chặt chẽ, dễ kiểm tra này tạo điều kiện cho thuận lợi cho kế toán vật tư trong hạch toán, dễ đối chiếu và phát hiện kịp thời những vật tư nào thiếu hay thừa để từ đó có quyết định sử lý nhanh chóng cụ thể: + Công tác tổ chức thu mua: Nhà máy giao nhiệm vụ tìm và mua vật một cách cụ thể cho phòng vật tư đảm nhiệm với đội ngũ cán bộ vật tư hoạt bát, nhanh nhẹn tháo vát trong công việc, nắm bắt biến động của giá cả nguyên vật liệu trên thị trường nhằm thu mua vật tư, cung cấp đầy đủ kịp thời vật liệu cho sản xuất. Vật tư chủ yếu nhà máy sử dụng là nhập mua của các đơn vị nội bộ trong Công ty, số lượng nhập kho theo sự điều động và giá quy định của Công ty đặt ra trên cơ sở Công ty căn cứ vào kế hoạch sản xuất mà nhà máy lập ra nên thuận lợi cho nhà máy trong việc tìm nguồn cung cấp vật tư và tham khảo giá cả thị trường khi mua vật tư. Quản lý tốt khâu thu mua thông qua việc quản lý hoá đơn, chứng từ thu mua. + Công tác dự trữ bảo quản vật tư: Nhà máy đã xác định lượng vật liệu dự trữ nhằm đảm bảo cho sản xuất, vừa không gây ứ đọng vốn kinh doanh của nhà máy. Nhà máy đã xây dựng, quy hoạch hệ thống kho vật liệu khá tốt, phù hợp với quy mô sản xuất của nhà máy, phương án bảo vệ nghiêm ngặt, khắc phục được tình hình thất thoát nguyên vật liệu. + Công tác sử dụng vật tư: Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu ở các phân xưởng đều được kiểm tra, xét duyệt trên cơ sở kế hoạch sản xuất đã được lập. Khi có nhu cầu sử dụng, phòng vật tư xem xét tính hợp lý hợp lệ của các giấy đề nghị xuất nguyên vật liệu để duyệt và viết phiếu xuất kho một cách nhanh tiết kiệm nhất. Như vậy, nhà máy đã quản nguyên vật liệu đưa vào sản xuất một cách chặt chẽ nhằm tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm 3.3.1.2 Công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu Công tác kế toán nguyên vật liệu được tiến hành khá nề nếp theo một quy trình từ khâu luân chuyển chứng từ kế toán đến việc ghi chép sổ sách kế toán chặt chẽ, thể hiện nhiều điểm sáng tạo trong việc tổ chức hạch toán nguyên vật liệu. Các số liệu trên các sổ có tính đối chiếu cao. + Về công tác tính giá nguyên vật liệu xuất kho Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho mà nhà máy đang áp dụng là phương pháp bình quân gia quyền phù hợp với tình hình biến động thường xuyên liên tục vật tư của nhà máy + Về cách luân chuyển chứng từ Cách luân chuyển chứng từ được tiến hành chặt chẽ đã tạo điều kiện theo dõi đối chiếu một cách chính xác và khoa học các nghiệp vụ nhập xuất kho vật tư giữa các đơn vị sản xuất, phòng kế toán. Dựa vào đó, kế toán nguyên vật liệu có thể hạch toán chính xác các nghiệp vụ nhập - xuất nguyên vật liệu và phòng vật tư có thể có được những thông tin kịp thời để lập kế hoạch mua vật tư đáp ứng cho nhu cầu sản xuất trong kỳ. + Về công tác hạch toán chi tiết nguyên vật liệu Trong công tác hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, nhà máy đang áp dụng phương pháp ghi thẻ song song. Phương pháp này thuận tiện cho cho công tác hạch toán nguyên vật liệu tại phòng kế toán bằng kế toán máy (theo dõi cả về số lượng & giá trị) vừa giảm nhẹ được công việc của thủ kho ở kho. + Về công tác hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu - Kế toán sử dụng tài khoản theo đúng chế độ kế toán, kế toán vật tư mở tài khoản NVL theo kho vật tư và quản lý vật tư theo mã vật tư. Mở tài khoản ngắn gọn, mở theo cách phân loại và theo công dụng của vật tư giúp kế toán dễ hạch toán, định khoản và vào sổ kế toán - Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên. Việc vận dụng hạch toán này là phù hợp với tình hình thực tế của nhà máy, đáp ứng được yêu cầu theo dõi thường xưyên tình hình biến động vật tư. - Đặc biệt, trong hạch toán kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng đã sử dụng phần mền kế toán trong hạch toán. Việc sử dụng phần mền kế toán đã góp phần giảm nhẹ khối lượng công việc cho kế toán, đồng thời đem lại độ chính xác cao cho công tác tính giá nguyên vật liệu Như vậy, những điểm mạnh về tổ chức quản lý và hạch toán nguyên vật liệu nêu trên có tác dụng tích cực đến việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy. 3.2.1 Hạn chế Trong tháng 7 mức tồn kho của các nguyên vât liệu đều giảm mạnh so với đầu năm. Tuy nhiên, số lượng nhiên liệu tồn kho quá ít sẽ có thể dẫn đến tình trạng không cung cấp kịp thời nhiên liệu cho sản xuất. Trong khi số lượng phế liệu thu hồi tồn kho lại nhiều. Dẫn đến sự dự trữ nguyên vật liệu tồn kho không đồng đều. Do vậy nhà máy cần xem xét vấn đề này để đảm bảo mức dự trữ giữa các vật liệu một cách tỷ lệ đồng đếu phù hợp, bởi vì dữ trữ quá nhiều hoặc quá ít đều không tốt cho một đơn vị sản xuất kinh doanh, dự trữ vật tư phù hợp có thể đảm bảo cung cấp vật tư kịp thời cho cả sản xuất cũng như ngay cả trong điều kiện bất thường xảy ra như: hoả hoạn, hỏng, mất , mát, vật liệu thiếu chất lượng …. - Khi sử dụng vật liệu mua nội bộ của công ty đặt ra, trên cơ sở công ty căn cứ vào kế hoạch sản xuất mà nhà máy lập ra. Điều này sẽ không thuận lợi cho nhà máy trong việc quyết định giá vật tư mua nội bộ và số lượng vật liệu nhập kho trong tháng - Nhà máy chỉ được sử dụng vật liệu mua ngoài nếu trong các nhà máy trong Công ty không cung cấp được. Điều này hạn chế nhà máy trong việc đi tìm được những vật liệu có chất lượng cao mà giá cả hợp lý. - Trong tính giá xuất kho vật liệu, kế toán áp dụng tính giá theo phương pháp bình quân gia quyền nên việc tính giá xuất kho sẽ bị dồn vào cuối tháng dẫn đến việc tập hợpchi phí nguyên vật liệu cũng bị dồn vào cuối tháng nên cuối tháng mới xác định được chi phí nguyên vật liệu để tính ra giá thành sản phẩm. - Cuối tháng khi hàng còn đang đi đường, ở nhà máy không hạch toán vào TK 151 để theo dõi mà chờ đến khi hàng về mới làm thủ tục nhập kho và ghi sổ kế toán, điều này chưa đúng với chế độ kế toán hiện hành - Trong điều kiện nền kinh trế hiện nay giá cả của nhiều mặt hàng thường xuyên biến động, Nhà máy chưa lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Điều này sẽ có ảnh hưởng xấu tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy nếu gặp phải tình huống giá cả nguyên vật liệu trên thị trường biến động lớn. 3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉP Với góc độ là một sinh viên thực tập em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần nhỏ bé vào công việc hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Nhà Máy Cơ Khí Gang Thép như sau: Nhà máy có thể nên chú ý đến việc lập kế hoạch sản xuất cho từng phân xưởng hợp lý hơn để tổ chức lập kế hoạch nhu cầu chi tiết dự trữ vật tư và định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho sản xuất một cách phù hợp đảm bảo cung cấp, sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất kịp thời như: Xác định rõ định mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm cho từng phân xưởng, xây dựng chính xác kế hoạch sản xuất sản phẩm, các dự toán, các phương án sử dụng nguyên vật liệu cho từng phân xưởng sản xuất. 3.4.1 Về hạch toán chi tiết nguyên vật liệu 3.4.1.1 Lập phiếu giao nhận chứng từ nhập xuất Về giao nhận chứng từ giữa thủ kho và kế toán: Vì nguyên vật liệu của nhà máy phải nhập xuất làm nhiều lần nên số lượng chứng từ về nhập xuất nguyên vật liệu ở nhà máy tương đối nhiều, để nâng cao trách nhiệm bảo quản chứng từ, có cơ sở pháp lý để quy kết trách nhiệm khi chứng từ bị mất, nhà máy nên lập sổ giao nhận chứng từ. Mấu phiếu giao nhận chứng từ có thể lập như sau: PHIẾU GIAO NHẬN CHỨNG TỪ Từ ngày … đến ngày STT Mã vật tư Tên vật tư Số lượng chứng từ Số hiệu chứng từ Ghi chú Người giao Người nhận 3.4.1.2 Lập phiếu xuất vật tư theo hạn mức Làm căn cứ hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, kiểm tra việc sử dụng vật tư theo hạn mức. Phiếu này dùng cho một loại vật tư hay nhiều loại vật tư Hạn mức được duyệt trong tháng là số lượng vật tư được duyệt trên cơ sở khối lượng sản phẩm sản xuất trong tháng theo kế hoạch và định mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị sản phẩm Hạn mức được duyệt = Số lượng sản phẩm sản xuất theo kế hoạch trong tháng x Định mức sử dụng vật tư cho một đơn vị sản phẩm Số lượng thực xuất trọng tháng do thủ kho ghi căn cứ vào hạn mức được duyệt theo yêu cầu sử dụng từng lần và số lượng thực xuất từng lần. Phụ trách bộ phận quản lý vật tư căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch sản xuất trong tháng và định mức sử dụng vật tư cho một đơn vị sản phẩm để xác định hạn mức được duyêt trong tháng cho từng bộ phận sử dụng Biểu 48 Đơn vị: NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉP THÁI NGUYÊN Địa chỉ:……………. Mẫu số: 05 – VT Ban hành theo quyết định số: 186 – TC/CĐKT ngày 14/3/1995 của BTC Số: …………… Nợ: Có: PHIẾU XUẤT KHO THEO HẠN MỨC Ngày ….tháng…..năm….… Bộ phận sử dụng: Lý do xuất : Xuất tại kho: Stt Tên nhãn hiệu vật tư Mã số ĐVT Hạn mức được duyệt trong tháng Số lượng Đơn giá Thành tiền Ngày Ngày Ngày Cộng A B C D 1 2 3 4 5 6 7 Cộng x x x x x x x x x Người ký nhận Ngày ….. tháng……năm…… Phụ trách bộ phận sử dụng ( Ký, họ tên ) Phụ trách cung tiêu ( Ký, họ tên ) Thủ kho ( Ký, họ tên ) 3.4.1.3 Lập phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ Theo dõi số lượng vật tư còn lại cuối kỳ hạch toán ở đơn vị sử dụng. Làm căn cứ tính giá thành sản phẩm và kiểm tra tình hình thực hiện mức sử dụng vật tư Số lượng vật tư còn lại cuối kỳ ở đơn vị sử dụng được phân thành hai loại + Nếu vật tư không cần sử dụng nữa thì lập phiếu nhập kho và nộp lại kho + Nếu vật tư còn sử dụng tiếp thì bộ phận sử dụng lập phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ Biểu 49 Đơn vị: NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉP THÁI NGUYÊN Địa chỉ:……………. Mẫu số: 05 – VT Ban hành theo quyết định số: 186 – TC/CĐKT ngày 14/3/1995 của BTC Số: …………… PHIẾU BÁO VẬT TƯ CÒN LẠI CUỐI KỲ Ngày …. Tháng….năm….. Bộ phận sử dụng: STT Tên mhãn hiệu vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng Lý do sử dụng A B C D 1 2 Phụ trách bộ phận sử dụng ( Ký, họ tên ) 3.4.1.4 Công tác hạch toán hàng đi đường Việc hạch toán hàng đi đường chưa đúng với chế độ kế toán hiện hành. Nhà máy cần mở TK 151 để theo dõi. Khi nhận được hoá đơn của người bán nhưng hàng chưa về đến nhà máy, kế toán lưu hoá đơn vào tập hồ sơ “ hàng đi đường”. Nếu trong tháng hàng về thì làm thủ tục nhập kho bình thường. Nhưng đến cuối tháng hàng chưa về, kế toán căn cứ vào hoá đơn, hợp đồng mua hàng ghi Nợ TK 151: Nợ TK 133: Có TK 331: Và ghi chép trên nhật ký chứng từ số 6 Tháng sau khi hàng về nhập kho kế toán ghi: Nợ TK 152: Có TK 151: VD: Ngày 26/07/2006 Nhà máy mua ống thép của cửa hàng Hoàng Quốc Hải nhận được hoá đơn sau: Mẫu số: 01 GTKT – 3ll CD/00- B HOÁ ĐƠN ( GTGT ) Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 26 tháng 7 năm 2006 NO: 092227 Đơn vị bán hàng: Cửa hàng thép Trần Quốc Hải Địa chỉ: 38 Trần Khát Chân – Hà Nội Số TK: 060 – 0036.0908 - Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Điện thoai: …………. MST: 01002638091 Họ tên người mua hàng: Hoàng Văn Tú Đơn vị: Nhà máy Cơ Khí Gang Thép Thái Nguyên Địa chỉ: Cam Giá – Thái Nguyên - Số TK: 710A – 00130 Hình thức thanh toán: Chuyển khoản Mã số thuế: 4600100155005 STT Tên hàng hóa dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá ( đồng ) Thành tiền ( đồng ) A B C 1 2 3 = 2x1 1 Ống thép không hàn kg 1630 11.904 19.403.520 Cộng tiền hàng 19.403.520 Thuế suất thuế GTGT 5% Tiền thuế GTGT 970.176 Tổng cộng tiền thanh toán 20.373.696 Số tiền viết bằng chữ: Hai mươi triệu ba trăm bảy mươi ba nghìn sáu trăm chín mươi sáu đồng Người mua hàng ( Ký, họ tên ) Người bán hàng ( Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị ( Ký, họ tên) Nhưng do xe vận chuyển của cửa hàng bị hỏng trên đường vì vật đến cuối tháng vẫn hàng vẫn chưa về. Căn cứ vào hoá đơn GTGT kế toán ghi Nợ Tk 151: 19.403.520 Nợ TK 1331: 970.176 Có TK331: 20.373.696 Và ghi vào nhật ký chứng từ số 6. Đến cuối tháng hàng về đến nhà máy. Phòng vật tư viết phiếu nhập kho số 42 ngày 3/08/2006. Kế toán ghi bút toán Nợ TK 1521: 19.403.520 Có Tk 151: 19.403.520 NHÀ MÁY CƠ KHÍ GANG THÉP NHẬTKÝ CHỨNG TỪ SỐ 6 Ghi có TK 151 – Hàng mua đang đi đường Tháng 08/2006 Stt Diễn giải Số dư đầu tháng Hoá đơn Phiếu nhập Ghi có TK 151, ghi Nợ các TK Số dư cuối tháng SH NT SH NT 152 … Cộng 1 Mua ống thép 19.403.520 92227 26/7 42 6/8 Đã ghi sổ cái, ngày… tháng….. năm …… Kế toán ghi sổ ( Ký, họ tên) Kế toán tổng hợp ( Ký, họ tên) Kế toán trưởng ( Kế, họ tên) 3.4.1.5 Lập dự phòg giảm giá hàng tồn kho Nhà máy cần trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho - Xét về phương diện kinh tế: Nhờ các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho mà bảng cân đối kế toán của nhà máy phản ánh chính xác hơn giá trị thực tế của tài sản - Xét về phương diện tài chính: Do dự phòng giảm giá, nhà máy có thể tích luỹ được một số vốn. Số vốn này được bù đắp các khoản giảm giá hàng tồn kho thực sự phát sinh. Thực chất các khoản dự phòng là một nguồn tài chính của nhà máy tạm thời nằm trong các tài sản lưu động trước khi sử dụng thật sự - Việc trích lập dự phòng được thực hiện ở thời điểm khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm, sau khi tiến hành kiểm kê nguyên vật liệu. Để lập dự phòng thì nguyên vật liệu phải có điều kiện sau: + Nguyên vật liệu là những vật tư tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá trị thường thấp hơn giá trị ghi sổ kế toán + Có chứng từ hoá đơn hợp lý, hợp lệ hoặc các chứng từ khác chứng minh giá vốn tồn kho Phương pháp xác định mức dự phòng hàng tồn kho Mức dự phòng giảm giá cần lập cho từng loại tồn kho i = Số lượng hàng tồn kho cuối niên độ loại i x Giá đơn vị thực tế ghi sổ của vật liệu i - Giá đơn vị thực tế trên thi trường của vật liệu i Tài khoản được sử dụng để hạch toán là TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Bên nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá Bên có: Trích lập dự phòng giảm giá Dư có: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện còn Phương pháp hạch toán: Cuối niên độ kế toán hoàn nhập toàn bộ số dự phòng đã lập năm trước Nợ TK 159: Có TK 711 Đồng thời trích lập dự phòng cho năm tới Nợ TK 642 Có TK 159 3.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CUNG ỨNG, SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU Trong quá trình sản xuất của nhà máy giá trị nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất sản phẩm. Vì vậy, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nguyên vật liệu góp phần rất lớn vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong toàn nhà máy. Để công tác quản lý nguyên vật liệu ngày càng tốt hơn, nhà máy cần phải thường xuyên hoặc định kỳ phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu. Trên cơ sở các kết quả phân tích đó, nhà máy có hướng điều chỉnh kế hoạch, tìm ra các biện pháp kịp thời để phát huy những mặt tốt khắc phục những mặt còn hạn chế , không ngừng nâng cao hiệi quả của công tác quản lý nguyên vật liệu. Việc phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu có thể dựa trên một số chỉ tiêu sau đây: Phân tích tình hình sử dụng khối lượng nguyên vật liệu vào sản xuất sản phẩm: Để phân tích tình hình sử dụng khối lượng nguyên vật liệu cần xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối. Quy ước: Chỉ số 1: kỳ thực hiện Chỉ số k: kỳ kế hoạch + Mức biến động tuyệt đối : Số tương đối = M1 x 100% Mk Số tuyệt đối: DM=M1-Mk Kết quả tính toán trên cho thấy khối lượng nguyên vật liệu tiêu dùng cho sản xuất sản phẩm thực tế so với kế hoạch tăng hay giảm. Việc tổ chức cung cấp nguyên vật liệu tốt hay xấu. + Mức biến động tương đối: Số tương đối = M1 x 100% M k x Q1 Qk Số tuyệt đối = DM=M1-Mk x Q1/Qk Kết quả tính toán phản ánh lúc sử dụng nguyên vật liệu vào sản xuất sản phẩm đã tiết kiệm hay lãng phí. - Phân tích mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho đơn vị sản xuất sản phẩm: Sản phẩm của Công ty được sản xuất từ nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau. Vì vậy lúc chi phí nguyên vật liệu để sản xuất đơn vị sản phẩm chịu ảnh hưởng của hai yếu tố: Mức tiêu dùng nguyên vật liệu từng loại cho từng mức sản phẩm (mi) và giá đơn vị nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm (si). + Mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm: mi = ki + fi + hi ki: Trọng lượng tịnh của sản phẩm fi: Mức phế liệu bình quân một sản phẩm hi: Mức tiêu phí nguyên vật liệu cho sản phẩm hỏng bình quân của đơn vị sản phẩm hoàn thành. Mức tiết kiệm nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm: Dm = m1 - mk = (k1 - kk )+ (f1 - fk) + (h1 - hk) Mức tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm: Dm = Smi1si1 - mi1sik + Ảnh hưởng của nhân tố giá đơn vị nguyên vật liệu: Dm = (si1 - sik ) mik Qua kết quả phân tích trên đây giúp cho Công ty xác định rõ nguyên nhân làm thay đổi mức chi phí cho sản xuất đơn vị sản phẩm. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp thích hợp làm giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu, đây là nhân tố cơ bản để giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm. - Phân tích hệ số quay kho vật tư của thực tế so với kế hoạch: Hệ số quay kho vật tư = Giá trị vật tư xuất dùng trong kỳ Giá trị vật tư bình quân vật tư tồn kho Hệ số này càng lớn thì số vốn lưu động quay càng nhiều, điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. Trên dây là một số ý kiến đóng góp vào việc hoàn thiện công tác quản lý, hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại nhà máy Cơ Khí Gang Thép Thái Nguyên. Do kiến thức bản thân còn hạn chế, có thế giải pháp đề của em chưa đầy đủ, chưa phải là tối ưu, em rất mong được nhà máy tham khảo. KẾT LUẬN Vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong các doanh nghiệp sản xuất, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu một cách hợp lý có hiệu quả sẽ góp phần làm giảm giá thành và tăng lợi nhuận cho nhà máy. Quá trình thực tập tại nhà máy Cơ Khí Gang Thép đã giúp em có điều kiện vận dụng những kiến thức tiếp thu ở trường vào thực tế. Với bài học thực tế đã tích luỹ trong thời gian thực tập tại nhà máy đã giúp em củng cố nắm vững kiến thức đã học trên lớp. Trên cơ sở lý luận và thực tế đó với lòng mong muốn được góp phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nguyên vật liệu của nhà máy Cơ Khí Gang Thép. Song công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu là một lĩnh vực khá rộng, bên cạnh đó do trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong muốn nhận được sự góp ý của cô giáo để bài viết của em hoàn thiện hơn. Trong thời gian thực tập tại nhà máy Cơ Khí Gang Thép Thái Nguyên, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong phòng kế toán của nhà máy. Đồng thời được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn Th. S Lê Kim Ngọc đã giúp em hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn! Ngày 31 tháng 10 năm 2006 Sinh viên thực hiện Lê Hải Yến ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32887.doc
Tài liệu liên quan