Hoàn thiện kế toán thuế giá trị gia tăng tại Doanh nghiệp tư nhân Thanh Tuấn

Tài liệu Hoàn thiện kế toán thuế giá trị gia tăng tại Doanh nghiệp tư nhân Thanh Tuấn: ... Ebook Hoàn thiện kế toán thuế giá trị gia tăng tại Doanh nghiệp tư nhân Thanh Tuấn

doc38 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán thuế giá trị gia tăng tại Doanh nghiệp tư nhân Thanh Tuấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Thế giới đang trong xu hướng toàn cầu hoá, Việt Nam cũng nằm trong xu hướng chung đó. Mặt khác, đất nước ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Điều này cũng làm cho chi tiêu của Nhà nước tăng thêm. Vậy ngân sách của nhà nước được tài trợ bởi những nguồn nào? Thuế chính là nguồn thu chủ yếu của Nhà nước. Để đáp ứng yêu cầu này Nhà nước ta đã và đang nghiên cứu, áp dụng nhiều loại thuế nhằm đảm bảo cho sản xuất trong nước phát triển, điều tiết thu nhập trong dân cư, thu hút sự đầu tư của các tổ chức nước ngoài vào Việt Nam, đồng thời tạo nguồn ngân sách đầy đủ và lâu dài cho Nhà nước. Trong các loại luật thuế thì thuế doanh thu là loại thuế có nhiều hạn chế, vì vậy cần phải thay thế bằng luật thuế khác phù hợp. Kết hợp giữa nghiên cứu và kế thừa kinh nghiệm của các nước đi trước. Luật thuế GTGT đã được Quốc hội khó IV thông qua tại kỳ họp thứ 11 ( ngày 02/04/1997 đến ngày 10/05/1999) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/09/1999, thay cho luật thuế doanh thu. Kế toán thuế là nội dung quan trọng trong công tác kế toán tại doanh nghiệp,cơ sở kinh doanh,nó cung cấp số liệu một cách trung thực đầy đủ chính xác nhằm giúp đơn vị chấp hành đúng chính sách thuế của Nhà Nước,nộp đầy đủ và kịp thơi các khoản vào ngân sách và góp phần bảo hộ sản xuất khuyến khích hoạt động phát triến sản xuất kinh doanh cho DN.Vì vậy em quyết định trọn đề tài “Hoàn thiện kế toán thuế giá trị gia tăng tại doanh nghiệp tư nhân Thanh Tuấn” Bố cục đề tài gồm 3 chương : Chương I : Lý luận chung kế toán thuế GTGT trong các doanh nghiệp. Chưong II : Thực trạng về thuế GTGT tại DNTN Thanh Tuấn Chương III : Một số biện pháp nhằm hoàn thiện kế toán thuế GTGT tại DNTN Thanh Tuấn CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THUẾ GTGT TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Những vấn đề chung về thuế GTGT 1.1.1. Khái niệm Thuế GTGT là loại thuế gián thu, một yếu tố cấu thành trong giá hàng hoá,dịch vụ nhăm động viên sự đóng góp của người tiêu dùng như thuế doanh thu. Tuy nhiên, thuế GTGT có điểm cơ bản khác với thuế doanh thu là chỉ người bán hàng, dịch vụ lần đầu phải nộp thuế GTGT trên toan bộ doanh thu bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ, còn ngưòi bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ ỏ các khâu tiếp theo đối với hàng hoá, dịch vụ đó chỉ phải nộp thuế trên phần giá trị tăng thêm.Vì vậy, loại thuế này có tên là “ Thuế GTGT ”. Nói cách khác, thuế GTGT là một loại thuế duy nhất thu theo phân đoạn chia nhỏ, trong quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá (hoặc dịch vụ ) từ khâu đầu tiên dến người tiêu dùng, khi khép kín một chu kỳ kinh tế. Đến cuối chu kỳ sản xuất, kinh doanh hoặc cung ứng dịch vụ, tổng số thuế thu được ở các công đoạn sẽ khớp với số thuế tính trên giá bán hàng hoá hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng. Một trong những nguyên tắc cơ bản của thuế GTGT là sản phẩm hàng hoá dù qua nhiều khâu hay ít khâu,từ sản xuất đến tiêu dùng,đều chịu thuế như nhau,thuế GTGT không phải do người tiêu dùng trực tiếp nộp mà do người bán sản phẩm ( hoặc dịch vụ ) nộp thay vào kho bạc, do đó trong giá bán hàng hoá, dịch vụ có cả thuế GTGT. Vậy : Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế là khoản đóng góp mang tính bắt buộc theo quy định của pháp luật nhằm hình thành nên NSNN. Có nhiều cách khác nhau để phân loại thuế. Căn cứ vào tính chất điều tiết thuế được chia thành 2 loại : Thuế trực thu : là loại thuế mà đối tượng chịu và đối tượng nộp đồng thời là một. Thuế gián thu : là loại thuế mà đối tượng chịu thuế và đối tượng chịu thuế không đồng thời là một. 1.1.2. Vai trò và đặc điểm của thuế GTGT * Vai trò của thuế GTGT Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. Thông qua việc ban hành và thực hiện luật thuế, nhà nước thể chế hoá và thực hiện chính sách điều tiết đối với nền kinh tế, điều tiết thu nhập và tiêu dùng, tiết kiệm của xã hội. Điều tiết đối với nền kinh tế là yêu cầu khách quan đối với hoạt động của nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Vai trò này cụ thể được thể hiện ở chỗ là công cụ tác động đến đầu tư, lãi suất, tiết kiệm…Thông qua các quy định của thuế nhà nước tác động đến cung – cầu của nền kinh tế một cách hợp lý nhằm ổn định và tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn để hạn chế cầu một mặt hàng nào đó nhằm bảo vệ SX trong nước, Nhà nước quy định một thuế suất cao đối với hàng hoá đó. - Thuế là công cụ tập trung chủ yếu nguồn thu cho NSNN: - Thuế tham gia vào việc điều tiết kinh tế vĩ mô. - Thuế là công cụ để điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối. - Thuế còn là công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động SXKD. * Đặc điểm của thuế GTGT - Tính cưỡng chế và tính pháp lý cao: Trong mỗi quốc gia, việc đóng thuế cho Nhà nước được coi là một trong những nghĩa vụ bắt buộc của các tổ chức kinh tế và công dân cho Nhà nước. Các tổ chức kinh tế và công dân thực hiện nghĩa vụ thuế theo các luật thuế cụ thể được cơ quan quyền lực tối cao ở quốc gia đó quyết định phù hợp với các hoạt động và thu nhập của từng tổ chức kinh tế và công dân. Nếu ai không thực hiện đúng nghĩa vụ thuế của mình, tức là họ vi phạm pháp luật của quốc gia đó. Đặc điểm này phân biệt sự khác nhau giữa thuế với các khoản đóng góp mang tính tự nguyện cho NSNN và thuế đối với các khoản vay mượn của Chính phủ. Tuy nhiên, cũng cần phải hiểu rằng thuế là biện pháp tài chính mang tính chất bắt buộc của Nhà nước, nhưng sự bắt buộc đó luôn được xác lập dựa trên nền tảng của các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quan hệ kinh tế thế giới. - Thuế là khoản đóng góp không mang tính hoàn trả trực tiếp. Khác với các khoản vay, Nhà nước thu thuế từ các tổ chức kinh tế và cá nhân nhưng không phải hoàn trả lại trực tiếp cho người nộp thuế sau một khoảng thời gian với một khoản tiền mà họ đã nộp vào NSNN. Số tiền thuế thu được, Nhà nước sẽ sử dụng cho các chi tiêu công cộng, phục vụ cho nhu cầu của Nhà nước và của mọi cá nhân trong xã hội. Mọi cá nhân, người nộp thuế cho Nhà nước cũng như người không nộp thuế, người nộp nhiều cũng như người nộp ít, đều bình đẳng trong việc nhận được các phúc lợi công cộng từ phía Nhà nước. Số thuế mà các đối tượng phải nộp cho Nhà nước, được tính toán không dựa trên khối lượng lợi ích công cộng họ nhận được mà dựa trên những hoạt động cụ thể và thu nhập của họ. Đặc điểm này cũng phân biệt giữa thuế với phí và lệ phí. 1.1.3. Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất thuế GTGT. * Giá tính thuế: - Đối với hàng hoá, dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT được ghi trên hoá đơn. - Đối với hàng hoá nhập khẩu bằng giá nhập khẩu tại cửa khẩu ( CIF ) cộng với thuế nhập khẩu - Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ, biếu tặng là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này. - Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền thuê thu từng kỳ. - Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp là giá bán của hàng hóa tính theo giá bán một lần, không tính theo số tiền trả từng kỳ. - Đối với gia công hàng hóa là giá gia công. - Đối với hàng hóa dịch vụ khác là giá do Chính phủ quy định. Trường hợp đối tượng nộp thuế có doanh số mua bán bằng ngoại tệ thì phải đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh số để xác định giá tính thuế. Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chịu thuế TTĐB ở khâu SXKD trong nước là giá bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT, ở khâu nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng thuế nhập khẩu (nếu có) cộng thuế TTĐB. * Thuế suất: Hiện nay ở nước ta áp dụng 3 mức thuế suất: 0%, 5%, 10%. Thuế suất thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ được áp dụng như sau: Theo Nghị định sè 148/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004 + Mức thuế suất GTGT 0% áp dụng đối với: Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, kể cả hàng gia công xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT xuất khẩu. Các trường hợp sau không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo thuế suất 0%: vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế; dịch vụ du lịch lữ hành ra nước ngoài; dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; tín dụng, đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản khai thác chưa qua chế biến quy định tại khoản 26 Điều 4 của Nghị định này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Hàng hóa, dịch vụ bán cho DN chế xuất và khu chế xuất gồm: Bảo hiểm, ngân hàng, bưu chính viễn thông, tư vấn, kiểm toán, kế toán, vận tải, bốc xếp, cho thuê nhà, văn phòng, kho bãi, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cho cá nhân người lao động, xăng dầu bán cho phương tiện vận tải phải chịu thuế suất thuế GTGT theo mức thuế suất quy định áp dụng đối với hàng hóa tiêu dùng tại Việt Nam. + Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ: Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt; phân bón, quặng để sản xuất phân bón; thiết bị, máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế, bông và băng vệ sinh y tế; giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập; đồ chơi cho trẻ em; sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi; thủy sản, hải sản đánh bắt chưa qua chế biến; thực phẩm tươi sống, lương thực; lâm sản... + Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa dịch vụ: Dầu mỏ, khí đốt, quặng; điện thương phẩm; sản phẩm điện tử; sản phẩm hóa chất; sợi vải sản phẩm may mặc, thêu ren; giấy; sữa, bánh kẹo, nước giải khát; sản phẩm gốm sứ thủy tinh; dịch vụ tư vấn pháp luật và các dịch vụ tư vấn khác; khách sạn, dịch vụ, ăn uống. 1.1.4. Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế GTGT 1.1.4.1 Đối tượng chịu thuế GTGT : *Đối tượng chịu thuế GTGT là tất cả hàng hoá, dịch vụ dùng cho s¶n xuÊt kinh doanh vµ tiªu dïng ë trong l·nh thæ ViÖt Nam lµ ®èi t­îng chÞu ThuÕ GTGT * Đối tượng không chịu thuế : 1. Là sản phẩm của một số ngành sản xuất và kinh doanh trong những điều kiện khó khăn, phụ thuộc vào thiên nhiên. Hơn nữa, những sản phẩm này được sản xuất ra được dùng cho chính người sản xuất và cho đời sống toàn xã hội. Do đó, cần tạo điều kiện để khuyến khích phát triển như : sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi , nuôi trồng thuỷ sản ... 2. Là sản phẩm hàng hoá dịch vụ thiết yếu phục vụ cho nhu cầu toàn xã hội nhằm nâng cao đời sống văn hoá - vật chất không ngừng tăng lên của con người như dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ khám chữa bệnh, phòng bệnh, điều dưỡng sức khoẻ con người, dịch vụ thú y, dịch vụ triển lãm, hoạt động văn hoá, thể dục-thể thao, phát sóng truyền thanh, truyền hình ... 3. Là sản phẩm dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của xã hội không vì mục tiêu lợi nhuận, như muối Iốt, vận chuyển hành khách bằng xe buýt theo giá vé thống nhất, vũ khí - khí tài, tài nguyên chuyên dùng cho Quốc phòng - an ninh, dịch vụ vụ phục vụ vệ sinh công cộng và thoát nước đường phố, duy tu bảo dưỡng vườn hoa công viên, vườn thú, chiếu sáng đường phố, tưới tiêu nước phục vụ nông nghiệp ... 4. Là các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được ưu đãi vì mang tính xã hội và tính nhân đạo cao, như xây dựng nhà tình nghĩa bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, viện trợ nhân đạo, các dịch vụ phục vụ ma chay, tang lễ, xây dựng công trình văn hoá nghệ thuật v.v.. Các sản phẩm hàng hoá, các dịch vụ phục vụ sản xuất phát triển, thúc đẩy sản xuất áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như : dịch vụ tín dụng, quỹ đầu tư chuyển giao công nghệ, nhập khẩu máy móc thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng (máy bay, tàu thuỷ, dàn khoan) mà trong nước chưa sản xuất được. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản mà trong nước chưa có 1.1.4.2 Đối tượng nộp thuế : Các Tổ chức, cá nhân SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế (gọi chung là CSKD ) và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hóa chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu) là đối tượng nộp thuế GTGT. 1.1.5. Phương pháp tính thuế Thuế giá trị gia tăng phải nộp được tính theo phương pháp khấu trừ thuế hoặc phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. * Phương pháp khấu trừ thuế : Số thuế phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào. Thuế GTGT |đầu ra = Giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra x Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đó Thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGT đã thanh toán được ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu . * Phương pháp tính trực tiếp trên thuế GTGT : Số thuế phải nộp = GTGT của hàng hóa dịch vụ x Thuế suất GTGT GTGT = Giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ bán ra - Giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ mua vào Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT chỉ áp dụng đối với các đối tượng sau: * Cá nhân SXKD và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hóa đơn, chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. * CSKD mua bán vàng bạc đá quý 1.1.6. Kê khai , nộp thuế và quyết toán thuế a. Kê khai và nộp thuế: - Cơ sở kinh doanh thông thường phải kê khai và nộp thuế hàng tháng, thời hạn nộp trước ngày 25 của tháng sau. Đối với những cơ sở có số tiền nộp hàng tháng lớn (bình quân tháng từ 200 triệu đồng trở lên) phải nộp thuế theo định kỳ 05 ngày, 10 ngày một lần trong tháng. Hết tháng, khi kê khai tính thuế, cơ sở kinh doanh phải nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước. Thời hạn nộp thuế còn thiếu chậm nhất là ngày 25 của tháng tiếp theo. - Một số hộ kinh doanh vừa và nhỏ nộp thuế theo mức ấn định trên doanh thu, cơ quan thuế căn cứ vào mức thuế đã được xác định ra thông báo nộp thuế hàng tháng, chậm nhất là vào ngày 25 của tháng tiếp theo. - Hộ kinh doanh buôn chuyến nộp thuế theo từng chuyến hàng. - Đối với hàng nhập khẩu phải nộp thuế giá trị gia tăng theo từng lần nhập khẩu, thời hạn thu nộp thuế thực hiện cùng với thuế nhập khẩu. Việc thu thuế đối với hàng nhập khẩu do Tổng cục Hải quan đảm nhiệm b.Quyết toán thuế GTGT Các cơ sở kinh doanh (trừ hộ kinh doanh vừa và nhỏ nộp thuế theo mức ấn định) phải thực hiện lập và gửi quyết toán thuế GTGT hàng năm cho cơ quan thuế. Cơ sở phải kê khai đầy đủ, đúng các chỉ tiêu và số liệu theo mẫu quyết toán thuế; gửi bản quyết toán thuế theo mẫu số 11/GTGT, 12A/GTGT, 12B/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan thuế địa phương nơi cơ sở đăng ký nộp thuế. Năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lịch. Trường hợp cơ sở kinh doanh được áp dụng quyết toán tài chính khác với năm dương lịch thì vẫn phải quyết toán thuế GTGT theo năm dương lịch. Thời hạn cơ sở kinh doanh phải nộp quyết toán cho cơ quan thuế chậm nhất không quá 60 ngày, kể từ ngày 31 tháng 12 của năm quyết toán thuế. Cơ sở kinh doanh sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước cơ sở cũng phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước. Cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của số liệu quyết toán thuế, nếu cơ sở kinh doanh báo cáo sai, để trốn, lậu thuế sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. 1.2. Kế toán thuế GTGT trong các doanh nghiệp 1.2.1. Thủ tục chứng từ kế toán - Để thực hiện kế toán thuế GTGT các CSKD phải thực hiện chế độ hoá đơn chứng từ theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính. Dưới đây là một số hoá đơn, chứng từ có liên quan. Được quy định cụ thể tại mục I, phần B, Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của BTC: “ Các CSKD khi mua, bán hàng hoá, dịch vụ phải thực hiện chế độ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật ” a/ Hoá đơn giá trị gia tăng: Các CSKD thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT phải sử dụng hóa đơn GTGT, kể cả trường hợp bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB ( trừ trường hợp được dùng hoá đơn, chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT ). Khi lập hoá đơn phải sử dụng mẫu số 01 GTKT – 3L1 với trường hợp bán hàng hoá với số lượng lớn hoặc mẫu số 01 GTKT – 2LL cho hàng hoá bán với số lượng nhỏ. b/ Hoá đơn bán hàng: Các CSKD thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, khi bán hàng, dịch vụ phải sử dụng “ Hoá đơn bán hàng ” do Bộ tài chính phát hành. Khi lập hoá đơn bán hàng phải sử dụng mẫu số 02 GTKT – 3LN cho trường hợp bán hàng hoá với số lượng lớn hoặc mẫu số 02 GTKT – 2LN cho hàng hoá bán với số lượng nhỏ. c/ Hoá đơn tự in, chứng từ đặc thù: Các CSKD sử dụng loại hoá đơn, chứng từ tự in, phải đăng kí mẫu hoá đơn, chứng từ tự in với Bộ Tài chính ( Tổng cục thuế ) và chỉ được sử dụng khi đã có thông báo bằng văn bản của Bộ Tài chính ( Tổng cục Thuế ). Hoá đơn tự in phải đảm bảo phản ánh đầy đủ các nội dung thông tin theo quy định của hoá đơn, chứng từ ( hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng ). Các chứng từ đặc thù như tem bưu điện, vé máy bay, vé xổ số, giá ghi trên vé là giá đã có thuế GTGT. d/ Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ: Các CSKD trực tiếp bán lẻ hàng hoá cho người tiêu dùng, đối với hàng hoá có giá bán dưới mức quy định phải lập hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng thông thường, nếu cơ sở không lập hoá đơn thì phải lập bản kê hàng bán lẻ theo mẫu bản kê của cơ quan Thuế để làm căn cứ tính thuế GTGT. Trường hợp người mua yêu cầu lập hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng thì phải lập theo đúng qui định. e/ Bảng kê thu mua nông sản, lâm sản, thuỷ sản của người trực tiếp sản xuất: Trường hợp này được áp dụng đối với cơ sở sản xuất, chế biến mua hàng hoá là các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản của sản xuất trực tiếp bán ra thì phải lập “Bảng kê thu mua hàng nông sản, lâm sản, thuỷ sản của người sản xuất trực tiếp” theo mẫu quy định. 1.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng Tài khoản kế toán sử dụng bao gồm: TK 133-" Thuế GTGT được khấu trừ " và TK 3331-" Thuế GTGT phải nộp " * TK 133 " Thuế GTGT được khấu trừ " · Nội dung phản ánh: Tài khoản 133 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ. · Đối tượng sử dụng TK133: Tài khoản này chỉ được áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Kết cấu của tài khoản 133: Bên nợ: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Bên có: - Số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ - Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ - Thuế GTGT của hàng mua phải trả lại - Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại. * TK 3331 " Thuế GTGT phải nộp " · Nội dung phản ánh: Tài khoản 3331 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, số thuế GTGT đã nộp và số thuế GTGT còn phải nộp vào NSNN. · Đối tượng sử dụng: Tài khoản 3331 áp dụng cho các CSKD nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 3331: Bên nợ: - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ - Số thuế GTGT đã nộp vào Ngân sách nhà nước. - Số thuế GTGT được giảm trừ -Số thuế GTGT của hàng bị trả lại. Bên có: - Thuế GTGT đầu ra: + Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ + Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng, sử dụng nội bộ. + Số thuế GTGT phải nộp của thu nhập hoạt động tài chính, thu nhập bất thường - Số thuế GTGT phải nộp của hàng hoá nhập khẩu Số dư bên có: Số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ Số dư bên nợ: Số thuế GTGT đã nộp thừa vào NSNN Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3: · Tài khoản 33311"Thuế giá trị gia tăng đầu ra": Dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ. · Tài khoản 33312 "Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu": Dùng để phản ánh thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng nhập khẩu. 1.2.3. Nội dung kế toán thuế GTGT 1.2.3.1. Kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 1.2.3.1.1. Kế toán thuế GTGT đầu vào * Tài khoản sử dụng: Tài khoản 133 : Thuế GTGT được khấu trừ. Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ. Bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ. Bên Có: Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ. Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. Số thuế GTGT đầu vào đã hoàn lại. Số dư Nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, Số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả. Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp 2: TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ. TK 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định. * Phương pháp hạch toán: - Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ dùng vào hoạt động sxkd hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, căn cứ vào hoá đơn GTGT và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá nhập kho theo giá thực tế bao gồm giá mua chưa có thuế GTGT, chi phí thu mua, vận chuyển, bốc xếp, thuế kho bãi,... từ nơi mua về đến doanh nghiệp ghi: Nợ TK 152,153,156 (611) : Giá trị thực tế NVL, công cụ, hàng hoá mua vào. Nợ TK 211 : Nguyên giá TSCĐHH Nợ TK 213 : Nguyên giá TSCĐVH Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ.(1331, 1332) Có TK 111,112,331... Tổng giá thanh toán. - Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD, hàng hoá dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc dùng vào HĐSN, dự án, hoạt động phúc lợi,... được trang trải bằng các nguồn kinh phí khác. Giá trị vật tư, hàng hoá, dịch vụ là å số tiền thanh toán: Nợ TK 152,153,156 (611) : Giá trị thực tế, công cụ, hàng hoá + GTGT đầu vào. Nợ TK 211 : Nguyên giá + GTGT đầu vào. Có TK 111,112,331 : Tổng giá thanh toán. - Khi mua hàng hoá giao bán ngay (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế) cho khách hàng ( không qua nhập kho) ghi: Nợ TK 632 : Gía vốn hàng bán (Giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào) Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ.(TK 1331) Có TK 111,112,331,... : Tổng giá thanh toán. - Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá. Kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá, thiết bị nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán, thuế nhập khẩu phải nộp, chi phí thu mua vận chuyển, ghi: Nợ TK 152,156,211 : Giá chưa có thuế GTGT hàng nhập khẩu. Có TK 333 : Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước ( TK 3332, 3333) Có TK 111,112,331... Riêng đối với thuế GTGT hàng nhập khẩu: + Nếu hàng hoá nhập khẩu dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì thuế GTGT hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ, ghi: Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ.( 1331,1332) Có TK 333 : Thuế GTGT hàng nhập khẩu. ( 33312) + Nếu hàng hoá nhập khẩu dùng vào hoạt động SXKD, hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng vào HĐSN, chương trình, dự án, hoạt động văn hoá, phúc lợi,... được trang trải bằng nguồn kinh phí khác thì thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu được tính vào giá trị hàng hoá mua vào, ghi: Nợ TK 152,156,211 : Giá mua cả thuế nhập khẩu, thuế GTGT Có TK 111,112,331 : Giá mua ngoài thuế. Có TK 333 : Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.( 33312) - Khi mua vật tư hàng hoá, dịch vụ TSCĐ dùng SXKD hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc dùng vào HĐSN, dự án, hoạt động văn hoá, phúc lợi được trang trải bằng các nguồn kinh phí khác thì giá trị vật tư hàng hoá, dịch vụ mua ngoài bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người trả (giá cả thuế) và chi phí thu mua, vận chuyển: Nợ TK 152,153,211 : Giá bao gồm cả thuế GTGT Có TK 111,112,331... - Đối với vật tư, hàng hoá mua về dùng đồng thời cho SXKD hàng hoá dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT nhưng không tách riêng được, ghi: Nợ TK 152,153,156,211 : Giá mua chưa có thuế GTGT Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào. Có TK 111,112,331... - Cuối kỳ, kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, không được khấu trừ trên cơ sở phân bổ theo tỷ lệ doanh thu. Số thuế đầu vào được tính khấu trừ theo tỉ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu trong kỳ và ghi: + Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ: Nợ TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp. Có TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ + Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ: · Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ: Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán. Có TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ. · Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ tính vào giá vốn hàng bán của kỳ sau, ghi: Nợ TK 142 : Chi phí trả trước. Có TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ. Khi tính số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ vào giá vốn của hàng bán của kỳ kế toán sau, ghi: Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán. Có TK 142 : Chi phí trả trước. - Khi xuất hàng hoá dùng để khuyến mại, tiếp thị, quảng cáo không tính thuế GTGT đầu ra thì chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của số hàng hoá này tương ứng với giá trị hàng hoá khuyến mại, quảng cáo tính trong khoản chi phí khác tương ứng với tỷ lệ % so với tổng chi phí hợp lý tính thu nhập chịu thuế TNDN quy định đối với doanh nghiệp. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ của hàng hoá khuyến mại, quảng cáo vượt tỉ lệ % so với tổng số chi phí hợp lý tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (chi tiết khuyến mại, quảng cáo) Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ. - Khi mua TSCĐ có hoá đơn GTGT dung chung vào hoạt động SXKD chụi thuế GTGT và không chịu thuế GTGT, kế toán phản ánh giá trị TSCĐ theo giá mua chưa có thuế GTGT, thuế GTGT đầu vào được phản ánh vào TK 133. Cuối kỳ kế toán và xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ trên cơ sở tỷ lệ doanh thu chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và doanh thu không chịu thuế so với tổng doanh thu trong kỳ. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được hạch toán vào các chi phí có liên quan sử dụng tài sản cố định, ghi: + Trường hợp số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ lớn, ghi: Nợ TK 142 - Chi phí trả trước Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Khi phân bổ số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ vào chi phí, ghi: Nợ TK 627,641,642... Có TK 142 - Chi phí trả trước + Trường hợp số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ nhỏ, ghi: Nợ TK 627,641,642,... Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ - Khi phát sinh các khoản chi trợ cấp thôi việc cho người lao động, các khoản chi nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ, chi sáng kiến, chi đào tạo nâng cao tay nghề công nhân, chi bảo vệ môi trường, chi cho lao động nữ,... ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp. Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111,112,331,... 1.2.3.1.2. Kế toán thuế GTGT đầu ra. * Tài khoản sử dụng: TK 3331: Thuế GTGT phải nộp: TK này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào NSNN. - Bên Nợ : Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ. Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp. Số thuế GTGT đã nộp vào NSNN. Số thuế, GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá. - Bên Có : Số thuế GTGT đầu ra và Số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào NSNN. - Số dư bên Có: thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ. - Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đã nộp thừa vào ngân sách Nhà nước. TK 3331 có 2 tài khoản cấp 3: TK 33311 : Thuế GTGT đầu ra. Dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ. TK 33312 : Thuế GTGT hàng nhập khẩu. Dùng để phản ánh thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng nhập khẩu. TK 3331 áp dụng cho cả các CSKD thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế và CSKD thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT. * Phương pháp xác định thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT phải nộp: - Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: = - = x * Phương pháp hạch toán: - Khi bán hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, căn cứ vào hoá đơn GTGT, kế toán ghi: Nợ TK 111,112,131 : Tổng giá thanh toán. Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp.(33311) Có TK 511,512 : Giá chưa có thuế GTGT - Khi bán hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán: Nợ TK 111,112,133 : Tổng giá thanh toán. Có TK 511,512 : Tổng giá thanh toán. + Đối với hoạt động cho thuê tài sản có nhận trước tiền cho thuê của nhiều năm thì doanh thu của từng năm là tổng số tiền cho thuê chia cho số năm thuê tài sản. Khi nhận trước, kế toán phản ánh doanh thu nhận trước là giá chưa có thuế GTGT. Nợ TK 111,112 : Tổng số tiền nhận trước. Có TK 3387 : Doanh thu trước chưa có thuế GTGT. Có TK 3331 : Thuế GTGT. Đồng thời tính và kết chuyển doanh thu kỳ kế toán: Doanh thu của kỳ kế toán Sang kỳ kế toán sau, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán: Nợ TK 3387 : Doanh thu chưa thực hiện Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Sang kỳ kế toán tiếp sau,tính và kết chuyển doanh thu kinh doanh cho thuê hoạt động tài sản của kỳ kế toán sau, ghi: Nợ TK 3387 : Giá chưa có thuế GTGT Nợ TK 3331 : Số tiền trả lại cho người đi thuê về thuế GTGT của hoạt động thuê tài sản không thực hiện được. Có TK 111,112,3388 : Tổng số tiền trả lại. - Khi phát sinh các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính, các khoản thu nhập bất thường thuộc đối tượng chịu thuế theo phương pháp khấu trừ, ghi: Nợ TK 111,112,138 : Tổng giá thanh toán. Có TK 3331 (33311) : Thuế GTGT. Có TK 711,721 : Giá chưa có thuế GTGT. - Trường hợp bán hàng theo phương pháp trả góp, doanh thu bán hàng là doanh thu là giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT, ghi: Nợ TK 111,112,131 : å giá thanh toán. Có TK 3331 : Thuế GTGT. Có TK 511 : Doanh thu bán hàng (ngoài thuế). Có TK 711 : Lãi bán hàng trả chậm. - Bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng: + Nếu bán hàng đổi lấy hàng hoá để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, để phản ánh doanh thu bán hàng là giá bán chưa có thuế GTGT: Nợ TK 131 : Tổng giá thanh toán. Có TK 3331 : Thuế GTGT. Có TK 511 : Giá không có thuế GTGT. Khi nhận được vật tư hàng hoá trao đổi, ghi: Nợ TK 152,153,156,211 : Giá mua chưa có thuế GTGT. Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 131 : Tổng giá thanh toán. 1.2.3.2. Kế toán thuế GTGT trong các doanh nghiệp theo phương pháp trực tiếp + Đối tượng áp dụng: - Các cá nhân sản xuất kinh doanh chưa có đủ điều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ. - Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động sản xuất kinh doanh ở Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài và chưa có đủ điều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ. - Cơ sở mua, bán vàng bạc, đá quý, ngoạ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26604.doc
Tài liệu liên quan