Hoàn thiện tổ chức hạch toán kinh tế công trường Đông Bắc Công ty than Núi Béo năm 2005

Mục lục Nội dung Lời mở đầu Chương I 1.1. Các điều kiện vật chất kỹ thuật của sản xuất. 1.1.1. Vị trí địa lý 1.1.2. Địa hình sông suối 1.1.3. Khí hậu 1.1.4. Đặc điểm kinh tế xã hội 1.2. Lịch sử công tác nghiên cứu địa chất thăm dò - thiết kế và khai thác. 1.2.1. Công tác thăm dò 1.2.2. Công tác thiết kế và khai thác vỉa 11 1.3. Cấu trúc địa chất 1.4. Đặc điểm và cấu tạo của vỉa 1.5. Chất lượng than 1.5.1. Đặc tính vật lý 1.5.2. Đặc tính hoá học 1.5.3. Đặc tính kỹ thuật 1.6. Đặc

doc67 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1266 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện tổ chức hạch toán kinh tế công trường Đông Bắc Công ty than Núi Béo năm 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm địa chất thuỷ văn và địa chất công trình 1.6.1. Đặc điểm địa chất thủy văn 1.6.2. Đặc điểm địa chất công trình 1.7. Trữ lượng than địa chất 1.7.1. Ranh giới tính trữ lượng 1.7.2. Chỉ tiêu tính trữ lượng 1.7.3. Phương pháp tính trữ lượng 1.7.4. Kết quả tính trữ lượng 1.8. Công nghệ sản xuất 1.8.1. Hệ thống mở vỉa 1.8.2. Hệ thống khai thác 1.8.3. Công nghệ khai thác 1.8.4. Trang bị kỹ thuật chủ yếu của Công ty. 1.9. Các điều kiện kinh tế xã hội của sản xuất 1.9.1. Tình hình tập chung hoá, chuyên môn hoá, hoá tác hoá sản xuất của Công ty 1.9.2.Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động 1.9.3. Tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp mỏ. Kết luận chương II Chương II 2.1. Đánh giá chung hoạt động SXKD của Công ty than Núi Béo 2.2. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 2.2.1. Phân tích các chỉ tiêu giá trị sản lượng 2.2.2. Phân tích khối lượng sản phẩm sản xuất theo mặt hàng 2.2.3. Phân tích sản lượng theo các đơn vị sản xuất trong doanh nghiệp 2.2.4. Phân tích chất lượng sản phẩm 2.2.5. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm trong kỳ theo thời gian, khách hàng, mặt hàng có liên hệ đến đặc điểm của cơ chế thị trường, và các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. 2.2.5.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng khách hàng 2.2.5.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo loại mặt hàng 2.2.5.3. Phân tích tính nhịp nhàng của quá trình sản xuất và khâu tiêu thụ sản phẩm 2.2.5.4. Phân tích mức độ đảm bảo công tác chuẩn bị 2.3. Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ và năng lực sản xuất. 2.3.1. Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ 2.3.2. Phân tích năng lực sản xuất 2.3.2.1. Năng lực SX khâu khoan nổ mìn 2.3.2.2. Năng lực SX khâu bốc xúc 2.3.2.3. Năng lực sản xuất khâu vận tải 2.4. Tình hình sử dụng lao động và tiền lương 2.4.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động về số lượng chất lượng và cơ cấu lao động của doanh nghiệp. 2.4.1.1. Phân tích về mặt số lượng lao động 2.4.1.2. Phân tích về mặt chất lượng lao động 2.4.1.3. Phân tích về trình độ nghề nghiệp, độ tuổi 2.4.2. Phân tích tình hình sử dụng lao động và các nguyên nhân gây lãng phí thời gian lao động. 2.4.3. Phân tích năng suất lao động 2.5. Phân tích giá thành sản phẩm 2.5.1. Phân tích chung giá thành sản phẩm 2.5.2. Phân tích, xác định mức độ tiết kiệm hoặc lãng phí tương đối. 2.5.3. Phân tích kết cấu giá thành 2.5.4. Phân tích sự biến động của các chi phí sản xuất 2.5.5. phân tích mức giảm tỷ lệ giảm giá thành 2.6. Phân tích tình hình tài chính của Công ty than Núi Béo 2.6.1. Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty than Núi Béo 2.6.2. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của Công ty than Núi Béo năm 2004. 2.6.2.1. Phân tích tình hình thanh toán 2.6.2.2. Phân tích khả năng thanh toán 2.6.3. Phân tích kết cấu vốn lưu động Kết luận chương II Chương III 3.1. Cơ sở của việc lựa chọn đề tài 3.1.1. ý nghĩa thực tế của đề tài 3.1.2. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của đề tài 3.2. Cơ sở lý thuyết và hạch toán nội bộ 3.2.1. Thực chất của hạch toán nội bộ 3.2.2. Tính chất của hạch toán kinh tế nội bộ 3.3. Thực trạng công tác hạch toán kinh tế nội bộ ở Công ty than Núi Béo và công trường Đông Bắc 3.3.1. Tình hình chung về hạch toán kinh tế của Công ty thanh Núi Béo 3.3.2. Đặc điểm chức năng, nhiệm vụ của Công ty trường Đông Bắc 3.3.3. Bộ máy quản lý của công trường Đông Bắc 3.3.4. Phương pháp khai thác 3.3.5. Tổ chức sản xuất 3.3.6. Tình hình sản xuất của công trường Đông Bắc năm 2005. 3.3.7. Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, lao động - tiền lương của công trường Đông Bắc năm 2005. 3.4. Phân tích công tác hạch toán kinh tế công trường Đông Bắc năm 2005. 3.4.1. Tình hình khoán khối lượng 3.4.2. Tình hình thực hiện mức giao khoán một số vật tư 3. 4. 3. Giao khoán chi phí sản xuất và tình hình thực hiện giá thành ở công trường Đông Bắc 3.4.4. Một số nhận xét về tình hình thực hiện hạch toán kinh tế công trường Đông Bắc. 3.5. Một số biện pháp hoàn thiện công tác hạch toán kinh tế công trường Đông Bắc. 3.5.1. Hoàn thiện sơ đồ thông tin 3.5.2. Hoàn thiện mức giao khoán sản lượng 3.5.3. Hoàn thiện hạch toán chi phí tiền lương của công trường Đông Bắc 3.5.4. Xây dựng các mẫu biểu cần thiết cho việc hạch toán kinh tế công trường Đông Bắc 3.5.5. Sơ đồ hạch toán kinh tế 3.5.6. Hiệu quả kinh tế của đề tài 3.5.7. Tổ chức thực hiện đề tài Kết luận chương III Lời mở đầu Hoà chung cùng sự phát triển của đất nước, ngành công nghiệp khai thác mỏ đang từng ngày, từng giờ đổi mới về mọi mặt để đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của nền kinh tế, để xứng đáng là ngành công nghiệp mũi nhọn của cả nước. Có được sự đổi mới, phát triển như ngày nay cả về con người và kỹ thuật chúng ta không quên những trang sử hào hùng của giai cấp thợ mỏ Quảng Ninh, cuộc bãi công của ba vạn thợ mỏ là điển hình rõ nét nhất, họ đã đứng lên chống lại chủ mỏ để đòi quyền lợi của con người, của giai cấp công nhân. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, giai cấp công nhân vùng mỏ luôn tự hảo, luôn vững tin vào chính mình, phát huy truyền thống của các bậc cha anh đi trước, các thế hệ thợ mỏ ngày nay, không ngừng xây dựng và phát triển để đưa ngành than lên một vị thế mới. Than được gọi là "vàng đen" quả là không sai, than luôn là bạn đồng hành của các ngành công nghiệp lớn như: sản xuất điện, giấy, đạm, xi măng…và than vẫn ngày ngày rực cháy trong mỗi mái nhà người Việt Nam. Ngành than cũng không phải là một ngoại lệ khi bị ảnh hưởng của kinh tế khu vực và kinh tế cả nước. Vào năm 1997, năm 1998 ngành than điêu đứng do khủng hoảng kinh tế khu vực đã làm cho hàng vạn công nhân không có việc làm, hàng vạn gia đình lâm vào cảnh khó khăn về cuộc sống nhưng được sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ngành than đã từng bước tháo gỡ được khó khăn và hiện nay đã đi vào ổn định, các Công ty và Xí nghiệp làm ăn có lãi đảm bảo tốt đời sống cho công nhân. Là thành viên của Tổng Công ty than Việt Nam, Công ty than Núi Béo luôn tự thay đổi mình, không ngừng có những sáng kiến thay đổi công nghệ, kỹ thuật với mục đích giảm gánh nặng công tác cho người lao động, đảm bảo hao phí lao động giảm mà năng suất lao động lại cao, dẫn đến giảm giá thành và lợi nhuận của Công ty ngày một nhiều. Để đạt được điều đó Công ty than Núi Béo cần phải coi trọng công tác hạch toán nội bộ. Vì mọi phát sinh chi phí đều bắt nguồn từ các công trường, phân xưởng, đòi hỏi doanh nghiệp phải kết hợp khéo léo giữa các yếu tố, nhân lực, tài lực vật lực và kỹ năng quản lý của các nhà lãnh đạo, phải tự tổ chức hạch toán sao cho sản xuất kinh doanh của đơn vị mình có hiệu quả cao nhất. Hạch toán kinh tế nội bộ là phương pháp quản lý kinh tế hiệu quả nhất, làm cho công nhân quan tâm thực sự tới thành quả lao động của mình. Nó là đòn bẩy kinh tế quan trọng, động viên mọi tiềm năng, nguồn lực thực hiện tốt mọi kế hoạch đề ra. Trong số các công trường, phân xưởng của Công ty than Núi Béo thì công trường xúc vỉa 16 là công trường điển hình. Vì sản lượng ở công trường này là lớn nhất, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng toàn Công ty. Chính vì vậy việc hạch toán kinh tế nội bộ công trường này là rất cần thiết, nó giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Với thời gian và dung lượng của việc thực hiện đồ án tốt nghiệp có hạn em xin đề cập đến những vấn đề cơ bản chủ yếu nhất của Công ty than Núi Béo. Bằng vốn kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập và thực tập, đồ án được trình bày gồm 3 chương. Chương 1: Tình hình chung và các điều kiện sản xuất chủ yếu của Công ty than Núi Béo Chương 2: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty than Núi Béo năm 2004 Chương 3: Chuyên đề nghiên cứu "Hoàn thiện tổ chức hạch toán kinh tế công trường Đông Bắc Công ty than Núi Béo năm 2005" Những phân tích trong chuyên đề này được hoàn thành ngoài sự nỗ lực của bản thân, em còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Hoài Nga, các thầy cô giáo trong khoa và các cán bộ công nhân viên Công ty than Núi Béo. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị hoài Nga, các thầy cô giáo trong khoa kinh tế - QTKD lãnh đạo các phòng ban Công ty than Núi Béo đã giúp đỡ để em hoàn thành đồ án này. Chương 1 tìNH HìNH CHUNG Và CáC ĐIềU KIệN SảN XUấT CHủ YếU CủA cÔNG TY THAN núI béO Điều kiện vật chất kỹ thuật của sản xuất: Vị trí địa lý: Mỏ than Núi Béo nằm phía tây của vùng than Quảng Ninh cách trung tâm thành phố Hạ Long 7 Km về phía tây Giới hạn tiếp giáp của mỏ: Phía Đông giáp mỏ than Tân Lập Phía Tây giáp khu mỏ than Hà Lầm Phía Nam giáp quốc lộ 18 A Phía Bắc giáp mỏ than Hà Tu -Trụ sở chính của mỏ nằm cạnh quốc lộ 18A số 799 Lê Thánh Tông – Bạch Đằng- TP Hạ Long. -Công ty Than Núi Béo hiện nay đang khai thác than tại 3 khai trường + Công trường Vỉa 11 + Công trường Vỉa 14 + Công trường Đông Bắc Địa hình, sông suối: Địa hình khu vực công trường khai thác đã thay đổi rất nhiều do quá trình khai thác tồn tại nhiều năm, cộng với phần tác động không nhỏ của thiên nhiên Tại công trường V11 địa hình thấp, hiện tại đáy mỏ đang khai thác ở mức -60 so với mặt nước biển (tính đến 31/12/2004) tại lộ vỉa phía Tây. Đỉnh cao nhất có độ cao 114,85 m ở phía Bắc. Tại Công trường Vỉa14 địa hình khai thác phức tạp, hiện nay đáy mỏ đang khai thác nằm tại mức - 48 so với mặt nước biển (tính đến 31/12/2004) Công trường Đông Bắc. Phía Nam giáp Moong nước Hà tu nơi khai thác trước kia của thực dân pháp. Hiện tại đáy mỏ đang khai thác tại mức -24 (tính đến ngày 31/12/2004) Hệ thống sông suối trong phạm vi ranh giới mỏ do Công ty quản lý không còn tồn tại, nước mưa tập chung chủ yếu vào Moong nước Hà Tu (phía Đông Nam) khai trường. Khí hậu Khu vực công ty than Núi Béo có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Lượng mưa hàng năm thay đổi từ 2024 mm đến 3076 mm, trung bình 2546 mm/năm. Lượng mưa lớn nhất vào các tháng 7, 8 và 9 lượng mưa lớn nhất trong một ngày đêm là 350mm/ngày. Lượng mưa thấp nhất vào các tháng 1, tháng 2. Đặc điểm kinh tế xã hội Công ty than Núi Béo nằm trong khu vực tập trung nhiều mỏ và công trường khai thác than đang hoạt động. Hệ thống hạ tầng, đường giao thông, hệ thống cung cấp năng lượng, cơ khí và các dịch vụ phục vụ đời sống .v.v, khá phát triển. Đặc biệt có Nhà máy sàng tuyển than Nam Cầu Trắng .. nên quá trình khai thác và vận chuyển than khá thuận lợi. Dân cư trong vùng khá đông đúc, chủ yếu là công nhân mỏ và một số làm nghề trồng trọt, dịch vụ... thành phần dân cư chủ yếu là người Kinh và một số dân tộc ít người khác. Lịch sử công tác nghiên cứu địa chất - thăm dò - thiết kế và khai thác Công tác thăm dò Năm 1962: vỉa 11, vỉa 14 được thăm dò sơ bộ cùng toàn khu Hà Tu - Hà Lầm Năm 1965: Vỉa 11, vỉa 14 được TDTM cùng với toàn khu Hà Tu - Hà Lầm. Năm 1967: Thăm dò nâng cấp khu vực khai thác lộ thiên Vỉa 11, Vỉa 14. Năm 1972: Thăm dò bổ sung địa chất công trình và tính lại trữ lượng Vỉa 11, Vỉa 14. Năm 1976: Kết luận bổ sung về ĐCCT và tính lại trữ lượng Vỉa11 (Quyết định số 42 QĐ/T2 ngày 23/12/1976 của Tổng cục địa chất ). Công tác thiết kế và khai thác Vỉa11 Năm 1983: Viện Ghprosac(Liên xô)thiết kế khai thác lộ thiên công suất 1,2 triệu tấn/ năm. Năm 1990: Công ty Khảo sát thiết kế Bộ năng lượng lập thiết kế điều chỉnh giai đoạn I. Năm 1997: Công ty Tư vấn xây dựng mỏ và công nghiệp lập BCNKT làm cơ sở ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty Cavico (Canađa) bóc đát đá, chia sản phẩm từ năm 1998 đến năm 2000. Năm 1991: Công ty Than Núi Béo tiến hành bóc đất đá khai thác Vỉa 11, sản lượng than nguyên khai khai thác được: Năm cao nhất đạt 400 ngàn tấn (1998), năm thấp nhất 28 ngàn tấn (1991). Tổng sản lượng than (quy ra than sạch địa chất) đã khai thác từ 1991 - 2000 là: 1.460 ngàn tấn (Vỉa 11) và 117 ngàn tấn (Vỉa 14). Cấu trúc địa chất Địa tầng chứa than của Công ty than Núi Béo nằm trong điệp Hòn Gai thuộc hệ thống lượng bậc Nori- Rêti. Thành phần than sạch gồm: Cuội sạn kết, cát kết, bột kết, sét kết và các vỉa than. Trong địa tầng chứa than tồn tại 6 vỉa than trong đó vỉa than 14 (10) (công trường vỉa 14 nam Hữu Nghị) và vỉa 11 nằm ở phần trên của cột địa tầng, chiều dày trung bình của vỉa đạt 28,05 m (VỉA 14) và 32,19 m (V11). Đây là các vỉa than có giá trị công nghiệp nhất cho khai thác lộ thiên. Đặc điểm cấu tạo của vỉa. Vỉa 11: Là vỉa than có cấu tạo rất phức tạp, qua khảo sát 7 lỗ khoan từ năm 1998 trở về trước và 22 lỗ khoan mới từ năm 1998 trở lại đây trong đó có 14 lỗ khoan được khoan trong giai đoạn BCNCKT. Qua tài liệu khoan cho thấy: 100% các lỗ khoan cắt vỉa đều có lớp kẹp phần lớn các điểm cắt vỉa có từ 8 -14 lớp kẹp. Số lớp kẹp lớn nhất là: 16 lớp (LK 590) Nhỏ nhất là: 1 lớp Trung bình: 8,71 lớp Vỉa 11 được phân ra làm 4 khu khai thác: Khu Tây, khu Đông, khu Đông bắc, khu Đông nam và khu Bắc. Vị trí và ranh giới trên mặt của các khu được thể hiện trên bình đồ đồng đẳng vách, bình đồ đồng đẳng trụ và tính trữ lượng Vỉa 11 còn ranh giới dưới sâu lấy đến độ sâu cuối cùng của vỉa. Vỉa 14: Là vỉa nằm ở phần cao nhất của cột địa tầng khu nam Hữu nghị. Cách vỉa 13 từ 20 - 60 m. Vỉa 14 lộ dưới lớp đất phủ và moong khai thác, gần khép kín dưới dạng nếp lõm Hữu nghị. Phần dưới sâu vỉa 14 được xác định qua kết quả 126 lỗ khoan thăm dò, trong đó có 6 lỗ khoan được khoan trong thời gian gần đây, trên mặt được khống chế bằng các công trình hào, lộ vỉa ở moong khai thác Vỉa 14 thuộc loại vỉa có chiều dày lớn, tương đối ổn định, cấu tạo phức tạp. Chiều dày trung bình của vỉa 27.44m, Chiều dày than tham gia tính trữ lượng (T1 + T2) từ 0,64m á 36.68m trung bình là 13.58m. Số lớp than trong vỉa biến đổi từ 2 á 25 lớp Đá kẹp trong vỉa phổ biến là bột kết, sét kết. Chiều dày chung của đá kẹp thay đổi từ 0 á 46.79m, trung bình là 13,58m. Số lớp kẹp trong vỉa biến đổi từ 0 á 32 lớp trung bình là 10,46 lớp. Đá vách và trụ vỉa là sét kết, bột kết. Chất lượng than Để xác định đặc tính công nghệ của vỉa than và hướng sử dụng than hợp lý trong các giai đoạn thăm dò đã lấy các loại mẫu phân tích hoá ở tất cả các công trình khoan, hào thăm dò Đặc tính vật lý: Than Vỉa 11 và Vỉa 14 gồm 02 loại (than cục và than cám) - Than cám có mầu đen ánh mờ mờ, dưới tác dụng của lực cơ học yếu than bị vỡ vụn bở rời - Than cục mầu đen, ánh từ bán kim đến ánh kim, vết vỡ dạng bậc thang, rất ròn, sắc cạnh Đặc tính hoá học: Kết quả phân tích hoá học của các mẫu Vỉa11 và Vỉa 14 cho thấy hàm lượng phốt pho (P) dao động trong khoảng 0.001 á 0.13%, than có lẫn ít lưu huỳnh tồn tại dưới dạng hợp chất Sunfua. Qua phân tích thành phần hoá học của tro than có kết quả như sau: SiO2 (57%), Al2O3 (25%), Fe2 O3 (14%), CaO (4,5%), MgO (1.5%) Đặc tính kỹ thuật: Độ ẩm phân tích (Wpt) của Vỉa 11 và Vỉa 14 thay đổi từ 0,68 á 3,26% trung bình 1,7% thuộc loại than có độ ẩm thấp Độ tro AK của than ở trạng thái mẫu khô tuyệt đối thay đổi trong phạm vi lớn từ 3,8 á 30,99% trung bình 15,84% thuộc loại than có độ tro trong bình Nhiệt lượng: Có nhiều chỉ tiêu về nhiệt lượng than. Than của Vỉa11 và Vỉa 14 thuộc loại than có nhiệt lượng cao thay đổi từ 5202 á 8693 (Kcal/kg) trung bình 7284 Kcal/kg Qua kết quả phân tích ở trên cho thấy than Núi Béo thuộc loại than có nhiệt lượng cao và xếp than 2 vỉa trên thuộc loại than bán Antraxit. Đặc điểm địa chất thuỷ văn và địa chất Công trình Đặc điểm địa chất thuỷ văn: Nước mặt: Tập trung chủ yếu ở moong khai thác và moong Hà Tu. Nguồn cung cấp cho nước mặt chủ yếu là nước mưa, nước mặt không có tính chất ăn mòn, độ PH = 6.4 á 8. Theo tính toán thì lượng nước mặt chảy vào khai trường với lượng mưa lớn nhất là 350mm/ngày đêm. Nước ngầm: Địa tầng khu mỏ bao gồm các loại đá cuội kết, sạn kết, cát kết, bột kết, Nước dưới đất có quan hệ thuỷ lực chặt chẽ với nước trên mặt vì sau khi kết thúc mùa mưa lượng nước của các suối và công trường khai thác giảm đi rõ rệt. Nguồn cung cấp cho nguồn này chủ yếu là nước mưa thấm từ trên qua các tầng đá chứa nước lộ ra và đới phá huỷ kiến tạo. Đặc điểm địa chất công trình Trong các giai đoạn thăm dò địa chất đã tiến hành lấy trên 250 mẫu cơ lý đá để nghiên cứu các chỉ tiêu cơ lý phục vụ cho thiết kế bờ Công ty khai thác lộ thiên Cuội kết: Có mầu trắng đến phớt hồng. Thành phần hạt chủ yếu là thạch anh ít Si lic, kích thước hạt từ 5-12mm Xi măng gắn kết là cát thạch anh. Đá có cấu tạo khối hoặc phân lớp dày, bị nứt nẻ mạnh Sạn kết: Màu từ xám đến xám phớt hồng, thành phần hạt chủ yếu là thạch anh, độ hạt từ 1á3mm độ lựa chọn kém. Xi măng gắn kết là cát thạch anh, silic đá bị nứt nẻ mạnh. Đá thường có cấu tạo khối, phân lớp dày. Cát kết: Là loại đá phổ biến trong khu mỏ, màu xám tro đến xám trắng. Thành phần hạt chủ yếu là thạch anh độ hạt nhỏ hơn 1mm. đá có cấu tạo phân lớp dày, ít bị nứt nẻ. Bột kết: Phân bố ở vách, trụ vỉa than. Bột kết có màu xám tro đến xám đen. Thành phần hạt chủ yếu là sét, đá có cấu tạo phân lớp, ít bị nứt nẻ. Sét kết: màu xám đến xám đen, cấu tạo dạng phân lớp, bị nén ép có dạng phân phiến, đá kém bền vững rễ bị vỡ vụn, bở rời. Trữ lượng than địa chất Ranh giới tính trữ lượng: Ranh giới vỉa: Ranh giới tính trữ lượng Vỉa11 và Vỉa 14 lấy theo quyết định số 649 TVN/ ĐCTĐ2 ngày 07 tháng 05 năm 1996 của Tổng giám đốc Tổng công ty Than Việt Nam cụ thể như sau: + Vỉa11: ranh giới trên mặt giới hạn bởi - Phía Bắc là đứt gãy Hà Tu - Phía Nam là đứt gãy Mông Plane - Phía Đông và phía Tây lấy đến hết lộ vỉa Ranh giới dưới sâu: lấy đến độ sâu tồn tại cuối cùng của vỉa (-150m) + Vỉa 14: Ranh giới trên mặt giới hạn bởi - Phía Bắc giới hạn bởi toạ độ: X = 19,777.43 á 19,778.49 vĩ độ Bắc Y = 408,451.93 á 409,624.04 kinh độ Đông - Phía Nam là đứt gãy P-L - Phía Đông lấy đến hết lộ vỉa - Phía Tây giới hạn bởi toạ độ: X = 18,662.48 á 19,777.43 vĩ độ Bắc. Y = 408,466.22 á 408,451.93 kinh độ Đông. Ranh giới dưới sâu lấy đến độ sâu cuối cùng là (-108m) Chỉ tiêu tính trữ lượng Trữ lượng than vỉa cũng như trong BGKT V11 và Vỉa 14 được tính theo 2 chỉ tiêu + Chỉ tiêu nhà nước m ≥ 1m AK ≤ 40% + Chỉ tiêu theo TVN m ≥ 0,3m, Ak ≤ 50% (Theo QĐ số 2043 QĐ-ĐC ngày 19/09/1998 của Tổng giám đốc Tổng Công ty than Việt Nam) Phương pháp tính trữ lượng Việc tính trữ lượng Vỉa 11, Vỉa 14 được thực hiện theo phương pháp bình đồ phân tầng (mặt cắt song song nằm ngang) Kết quả tính trữ lượng Trữ lượng toàn vỉa (vỉa 11 và vỉa 14) tính đến 31/12/2003 phân theo cấp trữ lượng (Bảng 1-1) Bảng phân cấp trữ lượng Bảng 1-1 Vỉa than Trữ lượng phân theo cấp (1000 T) A + B C1 C2 A + B + C1 + C2 Vỉa 11 8 230 10 367 0 18 597 Vỉa 14 8 731 9 860 0 18 591 Cộng 16 961 20 227 0 37 188 Qua thực tế khai thác và công tác thăm dò khai thác cho thấy: Vỉa 11 và vỉa 14 là 2 vỉa có cấu trúc địa chất phức tạp, nhất là vỉa 11 có 02 đứt gãy chưa xác định chính xác vị trí phân bố và đới phá huỷ là đứt gãy Hà tu (Phía Bắc) và đứt gãy Mông Plane phía nam nên trong vỉa tồn tại nhiều nếp uốn nhỏ làm phức tạp hoá mặt trụ dẫn đến sai lệch trong quá trình tính toán trữ lượng Đây là các vỉa than có trữ lượng chiều dày lớn trong vỉa có khá nhiều lớp kẹp đặc biệt là vỉa 14 nên khó loại trừ chúng ra khỏi vỉa Mạng lưới thăm dò hiện chưa đủ khống chế các cấu trúc nhỏ, một vài khu vực còn chưa xác định đầy đủ các yếu tố về cấu tạo vỉa Để đảm bảo độ tin cậy trữ lượng than cho chương trình khai thác phát triển lâu dài của Công ty than Núi béo và công tác lập kế hoạch hàng năm của Công ty cần thiết tiến hành công tác thăm dò bổ sung cho toàn bộ trữ lượng của Công ty. Công nghệ sản xuất: Hệ thống mở vỉa: Căn cứ vào đặc điểm địa chất và hiện tượng mỏ, công ty mở vỉa bằng 02 loại hào: - Mở vỉa bằng hào ngoài: Hào được mở ngay từ thời kỳ sản xuất đầu tiên, nó tồn tại cùng với tuổi mỏ. Nó là trục giao thông nối liền trong và với ngoài mỏ. Do loại đường hào này chỉ phù hợp với loại khai thác nông nên loại đường hào này không còn hợp lý nữa trong giai đoạn khai thác hiện nay khi mỏ đang khai thác ở mức khá sâu - Mở vỉa bằng hào trong: Đặc điểm là di động, bám vách vỉa. Để giảm bớt khối lượng XDCB người ta chuyển khối lượng đào hào vào khối lượng đất đá bóc Phương pháp mở vỉa bằng hào là một phương pháp trên góp phần làm tăng phẩm chất than và tỷ lệ đất đá lẫn trong than. Hình 1-1: Sơ đồ mở vỉa hào trong Hệ thống khai thác: Là trình tự hoàn thành công tác chuẩn bị (đào hào dốc, đào hào chuẩn bị) công tác bóc đất đá, công tác khai thác than. Hệ thống đó cần đảm bảo cho mỏ hoạt động được an toàn kinh tế, đảm bảo sản lượng theo yêu cầu, thu hồi tối đa mức dự trữ lượng tài nguyên trong lòng đất cùng với việc bảo vệ môi trường xung quanh. Hệ thống khai thác có quan hệ chặt chẽ đến thiết bị khai thác nhằm phát huy năng lực của thiết bị đảm bảo an toàn cho sản xuất. Theo thiết kế kỹ thuật thi công năm 1976 do Liên Xô lập đối với Công Ty Than Núi Béo sử dụng hệ thống khai thác dọc, một bờ công tác, có vận tải đất đá đổ tại bãi thải ngoài. Các thông số của hệ thống khai thác: - Chiều cao tầng đất đá : 15m - Chiều cao tầng than: 7,5m - Góc dốc sườn tầng: 650 - Chiều rộng mặt tầng công tác: 50m - Góc dốc bờ công tác: 150 - Góc dốc bờ kết thúc: 350 Công nghệ khai thác: - Công nghệ sản xuất chính: + Khoan nổ: Sử dụng máy khoan xoay cầu CБШ-250, khoan thuỷ lực RocL8.. Nổ mìn áp dụng theo phương pháp tiên tiến hiện nay là nổ vi sai qua hàng.thuốc nổ sử dụng ANFO và ANFO chịu nước ít gây ô nhiễm môi trường + Xúc bốc: Toàn bộ khâu xúc bốc hiện nay được cơ giới hoá bằng các máy xúc ЭKG 4,6m3, ЭKG 5A và máy xúc thuỷ lực gầu ngược (E =2,8-5m3) của Nhật. + Khâu vận tải: Vận tải than dùng các loại xe Benlaz, kapaz, HD; vận tải đất đá sử dụng xe CAT 773E, Benlaz, HD. + Khâu thải đất đá: Đất đá được bốc xúc từ gương tầng vận chuyển đến bãi thải bằng ôtô. - Các khâu sản xuất phụ trợ như: - Sàng tuyển, chế biến than. - Xây dựng đường xá các tuyến vận tải cố định hay tạm thời phục vụ cho sản xuất. - Sửa chữa thiết bị cơ điện, thiết bị vận tải.. - Bơm thoát nước, cấp nước tưới đường - Cung cấp điện: Phục vụ cho sản xuất và nhu cầu thắp sáng - San gạt bãi thải, làm đường xá... Ngoài ra còn một số bộ phận khác như bộ phận văn hoá, phúc lợi, y tế, môi trường... Hình 1-2 dưới đây thể hiện sơ đồ công nghệ sản xuất và tiêu thụ than của Công ty than Núi Béo đang được áp dụng. Khai trường Viả14 Ô tô Bãi thải Đất đá thải Bốc xúc Khoan nổ Sàng tuyển, chế biến Các sản phẩm theo TCVN Kho than V14 Than Ng. khai V14 Ô tô Hình 1-2: Sơ đồ công nghệ sx và tiêu thụ than Công ty than Núi Béo. Ô tô Cảng Nam Cầu Trắng Băng tải Các hộ tiêu thụ đường biển Ô tô Nhà máy tuyển NCT Sơ tuyển cấp TTNCT Đường săt Ô tô Cảng Mì Con Cua Sàng tuyển, chế biến Than Ng. khai V11 Khai trường Viả11 Các sản phẩm theo TCVN Kho than V11 Ô tô Bốc xúc Khoan nổ Ô tô Ô tô Bãi thải Ô tô Đất đá thải Qua Sơ đồ 1-2 trên cho thấy đây là sơ đồ công nghệ sản xuất hợp lý, tiên tiến, các khâu luôn có sự phối hợp nhịp nhàng ăn khớp với nhau nhưng vẫn thể hiện được tính chất riêng biệt của từng khâu. Trang bị kỹ thuật chủ yếu của công ty. Công ty than Núi Béo là Công ty khai thác lộ thiên lớn, khối lượng sản xuất của Công ty chiếm tỷ trọng cao, vì vậy đòi hỏi các máy móc thiết bị có năng suất lớn, tính năng kỹ thuật cao phù hợp với điều kiện khai thác của Công ty, các thiết bị hiện nay Công ty đang sử dụng hầu hết do nước ngoài cung cấp, với điều kiện của Công ty có đủ khả năng chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. * Đánh giá trình độ trang thiết bị kỹ thuật của Công ty. Trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh Công ty luôn trú trọng đầu tư trang thiết bị phục vụ cho sản xuất đặc biệt là dây chuyền sản xuất chính, các khâu trong dây chuyền hầu như đã được cơ giới hoá toàn bộ, tuy nhiên hiện nay một số loại thiết bị đã hết khấu hao và hầu hết các máy móc thiết bị đang hoạt động ở tình trạng loại B,C. Việc sửa chữa và thay thế phụ tùng cũng gặp nhiều khó khăn do phụ tùng thay thế hiếm, tuy vậy máy móc hiện đại vẫn giữ vị trí quan trọng trong dây chuyền sản xuất của Công ty, quyết định tới sản lượng mà Công ty đạt được. thiết bị huy động sản xuất năm 2004 Bảng 1-3 TT Tên thiết bị ĐVT Số có đến 31/12/2003 Chờ thanh lý Kế hoạch huy động Cho SX Cho PV 1 2 3 4 5 6 7 Tổng số 172 5 140 40 1 Thiết bị công tác 29 27 3 1 Máy khoan CBIII-250 Cái 2 2 2 Máy khoan ROC L8 " 1 1 3 Máy xúc EKG-5A " 2 2 4 Máy xúc EKG-4,6 " 1 1 5 Máy xúc thuỷ lực 5,7m3 (CAT5090) " 1 1 6 Máy xúc thuỷ lực 3,3m3 CAT-365 BL " 2 2 7 Máy xúc thuỷ lực 3,3m3 EX750 " 1 1 8 Máy COMATSU PC1000 " 1 1 9 Máy gạt CAT-D6R " 1 1 10 Máy gạt CAT-D7R " 2 2 11 Máy gạt CAT-D10R " 1 1 12 Máy gạt D-85A " 3 3 13 Máy gạt T-170 " 5 5 14 Máy xúc lật 3 m3/gầu " 1 1 15 Máy gạt B10 " 1 1 16 Máy xúc lật 2,5-2,7 m3/gầu " 2 2 17 Máy san đường DZ98 " 1 1 18 Máy san đường VOLVO G780B " 1 2 19 Máy lu BOMAG " 1 1 II Thiết bị vận tải 84 5 51 31 1 Ô tô Benlaz 7522 (30T) Cái 20 4 16 2 Ô tô Benlaz 7548D7 (42T) ,, 15 15 3 Ô tô CAT 773E (55T) ,, 7 7 4 Ô tô VOLVO ,, 5 Xe HUYNDAI -HD270 (15T) ,, 12 12 6 Xe Zin phục vụ ,, 2 2 7 Xe con chỉ huy sản xuất ,, 8 8 8 Xe cứu thương ,, 1 1 9 Xe Belaz chở nước tới đường ,, 4 4 10 Xe Kpaz chở nước cho máy khoan ,, 1 1 11 Xe Kpaz chở nước ăn ,, 1 1 12 Xe chở nước chuyên dùng (VSCN+MT) ,, 2 4 13 Xe ca chở công nhân ,, 11 1 11 III Thiết bị động lực 34 - 35 3 1 Tủ điện cao thế Cái 14 14 2 Máy biến áp 1800 KVA-35/6kV " 2 2 2 Trạm biến áp 6/0,4KV " 16 17 1 3 Trạm biến áp 6/0,23KV " 2 2 IV Thiết bị khác Cái 25 27 3 1 Xe cẩu KC 5573 (25T) " 1 1 2 Xe cẩu KC 3575 (15T) " 1 1 3 Xe gắn cẩu (2T) phục vụ làm lốp " 1 1 4 Xe gắn cẩu (4T) phục vụ vật tư, D/c tủ điện " 1 5 Palăng 5 tấn " 2 2 6 Palăng 2,5tấn " 1 1 7 Trạm cân điện tử 100T " 1 1 9 Bơm nước 1250m3/h " 1 1 10 Bơm nước 900m3/h " 1 1 11 Bơm nước 630m3/h " 2 3 12 Bơm nước 280m3/h " 2 2 13 Bơm nước 150m3/h " 2 2 14 Bơm nước 60m3/h + 45m3/h " 2 2 15 Máy nghiền 50t/ca " 2 4 16 Sàng công suất 60 t/h (S3) " 1 1 17 Sàng công suất 150t/h (S4+S7) " 2 2 18 Sàng công suất 50t/h (S1+S6+S8) " 3 3 19 Sàng công suất 250-300 t/h " 0 1 20 Hệ thống thông tin điều hành sản xuất " 1 1 Qua bảng 1-3 trên cho thấy năng lực thiết bị cần huy động cho sản xuất năm 2004 hầu hết là toàn bộ số lượng thiết bị Công ty hiện có, ngoài ra với tốc độ gia tăng sản lượng của Công ty từ 800.000 tấn cho kế hoạch 2003 nhưng đến năm 2004 Công ty đã thực hiện được 1.844.645 tấn. Chiến lược của Công ty trong thời gian tới là phải đầu tư mua sắm thiết bị phù hợp với điều kiện khai thác như máy khoan thuỷ lực, các hệ thống sàng, bơm có công suất lớn và một số máy móc thiết bị như máy xúc 11m3 và xe ôtô có tải trọng 57 tấn. Các điều kiện kinh tế xã hội của sản xuất Tình hình tập trung hoá, chuyên môn hoá, hợp tác hoá sản xuất của Công ty. a. Tình hình tập trung hoá: Công ty than Núi Béo là Công ty khai thác lộ thiên lớn. Sản lượng khai thác hàng năm là rất lớn. b. Tình hình chuyên môn hoá: Do Công ty than Núi Béo có tính tập trung cao nên đòi hỏi chuyên môn hoá cao trong dây truyền sản xuất, các công trường phân xưởng đều đảm nhận các chức năng khác nhau. - Công ty có 03 Công trường chức năng khai thác (Công trường V11, Vỉa 14, Đông Bắc), mỗi công trường đều có chức năng sản xuất như nhau, chỉ đạo các khâu khoan, xúc bốc, vận tải - Phân xưởng Trạm mạng và Bơm thoát nước (cơ điện) quản lý công tác cơ điện cung cấp điện phục vụ sản xuất cho toàn mỏ và bơm thoát nước. - Công trường than I chế biến than trước khi xuất than xuống tầu - 05 phân xưởng Vận tải làm nhiệm vụ vận tải than và đổ thải đất đá. - Phân xưởng Cảng tập kết than và tiêu thụ - Phân xưởng sửa chữa (sửa chữa phục hồi hoặc thay thế các thiết bị phục vụ sản xuất) - Công trường cấp thoát nước và làm đường - Công trường Xây dựng… c. Tình hình hợp tác hoá Song song với việc tập trung hoá và chuyên môn hoá. Công ty cũng tiến hành hợp tác với các công ty cổ phần bên ngoài như nhà máy Cơ khí Hòn Gai, Công ty tuyển than Hòn gai, Công ty Tân thành, Công ty cổ phần Hoa Sơn, Công ty CAVICO đối với các Công ty thuê ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển và bốc xúc đất đá góp phần làm thức đẩy sản lượng của Công ty hoàn thành vượt mức kế hoạch để đảm bảo cho dây truyền sản xuất của Công ty đồng bộ nhịp nhàng liên tục. Trong nội bộ Công ty mối quan hệ giữa các phòng ban với các công trường, phân xưởng là mối quan hệ hai chiều. Các phòng ban hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc và yêu cầu các công trường, phân xưởng báo cáo. Các công trường có quyền đề nghị báo cáo thực hiện theo đúng sự chỉ đạo của các phòng ban Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động a. Bộ máy quản lý và sản xuất của Công ty than Núi Béo Xuất phát từ quy trình công nghệ sản xuất và đặc thù của Công ty theo cơ cấu trực tuyến chức năng được thể hiện qua hình 1-3 Nhà máy CK Hòn Gai Giám đốc công ty PGĐ CĐ Vận tải PGĐ Kinh tế PGĐ sản xuất PGĐ Kỹ thuật Phòng BVQS P. Thanh tra tra tra P. Kế hoạch C.trường XD-KTT C.Trường Than 1 CT. Đông bắc Công trường Vỉa 11 Công trường Vỉa 14 Công trường TCCG Phòng Kỹ thuật Phòng đầu tư XDCB Phòng KCS Phòng an toàn Phòng Kiểm toán Phòng KTTC Phòng Y tế Văn phòng Phòng ĐKSX Phân xưởng Cảng Phòng cơ điện mỏ PX TM và bơm TN PX sửa chữa máy mỏ Phòng TCLĐ Phòng Vật tư Phòng C.khí v.tải các PX VT1, 2, 3, 4, 5 Đội xe phục vụ PX sửa chữa ô tô Hình 1-3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty than Núi Béo 2004 Từ sơ đồ này cho thấy trong cơ cấu tổ chức quản lý của mỏ đứng đầu là giám đốc, sau đó là 5 phó Giám đốc, kế toán trưởng sau nữa là các phòng ban và bộ phận - Phòng Kỹ thuật: Chuẩn bị kỹ thuật cho quá trình khai thác than, lập các dự án đầu tư chiều sâu, mở rộng cải tạo dây chuyền sản xuất. - Phòng cơ điện Mỏ : Có trách nhiệm dự thảo và chỉ đạo thực hiện kế hoạch trang thiết bị công nghệ, sửa chữa máy móc thiết bị trên cả hai lĩnh vực cơ đ._.iện. - Phòng Cơ khí Vận tải : Có trách nhiệm dự thảo và chỉ đạo thực hiện kế hoạch trang thiết bị công nghệ, sửa chữa máy móc thiết bị Vận tải . - Phòng Vật tư : có trách nhiệm cung ứng vật tư cho quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý các kho vật tư , kiểm tra thực hiện các định mức vật tư. - Phòng An toàn: Chỉ đạo việc chấp hành các quy định về an toàn trong quá trình khai thác. - Phòng điều khiển sản xuất: Tham mưu giúp giám đốc dự thảo và chỉ đạo thực hiện kế hoạch tác nghiệp sản xuất hàng ngày, hàng ca, thường trực giải quyết mọi công việc phát sinh trong quá trình sản xuất. - Phòng KCS: Chịu trách nhiệm kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm của Công ty nh AK của than, mẫu của than. - Phòng Kế hoạch: Có nhiệm vụ lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tháng, quý, năm theo sự chỉ đạo khoán của Tổng Công ty than Việt Nam. - Phòng Kế toán thống kê: hạch toán thực tế qúa trình sản xuất kinh doanh của Công ty, quản lý hoạt động tài chính và lập kế hoạch tài chính. - Phòng Tổ chức lao động: Quản lý lao động, định mức lao động và tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho CBCNV. - Công trường vỉa 11: Là công trường tổng hợp thực hiện các công đoạn khoan, bóc đất đá, khai thác than khu vực Tây vỉa 11 và thực hiện công tác nổ trong toàn công ty. - Công trường Đông Bắc: Là công trường sử dụng hầu hết các thiết bị thuê ngoài trong công tác vận tải đất. - Công trường vỉa 14: Sử dụng hầu hết các thiết bị thuê ngoài để thực hiện các công đoạn khoan, xúc bốc vận chuyển. - Công trường than I: Thực hiện chức năng là một kho trung tâm của mỏ có nhiệm vụ quản lý xuất nhập than, chế biến thành phẩm. - Phân xưởng cảng: Thực hiện chức năng tiếp thị, tiêu thụ than cho các khách hàng. - Công trường xây dựng và sản xuất tiêu thụ: Thực hiện chức năng sàng chế biến các loại than tiêu chuẩn ngành, xây dựng, sửa chữa một phần các công trình trong mỏ. Bên cạnh việc thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Các phòng ban trong Công ty có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau cùng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao nhằm đạt được mục tiêu mà Công ty đề ra. Chế độ nguyên tắc quản lý của Công ty là tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách và chịu trách nhiệm từng lĩnh vực. Triệt để thực hiện chế độ một thủ trưởng trong toàn Công ty và ở từng đơn vị đứng đầu là Giám đốc Công ty. Giám đốc phối hợp chặt chẽ với thường vụ đảng uỷ chỉ đạo Công ty thực hiện đúng chủ trương đường lối kế hoạch được giao Để bộ máy làm việc có hiệu quả Công ty đã thực hiện việc tinh giảm biên chế theo hướng tỉ trọng lao động gián tiếp, tăng cường cho sản xuất trực tiếp, sát nhập các phòng ban, công trường phân xưởng nếu mang lại hiệu quả cho sản xuất. Công ty thường xuyên cử cán bộ công nhân đi học và đào tạo các lớp chuyên môn nghiệp vụ, góp phần cho sản xuất và nâng cao hiệu quả làm việc b. Tổ chức quản lý các bộ phận trong Công ty Cơ cấu quản lý các Công trường, phân xưởng theo nguyên tắc gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả đáp ứng được nhu cầu chuyên môn hoá, sản xuất trong nội bộ Công ty. Với mô hình quản lý này cho thấy ở cấp công trường phân xưởng đã có sự quản lý mang tính chất khoa học tạo ra khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ của bộ phận mình. Tổ chức quản lý các bộ phận trong mỏ thể hiện qua sơ đồ 1-4 Quản đốc Bộ phận thống kê, Kinh tế viên PQĐ cơ điện PQĐ + trực ca số 1 PQĐ + trực ca số 2 PQĐ + trực ca số 3 Các tổ sản xuất số 1 Các tổ sản xuất số 2 Các tổ SX số 3 Hình 1-4: Sơ đồ tổ chức quản lý bộ phận sản xuất của Công ty c. Chế độ công tác của Công ty Công ty than Núi Béo tổ chức sản xuất theo 02 chế độ: - Khối phòng ban chỉ đạo sản xuất thực hiện theo chế độ làm việc theo giờ hành chính: một ngày làm việc 12 tiếng, nghỉ thứ 7, Chủ nhật - Khối các Công trường, phân xưởng, tổ đội thực hiện tuần làm việc theo ca gián đoạn. Ngày làm việc 3 ca, mỗi ca 8 giờ với lịch đảo ca nghịch (260 x 3x 8). Hiện nay chế độ này làm việc là hợp lý với điều kiện sản xuất chung của Công ty. Tuy nhiên thị trường và tình hình tiêu thụ sản phẩm cũng có ảnh hưởng đến chế độ công tác của mỏ, để đáp ứng với nhu cầu thị trường thích ứng với cơ chế nhà nước đề ra đòi hỏi Công ty phải có sự linh hoạt trong sự áp dụng cơ chế sản xuất, công tác không để ngừng trệ sản xuất làm lãng phí lao động và thiết bị Tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp mỏ Công ty Than Núi Béo có tổng số lao động lớn, xuất phát từ đặc thù riêng của sản xuất kinh doanh của Công ty như công nghệ khai thác phức tạp, điều kiện sản xuất khó khăn…. Qua bảng thống kê số lượng, số lượng lao động năm 2004 cho thấy như sau: Tổng số CB CNV toàn Công ty: 2359 người Trong đó: - Khối cán bộ lãnh đạo: 135 người =5,72% - Khối chuyên môn nghiệp vụ: 136 người =5,77% - Nhân viên khối phục vụ: 25 người =1,1% - Công nhân: 1593 người =67,5% - Khối dân đảng: 06 người =0,0025% Với kết cấu lao động của công ty là hợp lý, chất lượng đội ngũ lao động cao, thu nhập bình quân người lao động đạt 2.850.000 đồng/người. Để thúc đẩy nâng cao năng suất lao động công ty đã áp dụng biện pháp khen thưởng như thưởng cho sáng kiến kỹ thuật, hoàn thành vượt mức… thường xuyên tổ chức phong trào thi đua lập thành tích các đơn vị và cá nhân. Kết luận chương 1 Qua nghiên cứu các điều kiện sản xuất chủ yếu của công ty thấy bước vào năm 2004 Công ty có những khó khăn và thuận lợi như sau: * Khó khăn: Công ty than Núi Béo là một Công ty khai thác than Lộ thiên, hết năm 2004 mức sâu đáy mỏ đã đạt mức –60m so với mực nước biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ khí hậu và thiên nhiên. Sản xuất mang tính mùa vụ nên chỉ có giá trị sản phẩm dở dang tồn kho trên khai trường của mỏ luôn luôn ở mức độ khá lớn, gây ứ đọng vốn Mặt khác năm 2004 Công ty tổ chức sản xuất trong điều kiện còn nhiều khó khăn chưa thể tháo gỡ ngay được. Chi phí bóc xúc vận tải lớn trong phạm vi cung độ > 2.5 Km, máy móc thiết bị một phần đã già cỗi, đa số hết khấu hao nhưng vẫn còn phải sử dụng dẫn đến chi phí cho sửa chữa lớn và làm tăng gía thành… Thuận lợi: Công ty có vị trí giao thông thuận lợi, dây truyền công nghệ tiên tiến và tương đối khép kín, có đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp vững vàng, giàu kinh nghiệm trong chỉ đạo sản xuất, đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao, trẻ, khỏe, được đào tạo chính quy đáp ứng đầy đủ nhiệm vụ yêu cầu được giao. Sản lượng khai thác của Công ty luôn tạo được sự tin cậy của khách hàng lâu năm và thu hút khách hàng mới. Tất cả những khó khăn và thuận lợi nêu trên đều có ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh chung năm 2004 của công ty than Núi Béo, mà tác giả sẽ phân tích cụ thể ở chương 2. Chương 3 Hoàn thiện tổ chức hạch toán kinh tế công trường Đông Bắc Công ty than Núi Béo năm 2005 Năm 2004 đã trôi qua để lại cho cán bộ công nhân viên Công ty than Núi Béo nhiều dấu ấn đi lên để đóng góp tích cực của mình vào quá trình phát triển của Công ty. Để bắt nhịp cùng sự phát triển của các đơn vị trong ngành đòi hỏi Công ty không ngừng tự hoàn thiện mình học hỏi đúc kết các kinh nghiệm thực tế để hướng tới một sự phát triển toàn diện. - Để thấy được công tác hạch toán của đơn vị trong chương 3 này tác giả sẽ trình bày công tác hạch toán kinh tế công trường Đông Bắc và một số biện pháp để hoàn thiện công tác này. 3.1. Cơ sở của việc lựa chọn đề tài. 3.1.1. ý nghĩa thực tế của đề tài. Hạch toán kinh tế là một việc làm quan trọng. Làm tốt công tác này không những chỉ ra ưu, khuyết điểm trong sản xuất kinh doanh mà còn làm cho người lao động hiểu từng việc họ làm, động viên cán bộ công nhân viên làm tốt công việc của mình, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu góp phần hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận. Hạch toán kinh tế là phạm trù kinh tế, là phương pháp quản lý kinh tê tổng hợp có hiệu quả. Chế độ hạch toán kinh tế, đảm bảo sự lãnh đạo tập hợp có hiệu quả. Chế độ hạch toán kinh tế, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Nhà nước, của cấp trên đối với chiến lược sản xuất, đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội. Thực hiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, các đơn vị kinh tế cơ sở chuyển sang cơ chế hạch toán kinh tế. Để đánh giá đúng một Công ty sản xuất có hiệu quả hay không thì việc hạch toán kinh tế phải được tiến hành từ gốc của sản xuất, tức là những việc làm cụ thể của cơ sở.Hạch toán kinh tế nội bộ cũng là phương pháp quản lý kinh tế hiệu quả nhất, làm cho công nhân quan tâm thực sự tới thành quả lao động của mình. Nó là đòn bẩy kinh tế quan trọng, động viên mọi tiềm năng, nguồn nhân lực thực hiện tốt kế hoạch sản xuất đã đề ra. Trong Công trường luôn là nơi phát sinh chi phí. Việc kiểm soát và tìm biện pháp hạ thấp chi phí là việc làm hết sức bức xúc. Nhiệm vụ của Công trường là giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất, tăng tiền lương và thu nhập cho người lao động. Chính vì hoàn thiện tổ chức hoạch toán cấp công trường là vấn đề cấp bách mà Công ty than Núi Béo quan tâm. 2.1.2. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của đề tài. A. Mục đích: Chuyên để tạo ra những căn cứ khoa học cho việc làm thực hiện tổ chức hạch toán kinh tế ở công trường Đông Bắc năm 2004. - Xoá bỏ cơ chế quản lý quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. - Đối với người lao động, do được trực tiếp tham gia vào việc quản lý sản xuất kinh doanh, phân phối thu nhập, vì vậy họ sẽ ra sức phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch, nâng cao năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, biết thực hành tiết kiệm trong sản xuất. - Tăng cường hợp tác lao động, phát huy tinh thần làm chủ, sử dụng hợp lý thời gian lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. B. Đối tượng nghiên cứu của đề tài. - Đối tượng nghiên cứu đề tài là Công trường Đông Bắc, một công trường sản xuất chính, chuyên khai thác than. Sản lượng khai thác của công trường đã góp một phần đáng kể trong sản lượng khai thác than của Công ty. Đối tượng hạch toán kinh tế của công trường Đông Bắc gồm hạch toán toàn bộ các chi phí trong nội bộ công trường. C. Nhiệm vụ của hạch toán kinh tế công trường Đông Bắc. * Nhiệm vụ của đề tài là: - Phân tích tình hình tổ chức hạch toán kinh tế công trường Đông Bắc năm 2004. - Một số biện pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán kinh tế công trường Đông Bắc. - Xác định hiệu quả kinh tế của đề tài. - Tổ chức thực hiện đề tài. D. Phương pháp nghiên cứu của đề tài. - Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu thu thập thực tế ở công trường Đông Bắc. - Sử dụng phương pháp hệ thống, tính toán các chi phí các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí ở công trường Đông Bắc và đưa ra một số biện pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán kinh tế nội bộ của Công ty. 3.2. Cơ sở lý thuyết và hạch toán nội bộ 3.2.1. Thực chất của hạch toán nội bộ - Hạch toán kinh tế nội bộ bước phát triển sâu của chế độ hạch toán áp dụng chung một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm. Nó là một mắt xích quan trọng của chu trình hoạch toán doanh nghiệp. Thành công hay thất bại của hạch toán kinh tế nội bộ sẽ quyết định đến chế độ hạch toán của Công ty. Nó sử dụng hình thức tiền tệ để thanh toán chi phí sản xuất ở công trường, phân xưởng, ngành, tổ sản xuất hoặc cá nhân đó đã tiết kiệm và lãng phí. Căn cứ vào những thành tích đã đạt được để có hình thức thưởng phạt vật chất sao cho thoả đáng. Giữa hạch toán kinh tế áp dụng cho Công ty (hay gọi là hạch toán đầy đủ) và hạch toán nội bộ có sự giống và khác nhau. + Giống nhau: - Hạch toán kinh tế nội bộ và hạch toán kinh tế đầy đủ giống nhau về bản chất vì nhằm đều đạt hiệu quả kinh tế cao trong quản lý doanh nói chung và từng bộ phận nói riêng. Có hai điều quán triệt công tác tiết kiệm, nguyên tắc khuyến khích bằng lợi ích vật chất và chịu trách nhiệm về vật chất. Trên cơ sở đó, củng cố tinh thần trách nhiệm, thúc đẩy hoàn thành, và hoàn thành vượt mức kế hoạch Công ty giao cho công trường. Ngoài ra còn một số đặc điểm nữa là chúng đều dựa trên cơ sở vận dụng tổng hợp các quy luật kinh tế, các phạm trù kinh tế có liên quan và tồn tại một cách khách quan của sản xuất hàng hoá dưới chế độ chủ nghĩa xã hội. Hạch toán kinh tế đầy đủ và hạch toán kinh tế nội bộ hợp thành một thể thống nhất. Tuy vậy giữa chúng vẫn có sự khác nhau. + Khác nhau: Trước hết là đối tượng: Với hạch toán kinh tế đầy đủ thì đối tượng của nó là toàn bộ Công ty. Nhưng đối với hạch toán kinh tế nội bộ thì đối tượng là các bộ phận sản xuất bên trong Công ty. Các bộ phận ấy là công trường, phân xưởng, phòng ban, tổ đội sản xuất trực thuộc Công ty quan hệ với nhau theo quyết định của Giám đốc. - Nội dung của các chỉ tiêu: Đối với hạch toán áp dụng cho Công ty (hạch toán đầy đủ) thì các chỉ tiêu hạch toán kinh tế phải đảm bảo phản ánh đầy đủ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhưng hạch toán kinh tế nội bộ thì tuỳ thuộc vào mục tiêu cụ thể của các bộ phận mà xác định các chỉ tiêu hạch toán kinh tế sao cho có trọng tâm. - Mức độ thực hiện các nguyên tắc: Đối với Công ty thì phải thực hiện đầy đủ, đúng nguyên tắc của chế độ hạch toán kinh tế. Nhưng đối với hạch toán kinh tế nội bộ thì việc vận dụng các nguyên tắc đó đòi hỏi phải cụ thể, phù hợp với từng bộ phận hạch toán kinh tế. Hạch toán kinh tế nội bộ nhằm đưa ra những biện pháp quản lý kinh tế có kế hoạch và kiểm tra nhiệm vụ kế hoạch cũng như nguyên tắc khuyến khích bằng lợi ích vật chất xuống tất cả khu vực sản xuất của Công ty, đến từng người công nhân. Mục đích cuối cùng của hạch toán kinh tế nội bộ là mục tiêu hạch toán của Công ty. 3.2.2. Tính chất của hạch toán kinh tế nội bộ - Hạch toán kinh tế nội bộ là sự vận dụng chế độ hạch toán kinh tế Công ty đi vào chiều sâu với hình thức và phương pháp thích hợp trước đo sự phát triển chiều sâu của chế độ hạch toán kinh tế nội bộ chính là sự phát triển của nền kinh tế, quyền chủ động sáng tạo của các đơn vị cơ sở hạch toán kinh tế trong sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng. Tính chất này được thể hiện ở chỗ: + Các bộ phận và người lao động trong Công ty phải coi việc tiết kiệm cho phí ở bộ phận và nơi làm việc của mình là một trong những yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ + Các bộ phận sản xuất và người lao động làm tốt thì được thưởng và làm hỏng thì phải đền bù. Đó chính là sự vận dụng nguyên tắc, và chế độ khuyến khích, chịu trách nhiệm vật chất trong hạch toán kinh tế Công ty. - Hạch toán kinh tế nội bộ còn có tính chất tổng hợp. Nó là sự vận dụng tổng hợp các nguyên tắc của chế độ hạch toán kinh tế, mỗi nguyên tắc là sự thể hiện một mặt noà đó trong hạch toán kinh tế nội bộ. Điều này đặt ra khi tiến hành hạch toán kinh tế nội bộ phải coi trọng tất cả các nguyên tắc. - Hạch toán kinh tế nội bộ cũng có tính chất quần chúng sâu sắc đó là hình thức dùng tiền tệ để tính toán những chi phí của công trường, tổ, đội, cá nhân. So sánh chi phí với kết quả đạt được để biết bộ phận hay cá nhân đó lãng phí hay tiết kiệm trên cơ sở đó có hình thức khen thưởng thích đáng. 3.2.3 Tác dụng của hạch toán kinh tế nội bộ + Tạo điều kiện cho việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Công ty với hiệu quả kinh tế cao, tạo ra những điều kiên để cho kế hoạch trở thành hiện thực, làm cho việc thực hiện kế hoạch không chỉ dừng lại ở mức hoàn thành mà hoàn thành vượt mức với hiệu qủa kinh tế cao. + Tạo điều kiện thực hiện chế độ trách nhiệm giúp cho việc thực hiện chế độ trách nhiệm có hiệu quả, gắn được chế độ trách nhiệm với chế độ lao động theo đúng chất lượng và số lượng một cách chính xác. + Tạo ra điều kiện cải tiến các mặt công tác tổ chức kế hoạch trong công trường, đưa mọi hoạt động sản xuất kinh doanh vào quy củ. + Tạo điều kiện củng cố và nâng cao chất lượng phong trào thi đua sản xuất. - Hạch toán kinh tế nội bộ góp phần bồi dưỡng kiến thức kinh tế và nâng cao thu nhập cho người lao động. Bằng các chỉ tiêu cụ thể nội bộ thúc đẩy mọi người tìm mọi biện pháp để thi đua hợp lý hoá sản xuất, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm do đó thu nhập, của người lao động cũng được nâng cao. Tóm lại: Hạch toán kinh tế nội bộ là sự phát triển chiều sâu của chế độ hạch toán kinh tế Công ty. Với vị trí và tầm quan trọng to lớn của mình, hạch toán kinh tế nội bộ đang là vấn đề cần thiết phải được áp dụng, mở rộng tăng cường và được quan tâm đúng mực với sự thay đổi cải tiến các công cụ khác của quản lý trong việc xây dựng cơ chế quản lý mới. 3.3 Thực trạng công tác hạch toán kinh tế nội bộ ở Công ty than Núi Béo và công trường Đông Bắc. 3.3.1 Tình hình chung về hạch toán kinh tế của Công ty than Núi Béo - Hiện nay Công ty thanh Núi Béo đang áp dụng hạch toán kinh tế nội bộ cho các công trường, tổ đội sản xuất, bộ phận phục vụ sản xuất. Từ khi thực hiện chế độ hạch toán, hiệu quả công tác đãcho thấy rõ rệt, nó thể hiện ở chỗ tiết kiệm được các chi phí trong sản xuất, ý thức trách nhiệm của người lao động được nâng cao, năng suất lao động không ngừng được cải thiện. Đối với mỗi đối tượng hạch toán kinh tế nội bộ có những điểm riêng. Song nội dung cơ bản của nó gồm 3 vấn đề : + Lập và giao hệ thống chỉ tiêu hạch toán kinh tế + Xác định phương pháp đáng giá và tổng hợp kết quả thực hiện các chỉ tiêu đã giao + Thực hiện khuyến khích vật chất và trách nhiệm vật chất dựa trên kết quả thực hiện các chỉ tiêu đó. Ba nội dung trên gắn với nhau tạo thành một thể thống nhất. A. Hệ thống chỉ tiêu hạch toán kinh tế công trường. - Để thực hiện hạch toán kinh tế công trường phải xác định đúng đắn các chỉ tiêu hạch toán giao cho công trường, các chỉ tiêu này phải có đủ cả chỉ tiêu về hiện vật và giá trị, đồng thời phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Phản ánh được nhiệm vụ kế hoạch mà Công ty giao cho công trường qua đó xác định được mức độ đóng góp của công trường đối với thành quả chung của Công ty. + Gắn với các chế độ thưởng tập thể và cá nhân. + Phải ổn định trong kỳ kế hoạch và thống nhất, phương pháp tính toán cho phù hợp với năng lực quản lý trong từng thời kỳ. B. Phương pháp đánh giá kết quả thực hiện hệ thống các chỉ tiêu hạch toán kinh tế công trường. - Để đánh giá ta có thể dùng 3 phương pháp sau: + Phương pháp tỷ trọng: Dùng để xác định tỷ lệ % của từng chỉ tiêu chiếm trong cả hệ thống chỉ tiêu. phương pháp này chỉ áp dụng khi chỉ tiêu hoàn thành được tính theo tỷ lệ trong quy định. + Phương pháp hệ số: Là phương pháp so sánh số thực hiện với số kế hoạch sau đó tổng hợp toàn bộ hệ thống chỉ tiêu này bằng cách nhân các hệ số với nhau. + Phương pháp cho điểm: Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm, tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể của từng Công trường mà áp dụng khác nhau. C. Thực hiện khuyến khích vật chất và trách nhiệm vật chất. - Biện pháp thực hiện cụ thể kỳ giaoi khoán chi tiết cho từng đơn vị nội bộ nếu đơn vị nào không hoàn thành hoặc gây lãng phí về tư liệu sản xuất sẽ bị trừ 1 phần lương và ngược lại đơn vị nào tiết kiệm hoặc hoàn thành tốt kế hoạch sẽ có chế độ khen thưởng thích hợp nguồn tiền thưởng có thể lấy từ: + Lấy từ lợi nhuận trên cơ sở trích nộp 3 quỹ. + Lấy từ quỹ lương kế hoạch năm và quỹ tiết kiệm do hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng hay giảm chi phí tiền lương cho mọt đơn vị sản xuất dùng để thường xuyên hàng tháng, hàng quý cho công nhân. + Lấy từ giá trị làm lợi: Tiết kiệm nguyên vật liệu, sáng kiến cải tiến kỹ thuật hợp lý sản xuất. 3.3.2. Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của Công trường Đông Bắc. A. Đặc điểm của công trường. - Là công trường điển hình của Công ty than Núi Béo, trong những năm qua đều đạt và vượt kế hoạch đề ra năm sau cao hơn năm trước đặc biệt trong năm 2004 công trường đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch công trường có dây truyền công nghệ độc lập, được trang bị máy móc thiết bị tương đối hoàn chỉnh. B. Chức năng và nhiệm vụ của công trường Đông Bắc. - Tham mưu, báo cáo cho phó giám đốc kỹ thuật về tình hình sản xuất theo từng thấy, từng quý, năm để từ đó lấy ý kiến chỉ đạo cho phù hợp. - Tổ chức bốc xúc đất đá và than nguyên khai trên phạm vi được giao các công trường, đảm bảo tính cân đối, và nhịp nhàng trong sản xuất. 3.3.3. Bộ máy quản lý của công trường Đông Bắc. Quản đốc Bộ phận thống kê, Kinh tế viên PQĐ cơ điện PQĐ + trực ca số 1 PQĐ + trực ca số 2 PQĐ + trực ca số 3 Các tổ sản xuất số 1 Các tổ sản xuất số 2 Các tổ SX số 3 Tổ sửa chữa công trường Hình 3 - 1 Sơ đồ bộ máy quản trị trong công trường Đông Bắc. Công ty thực hiện công tác quản lý theo mô hình trực tuyến - chức năng phân cấp rõ ràng. Bộ máy quản lý của công trường được thành lập như sau: + Quản đốc công trường là cán bộ giúp việc cho giám đốc, đưa đề bạt theo quy trình đề bạt cán bộ của công trường thay mặt Giám đốc trực tiếp chỉ đạo và quản lý, triển khai nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong phạm vi và chức năng công trường. + Phó quản đốc đi ca là người giúp việc cho giám đốc, được quản đốc đơn vị đề nghị, Giám đốc Công ty quyết định bổ nhiệm để quản lý, chỉ huy điều hành dây truyền sản xuất của đơn vị trong một ca sản xuất. + Phó quản đốc cơ điện: Phụ khâu kỹ thuật về các thiết bị ở công trường, tham mưu cho quản đốc lập dự toán, khảo sát kỹ kỹ thuật, phương án thi công, giám sát kỹ thuật…các hạng mục công trình xây dựng không thuộc nguồn vốn XD cơ bản cho Công ty làm hoặc thuê ngoài. Còn quản lý kỹ thuật các công trình xây dựng của Công ty đang sử dụng. Soạn thảo giáo án an toàn, dạy an toàn bước 3 cho công nhân mới chuyển đến. + Trực ca là người giúp việc cho Phó quản đốc có quyền điều hành và xử lý kỹ thuật ở khâu nào đó phó quản đốc giao cho. + Nhân viên kinh tế: Là người giúp việc cho quản đốc và các vấn đề kinh tế của công trường. + Tổ trưởng tổ sản xuất và tổ trưởng sửa chữa là quản lý cao nhất trong tổ, chịu trách nhiệm trước quản đốc và P. Quản đốc cơ điện việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất, trực tiếp làm việc và phân công công việc cho công nhân trong tổ, quản lý mọi mặt trong phạm vi sản xuất, được quản đốc giao nhiệm vụ. 3.3.4. Phương pháp khai thác. + Dây truyền đất đá bao gồm: - Khoan đ Nổ mìn đ Bốc xúc đ Vận tải đ Bãi thải. + Khoan: phòng kỹ thuật đưa hộ chiếu khoan, công trường sử dụng máy khoan tam rốc và khoan RL8. + Nổ mìn: Việc nạp nổ mìn do bộ phận công nhân của xí nghiệp hoá chất mỏ thực hiện. + Bốc xúc: Công trường đang sử dụng loại máy xúc cát 5090, dung tích gầu 4,6m3, PC 1600 gầu 11m3, Pc 1000 dung tích gầu 4,0m3 - Vận tải : Hiện nay công trường sử dụng loại xe Vônvô FM12, tải trọng 37 tấn và xe cát 773E tải trọng 55 á 60 tấn. Để vận chuyển đất đá ra ngoài bãi thải. + Dây truyền than: - Hiện nay công trường chủ yếu sử dụng các loại máy xúc thuỷ lực gầu ngược có dung tích từ 1m3á3,5 m3 để xúc than. - Than được vận chuyển chủ yếu là xe trung ta và xe ben laz 7548 về công trường than 1 để chế biến sàng chuyển rồi đi tiêu thụ. 3.3.5 Tổ chức sản xuất Công trường làm việc với chế độ làm việc theo qui định của Nhà nước tuần làm 40h, làm 3ca làm theo hình thức đảo ca nghịch. Ca sx T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN T2 T3 T4 T5 T6 T7 Ca I Ca II Ca III Hình 3-2: Sơ đồ đảo ca của cán bộ công nhân viên công trường Đông Bắc 3.3.6 Tình hình sản xuất của công trường Đông Bắc năm 2005 Qua bảng tổng hợp các chỉ tiêu của công trường Đông Bắc cho thấy tình hình sản xuất của công trường Đông Bắc trong năm 2005 có thể coi là tốt. Với sản lượng than nguyên khai đạt 1.450.000 tấn vượt 300.000 tân tức 126,08% so với kế hoạch và qua đó cho thấy công tác giao khoán kế hoạch sản xuất vẫn chưa sát thực với điều kiện, năng lực thiết bị hiện có, về bốc xúc đất đá được 9.750.000m3 vượt 1.165000m3 tức 113,5% so với kế hoạch - Tổng số cán bộ công nhân viên cũng như các loại công nhân khác không có sự thay đổi nào. Với số cán bộ công nhân viên hiện có thì số ngày công làm việc thực tế vượt 400 công tức 101,88% và đối với các loại công nhân khác đều có mức huy động ngày công cao hơn kế hoạch. Kết quả này là chính nhờ vào công tác giao khoán phát huy tính hiệu lực làm cho công nhân hứng thú với công việc dẫn đến ngày công nghỉ đã được hạn chế. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu của công trường Đông Bắc Bảng 3 - 1 STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 So sánh TH với KH KH TH ± % I Tổng khối xúc 1 Than NK sản xuất Tấn 1.150.000 1.450.000 300.000 126,08 2 Đất đá bốc xúc m3 8.585.000 9.750.000 1.165.000 113,57 II Chất lượng 1 Độ đo bình quân % 28,05 28,05 100,00 2 Tỷ lệ thu hồi % 85,5 80,5 - 5,0 94,15 III Lao động tổng số Người 190 190 - 100,0 1 CNSX Người 181 181 - 100,0 2 Nhân viên kinh tế Người 2 2 - 100,0 3 Cán bộ quản lý Người 7 7 - 100,0 IV Năng suất lao động 1 Cho 1CBCNV T/ng/t 504,38 635,96 +131 126,05 2 Cho 1 CN SX T/ng/t 529,46 667,58 138 126,08 3 Huy động công LĐCBCNV Công 36.750 37.150 400 V Chi phí 1 Vật liệu đồng 2.565.745.650 3.656.450.750 +1.090.705100 142,51 2 Nhiên liệu đồng 2.337.340.000 3.350.650.120 +1.013.310120 143,35 3 Động lực đồng 2.440.250.000 2.040.750.380 -99.499.620 95,35 4 Tiền lương đồng 2.540.780.000 3.650.450.000 1.109670.000 143,67 5 Bảo hiểm đồng 40.891.750 40.789.450 -102300 99,74 6 Khấu hao đồng 2840.570.840 3.840.680.910 1.000.110.070 135,20 7 Sửa chữa lớn đồng 541.780.840 540.610.750 1.140.090 99,78 8 Chi phí khác đồng 16.568.079530 20.141202.670 3573123140 121,56 Tổng chi phí đ/tấn 14.407,02 13.890,48 -516,54 96,41 - Để đánh giá chất lượng lao động của công nhân trong công trường có thể đưa ra năng suất lao động bình quân tính cho một công nhân chính như sau: + Đối với cán bộ công nhân viên năng suất lao động đã tăng 26,05% so với kế hoạch tức tăng 131T/ng -tháng + Công nhân sản xuất tăng 26,08% tức tăng 138T/ng - tháng +Vật liệu tăng 1.090.705.100 đồng so với kế hoạch đạt 142,51% +Nhiên liệu tăng 1.013310120 đồng so với kế hoạch đạt 143,35% + Các chỉ tiêu tiền lương, khấu hao công trường đều hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu này. Các chỉ tiêu còn lại đều giảm so với kế hoạch dẫn đến tổng chi phí tăng. + Tổng chi phí tăng nhưng giá thành đơn vị lại giảm 516,54 đồng/tấn + Thời gian lao động, việc đảm bảo thời gian lao động cũng như các chế độ về nghỉ phép, nghỉ ốm, nghỉ khác là rất cần thiết. Tuy nhiên, ó cần đảm bảo tính hợp lý, không ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất đồng thời trong một khuôn khổ cho phép nhất định. Đối với công trường Đông Bắc, việc xem xét đánh gía lại về lao động ngày công, giờ công là khá quan trọng qua đó sẽ giúp cho việc quản lý và đánh giá về lao động cũng như thời gianlàm việc một cách có hiệu quả. + Năng suất lao động : Đây là chỉ tiêu để đánh giá chất lượng công việc. Qua chỉ tiêu năng suất lao động cũng cho ta thấy được mức tiết kiệm hoặc lãng phí năng suất lao động. Để xác định số người tiết kiệm hoặc lãng phí do năng suất lao động, sản lượng, số người làm việc thực tế có thể sử dụng công thức sau: Sản lượng thực tế - Số người làm = 1.450.000 - 90 = 49 người (3-1) NSLĐ kế hoạch Việc thực tế 504,38 x 12 Đây là số người tiếtkiệm được do tăng năng suất lao động. Tóm lại, chất lượng công tác của các loại công nhân trong công trường Đông Bắc đá được cải thiện đáng kể, có thể nói đây sẽ là bước để công trường có thể hoàn thành những kế hoạch cao hơn trong giai đoạn tiếp theo. + Qua việc trình bày và tổng kết lại tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch chủ của năm 2005, có thể nói rằng việc thực hiện là tốt nhưng không hẳn là hoàn toàn do đó công tác khoán chi phí và khoán sản lượng là rất cần thiết, càng làm tốt công việc này thì hiệu quả sản xuất càng cao, và tạo được động lực tốt cho cán bộ công nhan viên toàn công trường hoàn thành những nhiệm vụ được giao. 3.3.7. Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, lao động - tiền lương của công trường Đông Bắc năm 2005. - Để phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu sản lượng, năng suất lao động và tiền lương của công trường Đông Bắc, có thể sử dụng số liệu tập hợp ở Bảng 3-2 Bảng tổng hợp chỉ tiêu sản xuất - lao động - tiền lương công trường Đông Bắc TT Chỉ tiêu ĐVT Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm 1 Sản lượng sản xuất tấn 370.420 351.120 300.130 428.330 1.450.000 2 Đất đá bốc xúc m3 2.437.500 2.121.300 1.980.500 3.210.700 9.750.000 3 Số LĐ bình quân Người 193 192 190 185 190 4 Tổng thu nhập Đồng 1.865.358.510 1.796.106.240 1.910.824.600 1.803.775.900 7.176.065.250 5 Thu nhập bình quân đ/người/năm 9.665.070 9.354.720 9.004.340 9.750.140 37.774.270 6 Năng suất lao động quân theo hiện vật T/người/ năm 1.919,27 1.828,75 1.579,63 2.315,29 7.642,94 7 Chỉ số tăng NSLĐ % 100 96,05 97,80 109,70 109,83 8 Chỉ số tăng tiền lương % 100 95,40 96,3014 104,77 100,43 Bảng 3 – 2 Như vậy về sản lượng Quý 1 có sản lượng cao sau đó giảm dần vào quý 2 và quý 3 rồi lại tăng cao vào quý 4. Nhìn vào sản lượng của từng quý có thể thấy tính mùa vụ thể hiện rất rõ riêng quý 2 là quý có các tháng mưa nhiều nên sản lượng thấp nhất. Công việc chuẩn bị sản xuất diễn ra là khá tốt, khối lượng đất đá bốc xúc tăng vào cuối năm quý IV và giảm ở quý III, nhìn chung công tác chuẩn bị sản xuất là tốt góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ được giao. Số lao động bình quân cũng giảm dần theo từng quý vì những lý do khác nhau như: Nghỉ ốm, nghỉ phép, đi học, điều động đi đơn vị khác… và cả năm đạt 190 người (đây là con số tuỳ sát với kế hoạch). Tổng tiền lương sản phẩm giảm dần theo các quý nhưng có 1 điều mà ta có thể thấy rõ đó là quý III sản lượng là 300.130 tấn thấp hơn quý IV là 428.330 nhưng tổng lương sản phẩm lại lớn hơn là 107.048.700 đồng. Đây là điều không hợp lý vì nó đã gây lãng phí về tiền lương ảnh hưởng không đến giá thành đơn vị. Thu nhập bình quân giảm dần vào quý II và quý III nhưng lại tăng cao vào quý IV do số lao động bình quân của quý giảm đáng kể (tương đương với 1 tổ sản xuất) đây là động lực rất tốt cho người lao động hoàn thành tốt công việc được giao. NSLĐ bình quân cũng có sự lên xướng và mức giảm vẫn tập trung vào quý II và quý III rồi lại tăng cao vào quý IV. Để thấy rõ hơn mức độ tăng NSLĐ ta xem xét chỉ số tăng NSLĐ bằng phương pháp chỉ số liên ho._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT41.DOC
  • docTochuc & hach toan (tiep).doc
Tài liệu liên quan