Hoàn thiện kế toán xuất khẩu hàng hoá tại Công ty sản xuất kinh doanh XNK - Bộ thương mại (prosimex)

Lời nói đầu Cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ thông tin, toàn cầu hoá nền kinh tế trở thành một xu thế khách quan lôi cuốn các nước, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, một mặt thúc đẩy hợp tác, mặt khác làm tăng sức ép cạnh tranh giữa các nền kinh tế. Trong quá trình quốc tế hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế, hoạt động ngoại thương là lĩnh vực quan trọng kết nối nền kinh tế của các quốc gia, tạo hiệu quả chung cho quá trình phát triển trên có sở phát huy tiềm năng và thế mạnh của mỗi nư

doc49 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán xuất khẩu hàng hoá tại Công ty sản xuất kinh doanh XNK - Bộ thương mại (prosimex), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là một lĩnh vực chính của hoạt động thương mại quốc tế, giữ vai trò nhất định trong nền kinh tế của các nước trong đó có Việt Nam. Để có thể quản lý hoạt động kinh doanh xuất khẩu thì hạch toán kế toán là công cụ không thể thiếu. Nó cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin về tình hình kinh doanh cho các nhà quản lý. Điều này không chỉ giúp cho các nhà quản lý nắm bắt được tình hình kinh doanh của công ty mà còn giúp họ đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp với khả năng của công ty và nhu cầu của thị trường. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán hàng xuất khẩu và ý nghĩa của việc đẩy mạnh vai trò xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường, được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú phòng kế toán công ty PROSIMEX và Thạc sĩ Đỗ Thị Phương, tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán xuất khẩu hàng hoá tại công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu- Bộ thương mại(PROSIMEX) với hy vọng có một cái nhìn thực tế hơn về nghiệp vụ kế toán xuất khẩu hàng hoá. Luận văn được chia làm 3 phần: Phần 1: Lý luận chung về xuất khẩu và kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh doanhxuất nhập khẩu Phần 2: Thực trạng kế toán hàng xuất khẩu tại công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu- prosimex Phần 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác xuất khẩu hàng hoá tại công ty Prosimex Do những hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm, cũng như do tính chất phức tạp của công tác kế toán tại công ty Prosimex nên bản luận văn này không tránh khỏi có thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Đỗ Thị Phương cùng các cô chú phòng kế toán- tài chính Công ty Prosimex đã giúp em hoàn thành luận văn này. Phần 1 Lý luận chung về xuất khẩu và kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu I.Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu hàng hoá Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là hoạt động bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hoá. 1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm phục vụ nền kinh tế trong nước phát triển trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng và thế mạnh về lao động, đất đai và các tài nguyên khác của nền kinh tế nước ta, giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân lao động, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và quy trình công nghệ sản xuất, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá đất nước, đáp ứng các yêu cầu cơ bản và cấp bách về sản xuất và đời sống, góp phần điều hoà cung cầu để ổn định thị trường trong nước. 2. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là một phương thức bán hàng đặc biệt và có một số đặc điểm chủ yếu: - Người mua, người bán thuộc các quốc gia khác nhau nên có trình độ quản lý, phong tục kinh doanh, tập quán tiêu dùng và chính sách ngoại thương rất khác nhau. - Sự cạch tranh trên thị trường ngoại thương khốc liệt hơn rất nhiều so với thị trường trong nước đòi hỏi hàng hoá xuất khẩu phải có chất lượng ổn định, đạt tiêu chuẩn, mẫu mã bao bì đẹp, hợp thị hiếu người tiêu dùng từng khu vực, từng quốc gia. - Do điều kiện về mặt địa lý nên có sự khác biệt về phương tiện chuyên chở, điều kiện, phương tiện thanh toán và thời gian giao hàng so với hoạt động bán hàng trong nước. - Hoạt động xuất khẩu ngoài việc phải chịu sự chi phối của luật pháp hai quốc gia còn phải chịu sự chi phối của thông lệ buôn bán quốc tế. - Do thị trường của hoạt động xuất khẩu rất rộng vì vậy việc tìm hiểu thị trường và tìm bạn hàng rất khó khăn và tốn kém. 3. Đặc điểm của hàng hoá xuất khẩu Hàng hoá được coi là xuất khẩu trong những trường hợp sau: - Hàng xuất bán cho các thương nhân nước ngoài theo hợp đồng đã ký. - Hàng gửi đi triển lãm sau đó bán thu bằng ngoại tệ. - Hàng bán cho du khách nước ngoài, cho Việt kiều thu bằng ngoại tệ. - Các dịch vụ sửa chữa, bảo hiểm tàu biển, máy bay cho nước ngoài thanh toán bằng ngoại tệ. - Hàng viện trợ cho nước ngoài thông qua các hiệp định, nghị định thư do Nhà nước ký kết với nước ngoài nhưng được thực hiện qua doanh nghiệp xuất nhập khẩu. 4. Các hình thức xuất khẩu Xuất khẩu thông thường được tiến hành theo hai hình thức: - Xuất khẩu trực tiếp: Là đơn vị xuất khẩu tiến hành xuất khẩu các mặt hàng phù hợp với giấy phép kinh doanh xuất-nhập khẩu và khả năng quản lý kinh doanh theo hình thức trực tiếp(trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng, tổ chức giao hàng xuất khẩu và làm thủ tục thanh toán...). Hoạt động xuất khẩu trực tiếp có thể theo Nghị định thư hay ngoài Nghị định thư(còn gọi là tự cân đối). Đa số các doanh nghiệp đều kinh doanh theo hình thức xuất khẩu ngoài nghị định thư, doanh nghiệp hoàn toàn chủ động tổ chức hoạt động kinh doanh của mình, phải tự cân đối về tài chính và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước. - Xuất khẩu uỷ thác: Là phương thức mà các doanh nghiệp có hàng hoá và có nhu cầu nhưng chưa thể xuất khẩu trực tiếp vì lý do nào đó có thể uỷ thác cho đơn vị khác có chức năng kinh doanh xuất-nhập khẩu, có giấy phép xuất khẩu đứng ra tổ chức xuất khẩu hộ, làm các thủ tục xuất khẩu thay cho mình. Trong trường hợp này đơn vị uỷ thác xuất khẩu phải trả một khoản hoa hồng cho đơn vị nhận uỷ thác theo tỷ lệ thoả thuận trong hợp đồng gọi là phí uỷ thác. 5. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu trong xuất khẩu a. Phương thức chuyển tiền(Remittance): Phương tiện thanh toán theo phương thức này thường trả tiền bằng điện(Telegraphic transfer - T/T) hoặc bằng thư(Mail transfer - M/T) thông qua ngân hàng trung gian; doanh nghiệp phải chi trả tiền thủ tục chi phí. Phương thức này ít được sử dụng trong thanh toán mua, bán hàng hoá mà thường được sử dụng trong trường hợp trả tiền ứng trước, tiền hoa hồng, dịch vụ... b. Phương thức uỷ thác thu(Collection): Theo phương thức này, người xuất khẩu sau khi giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ hoàn thành cho người nhập khẩu thì lập giấy uỷ thác thu nhờ ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu do người xuất khẩu ký phát.Phương thức này gồm hai hình thức: - Uỷ thác thu trơn(Clean bill Collection) Phương thức này chỉ trong thanh toán phi mậu dịch như: thu tiền cước phí vận chuyển, phí bảo hiểm, hoa hồng dịch vụ... - Uỷ thác thu kèm chứng từ(Documentary Collection) Phương thức này được thực hiện theo hai hình thức: + Uỷ thác nhờ thu trả tiền chứng từ (Documents against paymen - D/P) Theo hình thức này ngân hàng phục vụ người xuất khẩu chỉ thực hiện trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu khi người nhập khẩu trả tiền ngay cho tờ hối phiếu (tờ hối phiếu do người xuất khẩu lập) + Uỷ thác thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ (Documents against acceptance - D/A) Theo hình thức này, ngân hàng phục vụ người xuất khẩu chỉ trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu khi và chỉ khi người nhập khẩu ký chấp nhận trả tiền trên tờ hối phiếu có kỳ hạn do bên xuất khẩu ký phát. c. Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary credits) Theo phương thức này, người mua (người nhập khẩu) căn cứ vào hợp đồng kinh tế, làm thủ tục xin mở thư tín dụng (L/C) tại một ngân hàng nào đó đã được thoả thuận trong hơp đồng, yêu cầu ngân hàng này trả tiền cho bên bán (người xuất khẩu)khi người bán nộp đầy đủ bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những qui định ghi trong L/C. Người bán phải kiểm tra kỹ nội dung của L/C và giao hàng cho người mua nếu L/C thoả mãn những điều kiện đã qui ước. Sau khi giao hàng, người bán lập chứng từ thanh toán, nhờ ngân hàng chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng mở L/C để ngân hàng này trả tiền cho mình và giao bộ chứng từ cho người mua để nhận hàng và thu tiền của người mua để trả tiền cho người bán. Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary credits - L/C) được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế hàng xuất khẩu, vì nó đảm bảo quyền lợi cho nguời xuất khẩu trong việc thanh toán đúng, đủ, kịp thời tiền bán hàng, đồng thời cũng bảo đảm cho người nhập khẩu nhập hàng đúng số lượng, chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng và thời gian. ã Ngoài ra trong thanh toán quốc tế còn sử dụng một số phương thức thanh toán khác như phương thức uỷ thác mua(Authority to purchase - A/P), phương thức bảo đảm trả tiền (Letter of guarantee - L/G)... 6. Điều khoản về giá của hợp đồng xuất khẩu Trong hoạt động xuất khẩu, vấn đề giá cả cần được chú ý vì việc mua bán diễn ra trong thời gian dài giữa các khu vực khác nhau về địa lý, hàng hoá được vận chuyển qua nhiều quốc gia. Tuỳ theo sự thoả thuận giữa các bên về điều kiện cơ sở giao hàng mà giá cả hàng hoá có thể bao gồm các yếu tố giá trị hàng hoá đơn thuần, bao bì, chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm và các chi phí khác. Sở dĩ như vậy vì điều kiện cơ sở giao hàng đã bao hàm trách nhiệm mà người bán hoặc người mua phải chịu như chi phí vận chuyển bốc dỡ, chi phí mua bảo hiểm, chi phí lưu kho bãi, chi phí làm thủ tục hải quan... Hiện nay các loại giá giao hàng đươc sử dụng rất phong phú theo quy định của Incoterms 2000 và thông thường các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường hay sử dụng các loại giá FOB, CIF,CFR. - Giá FOB(Free On Board): Là giá giao hàng tính đến khi hàng được giao qua lan can tàu tại cảng giao hàng. Như vậy, giá FOB bao gồm giá thực tế của hàng hoá cộng với khoản chi phí vận chuyển, bốc xếp hàng hoá lên lên tàu. Quyền sở hữu hàng hoá cũng như mọi rủi ro tổn thất về hàng hoá chuyển cho người mua khi hàng được giao. - Giá CIF(Cost Insuarance and Freight): Là giá bao gồm giá thực tế của hàng hoá, phí bảo hiểm và cước phí. Theo điều kiện này, người bán phải mua bảo hiểm hàng hải để tránh rủi ro mất mát hoặc hư hại hàng trong quá trình vận chuyển. Người bán có trách nhiệm ký hợp đồng với người bản hiểm và phải trả phí bảo hiểm. - Giá CFR(Cost and Freight): Là giá bao gồm giá thực tế của hàng hoá và cước phí. Theo điều kiện này, người bán phải trả các phí tổn cần thiết để đưa hàng tới cảng quy định nhưng rủi ro về mất mát hoặc hư hại cũng như rủi ro về những chi phí có thể trả thêm cho những tình huống xảy ra khi hàng đã được giao lên tàu chuyển từ người bán sang người mua hàng qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định. II. Tổ chức công tác kế toán xuất khẩu hàng hoá ở doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu là việc ghi chép, phản ánh và giám đốc các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ khi tiến hành tổ chức nguồn hàng, ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài cho đến khi thu được tiền(ngoại tệ). 1. Đặc điểm của công tác kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá - Kế toán nói chung và kế toán nghiệp vụ xuất khẩu nói riêng khải tính toán đầy đủ và chính xác các khoản chi phí bao gồm giá mua hàng xuất khẩu, các khoản chi phí khác phát sinh trong quá trình xuất khẩu, thuế xuất khẩu,... để bảo toàn vốn kinh doanh cho đơn vị mình. - Khác với việc bán hàng trong nước, các đơn vị kinh doanh xuất khẩu khi thu mua hàng trong nước thường sử dụng đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ, theo dõi tình hình bién động của tỷ giá nhằm đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Đối với mọi hnàg hoá xuất khẩu mức thuế suất thúe GTGT được áp dụng là 0% với điều kiện có đủ hồ sơ, giấy tờ chứng minh là hàng thực tế đã xuất khẩu. Nhưng khi thu mua hàng để xuất khẩu doanh nghiệp phải trả cả thuế GTGT trong giá mua, do đó sau khi xuất khẩu hàng hoá số thuế GTGT đã nộp sẽ được hoàn lại. 2. Nhiệm vụ của kế toán xuất khẩu hàng hoá - Theo dõi, ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu hàng hoá, từ khâu mua hàng, xuất khẩu và thanh toán hàng xuất khẩu, từ đó kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các hợp đồng xuất khẩu. - Tổ chức kế toán tổng hợp và chi tiết nghiệp vụ hàng hoá, nghiệp vụ thanh toán hợp đồng ngoại thương một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp, trên cơ sở đó tính chính xác, trung thực các khoản chi phí và thu nhập trong kinh doanh. - Cung cấp số liệu, tài liệu cho việc điều hành kinh doanh xuất khẩu, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính phục vụ cho công tác và theo dõi thực hiện kế hoạch kỳ sau. III. Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá 1. Chứng từ kế toán sử dụng Một số chứng từ kế toán chủ yếu được sử dụng trong kế toán xuất khẩu hàng hoá bao gồm: - Vận đơn đường biển (Bill of lading), vận đơn đường không (Air way bill)... - Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice) - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (Certificate of Origin) - Giấy chứng nhận phẩm chất, số lượng, trọng lượng (Vinacontrol Certificate) - Phiếu đóng gói (Packing list) - Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate) - Tờ khai hải quan Ngoài ra còn có một số chứng từ khác như: hợp đồng mua bán, giấy báo nợ, báo có, phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho... 2. Tài khoản kế toán sử dụng Ngoài các tài khoản chủ yếu được sử dụng ở hầu hết các doanh nghiệp, đối với hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu kế toán cần sử dụng một số tài khoản: - TK 157: "Hàng gửi đi bán" - TK 131: "Phải thu của khách hàng" - TK 413: "Chênh lệch tỷ giá" - TK 333: "Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước" Và một số tài khoản ngoài bảng: + TK 003: "Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi" + TK 007: "Ngoại tệ các loại" 3. Trình tự kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá a. Trình tự kế toán hàng xuất khẩu trực tiếp ã Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (Sơ đồ 1): (1) Sau khi ký hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp tiến hành chuẩn bị hàng và bộ chứng từ xuất khẩu. Khi thu mua hàng hoá để xuất khẩu, kế toán ghi: Nợ TK 156(1561): Giá mua chưa có thuế GTGT của hàng hoá nhập kho Nợ TK 157:Giá mua chưa có thuế GTGT của hàng chuyển thẳng đi XK Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Có TK 111,112,331,..: Tổng giá thanh toán của hàng thu mua để XK (2) Trường hợp hàng hoá cần hoàn thiện trước khi XK: (2a) Kế toán phản ánh trị giá mua của hàng xuất gia công, hoàn thiện và chi phí gia công: Nợ TK 154: Tập hợp giá mua và chi phí gia công, hoàn thiện. Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ(nếu có) Có 156(1561): Trị giá mua của hàng xuất kho để gia công. Có TK 111,112,331,334,338,214,...: Chi phí gia công, hoàn thiện hàng XK tự làm hoặc thuê ngoài. (2b) Khi hàng hoá gia công, hoàn thiện hoàn thành, chi phí gia công, hoàn thiện được tính vào trị giá mua của hàng nhập kho hay chuyển thẳng đi xuất khẩu: Nợ TK 156(1561): Trị giá thực tế hàng gia công, hoàn thiện nhập kho. Nợ TK 157: Trị giá thực tế hàng chuyển đi XK Có TK 154: Giá thành thực tế hàng gia công, hoàn thiện. (3) Khi nhận được tiền đặt cọc hoặc nhận được thông báo của Ngân hàng về việc mở L/C để thanh toán: * Nếu doanh nghiệp hạch toán theo tỷ giá hạch toán(TGHT): Nợ TK 1122: Số tiền nhận được theo TGHT Nợ (Có)TK 413: Phần chênh lệch tỷ giá Có TK 131: Số tiền theo TGTT. * Nếu doanh nghiệp hạch toán theo tỷ giá thực tế(TGTT): Nợ TK 1122: Số tiền nhận được theo TGTT Có TK 131: Số tiền theo TGTT. Đồng thời ghi: Nợ TK 007: Số ngoại tệ nhận được. (4) Khi xuất kho hàng chuyển đi xuất khẩu, căn cứ vào phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, kế toán ghi: Nợ TK 157: Trị giá thực tế hàng gửi đi xuất khẩu. Có Tk 156(1561): Trị giá thực tế hàng xuất kho . (5) Khi hàng xuất khẩu đã hoàn thành các thủ tục xuất khẩu, căn cứ vào các chứng từ đối chiếu, xác nhận về số lượng, giá trị hàng hoá thực tế xuất khẩu, kế toán ghi các bút toán sau: (5a) Ghi nhận giá vốn hàng xuất khẩu: Nợ TK 632: Trị giá của hàng đã hoàn thành việc XK Có TK 157: Trị giá thực tế của hàng gửi đi xuất khẩu. (5b) Phản ánh doanh thu hàng xuất khẩu: * Nếu doanh nghiệp hạch toán theo tỷ giá hạch toán(TGHT): Nợ TK 112,131: Tổng số tiền hàng XK đã thu hay phải thu theo TGHT Nợ(Có) TK 413: Phần chênh lệch tỷ giá Có TK 511: Doanh thu hàng XK tính theo TGTT * Nếu doanh nghiệp hạch toán theo tỷ giá thực tế(TGTT): Nợ TK 1112,1122,131: Tổng số tiền hàng theo TGTT Có TK 511: Tổng số tiền hàng theo TGTT (5c) Phản ánh số thuế xuất khẩu phải nộp: Nợ TK 511: Số thuế XK phải nộp Có TK 333(3333): Số thuế XK phải nộp (6) Khi nộp thuế xuất khẩu: Nợ TK 333(3333): Số thuế xuất khẩu đã nộp Có TK 111,112,311,.. (7) Trường hợp phát sinh các chi phí trong quá trình xuất khẩu, kế toán ghi nhận vào chi phí bán hàng: (7a) Nếu chi phí bằng tiền Việt Nam: Nợ TK 641: Chi phí bán hàng phát sinh. Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ(nếu có). Có TK 1111,1121,331,...: Số thực tế chi. (7b) Nếu chi phí phát sinh bằng ngoại tệ: * Nếu doanh nghiệp hạch toán theo tỷ giá hạch toán(TGHT): Nợ TK 641: Chi phí bán hàng theo TGTT Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ(nếu có) Nợ(Có) TK 413: Phần chênh lệch tỷ giá Có TK1122,1112,331,...: Số thực chi theo TGHT * Nếu doanh nghiệp hạch toán theo tỷ giá thực tế(TGTT): Nợ TK 641: Chi phí bán hàng theo TGTT Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ(nếu có) Có TK 511: Số thực chi theo TGTT Đồng thời ghi: Có TK 007: Số ngoại tệ đã chi. (8) Khi nhận được giấy báo có của ngân hàng về số tiền người nhập khẩu thanh toán qua ngân hàng, kế toán ghi: *Nếu doanh nghiệp hạch toán theo tỷ giá hạch toán(TGHT): Nợ TK 1122: Số tiền hàng XK còn lại theo TGHT Nợ(Có) TK 413: Phần chênh lệch tỷ giá Có TK 131: Số tiền hàng XK còn lại theo TGTT *Nếu doanh nghiệp hạch toán theo tỷ giá thực tế(TGTT): Nợ TK 11122: Số tiền hàng XK còn lại theo TGTT Có TK 131: Số tiền hàng XK còn lại theo TGTT Đồng thời ghi: Nợ TK 007: Số ngoại tệ thu được. (9) Trường hợp người NK trả lại hàng do sai quy cách, phẩm chất, kế toán ghi: Nợ TK 531: Trị giá lô hàng bị trả lại. Có TK 131: Nếu khách hàng chưa thanh toán tiền Có TK 112: Nếu khách hàng đã thanh toán. ã Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Kế toán sử dụng TK 611(6111) -"Mua hàng hoá" thay cho TK 156 và TK 631 - "Giá thành sản xuất" thay cho TK 154. Ví dụ: Nợ TK 611(6111): Giá mua chưa có thuế GTGT của hàng hoá nhập kho Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Có TK 111,112,131,..: Tổng giá thanh toán của hàng thu mua để XK ã Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Số thuế GTGT của hàng thu mua xuất khẩu và các chi phí khác được tính vào giá thực tế của hàng xuất khẩu.Ví dụ căn cứ phiếu nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 156(1561): Giá mua đã có thuế GTGT của hàng hoá nhập kho Nợ TK 157:Giá mua đã có thuế GTGT của hàng chuyển thẳng đi xuất khẩu Có TK 111,112,131,..: Tổng giá thanh toán của hàng thu mua để XK b. Trình tự kế toán xuất khẩu hàng hoá uỷ thác tại đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu(Sơ đồ 2) Đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu phải mở sổ theo dõi chi tiết theo từng hợp đồng với từng đơn vị uỷ thác, phải giám sát và đôn đốc việc giao hàng và thanh toán nhanh chóng, kịp thời. Đồng thời, xử lý nhanh gọn và dứt điểm mọi khiếu nại, tranh chấp trong quá trình nhận xuất khẩu uỷ thác với người nhập khẩu và với đơn vị giao uỷ thác. Theo thông tư số 108/2001/TT - BTC ngày 31 tháng12 năm 2001 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn kế toán hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu uỷ thác quy định việc hạch toán tại đơn vị nhận uỷ thác như sau: ã Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: (1) Khi nhận hàng của đơn vị uỷ thác xuất khẩu, căn cứ các chứng từ , kế toán ghi: Nợ TK 003: Trị giá lô hàng nhận xuất khẩu hộ. (2) Khi thủ tục xuất khẩu đã được hoàn tất, hàng được coi là hàng đã xuất khẩu, kế toán ghi: (2a) Số tiền hàng uỷ thác xuất khẩu phải thu hộ bên uỷ thác xuất khẩu: Nợ TK 131: Số phải thu của người nhập khẩu. Có TK 331: Số phải trả cho người uỷ thác xuất khẩu. (2b) Ghi nhận trị giá lô hàng đã xuất khẩu hộ: Có TK 003: Trị giá lô hàng đã xuất khẩu hộ. (3) Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp hộ bên uỷ thác, ghi: Nợ TK 331: Số thuế XK, thuế TTĐB phải nộp. Có TK 338(3388): Số thuế XK, thuế TTĐB phải nộp. (4) Đối với các khoản chi hộ bên uỷ thác xuất khẩu(Phí ngân hàng, phí giám định hải quan, chi phí vận chuyển bốc xếp hàng,...), căn cứ các chứng từ liên quan, kế toán ghi: Nợ TK 138(1388): Số đã chi hộ. Có TK 111,112: Số đã chi hộ. (5) Đối với phí uỷ thác xuất khẩu và thuế GTGT tính trên phí uỷ thác xuất khẩu, kế toán phản ánh doanh thu phí uỷ thác xuất khẩu: Nợ TK 131: Số phải thu của người uỷ thác. Có TK 511(5113): Doanh thu về phí uỷ thác. Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp. (6) Khi nộp hộ thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt cho đơn vị uỷ thác xuất khẩu, kế toán ghi: Nợ TK 338(3388): Số thuế thực nộp. Có TK 111,112: Số thuế thực nộp. (7) Khi đơn vị uỷ thác xuất khẩu thanh toán bù trừ phí uỷ thác xuất khẩu và các khoản chi hộ: Nợ TK 331: Ghi giảm số tiền phải trả cho người uỷ thác. Có TK 131: Số phải thu của người uỷ thác về phí uỷ thác. Có TK 138: Số phải thu của người UT về các khoản nộp hộ, chi hộ. (8) Khi chuyển trả tiền hàng cho bên uỷ thác sau khi đã tiến hành thanh toán bù trừ: Nợ TK 331: Số còn phải trả cho người uỷ thác. Có TK 111,112: Số tiền trả cho bên uỷ thác. ã Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Doanh thu về phí uỷ thác sễ được hạch toán như sau: Nợ TK 131: Số phải thu của khách hàng về phí uỷ thác. Có TK 511(5113): Doanh thu về phí uỷ thác đã có thuế GTGT. * Chú ý: Khi nhận hàng do đơn vị uỷ thác bàn giao, nếu chuyển thẳng và bán theo điều kiện FOB thì không phải ghi sổ kế toán tổng hợp. Trường hợp hàng nhận nhập kho để chờ xuất khẩu hoặc chuyển thẳng xuống phương tiện để xuất khẩu theo giá CIF thì ghi đơn: Nợ TK 003. Phần 2 thực trạng kế toán hàng xuất khẩu tại công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu- prosimex I. Giới thiệu chung về công ty 1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty: Tên công ty: Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu PROSIMEX - Bộ thương mại. Tên giao dịch quốc tế: IMPORT - EXPORT PRODUCTION AND TRADING CORPORATION (PROSIMEX) Trụ sở chính: Khương Đình - Thanh Xuân - Nà Nội. Điện thoại: 8583672 - 8584578 Fax: 84(4) 8585009 Công ty ra đời và phát triển hoàn toàn dựa vào chính khả năng và sự cố gắng của mình. Tiền thân của công ty là cơ sở sản xuất gia tăng, chăn nuôi của văn phòng Bộ kinh tế đối ngoại từ những năm 1970, nhằm để cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên. Theo quyết định 778/KTĐN/TCCB ngày 25/11/1989 của Bộ kinh tế đối ngoại (nay là Bộ Thương Mại), xí nghiệp gia công hàng xuất khẩu trực thuộc văn phòng Bộ kinh tế đối ngoại ra đời. Ngày 24/03/1993, theo đề nghị số 388/CP của chính phủ và kèm theo quyết định số 448/MT/TCCB của Bộ Thương Mại, xí nghiệp gia công hàng xuất khẩu đổi tên thành Công ty sản xuất gia công hàng xuất khẩu và nay là công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. Cơ sở vật chất ban đầu của công ty rất thiếu thốn. Tổng số vốn ban đầu chỉ khoảng 3.785 triệu đồng, mà chủ yếu là TSCĐ(ô tô, máy sản xuất đinh, nhà xưởng và đất đai). Năm 1990, năm hoạt động đầu tiên, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,214 triệu USD trong đó xuất khẩu đạt 1,786 triệu USD và nhập khẩu đạt 1,428 triệu USD. Đến năm 1998, tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty đã đạt tới 74,120 triệu USD trong đó xuất khẩu đạt 43,033 triệu USD, nhập khẩu đạt 31,078 triệu USD. Cùng với sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu, công ty đã chú trọng việc mở rộng sản xuất, đầu tư thêm trang thiết bị, máy móc cho sản xuất, tìm kiếm bạn hàng và chú trọng vào các mặt hàng truyền thống như thêu ren, may mặc, nông sản. Năm 1993, công ty đã liên doanh với tập đoàn VANLAACK của Đức, thành lập công ty liên doanh may mặc xuất khẩu Hà Nội (HANTEX) giải quyết việc làm cho rất nhiều công nhân và hàng năm đều mang lại lợi nhuận cho công ty. Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu PROSIMEX là một đơn vị hạch toán độc lập về tài chính, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ ở ngân hàng, có con dấu riêng để giao dịch. Đăng ký kinh doanh số: 108296 do trọng tài kinh tế cấp ngày 30/04/1993 với số vốn điều lệ ban đầu là 5.135 triệu đồng(trong đó vốn cố định là 915 triệu đồng, vốn lưu động là 4.184 triệu đồng). Công ty được xây dựng trên khu đất rộng khoảng 10.500 m2 trong đó 2000m2 nhà 3 tầng, đây là nơi làm việc của các phòng ban, 5500 m2 nhà khung để sản xuất, 2000 m2 dùng làm nhà kho và 1000 m2 làm vườn cây và khu vui chơi giải trí của cán bộ công nhân viên . Ngay từ những ngày mới thành lập, vừa hoàn thiện công tác tổ chức nhân sự và triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, đơn vị đã thu đuợc những thành quả đáng khích lệ. kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây Đơn vị tính: VNĐ. Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Tổng doanh thu 158.566.388.036 172.476.323.5 187.378.396.127 Tổng lợi nhuận sau thuế 214.468.811 352.150.913 364.174.495 Số đóng góp ngân sách 18.753.521.337 20.597.634.155 23.725.654.325 Thu nhập bình quân của CBCNV 610.000 650.000 750.000 Với những kết quả đạt được như vậy, trong những năm qua, cùng với sự thay đổi và phát triển của nền kinh tế, công ty đã có nhiều thay đổi phù hợp với môi trường kinh doanh luôn biến động và đầy khó khăn, góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng và phát triển chung của xã hội. 2.Những hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty: Hiện nay, lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của công ty là xuất nhập khẩu. a. Kinh doanh xuất khẩu: - Hàng may mặc: áo sơ mi nam nữ, quần áo thể thao, quần áo trẻ em, áo Jacket, găng tay. - Hàng thêu ren: rèm cửa, khăn bàn thêu, ga trải giường ... - Hàng nông sản: gạo, cà phê, tiêu, lạc nhân, sắn lát, đậu xanh, ngô hạt. - Hàng lâm sản: quế, hồi... - Hàng thủ công mỹ nghệ: mây tre, gốm sứ... - Hàng hoá khác: cao su, dầu cọ, quặng cromit, nhôm thỏi, chiếu cói, dép túi, thảm len, đay... b. Kinh doanh nhập khẩu: - Sắt thép các loại, dây đồng - Hàng tiêu dùng: mỹ phẩm, xe máy, vòng bi, xích công nghiệp - Vật tư nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất và gia công hàng xuất khẩu: vải, phân bón, xút, giấy duplex, giấy coucher, bông acetate, cáp điện, gạch men, linh kiện máy tính, chậu rửa, thiết bị vệ sinh, giống cây trồng. - Phương tiện vận tải: ô tô,... - Tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu các loại hàng hoá khác. c. Các hoạt động khác: Nhờ nắm bắt được tình hình thị trường lao động trong nước, công ty còn tổ chức thực hiện dịch vụ xuất khẩu lao động sang các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản. Trong quá trình hoạt động, công ty sẵn sàng hợp tác liên doanh liên kết với các đơn vị kinh tế khác, cơ quan khoa học trong và ngoài nước. Đồng thời luôn tuân thủ mọi quy định của Nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, nghiêm chỉnh chấp hành chế độ kế toán và hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. 3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của công ty: Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến, đứng đầu là giám đốc công ty. Ban giám đốc bao gồm: 01 giám đốc và 02 phó giám đốc. Các phòng chức năng đều có trưởng phòng và phó phòng, mỗi phòng có những chức năng và quyền hạn rõ ràng, đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh. Mô hình quản lý kinh doanh của công ty được khái quát ở Sơ đồ 3. 4. Tình hình kinh doanh xuất khẩu tại công ty Với phương châm:" Đoàn kết - ổn định - phát triển", liên tục trong những năm qua, công ty đã không ngừng tăng về vốn, mặt hàng sản xuất kinh doanh, đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu. Cho đến nay, công ty đã có quan hệ bạn hàng với hơn 40 nước trên thế giới. Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh XNK năm 2001 Đơn vị tính: USD Nhập khẩu Xuất khẩu Chỉ tiêu Bộ giao 28.000.000 30.000.000 Thực hiện 38.012.622 40.937.802 % kế hoạch 135,7% 134,6% 5. Đặc điểm hoạt động xuất khẩu ở công ty PROSIMEX: Một điều kiện thuận lợi rất lớn là công ty được phép kinh doanh xuất khẩu rất nhiều mặt hàng mà trong đó chủ yếu đều là những mặt hàng thuộc thế mạnh trong nước và tất cả những mặt hàng này công ty đều được hưởng mức thuế suất thuế xuất khẩu là 0%. Tuy vậy, công ty vẫn gặp phải một số khó khăn vì ngoài mặt hàng may mặc, hầu hết những mặt hàng xuất khẩu khác công ty đều phải đi thu mua trong nước. Do tình hình giá cả trên thị trường trong nước không ổn định đặc biệt là đối với hàng hoá đủ tiêu chuẩn chất lượng để xuất khẩu nên việc lựa chọn nhà cung cấp rất hạn chế. Nhưng bù lại công ty có một đội ngũ nhân viên kinh doanh thông thạo nghiệp vụ, am hiểu pháp luật và dày dạn kinh nghiệm, chính vì vậy mọi hợp đồng kinh doanh dù là hợp đồng ngoại thương hay hợp đồng nội thương đều được tiến hành rất chặt chẽ và hợp phát. Do đó công ty chưa bao giờ có một hợp đồng nào bị huỷ bỏ hay bị kiện cáo do lỗi của công ty. Đây là một thế mạnh mà không phải công ty nào cũng có được. Hiện nay công ty được phép kinh doanh xuất khẩu trên cả hai phương thức: xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác. 6.Một số đặc điểm của công tác tổ chức kế toán tại công ty: a.Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty PROSIMEX Phòng tài chính kế toán của công ty gồm 7 người được phân công phụ trách các phần hành kế toán cụ thể. Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty được thể hiện như sau: Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp nguồn vốn, công nợ Kế toán TSCĐ tập hợp chi phí và tình hình Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Kế toán thuế Thủ quỹ kiêm kế toán lương, thu nội bộ Kế toán doanh thu b.Hình thức tổ chức kế toán Theo quy định của Bộ thương mại: PROSIMEX là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, công ty được quyền tự chủ về tài chính, tự tổ chức kinh doanh theo quy định của Nhà nước. Các chi nhánh tại các tỉnh hạch toán độc lập, cuối kỳ kế toán gửi các báo cáo cho công ty.Vì vậy bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức phân tán. c.Niên độ kế toán Năm tài chính của công ty bắt đầu từ 01/01 đến 31/12 hàng năm. Tại công ty việc phân tích hoạt động kinh doanh được tiến hành mỗi năm một lần theo quy chế hiện hành. d.Đồng tiền hạch toán Công ty sử dụng Việt Nam Đồng để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế và áp dụng phương pháp tỷ giá hạch toán để hạch toán cá._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37113.doc