Hoàn thiện quản trị thương hiệu tại Công ty thiết bị điện Hanaka

HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN HANAKA LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập kinh tế và cạnh tranh ngày càng gay gắt, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển mình, phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu nổi lên như một yêu cầu cấp thiết, khẳng định vị thế, uy tín của hàng hóa Việt Nam và của doanh nghiệp, giúp doah nghiệp nâng cao năng lực thâm nhập, duy trì và phát triển tại thị trường trong và ngoài nước. Mặc dù vậy, thực

doc48 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1579 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện quản trị thương hiệu tại Công ty thiết bị điện Hanaka, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế tại Việt Nam các doanh nghiệp cũng như các nhà quản lý vẫn đang thiếu kinh nghiệm sâu sắc về vấn đề xây dựng và quản trị thương hiệu. Qua quá trình học tập về chuyên ngành Marketing, với những kiến thức đã được học tại Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân và thực tế đang diễn ra ở các doanh nghiệp, cùng mục đích nâng cao nhận thức của bản thân về vấn đề quản trị thương hiệu và tìm hiểu sự ứng dụng lý thuyết về thương hiệu vào việc giải quyết các vấn đề thực tế đặt ra, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện quản trị thương hiệu tại công ty thiết bị điện Hanaka”. Nội dung luận văn tốt nghiệp gồm 3 chương: -Chương I: Khái quát về môi trường hoạt động kinh doanh của công ty thiết bị điện Hanaka -Chương II:Thực trạng Quản trị thương hiệu tại công ty thiết bị điện Hanaka. -Chương III:Giải pháp hoàn thiện quản trị thương hiệu công ty thiết bị điện Hanaka. Do trình độ bản thân và nguồn tư liệu còn hạn chế, bên cạnh đó tính chất bao quát, phức tạp của đề tài, nên bản luận văn tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được thầy cô đóng góp chỉ bảo thêm. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn giảng viên, GS.TS: Trần Minh Đạo, các thầy (cô) trong Khoa Marketing Trường Đại học Kinh tế quốc Dân đã giúp đỡ em trong suốt quá trình làm bài. Xin cảm ơn các Anh (chị) và Chủ tịch HĐQT ông Mẫn Ngọc Anh đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Trân trọng! Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2010 Sinh viên Nguyễn Đức Long CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN HANAKA 1.Đặc điểm sản phẩm và thị trường của công ty thiết bị điện HANAKA. 1.1.Đặc điểm thị trường tiêu thụ Thị trường ngành điện Việt Nam Lưới điện quốc gia hiện đang sử dụng các thiết bị thuộc nhiều chủng loại, thuộc xuất sứ từ các nước khác nhau và áp dụng các tiêu chuẩn khác nhau. Trong các năm gần đây các thiết bị mới của các hãng trong và ngoài nước được sử dụng để thay thế các thiết bị điện đã hết khấu hao. Nhưng trên lưới điện vẫn còn tồn tại nhiều thiết bị của Liên Xô cũ, Trung Quốc, ASEAN. Nhiều đường dây đã vận hành nhiều năm, tiết diện dây bé, nhiều trạm biến thế điện vẫn đang sử dụng các hệ thống bảo vệ, điều khiển cũ và mới đan xen làm giảm độ an toàn tin cậy cung cấp điện. Theo dự báo của Viện nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp Việt Nam báo cáo trình Chính phủ về Quy hoạch phát triển ngành sản xuất thiết bị điện giai đoạn 2006 - 2015 tầm nhìn đến 2025; tốc độ tăng điện thương phẩm giai đoạn 2006 - 2010: 16,3%; 2011 - 2015: 11,2%; 2016 -2020: 9,3%; 2021 - 2025: 8,2% Chương trình phát triển nguồn điện để đáp ứng nhu cầu cung cấp điện dự kiến đưa vào vận hành trong giai đoạn 2006 - 2010: 81 công trình nguồn; giai đoạn 2011 - 2015 l: 44 công trình nguồn bao gồm thuỷ điện, nhiệt điện và thuỷ điện công suất nhỏ với nhà máy phát điện dùng nguyên liệu tái tạo. Đối với lưới điện, khối lượng cần xây dựng giai đoạn 2006 – 2025 được dự báo trong bảng 3 dưới dây. Bảng 2.1. Tổng hợp khối lượng lưới điện ở các cấp điện áp cần xây dựng trong giai đoạn 2006 - 2025 Hạng mục Cấp điện áp Thiết bị điện Các giai đoạn 2006-2015 2016-2025 Lưới truyền tải 500 kV Đường dây (km) 3.866 Km 4.874 Km Trạm (MVA) 19.350 MVA 30.750 MVA 220 kV Đường dây (km) 9.866 Km 4.874 Km Trạm (MVA) 42.123 MVA 30.750 MVA 110 kV Đường dây (km) 12.659 Km 68.936 Km Trạm (MVA) 44.607MVA 80.399 MVA Lưới điện phân phối Trung áp Đường dây (km) 93.560 Km 50.000 Km Trạm (MVA) 44.000 MVA 80.000 MVA Để đảm bảo cung cấp điện ngày càng tốt hơn và phát triển hệ thống điện Quốc gia phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, ngành điện cần phát triển các công trình mới đồng thời với việc cải tạo nâng cấp các công trình cũ. Ngành sản xuất thiết bị điện phải phấn đấu trở thành những nhà cung cấp chủ yếu một khối lượng lớn các thiết bị phục vụ các dự án duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống lưới điện cung cấp các thiết bị điện tiêu dùng chất lượng, an toàn, hiệu suất cao. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần HANAKA Sản phẩm máy biến áp, dây cáp điện và trạm biến thế kiểu kios của Công ty mới xuất hiện trên thị trường ngành điện Việt Nam từ năm 2001. Để cạnh tranh được đòi hỏi các sản phẩm mang thương hiệu HANAKA phải có được những thế mạnh nhất định về mẫu mã, đặc tính kỹ thuật, giá bán cạnh tranh và chất lượng sản phẩm dịch vụ vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Các Công ty sản xuất thiết bị điện truyền tải điện như Công ty Cổ phần thiết bị điện Đông Anh, Công ty Cổ phần Thiết bị điện Đồng Nai, Công ty ABB Việt Nam, hay các Công ty như CADIVI, LS Vina cable… là những Công ty lớn có tiềm lực về tài chính cũng như kinh nghiệm trên 30 năm sản xuất chế tạo các sản phẩm truyền tải điện như máy biến áp, dây cáp điện. - Thị trường trong nước: Kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đạt tốc độ tăng trưởng 8 - 9 % năm. Bên cạnh đó xu thế phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp, khu chế xuất, các trung tâm thương mại, đô thị hoá, điện khí hoá và nhu cầu cải tạo nâng cấp lưới điện nông thôn, miền núi. Dẫn đến nhu cầu về thiết bị truyền tải điện và vật tư phục vụ ngành điện như máy biến áp, dây cáp điện trong những năm tới là rất lớn; theo thông tin từ Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) trong Website: www.EVN.com.vn bài viết ngày 31/01/08: chỉ riêng vốn đầu tư để quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 - 2015 là 480.000 tỷ đồng. Đây là triển vọng rất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh thiết bị điện nói chung và HANAKA nói riêng. Lợi thế của HANAKA là có mối quan hệ tốt của lãnh đạo Công ty với các Công ty điện lực trong toàn quốc hứa hẹn nhiều điều kiện thuận lợi cho thị trường tiêu thụ các sản phẩm của Công ty. - Khả năng xuất khẩu: Việc cung cấp, đóng điện và vận hành thành công 800 máy biến áp HANAKA trên lưới điện của điện lực Lào năm 2007. Các sản phẩm của HANAKA đã được phía Lào đánh giá rất cao và nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới chức lãnh đạo cấp cao nước bạn như: tham quan khảo sát dây chuyền công nghệ sản xuất, ký các biên bản ghi nhớ về hợp tác cung cấp thiết bị vật tư, máy biến áp, dây cáp điện cho điện lực Lào. Bên cạnh đó việc HANAKA liên tục trúng và cung cấp đúng tiến độ chất lượng các lô thầu quốc tế về cung cấp máy biến áp, dây cáp điện cho các dự án lớn trong nước bằng vốn nước ngoài như world bank hay JIBIC. HANAKA cũng thu hút được sự quan tâm từ thị trường ngoài nước. Cụ thể nhận được đơn đặt hàng sản xuất thử nghiệm một số máy biến áp lớn chào hàng cho Ghana theo hợp đồng với tập đoàn Melford vương quốc Anh. Đây là những cơ hội thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng loạt các sản phẩm thiết bị điện thương hiệu HANAKA. 1.2.Đặc điểm các sản phẩm và dịch vụ hiện tại của Công ty Khái niệm máy biến áp: Máy biến áp là một sản phẩm điện hữu hình, tĩnh dùng để biến đổi điện áp từ cấp điện áp này sang cấp điện áp khác. Máy biến áp là một thiết bị rất quan trọng sử dụng trong lưới điện truyền tải và phân phối điện năng nhằm giảm mức tiêu hao điện năng khi truyền tải. Máy biến áp được chia thành hai loại là máy biến áp truyền tải và máy biến áp phân phối. Máy biến áp truyền tải được sử dụng để truyền tải điện đi xa, điện năng từ nhà máy điện thông qua máy biến áp truyền tải nâng cao điện áp lên, đưa vào đường dây truyền tải điện. Hiện nay lưới điện truyền tải ở Việt Nam chủ yếu gồm ba cấp điện áp là 110kV, 220kV và 500kV. Sau đó tại các trung tâm phụ tải, Máy biến áp lại có nhiệm vụ hạ thấp điện áp xuống cấp điện áp trung thế, hiện nay cấp điện áp trung thế ở Việt Nam chủ yếu gồm có ba cấp, lưới điện trung thế hiện nay cấp điện áp trung thế ở Việt Nam chủ yếu gồm có ba cấp, lưới điện trung thế cấp 15kV ở nội thành các đô thị lớn, lưới điện trung thế cấp 22kV ở ngoại thành, các khu công nghiệp và các khu vực tập trung đông dân cư, vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Trước khi đến hộ tiêu dùng, điện trung thế lại phải hạ thế xuống điện áp thấp, thường là 220/380V thông qua máy biến áp phân phối và đến hộ tiêu dùng trực tiếp bằng lưới điện hạ thế. Bảng thông số kỹ thuật cơ bản của máy biến áp, hiện nay tiêu chuẩn Việt Nam và của ngành điện đều có những qui định về thông số kỹ thuật của bảng này cho mỗi loại máy biến áp, máy biến áp chỉ có thể được phép vận hành khi đạt các tiêu chuẩn đó. Vì vậy các thông số kỹ thuật là yếu tố quan trọng trước tiên để đánh giá chất lượng máy biến áp. Bảng: Thông số kỹ thuật cơ bản của máy biến áp TT Mô tả Đơn vị Thông số 1 Kiểu, loại máy biến áp 2 Số pha(ba pha hay một pha) Pha 3 Kiểu làm mát 4 Điện áp định mức 5 Tần số Hz 6 Tổ đấu dây 7 Công suất định mức 8 Mức cách điện 9 Điện áp thử nghiệm xung (giá trị đỉnh) kV 10 Điện áp thử nghiệm tần số công nghiệp kV 11 Đọ tăng nhiệt độ 12 Tổn thất không tải 13 Dòng điện không tải % 14 Tổn hao có tải W 15 Điện áp ngắn mạch Un% % 16 Điện trở của cuộn dây Ω 17 Số nấc điều chỉnh điện áp 18 Số lượng dầu biến áp Lít 19 Khối lượng của lõi và các cuộn dây Kg 20 Khối lượng tổng cộng Kg 21 Độ ồn Db 22 Kích thước Chiều dài Mm Chiều rộng Mm Chiều cao Mm Nhóm vật tư bán thành phẩm: - Cánh tản nhiệt.: Là lớp vỏ máy biến áp, được gấp theo kiểu cánh sóng trên dây chuyền công nghệ của Italia, có chức năng tản nhiệt cho máy biến áp, có độ đàn hồi cao (có thể nở ra khoảng 120% ở nhiệt độ cao, tăng bề mặt tản nhiệt và co lại trạng thái ban đầu khi ở điều kiện nhiệt độ môi trường), có gân tăng cứng được hàn bằng máy hàn Ebossing, tăng khả năng chịu lực và đảm bảo mỹ quan cho ngoại hình máy biến áp. - Lõi tole: là phần lõi của máy biến áp, được cắt xẻ trên công nghệ ưu việt, lá tole được cắt chéo 450 và cắt bậc thang giảm được tổn hao không tải và độ ồn của máy biến áp khi vận hành. - Dây đồng, nhôm tròn kỹ thuật điện có đường kính từ 2,3 – 12 mm: được đúc cán trên hệ thống đúc cán liên hoàn đảm bảo tiết diện, trở suất cũng như suất kéo đứt theo tiêu chuẩn TCVN. Nhóm sản phẩm: máy biến áp & dây cáp điện trần - Máy biến áp: Được sản xuất và thử nghiệm theo tiêu chuẩn IEC76 -1993 và TCVN 6306 – 1997 trên dây chuyền công nghệ hiện đại, có kết cấu cơ khí vững chắc, khả năng chịu lực cao, an toàn trong vận chuyển và vận hành, có thiết kế hợp lý nên khả năng chịu quá tải và quá điện áp cao, tổn hao thấp. - Cáp điện trần: là loại cáp nhôm lõi thép ACSR được bện tập hợp, có khối lượng nhẹ, tính dẫn điện tốt của nhôm được kết hợp với cường độ chịu lực lớn của lõi thép, kết cấu gồm nhiều lớp nhôm cứng bện xung quanh lõi thép có cường độ chịu lực cao. Sử dụng rộng rãi cho các đường dây truyền tải điện trong các điều kiện đặc biệt chống muối mặn ăn mòn kim loại. Chứng nhận chất lượng đạt được Mục tiêu quan trọng nhất của Công ty Cổ phần tập đoàn HANAKA là sự hài lòng của khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà Công ty đã cam kết trong hợp đồng. Nên ngay từ khi thành lập Công ty đã xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 -2000. Các sản phẩm như máy biến áp, dây cáp điện của Công ty sản xuất đã nhận được các giải vàng chất lượng của Bộ công nghiệp năm 2005, 2006 đặc biệt các sản phẩm mang nhãn hiệu HANAKA đã vinh dự được nhận giải thưởng chất lượng Châu Á Thái Bình Dương năm 2006 của Uỷ ban chất lượng Châu Á Thái Bình Dương. Nhãn hiệu sản phẩm Tất cả các sản phẩm như dây cáp điện, máy biến áp khô, máy biến dầu, trạm biến áp kiểu kios do Công ty sản xuất đều mang thương hiệu HANAKA (HNK), được cam kết chất lượng theo tiêu chuẩn IEC76 -1993 và TCVN 6306 -1997, được bảo hành miễn phí 01 năm kể từ khi đóng điện tại mọi nơi, mọi lúc, mọi địa hình và mọi miền khí hậu. 1.3. Môi trường hoạt động kinh doanh của công ty thiết bị điện HANAKA. 1.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài của doanh nghiệp Các yếu tố môi trường bên ngoài chính là các yếu tố khách quan, có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm cả các yếu tố có tác động tích cực và tiêu cực. Các yếu tố có tác động tích cực chính là cơ hôi cho doanh nghiệp, như nhu cầu thị trường gia tăng, chính sách hỗ trợ của nhà nước, các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nước,... Các yếu tố có tác động tiêu cực chính là những đe dọa với doanh nghiệp, như: Nhu cầu thị trường sụt giảm ; thêm nhiều đối thủ cạnh tranh mới; giá cả vật tư tăng cao,... Có thể nói, Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài chính là phân tích cơ hội và nguy cơ của doanh nghiệp. Để phân tích cơ hội, chúng ta tập hợp tất cả những yếu tố từ môi trường bên ngoài có thể đem lại cơ hôi cho doanh nghiệp, phân tích, đánh giá cơ hội do những yếu tố đó mang lại, dồng thời chỉ ra cơ hội nào tốt cần phải nắm bắt ngay, cơ hội nào cần tận dụngt iếp theo,.. Để phân tích những đe dọa, chúng ta tập hợp tất cả những yếu tố từ môi trường bên ngoài của doanh nghiệp, đánh giá mức độ tác động xấu đến quá trình kinh doanh, đến thương hiệu của doanh nghiệp, đồng thời cần chỉ ra yếu tố nào ảnh hưởng xấu nhất cần phải né tránh ngay, yếu tố nào cần phải quan tâm tiếp theo,.. Môi trường bên ngoài có thể phân ra thành hai loại là môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. *Các yếu tố môi trường vĩ mô: Môi trường vĩ mô có ảnh hưởng đến sản xuất kinh của doanh nghiệp:Bao gồm các yếu tố như:Kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật,... Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế bao gồm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, trình độ phát triển của nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, chính sách tiền tệ, lãi suất, chính sách đầu tư,... có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, chủng loại, cơ cấu nhu cầu thị trường. Các yếu tố này có thể là cơ hội nhưng cũng có thể là trở ngại đối công tác tiêu thụ của doanh nghiệp. Để xác định một cách chính xác ảnh hưởng của nhân tố này, nhà quản trị phải dựa trên đặc thù của lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mình để tìm ra nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm. Môi trường pháp luật Nhân tố này thể hiện các tác động của Nhà nước đến môi trường kinh tế thông qua công cụ điều tiết vĩ mô là: Các chính sách thuế, chính sách tiêu thụ, chính sách bảo trợ,... của Nhà nước đối với sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Đây là một trong những nguyên nhân tác động mạnh mẽ đến mức sản xuất, sức tiêu thụ. Nhà nước sử dụng các chính sách tài chính (thuế, lãi suất,...) để khuyến khích hay làm hạn chế sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng hàng hoá, sản phẩm. Các loại thuế, các chính sách khuyến đầu tư, các ưu đãi của Chính phủ, luật bảo vệ môi trường,... cũng như các yếu tố của môi trường kinh tế, các yếu tố này cũng tạo nên cả cơ hội và nguy cơ cho doanh nghiệp. Môi trường văn hoá - xã hội Nhân tố về văn hoá - xã hội bao gồm các yếu tố như: Dân số, điều kiện sinh hoạt, lối sống, trình độ dân trí, tôn giáo tín ngưỡng, giới tính, độ tuổi,... Các yếu tố này đều có ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Cơ cấu dân số và tốc độ tăng dân số có ảnh hưởng tới số lượng cầu trên thị trường và xu hướng cầu trong tương lai, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược tiêu thụ sản phẩm. Điều kiện sinh hoạt, lối sống cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp. Khi điều kiện sống được đảm bảo tốt, nhu cầu dành cho sinh hoạt cao, sức mua của người dân tăng lên và doanh nghiệp sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm. Trình độ dân trí, tôn giáo, tín ngưỡng có ảnh hưởng tới thị hiếu, nhận thức về sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu của thị trường thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ thất bại. Môi trường công nghệ Công nghệ và công nghệ mới có tác động trực tiếp đến sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp có thể bị lạc hậu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Việc phát minh hay sử dụng công nghệ mới là điều quan trọng của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Chính vì vậy, cần chú ý rằng nhân tố này ảnh hưởng đến chiến lược sản xuất kinh doanh và chiến lược tiêu thụ của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp nên theo dõi xu hướng phát triển của công nghệ, từ đó xác định xu hướng tiêu dùng trong tương lai để xây dựng chiến lược tiêu thụ cho phù hợp. Đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp là các tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm cùng loại hoặc sản phẩm thay thế. Vì vậy, đối thủ cạnh tranh là người chiếm giữ một phần thị trường sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh, một khi thị phần của đối thủ cạnh tranh tăng lên thì có nghĩa là thị phần của doanh nghiệp bị giảm đi (trong điều kiện thị trường không thay đổi). Các yếu tố thuộc về đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là: Chính sách sản phẩm, chính sách giá, hệ thống phân phối, chính sách hỗ trợ, khả năng tài chính, công nghệ sản xuất,... -Công ty thiết bị điện thủ đức: Công ty Cổ Phần Cơ Điện Thủ Đức tiền thân là Công ty Cơ Điện Thủ Đức (EMC) là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Tập Đoàn Điện lực Việt Nam.Được thành lập vào tháng 12 năm 1976. Đến ngày 02/01/2008 Công ty Cơ Điện Thủ Đức đã chính thức chuyển sang Công ty Cổ Phần Cơ Điện Thủ Đức.  Trang bị máy móc thiết bị hiện đại theo chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP). Chuyên: Chế tạo máy biến áp, chế tạo phụ tùng cho các nhà máy điện, phụ kiện đường dây và trạm điện, tủ bảng điện các loại, thí nghiệm và sửa chữa thiết bị điện. Sửa chữa, lắp đặt các tổ máy phát điện Diesel. Khai thác, xây dựng các công trình nhà máy thủy điện vừa và nhỏ. Xây lắp các công trình điện công nghiệp, dân dụng đến cấp điện 220KV. Gia công cơ khí, sản xuất trụ điện thép và giá đỡ thiết bị đến 500KV. Sản xuất các loại cáp điện, dây điện từ. Kinh doanh và xuất nhập khẩu máy biến áp, các phụ tùng, thiết bị điện và thiết bị công nghệ thông tin viễn thông, kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế và nội địa. -Thiết bị điện Thibidi (Công ty cổ phần thiết bị điện 4): Công ty Thiết Bị Điện (THIBIDI) được thành lập từ năm 1977, chuyên sản xuất và cung cấp sản phẩm máy biến áp các loại.Là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công Ty Thiết Bị Kỹ Thuật Điện - Bộ Công Nghiệp. Trụ sở tọa lạc tại khu Công nghiệp Biên Hòa 1, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.Với đội ngũ kỹ sư, chuyên viên lậu năm, có nhiều kinh nghiệm và lực lượng công nhân lành nghề, công ty THIBIDI không ngừng cải tiến sản phẩm và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng ngày càng tốt hơn và luôn giao hàng đúng hẹn với sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. Với trang thiết bị máy móc hiện đại, đồng bộ được nhập từ các nước tiên tiến trên thế giới, công ty Thiết Bị Điện có năng lực thiết kế, chế tạo và cung ứng cho khách hàng trong và ngoài nước các sản phẩm máy biến áp 1 pha, 3 pha và máy biến áp trung gian các loại, công suất từ 10 KVA đên10.000KVA, điện áp đến 35KV. Đặc biệt là từ đầu năm 2005 THIBIDI đã nghiên cứu thành công và cho ra đời các dòng sản phẩm  Máy biến áp khô công suất từ 100 KVA đến 2500 KVA, điện áp đến 22KV; Dòng sản phẩm Máy biến áp hợp bộ công suất từ 50 KVA đến 2500 KVA, đện áp đến 35 KV.Từ đầu năm 2000, công ty Thiết Bị Điện đã đạt chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 do tổ chức chứng nhận quốc tế BVQi - Anh Quốc và Trung tâm Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Quacert - Việt Nam cấp. Đặt tại tỉnh Đồng Nai, đây là công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong chế tạo và cung cấp máy biến áp ở Việt Nam, năng lực sản xuất mạnh, chất lượng khá ổn định, được khách hàng đánh giá cao, do đó khả năng cạnh tranh rất tốt, thị phần nội địa chiếm tới khoảng 27%. Tuy nhiên Công ty THIBIDI chỉ kinh doanh máy biến áp phân phối. Hiện nay thị trường chủ yếu của THIBIDI là miền Nam và miền Trung. Công ty ABB việt Nam: Đặt tại Hà Nội, đây là một công ty có vốn đầu tư nước ngoài và rất có danh tiếng trên thị trường quốc tế về cung cấp thiết bị điện trong đó có máy biến áp được khách hàng đánh giá cao nhất chất lượng so với các đơn vị khác, tuy nhiên giá bán khá cao so với các đơn vị khác. Công ty có doanh thu cao nhất nhưng chủ yếu là xuất khẩu, thị phần nội địa khoảng 15%, ABB cạnh tranh chủ yếu dựa trên yếu tố chất lượng. Là một thành viên của Tập đoàn ABB (www.abb.com).Những nhà lãnh đạo chuyên nghiệp và công nghệ hiện đại nên sản xuất được các sản phẩm có chất lượng cao -Công ty cổ phần thiết bị điện Đông anh (EEMC) Đặt tại Hà Nội, có lịch sử hình thành và phát triển gần giống như Công ty CP cơ điện Thủ Đức, là một trong những thương hiệu mạnh, khả năng cạnh tranh tốt, thị phần nội địa khá lớn, chiếm khoảng 21%.được thành lập trên cơ sở từ Nhà máy sửa chữa thiết bị Điện Đông Anh năm 1971. Trước đây là doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi hoạt động sang công ty cổ phần từ năm 2005, với tỷ lệ cổ phần của EVN hiện nay là 45,2%. Với truyền thống và kinh nghiệm nhiều năm trong sản xuất, cung cấp và sửa chữa các thiết bị điện cho lưới điện trên toàn quốc, đặc biệt là các công trình lớn của Quốc gia như: Nhà Máy Thủy Điện Thác Bà, Thủy Điện Hòa Bình, Thủy Điện Đa Nhim, Nhà Máy Thủy Điện Uông Bí, Nhiệt Điện Phả Lại, các trạm biến áp và đường dây truyền tải từ 6 - 500kV. Công ty là một trong những đơn vị đứng đầu về sản xuất thiết bị điện của cả nước. EEMC đã được trao tặng nhiều huân chương, huy chương và danh hiệu như: Huân chương lao động hạng Nhì năm 1984, Huân chương lao động hạng ba năm 1991, 14 HC triển lãm thành tựu kinh tế quốc dân (Trong đó gồm 06 HC Vàng, 06 HC Bạc và 02 HC Đồng), nhiều bằng khen của Tập đoàn Điện Lực Việt Nam, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, Bộ Lao Động, Bộ Nội Vụ, Bộ Quốc Phòng...Công ty có nhiều Đồng chí là chiến sỹ thi đua ngành Điện, nhiều sáng kiến về đề tài Khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ và Tập đoàn đã được áp dụng vào sản xuất, đạt hiệu quả cao.  Các sản phẩm của EEMC đã đạt được các danh hiệu như: Sản phẩm Máy biến áp 110kV và máy Biến áp phân phối được cấp dấu chất lượng, 02 Bằng khen của Bộ năng lượng về thành tích nâng cao chất lượng sản phẩm. Sản phẩm cáp Nhôm trần tải điện được tặng 08 Huy chương Vàng và 02 Huy chương Bạc tại hội chợ Triển lãm Kỹ thuật toàn quốc, 10 sản phẩm chính của EEMC đã được tặng Chuy chương của Hội chợ Triển lãm năm 2000. Tại Hội chợ Triển lãm Co Khí - Điện - Điện tử và luyện kim năm 2004, sản phẩm Máy Biến áp 220KV 125MVA đã giành được HCV và Công ty đã được trao tặng Cúp Ngôi Sao Chất Lượng.  Trong năm 2004, thương hiệu EEMP (của Nhà máy Chế tạo Thiết Bị Điện - đơn vị nòng cốt của Công ty) đã được Câu lạc Bộ các nhà lãnh đạo Doanh nghiệp (Trade Leader's Club, có trụ sở tại Tây Ban Nha) từ 95 Quốc gia, với trên 7000 Doanh nghiệp bình chọn trao giải -Thiết bị điện TKV Tiền thân là công ty TAKAOKA có trụ sở tại Quảng Ninh, cũng là một đơn vị đã có nhiều năm kinh doanh máy biến áp ở Việt Nam, tuy nhiên so với các đơn vị nêu trên thì năng lực sản xuất không mạnh, chất lượng sản phẩm còn nhiều hạn chế, do đó chưa được khách hàng đánh giá cao, thị phần chỉ chiếm khoảng 6%.Thiết bị điện TKV là nguồn cung ứng trang thiết bị cơ khí chủ lực cho vùng mỏ Quảng Ninh. Công ty đã áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 từ năm 2004. Đặc điểm khách hàng: Thu nhập của người tiêu dùng ảnh hưởng không ít tới tiêu thụ sản phẩm. Khi thu nhập tăng, người tiêu dùng sẽ có nhu cầu dùng nhiều sản phẩm hơn và doanh nghiệp sẽ bán được nhiều sản phẩm hơn. Hơn thế nữa đặc điểm khách hàng của các công ty sản xuất máy biến áp phần lớn là công ty điện lực nhà nước sử dụng cho các trạm điện truyền tải, các trạm trung gian và các trạm phân phối. Với khách hàng này thường công ty phải tham gia các gói thầu. Chính vì vậy việc quản trị khách hàng CRM cần khác với các thị trường khác. Ngoài ra thị trường còn xuất phát từ các khu công nghiệp, các công ty, các nhà máy, các nhà trung cư. 1.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường bên trong của doanh nghiệp Các yếu tố bên trong chính là các yếu tố chủ quan, có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm cả các yếu tố có tác động tích cực và tiêu cực. Các yếu tố có tác động tích cực chính là điểm mạnh của doanh nghiệp, như đội ngũ các cán bộ công nhân viên giỏi, chuyên nghiệp; dây chuyền sản xuất hiện đại;nguồn tài chính dồi dào; thương hiệu mạnh,nổi tiếng,...Các yếu tố có tác động tiêu cực chính là điểm yếu của doanh nghiệp, như: Dây chuyền sản xuất lạc hậu, cũ kỹ; nguồn lực tài chính eo hẹp,... Có thể nói , phân tích các yếu tố môi trường bên trong chính là phân tích điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp nó có ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển thương hiệu của công ty. Để phân tích điểm mạnh, chúng ta tập hợp tất cả những yếu tố là ưu thế của doanh nghiệp, phân tích, so sánh với đối thủ cạnh tranh và đánh giá mức độ tạo ra lợi thế kinh doanh cho doanh nghiệp của từng yếu tố đó, đồng thời chỉ ra yếu tố nào đem lại lợi thế nhất cho doanh nghiệp cần phải tận dụng tối đa, yếu tố nào cần tận dụng tiếp theo,.. Để phân tích điểm yếu, chúng ta tập hợp tất cả những yếu tố là nhược điểm của doanh nghiệp, phân tích, so sánh với đối thủ cạnh tranh và đánh giá mức đó, đồng thời chỉ ra yếu tố nào có tác động xấu nhất cho doanh nghiệp cần phải quan tâm khắc phục ngay, yếu tố nào cần khắc phục tiếp theo. Nhân lực và tổ chức: bao gồm các yếu tố như: Chất lượng nguồn nhân lực, cơ cấu tổ chức nguồn nhân lực, chính sách duy trì và phát triển nguồn nhân lực,.. HANAKA rất chú trọng tới nhân tố con người và đã thu hút được những nhà quản lý có năng lực của các công ty thiết bị điện nhà nước. Chính vì vậy HANAKA có nhiều lợi thế khi tham gia các gói thầu do các nhà quản lý này có mối quan hệ rất tốt từ trước với các cơ quan điện năng. Nguồn lực tài chính:Bao gồm các yếu tố như: Năng lực tài chính, quản tài chính, hệ thống tài chính kế toán,.. HANAKA có năng lực tài chính lớn và điện ngay cả các ĐTCT và khách hàng chứng nhận điều đó. Nhờ ưu điểm này mà HANAKA có thể tham gia các gói thầu có giá trị lớn. Và không vì vấn đề tài chính mà HANAKA phải gián đoạn sản xuất kéo dài thời gian cung cấp sản phẩm cho khách hàng. Năng lực sản xuất: Bao gồm các yếu tố như: dây chuyền công nghệ sản xuất, qui mô sản xuất, chất lượng sản phẩm, giá thành sản xuất,... HANAKA nhập dây chuyền sản xuất của Đức nên tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao. Điều đó được chứng minh bằng các giải thưởng mà HANAKA đã nhận được như giải thưởng chất lượng Châu Á Thái Bình Dương. Và các giải thưởng lớn khác trong nước. Năng lực quản lý:bao gồm các yếu tố như: Nghiên cứu phát triển thị trường, hệ thống kênh phân phối, dịch vụ hậu mãi,.. 1.4.Lý do lựa chọn đề tài Thương hiệu có vai trò rất lớn đối với doanh nghiệp cũng như đối với người tiêu dùng. Thương hiệu tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ lựa chọn hàng hóa thông qua sự cảm nhận của mình. Khi một thương hiệu lần đầu xuất hiện trên thị trường, nó hoàn toàn chưa có được một hình ảnh nào đó trong tâm trí người tiêu dùng. Những thuộc tính của hàng hóa như kết cấu, hình dáng, kích thước, màu sắc, sự cứng cáp…hoặc các dịch vụ sau bán hàng sẽ là tiền đề để người tiêu dùng lựa chọn chúng. Qua thời gian, bằng kinh nghiệm trong sử dụng và những thông điệp mà thương hiệu truyền tải đến người tiêu dùng, vị trí và hình ảnh của hàng hóa được định vị dần dần trong tâm trí khách hàng. Thông qua định vị thương hiệu từng tập khách hàng được hình thành, các giá trị cá nhân người tiêu dùng đàn được khẳng định. Khi đó, giá trị của thương hiệu được định hình và ghi nhận thông qua các biểu hiện như tên gọi, logo và khẩu hiệu thương hiệu, nhưng trên hết là quyết định để có đựoc sự ghi nhận đó chính là chất lượng hàng hóa dịch vụ và những giá trị được gia tăng mà người tiêu dùng và khách hàng của doanh nghiệp có đựoc từ hoạt động của doanh nnghiệp (Phương thức bán hàng, mối quan hệ chuẩn mực trong giao tiếp, các dịch vụ sau bán, quan hệ công chúng, các giá trị truyền thống của doanh nghiệp…). Các giá trị truyền thống được lưu giữ là một tâm điểm cho tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp. trong bối cảnh sản xuất ngày càng phát triển như hiện nay, một loại hàng hóa nào đó có mặt trên thị truờng và được người tiêu dùng chấp nhận, thì sớm muộn sẽ xuất hiện các đối thủ cạnh tranh. Giá trị truyền thống của doanh nghiệp, hồi ức về hàng hóa và sự khác biệt rõ nét của thương hiệu sẽ là động lực dẫn dắt người tiêu dùng đến với doanh ngheịep và hàng hóa của doanh nghiệp. trong trường hợp đó hình ảnh về doanh nghiệp và sản phẩm được khắc họa và in đậm trong tâm trí người tiêu dùng. Thương hiệu như một lời cam kết giữa doanh nghiệp với khách hàng Sự cảm nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp dựa vào rất nhiều yếu tố như các thuộc tính của hàng hóa, cảm nhận thông qua dịch vụ đi kèm của doanh nghiệp, uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng. Một khi người tiêu dùng đã lựa chọn sản phẩm mang một thương hiệu nào đó tức là họ đã chấp nhận và gửi gắm long tin vào thương hiệu đó. Người tiêu dùng tin ở thương hiệu vì tin ở chất lượng tiềm tàng và ổn định của hàng hóa mang thương hiệu đó mà họ đã sử dụng (hàng hóa trải nghiệm) hoặc tin tưởng ở những dịch vụ vượt trội hay một định vị rõ rang của doanh nghiệp khi cung cấp hàng hóa – điều dễ dàng tạo ra cho người tiêu dùng một giá trị cá nhân riêng biệt. chính tất cả những điều này đã như là một lời cam kết thực sự nhưng không rõ rang giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Thương hiệu giúp người tiêu dung phân biệt nhanh chóng hàng hóa cần mua trong muôn vàn các hàng hóa cùng loại.Mỗi hàng hóa do một nhà cung cấp khác nhau sẽ mang một tên gọi hay dấu hiệu nhận biết khác nhau, vì thế thong qua thương hiệu người tiêu dung có thể nhận dạng dễ dàng hàng hóa dịch vụ của từng nhà cung cấp. Có một thực tế là người tiêu dung luôn quan tâm đến công dụng hoặc lợi ích đích thực của hàng hóa hay dịch vụ mang lại cho họ, nhưng khi cần phải lựa chọn hàng hóa, dịch vụ thì hầu hết người tiêu dung lại để ý đến thương hiệu, xem xét hàng hóa hoặc dịch vụ đó của nhà cung cấp nào, uy tín hoặc thong điệp mà họ mang đến là gì, những người khác có quan tâm và để ý đến hàng hóa dịch vụ mang thương hiệu đó không. Như vậy, thực chấ thương hiệu như một lời giới thiệu, một thông điệp và dấu hiệu quan trọng để người tiêu dung căn cứ vào đó đưa ra phán quyết cuối cùng về hành vi mua sắm. Thông thường cùng một địa điểm bán hàng nào đó có rất nhiều hàng hóa được bày bá._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31695.doc