Hoàn thiện Kế toán Tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội

Tài liệu Hoàn thiện Kế toán Tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội: PHỤ LỤC LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………….. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI ……………………………………………………………………. 5 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội ………………………………………………………………………….. 5 1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất của Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội …………………………………………………………………… 10 1.2.1 Ngành nghề kinh doanh ………………………………………… 10 1.2.2 Vốn kinh doanh ………………………………………………… 10 1.3- Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội ... Ebook Hoàn thiện Kế toán Tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội

doc64 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1477 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện Kế toán Tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
……………………………………………………………………. 11 1.4 Tổ chức công tác kế toán của Công ty cổ phần Cồn Rượu ……… 18 1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty …………………. 18 1.4.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty ………………. 23 1.4.2.1 Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty ……………………. 23 1.4.2.2 Tổ chức vận dụng chứng từ …………………………………. 24 1.4.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán ………….... 25 1.4.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán …………………… 25 1.4.2.5 Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán………………… 27 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI …………………….. 29 2.1 Những vấn đề chung về tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần Cồn Rưọu Hà Nội ………………………………………………………… 29 2.1.1 Đặc điểm của sản phẩm kinh doanh và thị trường bán hàng của Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội ………………………………………. 29 2.1.2 Kế toán giá vốn hàng bán tại Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội……………………………………………….……………. 30 2.2 Hạch toán tiêu thụ tại Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội .. 34 2.3 Tổ chức công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm tại Công ty …. 37 2.3.1 Các phương thức tiêu thụ tại Công ty cổ phẩn Cồn Rượu Hà Nội ………………………………………………………………..….. 38 2.3.2 Tài khoản sử dụng kế toán tiêu thụ sản phẩm…………….. 39 2.3.3 Trình tự hạch toán…………………………………………. 39 CHƯƠNG III : MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI 54 3.1 Đánh giá thực trạng kế toán tiêu thụ sản phẩm ở Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội ……………………………………………… 54 3.1.1 Những ưu điểm …………………………………………… 54 3.1.2 Những tồn tại …………………………………………….. 56 3.2 Những kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phẩn Cồn Rượu Hà Nội ………………………… 58 3.2.1 Kiến nghị về hệ thống tài khoản kế toán ……………….. 58 3.2.2 Kiến nghị về hệ thống sổ kế toán…………….. ……….. 59 3.2.3 Kiến nghị về cách xác định giá vốn hàng bán………….. 61 3.2.4 Một số kiến nghị khác………………………………….. 61 KẾT LUẬN …………………………………………. 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………. 64 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, nền kinh tế nước ta đã chuyển từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo đó nền kinh tế nước ta đã có sự đổi mới sâu sắc và toàn diện tạo ra những chuyển biến tích cực cho sự tăng trưởng nhưng cũng đặt ra cho các doanh nghiệp một môi trường cạnh tranh khốc liệt, nhiều cơ hội và cũng không ít khó khăn thử thách. Hoạt động sản xuất kinh doanh đã trở thành mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp này đang chịu sự chi phối của quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Do đó hoạt động bán hàng tiêu thụ được sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Kế toán với tư cách là một công cụ quan trọng trong quan lý kinh tế cần phải được thay đổi và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới thì mới quản lý tốt được nghiệp vụ bán hàng. Đây chính là điểm mấu chốt để giải quyết vấn đề doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không chính là nhờ vào sự chính xác, đầy đủ kịp thời của công tác bán hàng tiêu thụ. Qua thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế ở Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội, nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm, được sự giúp đỡ của các cô chú phòng kế toán và sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang và với những kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập tại trường, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội”. Chuyên đề gồm có 3 phần: Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội. Chương 2: Thực trạng kế toán tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội. Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI *** Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội được chuyển từ Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Rượu Hà Nội thành công ty cổ phần, trên cơ sỏ tự nguyện cùng góp vốn của các cổ đông, tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI thông qua ngày 29/11/2005. Tên chính thức : Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội Tên giao dịch quốc tế: Hanoi Liquor Joint Stock Company Tên viết tắt: HALICO JSC Trụ sở công ty: Số 94 Lò Đúc- Phường Phạm Đình Hổ -Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội Số điện thoại: (04)9713249- 8213147 Fax: (84.4)8212662 Webside: www.halico.com.vn Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội đến nay đã hơn 100 tuổi, tồn tại xuyên qua ba thế kỷ, trải qua bao thăng trầm cùng đất nước. Năm 1898, hãng rượu Fontaine của Pháp đã xây dựng nhà máy rượu Hà Nội tại địa điểm 94 Lò Đúc ngày nay, là một trong 4 nhà máy rượu được hãng lập nên tại Đông Dương và có quy mô lớn hơn cả. Trước cách mạng tháng 8- 1945 Nhà máy sản xuất ra các loại cồn thô dùng để pha chế rượu trắng và một số rượu màu, rượu thuốc… Như nhãn hiệu Nam Hương Tửu… và tiêu thụ bắt buộc cho những thanh niên đến tuổi đóng thuế đinh ở nông thôn. Cùng với hệ thống “Tây Đoan” đi bắt nâm rượu rất ráo riết. Tiêu thụ sản phẩm mang tính độc quyền và bắt buộc, mỗi ngày sản xuất phải dùng từ 40- 50 tấn gạo được chở từ Nam Kỳ ra. Sản phẩm cồn thô không được tinh chế, chất lượng mang nhiều độc tố. Nhưng mỗi năm cũng sản xuất 4-5 triệu lít cồn thô 90 độ và khoảng 10 triệu lít các loại. Trong những năm kháng chiến chống Pháp Nhà máy ngừng sản xuất nơi đây biến thành trại giam những cán bộ Việt Minh, Nhà máy biến thành nhà tù có trại lính canh gác ngày đêm. Về cơ bản thiết bị vẫn được bảo tồn trước ngày giải phóng, số thiết bị quý đã được di chuyển vào Nam. Năm 1954 khi hoà bình lập lại Chính phủ có chủ trương phục hồi Nhà máy. Năm 1955 đã có một số cán bộ đầu tiên đến Nhà máy để tiến hành việc chỉ đạo khôi phục lại Nhà máy. Hầu hết là cán bộ chính trị, quân đội chuyên ngành từ miền Nam tập kết ra Bắc, số công nhân làm việc cho phép ở các Nhà máy rượu Hà Nội, Hải Dương, Nam Định cũng được gọi đến làm việc.Nhà máy thuộc bộ công nghiệp nhẹ. Năm 1956 đã có những sản phẩm đầu tiên. Năm 1957 đã có kế hoạch và chỉ tiêu sản xuất hàng năm. Chi bộ Đảng đầu tiên đã được thành lập và lãnh đạo Nhà máy. Năm 1958 Bác Hồ về thăm Nhà máy và chỉ thị cho cán bộ kỹ thuật, công nhân phải chuyển sang dạng nguyên liệu khác, không được dùng gạo vì Miền Nam rất thiếu gạo. Một phong trào làm theo lời Bác đã được phát động, mọi khó khăn lớn lao đã được khắc phục. Sự đoàn kết nhất trí trong toàn thể Nhà máy dưới sụ lãnh đạo của Đảng đã được thực hiện tốt, Nhà máy trưởng thành tiến bộ nhanh chóng. Trong những năm 1960- 1963 các chuyên gia Cộng hoà dân chủ Đức, dân chủ Trung Quốc đã sang Nhà máy giúp đỡ kỹ thuật lên men và chưng cất tinh chế cồn. Để nâng cao chất lượng sản phẩm chuyên gia Trung Quốc đã tính toán thiết kế và chỉ đạo việc chế tạo lắp giáp vận hành tháp tinh chế với công xuất 5 triệu lít cồn tinh chế 1 năm và cho kết quả tốt đẹp. Năm 1970 Nhà máy được thí điểm cải tiến quản lý Xí nghiệp nhiều đoàn chuyên viên nhiều hội nghị chuyên đề nhiều cán bộ cao cấp đã về Nhà máy như đồng chí Lê Thanh Nghị- Lê Văn Hương, các bộ trưởng… Trong thời kì này Nhà máy đã thí điểm nấu và lên men liên tục, nhưng do điều kiện thiết bị không phù hợp nên phương pháp liên tục đã không thành công nên năm 1973 lại trở về phương pháp gián đoạn. Năm 1975 Nhà máy có một đoàn cán bộ kỹ thuật đi thực tập ở Liên Xô về công nghệ và thiết bị rượu bia. Khi đoàn trở về có phương án đề xuất nhập thiết bị tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng của Nhà máy. Được nhà nước duyệt Nhà máy đã nhập đồng bộ hệ thống tinh luyện cồn hiện đại của hãng Sodecia Pháp với công suất 10 triệu lít/năm và hai lò hơi đốt dầu với công xuất 10 tấn hơi giờ/cái, 4 máy dán nhãn. Đến năm 1985 được lắp đặt và năm 1986 được đưa vào sản xuất. Năm 1991, Nhà máy thực hiện luật thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho sản phẩm Rượu, Bia. Điều này làm cho giá sản phẩm tăng từ 1,5 đến 2 lần khiến cho việc tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn, việc sản xuất bị gián đoạn, công nhân phải nghỉ chờ việc. Năm 1992, Nhà máy thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục tình trạng khó khăn như giảm độ rượu để giảm mức thuế, đầu tư 1,2 tỷ đồng để lắp đặt day chuyền sản xuất phục vụ cho nhu cấu tiêu dùng hàng ngày, tăng cường nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Năm 1993. để phù hợp với tình hình và xu thế mới trong nền kinh tế thị trường, được sự đồng ý cua Bộ chủ quản (Bộ Công nghiệp nhẹ), và Chính phủ theo quyết định số 443/CN-TCLĐ, Nhà máy rượu Hà Nội được chuyển thành Công ty Rượu Hà Nội, trực thuộc Tổng công ty rượu bia, nước giả khát Việt Nam, số đăng kí kinh doanh 108213 cấp ngày 24/5/1993. Từ đó, Công ty Rượu Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo phương thức kinh tế độc lập, có tài khoản tại Ngân hàng Ngoại thương và một số ngân hàng khác, được sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước. Sản phẩm của Công ty đã chiếm lĩnh được phần lớn thị trường trong nước và xuất khẩu. Công ty có chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và hơn 30 đại lý trên cả nước. Tổng mức vốn kinh doanh của Công ty là 14.596.726.503 VNĐ, trong đó: -Vốn ngân sách cấp: 9.224.911.731 VNĐ (Vốn cố định: 2.362.508.397; vốn lưu động: 6.862.403.334 VNĐ). -Vốn tự bổ sung: 5.371.814.772 VNĐ (Vốn cố định: 5.028.637.959VNĐ; vốn lưu động: 343.176.813 VNĐ). Ngày 9/1/2005 theo Quyết Định số 172/2004/QĐ-BCN do Thứ trưởng Nguyễn Xuân Thuý ký, Công ty Rượu Hà Nội chính thức trở thành Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Rượu Hà Nội. Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Rượu Hà Nội, tên viết tắt: Công ty Rượu Hà Nội. Tên giao dịch quốc tế: HANOI LIQUOR COMPANY LIMITED, tên viết tắt: HALICO. Trụ sở chính đặt tại: số 94 Lò Đúc, quận Hai bà Trưng, Hà Nội. Vốn điều lệ của công ty là: 30.000.000.000 (ba mươi tỷ đồng chẵn). Công ty có khoảng 100 đại lý khắp Hà Nội và cả nước, ngoài ra con xuất khẩu sang các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và một số nước Châu Á khác. Số lượng công nhân khoảng 500 người, doanh thu năm 2004 đạt 112 tỷ đồng Từ ngày 5/12/2006 Công ty Rượu Hà Nội chính thức chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần ( tên đầy đủ là Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội). Ngay sau khi chuyển đổi hình thức hoạt động, Công ty đã đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư công nghệ sản xuất để nâng cao chất lượng và sản lượng. Trong 3 tháng (tháng 12/2006, tháng 1 và tháng 2/2007), Công ty đã cung cấp ra thị trường xấp xỉ 3 triệu lít rượu các loại, trong đó sản phẩm chính là rượu Vodka (dung tích 700ml và 300ml) chiếm 80% sản lượng. Riêng trong tháng 1/2007 doanh thu của Công ty đạt xấp xỉ 66 tỷ đồng, đây là doanh thu đạt cao nhất từ trước đến nay. Năm 2006 Công ty sản xuất được 10 triệu lít rượu các loại. Đầu năm 2007 Công ty đã có nhiều dự án đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sản lượng để đạt 15 triệu lít rượu trong năm 2007. Để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, ngoài thị trường trong nước, Rượu Hà Nội sẽ tăng cường mở rộng hợp tác, đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài. Sản phẩm của Công ty CP Cồn - Rượu Hà Nội đã có mặt ở thị trường nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc.... Nay đã đưa sang Lào và Campuchia, được khách hàng ưa thích, sản phẩm rượu 7 năm liền được người tiêu dùng bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao. Vì thế, thời gian tới, Công ty sẽ chú trọng và đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường mới. BIỂU SỐ 1.1 Các chỉ tiêu tài chính của Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội 2005-2007 Chỉ tiêu Đvị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh Thu Tỷ đồng 238,7 401,5 500 Sản phẩm SX Tr lít 9 12,5 14 Lợi nhuận Tỷ đồng 20 60 84 Nộp ngân sách Tỷ đồng 67,5 100 160 1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất của Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội 1.2.1 Ngành nghề kinh doanh Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội kinh doanh các ngành nghề sau: - Sản xuất cồn rượu và các loại đồ uống có cồn, không có cồn; - Kinh doanh, xuất nhập khẩu cồn, rượu và các loại đồ uống có cồn, không có cồn; thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất rượu, cồn và các loại mặt hàng tiêu dùng, công nghệ thực phẩm; - Tư vấn chuyển giao công nghệ, cung cấp thiết bị, dây chuyền sản xuất rượu, cồn; - Sản xuất kinh doanh các loại bao bì và các sản phẩm lương thực, thực phẩm ; - Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa, khách sạn, nhà ở và dịch vụ cho thuê nhà ở, văn phòng, cửa hàng; - Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật. 1.2.2 Vốn kinh doanh * Vốn điều lệ: Vốn điều lệ của Công ty là 48.500.000.000 đồng (bốn mưoi tám tỷ năm trăm triệu đồng chẵn); trong đó: -Vốn thuộc sở hữu Nhà nước: 28.202.000 đồng (58,15% vốn điểu lệ). -Vốn thuộc sở hữu các cổ đông khác: 20.298.000 đồng (41,85% vốn điều lệ). Vốn điều lệ của Công ty chia thành 4.850.000 cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng; trong đó tất cả là cổ phần phổ thông, không có cổ phần ưu đãi. Công ty chỉ có thể tăng giảm vốn điều lệ sau khi được Đại hội đồng cổ đông thông qua và phù hợp với các quy định của pháp luật. - Việc tăng giảm vốn điều lệ có thể được thực hiện thông qua việc: tích luỹ lợi nhuận mà Công ty thu được, các cổ đông đầu tư vốn bổ sung, phát hành thêm cổ phiếu gọi thêm các cổ đông mới; - Việc giảm vốn điều lệ Công ty được quyết định trên cơ sở vốn còn lại của Công ty nhưng vẫn đảm bảo Công ty hoạt động bình thường. * Vốn vay và các loại vốn khác: Tuỳ thuộc vào tình hình hoạt động, Công ty có thể huy động các loại vốn khác vào kinh doanh, song phải đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả và không trái với quy định pháp luật hiện hành. 1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội Tháng 7 năm 1993, do sự tác động của nền kinh tế thị trường, Nhà máy rượu đã chủ động cải tiến bộ máy quản lý, nâng cấp từ nhà máy với các phân xưởng thành công ty rượu với các thành viên. Công ty là một đơn vị hạch toán độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân, là một đơn vị sản xuất kinh doanh bao gồm cả sản xuất, kinh doanh thương mại, xuất khẩu trực tiếp. Do đã được cổ phần hóa nên hiện nay, quyền quyết định cao nhất trong Công ty thuộc về Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến, dưới sự quản lý của Giám đốc, các phòng ban, các xí nghiệp có quan hệ ngang nhau thông qua sự chỉ đạo của trực tiếp của Giám đốc. Ban giám đốc gồm 2 người: đứng đầu là Giám đốc, người đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh và hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước theo luật định; giúp việc cho Giám đốc có một Phó giám đốc phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công, phân cấp của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Phòng kế hoạch tiêu thụ Phòng hành chính Đại hội đồng cổ đông Xí nghiệp rượu mùi Xí nghiệp cồn Xí nghiệp tổng hợp Phòng kỹ thuật cơ điện Phòng kỹ thuật CN Phòng kế toán tài chính Phòng KCS Phòng vật tư Phòng tổ chức laođộng- tiền lương Ban Giám đốc Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Sơ đồ 1.3 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội * Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi năm một lần. * Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm. Hội đồng quản trị của Công ty có 5 người. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá 5 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. * Giám đốc Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty, là đại diện theo pháp luật của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao. Nhiệm kỳ của Giám đốc là 5 năm; có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. * Ban kiểm soát Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty. Ban kiểm soát có 3 thành viên, trong đó có ít nhất 1 nhân viên có chuyên môn về kế toán. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát cùng nhiệm kỳ với thành viên Hội đồng quản trị và kéo dài thêm 90 ngày để giả quyết các công việc tồn đọng. * Các phòng ban chức năng: + Phòng Kế toán tài chính Có chức năng nhiệm vụ sau: Thu thập, xủ lý thông tin số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo nguyên tắc chuẩn mực và chế độ kế toán; Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính của Công ty; Kiểm tra giám sát các khoản thu- chi tài chính, các nghĩa vụ thu- nộp. thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán; Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. Cơ cấu tổ chức của phòng gồm: 1 kế toán trưởng, 1 phó phòng, 7 kế toán viên và 1 thủ quỹ. + Phòng Tổ chức, lao động- tiền lương Có chức năng nhiệm vụ sau: Thực hiện công tác tổ chức, xây dựng phương án về quy hoạch cán bộ theo chủ trương của Công ty và cấp trên; Thực hiện công tác nhân sự: bổ nhiệm, miễn nhiệm, đề bạt, đào tạo, tuyển dụng… Xây dựng phương án về quản lý lao động, tiền lương, BHXH, BHYT và các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động. Thường trực công tác kiểm tra an toàn trong Công ty. Cơ cấu tổ chức bao gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và các nhân viên lao động- tiền lương- bảo hiểm xã hội. + Phòng Hành chính Có chức năng nhiệm vụ sau: Tổ chức thực hiện công tác nội chính trong Công ty; Các chính sách xã hội (thương binh, liệt sỹ, hiếu, hỷ,…); an ninh, trật tự (bảo vệ, quân sự,…); pháp chế (kiện tụng, khiếu nại, tranh chấp,…); y tế; Thanh tra thủ trưởng; Dịch vụ, tạp vụ (lái xe, nhà ăn, môi trường, lễ tân, khánh tiết,…); Tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ; Quản lý nhà đất, ki ốt, mặt bằng cho thuê để ô tô, thiết bị văn phòng toàn Công ty; Thường trực công tác thi đua; Quản lý hành chính của hàng giới thiệu sản phẩm, chi nhánh Miền nam. Cơ cấu tổ chức có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 1 nhân viên văn thư lưu trữ; tổ bảo vệ; tổ xe con, xe ca; tổ y tế, tổ môi trường, tạp vụ, bồi dưỡng độc hại. + Phòng Kế hoạch tiêu thụ Có chức năng nhiệm vụ sau: Xây dựng kế hoạch tiêu thụ cả ngắn hạn và dài hạn, (tháng, quý, năm); kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với kế hoạch tiêu thụ và chiến lược phát triển của Công ty; kế hoạch giá thành sản phẩm; tham mưu và đề xuất định giá bán sản phẩm cho từng thời điểm để bảo toàn vốn và tăng trưởng; kế hoạch tài chính; phục vụ công tác tiêu thụ; xúc tiến thương mại, chống hàng giả, hàng nhái,…; Xây dựng và quản lý các quy chế bán hàng, hệ thống phân phối, đại lý và các phương thức hoạt động tiếp thị, bán hàng; Nghiên cứu và phát triển thị trường trong nước và ngoài nước; triển khau và tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá cho khách hàng trong và ngoài nước; căn cứ vào nhu cầu thị trường để điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho phù hợp; phối hợp với các đơn vị trong Công ty, điều độ tác nghiệp để đạt được các mục tiêu kế hoạch đề ra; Thống kê tổng hợp các số liệu về sản xuất, kinh doanh; thực hiện các chế độ báo cáo và lưu trữ theo quy định. Phòng có cơ cấu tổ chức bao gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 1 nhân viên thống kê tổng hợp, 1 nhân viên xuất khẩu, 1 nhân viên làm công tác chống hàng giả, 1 nhân viên bán hàng, tổ tiếp thị bán hàng. + Phòng Vật tư: Có các chức năng nhiệm vụ sau: Lập kế hoạch mua vật tư về số lượng và giá trị cho sản xuất trên cơ sở kế hoạch tiêu thụ; Cung ứng các vật tư, nguyên- nhiên liệu, phụ tùng máy móc, thiết bị…; Kiểm kê định kỳ vật tư, nguyên- nhiên liệu, phụ tùng, máy móc thiết bị….; Quản lý các kho thành phẩm, kho vật tư, xe vận tải của Công ty. Cơ cấu tổ chức gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 1 nhân viên cung ứng vật tư, 1 nhân viên điều độ phương tiện vận tải và thành phẩm, tổ kho, nhân viên lái xe. + Phòng Kỹ thuất công nghệ Có các chức năng nhiệm vụ sau: Xây dựng, quản lý, giám sát, hướng dẫn việc thực hiện các quy trình công nghệ sản xuất Cồn, Rượu. Bao bì,…, định mức kinh tế kỹ thuật công nghệ; Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng: vật tư, nguyên liệu, sản phẩm; Nghiên cứu và ứng dụng các đề tài khoa học kỹ thuật, sản phẩm mới vào sản xuất; Lưu trữ sản phẩm của Công ty qua các thời kỳ; Đào tạo công nhân kỹ thuật công nghệ. Cơ cấu tổ chức gồm có: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, kỹ sư công nghệ 1 pụ trách mảng công nghệ sản xuất bao bì, kỹ sư công nghệ 2 phụ trách mảng công nghệ sản xuất Rượu mùi, kỹ sư công nghệ 3 phụ trách mảng công nghệ sản xuất Cồn và Rượu lên men, 1 nhân viên kỹ thuật công nghệ. + Phòng Kỹ thuật cơ điện Có các chức năng nhiệm vụ sau: Quản lý toàn bộ tài sản, máy móc thiết bị, điện nước, môi trường trong Công ty; Xây dựng, tổ chức và thực hiện kế hoạch sửa chữa thiết bị, nhà xưởng hàng năm, quý, tháng; Xây dựng, kiểm tra, giám sát và hướng dẫn việc thực hiện định mức kinh tế, kỹ thuật nội quy, quy trình, quy phạm, kỹ thuật an toàn lao động; Nghiên cứu, đề xuất, tham gia công tác đầu tư mới; Lập và lưu trữ hồ sơ thuộc chức năng nhiệm vụ của phòng theo quy định; Lập dự toán, theo dõi, giám sát, thực hiện các hợp đồng kinh tế có giá trị lớn hơn 10 triệu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; Nghiệm thu kỹ thuật từng phần và toàn bộ công trình; Đào tạo công nhân kỹ thuật chuyên ngành mình quản lý. Phòng có cơ cấu tổ chức lao động gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 1 kỹ sư Điện, 1 kỹ sư quản lý nước và môi trường, 1 kỹ sư nhiệt- thiết bị áp lực, 1 kỹ sư xây dựng, 2 kỹ sư cơ khí. + Phòng KCS Có chức năng nhiệm vụ sau: Quản lý, kiểm tra, giám sát về chất lượng vật tư, hàng hoá, nguyên nhiên liệu, sản phẩm, bán thành phẩm, thiết bị, dụng cụ đo lường theo tiêu chuẩn cơ sở và tiêu chuẩn Việt Nam; Quản lý công tác sở hữu trí tuệ của Công ty; quản lý mã số, mã vạch cho các sản phẩm. Tham gia công tác chống hàng giả, hàng nhái; Xây dựng công tác chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Đăng ký công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo quy định của Nhà nước. Kiểm tra, xác định chất lượng sản phẩm cho khách hàng đổi hoặc trả lại Công ty; Lập và lưu trữ hồ sơ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của Công ty; Tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước; Tham gia công tác nghiên cứu sản phẩm mới, đề tài ứng dụng khoa học kỹ thuật, đào tạo công nhân kỹ thuật; Phòng có cơ cấu tổ chức gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, và 3 kỹ sư. 1.4 Tổ chức công tác kế toán của Công ty cổ phần Cồn Rượu 1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung dựa trên mối quan hệ trực tuyến. Toàn bộ công tác ghi sổ và xử lý thông tin đều được thực hiện ở phòng kế toán. Các đơn vị trực thuộc tập hợp chứng từ phát sinh sau đó chuyển về phòng Kế toán tài chính của Công ty để xử lý tổng hợp. Phòng Kế toán xử lý tất cả giai đoạn hạch toán tại các phần hàng kế toán. Các phần hành kế toán được phân chia rõ ràng cho các kế toán viên trong phòng. Chính vì vậy công tác kế toán dần được chuyên môn hoá, phù hợp với khối lượng trong công việc và yêu cẩu quản lý. Kế toán tiêu thụ Các nhân viên thống kê ở các xí nghiệp thành viên Phó Kế toán trưởng Kế toán chi phí và tính giá thành Kế toán thanh toán Kế toán nguyên vật liệu Thủ quỹ Kế toán TSCĐ KẾ TOÁN TRƯỞNG KIÊM KẾ TOÁN TỔNG HỢP SƠ ĐỒ 1.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI - Kế toán trưởng: là người chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc. được giám đốc phân công tổ chức quản lý thực hiện công tác kế toán tài chính theo quy định của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực được giao. Kế toán trưởng có các nhiệm vụ sau: + Chỉ đạo công tác thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán. + Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật. + Chỉ đạo công tác phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính của công ty. + Chỉ đạo công tác cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. + Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán tài chính trong Công ty. Tham gia công tác kiểm tra xem xét các dự án về đầu tư, sửa chữa lớn và xây dựng cơ bản, các hợp đồng kinh tế về mặt tài chính và pháp luật cũng như hiệu quả của các dự án, phương án đó. + Trực tiếp tổ chức điều hành bộ máy kế toán của Công ty theo quy định của Luật kế toán. + Lập báo cáo tài chính theo chế độ. + Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc. Kế toán tổng hợp: căm cứ vào số liệu trên sổ sách kế toán để thực hiện việc kiểm tra tính cân đối, chính xác trên các bảng kê, sổ chi tiết, sổ tổng hợp và nhật ký chứng từ kế toán; hướng dẫn và kiểm tra các phần hành kế toán thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép, hạch toán đúng nguyên tắc, chuẩn mực và phương pháp kế toán hiện hành; cung cấp thông tin tổng hợp và thông tin chi tiết cần thiết thuộc lĩnh vực kế toán phục vụ cho việc phân tích, đánh giá và điều hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả; cùng các phần hành kế toán hoàn thiện số liệu để lập báo cáo theo yêu cầu của ngành và cấp trên; tham gia vào công tác phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phó kế toán trưởng: là người giúp kế toán trưởng về một số việc và chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về công việc được giao; thực hiện 1 phần hành kế toán được giao; thay mặt kế toán trưởng giả quyết các công việc của phòng và các công việc theo yêu cầu của Giám đốc, của lãnh đạo ngành khi kế toán trưởng đi vắng, làm các công việc được kế toán trưởng uỷ quyền, phân công khi cần thiết; thực hiện các công việc khác khi được phân công. - Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp một cách đầy đủ, trung thực tình hình hiện có và sự biến động về mặt số lượng, chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động; có nhiệm vụ theo dõi và phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty; lập các báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ. - Kế toán tiêu thụ: làm nhiệm vụ tổng hợp các chứng từ xuất kho bán hàng, kiểm tra chứng từ, lập định khoản kế toán và ghi vào sổ tổng hợp, theo dõi việc nhập, xuất, tồn kho thành phẩm, kê khai, tính thuế thu nhập hàng tháng, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp; kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên các khoản công nợ về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá; kiểm tra giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về quá trình bán hàng. -Kế toán giá thành: tính toán và phản ánh chính xác đầy đủ, kịp thời tình hình phát sinh chi phí sản xuất ở các bộ phận sản xuất cũng như trong phạm vi toàn Công ty, gắn liền các loại chi phí sản xuất khác nhau theo từng loại sản phẩm được sản xuất; tính toán kịp thời chính xác giá thành của từng loại sản phẩm được sản xuất; kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức tiêu thụ và các dự toán chi phí nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, tham gia phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành đề xuất biện pháp để tiết kiệm chi phí và hạ thấp giá thành sản phẩm. - Kế toán thanh toán: hàng tháng căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi tiền mặt, các chứng từ mua chi tiết thanh toán theo từng hoá đơn tương ứng với từng đối tượng khách hàng hay người bán. Cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết để ghi vào các nhật ký chứng từ và bảng kê liên quan. - Kế toán nguyên vật liệu: phản ánh chính xác, đầy đủ kịp thời tình hình cung cấp vật liệu trên các mặt số lượng, chất lượng, chủng loại, giá trị và thời gian cung cấp; tính toán và phân bổ chính xác, kịp thời giá trị vật liệu xuất dùng cho các đối tượng khác nhau; kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện định mức tiêu hao vật liệu, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những trường hợp sử dụng vật liệu sai mục đích gây lãng phí; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện định mức dự trữ vật liệu, phát hiện kịp thời các loại vật liệu ứ đọng kém phẩm chất chưa cần dùng và có biện pháp giải phóng để thu hồi vốn nhanh chóng hạn chế các thiệt hại cho Công ty; thực hiện kiểm kê vật liệu theo yêu cầu quản lý; lập các báo cáo về vật liệu; tham gia phân tích các kế hoạch về thu mua, dự trữ, sử dụng vật liệu. - Kế toán tài sản cố định: ghi chép, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình tăng giảm TSCĐ của toàn Công ty cũng như ở từng bộ phận trên các mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu, giá trị, đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng TSCĐ ở các bộ phận khác nhau nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản; phản ánh và kiểm tra chặt chẽ các khoản chi phí sửa chữa lớn TSCĐ; hàng tháng căn cứ váo nguyên giá TSCĐ hiện có và tỷ lệ khấu hao do Nhà nước quy định để tiến hành tính toán khấu hao cho các đối tượng; kiểm soát thường xuyên chặt chẽ các khoản thanh toán công nợ về đầu tư TSCĐ và sửa chữa TSCĐ. - Thủ quỹ: thực hiện việc thu chi tiền mặt theo chứng từ thu- chi khi đã có đủ điều kiện theo nguyên tắc; hàng ngày kiểm kê tồn quỹ tiền mặt thực tế và tiến hành đối chiếu với số liệu của sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt; tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của các khoản thu chi và tồn quỹ; thực hiện kiểm kê tiền mặt theo yêu cầu quản lý, lập báo cáo về thu chi tiền mặt; thực hiện các công việc khác khi được phân công. - Các nhân viên thống kê ở các xí nghiệp thành viên: làm nhiệm vụ theo dõi các khoản thu chi về tài chính, sản xuất cũng như bán hàng. 1.4.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty 1.4.2.1 Chính sách kế toán áp dụng tại C._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11212.doc
Tài liệu liên quan