Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông - In Bưu điện

LỜI MỞ ĐẦU Trong các doanh nghiệp sản xuất, Nguyên vật liệu đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, nguyên vật liệu không chỉ là tài sản của doanh nghiệp mà còn là một trong ba yếu tố đầu vào cơ bản không thể thiếu của quá trình sản xuất. Thêm vào đó chi phí Nguyên vật liệu cũng chiếm một tỉ trọng lớn trong cơ cấu chi phí cũng như giá thành của sản phẩm. Bất cứ một sự biến động nào liên quan đến nguyên vật liệu cũng làm biến động giá thành sản phẩm và tất yếu ảnh hưởng đến lợi nh

doc69 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông - In Bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uận của doanh nghiệp do vậy cần phải có biện pháp để quản lí tốt nguyên vật liệu. Để công tác quản lí nguyên vật liệu được hiệu quả thì cần thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu trong doanh nhgiệp. Kế toán là một công cụ đắc lực trong việc quản lý tài sản, nguồn vốn và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp và kế toán nguyên vật liệu lại là một nội dung trong công tác kế toán. Nó phản ánh tình hình tăng giảm và số hiện có của nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. Vì vậy, thực hiện tốt công tác kế toán nguyên vật liệu giúp cho các doanh nghiệp, công ty quản lý NVL hiệu quả và tiết kiệm không lãng phí, đảm bảo cung cấp kịp thời, đúng, đầy đủ, toàn bộ theo yêu cầu của sản xuất sản phẩm, đồng thời thúc đẩy sản xuất tiến hành một cách nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này đối với công tác kế toán của doanh nghiệp trong quá trình thực tập em đã nghiên cứa đề tài “Hoàn thiện kế toán NVL tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông – In Bưu điện ” nhằm có thêm hiểu biết về công tác kế tóan nguyên vật liệu và đóng góp một số ý kiến của mình về vấn đề này. Chuyên đề của em gồm ba phần như sau: Phần 1: Tổmg quan về công ty CP dịch vụ viễn thông và In Bưu điện Phần 2: Thực trạng công tác kế toán NVL tại công ty CP dịch vụ viễn thông và In Bưu điện Phần 3: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty CP dịch vụ viễn thông và In Bưu điện Do thời gian nghiên cứu hạn hẹp và trình độ nhận thức hạn chế nên chuyên đề không thế tránh khỏi những sai sót. Em mong cô xem xét và đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh chuyên đề này.Em xin trân trọng cảm ơn cô giáo THs.Nguyễn Thị Thu Liên đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG – IN BƯU ĐIỆN Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP Dịch vụ viễn thông & In Bưu điện Công ty cổ phần vụ viễn thông & In Bưu điện thành lập ngày 1-5-1957 có tiền thân là nhà In “ Chính Nghĩa” trực thuộc phòng cung ứng vật tư Tổng cục Bưu điện, địa điểm đóng tại số 100 - Phố hàng Trống- Hà nội. Nhiệm vụ lúc đó của xưởng In là đảm nhiệm in ấn toàn bộ ấn phẩm khai thác cho Khu, Sở, Ty Bưu điện và giấy tờ sách báo lưu hành nội bộ, tập san chuyên ngành cho các Sở, Ty dưới sự lãnh đạo của Tổng cục Bưu điện. Đến tháng 10 năm 1959, phòng cung ứng vật tư Bưu điện chuyển sang kho Bưu điện Trung ương quản lý và chuyển cơ sở sản xuất về 64 - Trần Phú- Hà nội. Tháng 3 năm 1962 xưởng In tách khỏi Cục Bưu điện Trung ương để trở thành đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc cục vật tư Bưu điện và đơn vị chuyển về 14- Trần Hưng Đạo- Hà nội. Năm 1965 xưởng chuyển sang Yên Viên- Gia Lâm – Hà nội làm việc. Cục vật tư quyết định sát nhập xưởng In với Bưu điện Trung ương sau đổi tên thành “ Xí nghiệp cung tiêu Bưu điện”. Tháng 12 năm 1966 xí nghiệp In Bưu điện được tách khỏi kho Bưu điện Trung ương thành một đơn vị trực thuộc Công ty vật tư Bưu điện . Năm 1980 xí nghiệp chuyển về Đặng xá – Gia lâm và được đổi tên thành “Xưởng In và may”. Tháng 8 năm 1985 lãnh đạo Tổng cục quyết định tách Xưởng In ra khỏi Công ty vật tư với tên gọi “ Xí nghiệp In Bưu điện”. Ngày 24/12/2002 theo quyết định số 527/QĐ – TCCB/HĐQT của Hội đồng quản trị Tổng công ty Bưu điện viễn thông Việt nam, xí nghiệp In Bưu điện được đổi tên thành “Công ty In Bưu điện”, địa điểm đóng tại 564 Nguyễn văn Cừ, Long Biên, Hà Nội và Đặng xá – Gia lâm - Hà Nội . Công ty In Bưu điện có tên giao dịch quốc tế là Post and Telecommunication Printing Company,viết tắt là PTPRINT, là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thương mại, là đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt nam, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản tại ngân hàng Công thương Hà nội. Theo quyết định số 199/QĐ- HĐQT, ngày 10 tháng 8 năm 2007 của Hội đồng quản trị, Công ty CP In Bưu điện chuyển thành Công ty Cổ Phần Dịch vụ Viễn Thông & In Bưu điện có tên tiếng anh là Post and Telecommunication Printing Joint Stock Company,viết tắt là PTP. Công ty có trụ sở chính tại 564 Nguyễn văn Cừ, Long Biên, Hà Nội, và chi nhánh phía nam 65 Trươmg Định, Phường 6, Quận 3, TP HCM. Vốn điều lệ : 68.000.000.000đ. Người đại diện pháp luật : Huỳnh Quang Vinh - Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc.Điện thoại: 04 36523384. Fax: 0436523384. Mặc dù có nhiều lần tách ra nhập vào và có những thời kỳ Công ty gặp nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Tổng cục Bưu điện và Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt nam, cộng với sự nỗ lực, phấn đấu của lãnh đạo công ty và tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty, công ty đã ngày càng phát triển, các chỉ tiêu thực hiện năm sau luôn cao hơn năm trước. Sau hơn 50 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành đến nay công ty In Bưu điện đã sản xuất được hơn 300 loại ấn phẩm với số lượng lớn, chất lượng cao và ngày càng đổi mới nhiều hơn trong quản lý tổ chức sản xuất để giữ vững và ngày càng phát triển không ngừng, đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao. Đặc điểm họat động sản xuất kinh doanh của công ty CP dịch vụ viễn thông – In Bưu điện . Ngành nghề kinh doanh: Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là: - In các loại ấn phẩm chuyên ngành Bưu chính viễn thông: in sách báo, tạp chí, tem nhãn, bao bì, danh bạ điện thoại, danh bạ cục phục vụ chuyên nghành Bưu chính viễn thông và xã hội; - Sản xuất và kinh doanh các loại thẻ dịch vụ viễn thông, thẻ thông minh; - Tạo mẫu, chế bản và tách màu điện tử thuộc ngành in; - Sản xuất, kinh doanh các lọai vật liệu, bao bì phục vụ khai thác bưu chính viễn thông và nhu cẩu xã hội. Ngoài ra công ty còn hoạt động trong một số lĩnh vực khác như: - Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc thiết bị vật tư chuyên ngành Bưu chính viễn thông, điện, điện tử, tin học, in ấn; - Cho thuê văn phòng, kinh doanh đại lý khai thác các dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ du lịch; - Đầu tư trong các lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghiệp, nhà ở, cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, đô thị và các lĩnh vực đầu tư khai thác theo quy định của pháp luật; - Liên doanh liên kết các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài phù hợp với các quy định của pháp luật. Thị trường tiêu thụ Hiện nay, thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty không chỉ bó hẹp với mạng lưới phân phối sản phẩm có mặt ở 64 tỉnh thành trong nước mà còn vươn xa tiếp cận với thị trường nước ngoài.Công ty phân chia thị trường tiêu thụ làm thành 3 khu vực: Bắc- Trung -Nam do các trung tâm kinh doanh phụ trách. Đặc điểm về máy móc thiết bị. Từ 1985 đến 1991 Công ty chỉ có máy in TYPO lạc hậu với dây chuyền không đồng bộ, chỉ in được những sản phẩm đơn giản. Đến nay Công ty nhập thêm giây chuyền công nghệ in OFFSET. Năm 1991 Công ty nhập dây chuyền đồng bộ công nghệ in OFFSET gồm máy phơi Six và máy in một màu Heidenberg (Cộng hòa liên bang Đức) Năm 1994 nhập máy phơi khổ lớn và hai máy màu của CHLB Đức đáp ứng được nhu cầu của ngành. Sản phẩm in của Công ty đã cạnh tranh và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trên thị trường. Năm 1999 nhập thêm dây chuyền công nghệ in Flexo thế hệ mới, in thẻ từ để phục vụ cho ngành. Với công nghệ và thiết bị hiện đại đang có, Công ty In Bưu điện đã tạo ra sản phẩm tạo niềm tin, uy tín với khách hàng trong và ngoài ngành Bưu chính, Công ty đạt doanh thu cao, lợi nhuận tăng đảm bảo thu nhập cho người lao động. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất Công ty đang áp dụng quy trình công nghệ với sản phẩm các loại sản phẩm in. Quy trình công nghệ của công ty là một quy trình đơn giản, sản xuất sản phẩm diễn ra một cách liên tục và khép kín từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Chế bản Bình bản Phơi bản Tờ giấy Dỗ có cắt In Hoàn chỉnh Đếm bó Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm in Chế bản: Khi nhận được tài liệu gốc, bộ phận kỹ thuật sản xuất trên cơ sở nội dung in sẽ thiết kế kỹ thuật theo yêu cầu in. Bình bản: Trên cơ sở các tài liệu, phim ảnh, bình bản làm nhiệm vụ bố trí tất cả các loại (chữ, hình ảnh….) có cùng một màu vào các tấm mica theo từng trang in. Phơi bản: Trên cơ sở các tấm mica do bộ phận bình bản chuyển sang, bộ phận phơi bản có nhiệm vụ chế bản vào khuôn nhôm hoặc kẽm. Tờ giấy và dỗ có cắt là quá trình song song với các khâu trên nhằm chuẩn bị NVL sẵn sàng cho sản xuất. In: Khi nhận được các chế bản khuôn in nhôm hoặc kẽm (đã được phơi), lúc này bộ phận in offset sẽ tiến hành in hàng loại theo các chế bản khuôn in đó. Hoàn chỉnh sản phẩm: Khi nhận được các bản in từ bộ phận in đã hoàn thành. Bộ phận hoàn chỉnh sản phẩm sẽ tiến hành phân loại và hoàn thiện sản phẩm trước khi xuất bán như : Pha, xén, đóng quyển, đóng gói, nhập kho và chuyển cho khách hàng. Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm Sản phẩm tiêu thụ chủ yếu của công ty chủ yếu là Hóa đơn, ấn phẩm trong ngành, tạp chí, thẻ điện thoại, kit… Công ty áp dụng hai phương thức tiêu thụ sản phẩm: Bán hàng trực tiếp: Hàng được bán trực tiếp tại công ty qua kho hoặc không qua kho. Hàng gửi bán: Hàng được tiêu thụ thông qua các Trung tâm kinh doanh vật tư Bưu điện, chi nhánh Hà nội, chi nhánh miền Trung và chi nhánh miền Nam. Tình hình sản xuất kinh doanh Bằng những nỗ lực đầu tư và phong trào thi đua lao động sản xuất đã đưa lại cho công ty những thành quả tốt đẹp. Bảng 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005- 2006- 2007 Đơn vị tính: VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 141.802.000.000 186305.755.838 206.965.490.906 229874521302 2 Các khoản giảm trừ - - - 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 141.802.000.000 186.305.755.838 206.965.490.906 229874521302 4 Giá vốn hàng bán 121.570.602.000 153.652.978.288 168.106.018.748 172563412984 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20.230.398.000 33.257.075.135 38.483.916.400 57311108318 6 Doanh thu hoạt động tài chính 117.178.000 175.520.762 132.166.785 1845230146 7 Chi phí tài chính 8.589.000 37.760.381 105.068.000 14852365478 8 Chi phí bán hàng 2.002.000.000 3.396.722.415 7.375.555.72 20145698741 9 Chi phí quản lý DN 2.169.125.000 1.922.403.137 944.852.929 10000230145 10 Lợi nhuận thuần HĐKD 16.169.862.000 29472432378 30.566.162.284 14158044100 11 Thu nhập khác 15.000.000 - 3156980231 12 Chi phí khác - - 2106548236 13 Lợi nhuận khác 15.000.000 1050431995 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 16.169.862.000 29.487.432.378 30.566.162.284 15208476095 15 Thuế TNDN 4.527.163.000 8.896.101.332 8.558.525.799 2129186653 16 Lợi nhuận sau thuế 11.641.699.000 20.590.331.046 22.007.636.485 23027201447 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2005-2006-2007-2008 Dựa vào các chỉ tiêu trên ta nhận thấy tình hình công ty đang trong giai đoạn phát triển tốt, để thấy rõ hơn ta xem xét các chỉ tiêu sau: Doanh thu của công ty năm 2006 tăng lên so với năm 2005 là 44.503.75nđ, tương đương với 31,38%. Khi doanh thu tăng làm cho các chỉ tiêu khác tăng theo như giá vốn hàng bán 32.082.376 nđ tương ứmg 26,38%(nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu), chi phí bán hàng( hoa hồng cho khách hàng, chi phí tiếp thị..) cũng tăng 1.394.722 nđ. Tuy nhiên chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 256.722 nđ. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, giảm những khoản chi phí không cần thiết, tình hình quản lý tốt. Và sự gia tăng giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng là tất nhiên vì doanh thu tăng công ty bán nhiều hàng hơn, công ty phải sản xuất nhiều sản phẩm hơn và các khoản chi phí hoa hồng tiếp thị cũng nhiều hơn. Nhưng tất cả các khoản chi phí đó đã được doanh thu bù đắp nên lợi nhuận của công ty năm 2006 vẫn tăng hơn so với năm 2005 là 8.948.632 nđ tương đương với 76,86%. Ta thấy năm 2006 doanh thu, lợi nhuận tăng mạnh so với năm 2005 là do những biến động mạnh mẽ trên thị trường năm 2005 và đây lại là năm đầu tiên công ty họat động theo quy chế công ty cổ phần, nhiều chỉ tiêu đặt ra không hoàn thành. Tuy nhiên, năm 2006 do những ổn định sắp xếp kịp thời, tình hình sản xuất của công ty lại khởi sắc với một nhịp độ tăng trưởng cao. Đến năm 2007 doanh thu của công ty tiếp tục tăng: 20.659.735 nđ tương ứng 11,01% so với năm 2006. Giá vốn hàng bán tăng 14.453.040 nđ,tương ứng tăng 9,4% và chi phí bán hàng tăng mạnh 3.978.833nđ tương ứng 117,13%. Mặc dù doanh thu của công ty tăng 20.659.735 nđ nhưng do các chi phí sản xuất tăng nên giá vốn tăng, chi phí bán hàng cũng tăng hơn gấp đôi nên lợi nhuận chỉ tăng 1.417.305 nđ tăng 6,88%. Đến năm 2008 doanh thu tăng 229.090.030nđ tương ứng 11,069% trong khi giá vốn hàng bán chỉ tăng 2,65%.Tuy nhiên chi phí bán hàng và chi phí tài chính tăng mạnh so với năm 2007(do lãi suất tăng mạnh)nên lợi nhuận của công ty năm 2008 chỉ tăng 1.019564nđ tương ứng với 4,63% Lương bình quân cũng tăng: Năm 2005:1,95 triệu; Năm 2006 2,5triệu; Năm 2007: 3,2 triệu.Năm 2008: 3,7 triệu. Tóm lại: Sau khi xem xét và phân tích kết quả kinh doanh của các năm 2005- 2006- 2007 ta thấy tình hình kinh doanh của Công ty In Bưu điện rất tốt, sản xuất không ngừng mở rộng, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, đời sống của người lao động trong công ty không ngừng được cải thiện. Công ty Cổ phần In Bưu điện đã trở thành một doanh nghiệp có tiếng trên thương trường. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty CP Dịch vụ viễn thông & In Bưu điện Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty như sau: Ban giám đốc do Tổng giám đốc đứng đầu sẽ đưa ra quyết định kinh doanh cùng với sự tham mưa của các phòng chức năng. Giám đốc là người trực tiếp điều hành các phòng ban thông qua các trưởng phòng. Các Trưởng phòng đảm nhận các nhiệm vụ khác nhau, có đặc trưng riêng, có quan hệ mật thiết với nhau, đều tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Phòng sản xuất P.Kế toán TC-TK Phòng tổng hợp Ban BV-KS Ban Giám đốc điều hành Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Nhà máy In Bưu điện Các trung tâm KD-BĐ Chi nhánh Hà Nội Chi nhánh miền Nam Chi nhánh miền Trung Sơ đồ1.2: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý Chức năng của một số phòng ban: + Đại hội đồng cổ đông: kiểm soát hoạt động của hội đồng quản trị và ban kiểm soát. + Hội đồng quản trị: Quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. + Ban kiểm soát: Kiểm tra, giám sát tính trung thực, hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh… + Ban giám đốc điều hành: Tổng Giám Đốc: Chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Phó tổng giám đốc thường trực: Giúp việc cho Tổng giám đốc trong công tác điều hành sản xuất của công ty. Phó tổng giám đốc kinh doanh: Giúp việc cho Tổng giám đốc trong việc điều hành hoạt động kinh doanh. Phòng sản xuất: Tổng hợp, đánh giá tình hình họat động sản xuất kinh doanh của Công ty, điều hành toàn bộ dây chuyền sản xuất sản phẩm của Công ty thông qua Lệnh sản xuất. Phòng kế toán tài chính- thống kê: Phòng này có trách nhiệm ghi chép, thu nhận, kiểm tra, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tổng hợp và lập báo cáo kế toán của toàn công ty. Phòng tổng hợp: Tổng hợp, đánh giá tình hình sản xuất của công ty. Ban bảo vệ, kiểm soát: Kiểm soát về mặt an ninh, trật tự của công ty . Nhà máy In Bưu điện : Tổ chức sản xuất ấn phẩm theo lệnh sản xuất, theo chỉ tiêu kế hoạch và nhiệm vụ công ty giao. Các trung tâm Kinh doanh Bưu điện : Tiêu thụ các loại sản phẩm do Công ty sản xuất ra, kinh doanh các loại hàng hóa theo giấy phép của Công ty. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty CP Dịch vụ viễn thông & In Bưu điện 1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty CP Dịch vụ viễn thông & In Bưu điện Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của công ty tổ chức theo mô hình tập trung- phân, có sự thống nhất từ trên xuống dưới. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán TSCĐ Kế toán NVL Kế toán chuyên quản Kế toán thanh toán Kế toán thuế Thủ quỹ Kế toán ở các Nhà máy, Trung tâm, Chi nhánh Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Quan hệ chỉ đạo Ghi chú: Quan hệ báo cáo sổ Chức năng nhiệm vụ Kế toán trưởng + Tham mưu giúp ban giám đốc tổ chức và chỉ đạo công tác tài chính kế toán của công ty. + Tổ chức bộ máy kế toán của công ty phù hợp với khả năng thực tế của từng người nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kế toán, đáp ứng kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra. + Tổ chức việc lập kế hoạch về tài chính tín dụng, kế hoạch về vốn, chỉ tiêu tiền mặt nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Phối hợp cùng các phòng ban liên quan lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch sửa chữa, mua sắm TSCĐ, kế hoạch đầu tư, kế hoạch quý, năm. + Kế toán trưởng còn liên quan đến công tác tài chính của công ty và kết hợp các phòng ban trong công ty xây dựng các định mức về chi phí tiền lương , kế hoạch sản xuất, sử dụng vật tư, kế hoạch thu vốn và xác định giá sản phẩm. + Định kỳ báo cáo kết quả họat động kinh doanh cho ban lãnh đạo công ty. Cuối kỳ báo cáo kết hợp phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị và lập kế hoạch sản xuất kỳ sau. + Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc công ty về công tác kế toán tài chính của công ty cũng như số liệu trên các Báo cáo tài chính. Kế toán tổng hợp + Tập hợp số liệu của các kế toán viên khác, khóa sổ để lập báo cáo quyết toán. + Báo cáo kế toán trưởng kịp thời về xử lý các số liệu kế toán hàng tháng trước khi khóa sổ lên Báo cáo tài chính. + Cuối kỳ lập một số báo cáo như sau: Bảng cân đối kế toán Báo cáo phân tích một số chỉ tiêu tài chính Thuyết mình báo cáo tài chính…. + Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về thời gian nộp báo cáo, chất lượng báo cáo, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ trước khi trình ký. Kế toán tài sản cố định + Ghi chép,phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng của TSCĐ trong công ty cũng như tại từng bộ phận sử dụng TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát việc thường xuyên giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ và kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ của công ty. + Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của tài sản cố định và chế độ quy định. + Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, giám sát việc sửa chữa TSCĐ về chi phí và kết quả của công việc sửa chữa. + Tính toán phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng, trang bị thêm, đổi mới, nâng cấp hoặc tháo dỡ bớt làm tăng (giảm) nguyên giá TSCĐ cũng như tình hình nhượng bán, thanh lý TSCĐ. Kế toán nguyên vật liệu. + Theo dõi tình hình vật liệu của công ty. + Hàng ngày cập nhật phiếu xuất kho, nhập kho vào máy. + Lên báo cáo tình hình nhập, xuất, tồn vật tư cho kế toán trưởng. + Đối chiếu số liệu với các bộ phận khác. + Các báo cáo phải lập như: Báo cáo nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu. Bảng giá nguyên vật liệu xuất kho. Kế toán chuyên quản + Theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, công tác nhập hàng, xuất kho hàng hóa thành phẩm và hàng hóa tồn kho của công ty. + Cập nhật hóa đơn bán hàng; chứng từ phát sinh tại đơn vị và chuyển cho kế toán tổng hợp. + Theo dõi tình hình họat động sản xuất kinh doanh của chi nhánh, nhà máy mình quản lý. Kế toán thanh toán + Đảm nhiệm công tác liên quan đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. + Kết hợp cùng các bộ phận kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ đươc sử dụng. + Theo dõi tình hình công nợ của công ty và báo cáo công nợ cho kế toán trưởng. + Lập bảng phân tích tình hình công nợ. + Các báo cáo phải lập: Báo cáo tồn quỹ tiền mặt. Báo cáo tiền gửi ngân hàng (có xác nhận số dư của ngân hàng) và chốt số liệu báo cáo. Kế toán thuế + Lập các báo cáo tổng hợp kê khai thuế GTGT hàng theo mẫu quy định. + Lập bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào theo mẫu quy định. + Thực hiện lập các báo cáo liên quan các nghĩa vụ về thuế đối với Nhà nước. Thủ quỹ + Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi được Ban giám đốc, kế toán trưởng ký duyệt làm thủ tục thu chi tiền mặt cho khách hàng. + Ký các thủ tục vay và nhận tiền mặt vào công ty. + Phát tiền lương hàng tháng đến từng người lao động. + Cuối kỳ nhận chứng từ kế toán để đóng và lưu trữ chứng từ theo quy định của nhà nước. + Cuối kỳ cùng với kế toán thanh toán tiến hành kiểm kê quỹ. -Kế toán ở các nhà máy, trung tâm và chi nhánh + Tập hợp các chi phí phát sinh tại đơn vị chủ yếu là chi phí bán hàng,. + Cuối tháng lập sổ cái TK641 và TK 511 chuyển lên phòng kế toán của công ty + Đối với các hóa đơn có chi phí lớn hơn 10 triệu phải chuyển lên phòng kế toán để hạch toán. Như vậy, cùng với bộ máy quản lý của công ty, bộ máy kế toán cũng có mô hình tổ chức tập trung, có sự quản lý thống nhất từ trên xuống. Vượt qua thử thách chuyển đổi cơ chế quản lý từ cơ chế kế họach hóa tâp trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước XHCN, công ty đã có sự phát triển vượt bậc. Phòng kế toán tài chính cũng có bước phát triển, hoàn thành tốt vai trò, chức năng quan trọng của mình. Sự phát triển của phòng kế toán đã góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển chung của công ty. 1.4.2 Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại công ty CP Dịch vụ viễn thông & In Bưu điện Chế độ kế toán chung tại công ty CP Dịch vụ viễn thông & In Bưu điện Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 01\01 dương lịch hàng năm và kết thúc vào ngày 31\12 dương lịch hàng năm. Đơn vị tiền tệ: VNĐ ( viết tắt là đồng). Phương pháp tính thuế GTGT :Phương pháp khấu trừ. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Phương pháp xác định giá trị nguyên vật liệu xuất: Phương pháp bình quân gia quyền cuối tháng. Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức chứng từ ghi sổ. Đặc điểm hệ thống chứng từ tại công ty CP Dịch vụ viễn thông & In Bưu điện Công ty đang áp dụng hệ thống chứng từ kế toán được ban hành theo quyết định số 15/2006-QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Các chứng từ công ty thường sử dụng là: Phiếu thu Phiếu chi - Giấy đề nghị tạm ứng… Hợp đồng mua bán hàng hóa,dịch vụ Phiếu nhập kho ( Mẫu 01-VT) Phiếu xuất kho ( Mẫu 02-VT) Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu 05-VT) Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ Biên bản kiểm kê Bảng kê mua hàng Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu 03 PXK -3LL). Hóa đơn cước vận chuyển (Mẫu 03-BH) Hóa đơn giá trị gia tăng (Mẫu 01GRKT-3LL) Lệnh sản xuất Chứng từ phải có đầy đủ chữ ký của người lập, duyệt, những người có liên quan cũng như đầy đủ những yếu tố khác theo quy định của Nhà nước. Bất cứ nghiệp vụ kinh tế nào phát sinh đều phải tiến hành lập chứng từ để xác định thời gian, giá trị kinh tế của nghiệp vụ đó. Tùy theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ mà sử dụng chứng từ thích hợp. Đặc điểm hệ thống tài khoản tại công ty CP Dịch vụ viễn thông & In Bưu điện Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo đúng quyết định số 15/2006-QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính và một số văn bản mới ban hành nhằm sửa đổi, trên cơ sở đó công ty bổ sung vào hệ thống tài khoản một số tài khoản cần thiết cho một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh. Đặc điểm hệ thống sổ tại công ty CP Dịch vụ viễn thông & In Bưu điện Hệ thống sổ Công ty áp dụng là: Sổ tổng hợp: Chứng từ ghi sổ, Sổ cái tài koản Sổ chi tiết: Sổ chi tiết NVL, Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán… Hiện nay, Công ty CP Dịch vụ viễn thông & In Bưu điện áp dụng kế toán máy ở tất cả các phần hành kế toán. Phần mềm mà công ty áp dụng là phầm mềm kế toán MISA. Khi có đầy đủ chứng từ kế toán tiến hành nhập liệu vào máy, chương trình phần mềm sẽ tự động xử lý và hệ thống hóa thông tin trên máy. Các thông tin sẽ được lưu giữ trên thiết bị ở dạng tệp tin dữ liệu chi tiết, từ các tệp chi tiết được chuyển vào các tệp cơ sở cái để hệ thống hóa các nghiệp vụ theo từng đối tượng quản lý. Cuối tháng, các sổ cái được xử lý để lập báo cáo kế toán. Quy trình xử lý thông tin Chứng từ kế toán Tệp số liệu chi tiết Tệp sổ cái Tệp số liệu tổng hợp Báo cáo sổ sách kế toán Nhập dữ liệu Tổng hợp dữ liệu cuối tháng Sơ đồ 1.4 Quy trình xử lý thông tin Quy trình ghi sổ của công ty: Chứng từ ban đầu Nhập dữ liệu vào máy Xử lý tự động theo chương trình Sổ kế toán tổng hợp Sổ kế toán chi tiết Các báo cáo kế toán Sơ đồ 1.5: Quy trình ghi sổ trong kế toán máy Đặc điểm hệ thống báo cáo tại công ty CP Dịch vụ viễn thông & In Bưu điện Công ty đang áp dụng hệ thống báo cáo theo quyết định số 15/2006-QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.Các báo cáo tài chính mà công ty phải lập gồm: + Bảng Cân đối kế toán + Báo cáo kết quả kinh doanh + Thuyết minh báo cáo tài chính + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Trước đây cuối mỗi tháng kế toán tổng hợp phải lập Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh báo cáo cho giám đốc để giám đốc nắm được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ty từ đó đưa ra phương hướng kinh doanh, nhưng do khối lượng kế toán lớn và do độ trễ của các kế toán ở các chi nhánh nên từ năm 2009 kỳ lập các báo cáo trên là quỹ. Cuối năm tài chính kế toán phải lập cả 4 báo cáo tài chính trên để gửi cho Cục thống kê, Cục thuế, Bộ tài chính, Đại hội cổ đông và các nơi yêu cầu khác. Ngoài ra để phục vụ cho việc quản lý, công ty còn lập các báo cáo quản trị như : Báo cáo tăng giảm TSCĐ, Báo cáo quỹ, Bảng tổng hợp số dư công nợ cuối kỳ… hàng tháng gửi cho Ban giám đốc PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VIẾN THÔNG VÀ IN BƯU ĐIỆN 2.1 Đặc điểm NVL sử dụng tại công ty Hiện nay, công ty có gần 150 chủng loại NVL với nội dung kinh tế và chức năng khác nhau như: giấy, mực, các loại hóa chất, bản kẽm, bản nhôm…Được cung cấp từ cả nguồn trong nước và nhập khẩu. Chi phí về vật liệu của công ty thường chiếm 70% trong giá thành sản phẩm. Giấy là vật liệu chính được sử dụng nhiều nhất trong quá trình sản xuất và kinh doanh của công ty. Do Nguyên vật liệu của công ty được lưu tại kho công ty ở Đặng Xá- Gia Lâm cách công ty 18km nên công tác bảo quản và vận chuyển vật liệu này khá khó khăn, phức tạp đòi hỏi kỹ thuật cao trong công tác quản lý, khó khăn trong vận chuyển, không những là chi phí vận chuyển rất lớn mà còn mất thời gian trong vận chuyển dễ dẫn đến gián đoạn trong sản xuất. Công tác dự trữ NVL khá linh hoạt, căn cứ vào đơn đặt hàng mà công ty đang thực hiện, sẽ thực hiện để có kế hoạch dự trữ vừa đủ NVL trong kho, đảm bảo hoạt động sản xuất của công ty được tiến hành liên tục, không gián đoạn nhưng cũng không được để xảy ra tình trạng ứ đọng vốn. Phân loại Nguyên vật liệu tại công ty. Phân loại theo công dụng và giá trị tham gia vào việc tạo ra sản phẩm + Vật liệu chính: Tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, chủ yếu là các loại giấy. Công ty sử dụng 13 loại giấy khác nhau như: Giấy Couche, giấy Tân Mai, giấy Vĩnh Phúc… + Vật liệu phụ: Là đối tượng hỗ trợ nhất định và cần thiết cho quá trình sản xuất sản phẩm gồm: Gần 40 loại mực trắng Nhật, mực đỏ Nhật, bản kẽm, phim… + Văn phòng phẩm: Gồm các loại vật liệu như bút bi, bút kim, ghim, cặp sắt… Nhiên liệu: Gồm dầu công nghiệp, dầu nhờn, dầu Diezen, hóa chất: Axít, cồn, dung môi…. +Phụ tùng thay thế: Là các loại phụ tùng được dùng nhằm sửa chữa, thay thế máy móc như: bóng đèn, vòng bi… + Phế liệu: Là những loại vật liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất như: Giấy xước, giấy lõi,giấy vụn… Quản lý Nguyên vật liệu tại công ty. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp, công ty đang cùng một lúc sử dụng rất nhiều loại NVL khác nhau được thu mua từ nhiều nguồn. Vì vậy, để việc quản lý NVL có hiệu quả, công ty đã phân theo từng kho, trong kho chia làm nhiều nhóm, trong mỗi nhóm lại được chia thành nhiều loại, từng thứ vật liệu theo đặc điểm riêng và được mã hóa để thuận tiện cho việc nhập dữ liệu vào máy. Danh sách kho Mã kho Tên kho CT Kho NVL công ty CB Kho NVL TT chế bản HN Kho NVL CN Hà nội …. … Ví dụ Kho NVL Công ty gồm nhiều nhóm và loại vật liệu như sau: + Nhóm giấy Bãi Bằng: Giấy Bãi Bằng ĐL 100 khổ 60.5*84 độ trắng 90 Giấy Bãi Bằng ĐL 100 khổ 69*87 độ trắng 90 Giấy Bãi Bằng ĐL100 khổ 79*109 độ trắng 90 ….. + Nhóm Giấy Couche: Giấy Couche 210 khổ 79*109 Giấy Couche 230 khổ 65*86 …. + Nhóm giấy cacbon Giấy cacbon CB blue khổ 61 x 91 Giấy cacbon CB hồng khổ 61.91.4 Giấy Cacbon CF Vàng khổ 65*86 Giấy Cacbon CF trắng khổ 420 ... + Nhóm giấy offset Giấy offset DL 80 khổ 79 * 109 Giấy offset DL 100 khổ 61*84 ... Hệ thống kho của công ty được đặt ở Đặng Xá- Gia Lâm- Hà nội cách trụ sở chính 18 km, được quản lý chặt chẽ bởi đội ngũ nhân viên thủ kho và bảo vệ có tinh thần trách nhiệm cao, trình độ chuyên môn tốt. Các quy trình nhập, xuất kho NVL được thực hiện theo đúng quy định. Tính giá NVLtại công ty.. 2.3.1 Tính giá NVL nhập kho NVL dùng trong sản xuất của công ty chủ yếu được thu mua từ bên ngoài, công ty không tự sản xuất. NVL mua ngoài: NVL mua ngoài đươc mua từ 2 nguồn là trong nước và nhập khẩu. NVL thu mua trong nước: Giá thực tế NVL nhập kho = Giá mua ghi trên hóa đơn+Chi phí thu mua(nếu có) Ví dụ: Nhập kho giấy Bãi Bằng của công ty sản xuất giấy Bãi Bằng theo hóa đơn số 002601 ngày 10/03/2008. Giá mua ghi trên hóa đơn là 85.123.000đ và chi phí vận chuyển là 1.350.000đ thì giá thực tế nhập kho là: 85.123.000 + 1.350.000= 86.473.000đ. NVL nhập khẩu: Giá thực tế NVL = Giá mua ghi + Thuế nhập + Chi phí vận chuyển nhập kho trên hóa đơn khẩu bốc dỡ Ví dụ: Theo hóa đơn GTGT số 002808 ngày 26/03/2009, Công ty mua giấy Cacbonless của công ty văn phòng phẩm Việt Hàn: Giá mua ghi trên hóa đơn (chưa thuế) của lô hàng này là: 31.800.000đ, thuế nhập khẩu 5%. Giá thực tế NVL nhập kho là: 31.800.000 + 31.800.000x5%= 33.390.000đ 2.3.2 Tính giá NVL xuất kho Nghiệp vụ xuất kho NVL được thực hiện hàng ngày, chủ yếu là xuất cho sản xuất sản phẩm, ngoài ra NVL còn được xuất dùng chung cho phân xưởng. Giá trị thực tế NVL xuất kho = Giá trị NVL tồn kho đầu tháng + Giá trị NVL nhập._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21841.doc
Tài liệu liên quan