Hoàn thiện phương pháp trả lương trong công ty than Vàng Danh

Lời nói đầu Trong công cuộc đổi mới của đất nước đòi hỏi phải có nền công nghiệp hoá và hiện đại hoá . trong công nghiệp hoá và hiện đại hoá nghành than chiếm một vai trò quan trong , thu nhập cử ngành than chiếm một vai trò không nhỏ cho thu nhập quốc dân và đóng góp phát triển nền kinh tế của đất nước . sản phẩm của ngành than không chỉ đáp ứng nhu cầu chủ yếu về nhiên liệu , về năng lượng trong nước mà nó còn là nguồn thu ngoại tệ cho đất nước thông qua việc xuất khẩu. Trong cơ chế thị t

doc87 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1967 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện phương pháp trả lương trong công ty than Vàng Danh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rương có sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi nghành than phải nâng cao về chất lương , chủng loại sản phẩm và giá thành sản phẩm. Chính vì vậy mà trong nhữnh năm gần đây nghành than đã có chiều hướng phát triển tốt cả về số lương , chất lượng và chủng loại than đáp ứng được yêu cầu cho các nghành công nghiệp trong nước mà cũng là cũng là mặt hàng mà các nước quan tâm . Song để tồn tại và phát triển tốt hơn các doanh nghiệp trong nghành phải làm tốt các khâu như tổ chức sản xuất , bố trí lao động cho phù hợp với điều kiện của mỗi doanh nghiệp nhăm nâng cao về sản lương khai thác, chất lượng sản phẩm , chủng loại sản phẩm , tận thu được nguồn tài nguyên và đáp ứng được tối đa nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước . Bản thân em đã lập đồ án môn học tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp mỏ với nội dung gồm 2 phần Phần I: Tình hình tổ chức sản xuất và tổ chức lao động của doanh nghiệp Phần II: Hoàn thiện phương pháp trả lương tại công ty than Vàng Danh Phần I: tình hình tổ chức sản xuất và tổ chức lao động của công ty than Vàng Danh. đặc điểm của công ty than Vàng Danh. loại hinh doanh nghiệp, vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên. 1. Loại hình doanh nghiệp. Ngày mồng 07/03/1959 Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký với Chính phủ Liên Xô hiệp định giúp đỡ xây dựng nhà máy điện Uông Bí và mỏ than Vàng Danh Năm 1961 công trình bắt đầu khởi công xây dựng với tổng số vốn đầu tư là 388,2 triệu đồng tiền việt nam, với công suất thiết kế là 60 vạn tấn trên năm. Thực hiện quyết định số 217/HĐBT ngày 14/11/1987 ,nghị định 15 và quyết định số 195 của HĐBT(nay là chính phủ) mỏ chuyển sang tự hạch toán kinh doanh từ năm tháng 4 năm 1989. Với nhữmg khó khăn dồn dập đến với mỏ như lao động tăng do sát nhập xí nghiệp đường sắt (thuộc tổng cục đường sắt cũ) vào mỏ, than sản xuất ra không bán được, trước tình hình đó mỏ đã áp dụng hàng loạt các biện pháp đổi mới khâu tổ chức sản xuất đến khâu tiêu thụ quản lý ,lao động tiền lương,kế hoạch tiêu thụ,thiết bị vật tư ,tài chính…. Năm 1996 căn cứ vào quyết định số : 2604/QĐ-TCCB, ngày 17/9/1996 của Bộ công nghiệp về việc thành lập doanh nghiệp mỏ than Vàng Danh, quyết định số 1063/TVN-TCCB ngày 19/7/1996 của Tổng giám đốc công ty than Việt Nam về việc phê duyệt và ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của mỏ than Vàng Danh. Mỏ than Vàng Danh trở thành doanh nghiệp hạch toán độc lập của tổng công ty than Việt Nam. Từ ngày 01/04/1999 tổng công ty than đã sắp xếp lại tổ chức sát nhập mỏ than Bảo Đài (thuộc công ty than Uông Bí )do sản xuất bị thua lỗ kéo dài vào mỏ Than Vàng Danh, nhưng mặc dù vậy công ty vẫn đạt doanh thu 159.552.891.000 đồng, thu nhập bình quân đạt 816.000 đồng/người/tháng. Năm 2001 theo quyết định số 405/QĐ-HĐQT ngày 01/10/2001 của hội đồng quản trị tổng công ty than Việt Nam về việc đổi tên mỏ than Vàng Danh thành công ty than Vàng Danh. Trụ sở chính của công ty tại 185 Nguyễn Văn Cừ - phường Vàng Danh –Thị xã Uông Bí –tỉnh Quảng Ninh, số điện thoại 033 853 104. Fax 033 853 120. 2. vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên. Công ty than Vàng Danh là một trong những đơn vị thành viên lớn thuộc tổng công ty than Việt Nam, vị trí của công ty thuộc bể than quảng ninh nằm trong vòng cung Đông Triều – Uông Bí, công ty nằm trong tọa độ địa lý khoảng : 21007’ đến 21008’ vĩ độ Bắc 106046’ đến 106047’ kinh độ Đông Phía Bắc giáp với tỉnh Bắc Ninh, phía Đông là huyện Hoành Bồ, phía Tây giáp huyện Đông Triều, phía Nam giáp sông Bạch Đằng, mỏ cách Hà Nội 165 km, cách Hải Phòng 55 km . Phạm vi khai thác của mỏ từ phay 1( F1 ) phía Đông bắc ( khu Vàng Danh ) đến phay 13 ( F13 ) phía tây nam (khu vực cánh gà có diện tích 14 km2 chiều dài là 7 km chiều rộng là 2km ). Mỏ chia làm 2 khu vực chính 1. khu Vàng Danh từ F1 đến F7 dài 4km rộng 2 km 2. khu cánh gà từ F7 đến F13 dài 3 km rộng 2km Địa hình khu công ty than Vàng Danh không bằng phẳng được hình thành bằng dãy núi có độ cao trung bình 300 đến 400 m. Khu vực sân công nghiệp là một lòng chảo từ trung tâm sân công nghiệp về hai phía Tây và Đông là khu cánh gà Vàng Danh, biên giới của 2 khu vực này là một phay lớn, địa hình chia cắt bới các ngọn núi nên có nhiều suối – Vàng Danh có 2 suối chính là A và C. Khí hậu khu vực Vàng Danh là khu vực núi cao, theo tài liệu của trung tâm khí tượng thuỷ văn Hòn Gai thì nhiệt độ thấp nhất vào tháng giêng là khoảng 6,20 C, nhiệt độ trung bình hàng tháng là 15,20 C, nhiệt độ cao nhất trong năm là 39 0C , nhịêt độ thấp nhất trong 3 tháng mùa hạ là 23 0C Mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9, lượng mưa trung bình năm là 2710 mm, đối với tháng 7 là 1216 mm . Về mùa xuân, mùa hạ tốc độ trung bình của gió là 3,1 m/s, mùa thu và mùa đông tốc độ trung bình của gió là 4,2 m/s Nhìn chung khí hậu vùng mỏ có nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm, giữa các mùa với nhau, lượng mưa lớn độ ẩm cao, thường xảy ra lũ lớn vào mùa mưa do đó ảnh hưởng đến sức khỏe cán bộ công nhân viên và việc đi lại cũng khó khăn. II. đặc điểm chung về sản phẩm. 1`.đặc điểm chung về điều kiện địa chất của khu vực, trữ lượng than. Khoáng sàng Vàng Danh được cấu tạo bởi nham thạch thời kỳ Giura đệ tam – nguyên đại trung sinh và các trầm tích đệ tứ thạch kỷ – nguyên đại trung sinh. Nham tầng Giura đệ tam gồm những tầng có than và không có than .Tầng có than chủ yếu là sa thạch màu xám trắng xen kẽ với diệp thạch, giữa những nham thạch này có từ 7 đến 10 vỉa than, độ dày của tầng chứa 500 đến 700 m . Tầng không chứa than gồm có diệp thạch lẫn đất sét , các sa thạch lẫn trường thạch đá si líc hóa cac alêprôlít và các diệp thạch lẫn than xen kẽ nhau, độ dày của tầng này đạt tới 400m. Các trầm tích của đệ tứ thạch kỷ là những trầm tích Đêluyvian và Anliuvian. Tầng chứa than của vùng mỏ Vàng Danh xếp vào điệp Hồng Gai, trong đó phụ điệp giữa lại chia làm ba tập : tập 1 và tập 3 có chứa các vỉa than không có giá trị công nghiệp , tập 2 có chứa từ 6 đến 8 vỉa có giá trị công nghiệp. Mỏ đã thăm dò khai thác than trong tập này. Xét về khoảng cách địa tầng giữa các vỉa than ta nhận thấy ở các vỉa 8, đến vỉa 8a – 9 có khoảng cách nhỏ nhất là 9m, lớn nhất là 96 m và trung bình là 54,3m chủ yếu là đá cát kết, bột kết, từ vỉa 7 đến vỉa 8 có khoảng cách nhỏ nhất là 26m, lớn nhất là 90m và trung bình là 52m với các đặc điểm về đất đá như trên. Khoảng cách giữa các vỉa cộng lại (3 -4,4-5,5-6,6-7) độ chênh lệch giữa lớn nhất và nhỏ nhất tăng dần, các đặc điểm về đất đá có nhiều nét tương đồng. Xét về mặt kiến tạo, các nham thạch và trầm tích có các vỉa nằm xen kẽ làm thành 2 nếp uốn có đường phương rộng và tồn tại hai hệ thồng đứt gẫy thuận và nghịch xuất hiện ở các phân khu Cánh gà, Vàng Danh, Uông Thượng. Các vỉa than có chiều dày không đều nhau, có nơi như vỉa 8 chỉ đạt 0,15m nhưng những chỗ như vỉa 7 đày tới 20m, rất không ổn định, giảm dần từ tây sang đông, và từ trên xuống dưới, độ tro hàng hóa trung bình theo vỉa dao động từ 13,12%( vỉa 8a ) đến 21,51% ( vỉa 4 ) Theo những số liệu về thăm dò địa chất thì ở khu vực Vàng Danh có 5 vỉa than với tổng số chiều dày hữu ích trung bình là 12,37m, ở khu vực cánh gà có 6 vỉa than với tổng số chiều dài hữu ích là 15,35m. Toàn bộ trữ lượng địa chất trong phạm vi bao gồm các khu vực Vàng Danh, cánh gà và than thùng ước tính chừng 149 triệu tấn, khu vực cánh gà 55,2 triệu tấn và khu vực than thùng 49,6 triệu tấn . Trong tổng số trữ lượng địa chất của vùng mỏ thì trữ lượng than từ mức lò xuyên vỉa trở lên có chừng 42 triệu tấn . 2. cấu tạo vỉa than. Qua kết quả thăm dò của đoàn địa chất 909 cho thấy khu mỏ có 9 vỉa theo thứ tự từ trên xuống 9 – 1 . Trong đó có các vỉa 1, 2, 3 không có giá trị công nghiệp. Các vỉa có giá trị công nghiệp tồn tại thành lập đều được cầm theo đơn tà, phương của các vỉa chạy theo hướng Tây bắc - đông nam. Đặc tính công nghệ của các vỉa than được mô tả ở bảng sau TT Tên vỉa Chiều dày TB (m) Góc dốc (độ) Tính chất Trữ lượng (tấn) 1 vỉa 4 2,7 8-251 Nằm trên vỉa 3 khoảng 45 mét, cấu tạo phức tạp, than chứa Pyorit đang phân tán. 31.8721.5 2 vỉa 5 2,8 5-261 Nằm trên vỉa 4 khoảng 50 mét, cấu tạo phức tạp,lớp vách tan cứng phân bổ dày, giữa và trụ than lớp mỏng có độ tro cao 88.6081.5 3 vỉa 6 3 5-301 Cách vỉa 5 khoảng 45 mét, vỉa tương đối ổn định về chiều dày, có 1 đến 2 lớp đá kẹp xen kẽ. 49.9201.4 4 vỉa7 8 5-251 Cách vỉa than 5 khoảng 60 mét, có chiều dày lớn hơn các vỉa khác, cấu tạo phức tạp, thanh từ vách đến trụ tương đối đồng nhất 43.2005.0 5 vỉa 8 4,5 5-251 Cách vỉa 7 khoảng 70 mét, luôn có 2 phân vỉa chiều dày phân vách lớn gấp 3 lần chiều dày phân vỉa trụ 36.7202.8 3. Phẩm chất than. Than trong khu vực có màng sáng thép, có ánh bán kim loại Mầu sắc của than : phần đáy tương đối nhạt , gần đỉnh đậm có khi màu sám đen. Độ cứng của than theo bảng phân loại của giáo sư Protodiakonov . Từ 1,5 đến 3 tỷ trọng của than là 1,65 tấn/m3 . Thành phần các nguyên tố trong than được thể hiện qua bảng sau. Thành phần hóa học (%) C H2 O2 S2 N2 Hàm lượng (%) 90 - 95 0,2 - 0,4 1 – 1,5 0,2 0,5 – 0,7 Tạp chất khoáng vật chủ yếu là quặng Piritlimonit, thạch anh si lích, khoáng vật đất sét. Căn cứ theo kết qủa phân tích lấy mẫu thấy rằng tính chất than của các vỉa thay đổi không nhiều, căn bản ổn định, loại than không khói. Than trong mỏ rất ít khí mê tan chiếm 0,1 đến 0,8 % hàm lượng H2 cũng thấp 0,1 – 0,5 % Mỏ được xếp hạng loại I về khí bụi nổ. Đặc tính của than được trình bày qua bảng sau. STT Tên vỉa Độ ẩm Độ tro (%) Chất bốc Nhiệt lượng (Kcal/kg) Tỷ trọng (tấn/m3) 1 Vỉa 4 4,37 -5,5 12,04 – 16,09 4,75 – 5,74 8000-8160 1,65 2 Vỉa 5 4,46 – 4,79 10,37- 10,7 5,12 – 8,06 7940-8017 1,65 3 Vỉa 6 4,79 – 5,28 8,43- 17,67 4,38 – 4,69 8030-8129 1,65 4 Vỉa 7 5,54 – 5,79 6,82 – 12,67 2,59 – 4,6 7037-8160 1,65 5 Vỉa 8 10,93 3,7 8134-8217 1,65 đặc điểm sản phẩm của công ty than Vàng Danh.. Công ty than Vàng Danh có mặt hàng chủ yếu là than, các sản phẩm than của công ty đã đạt tiêu chuẩn TCVN 2279 – 1999, và đạt cúp vàng chất lượng tại thủ đô Marit ( Tây Ban Nha ). Các loại than bao gồm : +. Than cục Vàng Danh. 1.Than cục 2a VD : AK = 9% max cỡ hạt 50 – 100 mm. 2.Than cục 2b VD : AK = 12% max cỡ hạt 50 – 100 mm. 3.Than cục 3a VD : AK = 9% max cỡ hạt 35 – 50 mm. 4.Than cục 3b VD : AK = 12% max cỡ hạt 35 – 50 mm. 5. Than cục 4 VD : AK = 9% max cỡ hạt 15 – 35 mm. 6.Than cục 5 VD : AK = 15 % max cỡ hạt 06 – 15 mm. +. Than cám Vàng Danh. 1.Cám 3 VD : AK = 15 % max 2.Cám 4a VD : AK = 20 % max 3.Cám 4b VD : AK = 26 % max 4.Cám 5 VD : AK = 23 % max 5.Cám 6a VD : AK = 40 % max 6.Cám 6b VD : AK = 45 % max Ngoài ra còn có các loại than phụ phẩm ngoài TCVN như than cục 7a, 7b, 7c và than Bùn Vàng Danh. Các loại than này của công ty bán ở cả ở trong nước và nước ngoài với số lượng không kịp đáp ứng nhu cầu của khách hàng. III. đặc điểm chung về quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức lao động. 1. các cấp quản lý. Tính đến cuối năm 2004 công ry có 5217 cán bộ công nhân viên chức. Để đảm bảo cho một tổ chức hoạt động bình thường, quá trình sản xuất diễn ra liên tục không bị gián đoạn, đảm bảo hoàn thành kế hoạch mà Tổng công ty Than Việt Nam giao công ty đã chia cấp quản lý thành 3 cấp : Ban giám đốc – quản đốc hay trưởng phòng - đội trưởng – tổ trưởng sản xuất. Mỗi cấp quản lý có chức năng riêng, cấp quản lý thấp nhất chịu sự quản lý trực tiếp của cấp cao hơn. Bộ phận quản lý của của doanh nghiệp bao gồm các phòng ban chức năng quản lý trên tất cả các lĩnh vực. 2. đặc điểm quy trình công nghệ. +. công nghệ khai thác than hầm lò. Công nghệ khai thác than hầm lò của công ty được thể hiện qua sơ đồ . Quy trình công nghệ khai thác than Đào lò kỹ thuật cơ bản Đào lò chuẩn bị Tổ chức khai thác than Sàng tuyển - chế biến Sản phẩm nhập kho đem đi tiêu thụ Vận chuyển than về nhà máy sàng tuyển B. tổ chức bộ máy quản lý trong công ty. I. sơ đồ bộ máy quản lý. công ty phân công lao động theo mô hình trực tuyến chức năng, mô hình được thể hiện qua sơ đồ (trang bên). theo sơ đồ trên bộ máy quản lý của công ty bao gồm. Giám đốc: giám đốc công ty do hội đồng quản trị của công ty Than Việt Nam bổ nhiệm, giám đốc là người chịu trách nhiệm pháp nhân của công ty,chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc, hội đồng quản trị, trước Nhà nước và pháp luật về quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty. Sau giám đốc là các phó giám đốc có chức năng giúp giám đốc quản lý và điều hành một số lĩnh vực chuyên môn theo sự phân công hay uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhệm vụ giám đốc giao cho. Cùng các phó giám đốc ,kế toán trưởng có trách nhiệm giúp giám đốc quản lý và chỉ đạo ,thực hiện công tác kế toán, thống kê, tài chính, có quyền hạn và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Các phòng ban kỹ thuật nghiệp vụ có chức năng tham mưa giuáp giám đốc ,các phó giám đốc quản lý mọi hoạt động của công ty trong lĩnh vực chuyên môn nào đó. II .các mối quan hệ quản lý. +. chức năng của một số chức danh. Giám đốc công ty: -Điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và trực tiếp phụ trách công tác. -tổ chức cán bộ và đào tạo phát triển nguồn nhân lực. -Tổ chức lập các phương án kinh tế điều hoà vốn kinh doanh. -Phụ trách mua bán vật tư thiết bị tài chính và tiêu thụ sản phẩm. -Là chủ tịch hội đồng thi đua, hội đồng kỷ luật, nâng bậc lương của công ty. Phó giám đốc sản xuất -Chỉ đạo và xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch tháng, quý ,năm cả về số lượng và chất lượng an toàn. - Điều lao động ở các phân xưởng để thực hiện các mục tiêu kế hoạch. Phó giám đốc kỹ thuật. - Chỉ đạo các phương án kỹ thuật, xây dựng kế hoạch dài han, kế hoạch hàng năm trình tập thể lãnh đạo công ty. - chỉ đạo việc xây dựng ,sửa đổi theo dõi kết quả thực hiện định mức kinh tế kỹ thuật, công tác kỹ thuật ,bảo hộ lao động. - Là chủ tịch hội đồng khoa học kỹ thuật và phục trách các phòng kỹ thuật, khai thác, KCS, trắc địa địa chất, an toàn, cơ điện, và đầu tư xây dựng ,có quyền thay giám đốc hay phó giám đốc sản xuất khi các đồng chí này đi vắng. 4.Phó giám đốc đời sống. - Phụ trách các vấn đề văn hoá ,đời sống công nhân viên, giúp giám đốc trực tiếp kiểm tra việc phân phối tiền lương, tiền thưởng, cùng với kế toán trưởng quản lý quỹ lương, tổ chức việc trả lương trả thưởng đến người lao động, chỉ đạo phòng quản trị, ngành phục vụ ăn uống, và trung tâm y tế của công ty. 5.Phó giám đốc tiêu thụ. Chỉ đạo ban kiểm toán và phòng tiêu thụ 6.Kế toán trưởng : phụ trách phòng thống kê kế toán tài chính tổ chức thực hiện đúng những nguyên tắc tài chính của công ty. +.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. Phòng kỹ thuật khai thác : tham mưu giúp giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ công tác quản lý kỹ thuật, cơ điện của công ty. Phòng KCS : tham mưu giúp giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi vấn đề thuộc công nghệ xàng tuyển và chất lượng sau khi chế biến. Phòng vận tải : tham mưu giúp giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác quản lý kỹ thuật vận tải đường sắt ,đường bộ và đường thuỷ. Phòng điều độ : tham mưu giúp giám đốc và chịu trách nhiệm giám đốc chỉ huy điều hành toàn bộ dây truyền sản xuất của công ty trong 3 ca liên tục. Phòng trắc địa - địa chất: tham mưu trước giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ công tác trắc địa địa chất của công ty. Phòng an toàn : tham mưu giúp giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc quản lý chỉ đạo công tác kỹ thuật an toàn cháy nổ, bảo hộ lao động và vệ sinh công nghiệp. Phòng thống kê kế toán tài chính : tham mưu giúp giám đốc và kế toán trưởng, chịu trách nhiệm trước họ về công tác thuộc lĩnh vực thống kê kế toán tài chính của công ty. Phòng tổ chức lao động : tham mưu cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, nguồn nhân lực, đào tạo bồi dưỡng nguồn lao động, tiền lương, chế độ nhân sự, xây dựng định mức lao động. Phòng vật tư : tham mưu giúp giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác quản lý vật tư, cung ứng vật tư, bảo quản vật tư và cung cấp các phụ tùng linh kiện phục vụ cho sản xuất. Phòng kế hoạch : quản lý một số hoạt động xây dựng kế hoạch ,điều độ sản xuất, mua sắm vật tư, và xây dựng kế hoạch giá thành. Văn phòng thi đua : xây dựng kế hoạch phát động phong trào thi đua lao động hàng năm, lập chương trình thi đua lao động hàng năm, tổng kết chương trình,tổ chức thi đua và hoạt động theo dõi hoạt động của các phân xưởng sản xuất, chuẩn bị cơ sở điều kiện để bình xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng, tổng hợp và lập hồ sơ thủ tục khen thưởng CBCNV, Tham mưu giúp giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác quản lý hành chính nhà nước, quản lý văn thư Phòng bảo về thanh tra quân sự : tham gia và chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác bảo vệ trật tự – quân sự. Phòng quản trị : quản lý nhà ,điện nước dân dụng phục vụ điện nước nội bộ công ty cải thiện điều kiện làm việc của các phòng ban. Phòng cơ điện : đảm bảo điện nước, sửa chữa thay thế thiết bị sản xuất. Ngành ăn uống : phục vụ cho khách tới làm việc tại công ty và các cuộc họp đại hội công nhân viên chức ,mở sổ theo dõi, tổ chức phục vụ ăn cơm công nghiệp cho CBCNV có nhu cầu. Trung tâm y tế : lập kế hoạch khám sức khoẻ cho CBCNV hàng năm, mở sổ sách theo dõi cấp phát thuốc ,quản lý hồ sơ theo dõi sức khoẻ CBCNV ,khám cấp cứu sơ bộ bệnh nhân và giới thiệu bệnh nhân tới bệnh viện theo tuyến. Phòng đầu tư : tham mưu giúp giám đốc về công tác xây dựng cơ bản cho toàn doanh nghiệp nhu đầu tư, xây dựng mới, nâng cấp công trình, dự toán công trình, tổ chức nghiệm thu công trình.trợ giúp cho giám đốc về công tác cơ điện, vận tải, kiểm tra việc thực hiện quy trình, quy phạm kỹ thuật với các đơn vị sản xuất, xây dựng mức năng suất thiết bị, định mức tiêu hao vật tư giao khoán cho các đơn vị trong công ty. +. cải tiến bộ máy quản lý. Để đáp ứng tình hình thực tế cũng như chủ động đối phó với những biến động ,công ty đã không ngừng cải tiến bộ máy quản lý để đem lại sự ổn định, công ty đã áp dụng nhiều biện pháp như : - công ty luôn luôn quan tâm đến đầu tư theo chiều sâu để đội ngũ cán bộ quản lý không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ để giảm dần bộ phận giám tiếp, nhằm phù hợp hơn và đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm. - xây dựng và ban hành quy chế tuyển dụng, quy chế trả lương, thưởng, nội quy kỷ luật lao động, giao khoán giá thành và giao khoán quỹ lương cho từng đơn vị, kiểm tra giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy chế đó. - có kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý kỹ thuật, nghiệp vụ kinh tế, công nhân lành nghề bậc cao theo yêu cầu đổi mới của công ty, hàng năm công ty vẫn tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên của công ty được học tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp để nâng cao trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn. C. cơ cấu tổ chức sản xuất. Để quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, để thực hiện mối quan hệ quản lý giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, giúp đỡ, hiệp tác cùng hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, cơ cấu tổ chức của công ty than Vàng Danh bao gồm những bộ phận sau. 1.bộ phận sản xuất trong công ty. + . bộ phận sản xuất chính. Bộ phận sản xuất chính trong công ty bao gồm các phân xưởng đào lò, phân xưởng khai thác than lò chợ, phân xưởng vận tải lò, vận chuyển than, phân xưởng sàng tuyển. Đây là bộ phận trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất để sản xuất ra sản phẩm chính của công ty. +. Bộ phận sản xuất phụ trợ. Bộ phận sản xuất phụ trợ bao gồm các phân xưởng : phân xưởng cơ điện lò, phân xưởng điện, phân xưởng xây dựng, sửa chữa máy móc thiết bị .... các bộ phận này mặc dù không đóng vai trò quyết định tạo ra sản phẩm chính cho công ty , nhưng nó đóng vai trò quan trọng giúp bộ phận sản xuất chính tạo ra sản phẩm nếu không có bộ phận này thì bộ phận sản xuất chính sẽ không hoạt động được. +. Bộ phận sản xuất phụ : bao gồm như sản xuất vật liệu xây dựng, sửa chữa gia công cơ khí, bộ phận này không trực tiếp tác động lên sản phẩm chính cuả doanh nghiệp mà chỉ trực tiếp tác động lên sản phẩm phụ của doanh nghiệp. Bộ phận này được lập ra với mục đích kinh doanh các sản phẩm phụ để tận dụng nguồn nhân lực dư thừa và những phế liệu của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất. + ,Bộ phận phục vụ: có nhiệm vụ phục vụ cho quá trính sản xuất chính được diễn ra liên tục. +. Bộ phận cung ứng vật tư: như phòng vật tư với nhiệm vụ thu mua vật tư từ bên ngoài vào về dự trữ và phục vụ cho sản xuất như nhiên liệu, vật liệu, chi tiết phụ tùng của máy móc thiết bị... + Bộ phận văn hóa phúc lợi: như nhà trẻ, trung tâm y tế chuyên chăm lo về mặt đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên nhằm góp phần nâng cao sức lao động, xây dựng con người mới + , Bộ phận quản lý điều hành: gồm có giám đốc, các phó giám đốc, các phòng ban chức năng có nhiệm vụ thu thập và xử lý thông tin, dự toán và ra quyết định về quản lý, ngoài ra còn nghiên cứu thị trường, nhằm tiêu thụ được nhiều sản phẩm, mua được nhiều máy móc hiện đại nhằm tăng năng suất lao động và khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường 2. kết cấu của bộ phận sản xuất chính Để xác định kết cấu của bộ phận sản xuất chính người ta căn cứ vào quy mô sản xuất của doanh nghiệp, công ty than Vàng Danh có cơ cấu bộ phận sản xuất chính được chia thành các phân xưởng sản xuất chính theo dây chuyền công nghệ sản xuất chính hoặc khâu công nghệ, khâu sản xuất ứng với từng phân xưởng. +. Cơ cấu công tác đào lò xây dựng cơ bản : bao gồm 9 phân xưởng K1, K2, K3, K4, K5, K6, K7, K8, K9. Công tác khai thác : bao gồm 6 phân xưởng khai thác : KT1, KT2, KT3, KT4, KT5, KT6 , KT7. Ngoài ra còn có các phân xưởng lộ thiên có nhiệm vụ khai thác lộ thiên Công tác vận tải bao gồm : vận tải lò, vận tải giếng, vận tải đường sắt Công tác sàng tuyển : bao gồm phân xưởng tuyển, phân xưởng T1, T2, T3 Công tác tiêu thụ có phân xưởng cảng. +. Đặc điểm công nghệ khai thác than của công ty. Công ty có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh trên cơ sở kế hoạch phối hợp kinh doanh chung của tổng công ty than việt nam xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch khai thác sau khi được tổng công ty phê duyệt. Công việc đầu tiên của quy trình công nghệ khai thác là đào các đường lò từ bên ngoài vào gặp các vỉa than gọi là lò cái. Loại lò này có tuổi thọ lâu dài, vật liệu dùng để chống lò là vì sắt tấm chèn bê tông, gỗ cột thủy lực đơn công việc này do phân xưởng đào lò (gọi là phân xưởng K ) thực hiện. Sau đó tiếp tục đào lò khai thác mở rộng tiến hành khấu than bằng phương pháp khoan nổ mìn, công việc này do các phân xưởng khai thác thực hiện gọi là phân xưởng KT. Khi than được lấy ra sẽ được vận chuyển về nhà máy tuyển do các phân xưởng vận tải đảm nhiệm, khi than được đưa vào nhà máy tuyển do phân xưởng sàng tuyển thực hiện và có các kỹ sư tuyển khoáng thuộc phòng KCS phụ trách kỹ thuật thì qúa trình phân loại được tiến hành phân ra làm 3 loại chính : than cục, than cám, than bùn. Than cục được đưa về các kho của công ty tiếp tục phân loại bằng thủ công, chế biến ra các loại than theo yêu cầu của khách hàng . Đây chính là quy trình tạo ra than sạch để tiêu thụ. Công việc này do các phân xưởng than nhặt đảm nhiệm( gọi là phân xưởng T ) . Còn than cám được trở bằng các toa xe lửa đến nhà máy điện Uông Bí , Phả lại, và xuất khẩu, còn than bùn chứa vào các bể sau đó bán cho khách hàng có nhu cầu. Hiện tại công ty đang áp dụng công nghệ khai thác than bằng phương pháp khoan nổ mìn, chống giữ bằng giá thủy lực di động hoặc cột thủy lực đơn kết hợp với xà sắt 1,2m , điều khiển đá vách bằng cách phá hỏa toàn phần. Vận tải than trong lò chợ dùng máng trượt ở một số lò dùng máng cào uốn cong tại các lò song song vận tải than bằng máng cào qua máng trượt ở thượng trung tâm và rót xuống goòng ơ lo dọc vỉa vận chuyển chính và kéo về nhà sàng. +. Hệ thống khai thác than và sơ đồ mở vỉa. -. Hệ thống khai thác. Mỏ than Vàng Danh là một mỏ than hầm lò lớn điều kiện địa chất phức tạp nên công ty đã và đang áp dụng nhiều công nghệ khai thác than khác nhau. trong khuôn khổ Nội dung của đồ án tôi xin nêu đơn cử một hệ thống khai thác than đặc trưng ( hệ thống khai thác than cột dài theo phương lò chợ tầng bằng khoan nổ mìn, điều khiển đá vách bằng bằng phá hỏa toàn phần. -. Sơ đồ mở vỉa Xem hình vẽ (trang bên) +.Đặc điểm của từng khâu công nghệ trong bộ phận sản xuất chính Khai thác than trong lò chợ gồm các khâu công nghệ sau. - Kiểm tra, củng cố lò trước khi tiến hành các khâu công nghệ tiếp theo, đây là bước cần thiết và quan trọng để khẳng định đảm bảo điều kiện an toàn cho sản xuất. - Khoan, nạp , nổ mìn : khâu công nghệ này được thực hiện theo hộ chiếu khoan nổ và được thực hiện theo hộ chiếu khoan nổ mìn do phòng kỹ thuật khai thác của công ty lập và được thay đổi tại hiện hiện trường bởi quản đốc hoặc phó quản đốc trực ca phân xưởng khi điều kiện địa chất thay đổi. - Thông gió tích cực sau khi nổ mìn : sau khi nổ mìn ở gương lò chợ thì tiến hành thông gió tích cực để đưa gương về trạng thái an toàn thoáng khí để thi công. - Vận tải than và chống giữ lò chợ Khi gương lò về trạng thái an toàn tiền hành tiêu vợi than và tiến hành lên xà chống đỡ khoảng chống khai thác cài chèn kích nóc xong tiến hành vận tải than còn lại trong lò chợ và tiền hành hoàn thiện bước chống giữ lò . Than trong lò chợ vận tải bằng máng trượt xuống máng cào ở lò song song chân qua máng trượt ở thượng vận chuyển xuống goòng ở lò dọc vỉa vận tải chính kéo ra và lò xuyên vỉa vận tải ra ngoài trời qua cửa lò chuyển về nhà sàng của công ty. - Sang máng trượt trong lò chợ sau khi thực hiện công tác chống giữ lò xong 1/2 lò chợ hoặc cả chiều dài lò chợ thì tiến hành công tác sang máng cào. khi sang máng cần chú ý trạng thái cột chống tại khu vực sang máng tránh để cột đổ vào người. - Sang cũi lợn và tiến hành phá hỏa đá vách phía sau hàng cũi lợn : sau khi máng trượt trong lò chợ được sang xong lò chợ thẳng luồng thì tiến hành sang cũi lợn vị trí các cũi lợn được bố trí theo hộ chiếu chống giữ do phòng kỹ thuật khai thác lập hoặc theo quản đốc phân xưởng chỉ đạo trên cơ sở thực tế hiện trường sản xuất. - Công tác phá hỏa được tiến hành ngay sau khi sang cũi lợn những vị trí nào vách vỉa không tự sập đổ thì tiến hành phá hỏa cưỡng bức bằng khoan nổ mìn theo biện pháp do phòng kỹ thuật lập. Sơ đồ hệ thống khai thác than cột dài theo phương khấu dật Lò xuyên vỉa thông gió Lò dọc vỉa thông gió cũi lợn # Khu vực đã cáp liên lạc Cánh số 1 Lò chợ khai thác Hướng khấu phá hỏa lò song song chân cũi lợn # lò xuyên vỉa vận chuyển lò dọc vỉa vận chuyển 3. tổ chức sản xuất của bộ phận sản xuất chính Bộ phận sản xuất chính là bộ phận có vai trò quyết định trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, nó được tổ chức một cách chặt chẽ theo tính chất liên tục và quy mô của quá trình sản xuất trong doanh nghiệp. Hiện nay bộ phận sản xuất chính của công ty được tổ chức một cách chặt chẽ với nhiều khâu riêng biệt tham gia vào quá trình sản xuất. Là một doanh nghiệp khai thác than chủ yếu bằng hầm lò, áp dụng công nghệ mới lên quá trình tổ chức sản xuất của công ty cũng có khác biệt so với các mỏ khác trong tổng công ty. Sau đây ta đi nghiên cứu toàn bộ quá trình sản xuất của công ty thanVàng Danh. Các phân xưởng sản xuất đều có cơ cấu tổ chức như sau. quản đốc phó quản đốc số 1 phó quản đốc số 2 phó quản đốc số 3 phó quản đốc cơ điện tổ sản xuất tổ sản xuất tổ sản xuất tổ phục vụ tổ cơ điện tổ nv kinh Tế a, Tổ chức khai thác than ở lò chợ. Quá trình khai thác than lò chợ là quá trình sản xuất chính của mỏ hầm lò, tổ chức sản xuất ở lò chợ có ảnh hưởng kết quả sản xuất và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức sản xuất là tăng tiến độ đào lò để tăng sản lượng, muốn đạt được điều đó công ty phải tổ chức sản xuất tốt . Hiện nay công ty có 6 phân xưởng khai thác than lò chợ, các phân xưởng khai thác than bằng phương pháp khoan nổ mìn, chống bằng vì chống thủy lực đơn, tại các phân xưởng khai thác than lò chợ áp dụng chế độ làm việc 3 ca liên tục, hình thức đảo ca nghịch ( 1-3-2 ) Sơ đồ đảo ca nghịch , tuần làm việc gián đoạn Ngày làm việc trong tháng Ca 1 2 3 4 5 6 7CN 8 9 10 11 12 13 14CN ............. A B C Ca1 Ca2 B C A Ca3 C A B Nhiệm vụ sản xuất khai thác than tối đa trên diện các vỉa than qua các lò cái và lò chợ đã tạo ra. Cơ cấu bộ máy quản lý như sơ đồ trên Với công tác tổ chức sản xuất như vậy nó đã mang nhiều ưu điểm như : - Dây chuyền công nghệ khai thác than hiện đại. - chất lượng than tốt - định mức tiêu hao thấp - năng suất lao động cao - giá thành công xưởng cao Tuy nhiên nó cũng mang nhiều tồn tại - chi phí đầu tư cho dây chuyền công nghệ tương đối lớn. - tai nạn rủi ro cao - số lượng lao động vẫn còn cao - chưa có sự đồng bộ trong các khâu công tác nên hay xẩy ra tình trạng chờ đợi nhau trong các bước công việc. Với những phân tích trên ta thấy sự đúng đắn trong việc ứng dụng công nghệ mới vào quá trình sản xuất khai thác than. Tuy nhiên để làm tốt hơn nữa công tác tổ chức sản xuất thì trong những năm tiếp theo cần có sự đổi mới và hoàn thiện hơn nữa công nghệ sản xuất, hoàn thiện quá trình tổ chức sản xuất tại khâu khai thác than lò chợ. b. Tổ chức đào lò chuẩn bị Hiện nay công ty có 9 phân xưởng thực hiện công tác đào lò cơ bản Chế độ làm việc 3 ca liên tuc và áp dụng chế độ đảo ca nghịch. Nhiệm vụ công việc : nâng cao tốc độ đào lò, đảm bảo kế hoạch khai thác than, hạ giá thành đào lò, đào các đường lò xây dựng cơ bản phục vụ cho công tác khai thác than ở lò chợ. Cơ cấu bộ máy quản lý như sơ đồ trên. Đặc điểm Phương pháp thi công đơn giản do sử dụng dây chuyền công nghệ không đòi hỏi lao động có trình độ tay nghề cao số lượng lao động quá đông. năng suất lao động thấp thời gian chờ đợi trong công tác khoan nổ mìn qua lâu. Nhận xet : Công ty cần trú trọng hơn nữa trong khâu tổ chức xây dựng cơ bản, đầu tư công nghệ, đây chuyền mới trong khâu này. c. Tổ chức vận tải. Quá trình vận tai trong các mỏ hầm lò là quá trình có tính dây chuyề._.n, vận tải là một trong những yếu tố làm thay đổi giá thành sản phẩm, nếu không có quá trình này thì quá trình sản xuất sẽ bị ngừng trệ. Nên việc vận tải cũng là một vấn đề cần phải quan tâm, hiện nay công ty có một bộ phận vận tải cả trong lò và trong phân xưởng sàng với các thiết bị như băng tải, xe goòng, ô tô, tàu hỏa ..... Chế độ làm việc 3 ca liên tục, hình thức đổi ca nghịch. nhiệm vụ sản xuất : thông gió, vận tải than, sàng tuyển sản xuất làm 3 ca cơ cấu bộ máy quản lý như sơ đồ trên Nhìn chung công ty đã cố gắng trong việc tiến hành nâng cao năng lực vận chuyển nhằm làm giảm chi phí của vận tải đồng thời hạ giá thành sản phẩm. D.tổ chức lao động . Tổ chức lao động trong các doanh nghiệp nói chung là tổng hợp các biện pháp tác động lên quá trình lao động của con người nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để sử dụng hợp lý thời gian lao động và năng suất lao động của con người. Thực chất của tổ chức lao động là tổ chức quá trình lao động để tác động lên đối tượng lao động là tổng thể những hành động của con người tại nơi làm việc nhằm hoàn thành một mục đích nhất định. Quá trình lao động chỉ là một bộ phận, một giai đoạn nhất định để tạo ra sản phẩm, còn quá trình sản xuất là tông hợp chọn vẹn vủa nhiều quá trình lao động hợp thành đó là sự kết hợp chặt chẽ của 3 yếu tố của sản xuất nhằm tọa ra một sản phẩm. Quá trình lao động luôn được thực hiện theo không gian và thời gian trên cơ sở kỹ thuật và công nghệ hiện có. Nói một cách khác tổ chức lao động là việc kết hợp 3 yếu tố hợp thành của quá trình sản xuât ( lao động – tư liệu lao động - đối tượng lao động ). sao cho có hiệu quả nhất. I. chế độ công tác của công ty. Chế độ công tác là những quy định thời gian làm việc ở doanh nghiệp, chế độ công tác ở các doanh nghiệp Nhà nước do nhà nước quy định, chế độ công tác ở các doanh nghiệp tư nhân có thể do doanh nghiệp tự lựa chọn nhưng phải phù hợp với pháp luật lao động. Tùy theo số ngày làm việc trong năm số ca làm việc trong một ngày đêm, số giờ làm việc trong ca mà ta có thể chia ra làm 2 chế độ công tác chính sau : + chế độ làm việc công tác năm với tuần làm việc liên tục + chế độ công tác năm với tuần làm việc gián đoạn. Việc lựa chọn chế độ công tác năm tại công ty than Vàng Danh dựa vào một số điều kiện sau : Dựa vào các thông tư hướng dẫn của Nhà nước, tổng công ty về hướng dẫn lao động và sử dụng lao động Dựa vào công nghệ sản xuất, năng lực sản xuất, đặc thù của ngành sản xuất Dựa vào trình độ lao động hiện có của công ty Đối với các phòng ban áp dụng tuần làm việc 40 giờ/ tuần Đối với thợ lò áp dụng ngày làm việc 6 giờ/ ngày, 36 giờ /tuần còn lại các bộ phận khác áp dụng chế độ làm việc 8 giờ/ ngày, và 48 giờ/tuần Mỗi một tuần ít nhất mỗi công nhân viên chức được nghỉ ít nhất là một ngày, một tháng ít nhất là 4 ngày, những ngày lễ , ngày tết đều được nghỉ theo đúng quy định của Nhà nước. II. cơ cấu lao động Sau đây là bảng thể hiện trình độ được đào tạo, chuyên môn được đào tạo, tuổi đời, thâm niên, giới tính (trang bên). Qua bảng thống kê trên ta thấy Cơ cấu lao động theo giới tính : với tổng số 5217 CBCNV trong đó lao động nữ có 981 người chiếm 18,8 % lao động của toàn công ty. Sở dĩ số lao động nữ chiếm tỷ lệ so với lao động nam là vì do điều kiện lao động của công ty là điều kiện lao động nặng nhọc độc hại, do đó công việc đòi hỏi phải có sức khoẻ tốt nên chủ yếu sử dụng lao động nam (có quy định tuyển thợ lò không tuyển lao động nữ), mà sử dụng lao động nữ chủ yếu làm công việc hành chính, phục vụ là chính. Tuy nhiên tổng số cán bộ lãnh đạo của công ty có 561 người có tới 128 người là phụ nữ chiếm 22,8%, điều này chứng tỏ vai trò của phụ nữ trong công ty có một vị trí quan trọng trong sự phát triển của công ty. Cơ cấu lao động theo độ tuổi : ta thấy lao động trong công ty từ 30 đến 45 tuổi với 3535 người chiếm tới 67,75%, lao động dưới 31 tuổi có 1023 người chiếm 19,60%, lao động từ 46 đến 55 tuổi có 635 người chiếm 12,17%, lao động trên 55 tuổi có 22 người chiếm 0,48%. Như vậy lao động trong công ty chủ yếu ở trong độ tuổi 30 đến 45 tuổi, đây là độ tuổi mà con người ở độ tuổi chín chắn nên là một điều kiện cho công ty phát triển, và lại lực lượng lao động trẻ cũng chiếm tới 19,6% lao động của công ty đây cũng là một thuận lợi để trẻ hoá lực lượng lao động. Cơ cấu lao động theo trình độ được đào tạo : theo bảng trên trong tổng số 5217 CBCNV của toàn công ty có 1 người trình độ thạc sĩ ,có 289 người có trình độ đại học kỹ thuật chiếm 5,53%, có 113 người có trình độ đại học – cao đẳng khối kinh tế chiếm 2,16%, số lao động có trình độ chuyên môn khác là 24 người chiếm 0,46%; trình độ trung học có 365 người chiếm 7% , trình độ quản lý theo ngành là 4 người, đa số lao động có trình độ chuyên môn được phân công công việc phù hợp với chuyên môn và phù hợp với yêu cầu công việc, tuy nhiên số lao động có trình độ được chuyên môn cao của công ty chiếm tỷ lệ còn thấp 14,97% ,vấn đề này công ty cần quan tâm hơn nữa để nâng cao chất lượng. III. Bố trí lao động trong dây chuyền công nghệ. Việc bố trí lao động trong công ty được thể hiện qua bảng thống kê .Qua việc bố trí lao động trong năm sản xuất 2004 như trên ta tháy sự bố trí lao động ở từng ngành, từng công việc cụ thể, là rất phù hợp với yêu cầu sản xuất của công ty, mỗi người lao động đều được bố trí đúng với năng lực sở trường của mình qua đó nâng cao năng suất lao động, trình độ tay nghề, tạo động lực trong lao động. Bố trí lao động sản xuất năm 2004 Ngành nghề ĐVT Lao động định biên Ghi chú Toàn mỏ Người 5217 1. Đào lò XDCB Người 1244 2. Sản xuất than hầm lò ‘’’ 905 3. Vận tải than hầm lò ‘’’ Vận hành máng cào ‘’’ 213 vận hành tời trục ‘’’ 81 vận hành băng tải ‘’’ 21 Lái, phụ tàu điện ‘’’ 84 vận hành quang lật ‘’’ 08 vẫy xa ra vào quang lật ‘’’ 04 điều vận san ga vận tải lò ‘’’ 15 vận hành tời MĐK ‘’’ 09 vận hành quạt gió ‘’’ 174 trực cơ điện hầm lò ‘’’ 48 vận hành trạm điện ‘’’ 96 bảo quản mạng điện ‘’’ 12 thông tin ‘’’ 27 sửa chữa thiết bị mỏ ‘’’ 61 lắp đặt thiết bị hầm lò ‘’’ 23 nạp, sửa chữa ắc quy, nạp đèn ‘’’ 48 gia công cơ khí. sửa chữa goòng ‘’’ 91 sửa chữa ô tô xe máy ‘’’ 25 duy tu sửa chữa đường sắt lò ‘’’ 38 vận hành bơm ‘’’ 51 đo khí ‘’’ 30 gác cửa gió, cửa lò ‘’’ 42 lái xe ca, xe con ‘’’ 29 đổ bê tông vật liệu lò ‘’’ 26 nghiệm thu sản phẩm lò ‘’’ 39 4. công tác phục vụ ‘’’ 553 trong đó : nấu ăn phát bồi dưỡng ‘’’ 168 bảo vệ ‘’’ 111 công việc khác ‘’’ 274 5. công nhân khai thác lộ thiên ‘’’ 372 6. công tác sàng tuyển và tiêu thụ ‘’’ 436 Số lượng trên thể hiện qua một số bộ phận chính , ta thấy tỷ lệ công nhân đào lò xây dựng cơ bản chiếm 41 % , công nhân khai thác than hầm lò chiếm 17,3 % , công nhân khai thác lộ thiên chiếm 7,1%. Qua đó ta thấy tỷ lệ này là tương đối phù hợp. IV. các loại hình tổ sản xuất. Tổ sản xuất là một hình thức hợp tác hóa lao động giữa những công nhân có cùng một nghề hoặc một số nghề kết hợp chặt chẽ với nhau do một nhiệm vụ sản xuất quy định. có rất nhiều tổ sản xuất nhưng để chọn loại tổ nào thì ta phải dựa vào các nguyên tắc sau. ưu nhược điểm của loại tổ đặc điểm của quá trình công nghệ khối lượng công việc điều kiện thời gian hiệu quả kinh tế Dựa vào đặc trưng chuyên môn hóa ( công nghệ sản xuất ) có tổ chuyên môn và tổ tổng hợp Dựa vào nơi làm việc có tổ một nơi làm việc và tổ nhiều nơi làm việc Dựa vào số ca làm việc có tổ theo ngay, tổ theo đêm và tổ theo ngày và đêm Hiện nay công ty áp dụng hình thức tổ sản xuất theo : tổ chuyên môn, tổ theo ca, và tổ theo nơi làm việc - Tổ chuyên môn hóa trong đó có các công nhân có cùng một tay nghề Tổ này có ưu điểm : mọi người lao động có năng suất cao, chất lượng công việc tốt, dễ phân công lao động, dễ nghiệm thu, trả lương, có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn. - Tổ sản xuất tổng hợp là tổ sản xuất trong thành phần gồm có công nhân của những nghề khác nhau tuỳ theo yêu cầu đòi hỏi của công việc như tổ tổ cơ khí Tổ này có ưu điểm là công nhân viên phù hợp với những công việc phức tạp đòi hỏi phải biết nhiều chuyên môn, nhưng không chia thành tổ riêng biệt, có ý thức tạo điều kiện cho nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ . Song nó cũng có nhược điểm là công nhân ở đây ít có điều kiện học tập nhau để nâng cao trình độ, tay nghề - Tổ theo nơi làm việc như tổ kiểm tra , tổ giám định - Tổ theo ca : biên chế lao động và trả lương sản phẩm cho tổ theo khối lượng theo ca sản xuất Ưu điểm là thành phần biên chế, của tổ ổn định, sinh hoạt và quản lý ít phức tạp vì công nhân trong cùng một tổ thì biết và tương trợ lẫn nhau, sau mỗi ca làm việc công nhan có thể biết khối lượng công việc và tiền lương của mình dẫn tới mối quan tâm về vật chất cao, tổ trưởng có điều kiện tổ chức quá trình lao động cho tổ mình hơn. - Tổ sản xuất ngày đêm ;là tổ sản xuất quản lý trong suốt cả ngày và đêm. V. tổ chức ca làm việc, tổ chức nơi làm việc và nghỉ ngơi trong ca. 1. Tổ chức nơi làm việc. Nơi làm việc là nơi diễn ra quá trình lao động của người lao động, nơi làm việc là phần diện tích và không gian sản xuất được trang bị thiết bị và các phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất đã xác định. Với đặc điểm khai thác ở công ty than Vàng Danh là khai thác hầm lò là chủ yếu do đó người lao động chịu ảnh hưởng rất nhiều các yếu tố có hại cho sức khỏe như : ánh sáng, độ bụi, độ rung động, nhiệt độ, độ ẩm, thiếu không khí .... Nhận thức được vấn đề trên và đảm bảo sức khỏe cho người lao đông công ty đã không ngừng cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng bữa ăn, đảm bảo thông gió tốt, do đó đã hạn chế được những tác động xấu cho người lao động tại nơi làm việc. Hầm lò là nơi diễn ra quá trình sản xuất, và được trang bị rất nhiều loại máy móc thiết bị như : máng cào SKAT 80, khoan điện MZ12, băng tải hầm lò BTHL 650, quạt gió cục bộ WLE503, cột thủy lực, biển báo, nội quy vận hành .... do đó việc bố trí máy móc, thiết bị hợp lý là một công việc không đơn giản. Vì vậy việc bố trí máy móc luôn được sự chỉ đạo của phòng kỹ thuật, phòng cơ điện, phòng tổ chức lao động.....do đó những máy móc thiết bị đã được bố trí một cách hợp lý đảm bảo cho sản xuất được an toàn, thuận tiện cho đi lại làm việc. 2. Tổ chức ca làm việc và nghỉ ngơi trong ca. Tùy theo mỗi phân xưởng, mỗi bộ phận ứng với chế độ làm việc liên tục hay gián đoạn, mà số giờ nghỉ giữa hai lần đảo ca khác nhau, tuy nhiên thời gian nghỉ giữa 2 lần đảo ca tối thiểu là 24 giờ, nghỉ sau mỗi ngày làm việc sang ngày hôm sau làm việc tối thiểu là 12 giờ, nghỉ giữa ca là 45 phút, thời giờ nghỉ ngắn mỗi lần là 15 phút. Với cách tổ chức như vậy giúp công nhân hồi phục được sức khỏe, tạo tinh thần thoải mái trong khi làm việc do đó năng suất lao động được đảm bảo. Công ty áp dụng hình thức đảo ca nghịch cho bộ khối sản xuất trực tiếp, cụ thể như sau. Ca1- ca3 – ca2 – ca1 VI. Định mức lao động. 1. Quan điểm của đơn vị về công tác định mức lao động Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của công ty Từ công việc đào lò chuẩn bị sản xuất, đào các đường lò xây dựng cơ bản, chế biến sản phẩm đều được tiến hành kết hợp giữa thủ công và cơ khí ,các vỉa than có cấu tạo địa chất khác nhau. Quan điểm về công tác định mức . phải thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện mức và sửa đổi mức. định mức làm cơ sở cho việc bố trí lao động. Là công cụ quản lý trả lương cho người lao động chính xác. Các định mức chi tiết cho các bước công việc được áp dụng cho tất cả các gương lò chợ, đào lò và công tác duy trì đường lò trong toàn mỏ với tiêu chuẩn kỹ thuật và dây truyền công nghệ tương tự. định mức lao động làm cơ sở xác định tiền thưởng không có mức nào áp dụng cho toàn bộ qúa trình khai thác( thay đổi theo điều kiện thực tế) định mức lao động là cơ sở xác định nhu cầu lao động và phục vụ cho công tác khoán giá thành sản phẩm. 2. Tổ chức làm công tác định mức Bộ phận làm công tác định mức lao động thuộc biên chế của phòng tổ chức lao động bao gồm 10 người chuyên trách, và các nhân viên khác trong phòng giúp đỡ, hàng tuần mỗi cán bộ chuyên trách sẽ trực tiếp xuống phân xưởng sản xuất để xem mức xây dựng đã hợp lý chưa rồi báo cáo với phó phòng tỏ chức (chuyên về công tác định mức) rồi trình lên trưởng phòng, rồi trưởng phòng trình lên giám đốc để sửa đổi hoặc xét duyệt mức. 3. Phương pháp xây dựng mức. Phương pháp xây dựng mức mà công ty đang áp dụng là phương pháp phân tích tính toán, phương pháp quan sát và phương pháp thống kê kinh nghiệm. Với việc kết hợp 3 phương pháp trên đã giúp cho công ty xây dựng lên mức phù hợp với điều kiện thực tế. VII. Tình hình sử dụng thời gian lao động Để nghiên cứu về lao động và cơ cấu lao động ta nghiên cứu bảng sau. Cơ cấu - số lượng lao động. Công ty than Vàng Danh năm 2004 TT Đơn vị Số lượng (người) Tỷ trọng (%) 1 Cán bộ lãnh đạo 280 5,36 2 Cán bộ đơn thuần 281 5,38 3 Nhân viên hành chính nghiệp vụ 71 1,36 4 Nhân viên phục vụ 174 3,33 5 Khối Đảng đoàn thể 12 0,27 6 Công nhân 4399 84,3 Tổng 5217 100 Cán bộ lãnh đạo bao gồm : Giám đốc, Quản đốc, phó quản đốc, các trưởng phó phòng ban. Cán bộ đơn thuần gồm: các công nhân viên chức có bằng cấp làm các công việc chuyên môn kỹ thuật tại các phòng ban nghiệp vụ. Khối Đảng đoàn thể gồm : bí thư đảng ủy, chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên và những người làm công tác chuyên trách của Đảng, công đoàn và đoàn thanh niên công ty. Qua tỷ lệ trên cho ta thấy rằng cơ cấu lao động của công công ty la tương đối hợp lý, với cơ cấu này nguồn nhân lực của công ty có thể đáp ứng tốt yêu cầu sản xuất đề ra, áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Năm 2004 công tình hình sử dụng thời gian lao động được thể hiện qua bảng thống kê sau Bảng cân đối sử dụng thời gian lao động Năm 2004 STT Chỉ tiêu Kỳ thực hiện Kỳ kế hoạch kế hoạch so với thực hiện tăng, giảm (ngày, giờ) tăng, giảm (%) 1 Công nhân bình quân trong danh sách 5217 5187 30 0,57 2 Tổng số ngày người theo lịch 1909422 1898442 10980 0,57 3 tổng số ngày công có hiệu quả 1582581 1535352 6771 0,4 4 tổng số giờ công có hiệu quả 11464357 11822210 357853 3,12 5 giờ công làm thêm 1043400 933660 109740 - 10,5 6 Số ngày làm việc thực tế bình quân 1 công nhân 246 249 3 1,2 VIII. tiền lương trong công công ty Phần này sẽ được trình bày cụ thể ở phần sau. IX. Tổ chức quá trình sản xuất phụ trợ. 1. Cung ứng vật tư kỹ thuật. Có thể nói bất cứ doanh nghiệp nào thì vật tư rất quan trọng vì nó quyết định để khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì - cung ứng vật tư là quá trình mua sắm và dự trữ các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, một trong những nội dung quan trọng của tổ chức sản xuất là tổ chức quá trình cung ứng vật tư sao cho có hiệu quả vì nó đem lại hiệu quả kinh tế cho quá trình sản xuất, công ty muốn tiến hành sản xuất liên tục, nhịp nhàng thì công tác cung ứng vật tư phải được quan tâm đúng mức. Mặt khác kế hoạch cung ứng vật tư là một bộ phận hợp thành của kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, chất lượng của bộ phận kế hoạch này tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch hoàn thành sản xuất do đó cung ứng vật tư kỹ thuật có nhiệm vụ : + Căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh của mỏ để lập kế hoạch và tổ chức thực hiện cung ứng vật tư, nhiên liệu hàng hóa và đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất than và các hoạt động khác phục vụ quá trình sản xuất. + lập đầy đủ chứng từ và thực hiện đúng các thủ tục nguyên tắc quy chế của mỏ, công ty, của nhà nước về mua, bán, tiếp nhận vật tư, bảo quản, nhập, xuất vật tư hàng hóa. + Xây dựng đầy đủ chi tiết, toàn diện cơ chế quản lý công tác vật tư cho mỏ không trái với quy định của ngành, của nhà nước, theo các nội dung sau. về lập và duyệt kế hoạch vật tư phân cấp quản lý, sử dụng bảo quản vật tư kho tàng. quy định thủ tục ký duyệt cấp phát, chứng từ nhập xuất thanh toán, kiểm kê thống kê báo cáo. quản lý thu hồi và xử lý phế liệu. + Giải quyết kịp thời các yêu cầu mua bán, nhập, xuất vật tư, đợt xuất vật tư mà không vi phạm, sai xót quy định. + Kiểm soát giá cả thị trường, tìm kế hoạch, nguồn hàng để tham gia vào việc chọn đối tác và giá mua bán vật tư. + Quản lý công văn tài liệu, hồ sơ thuộc trách nhiệm đơn vị. + Kiểm tra đôn đốc quá trình thực hiện công tác vật tư và kịp thời có các biện pháp chấn chỉnh quản lý tổ chức phục vụ tốt. Là một doanh nghiệp lớn khai thác than hầm lò, do đó phải dùng vật tư với số lượng lớn, đa dạng về chủng loại, nên việc xác định kế hoạch cung ứng vật tư là rất quan trọng, nhận biết được điều đó doanh nghiệp luôn có những cách tổ chức các quá trình cung ứng vật tư với số lượng lớn. Các loại vật tư chủ yếu cần dùng : phụ tùng thay thế, vật liệu phụ, nhiên liệu, thuốc nổ, dây điện, kíp nổ. Trong năm 2004 nhu cầu cần thiết chó công ty than Vàng Danh được thể hiện như sau. Nhu cầu vật tư chủ yếu năm 2004 Tên vật tư ĐVT Định mức Số lượng Đơn giá Thành tiền (1.000 đ ) Tổng số 107.512.000 I, Vật liệu 1000 đ 94.529.000 1. thuốc nỏ hầm lò kg/1000t 242 279.510 14.085 3.936 2. thuôc nổ lộ thiên kg/1000t 228 171.000 11.500 1.967 3. các phụ kiện nổ mìn 1000 đ 6.638 4. gỗ lò m3/1000t 27,2 31.416 414.000 13.006 5. cột xà chống thủy lực cái/1000t 2 652 1.749.825 1.141 6. lưới thép kg/1000t 471 54.296 12.250 665 7. cầu máng cào cái/1000t 2,5 2.888 978.000 2.824 8. xích máng cào m/1000t 8 9.240 397.000 3.668 9. đèn ắc quy cái/1000t 1.8 2.079 857.000 1.782 10. tấm chèn tấm/m 32,2 303.678 9.431 3.189 11. ray các loại kg/m 48 153.600 9.500 1.459 12. thép prôpin kg/m 210 2.568.510 8.000 20.548 13. sắt thép phụ kiện kg/m 52,7 6444.574 8.000 5.157 14. mũi khoan C khoan 971 15. phụ tùng máng cào 3.000 16. phụ tùng băng tải 200 17. phụ tùng máy xúc lò 95 18. phụ tùng tầu điện 450 19.phụ tùng khoan lò 1.300 20. xe goòng 1.035 21. phụ tùng ô tô 2.201 22. xăm lốp ô tô 1.066 23. phụ tùng xúc gạt. 1.820 24. phụ tùng sàng tuyển 834 25. phụ tùng đầu máy 1.600 26. ắc quy tầu điện cái/1000t 1,5 1.733 870 1.507 27. dầu mỡ phụ 2.656 28. cáp cao su phòng nổ mét 9 10.350 225.000 2.329 29. ma nhê tít 6.5 1.420 795.000 1.129 30. các loại khác II nhiên liệu 1. dầu đi eden lít 2,4 2.760.000 4.225 11.661 2. xăng lít 150 172.500 5.470 944 Qua bảng trên ta thấy tổng giá trị vật tư trong năm kế hoạch vần dùng cho toàn công ty là 107.512 triệu đồng, cho ta thấy khối lượng vật tư cần cung cấp cho công ty là rất lớn, do đó công ty cần tìm nguồn cung ứng vật tư đảm bảo cả về khối lượng cũng như chất lượng. Hiện nay nguồn cung ứng vật tư cho công ty chủ yếu là các đơn vị trong ngành cung cấp như : công ty vận tải, công ty đầu tư thương mại và dịch vụ, công ty than nội địa và một số đơn vị trong ngành cung cấp. Trong quá trình quản lý vật tư đã tiến hành tổ chức dự trữ theo kỳ và hình thức quản lý kiểm kê vật tư theo hình thức tấp thể kho và cấp phát vật tư theo hình thức phiếu nhập xuất kho. 2. Sửa chữa thiết bị Máy móc thiết bị là bộ phận cấu thành lớn nhất trong tài sản cố định của một doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất máy móc thiết bị không ngừng bị hao mòn ảnh hưởng không tốt đến chất lượng công tác, năng xuất lao động và tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất. Muốn cho máy móc thiết bị làm việc được tốt, đảm bảo an toàn thì phải thường xuyên kiểm tra và sửa chữa. Đặc biệt là trong điều kiện sản xuất mot do khí độc, bụi, nước axít và đất đá rơi vào máy móc thiết bị càng nhanh hỏng hơn do đó càng phải quan tâm hơn đến công tác sửa chữa Sửa chữa cũng phải có kế hoạch không phải theo ý thích, thụ động, công tác tổ chức sửa chữa máy móc thiết bị thường dựa trên cơ sở chuyên môn hóa sản xuất tiến hành sửa chữa dự phòng theo kế hoạch, đảm bảo chất lượng, rút ngắn thời gian và hạ thấp chi phí sản xuất. Thường các doanh nghiệp đều phân sửa chữa thành các loại sửa chữa nhỏ, và sửa chữa lớn. sửa chữa nhỏ là sửa chữa có tích chất thường xuyên, máy móc thiết bị đưa vào sửa chữa nhỏ thì đòi hỏi một lượng công tác ít, đơn giản, thời gian sửa chữa ngắn, nói chung là không ảnh hưởng tới sản xuất, công việc sửa chữa nhỏ do công nhân sản xuất chuyên nghiệp làm. sửa chữa vừa có lượng công tác và thời gian sửa chữa lớn hơn. Công việc bao gồm tháo chữa và thay thế các bộ phận, chi tiết lâu hỏng hơn sửa chữa nhỏ nhưng không thể tiếp tục công tác đến kỳ sửa chữa sau. Nội dung sửa chữa vừa bao gồm nội dung sửa chữa nhỏ, ngoài ra còn điều chỉnh máy và cho chạy thử. sửa chữa lớn là sửa chữa có tính chất toàn diện nhất. Công việc phải làm là tháo rỡ toàn bộ, sửa chữa toàn diện, thay thế tất cả những chi tiết phụ tùng hỏng và hết hạn sử dụng bằng chi tiết phụ tùng mới nhằm khôi phục tình trạng bình thường và năng xuất bình thường của máy. Nhiệm vụ của công tác tổ chức sửa chữa máy móc thiết bị là trên cơ sở chuyên môn hóa sản xuất tiến hành sửa chữa dự phòng theo kế hoạch, đảm bảo kế hoạch, rút ngắn thời gian và hạ thấp chi phí. Kế hoạch sửa chữa tài sản cố định năm 2004. Tên thiết bị ĐVT Tổng số Tự làm Tại NM – TVN Tại đơn vị số lượng Thành tiền số lượng thành tiền I, sửa chữa thiết bị Tr.đ 4.825 2.510 2.313 1. thiết bị công tác Tr.đ 1.120 100 1.020 máy xúc đá 1 II II H Tr.đ 01 01 100 máy xúc bánh lốp cái 01 01 120 máy xúc bánh xích cái 02 02 300 máy gạt các loại cái 03 03 600 2. thiết bị vận tải T r.đ 3.375 2.080 1.295 tàu điện ắc quy cái 01 01 80 đầu tầu TY7E cái 03 03 285 CKHG máng cào các loại cái 16 16 1.360 băng tải các loại bộ 02 02 200 ô tô trung xa CL cái 03 03 400 CKBT xe ô tô ca cái 02 02 280 CKUB toa xe 30 tấn cái 14 08 440 06 330 3. thiết bị động lực T r.đ 330 330 biến áp 180 – 400kvA cái 02 02 330 II, sửa chữa VKT T r.đ 1.848 1.848 sửa chữa nhà hát CN mỏ m2 535 250 sửa chữa nhà bảo vệ m2 620 400 sửa chữa mái nhà kho 034 m2 4.580 916 sửa chữa mái nhà GCVL m2 1.410 282 Qua bảng ta thấy chi phí dánh cho sửa chữa máy móc thiết bị của năm 2004 tương đối lớn và chủ yếu là sửa chữa các thiết bị công tác và thiết bị ô tô vận tải. 3. Cung cấp năng lượng. Năng lượng chủ yếu công ty ty than Vàng Danh sử dụng chủ yếu là điện năng . Với quy mô sản xuất và dây chuyền sản xuất với nhiều loại máy móc thiết bị , sản lượng điện tiêu thụ trong công ty là tương đối lớn. Nguồn cung cấp điện chủ yếu của công ty hiện nay là mua điện qua sở điện lực Quảng ninh. sản lượng điện tiêu thụ cho sản xuất và sinh hoạt của công ty đều được qua công tơ đo đếm 3 pha, đơn giá theo quy định của Nhà nước tại nơi làm việc và thời gian làm việc khác nhau giá khác nhau. Với số lượng điện tiêu thụ lớn việc quản lý được quan tâm để an toàn và hiệu quả tránh lãng phí điện. Kế hoạch nhu cầu điện năng của công ty năm 2004 TT Tên vật tư ĐVT Số lượng Ghi chú Tổng tiêu thụ điện năng KWh 14.320.428 1 điện năng cho đào lò XDCB KWh 1.384.985 2 điện năng cho than liên doanh KWh 78.120. 3 điện năng cho khai thác hầm lò KWh 3.257.571 4 điện năng cho khai thác lộ thiên KWh 264.357. 5 điện năng cho dây chuyền vận tải KWh 1.767.284 6 điện năng cho thông gió chính KWh 3.466.921 7 điện năng cho gia công chế biến KWh 3.820.762 8 điện năng cho sinh hoạt KWh 280.420 chi phí tiêu hao điện năng 1 tính cho 1 tấn than nguyên khai KWh/t 10,8 2 tính theo 1 tấn than thương phẩm KWh/t 12,0 Với số lượng trên, giá điện năng khoảng 12.215.000.000 đồng, thì chi phí điện chiếm phần đáng kể trong giá thành sản xuất, việc xác định nhu cầu điện năng cũng là không ngừng tiến hành các biện pháp nhằm tối thiểu hóa chi phí năng lượng dùng cho họat động sản xuất – kinh doanh như tránh tập trung sản xuất vào giờ cao điểm sử dụng điện lãng phí , xây dựng lại định mức tiêu hao. 4. Tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng lại là khâu đóng vai trò quyết định đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường tính cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt này thì khâu tiêu thụ sản phẩm đối với mỗi doanh nghiệp lại càng quan trọng hơn và đối với công ty luôn quan tâm tới công tác tiêu thụ sản phẩm không những ở trong nước và đang từng bước vươn ra thị trường nước ngoài. Muốn đạt được điều đó thì sản phẩm phải có chất lượng cao, có sức cạnh tranh và đáp ứng những yêu cầu của khách hàng. Để đáp ứng yêu cầu của khách hàng công ty đã không ngừng đổi mới công nghệ sản xuất cũng như đề ra những kế hoạch tiêu thụ sản phẩm như khuyến khích giảm giá bán nội địa cho khách hàng, nâng cao chất lượng than , chủng loại sản phẩm, kiểm tra chất lượng than theo dúng tiêu chuẩn. Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm là khâu rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm cung như việc tiêu thụ và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm được thực hiện qua phòng KCS, từ tất cả các khâu như khai thác, xuất bán hay lấy mẫu kiểm tra và phân loại các chủng loại than. Công tác kiểm tra được dựa trên cơ sở khác nhau theo tiêu chuẩn. Xác định độ tro AK theo TCVN – 173 – 1995 xác định độ ẩm toàn phần Wtp TCVN 172 – 1995 xác định hàm lượng chất bốc Vk theo TCVN174 – 1995\ xác định hàm lượng lưu huỳnh S theo TCVN 200 – 1995 Chất lượng than chủ yếu dựa trên các tiêu chuẩn trên phòng KCS có trách nhiệm phân loại đánh giá chất lượng than. Việc kiểm tra chất lượng được chuẩn xác giữ uy tín vơi khách hàng cũng như uy tín đối với doanh nghiệp sản xuất tăng khả năng tiêu thụ, tăng doanh thu đạt hiệu qủa sản xuất kinh doanh. Phần II Tổ chức công tác trả lương trong công ty than Vàng Danh A. Những vấn đề chung về tiền lương I. Khái niệm về tiền lương, tổ chức tiền lương, quy chế trả lương. Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành thông qua sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động, chịu tác động mang tính quyết định của quan hệ cung cầu về sức lao động trên thị trường lao động phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật lao động . Như vậy tiền lương theo định nghĩa trên thì tiền lương thường xuyên biến động xoay quanh giá trị sức lao động, nó phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và giá cả tư liệu sinh hoạt . Sự biến động xoay quanh giá trị sức lao động đó được coi như là sự biến động thể hiện bản chất của tiền lương. Tổ chức tiền lương ( hay còn gọi là tổ chức trả công lao động ) là hệ thống các biện pháp trả công lao động căn cứ vào mức độ sử dụng lao động, phụ thuộc vào số lượng, chất lượng lao động nhằm bù đắp chi phí lao động và sự quan tâm vật chất vào kết quả lao động. Quy chế trả lương là văn bản quy định những nội dung nguyên tắc, phương pháp hình thành, sử dụng và phân phối quỹ tiền lương trong cơ quan, doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính công bằng và tạo động lực trong trả lương. II. Yêu cầu, nguyên tắc của tiền lương, tổ chức tiền lương. 1. Yêu cầu của tiền lương. Tiền lương được hình thành trên thị trường có sự quản lý của nhà nước trên cơ sở luật pháp, tiền lương có mối quan hệ thuận với mức tăng lợi nhuận tăng năng suất lao động, giá trị sức lao động là căn cứ để xác định mức tiền lương việc trả lương cho từng cá nhân lại dựa trên kết quả lao động của họ, việc làm an toàn lao động và an sinh xã hội là mối quan tâm của người lao động do vậy mức tiền lương cần phải tính đúng, tính đủ hao phí cần thiết để duy trì cuộc sống ngay cả khi người lao động không còn sức lao động. Tiền lương đóng vai trò chủ yếu trong việc thực hiện quy luật phân phối theo lao động, đồng thời phải chịu tác động của các quy luật kinh tế khác. Sự chênh lệch giữa mức lương cao nhất và mức lương thấp nhất phải phản anh khách quan mức độ phức tạp của trình độ, sức lao động kết tinh trong sản phẩm, là thước đo giá trị lao động để khuyến khích lao động vừa chống bình quân vừa không tạo ra sự phân cực lớn. Tiền lương phải là nguồn thu nhập chủ yếu đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho người lao động theo sự phát triển kinh tế – xã hội trong quá trình làm việc cũng như hết độ tuổi lao động. Tiền lương được xác định dựa trên các yếu tố điều kiện lao động, các tiêu chuẩn lao động và chế độ làm việc ngày càng được hoàn thiện theo quy định của pháp luật lao động. Tiền lương phải thể hiện đầy đủ hơn, ưu tiên hơn đối với lực lượng lao động mang đặc trưng của nền kinh tế tri thức. 2. yêu cầu của tổ chức tiền lương Trong tổ chức tiền lương phải đảm bảo một số yêu cầu cơ bản sau. Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động. Mức lương được trả phải không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định dùng để trả cho những người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện và môi trường lao động bình thường, chưa qua đào tạo nghề. Những lao động lành nghề, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ được trả mức lương cao hơn. Tiền lương phải được phân biệt theo điều kiện lao động và cường độ lao động. Tiền lương được trả cho người lao động làm công việc có điều kiện lao động nặng nhọc - độc hại – nguy hiểm, làm đêm, làm thêm giờ phải cao hơn bình thường. Mức trả do doanh nghiệp quy định trong khuôn khổ quy định hiện hành của pháp luật lao động. Tiền lương phải có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả lao động. Muốn vậy, tổ chức tiền lương phải sử dụng các đòn bẩy kích thích vật chất gắn liền với các tiêu chí tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả lao động. Tiền lương phải đảm bảo không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Mức lương mà người lao động nhận được phải nâng cao do thâm niên công tác tăng lên do điều chỉnh tiền lương, đảm bảo tốt hơn việc thỏa mãn các nhu cầu vật chất, tinh thần của cá nhân, gia đình. Tiền lương được trả phải dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động được ghi trong hợp đồng lao động và kết quả lao động của người lao động. Tiền lương trả cho người lao động tại địa điểm, thời gian phải được quy định rõ và người lao động phải được đền bù trong trường hợp trả lương chậm. Tiền lương phải do chính ngườ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDA0604.DOC
Tài liệu liên quan