Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty cổ phần cao su Sao Vàng (nhật ký chứng từ - Ko lý luận)

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Số TT Từ viết tắt Nội dung 1 XDCB Xây dựng cơ bản 2 KTCN Kỹ thuật cơ năng 3 TSCDHH Tài sản cố định hữu hình 4 GTGT Giá trị gia tăng 5 HDTL Hội đồng thanh lý 6 BKS Biển kiểm soát DANH MỤC BIỂU Biểu số 2.1: Hợp đồng kinh tế 26 Biểu số 2.2: Biên bản bàn giao nghiệm thu 30 Biểu số 2.3: Hóa đơn giá trị gia tăng 31 Biểu số 2.4 : Biên bản thanh lý hợp đồng 32 Biểu số 2.5: Biên bản nghiệm thu 34 Biểu số 2.6: Biên bản quyết toán và thanh lý hợp

doc92 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1329 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty cổ phần cao su Sao Vàng (nhật ký chứng từ - Ko lý luận), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồng 35 Biểu số 2.7: Hóa đơn 36 Biểu số 2.8: Biên bản đề nghị thanh lý TSCĐ 39 Biểu số 2.9: Biên bản đánh giá và đề nghị thanh lý 40 Biểu số 2.10: Quyết định thanh lý 41 Biểu số 2.11: Phiếu thu 42 Biểu số 2.12: Biên bản họp hội đồng thanh lý và nhượng bán TSCĐ năm 2009 42 Biểu số 2.13: Biên bản bàn giao thiết bị 59 Biểu số 2.14: Quyết toán chi phí sửa chữa lớn 60 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 : Các dây chuyền sản xuất tại Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng 4 Bảng 1.2 : Các mã tài sản cố định hữu hình tại Công ty 14 Bảng 1.3: Bảng phân loại tài sản cố định hữu hình theo hình thái biểu hiện 17 Bảng 1.4: Phân loại tài sản cố định hữu hình theo bộ phận sử dụng : 17 Bảng 1.5: Thời gian trích khấu hao tài sản cố định trong công ty 23 Bảng 3.1: Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành 69 Bảng 3.2: Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng 70 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm 5 Hình 1.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý công ty cổ phần cao su Sao Vàng 7 Hình 1.3 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng 19 Hình 1.4 : Qui trình ghi sổ kế toán tài sản cố định theo hình thức Nhật ký chứng từ 23 Hình 2.1 : Quy trình luân chuyển chứng từ tăng TSCĐHH do mua sắm. 25 Hình 2.2: Qui trình luân chuyển chừng từ trường hợp tăng do XDCB hoàn thành bàn giao 33 Hình 2.3: Qui trình luân chuyển chừng từ giảm tài sản cố định hữu hình do thanh lý. 38 LỜI MỞ ĐẦU Tài sản cố định nói chung và tài sản cố định hữu hình nói riêng là một trong những tư liệu sản xuất giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đây là những tài sản có giá trị lớn, gắn bó với doanh nghiệp trong thời gian dài. Do vậy, việc quản lý tài sản cố định là một yêu cầu hết sức cần thiết, bất cứ công ty nào cũng quan tâm hàng đầu. Một quyết định đầu tư sai lầm, có thể gây thiệt hàng hàng chục triệu, có khi là hàng trăm triệu đồng. Đây thật sự là một sự lãng phí rất lớn. Công ty cổ phần cao su Sao Vàng là một công ty lớn, với bề dày hoạt động hơn 50 năm, chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp từ cao su. Tài sản cố định của công ty cũng vì thế mà khá nhiều và thường có giá trị lớn. Việc quản lý tốt tài sản cố định càng trở thành một yêu cầu cấp thiêt. Làm thế nào để việc trang bị tài sản cố định là đúng nơi, đúng chỗ, đúng nhu cầu và phát huy giá trị sử dụng cao nhất. Qua xem xét bảng cân đối kế toán của công ty, nhận thấy rằng giá trị tài sản cố định hữu hình trong công ty hiện tại là khá lớn, chiếm tới gần 50% giá trị tổng tài sản, tuy nhiên, qui mô và cơ cấu nguồn vốn lại chiếm chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn. Vậy điều này liệu có hợp lý hay ko? Thêm vào đó, hiện tại kế toán tài sản cố định tại công ty vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý, như vấn đề phân loại tài sản cố định còn chưa đồng bộ, vấn đề mã hóa tài sản cố định chưa rõ ràng, sổ sách theo dõi kế toán tài sản cố định còn có phần chưa thống nhất Với những định hướng như vậy, được sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS. TS Nguyễn Minh Phương, và các anh chị trong công ty nhiệt tình giúp đỡ, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài : Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng. Nội dung đề tài gồm có 3 phần như sau Đặc điểm và tổ chức quản lý tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng. Thực trạng kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng. Đánh giá thực trạng và phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng. Chương I: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG 1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần cao su Sao Vàng Nhà máy cao su Sao Vàng tiền thân là xưởng đắp vá săm lốp ô tô thành lập ngày 7/10/1956 tại số 2 Đặng Thái Thân, Hà Nội. Đến đầu năm 1960, xưởng được sáp nhập với nhà máy cao su Sao Vàng và trở thành công ty cao su Sao Vàng Hà Nội. Ngày 27 tháng 8 năm 1992, theo quyết định số 645/ CNNg của Bộ Công nghiệp nặng ( năm 2007 được sáp nhập với Bộ Thương Mại, gọi tên là bộ Công Thương) nhà máy được đổi tên thành “ Công ty Cao su Sao Vàng”. Thực hiện chủ trưởng của Đảng và Nhà nước, cũng như của tổng công ty hóa chất Việt Nam trong việc đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, ngày 24 tháng 10 năm 2005, công ty cao su Sao Vàng được cổ phần hóa theo quyết định số 3500/ QĐ- BCN của Bộ Công Nghiệp. Từ đó đến nay, công ty hoạt động với tên giao dịch là “Công ty cổ phần cao su Sao Vàng” số vốn điều lệ ban đầu là 49.048.000.000 đồng, với 2 lần thay đổi đăng ký kinh doanh, hiện vốn điều lệ của công ty đạt 108.000.000.000 đồng. Hiện nay, ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ cao su, công ty còn hoạt động thêm trong một số lĩnh vực như : Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị hóa chất phục vụ cho ngành công nghiệp sao su Chế tạo, lắp đặt và mua bán máy móc thiết bị phục vụ ngành cao su, Cho thuê cửa hàng, văn phòng, nhà xưởng, kho bãi, Mua bán, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, xe máy và phụ tùng thay thế Mua bán hàng kính mắt thời trang, thiết bị quang học, Mua bán hàng điện, điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, đồ dùng cá nhân và gia đình…. 1.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh kinh doanh tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng. Với bề dày gần 50 năm thành lập và phát triển, công ty cao su Sao Vàng hiện đang là một trong ba doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ cao su trong cả nước. Mặc dù, công ty hiện đang kinh doanh khá nhiều ngành nghề, tuy nhiên sản phẩm kinh doanh chính vẫn là các sản phẩm từ cao su. Nhằm làm rõ những đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng tới công tác tổ chức quản lý tài sản cố định, ta sẽ lần lượt làm rõ những vấn đề sau: 1.1.2.1. Đặc điểm sản phẩm Trong suốt 50 năm qua, công ty đã nổi tiếng khắp miền Bắc với sản phẩm săm lốp xe đạp. Từ cụ già cho đến các em nhỏ đều biết đến sản phẩm này của công ty. Tuy nhiên, nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới kinh tế của đất nước, phù hợp với xu thế hội nhập, ngày nay các sản phẩm của công ty chủ yếu như sau: Săm lốp các loại : Hiện nay, ngoài săm lốp xe đạp. công ty còn sản xuất thêm săm lốp xe máy, ô tô. Công ty cũng là công ty đầu tiên và duy nhất của Việt Nam sản xuất thành công lốp máy bay. Sản phẩm của công ty có rất nhiều ưu điểm, chịu được nhiệt độ cao, phù hợp với khí hậu Việt Nam và cũng dễ sửa chữa khi hỏng hóc. Đặc biệt, giá cả mà công ty đưa ra cũng rất hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của đa số người dân Băng tải : Ngoài săm lốp thì băng tải cũng là một sản phẩm đang được công ty chú trọng sản xuất. Hiện nay, sản phẩm này đang được sử dung rất rộng rãi trong các công ty sản xuất, lắp ráp, hay khai thác khoáng sản. Cao su kỹ thuật : Đây cũng là một thế mạnh mà công ty đang cố gắng khai thác. Hiện tại, cao su kỹ thuật là những chi tiết máy, rất nhỏ nhưng đòi hỏi độ tinh vi và chính xác cao. Do đó, giá thành vì thế cũng ko rẻ và không được bán phổ biến cho người sử dụng cuối cùng. Khách hàng chính của dòng sản phẩm này chính là các công ty, doanh nghiệp chuyên sản xuất lắp ráp. Đây cũng được coi là một bộ phận khách hàng khá ổn định mà công ty cần tập trung khai thác 1.1.2.2. Đặc điểm về nguyên vật liệu Với đặc điểm của sản phẩm chủ yếu là các sản phẩm từ cao su, do đó nguyên vật liệu chính mà công ty thường xuyên sử dụng là cao su. Cao su có thể có 2 dạng: cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp, trong đó, cao su tổng hợp thường phải nhập khẩu từ nước ngoài. Ngoài ra, công ty thường xuyên phải sử dụng hóa chất xúc tác như: paraphin, nhựa thông, dầu flexon 112, oxit kẽm, aralur 654…Ngoài cao su tổng hợp, công ty còn phải nhập khẩu các nguyên vật liệu khác như: vải mành, chất phòng lão hóa cao su, thép tanh, van ô tô, xe máy... 1.1.2.3. Đặc điểm về máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ Đặc điểm về máy móc thiết bị Trước đây, các máy móc thiết bị mà công ty sử dụng chủ yếu là do Trung Quốc tài trợ, do đó, chất lượng và trình độ khoa học công nghệ khá lạc hậu. Tuy nhiên, kể từ năm 2006, khi công ty được cổ phần hóa, vấn đề đầu tư máy móc thiết bị được đầu tư một cách đồng bộ hơn và hiện đại hơn. Hiện tại các máy móc thiết bị mà công ty đang sử dụng chủ yếu là các máy móc chuyên dùng trong sản xuất sản phẩm từ cao su như máy ép, máy tráng cán , các dây chuyền sản xuất săm lốp, băng tải, xe nâng, các phương tiện vận tải…Nhìn chung, trình độ công nghệ của công ty đang được đầu tư đổi mới khá đồng bộ. Sau đây là một vài dây chuyền công nghệ công ty đang sử dụng: Bảng 1.1 : Các dây chuyền sản xuất tại Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng Số TT Tên dây chuyền sản xuất Công suất thiết kế 1 Săm lốp ô tô 500.000 bộ/năm 2 Lốp xe máy 1.200.000 chiếc/năm 3 Săm xe máy 7.000.0000 chiếc/năm 4 Lốp xe đạp 8.000.000 chiếc/năm 5 Săm xe đạp 10.000.000 chiếc/năm 6 Cao su kỹ thuật 1.000 tấn sản phẩm/năm Nguồn: Công ty Cổ phần cao su Sao Vàng Đặc điểm về dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm Sản phẩm mà công ty sản xuất là những sản phẩm mang tính đặc thù. Các sản phẩm này đều có một sự độc lập tương đối với nhau. Do đó, quy trình sản xuất sản phẩm của công ty là quy trình sản xuất liên tục khép kín, qua nhiều giai đoạn chế biến song chu kỳ ngắn. Do đó việc sản xuất một loại sản phẩm được thực hiện khép kín trong một phân xưởng. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức sắp xếp cũng như bố trí lao động phù hợp, đồng thời cũng tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn của công ty. Mặc dù sản phẩm của công ty rất đa dạng, nhưng các sản phầm có sự liên quan lẫn nhau, độc lập lẫn nhau. Do đó, mỗi xí nghiệp đảm nhiệm sản xuất một hay một số loại sản phẩm và các loại sản phẩm này đều được sản xuất từ cao su. Vì vậy quy trình công nghệ chung tương đối giống nhau. Sau đây là sơ đồ nguyên tắc về quy trình công nghệ chung cho hầu hết các loại sản phẩm của công ty. Tùy vào đặc điểm của từng sản phẩm mà qui trình công nghệ có thể được rút ngắn hoặc thêm vào một số bước nhất định Chuẩn bị cao su nguyên liệu Sơ - hỗn luyện (máy luyện kim) Phối liệu hoá chất Cán tấm (cao su bán thành phẩm) Nhiệt luyện Máy cắt vải mành Ép thành hình tanh Máy cán tráng vải mành Máy thành hình bán thành phẩm lốp ô tô Cán (ép) mặt lốp, săm…(máy ép suất) Máy dán ống vải (sản phẩm lốp ô tô) Lưu hoá sản phẩm Kiểm tra sản phẩm, bao gói nhập kho Hình 1.1: Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm Quy trình công nghệ của công ty có thể được tóm tắt như sau: Khâu chuẩn bị nguyên liệu: Cao su được cắt thành miếng 20 kg và đưa vào sơ luyện cùng các chất làm mềm như: stearic, farafin cùng các chất độn như: thanh đen, ZnO,…. Hóa chất qua sàng sấy và cân định lượng căn cứ vào đơn pha chế xác định thành phẩm và định lượng phù hợp. Khâu luyện: Gồm hai quá trình sơ luyện và hỗn luyện. Cao su sơ luyện và hóa chất đã được cân định lượng đưa vào máy luyện (có thể là máy luyện kín hoặc hở) để thực hiện quá trình hỗn luyện. Đây là quá trình trộn lẫn và hòa tan các hoá chất vào cao su để đảm bảo tính cơ lý của sản phẩm. Cao su hỗn luyện được đưa vào nhiệt luyện sau đó được cán đều để tăng độ đồng nhất và độ dẻo của hỗn hợp cao su theo yêu cầu kỹ thuật của cả giai đoạn tiếp theo. Ép bóc tanh và thành hình tanh: Dây thép làm tanh được ép bọc cao su và cuốn thành vòng theo quy định để đảm bảo độ kết dính phục vụ cho giai đoạn công nghệ sau. Cán tráng thành hình ống vải: Vải được cán cao su lên hai mặt sau đó đưa lên máy cắt theo các cỡ quy định. Hình thành sản phẩm: Là bước lắp ráp hoàn chỉnh các kết cấu của sản phẩm. Lưu hóa: Đây là giai đoạn có tác dụng chuyển trạng thái cao su từ mạch thẳng sang mạch không giãn tạo ra tính chất cơ lý đảm bảo yêu cầu chất lượng sản phẩm như chịu mài mòn, va đập, đàn hồi…nhờ tác dụng của lưu huỳnh và chất phụ gia với mạch cao su ở nhiệt độ và áp suất thích hợp. Trên đây là quy trình chung cho tất cả cấc loại sản phẩm, khi đưa vào sản xuất sản phẩm cụ thể có thể thêm hay bớt một vài giai đoạn phụ. 1.2. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng 1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng Xuất phát từ đặc điểm qui trình công nghệ khép kín trong một phân xưởng, nên việc tổ chức quản lý của công ty cũng có những đặc điểm riêng. Các bộ phận phòng ban giúp việc cho ban giám đốc được đặt tại trụ sở chính : như phòng tổ chức nhân sự, phòng tài chính kế toán…Ngoài ra, công ty còn tổ chức thành các xí nghiệp trực thuộc, các chi nhánh tiêu thụ tại miền trung và miền nam. Mặc dù cơ cấu tổ chức này có hơi cồng kềnh. Tuy nhiên, lại là một cơ cấu hợp lý trong điều kiện sản xuất của công ty. Để cụ thể, ta sẽ đi xem xét sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý như sau: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG P.Tài chính kế toán P.Tổ chức nhân sự P.Kỹ thuật cơ năng P.Kỹ thuật cao su Xí nghiệp cao su số 3 Xí nghiệp cao su số 2 Xí nghiệp cao su số 1 P.Xây dựng cơ bản Phòng kho vận P.Kế hoạch vật tư P.Môi trường-An toàn Văn phòng công ty P.Quản trị bảo vệ P.Xuất nhập khẩu P.Tiếp thị bán hàng T.Tâm chất lượng Xí nghiệp cơ điện Xí nghiệp năng lượng Xí nghiệp cao su kỹ thuật Xí nghiệp luyện Xuân Hoà Chi nhánh Thái Bình Phó Giám đốc 1.Phụ trách nội chính 2.Phụ trách XDCB và kỹ thuật 3.Phụ trách sản xuất Tổng giám đốc Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Chi nhánh Đà Nẵng Chi nhánh TP HCM Đại hội đồng cổ đông Hình 1.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý công ty cổ phần cao su Sao Vàng Theo sơ đồ trên, hiện nay công ty đang hoạt động theo luật doanh nghiệp ban hành năm 2005. Do đó, mô hình hoạt động của công ty được tổ chức theo điều lệ của công ty cổ phần. Gồm có đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban giám đốc và ban kiểm soát. Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết. Đây là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, họp ít nhất mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định và có trách nhiệm thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty đồng thời quyết định phân bổ ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và các vấn đề khác của Công ty. Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị của Công ty có 05 thành viên, mỗi nhiệm kỳ tối đa của từng thành viên là 05 năm và có thể được bầu lại với nhiệm kỳ không hạn chế. Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu ra. Ban tổng giám đốc: Ban Tổng Giám đốc của Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng gồm có 04 thành viên, trong đó có 01 Tổng Giám đốc và 03 Phó Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc là người điều hành và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo quy định của Pháp luật và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, quyết định của Hội đồng quản trị, Điều lệ Công ty. Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty, chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật. Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là cơ quan có chức năng hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc, Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và thay mặt Đại hội đồng cổ đông giám sát mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, báo cáo trực tiếp cho Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát của Công ty có 03 thành viên, có nhiệm kỳ 5 năm, bằng với nhiệm kỳ của hội đồng quản trị. Ngoài trụ sở chính được đặt tại địa chỉ 231 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Hà Nội, công ty còn tổ chức một số chi nhánh và đơn vị trực thuộc như sau: Xí nghiệp cao su số 1; Xí nghiệp cao su số 1 là đơn vị sản xuất của công ty cổ phần cao su sao vàng tại hà nội, hạch toán kinh tế nội bộ và không có tư cách pháp nhân. Xí nghiệp hoạt động trên cơ sở điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần cao su sao vàng, chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diện của công ty. Xí nghiệp cao su số 1 có trách nhiệm sản xuất các mặt hàng như: săm, lốp xe máy, săm ô tô, săm máy bay các loại Xí nghiệp cao su số 2 Xí nghiệp cao su số 2 là đơn vị sản xuất của công ty cổ phần cao su sao vàng, hạch toán kinh tế nội bộ, không có tư cách pháp nhân. Xí nghiệp hoạt động trên cơ sở đìều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần cao su sao vàng, có trách nhiệm sản xuất các mặt hàng : lốp xe đạp các loại, gia công các bán thành phẩm cho đơn vị bạn và khách hàng khi được giao nhiệm vụ Xí nghiệp cao su số 3: Xí nghiệp cao su số 3 cũng là một đơn vị sản xuất trực thuộc của công ty, là đơn vị hạch toán phụ thuộc, không có tư cách pháp nhân, công ty chuyên sản xuất các sản phẩm sau: lốp ô tô các loại, lốp máy bay các loại, gia công bán thành phẩm khi có yêu cầu. Xí nghiệp cao su kỹ thuật Xí nghiệp cao su kỹ thuật là đơn vị sản xuất của công ty, hạch toán kinh tế nội bộ và không có tư cách pháp nhân. Xí nghiệp hoạt động trên cơ sở điều lệ của tổ chức và pháp luật qui định. Công ty chuyên chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất các mặt hàng cao su kỹ thuật các loại cho các đơn vị trong công ty và cho khách hàng khi có yêu cầu. Xí nghiệp năng lượng : Cũng giống như xí nghiệp cao su kỹ thuật, đây là một đơn vị trực thuộc của công ty, hạch tóan nội bộ, và không có tư cách pháp nhân, hoạt động theo điều lệ tổ chức là qui định của pháp luật. Xí nghiệp có trách nhiệm tổ chức sản xuất: sản xuất hơi nóng, khí nén, nước và điều phối điện phục vụ sản xuất. Xí nghiệp cơ điện: Xí nghiệp cơ điện cũng là một đơn vị trực thuộc công ty, có nhiệm vụ chế tạo khuôn mẫu, dụng cụ công nghệ các loại, đáp ứng nhu cầu của sản xuất kinh doanh của các thành viên trong công ty và của tổng công ty. Ngoài ra, xí nghiệp còn chế tạo các thiết bị về cơ khí, điện, đo lường, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, đồng thời chế tạo mới các loại máy móc thiết bị cơ khí, đo lường, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Sửa chữa, kiểm định nhà nước các loại đồng hồ áp lực: hơi nóng, khí nén, và đồng hồ áp lực dầu. Sửa chữa, kiểm định các loại cân đo lường, đồng hồ Vôn - ampe... Xí nghiệp luyện Xuân Hòa: Xí nghiệp luyện Xuân Hòa là đơn vị sản xuất của công ty, đóng tại phường Xuân Hòa, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây cũng là đơn vị trực thuộc của công ty, hạch toán phụ thuộc. Xí nghiệp có trách nhiệm tổ chức sản xuất các mặt hàng : cao su bán thành phẩm các loại, gia công cao su bán thành phẩm cho khách hàng khi có yêu cầu. Các chi nhánh trực thuộc bao gồm Chi nhánh Thái Bình : sản xuất sản phẩm Chi nhánh Thái Bình là đơn vị sản xuất của công ty, có trụ sở chính tại phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình. Chi nhánh cao su Thái Bình không có tư cách pháp nhân nhưng có con dấu riêng ( dấu tròn) theo qui định hiện hành, có tài khoản là tài khỏan của công ty tại Thái Bình, hạch tóan kinh tế nội bộ. Chi nhánh có trách nhiệm tổ chức sản xuất các mặt hàng : săm, lốp xe máy, gia công bán thành phẩm cho công ty và đơn vị bạn khi có yêu cầu. Chi nhánh Đà Nẵng : tiêu thụ sản phẩm Chi nhánh Đà Nẵng cũng là đơn vị trực thuộc của công ty, có trách nhiệm tiếp thị sản phẩm, chăm sóc khách hàng tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, đồng thời là kho trung chuyển sản phẩm tại miền Trung. Chi nhành Thành phố Hồ Chí Minh: tiêu thụ sản phẩm. Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm, chăm sóc khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận. Đối với văn phòng tại trụ sở chính, hiện đang có 13 phòng ban trực thuộc, gồm có: Phòng tổ chức nhân sự: Phòng tổ chức nhân sự nằm trong bộ máy hoạt động của công ty, có trách nhiệm tổ chức và quản lý các công tác về mặt tổ chức, lao động, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật. Ngoài ra, phòng tổ chức nhân sự còn có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty thông qua cơ chế phân công hay ủy quyền. Phòng tài chính kế toán: Phòng tài chính kế toán là một tổ chức thuộc bộ máy quản lý nghiệp vụ của công ty, có chức năng giúp giám đốc công ty trong quản lý và thực hiện công tác tài chính, huy động, sử dụng vốn và quản lý vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn trong toàn công ty. Tổ chức và thực hiện công tác kế toán, kiểm soát nội bộ của công ty theo đúng các qui định hiện hành của nhà nước. Phòng xây dựng cơ bản: Phòng xây dựng cơ bản là đơn vị thành viên trong hệ thống quản lý của công ty, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty, chức năng tham mưu cho giám đốc công ty trong việc điều hành công tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, sản xuất, quản lý việc sử dụng tài sản cố định, vệ sinh công nghiệp môi trường. Phòng xuất nhập khẩu: Phòng xuất nhập khẩu là một nghiệp vụ nằm trong hệ thống quản lý của công ty, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty. Với chức năng điều hành công tác xuất nhập khẩu vật tư, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất , xuất khẩu các sản phẩm của công ty ra nước ngoài. Phòng kế hoạch vật tư: Phòng kế hoạch vật tư là phòng tham mưu, giúp việc giám đốc công ty trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, mua sắm vật tư, cũng như công tác quản lý vật tư Phòng Môi trường – An toàn: Phòng môi trường – an toàn là đơn vị thành viên của trong hệ thống quản lý của công ty, chịu sự giám sát trực tiếp của giám đốc công ty, với chức năng tham mưu cho giám đốc công ty trong việc kiểm tra, giám sát, điều hành công tác môi trường, an toàn, đồng thời, tham gia vào các chương trình phát triển mở rộng công ty trong lĩnh vực này Phòng kỹ thuật cơ năng: Phòng kỹ thuật cơ năng là đơn vị thành viên trong hệ thống quản lý của công ty, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty, phó giám đốc công ty theo phân công và ủy quyền với chức năng là phòng tham mưu cho giám đốc công ty trong việc điều hành công tác cơ điện, năng lượng, và tham gia vào chương trình phát triển mở rộng công ty trong lĩnh vực thiết bị. Phòng kỹ thuật cao su: Phòng kỹ thuật cao su là phòng tham mưu, giúp việc giám đốc công ty, phó giám đốc công ty trong việc giám sát kỹ thuật các sản phẩm cao su. Chẳng hạn như là các vấn đề thiết kế, pha chế, công nghệ, nghiên cứu triển khai, sáng kiến cải tiến, hợp lý hóa, tiêu chuẩn hóa thuộc chức năng của phòng kỹ thuật cao su. Đồng thời, các hoạt động nghiên cứu, triển khai và quản lý kỹ thuật công nghệ cao su phải tuân thủ theo hệ thống các văn bản quản lý kỹ thuật của công ty và pháp luật của nhà nước. Phòng kho vận: Phòng kho vận là phòng tham mưu, giúp giám đốc công ty trong việc quản lý, bảo quản, vận chuyển vật tư hàng hóa của công ty. Phòng quản trị bảo vệ : Là phòng tham mưu giúp Đảng uỷ, Tổng giám đốc Công ty tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện các công tác về an ninh chính trị nội bộ, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của công ty, phòng chống cháy nổ, tổ chức tự vệ và chính sách hậu phương quân đội trong Công ty, sơ cấp cứu và tổ chức bữa ăn giữa ca cho cán bộ công nhân viên. Phòng tiếp thị bán hàng Thực hiện công tác tiếp thị bán hàng, quảng cáo sản phẩm của Công ty. Căn cứ vào thông tin về nhu cầu thị trường thu thập được, Phòng tiếp thị sẽ xây dựng các kế hoạch Marketing phù hợp để quảng bá thương hiệu và đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm. Trung tâm chất lượng Có trách nhiệm thí nghiệm, kiểm tra, đánh giá, thống kê chất lượng: nguyên vật liệu đầu vào, các bán thành phẩm trong quá trình sản xuất, sản phẩm xuất xưởng và bảo hành. Văn phòng công ty: Có nhiệm vụ làm các công tác về mặt hành chính, nghiệp vụ thư ký, văn thư lưu trữ, phục vụ tiếp tân, lễ tân và các công tác khác do Tổng Giám đốc phân công hoặc uỷ quyền 1.2.2 Đặc điểm điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Với cơ cấu tổ chức quản lý như trên, công tác điều hành quản lý công ty hiện đang được tổ chức theo hướng vừa tập trung vừa phân tán. Phân tán : Tại các xí nghiệp, chi nhánh trực thuộc được quyền đưa ra những vấn đề, những quyết định thuộc phạm vi quản lý của mình. Sau đó, báo cáo về trụ sở chính của công ty để ban lãnh đạo công ty có thể nắm được những nét chính trong quá trình hoạt động tại đơn vị Tập trung: Mặc dù mỗi chi nhánh, mỗi xí nghiệp thành viên đều có quyền giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của mình, nhưng ban giám đốc công ty vẫn là những người có trách nhiệm đưa ra quyết định quan trọng cuối cùng. Công tác kế toán, phân công nhân sự, tổ chức tiêu thụ, marketing …đều thuộc thẩm quyền quản lý của các phòng ban tại trụ sở chính. 1.3. Đặc điểm tài sản cố định và đặc điểm tổ chức quản lý tài sản cố định tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng. 1.3.1. Đặc điểm tài sản cố định tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng Như đã đề cập, hiện tại công ty có 13 phòng ban, và 10 xí nghiệp chi nhánh trực thuộc. Do vậy, tài sản cố định cũng được trang bị một cách đầy đủ và đồng bộ cho các bộ phận, các đơn vị . Hiện tại, tài sản cố định trong công ty là khá lớn, chiếm tới gần 50% giá trị tài sản. Bao gồm các loại chủ yếu như sau: Nhà của, vật kiến trúc: nhà xưởng, kho bãi… Phương tiện vận tải : ô tô tải, ô tô 4 chỗ, ô tô 9 chỗ Máy móc thiết bị: dây chuyền luyện kín, máy cán tráng, dây chuyền nối đầu, dây chuyền đắp lốp… Thiết bị quản lý: máy in, máy photocopy, máy tính… Phương tiện truyền dẫn: đường điện, đường ống nước… Với đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý vừa tập trung tại trụ sở chính, vừa được tổ chức thành các xí nghiệp trực thuộc, tài sản cố định trong công ty vì thế cũng được tổ chức khá đồng bộ. Đa số các máy móc thiết bị quản lý đều được trang bị tại các phòng ban : phòng tài chính kế toán có hệ thống máy tính, máy phô tô copy, máy in…Còn lại, các máy móc thiết bị và phương tiện vận tải được trang bị khá đồng bộ cho các xí nghiệp trực thuộc. Với đặc thù tài sản cố định hữu hình đều có giá trị rất lớn, do đó, đòi hỏi việc đầu tư phải được nghiên cứu rất cẩn thận, phù hợp với cơ cấu tổ chức sản xuất, cũng như cơ cấu tổ chức quản lý. Đối với các bộ phận sản xuất, tài sản cố định hữu hình được trang bị chủ yếu là các máy móc thiết bị và phương tiện truyền dẫn được trang bị theo yêu cầu vào tình hình sản xuất của từng phân xưởng. Đây cũng là bộ phận tài sản chiếm giá trị khá lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Còn lại, thiết bị quản lý được trang bị cho khối văn phòng bao gồm các phòng ban tại trụ sở chính và tại các xí nghiệp trực thuộc ( phòng kế toán, phòng nhân sự, ban giám đốc…). Hiện nay ( vào thời điểm cuối năm 2009) , tổng tài sản cố định hữu hình của toàn công ty là 498.154.516.046 ( đồng), trong đó sử dụng cho hoạt động quản lý là 1.722.042.615 (đồng) , chiếm xấp xỉ 0,35%. Còn lại là các tài sản cố định hữu hình dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ trực tiếp cho hoạt động tạo ra của cải vật chất của công ty. Với mức đầu tư này, cho thấy các tài sản dùng cho hoạt động quản lý, mức đầu tư còn rất thấp. Điều này có vẻ chưa tương xứng với qui mô hoạt động và yêu cầu cung cấp thông tin của công ty. Tuy nhiên, nhìn chung, kể từ khi được cổ phần hóa, tài sản cố định của công ty không ngừng được đổi mới và càng ngày càng hiện đại hóa. Điều này là một tín hiệu rất đáng mừng, cho thấy sự phát triển bền vững của công ty trong hiện tại và tương lai. 1.3.2. Đặc điểm quản lý tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng Công tác mã hóa tài sản cố định hữu hình Với số lượng tài sản cố định khá lớn, do đó, để tiện cho việc quản lý và theo dõi tài sản cố định, tất cả tài sản của công ty đều được mã hóa. Cụ thể việc mã hóa tài sản cố định hữu hình như sau: Bảng 1.2 : Các mã tài sản cố định hữu hình tại Công ty STT Tên tài sản Mã tài sản 1 Nhà cửa, vật kiến trúc TSN 2 Máy móc thiết bị TSM 3 Phương tiện vận tải TSV 4 Phương tiện truyền dẫn TST 5 Thiết bị dụng cụ quản lý TSQ Nguồn: Công ty cổ phần cao su Sao Vàng Đánh giá tài sản cố định hữu hình Các tài sản cố định tại công ty đang được đánh giá theo 3 chỉ tiêu: Nguyên giá, hao mòn và giá trị còn lại. Nguyên giá: theo quyết định 206/2003/QĐ- BTC, nguyên giá của tài sản cố định hữu hình là giá thực tế của tài sản cố định đó khi đưa vào sử dụng. Như vậy, giá thực tế của tài sản cố định bao gồm cả các khoản chi tiêu nhằm mục đích đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: chi phí lắp đặt, chi phí vận chuyển, chạy thử.. Đối với tài sản cố định mua sắm mới: Nguyên giá của tài sản là giá mua và các chi phí liên quan cho đến khi đưa tài sản vào phục vụ sản xuất Ví dụ : Vào ngày 29/10 /2009, công ty tiến hành mua sắm một ô tô chở hàng chuyên dụng hiệu Tha Co – Foton trọng tải 5 tấn phục vụ cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa của công ty theo đề xuất của bộ phận vận tải. Theo hợp đồng, giá trị của ô tô là 17.800 USD, tỷ giá là 18.200 VND. Lệ phí trước bạ 2%. Với số liệu như trên, giá trị của ô tô là : Giá mua : 17. 800 x 17.941 = 319.349.800VND Thuế giá trị gia tăng: 10% x 319.349.800 = 31.934.980 VND Tổng giá trị thanh toán: 351.348.700 Lệ phí trước bạ: 2% x 351.248.700 = 7.025.695 VND Tổng : 326.375.495 VND Giá trị của ô tô đến khi đưa vào sử dụng: 326.375.495 VND. Đối với tài sản cố định hình thành do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao Nguyên giá của tài sản cố định hữu hình được hình thành theo hình thức xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao chính là giá trị quyết toán công trình theo qui định hiện hành, cộng thêm các lệ phí liên quan trực tiếp khác ( nếu có). Ví dụ: Vào này 5/12/2009, bộ phận xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao công trình xây dựng đường ống dẫn nước phục vụ xí nghiệp cao su sô 1. Giá thành quyết toán công trình là 500.000.000 đồng. Như vậy, nguyên giá tài sản này là 500.000.000 đồng. Đối với tài sản cố định hữu hình được hình thành do góp vốn liên doanh liên kết, nguyên giá tài sản cố định là giá trị được hội đồng thẩm định đánh giá lại, hoặc nếu không có hội đồng thẩm định thì đó là giá trị hiện tại của tài sản trên thị trường. Hao mòn: là sư giảm dần giá trị của tài sản cố định trong quá trình sử dụng do tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh bị cọ xát, bị ăn mòn hoặc do tiến bộ của khoa học công nghệ. Hiện nay, công ty đang tiến hành trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng ( áp dụng quyết định 206) theo đó, với ô tô tải như trên, công ty quyết định trích khấu hao cho tài sản này là 5 năm. Với thời gian trích khấu hao nh._.ư vậy, ô tô tải trên sẽ được trích khấu hao trong năm 2009 là: Mức khấu hao hằng năm Sonamsudung : số năm sử dụng Nguyengia : nguyên giá Mkhn : Mức khấu hao hàng năm. Mức khấu hao hằng tháng là: Mức khấu hao tháng 9 Mức khấu hao phải trích quí 4 là : MkhQ4 = 2 x Mkhthg + Mkhth9 = = 2 x 5.439.591,58 + 526.412,1 = 11.405.595,249 Giá trị còn lại: Giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình là giá thực tế của tài sản cố định đó tại một thời điểm nhất định. Như vậy, với ô tô trên, thời điểm ngày 31/12/2009, giá trị còn lại của ô tô là 326.375.495 – 11.405.595,249 = 314.969.899,151 đồng. Công tác phân loại tài sản cố định: Ngoài công tác mã hóa tài sản cố định, công ty còn tiến hành phân loại tài sản cố định nhằm phục vụ tốt hơn cho việc theo dõi tài sản cố định, cung cấp thông tin cho các nhà quản trị trong những quyết định thay mới tài sản cố định. Hiện tại, công ty đang tiến hành phân loại tài sản cố định theo bộ phận sử dụng và theo tình trạng kỹ thuật . Đây là hai cách phân loại rất đắc lực trong công tác quản lý. Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện : (đơn vị tính: đồng) Bảng 1.3: Bảng phân loại tài sản cố định hữu hình theo hình thái biểu hiện STT Loại tài sản Nguyên giá Hao mòn lũy kế Giá trị còn lại 1 - Nhà cửa, vật kiến trúc 90.917.428.068 50.846.769.695 40.070.658.373 2 - Máy móc thiết bị 363.101.235.951 243.625.119.268 119.479.116.683 3 - Phương tiện vận tải, truyền dẫn 33.410.809.412 20.987.488.656 12.423.320.756 4 - Thiết bị dụng cụ quản lý 1.722.042.615 1.309.746.717 412.295.898 5 Tổng 489.154.416.046 316.769.124.336 172.385.391.710 Nguồn: Phòng tài chính kế toán, công ty cổ phần cao su Sao Vàng Bảng 1.4: Phân loại tài sản cố định hữu hình theo bộ phận sử dụng : STT Bộ phận sử dụng Nguyên giá Hao mòn Giá trị còn lại 1 Xí nghiệp cao su số 1 46.475.489.069 36.202.305.129 10.273.183.940 2 Xí nghiệp cao su số 2 18.051.770.506 12.707.018.351 5.344.752.155 3 Xí nghiệp cao su số 3 248.273.489.032 164.511.461.569 83.762.027.463 4 Xí nghiệp luyện Xuân Hòa 96.989.455.234 52.155.216.054 44.834.239.180 5 Xí nghiệp cao su kỹ thuật 13.535.835.425 7.749.066.826 5.786.768.599 6 Xí nghiệp năng lượng 24.271.400.035 17.932.544.385 6.338.855.650 7 Bộ phận cơ điện 2.670.243.659 2.646.726.011 23.517.648 8 Bộ phận vận tải 3.156.337.201 2.396.212.761 760.124.440 9 Khối hành chính 25.527.639.011 17.254.852.375 8.272.786.636 10 Phòng tiếp thị bán hàng 3.086.120.037 1.387.858.224 1.698.261.813 11 Chi nhánh công ty 7.028.736.837 1.799.280.151 5.229.456.686 13 Tổng 489.154.416.046 292.593.814.416 172.385.391.710 1.3.3. Chính sách quản lý tài sản cố định Với cách phân loại như trên, hiện nay công ty đang tiến hành quản lý tài sản cố định dưới cả 2 góc độ, đó chính là góc độ hiện vật và góc độ giá trị. Với góc độ hiện vật, kế toán tài sản cố định có nhiệm vụ theo dõi từng tài sản cố định hiện có tại đơn vị. Với mục tiêu không được để thất thoát, mỗi tài sản cố định được phân loại theo từng loại ngay khi đưa vào sử dụng. Ngoài việc theo dõi theo loại tài sản, công ty cũng tổ chức theo dõi theo từng phân xưởng. Điều này, giúp kiểm tra được một cách sâu sát hơn tình hình tài sản phân bố tại từng phân xưởng, rất thuận tiện cho công tác kiểm tra, kiểm kê cũng như bảo vệ tài sản cố định Trên góc độ giá trị, tài sản cố định được theo dõi theo 3 chỉ tiêu, nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. Như vậy, khi theo dõi ở góc độ giá trị, sẽ cho biết giá trị của tài sản cố định sau một quá trình đưa vào sử dụng. Cho biết chất lượng, tình trạng kỹ thuật của tài sản, từ đó có phương hướng điều chỉnh để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Điều này sẽ là những thông tin tham khảo giá trị nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng tài sản cố định, tránh tình trạng tài sản sử dụng không hợp lý. Ngoài ra, công ty cũng có sự phân công rõ ràng nhiệm vụ của các bên liên quan đến tài sản cố định. Đối với ban giám đốc, là những người có nhiệm vụ cao nhất, là người có quyền trong việc phân bổ và mua sắm tài sản cố định, có nhiệm vụ đảm bảo tốt mối quan hệ giữa tài sản cố định với các tài sản khác trong doanh nghiệp. Đảm bảo công tác mua sắm tài sản cố định là hợp lý. Đối với bộ phận sử dụng tài sản cố định, công ty tiến hành phân chia trách nhiệm tới từng cá nhân. Đối với người trực tiếp sử dụng, cần đảm bảo máy móc được sử dụng đúng qui cách kỹ thuật, đảm bảo chất lượng máy móc. Đối với giám đốc phân xưởng, có nhiệm vụ bảo quản, lưu giữ tài sản, không để xảy ra mất mát, hỏng hóc. 1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng. 1.4.1. Công tác tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng. Hiện nay, công tác kế toán tại công ty đang được tổ chức theo hướng vừa tập trung, vừa phân tán. Cơ cấu này là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại công ty. Theo đó, tại các xí nghiệp trực thuộc ( như xí nghiệp cao su số1, số 2, xí nghiệp cơ năng…) không được tổ chức phòng kế toán riêng, tất cả mọi nghiệp vụ phát sinh đều được tập hợp về phòng tài chính kế toán của công ty để tiến hành ghi sổ. Riêng chi nhánh sản xuất Thái Bình, do yêu cầu quản lý cho phù hợp đã được công ty tổ chức bộ máy kế toán riêng. Như vậy, chi nhánh Thái Bình có nhiệm vụ tổ chức hạch toán kế toán các nghiệp vụ tại chi nhánh, tổng hợp thành các báo cáo tài chính, hàng tháng chuyển lên trụ sở chính để hợp nhất thành báo cáo tài chính của công ty. Kế toán trưởng phụ trách chung Phó phòng 2 kiêm kế toán tiêu thụ Phó phòng 1 kiêm kế toán tổng hợp KT tiền gửi tiền vay ngân hàng (1) KT tiền mặt (1) KT NVL - Công cu dụng cụ (3) KT TSCĐ (1) KT tạm ứng ,thanh toán với BHXH (1) KT tập hợp CP & tính giá thành kiêm kế toán tiền lương (1) KT thành phẩm công nợ với người mua người bán, KT bán hàng (2) Thủ quỹ (1) Theo dõi xuất NVL – CCDC, nhập xuất tồn NVL (1) Theo dõi nhập NVL – CCDC, thanh toán với người bán (2) Hiện tại, bộ máy kế toán của công ty có 14 người, với trình độ 100% đại học cao đẳng trở lên, được tổ chức theo sơ đồ như sau: Hình 1.3 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng Trưởng phòng tài chính - kế toán kiêm kế toán trưởng: Kế toán trưởng là người phụ trách chung, chỉ đạo chung các công việc của phòng kế toán đảm bảo cho bộ máy kế toán hoạt động một cách hiệu quả, hàng quý có trách nhiệm lập các báo cáo kế toán, là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Nhà nước về mặt quản lý tài chính. Phó phòng thứ nhất kiêm kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ giúp trưởng phòng chỉ đạo các công việc kế toán, đồng thời tổng hợp các số liệu kế toán của toàn Công ty từ số liệu của các phần hành riêng biệt. Phó phòng thứ hai kiêm kế toán tiêu thụ và quyết toán thuế: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình tiêu thụ của toàn Công ty, lập báo cáo và tờ khai thuế GTGT đầu ra đầu vào. Kế toán tiền mặt: Một người Chịu trách nhiệm thu chi tiền mặt trong kỳ, các khoản thanh toán với người mua người bán phát sinh bằng tiền mặt Kế toán tiền gửi - tiền vay ngân hàng: Một người Có nhiệm vụ theo dõi các khoản giao dịch qua ngân hàng mà Công ty có liên quan, hạch toán ghi sổ các giao dịch, các nghiệp vụ thu chi thông qua ngân hàng, hạch toán các khoản vay, trả nợ, gửi tiền, nộp tiền tại ngân hàng. Hạch toán các khoản chi phí về lãi tiền vay và thu nhập từ lãi các khoản tiền gửi tại các ngân hàng, định kỳ đối chiếu số liệu trên sổ sách và số tiền trong tài khoản tại các ngân hàng. Kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ: Ba người Có nhiệm vụ: Theo dõi tình hình nhập nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và thanh toán với người bán. Theo dõi các nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; tính giá xuất vật tư; lập bảng phân bổ vật liệu công cụ dụng cụ sử dụng trong kỳ. So sánh số tồn vật liệu trên sổ chi tiết với số thực tế trong kho, đối chiếu với thủ kho. Kế toán TSCĐ: Một người Kế toán tài sản cố định có nhiệm vụ theo dõi và phản ánh mọi trường hợp biến động tăng, giảm TSCĐ, tính khấu hao và lập bảng phân bổ khấu hao theo quy định. Kế toán theo dõi tạm ứng và bảo hiểm xã hội: Một người Theo dõi, hạch toán tiền tạm ứng của cán bộ công nhận viên, bảo hiểm xã hội, chế độ ốm đau, thai sản cho cán bộ công nhân viên nhưng chỉ gián tiếp thanh toán cho các bộ phận, còn tại các bộ phận, kế toán phân xưởng sẽ trực tiếp thanh toán cho người lao động. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Một người Chuyên theo dõi và phản ánh các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến nghiệp vụ tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. người này còn có nhiệm vụ hạch toán tiền lương, theo dõi và tính lương cho cán bộ công nhân viên. Kế toán thành phẩm, công nợ với người mua, kế toán bán hàng: Hai người - cùng với một phó trưởng phòng theo dõi nghiệp vụ bán hàng và thanh toán với người mua. Thủ quỹ: Một người – theo dõi tình hình nhập xuất và quản lý quỹ tiền mặt của Công ty. 1.4.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng. 1.4.2.1. Bộ phận kế toán tài sản cố định Theo sơ đồ trên, bộ phận kế toán tài sản cố định trong công ty do 1 người đảm nhiệm và có mối quan hệ mật thiết với các bộ phận khác trong công ty cũng như phòng tài chính kế toán. Xuất phát từ yêu cầu quản lý tài sản cố định,người này có nhiệm vụ theo dõi tài sản cố định từ ngày đưa vào hoạt động cho đến khi không còn tồn tại trong doanh nghiệp. Kể cả những tài sản cố định đã được khấu hao hết nhưng đang được sử dụng trong công ty. Ngoài ra, kế toán tài sản cố định còn có nhiệm vụ theo dõi tình trạng các tài sản cố định tại các phòng ban trong công ty, tổ chức ghi sổ kế toán tài sản cố định theo đúng qui trình kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ mà công ty đang áp dụng. Đồng thời kế toán tài sản cố định hàng tháng định kỳ đều phải nộp báo cáo cho kế toán tổng hợp tiến hành tổng hợp và ghi sổ. 1.4.2.2. Về công tác vận dụng chế độ kế toán trong kế toán tài sản cố định Công ty đang áp dụng quyết định QĐ 206/ 2003/ QĐ- BTC ( ban hành ngày 12/03/2003) của bộ tài chính về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Cụ thể như sau: Các chứng từ kế toán sử dụng Các chứng từ kế toán sử dụng trong kế toán tài sản cố định bao gồm: chứng từ tăng, giảm tài sản cố định, chứng từ về việc sửa chữa và khấu hao tài sản cố định Về chứng từ tăng giảm, gồm có 2 nhóm chính : chứng từ mệnh lệnh: bao gồm các quyết định về từng trường hợp tăng, giảm tài sản theo yêu cầu của đơn vị sử dụng: Quyết định thanh lý tài sản cố định, Giấy đề nghị mua sắm tài sản cố định… chứng từ giao nhận bao gồm : Biên bản giao nhận TSCĐ( mẫu 01 – TSCĐ) Biên bản thanh lý TSCĐ ( mẫu 02 – TSCĐ) Biên bản bàn giao TSCĐ sữa chữa lớn hoàn thành (mẫu 03- TSCĐ) Biên bản đánh giá lại TSCĐ ( mẫu 04- TSCĐ) Biên bản kiểm kê tài sản cố định (mẫu 05- TSCĐ) Chứng từ theo dõi khấu hao tài sản cố định bao gồm : Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ ( mẫu 06- TSCĐ) Tài khoản kế toán Theo quyết định QĐ 206/ 2003/ QĐ- BTC (được ban hành ngày 12/12/2003) về vấn đề quản lý và trích khấu hao tài sản cố định, đồng thời, theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp, công ty đang sử dụng các loại tài khoản sau: Tài khoản 211: tài sản cố định hữu hình Tài khoản 213: Tài sản cố định vô hình Tài khoản 212 : tài sản cố định thuê tài chính Tài khoản 214: Khấu hao tài sản cố định Hiện nay, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý thông tin tại công ty, công ty phân chia các tài khoản cấp 2 theo phân xưởng sản xuất. Sau đó sẽ chi tiết cấp 3 cho từng khoản mục. Ví dụ, tài khoản 211 : tài sản cố định hữu hình, ở phân xưởng 1 là 2111. Khi đó, phân xưởng 1 chi tiết như sau: 21111 : Nhà cửa, vật kiến trúc 21112: Máy móc thiết bị 21113 : phương tiện vận tải, truyền dẫn 21114: thiết bị dụng cụ quản lý 21118: tài sản cố định khác Riêng tài khoản 214 được chi tiết như sau : 2141 : hao mòn tài sản cố định hữu hình 2142 hao mòn tài sản cố định thuê tài chính 2143 hao mòn tài sản cố định vô hình Sau đó, các tài khoản này sẽ được chi tiết cho phân xưởng tương tự như trên. Một số chính sách khác được áp dụng Tài sản cố định của công ty bao gồm : tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình và tài sản cố định thuê tài chính, có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên và có thời hạn sử dụng trên 1 năm. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được tính là tất cả chi phí cho đến khi tài sản được đưa vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Như vậy, nguyên giá tài sản cố định bao gồm chi phí mua( hoặc giá vốn nếu đó là tài sản cố định được hình thành do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao), chi phí có liên quan như chi phí lắp đặt, chạy thử, chi phí vận chuyển… Phương pháp tính khấu hao TSCĐ hữu hình là phương pháp khấu hao đường thẳng trong suốt thời gian hữu dụng ước tính của các tài sản phù hợp với các quy định tại quyết định 206/2003/QĐ – BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003. Bảng 1.5: Thời gian trích khấu hao tài sản cố định trong công ty STT Loại tài sản Thời gian khấu hao ( năm) 1 Nhà cửa vật kiến trúc 6- 25 2 Máy móc thiết bị 5- 12 3 Phương tiện truyền tải, truyền dẫn 6- 10 4 Thiết bị quản lý 4- 10 5 Tài sản cố định khác 8- 10 Trình tự ghi sổ kế toán tài sản cố định hữu hình theo hình thức nhật ký chứng từ Báo cáo tài chính Chứng từ tăng giảm và khấu hao TSCĐ Nhật ký 9 Bảng kê 4,5,6 Sổ cái tài khoản 211, 212, 213, 214 Nhật ký 7 Sổ chi tiết TSCĐ Nhật ký 1,2,3,4,5,10 Bảng tổng hợp Hình 1.4 : Qui trình ghi sổ kế toán tài sản cố định theo hình thức Nhật ký chứng từ Chú thích: :Ghi trong kỳ. : Ghi cuối kỳ. : Quan hệ đối chiếu. Trên sơ đồ này thể hiện cả hai công việc, đó là kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp tài sản cố định. Đối với mảng kế toán chi tiết tài sản cố định: kế toán dựa vào những chứng từ ban đầu ( biên bản bàn giao, hóa đơn mua bán tài sản cố định…) để ghi chép vào các sổ kế toán chi tiết( sổ chi tiết tăng, giảm tài sản cố định và sổ tài sản cố định) Đối với mảng kế toán tổng hợp: Trong kỳ, căn cứ vào các chứng từ tăng, giảm và khấu hao TSCĐ, kế toán ghi vào các nhật ký 1,2,3,4,5,9,10; các bảng kê 4,5,6; và sổ chi tiết TSCĐ. Cuối kỳ, căn cứ vào bảng kê 4,5,6 để vào nhật ký 7. Sau đó, từ Nhật ký 1,2,3,4,5,7,9,10 để vào sổ cái các tài khoản 211, 212, 213, 214; từ sổ chi tiết TSCĐ vào Bảng tổng hợp. Cuối cùng từ sổ cái các tài khoản đã kể ở trên và bảng tổng hợp để vào các chỉ tiêu liên quan đến TSCĐ trên các báo cáo tài chính. Thời điểm ghi sổ và lập các báo cáo tài chính Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tài sản cố định hữu hình của công ty đều được ghi sổ ngay tại thời điểm phát sinh. Định kỳ hàng tháng, kế toán tài sản cố định tiến hành lập các báo cáo : báo cáo tăng, giảm tài sản cố định, báo cáo kiểm kê tài sản cố định. Đồng thời kế toán tài sản cố định cũng phải tiến hành lập các sổ chi tiết, nộp và đầu tháng sau để phục vụ cho công tác của kế toán tổng hợp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG. 2.1. Thực trạng kế toán biến động tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng. 2.1.1. Kế toán biến động tăng, giảm tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng 2.1.1.1 Kế toán chi tiết biến động tăng giảm tài sản cố định hữu hình. Trước đây, với đặc thù là một công ty nhà nước, tài sản cố định của công ty được hình thành từ khá nhiều nguồn, trong đó có thể do được cấp, được điểu chuyển đến, hoặc mua mới. Tuy nhiên, kể từ khi cổ phần hóa vào năm 2006, tài sản cố định của công ty được hình thành từ 2 nguồn chủ yếu : mua và xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao. Nhằm tạo sự thống nhất trong chuyên đề này, em xin lựa chọn một quí mà các nghiệp vụ tài sản cố định tăng giảm nhiều và điển hình nhất, đó là quí 4 năm 2009. Trường hợp tăng do mua sắm: Chứng từ sử dụng: Hợp đồng kinh tế Biên bản bàn giao tài sản Hóa đơn giá trị gia tăng Biên bản thanh lý hợp đồng Qui trình luân chuyển chứng từ như sau: Đề nghị mua sắm Quyết định Giao, Nhận Tài sản Hóa đơn GTGT Lưu Bộ phận sử dụng Ban Giám Đốc Hội đồng Giao nhận Kế toán Hình 2.1 : Quy trình luân chuyển chứng từ tăng TSCĐHH do mua sắm. Theo sơ đồ trên, xuất phát từ yêu cầu đề nghị mua sắm của bộ phận sử dụng, giám đốc công ty sẽ xem xét điều kiện thực tế và xu thế phát triển của công ty trong tương lai, để ký quyết định đồng ý đề xuất trên. Sau khi hội đồng mua sắm tài sản của công ty ra quyết định lựa chọn nhà cung cấp thích hợp, hai bên sẽ lập hợp đồng kinh tế. Đây là căn cứ quan trọng để giao nhận và thanh lý hợp đồng. Từ hợp đồng kinh tế, hai bên tiến hành giao hàng và làm các thủ tục thanh toán. Bộ phận giao nhận tài sản có nhiệm vụ nhận hàng và viết biên bản giao nhận. Sau đó, toàn bộ hồ sơ chứng từ trên, kèm theo chứng từ thanh toán được chuyển lên cho kế toán tiến hành ghi sổ và lưu trữ theo đúng chế độ qui định. Sau đây là minh họa một số chứng từ mà công ty đang sử dụng Với ví dụ ngày 29/ 10/ 2009, công ty tiến hành mua sắm một xe tải chở hàng chuyên dụng phục vụ cho công tác vận chuyển hàng hóa của công ty. Biểu số 2.1: Hợp đồng kinh tế CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG -------------------------------------- Số : 30/HĐKT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------------------------- Hà nội, ngày 15 tháng 10 năm 2009 HỢP ĐỒNG KINH TẾ (Số: 30/ HĐKT 2009) Căn cứ vào pháp lệnh của HĐKT của Hội Đồng Nhà nước công bố ngày 28/09/1989. Căn cứ và nghị định số 17/HĐKT ngày 16/01/1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên. Hôm nay, ngày 15 tháng 10 năm 2009, tại chi nhánh Giải Phóng, Công ty cổ phần ô tô Trường Hải, chúng tôi gồm: Đại diện bên A: Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng Địa chỉ: 231 Nguyễn Trãi , Thanh Xuân, Hà Nội .Điện thoại: 048583656. Fax: 048583644. Mã số thuế: 0100100625. Đại diện là ông: Lê Công An Chức vụ : Giám đốc . Đại diện bên B: Công ty cổ phần ô tô Trường Hải, Chi nhánh Giải Phóng. Đại chỉ: Km10 đường Giải Phóng, xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội. ĐT: 04.8271902 Đại diện là ông: Trương Công Huấn Chức vụ : Giám đốc .Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. Sau khi thoả thuận, hai bên cùng nhau thống nhất các điều khoản của hợp đồng kinh tế như sau: Điều 1: Nội dung và giá trị của hợp đồng Bên B nhận cung cấp, lắp đặt hoàn chỉnh ô tô cho bên A theo số lượng, chủng loại và kích thước cụ thể như sau: STT Loại hàng ĐVT Số lượng Đơn giá (USD) Tỷ Giá Thành tiền 1 Ô tô tải Thaco - Foton chiếc 01 17.800 17.941 319.349.800 Tổng giá trị hàng trước thuế 319.349.800 Thuế VAT 10% 31.934.980 Tổng giá thanh toán 351.284.780 Hàng hoá phải đảm bảo mới 100%, tiêu chuẩn loại I, nguyên đai nguyên kiện, đúng mẫu mã, được đảm bảo chất lượng. Điều 2: Hình thức thanh toán Giá trị hợp đồng Tổng giá trị hợp đồng là: 351.284.780 VND (bằng chữ: ba trăm năm mốt triệu,hai trăm tám tư nghìn bảy trăm tám mươi đồng chẵn) Giá trên là giá trọn gói bao gồm giá trị hàng hoá, chi phí vận chuyển, lắp đặt Phương thức thanh toán: Bên A thanh toán cho bên B sau khi công trình được đưa vào sử dụng và có biên bản nghiệm thu bàn giao tổng thể 100.500.000 Việt Nam đồng, còn lại thanh toán sau khi nghiệm thu 2 tháng. Thanh toán theo hình thức chuyển khoản qua ngân hàng bằng đồng Việt Nam. Điều 3: Thời gian và địa điểm giao hàng Địa điểm giao hàng và lắp đặt tại số231 Nguyễn Trãi –Thanh Xuân – Hà Nội. Thời gian giao hàng: bên B giao hàng tại địa chỉ trụ sở chính của bên A, trong vòng 14 ngày kể từ ngày ký hợp đồng. Điều 4: Điều kiện bảo hành Bên B chịu trách nhiệm bảo hành 12 tháng kể từ ngày lập biên bản bàn giao hàng hóa. Trong thời gian bảo hành, nếu xảy ra hư hỏng do lỗi kỹ thuật gây ra, bên B phải tiến hành sửa chữa và chịu mọi chi phí phát sinh. Nếu thiết bị hỏng do lỗi của bên A khi sử dụng thì bên A phải chịu mọi chi phí phát sinh. Điều 5: Đặc tính kỹ thuật Ô tô tải nhẹ Thaco – Foton trọng tải 5 tấn. STT Tiêu chí Đặc tính kỹ thuật 1 Động cơ Kiểu YC4D 12- 12, loại Disel 4 kỳ, 4 xi lanh thẳng hàng, làm mát bẳng nước, dung tích xi lanh 4,214 cc. Đường kính x hành trình piston : 108 mm x 115mm. Công suất cực đại / Tốc độ quay : 90kw/ 2.800 vòng/ phút. Moment xoắn cực đại/ Tốc độ quay ;348 Nm/ 1.600- 1.900 vòng/ phút. 2 Truyền động Ly hợp Đĩa đơn khô với lò xo xoắn đàn hồi. Số tay, 5 số tới, 1 số lùi Hệ thống lái : trợ lực Hệ thống phanh: tang trống, khí nén hai dòng 3 Lốp xe 8.25/16-20PR/Dual 8.25/16-20PR Kích thước: Kích thước tổng thể (DxRxC) 7.920 x 2.230 x 2.500 (mm) Kích thước lọt lòng thùng (DxRxC): 5.750 x 2.100 x 400 (mm) Vết bánh trước: 1.710 mm Vết bánh sau 1.630 mm Chiều dài cơ sở: 4.500 mm Khoảng sáng gầm xe: 210 mm 4 Trọng lượng Trọng lượng không tải: 3.900 kg Tải trọng: 5.000 kg Trọng lượng toàn bộ: 9.095 kg Số chỗ ngồi 03 5 Đặc tính Khả năng leo dốc: 25% Bán kính quay vòng nhỏ nhất: ≤ 10 m Mức tiêu hao nhiên liệu: ≤15 lít/100 km Tốc độ tối đa: 84 km/h Dung tích thùng nhiên liệu: 150 lít Điều 6: Trách nhiệm của mỗi bên - Trách nhiệm của bên A: Thanh toán cho bên B theo đúng quy định tại điều 2. Trách nhiệm của bên B: + Cung ứng, vận chuyển, lắp đặt thiết bị hàng hoá đúng chất lượng, chủng loại, mẫu mã, mặt bằng thiết kế và tiến độ quy định. + Bảo hành trang thiết bị theo đúng quy định và cam kết giữa hai bên. + Cung cấp hoá đơn tài chính do Bộ Tài chính phát hành cho bên A. + Trường hợp bên B giao hàng chậm so với thoả thuận trên, sẽ phải nộp phạt 0,5% giá trị hợp đồng cho mỗi tuần chậm giao hàng cũng như những chi phí phát sinh do việc làm chậm tiến độ gây ra. Điều 7: Cam kết chung Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản đã được ký kết tại hợp đồng này. Khi có vướng mắc hoặc thay đổi có liên quan đến hợp đồng, các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết trước, thoả thuận bằng văn bản được coi là một bộ phận của hợp đồng kinh tế. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản có giá trị pháp lý như nhau. ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B Giám đốc Giám đốc Lê Công An Trương Công Huấn Biểu số 2.2: Biên bản bàn giao nghiệm thu CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG -------------------------------------- Số : 30/BBNT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------------------------- Hà nội, ngày 15 tháng 10 năm 2009 BIÊN BẢN BÀN GIAO, NGHIỆM THU SẢN PHẨM Căn cứ nội dung hợp đồng kinh tế số 30/HĐKT ký ngày 15 tháng 10 năm 2009 giữa Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng và Công ty cổ phần ô tô Trường Hải, chi nhánh Giải Phóng v/v cung cập và lắp đặt ô tô tải nhẹ trọng tải 5 tấn. mang nhãn hiệu Thaco- Foton. Hôm nay, ngày 28 tháng 10 năm 2009, tại Công ty Cổ phần cao su Sao Vàng, số 231 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, chúng tôi gồm: Bên A: Công ty Cổ phần Cao Su Sao Vàng. Đại diện là: ông Lê Công An, chức vụ: Tổng Giám đốc công ty. Ông Vũ Trung Dũng , chức vụ : Trưởng phòng kỹ thuật cơ năng Ông Bùi Dũng Thắng, chức vụ : Trưởng bộ phận vận tải. Bên B: Công ty cổ phần ô tô Trường Hải, Chi nhánh Giải Phóng Đại diện là: Ông Trương Công Huấn Đã tiến hành bàn giao, nghiệm thu sản phẩm và thống nhất làm biên bản này với nội dung như sau: Bên B đã sản xuất và giao cho bên A các sản phẩm sau: STT Diễn giải Đv tính Số lượng Bảo hành 1 Xe tải nhẹ Thaco- Foton, trọng tải 5 tấn Chiếc 01 12 tháng Bên A đã kiểm tra, nhận đủ số lượng sản phẩm, các sản phẩm đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, chất lượng như hợp đồng đã ký. Bên A nhất trí nghiệm thu sản phẩm trên. Biên bản này được làm thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản. ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B Giám đốc Giám đốc Lê Công An Trương Công Huấn Biểu số 2.3: Hóa đơn giá trị gia tăng CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG -------------------------------------- Số : 037150 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------------------------- Hà nội, ngày 29 tháng 10 năm 2009 AA/2008N HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 2: giao khách hàng Đơn vị bàn hàng: Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải, Chi nhánh Giải Phóng . Địa chỉ: Km10 đường Giải Phóng, xã Tứ Hiệp MST: 3600252847- 016 Họ và tên người mua hàng: Tên đơn vị: Công ty Cổ phần Cao Su Sao Vàng Địa chỉ: 231Nguyễn Trãi–Thanh Xuân – Hà Nội. MST: 0100100625 Hình thức thanh toán: thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Xe tải nhẹ, Thaco Foton, trọng tải 5 tấn chiếc 01 319.349.800 319.349.800 Cộng tiền hàng : 319.349.800 Thuế suất GTGT : 10% Tiền thuế GTGT 31.934.980 Tổng số tiền thanh toán 351.284.780 Số tiền viết bằng chữ: ba trăm năm mốt triệu. hai trăm tám tư nghìn, bảy trăm tám mươi đồng chẵn. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Biểu số 2.4 : Biên bản thanh lý hợp đồng CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG -------------------------------------- Số : 30/BB –TLHĐ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------------------------- Hà nội, ngày 15 tháng 12 năm 2009 Biên Bản Thanh Lý Hợp Đồng Số 30/ TLHD Căn cứ luật Thương mại của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Căn cứ hợp đồng kinh tế số 30/ HDKT ngày 15/10/2009 giữa công ty cổ phần cao su Sao Vàng và công ty cổ phần ô tô Trường Hải, chi nhánh Giải Phóng. Hôm nay ngày 15/12/2009, tại Hà Nội, chúng tôi gồm: Bên A: Công ty cổ phần cao su Sao Vàng Địa chỉ: Số 231 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Đại diện là ông: Lê Công An Chức vụ : Tổng giám đốc. Bên B: Công ty cổ phần ô tô Trường Hải, Chi nhánh Giải Phóng. Địa chỉ : Km10 đường Giải Phóng, xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội Đại diện là ông : Trương Công Huấn Chức vụ: Giám Đốc. Thống nhất thanh lý hợp đồng theo nội dung sau đây: Điều 1: Bên A, cũng là bên nhận tài sản đã nhận tài sản theo đúng hợp đồng kinh tế số 30/ HDKT, ngày 15/10/2009 Điều 2: Bên B đã nhận đủ số tiền là 351.284.780 đồng ( Bằng chữ: ba trăm năm mốt triệu. hai trăm tám tư nghìn, bảy trăm tám mươi đồng chẵn.) Điều 3: Kể từ hôm nay, hợp đồng kinh tế số 30/HDKT nói trên được thanh lý. Biên bản thanh lý hợp đồng này được lập thành 04 bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 02 bản. Đại diện bên A: Đại diện bên B: Tổng giám đốc Giám đốc Lê Công An Trương Công Huấn Trường hợp tăng tài sản cố định hữu hình do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao. Trở lại với ví dụ xác định nguyên giá ở phần trên, vào ngày 5/12/2009, bộ phận xây dựng cơ bản của công ty tiến hành bàn giao công trình xây dựng đường ống nước phục vụ xí nghiệp cao su số 1. Các chứng từ sử dụng bao gồm: Hợp đồng xây dựng Hóa đơn giá trị gia tăng Biên bản nghiệm thu (tổng thể và theo giai đoạn) Biên bản thanh lý hợp đồng Các chứng từ khác : Hồ sơ quyết toán công trình, biên bản bảo hành… Qui trình luân chuyển chứng từ Hợp đồng XD Biên bản Nghiệm thu Hóa đơn Giao nhận tài sản Lưu Phòng XDCB Hội đồng nghiệp thu Kế toán Biên bản bàn giao Hình 2.2: Qui trình luân chuyển chừng từ trường hợp tăng do XDCB hoàn thành bàn giao Xuất phát từ hợp đồng xây dựng được ký kết giữa công ty và công ty xây dựng, bên xây dựng sẽ tiến hành xây dựng công trình theo các thông số kỹ thuật đã được xác định. Hoàn thành công trình, hai bên tiến hành các thủ tục thanh toán, bàn giao tài sản. Kết quả của quá trình bàn giao này chính là biên bản nghiệm thu tài sản. Sau khi đã thống nhất được các điều khoản và vấn đề sau bàn giao công trình, hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng. Biểu số 2.5: Biên bản nghiệm thu CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG -------------------------------------- Số : /BB- P. XDCB CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------------------------- Hà nội, ngày 5 tháng 12 năm 2009 BIÊN BẢN NGHIỆM THU Công trình: Đường ống dẫn nước Địa điểm: Công ty Cổ phần Cao Su Sao Vàng. Các bên tham gia nghiệm thu gồm có: I. Đại diện chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng 1. Ông Lê Công An - Tổng giám đốc công ty 2. Ông Thái Bá Hùng - Chuyên viên kỹ thuật xây dựng II. Đại diện tư vấn thiết kế III. Đại diện nhà thầu: Công ty xây lắp hoá chất 1. Ông Nguyễn Thanh Sơn – Giám đốc công ty 2. Ông Phùng Văn Vinh – Phó giám đốc công ty 3. Ông Hồ Hồng Quang – Cán bộ kỹ thuật Các bên lập biên bản này với nội dung sau: 1. Đặc điểm công trình xây dựng - Đảm bảo đúng kỹ thuật - Có hệ thống dẫn nước và thoát nước đảm bảo - Thuận tiện khi sử dụng trong sản xuất kẹo 2. Công tác xây dựng Toàn bộ công trình được thi công cơ giới hoá kết hợp thủ công, bố trí một máy trộn bê tong tại hiện trường. Toàn bộ quá trình thi công luôn có sự giám sát của chủ đầu tư và nhà thầu. Đại diện bên giao thầu Đại diện bên thầu Biểu số 2.6: Biên bản quyết toán và thanh lý hợp đồng CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG -------------------------------------- Số : /BB- P. XDCB CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------------------------- Hà nội, ngày5 tháng 12 năm 2009 BIÊN BẢN QUYẾT TOÁN VÀ THANH LÝ HỢP ĐỒNG Công trình: xây dựng đường ống dẫn nước phục vụ xí nghiệp kẹo chew. Căn cứ hợp đồng giao nhận xây lắp số 50/HĐKT ngày 02/11/2009 giữa Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà và Công ty xây lắp hoá chất vầ việc thi công xây lắp hạng mục công trình: Đường ống dẫn nước phục vụ xí nghiệp Bánh Hải Hà. Căn cứ vào biên bản nghiệm thu bàn giao công trình Hôm nay, ngày 05 tháng 12 năm 2009, tại văn phòng công ty Đại diện bên A: Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng. Địa chỉ: 231 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội MST: 0100100625 TK: 102010000069759 mở tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Thành phố Hà Nội. Đại diện là ông: Lê Công An Chức vụ: Giám đốc. Đại diện bên B: Công ty xây lắp hoá chất Địa chỉ: 25A – Hoàng Mai – Hà Nội MST: 0100238575 TK: 756493A mở tại Ngân hàng đầu tư và phát triển – Chi nhánh Thành phố Hà Nội Đại diện là ông : Nguyễn Thanh Sơn Chức vụ: Giám đốc Hai bên thống nhất ký kết bản quyết toán và thanh lý hợp đồng giao nhận ._. sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng. Công ty cổ phần cao su Sao Vàng, tiền thân là xưởng đắp vá săm lốp ô tô, sau đó, được đầu tư xây dựng thành nhà máy cao su Sao Vàng. Trải qua quá trình vận động của lịch sử, cộng thêm sự phấn đấu nỗ lực của các thế hệ cán bộ công nhân viên của nhà máy, hiện nay, công ty đang là một trong 3 doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghiệp cao su của nước ta. Sự lớn mạnh của công ty thể hiện ở công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng đã không ngừng được hoàn thiện, thực sự trở thành một công cụ đắc lực phục vụ cho yêu cầu ra quyết định trong thời kỳ mới, thời kỳ của bùng nổ thông tin. Trong điều kiện hiện nay, sản phẩm của công ty đang chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các doanh nghiệp khác ở cả trong và ngoài nước. Do đó, để tiếp tục tồn tại và phát triển, công ty đã đầu tư đổi mới trang thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm. Công tác đầu tư mua sám, tính toàn và phân bổ khấu hao cũng như việc sử dụng hiệu quả tài sản cố định luôn được quan tâm hàng đầu. Đặc biệt, với đặc thù là một doanh nghiệp sản xuất, số lượng tài sản cố định hữu hình là rất lớn, chiếm tới hơn 95% giá trị tài sản của toàn doanh nghiệp. Do đó, công tác quản lý và kế toán tài sản cố định hữu hình luôn được công ty quan tâm đặc biệt. Qua quá trình thực tập chuyên đề tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng, bằng những kiến thức đã được học, và bằng những quan sát thực tế thu thập được ở công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số ưu điểm và nhược điểm trong công tác quản lý, cũng như công tác kế toán như sau: 3.1.1. Ưu điểm 3.1.1.1. Những ưu điểm trong công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định hữu hình tại công ty Công tác mã hóa tài sản cố định hữu hình Tài sản cố định hữu hình trong công ty là rất nhiều, trong đó, máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng khá lớn. Công ty đã sử dụng phương pháp mã hóa để quản lý toàn bộ các tài sản đó. Việc mã hóa này giúp nhận biết một cách dễ dàng tài sản cố định hữu hình đó thuộc nhóm nào. Ngoài ra, giúp tạo ra sự thuận tiện trong việc áp dụng các chính sách kế toán, giảm bớt khối lượng ghi chép và tạo ra sự thống nhất trong quản lý Công tác đánh giá tài sản cố định hữu hình Hiện nay, theo quyết định 206 do Bộ Tài Chính ban hành về công tác kế toán tài sản cố định, công ty đang đánh giá tài sản theo 3 chỉ tiêu : Nguyên giá, hao mòn và giá trị còn lại. Điều này tạo ra sự thuận tiện trong công tác theo dõi tình trạng của tài sản, cũng như đảm bảo cho công tác quản lý được trôi chảy. Công tác phân loại tài sản cố định hữu hình Hiện nay, tại công ty đang phân loại tài sản theo 2 cách, đó là : phân loại theo tình trạng kỹ thuật, và phân loại theo bộ phận sử dụng. Đây là hai cách theo dõi phổ biến nhất, thuận tiện trong việc kiểm tra, theo dõi tài sản cố định. Chính sách quản lý tài sản cố định hữu hình tại công ty. Định kỳ, hàng tháng, quí, năm, ban lãnh đạo công ty thường xuyên họp bàn để xây dựng kế hoạch chương trình hành động để quản lý, sử dụng tài sản một cách hiệu quả. Công ty cũng chủ động xin ý kiến của công ty mẹ ( đó là Tổng công ty hóa chất Việt Nam) về những bất cập hay những vấn đề còn chưa được thống nhất. Công ty cũng đề ra quá trình tăng tài sản cố định hữu hình mới thông qua các chứng từ và qui trình luân chuyển chứng từ. Với qui trình luân chuyển chứng từ cụ thể, rõ ràng, gắn trách nhiệm của các bên liên quan khi đầu tư mới tài sản cố định nói chung và tài sản cố định hữu hình nói riêng. Đồng thời, tại từng xí nghiệp sản xuất, ban lãnh đạo cấp cao của công ty đã đưa ra qui định đối với giám đốc xí nghiệp, gắn trách nhiệm của họ với tài sản, từ đó, lại phân chia ra những cấp quản lý thấp hơn với quản đốc phân xưởng và người trực tiếp sử dụng tài sản. Điều này tạo ra một qui trình khép kín, đảm bảo tài sản luôn được giám sát bởi những người có trách nhiệm. Các máy móc thiết bị, tài sản cố định được quản lý cả về mặt hiện vật và giá trị. Đảm bảo khi cần có thể đối chiếu với nhau, tạo ra một qui trình kiểm soát chặt chẽ, và vô cùng hiệu quả. 3.1.1.2. Những ưu điểm trong công tác kế toán tài sản cố định hữu hình. Về công tác tổ chức nhân sự kế toán Hiện nay , phòng kế toán của công ty có 14 người, với trình độ 100% đại học, cao đẳng trở lên. Đây là một thuận tiện cho công tác kế toán tài sản cố định. Hiện tại, công tác kế toán tài sản cố định tại công ty do 1 người đảm nhiệm. Xét trong cơ cấu nhân sự của toàn phòng kế toán thì đây là một sự phân công hợp lý. Vừa đảm bảo được yêu cầu cung cấp thông tin về tài sản cố định cho quản lý, đồng thời, cũng giảm bớt áp lực công việc cho các bộ phận kế toán khác. Đồng thời, cách tổ chức nhân sự như thế này hoàn toàn phù hợp với mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung, vừa phân tán. Về công tác vận dụng chế độ kế toán Về chứng từ kế toán: Qui trình hạch toán ban đầu của công ty được tiến hành một cách chặt chẽ, phản ánh kịp thời và đầy đủ những nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các chứng từ được lập một cách hợp pháp, đúng tiêu chuẩn của bộ tài chính, và phản ánh đầy đủ nội dung kinh tế của nghiệp vụ, cũng như thể hiện đầy đủ các bước của công tác kiểm soát trong nghiệp vụ đó. Đảm bảo gắn trách nhiệm vật chất, trách nhiệm pháp lý đầy đủ cho các bên liên quan. Đồng thời, cũng phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập, luân chuyển cũng như lưu trữ và bảo quản chứng từ, cũng như thuận lợi cho công tác kiểm tra trên sổ kế toán. Về tài khoản hạch toán. Công ty đã vận dụng rất linh hoạt hệ thống tài khoản kế toán được ban hành theo quyết định 15/2006/ QĐ – BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính. Hệ thống tài khoản mà công ty sử dụng tương đối phù hợp với việc hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến tài sản cố định hữu hình. Tài khoản được mở chi tiết cho từng xí nghiệp, và từng loại tài sản. Về hình thức ghi sổ: Hiện tại công ty đang áp dụng hình thức sổ Nhật ký chứng từ. Đây là hình thức sổ tương đối phức tạp, bộ sổ khá lớn và đồ sộ. Tuy nhiên, đây lại là một ưu điểm của công ty, vì hình thức này tạo ra tính thống nhất cho công tác hạch toán, phù hợp với công tác ghi chép theo đặc thù của một doanh nghiệp sản xuất. Về hệ thống báo cáo: Cũng theo quyết định 15, công ty tiến hành lập các báo cáo tài chính như : bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Ngoài ra, hàng tháng, kế toán tài sản cố định phải tiến hành in và nộp các báo cáo như báo cáo tăng, giảm tài sản cố định, báo cáo kiểm kê tài sản cố định,…. 3.1.2. Nhược điểm 3.1.2.1. Những nhược điểm trong công tác quản lý tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng. Về công tác mã hóa tài sản cố định hữu hình. Hiện tại , các tài sản cố định hữu hình của công ty đang được mã hóa như sau: Nhà cửa, vật kiến trúc :TSN Máy móc thiết bị :TSM Phương tiện vận tải:TSV Phương tiện truyền dẫn:TST Thiết bị quản lý :TSQ Đây cũng chính là mã hóa cho các tài sản cố định thuê tài chính của công ty. Theo em, điều này là chưa phù hợp. Nên có một mã khác cho tài sản cố định thuê tài chính, nhằm tránh nhầm lẫn. Về công tác phân loại tài sản cố định hữu hình. Hiện nay, công ty mới chỉ áp dụng hai hình thức phân loại tài sản cố định hữu hình, đó là phân loại theo hình thái biểu hiện, và phân loại theo bộ phận sử dụng. Với cách phân loại này, sẽ gây ra những khó khăn cho công tác quản lý tài sản cố định. Cụ thể, công ty không tiến hành phân loại tài sản theo mục đích sử dụng, dẫn đến sẽ gặp phải những khó khăn trong việc đánh giá tình hình sử dụng của các tài sản cố định hữu hình phục vụ cho hoạt động kinh doanh, bao nhiêu tài sản phục vụ cho mục đích khác. Ngoài ra, cũng sẽ gặp khó khăn trong việc theo dõi tình trạng của những tài sản cố định hữu hình phục vụ kinh doanh còn sử dụng được, đã hư hỏng hoặc cần sửa chữa, nâng cấp. Thêm vào đó, không phân loại tài sản cố định hữu hình theo nguồn hình thành tài sản, tạo ra sự khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả và độ an toàn trong cơ cấu vốn vay đầu tư mua sắm và sử dụng tài sản. 3.1.2.2. Những nhược điểm trong công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng. Về phương pháp khấu hao tài sản cố định hữu hình Hiện nay, công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng cho những tài sản cố định hiện có. Tài sản cố định hữu hình cũng không phải là ngoại lệ. Việc áp dụng khấu hao như vậy có phần chưa hợp lý. Mặc dù có ưu điểm đó là dễ tính, đơn giản, tuy nhiên, nhược điểm của nó là chưa phản ánh đúng chi phí khấu hao bỏ ra trong quá trình sử dụng tài sản. Theo phương pháp này, mức trích khấu hao hằng tháng là bằng nhau, không thay đổi trong suốt thời gian hữu dụng của tài sản. Trong khi đó, khả năng kinh doanh của tài sản ở mỗi thời điểm là khác nhau, lúc tài sản còn mới thì hiệu quả sử dụng cao, lúc tài sản cũ kỹ lạc hậu thì hiệu quả sử dụng thấp. Đặc biệt, đối với các tái sản áp dụng công nghệ cao, nhanh chóng bị cũ kỹ thì việc trích khấu hao theo đường thẳng là chưa hợp lý. Ngoài ra, trong công tác tính khấu hao công ty chưa trừ đi giá trị thu hồi ước tính vào giá trị tính khấu hao. Do đó, khi tài sản đã được khấu hao hết, nhưng chưa được bán thanh lý thì sẽ gây tình trạng ứ đọng vốn. Cuối cùng, thời gian trích khấu hao công ty qui định cho một số tài sản còn chưa hợp lý, chưa đúng với qui định công ty đưa ra. Ví dụ trong trường hợp mua sắm xe ô tô tải phục vụ cho vận chuyển hàng hóa vào ngày 29/10/2009, công ty thực hiện thời gian trích khấu hao là 5 năm, trong khi, thời gian hữu dụng của tài sản theo công suất thiết kế là 8 năm, và thời gian trích khấu hao tối thiểu theo qui định là 6 năm, và tối đa là 10 năm. Điều này có thể hiểu là do công ty muốn thu hồi vốn nhanh, nhưng để thực hiện điều này, công ty có thể áo dụng phương pháp khấu hao nhanh cho tài sản này, thay bì khấu hao theo đường thẳng. Như vậy, vừa đúng chế độ kế toán, đồng thời cũng đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn cho doanh nghiệp. Về việc đầu tư tài sản cố định hữu hình Hiện nay, tài sản cố định hữu hình của công ty chiếm tỷ trọng rất lớn, so với tài sản cố định vô hình và tài sản cố định thuê tài chính. Tuy nhiên, đa số lại được công ty đầu tư từ nguồn vốn vay ngắn hạn. Điều này là rất mạo hiểm, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế biến động, lãi suất cho vay đang ở mức cao và có xu hướng biến đông liên tục như hiện nay. Về hoạt động thanh lý tài sản cố định hữu hình Hiện nay, trong công ty vẫn còn nhiều tài sản đã được khấu hao hết, không còn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn chưa được tiến hành bán thanh lý. Gây ra tình trạng vốn bị ứ đọng, làm chậm tiến trình hoàn vốn của doanh nghiệp. Về hệ thống sổ kế toán. Sổ kế toán chi tiết. Nhìn chung, hệ thống sổ kế toán chi tiết mà công ty áp dụng khá đầy đủ, tuy nhiên, vẫn còn một số nhược điểm, như : công ty không mở thẻ kế toán chi tiết, mà vào sổ báo cáo chi tiết tăng giảm ngay từ chứng từ. Điều này ko làm cho kết quả vào sổ bị sai, tuy nhiên, lại tạo ra khó khăn trong công tác quản lý tài sản cố định. Thiết nghĩ, công ty nên mở thêm thẻ tài sản cố định theo mẫu do Bộ Tài Chính ban hành. Sổ kế toán tổng hợp Nhìn chung, các sổ tổng hợp mà công ty sử dụng đều tuân theo qui định của chế độ kế toán, và đúng với hình thức ghi sổ Nhật ký chứng từ. Tuy nhiên, đối với mẫu nhật ký chứng từ, công ty không ghi cột số hiệu, ngày tháng của chứng từ, cũng không vào sổ cột diễn giải. Như vậy, chỉ nhìn vào nhật ký chứng từ, người đọc sẽ không thể hiểu được nghiệp vụ đó phát sinh như thế nào, nội dung kinh tế là gì. Khi đó, lại phải mở lại báo cáo chi tiết tăng giảm để theo dõi rất mất thời gian và không đồng bộ. Về công tác lưu trữ, bảo quản sổ sách chứng từ Hiện nay, các chứng từ của công ty phát sinh rất nhiều. Nếu nghiệp vụ nào cũng được lưu trữ bằng giầy tờ thì rất tốn kém, do đó cần có sự trợ giúp của máy tính. Tuy nhiên, phần hành tài sản cố định, có nhiều nghiệp vụ phát sinh với giá trị lớn, nên ngoài lưu trữ trên máy tính, công ty cần lưu trữ trên giấy tờ. Tuy nhiên, công tác bảo quản còn gặp nhiều khó khăn, do eo hẹp về không gian. Về công tác quản lý sử dụng tài sản cố định hữu hình Như đã phân tích ở trên, hiện nay, mặc dù tài sản của công ty khá nhiều, nhưng cũng có rất nhiều tài sản cố định còn cũ kỹ, lạc hậu, Điều này thể hiện ở hệ số hao mòn tài sản cố định hữu hình ở cả 2 năm 2008 và 2009 đều lớn hơn 0,5. Đây là một trở ngại khiến cho hiệu quả sử dụng tài sản cố định chưa cao. Về việc sử dụng phần mềm kế toán Hiện tại, công ty đang sử dụng hệ thống mạng tài chính kế toán 2006, được viết trên cơ sở dữ liệu Foxpro, viết từ những năm 90, tốc độ xử lý thông tin khá chậm. Trong điều kiện công nghệ phát triển cao, hoạt động kinh doanh của công ty cũng đang phát triển và ngày càng nhiều, trang bị phần mềm này cho phòng kế toán gây ra nhiều khó khăn cho công tác kế toán, lãng phí thời gian, và tạo áp lực nhiều hơn cho nhân viên kế toán. 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng. 3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán TSCĐ hữu hình tại công ty Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập và mở cửa như hiện nay, nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm là một xu thế tất yếu. Thêm vào đó, khoa học công nghệ là yếu tố luôn luôn được nhắc đến trong chương trình nghị sự của mỗi quốc gia. Việc sử dụng những tài sản cố định hữu hình ( máy móc, thiết bị) có hàm lượng công nghệ cao là một hướng phát triển đang được nhiều công ty quan tâm. Tuy nhiên, đi đôi với đầu tư, luôn phải gắn với công tác quản lý, và sử dụng một cách hiệu quả những tài sản hiện có. Không làm tốt được vấn đề quản lý này, thì việc đầu tư mua sắm mới cũng chỉ là một sự lãng phí không đáng có. Để làm tốt được vấn đề này, công tác kế toán là nòng cốt. Với tầm quan trọng như vậy, việc hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình là vấn đề hết sức cần thiết, không chỉ đối với công ty cổ phần cao su Sao Vàng, mà còn quan trọng đối với cả Tổng công ty hóa chất Việt Nam. 3.2.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng. Công tác quản lý tài sản cố định hữu hình là một vấn đề quan trọng, không chỉ đối với công ty, mà còn đối với bộ phận kế toán. Quản lý tốt, phù hợp và hiệu quả, sẽ tạo ra tính đồng bộ trong công tác ghi sổ kế toán. Về vấn đề mã hóa tài sản: Mã hóa tài sản cố định hữu hình như vậy là ổn, nhưng công ty nên tiến hành một số thay đổi trong công tác mã hóa tài sản cố định thuê tài chính, và tài sản cố định thuê tài chính , do khuôn khổ bài viết này có hạn, nên em chỉ đưa ra một vài đề xuất như sau: Có thể mã hóa cho tài sản cố định hữu hình là TS1, tài sản thuê tài chính là TS2, và tài sản cố định vô hình là TS3. Như vậy, khi chi tiết ra, nếu là nhà cửa vật kiến trúc thuê tài chính, sẽ là TS2N…Như vậy, sẽ đánh được nhầm lẫn. Về vấn đề phân loại tài sản cố định hữu hình Như đã trình bày ở trên, hiện tại công ty đang tiến hành phân loại theo hình thái biểu hiện và theo bộ phận sử dụng, các cách phân loại này đúng nhưng chưa đủ. Với số liệu hiện nay, công ty nên tiến hành phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành và theo mục đích sử dụng, như mẫu sau: Bảng 3.1: Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành TT Chỉ tiêu Nguyên giá Hao mòn Giá trị còn lại 1 Nguồn vốn tự bổ sung Nguồn vốn vay Nguồn vốn liên doanh liên kết Nguồn vốn khác Tổng cộng Bảng 3.2: Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng TT Loại tài sản Nguyên giá Hao mòn Giá trị còn lại 1 TCSĐHH dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh 2 TSCĐHH dùng cho phúc lợi 3 TSCĐHH đã khấu hoa hết nhưng vẫn còn sử dụng 4 TSCĐHH chờ xử lý Cộng Phân loại tài sản theo nguồn hình thành nhằm mục đích quản lý tài sản cố định hữu hình trên góc độ vốn đầu tư, giúp cho công ty có kế hoạch bù đắp các khoản vốn đã bỏ ra để đầu tư tài sản cố định hữu hình. Nếu như, tài sản được hình thành từ nguồn vay, theo dõi trên sổ này, có thể giúp công ty xem xét được khả năng sinh lời của tài sản, từ đó, có kế hoạch trả khoản vay một cách hợp lý. Đây là một cách phân loại khá phù hợp với xu hướng đa dạng hóa khoản vay, sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hợp lý. Đồng thời, như đã trình bày ở trên, việc phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng, có thể giúp doanh nghiệp theo dõi số lượng tài sản cố định hữu hình hiện đang phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, số tài sản cố định phục vụ mục đích phúc lợi, từ đó có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp. Tài sản phục vụ cho mục đích phúc lợi không thể quá ít, vì nó phục vụ cho nhu cầu nghỉ nghơi, chế độ cho người lao động, nhưng cũng không thể quá nhiều, vì quá nhiều tạo ra một cơ cấu ko hợp lý. 3.2.3. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng. Về công tác kế toán khấu hoa tài sản cố định hữu hình. Đầu tiên về lựa chọn phương pháp khấu hao TSCĐ Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Phương pháp này có ưu điểm là cách tính đơn giản, dễ hiểu, mức khấu hao được tính vào giá thành đều đặn. Tuy nhiên, theo chế độ hiện hành thì một doanh nghiệp có thể áp dụng đồng thời 3 phương pháp khấu hao là : phương pháp khấu hao theo đường thẳng, theo số dư giảm dần có điều chỉnh và theo số lượng sản phẩm. Thiết nghĩ công ty lên áp dụng chính sách khấu hao như sau : - Đối với nhà cửa và kiến trúc nên áp dụng khấu hao theo đường thẳng - Đối với những máy móc thiết bị có hàm lượng khoa học công nghệ cao nên áp dụng theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh bời những tài sản này thường nhanh bị hao mòn vô hình và tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh Nội dung cụ thể của những phương pháp này đã được quy định rõ trong quyết đinh 206/2003/QD-BTC việc áp dụng phương pháp khấu hao nhanh cho một số tài sản cố định sẽ đẩy nhanh quá trình thu hồi vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả của công tác đầu tư mua sắm và sử dụng tài sản cố định hữu hình Thứ hai trong công thức tính khấu hao Công ty không trừ đi giá trị thu hồi ước tính của các Tài sản cố định nói chung và Tài sản cố định hữu hình nói riêng, trong quyết định 206 có điểm khác với chuẩn mực kế toán số 03 ở điểm này . Sự khác biệt đó tạo ra những khó khăn trong việc lựa chọn công thức tính khấu hao hợp lý. Xét trong điều kiện hiện tại của công ty việc áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ là không khó do đó công ty nên tính đến giá trị thu hồi ước tính. Điều này sẽ giúp làm giảm bớt vốn ứ đọng trong những tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn có giá trị nhượng bán thanh lý cao. Thứ ba về công tác thanh lý tài sản cố định không cần dùng Hiện tại số lượng tài sản cố định hữu hình trong công ty là rất lớn trong đó có nhiều tài sản đã cũ ( giá trị khấu hao chiếm tới hơn 50% nguyên giá ), điều này tạo ra sự lãng phí vốn rất lớn nhằm giảm thiểu tình trạng này công ty nên đẩy mạnh hoạt động thanh lý các tài sản cố định hữu hình để thu hồi vốn và tái đầu tư mới tài sản cố định định kỳ hàng năm, các bộ phận sử dụng lên danh sách các tài sản đã hết khấu hao, lập biên bản đệ trình Ban Giám đốc công ty phê duyệt để tiến hành thanh lý tài sản đó. Đồng thời công ty cũng nên có những chính sách khuyến khích để thúc đẩy bán những tài sản này chẳng hạn bán giá thấp hơn với cán bộ nhân viên trong công ty… Về hệ thống sổ kế toán Trước hết đối với hệ thống sổ kế toán chi tiết như đã nêu ở trên hiện nay công ty không mở thẻ tài sản cố định. Đây là một thiếu sót rất lớn bởi lẽ thẻ tài sản cố định không những là căn cứ ghi sổ mà còn là căn cứ để kiểm tra đối chiếu về mặt hiện vật khi cần. Đối với sổ kế toán tổng hợp. Nhìn chung thì hệ thống sổ kế toán tổng hợp của công ty đã áp dụng đúng theo qui định của Bộ Tài Chính về bộ sổ theo hình thức nhật ký chứng từ. Tuy nhiên, do tính phức tạp và đồ sộ của bộ sổ theo hình thức nhật ký chứng từ, thiết nghĩ, đối với các nhật ký chứng từ, công ty nên vào sổ mỗi nghiệp vụ 1 dòng trong từng dòng , đặc biệt là các tài khoản phát sinh nhiều như các tài khoản chi phí. Dòng này, thực chất là thay cho dòng diễn giải, nhằm cung cấp thông tin về nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đồng thời, trong nhật ký này cũng cần phải phản ánh đầy đủ các thông tin cần thiết như là số hiệu chứng từ Minh họa mẫu sổ như sau: THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Số : TS200912 Ngày 29 tháng 10 năm 2009 - Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số30 ngày 29 tháng 10 năm 2009 - Tên, nhãn hiệu, quy cách TSCĐ: Xe tải Thaco - Foton. - Nước sản xuất: Việt Nam - Bộ phận quản lý, sử dụng: Bộ phận vận tải - Công suất thiết kế: 5 tấn - Năm sản xuất: 2008 - Năm sử dụng: 2009 Phương pháp khấu hao: theo đường thẳng. Đình chỉ tài sản cố định ngày Lý do đình chỉ: Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ Ngày tháng năm Diễn giải Nguyên giá Năm GT hao mòn Cộng dồn 10/2009 Mua mới 326.375.495 2009 11.405.295 11.405.295 Người lập thẻ (Ký, ghi rõ họ, tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ, tên) Công ty cổ phần cao su Sao Vàng Địa chỉ :231 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 9 Ghi Có TK 211- TSCĐHH Quí 4 / 2009 STT Chứng từ Diễn giải Ghi Có TK211, ghi Nợ các TK... Cộng Có TK211 SH NT TK214 TK811 … 1 5/11 Thanh lý xe ô tô du lịch 29K0577 537.000.000 0 537.000.000 … … … …. … … … …. Cộng 537.000.000 0 537.000.000 Về việc sử dụng phần mềm kế toán Hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm Mansys 9.9, được viết trên cơ sở dữ liệu Foxpro, viết từ những năm 90 thiết nghĩ, với tình hình phát triển như hiện nay, công ty nên đầu tưa một hệ thống phần mềm mới, phục vụ tốt hơn cho công việc. Hiện nay, trên thị trường có nhiều nhà cung cấp phần mềm kế toán dành cho người Việt, giao diện thân thiện, dễ sử dụng và giá cả rất phải chăng. Làm được điều này, có thể tiết kiệm thời gian và chi phí lao động cho công tác kế toán. 3.2.4 Điều kiện thực hiện Vài năm trở lại đây, công ty cổ phần cao su Sao Vàng đang đạt được những thành công rực rỡ, trở thành một trong 3 doanh nghiệp lớn nhất toàn ngành. Bên cạnh đó, năm 2009 vừa rồi, công ty đã tiến hành niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, càng cho thấy sự bắt kịp với nhịp độ phát triển của nền kinh tế nước nhà. Trong những năm qua, công ty đã không ngừng thay đổi, hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý, làm sao để thật gọn nhẹ, nhưng mang lại hiệu quả cao nhất. Trong bối cảnh đó, công tác kế toán tài sản cố định hữu hình nói riêng và công tác kế toán của toàn công ty nói chung cần nỗ lực hơn nữa, nhằm đảm bảo hiệu quả cung cấp thông tin cho yêu cầu quản lý. Công tác kế toán tài sản cố định hữu hình cần thuân thủ chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật cũng như những qui định của Bộ Tài Chính ban hành. Đây là yếu tố then chốt bắt buộc. Ngoài ra, trong một số vấn đề công ty cần có sự áp dụng một cách linh động, tránh tình trạng chồng chéo, kém hiệu quả. KẾT LUẬN Sau thời gian tiếp xúc gắn bó và tại một mức độ nào đó đã hòa mình vào guồng máy hoạt động công ty cổ phần cao su Sao Vàng, với sự ủng hộ của anh chị trong công ty cùng sự chỉ dẫn sát sao cũng như sự động viên khích lệ của PGS TS Nguyễn Minh Phương, em đã đặt vấn đề và dần hoàn thiện thực tập chuyên đề với ý tưởng về sự hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại công ty sau khi nắm rõ phần nào thực trạng về tài sản cố định hữu hình của công ty thời gian này. Bài toán quản lý và sử dụng tài sản hợp lý của công ty cao su Sao Vàng sao cho việc trang bị tài sản cố định là đúng nơi, đúng chỗ, đúng nhu cầu và phát huy giá trị sử dụng cao nhất đã được em phân tích chia nhỏ rồi hệ thống lại từ quy cách tổ chức, hay hệ thống hóa đơn chứng từ biên bản liên quan với số liệu thực tế. Từ những kết luận ưu và nhược điểm trong từng khâu của quá trình quản lý tài sản cố định hữu hình của công ty, em đã tìm hiểu thêm những kiến thức bổ trợ và suy nghĩ các phương hướng giải quyết vấn đề, tiếp nhận sự đóng góp ý kiến của anh chị trong công ty và sự hướng dẫn của PGS TS Nguyễn Minh Phương, và cuối cùng qua thời gian dài nghiên cứu em đưa ra những đề xuất kiến nghị góp phần nâng cao hơn hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản cố định hữu hình của công ty. Em rất mong muốn những đề xuất kiến nghị này sẽ được đưa vào sử dụng thực tiễn và đem lại hiệu quả tốt, đồng thời em hy vọng sẽ nhận được những đóng qóp quý báu của quý thầy cô giáo và qúy bạn bè đối với chuyên đề này để giải pháp ngày càng hoàn thiện hơn và có ích hơn trong công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định hữu hình. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong công đã giúp em hoàn thành chuyên đề này, em cũng xin cảm ơn cô giáo, PGS.TS Nguyễn Minh Phương đã tận tình truyền đạt kinh nghiệm cùng kiến thức quý báu cho em trong thời gian này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Tài Chính, 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam và toàn bộ thông tư hướng dẫn các chuẩn mực, NXB Thống Kê, 2009. [2] Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán số 03 về Tài sản cố định hữu hình. [3] Công ty cổ phần cao su Sao Vàng, Bản cáo bạch [4] Chuẩn mực kế toán quốc tế số 16 về Tài sản, nhà xưởng và thiết bị [5] Giáo trình kế toán tài chính, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, 2006 [6] Luật kế toán [7] Quyết định 15\2006\QDD-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành ngày 20/03/2006. [8] Quyết định 206\2003\QĐ -BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành ngày 21/12/2003 [9] Tài liệu do phòng nhân sự, và phòng kế toán của công ty cung cấp. [10] Website của công ty: www.src.com.vn [11] Website tạp chí kế toán : www.tapchiketoan.com [12] Website khác : www.tapchikinhtephattrien.com NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Thời gian thực tập tại phòng tài chính kế toán, sinh viên Hoàng Minh Đức đã thực hiện tốt nội qui công ty đề ra. Trong thời gian thực tậpm em đã cố gắng tìm hiểu các phần hành kế toán trong phòng và đã đi sâu nghiên cứu công tác hạch toán tài sản cố định tại công ty và đã có những ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn công tác hạch toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Cao su Sao Vàng. Hà nội, ngày tháng năm 2009 P. P Tài chính kế toán Công Ty Cổ Phần Cao Su Sao Vàng. Địa chỉ : 231 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội BẢNG KÊ SỐ 4 Tập hợp chi phí sản xuất theo xí nghiệp Dùng cho TK 627 - Quí 4 /2009 STT Các TK ghi Có Các TK ghi Nợ TK 214 Cộng có 214 Các TK phản ánh trên các NKCT khác Cộng chi phí thực tế phát sinh NKCT số 1 … Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 1 TK 627- CPSX chung 4.263.852.216 4.100.260.551 4.173.378.709 12.537.491.446 500.000 12.537.991.446 XN cao su số 1 500.269.248 500.138.269 521.163.818 1.521.571.335 500.000 1.522.071.335 XN cao su số 2 200.210.532 150.000.371 160.399.429 510.610.332 510.610.332 XN cao su số 3 1.720.870.200 1.950.726.130 1.844.293.816 5.515.890.146 5.515.890.146 XN năng lượng 200.580.230 195.280.172 210.571.719 606.432.121 606.432.121 … … … … … … … Bộ phận vận tải 13.294.162 12.747.260 11.372.037 39.413.459 39.413.459 Phụ lục 1: Bảng kê số 4 Công Ty Cổ Phần Cao Su Sao Vàng. Địa chỉ : 231 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội BẢNG KÊ SỐ 5 Tập hợp: - Chi phí đầu tư XDCB - Chi phí bán hàng - Chi phí QLDN Quí 4 /2009 STT Ghi Có Các TK Các TK ghi Nợ TK214 Tổng Có 214 Các TK phản ánh trên các NKCT khác Tổng Cộng NKCT số 1 NKCT số 5 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 1 TK2412- XDCB 500.000.000 500.000.000 2 TK2413 - sửa chữa lớn 12.000.000 12.000.000 3 TK641 40.129.027 40.000.100 39.963.100 120.092.227 120.092.227 4 TK642 150.208.120 150.690.720 199.859.429 500.758.269 500.758.269 Cộng 190.337.147 190.690.820 239.842.529 620.850.596 512.000.000 1.132.850.596 Phụ lục 2: Bảng kê số 5. CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG Địa chỉ: 231 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 Phần I: Tập hợp chi phí SXKD toàn DN Quí 4 /2009 STT Các TK ghi Có Các TK ghi Nợ TK 2141 Tổng có 214 Các TK phản ánh trên các NKCT khác Tổng Cộng NKCT số 1 … Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 1 TK 627- CPSX chung 4.263.852.216 4.100.260.551 4.173.378.709 12.537.491.446 500.000 12.537.991.446 2 TK 641- CPBH 40.129.027 40.000.100 39.963.100 120.092.227 120.092.227 3 TK 642- CPQLDN 150.208.120 150.690.720 199.859.429 500.758.269 500.758.269 Cộng 4.454.189.363 4.290.951.371 4.413.201.238 13.158.341.942 500.000 13.158.841.942 Phụ lục 3: Nhật ký chứng từ số 7 Công ty cổ phần cao su Sao Vàng Địa chỉ: 231 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 1 Ghi Có TK111- tiền mặt Quí 4 /2009 STT Ngày Diễn giải Ghi Có TK111, ghi Nợ các TK… Cộng Có TK111 112 133 811 … … … …. …. …. ….. 05/11 Chi phí thanh lý xe ô tô du lịch 29K0577 100.000 1.000.000 1.100.000 … … … … … … .. … Cộng 36.296.536.200 40.689.365.000 1.569.421.526 12.459.562.536 Phụ lục 4: Nhật ký chứng từ số 1 Công ty cổ phần cao su Sao Vàng Địa chỉ: 231 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội BẢNG KÊ SỐ 1 Ghi Nợ TK 111- Tiền mặt Quí 4 / 2009. STT Ngày Diễn giải Ghi Nợ TK 111, ghi Có các TK… TK133 TK711 … Cộng Nợ TK 111 …. … …. …. … … ….. 28/02 Thu thanh lý xe ô tô du lịch BKS 29K 0577 5.000.000 50.000.000 55.000.000 … … … … …. … … Cộng 1.869.130.265 800.000.000 … 13.896.524.362 Phụ lục 5: Bảng kê số 1 NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 5 Ghi Có TK331- Phải trả người bán Quý 4 / 2009 STT Nội dung SDĐK Ghi Có TK331, ghi Nợ các TK… Cộng Có TK331 Ghi Nợ TK331, Ghi Có các TK… Cộng Nợ TK331 SDCK Nợ Có TK 211 TK133 TK2412 TK2413 TK331 … Nợ Có 1 Mua ô tô mới 319.349.800 31.934.980 351.248.780 2 XDCB hoàn thành bàn giao 500.000.000 500.000.000 3 Sửa chữa lớn thiết bị 12.000.000 12.000.000 Tổng cộng 319.349.800 31.934.980 500.000.000 12.000.000 Phụ lục 6 : Nhật ký chứng từ số 5 Công ty cổ phần cao su Sao Vàng Địa chỉ: 231 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 2 Ghi Có TK112- Tiền gửi ngân hàng Quí 4/ 2009 STT Chứng từ Diễn giải Ghi Có TK112, ghi Nợ các TK… Cộng Có TK112 Số hiệu Ngày tháng TK211 … … … …. …. ….. ….. ….. 1 29/10/2009 Mua ô tô tải 100.500.000 100.500.000 … … …. …. ….. ….. ….. Tổng cộng 100.500.000 … 8.234.526.125 Phụ lục 7 : Nhật ký chứng từ số 2 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31260.doc
Tài liệu liên quan