Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Simco Sông Đà (nhật ký chứng từ - Ko lý luận)

Mục lục Danh mục từ viết tắt XKLĐ: Xuất khẩu lao động CP: Chi phí. BHYT: Bảo hiểm y tế. BHXH: Bảo hiểm xã hội. TL: Tiền lương. CBCNV: Cán bộ công nhân viên. CNV: Công nhân viên. CN: Công nhân. NK: Nhập khẩu. NSNN: Ngân sách Nhà nước. NKCT: Nhật ký chứng từ. GTGT: Giá trị gia tăng. KDDD: Kinh doanh dở dang. GT: Giá thành. SXKD: Sản xuất kinh doanh. TSCĐ: Tài sản cố định. XK: Xuất khẩu. TGNH: Tiền gửi ngân hàng. PX: Phân xưởng TNHH: Trách nhiêm hữu hạn. V

doc51 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Simco Sông Đà (nhật ký chứng từ - Ko lý luận), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HXH: Văn hoá xã hội. Lời Mở Đầu Từ khi nền kinh tế chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã đem lại cho đất nước ta một nền kinh tế đang trên đà phát triển và tăng trưởng. Với sự mở cửa của nền kinh tế như hiện nay đã tạo cho các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để mở rộng sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên, quan hệ thị trường với các quy luật khắt khe ngày càng chi phối mạnh mẽ đến các mặt của đời sống KT-XH, đến các hoạt động của các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường phải quan tâm đến nhiều vấn đề như: nghiên cứu thị trường, tổ chức sản xuất kinh doanh, quảng cáo, xúc tiến bán hàng, và đặc biệt là quản lý kinh tế tài chính trong doanh nghiệp. Trong quản lý kinh tế tài chính, kế toán là một bộ phận quan trọng. Nó giữ vai trò tích cực trong quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh; đảm bảo cung cấp thông tin cần thiết cho việc điều hành và quản lý các doanh nghiệp, cũng như quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước. Kế toán tiền lương là một khâu quan trọng trong việc tổ chức công tác kế toán. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động để tái sản xuất sức lao động và là đòn bẩy để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hạch toán tiền lương chính xác sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy việc nghiên cứu công tác tổ chức kế toán tiền lương là điều cần thiết nhằm tìm ra những mặt tiêu cực, những vấn đề chưa hợp lý để từ đó có những biện pháp khắc phục giúp doanh nghiệp vững mạnh hơn trên con đường kinh doanh của mình. Sau một thời gian nghiên cứu và khảo sát chung tai Công ty cổ phần Simcô Sông Đà. Với mục đích nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn về kế toán tiền lương, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Simcô Sông Đà”. Tuy đề tài này không phải là mới mẻ nhưng với những kiến thức được học tập ở Trường và những hiểu biết thực tế sau khi nghiên cứu và khảo sát chung, em mong muốn có thể góp một phần công sức trong quá trình hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tiền lương hiện nay. Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Simco Sông Đà, dù đã vận dụng hết những kiến thức mà các Thầy Cô đã truyền đạt và cố gắng bám sát với thực tế thông qua sự hỗ trợ của các Cô Chú trong Ban Giám đốc cũng như Phòng Tài chính – Kế toán nhưng vì thời gian có hạn nên bài viết của em sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, chưa được chặt chẽ và phản ánh hết tình hình thực tế tại Công ty. Vì vậy, em mong các Cô Chú trong Ban Giám đốc, các anh chị trong Phòng Tài chính- Kế toán của Công ty và các Thầy Cô trong Khoa Kế toán của Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội, và đặc biệt là Cô giáo trực tiếp hướng dẫn em viết Đề tài này Th.S: Nguyễn Thị Hồng Thuý xem xét, góp ý và bổ sung thêm cho bài viết của em. Em tin rằng những ý kiến đóng góp bổ sung quý báu ấy sẽ giúp cho Đề tài của em được hoàn thiện hơn, phong phú hơn và hơn hết là có thể bám sát với thực tế hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Nội dung của chuyên đề, bao gồm các phần chính sau đây: Lời Mở Đầu Chương I: Các vấn đề chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Simco Sông Đà. Chương II: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Simco Sông Đà Chương III: Các giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Simco Sông Đà Kết Luận Chương I: Các vấn đề chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần simco sông đà I. Các vấn đề chung về lao động: 1. Vai trò của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh: 1.1. Khái niệm tiền lương: Lao động là hoạt động chân tay, trí óc của con người nhằm tác động biến đổi các vật chất tự nhiên thành vật phẩm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của con người. 1.2. Vai trò của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh: Trong mọi thể chế của xã hội loài người, ngoài việc sáng tạo ra của cải vật chất đều không tách rời lao động. Lao động là yếu tố cần và đủ cho sự tồn tại, phát triển của xã hội. Lao động là một mắt xích quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để tái sản xuất nói chung và quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng được diễn ra thường xuyên, liên tục thì trước hết phải đảm bảo tái sản xuất lao động. 2. Phân loại lao động trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh: 2.1. Phân loại lao động theo thời gian lao động: *Lao động thường xuyên, trong danh sách: Là lao động mà trong danh sách tính lương và thanh toán lương của doanh nghiệp đó bao gồm lao động ngắn hạn và lao động dài hạn. *Lao động tạm thời mang tính thời vụ: Là lao động làm theo thời vụ khi đến vụ thì làm, hết thời vụ lại nghỉ. 2.2. Phân loại lao động theo quan hệ với quá trình sản xuất: Dựa theo mối quan hệ của lao động với quá trình sản xuất, có thể phân loại lao động của doanh nghiệp thành hai loại sau: Lao động trực tiếp sản xuất: Là bộ phận công nhân viên trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ lao động. Lao động gián tiếp sản xuất: Đây là bộ phận lao động tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ phận này bao gồm các nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính..... 2.3. Phân loại lao động theo chức năng của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh: Theo cách này, toàn bộ lao động trong doanh nghiệp có thể chia làm 3 loại như sau: Lao động thực hiện chức năng sản xuất, chế biến: Là những lao động tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Lao động thực hiện chức năng bán hàng: Là những lao động tham gia hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ bán hàng. Lao động thực hiện chức năng quản lý: Là những lao động tham gia hoạt động quản trị kinh doanh và quản lý hành chính của doanh nghiệp. 3. ý nghĩa, tác dụng của công tác tổ chức lao động, quản lý lao động: Quản lý lao động và tiền lương là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là nhân tố căn bản, quan trọng để doanh nghiệp hoàn thành và vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Tổ chức hạch toán lao động tiền lương giúp cho công tác quản lý lao động của doanh nghiệp đi vào nề nếp vào khuôn khổ. Thúc đẩy người lao động chấp hành nghiêm kỷ luật để phát triển nền kinh tế sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu suất của công tác quản lý. Hơn nữa, đó còn là cơ sở tính lương đúng nguyên tắc, đúng chế độ. Nó còn là nhân quả của nguyên tắc phân phối trong lao động. Tổ chức tốt công tác hạch toán lao động tiền lương giúp doanh nghiệp quản lý tốt quỹ tiền lương và quỹ bảo hiểm xã hội. Là động lực to lớn khuyến khích người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra. Đồng thời, tạo điều kiện và phân bổ chi phí tiền lương, chi phí nhân công vào giá thành sản phẩm được chính xác. 4. Các chỉ tiêu về lao động Bảng I-1: Chỉ tiêu về lao động Đvt: 1 lđ Số tt Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 I Tổng số lao động 1185 1264 1310 II Trình độ chuyên môn Đại học 21 20 24 Cao đẳng 15 12 16 Trung cấp 8 6 12 III Lao động cho thuê 1141 1226 1258 Lao động Nam 426 312 533 Lao động Nữ 715 914 725 - Thu nhập bình quân 1 lđ/ tháng: Bảng I-2: Bảng thu nhập bình quân Đơn vị tính: 1.000đ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Lao động có trình độ 2.450 2.360 2.930 Lao động cho thuê 1.220 1.270 1.810 II. Các vấn đề tiền lương và các khoản trích theo lương. 1. Các khái niệm: 1.1. Khái niệm tiền lương. Tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động. Hay nói rộng hơn, tiền lương chính là số tiền thù lao mà các doanh nghiệp phải trả cho người lao động, theo số lượng và chất lượng công việc mà họ đóng góp để tái sản xuất sức lao động, họ đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài ra người lao động còn được hưởng một khoản trợ cấp thuộc quỹ: BHXH, BHYT, KPCĐ, các khoản này được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Kế toán tiền lương trong doanh nghiệp còn là công cụ chính xác nhất trong việc tổng hợp về số lượng lao động, thời gian kết quả lao động và các khoản trích theo lương, phân bổ nhân công theo đúng đối tượng sử dụng lao động. Hướng dẫn kiểm tra việc hạch toán ở các phân xưởng, các công ty con ( Công ty TNHH Simcô, Nhà máy Sản Xuất Giấy Hà Tây…) các bộ phận sản xuất kinh doanh, các phòng ban thực hiện đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu về tiền lương theo đúng chế độ, đúng phương pháp. Theo dõi tiền lương, tiền thưởng và các khoản trợ cấp cho người lao động. Lập các báo cáo về lao động tiền lương phục vụ cho công tác quản lý của nhà nước, quản lý doanh nghiệp tốt hơn. 1.2. ý nghĩa của tiền lương. Tiền lương là thước đo giá trị sức lao động của người lao động. Hay nói cách khác, tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động. Tiền lương là một công cụ sắc bén để các doanh nghiệp sử dụng làm đòn bẩy để khuyến khích tinh thần lao động, là nhân tố thúc đẩy năng suất lao động. Đối với doanh nghiệp, tiền lương phải trả cho người lao động chiếm một tỷ trọng lớn và quan trọng trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Và hơn hết, nó còn là một yếu tố cấu thành lên giá trị của sản phẩm, dịch vụ. 2. Các khoản trích theo lương. 2.1 Quỹ bảo hiểm xã hội: *Nguồn gốc: Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong trường hợp họ mất khả năng lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí..... Theo chế độ tài chính hiện nay, quỹ BHXH được hình thành từ cách tính, trích theo tỷ lệ quy định, tỷ lệ 20% trên tổng quỹ lương của doanh nghiệp trong đó: + 15% do đơn vị hay người sử dụng lao động phải nộp trên quỹ lương và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. + 5% còn lại do người lao động trực tiếp đóng góp và được trừ vào lương tháng. Những khoản trợ cấp thực tế cho người lao động trong các trường hợp như: ốm đau, tai nạn... được tính trên cơ sở mức lương hàng ngày của họ, thời gian nghỉ đẻ (phải có chứng từ hợp lệ) và trợ cấp BHXH. Khi người lao động được nghỉ hưởng BHXH, kế toán phải lập phiếu nghỉ, hưởng BHXH cho tổng số người và phải lập bảng thanh toán với phòng quản lý quỹ. 2.2. Quỹ BHYT *Nguồn gốc: Quỹ BHYT là quỹ được sủ dụng để trợ cấp cho người tham gia đóng góp quỹ cho hoạt động khám chữa bệnh. Theo chế độ hiện hành, các doanh nghiệp phải thực hiện trích quỹ BHYT bằng 3% quỹ lương. Trong đó: + 2% doanh nghiệp tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. +1% trừ vào thu nhập của người lao động. Quỹ BHYT do cơ quan y tế thống nhất quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế. Vì vậy khi tính BHYT các doanh nghiệp phải nộp BHYT. 2.3. Kinh Phí Công Đoàn *Nguồn gốc: Kinh Phí Công Đoàn là nguồn tài trợ công đoàn ở các cấp. Theo chế độ tài chính hiện hành, Kinh Phí Công Đoàn được trích theo % trong tổng số lương phải trả cho người lao động mà doanh nghiệp phải chịu toàn bộ ( Doanh Nghiệp tính vào chi phí sản xuất kinh doanh). Kinh phí công đoàn một nửa phải nộp cho công đoàn cấp trên, một nửa được sử dụng để chi cho hoạt động công đoàn tại đơn vị. III. Các hình thức trả lương của doanh nghiệp 1. Hình thức trả lương theo thời gian. 1.1. Khái niệm hình thức tiền lương trả theo thời gian lao động Trả lương theo thời gian lao động là hình thức trả lương cho người lao đông theo thời gian làm việc thực tế. 1.2. Các hình thức tiền lương thời gian và phương pháp tính lương Hình thức tiền lương được xác định trên cơ sở căn cứ thời gian làm việc của lao động. *Hình thức tiền lương thời gian giản đơn: Tiền lương tháng: được quy định với từng bậc lương trong các tháng lương.Lương tháng được áp dụng để trả cho nhân viên làm công tác quản lý kinh tế, hành chính và các nhân viên lao động phụ, các nghành không có tính chất sản xuất Lương tháng = mức lương tối thiểu x hệ số lương cơ bản Tiền lương tuần: là số tiền lương phải trả cho người lao động trong một tuần làm việc. Lương tuần= Lương tháng x 12 tháng 52 tuần Tiền lương ngày: là số tiền lương phải trả cho 1 ngày làm việc của người lao động. Lương ngày= lương tháng 22 ngày Tiền lương giờ: Là số tiền phải trả cho một giờ làm việc của người lao động Lương giờ = Mức lương ngày 8 giờ *Hình thức tiền lương thời gian có thưởng: Dựa trên hình thức trả lương thời gian, kết hợp chế độ tiền thưởng để khuyến khích người lao động hăng hái làm việc. Nhìn chung, hình thức tiền lương thời gian có tính giản đơn dễ tính toán. Cơ sở là bảng chấm công có mặt hạn chế là mang tính bình quân nhiều khi không phù hợp với kết quả lao động. Vì vậy chỉ những trường hợp nào chưa đủ điều kiện thực hiện hình thức tiền lương theo sản phẩm mới áp dụng hình thức tiền lương theo thời gian. 2. Hình thức tiền lương theo sản phẩm. Là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm họ làm ra và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm. 2.1. Phương pháp xác định định mức lao đông và đơn giá tiền lương sản phẩm. Tiền lương = Số lượng sản phẩm x Đơn giá tiền lương Thực tế nhận người lao động làm ra cho một sản phẩm 2.2. Các phương pháp trả lương cho sản phẩm. Hình thức tiền lương theo sản phẩm không hạn chế: với hình thức tiền lương phải trả cho người lao động được tính trực tiếp theo số lượng hoàn thành đúng qui cách phẩm chất và đơn giá tiền lương sản phẩm quy định. Lương thực tế = Số lượng sản phẩm x Tiền lương Sản phẩm hoàn thành trả cho một sản phẩm Hình thức tiền lương theo sản phẩm gián tiếp: Được áp dụng để trả cho công nhân phục vụ sản xuất gián tiếp ở các bộ phận sản xuất. Hình thức tiền lương theo sản phẩm có thưởng, phạt: Theo hình thức này, ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp người lao động còn được hưởng trong sản xuất như: thưởng về chất lượng sản phẩm tốt, thưởng tăng năng suất, lao động tiết kiệm chi phí....Và ngược lai nếu người lao động làm ra số sản phẩm hỏng thì phải chịu phạt theo quy định. Hình thức tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến: Ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp còn có một phần tiền thưởng được tính trên cơ sở tăng đơn giá tiền lương các mức năng suất cao thì chất lương luỹ tiến càng lớn. Hình thức này, có tác dụng khuyến khích người lao động duy trì hiệu suất lao động luôn ở mức tối đa. 3. Hình thức tiền lương khoán Tiền lương khoán là hình thức trả lương cho các cá nhân hay tập thể người lao động dựa theo khối lượng công việc mà doanh nghiệp giao khoán cho họ. Ngoài chế độ lương, doanh nghiệp còn xây dựng một chế độ tiền thưởng cho cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh. IV. Khái niệm quỹ lương, nội dung quỹ tiền lương và phân loại quỹ tiền lương. 1. Khái niệm quỹ tiền lương. Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương mà doanh nghiệp có thể trả cho tất cả số lao động mà doanh nghiệp quản lý. 2. Nội dung quỹ tiền lương. - Thành phần quỹ tiền lương bao gồm: Các khoản chủ yếu là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế làm việc (theo thời gian, theo sản phẩm......) Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ việc, nghỉ phép… - Phân loại quỹ tiền lương trong hạch toán để thuận tiện cho công tác hạch toán nói riêng và quản lý nói chung đạt hiệu quả cao, quỹ tiền lương được chia làm 2 loại: +Tiền lương chính: là toàn bộ tiền thưởng trả cho người lao động trong thời gian thực tế làm việc, đã được quy định bao gồm: tiền lương cấp bậc, tiền thưởng, các khoản phụ cấp thường xuyên về tiền lương trong sản xuất. +Tiền lương phụ: Là toàn bộ tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ phép, hội họp, học tập, lễ tết.... --->Việc phân loại quỹ tiền lương chính và phụ có ý nghĩa quan trọng và quyết định cho công tác hạch toán tiền lương của doanh nghiệp. Phân bổ tiền lương theo đúng đối tượng phân bổ chi phí chính xác. Ngoài ra nó còn có vai trò to lớn đối với công tác phân tích và sử dụng quỹ tiền lương của chính doanh nghiệp. V. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Kế toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương tổ chức tốt là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các nhà quản lý. Để đảm bảo cho công việc chi trả lương và BHXH đúng nguyên tắc, đúng ché độ, kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động, tạo điều kiện để tính và phân bổ chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương vào giá thành sản phẩm một cách chính xác. Vì vậy, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải thực hiện các nhiệm vụ trọng yếu sau: Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lương lao động, thời gian lao động, kết quả lao động của từng người, từng bộ phận một cách chính xác, kịp thời; Tính và phân bổ chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương cho các đối tượng sử dụng; Hướng dẫn, kiểm tra nhân viên phân xưởng, phòng ban và các ban liên quan thực hiện đầy đủ việc hạch toán ban đầu về lao động, tiền lương theo đúng quy định; Lập báo cáo về lao động và tiền lương kịp thời, chính xác; Tham gia phân tích tình hình quản lý, sử dụng lao động cả về số lượng, thời gian, năng suất. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động; Phân tích tình hình quản lý, sử dụng tiền quỹ lương, xây dựng phương án trả lương hợp lý nhằm kích thích người lao động, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm. VI. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương. 1. Chứng từ sử dụng: - Bảng chấm công - Biên bản ngừng việc - Phiếu xác nhân sản phẩm hoặc công lực hoàn thành. Hợp đồng giao nhận. Phiếu báo hỏng Sổ sách lao động Sổ quỹ tiền lương do doanh nghiệp tự lập cho từng bộ phận trong Doanh nghiệp. Bảng thanh toán trực tiếp để CVN ký sau đó kế toán phản ánh toàn bộ vào quỹ lương của doanh nghiệp. 2. Tài khoản sử dụng: Để hạch toán tổng hợp tiền lương, thưởng và các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ và trích trước tiền lương nghỉ phép của CNV trực tiếp sản xuất, kế toán sử dụng một số tài khoản chủ yếu sau: 3. Nội dung và kết cấu TK 334: * Nội dung: Dùng để phản ánh các khoản tiền lương, tiền trợ cấp, các khoản tăng ca mà người lao động được hương tuỳ theo thời gian, chất lượng mà người lao động đã đóng góp cho Doanh nghiệp. Tài khoản 334: Phải trả công nhân viên TK 334(1): Thanh toán lương dùng để phản ánh các khoản thu nhập không có tính chất lương như: Trợ cấp BHXH, tiền thưởng trích từ quỹ khen thưởng...mà Doanh nghiệp trả cho người lao động. TK 334(8): Các khoản khác dùng để phản ánh các khoản thu nhập không có tính chất lương như: Trợ cấp BHXH, tiền thưởng trích từ quỹ khen thưởng...Mà doanh nghiệp trả cho người lao động. Kết cấu tài khoản 334: Nợ TK334 Có Số dư ĐK(nếu có): Phản ánh số tiền lương mà DN trả thừa cho CNV Số dư ĐK: Phản ánh số tiền lương các khoản trích theo lương phải trả cho CNV SPS(nếu có): + Phản ánh số tiền lương chi trả thực tế cho CNV +Phản ánh các khoản tiền thưởng, trợ cấp đã trả cho CNV. +Phản ánh các khoản khấu trừ vào lương. +Phản ánh số tiền BHXH thực tế dư. SPS: +Phản ánh số tiền lương phải trả CNV. +Phản ánh các khoản tiền lương phải trả CNV. +Phản ánh các khoản BHXH, người lao động được hưởng. Số dư CK(nếu có): Phản ánh số tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả CNV ở cuối kỳ. Số dư CK: Phản ánh số tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả CNV ở cuối kỳ. A. Nội dung TK 335. Nội dung : Chi phí phải trả. + Chi phí phải trả là những khoản chi phí chắc chắn phải chi trả nhưng thực tế tại thời điểm hạch toán tăng chi phí chưa chi. + Trích trước lương phép là hiện tượng tăng chi phí tiền lương phép ở từng thời kỳ kế toán nhưng ở thời điểm đó chưa chi tiền lương phép. + Mục đích trước lương phép để ổn định giá thành, giá bán, chi phí và lợi nhuận. Dùng để phản ánh tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian sản xuất hoặc ngừng sản xuất theo kế hoạch. -Khi tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch cho công nhân trực tiếp sản xuất: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. Có TK 335: Chi phí phải trả. Khi tính lương nghỉ phép thực tế phải trả cho CNTT. Nợ TK 335: Chi phí phải trả. Có TK 334: Phải trả công nhân viên. B.Nội dung và kết cấu TK 338 * Nội dung TK 338 Phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả, phải nộp khác, trừ đối tượng khách hàng của Doanh nghiệp, trừ người lao động, trừ ngân sách nhà nước... +TK 338(2) : Kinh phí công đoàn +TK 338(3) : BHXH +TK 338(4) : BHYT Ngoài ra còn có một số tài khoản khác liên quan: + TK622 : Phải trả cho người lao động trực tiếp +TK 627 : Phải trả cho công nhân phân xưởng. + TK 641: Phải trả cho nhân viên bán hàng. + TK 431: Quỹ khen thưởng phúc lợi +TK 111 : Tiền mặt +TK 112 : Tiền gửi ngân hàng. +TK 138 : Phải thu khác. +TK 141 : Tạm ứng + Tk 333 : Thuế & các khoản phải nộp. *Kết cấu TK 338: Nợ TK338 Có Số dư ĐK(nếu có): Phản ánh số tiền phải trả, phải nộp thiếu chưa quyêt toán ở đầu kỳ. Số dư ĐK: Phản ánh số tiền phải nộp khác, giá trị tài sản thừa chưa sử lý. SPS(nếu có): + Phản ánh các khoản phải trả, phải nộp khác đã nộp cho cấp trên. + Phản ánh giá trị TS thừa đã xử lý. + Phản ánh các khoản phải trả phải nộp đã được thực hiện. SPS: + Phản ánh số tiền phải trả phát sinh trong kỳ. + Phản ánh giá trị thừa chưa rõ nguyên nhân. + Phản ánh các khoản phải trả, phải nộp khác hoặc các khoản cho vay tạm thời. Số dư CK(nếu có): Phản ánh số tiền phải trả, phải nộp khác, đã nộp thừa hoặc chưa quyết toán ở cuối kỳ. Số dư CK: Phản ánh số tiền phải trả, phải nộp khác hoặc giá trị tài sản thừa chưa xử lý ở cuối kỳ. 4. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương: Căn cứ vào bảng thanh toán lương và bảng thanh toán tiền thưởng, Kế toán phân loại tiền lương và các khoản có tính chất lương và chi phí sản xuất kinh doanh. * Kế toán ghi: Nợ TK 622 : Phải trả cho lao động trực tiếp. Nợ TK 627 : Phải trả nhân viên Phân xưởng. Nợ TK 641 : Phải trả nhân viên bán hàng. Nợ TK 642 : Phải trả nhân viên quản lý. Có TK 334: Tổng tiền lương, tiền thưởng trả CNV. Phản ánh các khoản trợ cấp, phụ thưởng có ngồn gốc bù đắp riêng như: Trợ cấp ốm đau từ quỹ BHXH, tiền thưởng thi đua, trích quỹ khen thưởng trả cho người lao động. Nợ TK 431(1) : Tiền thưởng trích từ quỹ khen thưởng. Nợ TK 431(2) : Tiền trợ cấp trích từ quỹ phúc lợi Nợ TK 338 : Tiền trợ cấp từ quỹ BHXH Có TK 334 : Tổng quỹ lương phải trả. Phản ánh các khoản khấu trừ vào thu nhập của người lao động, như tiền lương tạm ứng thừa BHXH, BHYT mà người lao động phải nộp, thuế thu nhập... Nợ TK 334 :Phải trả CNV Có TK338 :Tiền phạt, tiền bồi thường phải thu Có TK 333(5) :Thu hộ thuế thu nhập cá nhân cho nhà nước Có TK 141 :Hoàn ứng Khi thanh toán cho người lao động, kế toán ghi: + TH1: Nếu thanh toán bằng tiền. Nợ TK 334 : Phải trả CNV Có TK 111 : Phải trả bằng tiền mặt Có TK 112 : Phải trả bằng chuyển khoản + TH2: Nếu trả bằng sản phẩm, hàng hoá Nợ TK 334 :Phải trả CNV Có TK 512 :Doanh thu nội bộ Có Tk 3331 :Thuế GTGT được khấu trừ Chương ii: Thực trang kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần simco sông đà I. Khái quát về Công ty cổ phần simco sông đà 1. Sự hình thành của công ty: - Công ty Cổ phần Simco Sông Đà là công ty chuyên Xuất Khẩu Lao Động, Đầu Tư Tài Chính, Đào Tạo Nghề… Tuy là Công ty trực thuộc Tổng Công ty Sông Đà nhưng lại có tính kinh doanh độc lập.Do nền kinh tế thị trường và cơ cấu tổ chức của nhà nước về nền kinh tế thị trường mà công ty đã tìm hiểu và đề ra những phương án để đưa công ty ngày một đi lên mạnh mẽ và đứng vững trong nền kinh tế hiện nay. - Trụ sở chính : Toà nhà G10- Thanh Xuân- TP Hà Nội. Điện thoại : 04.35523181 - 04.35521071 Fax : 04.35523181. Công ty Cổ phần Simco Sông Đà có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng, có tài khoản riêng. Công ty được phân cấp về mặt vật tư kỹ thuật, tổ chức lao động tiền lương và tài chính. Công ty có quyền giao dịch và ký kết các hợp đồng kinh tế với các các nhân, đơn vị trong và ngoài Công ty. 2. Chức năng và nhịêm vụ của Công ty Khai thác và Cung ứng nhân lực ( Công ty có xây dựng Trường Trung Cấp dạy nghề cho người lao động ) cho thị trường lao động trong và ngoài nước. Lập và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư và xây dựng, nhận thầu xây dựng các công trình công nghiệp, dân dung, giao thông đường bộ, công trình thuỷ lợi và các công trình kỹ thuật hạ tầng, lắp đặt và trang trí nội thất. Đầu tư tài chính vào các công ty con và các công ty liên kết. Kinh doanh bất động sản, nhà ở, khách sạn và các loại dịch vụ phục vụ nhu cầu đời sống xã hội. 3. Tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty: 1Giám đốc 3 Phó giám đốc Phòng TCHC Phòng KT-TC VP Giám Đốc Phòng P.triển KD Phòng Q.lý XNK Phân xưởng sản xuất Hội đồng quản trị Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty *- Ban giám đốc công ty gồm: - Chủ tịnh hội đồng quản trị - 1 Giám đốc: Phụ trách chung toàn Công ty - 3 Phó giám đốc: Phụ trách Xuất khẩu lao động, Phụ trách Phát triển kinh doanh, Phụ trách Kế toán-Tài chính. *- Bộ máy tổ chức quản lý bao gồm các phòng chức năng: - Phòng Tổ chức hành chính: Làm công tác tổ chức, tham mưu giúp giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận… - Phòng Phát triển kinh doanh: tham mưu giúp giám đốc lựa chọn những dự án đầu tư tài chính khả thi, thị trường lao động tiềm năng, duy trì và phát triển những dự án và thị trường đã khai thác nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho công ty. - Phòng kế toán tài chính: giúp Giám đốc xây dựng và thực hiện các kế hoạch tài chính, cân đối và huy động nguồn vốn phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của công ty, tham mưu xây dựng các quy chế kiểm soát nội bộ về tài chính- kế toán- thống kê trong công ty phù hợp với chính sách và quy định của Nhà nước. Tổ chức công tác kế toán thống kê theo quy định của kế toán và lập báo cáo quyết toán, thống kê hàng tháng, hàng quý và hàng năm. Kiểm soát, kiểm kê việc thực hiện các chế độ hạch toán, chế độ quản lý kinh tế, tiền vốn, bảo đảm sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm, đúng mục đích để đạt hiệu quả kinh tế cao. Tổ chức kiểm tra giám sát việc hạch toán kế toán tiền lương của người lao động, các khoản chi phí và mọi hoạt động kinh tế của Công ty. - Văn phòng Giám đốc: giúp Giám đốc về công việc hành chính, văn thư, văn phòng, tham gia sắp xếp các hội thảo, hội nghị, tiếp khách… - Phòng Quản lý Xuất Nhập khẩu: có chức năng theo dõi và kiểm soát lượng công nhân đang lao động hợp tác ở nước ngoài, xây dựng và quản lý số lượng công nhân mới thông qua thủ tục hành chính đúng với quy định của Bộ Lao động và Thương binh Xã hội, và Cục Xuất nhập cảnh. Bảng I-1 BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA CÁC NĂM CHỈ TIấU 2007 2008 2009 Chờnh lệch 2008 với 2007 Chờnh lệch 2009 với 2008 1 2 3 4 Số tiền TL % Số tiền TL % 1. Doanh thu bỏn hàng và cung cấp dịch vụ 9,256,000 10,568,921 8,524,613 1,312,921 14.18 (2,044,308) (19.34) 2. Cỏc khoản giảm trừ doanh thu 1,269,200 1,332,658 1,358,492 63,458 5.00 25,834 1.94 3. Doanh thu thuần 7,986,800 9,236,263 7,166,121 1,249,463 15.64 (2,070,142) (22.41) 4. Giỏ vốn hàng bỏn 5,025,300 5,769,541 4,215,698 744,241 14.81 (1,553,843) (26.93) 5. Lợi nhuận gộp 2,961,500 3,466,722 2,950,423 505,222 17.06 (516,299) (14.89) 6. Doanh thu hoạt động tài chớnh 64,563 78,023 58,654 13,460 20.85 (19,369) (24.82) 7. Chi phớ tài chớnh 29,652 34,258 31,025 4,606 15.53 (3,233) (9.44) 8. Chi phớ bỏn hàng 247,520 305,621 324,156 58,101 23.47 18,535 6.06 9. Chi phớ quản lý doanh nghiệp 591,205 758,255 824,576 167,050 28.26 66,321 8.75 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2,157,686 2,446,611 1,829,320 288,925 13.39 (617,291) (25.23) 11. Thu nhập khỏc 1,856,210 2,056,981 865,472 200,771 10.82 (1,191,509) (57.93) 12. Chi phớ khỏc 50,312 156,021 124,568 105,709 210.11 (31,453) (20.16) 13. Lợi nhuận khỏc 1,805,898 1,900,960 740,904 95,062 5.26 (1,160,056) (61.02) 14. Tổng lợi nhuận kế toỏn trước thuế 3,963,584 4,347,571 2,570,224 383,987 9.69 (1,777,347) (40.88) 15. Chi phớ thuế TNDN hiện hành 1,109,804 1,217,320 719,663 107,516 9.69 (497,657) (40.88) 16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2,853,780 3,130,251 1,850,561 276,471 9.69 (1,279,690) (40.88) 4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Simco Sông Đà * Hình thức tổ chức công tác kế toán: Hoạt động của bộ máy kế toán trong đơn vị cũng như hoạt động sản xuất bao gồm nhiều công việc khác nhau được sắp xếp theo quy trình nhất định. ở mỗi công việc phải bố trí nhân viên kế toán cùng với phương tiện kỹ thuật ghi chép phù hợp đảm bảo cho bộ máy kế toán từng người hoạt động tốt. Hình thức này bao gồm có phòng kế toán ở trung tâm, các bộ phân cơ cấu phù hợp với các công việc, các phần hành kế toán và các nhân viên kế toán được bố trí các bộ phận phụ thuộc đơn vị. Phòng trung tâm thực hiện toàn bộ công việc kế toán từ khâu thu thập, xử lý, tổng hợp chứng từ, ghi sổ tổng hợp, sổ chi tiết đến việc báo cáo kế toán. Niên độ kế toán từ ngày 1/1 đến 31/12 hàng năm. Kỳ kế toán được áp dụng theo quý. - Chứng từ kế toán Công ty sử dụng là: hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, phiếu thu chi tiền mặt tiền séc, giấy báo Nợ báo Có, bảng chấm công…. - Công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản theo chế độ kế toán hiện hành. - Hệ thống báo cáo kế toán mà Công ty áp dụng là: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính . * Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty : Hiện nay công ty áp dụng mô hình tổ chức kế toán tập trung. Nhiệm vụ của phòng kế toán là: - Ghi chép, tính toán, phản ánh đầy đủ chính xác số liệu trong quá trình sản xuất, tiêu hao vật tư nguyên liệu và các chi phí khác, sử dụng tài sản vật tư lao động và tiền vốn. - Tính toán chi phí sản xuất, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, các khoản thanh toán với n._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26518.doc
Tài liệu liên quan